Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:15:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193117 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2015, 10:48:24 am »

        Nhân dịp 20 năm binh thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, xin trân trọng giới thiệu cuốn tự truyện của Bill Clinton, một người có nhiều đóng góp trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

        - Tên sách: Đời tôi (My life)
        - Tác giả: Bin Clinton
        - Người dịch: Trần Hà Nguyên (Với sự cộng tác của Phan Thanh Toàn, dịch từ chương 39 đến chương 47)
        - Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Công an Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2007
        - Số hóa: Giangtvx




 
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 12:36:53 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2015, 06:02:53 am »

  
               Lời nhà xuất bản

        Bill Clinton - tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ - có lẽ là tổng thống Hoa Kỳ được mọi người trên thế giới biết đến nhiều nhất.

        Bill Clinton là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946-1964), và là tổng thống Mỹ đầu tiên của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Nhiệm kỳ của ông đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các tổng thống tiền nhiệm là cựu binh thế chiến thứ hai. Vì thế, "Clinton hiểu rõ thực chất của toàn cầu hóa. Ông hiểu rõ mối liên hệ giữa tự do hóa tài chính và cai trị minh bạch, giữa tự do buôn bán và tạo công ăn việc làm...". Thời kỳ Bill Clinton làm tổng thống là thời kỳ bùng nổ kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Người dân Mỹ đã được hưởng một sự phát triểu liên tục về kinh tế, ông rất quan tâm đến những vấn đề thiết thực của đời sống nguời dân: mức thất nghiệp thấp nhất trong 30 năm, mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong lịch sử Mỹ được đảo ngược thành mức thặng dư cao nhất... Bên cạnh đó, ông đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường...

        Trên chính trường thế giới, trong thời gian Bill Clinton tại nhiệm, có quá nhiều những biến cố lớn xảy ra trên thế giới mà chính phủ ông đã tham gia như các vấn đề xảy ra ở Somalia, Kosovo, Iran, Iraq, tiến trình hòa bình ở Trung Đông, Bắc Ireland và sự can thiệp rất sâu vào nội bộ nước Nga cũng như châu Âu; ngoài ra là các vụ khủng bố làm chao đảo thế giới như Osama Bin Laden và mạng lưới Al Qaeda...

        Tất cả đều được ông kể lại một cách sinh động và tỉ mỉ trong cuốn hồi kí Đời tôi. Giống như các hồi kí khác, Đờỉ tôi đã hé lộ khá nhiều tình hình hậu truờng của đời sống chính trị Mỹ cùng những hiểu biết về một nền dân chủ đã tồn tại hơn 200 năm và những quan niệm, nhìn nhận về thế giới, về chính trị, cách cầm quyền của các tổng thống Hoa Kỳ. Và Bill Clinton không ngại vạch ra những sai lầm của nguời khác cũng như của chính mình. Điều này giúp người đọc Việt Nam hiểu thêm về nền chính trị Mỹ vốn là vấn đề chưa phổ biến lắm ở Việt Nam. Đây chính là nội dung mà độc giả rất quan tâm trong xu thế hội nhập hiện nay của Việt Nam. Đồng thời độc giả có thể hiểu thêm về một chính phủ đã gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam (tháng 1 năm 1994) và hiểu thêm về vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam, kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam 25 năm trước mà ông là người phản, đối chiến tranh. Dĩ nhiên, tận thâm tâm, Bill Clinton và các chính khách Mỹ khi vẫn tin rằng chính thể của họ là rất dân chủ và hợp lệ. Nhưng xin lưu ý bạn đọc Việt Nam, đây là hồi kí của một Tổng thống Hoa Kỳ, được viết theo quan điểm và cách nhìn của một Tổng thống Hoa Kỳ, chứ không phải là quan điểm của người Việt Nam hay của Nhà xuất bản.

        Bên cạnh cuộc sống làm tổng thống, bên cạnh những công việc của chính phủ là một mảng đời riêng tư, là cuộc sống của một con người bình thường của Bill Clinton và như ông nói: "Tôi đã có một cuộc đời hiếm có, tuyệt vời, và đầy ắp niềm tin, hỵ vọng và tình yêu... Tôi chỉ cố gắng kể câu chuyện về niềm vui và nỗi buồn của tôi, về giấc mơ và nỗi sợ hãi, chiến thắng và thất bại... Tôi nghĩ câu chuyện của tôi là một câu chuyện hay, và tôi rất vui được kể lại...". Nhà văn Toni Morrison đã từng nói rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald". Cuộc đời bươn chải và nỗ lực học hỏi, vươn lên trong hoàn cảnh xã hội và gia đình của ông thật sự đáng khâm phục và kính trọng.

        Đời tôi thật sự "cực kỳ thú vị và cuốn hút... Câu chuyện của Clinton đúng là một câu chuyện điển hình của nước Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ... Những chính trị gia tương lai sẽ thấy đây là một cuốn sách phải đọc, còn người Mỹ bình thường sẽ đồng cảm với những thăng trầm mà tất cả chúng ta đều trải qua trong đời" - (Báo Chattanooga Times Free Press).

        Ngay trong ngày phát hành đầu tiên, chỉ riêng tại Mỹ, Đời tôi đã tiêu thụ được 400.000 bản. Đây là con số lớn nhất chưa từng có đối với loại sách phi tiểu thuyết, và là con số gấp đôi lượng bản sách Living History của vợ ông - thượng nghị sĩ Hillary Rodham Clinton. Và Đời tôi đã được tái bản lần thứ 3, với số lượng bản in tăng lên là 2,6 triệu bản.

        Đây là bản mới nhất, có sửa chữa và có lời viết thêm của tác giả. Nhà xuất bản Công an Nhân dân chính thức ra mắt độc giả tập hồi kí Đời tôi của cựu Tổng thống Bill Clinton.

        Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Công an Nhân dân        
   
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2015, 01:33:06 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2015, 05:40:48 am »

        "Nói một cách không quá khắt khe thì đây là cuốn hồi ký tổng thống phong phú nhất - không cuốn sách nào khác thuật lại một cách sống động hoặc đầy đủ đến như thế về việc làm tổng thống Hoa Kỳ nghĩa là như thế nào... và ông ấy còn biết viết văn nữa” — Larry McMurtry, New York Times Book Review.

        “Đời tôi chắc chắn là bộ sách về tổng thống hay nhất mọi thời đại” - Douglas Brinkley, báo Financial Times.

        “Một câu chuyện hay tuyệt” - Frank McCourt, tuần báo En­tertainment .

        “Đọc Clinton hồi tưởng và phân tích một cuộc đua chính trị hoặc một trận chiến về lập pháp, dù là củạ chính ông hay của người khác, mang lại cho ta sự sung sướng gần như khoái lạc” - báo The New Yorker.

        “Cực kỳ cuốn hút” — báo The Seattle Times.

        “Clinton kể một cách thẳng thắn [và] viết một cách khéo léo và trôi chảy... Ông cũng là một người có khiếu kể chuyện” — báo The New Republic.

        “Có thể là một sự tái hiện chính bản thân ông ấy” - báo The Plain Dealer.

        “Clinton có nhiều chuyện để kể, đặc biệt là những chuyện phong phú và đôi khi cảm động về những năm tháng trước khi ông phục vụ công quyền, phù hợp với các sử gia phân tích và những người viết tiểu sử... Chuyện cá nhân và chuyện chính trị hòa quyện vào nhau... Câu chuyện của Clinton phần lớn phản ánh đúng con người ông mà chúng ta đã biết” - báo The Nation.

        "Ông ấy đã tạo ra ấn tượng độc đáo rằng ông ấy đang ngồi trong phòng khách và nói chuyện với độc giả… Bất kỳ ai thực sự quan tâm đến chính trị Mỹ đều sẽ thấy sự hiểu biết sâu sắc và giai thoại của ông ấy thật kỳ thú... Cuốn sách này giúp ta làm sáng tỏ câu hỏi "làm sao ông ấy làm được như vậy" - báo Deseret Morning News.

        “Đây là một câu chuyện đáng để Cecil B. DeMille làm phim, một câu chuyện thành đạt dù xuất thân nghèo khó với đầy những khiếm khuyết rất con người, với hàng trăm vai diễn, đủ cả lưu manh mạt hạng lẫn anh hùng cao cả và, như những câu chuyện tương tự thường đòi hỏi, có một kết thúc có hậu... Thập niên 90 một lần nữa trở nên sống động như một thời kỳ của những xáo trộn bất thường và những tính cách cuốn hút... Những nhân vật được mô tả cũng sống động như các sự kiện” - báo The Star-Ledger (Newark).

        “Cực kỳ thú vị và cuốn hút... Câu chuyện của Clinton đúng là một câu chuyện điển hình Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ... Những chính trị gia tương lai sẽ thấy đây là một cuốn sách phải đọc, còn người Mỹ bình thường sẽ đồng cảm với những thăng trầm mà tất cả chúng ta đều trải qua trong đời” - báo Chat­tanooga Times Free Press.

        “Cuốn sách dẫn người đọc vào sự hồi tưởng mạnh mẽ về những thành tựu cũng như thất bại trong thời cầm quyền của ông ấy... Không một cuốn tự truyện tổng thống nào có thể sống động đến thế... Thật khó mà bỏ qua Bill Clinton cũng như câu chuyện đời đặc biệt của ông” - báo The Tennessean.

        “Những ai yêu thích tự truyện hay cần đọc cuốn Đời tôi. Cuốn sách như một chuyện kể trong nhà về một đời người, và vì thế đặt Clinton vào vị trí một người kể chuyện siêu hạng... Thẳng thắn... Trung thực... Lý thú” - báo The Huntsville Times.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2015, 05:52:40 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2015, 02:53:17 am »

 
        Tặng mẹ tôi, người đã cho tôl tình yêu suốt cuộc đời.
        Tặng Hillary, người đã cho tôi một cuộc đời đầy tình yêu.
        Tặng Chelsea, người mang lại niềm vui và ý nghĩa cho mọi thứ ấy.
        Và tưởng nhớ ông ngoại tôi, người dạy tôi tôn trọng những người mà người          khác coi thường, vì thực ra chúng ta không khác nhau là mấy.


        LỜI TỰA

        Sau khi cuốn Đời tôi xuất bán vảo tháng sáu nắm 2004, tôi đi nhiều nơi ỏ Mỹ và ở nước ngoài để quảng bá cho cuốn sách. Tôi ngỡ ngàng và cảm kích khi biết bao nhiêu người chở đợi hàng giờ liển, có khi thâu đêm, để chờ tôi ký tặng vào sách của họ, cho đến nay con số này đã lên đến hơn 60.000 người. Trong những dịp ký tặng sách, trả lời phỏng vấn cũng như gặp gỡ tình cờ, mọi người đưa ra những quan sát cụ thể và rất đa dạng về những gì họ thu được sau khi đọc câu chuyện của tôi - một bằng chứng nữa cho thấy tất cả chúng ta đều cảm nhận thông tin qua lăng kính của những trải nghiệm, mối quan tâm và nhu cẩu của riêng mình.

        Phẩn lớn lởi bình luận của mọi người thuộc ba loại: họ đổng cảm với chuyện kể thời thơ ấu của tôi ra sao; họ bị tác động bởi một việc làm của tôi trong lúc làm tổng thống như thế nào; và cuốn sách đã tăng sự hiểu biết của họ về chính trị hiện đại và các vấn đề chính sách như thế nào. Tất nhiên, một số kha khá thì đùa tôi vể độ dài và sức nặng của cuốn sách. Nhiểu người chỉ lịch sự nói rằng họ thích cuốn sách, trong số này gẩn đây nhất có một nhạc công trẻ trong dàn nhạc của Đại học Florida A&M khi cựu tổng thống Bush và tôi đi ra sân chào lực lượng vũ trang của chúng ta trong buổi diễn trước trận đấu ở sân Super Bowl.

        Trong vài tuần đẩu tiên sau khi cuốn sách được tung ra, phẩn lớn mọi người trò chuyện với tôi vể thời thơ ấu của tôi và việc đọc phần ấy đã làm họ hổi tưỏng lại thời thơ ấu của chính họ như thế nào. Môt phụ nữ mà Hillary và tôi gặp ở một hiệu sách bang Colorado và một phóng viên truyển hình châu Âu phỏng vấn tôi đểu cởi mở bộc bạch vể thời thơ ấu không êm đẹp của họ và nói rằng đọc câu chuyện của tôi đã giúp họ tự hiểu mình hơn, hiểu cả những rắc rối mà họ vẫn phải đối mặt mãi cho đến khi đã trưởng thành. Nhiểu bạn đọc trẻ, thường là dân nhập cư hoặc sinh viên nước ngoài, nói rằng họ đọc chuyện của tôi để tìm sự hướng dẫn sao cho chính họ cũng có thể sống giấc mơ của họ!

        Nhiều ngưòi trong các buổi ký tên sách tranh thủ cảm ơn hoặc gửi thư cho tôi cảm ơn về Đạo luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình và Y tế, vể chế độ trợ cấp học đại học, về cơ hội có việc làm để khỏi phải nhận trợ cấp thất nghiệp, về cơ hội được phục vụ trong AmeriCorps (Tổ chức tình nguyện Mỹ phục vụ cộng đồng - ND), hoặc những ưu đãi họ có được từ các chính sách kinh tế. Nhiều ngưòi đến từ Ireland, Bosnia, Kosovo, Haiti, Mexico, Colom­bia, Việt Nam, Triểu Tiên, Trung Đông, và châu Phi cám ơn tôi vì đã cố giúp quê hương họ và vì tôi đã kể ra những cuộc đấu tranh đang diễn ra ở đó. Một nhân viên Mật vụ từng phục vụ trong Lực lượng đặc biệt Quân đội Mỹ ở Somalia vào thời kỳ “Black Hawk Down” (Black Hawk Down - tên một bộ phim thường được dịch là ó đen gẫy cánh, nói về một cuộc tập kích của lực lượng Mỹ ỏ Mogadishu, Somalia năm 1994 - ND) cám ơn tôi vì đã giải thích những sai lẩm mà tôi vả những người khác đã phạm, và vì dã bảo vệ binh sĩ trên chiến trường cũng như chỉ huy của họ.

        Kỳ bẩu cử tổng thống đến rổi đi, ngày càng nhiểu độc giả muốn nói chuyện với tôi vể chính trị, về triết lý chính trị của tôi, về câu chuyện tôi kể lại sự trỗi dậy của phe cánh hữu Cộng hòa trong 40 năm qua, và liệu những thất bại mới đây (vào thời điểm viết sách - ND) của phe Dân chủ có báo hiệu một sự suy giảm sức mạnh lâu dài của đảng Dân chủ hay không. Một hôm không lâu sau bẩu cử, tôi đi gọi món ăn trưa mang về tại nhà hàng Susan Lawrence ở Chappaqua, New York, nơi tôi đang ở hiện nay. Bốn người hàng xóm đến chỗ tôi. Họ rất đau khổ vể những tổn thất của chúng tôi (đảng Dân chủ - ND) và muốn biết bây giờ phải làm thế nào. Trong lúc tôi cố trấn an họ rằng chưa phải đã là mất tất cả thì một ông đứng gẩn đó nghe được câu chuyện xen vào và nói “Nếu người ta đọc cuốn sách của ông, họ sẽ biết phải làm gì”. Tôi không biết ông ta có đúng hay không, vì Hillary hiện đang trên vũ đài và tôi đã lùi ra phía sau, nhưng được nghe như vậy ván thật dễ chịu.

        Khi tồi thấy biết bao ngưởi dù còn khốn khổ vẫn đến các buổi ký tặng sách, tôi lo cuốn sách dài và nặng củạ mình đắt tiền quá chăng. Tôi không thể thay đổi độ dài cuốn sách, nhưng tôi hy vọng rằng ấn bản bìa mỏng, bớt nặng và giá rẻ hơn, có thể mang cuốn Đời tôi đến được với một lớp ngưởi đọc mới.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2015, 03:34:10 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2015, 09:31:00 am »

 
        DẪN NHẬP

        Khi còn là một chàng trai trẻ mới tốt nghiệp trường luật và hoài bão với cuộc đời mình, có lần tôi đã tạm gạt sang bên sở thích đọc tiểu thuyết và sách lịch sử để mua một cuốn sách loại "tự học": How to Get Control of Your Time and Your Life - Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn của tác giả Alan Lakein. Cuốn sách nhấn mạnh sự cần thiết phải định ra một danh sách các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn trong cuộc đời, sau đó phân loại theo mức độ quan trọng, trong đó nhóm A là các mục tiêu quan trọng nhất, tiếp theo là nhóm B và nhóm C, rồi ghi rõ ra dưới mỗi mục tiêu hành động cụ thể gì để đạt được nó. Tôi vẫn còn giữ cuốn sách bìa mỏng này, nay đã gần 30 năm. Và chắc chắn tôi vẫn còn cái danh sách ấy lẫn lộn đâu đấy trong đống giấy tờ của mình, dù tôi không tìm ra. Dù vậy, tôi vẫn nhớ danh sách mục tiêu A của mình. Tôi muốn trở thành người tốt, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, có con cái, có bạn tốt, thành đạt trên chính trường, và viết một cuốn sách để đời.

        Tất nhiên việc tôi có phải là người tốt hay không thì phải do Chúa phán xét. Tôi biết rằng tôi không tốt đến mức như những người ủng hộ tôi nồng nhiệt nhất tưởng hoặc như mình mong đợi, và cũng không xấu đến mức như những người chỉ trích tôi nặng nề nhất nói. Tôi đã được ban tặng vô bờ bến trong cuộc sống gia đình với Hillary và Chelsea. Như bao cuộc sống gia đình khác, cuộc sống gia đình chúng tôi chưa phải là hoàn hảo, nhưng rất tuyệt vời. Những khiếm khuyết của nó, như cả thế giới đã biết, chủ yếu là do tôi, và tương lai của gia đình ấy tiềm ẩn trong tình yêu thương. Tôi chưa thấy ai có nhiều bạn hoặc có bạn tốt hơn tôi. Thật sự, có thể nói không ngoa rằng tôi đã làm tổng thống nhờ vào bạn bè, những người thường được gọi là "Bạn của Bill".

        Cuộc đời chính trị của tôi là một niềm vui. Tôi yêu thích những chiến dịch tranh cử và yêu thích việc lãnh đạo. Tôi luôn cố gắng hướng mọi sự theo hướng đi đúng, tạo ra cơ hội cho nhiều người sống giấc mơ của họ, nâng cao tình thần cho mọi người, và đoàn kết họ lại. Đó là cách tôi tự phán xét mình.

        Còn chuyện viết cuốn sách để đời, ai mà biết được? Có điều chắc chắn nó là một câu chuyện hay.
 


        01

        Sáng sớm ngày 19 tháng 8 năm 1946, mẹ tôi - lúc ấy đã là góa phụ - sinh ra tôi vào một ngày trời trong sau cơn bão mùa hè dữ dội tại bệnh viện Julia Chester ở Hope, một thị trấn khoảng 6.000 dân ở tây nam bang Arkansas, cách biên giới bang Texas ở Texarkana 33 dặm về phía đông. Mẹ đặt tên cho tôi là William Jefferson Blythe III theo tên cha tôi, William Jefferson Blythe Jr., một trong chín người con của một nông dân nghèo ở Sherman, Texas. Ông nội tôi mất khi cha tôi mới 17 tuổi. Theo các cô tôi, cha tôi luôn cố chăm sóc họ, và lớn lên là một người đàn ông điển trai, chăm chỉ và ưa vui nhộn. Ông gặp mẹ tôi trong bệnh viện Tri-State ở Shreveport, bang Louisiana vào năm 1943 khi bà đang tập sự làm y tá. Sau này khi lớn lên, tôi đã nhiều lần đòi mẹ kể lại chuyên hai ông bà gặp nhau ra sao, yêu nhau, hẹn hò và lấy nhau thế nào. Hồi đấy cô bạn ông đang hẹn hò bị bệnh gì đó, ông chở cô này vào bệnh viện nơi mẹ tôi làm việc, họ nói chuyện và tán tỉnh nhau trong lúc cô kia được điều trị. Trên đường ra khỏi bệnh viện, ông chạm vào ngón tay bà - lúc ấy đang đeo chiếc nhẫn của bạn trai bà - và hỏi bà đã có gia đình chưa. Bà ấp úng "chưa" - bà vẫn còn độc thân. Ngày hôm sau ông gửi hoa cho cô bạn kia làm tim bà tan nát. Sau đó ông gọi điện cho bà hẹn hò, giải thích rằng ông luôn gửi hoa mỗi khi ông muốn kết thúc mối quan hệ.

        Hai tháng sau, họ lấy nhau và ông ra trận. Ông phục vụ tại một đội quân xa trong cuộc tấn công vào nước Ý chuyên lo sửa chữa xe jeep và xe tăng. Sau chiến tranh, ông trở về Hope và cùng mẹ chuyển đến Chicago, nơi ông trở lại công việc cũ là nhân viên bán hàng cho Công ty Thiết bị Manbee. Họ mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Forest Park nhưng mấy tháng sau cũng chưa dọn đến được và vì mẹ lại mang thai tôi, nên họ quyết định bà nên về ở Hope cho đến khi họ có thể chuyển đến nhà mới. Ngày 17 tháng 5 năm 1946, sau khi chuyển đồ đạc vào nhà mới, cha tôi lái xe từ Chicago về Hope để đón vợ mình. Khuya hôm đó, trên xa lộ 60 bên ngoài Sikeston, bang Missouri, ông lạc tay lái khi chiếc xe Buick đời 1942 của ông bể bánh trên đường trơn trượt. Ông bị tung ra khỏi xe và ngã vào, hoặc bò vào một mương thoát nước được đào để cải tạo đầm lầy. Cái mương này chỉ có một mét nước. Khi người ta tìm thấy ông sau hai giờ tìm kiếm, tay ông còn nắm chặt một cành cây ngay trên mặt nước. Ông đã cố nhưng không thể kéo mình lên được. Ông chết đuối năm mới 28 tuổi, mới lấy vợ được hai năm tám tháng, trong đó chỉ có bảy tháng ở bên vợ.

        Những thông tin sơ sài ấy hầu như là tất cả những gì tôi biết về cha mình. Cả đời mình, lúc nào tôi cũng mong mỏi tìm cách lấp đầy thêm các khoảng trống thông tin về cha, bám víu vào từng tấm ảnh hay câu chuyên kể hay mẩu giấy tờ nào có thể cho tôi biết thêm về người đàn ông đã ban cho tôi cuộc sống.

        Khi tôi khoảng 12 tuổi, đang ngồi ở thềm nhà ông bác Buddy tại Hope, một người đàn ông bước lên thềm, nhìn tôi và nói: "Cậu là con của Bill Blythe. Cậu trông giống cha như đúc". Thế là tôi sung sướng mấy ngày liền.

        Năm 1974, tôi tranh cử vào quốc hội. Đó là lần ứng cử đầu tiên của tôi và tờ báo địa phương làm một phóng sự về mẹ tôi. Lúc bà đang ngồi trong quán cà phê quen thuộc vào buổi sáng và bàn luận về bài báo với một người bạn luật sư thì một người thường hay ăn sáng ở đó mà bà chỉ quen sơ bỗng lại gần và nói: "Tôi có mặt đêm hôm ấy, tôi là người đầu tiên đến bên xác chiếc xe ấy". Rồi ông ta kể cho bà nghe những gì ông ta thấy, có cả chuyên cha tôi còn giữ được đủ tình Ịáo hoặc bản năng sinh tồn để cố bám vào cành cây và ngoi mình khỏi mặt nước trước khi chết. Mẹ tôi cám ơn ông ta, đi ra xe và khóc, sau đó lau khô nước mắt và đi làm.

        Năm 1993, vào Ngày của Cha đầu tiên khi tôi làm tổng thống, tờ Washington Post đăng một bài điều tra dài về cha tôi, sau đó hai tháng liền là các bài điều tra khác của hãng thông tấn AP và các báo nhỏ khác. Các bài báo này xác nhận những gì mà mẹ và tôi biết về cha. Chúng cũng đưa ra nhiều điều chúng tôi chưa biết, trong đó có chuyện cha tôi có lẽ đã có đến ba đời vợ trước khi gặp mẹ, và rõ ràng là có ít nhất hai người con.

        Người con trai kia của cha tôi được xác định là Leon Ritzenthaler, ông chủ đã về hưu của một dịch vụ lao công ở bắc California. Trong bài báo, anh ấy nói đã viết thư cho tôi trong chiến dịch tranh cử năm 1992 nhưng không nhận được trả lời. Tôi không nhớ là đã nghe nói đến bức thư này, và trong lúc chúng tôi phải tránh mọi sự chỉ trích khi đó, có thể. nhân viên của tôi đã không cho tôi biết về bức thư ấy. Hoặc là bức thư đã bị thất lạc trong cả núi thư từ chúng tôi nhận được. Dù sao đi nữa, khi tôi đọc được tin về Leon, tôi đã liên lạc với anh và sau đó gặp anh cùng Judy - vợ anh - trong một lần dừng chân ở bắc California. Chúng tôi đã có một chuyến thăm vui vẻ và từ đấy chúng tôi vẫn liên lạc với nhau trong các dịp nghỉ lễ. Anh ấy và tôi trông giống nhau, giấy khai sinh của anh ấy đề tên cha anh chính là cha tôi. Tôi ước gì mình biết về anh ấy sớm hơn.

        Cũng khoảng thời gian này, tôi còn nhận được thông tin xác nhận một số bài báo viết rằng con gái của cha tôi, Sharon Pettijohn, nhũ danh Sharon Lee Blythe sinh năm 1941 ở thành phố Kansas và có mẹ là người mà cha tôi đã ly dị sau đó. Chị ấy gửi cho Betsey Wright, cựu cố vấn trưởng của tôi ở văn phòng thống đốc, bản sao giấy khai sinh, giấy hôn thú của cha mẹ mình, một bức ảnh của cha tôi, và một bức thư của ông gửi cho mẹ chị ấy hỏi thăm về "con của chúng ta". Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng vì lý do gì đó tôi chưa bao giờ gặp chị.

        Tin tức vào năm 1993 này đến thật đột ngột với mẹ tôi, lúc ấy đang chống chọi với bệnh ung thư, nhưng bà đã can đảm chấp nhận. Bà nói những người trẻ tuổi làm nhiều việc trong thời kỳ Đại khủng hoảng và thời chiến tranh mà trong thời kỳ khác người ta không đồng tình. Điều quan trọng là cha tôi chính là tình yêu của đời bà và bà không hề hồ nghi gì về tình yêu của ông dành cho bà. Dù sự thật có thế nào, bà chỉ cần biết có thế khi cuộc đời của chính bà đang đi dần đến kết thúc. Còn với mình, tôi không chắc phải đón nhận những tin tức ấy như thế nào, nhưng xét lại đời mình, tôi cũng chẳng ngạc nhiên nếu cha mình phức tạp hơn cái hình ảnh lý tưởng về ông mà tôi đã ấp ủ hơn nửa thế kỷ qua.

        Năm 1994, khi chúng tôi chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 50 ngày quân Đồng minh đổ bộ Normandy, nhiều tờ báo đăng tin về hồ sơ thời chiến của cha tôi, kèm ảnh ông mặc quân phục. Không lâu sau, tôi nhân được thư của ông Umberto Baron ở Netcong, bang New Jersey, kể lại kinh nghiệm thời chiến và sau đó của ông ấy. Ông nói rằng khi quân Mỹ đến ông ấy là một chú nhóc ở Ý, rất khoái đến trại lính Mỹ. Ở đó có một anh lính kết bạn với ông, hay cho kẹo và giảng giải về cách thức vận hành và sửa chữa máy móc. Lúc ấy ông chỉ biết anh lính kia tên Bill. Sau chiến tranh, Baron sang Mỹ, và nhờ cảm hứng mà anh lính Mỹ - người thường gọi Baron là "Nhóc GI Joe" - truyền cho, đã mở xưởng sửa xe hơi của riêng mình và lập gia đình. Ông nói với tôi là ông đã sống trong "giấc mơ Mỹ", làm ăn phát đạt và có ba con. Ông nói ông mang ơn người lính đó về những thành công trong đời mình, nhưng lúc bấy giờ đã không có dịp chào tạm biệt, và thường tự hỏi người lính ấy sau này ra sao. Rồi ông viết: "Vào Ngày chiến sĩ trận vong năm nay, khi tôi vừa uống cà phê vừa liếc qua tờ New York Daily News bỗng cảm thấy như bị sét đánh. Ở dưới góc trái của trang báo là bức ảnh của anh lính Bill. Tôi thấy ớn lạnh khi biết anh Bill đó chẳng phải ai khác mà lại chính là cha của Tổng thống Hoa Kỳ".
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2015, 09:51:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2015, 07:51:20 am »

        Năm 1996, các con của một trong các bà cô của tôi lần đầu đến Nhà Trắng để tham dự tiệc mừng giáng sinh gia đình hàng năm và tặng tôi một món quà: bức thư chia buồn cô tôi nhận đứợc của hạ nghị sĩ vĩ đại Sam Raybum1 sau khi cha tôi mất. Đó chỉ là một bức thư ngắn theo mẫu và có vẻ như là một bức thư được ký bằng máy theo kiểu thường thấy hồi đó, nhưng tôi vui sướng như một đứa trẻ lên sáu lần đầu được ông già Noel tặng bộ đồ chơi tàu hỏa vậy. Tôi treo bức thư trong văn phòng riêng của mình ở lầu hai Nhà Trắng, và hàng đêm vẫn nhìn ngắm nó.

        Không lâu sau khi rời Nhà Trắng, lúc tôi đang lên máy bay hãng USAir từ Washington đi New York thì một nhân viên hàng không chặn tôi lại và nói cha kế của anh ta kể rằng ông ấy phục vụ trong chiến tranh cùng với cha tôi và rất thích cha tôi. Tôi hỏi số điện thoại và địa chỉ người cựu binh, anh nhân viên nói anh không có nhưng sẽ chuyển cho tôi sau. Tôi vẫn đang chờ, hy vọng sẽ có thêm một người nữa có liên hệ với cha tôi.
Vào cuối nhiệm kỳ tổng thông, tôi chọn một số nơi đặc biệt để đi chào tạm biệt và cảm ơn nhân dân Mỹ. Một trong những nơi ấy là Chicago, sinh quán của Hillary, nơi tôi gần như giành được vai trò ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào Ngày lễ Thánh Patrick năm 1992; nơi có nhiều ủng hộ viên tích cực nhất của tôi và là nơi phần lớn các sáng kiến của tôi về chống tệ nạn, an sinh xã hội và giáo dục tỏ ra hiệu quả; và tất nhiên cũng là nơi cha me tôi chuyển đến ở sau chiến tranh. Tôi thường đùa với Hillary rằng nếu cha tôi không mất mạng trên xa lộ trơn trượt ở Missouri hồi xưa thì có lẽ tôi đã lớn lên cách Hillary có vài dặm và chắc chẳng bao giờ gặp được nhau. Điểm dừng chân cuối của tôi là khách sạn Palmer House, bối, cảnh của tấm ảnh cha mẹ chụp chung duy nhất mà tôi có - tấm ảnh, được chụp ngay trước khi mẹ tôi về lại Hope năm 1946. Sau khi diễn thuyết và chào từ biệt, tôi vào một phòng nhỏ và gặp một phụ nữ, bà Mary Etta Rees, cùng hai con gái của bà. Bà kể rằng bà đã cùng lớn lên, học cùng trường trung học với mẹ tôi, sau đó chuyển đến bang Indiana để làm việc trong ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh, lấy chồng, và ở lại đó nuôi con. Rồi bà ấy tặng tôi một món quà quý giá: bức thư của mẹ tôi hồi 23 tuổi, viết trong ngày sinh nhật của mình khoảng ba tuần sau khi cha tôi mất, hơn 54 năm trước. Hình ảnh mẹ thật tuyệt vời. Với nét chữ đẹp, bà viết về nỗi đau và sự quyết tâm tiếp tục sống: "Lúc ấy gần như không thể tin được, nhưng bạn biết đấy, mình đang có mang sáu tháng và ý nghĩ về đứa bé giúp mình tiếp tục sống và thực sự đã mở ra cả một thế giới trước mặt mình".

        Mẹ tôi để lại cho tôi chiếc nhẫn cưới bà đã tặng cha cùng với một vài câu chuyện cảm động, và một ý thức chắc chắn rằng bà đã yêu thương tôi giùm cả phần cha tôi nữa.

        Cha tôi để lại cho tôi cảm giác rằng tôi phải sống cho hai con người, và rằng nếu tôi sống tốt, thì bằng cách nào đó tôi có thể bù đắp lại cho cuộc đời lẽ ra ông đã phải có. Và kỷ niệm về ông nhắc nhở cho tôi, ở vào cái tuổi sớm hơn so với hầu hết. mọi người, về kiếp hữu sinh hữu tử của chính mình. Cái ý thức rằng cả tôi cũng có thể chết khi còn trẻ thúc đẩy tôi sống cho trọn mỗi giây phút cuộc đời và sẵn sàng tiếp đón thách thức to lớn phía trước. Ngay cả khi chưa rõ mình đang đi đâu, tôi vẫn luôn vội vã.
-----------------
1. Sam Rayburn (1882 - 1961) dân biểu bang Texas, chủ tịch hạ viện 17 năm kể từ 1940 (có gián đoạn bốn năm).
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2015, 08:03:24 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2015, 08:45:59 am »

 
        02

        Tôi sinh trùng ngày sinh của ông ngoại, bị sinh non vài tuần, nặng khoảng 3,2kg, cao hơn sáu tấc. Mẹ và tôi về nhà ngoại trên phố Hervey ở Hope, nơi tôi sống bốn năm tiếp theo. Căn nhà ấy lúc đó với tôi thật khổng lồ và đầy bí ẩn, và cho tới nay vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc. Người dân ở Hope đã quyên góp tiền phục chế nó và để đầy bên trong những hình ảnh, vật kỷ niệm cùng đồ đạc thời bấy giờ. Họ gọi là Nơi sinh Clinton. Đó chắc chắn là nơi tôi thức tình để bước vào cuộc sống - với mùi thức ăn đồng quê, với sữa trộn bơ, máy làm kem, ván giặt, và dây phơi quần áo; với bộ sách tập đọc vỡ lòng Dick and Jane; với những đồ chơi đầu tiên, có cả một đoạn dây xích tôi thích nhất, với những giọng nói kỳ lạ trên dây điện thoại tự chế, với những người bạn đầu tiên; và với công việc ông bà ngoại tôi làm.

        Khoảng một năm sau, mẹ tôi quyết định phải quay về bệnh viện Charity ở New Orleans, nơi bà từng có lần thực tập làm y tá, để học làm chuyên viên gây mê. Trước đấy, các bác sĩ thường tự gây mê, vì thế người ta cần loại chuyên viên khá mới mẻ này, điều này giúp bà có thêm uy tín và kiếm thêm tiền cho chúng tôi. Nhưng chắc hẳn bà thấy khó khăn khi bỏ tôi ở nhà. Mặt khác New Orleans sau chiến tranh là một nơi kỳ thú, đầy người trẻ tuổi nhạc Dixieland, đầy những nơi cuốn hút như câu lạc bộ My-Oh-My, nơi nam giới mặc đồ phụ nữ nhảy nhót và hát như các quí cô dễ thương. Tồi nghĩ, với một góa phụ trẻ muôn vượt qua sự mất mát của mình, đó không phải là một nơi quá tồi.

        Tôi được đi thăm mẹ hai lần cùng với bà ngoại bằng xe lửa đến New Orleans. Tôi chỉ mới ba tuổi, nhưng tôi nhớ rõ hai thứ. Thứ nhất là chúng tôi ở khu vực tầng cao của khách sạn Jung, đối diện khu phố Pháp bên kia đường Canal. Đó là tòa nhà có hơn hai tầng lầu đầu tiên tôi từng ở, trong thành phố thực sự đầu tiên tôi được thấy. Tôi còn nhớ cảm giác kinh ngạc khi nhìn cảnh thành phố lên đèn vào ban đêm. Tôi không nhớ rõ mẹ và tôi làm gì ở New Orleans, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được lần tôi lên tàu rời thành phố. Khi tàu bắt đầu lăn bánh khỏi ga, mẹ quỳ xuống bên cạnh đường ray và vừa khóc vừa vẫy. Tôi vẫn còn có thể nhìn thấy bà như vậy, vừa quỳ vừa khóc, như thể vừa mới hôm qua.

        Trong hơn 50 năm kể từ chuyến đi đầu tiên ấy, New Orleans luôn đặc biệt cuốn hút tôi. Tôi thích âm nhạc, thức ăn, con người và tinh thần của thành phố này. Khi tôi 15 tuổi, gia đình tôi đi nghỉ ở New Orleans và vùng Gulf Coast, và tôi được nghe tay kèn trumpet vĩ đại AI Hirt chơi trong câu lạc bộ cửa ông. Ban đầu họ không cho tôi vào vì chưa đủ tuổi. Khi mẹ và tôi định bỏ đi thì người gác cửa bảo rằng ông Hirt đang ngồi đọc trong xe của ông ấy ngay góc đường, và chỉ có ông ta mới cho tôi vào được. Tôi tìm ra ông ấy, trong chiếc Bentley đường hoàng, gõ lên cửa kính xe, và trình bày hoàn cảnh. Ông ấy bước ra, đưa mẹ và tôi đến câu lạc bộ, và cho chúng tôi ngồi bàn gần sân khấu. Ông cùng ban nhạc chơi một buổi diễn tuyệt vời - đó là buổi nghe nhạc jazz "sống" đầu tiên của tôi. AI Hirt mất khi tôi làm tổng thống. Tôi gửi thư cho vợ ông và kể lại chuyên này, bày tỏ lòng biết ơn đối với sự tốt bụng từ xa xưa mà con người vĩ đại ấy đã dành cho một cậu bé.

        Khi học trung học, tôi chơi độc tấu kèn saxo một bài về New Orleans có tên Cresent City Suite - Căn hộ thành phố lưỡi liềm. Tôi nghĩ tôi đã chơi khá hay vì tôi chơi với những kỷ niệm về lần đầu tôi nhìn thấy thành phố này. Năm 21 tuổi, tôi được học bổng Rhodes ở New Orleans. Có lẽ tôi thành công trong cuộc phỏng vấn xin học bổng vì tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà tại đây. Khi tôi còn là giáo sư luật trẻ, Hillary và tôi đã đi New Orleans vài lần thật'tuyệt để dự hội thảo, ở tại một khách sạn kiểu cổ nho nhỏ trong khu phố Pháp - khách sạn Cornstalk. Khi tôi làm Thống đốc bang Arkansas, đội bóng tiểu bang đã thi đấu ở sân Sugar Bowl ở đây, và thua đội bang Alabama trong một trong những chiến thắng vĩ đại cuối cùng của Bear Bryant huyền thoại. ít ra thì cũng có điều an ủi rằng ông ấy cũng sinh ra và lớn lên ở Arkansas! Khi tôi ra tranh cử tổng thống, nhân dân New Orleans đã hai lần làm nên chiến thắng thuyết phục, cho tôi, đảm bảo số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang Louisiana cho chúng tôi.

        Bây giờ tôi đã từng đến phần lớn các thành phố tuyệt nhất thế giới, nhưng New Orleans sẽ mãi mãi đặc biệt - với cà phê và beignet1 ở quán Morning Call bên bờ Mississippi; với âm nhạc của Aaron và Charmaine Neville; với những ông cụ ở Cung bảo tồn, và, với kỷ niệm về Al Hirt, về những buổi sáng chạy bộ xuyên qua khụ phố Pháp, về những bữa ăn tuyệt hảo ở các nhà hàng với Johni Breaux, cảnh sát trưởng Harry Lee và các bạn bè khác; và trên hết, với những kỷ niệm về mẹ tôi. Chúng chính là những nam châm hút tôi xuôi dòng Mississippi về New Orleans.

        Khi mẹ tôi còn ở New Orleans, tôi được ông bà chăm sóc. Họ cực kỳ tử tế với tôi. Họ yêu tôi nhiều, và thật buồn là nhiều hơn cả họ yêu nhau; bà tôi cũng thương tôi hơn thương mẹ. Nhưng may thay là lúc bấy giờ tôi không hề biết tất cả những chuyện đó. Tôi chị biết là mình được yêu thương. Sau này, khi tôi quan tâm đến trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và tìm hiểu cách nuôi dạy trẻ qua công việc của Hillary ở Trung tâm nghiên cứu trẻ em Đại học Yale, tôi mới biết mình đã may mắn đến thế nào. Dù họ có thói tật gì đj nữa, ông bà và mẹ tôi lúc nào cũng làm tôi cảm thấy đối với họ tôi là nhất trên đời. Phần lớn trẻ em khác sẽ thành công nếu có mội người khiến chúng cảm thấy như vậy. Tôi lại có đến ba người.
--------------------
1. Beignet: bánh bột chiên nhân thịt và trái cây.
 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2015, 08:59:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2015, 08:16:43 am »

        Ngoại tôi, Edith Grisham Cassidy, chỉ cao hơn l,50m và nặng khoảng 90kg. Ngoại rất thông minh, kiên quyết và ngang ngạnh, và rõ ràng là hồi trẻ cũng xinh đẹp. Bà có nụ cười tuyệt vời, nhưng bà cũng hay thịnh nộ, thất vọng hoặc bị ám ảnh điều gì đó mà chỉ có bà mới hiểu. Bà hay trút giận vào ông ngoại và mẹ tôi, cả trước lẫn sau khi tôi ra đời, nhưng tôi thì được bà chừa ra. Hồi xưa bà học giỏi và có tham vọng, nên sau trung học bà theo một khóa đào tạo hàm thụ y tá ở trường Y tá Chicago. Lúc tôi chập chững biết đi, bà đang làm y tá riêng cho một ông ở gần nhà chúng tôi trên phố Hervey. Tôi vẫn còn nhớ mình hay chạy xuống phố đón bà đi làm về.

        Mục tiêu của bà ngoại đối với tôi là làm sao tôi phải ăn thật nhiều, học thật nhiều và lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng. Chúng tôi ăn ở một cái bàn trong bếp cạnh cửa sổ. Cái ghế cao của tôi đối diện với cửa sổ, và ngoại hay xếp mấy lá bài lên bệ cửa sổ để tôi vừa ăn vừa học đếm. Ngoại bữa nào cũng ép tôi ăn nhiều, vì hồi đó người ta tin rằng mấy đứa trẻ càng khỏe càng thông minh, miễn là ngày nào cũng phải tắm. Ít nhất một lần trong ngày, bà đọc cho tôi nghe từ những cuốn tập đọc Dick an Jane cho đến khi tôi tự đọc được. Ngoại còn đọc cả World Book Encyclopedia - Bách khoa toàn thư thế giới cho tôi, loại sách mà hồi đó mấy ông bán hàng rong đi bán từng nhà một và trở thành cuốn sách thứ nhì thường thấy nhất sau cuốn Kinh thánh trong nhà dân lao động. Những bài học từ rất sớm này giải thích vì sao tôi bây giờ thích đọc sách, chơi bài, chăm sóc đến cân nặng của mình và không bao giờ quên rửa tay và đánh răng.

        Tôi rất yêu ông ngoại - nguồn ảnh hưởng nam tính đầu tiên trong đời tôi - và tự hào rằng mình sinh trùng ngày sinh của ông. James Eldridge Cassidy người mảnh khảnh, khoảng l,80m, nhưng lúc đấy vẫn còn khỏe mạnh và đẹp trai. Tôi vẫn luôn nghĩ ông trông giống tài tử Randolph Scott.

        Khi ông bà tôi từ Bodcaw chuyển đến Hope, một nơi chỉ có vài trăm dân, ông tôi làm nghề đánh xe ngựa giao đá cho một xưởng sản xuất đá lạnh. Hồi đó, tủ lạnh trong nhà chỉ là dạng tủ đá, được giữ lạnh bằng mấy cục đá đủ kích cỡ tùy theo cỡ tủ. Dù chỉ nặng khoảng 75kg nhưng ông tôi có thể vác những súc đá nặng 50kg hoặc hơn, dùng hai cái móc sắt kéo lên lưng có lót sẵn một miếng da lớn.

        Ông tôi là một người cực kỳ tốt bụng và rộng rãi. Trong thời Đại khủng hoảng, lúc mà chẳng ai có tiền, ông hay cho mấy chú nhóc cùng đánh xe chở đá để chúng khỏi lang thang ngoài phố. Nhờ thế mà mỗi chú nhóc kiếm được 25 xu mỗi ngày. Năm 1976, khi tôi tranh cử chức Bộ trưởng tư pháp ở Hope, tôi có| nói chuyện với một trong mấy chú nhóc này, nay là thẩm phán John Wilson, Chú nhóc ấy nay đã thành một luật sư đáng kính và thành công, nhưng vẫn còn nhớ rất rõ những ngày xưa. Ông ấy kể với tôi là có một lần khi ông tôi đưa 25 xu tiền công nhật, ông đã đề nghị ông tôi đưa hai đồng 10 xu và một đồng năm xu chỉ để cố cảm giác rằng mình có nhiều tiền. Ông tôi chiều theo, và cậu bé vừa đi về nhà vừa xóc mấy đồng xu leng keng trong túi. Nhưng cậu xóc mạnh quá, đến nỗi một đồng 10 xu văng ra ngoài. Thế là cậu bỏ hàng giờ ra để tìm lại mà không được. Bốn mươi năm sau, ông thẩm phán nói rằng mỗi lần đi ngang đoạn phố ấy ông đều để ý tìm lại xem đồng xu kia còn đó không.

        Thật khó mà giảng giải cho thanh niên thời nay về ảnh hưởng của thời kỳ Đại khủng hoảng đối với thế hệ ông bà và cha mẹ tôi nhưng tôi lớn lên và cảm thấy rõ ảnh hưởng này. Một trong những chuyện đáng nhớ nhất thời thơ ấu của tôi là chuyện mẹ tôi kể về Ngày thứ sáu tuần thánh trong thời Đại khủng hoảng, khi ông tôi một hôm đi làm về và khóc, nói rằng ông không làm sao kiếm được khoảng một đôla để mua váy mới cho mẹ mặc lễ Phục sinh. Mẹ tôi không bao giờ quên chuyện đó, và mỗi mùa Phục sinh tôi lại được cho một bộ cánh mới, dù muốn dù không. Tôi nhớ một lễ Phục sinh những năm 50, lúc ấy tôi đang mập và có ý thức về chuyên này. Tôi đi nhà thờ trong bộ trang phục áo màu sáng tay ngắn, quần lanh trắng, giày Hush Puppies hai màu hồng đen, và một thắt lưng màu hồng. Thật đau khổ, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng theo đúng thông lệ mua đồ mới vào dịp Phục sinh của ông tôi.

        Khi tôi ở chung với ông, ông làm hai nghề mà tôi rất khoái trông coi một tiệm tạp hóa nhỏ, và kiếm thêm bằng cách nhận một chân bảo vệ ban đêm ở xưởng cứa. Tôi rất thích cùng trực đêm với ông ở xưởng. Chúng tôi hay đem theo bánh mì kẹp đựng trong túi giấy để ăn khuya, còn tôi thì hay ngủ ở băng ghế sau xe hơi. Vào những đêm trăng sáng, tôi hay trèo lên đống mùn cưa, hít cái mùi bí ẩn của gỗ mới xẻ và mùn cưa. Ông tôi cũng thích làm việc ở đó. Như thế, ông có thể ra khỏi nhà và nhắc ông nhớ lại thời từng làm việc ở nhà máy hồi mới sinh mẹ tôi. Ngoại trừ lần vì tối quá ông tồi đóng cửa xe kẹp vào ngón tay tôi, còn thì những đêm đi trực đó là những chuyên phiêu lưu tuyệt hảo.

        Tiệm tạp hóa lại là một kiểu phiêu lưu khác. Trước tiên/ trên quầy trong tiệm có một hũ kẹo Jackson khổng lồ, và tôi hay khua khoắng. Kế đến là khách hàng toàn là những người lớn mà tôi không biết, và lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người lớn không phải là ruột thịt của mình. Thứ ba là rất nhiều khách hàng của ông tôi là người da đen. Dù miền Nam nước Mỹ hồi đó nạn phân cách vẫn bao trùm, nhưng ở những thành phố nhỏ hoặc nơi thôn quê vẫn luôn có những giao tiếp đa chủng tộc. Dù vậy, rất hiếm khi mới gặp được một nông dân miền Nam ít học nào mà lại không có tí máu kỳ thị trong người. Ông tôi lại chính là người hiếm có ấy. Tôi có thể nhận thấy người da đen bề ngoài trông khác, nhưng vì ông tôi đối xử với họ như với mọi người khác, hay hỏi thăm con cái và công việc của họ, nên tôi nghĩ họ cũng y như mình. Thỉnh thoảng, mấy chú nhóc da đen hay vào tiệm và chúng tôi cùng chơi chung. Phải nhiều năm sau tôi mới biết đến nạn kỳ thị, định kiến và ý nghĩa của sự nghèo khổ; phải nhiều năm sau tôi mới biết phần lớn người da trắng không như ông và bà tôi, người vốn ít khi đồng tình với ông tôi nhưng lại cùng quan điểm về chủng tộc. Thực ra, mẹ tôi kể rằng có lần mẹ bị đòn quắn đít hồi mới ba, bốn tuổi, bà đã gọi một phụ nữ da đen là "mọí đen". Nói một cách nhẹ nhàng thì việc bà ngoại đánh đòn mẹ lần ấy là một cách ứng xử rất bất thường của một phụ nữ da trắng ở nông thôn miền Nam hồi những năm 20.

        Mẹ tôi có lần kể rằng sau khi ông mất, mẹ tìm thấy một cuốn sổ kế toán trong tiệm tạp hóa của ông, trong đó ghi nhiều nợ chưa trả, phần lớn của khách hàng người da đen. Mẹ nhớ lại là ông bảo với mẹ rằng những người tốt đã cố gắng hết mình đáng được quyền nuôi sống gia đình, và dù có kẹt đến đâu đi nữa thì ông cũng không bao giờ từ chối cho họ mua thiếu. Có lẽ vì thế mà tôi luôn tin tưởng vào tem phiếu thực phẩm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2015, 08:36:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2015, 07:08:36 am »

       Sau khi thành tổng thống, tôi lại được nghe kể về tiệm tạp hóa của ông tôi. Năm 1997, một phụ nữ Mỹ gốc Phi, Ernestine Campbell, trả lời phỏng vấn báo dịa phương ở Toledo, bang Ohio, về chuyện ông của bà hay đem bà cùng đến mua chịu thức ăn tại tiệm của ông tôi. Bà ấy nói bà còn nhớ có chơi cùng với tôi, và rằng tôi là "nhóc da trắng duy nhất trong xóm chơi với trẻ con da đen". Nhờ ông ngoại mà tôi chẳng bao giờ biết mình là đứa nhóc da trắng duy nhất làm việc đó.

       Ngoài tiệm tạp hóa của ông tôi, xóm tôi ở cũng là nơi cho tôi tiếp xúc với người ngoài gia đình. Tôi đã chứng kiến nhiều điều trong khu vực nhỏ hẹp ấy. Tôi thấy một căn nhà bên kia đường cháy rụi, và hiểu rằng tôi không phải là người duy nhất phải gánh chịu những điều tồi tệ. Tôi kết bạn với một cậu bé thích sưu tập những con vật kỳ lạ, và một lần cậu mời tôi qua xem con rắn của cậu. Cậu bảo rắn bị nhốt trong tủ. Thế rồi cậu ấy mở cửa tủ, đẩy tôi vào, đóng cửa lại, bảo là tôi đang ở trong bóng tôi một mình với con rắn. Thực ra rất may là không phải thế, nhưng tôi sợ chết khiếp. Tôi hiểu ra rằng cái mà kẻ mạnh cho là buồn cười đôi khi lại rất tàn bạo và nhục nhã đối với kẻ yếu.

       Cách nhà của chúng tôi một dãy phố có một cầu chui xe lửa, hồi đấy làm bằng những súc gỗ trét nhựa đường. Tôi thích bám lên mấy súc gỗ đó, lắng nghe xe lửa rầm rập chạy bên trên và tự hỏi tàu chạy đi đâu và tôi có bao giờ đi đến đó không.

       Và tôi hay chơi trong sân sau với một cậu có sân nhà kế liền bên. Cậu ấy ở cùng với hai bà chị xinh đẹp trong một căn nhà to và đẹp hơn nhà chúng tôi. Chúng tôi thường ngồi trên cỏ hàng giờ, tập phóng dao sao cho cắm dính xuống đất. Tên cậu ấy là Vince Foster. Cậu ấy tốt với tôi và không bao giờ lên mặt kẻ cả như mấy đứa lớn thường làm với bọn nhóc nhỏ tuổi hơn. Sau này cậu ấy trở thành một người đàn ông cao lớn, đẹp trai, thông minh và tốt bụng. Cậu ấy trở thành một luật sư tuyệt vời, một ủng hộ viên mạnh mẽ cho sự nghiệp của tôi hồi mới đầu, và là bạn thân của Hillary ở Công ty luật Rose. Gia đình hai chúng tôi thăm hỏi qua lại ở Little Rock, chủ yếu là ở nhà cậu ấy, nơi vợ cậu ấy - Lisa - đã dạy Chelsea bơi. Cậu ấy đến thăm tôi ở Nhà Trắng, và là một tiếng nói bình tĩnh, tỉnh táo trong vài tháng đầu tiên căng thẳng của chúng tôi ở đó.

       Có một người khác ngoài gia đình có ảnh hưởng đến tôi trong thời thơ ấu. Odessa là một phụ nữ da đen đến giặt giũ, dọn dẹp nhà chúng tôi và trông coi tôi khi ông bà tôi đi làm. Răng của bà to và vuông, làm tôi thấy nụ cười của bà càng rạng rỡ và đẹp hơn. Tôi vẫn liên lạc với bà nhiều năm sau khi rời Hope. Năm 1966, tôi và một người bạn đi thăm Odessa sau khi thăm mộ cha và ông tôi. Phần lớn người da đen ở Hope sống gần khu nghĩa trang, ngay bên kia con đường đối diện với tiệm tạp hóa của ông tôi. Tôi còn nhớ chúng tôi ngồi ở thềm nhà của Odessa khá lâu. Khi đến lúc phải đi, chúng tôi lên xe và lái đi trên con đường đất bụi bặm. Những con đường đất duy nhất tôi thấy ở Hope, hoặc sau đó ở Hot Springs khi tôi chuyển đến đó, đều nằm ở khu da đen, đầy những người làm việc chăm chỉ, nuôi những đứa con như tôi, và đều đóng thuế. Odessa đáng được hưởng điều tốt đẹp hơn thế.

       Những nhân vật lớn trong thời thơ ấu của tôi là họ hàng thân thích: các cụ ngoại, dì của mẹ tôi Otie, cậu của mẹ tôi Carl Russel, và trên hết là bác của mẹ tôi Oren - còn được gọi là Buddy, cũng là một trong những điểm sáng của đời tôi - và vợ của bác, dì Ollie.

       Dòng họ Grisham của các cụ tôi sống trong một căn nhà nhỏ xây nổi trên mặt đất ở nông thôn. Vì bang Arkansas có nhiều lốc xoáy hơn hầu như bất cứ nơi nào khác ở Mỹ nên phần lớn những ai xây nhà kiểu này đều đào một cái hầm để trú bão. Cái hầm của các cụ tôi ở sân trước, có một cái giường nhỏ, một cái bàn nhỏ, trên đó để một đèn đốt dầu và than. Tôi còn nhớ có lần nhìn vào cái chỗ chật hẹp đấy và cụ tôi bảo "ừ, thỉnh thoảng cũng có rắn chui xuống dưới đấy nhưng nếu còn để đèn thì nó không cắn cháu đâu". Tôi chẳng bao giờ biết điều này có thật hay không. Kỷ niệm còn lại của tôi về cụ tôi là lần ông đến thăm tôi ở bệnh viện khi tôi bị gãy chân lúc lên năm. Cụ cầm tay tôi và chụp hình chung. Cụ mặc chiếc áo sơmi trắng cài kín nút đến tận cổ và một áo khoác đen giản dị, trông già cỗi như những ngọn đồi và cứ như thể vừa bước ra từ trang sách American Gothic vậy.

       Chị của bà ngoại tôi Opal - chúng tôi gọi bà là Otie - là một phụ nữ dễ coi có giọng cười tuyệt vời đặc trưng của dòng họ Grisham; yà người chồng Carl kín tiếng của bà là người đầu tiên tôi biết có rồng dưa hấu. Đất cát được sông bồi đắp xung quanh Hope thật lý tưởng với dưa hấu, và kích cỡ dưa Hope trở thành thương hiệu của thành phố vào đầu thập niên 50, khi người dân ở đây gửi cho Tổng thống Truman quả dưa to nhất tính đến thời điểm đó, gần 100kg. Tuy nhiên, dưa ngon chỉ khoảng 30kg hoặc ít hơn. Chính ông Carl trồng loại dưa này, hay tưới nước từ bồn xuống đất quanh mấy quả dưa và xem mấy cái rễ hút nước y như máy hút bụi vậy. Khi tôi thành tổng thống, anh họ của ông Carl vẫn còn quầy bán dưa hấu ở Hope và bạn có thể mua dưa đỏ hoặc thứ dưa vàng ngọt hơn.

       Hillary nói rằng lần đầu tiên cô ấy gặp tôi, tôi đang đứng ở sảnh của khoa Luật Đại học Yale và khoe khoang về kích cỡ của dưa hấu Hope cho mấy ông bạn sinh viên đang lắng nghe đầy nghi hoặc. Khi tôi làm tổng thống, bạn cũ của tôi ở Hope mở tiệc đãi dưa hấu ở Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng, và tôi lại được dịp kể chuyên dưa cho một thế hệ mới, những người trẻ tuổi giả vờ tỏ ra thích thú đến đề tài mà tôi biết từ lâu qua ông bà Otie và Carl.

       Anh của bà tôi, Buddy, và vợ ông, Ollie, là những thành viên chính của đại gia đình chúng tôi. Buddy và Ollie có bốn người con, trong đó ba người đã đi khỏi Hope khi tôi đến đây. Bác Dwayne làm điều hành cho một xưởng sản xuất giày ở New Hampshire. Các bác Cònrad và Falba lúc bấy giờ ở Dallas, nhưng thường về thăm và nay đã chuyển về ở Hope. Bác út Myra làm nghề rodeo - cưỡi bò. Bà bác này có thể cưỡi ngựa như một tay chuyên nghiệp, nhưng sau đó bỏ nhà đi theo một tay chăn bò, có hai con, ly dị, rồi về nhà lại, và điều hành cơ quan quản lý gia cư địa phương. Myra và Falba là hai phụ nữ tuyệt vời, cho dù khổ đến đâu vẫn có thể mỉm cười và không bao giờ bỏ rơi bè bạn, gia đình. Tôi mừng vì họ vẫn đang là một phần cuộc đời tôi. Tôi dành nhiều thời gian ở nhà bác Buddy và Ollie, không chỉ trong bốn năm đầu đời, mà còn trong suốt 40 năm sau cho đến khi bác Ollie mất, bác Buddy bán nhà về ở với bác Falba.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2015, 07:17:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2015, 03:03:51 am »

        Cuộc sống xã hội trong đại gia đình tôi, cũng giống như phần lớn người nghèo khó ở nông thôn, xoay quanh các bữa ăn, bàn tán và kể chuyên. Họ không đủ tiền đi nghỉ, cũng hiếm khi đi xem phim, và mãi cho đến giữa cuối thập niên 50 mới có tivi. Họ chỉ đi chơi vài lần trong năm - đi hội chợ huyện, hội dưa hấu, thỉnh thoảng đi vũ hội hoặc xem hát đồng ca nhà thờ. Đàn ông thì đi săn, câu cá,trồng rau và dưa hấu trên những mảnh đất ngoài đồng mà họ vẫn giữ khi chuyển vào thành phố làm việc.

        Dù không dư dả gì nhưng họ chẳng bao giờ cảm thấy nghèo miễn là họ có một căn nhà gọn gàng, quần áo sạch, và đủ thức ăn để đãi bất cứ ai đến thăm. Họ làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc.

        Những bữa ăn ưa thích thời thơ ấu của tôi là ở nhà ông bà Buddy và Ollie, quây quần quanh cái bàn lớn trong căn bếp nhỏ của họ. Thường thì một bữa ăn trưa (mà chúng tôi gọi là bữa chiều, còn bữa vào buổi tối thì gọi là bữa chính) cuối tuần có thịt heo hoặc thịt rôti, bánh ngô, xà lách hoặc rau xanh, khoai tây nghiền, khoai lang, đậu, đậu xanh, bánh trái cây và rất nhiều loại trà đá mà chúng tôi uống bằng những cốc vại khổng lồ. Được uống bằng mấy cái vại đó làm tôi cảm thấy mình người lớn hơn. Trong những dịp đặc biệt, chúng tôi ăn kem nhà làm cùng với bánh. Mỗi khi đến sớm, tôi hay phụ nấu ăn, tước vỏ đậu hoặc quay tay cầm của máy làm kem. Trước, trong và sau bữa ăn lúc nào mọi người cũng nói chuyện: tán gẫu chuyện xóm làng, chuyện gia đình, và kể rất nhiều chuyện. Họ hàng tôi ai cũng biết kể chuyện, làm cho những sự việc đơn giản, những lần gặp gỡ và cả những điều rủi xung quanh cuộc sống bình thường trở nên sống động, đầy kịch tính và tiếng cười.

        Ông Buddy là người kể chuyện hay nhât. Giông như hai chị mình, ông Buddy rất thông minh. Tôi thường tự hỏi không biết họ sẽ thế nào nếu được sinh ra vào thế hệ của tôi hoặc của con gái tôi. Nhưng hồi đó cũng có nhiều người như họ. Ông thợ bơm xăng cho bạn có lẽ cũng có chỉ số IQ cao bằng bác sĩ cắt amiđan cho bạn. Ở Mỹ còn nhiều người giống như dòng họ Grisham; nhiều người trong số này là dân nhập cư, và vì thế khi làm tổng thống tôi cố gắng mở rộng cửa các trường đại học cho tất cả những ai muốn đến.

        Dù học vấn hạn chế, ông Buddy đầu óc minh mẫn và có hiểu biết của một tiến sĩ về bản chất con người, nhờ vào một đời quan sát tinh tường và phải đối phó với những thói tật của chính mình cũng như gia đình ông. Hồi mới cưới vợ ông có tật nhậu nhẹt. Một hôm ông về nhà và nói với vợ rằng việc nhậu nhẹt của ông làm hại đến vợ con và gia đình, rồi hứa sẽ không uống nữa. Và đúng như vậy, ông bỏ nhậu cho đến hơn 50 năm sau.

        Sau này khi đã ngoài 80, ông Buddy vẫn có thể kể những chuyên hấp dẫn về tính cách những chú chó ông nuôi cách đó năm hay sáu thập kỷ. Ông nhớ tên, hình dáng, các thói quen riêng của chúng cách ông nuôi chúng và cách chúng tha chim bị bắn hạ về cho ông. Nhiều người hay đến chơi với ông và ngồi ở bậc thềm nhà. Sau khi họ về, ông hay kể chuyện về họ hoặc con cái họ - lúc thì vui, lúc thì buồn, thường là với thái độ thông cảm và luôn luôn thấu hiểu.

        Tôi học được nhiều điều từ những chuyện mọi người kể; rằríg không có ai hoàn hảo cả nhưng phần lớn con người là tốt; rằng không thể phán xét người ta khi họ đang trong những giờ khắc khó khăn và yếu đuối nhất; rằng những xét đoán khắc nghiệt ấy có thể biến tất cả chúng ta thành bọn đạo đức giả; rằng một phần lớn của cuộc sống là phải có mặt và phải cố gắng; rằng tiếng cười thường là cách ứng phó tốt nhất, và đôi khi là duy nhất, trước những nỗi đau. Có lẽ quan trọng nhất là tôi hiểu được rằng mỗi người đều có một câu chuyện - về giấc mơ và ác mộng, về hy vọng và khổ đau, về tình yêu và mất mát, về lòng dũng cảm và sự sợ hãi, về sự hy sinh và tính ích kỷ. Suốt đời mình tôi luôn quan tâm đến câu chuyện của người khác. Tôi luôn muốn biết họ, hiểu họ và cảm thông với họ. Khi lớn lên và làm chính trị, tôi luôn cảm thấy mục đích chính của công việc của tôi là cho mọi người cơ hội để có được những câu chuyện đời tốt đẹp hơn.

        Chuyện đời của ông Buddy hay cho đến khi kết thúc. Ông mắc bệnh ung thư phổi năm 1974, phải cắt một bên phổi nhưng vẫn sống đến năm 91 tuổi. Ông tư vấn cho tôi trong sự nghiệp chính trị, và nếu tôi nghe lời ông và bãi bỏ chính sách tăng lệ phí bảng số xe vốn làm mất lòng dân chúng thì có lẽ tôi đã không thua trong kỳ vận động tái cử thông đốc bang vào năm 1980. Khi tôi trúng cử tổng thống ông vẫn còn sống và rất hào hứng về chuyện đó. Sau khi bà Ollie mất, ông vẫn sống tích cực bằng cách thường đến tiệm bánh vòng của con gái mình Falba và lại làm say mê một thế hệ trẻ con mới bằng những chuyện kể và những quan sát khôn ngoan của mình về con người. Ông không bao giờ mất đi óc hài hước. Ngay cả khi đã 87 tuổi, hàng tuần ông vẫn lái xe đưa hai bà bạn, một bà 91 và bà kia 93, đi chơi riêng. Khi ông kể cho tôi nghe về chuyện "hò hẹn" này tôi hỏi: "Vậy bây giờ ông chuyển qua mấy phụ nữ lớn tuổi hơn mình à?". Ông cười tinh quái và bảo: " Ừ, đúng thế. Mấy bà này có vẻ trầm tĩnh hơn".

        Trong suốt bao nhiêu năm ở cùng nhau, tôi chỉ thấy ông khóc có một lần. Lúc ấy bà Ollie bị bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) và phải chuyển đến ở nhà dưỡng lão. Nhiều tuần sau đấy, hàng ngày có vài phút bà vẫn nhớ ra mình là ai. Trong những lúc tỉnh táo ấy, bà hay gọi điện cho ông Buddy và nói: "Này ông, sau 56 năm chung sống với nhau, sao ông lại để tôi trong cái chỗ này? Đến đón tôi về ngay". Ông cũng lái xe đến với bà, nhưng khi đến nơi thì trí nhớ của bà lại lạc vào trong mớ hỗn mang của bệnh tật và không nhận ra ông.

        Vào một buổi xế chiều trong quãng thời gian này tôi có ghé thăm ông - chuyến thăm cuối cùng của chúng tôi ở căn nhà cũ. Tôi hy vọng làm ông vui lên. Thế mà, chính ông đã kể chuyên đùa và nhận xét thời sự hóm hỉnh làm tôi cười. Khi trời tối, tôi nói với ông tôi phải về nhà ở Little Rock. Ông tiễn tôi ra cửa, và khi tôi định bước ra ngoài, ông nắm lấy cánh tay tôi. Tôi quay lại và lần đầu tiên trong suốt gần 50 năm, tôi thấy mắt ông nhòa lệ. Tôi nói: "Thật khổ, phải không ông?". Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời của ông. Ông mỉm cười và đáp: "Ừ, khổ thật, nhưng ta đã chấp nhận toàn bộ cả gánh, mà phần lớn gánh ấy là tốt". Ông Buddy dạy tôi rằng mỗi người đều có một câu chuyện. Ông đã kể câu chuyên đời mình trong vỏn vẹn một câu nói đó.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Bảy, 2015, 08:45:15 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM