Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:55:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2016, 12:11:36 pm »

       
Hiện tại

        Cái quá khứ nặng nề mà tôi thừa hưởng là như thế đấy. Bây giờ tôi tổng kết tình hình vào lúc tôi nhận quyền chỉ huy ở Đông Dương.

        Ở Pháp, không khí tinh thần thật khủng khiếp: thờ ơ, lạnh nhạt nếu không nói là thù ghét, sự phản bội công khai phơi bày, "buôn lậu tiền bạc", "vụ bê bối các tướng lĩnh", v.v... Trong giới chính trị, chiến tranh Đông Dương chỉ còn được nhìn dưới góc độ của việc tranh phiếu bầu1. Đối với các tướng lĩnh chóp bu, nó là một trở ngại cho việc tái lập lại lực lượng Pháp ở châu Âu: đó là một gánh nặng mà họ mong muôn được rũ bỏ.

        Đối với tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự, cuộc chiến tranh Đông Dương bây giờ chỉ còn là một việc phải thanh toán đi cho rồi. Người ta muốn "thoát ra”, nhưng người ta lại bất đồng với nhau cả về đường lối chính trị, cả về chiến lược cần phải áp dụng. Người này thì miễn cưỡng chấp nhận một nỗ lực cuối cùng và hạn chế để sao cho việc giải quyết nó bớt xấu hơn. Người kia thì muốn chấm dứt nó ngay lập tức và bất chấp ra sao. Và ý kiến sau cùng này có chiều hướng chiếm ưu thế.

        Tôi phải công nhận rằng nếu gặp khó khăn nghiêm trọng, tôi hoàn toàn không có được hậu phương vững chắc ở nước Pháp để trông cậy.

        Ở Đông Dương, các mặt quân sự và chính trị của chiến tranh tác động và đan xen vào nhau một cách chặt chẽ.

        Về chính trị, Việt Minh bây giờ là một nhà nước thực sự. Họ kiểm soát hoàn toàn hơn một nửa nước Việt Nam và ngoài ra, bằng một chính quyền bí mật, họ còn nắm được cả những vùng về lý thuyết là dưới quyền kiểm soát của chúng tôi mà ở đấy, chính quyền của chúng tôi đã bị họ vô hiệu hóa. Ở đấy, họ còn thu được thuế, tuyển mộ được một số lớn quân, lấy được một phần quan trọng những gì cần thiết cho nỗ lực chiến tranh của họ.

        Chủ bài chính của họ là sự "sùng tín" về quốc gia và nhất là về xã hội mà họ đã biết tạo dựng nên, bảo vệ và hỗ trợ nó bằng tuyên truyền và khủng bố. Dù vui lòng hay miễn cưỡng, hơn một nửa dân chúng đã đi theo họ. Họ in sâu vào mọi lĩnh vực đấu tranh: chính trị, kinh tế, xã hội, đạo lý, quân sự, một sự thúc đẩy kiên cường mãnh liệt.

        Ở Lào và Campuchia, những phần tử thân Việt Minh cũng kiểm soát được những vùng rộng lớn.

        Bức tranh vẽ lên về phía chúng tôi, than ôi, lại trái ngược hắn. Chưa bao giờ những nhà cầm quyền của chúng tôi có được thời gian làm việc liên tục. Đối địch với Hồ Chí Minh - lãnh tụ chính trị duy nhất - và Tướng Giáp - Tổng tư lệnh duy nhất từ đầu chiến tranh đến nay, 19 Chính phủ kế tiếp của chúng tôi đã đưa ra 5 cao ủy (Dejean là người thứ 6) và 6 tổng chỉ huy (mà tôi là người thứ 7)2).

        Chúng tôi cũng chưa bao giờ có một đường lối chính trị nhất quán để theo đuổi. Sau khi định tái lập chế độ thuộc địa hay một cái gì na ná như thế, chúng tôi dần dần đưa ra một quan niệm có thể tóm tắt bằng một công thức mỹ miều "Độc lập của các Quổc gia liên kết trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp". Theo tuyên bố ngày 3 tháng 7 năm 1953, nước Pháp vừa thông báo ý định của mình là "hoàn thiện độc lập và chủ quyền” của các Quốc gia liên kết và chuyển giao cho họ "những quyền hành mà nước Pháp vẫn còn giữ". Nhưng còn phải bắt tay vào thực thi những nguyên tắc đó, và thế là ở đấy, bắt đầu có những khó khăn.

        Nhiều nguyên nhân chia rẽ tồn tại trong hàng ngũ chúng tôi. Giữa chúng tôi và những "suýppoócte" người Mỹ cũng có những chính kiến bất đồng. Hiện nay họ giúp chúng tôi bởi chúng tôi giữ một khu vực cần thiết cho thế bố trí chiến lược chống Cộng của họ, nhưng để giúp chúng tôi giữ được Đông Dương cho khối Liên hiệp Pháp thì họ chẳng mặn mà gì và họ vẫn tiếp tục cho đó là tàn dư của chủ nghĩa thực dân và là một trở ngại cho những mưu đồ của riêng họ. Trong nội bộ các Quốc gia liên kết cũng có sự chia rẽ: Việt Nam là một sự lắp ghép của các miền, các chủng tộc, các đảng phái, các tôn giáo và giáo phái; Lào là một thực thể chính trị mới mẻ và rời rạc; còn ở Campuchia, các thủ lĩnh các phe phái đang làm thất bại quyền lực của hoàng gia.

        Vậy là, đương đầu với một địch thủ thống nhất về chính trị, năng động và kiên quyết bằng mọi cách để đạt những mục tiêu được xác định rõ ràng, chúng tôi chỉ là một khối rời rạc, nhiều xu hướng khác nhau và hoàn toàn do dự.

-----------------
1. Nhiều nhà chính trị quan trọng và của tất cả các đảng phái đã không ngần ngại khi có những lời phát biểu công khai mà lý ra, nếu ở một đất nước thực sự có kỷ cương, thì họ sẽ phải ra trước tòa về tội lung lạc tinh thần nhân dân và quân đội.
2. Năm cao ủy là: Đô đốc d'Argenlieu, Pinon, Tướng De Lattre, Letourneau; sáu tổng chỉ huy: Lèclerc, Valluy, Bleđỗ, Carpentier, De Lattre, Saỉan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2016, 10:20:09 am »

       
        Tình hình quân sự
       
        Đối vói những ai, như tôi, chưa từng trực tiếp tham dự thì các kiểu chiến tranh ở Đông Dương quả là khó hình dung nổi. "Chiến tranh không trận tuyến" mà Việt Minh tiến hành chống chúng tôi, thực ra là một sự kết hợp giữa chiến tranh du kích rộng rãi được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ với chiến tranh đánh tập trung quy mô do bộ đội chính quy thực hiện.

        Tại những vùng rừng núi ở Việt Nam, Lào và Campuchia, dân thưa, rừng rậm và ít đường giao thông, từ lâu Việt Minh chỉ có chiến tranh du kích. Ngược lại ở đồng bằng sông Hồng và Mê Kông, cũng như vùng đồng bằng ven biến Trung phần, ở đấy từ lâu đã diễn ra một cuộc chiến tranh thực sự của cả đôi bên, những vùng này là những khu vực hoạt động có lợi ích cần thiết.

        Điều đó khiến chúng tôi tập trung ở đồng bằng những bộ đội tinh nhuệ, còn ở vùng rừng núi rộng lớn, tôi chỉ đế những lực lượng thứ yếu. Chúng tôi cũng chỉ trang bị và tổ chức quân đội sao cho phù hợp với tác chiến ở đồng bằng mà không bao giờ tự hỏi rồi một ngày nào đó, sẽ phải tác chiến ở rừng núi. Vì vậy chúng tôi đã gặp khó khàn ghê gớm khi, bắt đầu từ mùa thu 1952, Việt Minh quyết định đưa khối chủ lực có khả năng tác chiến ở tất cả mọi nơi của họ lên xứ Thái, Thượng Lào. Trung Lào và Cao nguyên Trung Bộ.

        Cũng như về hình thức chiến tranh, Việt Minh bắt chúng tôi phải chấp nhận kiểu cách của họ, thì về chiến lược, họ cũng bắt chúng tôi như thế.

        Họ xác định một kế hoạch tổng thế, rất chú ý đến các mặt chính trị và tâm lý, có sự tính toán dài hạn đến việc giành thắng lợi nếu không bằng cách lợi dụng được thời cơ quốc tế có lợi và sự xói mòn tinh thần của Pháp thì cũng bằng thắng lợi quân sự. Họ không có gì phải giữ bí mật về kế hoạch đó và ông Giáp đã công khai nói về nó từ năm 1950.

        Trong giai đoạn một, Việt Minh chỉ hạn chế hoạt động của họ ở chiến tranh du kích ở các địa phương. Giai đoạn hai, họ phát triển rộng rãi chiến tranh du kích rồi mở những chiến dịch đánh vận động lớn. Giai đoạn cuối cùng là tổng phản công nhằm giải phóng toàn bộ Đông Dương. Giai đoạn cuối này phụ thuộc vào ba điều kiện: ưu thế quân sự, tình hình quốc tế có lợi và khủng hoảng ở nước Pháp. Việt Minh hình như nghĩ rằng, vào khoảng 1955 hoặc 1956, tất cả các điều kiện đó đều được hội tụ.

        Tương ứng với kế hoạch chiến lược trên là một kế hoạch tổ chức lực lượng vũ trang và một bộ máy quân sự hoàn toàn thích hợp. Theo một cách nói thường dùng, quân đội Việt Minh là một "hình chóp nón sống" bám rễ sâu trong nhân dân.

        Tầng tháp bên dưới là du kích, những chiến đấu viên không quân phục mà làng nào cũng có một đội, nhiều ít tùy theo. Tầng trên họ là bộ đội địa phương, chất lượng ngày càng khá hơn và được trang bị tốt hơn, tổ chức thành đại đội, tiếu đoàn, đôi khi tới trung đoàn. Đỉnh tháp là bộ đội chính quy tổ chức thành khối chủ lực cơ động tác chiến, trang bị ngày càng tốt trong khi vẫn giữ vững tính cơ động linh hoạt, trở thành một quân đội hiện đại có khả năng mở những chiến dịch tiến công lớn trên toàn chiến trường Đông Dương.

        Bây giò, khối chủ lực cơ động tác chiến ấy gồm có 6 Sư đoàn bộ binh: 304, 308, 312, 316, 320 và 325, thêm vào đó là nhiều trung đoàn chính quy không tổ chức thành Sư đoàn, đưa tổng quân sô" chủ lực của Việt Minh lên tương đương 8 Sư đoàn. . - Cuối cùng, một Sư đoàn nặng - Sư đoàn 351 - tập hợp của một số đơn vị pháo binh, công binh và phòng không, đang được tổ chức.

        Về phía chúng tôi, chưa có một kế hoạch tổng quát chung nào của Chính phủ để chỉ đạo chiến tranh. Những kế hoạch của các tổng chỉ huy kế tiếp nhau nắm quyền không thể nào có được tính nhất quán, liên tục và tình hình, hậu quả của bảy năm rời rạc, thiếu thống nhất ấy là đáng lo ngại.

        Phía Bắc, chúng tôi "kiểm soát" được Đồng bằng Bắc Bộ nếu như người ta có thể gọi như vậy cái tình trạng hỗn độn ở đấy mà tôi sẽ mô tả dưới nữa. Ở đấy, khả năng bị tiến công là có thế xảy ra không lâu nữa. Tại vùng duyên hải, chúng tôi kiểm soát tới Móng Cái, "cửa quan" cuối cùng mà ta còn giữ được. Từ cuộc rút lui trong chiến cục 1952 - 1953 ở vùng rừng núi, chúng tôi chỉ còn giữ được các tập đoàn cứ điếm Lai Châu và Nà sản đang bị đối phương theo dõi. Do đối phương chiếm Điện Biên Phủ1 và Sầm Nữa nên Thượng Lào cũng bị uy hiếp. Chúng tôi chỉ còn làm chủ được vùng ven sát gần với Luang Prabang, Viêng Chăn, Cánh Đồng Chum và Pắc Sân. Chỉ thời gian ngắn nữa là có nguy cơ Việt Minh tiến đến vùng Thượng sông Mê Kông.

        Phía Nam, về lý thuyết, chúng tôi kiểm soát toàn bộ đất nước, nhưng ở đấy Việt Minh làm chủ được những "vệt" quan trọng. Nhiều "vệt" như thế có ở Nam Bộ, trong đó vùng Cực Nam nằm hoàn toàn trong tay đốì phương (vùng Transbassac và bán đảo Cà Mau). Vùng rộng nhất là Liên khu 52, trải dài suốt Nam phần Trung Bộ, từ mũi Né (Varella) đến rìa phía Nam Đà Nẵng. Sự có mặt của 30.000 người có võ trang, trong đó 18.000 quân chính quy hoặc quân địa phương tinh nhuệ, đối với miền Trung và miền Nam Đông Dương là một mốì đe dọa mà không lâu nữa, chúng tôi biết là nó sẽ trở thành hiện thực 3. Trong thời gian tới, đó có lẽ sẽ là nguy hiểm trầm trọng nhất đối với toàn cục Đông Dương.

-------------
1.  Điện Biên Phủ thuộc đất Việt Nam, nhưng chỉ cách biên giới Việt - Lào vài kilômét và án ngữ cửa ngõ vào đất Lào.
2. Liên khu, theo cách gọi của Việt Minh, là những vùng vừa có tính chất chính trị, vừa có tính chất quân sự.
3. Trong một chỉ thị ngày 4 - 4 - 1953, Tướng Salan viết: "Càng ngày càng rõ là Việt Minh có khả năng, song song với việc tiến công mùa xuân đánh lên Bắc Lào và xứ Thái, sẽ dùng lực lượng của Liên khu 5 để mở một hoặc nhiều cuộc tiến công thứ yếu, nghi binh đánh vào những khu vực ở Trung Trung Bộ và Tây Nguyên".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2016, 08:21:26 am »

        Trong những khu vực trên lý thuyết do chúng tôi kiểm soát, Việt Minh đã làm hậu phương chúng tôi mất an toàn. Ở đấy họ có hơn 60.000 người ở Bắc Bộ, 25.000 người ở Trung Bộ, 40.000 người ở Nam Bộ, 6.000 người ở Lào và 8.000 người ở Campuchia.

        Tình hình đó buộc chúng tôi phải phân tán lực lượng cắm vị trí ở khắp nơi để bảo vệ đường sắt, đường bộ, công trình nghệ thuật, sân bay, kho tàng và những "điểm xung yếu" đủ loại, đó là chưa tính đến các thành thị và không quên tuyến vành đai boongke trấn giữ Đồng bằng Bắc Bộ. Một bộ phận lực lượng khác thì dùng làm quân ứng chiến địa phương, bảo đảm liên lạc tiếp tế và cứu viện cho lực lượng chiếm đóng khi lực lượng này bị tấn công.

        Đồng bằng Bắc Bộ chính là nơi bị "ruỗng nát" lớn nhất. Hy vọng có thể làm chủ được nơi này, chúng tôi đã giữ chân đại bộ phận quân tinh nhuệ ở đây (khoảng 100.000 người). Nhưng chẳng vì thế mà nơi đây không phải là một căn cứ quan trọng của Việt Minh. Trong khoảng 7.000 làng thì họ kiểm soát được 5.000 làng, hoặc một phần hoặc toàn bộ. Chính đây là nơi cung cấp cho họ số lớn cán bộ chính trị, quân sự, binh lính, lương thực và thực phẩm đủ loại.

        Hậu quả trầm trọng nhất của tình trạng trên là 9 phần 10 lực lượng của chúng tôi bị giam chân vào nhiệm vụ chiếm đóng, hoặc có cơ động thì cũng rất hạn chế. Đổi đầu với đội quân gần 400.000 Việt Minh1 nhưng phần lớn là rất cơ động, chúng tôi có 450.000   người2 thật đấy, nhưng gần như hoàn toàn tĩnh tại; chỉ có 1/4 là cơ động chiến thuật, còn cơ động chiến lược thì chỉ có 1/10. So với 8 Sư đoàn của khối chủ lực cơ động tác chiến Việt Minh3, chúng tôi chỉ có 3 Sư đoàn (6 binh đoàn cơ động và 8 tiểu đoàn dù)4.

        Tình hình đó làm chúng tôi chỉ có khả năng tác chiến rất yếu ớt, còn Việt Minh thì rất mạnh. Để Việt Minh vượt chúng tôi như vậy, về mặt chiến lược, đó là một bất lợi lớn nhất đối với chúng tôi.

        Trái lại, chúng tôi có ưu thế lớn về không quân, pháo binh và xe tăng nhưng đó là một thứ ưu thế chúng tôi có được do thiếu tính toán, cân nhắc. Thực vậy, vũ khí trang bị của chúng tôi quả là chưa thích hợp lắm bởi đã sử dụng những thứ đồ "thừa ế" của Mỹ, những thứ được làm ra cho một kiểu chiến tranh khác.

        Song cái yếu nhất trong lực lượng chúng tôi là vấn đề người. Trong khi quân đội đối phương là một khối thuần nhất về dân tộc thì quân đội chúng tôi, giống như các Lediông La Mã thời kỳ suy tàn, là một mớ hỗn độn các dân tộc và chủng tộc. Người Pháp chỉ chiếm một số rất ít, gần như duy nhất chỉ gồm sĩ quan và kỹ thuật viên. Còn phần lớn là những người Bắc Phi, người da đen đến từ các thuộc địa của chúng tôi, người da vàng và người Âu của nhiều quốc tịch, tập hợp lại trong đội quân Lê dương.

        Gây hậu quả trầm trọng nhất là chất lượng của bộ binh. Thêm vào đó là những nguyên nhân yếu kém khác.

        Trước hết là sự kém thích nghi với chiến tranh, cả về điều kiện thể lực và con người, cũng như việc kém rèn luyện.

        Sau đó là sự giảm sút về biên chế cán bộ: số lượng thì thiếu  và không ngừng thay đổi do việc "thay quân từng người" , một điều mà bảy năm nay Bộ chỉ huy tối cao ở Paris chữa có cách gì để khắc phục.

        Những khó khăn của lối thay quân ấy dẫn đến việc làm già cỗi cán bộ  và làm chất lượng cán bộ giảm sút (như phải dùng những sĩ quan lâu ngày đã xa binh lính, hoặc dùng sĩ quan trù bị, họ tốt thật đấy nhưng thiếu kinh nghiệm hoặc phải đưa sĩ quan các binh chủng khác sang nắm bộ binh.

        Trong lĩnh vực trang bị, chúng tôi cũng để đối phương đuổi kịp về tốc độ: bộ đội Việt Minh hoặc được trang bị vũ khí tự động nhẹ, súng cối và súng không giật hơn hắn chúng tôi.

        Ngoài ra, trong binh lính chúng tôi, tỷ lệ lính bản xứ đã quá cao - không phải họ không có khả năng chiến đâu tốt (điều đó đã được chứng tỏ trong hàng ngũ đối phương), nhưng trong hàng ngũ chúng tôi, trừ một số rất ít đơn vị có đầy đủ sĩ quan Pháp chỉ huy, phần lớn bọn họ tỏ ra rất kém tinh thần và chiến đấu tồi.

        Lê dương, người Bắc Phi và người Phi chỉ được giữ trong chừng mực cho phép, bởi thiếu cán bộ và thiếu huấn luyện.

        Còn người Pháp, họ chiến đấu rất dũng cảm, với tư cách lính nhà nghề, nhưng họ không có ý thức là chiến đấu vì đất nước mà họ cảm thấy đối xử với họ rất thờ ơ. Cho nên dù vững vàng đến mấy, tinh thần của họ không phải tinh thần của những người lính của năm thứ II.

        Tất cả những điều nói trên làm cho bộ binh của chúng tôi ngày càng sa sút, mà họ lại là những người gánh vác trách nhiệm chính. Thế là trừ một số đơn vị tinh nhuệ, đầu đàn, họ dần dần mất tự tin trong tác phong chiến đấu, họ đòi hỏi quá nhiều sự yếm trợ của pháo binh và không quân, ngán đánh vận động, ngại thoát ly công sự. Họ trở nên kém hơn so với bộ binh của Việt Minh.

        Tóm lại, so với đối phương, lực lượng chúng tôi hiện đang ở thế bất lợi. Trong một báo cáo gửi lên Chính phủ vài ngày sau khi nhận chức, tôi viết: "Sự phân tán và tình trạng bất động của lực lượng chúng tôi chỉ cho bộ chỉ huy những khả năng tác chiến hết sức hạn chế. Chúng tôi không có khối chủ lực tác chiến đủ sức đương đầu vối khối chủ lực của Việt Minh. Lực lượng tổng dự bị của chúng tôi, trong tình hình hiện tại đang ở một trình độ mà mọi tác chiến chiến lược ỏ một quy mô nào đó đều tỏ ra không có khả năng thực hiện".

--------------
1. Khoảng 125.000 quân chính quy, 75.000 quân địa phương và 150.000 đến 200.000 du kích. Con số này được tính vào lúc tôi nhận quyền chỉ huy. Chắc chăn là còn dưới sự thật.
2. Toàn Đông Dương có:
        - Quân viễn chinh gồm: lục quân: 175.000 quân chính quy và
55.0   phụ lực quân; không quân: 10.000; hải quản: 5.000
        - Quân các Quốc gia liên kết gồm: Việt Nam: 150.000 chính quy; 50.000phụ lực; Lào: 15.000; Campuchia: 10.000.
3. Thêm vào đó là lực lượng chính quy của LK5, khoảng 1 Sư đoàn.
4. Có thể tính thêm một số đơn vị thiết giáp và xe lội nước nhưng chỉ có ở một số vùng. Và do đó, chỉ có thể tinh những đơn vị này khi tiến hành hành quân ở những vùng đó.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2016, 08:41:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2016, 06:16:06 am »

       
Mối lo Trung Quốc

        Tình hình trỏ nên đáng lo ngại hơn nữa do nguy cơ can thiệp của Trung Quốc đang đè nặng xuống Đông Dương từ khi cộng sản tràn đến biên giới.

        Sự can thiệp ấy có thế xảy ra bất cứ lúc nào và dưới mọi hình thức: tăng cường ồ ạt viện trợ về vật chất cho Việt Minh, chi viện không quân, đưa bộ đội - giả danh là bộ đội Việt sang.

        Tất cả những kiểu can thiệp ấy gây nguy hiểm cho chúng tôi đến nỗi, để đỡ phải giữ ở Đông Dương những trang thiết bị vô ích, Bộ chỉ huy Pháp đã phải "cam đoan" rằng sẽ chẳng bao giờ chúng tôi phải đương đầu với không quân, xe tăng, pháo phòng không và pháo mặt đất thuộc loại hiện đại của đối phương. Do đó cho phép chúng tôi tiết kiệm được việc bố trí những cơ sở cho ra đa, máy bay và sân bay hiện đại, vũ khí phòng không và phòng tăng. Những tự lừa dối mình như thế chúng tôi đã phải luôn luôn nơm nớp lo âu và e ngại một ngày nào đó sẽ phải tỉnh mộng một cách tàn nhẫn.

Thiếu bí mật

        Một thiệt thòi lớn nữa của chúng tôi là trong lĩnh vực tình báo.

        Việt Minh giữ bí mật tuyệt đối cho nên chúng tôi chỉ có thể nắm tin tức họ một cách rất không đầy đủ. Ở hạ tầng cơ sở, tin tức chúng tôi nắm được rất ít vì dân chúng tỏ ra thù địch và phải sống trong cảnh sợ bị khủng bô". Chúng tôi cũng không nắm được những ý định chiến lược lâu dài của bộ đội chỉ huy đối phương, đặc biệt là những đàm phán của họ với Trung Quốc về viện trợ.

        Cách mà nhờ đó chúng tôi biết địch được tương đối khá hơn cả là cách trung gian: chúng tôi biết được phần lớn các cuộc chuyển quân của chủ lực Việt Minh và cả những chuyến hàng từ Trung Quốc sang. Nhưng có được những tin tức ấy là hầu như duy nhất do giải được một số mật mã của đối phương. Cho nên chỉ cần Việt Minh thay đổi mật mã là chúng tôi thiếu tin tức, ít nhất cũng một thời gian.

        Kiểu phó thác cho may rủi ấy có thể làm cho chúng tôi bị bất ngờ lớn về chiến lược.

        Trái lại về phía Việt Minh, chúng tôi có chuyện gì là họ gần như biết hết. Điều đó do nhiều lẽ.

        Trước hết, họ tiến hành chiến tranh trên đất nước họ, giữa một dân chúng hoặc vì sợ, hoặc vì tán thành mà giúp đỡ họ. Chúng tôi bị dò xét thường xuyên và ở khắp cả mọi nơi.

        Tổ chức và cấu tạo của lực lượng chúng tôi cũng là một điều thua kém. Trong khi bộ đội Việt Minh, linh hoạt, chẳng có dấu hiệu gì đặc biệt, đồng phục nhiều khi không có, cho nên rất khó phát hiện được họ trên đồng ruộng hay trong rừng rậm, thì quân đội chúng tôi với xe cộ. vũ khí nặng, những dấu hiệu riêng biệt, cách đóng quân lộ liễu, thật dễ dàng cho Việt Minh giám sát và nắm được.

        Ý định của chúng tôi vừa mới ra khỏi - điều này quả là khó tránh đến một giai đoạn chuẩn bị nào đấy - phạm vi hẹp của cấp chỉ huy hành quân thì lập tức Việt Minh đã nắm được ngay. Có khi ngay cả đang còn là dự kiến, cuộc hành quân của chúng tôi đã bị lộ rồi.

        Họ có nhiều cách để nắm tình hình. Phía chúng tôi, đó là sự bất cẩn thường xuyên đối với việc giữ gìn tài liệu, từ khâu làm đến khâu chuyển giao và bảo quản nó. Đó là sự ba hoa không biết giữ lời ở các cuộc hội họp, nơi làm việc và những nơi công cộng. Sau ngày đình chiến, một sĩ quan Việt Minh đã nói: "Hình như mỗi sĩ quan Pháp biết được điều gì thì đều kể hết cho bạn, rồi những người này, đến lượt họ cũng lại thế".

        Một nguồn thông tin khác rất dồi dào cho Việt Minh là thông tấn báo chí. Chiến tranh đã đưa đến Đông Dương đông đảo các nhà báo; quan tâm trước hết của họ là săn được thật nhiều tin giật gân, bất chấp thật hay giả, và trừ một số rất hiếm hoi, phần lớn họ chẳng đếm xỉa gì đến việc bản thân họ cũng phải có trách nhiệm. Cậy mình là phóng viên chiến tranh và nhất là được hưởng những đặc quyền của nghề nghiệp (đi máy bay không mất tiền, được vào những nơi thông tin quân sự,...), họ chỉ tìm cách để lấn tránh mọi gò bó. Việt Minh gọi họ là những cái loa thông tin, đương nhiên là vô ý thức nhưng rất có giá trị. Đối với họ, tổng chỉ huy gần như bị bó tay, bởi do hậu quả của sự tranh chấp giữa quyền lực dân sự và quân sự, cũng như việc chúng tôi chưa chính thức chiến tranh, nên tôi không có khả năng áp đặt đối với báo chí một sự kiểm soát nghiêm ngặt.

        Cuối cùng Việt Minh còn tìm thấy mọi nguồn thông tin do sự "rò rỉ" vô tội vạ các tin tức ở các cấp trong hệ thống chính quyền bên nước Pháp. Một số tin tức rút ra đã giúp họ hiếu được phương hướng chung về chỉ đạo chiến tranh cũng như về điều hành các chiến dịch quân sự của Pháp.

        Tóm lại, về phía Việt Minh là một cái bình bịt kín, còn phía chúng tôi, một cái giỏ đan thưa.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2016, 01:14:58 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2016, 01:26:03 pm »

       
Những chủ bài của chúng tôi

        So sánh với Việt Minh, nếu chúng tôi có những bất lợi, thua kém rất lớn thì tuy nhiên, chúng tôi cũng không thiếu những con chủ bài.

        Một, là ưu thế tuyệt đối về vũ khí nặng (xe tăng, pháo binh và máy bay ném bom).

        Hai, là sức cơ động chiến lược, do chúng tôi có nhiều phương tiện vận tải, nhất là về đường không. Những tiếc thay, khả năng không vận của chúng tôi lại bị hạn chế do thiếu bảo đảm về hạ tầng cơ sở. Sự nghèo nàn của việc bảo đảm này, ở phía Tây Trường Sơn, - mà chưa có một cố gắng nghiêm chỉnh nào để phát triển nó - đặc biệt đã gây khó khăn lớn cho chúng tôi trong trường hợp phải mở những cuộc hành quân ở Thượng và Trung Lào.

        Nhưng hình như chủ bài quan trọng nhất của chúng tôi là khả năng mở rộng một cách đáng kể quân đội các Quốc gia liên kết, mà Tướng De Lattre là người khởi xướng nhưng sau khi ông đi, người ta đã tiếp tục không được mạnh mẽ lắm.

        Quan trọng nhất trong quân đội các Quốc gia liên kết là quân đội Quốc gia Việt Nam. nhưng mới chỉ được tô chức đến cấp tiếu đoàn (tiếu đoàn bộ binh, pháo binh và một số đơn vị binh chủng), chưa tổ chức thành đơn vị lớn mà thành những phân đội lắp ghép vào quân viễn chinh. Việc thành lập quân đội quốc gia cũng chưa được nỗ lực tiến hành một cách thực sự. Nghĩa vụ quân sự chưa được thực thi. Chỉ từ đầu 1953, chúng tôi mới quyết định tổ chức nhiều tiểu đoàn nhẹ, tuyến quân theo nghĩa vụ quân sự, cán bộ là sĩ quan và hạ sĩ quan Việt Nam.

        Việc thành lập quân đội quốc gia Lào và Campuchia cũng tiến hành tương tự, bắt đầu bằng tổ chức các tiếu đoàn nhẹ.

        Vậy là đối với chúng tôi, quân đội các Quốc gia liên kết là một chủ bài rất quan trọng, nhưng mới tới mức độ đó thôi. Thực vậy, việc thành lập các quân đội này cũng khơi lên những vấn đề phức tạp về kỹ thuật và nhất là về chính trị khó giải quyết trong một thời gian ngắn. Nó đòi hỏi phải xây dựng một ý thức quốc gia để trên cơ sở đó mới đáp ứng được những nhu cầu về tuyển quân, về những hy sinh và nỗ lực các loại của chiến tranh. Việc này đòi hỏi phải có những biện pháp về phương diện xã hội, cũng như những nguồn tài chính cần thiết. Song đó còn là điều quá xa đối với chúng tôi1.

Một bản tổng kết ảm đạm

        Cuối cùng, khi tôi mới tới Đông Dương, tình hình chung có thể tóm tắt như sau:

        Phía Việt Minh, là một lòng sùng tin, một quyết tâm ghê gớm, một tính năng động mạnh mẽ và một sự thống nhất hành động hoàn toàn giữa chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo chiến dịch. Phía chúng tôi là một liên minh các quốc gia có quyền lợi khác nhau - nêu không phải là trái ngược nhau - là thiếu lòng tin vào các mục tiêu rõ rệt, là do dự và thiếu hắn sự kết hợp giữa chính trị và quân sự trong chiến tranh.

        Phía Việt Minh là một cuộc chiến tranh được dân chúng tham gia một cách toàn diện, hoặc vì lý tưởng hoặc bị cưỡng bức. Phía chúng tôi là một cuộc chiến tranh tiến hành nửa vời và "bán theo kiểu hạ giá”, dư luận chung thì khoan nhượng đấy nhưng không quan tâm, bỏ mặc hoàn toàn cho những người lính nhà nghề mà đối với họ, người ta thậm chí không buồn nói là tại sao họ phải chiến đấu.

        Phía Việt Minh là một quân đội hết sức cơ động linh hoạt, sức mạnh quân sự yếu kém nhưng ngày càng tăng. Phía chúng tôi, tuy còn mạnh hơn, nhưng đang phải trả giá bởi sự nặng nề, cồng kềnh và thiếu thích nghi với đất nước và con người ở xứ sở này.

        Phía Việt Minh, số lượng ít hơn một mức nào đấy, nhưng bù lại, họ lại có một tỷ lệ quân cơ động lớn. Phía chúng tôi, hy vọng còn đặt vào sự phát triển sắp tới của quân đội các Quốc gia liên kết. một việc mà rủi thay đang còn bị cản trở bởi một tình hình chính trị cũng như một không khí xã hội và tâm lý không mấy thuận lợi.

        Phía Việt Minh, chủ bài chính của họ là một khối chủ lực cơ động tác chiến lớn gần gấp ba lực lượng cơ động của chúng tôi và để cân bằng được so sánh này, chúng tôi còn phải mất nhiều tháng nữa.

        Từ đó phía chúng tôi, viễn cảnh thật đáng lo âu đối với chiến cuộc 1953 - 1954 sắp tới.

        Và cuổi cùng, đứng ở sau lưng, mỗi bên đối địch đều có một siêu cường giúp đỡ. Sau chúng tôi là một nước Mỹ xa xôi, đổ ào ạt và đều đặn vũ khí, phương tiện, nhưng phần lớn là vô dụng. Sau Việt Minh, gần kề là Trung Quốc, chỉ viện trợ một cách hạn hẹp thôi, nhưng bất kể lúc nào cũng có thể tăng lên một cách ghê gớm, khiến chúng tôi khó có thể chống đỡ trong những thời hạn mong muốn.

        Bản tổng kết, mà vài tuần sau khi nhận chức tôi rút ra được quả là xấu hơn nhiều so với những gì người ta trình bày với tôi khi tôi mới đến, và sau đó tôi mới biết rằng, nó đã sai lệch vì quá lạc quan.

        Thực vậy, chúng tôi luôn đánh giá thấp Việt Minh, cả về chính trị và quân sự. Uy tín ảnh hưởng của họ đối với dân chúng, tinh thần, tính năng động, những khả năng kinh tế, nguồn nhân lực, trình độ quân sự của các cấp chỉ huy, tất cả của họ đều luôn luôn cao hơn so với những gì chúng tôi nghĩ. Nhất là chưa bao giờ chúng tôi đánh giá đúng giá trị thực sự của cái ưu thế quyết định - ưu thế có được do chế độ cực quyền của họ so với chế độ dân chủ không hạn chế của chúng tôi, do nghị lực ghê gớm của các nhà lãnh đạo của họ so với sự mềm yếu của các nhà lãnh đạo của chúng tôi.

------------
1.  Người Mỹ, có tham vọng lớn hơn chúng tôi về vấn đề này, đả mất 15 năm để xây dựng một quân đội Việt Nam tạm gọi là có giá trị, mặc dù họ đổ vào đấy biết bao công sức. Do hiểu biết xứ sở này, đương nhiên chúng tôi có thể đi nhanh hơn họ. Nhưng củng phải mất nhiều thời gian hơn chúng tôi nghĩ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2016, 08:21:02 am »

       
CHƯƠNG III

"KẾ HOẠCH NAVARRE"

        Như người ta đã biết, tôi sang Đông Dương mà không có một chỉ thị nào của trên. Tôi phải nghiên cứu tình hình tại chỗ, rồi quay về Pháp trình bày với Chính phủ một kế hoạch mà tôi thấy có khả năng thực hiện được. Phương pháp này trái với lệ thông thường. Lẽ ra Chính phủ, căn cứ vào đường lối chính trị chung, phải xác định mục tiêu chiến tranh, đề ra một kế hoạch chỉ đạo chiến tranh, rồi trong khuôn khổ đó yêu cầu cao ủy và tổng chỉ huy trình lên một kế hoạch quân sự. Nhưng do được phép, nên mặc dù thế nào, tôi cũng vạch ra một kế hoạch chính trị - quân sự và trở về Paris vào đầu tháng 7 để báo cáo lên Chính phủ.

        Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân1 đã đồng ý kế hoạch của tôi nhưng có những dè dặt về khả năng cung cấp những phương tiện mà tôi yêu cầu để thực hiện kế hoạch.

        Sau đó tôi được triệu tập tới dự một số cuộc họp, phạm vi hẹp các bộ trưởng có nhiệm vụ nghiên cứu dự án của tôi. Những cuộc họp ấy - mà chỉ các bộ trưởng có liên quan đến sự việc Đông Dương mới tham dự - được tiến hành dưới sự chủ tọa trên lý thuyết của Thủ tướng Laniel. Vì thực ra ông thủ tướng chỉ có khai mạc và bế mạc cuộc họp, còn điều khiên cuộc họp là Phó Thủ tướng Paul Raynaud, người được phó mặc về công việc ở Đông Dương2. Nói chung các cuộc họp đều rời rạc và hiếm khi ra được một quyết định.

        Chỉ đến cuối tháng 7 mới có những ý kiến đủ rõ rệt để kế hoạch của tôi được đưa ra Hội đồng quổc phòng3. Hội đồng họp ngày 24 tháng 7 dưới sự chủ tọa của Tổng thống Vincent Auriol.

        Sau khi trình bày tình hình ở Đông Dương, tôi nêu lên những điều kiện có tính chất chính trị mà tôi nghĩ cần thiêt phải thực hiện. Tôi trình bày những dự kiến của tôi trong lĩnh vực tổ chức và phát triển lực lượng, cũng như vê vấn đề tác chiến. Tôi yêu cầu những phương tiện mà tôi xét cần thiết.

        Mặc dù bàn cãi dài dòng và rối rắm. nhưng chẳng có một quyết định dứt khoát nào được đưa ra về những vấn đề nêu lên. Khối lượng phương tiện tài chính cấp cho tôi không được xác định, chỉ quyết định chung chung là "kêu gọi sự giúp đỡ của nước Mỹ". Nguyên tắc cho tăng viện được chấp nhận nhưng tầm quan trọng của nó ra sao và được bao nhiêu thì không nói rõ. Còn về các phương án tác chiến, nó chỉ được đề cập trong chừng mực có thể có tác động tới chính trị hay tài chính và cũng không có một quyết định nào được đưa ra đổi với quan điếm này. Đặc biệt, một vấn đề rất nghiêm trọng là bảo vệ Thượng Lào cũng được đưa ra thảo luận lâu (sẽ nói ở phần sau) nhưng cũng chưa có giải pháp.

        Thực ra Hội đồng cũng đưa ra được một "quyết định" duy nhất, đó là quyết định yêu cầu tôi, trong một thời hạn khoảng 3 tuần, phải đệ trình lên Chính phủ những để nghị mới "kinh tế hơn", "tiết kiệm hơn" về tiền của và quân số. Thời hạn ấy sẽ được dùng đế nghiên cứu việc gửi quân tăng viện, đàm phán với Mỹ để họ giúp thêm tiền cho những khoản phụ phí mà kế hoạch đòi hỏi.

        Tôi trở lại Sài Gòn vào đầu tháng 8, cùng chuyên bay vối ông tân Cao ủy Dejean. Với sự nhất trí của ông, tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch cuổì cùng và tính toán những phương tiện tối thiểu cần thiết. Việc nghiên cứu đó đảm bảo để cuối tháng 8 tôi kịp trình lên Chính phủ những đề nghị mới. Tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải chấp nhận kế hoạch mà tôi đã trình lên hồi tháng 7, không có những sự thay đổi. điều chỉnh đáng kể. Tôi yêu cầu một số phương tiện về tiền, quân số và vũ khí trang bị với sô lượng mà tôi đã cố gắng "dồn ép" tới mức tối đa, nghĩa là tới mức không thế thấp hơn được nữa.
Kế hoạch của tôi cuối cùng đã được chấp nhận. Nhưng sự chấp nhận ấy cũng không được ghi nhận dưới dạng một thống báo chính thức mà tôi có thể coi đó là một chỉ thị, và sự chấp nhận ấy cũng không hề giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền chính phủ mà kế hoạch của tôi nêu ra. Còn về những phương tiện tôi yêu cầu, nó chỉ được chấp nhận từng phần, và cũng chỉ mới trên nguyên tắc chứ chưa phải đã được quyết định rõ rệt.
Đó là những điều kiện chung trong đó được xây dựng cái mà giới báo chí gọi là "Kế hoạch Navarre" và đối với công chúng, nó đã được thuật đi thuật lại và giải thích với nhiều cách khác nhau, hoặc mặc sức tưởng tượng, hoặc đơn giản sơ sài. Bây giờ tôi xin trình bày thực sự nó ra sao.

--------------
1. Hội đồng, dưới sự chủ tọa của thống chế Juin (sắp sửa nhường chức cho Tướng Eỉy), gồm: Tướng Blane, Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Léchères, Tham mưu trưởng không quân (sắp thay bởi Tướng Fay) và Đô đốc Nomy, Tham mưu trưởng Hải quân.
2. Thời gian ở Paris, tôi làm việc nhiều nhất với ông Paul Raynaud và thường có những buổi gặp gỡ riêng. Còn với ông Laniel, thì không một buổi nào.
3. Gồm các bộ trưởng có liên quan đến văn đề Đông Dương củng như các tham mưu trưởng Lục quản, Không quân và Hải quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2016, 08:51:28 am »

       
Những điều kiện chính trị

        Chính phủ không cung cấp cho tôi "khung cảnh" chính trị trong đó kế hoạch quân sự cần phải lồng vào. vì vậy tôi buộc phải tự mình đề ra cái khung đó. Tôi trình bày nó dưới dạng "những điều kiện chính trị", những điều kiện mà tôi tuyên bố là nếu muốn. thực hiện được kế hoạch quân sự thì cần thiết phải thực hiện nó.

        Thứ nhất, điều trước đây chưa từng làm, là phải xác định những mục tiêu cho chiến tranh Đông Dương.

        Vì nhiều lẽ, sự xác định đó là cần thiết. Đối với đất nước, người ta không thể đòi hỏi ở nó những nỗ lực mà không làm cho nó hiểu rõ nguyên nhân. Đối với tinh thần của binh sĩ, nhất là với sĩ quan, việc xác định ấy làm cho họ hiểu tại sao họ phải chiến đấu. Và đối với các Quốc gia liên kết và nước Mỹ, điều đó giúp cho việc xác định một đường lối chính trị rõ ràng.

        Nước Pháp, các Quốc gia liên kết và nước Mỹ hình thành một liên minh chống Việt Minh nhưng họ lại không có cùng mục đích. Đối với Mỹ, giống như ở Triều Tiên, mục đích của họ là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, thêm vào đó là cũng có những nhăm nhe về kinh tế và chính trị đối với các Quốc gia liên kết. Với các nước này thì mục đích của họ là nhằm loại quân "phiến loạn" Việt Minh. Nhưng qua cuộc chiến tranh, đồng thời họ cũng muốn giành được "độc lập", nghĩa là nới lỏng mối ràng buộc với nước Pháp mà việc nới lỏng này tất nhiên sẽ dẫn đến việc không tránh khỏi theo Mỹ bởi còn lâu họ mới vượt khỏi tình trạng không cần bảo trợ. Vậy là những mục tiêu chiến tranh của Mỹ và các Quốc gia liên kết phần nào trùng hợp với nhau và chút ít có chống lại chúng ta.

        Còn nước Pháp, họ cũng không biết tại sao họ phải chiến đấu. Liệu có phải, như người ta thường nói, là để "giải phóng" của Quốc gia liên kết khỏi cái họa Việt Minh và đưa lại độc lập cho họ? Đó có thể là một mục đích đáng giá nếu nền độc lập ấy phù hợp với việc giữ gìn Khối liên hiệp Pháp. Một mục đích khác có thể xem xét đối với nước Pháp, đó là chỉ tham gia vào đường lối ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ: nếu vậy thì phải từ bỏ quyền lợi của Pháp ở Đông Dương và rút lui khỏi xứ sở này khi chiến tranh kết thúc.

        Giữa các mục tiêu chiến tranh nói trên, có một sự không tương hợp, bởi đối vối mỗi nước, để đạt được mục tiêu ấy, lại phải có đường lối chính trị và chiến lược riêng.

        Nếu muốn xây dựng ở Đông Dương một Liên hiệp Pháp vững chắc thì chúng tôi phải có những trách nhiệm với nó. Chúng tôi phải bảo vệ hoặc khôi phục lại toàn bộ lãnh thổ của các Quốc gia liên kết. Chúng tôi cũng phải giữ quân đội của họ trong ảnh hưởng quân sự của Pháp, tức là phải đám nhiệm việc xây dựng và huấn luyện nó. Những trách nhiệm đó sẽ kéo theo những hy sinh lớn về phía Pháp và để đổi lại, các Quốc gia liên kết cũng phải hạn chế phần nào chức quyền của mình. Đồng thời chúng tôi cũng phải đòi hỏi Mỹ từ bỏ ý định thay thế ảnh hưởng của họ vào ảnh hưởng của chúng tôi.

        Ngược lại. nếu chúng tôi cho là nước Pháp không tìm kiếm một quyền lợi nào nữa ở Đông Dương và chỉ chiến đấu đế tham gia mặt trận chống Cộng theo hướng của Mỹ thì chúng tôi có thể trao trả độc lập hoàn toàn cho các Quốc gia liên kết. Chúng tôi có thế từ bỏ, với sự có lợi cho Mỹ một phần lớn, ảnh hưởng chính trị và quân sự của chúng tôi, chia sẻ với họ việc điều hành tác chiến và có thể ngay cả nhường tất cho họ. Với sự thỏa thuận với họ, chắc chúng tôi có thế không cần có mặt trên tất cả các lãnh thổ Đông Dương mà chỉ giữ một số khu vực có tầm quan trọng thiết yếu đối vối chiến lược chung. Nhưng như vậy thì chẳng có lý do gì chúng tôi phải đóng vai trò quân sự chủ yếu.

        Như người ta thấy, việc xác định rõ ràng những mục tiêu chiến tranh của chúng tôi quả là cần thiết. Đó là điều mà tôi cố gắng giải thích với các thành viên Chính phủ mà tôi có quan hệ. Nhưng tôi có cảm giác là họ chẳng hề mảy may quan tâm đến vấn đề này mà cũng chẳng coi đó là quan trọng. Đổi với họ, đó chỉ là cái trò tranh luận có tính chất hàn lâm, thế mà đấy lại là cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên người ta cũng hứa với tôi là sẽ xác định. Nhưng rồi tôi cũng chẳng nghe thấy nhắc gì đến. Rõ ràng là đối với các nhà lãnh đạo của chúng tôi, họ chẳng có mục đích chiến tranh nào khác là "thoát khỏi" chiến tranh.

        Không có điều kiện hơn nữa, người ta đành phải tiếp tục đường lối hiện hành - nếu có thể gọi cái thứ thỏa hiệp mơ hồ giữa các đường lối chống đối nhau ấy bằng từ này - ; đó là đường lối nhằm giữ được ưu thế của chúng tôi ở Đông Dương, nhưng trong khi đó lại lẩn tránh mọi nỗ lực mà đường lối ấy đòi hỏi.

        Điều kiện chính trị thứ hai tôi nêu ra là cuộc chiến tranh này phải được chỉ đạo và muốn vậy sự thống nhất hành động chính trị và quân sự phải được thực hiện trong hàng ngũ chúng tôi cũng như bên đối phương đã làm. Song đây là công việc thuộc cương vị chính phủ, tôi chỉ là người nêu vấn đề thôi.

        Cuối cùng, tôi yêu cầu là cần phải làm tất cả để thúc đẩy các quốc gia liên kết thực sự tham gia chiến tranh. Để đạt mục đích ấy, tôi nghĩ phải trao cho họ quyền độc lập tối đa. Thực vậy, lúc mà chúng tôi từ bỏ chế độ thuộc địa, một việc làm có khả năng đem lại hiệu quả, cần phải tìm một cái gì khác nữa để đạt được hiệu quả thật sự. Thế thì đối với các Quốc gia liên kết, duy nhất chỉ có nền độc lập là có khả năng khơi dậy ở họ một tinh thần quốc gia khiến họ hăng hái tham gia chiến tranh. Tôi đồng thời còn nhấn mạnh, kèm theo việc trao trả độc lập, phía các Quốc gia liên kết cũng như phía Mỹ cũng cần phải có những cam đoan cần thiết1.

        Về điểm này, chẳng hơn gì các vấn đề khác, trong Chính phủ cũng không có tiếng nói chung. Một số bộ trưởng thì tán thành một nền độc lập rộng rãi cho các Quốc gia liên kết. trong khi một số khác, chỉ ngại việc này sẽ tác động đến các nước khác trong Khối liên hiệp Pháp, lại đòi hỏi cần phải có những hạn chế đối với nền độc lập ấy, tới mức mà nếu làm như họ thì nó chỉ còn là một thứ độc lập "bánh vẽ”.

---------------
1. Trong một bức giác thư gửi Chính phủ vào tháng 7 năm 1953, tôi viết: "Mỗi một nước trong ba Quốc gia (liên kết) cần phải xây dựng ý thức dân tộc trong quân đội họ và giải thích để dân chúng hiếu ý nghĩa của cuộc chiến tranh là giành độc lập... Trái lại, để khỏi mang tiếng là lừa bịp, chúng ta cần phải nói rõ những điều kiện của việc chúng ta tiếp tục những nỗ lực: đó là xây dựng một Khối liên hiệp Pháp thực sự chứ không phải chỉ là bề ngoài... Củng phải có những điều kiện đặt ra về những gì liên quan đến thái độ của nước Mỹ. Việc kiểm soát những phương tiện mà họ giao cho chúng ta thì không cần phải đưa ra tranh cãi nữa. Nhưng thế đã đủ để biện bạch cho việc can dự không một giới hạn nào của họ vào công việc của chúng ta chưa, một việc đã làm chúng ta lâm vào thế bất lợi đối với các Quốc gia liên kết và gây tổn hại tới những khả năng thực hiện một Liên hiệp Pháp thực sự của chúng ta”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2016, 05:53:44 am »

       
Kế hoạch quân sự

        Điều kiện chính trị nêu ra rồi, còn lại là việc đệ trình Chính phủ một kế hoạch quân sự.

        Một kế hoạch như thế cần phải dựa vào một căn cứ: đó là nhiệm vụ được giao. Nhưng những cuộc hội họp, tiếp xúc của tôi ở Paris đã cho biết là tôi ít có cơ may để có được những quyết định, những kết luận dứt khoát, rõ ràng. Vì vậy, biện pháp duy nhất là tôi đành phải tự mình xác định lấy rồi sau đó xin Chính phủ phê chuẩn.

        Trong Chính phủ, hình như có một ý kiến chung là: tìm cách thoát ra khỏi chiến tranh trong danh dự. Nhưng về mặt quân sự, Việt Minh đang ưu thế, chúng tôi không có khả năng giành được thắng lợi bằng chiến thắng quân sự. Vậy giải pháp chỉ có thể là bằng chính trị.

        Song từ đó tôi cũng xác định nhiệm vụ của tôi là phải tạo ra những điều kiện quân sự đế làm chỗ dựa cho một giải pháp chính trị thỏa đáng mà Chính phủ sẽ đưa ra vào thời cơ của nó. Đó là chứng tỏ cho Việt Minh biết rằng, nếu chúng tôi không "thắng" cuộc chiến tranh này thì họ cũng không thể đánh bại được chúng tôi và họ cần phải nhân nhượng. Tôi chưa bao giờ hy vọng cũng như chưa bao giờ hứa hẹn hơn thế và người ta cũng không đòi hỏi tôi phải làm hơn.

        Một số nhà chính trị cũng như một vài nhà bình luận quân sự đôi khi đã gợi ý chúng tôi nên "co bớt" lại ở Đông Dương để tập trung lực lượng lại nhằm tước mất của Việt Minh mọi cơ hội giành chiến thắng. Người thì dự kiến rút khỏi đồng bằng Bắc Bộ để co về khu vực Hải Phòng - Hà Nội, hoặc có khi là dồn tất về Hải Phòng. Người thì khuyên nên bỏ miền Bắc mà rút về thành lập một "mặt trận” ở vĩ tuyến 18. Cuối cùng lại có những người trù tính chỉ nên giữ lại Nam Bộ.

        Về chính trị mà nói, những giải pháp kiểu nói trên là có thể thực hiện được, song phải là trước khi có hiệp định ký kết với Bảo Đại và trước khi người Mỹ có sự viện trợ. Nhưng bây giờ, nó chỉ có thể xem xét đến trong khuôn khổ của việc xét lại toàn bộ đường lối chính trị của chúng tôi ở Đông Dương và do đó, toàn bộ đường lối chính trị nước Pháp.

        Còn về quân sự thì ở tình trạng chúng tôi hiện nay, những giải pháp ấy đã hoàn toàn bị vượt qua rồi. Lùi, có nghĩa là giúp Việt Minh tăng cường sức mạnh vật chất của họ, nhất là về người; là kích thích tinh thần của họ tới mức họ không còn nghĩ gì đến việc thỏa hiệp nữa. Đó là thúc đẩy những vụ đào ngũ hàng loạt và chắc chắn là cả những cuộc binh biến trong lòng quân đội viễn chinh đang bị quá "vàng hóa" và nhiều đơn vị bản xứ đã thay thế cho các đơn vị gửi từ Pháp sang. Rút lui chỗ này sẽ kéo theo những cuộc rút lui chỗ khác và cuối cùng, nhiều nhất là chỉ có thể giữ trong một thời gian vài căn cứ cô lập, như Hải Phòng, Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, mà những nơi này thì rất khó bảo vệ xung quanh vì làm sao có thể đương đầu với cả một đất nước quay lại chống chúng tôi1.

        Theo cuốn Điện Biên Phủ - Sự việc của ông Roger Delpey, ra mắt nám 1974, thì phương án co lai ấy, tuy là một việc hoàn toàn không có khả năng thực hiện được trong thời kỳ ấy, lại là một trong những kết luận của Tướng Blane trong dịp ông ở Đông Dương năm 1954. Đôi với tôi, thật khó tin được một điều phi thực tế như thế lại có thế ở một vị tham mưu trưởng Lục quân.
Mọi rút lui đều không thể được. Nó là hồi chuông báo tử cho Khối liên hiệp Pháp và làm cho, chỉ một thời gian ngắn, sự ra đi vĩnh viễn của chúng tôi trở nên không thể tránh khỏi. Một giải pháp chính trị trong danh dự để ra khỏi chiến tranh chỉ có thể có được bằng cách giữ vững các vị trí của chúng tôi và với mọi cố gắng có thế, ra sức cải thiện nó2

------------
1. Một trong những người tán thành chiến lược co bớt lại là Tướng Blane, Tham mưu trưởng Lục quân. Nhưng với tôi, chưa bao giờ ông đả động đến quan điềm đó, cả hồi tháng 7 năm 1953, khi tôi trình bày kế hoạch (đó là lúc thuận tiện nhất để bảo vệ một luận điểm như thế), cả hồi tháng 1 tháng 2 năm 1954, khi ông sang Đông Dương. Chỉ sau này khi từ Đông Dương về nước, tôi mới biết là ông đã có dự kiến bỏ Bắc Bộ và Thượng Lào và quay về phòng thủ miền Trung và Nam Đông Dương.
2. Năm trước, khi phải tiến hành một cuộc rút lui theo "chiến lược co bớt lại'' (tức cuộc rút lui khi bị tiến công ở Tây bắc, cuối 1952 - ND), Tướng Salan đã viết trong một bức thư gửi về Paris: "Tôi tin chắc rằng chỉ cần rút lui một chút là chắc chắn sẽ dẫn chúng ta đến một cuộc di tản toàn bộ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2016, 12:55:36 pm »

        Một vấn đề khác đặt ra mà tôi cần phải xem xét: liệu có khả năng tiến hành ở Đông Dương một kiểu chiến tranh khác với cái đã làm và nó có thể cho những kết quả tốt hơn không?

        Trong giới chính trị và các nhà báo, đã có nhiều lời chê trách đối với Bộ tổng chỉ huy về vấn đề này. Đương đầu với "chiến tranh cách mạng" của Việt Minh - họ nói - người ta chỉ biết có mỗi một kiểu "chiến tranh cổ điển, thông thường". Việt Minh đã khám phá ra một kiểu chiến tranh mới nó làm chúng tôi khó khăn, vậy thì "chỉ có việc" là bắt chước nó!1. Luận điểm này được phát triển rất thành công bởi nó có cái lợi là đơn giản, hay nói đúng hơn là quá mức đơn giản.
        
        Song rủi thay, thực tế lại khác hắn. Cuộc chiến tranh mà đốì phương của chúng tôi tiến hành, được gọi là "chiến tranh cách mạng", mang tính chất vừa là "chiến tranh tổng hợp" (guerre globale) vừa "chiến tranh tổng lực" (guerre totale). Tổng hợp, bởi kết hợp chặt chẽ với quân đội có sự tham gia triệt để của mọi lực lượng Quốc gia Việt Minh: chính trị, tuyên truyền trong và ngoài nước, kinh tế, v.v... và của toàn thể dân chúng, hoặc tự nguyện hoặc do cừỡng bức. Tông lực, bởi đối phương không hề bị bó tay hoặc băn khoăn bối rối vì bất cứ một điều gì, họ có thể dùng đủ mọi biện pháp miễn sao cứ có hiệu quả là được: khủng bố, đàn áp, nhồi sọ về chủ nghĩa, cưỡng bức đủ kiểu về thể chất và tinh thần.

        Tất nhiên, quân đội viễn chinh Pháp hoàn toàn không hề tiến hành một kiểu chiến tranh như vậy. Họ chiến đấu trên đất nước người, chỉ được nước Pháp giúp đỡ dè sẻn về vật chất còn về tinh thần thì không hề có; họ bị trói buộc bởi cơ man những điều lệ thuộc và mặc dù đôi khi cũng có những "điều đáng chê trách" không tránh khỏi, họ vẫn buộc phải tuân theo những nguyên tắc lớn của nền vãn minh phương Tây.

        Còn các Quốc gia liên kết, họ có thể áp dụng "chiên tranh cách mạng" được không? Đương nhiên là có thuận lợi hơn chúng tôi, nhưng hoàn toàn cũng không được. Bởi nếu dù các nhà lãnh đạo của họ có đủ quyết tâm để tiến hành kiểu chiến tranh ấy thì quân đội của họ cũng có những sự lệ thuộc như quân đội chúng tôi, nghĩa là họ cũng không thể thoát khỏi những nguyên tắc đạo lý không thể xa rời được trong hàng ngũ chúng tôi.

        Trong những biện pháp của "chiến tranh cách mạng", biện pháp duy nhất tôi có thể bắt chước được Việt Minh là đánh du kích, mà chúng tôi đối phó lại bằng "chổng chiến tranh du kích".

        Nhưng ngay cả trong lĩnh vực này, khả năng chúng tôi so với họ cũng thấp kém rất nhiều. Trước hết là chúng tôi có nhiều mục tiêu để đổi phương tiến công (thành thị. đồn bốt, sân bay, cầu cống, đoàn xe, kho súng đạn, xăng dầu, lương thực, v.v...) trong khi về phía họ, hầu như không có một mục tiêu nào rõ rệt cả. Và nhất là họ rất cơ động linh hoạt, do bộ đội của họ có sức chịu đựng cao và sổng rất giản dị. Còn chúng tôi thì nặng nề cồng kềnh, bởi phần lớn chúng tôi đều sống không thể thiếu được chút tiện nghi tối thiểu. Chống chiến tranh du kích của chúng tôi chỉ có thể nhằm những mục tiêu hạn chế và bằng những lực lượng nhỏ được trang bị và huấn luyện đặc biệt.

        Từ trước đến nay, chúng tôi đã có những cố gắng cần thiết để đạt được kết quả khiêm tốn ấy chưa? Chắc chắn là chưa. Chúng tôi mới chỉ hạn chế trong việc giữ một vài "khu du kích", tổ chức một số ít đội commăngđô (biệt kích), trong đó trừ một số nhỏ là khá, còn phần lớn đều không có giá trị. Nhưng để khắc phục tình trạng ấy, chúng tôi còn phải tổn nhiều công sức. thời gian. Chúng tôi cần phải phát triển các đội commảngđô, các "khu du kích", trang bị nhẹ nhàng hơn cho bộ binh. Những biện pháp ấy sẽ cải thiện tình hình hơn, những cũng không cho chúng tôi một quân đội có hiệu qủa sánh được với Việt Minh. Tuy nhiên chúng tôi cũng không thể làm được gì hơn nữa.

-------------
1. Cái mốt của các phóng viên báo chí ở Đông Dương là nói "chỉ có việc" sao chép lại kinh nghiệm của người Anh ở Mã Lai. Rủi thay, nghiên cứu kỹ thì người ta thấy chiến tranh ở Đông Dương chẳng có gì tương đồng với những cuộc hành quân cảnh sát của người Anh ở Mã Lai, nơi mà người Anh có ưu thế lớn về quân số chống lại một địch thủ không có sự ủng hộ của dân chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2016, 05:51:06 am »

        
Kế hoạch tổ chức lực lượng

        Để làm kế hoạch, tôi nghĩ có thể tìm được những yếu tố trong những kế hoạch của các nhà tiền nhiệm dân sự và quân sự kế tiếp nhau cầm quyền ở Đông Dương. Nhưng không hề có một chút nào. Hơn nữa, cả đến những chỉ thị có tính chất chỉ đạo chung của Chính phủ cũng không có.

        Tuy nhiên cũng có một bản đề án rất hoàn chỉnh, gồm hai phần: Tổ chức lực lượng và Tác chiến, do Tướng Salan thảo ra theo yêu cầu của ông Letourneau, trong đó ông Letourneau có vạch ra một vài nét chính nhằm xin Mỹ viện trợ vũ khí, phương tiện. Trong báo cáo nhân chuyến công cán ớ Đông Dương. Tướng Juin có đề nghị áp dụng đề án đó, nhưng rồi cũng không thấy thực hiện. Tuy nhiên, đó là một đề án hoàn toàn không có giá trị và tôi quyết định sử dụng nó tới mức tối đa.

        Như tôi đã nói, bất lợi chính về tác chiến của chúng tôi là, mặc dù đông quân hơn đối phương một chừng mực nào đấy, lực lượng cơ động vẫn không có khả năng đương đầu với khối chủ lực cơ động tác chiến của họ. Việc tổ chức một khối lực lượng mạnh hơn có thể sánh với Việt Minh là một điều cần thiết. Tướng Salan đã trù tính hai biện pháp: rút bớt quân chiếm đóng để làm nó cơ động hơn và phát triển quân đội các Quốc gia liên kết.

        Việc rút bớt quân chiếm đóng đặt ra những vấn đề khó khăn. Việc rải quân chiếm đóng của chúng tôi là một điều xấu những thường lại cần thiết. Thay quân chiếm đóng bằng một lực lượng chiếm đóng khác chất lượng kém hơn sẽ có những bất tiện nghiêm trọng. Chất lượng lực lượng vũ trang địa phương của Việt Minh đã tới mức mà nếu đem quân chất lượng kém của chúng tôi đương đầu với họ thì chỉ tổ chuốc lấy thất bại.

        Biện pháp duy nhất có giá trị là quét sạch lực lượng vũ trang địa phương Việt Minh, phá căn cứ, và khi địa phương đã được "làm sạch" thì đưa quân chất lượng kém đến đóng giữ. Trước khi rút bớt quân chiếm đóng (loại có chất lượng) thì cần phải tiến hành bình định. Muốn vậy cần phải có phương tiện và thời gian1.

        Đối với toàn Đông Dương, một kế hoạch rút bớt quân chiếm đóng - mà điều này phụ thuộc một phần vào kế hoạch bình định - cần phải được xây dựng.

        Để có quân thay thế cho việc rút bớt quân chiếm đóng nói trên, chúng tôi có hai cách: tuyển thêm quân bổ sung và phát triển quân đội các Quốc gia liên kết.

        Cách thứ nhất có lợi là nhanh gọn nhưng chỉ cho Pháp số quân có chất lượng tồi và cũng không thể vượt quá một tỷ lệ nào đấy. Vì vậy cần phải có một số lớn đơn vị quân chính quy và muốn thế, phải ra sức phát triển quân đội các Quốc gia liên kết. Sự phát triển này trở thành cơ sở chủ yếu của kế hoạch của tôi: không có nó thì không có lối thoát.

        Trên kia tôi đã nói về tình hình quân đội. Đã có những đề án để cải thiện nó và giành lại thời gian đã mất. Tôi đã sử dụng những đề án này, có sự thay đổi điều chỉnh để làm cho nó có tầm bao quát hơn và nhất là để thúc đẩy tiến độ tiến hành.

        Nhưng chúng tôi đang rất vội. Chắc chắn một cuộc chiến gay go sẽ xảy ra khi bước vào mùa đông.

        Vì vậy tôi quyết định, một mặt xin thêm tăng viện, mặt khác sắp xếp lại lực lượng để có dôi ra lực lượng dự trữ.

        Về quân tăng viện, ý nghĩ đầu tiên của tôi là xin gửi sang Đông Dương hai Sư đoàn lấy ở lực lượng Pháp đặt dưới quyền sử dụng của khối NATO. Với kinh nghiệm của một tham mưu trưởng mới đây của Trung Âu, tôi chắc chắn là sự ra đi của hai Sư đoàn có nhiệm vụ bảo vệ khu vực sông Ranh (Rine) sẽ không có ảnh hưởng gì tới kết quả của công việc. Trong điểu kiện như vậy, để một ngõ cụt ở châu Âu trong khoảng một hoặc hai năm nhưng lại giành được một kết quả thiết thực ở Đông Dương thì có phải tốt hơn không? Nhưng tôi chẳng nhận được một hồi âm nào của các nhà chính trị cũng như các nhà quân sự có thẩm quyền. Cho dù những lý lẽ chống đối với đề nghị của tôi có nghiêm trọng đến đâu thì nó cũng không thể chống trụ nổi với sức ép của tình thế khi, hai năm sau, Pháp phải gửi quân sang Bắc Phi - số quân mà chỉ cần một phần của nó thôi cũng đủ cho phép chúng tôi thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong danh dự và có thể do đó mà làm thay đổi được nhiều điều ở Bắc Phi.

        Cho dù thế nào, trước sự từ chối ấy, tôi cũng hạ thấp yêu cầu xuống một mức khiêm tốn nhưng hình như cũng đủ để chống đỡ với tiến công của đối phương dự kiến vào mùa đông tới. Dưới nữa, tôi sẽ nói yêu cầu của tôi như thế nào và tình hình xảy ra ra sao.

        Để bổ sung cho những biện pháp nói trên, tôi cũng nghiên cứu việc sắp xếp lại lực lượng (bỏ những công việc không cần thiết, sử dụng tốt hơn một số nhân sự, thu hẹp những bộ tham mưu tổ chức quá lớn).

        Còn lại một việc là lập kế hoạch tổ chức khối cơ động tác chiến. Quân số và tổ chức ra sao thì đã có những dự kiến của Tướng Salan làm cơ sở, nhưng về tiến độ công việc thì tôi phải xem lại vì xét thấy không phù hợp với nỗ lực mà Việt Minh chắc chắn sẽ thực hiện. Một kế hoạch mới được xây dựng mà nhịp độ tiến hành sẽ cho phép chúng tôi tránh khỏi bị đối thủ vượt xa. Một sự phát triển về không quân và hải quân được đề ra. Những đề nghị, yêu cầu cũng được xác định.

-------------
1. Sau này, phương pháp này đã được sử dụng thành công ở Algeri trong khuôn khổ "kế hoạch Challe". Nhưng ở đây, vấn đề dễ dàng hơn nhiều vì Pháp không phải đương đầu với một "Khối chủ lực tác chiến".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM