Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:22:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37238 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:28:31 am »

        Một yếu tố khác gây tác động đặc biệt độc hại ở Việt Nam là chương trình "Chim Phượng hoàng”.

        Cho đến năm 1968, nhiều dịch vụ tình báo Mỹ và Nam Việt Nam hoạt động ở Việt Nam, nhưng không có sự kết hợp thực tế giữa các dịch vụ. Để che đậy khuyết điểm đó CIA đã tổ chức ra và chi tiêu cho một hệ thống kiểm soát mà họ gọi là "Phượng hoàng". Chương trình có mục đích cải tiến cách nhận biết cơ sở hạ tầng của chiến tranh du kích. Không cần biết bằng cách nào, CIA đã tổ chức những nhân viên vào 360.000 cán bộ và người cảm tình với cộng sản hoạt động ở miền Nam Việt Nam và bắt giết hết Việt Cộng.

        Biện pháp đầu tiên của chương trình Phượng hoàng là phát hành "giấy căn cước (giấy chứng minh thư)"-một trong những mục đích của chương trình là bảo đảm viện trợ Mỹ đến tay những địa chỉ thực sự. Những tin tức nhận được trong dịp này dần dần được đưa vào một ngân hàng tin tức; khoảng 8 triệu tên được ghi vào sổ sách ở Sài Gòn. Sau đó, những văn phòng của Phượng hoàng được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện; mỗi văn phòng có một cố vấn Mỹ thường từ cơ quan tình báo quân đội sang. Phượng hoàng không giống như tổ chức hành chính cộng sản theo kiểu hình chóp: những đơn vị nhỏ phụ thuộc những đơn vị quan trọng nhất, tập trung trên đỉnh.

        Ý định cơ bản là sự đối chiếu những nguồn tin tức sẽ cho một lối vào tối ưu đến hệ thống Việt Cộng, như vậy sẽ cho phép thu được nhiều tin tức, tin tức càng nhiều càng tăng hiệu quả của những cuộc hành quân chống Cộng, điều đó càng biết thêm nhiều tin tức hơn và cứ như vậy cho đến khi lực lượng an ninh gặm nhấm hạ tầng cơ sở cách mạng từ bên trong và phá huỷ hoàn toàn phong trào cách mạng đó. Đó là lý thuyết; cũng như trường hợp thông thường của những sáng kiến Mỹ, nó hoàn toàn logic và có giá. Nhưng, như người Mỹ đã từng làm việc trong tổ chức ấy đã nói: "Phượng hoàng trở thành cỗ xe đưa chúng ta (người Mỹ) đến một vụ diệt chủng bẩn thỉu”.

        Trên cơ sở những tin tức của các ngân hàng trung ương và các nguồn tin tức địa phương, các văn phòng Phượng hoàng giới thiệu các mục tiêu đến các đơn vị trinh sát tỉnh. Những "đội va chạm" (equipe choc) bao gồm cảnh sát miền Nam Việt Nam làm việc hiệp đồng-và dưới mệnh lệnh-với lực lượng đặc biệt Mỹ lùng sục khắp các thành phố và làng mạc để tìm thấy kẻ khả nghi-đàn ông và đàn bà-bắt họ và đưa họ về một trong số 80 trung tâm thẩm vấn của Phượng hoàng. Việc chọn lọc những kẻ khả nghi là công việc ngẫu nhiên, nhưng mỗi khi những người này bị bắt, hệ thống trở thành một hậu quả tai hại.

        Mỗi văn phòng bố trí những công thức tương ứng với các loại người bị nghi ngờ là cộng sản: lãnh đạo, cán bộ, đảng viên hoặc chỉ là người có cảm tình. Trước hết phải phân loại những người khả nghi này theo các loại trên. Vấn đề thứ nhất: Không có một đình nghĩa nào chính xác như thế nào là một "người cộng sản". Sau đó, mọi cuộc thẩm vấn hoặc tức thời hoặc ép buộc, một người nghi ngờ là coi như một chứng cứ của tội lỗi, để sử dụng những biện pháp cưỡng bức khác. Tính đến các điều kiện của thời kỳ ấy hầu hết những người miền Nam Việt Nam lúc này hoặc lúc khác đều có những tiếp xúc với hạ tầng cơ sở của hoạt động nổi dậy và cuối cùng cho đó là nghi ngờ theo sở thích hoặc vũ lực.

        Mỗi khi kẻ nghi ngờ chỉ là người cảm tình, CIA không quan tâm, và về lý thuyết họ được trả tự do. Mỗi khi kẻ tình nghi coi như là lãnh đạo hoặc cán bộ, một thủ tục tư pháp được tổ chức. Trong thực tế không một người nào được dẫn đến các trung tâm đặc biệt của Phượng hoàng để được thẩm vấn ở đây và còn sống đi ra. Năm 1971 một người Mỹ cộng tác với chương trình Phượng hoàng đã tuyên bố dưới dạng lời tuyên thệ trước hội đồng điều tra của Thượng viện Mỹ: "Trong rất nhiều cuộc hành quân, tôi không bao giờ trông thấy một người còn sống sót sau khi tra hỏi. Họ chết tất cả. Không bao giờ có một chứng cứ khả dĩ cho rằng một cá nhân nào đó đã thực tế cộng tác với Việt Cộng. Nhưng tất cả đều chết".

        Trong những trung tâm thẩm vấn Phượng hoàng, thông thường sử dụng cách tra tấn; một số nạn nhân chết có thể vì thái độ đối xử tồi tệ kéo dài, nhưng phần lớn đổ xuống dưới tác dụng trực tiếp và lập tức của tra tấn. Đáng lẽ là một cơ quan tìm kiếm khai thác tin tức, Phượng hoàng thực sự trở thành một cái máy giết người. Một nhân viên Phượng hoàng nói có 30.000 người chết. Cuộc hành quân cũng đã đưa đến hàng ngàn nạn nhân gián tiếp. Ví dụ một văn phòng thẩm vấn hoạt động trên cơ sở về tín hiệu có một người ủng hộ Việt Cộng đang đến làng nào đó trong giờ nào đó; lập tức, một cuộc không tập B52 xoá sạch toàn bộ làng và tất cả dân cư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:32:24 am »

        Phượng hoàng là một giai đoạn bi kịch và kinh khủng. Một số binh sĩ Mỹ có tình yêu đối với nhân dân Việt Nam-để tranh thủ trái tim và khối óc của họ-đã mất hết tâm hồn con người. Miền Nam Việt Nam là một cảnh tượng gây đau khổ từ điểm ký hiệu SAD tìm và diệt cuối cùng đưa những người lính Mỹ đến một khái niệm: SAD (tiếng Anh là buồn) buồn và đáng thương hại như một người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh này.

        Không phải chỉ người Mỹ mới ở trong tình thế rủi ro.

        Sau năm 1954, quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam đang suy tàn ghê ngợm vì chấm dứt sự giúp đỡ của Mỹ với sự ra đi của người Pháp. Hấp hối lười biếng, quên hết những bài học chiến thuật trong chiến tranh Đông Dương, quân đội đóng quân bên cạnh những con đường lớn và tránh xa các làng mạc, cho rằng hệ thống làng mạc chịu ảnh hưởng của Việt Cộng, toàn bộ quân đội trưng ra cho những trận phục kích. Đến thời điểm tối đa, kể cả không quân và hải quân miền Nam Việt Nam, quân số quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam đến nửa triệu người (Kể cả lực lượng địa phương và chủ lực, hơn một triệu lính miền Nam Việt Nam mặc đồng phục) nhưng cũng như đất nước nói chung, tổ chức và lãnh đạo của quân đội rất kém. Hàng thế kỷ nay đã có sự chia rẽ giữa người lính mới nhập ngũ gốc nông dân với số sĩ quan của họ thuộc giai cấp trung lưu ở thành thị. Tất cá đều được trả lương ít ỏi: một người linh cộng hoà miền Nam Việt Nam được hưởng ít hơn một lính Mỹ 16 lần; một đại tá cộng hoà miền Nam mỗi tháng nhận được 70 đô la trong khi một phiên dịch làm việc cho người Mỹ nhận 300 đô la.

        Quân Mỹ đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả thật tồi tệ-Coi thường chính phủ của họ bị quấy nhiễu vì ngờ vực, nhạy cảm trước sức ép xã hội, khiếp sợ về tương lai giành cho họ, một số lớn binh sĩ và sĩ quan cộng hoà miền Nam Việt Nam thực sự không tin tương vào mục tiêu họ chiến đấu. Trái lại, họ tin vào thuật chiêm tinh, điều rất mơ hồ với lính Mỹ. Khi có những dấu hiệu không tốt lành, họ từ chối đi chiến đấu, sợ bị thất bại-nhưng không sao tránh khỏi. Quân Mỹ coi thường những cuộc hành quân “tìm và tránh" của họ. Đó là một vòng luẩn quẩn: những kết quả tồi tệ dẫn đến những kết quả tồi tàn... Như tướng Westmoreland đã nói: "đối với những đơn vị địa phương các binh sĩ không muốn thực hiện những cuộc hành quân xa gia đình. Khi người ta giải quyết vấn đề, khi trông thấy gia đình trong khu vực họ chiến đấu, họ càng không bằng lòng hơn".

        Kỷ luật lỏng lẻo, cấp trên muốn thi hành những hình phạt đáng sợ đối với binh sĩ mà không có quan hệ chính trị. Các sĩ quan bán vật liệu Mỹ ra chợ đen, lạm dụng tiền công quỹ, khai thác mạng gái điếm, tham gia buôn bán ma tuý. Hạ sĩ quan và binh sĩ hành hạ và cướp bóc nhân dân. Được nhận xét không đủ tin cậy và không hiệu quả để tham dự những cuộc hành quân hiệp đồng với quân Mỹ và quân đồng minh khác, các binh sĩ của cộng hoà miền Nam được giao nhiệm vụ "bình định" trong các vùng nông thôn hoạ hoằn bắt được Việt Cộng và buộc dân làng phải tuân theo chính phủ-Rõ ràng, như vậy dễ cho tuyên truyền của Việt Cộng kêu gọi binh sĩ cộng hoà miền Nam Việt Nam quay súng trở lại người Mỹ hoặc vào hàng ngũ quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tất cả những đơn vị đào ngũ hàng loạt sẽ được khen thưởng và những người chỉ huy của họ sẽ được bổ nhiệm những cương vị phụ trách trong quân giải phóng miền Nam. Vô số binh sĩ miền Nam đi theo con đường đó. Năm 1966, có đến 100.000 binh sĩ đào ngũ, đặc biệt người gặp lại anh em đang chiến đấu trong quân giải phóng. Hàng nửa thế kí, rất nhiều gia đình bị tan nát: nhân một đêm, những người cộng sản đem đi một người con trai; vài ngày sau đại diện chính phủ cướp đi một người con trai khác.

        Tinh thần của những vị cấp cao trong chính quyền miền Nam cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, một tướng không quân là người trung thành của Diệm (sau chiến tranh ông mở một cửa hàng tinh thần ở California) đã từng tuyên bố: "mỗi lần báo chí muốn đưa tin về các cuộc hành quân, người Mỹ không bao giờ trực tiếp lãnh đạo miền Nam Việt Nam. Những người cộng sản miền Bắc coi chúng ta như những con rối, nhưng quân Mỹ cũng làm như vậy".

        Năm 1967, bộ chỉ huy Mỹ tin rằng quân cộng hoà miền Nam Việt Nam đã bị vô hiệu hoá 80%. Sự ngờ vực đến nỗi mỗi lính Mỹ của tướng Westmoreland ở Sài Gòn giấu kín những cái ống để rải khí lacrymogene vào đội danh dự gồm những binh sĩ thiện chiến của cộng hoà miền Nam trong trường hợp bọn này quyết định đột nhiên đào ngũ, chỉ có lính Mỹ mới biết chỗ cất mặt nạ phòng độc. Được hỏi về thái độ cá nhân đối với cộng hoà miền Nam, anh ta trả lời: "Tôi yêu những người Việt Nam, dưới con mắt của tôi, họ là những người rất đáng chú ý-lao động cương nghị và thông minh nhất các nước phương Đông. Vấn đề quân đội cộng hoà miền Nam, đó là sự lãnh đạo của họ; quân đội không có đủ sĩ quan tinh thông".

        Mặc dù vậy, quân đội cộng hoà miền Nam thường ở tuyến đầu trong phần lớn các lực lượng ngoại quốc. Khi các quân đồng minh rời khỏi Việt Nam, hơn 100.000 binh sĩ của họ đã chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:37:41 am »

        
Chương 22

Chiến tranh của Nixon

        Như Tacite đã nói ơ Rome “Họ đã tạo nên một bãi sa mạc và họ gọi đó là hoà bình. Phải chăng chúng ta có quyền khoác lên lưng cái uy nghiêm ghê gớm của chúa trời, có quyền quyết định thành phố này, làng mạc nọ sẽ phải phá huỷ, ai được sống và ai phải chết, ai sẽ là người tăng thêm hàng ngũ những người tị nạn của tổ chúc cứu nạn của chúng ta.
        
Thượng nghị sĩ Robert Kennedy        

        Kế hoạch không tập tiếp theo Rolling Thunder nhận cái tên Linebacker. Kế hoạch chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I, Linebacker bắt đầu tháng 5 năm 1972 phản ứng lập tức trận tấn công dịp lễ phục sinh của ông Giáp sẽ được mô tả vào chương sau.

        Trong cuộc tấn công này, quân đội cộng hoà miền Nam sẽ được tổng thống Nixon quyết định cứu trợ bằng tăng cường các lực lượng ném bom từ các căn cứ ở Thái Lan và ở Thái Bình Dương. Lập tức sau khi đưa tin về chiều sâu và sức mạnh của cuộc tấn công, tổng thống hạ lệnh cho một số phi đội máy bay đã rời Việt Nam quay lại, đưa thêm B52 dự bị đến Guam và Thái Lan, và các hàng không mẫu hạm quay trở lại những căn cứ không quân của Mỹ. Phần tử chính của các biện pháp trả đũa là hạm đội B52 được tăng cường to lớn; trong vài tuần (từ cuối tháng 3 đến nửa tháng 5) số máy bay từ 83 lên 171 chiếc.

        Khi cuộc tấn công nhân dịp lễ phục sinh kết thúc, thì những cuộc thương lượng được tổ chức sau Rolhng Thunder lại một lần nữa đi vào ngõ cụt, và tính đến những lực lượng quan trọng bố trí tại chỗ, Nixon quyết định tấn công vào miền Bắc với một sức mạnh chưa từng có, hy vọng bẻ gãy ngay một lần quyết tâm của chế độ cộng sản. (Các cuộc đàm phán hoà bình tổ chức tháng 5 năm 1968 từ đó tiếp tục bị xúc phạm: những người miền Bắc Việt Nam tranh thủ giành thắng lợi và đạt được những sự nhượng bộ, còn Hoa Kỳ tìm một biện pháp rút lui danh dự khỏi sự can thiệp vào Việt Nam).

        Ngày 9 tháng 5 năm 1972 Linebacker I bắt đầu thả mìn ở một số cảng của miền Bắc Việt Nam. Sau đó các mục tiêu ở bên trong đất nước hàng ngày bị ném bom chiến thuật. Quân miền Bắc Việt Nam không chịu ở thế thụ động; khi Linebacker I bắt đầu thực hiên, họ bố trí 204 MIG 21 Liên Xô vào 7 căn cứ không quân. Trong giai đoạn I của kế hoạch tác chiến, các phi đội từ 15 đến 40 MIG tấn công các máy bay của không quân Mỹ đang gặp phải một lưới tên lửa SAM2 do Liên Xô chế tạo. Quân Việt Nam không dùng hệ thống điều khiển ra đa mà các dàn tên lửa được trang bị, để sóng phát đi không bị nhiễu vì những máy thu diện tử của máy bay ném bom Mỹ chỉ thị mục tiêu cho máy bay yểm trợ. Sự xuất hiện nhiễu trên màn hình ra đa các máy bay không quân Mỹ làm thay đổi sự chú ý các phi đội đủ thời gian để cho MIG 21 có thể tấn công họ từ phía sau.

        Tháng 9 năm 1972, không lực Hoa Kỳ tăng cường lực lượng tấn công với việc đưa vào sử dụng một căn cứ ở Thái Lan gồm 48 máy bay ném bom bất kỳ giờ nào F111. Có thể thực hiện một chuyến bay không cần tiếp tế dầu, các máy bay cực kỳ tinh vi này được trang bị một ra đa mới của hải quân, có thể bay ở độ thấp trên các đồi núi xung quanh Hà Nội và tự động thả lô bom xuống. Nhờ những máy điện toán tính toán chính xác đoạn đường bay và vị trí máy bay qua các vệ tinh, bom có thể thả xuống vào thời điểm mong muốn không cần thiết phi công phải trông thấy mục tiêu.

        Chuẩn tướng Maxwell D.Taylor thời kỳ làm đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã công nhận những trận ném bom ấy như sau: "Tôi chấp nhận việc sử dụng không quân của chúng ta tối thiểu có 3 cái lợi. Thứ nhất tinh thần của quân miền Nam Việt Nam: điều đó cho họ cái cảm giác được đáp lại những cú đánh của đối phương, điều đó rất đáng kể đối với họ. Sau đó miền Bắc đã đưa một số lượng lớn người và vật liệu quân sự vào miền Nam. Tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể chấm dứt việc đó, nhưng chúng ta ít nhất có thể gây cho hộ những tổn thất-Và do đó làm chậm quá trình này. Cuối cùng, tôi có cảm giác rằng không quân được sử dụng từng bước và quyết định, có thể buộc Hà Nội chấp nhận trả giá cao hơn. Chúng ta thực hiện những cuộc không tập mật độ tăng dần đến điểm mà họ (người miền Bắc Việt Nam) phải chịu để thủ đô tiêu tan nếu không ngồi vào bàn thương lượng tìm một giải pháp".
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2016, 08:52:04 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 08:57:46 am »

        Nói về "tinh thần", thật đáng nghi ngờ đa số người Việt Nam thực sự tin tưởng vào những trận ném bom ấy, hoặc họ lo nghĩ về một biện pháp khác; họ quan tâm đến chuyện gì đang xảy ra đối với họ. Cái việc làm chậm việc tiếp tế vào miền Nam từ miền Bắc, hiệu quả không mấy hữu ích. Linebacker I phá huỷ nặng nề mạng lới đường sắt miền Bắc Việt Nam; dù sao mọi biện pháp khẩn cấp vẫn đưa hàng vào Nam bằng đường bộ. Cuối cùng, mức độ ném bom tăng dần lên có thể hiệu quả và như người Mỹ hy vọng nó sẽ đưa đến cuối cùng những sự thương lượng và một hiệp định hoà bình.

        Mùa thu năm 1972 cuộc tấn công nhân dịp lễ phục sinh ông Giáp bắt đầu bị đứt hơi, thứ nhất vì những sự tàn phá của B52 trong đội hình bộ binh. Mỗi khi chính phủ Bắc Việt Nam dự định một cuộc đàm phán hoà bình, các cuộc không tập từ tháng 10 được giới hạn đến các mục tiêu nam vĩ tuyến 20; nói cách khác cuộc không tập nhằm vào các mục tiêu là những chuyến hàng ở vùng phụ cận giới tuyến tạm thời. Tính đến một sự ngừng bắn, tư lệnh Mỹ giữ giới hạn đó cho đến tháng 12 năm 1972.

        Ngày 18 tháng 12 năm 1972, trong khi các thương lượng một lần nữa nối lại, trong khi các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xâm nhập vào miền Nam, tổng thòng Nixon lệnh tiếp tục ném bom Bắc vĩ tuyến 20. Linebacker II kế hoạch tác chiến của không quân Mỹ quan trọng từ chiến tranh thế gởi lần thứ 2, nhằm tấn công qui mô lớn vào hệ thống giao thông, các trung tâm điện lực, và các kho tạm giữ hàng hoá trong vùng Hà Nội và Hải Phòng. Các cuộc không tập nối tiếp nhau 24/24 giờ, ban đêm có F111 và B52, ban ngày có máy bay ném bom chiến thuật.

        Những vụ ném bom ban đêm có lợi là tiêu trừ hiệu quả của những máy bay miền Bắc Việt Nam và cản trở việc quan sát bằng mắt thường đối với tên lửa đất đối không. Các cuộc không tập này phức tạp đến từng phút từng giây.

        Một lực lượng không quân tập hợp ở tầng cao, rồi như một chuyến bay khổng lồ của chim đại bàng có chim cắt xung quanh, vượt biên giới để đánh vào những mục tiêu đã chọn do chụp ánh và ra đa trên máy bay xác định. Máy bay F4 hộ tống B52 sử dụng những phi đội ECM để gây nhiễu và đánh lừa ra đa đối phương. Những phi đội EB66 ECM đi vào quỹ đạo xung quanh B52 làm dày đặc thêm hàng rào điện tử, còn F4 được các F4 khác hộ tống thả xuống một trận mưa mảnh kim loại như kiểu tín hiệu của một máy bay đang bay để làm mất phương hướng ra đa đối phương; chúng có thể tạo thành như vậy một lối rộng 8 km và dài hơn 150 km, đủ để ngụy trang những máy bay ném bom trong hành trình. Những F4 khác bay phía trên hoặc xung quanh các máy bay ném bom bảo vệ chống những máy bay tấn công ban đêm (máy bay MIG). Máy bay FI05G báo đảm bảo vệ dự bị nhờ những tên lửa đặc biệt do các giàn ra đa đối phương dẫn đường (nói chung, chúng chỉ phá hoại những giàn ra đa cơ động đặt ở trung tâm trận địa, mà không phải bản thân tên lửa SAM). Những máy bay tiếp dầu bay trên toàn bộ đội máy bay đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu. Lực lượng không quân khổng lồ này hoàn toàn nhằm thẳng mục tiêu gồm Hà Nội, Hải Phòng xác định mục tiêu và tấn công. Kế hoạch này là một sáng tác tập thể chưa bao giờ có trong lịch sử không quân.

        Trước hết máy bay F111 tấn công các trận địa tên lửa SAM và các căn cứ không quân trong khi nhiệm vụ mà các phi công gọi là "một chuyến bay đơn ở độ rất thấp". Sử dụng những ra đa mới của hải quân chúng đến ở tầm thấp, đánh vào mục tiêu và bay đi ngay, và bay rất thấp (các súng ra đa không đi theo độ cong của trái đất, máy bay có thể bay dưới tầm ra đa). Vài phút sau, máy bay B52 mở hầm bom. Rõ ràng, F111 bắt buộc cao xạ Việt Nam hạ thấp tầm bắn cho đến pháo hạng nặng đến.

        Máy bay F111 đánh suốt đêm, trước và sau đợt B52 kèm theo lớp bảo vệ trên không của họ. Thông thường trong một đêm, ba đợt sóng kế tiếp nhau của B52 đánh vào những mục tiêu khác nhau: hệ thống đường sắt, trung tâm điện lực, kho, trận địa tên lửa SAM, các khẩu cao xạ... Sau đó những máy bay hộ tống nạp đầy xăng và lại đến những phi công mới để bảo đảm che phủ các kế hoạch nửa đêm.

        Các vụ không tập giữa đêm là "Tacair" do các máy bay F4 và A7 thực hiện mang theo một khối lượng bom và tên lửa nặng. Khi không nhìn rõ, chúng được Fa Pathfinders trang bị một hệ thống LORAN của hải quân dẫn đường. Khi thời tiết tốt, máy bay F4 mang bom được laze dẫn đường đánh vào những mục tiêu được ưu tiên. (Đội bay nhằm vào mục tiêu với một tia laze đặt trên máy bay, thắp ánh sáng của laze dẫn bom đến mục tiêu cực kỳ chính xác. Nhờ kỹ thuật này, 5 cầu đường sắt bị phá hoại trong một ngày tháng 5 năm 1972 chỉ với 24 quả bom; với những phương tiện thông thường phải mất hơn (2.000 quả bom). Yểm trợ các chuyến không tập nửa đêm cũng như các chuyến bay đêm, trừ khâu chống MIG do các phi công hải quân bảo đảm và không phải phi công không lực Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 09:02:41 am »

        Trong thời gian 11 ngày "ném bom dịp Noel" năm 1972 đã thực hiện 700 lần cất cánh, và máy bay F111 khoảng 1.000 lần. (Một dẫn chứng loại trang bị của B52: 84 bom 500 livres trong hầm, cộng 24 bom 750 livres cố định dưới cánh tay, tất cả 27 tấn chất nổ. Máy bay ở độ cao đến mức muốn bảo đảm ném bom chính xác, cái máy tính điện tử, phải tính đến vòng quay của trái đất). Ngày 18 tháng chạp phi đội máy bay ném bom gồm 120 B52, suốt đợt tấn công, số lượng máy bay không bao giờ xuống dưới con số 100.

        Ngày 29 tháng chạp 100.000 quả bom đã được ném xuống kể từ đầu kế hoạch. Theo tin tức của không quân Mỹ, các lực lượng của ông Giáp đã phóng 1.242 tên lửa SAM chống lại máy bay của họ.

        Các phi công Mỹ đã bắn rơi 8 MIG và mất 26 B52 trong đó có 3 chiếc bị MIG bắn rơi, số còn lại là tên lửa. Quân Việt Nam chết 1.318 người ở Hà Nội, nhưng không tuyên bố con số ở những địa phương khác. Ngày 18 tháng riêng năm 1973, ngừng bắn. Sau đó là những cuộc đàm phán nối tiếp nhau không dứt để đạt được những điều chi tiết trong hiệp định hoà bình.

        Không có gì khẳng định rằng kế hoạch Linebacker II đã chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ông Giáp muốn thảo luận thêm về sự giải thích này. Chắc chắn các cuộc không tập đã phá hoại nặng miền Bắc nhưng Hà Nội vẫn mạnh mẽ chắc chắn rằng nhân dân có thể đương đầu với những vụ ném bom và chấp nhận cuộc chiến tranh có thể kéo dài. Theo phân tích của Bộ Chinh trị Đảng Cộng sản Việt Nam, những vụ ném bom nhân dịp Noel là một cố gắng cuối cùng đầy thất vọng của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh. Bây giờ, phải chăng họ tin rằng, người Mỹ đã sẵn sàng đàm phán; đã đến lúc gặt hái những giá trị cố gắng lớn và tránh được sự đổ máu tiếp theo.

        Một trong những lý do thể hiện lòng dũng cảm của nhân dân là chính phủ đã có những biện pháp cụ thể để đối mặt với ném bom-tháng 12 hầu như toàn thể học sinh và những người lao động không căn bản cùng các cơ quan hành chính đã rời khỏi thành phố. Nhiều hầm trú ẩn đã được xây dựng từ thời kế hoạch Thunder; hơn nữa trên phần lớn đường phố Hà Nội và Hải Phòng đều có vô số hố cá nhân, là những ống bê tông đơn giản ở hai bên vệ đường. ở Hà Nội trung bình có 3 hố cá nhân cho một người dân, theo nguyên tắc: một ở gần nhà, một gần nơi làm việc và một nữa ở trên đường đi. .Chúng cũng có thể đậy kín bởi tấm bê tông dày; khi còi báo động vang lên, hầu như toàn thể nhân dân không còn bóng dáng ai. Một biện pháp khác là cho trẻ con mang ngụy trang xanh; khi có báo động trên đường tới trường, các em chạy trốn trên những cánh đồng. Hơn nữa trên khắp miền Bắc Việt Nam, các cấp lãnh đạo đã tổ chức những đội "thanh niên xung phong” tập trung ít nhất hai triệu thanh niên, phụ nữ đến sửa chữa khắc phục những hậu quả của các trận ném bom-nhất là trên đường sắt và đường bộ. Khẩu hiệu của họ-và của công nhân công nghiệp-là "đánh và xây dựng. Vì phần lớn nam thanh niên đã vào bộ đội, các đội này gồm 70% là phụ nữ. Kể cả các dân quân tự vệ các làng mạc 50% phụ nữ được huấn luyện để thao tác các khẩu cao xạ, phóng tên lửa, lựu đạn và vũ khí cá nhân. (Những phụ nữ trẻ buộc tóc thật chặt thành một túm cho khỏi vướng khi thao tác vũ khí) Các đơn vị sản xuất phân tán vào một số lớn địa hình có lợi có khi đến hàng chục, để giảm đến tối thiểu hậu quả của bom đạn. Vì lý do ấy, các gia đình cũng phân tán trong nhiều làng mạc.

        Mọi người đều chia sẻ mối nguy hiểm, mọi người đều bằng lòng với chế độ ăn uống cơ bản. Khẩu phần gạo hàng ngày ít hơn 1kg. Mỗi người được tiêu chuẩn 5 mét vải mỗi năm-đủ để may 2 áo sơ mi và 1 quần. Mọi người lao động kể cả ủy viên Bộ Chính trị, cùng hưởng một chế độ phụ cấp tương đương 10 đô la một tháng.

        Vũ khí hiện đại, được sử dụng cho phép người miền Bắc Việt Nam với tới những máy bay Mỹ từ độ cao gần 3.000 mét-tầm tối đa của SAM 2. Tên lửa được điều khiển bằng ra đa; MIG được đặt dưới đất điều khiển đến máy bay địch. Thông thường như trường hợp tấn công dịp Tết Mậu Thân những nhân viên tình báo cài trong các tổng hành dinh quân Mỹ ở gần căn cứ không quân thông báo cho Hà Nội, số lượng, mục tiêu và cả thời gian các lực lượng không quân Mỹ xuất phát. Khi thiếu những tin tức ấy, việc phân tích các tín hiệu do ra đa thu được và sự quan sát của các lực lượng đã bố trí cung cấp những hướng dẫn khá chính xác về hành trình của các máy bay ném born, về mục tiêu chúng đến, và thời gian các cuộc ném bom bắt đầu điều đó cho phép sử dụng những biện pháp phòng ngừa. Các đài ra đa bám sát gọi là GCI cho lệnh báo động trước 45 phút-đủ thời gian cho máy bay MIG có thể tấn công lực lượng địch xa mục tiêu, cho nên những máy bay ném bom và chở dầu giảm bớt tính dễ sử dụng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 09:06:54 am »

        Vũ khí kém hiện đại cũng có nhiệm vụ quan trọng, những hàng rào đạn cỡ nhỏ bắn tương đối chính xác chống những máy bay bay thấp thể hiện hiệu quả đáng chú ý. Một lỗ xuyên nhỏ vào vỏ máy bay đang bay với tốc độ tiếng nói cũng đủ làm máy bay tan xác. Ông Giáp bình luận: "Các lực lượng tự vệ và dân quân có một nhiệm vụ to lớn trong chiến tranh". "Tay cày, tay súng” đàn ông và đàn bà, thanh niên và phụ lão, các thành phố và làng mạc, đều tham gia tích cực vào việc bắn máy bay địch và đã hạ được nhiều máy bay; các lực lượng này đã tạo thành một lưới lửa chống máy bay tầm thấp bao trùm trên toàn bộ đất nước, nhưng tập trung vào những mục tiêu chủ chốt. Sử dụng các loại vũ khí cá nhân, các đội viên tự vệ và dân quân du kích đã bắn rơi nhiều máy bay hiện đại và bắt được nhiều giặc lái Mỹ. Họ cũng đã tháo ngòi nổ hàng chục nghìn tấn bom và mìn các loại tiên tiến nhất. Bắn máy bay địch đang bay thấp không còn nghi ngù gl nữa đã tạo thành một hình thức phòng ngự chống máy bay mới của nhân dân ta. "Ông Giáp phê phán mạnh mẽ chiến thuật của không quân Mỹ: chúng đã nhằm vào một số lớn mục tiêu điều đó phân tán lực lượng. Chúng sử dụng những máy bay giá hàng triệu đô la để tấn công một cái cầu nổi bằng tre!" .

        Những chiến thuật cổ điển ấy chỉ thực hiện một nhiệm vụ tối thiểu. Việc phòng ngự chống không quân Mỹ đặt ra trước ông Giáp một vấn đề rất phức tạp: năm 1972, những người lão luyện nhất thế giới trong lĩnh vực này kể cả người Mỹ tin rằng nó tương đương với sự bố trí phức tạp mà khối Bắc đại đương đã sử dụng để phòng ngự châu Âu phía tây và còn hơn cả sự bố trí sử dụng để phòng ngự Ruhr năm 1945.

        Ông Giáp rất tự hào về tên lửa SA.2 do Liên Xô chế tạo dài khoảng 8m với hệ thống dẫn đường của nó. Ông nhận được những tên lửa đầu tiên này ít lâu sau khi các cuộc không tập của Mỹ đánh miền Bắc; vài tuần sau hơn hai trăm trận địa phóng tên lửa sẵn sàng tác chiến. Mặt khác MIG 21 đều là những máy bay tiêm kích nhanh mà phi công Việt Nam đã được đào tạo ở Liên Xô (ông Giáp đã nhận được những máy bay MIG đầu tiên năm 1965). Máy bay được khoảng 4.000 khẩu pháo các cỡ từ 23 đến 100 mm-yểm trợ dưới mặt đất, trong đó 2.000 để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Hoạt động của máy bay và tên lửa được 200 giàn ra đa điều khiển, việc hiệp đồng được bảo đảm bằng 3 trung tâm chỉ huy lớn ở Bạch Mai, Phúc Yên và Kép. Toàn bộ tổ chức phòng ngự chống máy bay phụ thuộc một trung tâm chỉ huy đặt ở căn cứ không quân Bạch Mai, gần Hà Nội. Ông Giáp chuyên gia lớn về sử dụng lượng lớn nhân công, đã bố trí trong việc phòng ngự chống máy bay tổng số 125.000 đàn ông và đàn bà không kể hàng nghìn cố vấn Liên Xô bố trí ở những điểm chủ chốt.

        Theo tiêu chuẩn hiện nay của chúng tôi, SA.2 chỉ là con thằn lằn kinh khủng; vào thời kỳ đó là một loại vũ khí hiệu quả. Các trận địa phóng tên lửa rất cơ động có thể di chuyển nửa giờ sau khi nổ súng; một giờ sau, nó lại bước vào trận chiến đấu mới. Sự cơ động lớn đó làm cho việc dò tìm các tên lửa rất khó khăn, trở thành con chủ bài quan trọng, kể cả cao độ đạt được của SA.2.

        Suốt trong thời gian kế hoạch Linebacker I và II, cả hai phía đều sử dụng một loạt chiến thuật định loại đối phương ra ngoài cuộc chơi. Một trong những mưu mẹo của những người sử dụng SA.2 là phóng một tên lửa không điều khiền, rồi dựa vào sự điều khiển của ra đa ở thời điểm cuối cùng để tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu để cho tên lửa chống SA trang bị cho các máy bay không đủ thời gian điều chỉnh hành trình trên sóng ra đa để tiêu diệt tên lửa được phóng đi. (Ngày 22 tháng 11 một tên lửa SAM đã hạ một máy bay B52. Đối với quân Mỹ, một trong những bài học của vụ rắc rối này là những lối bay nhỏ hẹp của máy bay ném bom không được bảo vệ khi gió đẩy các băng kim loại sử dụng đề phá rối ra đa đi xa). Một mẹo khác là phóng ít nhất hai tên lửa đuổi theo một máy bay. Trong khi các khí tài điện tử đang tập trung bảo vệ chống tên lửa thứ nhất, thì tên lửa thứ hai và những tên lửa khác có thể đánh trúng mục tiêu và phá huỷ máy bay.

        Song người Việt Nam phải tính đến hiệu quả lợi hại của những tên lửa chống tên lửa và bom chùm của không quân Mỹ: ra đa điều khiển SAM chỉ có thể sử dụng trong những thời kỳ rất ngắn để không bị phát hiện; do đó cũng phải di chuyển tên lửa luôn, điều đó giảm hiệu quả của hệ thống.

        Sau đây là những con số bom Mỹ ném xuống miền Bắc Việt Nam trong kế hoạch Linebacker I và II: B52 ném 35.544 quả bom vào 734 mục tiêu; F111 ném 1.424 quả bom vào 139 mục tiêu; F4 ném 2.271 quả vào 254 mục tiêu; A7 ném 1.702 bom vào 226 mục tiêu, tất cả 40.941 quả bom.

        Trong 3 tháng 4, 5 và 6 nậm 1972 thời Nixon làm tổng thống, ông đã thả xuống Việt Nam một số lượng nhiều hơn cả năm trời dưới thời tổng thống Johnson. Trong thời kỳ Nixon, nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào bị ném bom dày đặc hơn cá nhiệm kỳ chính phủ Johnson.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 09:10:24 am »

        Từ năm 1964 đến năm 1971, 6,2 triệu tấn bom được trút xuống toàn Đông Dương thuộc Pháp: 150 kilô bom/mỗi người dân kể cả đàn bà và trẻ con; 8,6 tấn bom/một kilômét vuông. Thêm vào những trận ném bom của kế hoạch Linebacker thì tổng cộng gồm 8.000.000 (8 triệu) tấn, gấp 4 lần toàn bộ số tấn bom sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai tất cả quân đội và tất cả kế hoạch tác chiến lẫn lộn.

        Ngoài việc ném bom, không quân Mỹ còn thực hiện hon 19.000 vụ rải chất độc hoá học ở một phần lớn miền Nam Việt Nam và một số vùng ở Campuchia và Lào; chất độc "màu da cam" làm trụi lá rừng và cây sú vẹt; chất độc màu trắng phá huỷ các bụi cây và chất độc màu xanh đốt cây non trên đồng ruộng.

        Tổn thất của không quân Mỹ như sau: trực thăng: 4.869 chiếc (12 chiếc ở miền Bắc Việt Nam), máy bay 3.726 (trong 2.651 chiếc ở miền Nam-1.100 ở miền Bắc). Khối lượng vật chất ấy có giá trị tất cả 225,2 tỷ đô la. Hơn 8.000 phi công bị chết.

        Sau đây là hai nhân chứng của không lực Hoa Kỳ bị người Bắc Việt Nam bắt và giam giữ ở “Hilton" HàNội viết:

        "Tôi đã ngủ được hai hoặc ba giờ thì thức giấc vì tiếng còi báo động. Tôi hoàn toàn quên mất cái đêm ngon giấc của lính Mỹ, cái đêm sau một lần đi ném bom xuống những tên ngu ngốc này. Tôi mừng hớn hở. Tôi vui sướng đến điên dại! Tiếng còi báo động tiếp tục 15 phút, rồi đến một khoảnh khắc im lặng như chết. Cả đến những tiếng động nhỏ thường ngày trong tù cũng im tiếng. Sau đó, cao xạ bắt đầu bắn, càng ngày càng dữ dội. Vài tiếng nổ gần, những tiếng nổ khá xa; tiếng nổ khắp nơi cùng đến một lúc. Tiếp theo, tôi nghe thấy tiếng rùng rợn hơn mà tôi chưa bao giờ được nghe Kablamm-whoom! Và vài giây sau một tiếng Whoom khác? Theo bản năng, tôi biết có hai F111 vừa bay qua rất gần, bay thấp, với tốc độ nhanh hơn âm thanh. Kính cửa rung. Vôi và bụi từ trần nhà rơi trúng tôi. Vài giây sau Bo um, boum, boum, boum, boum... tôi nghe được tiếng bom F111 nổ. Không thể đứng tại chỗ, tôi nhảy múa xung quanh phòng và kêu lên những tiếng kêu thắng lợi. Đạn cao xạ càng ngày càng xa, và irn lặng lại đến. Tôi biết cái gì sẽ đến.

        Khoảng 10 phút sau, tiếng còi báo động lại vang lên và cao xạ lại bắn. Rồi tiếng còi im bặt, nhưng cao xạ tiếp tục bắn từng đợt. Tôi không còn đủ kiên nhẫn nữa. Bỗng nhiên, có một tiếng động mới, một tiếng nổ dữ dội chắc là SAM. Sau đó những tiếng nổ lớn khác và những phát đạn cao xạ cỡ lớn. Và cuối cùng, điều tôi đang đợi: tiếng động, trước hết từ xa sau càng ngày càng gần những chùm B52 thả xuống nổ liên tiếp nhanh chóng, có thể vùng phụ cận Hà Nội. Mỗi đợt nổ kéo rất dài; thỉnh thoảng lại trùm lên. Người ta bảo rằng God zilla nghiền nát thành phố. Ba trùm bom rơi xuống khá gần; những tiếng nổ nối tiếp nhau ngày càng gần; bom nổ mạnh đến nỗi rung cả tường phòng tôi, khung cửa kính và cửa lắc lư như thể sắp rời ra. Vôi và cát rơi xuống quanh tôi. trong đời tôi chưa bao giờ tôi nghe tiếng ồn ào inh ỏi ghê sợ như vậy. Tôi nhớ lại hy vọng những phi công đang sửa đổi hướng. Đạn cao xạ dày đặc và tiếng nổ của SAM thường xuyên hơn. Tôi vừa nhảy múa vừa kêu lên vui vẻ...

        Trong vài ba tháng tiếp theo, tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn. Đó là deus ex machina cuối cùng. Tôi cầu nguyện cho các đội bay và máy bay. Đối với tôi, họ là bàn tay chúa vừa cho tôi sự thanh thản bên trong và sức thạnh cần thiết để vượt qua khỏi cái đất nước hung dữ này.

        Nhân chứng Nguyễn Thị Huỳnh:

        “Tôi 31 tuổi, chưa có chồng và tôi là người con gái duy nhất của gia đình. Tôi là đại úy trong quân đội; tôi làm việc ở Bảo tàng quân sự. Cha mẹ tôi còn sống cả; họ trồng rau ở ngoại ô Hà Nội và bán bên lề đường những vùng lân cận.

        Năm 1972 bấy giờ tôi mới mười bốn tuổi-quân Mỹ đã ném bom Hà Nội ròng rã 10 ngày cả ngày và đêm, trừ đêm Noel. Ngày hôm sau Mỹ ném một khu phố đông dân ở đường Khâm Thiên. Tôi học lớp 8, nhà trường xa 7 km; tất cả mọi ngày, trừ chủ nhật, tôi đi xe đạp. Vì Mỹ ném bom tôi chỉ có thể đến trường một số ngày, và tôi phải mang một cái túi thuốc cấp cứu trường hợp bị thương. Tôi phải đội cái mũ rơm để tránh mảnh bom đạn từ trên trời rơi xuống sau khi cao xạ bắn.

        Mỗi khi máy bay ném bom đến, các bạn cùng lớp và tôi phải trú ẩn trong những hầm xung quanh trường đó là những cái hố dưới đất, mỗi hố chứa được vài người học sinh. Trên tất cả các đường phố Hà Nội, người ta đào những hố cá nhân để mọi người có thể trú ẩn khi máy bay ném bom đến. Ke cả khi tôi ngủ ở nhà, tôi cũng phải xuống hầm. Tất cả gia đình đều đi tản cư, trừ cha tôi, hình như ông không sợ, vẫn ngủ khi máy bay ném bom. Mẹ tôi vô cùng lo lắng cho ông.

        Đài Hà Nội phát tin báo động máy bay cách thành phố 80 km phải vội vàng xuống hầm trú ẩn. Em trai út của tôi mới 1 tuổi, nó cũng phải đi tản cư. Cha mẹ tôi nghĩ đến chuyện ổn định ở nhà quê, nhưng chúng tôi không muốn rời khỏi cái bếp của chúng tôi. Do đó, gia đình xây dựng một hầm trú ẩn dưới một bụi tre và sắp xếp trong đó như ở nhà. Cũng có những tranh đẹp trên tường, và cả một cái đèn dầu hoả. Thình thoảng chúng tôi ngủ ở đó cả đêm, vì có nhiều lần báo động kế tiếp nhau.

        Nhiều người đã tản cư rời khỏi thành phố, nhưng còn một số khác ở lại để làm việc hoặc vì họ ở trong lực lượng dân quân tự vệ; một số phục vụ ở các khẩu cao xạ. Không ít người rời thành phố và bị bom dọc đường.

        Chúng tôi vô cùng may mắn, không có quả bom nào đúng nhà chúng tôi, nhưng chúng tôi nghe bom nổ và tiếng ồn của khẩu pháo ngay bên cạnh. Máy bay đã nén bom trạm phát đài Hà Nội, và những mục tiêu khác. Thỉnhthoảng ba ngày chúng tôi có thể nhìn rõ máy bay Mỹ thả bom từ trên cao; có một lần tôi thấy máy bay rơi trong bầu trời và một giặc lái mặc đồ đỏ ở đầu một cái dù. Chắc nó là cấp cao vì mặc đồ đỏ.

        Không có ai thích chiến tranh, chiến tranh làm ngừng trệ mọi hoạt động, và tiến bộ xã hội bị hãm lại. Đối với nhiều người mất người thân, thật khổ. Tôi và tất cả bạn bè đều biết có nhiều người chết.

        Chúng tôi không căm thù nhân dân Mỹ. Đa số người Mỹ là bạn của chúng tôi và đa số họ biểu tình chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Không phải lỗi của nhân dân mà là lỗi của chính phủ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 09:16:45 am »

       
Chương 23

Những trận chiến đấu cuối cùng

        Quân đểu giả vẫn còn chưa bao giờ bị ném bom thì lần này chúng sẽ bị.
       
Richard Nixon       

        Trong cuộc tấn công dịp lễ Phục sinh Cuộc tấn công nhân dịp Tết và chiến tranh ở Khe Sanh đã đánh dấu một bước ngoặt mấu chốt của cuộc chiến tranh. Người Mỹ không tin tưởng vào khả năng tìm một giải pháp quân sự cho cuộc chiến tranh. Việt Cộng đã bị suy yếu, nhiều người sống sót đã trở về gia đình, mất tinh thần vì những năm chiến tranh không nghỉ, chiến tranh chẳng thấy kết thúc. Tướng Trần Văn Trà người chỉ huy thời kỳ vùng quân sự ở trên cao nguyên miền Trung đã viết: "Cán bộ chiến sĩ của chúng ta đã kiệt sức. Chúng ta không có thời gian để củng cố quân số, tất cả các đơn vị đều hỗn loạn; chúng ta thiếu người, thiếu lương thực và đạn dược". Để bù vào những tổn thất dịp Tết, ông Giáp đã vội đưa vào 80 đến 90 nghìn người, nhưng số quân này không đáng kể: 40% số này đã phục vụ 6 tháng và 50% mới vào được 3 tháng kể cả thời gian đi trên đường mòn. Phải hàng năm trời, quân giải phóng miền Nam mới có thể hoạt động lại như thường lệ; và không có sự yểm trợ của quân giải phóng miền Nam Quân đội nhân dân Việt Nam không thể tiếp tục tác chiến ở miền Nam như trước đây.

        Sau Tết, ông Giáp đã đi đến kết luận về phương diện quân sự, chiến tranh. đã đến ngõ cụt. Không thể cân bằng được với lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, nhưng họ cũng không thắng nổi quân đội của ông vì phần lớn lực lượng của họ có nhiệm vụ bảo vệ những căn cứ khổng lồ của họ.

        Tháng 5 năm 1968 Trường Chinh một trong những người giúp ông Giáp trong trận Điện Biên Phủ, trở thành một ủy viên quan trọng của Bộ Chính trị bảo vệ sự cần thiết phải thay đổi chiến lược. Ông nói: Thứ nhất cuộc tấn công dịp Tết đã phạm một sai lầm: trái với những điều đã dự đoán trước, nhân dân chưa sẵn sàng nổi dậy; Trung ương Cục miền Nam chưa thiết lập được những căn cứ cần thiết. Thứ hai là cuộc tiến công dịp Tết đã làm thay đổi cán cân lực lượng có lợi cho Mỹ. Trong tình trạng tương tự, Lênin đã quyết định chuyển từ tấn công sang phòng ngự: kéo dài chiến tranh để "giành lấy thời gian, củng cố lực lượng, làm mất tinh thần quân địch". Thứ ba là, miền Bắc phải ra sức tăng cường kinh tế để cho miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh của họ.

        Lê Duẩn và những ủy viên khác của Bộ Chính trị không đồng ý lập luận của ông Trường Chinh, khăng định cần tiếp tục tấn công, nhưng họ bị thiểu số. Do đó phải quyết chơi con bài thời gian: chắc chắn hoa Kỳ không đủ ý chí để theo đuổi chiến tranh đến cùng. Đến một thời cơ thuận lợi, phải thay đổi chiến lược, chuyển từ chiến tranh du kích sang chiến tranh thông thường (ông Giáp nói: "Bây giờ chưa có khả năng tiến bộ thực sự để tiến hành chiến tranh thông thường với những trận tập trung lực lượng quan trọng), còn phải một thời gian lâu dài mới có khả năng đó. Trong khi chờ đợi, phải tiếp tục chiến tranh tâm lý chống lại Hoa Kỳ. Ông Giáp khuyến khích Trung ương Cục miền Nam tiếp tục chiến tranh du kích với quy mô nhỏ, vì ông không bao giờ có ý định bỏ cuộc.

        Cho đến cuối tháng 5 năm 1968, Trung ương Cục tổ chức một cuộc tiến công nhỏ "minh tít" nhưng nhanh chóng bị bóp nghẹt. Tháng 8, một đợt hoạt động khác nhưng còn ít thắng lợi. Những người có trách nhiệm đã có ý nghĩ không có lực lượng để tiếp tục hoạt động khá hơn, họ giới hạn trong vòng 4 năm tiếp theo duy trì những hoạt động du kích của những đơn vị nhỏ về phía mình, quân đội cộng hoà miền Nam và quân đồng minh càng ngày càng ít dần, cố gắng không cần thắng lợi xoá đi những vùng quân giải phóng miền Nam kiểm soát và "bình định" vùng nông thôn.

        Ông Giáp và cộng sự đã thành công thực hiện chiến lược có hiệu quả lớn: bằng con đường kéo dài đàm phán hoà bình, đồng thời giết các binh sĩ và lái máy bay Mỹ khi có dịp thuận lợi, Hà Nội làm cho dư luận Mỹ càng căm ghét chiến tranh. Trong một lời nhận xét nổi tiếng, Karl von Clausewit, đã nói: "Chiến tranh là tiếp tục của chính trị bằng các phương tiện khác"; Hà Nội tiến hành hội đàm là để tiếp tục chiến tranh bằng các phương pháp khác.

        Ở Hội nghị hoà bình, Henry Kissiger là đại biểu của Hoa Kỳ. Kissiger là một người Đức nhập tịch Hoa Kỳ năm 1938, sau khi phục vụ ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã được bằng tiến sĩ học ở trường đại học Haward. Cố vấn cho các tổng thống Kennedy và Johnson trong thống lĩnh vực kiểm soát quân đội và chính sách ngoại giao, ông được Nixon cử làm trợ lý cố vấn an ninh quốc gia. Bắc Việt Nam có đại diện không lay chuyển được Lê Đức Thọ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 09:22:37 am »

        Trong khi các cuộc thương lượng "công khai" tiếp tục ở Paris, từ tháng 8 năm 1969 Kìssiger tiến hành đàm phán bí mật với Lê Đức Thọ ở một vùng ngoài ô. Ông định giải pháp "nước đôi" công nhận sự rút quân của Mỹ và miền Bắc Việt Nam, miền Nam Việt Nam phải ngang hàng với Việt Cộng. Hà Nội bác bỏ giải pháp này và yêu cầu tổng thống Thiệu từ chức. Hoa Kỳ từ chối bỏ Thiệu. Năm 1971 các áp lực chấm dứt chiến tranh tăng lên. Lợi dụng bất đồng trong quan hệ Liên Xô và Trung Quốc, Kissiger đến Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến thăm của tổng thống vào năm sau.

        Từ tháng chạp năm 1965 đến tháng 5 năm 1968, Hoa Kỳ từng thời kỳ ra lệnh ngừng ném bom để buộc Bắc Việt Nam đàm phán một thoả thuận chấp nhận được nhưng phải đợi đến tháng 1 năm 1964 bầu Tổng thống Nixon để cho Hà Nội tính đến chuyện cũng như những người tiền nhiệm, ông không xác định thắng lợi trong cuộc chiến tranh, điều đó chấm dứt hy vọng Hoa Kỳ thay đổi thái độ.

        Những người Bắc Việt Nam bắt đầu nghiêm túc nghĩ đến tìm biện pháp chấm dứt chiến tranh. Yếu tố mấu chốt làm nghiêng hẳn cán cân là sự kiện: tổng thống Nixon thăm Bắc Kinh, điều chắc chắn là Trung Quốc không tiếp tục ủng hộ Bắc Việt Nam nhiều như trước.

        Năm 1972 Washington cũng như Hà Nội chấp nhận dần những vị trí đã được cải thiện: tháng 10, các điều khoản của hiệp nghị đã được thiết lập, nhưng tổng thống Thiệu phê phán không chấp nhận. Tháng chạp, tổng thống Nixon ra lệnh thực hiện "đợt ném bom Noel". Tháng giêng 1973 thoả hiệp được ký công khai. Lần này chấp nhận các lực lượng miền Bắc Việt Nam được ở lại miền Nam, cũng như tổng thống Thiệu vẫn tồn tại. Không có lúc nào trong những cuộc thương lượng, Kissiger được một con chủ bài cao hơn. Mục đích của Mỹ là muốn cho miền Nam Việt Nam tiếp tục tồn tại như một nước độc lập. Mặc dù những lời hứa của Hà Nội, ông Kissiger cũng nghĩ rằng Sài Gòn sẽ tiêu tan sau khi quân Mỹ rút về nước.

        Vì những cố gắng của họ đưa đến một kết quả ngừng bắn, Henry Kissiger và Lê Đức Thọ đều được giải thưởng Nobel về hoà bình. Lê Đức Thọ từ chối không nhận giải thưởng.

        Đây là một thí dụ khác về chiến lược quy mô lớn mà ông Giáp áp dụng. Đã nhiều lần trong những năm dài chiến tranh, ông đã buộc quân địch sang Campuchia và Lào, như vậy họ phải phân tán nguồn lực đáng lẽ phải tập trung cho vùng chủ chốt miền Nam Việt Nam. Hơn chục nghìn người đàn ông và đàn bà của đường mòn Hồ Chí Minh đã cùng các đơn vị khác tiến hành những trận đấu hoặc độc lập hoặc hiệp đồng với Pathet Lào; khi quân địch hạ thấp sự bảo vệ, họ tăng cường các trận chiến đấu; Sài Gòn và Washington luôn luôn phải tính đến sườn Tây.

        Tháng 3 năm 1969, địch chấm dứt việc tiếp tế cho lực lượng của ông Giáp và quân giải những miền Nam qua cảng Sihanon Kville, và phản ứng với những hoạt động trở lại của cộng sản ở Nam Việt Nam, Tổng thống Nixon ra lệnh ném bom Campuchia; kế hoạch đặc biệt bí mật này lấy tên là Menu. Campuchia về nguyên tắc là một nước trung lập, cho nên chỉ có Tổng thống, Henry Kissiger và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Melvin Laird, thêm vài thành viên của Quốc hội được biết về kế hoạch này. Tổng tư lệnh Không quân cũng không được báo tin. Tính đến phần lớn binh sĩ và những người tham dự vào kế hoạch; phải giữ tuyệt đối bí mật đến lúc tờ New York tim đặt bó hoa hồng tháng 5 năm 1969. Lúc ban đầu kế hoạch Menu không được kéo dài quá vài tuần lễ, nhưng sang tháng 5, họ quyết định mở rộng kế hoạch đê yểm hộ cho quân đội Campuchia chống lại Khơmer đỏ-Cho đến kế hoạch kết thúc tháng 8 năm 1973, B52 đã phải cất cánh 16.527 lần, ném bom 400.000 tấn bom.

        Đầu năm 1969, ông Giáp đã lệnh cho quân đội tăng cường tác chiến trong vùng biên giới và thực hiện xâm nhập sâu vào lãnh thổ Campuchia. Cũng thời kỳ này; Hoa Kỳ cắt viện trợ cho Campuchia, vì thái tử Xihanuc theo đường lối của Trung Quốc. Tiếp theo quyết định này và quân miền Nam Việt Nam đe doạ đất nước, chinh phủ Campuchia phải hạ bệ Xihanuc và thực hiện những biện pháp chống Cộng kịch liệt. Quân đội Campuchia hoạt động trên biên giới phía đông để đuổi quân miền Nam Việt Nam ra khỏi những căn cứ chúng ta đã thiết lập; đầu 1970 ông Giáp đã đưa một lực lượng khoảng 50.000 người vào Nôm Pênh để đáp lại.

        Ở Washington người ta sợ rằng quân của ông Giáp sẽ làm chủ Campuchia. Ngày 17 tháng 4 năm 1970, 15.000 lính Mỹ lợi dụng yểm trợ mạnh mẽ của máy bay đã vào Campuchia. Kế hoạch hành quân nhằm 3 mục tiêu: giảm áp lực của Bắc Việt Nam lên quân đội Campuchia còn yếu ớt; tấn công những căn cứ ở biên giới của ông Giáp; nếu có thể, chiếm tổng hành dinh của Trung ương Cục miền Narn Việt Nam. Bắt đầu bằng những vụ không tập khổng lồ, các đơn vị quân Mỹ tiến hành về phía Tây và phía Nam nhưng không phải giao chiến: đối phương vừa đánh và lùi sâu về phía Nam, gần 9.000 quân Việt Nam cộng hoà gặp một vài sự chống trả, nhưng đối phương rút lui sau 2 ngày chiến đấu. Nhưng một lần nữa Trung ương Cục miền Nam vẫn tồn tại; sau đó người ta được tin họ đã trở về phía Bắc sông Mêkông ngày 13 tháng 3. Các cuộc hành quân chấm dứt ngày 30 tháng 6 và các lực lượng rút quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 09:26:37 am »

        Cuộc đột nhập vào Campuchia được mạo xưng là dùng để chống lại các kế hoạch của ông Giáp và ngăn trở việc rút quân của các lực lượng Mỹ. Cuộc hành quân ấy không có tác dụng đó, vì lí do ông Giáp không bao giờ phản đối việc rút quân. ông Giáp đang bận tổ chức lại và tập hợp lại quân giải phóng miền Nam và im lặng chờ đợi cho đến khi quân Mỹ rời khỏi miền Nam- ở Hoa Kỳ, trái lại kế hoạch Free dom Deal kích động một làn sóng chống chiến tranh mạnh hơn; các sân bãi trường đại học là nơi diễn ra những cuộc biểu tình mãnh liệt, đồng thời những lời chỉ trích mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng đặt chính phủ Nixon vào trong tình thế không vững chắc hơn bao giờ hết. Lấy làm phiền lòng vì không kiểm soát được những sự kiện này. Quốc hội chấp nhận một quyết định cấm các lực lượng Mỹ hoạt động ở Lào hoặc ở Thái Lan.

        Tháng 2 năm 1971, tám tháng sau khi đột nhập vào Campuchia, các đơn vị quân cộng hoà miền Nam lợi dụng một lần nữa sự yểm trợ quan trọng của không quân Mỹ, xâm nhập vào Lào trong kế hoạch hành quân như Henry Kissinger nói "thụ thai trong ngờ vực và bị nghi hoặc dày vò Có đến gần 30.000 quân đưa sang Lào, song họ đã nhận chỉ thị của Sài Gòn phải kết thúc cuộc hành quân với hơn 3.000 người thiệt mạng. Đó là trường hợp họ dừng lại nửa đường đến mục tiêu và trở về trong tình trạng hoàn toàn lộn xộn. kế hoạch Lam Sơn 719 không làm chậm hoạt động trên đường mòn Hồ Chí Minh; tệ hại nhất quân cộng hoà miền Nam đã thất bại thảm hại ngay trận ra quân đâu tiên không có sự yểm trợ của bộ binh Mỹ. Điều đó không ngăn cản Tổng thống Nixon tuyên bố với đất nước ngày 7 tháng 7 rằng Việt Nam hoá đã thành công. Chắc chắn đó không phải là trường hợp sự tan vỡ lớn hơn trong tinh thần mọi người và làm tăng gay gắt hơn áp lực lên những lực lượng ốm yếu của quân Mỹ hiện còn ở miền Nam.

        Mùa xuân năm 1972, ông Giáp đã sẵn sàng. Để lại một sư đoàn dự bị ở lại miền Bắc Việt Nam, ông đưa phần lớn lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, kể cả những đơn vị từ Lào về, vào một cuộc chiến tranh thông thường qui mô lớn. Một lực lượng khoảng 125.000 người chia thành 20 sư đoàn hơn cả lực lượng của tướng Patton chỉ huy trong chiến tranh thế giới thứ hai-vượt qua vùng giới tuyến khu phi quân sự.

        Sau hội nghị lần thứ 19 họp cuối năm 1970, ông Giáp đã phân tích tình thế: theo ông, chính sách Việt Nam hoá của Mỹ đã tiến triển cũng như công việc bình định. Theo quan điểm của ông, tình thế tích cực là các lực lượng Mỹ đã rút khỏi miền Nam Việt Nam năm 1972. Sự đột nhập của quân ngụy miền Nam vào Lào đã bị thất bại, chỉ ra rằng quân ngụy miền Nam chỉ chống cự yếu ớt trước một cuộc tấn công qui mô lớn. Ông đề nghị và hội nghị chấp nhận vào mùa xuân năm 1972 tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm gây những tổn thất nặng nề cho quân Mỹ trong năm bầu cử tổng thống với sự thất bại có thể của Nixon.

        Kế hoạch Nguyễn Huệ, đặt tên một vị anh hùng dân tộc Việt Nam thế kỷ 17, như ông giải thích có mục đích "thay đổi tương quan lực lượng nhờ những trận chiến đấu thông thường kết hợp với đấu tranh chính trị". Không giành được thắng lợi quyết định các lực lượng tác chiến cóthể tạo thành một luận chứng quan trọng đầy sức nặng ở các cuộc thương lượng.

        Kế hoạch của ông Giáp chia làm 3 khu vực tác chiến đồng thời với nhau. Hai sư đoàn cộng với 3 trung đoàn bộ binh phải vượt qua vùng giới tuyến theo hướng Quáng Trị còn một sư đoàn khác tấn công vào Huế theo hướng Tây; cũng như trong cuộc tấn công dịp Tết năm 1968, một cuộc nghi binh lớn phải tiến hành ở miền Bắc, nhằm chia cắt 2 tỉnh phía Tây và đánh chiếm lấy 2 tỉnh. Một khu vực tiến công thứ hai từ các cao nguyên miền Trung chiếm Pleiku và Kontum nhằm cắt đôi miền Nam. Còn sâu hơn về phía Nam, một lực lượng thứ ba phải đánh vào Sài Gòn theo quốc lộ số 13. Mỗi khu vực tác chiến đều chia thành 2 đợt, khi đợt sóng thứ nhất bắt đầu lắng xuống, những đơn vị mới lại tiếp tục tấn công.

        Đây là một kế hoạch táo bạo nhưng không phải độc đáo: tính đến điều kiện địa hình, các mục tiêu đều quan trọng, và tính đến việc bố trí lực lượng của hai phía, một đợt tấn công như vậy trên ba mặt trận là có thể dự kiến được. Hơn nữa ông Giáp không thực sự được chọn. Lúc nào cũng có một yếu tố mới, hy vọng thắng lợi quyết định. Lần thứ nhất ông bố trí một lực lượng lớn xe tăng T54 và T72 của Liên Xô. Ông có thể trở thành một vi tướng của thế kỷ 20 về mọi phương diện; chỉ có ông thiếu máy bay tấn công để yểm trợ các lực lượng dưới mặt đất.

        Trên mặt trận phía Bắc trận tấn công bắt đầu ngày 30 tháng 3 được pháo bắn chuẩn bị yểm trợ dày đặc. Ngày 2 tháng 4, phần lớn các đơn vị của quân đội cộng hoà miền Nam đang ở giới tuyến quân sự tạm thời vừa chiến đấu vừa vội vàng rút lui. Tuy nhiên lực lượng của ông Giáp không vượt qua được; ngày 9 tháng 4 các đơn vị phải quay lại để củng cố. Ngày 1 tháng 5 các đơn vị mới chọc thủng tuyến phòng ngự và chiếm được thành phố Quảng Trị.

        Ở miền Trung, trận tấn công bắt đầu ngày 1 tháng 4. Các đơn vị cộng hoà miền Nam thường được lợi thế địa hình; đến cuối tháng có khả năng những trận công tiến ra đến biển, chia đôi đất nước. Từ 15 đến 25 tháng 5 các lực lượng cộng sản tạm ngừng để tiếp thêm và củng cố lại quân số; sau đó, họ tiến lên Kontum. Washington lo lắng theo dõi sự tiến quân của các lực lượng của ông Giáp; nhưng tính đến lực lượng Mỹ còn lại ở Việt Nam đã giảm đi nhiều, chỉ còn các cuộc không tập có thể bảo đảm yểm trợ cho quân cộng hoà miền Nam. Một lần nữa, máy bay ném bom hạng nặng đã giúp quân ngụy miền Nam khỏi thua trận. Sau một thời hạn nhất định quân miền Nam vừa đánh vừa rút lui.

        Ở phía Nam, trận tấn công bắt đầu ngày 2 tháng 4. Cũng như ở phía Bắc, quân bộ binh của ông Giáp bắt đầu giành được trận địa, nhưng những đợt không tập chiến thuật và B52 đã làm chậm bước tiến của họ. Các sĩ quan chỉ huy đã không hợp đồng chặt chẽ giữa xe tăng và bộ binh. Các xe tăng phải dồn vào vùng An Lộc và không thể tiếp tục tiến về Sài Gòn. Ngày 18 tháng 4, một lính ngụy miền Nam Việt Nam bắt được của đối phương kế hoạch của trận tấn công tiếp theo, điều đó cho phép quân phòng ngự đẩy lùi đợt tấn công. Cho đến ngày 15 tháng 5, các đợt tác chiến ở miền Nam Việt Nam đã thực sự kết thúc. Đó là lần cuối cùng ông Giáp tấn công trực tiếp vào những đơn vị bao gồm cả lực lượng Mỹ.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2016, 11:46:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM