Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:09:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Napoleon Bonaparte  (Đọc 94088 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #340 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2016, 11:16:00 pm »


Sự thất bại của tất cả các nước quân chủ ở lục địa châu Âu đã bị Na-pô-lê-ông chinh phục là kết quả của một cuộc chiến tranh khổng lồ; chính cuộc chiến tranh ấy cuối cùng đã làm cho Na-pô-lê-ông bị kiệt sức, bởi vì, bên cạnh châu Âu lạc hậu về kinh tế so với nước Pháp của Na-pô-lê-ông thì còn có nước Anh đã vượt xa nước Pháp về mặt kinh tế và về phương diện chiến lược thì Na-pô-lê-ông đã không thể giáng những đòn trực tiếp tới được, bởi lẽ nước Anh làm bá chủ mặt biển.

Na-pô-lê-ông đã nhìn thấy ngay kẻ thù đó là đáng sợ nhất. Na-pô-lê-ông muốn đánh bại nó ở phương Đông bằng Ai Cập và Xi-ri; từ trại lính Bu-lô-nhơ, Na-pô-lê-ông đã chuẩn bị để đánh bại nó ở Luân-Đôn. Cả hai ý đồ đó đều đã không đạt kết quả, Na-pô-lê-ông đã liền tìm cách tống cổ hàng hóa Anh ra khỏi toàn bộ lục địa, song không phải bằng số lượng nhiều, chất lượng tốt và hạ giá hàng hóa Pháp - điều này không thể làm được - mà bằng lưỡi lê và súng đạn, bằng binh lính và thuế quan. Để tàn phá nước Anh, chỉ tiêu diệt nền công nghiệp Anh chưa đủ, còn phải phá hoại nền thương nghiệp, cũng như công nghiệp vận tải đường biển của nó, và làm cho các thuộc địa của Anh mất hết tác dụng. Na-pô-lê-ông đã tiến hành công việc ấy bằng cách cấm nhập khẩu chè, bông, chè In-đô-nê-xi-a, cà-phê, gia vị. Tất yếu là sự thực hiện cuộc phong tỏa lục đại đòi hỏi toàn thể châu Âu và nước Nga phải tuyệt đối phục tùng ý chí của Na-pô-lê-ông, nghĩa là thiết lập nền quân chủ thế giới; sau trận Au-txét-lít, rõ ràng là Na-pô-lê-ông đã có ý đồ ấy, nhưng ông che đậy nguyện vọng ấy một cách lộ liễu bằng cái danh hiệu "hoàng đế phương Đông". Sau trận Tin-dit, những nguyện vọng ấy ngày càng bộc lộ rõ. Lao trên con đường ấy, Na-pô-lê-ông không thể không thất bại và đã thất bại.

Tất cả những mưu toan nhằm mục đích miêu tả Na-pô-lê-ông là một nhân vật không thể phạm sai lầm, là một vị thiên thần giáng thế duy nhất chỉ đem lại hạnh phúc cho loài người; mọi cố gắng nhằm giải thích những con sông máu lênh láng chảy suốt trong hai chục năm trời và sự cần thiết để "tự vệ", để biện bạch cho một số hành động đen tối nhất gắn liền mãi mãi với tên tuổi Na-pô-lê-ông, đều hoàn toàn vô ích. Còn như Na-pô-lê-ông, không bao giờ ông ta để mình bối rối bởi những thứ kỷ niệm u uất ấy. Với vẻ thành thật nhất, ông ta đã vĩnh viễn coi mình với nước Pháp chỉ là một, đến nỗi đối với bất kỳ hành động nào của mình, ông ta cũng đều sẵn sàng bào chữa rằng đó là vì lợi ích của nước Pháp; đối với Na-pô-lê-ông, những lý do ấy đã bào chữa cho tất cả những việc ông đã làm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #341 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2016, 11:17:07 pm »


Tôi đã nói ở phần trên rằng khi nói đến nước Pháp thì Na-pô-lê-ông quan niệm đó là giai cấp nào: giai cấp đại tư sản và một bộ phận nông dân hữu sản.

Nhưng gác bỏ sang một bên mặt "đức hạnh", hay đúng hơn, mặt "đạo đức" của vấn đề, đứng về phương diện trí tuệ của nó thì người ta có thể hiểu câu nói sau đây của thượng nghị sĩ Rô-dơ-be-Rainơhác: "Na-pô-lê-ông đã đẩy lùi vào cõi chết cái mà, trước ông, đã được coi là những giới hạn tột cùng của trí tuệ và năng lực của con người". Một người Anh khác, giáo sư Hôn-lơn Rô-dơ, tuy hoàn toàn không phải là người sùng tín Na-pô-lê-ông, và trên nhiều điểm còn nhận xét Na-pô-lê-ông một cách khắt khe, cũng đã liệt ông đứng vào "hàng đầu của những người bất diệt", vì thiên tài kiệt xuất về mọi mặt mà tạo hóa đã ban cho Na-pô-lê-ông một cách quá đầy đủ và vị trí của ông trong lịch sử thế giới. "Na-pô-lê-ông đã quyết định số phận của toàn bộ lục địa trong khoảnh khắc, trong những quyết định ấy của ông ta, ông ta đã thống nhất được thiên hạ thật sự với ý chí kiên quyết đạt tới mục đích của ông ta"1.

Na-pô-lê-ông không say mê sự tàn bạo, nhưng ông ta thờ ơ trước con người, ông ta chỉ coi họ như là phương tiện và công cụ. Và khi thấy cần thiết phải tàn bạo, phải mưu mẹo, phải nham hiểm, thì ông ta đã dùng đến không một chút do dự. Tinh thần tỉnh táo của ông ta đã cho ông ta biết rằng, trong bất kỳ việc gì, nếu cố gắng đạt mục đích không bằng tàn bạo vẫn là phương pháp hay hơn cả. Na-pô-lê-ông đã hành động phù hợp với nguyên tắc đó, miễn là khi cân nhắc ông thấy rằng hoàn cảnh cho phép. Những mục tiêu chủ yếu nhất mà Na-pô-lê-ông đặt ra sau trận Tin-dít và nhất là sau trận Va-gram thường là ảo tưởng và không thực hiện được, nhưng để đạt được, tài năng của ông đã đem lại cho ông những kiến giải rất khác nhau, tìm được những phương pháp mới lạ nhất, luôn luôn phân biệt được cái chủ yếu và am hiểu mọi chi tiết nhưng không bị chìm ngập vào đó. Bất chấp câu phương ngôn cũ, Na-pô-lê-ông đã nhìn cả cánh rừng lẫn từng khóm cây, không những thế, ông ta còn nhìn cả cảnh, lá trong mỗi cái cây.
___________________________________
1. Mác và Ăng-ghen, Toàn tập, bản tiếng Nga, t. IX, tr. 372.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #342 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2016, 11:17:35 pm »


Quyền lực và quang vinh, đó là những khát vọng thống trị con người Na-pô-lê-ông, và khát vọng quyền lực còn mạnh hơn quang vinh. Suy nghĩ không ngừng thông minh sắc sảo và luôn luôn tỉnh táo, hay nghi ngờ và dễ nổi nóng, đó là những đặc điểm nổi bật thứ nhất ở Na-pô-lê-ông. Được xung quanh sùng tín đến tôn thờ quá lâu ngày, Na-pô-lê-ông đã làm quen với nó, coi như một sự tôn kính thường lệ và tất nhiên phải thế đối với ông ta. Nhưng Na-pô-lê-ông thường chú ý nhiều nhất đến những lợi ích thực tế mà ông ta có thể thu hoạch được trong sự tôn thờ ấy. Những động lực chủ yếu kích thích con người hành động là sự sợ hãi và quyền lợi, chứ không phải là tình thương yêu, Na-pô-lê-ông tin tưởng sâu sắc như vậy, có ngoại lệ chỉ là đối với binh sĩ của ông ta, nhưng cũng chỉ đối với một bộ phận mà thôi. Khi Na-pô-lê-ông còn đang thống trị châu Âu, có hôm ông ta đặt ra câu hỏi: nếu nhận được tin ông ta chết thì thiên hạ sẽ nghĩ như thế nào? Triều thần vội vã đoán trước rằng tất cả thiên hạ sẽ đau buồn, nhưng Na-pô-lê-ông đã ngắt lời họ bằng ý nghĩ chua chát sau đây: theo ý kiến ông ta thì châu Âu ắt sẽ thở dài khoan khoái.

Na-pô-lê-ông tự biết rằng binh lính tôn sùng ông ta và mặc dầu ông ta yêu mến binh lính còn xa mới bằng họ yêu mến ông ta, nhưng ông ta đã luôn luôn tin tưởng ở họ.

Na-pô-lê-ông không sợ chết. Khi Na-pô-lê-ông mất đi, tắm rửa thi hài cho ông, người ta tìm thấy trên mình ông nhiều vết thương mà từ trước tới nay chưa hề ai hay biết (trừ vết sẹo bị lưõi lê đâm ở trận xung phong thành Tu-lông và một vết đạn ở chân trong trận Ra-ti-xbon năm 1809). Rõ ràng Na-pô-lê-ông đã giấu các vết thương ấy của ông ta để binh lính khỏi dao động khi đang chiến đấu, và đã nhờ những người thân cận nhất băng bó, đồng thời hạ lệnh cho họ không được tiết lộ. Na-pô-lê-ông không chút ngờ vực gì về quang vinh sẽ đến với ông ta sau khi ông ta mất đi. Na-pô-lê-ông đã giải thích cuộc đời kỳ dị của ông ta trước hết bằng cái vận hội mà người ta chỉ có thể ngàn năm mới gặp một lần. "Nhưng đời ta là một cuốn tiểu thuyết như thế nào nhỉ", có lần, Na-pô-lê-ông đã nói như vậy với Lát Ca-dơ, ở đảo Thánh bà Hê-lan.

Sự vắng mặt của Na-pô-lê-ông trên vũ đài lịch sử đã gây cho những con người đương thời một ấn tượng giống như một cơn giông tố đột nhiên tan biến đi sau một thời gian dài hoành hành ác liệt. Từ trước thời Na-pô-lê-ông, sự tiến triển xã hội và kinh tế đã làm suy yếu nhiều chính thể cổ hủ ở châu Âu thời ấy - những chính thể đó đã duy trì chế độ phong kiến trong hàng bao nhiêu thế kỷ; sự tiến triển ấy đã phá vỡ cơ sở của nhiều thượng tầng kiến trúc - về pháp chế và hiến pháp - vẫn tồn tại bởi sức ỳ của chúng và đã đục khoét vô số lâu đài trông mã ngoài cổ kính, lộng lẫy. Cơn lốc xoáy bốc ở châu Âu mà Na-pô-lê-ông đứng ở trung tâm đã quật đổ và lôi cuốn đi số lớn những tòa lâu đài mọt rỗng ấy; đương nhiên không có Na-pô-lê-ông, chúng cũng sẽ xụp đổ tất yếu đó sớm diễn ra. Nghệ thuật giết người mà Na-pô-lê-ông đã sử dụng với một tài năng không thể bắt chước được đã giúp ông ta dễ dàng hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #343 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2016, 11:19:05 pm »


Sau Na-pô-lê-ông, một vài quốc gia phong kiến sống sót đã tồn tại được một thời gian nữa ở Tây Âu, nhưng, trừ một vài ngoại lệ thì chúng giống như một xác chết tráng men. Cuộc cách mạng năm 1830 ở Pháp, cuộc cách mạng năm 1848 ở Đức và ở Áo đã đẩy mạnh công cuộc quét dọn những thây ma lịch sử

Nước Nga, đến năm 1861, mới cất bước đầu tiên quan trọng trên con đường ấy (con đường thủ tiêu chế độ nông nô); bị miễn cưỡng và căm giận, đa số trong giai cấp quý tộc Nga đã công khai nuôi hy vọng đoạt lại những cái mà hoàn cảnh đã buộc chúng phải nhượng bộ, hoặc ít ra trong khi đợi chờ tuyệt vọng, chúng cố gắng giảm sự nhượng bộ, và trong việc này, bọn chúng đã thành công mỹ mãn.

Tuy nhiên, nên nhận thấy rằng Na-pô-lê-ông đã tạo điều kiện to lớn cho châu Âu phong kiến dễ dàng chống lại ông và chiến thắng ông. Hình ảnh viên tướng cũ của cách mạng càng chìm biến trong hình ảnh của vị hoàng đế Pháp và hình ảnh của vị hoàng đế Pháp càng chìm biến trong hình ảnh của một vị chúa tể toàn cầu thì Na-pô-lê-ông càng tỏ ra do dự trong việc giải phóng các dân tộc thoát khỏi ách phong kiến (như ở Ba Lan vào năm 1807 - 1812, Na-pô-lê-ông đã giải phóng cho nông dân, song không chia ruộng đất cho họ, như vậy thực tế là vẫn để cho chế độ nông nô tồn tại; ở Nga vào năm 1812), và Na-pô-lê-ông càng tỏ ra ngang ngạnh, kiên quyết bao nhiêu trong việc buộc các dân tộc và các chính phủ phải tuyệt đối phục tùng quyền lực vũ đoán của ông thì châu Âu càng kiên quyết nổi dậy chống lại kẻ áp bức toàn thế giới.

Bởi vậy năm 1813- 1814, không phải chỉ bọn quý tộc cặn bã của giai cấp phong kiến mới thấy rằng con đường thoát duy nhất là vùng ra khỏi ách Na-pô-lê-ông - Giai cấp tư sản ở các nước bị chinh phục cũng khát khao san phẳng những chướng ngại do Na-pô-lê-ông đã đặt ra, kìm hãm sự phát triển của nó. Giai cấp tư sản thấy rõ và không chịu nổi phương thức bóc lột thậm tệ mà Na-pô-lê-ông đã dùng ở những nước ấy để phục vụ quyền lợi độc quyền của giai cấp tư sản Pháp. Đúng là khi cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc đã cho phép các dân tộc vứt bỏ ách thống trị của Na-pô-lê-ông thì thành quả trực tiếp của thắng lợi ấy đã không rơi vào tay giai cấp tư sản, mà lại rơi vào tay bọn phản động phong kiến tổ chức của giai cấp tư sản ở châu Âu hồi đó.

Chính vì vậy mà vào những năm 1813, 1814, 1815, người ta đã thấy trong hàng ngũ chống lại Na-pô-lê-ông có cả các giai cấp của xã hội châu Âu trước kia đã từng hết lời ca ngợi Na-pô-lê-ông là "vị tổng tài công dân số một" hoặc ít ra thì cũng là "người bảo vệ những tư tưởng tự do của cách mạng" như một số đông người vẫn còn lầm tưởng trong khoảng thời gian từ ngày 18 Tháng Sương mù đến ngày tuyên bố thành lập Đế chế.

Chính sách kinh tế của Na-pô-lê-ông ở các nước bị chinh phục không thể đem lại một kết quả cuối cùng nào khác. Cho đến khi chết, Na-pô-lê-ông cũng vẫn không muốn hiểu điều đó và thực chất cũng không thể hiểu hết được. Tượng hoàng đế bằng đồng đen, đầu đội vòng hoa chiến thắng, một tay cầm gươm báu, một tay cầm quả địa cầu, đứng sừng sững ở trung tâm Pa-ri, trên đỉnh cột Văng-đom đúc bằng đại bác chiến lợi phẩm, dường như làm sống lại một phần con người Na-pô-lê-ông lúc sinh thời đang miệt mài trong giấc mơ cuồng nhiệt: thâu tóm châu Âu và, nếu có thể, cả châu Á và, với bàn tay cũng cương nghị như trong pho tượng, ông ta nắm chặt quả địa cầu. Nhưng nền chuyên chính hoàn cầu đã xụp đổ, và trong sự nghiệp của Na-pô-lê-ông, chỉ còn sống vĩnh viễn những phần nào do sức tác động quyết định của những nguyên nhân sâu xa về kinh tế và xã hội đẻ ra ngay từ trước khi ông lên ngôi. Hình ảnh Na-pô-lê-ông mãi mãi in sâu trong tấm trí loài người; nó gợi cho người này thì bóng của Át-ti-la, Ta-mét-lan, Thành Cát Tư Hãn, người khác thì lại A-lếch-xan, Ma-xe-đoan và Giuyn-Xê-da; nhưng với sự tiến bộ của khoa nghiên cứu lịch sử, hình ảnh ấy luôn luôn hiện ra ngày càng rõ nét trong tính độc đáo có một không hai và trong sự phức tạp kỳ lạ của cá nhân con người ấy.

Hết!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM