Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:11:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66182 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2015, 08:35:03 am »

-   Những vọng gác vô hình
-   Nguyên bản: Trong những tháng năm của cuộc Đại chiến
-   Tác giả: Iuri Mikhailôvích Kôrôlkốp
-   Người dịch:Phạm Hùng Sơn & Văn Thanh Hải Hoa
-   NXB Nhà văn Xô viết 1981
-   NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh 1984
-   Số hóa: HUYTOP



    LỜI GIỚI THIỆU

    " Những vọng gác vô hình” (Tên bản tiếng Nga là "Trong những tháng năm của cuộc Đại chiến”) là tác phẩm của nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, Iuri Mikhailôvích Kôrôlkốp. Đây là một câu chuyện có thật, đúng hơn là “nhưng chuyện có thật”. Cuốn sách đã kể cho ta biết những sự kiện trong cuộc chiến tranh thể giới lần thứ hai, về những con người đã anh dũng chiến đấu chống bọn phát xít. Nhiều người trong số họ đã ngã xuổng cho đến nay tên tuổi và chiến công của họ vẫn chưa được biết đầy đủ. Số ít những người còn sống sót thì thích kể lại chiến công của những người đã khuất. Kẻ địch, chả nghĩa quổc xã Đức, thì lại muốn che dấu tội ác, còn bọn phục thù thì lại mưu toan đổi trắng thay đen.

        Vượt qua tất cả những khó khăn chồng chất thường gặp khi tìm hiểu về công tác bí mật và về bản thân những người đã tham gia vào công tác đó,tác giả đã cho chúng ta một bức tranh rộng lớn, sinh động của cuộc đấu tranh trên trận tuyến thầm lặng. Những con ngươi và những chiến công, những hy sinh, mất mát, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các chiến sĩ tình báo Xô viết và những người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả đối lập với sự dã man, tàn bạo, những thủ đoạn quỷ quyệt của chủ nghĩa Quốc xã.

       Trong những tháng năm khốc liệt của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khi vận mệnh của nhà nước Xô viết đang bị đe dọa nghiêm trọng, các chiến sĩ Hồng quân đã chiến đấu giành giật từng tấc đất với quân thù ở ngoại ô Mátxcơva, nhưng đâu chỉ có họ mới là nhũng người đã làm nên chiến thắng, đâu phải chỉ có họ mới giữ được ngôi sao điện tháp Kremlin tiếp tục thắp sáng niềm tin trong trái tim của muôn ngàn người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Đấy còn là chiẽn công bất diệt của các chiến sĩ trên trận tuyến thầm lặng, của các chiến sĩ tình báo Liên Xô dũng cảm, ngoan cường, tiến hành Cuộc đấu tranh sinh tử trong lòng địch, phát hiện những mưu ma chước quỷ của quân thù để bộ chỉ huy kịp thời đối phó và giành thắng lợi trong chiến tranh.   

       Chiến công của các chiến sĩ tình báo Liên Xô đã buộc quân thù phải cay đắng thừa nhận:

       "... Mạng lưới tình báo Liên Xó có đến 35.000 người. Họ được tuyển dụng trong giới thượng lưu châu Âu, nhũng người trí thức, các nhà công nghiệp, các viên chức cao cấp vì căm thù chủ nghĩa phát xít mà đã trở thành những người có thiện cảm với chủ nghĩa cộng sản (W.Flike — "Rate Kapelle” — tác giả vốn là nhân viên Cục tình báo quân sự Đức tham gia chống lại mạng lưới tình báo Liên Xô)”.

     "Chỉ riêng trong mạng lưới của Rađô ở Thụy sĩ đã có mười một sĩ quan Đức mà tên tuổi đến nay vẫn chưa được biết, thường xuyên thông báo các tin tức quan trọng và bí mật của bộ tham mưu quốc xã cho tình báo Liên Xô, tổng số báo cáo của mười một quân nhân này dài tái 12.000 trang đánh máy” (Domingo Pastor Petit — “Công tác gián điệp"—Nhà xuất bản René Julliard, Paris, 1973).

      Những người am hiển công tác tình báo đều thừa nhận: "De Rotekapell, Kapelle đã gửi cho Mátxcơva những tin tức về số lượng chất lượng, chưa từng có trong toàn bộ lịch sự công tác tình báo”.

     Tác phẩm "Những Vọng gác vô hình" không phải là một tác phẩm văn học thuần túy. Càng đọc chúng ta càng thấy như mình đang được cùng với các chiến sĩ trên mặt trận đặc biệt lọt sâu vào sào huyệt địch, dũng cảm, mưu trí đối phó với chúng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mà ở đây tất cả đều là những người thực việc thực (trừ một số nhân vật mà tác giả
đã thay đổi họ tên).   

        Tác giả đã để cho Sự thật nói lên sự sinh động của cuộc sống, của cuộc đấu tranh trên trận tuyến vô hình và một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy sự thật vẫn sinh động hơn bất cứ một sự hư cấu nào.

        Trước mắt chúng ta là Sanđô Rađô, là Schiobe, là Volphgan, là Doiden, Bêlikốp... Đấy là những con người vĩ dại nhưng cũng lại rất bình dị như tất cả chúng ta, như tôi và bạn, như mọi con người biết yêu, biết ghét, dám chiến đấu về dám hy sinh.

      

      Những người dịch
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2015, 08:15:07 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 08:14:02 am »

                                                                             PHẦN MỞ ĐẦU



       Ngày mồng một tháng giêng năm 1918 tại thành phố Pêtécbua đã xảy ra vụ mưu sát Vlađimi Ilích Lênin. Sự việc xảy ra vào một đêm sương mù, trên cầu qua con sông nhỏ cách trường đua ngựa Mikhailốp không xa lắm. Bọn ám hại đã bắn vào chiếc xe chở Lênin đi dự mít tinh về. Rất may Ịà không hề hấn gì. Một ngày sau trên tờ báo Pravđa - Sự thật - có đăng một thông báo ngắn :

       "Ngày mồng một tháng giêng, khi đồng chí Lênin, vừa mới rời trường đua ngựa Mikhailốp nơi Người  phát biểu trong cuộc mít tinh trước đội quân xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên đường ra mặt trận thì xe của đồng chí đã bị một kẻ đê tiện bắn vào. Thùng xe bị bắn thủng một số chỗ”….

        Trước đó, chính phủ đã ban hành sắc luật đặc biệt, cho phép Ủy ban đặc biệt toàn Nga trấn áp bọn phản cách mạng và bọn phá hoại ngầm. Cuộc điều tra vụ mưu sát này là một trông những công việc đầu tiên của Ủy ban Đjiécginxki đóng tại căn nhà cũ của tên Tỉnh trưởng trong phố Gôrôkhôvaia.

       Trong số các nhân viên Ủy ban có hai người trẻ tuổi nhất là cô Pranhia Puchilốpva mười tám tuổi, nhân viên xưởng thủ công Obukhốpxkaia và một thanh niên cùng tuổi tên là Grigôri Bêlikốp vừa mới cùng gia đình mãi đâu từ miền Nam nước Nga chuyển đến Pêtécbua. Bố của Grigôri đã làm thợ rèn trong làng cua những người Đức di cư. Grigôri được lấy vào Ủy ban đặc biệt làm lái xe, nhưng vì trong Ủy ban không đủ người nên anh được giao làm đủ thứ việc: đi khám xét, chuyển thư từ, trực đêm trong Ủy ban và đôi lúc giúp Pranhia dọn dẹp các phòng làm việc. Anh được gọi là ủy viên công nhân. Pranhia Puchilốpva đã hy sình vào những tháng đầu của cách mạng ttong khi tham gia trấn áp một cuộc bạo loạn phản cách mạng. Số phận của Grigôri Bêlicốp thì lại khác.

     Phelích Étmunđôvích Đgiécginxki đi cùng với ba ủy viên tới ngay nơi xảy ra vụ mưu hại. Xe chật nên không thể đi hết một chuyến. Những người còn lại đi bằng mô tô: hai người ngồi vào thùng xe, người thứ ba ngồi sau yên - chiếc xe do Bêlicốp lái. Grigôri trông vẻ bề ngoài như một cậu bé mới lớn, người hơi cao, gầy, trán cao... "Tạng người như vậy ra đánh khăng với bọn trẻ con có lẽ hợp hơn nhiều”.   

      Bêlicốp mặc chiếc áo cánh có dây lụa buộc thay khuy,  bên ngoài khoác áo bludông da ngang lưng lủng lẳng thanh kiếm bao gỗ kêu lạch cạch.

       Trên cầu không phát hiện thấy gì. Có lẽ bọn khủng bố đã bắn bằng súng lục vì có một chiếc vỏ đạn còn vương lại trên mặt cầu. Điều này đã được khẳng định lại sau khi người ta xem xét kỹ chiếc xe bị bắn: đuôi chiếc xe “Cốt khô” mà Lênin đi có vết đạn súng lục. Từ lưng ghế xe đã moi ra được một cái đầu đạn méo mó.. Như thế có nghĩa là bọn khủng bố đã bắn bằng súng lục. Những tất cả chỉ có vậy, ngoài ra không phát hiện được thêm dấu vết gì đáng kể hơn. Người lái lúc đó đang ngồi sau tay lái kể lại rằng trước khi nghe tiếng súng nổ anh ta thoáng thấy bóng người cạnh xe. Anh ta còn quẹo xe để không quẹt vào người hắn. Nhưng bộ dạng hắn ta ra sao thì anh ta chịu không thể nhớ rõ được. Lúc ấy sương mù dày đặc và những ngọn đèn đường chỉ leo lét qua màn sương. Những thứ duy nhất mà người lái xe trông thấy là chiếc áo bông cộc và chiếc mũ lông Papakha (1) của người đó. Có lẽ hắn ta là một sĩ quan. Nhưng người như thế thì ở Pêtécbua có tới hàng nghìn, họ từ mặt trận kéo về. Có trời mà tìm ra thủ phạm trong số những người này.

      Trong điện Xmônưi còn có một ủy ban đặc biệt nữa — Ủy ban bảo vệ thành phố Pêtécbua. Đứng đầu ủy ban này là Bôn Bruêvich —-người phụ trách công việc của Ủy ban Xô Viết. Ủy ban được bố trí trong phòng số 75. Hàng ngày có các nhân viên của Ủy ban đặc biệt túc trực.

      Sáng sớm hôm sau ngày xảy ra vụ ám sát . Bôn Bruêvich bước vào buồng của Lênin. Ông lo lắng báo cáo rằng việc điều tra đã bắt đầu được tiến hành nhưng hiện chưa thu được kết quả gì. Ông bắt đầu kể về những chuyện xảy ra trên cầu.

      Lênin chau mày:

      -Chẳng lẽ các đồng chí không còn việc gì khác nữa để làm ư, đồng chí Vlađimir Đmitơriêyích? Chuyện này thì có gì là lạ đâu nhỉ. Cách mạng!  Lẽ dĩ nhiên là những kẻ thù hằn với chính quyền sẽ bắn... Đó là chuyện thường tình mà... Chớ có vội vã, các đồng chí ạ, mọi việc rồi sẽ sáng tỏ thôi — Lênin lái câu chuyện sang đề tài khác.
…………………………………
(1)-Papakha: Mũ dùng cho sĩ quan thời bấy giờ - ND
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2015, 08:47:15 am »

       Thế nhưng cuộc điều tra vẫn không mảy may làm sáng tỏ thêm điều gì. Những ngày tìm kiếm cứ thế trôi đi trong băn khoăn, vô vị. Nhưng ba tuần sau lại có những sự việc mới xảy ra làm hé mở bức màn bí mật bao quanh vụ ám sát hụt này.

      Bôn Bruêvích sống trong phố Kherxonxkaia và Lênin thường ngủ ở nhà ông vào những hôm làm việc khuya trong điện Xmônưi. Chẳng mấy ai để ý tới một người lính bộ binh mặc chiếc áo capốt đã bạc mầu đôi lúc thường xuất hiện cạnh nhà Bôn Bruêvích. Duy chỉ có điều trái với những người lính khác là trên ve áo ca-pốt của anh ta có những viền vải đỏ tự làm. Có một lần anh lính đó rẽ hẳn vào nhà Bôn Bruêvích và hỏi xem trong nhà có cần người quét sân không, nhưng người ta không cần đến người quét sân ở đây...

       Mấy ngày sau cũng vẫn chính anh lính với những viền vải đỏ trên ve áo ấy lại xông vào nhà Bôn Bruêvích. Anh ta hỏi đúng họ tên Vlađimir Đmitơriêvích Bôn Bruevich. Nghĩa là anh ta đã biết ông. Người nhà nói rằng, Bôn Bruêvích không có nhà, chỉ tiếp khách trong điện Xmônưi thôi và khuyên anh ta tới đó. Anh lính đứng dậm chân trên hành lang. Tuyết trên đôi ủng của anh ta tan ra hằn rõ vệt ướt trên nền nhà.

      -Các người không nói dối đấy chứ ? - Anh ta bỗng hỏi — Có thể các người giấu tôi... Nhưng thôi chuyện đó không có gì, xin lỗi... Tôi đã làm bẩn...

        Người nhà kể lại cho Bôn Bruêvích nghe về người khách kỳ quặc đó và ít lâu sau chính ông đã gặp anh ta. Lần đó trên đường đến điện Xmônưi ông dừng lại bên cổng nhà nói chuyện với mấy bác thợ nhà máy bên cạnh ở cùng phố. Hôm đó là chủ nhật, mấy bác thợ nhàn rỗi tụ tập quanh chiếc xe đến đón Bôn Bruêvích. Bôn Bruêvích quen nhiều người trong số họ, một số thì biết ông phụ trách công việc của Ủy ban nhân dân Xô viết qua nhiều lần ông đến phát biểu trong nhà máy.   

        Vlađimir Đmitơriêvích Bôn Bruêvích để râu, đội mũ rộng vành đeo kính không gọng, hai tay cho vào túi chiếc áo bành tô rộng, lưng hơi gù. Ông dùng khuỷu tay giữ chiếc cặp và đứng nói chuyện với những người hàng xóm. Sau đó ông liếc nhìn đồng hồ và vội vã đi ra xe. Tại đây anh lính — chính anh lính có viền vải đỏ trên ve áo tiến đến gặp ông. Lông mày anh ta nhíu lại, đôi mắt đen sáng lên. Anh ta khẽ hỏi:

      -Khi nào thì tôỉ có thể nói chuyện với ông được?

      -Về cái gì cơ chứ ? — Bôn Bruêvich vừa mở cửa ô tô vừa hỏi.

      -Tôi định giết ông như người ta đã ra lệnh cho tôi — anh lính nói khẽ —Trông ông cứ như một nhà quý tộc nhưng ông nói chuyện với mọi người sao mà chất phác cứ như là với bạn bè vậy. Lương tâm tôi không cho phép...   

      -Anh bạn thân mến ơi, cớ sao anh lại muốn kết thúc cuộc đời tôi — Bôn Bruêvích bình tĩnh hỏi — Anh có muốn kể cho tôi nghe không, nếu anh muốn thì lên xe đi đến Xmônưi ta sẽ nói chuyện với nhau...

       -Không, tốt hơn hết là tôi tự đi bộ đến đó.

      -Chà, anh không đi tới được đâu —Bôn Brue¬vich cười mỉa — Không đủ can đảm đâu!

      -Tôi sẽ đến! — Người lính trả lời dứt khoát bằng một giọng buồn rầu.

       Quả đúng như vậy, gần hết ngày thì người lính đến điện Xmônưi. Trực ban gọi điện đến một nơi nào đó rồi viết giấy ra vào cho anh ta và bảo anh ta hãy đến phòng số 75, nơi làm việc của phòng điều tra thuộc Ủy ban bảo vệ thành phố cách mạng Pêtécbua. Người linh mở hé cửa, trông thấy Bôn Bruêvích trong phòng liền bước vào:

      -Thế là tôi đã đến đây rồi đấy… Vậy mà ông lại không tin tôi – Người lính trong chiếc áo Capốt dễ nhận, rút từ trong túi ra một khẩu súng lục, cầm nòng súng đưa cho Bôn Bruêvích — Đáng ra tôi đã phải dùng khẩu súng này để bắn ông... Còn họ tên tôi là Xpriđônốp Iakốp Mikhailôvích... Tên quê mùa là Treburnhicốp—-anh ta thêm vào— tôi là người vùng Varônhegiơ.

       Xpriđônốp ngồi xuống ghế đưa mắt nhìn những người trong phòng và thốt lên :

      -Trời đất ơi, Vlađimir Đmitơriêvích ạ, tôi muốnnói chuyện riêng với ông, thế nhưng ở đây thì chẳng còn  gì mà phải giấu nữa...

      Người lính bắt đầu kể đầu đuôi câu chuyện. Trước đây anh ta sống ở làng Nôvôkhơperxki. Có một việc đã xẩy ra: những người đàn ông trong làng nổi loạn vì không cam chịu sống dưới ách bọn địa chủ. Bọn hiến binh kéo đến đàn áp. Xpriđônốp nổi nóng, đã giết chết một tên hiến binh rồi anh bị đem ra xét xử và bị đi đày. Sau cuộc Cách mạng tháng ba, anh được giải phóng khỏi nhà tù và phải ra mặt trận vùng Bexarabia. Ảnh trở thành chủ tịch hội đồng quân nhân, và đã từng phục vụ trong đội trinh sát. Đội trưởng đội trinh sát là một viên thượng úy kỵ binh dũng cảm, táo bạo tên là Kusakốp. Đội trinh sát rất đoàn kết trên tinh thâdn : "Một người vì mọi người, tất cả vì một người”. Xpriđônốp hiểu biết rất ít về những người bôn-sê-vích. Những viên sĩ quan chỉ huy thì nói với anh rằng tất cả bôn-sê-vích đều là mật vụ của bọn Đức, thế là anh ta tin ngay. Khi quân đội thất bại, họ đổ lỗi cho bôn-sê-vích. Rồi quân đội tan rã và mỗi người đi về một ngả. Xpriđônốp chẳng còn gì ở làng và lúc Kusakốp đề nghị anh cùng đi với hắn đến Mátxcơva hoặc Pêtécbua. Xpriđônốp đồng ý nhưng quyết định tạt về làng xem sự thể ở đây ra sao đã. Trong làng mọi việc diễn ra khác hẳn, những người bôn-sê-vích lại là người nghèo khổ, họ đòi lấy ruộng đất của địa chủ đem chia cho dân nghèo. Làm gì có mật vụ nào đâu. Anh phân vân. Thế nhưng còn lời hẹn ước, không thể phản bội tình đồng đội. Anh đến Pêtéchua và tìm được Kusakốp. Và mọi việc bắt đầu từ đó. Việc mưu sát Lênin đã được quyết đinh trước lúc rời mặt trận.   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2015, 06:38:02 am »

        Hôm đó trong số các ủy viên công nhân có mặt tại phòng có cả Grigôri Bêlikốp, ủy viên trẻ của Ủy ban đặc biệt (Trê-ca) được biệt phái sang công tác tại điện Xmônưi. Trong lúc cuộc nói chuyện kéo dài đang sôi nổi, Bôn Bruêvich đi ra ngoài gọi theo ba ủy viên khác trong đó có Grigôri, ông nghiêm khắc ra lệnh không được lơ là đối với Xpiriđônốp — biết đâu hắn chẳng nghĩ lại và báo cho đồng bọn của mình biết thì sao.

      — Hãy dẫn anh ta đi ăn trưa và cấp cho anh ta một cái giường trong ký túc xá, hỏi chuyện anh ta thật chân tình nhưng không được để anh ta ra khỏi Xmônưi, — Bôn Bruêvích nói dứt khoát.

       Đồng thời Xpiriđônốp cũng kết thúc những lời cung khai của mình. Anh ta không biết ai đã bắn Lê- nin, thế nhưng anh ta biết những tên khác, trước hết là Ôxminin chủ tịch Liên đoàn kỵ binh Gêorghiép — tên này cùng với viên thượng úy Kusakốp muốn bắt Lênin làm con tin. Chính vì thế mà Xpiriđônốp được giao nhiệm vụ theo dõi căn nhà của Bôn Bruêvích. Bọn lập mưu đã biết Vlađimir Ilích Lênin thường ngủ đêm tại đó. Xpiriđônốp khai địa chỉ và cuộc gặp gỡ bí mật trong cửa hàng thực phẩm cách phố Kherxônxkaia không xa. Nơi đây cũng chính là nơi đặt trạm theo dõi căn nhà của Bôn Bruêvích.

        — Họ hứa sẽ trả cho tôi hai mươi nghìn rúp nếu tôi hoàn thành nhiệm vụ — Xpiriđônốp kết thúc câu chuyện của mình— Đấy là đồng tiền giết người. Còn ông Vlađimir Đmitriêvích thì tôi phải giết ông ta chẳng qua là vì nhân tiện thôi. Cái chính là bắt cóc Lênin.

        Các ủy viên công nhân cởi bỏ áo khoác và áo bờ- lu-dông trong góc phòng số 75 và đi ăn trưa. Họ mời cả Iakốp Xpiriđônốp cùng đi. Ăn xong họ chỉ cho Xpiriđônốp giường nằm trong ký túc xá và báo trước cho anh ta hay rằng tốt nhất là anh ta không nên đi ra phố. Nhỡ ra bọn sĩ quan có âm mưu biết là anh ta đã vào điện Xmônưi thì anh ta khó mà thoát khỏi tai họa. Xpiriđônốp đồng ý và cho biết rằng bản thân anh ta thường đến đây, đã biết được những xe nào từ Xmônưi ra và ai đi xe nào. Có lẽ giờ đây vẫn có kẻ nào đó dạo quanh khu vực này.

        Trong những ngày tiếp theo, Grigôri không có dịp gặp lại Iakốp Xpiriđônốp nữa. Ngay đêm đó, tất cả những lực lượng hiện có của Ủy ban đặc biệt đều được tung ra cho chiến dịch bất thường này. Trên các hẻm Pêrêkupxki và Dabankanxki, trên các phố Ốckhơta và Dakhariépskaia — theo tất cả các địa chỉ mà Xpiriđônốp đã cho, các hoạt động lùng bắt, khám xét được đồng thời tiến hành. Đã tóm cổ và tước vũ khí của một số sĩ quan, bắt bà chủ cửa hàng thực phẩm và một tay sinh viên nào đó. Tất cả đều được đưa về phòng số 75 trong điện Xmônưi. Đã tìm thấy nhiều vũ khí trong Liên đoàn kỵ binh Gêorgiép trong đó có cả bom tự chế.

       Thượng úy Valenchin Kusakốp là một người vai rộng mặt to, hai mươi hai tuổi, đầu đội mũ Papakha lông cáo. Những tên còn lại cũng trạc cữ tuổi như vậy? Grigôri chú ý thấy Kusakốp hình như có vẻ xa lánh các sĩ quan khác. Khi hắn ta cởi chiếc áo bông cộc lấy khăn quàng cho vào túi thì hắn vô tình để lộ chiếc huân chương chữ thập Gêorgiép đeo trên áo va-rơi. "Phải chăng đây chính là cái tên mà người lái xe của Lênin đã nhìn thấy trên cầu?” Grigôri thầm nghĩ.

      Cuộc hỏi cung hoãn đến sáng hôm sau nhưng trước khi đưa những kẻ bị bắt về phòng giam người ta bắt chúng cởi bỏ áo khoác ngoài để lại trên nền nhà. Khi Kusakốp bỏ mũ lại, hắn liếc mắt nhìn chiếc áo ca-pốt viền đỏ để trên ghế băng. Ánh mắt hắn thoáng lộ vẻ sửng sốt nhưng rồi y trấn tĩnh lại ngay và bước tiếp theo những tên khác.

        Chính ngay đêm đó Grigôri được giao trực tại Ủy ban an ninh. Khi tất cả đã đi khỏi và các ủy viên cận vệ đỏ được phân công trực chiến lấy súng gối đầu nằm nghỉ ít phút trên nền nhà thì Bêlikốp đi kiểm tra các phòng giam rồi quay lại phòng số 75. Đã mấy đêm mất ngủ vì công việc khẩn cấp, dồn dập nên anh nhân viên trẻ tuổi của Ủy ban đặc biệt bỗng cảm thấy buồn ngủ ghê gớm trong đêm khuya tĩnh mịch. Anh cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ nhưng mí mắt cứ ríp lại và anh chỉ toàn thấy những vòng tròn chập chờn. Để đẩy lui cơn buồn ngủ, anh quyết định nghiên cứu các giấy tờ thu được khi khám xét bọn mưu sát. Những giấy tờ này nằm trên góc bàn và được buộc thành từng tập. Trên bàn còn có cả chiếc cặp lấy được của tên Kusakốp. Kusakốp đã vứt qua lỗ cửa thông hơi nhưng bị phát hiện và chiếc cặp lại được đem từ ngoài phố vào. Trong cặp có một khẩu súng lục và một số giấy tờ. Lúc đầu Grigôri chỉ lật qua các trang giấy mà không để ý đến nội dung của chúng. Tuy thế cơn buồn ngủ vẫn cứ bám riết lấy anh. Thế rồi anh lấy ra một quyển sổ bìa ni-lông trong đó ghi chi chít những hàng chữ viết tháu rất khó đọc. Quyển vở này cũng của Kusakốp. Nó được mở đầu bằng những dòng ghi chép ngoài mặt trận mùa thu năm ngoái!   

       Bêlikốp uể oải giở cuốn sổ ra khó nhọc dò nghĩa từng dòng. Và bỗng nhiên cơn buồn ngủ của anh tan biến ngay... Trong tay anh là cuốn nhật ký của tên tòng phạm vụ ám hại Lênin!

       Bây giờ thì mọi việc đã rõ, chính tên Kusakốp là kẻ thực hiện vụ mưu sát không thành. Hắn bị bắt nhưng không ai phát hiện ra. Grigôri quyết định báo ngay cho Đgiécginxki hoặc Bôn Bruêvích nhưng rồi lại thôi — Việc gì mà lại phải đang đêm dựng họ dậy nhỉ ? Đằng nào thì rồi sáng ra họ cũng sẽ biết thôi... "Nhưng nếu ta ghi chép lại những điều quan trọng nhất trong cuốn nhật ký này thì sao nhỉ ? — Grigôri suy nghĩ – Ai hơi đâu mà đọc hết được những của nợ này. Chỉ có mình lúc này chẳng có việc gì làm mới….

       Grigôri tìm thấy trong một tập tài liệu khác, quyển sổ còn khá mới, anh xé bỏ những trang đã viết rồi và ngồi bắt tay vào ghi chép. Anh cặm cụi mãi cho tới khi những tia nắng đầu tiên buổi ban mai bắt đầu rọi chiếu qua cửa sổ.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2015, 06:40:43 am »

      Sau đó mấy hôm, cuốn nhật ký của Kusakốp không rõ tại sao đã không cánh mà bay khỏi tập hồ sơ điều tra. Bản ghi chép của ủy viên Ủy ban đặc biệt Grigôri Bêlikốp trong một thời gian dài đã là bằng chứng duy nhất về ý đồ của tên khủng bố bạch vệ.   

     Đây là tất cả những gì mà Grigôri Bêlikốp chép lại từ cuốn nhật ký:

      "Ngày 23 tháng 11 năm 1917 theo lịch cũ”.

        Sáng sớm giá lạnh. Ta đang ngồi trong toa hàng trước cánh cửa mở rộng. Con đường từ Matxcơva về an toàn. Sắp về tới đội trinh sát của ta rồi. Ta sẽ gặp lại trung đoàn của ta. Chẳng mấy chốc nữa ta sẽ ở nhà, trung đoàn đối với ta là nhà, không kém phần thân thương như quê mẹ phủ đầy tuyết trắng.

        Hôm nay là ngày hội của lính kỵ binh Gêorgiép, thật là may mắn — ta đến trung đoàn đúng vào ngày huynh đệ tương phùng của chúng ta...

       Ngoài làng — nơi các trinh sát viên của ta đóng — những người thân quen của ta đang đứng bên cạnh cọc buộc ngựa. Erokhin đang trực gác là người trông thấy ta đầu tiên và chạy đến đón. Các trinh sát viên khác từ trong nhà ùa ra. Ta cảm thấy được sống giữa những con người trung thành thân thiết. Sao ta lại không yêu mến trung đoàn của ta được.

       Lễ tạ ơn và duyệt đội ngũ nhân ngày kỵ binh Gêorgiép được tổ chức vào ban ngày. Tối đến trong cuộc họp đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt về bọn bôn-sê-vích. Một tay lính đại đội ba tên là Mêđenxép phát biểu. Hắn ta là đồng hương của Trusin, người cần vụ của ta. Trusin đột nhiên hỏi ta: "Thưa ngài, bôn-sê-vích thật sự là những người như thế nào?”

      Ta đã hiểu Trusin qua tâm trạng lo lắng của hắn khi hỏi về bôn-sê-vích.

     "Khi về ta sẽ cùng phân tích thì cậu sẽ hiểu”. Ta trả lời như vậy.

     Quân đội đang có nguy cơ bị tan rã. Con sóng cả đang dâng tràn lên khắp đất nước này. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ lan tràn tới đây. Trung đoàn ta hiện thời chưa có điều gì khác thường cả nhưng như thế là đã rõ rồi — Liệu để khi nước đến chân rồi mới nhảy thì có kịp không?

        Buổi chiều ta đến chỗ thượng sĩ Orlốp. Trong lều có bốn người. Ba người kia là người phụ trách hậu cần, một tay thơ ký và chủ tịch hội đồng quân nhân  Xpiriđônốp.

       Xpiriđônốp qủa là một con người kỳ lạ: Cậu ta vào đội trinh sát với tiếng là nạn nhân của chế độ cũ. Đã bị tù khổ sai vì tội giết chết một hiến binh. Điều đó tạo cho cậu ta một vị trí đặc biệt trong đội. Bề ngoài cậu ta là một con người mộc mạc quê mùa có khuôn mặt lưỡi cày xương xương. Đôi mắt sâu thẳm ẩn dưới đôi lông mày bàng bạc, ánh lên một niềm khát khao kỳ iạ. Ta có cảm giác cậu ta đang nung nấu một ý chí vĩ đại. Chủ tịch hội đồng quân nhân là một người có uy tín. Ta không thể gần cậu ta được có lẽ cũng chính vì ánh mắt đăm đăm và hừng hực đó của cậu ta. Cậu ta cũng ngồi trong căn phồng kiểu Mônđavi ấm cúng nhưng không tham dự vào câu chuyện mà lúi húi ngồi khâu những diềm vải đỏ vào ve áo. Làm như thế không điều lệnh nhưng biết nói thế nào bây giờ.   

       "Ngày 24 tháng 11 năm 1917


       Trong đội chỉ còn một nửa số lính kỵ binh. Xêma đã đưa lực lượng vào huyện lẻ giữ dinh cơ điền chủ. Ở đấy đang bị phá phách. Hôm nay chúng tôi sẽ đến để lập lại trật tự.   

        Băng qua chiếc cầu gỗ rền vang tiếng vó ngựa, chúng tôi vượt qua con sông nhỏ rồi phi lên núi và dừng lại bên cổng tòa lâu đài của viên điền chủ, kiến trúc theo kiểu Gôtích. Xêma ra đón và kể rằng dinh cơ này là nơi độc nhất không bị tàn phá từ trước đến nay ở quân khu này. Ngày nào cũng có những toán đàn ông ở những vùng xung quanh kéo đến lâu đài nhưng binh lính được lệnh không được bắn vào họ.

      Chúng tôi theo những bậc thềm rộng đi vào phòng ngoài và bước trên những bậc cầu thang bằng đá trải thảm mềm, hai bên có những chậu cây cảnh để lên lầu. Trên tường có treo những bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ danh tiếng. Xung quanh là những pho tượng và những khối tượng đài bằng đồng, những chậu cây cảnh quý và những bức bích họa. Một căn lớn được dành làm thư viện. Xêma nói: ”Bọn đàn ông quanh vùng rắp tâm đến đây chẳng phải là không có lý do — Có khối cái để kiếm chác mà”.

       Chúng tôi nghỉ trong các căn buồng của trang chủ trước những tấm thảm treo tường quý giá có một không hai. Chẳng hiểu tại sao trong đầu ta lại nẩy  ra ý nghĩ : người nông dân phải bao năm vất vả một nắng hai sương, còng lưng gặt hái trên cánh đồng của bọn địa chủ để rồi bán số lúa mì thu hoạch được mà mua những tấm thảm như thế này...

       Chúng tôi lên sân thượng, từ đây có thể nhìn thấy rất rõ những túp lều xiêu vẹo trong làng, một mầu xám xịt gợi nhớ những túp lều quê ta. Hình như đã có ai đó từng nguyền rủa làng quê và lâu đài rồi thì phải. Kia là đoànngười rìu búa gậy gộc trong tay đang từ trong làng kéo đến lâu dài. Chính ta, lẽ ra cũng có thể cùng đi với họ và ta phải đi đầu, tay cầm chắc chiếc xiên hai chạc... Ây thế mà ta lại leo lên bao lơn để xác định xem nên giáng trả bọn người kia như thế nào và bảo vệ pháo đài ra sao với chiến thuật và kỹ thuật hiện đại.
        
        Trong nhà của người chủ đất đã biến thành trại lính, chúng tôi uống rượu cồn pha loãng. Đối với chúng tôi, đây là ngày hội thống nhất, ngày huynh đệ chiến binh. Mọi người đều hết sức hào hứng . Chúng tôi thề nguyện trung thành với nhau. Épchêép nói: “Thưa ngài thượng úy, chúng ta sẽ sống đời đời bên nhau, chứng ta sẽ không xa nhau.,.. Hãy chỉ huy chủng tôi. Chúng tôi sẽ tống cổ hết cả bọn chúng đi. Hãy chỉ huy chúng tôi”. Còn Xêma thi đứng lên làm một tràng diễn văn kích động lòng người. Cậu ta thì cứ rượu vào lời ra ngay. Diễn đàn là một cái bàn, còn chủ đề là đánh bọn bôn-sê-vích, bảo vệ cách mạng.

        Những người lính,cùng ta, ta cùng họ. Sự nghiệp của chúng ta là chiến đấu mà không hề do dự... Nhưng không hiểu tại sao chúng ta lại lo lắng và trong lòng thấy bứt rứt không yên.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2015, 06:38:19 am »

      "Ngày 25 tháng 11 năm 1917”


       Sáng nay cậu cần vụ đến đánh thức ta dậy và báo: "Bọn bôn-sê-vích lại đến phá phách”.

       Ta mặc áo đi ra. Trời chưa sáng, đoàn người đã đứng bên cửa. Xêma nói chúng định phá cối xay chạy bằng hơi nước — nhiệm vụ củacậu ta là đuổi bọn đàn ông đi. Đoàn người làm ầm ĩ suốt ngày bên tường lâu đài. Lính tráng phải canh chừng suốt ngày. Ban đêm không có phá phách vì thế ta cho tất cả các trạm gác nghỉ, chỉ để lại một đội kỵ binh cảnh giới mà thôi.    Tất cả lại lặng yên. Ta không ngủ. Xpiri-đônốp cũng không ngủ. Cả hai thức thâu đêm suốt sáng. Đầu tiên cậu ta làm công việc của hội đồng quân nhân, sau đấy chúng tôi uống trà hâm nóng bên đống lửa cạnh lối vào lâu đài. Chúng tôi nói về cuộc sống trước đây, về cách mạng. Xpiriđônốp ghé lại sát gần tôi, và hỏi: "Thưa ngài thượng úy tôi muốn nghe ý kiến của ngài, theo ngài, Lênin là người như thế nào ạ? ”.

      Cậu ta nhìn thẳng vào ta. Trong đôl mắt cậu ta chất chứa tất cả nỗi u uất và ý nguyện muốn biết rõ sự thật. "Cậu ta cũng như Trusin và bao kẻ khác” ta thầm nghĩ và trả lời: "Lênin là ai hả? Lênnin là một tên mật vụ của bọn Đức. Bọn Đức đã chở Lênin đến đây trong một toa tàu có niêm phong dấu chì”.

      Các vấn đề làm Xpiriđônốp lẫn lộn. Ta biết đầu óc cậu ta đang quay cuồng như một chiếc cối xay vì chính nỗi lòng ta cũng đang quay cuồng như vậy.

        Sau đấy, tôi và cậu ta lên ngựa đi dạo quanh. Chúng tôi đi qua công viên và trở lại phía cối xay. Chúng tôi đi khá lâu trong im lặng. Bỗng Xpiriđônốp nói trong màn đêm: "Thế mà tôi chỉ toàn nghĩ về mình”. Đi được một đoạn nữa cậu ta nói thêm: "Ngài nghĩ thế nào, ngài có cho tôi cùng đi với ngài không? Tôi sẽ phục vụ hết sức trung thành…Chỉ có điều tôi phải về thăm quê cái đã, - sau đó tôi sẽ quay lại ngài”.


      "Ngày 29 tháng 11 năm 1917”


     Ban đêm, cần vụ trung đoàn trở về. Cậu ta mang lệnh của chỉ huy tới — việc canh giữ dinh cơ sẽ bàn giao lại cho tiểu đoàn bạn, đội chúng tôi được lệnh quay lại trung đoàn. Ta cho Xpiriđônốp xem thư, sau đó đánh thức Xêma và Ôrơlốp dậy. Chúng tôi nhận lệnh mà như trút được gánh nặng. Chính nó đã giải thoát cho chúng tôi khỏi phải canh giữ cái lâu đài chết tiệt này. Chúng tôi quyết định lên đường từ sáng sớm


     "Ngày 3 tháng 12 năm 1917”


      Chúng tôi nhận được lệnh chính thức có chữ ký và dấu của Tổng tư lệnh thông báo tới các cấp trung đội và đại đội về nguyên tắc bầu cử trong quân đội, về việc bỏ cầu vai và về vấn đề hoà bình. Không ai ngờ rằng lệnh này tác động đến tổ chức quân dội nhanh đến thế. Hai ngày sau, trung đoàn ngừng tồn tại. Lính tráng lũ lượt từng đoàn kéo nhau ln các toa tàu trống rỗng. Người ta vẫn thường nói biểu quyết bằng chân mà. Đội trinh sát của chúng tôi còn được giữ lại.

       Tôi bị ốm nên nằm đắp chiếc áo lông cừu. Bên ngoài có tiếng hỏi: "Ngài thượng úy đâu rồi ?” Một người nào đó đi vào lều cỏ. Một cậu lính lạ mặt: "Tôi từ chỗ bác sĩ tới đây. Trạm quân y ở đây bị tàn phá nên họ phái tôi đến gặp ngài”. Tôi bật dậy, người vẫn còn run lẩy bẩy vì lên cơn sốt. Tôi ra lệnh: "Khẩn trương thắng ngựa”.

       Xênia là người nhanh nhất, Một phút sau, cậu ta đã ở trên lưng ngựa cưỡi đi quanh quẩn trong sân. Tám kỵ sĩ đã tập hợp. Tôi sợ rằng sẽ phải đi xa. Đã thấy, dấu hiệu của sự phá phách ngay trong làng đầu tiên. Kẻ thì lấy đồng hồ, người thì lấy gối, lấy bàn ghế. Những cỗ xe bốn bánh chất đầy các thứ đồ đạc gia đình thi nhau chạy đi, còn những chiếc xe không thì chạy tới. Xêma phi ngựa bên cạnh tôi, Xpiri-đônốp mặc chiếc áo capốt có diềm vải đỏ phóng đại trên con ngựa hung. Trên cánh đồng, có hai người lính đang khiêng một chiếc tủ gương khung mạ vàng Con ngựa Kốptríc của tôi né sang một hên. khi thấy bóng mình trong gương...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2015, 06:44:08 am »

       Bên cầu chật ních xe tải. Chúng tôi khó khăn lắm mới lách mình được qua cầu. Cuộc cướp bóc đang lên cao độ. Căn phòng của trạm quân y đã bị phá tan hoang, các phòng khác cũng vậy. Các kho chứa đồ bị vét sạch nhẵn. Chúng tôi phóng đến chỗ cối xay. Lúa mì đã bị xúc đi. Mấy gã đàn ông đang tháo gỡ lấy những bộ phận bằng đồng. Khi trời nhá nhem tối chúng tôi tới dinh cơ của viên điền chủ. Chúng tôi bắn chỉ thiên để đe dọa.Chỉ một lát sau là ở đây không còn một bóng người.

       Chúng tôi ngồi sưởi bên đống lửa, sau đó quay trở về và dừng lại dưới chân núi bên kia sông. Tôi lệnh cho tất cả trở  về trung đoàn và nói rằng chúng tôi sẽ đuổi theo sau. Tôi cùng với Xêma ở lại. Chúng tôi quay ngựa trở lại phía lâu đài. Băng qua cánh đồng đã cày và theo lối sân sau chúng tôi tới nhà máy rượu, đốt kho lúa mì và quay về — giờ thì tòa đài không có cách  gì mà thoát khỏi tai họa. Từ xa tôi đã thấy toàn bộ dinh cơ bốc cháy như thế nào. Những túp lều lặng thinh nhìn đám cháy. Làng quê sẽ tồn tại. Nhưng tại sao chúng tôi lại làm như vậy? Ai mà có thể giải thích được tại sao!


        "Ngày 5 tháng 12 năm 1917”


       Tôi nói với Xêma:"Chẳng còn hy vọng gì nữa đâu. Không thể chờ đợi hơn được nữa. Hãy viết lệnh giải tán đi”.

       Trung đội trinh sát của chúng tôi có 30. Chẳng lẽ chúng tôi không phải là những cựu chiến binh hay sao. Chẳng lẽ chúng tôi đã không làm tròn nghĩa vụ của người lính hay sao? Xpiriđônốp đóng dấu vào lệnh còn trung sĩ Ôrơlốp nhận lệnh thi hành. “Tập trung đội ngũ lần cuối cùng”. Tôi ra lệnh. "Tập trung thế nào ạ?” - "Sẵn sàng chiến đấu”.

       Lễ chia tay diễn ra có phần hơi long trọng. Có lẽ nó sẽ còn long trọng hơn nếu như Xêma không làm hỏng cuộc. Cậu ta không biết phát biểu những bài diễn văn trang trọng. Cậu ta đi ra, vừa đi vừa khóc. Những người khác cũng khóc theo. Tôi cũng quay mặt đi và vẫy tay. Khi đó cậu trung sĩ ra lệnh giải tán và chúng tôi mội người đi một ngả. Đêm hôm đó tôi tiễn Xpiriđônốp và chúng tôi hứa sẽ gặp nhau tại Pêtécbua. Cậu ta về quê thăm người thân.

       Chúng tôi quyết định sẽ đi vào ngày mai. Tôi ra lệnh chuẩn bị thắng yên con ngựa Kôptríc của tôi. Đây là lần cuối cùng. Tôi muốn đi qua bên kia dãy núi, nơi có những trận địa dọc chân núi mà chúng tôi đã bỏ từ lâu. Tôi đi vòng vèo theo những hào giao thông sâu chạy dọc khắp cánh đồng. Đằng kia là những công sự và nhà hầm... Những nhà hầm hhư vậy có ở Ba Lan, ở Galisi và ở Vixle. Những căn hầm ấy dùng cho mùa đông và mùa hè. Trong mỗi chiếc hầm, cổ một phần cuộc sống của mi, những suy nghĩ và ghi chép của mi.

      Đã đến nơi. Các công sư bị phá hủy. Những khúc gỗ tròn toang hoác ra như những thanh củi bị chẻ. Tôi đi qua và dừng lại cạnh bãi chướng ngại bằng dây thép gai. Mọi cái có vẻ như rất đơn giản: những chiếc gai nhọn lởm chởm cuốn quanh mấy sợi dây. Nhưng đây là tất cả những gì của ba năm chiến tranh, là gợi nhớ của những cơn thử thách đã qua. Chẳng lẽ ta lại phải hiến dâng ba năm chiến tranh, những thương tích, những người đồng đội đã khuất, những đau thương buồn tủi, mồ hôi nước mắt và mất mát, hiến dâng tất cả cho cái gọi là “vì hòa bình trong tất các trung đội và đại đội ư ?.. ”

       Ở đâu đó xa kia, sau dãy đồi là "Nó” — kẻ địch. Nó biết tất cả, nó vây hậu phương của ta bằng những bầy mật thám. Nổ chờ đến khi những trận địa này hoang tàn để lao vào xâu xé mảnh đất không được bảo vệ này. Bọn phản bội đang tung hoành; kẻ thù ăn mừng thắng lợi, con người đã mất trí, đất nước đang lâm nguy. Thế còn chúng ta, những người yêu nước và thề thốt trước Người thì sao? Phải cứu lấy bằng được, bằng mọi giá ! Cứu lấy và hy sinh... Chúng ta đi đâu? Về Mátxcơva. Nhưng làm gì ở đấy? Cứu Cách mạng, cứu thế nào? Tuyệt mật. Chúng tôi đi thành đoàn — tôi. Ôrơlốp, Epchêép, Nhicôlaiép, Xêma và một số khác nữa. Có thể nói chúng tôi phân thành từng nhóm. Chúng tôi đi thành từng tốp, với vũ khí cầm chắc trong tay. Chúng tôi là sức mạnh. Chúng phải sợ chúng tôi. Con tầu đi chậm chạp. Ngày lại ngày, cứ thế nặng nề trôi qua. Thờ ơ với tất cả, ta ngồi trên chiếc va-li hành lý trong góc toa ấm áp và suy ngẫm.

        Ta nhớ lại tất cả, ta hồi tưởng lại tất cả.

        Ta suy nghĩ rất lung, không bỏ qua một điều gì hết. Và ta quyết định...

       Đêm đông lạnh lẽo giữa rừng. Màn đêm kể về những cuộc thử thách đáng sợ đối mặt đất, về chiến tranh giữa các phe phái, về cách mạng đã chết trong sự phản hội. Màn đêm nói lên tất cả. Tất cả đã được tìm ra. Tất cả đều sáng tỏ. Ta không cần nghĩ gì thêm nữa. Trong lòng ta là tình cảm thiêng liêng của chiến công? Ta là một người lính nhận lệnh đến với cái chết. Ta nhận cho mình cái gì lớn lao nhất mà con người có thể nhận được. Ta quyết định: Ta sẽ giết nó !
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2015, 04:59:23 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2015, 04:59:02 am »

          "Ngày 1 tháng giêng năm 1918”


          Buổi sớm đầu năm. Ngày đầu năm đến trong sương mù giá lạnh. Tỉnh dậy,ta trông thấy những cuốn sách của ta trên nền nhà và ngọn nến đã cháy hết. Chẳng muốn dậy, ta chuyển tư thế cuộn mình thoải mái trong chăn, ngắm nhìn những bức tường thân quen trong nhà và nhớ lại cuộc gặp gỡ chiều qua và những bài thơ viết cho Irina. Ta nghe thấy Kxenhia Alếchxanđrốpna lạch cạch dọn bát đĩa ở nhà ăn. Ngoài hành lang có tiếng chân bước nhẹ, vững chãi của đại úy — tiếng chân của một con dã thú dũng  mãnh. “Nửa giờ sau tôi sẽ quay lại” đại úy nói trong nhà ăn. Cả tiếng sập cửa ra vào. Vẫn nghe Kxenhia  đụng bát đụng đũa như cũ.

       Tiếng chân và giọng nói của đại úy phá tan giấc mơ đầu năm. Phía trước kia chẳng có gì là sung sướng cả. Phía trước chỉ có vực thẳm đen ngòm. Trước bàn làm việc, cạnh cuốn sách ta yêu thích là khẩu súng và quả bom chuẩn bị cho hành động. Sau góc phố trong hẻm là buồng thay quần áo (chúng tôi gọi nhà mật như vậy) . Ở đó có cậu Mács vô tư, cậu Cuchilô Kapitônứt, Môriắc, Iunker Xêma và những người khác nữa. Có lẽ đại úy đi tới đó. Ở đó những người thợ săn thú. Họ là những người can đảm và kiên nhẫn. Thế nhưng họ chưa săn được mồi. Họ đi lần mò theo dấu vết nhưng bị mất. Họ đã tổ chức đón lõng nhưng không  nó xuất hiện. Có lẽ khi nào tìm ra nó, họ sẽ đến báo cho ta. Ta sẽ giết nó.

       Tại sao ta lại đến đây mà chờ đợi nhỉ? Đỉnh cao hạnh phúc của chiến công sắp tới ở đâu mới được chứ? Trí óc của ta đã bị tiêm nhiễm bởi nọc độc của  những mối hoài nghi mất rồi.

      Những ngày ta ở Pêtécbua, tai quái thay, lại là nguyên nhân căn bệnh của ta . Ai đã giằng xé con tim ta thành hai mảnh? Làm sao để lấy lại được sự kiên đã mất đi của ta đây?

      Trên bàn, dưới những tập thư, là bức thư gửi cho Xpiriđônốp. Trong thư cũng vẫn chứa đựng nọc độc ấy, chỉ khác hơn là nó được nấp sau những câu chữ cứng rắn được lựa chọn khéo léo. Bản tính "quân tử nhất ngôn” của cậu ấy sẽ giữ chân cậu ấy lại với ta. Chính cậu ta đã giết chết một tên hiến binh. Cậu ta sẽ có thể giúp ta thanh toán việc này... Có phải thế chăng ?

         Đại úy quay về và kể lại họ đã qua một đêm rất sôi động trong căn nhà mật. Thời tiết rất thuận lợi cho nhiệm vụ nhưng không có gì mới cả. Đại úy không tin là có thể trông cậy ở Chekhơnôlốc bất cứ điều gì: cậu ta chỉ có hứa hươu hứa vượn mà thôi. Đại úy quyết định chờ hết chiều tối hôm nay và sau đó sẽ quay sang phương pháp bám đuôi như cũ. Nhưng hoạt động trong điện Xmônưi là một việc hết sức khó khăn. Ở đó, khả năng rất hạn chế. Căn nhà của Bôn Bruêvích tiện hơn trong lĩnh vực này. Nhưng Chekhơnôlốc thì hoàn toàn không được đại úy tin tưởng.

       Để có việc làm, ta ngồi viết tiếp bức thư bỏ dở, nhưng rồi lại thôi. Lấy sách ra đọc nhưng chẳng có quyển nào hấp dẫn cả. Ta đã mấy lần ghi nhật ký. Chẳng hiểu tại sao ta lại cảm thấy trong lòng không yên một cáchvô cớ và kỳ lạ như vậy?

       Ta choàng chiếc áo bông cộc lên người và đi đến ngôi nhà mật. Căn nhà chẳng khác gì bãi chiến trường sau một trận đánh lớn. Bàn ghế đổ ngổn ngang, đồ ăn thừa của bữa tiệc đầu năm vẫn còn vương vãi trên bàn. Cậu Mács ngồi yên vị trên chiếc ghế có tay dựa được uốn rất công phu, vẻ mặt trang trọng, đăm chiêu

         Cậu ta ngồi thẳng đuỗn, ngực ưỡn ra như đang đứng trong hàng quân, tay cậu ta cầm chắc chiếc đàn ghi-ta ở trong tư thế dựng đứng như bồng súng chào. Cậu ta hát và đệm đàn một bản tình ca. Mács là một con người tươi tắn vui vẻ. Tóc cậu ta chải lật ngược ra sau một cách công phu, trên ngực đeo huân chương chữ thập Gêrơgiép, trên cánh tay áo có hai chiếc phù hiệu chứng tỏ cậu ta đã hai lần bị thương.

       Iunker nói phải đi Phần Lan. Người ta nói Lênin đôi khi đến Muxtamiắcki và ở lại trong nhà nghỉ của Bôn Bruêvích. Xêma đưa cho ta xem khẩu súng lục mới của cậu ta mà cậu ấy đổi bằng khẩu súng dài cũ cộng thêm chiếc áo capổt. Khẩu súng thật tốt không thể chê vào đâu được. Chúng tôi nói những chuyện vặt vãnh và rất ít khi đả động đến vấn đề chính. Thế nhưng trong thâm tâm vẫn có một cái gì đó thôi thúc phải hành động. Quay về nhà với tâm trạng u sầu, ta lấy nhật ký ra ghi. Ta dừng bút, nhìn ra cửa sổ. Đâu đó ngoài kia, ở trong những dãy phố mờ sương đó, trong một ngôi nhà lớn cạnh sông Neva có một con người mà cuộc sống của người đó sẽ chạm trán với cuộc sống của ta vào một trong những ngày bất hạnh sắp tới. Nổ là người như thế nào? Đã nhiều ngày chúng tôi theo vết nó, đọc báo chí để theo dõi nó. Nó là ai mà lại lôi cuốn được những con người bình dị chất phác? Tại sao uy lực tai hại của kẻ đó lại cứ ám ảnh tâm can ta ? Ai đã tước bỏ trong ta lẽ phải về sự nghiệp mà ta đang theo đuổi? Mối nghi hoặc đã chiếm lòng ta như thế nào? Khẩu súng và trái bom ta đã chuẩn bị là để cho nó nhưng đôi khi ta có cảm giác là nó đang ngự trị trong lồng ngực của ta, rằng ta không thể giết nó cho dù nó đã chết. Nó là ai — người nói lên sự thật hay là kẻ gieo rắc lừa dối, giả tạo ? Kẻ thù khổng lồ hay nhà tiên tri, người chiến sĩ của một chân lý mới vì hạnh phúc của nhân loại chăng ? Nó là ai, là ai nhỉ ?

        Hôm nay đã là ngày thứ ba ta dạo quanh điện Xmônưi. Ý muốn gặp nó cứ dâng lên như sóng trào. Thế nào cũng xong — khi ta gặp ta sẽ hiểu tất cả.

       Hay ta cần thổ lộ điều này cho đại úy biiết ? Có thể đấy là tính nhu nhược mà ta không có quyền giấu giếm chăng ? Đại úy hy vọng ở ta nhiều lắm cơ mà. Chẳng lẽ ta lại không cương quyết được đến cùng hay sao? Chẳng lẽ ta lại không thể thực hiện nổi điều ta đứng ra đảm nhận hay sao? Lẽ nào ta lại không cảm thấy nhục nhã khi bị tên gián điệp niêm phong dấu chì cám dỗ hay sao ? Chẳng phải là chính nó đã đem chết chóc đến cho tổ quốc ta hay sao? Chẳng lẽ ta lại không thấy nhục nhã vì những suy tư mà ta đang nghiền ngẫm hay sao? Quân đội bị tan rã không phải vì bị phản hội thì là vì gì? Lẽ nào nó lại không chịu trách nhiệm về chuyện đó được sao? Không, đại úy ạ, ngài có thể yên tâm — tay tôi không run đâu!

      Có tiếng chuông ngoài hành lang hai tiếng chói tai. Tiếng chuông báo hiệu Chekhơnôlốc đã về. Đấy là cậu sinh viên, nhân viên thu thập tin tức của chúng ta. Cậu ta người bé nhỏ, da đen đội mũ lưỡi trai đính những chiếc búa con lóng lánh, mặc áo bành tô bông. Cậu ta đem một tin tức gì đó về. Tất cả đang túm tụm ngoài hành lang. Ta phải ra xem có gì mới không….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2015, 06:38:35 am »

      "Ngày 2 tháng giêng năm 1918”


       Ta kể về những gì đã xảy ra ngày hôm qua.

       Khi Chekhơnôlốc bấm chuông, đại úy liền đưa cậu ta vào buồng mình. Sau đó họ đi ra còn Chekhơnôlốc thì bẻ cổ áo lên và đi ra khỏi nhà. Đại úy nói với chúng tôi: “Thưa các ngài, chúng ta đã có những tin tức nghiêm chỉnh và thuận lợi. Rất có thể hôm nay chúng ta sẽ thực hiện thành công chiến dịch. Chekhơnôlốc cho biết hôm nay người ta đang chờ Lenin đến dự cuộc tiễn đưa bọn cận vệ đỏ. Xin các ngài hãy chuẩn bị cho”.

       Không khí bỗng trở nên sôi động. Mọi người mặc áo, chen nhau lấy áo khoác ngoài. Đại úy nói với ta: “Tôi hy vọng ở ngài” – “Vâng! Xin ngài cứ yên tâm” – “Thế thì nửa tiếng nữa chúng ta sẽ xuất phát. Đầu tiên chúng ta đến "nhà thay quần áo tắm ” và từ đó sẽ triển khai hành động”.

      Căn phòng cùa ta, nào sách, nào vở, một ngọn đèn thắp sáng. Bỗng nhiên ta cảm thấy vững tâm. Nghĩa là cần phải gấp sách lại, có thể là gấp vĩnh viễn. Ta dọn sạch phần giữa bàn và để khẩu súng cùng trái bom lên đó. Quả bom có thể bỏ gọn vào trong túi.

     Ta đã sẵn sàng! Thế là xong, từ nay ta không còn phải tự dày vò mình trong những đêm mất ngủ. Ta không còn đủ sức để cưỡng lại nữa – không rõ sức mạnh nào đã lôi cuốn ta. Ta – một thứ đồ chơi trong tay một gã khổng lồ hùng mạnh nào đó.

      Ngọn đèn cháy leo lét bên những quyển sách. Giữa đống sách vở là quả bom và một khuôn mặt mãi mãi thân quen trong khung đồi mồi. Giờ cuối cùng đã điểm. Mặc cho số mệnh quyết đoán!

      Đại úy bước vào: "Ta đi thôi". Chúng tôi mặc quần áo. Đại úy khoác chiếc áo ca-pốt còn ta mặc chiếc áo bông cộc. Ta quàng khăn và đội chiếc mũ lông cáo lên đầu. Đại úy vắt chiếc mũ trùm đầu lên vai. Ta quay vào phòng nhìn lên tường, lên giá sách và chiếc khung ảnh đồi mồi. Ta có cảm giác như trước khi ra trận, khi đang truyền lệnh cho nhau trong hàng quân — bây giờ chúng ta xung phong.

      Mọi người trong "phòng thay quần áo tắm” khoác ca-pốt màu xám. Người thì đang mặc, còn những người khác đã mặc xong rồi ngồi yên hoặc đi lại chuẩn bị vũ khí hoặc làm một vài tợp cô-nhắc. Trong phòng không có điện mà chỉ có một mẩu nến cắm vào chai soi rõ những bóng người trong phòng. Xêma khoác capot, đầu đội mũ kéo lệch về phía sau ngồi vắt vẻo trên thành ghế. "Này đây có phải là lúc đi úp đồn của bọn Đức đâu cơ chứ”, ta nói với cậu ta như vậy. Cậu ta kéo dài giọng ra "Vâ..â..âng” và cười vẻ hối lỗi. "Trước đây ta chưa từng bao giờ thấy cậu ta cười buồn bã như vậy... Có lẽ ta đã bị một ma lực làm cho mê muội đi rồi chăng”. Ta thầm nghĩ.

       Chekhơnôlốc đến khẳng định lại — mọi tin tức đều chính xác. Người ta sẽ tổ chức tiễn đưa bọn cận vệ đỏ ra mặt trận. Lêhin hứa sẽ tới đó lúc tám giờ. Đại úy hỏi: "Hôm nay Lênin đi bằng xe nào?” - "Có lẽ vẫn chiếc xe mang biển số 4647. Đại úy ra lệnh: "Xuất phát ngay. Đi từng người người. Tập trung tại vườn hoa sau rạp xiếc”. Mács hô: “Đi đều bước. Ta đi làm một tốp cuối cùng”.

      Tôi chờ Mács ở cửa ra vào: "Này Mács, chúng mình sẽ bên nhau” — "Bên nhau, mãi mãi bên nhau và bây giờ cũng bên nhau. Mọi việc thế nào đã có  Đức chúa trời...”

     Đêm tối om, sương mù dầy đặc tới mức chỉ cách nhau vài bước cũng không trông thấy nhau nữa. “Chà đêm ra đêm. Khó có một đêm nào tốt hơn đêm nay nữa". Mács nói.   

        Chúng tôi tập trung sau rạp xiếc. Đầu óc mọi người đều căng thẳng, thỉnh thoảng lắm mới có người qua lại. Chúng tôi đứng tản ra và làm ra vẻ không quen biết nhau. Sau đó, chúng tôi đứng vây quang đại úy. Đại úy giảng giả cần phải hành động như thế nào. Chúng tôi sẽ giết Leenin khi ông ta từ cuộc họp trở về. Cố gắng bắn bằng súng lục để không hại đến dân. Nếu không được thì dùng bom.

        Bên cạnh rạp xiếc tụ tập thôi thì đủ hanhgj người. Bọn cận vệ đỏ đứng bên cửa ra vào ngăn không cho ai qua. Mọi người im lặng chờ đợi. Chúng tôi cũng chờ đợi... Thời gian đi chậm chạp như rùa. Kia có một chiếc xe nào đó.

      “Đến rồi”. Đám đông dạt qua một đêm rồi lại tụ lại. Ba người bước qua cổng, tôi cũng xông vào, định vượt qua hàng rào bảo vệ nhưng một tay lính cận vệ đỏ người nhỏ nhắn, chắc nịch mặc áo vét-tông, thắt bao đạn, tay bồng một khẩu súng trường to khác thường túm lấy vạt chiếc áo bông cộc của tôi: “Này! Đồng chí, không được đâu!”. Tôi vùng và thoát khỏi tay anh ta và kêu lên: “Chính ủy” rồi chạy dấn lên.

         Rạp xiếc to lớn,xa lạ được chiếu sáng lờ mờ. Vòm rạp trong nhờ nhờ như một cái chảo lớn vì trên trần chỉ có dăm ba ngọn đèn tù mù. Ở giữa rạp là khán đài màu đỏ. Trước khán đài có một hàng cận vệ đỏ. Dân chúng lũ lượt kéo vào, tất cả hò hét chúc mừng người đang đi đến. Tôi chạy lên trước. Người ta ra  lệnh cho cận vệ đỏ "Nghiêm” và họ đồng loạt hô lên
«Ura».

       Người chỉ huy đứng ở giữa, tay cầm gương tuốt trần. Trên khán đài, trong số những người không quen biết có một con người. Nó đây rồi. Chẳng lẽ ta lại  không nhận ra được ngay nó hay sao. Một người vạm vỡ, mặc áo bành tô kiểu thị dân hai tay cho vào túi, đầu đội mũ. Nó đứng như người đang được hoan hô và không thể tham gia vào cái kiểu nghênhđón này. Nó đứng oai nghiêm và bình dị. Nó tươi cười và khoan thai chờ đợi, còn những người đứng trong hàng thì hoan nghênh, hô vang không ngớt. Không khí phấn chấn tràn ngập đám đông, tràn ngập trong lòng con người đó. Và cả ta cũng hô lên. Nhưng ta không hô bằng miệng như cần phải hô để người khác trông thấy mà hô trong lòng bởi vì tự nó hô lên, bởi vì không thể không hô chúng với mọi người, bởi vì ta đã quên tất cả rằng ta ở đây, bởi vì có cái gì đó tự nhiên đến không sao kìm hãm được, làm mờ nhạt lý trí và hủy hoại tinh thần ta, đã bùng nổ ngay trong con người ta. Và rồi một sức mạnh huyền bí nào đó ngự trị trong ta. Ta không còn cảm thấy gì nữa ngoài cảm giác của sự bình dị đang hao trùm, cảm giác khoáng đạt, cảm giác của niềm vui sướng vô tận.

      Lát sau trên diễn đàn, người ta vẫy tay ra hiệu yên lặng. Người chỉ huy đội cận vệ thoắt cái đã tra gươm vào bao. Khi đó người mặc chiếc áo bành tô bắt đầu nói. Ta không nhớ lấy một lời của người đó,  nhưng ta biết rằng ta sẽ khắc ghi trong lòng từng từ mà ta nghe được.
 
       Ta không tài nào diễn tả nổi tâm trạng của mình lúc bấy giờ. Khira đến ngoài phố, ta nhìn thấy chiếc xe và đoàn người đang bị hàng rào cận vệ đỏ ngăn Jại. Ta thấy trong đoàn người những khuôn mặt buồn thiu của những người cùng đến với ta, bỗng dưng tất cả đều trở nên xa lạ. Ta đi sang một bên và tất cả đi sau ta. Ta phải giết nó...   
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2015, 11:54:33 pm »

        Sau đó là một cái cầu cong nhỏ. Hai bên cầu là mầu đen xẫm của dòng nước chưa kịp đóng băng. Ta để Mács đứng ở đầu cầu còn tự ta đi đến giữa cầu. Tất cả đều đã được dự tính trước. Chúng tôi hành động như một cái máy. Ta đi dọc theo lan can cầu. Những giây phút kéo dài như vô tận. Hay là thời gian đã ngừng trôi. Mács đi tới thông báo: xe bị tắc lại ở dọc đường. Sau đó cậu ta lại mất hút trong màn sương. Và kia là những tia sáng loang loáng xuyên qua quảng trường. Chiếc xe ngoặt sang phía cầu. Có ai đó chạy theo sau xe. Đấy là Mács trong ánh đèn pha mờ ảo. Cậu ta vẫy tay. Xe tiến lại gần. Chỉ có thể bằng bom, bằng bom mà thôi! Ta lao về phía trước suýt chạm phải cửa xe. Nó đang ở trong xe. Nó nhìn, ta thấy rõ đôi mắt của nó sáng lên bóng tối. Có thể đấy chỉ là cảm giác. Bom! Ta biết quả bom đang nằm trong tay ta, ta cảm thấy nó, ta biết rằng cần phải ném nó đi ngay nếu không chiếc xe sẽ chạy qua mất. Ta cảm thấy tất cả sự hãi hùng của điều mà ta không thể thực hiện được. Hình như bỗng dưng tất cả đất trời, nhà cửa, con người đều đổ xô đến và đè lên ta bằng một sức mạnh kinh khủng.  Cổ họng ta bị bóp nghẹt. Chiếc xe đã chạy qua...

      Bỗng có tiếng súng nổ, rồi lại một phát nữa. Ta nghe tiếng viên đạn đập vào thùng xe. Đại úy đã bắn. Sao ta lại rồ dại như vậy — không ném bom vào chiếc xe. Chiếc xe đi chậm lại. Ta lấy khẩu súng ra chạy theo xe và bắn nhưng xe không dừng ỉại. Chẳng qua là người lái đã cho xe chạy chậm lại để quặt vào hẻm. Ta đã không giết nó, không biết!  Ta không thể làm được điều này..


......................   


       Cuộc điều tra vụ mưu sát Lênin diễn ra với một nhịp độ khẩn trương. Mấy ngày sau người ta lại bắt thêm được một tên tội phạm nữa — viên sĩ quan Ốxminin - chủ tịch liên đoàn kỵ binh Gêorgiép. Ngay trong cuộc hỏi cung đầu tiên hỏi cung đầu tiên, cả bọn đã cúi đầu nhận tội. Bọn chúng không chỉ âm mưu bắt cóc Lênin mà còn mưu giết Người ngay trên cầu vào một ngày đầu năm.

      Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng: bọn S.R. — đảng viên đảng xã hội cách mạng cánh hữu và tổ chức sĩ quan "Quân giải phóng nước Nga và cách mạng” đã nhúng tay vào vụ mưu sát, mặc dù bản thân những tên thực hiện tự nhận rằng chúng hoạt động độc lập vì chúng cho rằng bôn-sê-vích phải chịu trách nhiệm trước việc quân đội bị tan rã. Bọn mưu phản bị giam trong điện Xmônưi chờ đưa ra xét xử. Quyết án chỉ có một mức án cao nhất. Bản thân những kẻ bị giam giữ cũng biết như vậy. Thế nhưng sau đấy có một sự kiện đã xảy ra làm tri hoãn các công việc đang dở dang. Ngoài mặt trận, quân Đức lại chuyển sang tấn công.

      Lúc bấy giờ là vào khoảng nửa đêm, người ta đem từ trung tâm liên lạc đến một bức điện: bọn Đức đã chiếm Pơxcốp và đang tiếp tục tấn công mà không gặp phải sự kháng cự nào. Sau hai, ba ngày nữa là quân Đức có thể tới Pêtécbua, Vlađimir Ilích  còn đang làm việc trong phòng của mình thì Bôn Bruêvích đến báo cáo cho Người về nội dung bức điện. Tình hình hết sức nguy ngập. Phải nhanh chóng ban hành lệnh giới nghiêm ở thủ đô. Sau mười lăm phút, những chiếc xe thuộc quyền sử dụng của chính phủ (số lượng cũng không nhiều lắm, khoảng 10 chiếc) từ điện Xmônưi chạy tỏa đến các khu vực ở trong thành phố. Trong khoảnh khắc tiếng còi báo động của các nhà máy rú lên làm xôn xao náo động thành Pêtécbua còn đang mơ màng trong giấc ngủ.

       Sau đó trên các khung áp phích, trong tường nhà, các cổng ra vào trong toàn thành phố đâu đâu cũng có dán những lời kêu gọi nhân dân lao động nước Nga :

        "TỔ QUỐC LÂM NGUY”

       Grigôri BêLikốp bụng đói, người run lên vì lạnh. Anh quay về điện Xmônưi khi những ngọn đèn đường còn chưa tắt, nhưng ánh sáng của chúng đã mờ nhạt trong buổi ban mai. Suốt mấy giờ gần sáng của một đêm tháng hai giá lạnh, anh phải đi dán truyền đơn - và bây giờ anh đang quay về phòng điều tra, người dính đầy hồ, tay mang theo chiếc thùng con đựng hồ và chiếc chổi quét dính bết hồ trông như một cây chùy.

       Sau khi ăn một mẩu bánh mì và uống mấy hớp chè hôm qua đem hâm lại, anh xuống cạnh mấy phòng giam nhận ca trực. Kiểm tra lại số những tên bị giam giữ trong phòng giam chung xong, anh ném xuống giường một tờ truyền đơn nhầu nát còn sót lại trong túi. Tờ giấy rơi xuống sàn nhưng Grigôri không buồn nhặt lên.

      -Này các vị cứu tinh của nước Nga, đọc đi! — Anh nói, đoạn ra khỏi phòng.

      Thượng úy Kusakốp nhặt tờ giấy lên. Những tên khác đứng xúm quanh hắn:

      "Để cứu Tổ quốc kiệt quệ và đói rách khỏi cảnh chiến tranh – hắn ghé sát tờ giấy ra phía cửa sổ và đọc – chúng ta đã chịu hy sinh rất nhiều và tuyên bố với bọn Đức đồng ý ký kết hiệp định theo điều kiện của chúng..."

     "Nước Cộng hòa Xô Viết xã hội chủ nghĩa đang lâm nguy….”

     "Nghĩa vụ thiêng liêng của công nhân và nông dân nước Nga là hết lòng bảo vệ nước Cộng hòa Xô viết chống lại bọn tư sản, đế quốc Đức...”

      "Hội đồng Ủy viên nhân dân hứa sẽ đem hết sức mình để tổ chức và thành lập quân đội”.

      Kusakốp buông tờ truyền đơn xuống. Trong phòng giam yên lặng.

      -Ta phải làm gì đây, các chiến hữu? Kusakốp thốt lên, xiết tay vào cằm — Ai là người bảo vệ quân đội. Chúng ta hay là người mà ta định giết? Chúng ta sẽ làm gì? Nước Nga đang lâm nguy!...

       Grigôri lệnh cho mở cửa buồng giam vì những kẻ bị giam đập cửa đòi gặp người phụ trách.

     - Các người cần gì? - Grigôri hỏi.

     -Hãy chuyển cho chúng tôi bức thư này tới tay Lênin... Có đièu là xin chuyển thật gấp cho.

      Phong bì thứ dán kín. Grigôri mang thư tới phòng điều tra cho Bôn Bruêvích và ông trao nó ngay cho Lênin.

    -Đây là thư của những tên sĩ quan bị bắt: ông nói, - chúng yêu cầu chuyển tới tận tay đồng chí.

      Vlađimir Ilích bóc phong bì và lướt nhìn những dòng chữ viết vào mặt sau của tờ truyền đơn kêu gọi mọi người hết lòng bảo vệ nước cộng hòa.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM