Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:03:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến giữa Israel & Palestine  (Đọc 19581 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2014, 03:59:18 pm »

CUỘC CHIẾN GIỮA ISRAEL VÀ PALESTINE

Tác giả: Bernard Wasserstein
Biên dịch: Kiến Văn & Phương Thúy
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - 2008
Khổ 13 x 19. Số trang: 190

Đánh máy: hoi_ls






Giới thiệu


Mon frère, mon semblable! Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chủ nghĩa Xion) và chủ nghĩa dân tộc Palestine xuất phát từ những nguồn gốc văn hóa chính trị khác nhau, nhằm vào những mục tiêu đối địch nhau, đã mô phỏng nhau một cách kỳ lạ trong nhiều thập kỷ qua. Ta có thể quan sát sự mô phỏng đó cả về tư duy lẫn cách hành xử của hai phong trào này. Trong đó mỗi phong trào đều tự xem mình là lực lượng chính trị trọng yếu của một quốc gia chịu nhiều đau thương và tự nhận thức về phong trào của mình theo thuyết duy ngã, nói cách khác họ luôn xem mình là chân chính, nhằm biện minh cho những hành động nhẫn tâm của mình. Các phong trào của họ đều viện đến chủ nghĩa khủng bố và chống lại nhân quyền, họ luôn phủ nhận sự tồn tại hợp pháp của phong trào kia. Thực chất mỗi phong trào là một ảo tưởng ám ảnh đất nước, bắt nguồn từ một thế kỷ chiến tranh và tập trung vào các vấn đề dân số, đất đai, việc làm, an ninh và những giá trị khác. Cả hai đều tiến gần đến sự kiệt quệ.

Tại sao lại xảy ra cuộc chiến giữa người Israel và người Palestine? Thực ra cuộc chiến giữa họ là một trò chơi số học có tổng bằng 0, trong đó bên nào muốn giành thắng lợi sẽ buộc phải loại bỏ hoàn toàn đối thủ của mình. Nhiều quan sát viên đã bất mãn trước sự chịu đựng của các nạn nhân vô tội là dân thường và mất kiên nhẫn trước những lời giải thích dễ dãi theo kiểu vấn đề nan giải của mâu thuẫn nằm ở chỗ khác nhau về sắc tộc, tôn giáo hoặc văn hóa. Một số người nhanh chóng tìm ra nguyên nhân thích đáng để quy trách nhiệm cho các cá nhân hay các bên có thể thu lợi từ những hành động bị cho là vô đạo đức, phi lý, không đáng kính trọng, vụ lợi. Một số kẻ cố gắng thích nghi với những trang sử chiến đấu trong một khuôn khổ khái niệm lớn hơn, xuyên tạc động lực và mục tiêu của đối thủ đến nỗi không thể nhận ra.
Trong cuốn sách này tôi đưa ra lập luận có cơ sở và có thể xác minh về mâu thuẫn nêu trên. Gốc rễ sâu xa của mối bất hòa căng thẳng đó có thể ở những đặc tính riêng biệt qua những trải nghiệm liên quan chặt chẽ trong thế kỷ qua. Trong khi một số người của cả hai dân tộc phải chịu trách nhiệm về những hành động nhẫn tâm, thì không kiểu hành xử nào của người Do Thái hay người Arab được cổ vũ bởi sự quá khích của họ. Họ chiến đấu vì những lợi ích, giá trị, động cơ rõ ràng trong việc theo đuổi các mục tiêu xác định.

Tôi đã nghiên cứu lịch sử của cuộc đấu tranh và thực tiễn hiện nay của họ theo bốn hướng: Nhân khẩu, kinh tế - xã hội, môi trường và lãnh thổ. Mục đích của tôi là nhằm chứng minh những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét nghiêm túc những khả năng có thể xảy ra trong tương lai hơn là việc chỉ đơn thuần cung cấp cho độc giả nhiều bản báo cáo (từ trước tới nay) về các yếu tố tương tự của chủ nghĩa dân tộc vị chủng, chủ nghĩa biểu tượng tôn giáo, ngoại giao giả dối và bạo lực.

Tôi cần phải nói rõ điều tôi đề xuất không phải là sự giải nghĩa theo phương pháp đơn giản hóa vấn đề mà là một nỗ lực để khôi phục thế cân bằng bằng cách mang lại cận cảnh một số khía cạnh đã phần nào bị lãng quên trong mối quan hệ giữa Israel - Palestine. Để làm việc này, tôi đã phải tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Israel, Arab, Mỹ, châu Âu. Một trong những sự phát triển đáng khích lệ trong những năm gần đây là các sử gia Israel và Palestine đã xích lại gần nhau để nhất trí về các vấn đề căng thẳng vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Từ trước đến nay, họ thường nói và làm việc theo chương trình nghị sự của dân tộc họ, bây giờ họ thường liên lạc trực tiếp với nhau và trong một số trường hợp họ còn đạt đến một thỏa thuận nào đấy. Tuy hai bên chưa nhất quán về những ghi chép trong sử sách và vẫn có sự khác biệt rõ nét về hệ phương pháp, khái niệm, các kết luận đưa ra nhưng họ đã bắt đầu lập lại mối quan hệ hữu nghị mang tính khoa học giữa Israel và Palestine trong thời gian gần đây.

Tôi đi đến kết luận rằng, qua phân tích đa chiều, chúng ta có thể hy vọng mọi mâu thuẫn giữa hai dân tộc láng giềng này rồi sẽ đi đến một giải pháp hòa bình. Sự lạc quan ở đây không phải bắt nguồn từ sự lý tưởng quá mức về các sự kiện chính trị khắc nghiệt ở vùng Trung Đông, cũng không phải là niềm tin ngây thơ vào khả năng hòa bình bất ngờ. Sau cuộc chiến tranh Intifada (chiến tranh ném đá) thứ hai kéo dài hơn ba năm, cuộc tàn sát những người vô tội vẫn tiếp tục không dừng. Như hồi tháng 5/2004, có ít nhất 518 trẻ em Palestine bị người Israel sát hại và có ít nhất 107 trẻ em Israel bị người Palestine hạ sát. Tổng cộng có hơn 3700 người đã bị thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương trong những cuộc bạo loạn và điều này không có dấu hiệu thuyên giảm ngay. Thay vì biết rằng họ sẽ càng ngày càng mệt mỏi với chiến tranh thì dường như cả người Israel lẫn người Palestine đều bị trói buộc bởi lịch sử thù nghịch không thể cùng sống với nhau, cũng không sẵn lòng thực hiện những thỏa hiệp cần thiết để sống tách rời nhau. Tuy nhiên bên dưới bề mặt ảm đạm đó có những thay đổi cơ bản ít được nhận thấy đang xảy ra mà bắt buộc phải từ hai phía, dù muốn hay không, không sớm thì muộn họ sẽ phải điều chỉnh lại mối quan hệ không thể tách rời nhưng đầy đau khổ này. Sự phân tích này cho thấy có một động lực ngầm giống như các lớp kiến tạo địa tầng, đang đẩy mối quan hệ Israel - Palestine tiến đến gần hơn và nhanh hơn trong việc thiết lập lại mối quan hệ hòa bình hơn là đưa đến những sự kiện khủng khiếp trong thời gian vừa qua.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 12:32:22 pm gửi bởi ptlinh » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2014, 04:02:09 pm »

Con người


Auguste Comte cho rằng “nhân khẩu là số mệnh”. Sợi dây liên kết giữa mâu thuẫn chính trị và sự cân bằng về số lượng các nhóm đấu tranh quen thuộc với các nhóm sinh viên có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và những mâu thuẫn, khác xảy ở nhiều nơi trên thế giới. Ở bắc Areland, sự suy yếu dần của Đạo Tin lành là do đạo Cơ đốc ngày càng lớn mạnh, đó là một khía cạnh quan trọng về cuộc chiến giữa hai cộng đồng này cuối thập niên 1960. Ở Liên Xô cũ, sự gia tăng số lượng người nước ngoài, nhất là những người đến từ các nước không phải châu Âu nhanh hơn cả người Nga chính thống, phản ánh sâu sắc đời sống chính trị của Liên Xô trong những năm cuối. Ở Lebanon, từ năm 1943 - 1975, các chức vụ trong bộ máy chính trị được chỉ định theo số tín đồ của các nhóm tôn giáo khác nhau, điều đó chứng tỏ không thể tổ chức việc điều tra dân số vì như vậy tình trạng chính trị sẽ bị xáo trộn bởi những thay đổi về nhân chủng. Cuối cùng, số tín đồ Cơ đốc giáo giảm rõ rệt và sau cuộc nội chiến 15 năm đau thương, một chế độ mới xuất hiện trong đó sức mạnh chính trị của người Cơ đốc bị giảm bớt.
Vấn đề bắt buộc về nhân khẩu lý giải cho mâu thuẫn chính giữa người Israel và Palestine. Năm 1900, dân số Palestine không vượt quá nửa triệu người; nhưng đến năm 2000 đã có gần 10 triệu người Palestine sống trong khu vực giữa Địa Trung Hải và sông Jordan. Việc tăng dân số gấp 20 lần chỉ trong một thế kỷ có thể nói là một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.

Sự thay đổi đó không chỉ đơn thuần về mặt con số mà còn làm thay đổi cả kết cấu của nó. Năm 1900, ở Palestine (một phần của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman bị người Hồi giáo thống trị) đạo Hồi chiếm đa số chỉ khoảng 1/5 dân số không theo Hồi giáo, khoảng 10% theo đạo Cơ đốc giáo và 10% là người Do Thái. Năm 2000, người theo đạo Cơ đốc chỉ chiếm một phần nhỏ và người Do Thái chiếm đại đa số, sự chiếm ưu thế đó phản ánh quyền thống trị và chủ quyền trong nước. Việc gia tăng dân số với tỷ lệ cao bất thường một phần do gia tăng tự nhiên, đặc biệt là người Arab theo Hồi giáo, nhưng nguyên nhân chính là sự nhập cư ồ ạt của người Do Thái.

Người Do Thái ban đầu buộc phải tiến về phía lãnh thổ của người Palestine. Họ được gọi là những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái (còn gọi là người Xion). Thực ra, qua toàn bộ giai đoạn nhập cư của người Do Thái hiện đại từ năm 1881, chỉ một thiểu số dân nhập cư là người theo chủ nghĩa Xion ở quê hương của họ. Trong suốt giai đoạn Anh thống trị Palestine từ năm 1917 tới 1948, sau này là nước Israel, người Do Thái nhập cư không còn phải cam kết theo chủ nghĩa Xion. Giống như tất cả các phong trào nhập cư, đây là một sự pha trộn giữa nước cũ và nước mới. Nhưng nếu khảo sát làn sóng aliya (người Do Thái nhập cư vào Palestine) diễn ra liên tục ta sẽ dễ dàng hiểu rằng đại đa số trường hợp nhập cư là do bị ép buộc hơn là tự nguyện. Chỉ một thiểu số dân nhập cư Do Thái là thành viên tích cực trong phong trào Xion trước khi họ đến Palestine/Israel. Thực ra, hầu hết họ tới đó chỉ vì những quốc gia khác không cho phép họ nhập cư.

Điều này đúng với hầu hết người Do Thái ở vùng miền trung châu Âu và Đức đã bỏ trốn tới Palestine sau khi Hitler lên nắm quyền lực năm 1933. Trước chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa Xion ở Đức là một trong những đơn vị hoạt động yếu và người theo chủ nghĩa Xion đã tạo thành một cộng đồng thiểu số người Do Thái ở Đức. Rất đông người Do Thái bỏ trốn khỏi các nước Arab sau khi nhà nước Israel ra đời năm 1948. Trong những năm gần đây, Israel không ngừng nỗ lực tạo ra thế hệ Xion cho các cộng đồng dân Do Thái phương Đông. Hầu hết người Do Thái ở các vùng đất Arab tỏ ra thù địch hoặc vô cùng thờ ơ đối với chủ nghĩa Xion cho tói khi tình thế bắt buộc phải hành động. Vì thế, sau năm 1988, hơn một triệu người Do Thái từ USSR (Liên Xô cũ)/CIS (khối liên hiệp các quốc gia độc lập đối với Xô Viết) đến Israel. Hầu hết họ là dân nhập cư vì lý do kinh tế chứ không phải lý do chính trị, tạo thành làn sóng nhập cư người Nga gốc Do Thái giữa những năm 1971 và 1979. Tuy vậy hai điểm đến chính (cũng thường được yêu thích hơn) là Mỹ và Đức, nhưng hai nước này giới hạn số người nhập cư, do đó mới có làn sóng nhập cư vào Israel.

Tuy nhiên, nếu số người Do Thái tới Palestine và sau đó tới Israel không bị kết tội là người Do Thái theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chủ nghĩa Xion) thì hầu hết làn sóng nhập cư này được tái hư cấu là người Do Thái theo chủ nghĩa Xion.

Trong những năm gần đây, lịch sử đã chứng kiến nguồn tăng trưởng dân số chính ở Palestine không phải là do gia tăng tự nhiên mà là do nhập cư, người Arab không ít hơn người Do Thái. Những chuyên gia xã hội và kinh tế xác nhận tình trạng chậm tiến của Palestine trước khi người Do Thái nhập cư trong thập niên 1980 và nhấn mạnh rằng thời kỳ đó đất đai ở Palestine rất khô cằn và dân cư thưa thớt. Tranh luận do các nhà truyền giáo khởi xướng bùng nổ. Trong một cuốn sách bán chạy của Joan Peters xuất bản năm 1984, đề cập đến việc người Do Thái nhiều hơn tín đồ Hồi giáo ở Palestine vào cuối thế kỷ XIX và sự nhập cư của người Do Thái từ năm 1880 và 1948 song song, thậm chí nhiều hơn sự nhập cư của người Arab từ các vùng đất Arab xung quanh. Peters đã đi quá xa khi dựng lên lý thuyết “về âm mưu của các quan chức chính phủ Anh” ở Palestine, giữa giai đoạn cuối của thế chiến thứ nhất và 1948, giấu biệt dòng người Arab này trong khi hạn chế nghiêm ngặt sự nhập cư của người Do Thái. Các sử gia đễ dàng khám phá ra giả thuyết bóp méo sự thực này là do lạm dụng tài liệu [ịch sử và hiểu sai tài liệu điều tra dân số.

Diễn biến thực sự về tình hình nhân khẩu ở Palestine trong thời kỳ cuối của đế chế Ottoman được ghi chép rất khác nhau. Trong khi dữ liệu lưu lại rằng dân số Palestine trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất có thể được ước lượng một cách tin cậy với sai số hợp lý. Tuy nhiên chỉ có các công dân Ottoman mới được tính, còn người Do Thái và cộng đồng Thiên Chúa giáo (đạo Cơ đốc) thì không. Ngoài ra, còn có dân Beduin du canh du cư và dân Gipxi (Ấn Độ) được các lãnh sự quán nước ngoài cung cấp số liệu nhưng cũng chỉ là con số ước tính.

Những con số do Arthur Ruppin, lãnh tụ chủ nghĩa phục quốc Do Thái ở Jaffa từ 1908 tới 1914 cung cấp, được chấp nhân rộng rãi. Ông sinh ra ở Đức, là một trong những người sáng lập ngành nghiên cứu xã hội học hiện đại của người Do Thái. Ông có kiến thức sâu sắc về đất nước Do Thái và là một điều tra viên cẩn thận. Từ dữ liệu của chính phủ Ottoman cũng như những nguồn tin khác, ông tính rằng có 85.000 người Do Thái ở Palestine năm 1914, chiếm khoảng 12% trong tổng dân số khoảng 689.000 người, những con số sau này được nhà cầm quyền Anh đánh giá cao. Tuy nhiên, nhà nhân khẩu học của Ottoman là Justin McCarthy lại có cách tính khác. Ông tính dân số Do Thái năm 1914, dựa trên tất cả những cứ liệu sẵn có, nhỏ hơn con số của Ruppin đưa ra, chỉ khoảng 60.000, trên tổng dân số là 798.000. Kết quả của ông cũng khác với U.O.Schmelz quá cố, người đề xuất tổng dân số trong năm 1914 thấp hơn và số người Do Thái cao hơn, như vậy chúng ta phải lấy ước tính của Ruppin.

Do đó không có gì ngạc nhiên khi ấn phẩm của McCarthy được xuất bản ở một loạt Viện nghiên cứu Palestine (một chi nhánh của Tổ chức Giải phóng Palestine). Cựu thủ tướng Israel là ông Binyamin Netanyahu cũng không chỉnh sửa gì thêm và trong một cuộc họp của những người ủng hộ ông, ông đã hãnh diện khi trả lời phỏng vấn với đài CNN rằng cho tới khi người Do Thái bắt đầu quay lại thì nơi đây “không có một bóng người nào sinh sống cả”.  Không có dữ liệu chính xác hơn các con số của Ruppin, đặc biệt là về số dân Do Thái, cho nên những con số ông đưa ra có lẽ được chấp nhận là sát với thực tế nhất.

Cuối thế kỷ XIX, chỉ có một thiểu số người Do Thái ở Palestine, thậm chí những người khai hoang thuộc chủ nghĩa dân tộc cũng chỉ chiếm một con số nhỏ bé, chủ yếu là người tị nạn từ nước Nga và từ Romania sau năm 1881. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong đó có một số người theo chủ nghĩa Xion như nhà văn Russo - Jewish (người Nga gốc Do Thái) và nhà tư tưởng Ahad Ha - am (Asher Ginzberg). Chỉ sau khi có quỹ tài trợ của Tổ chức Xion do Theodor Herzl sáng lập năm 1897 triển vọng của người Do Thái mới được cải thiện bằng sự động viên nhập cư một cách có hệ thống.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:10:23 am »

Sự vượt trội về nhân khẩu và sự lớn mạnh của chủ nghĩa Xion ở Palestine có thể xem là điều kiện cần thiết nhằm kiểm soát chính trị, là động lực thúc đẩy bản tuyên ngôn Balfour ra đời năm 1917, trong đó chính quyền Anh đảm nhiệm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Nhà nước Do Thái ở Palestine. “Không xâm phạm các quyền về tôn giáo và dân sự của các cộng đồng không phải người Do Thái đang cư ngụ trên mảnh đất Palestine hoặc các quyền và tình trạng chính trị của người Do Thái ở bất cứ quốc gia nào”. Tại Hội nghị vì hòa bình ở Paris năm 1919, nhà lãnh đạo chủ nghĩa Xion là Chaim Weizmann, đã phát biểu về việc thu hút 70 hoặc 80 ngàn người Do Thái một năm. Mục đích tạo ra một cộng đồng người Do Thái đông đúc, lớn mạnh, từ 4 tới 5 triệu người. Kế hoạch đầy tham vọng của Weizmann ban đầu nhận được sự hỗ trợ của Winston Churchill - Bộ trưởng thuộc địa năm 1921 - 1922 và của Cao ủy Anh - Herbert Samuel, người điều hành Palestine từ năm 1920 đến 1925. Trong một lá thư riêng khi mới bắt đầu nhiệm kỳ, ông mong rằng mình có thể đảm nhận một nhiệm kỳ dài trong chính quyền Do Thái ở Palestine:

“Hiện thực thì như vậy, nhưng những biện pháp thực thi lại dẫn đến một tương lai khác, đó là nhập cư hạn chế và một kế hoạch thực dân hóa cẩn trọng. Trong 5 năm, lãnh thổ đã được mở rộng và tốc độ ngày càng tăng lên. Trong vòng 50 năm, số dân Do Thái có thể chiếm đa số. Sau đó bộ máy chính quyền phần lớn sẽ nằm trong tay người Do Thái, thế hệ sau có thể làm chủ vận mệnh đất nước Do Thái. Viễn tưởng đó, tương lai đó tiếp thêm sức mạnh, sự nhiệt tình, khiến tôi sẩn sàng hy sinh bản thân để hoàn thành công tác”.

National Home được thiết lập dưới sự bảo vệ của Hoàng gia Anh từ năm 1920 - 1948. Nó đóng vai trò quan trọng và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Hoàng gia để đạt được chủ quyền bằng cách cho nhập cư nhằm tạo ra cộng đồng Do Thái đông đúc.

Nếu Weizmann đạt được các mục tiêu thì số nhân khẩu người Do Thái sẽ chiếm đa số trong vòng một thập kỷ. Samuel cũng không chậm trễ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư. Năm 1920, chính quyền thuộc địa Anh cấp 16.500 giấy chứng nhận (mỗi giấy chứng nhận cấp cho một chủ gia đình như một giây thông hành) đảm bảo cho 70.000 dân nhập cư có thể đến nơi này. Nhưng như Moshe Mossek chứng minh, người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái nhận thấy họ chỉ có thể đáp ứng một phần. Đầu tháng 10 năm 1920 họ yêu cầu kế hoạch giảm xuống chỉ còn 1.000, nhưng sau đó họ tự thấy cần thích nghi với một chính sách nhập cư chọn lựa nghiêm ngặt. Samuel thất vọng và phàn nàn với Weizmann rằng: “Ở đây rất cần một nhu cầu lao động đáng kể”. Năm 1922, người Anh giới thiệu các tiêu chuẩn “khả năng thu hút kinh tế” như là một nguyên tắc điều hành ảnh hưởng tới con số nhập cư của người Do Thái.

Giữa thập niên 1920, chính sách nhập cư có chọn lọc của người Xion nhanh chóng bị loại bỏ, khi một làn sóng dân nhập cư thuộc giai cấp tiểu tư sản từ Phần Lan chạy trốn cuộc khủng hoảng kinh tế ở quê hương đổ vào Palestine. Họ đã đến với tư cách là chính họ chứ không phải là “những nhà tiên phong theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái”. Việc chọn Palestine làm điểm đến do hệ quả của đạo luật Johnson ở Mỹ có hiệu lực từ năm 1924, hạn chế sự nhập cư ồ ạt tới Mỹ. Kết quả, năm 1929, số dân nhập cư không đạt được như phát biểu trong Hội nghị hòa bình của Weizmann và chính sách nhập cư ban đầu của Samuel. Chỉ có 100.000 dân nhập cư Do Thái đến đây, nâng số dân Do Thái lên 156.000, chiếm 16% tổng dân số của cả nước. Điều này khiến chủ nghĩa Xion thất vọng. Jewish Agency (cơ quan hoạt động hợp pháp của người Xion ở Palestine) tính rằng cả sự gia tăng tự nhiên lẫn nhập cư trung bình hàng năm của người Do Thái là 15.000. Đến năm 1949 số dân Do Thái sẽ đạt con số nửa triệu. Nhưng khi đó, dân số Arab, chỉ tính theo kết quả tăng tự nhiên cũng đã là 1,1 triệu. Tỷ lệ người Do Thái/Arab lúc đó là 30/70. Ông Haim Arlosoroff, trưởng Phòng chính trị của Jewish Agency, nhận xét: “Nếu chúng ta có thể đạt đến con số này trong vòng 20 năm tới, chắc chắn tất cả chúng ta có thể kỳ vọng”. Mặc dù ông nói thêm: “Thực tế, theo quan điểm của tôi, tỷ lệ như thế giữa hai nhóm sẽ thể hiện ưu thế thực sự về kinh tế, xã hội, văn hóa”. Tuy nhiên, ông Arthur Ruppin khi chia sẻ quan điểm về triển vọng nhân khẩu của Arlosoroff đã chỉ ra rằng muốn đạt tới con số như ông Arlosoroff nói phải mất từ 30 đến 40 năm nữa và đồng thời người ta hoài nghi phải chăng người Do Thái sẽ tiếp tục dựa dẫm vào sự giúp đỡ như thế từ chính phủ Anh.

Không lâu sau, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến việc gây quỹ của chủ nghĩa Xion trong cộng đồng Do Thái. Năm 1931 doanh nghiệp của người theo chủ nghĩa Xion có phần suy yếu. Sau năm 1932, một làn sóng nhập cư khổng lồ do chạy trốn chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Phần Lan, dẫn đến tỷ lệ dân số bất ngờ tăng đột biến (hình 1).


Mặc dù chính quyền thuộc địa Anh không giống như đế chế Ottoman, đưa ra nhiều con số thống kê dân số tương đối đáng tin cậy và đó là những con số cao ngất ngưởng. Điều tra dân số hiện đại đầu tiên được thực hiện vào năm 1922, tổng dân số lúc đó là 757.000, trong đó có 84000 người Do Thái, chiếm 11% dân số (hình 2). Điều này đã làm cho những người theo chủ nghĩa Xion thất vọng. Nhưng cuộc điều tra dân số đó cũng có thiếu sót, vì người Beduin ở quận Nam từ chối tham gia cuộc điều tra dân số, vì họ lo ngại bị cưỡng bách tòng quân và bị đánh thuế như trước đây. Kết quả chỉ có “trưởng thôn cung cấp thông tin”, đó là con số 73.000 dân, một con số sau này chính quyền thuộc địa khẳng định là con số phóng đại. Thực tế nó chỉ khoảng 45.000.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:17:32 am »

Nguồn tin duy nhất đáng tin cậy về nhân khẩu học của Palestine dưới thời Anh cai trị là báo cáo điều tra dân số năm 1931 gồm hai tập. Đây là cuộc điều tra dân số có tính khoa học, đáng tin cậy. Nó được thực hiện trong giai đoạn tình hình chính trị căng thẳng đang kìm nén, sắp bùng phát ở Palestine và các hồ sơ chính thức cho thấy chính phủ phải tế nhị vì e đụng chạm đến tính nhạy cảm của các thành phần khác nhau trong dân số.

Để đảm bảo công việc, chính quyền quyết định thiết lập một ủy ban tư vấn phi chính thức. Nhưng những nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc Arab nhất quyết rằng họ sẽ tham gia chỉ khi số người đại diện trong ủy ban tương ứng tỷ lệ người Arab/Do Thái là 4/1. Người Do Thái cũng giáng trả những đòn phản hồi không kém trong ủy ban hỗn hợp bao gồm cả người Do Thái và Arab này. Do đó chính quyền buộc phải thành lập hai ủy ban, một của người Do Thái và một của người Arab. Giám đốc cuộc điều tra dân số, Eric Mills, một quan chức Bộ thuộc địa, được Cao ủy John Chancellor tiến cử nhờ khả năng giải quyết các vấn đề của ủy ban.

Chẳng hạn, ủy ban Arab nhấn mạnh nên đếm cả số dân Palestine đang sống lưu vong ở nước ngoài, vì trước đó đã có rất nhiều người di cư sang Nam Mỹ. Người Arab cũng yêu cầu khi tiến hành điều tra dân số nên phân biệt theo tiêu chí quốc tịch và tôn giáo. Trong một báo cáo ngắn gọn của ông về vấn đề điều tra dân số, Mills ghi chú như sau:

Thực tế, cộng đồng Do Thái là một “dân tộc”. Ý thức về sự tồn tại của “dân tộc” này đẫn các cộng đồng tôn giáo không phải là người Do Thái tới một khái niệm mơ hồ về “dân tộc” Arab.

Người Arab yêu cầu việc điều tra dân số phải nêu ra một câu hỏi xác định dân tộc Arab và chính phủ cuối cùng như Mills nói: “Nên tạo cơ hội trong cuộc điều tra dân số cho tất cả những người tham gia để khẳng định quyền “dân tộc” nếu họ muốn”.

Về phần người Do Thái, họ đề xuất đưa vào bất kỳ câu hỏi nào có liên quan đến “tình trạng không có ruộng đất” hoặc “thất nghiệp”. Họ e rằng việc mua đất đai của họ đang dẫn đến kết quả thay thế người nông dân Arab. Trong khi đó, Vladimir Jabotinsky và phong trào Xion xét lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kêu gọi người Do Thái tẩy chay cuộc điều tra dân số trên nền tảng mục tiêu của cuộc điều tra là “chứng tỏ rằng người Do Thái chỉ là một thiểu số không đáng kể”, nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập chính phủ “ để đàn áp chủ nghĩa Xion”.

Trong bối cảnh đó, đông đảo dân chúng tham gia cuộc điều tra dân số, ngoại trừ người Beduin, cho rằng số dân của họ một lần nữa chỉ được ước lượng. Đây là cuộc điều tra dân số được dự định là cuộc điều tra đầu tiên trong loạt điều tra 5 năm một lần. Nhưng cùng với nó là mối lo ngại của chính phủ về cuộc nổi dậy quy mô lớn của người Arab từ năm 1936 tới 1939, theo sau là cuộc chiến tranh và sau nữa là cuộc nổi loạn của người Do Thái thời hậu chiến, ngăn ngừa việc tổ chức bất kỳ cuộc điều tra dân số nào nữa trước khi kết thúc thời kỳ thuộc địa lệ thuộc. Do vậy, cuộc điều tra dân số năm 1931 là cuộc điều tra có tính khoa học duy nhất được thực hiện ở Palestine trong thời kỳ thuộc địa. Thực ra, với sự chia cắt sau đó của đất nước, một cuộc điều tra dân số duy nhất như thế đã từng được thực hiện trên toàn vùng phía tây của Jordan.

Một trong những phát hiện quan trọng nhất là bộ dữ liệu có liên quan đến tỷ lệ sinh tử. Sau cuộc điều tra dân số, cuối năm 1931 người ta phát hiện dân Palestine có khả năng sinh sản bất thường (hình 3). Tỷ lệ sinh của dân Hồi giáo Palestine năm 1931 là 53/1000, cao hơn nhiều so với người Do Thái là 32/1000. Cả hai đều rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế thời đó. Người Hồi giáo Palestine trong giai đoạn này có tổng tỷ lệ sinh cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thậm chí tỷ lệ người Do Thái trong giai đoạn 1926 - 1935 vượt trội hơn so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào, ngoại trừ Romania và Bồ Đào Nha. Trong một bản ghi nhớ do Mills chuẩn bị năm 1934, ông đã cảnh báo về vấn đề này. Trung bình trẻ sinh ra còn sống sót trong một gia đình Hồi giáo là hơn 8,5; người theo đạo Cơ đốc là 8 và người Do Thái là 6,7. Sự tăng trưởng dân số giảm phần nào do tỷ lệ trẻ tử vong cao (tỷ lệ trẻ tử vong bằng với Ấn Độ). Sự gia tăng tự nhiên của người Do Thái có thể sánh với sự gia tăng tự nhiên của người Arab tới một mức độ nào đó, vì tỷ lệ tử vong ở người già và trẻ sơ sinh Do Thái thấp hơn. Tuổi thọ của người Hồi giáo năm 1931 là 42, có thể so với người Anh và người xứ Wales ở thập niên 1870, trong khi của người Do Thái Palestine là 60, tương tự ở Anh năm 1931.


Người Xion được đặc biệt quan tâm trong thập niên 30, đây là thời kỳ số dân Do Thái giảm sút vì xu hướng giảm sinh, cùng lúc ở các nước Tây Âu xuất hiện hiện tượng “quá độ nhân khẩu”. Vì vậy một trong những nguyên nhân chính của người Xion về chính sách nhập cư có chọn lựa của họ là ưu tiên cho những người đang trong độ tuổi sinh nở.

Chính phủ cũng tham gia vào những tính toán như vậy cụ thể là sau khi cuộc khởi nghĩa của người Arab bùng nổ. Sau cuộc họp của Hội đồng Hoàng gia năm 1936 về vấn đề Palestine, ông Mills chuẩn bị biểu đồ dự kiến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện tại, cộng với các mức độ nhập cư của người Do Thái. Kết quả (hình 4) cho thấy tỷ lệ dân số Arab/Israel khi ấy là khoảng 7/3, số dân nhập cư là người Do Thái hạn chế xuống còn 12.000 người một năm. Cuối năm 1938, ông Mills được đề nghị tính toán lại để nâng mức nhập cư lên khoảng 15.000 người mỗi năm. Do đó, con số 75.000 người là do chính phủ đưa ra vào tháng 5 năm 1939 để giới hạn số dân Do Thái nhập cư trong 5 năm tiếp theo. Mặc dù một quan chức có tên J.S.Bennett, - Một người rất nhiệt tình ngăn chặn người Do Thái rời khỏi châu Âu, đã lo lắng về “việc có thể kế hoạch hoá gia đình của người Do Thái đang tạm thời ngưng lại”. Những kế hoạch của Mills vạch ra với mục đích phát triển nhân khẩu cho thập niên tiếp theo. Nhưng dân số Do Thái cũng chỉ tăng, khoảng 1/3 tổng dân số (khoảng 2 triệu) vào cuối thời kỳ thuộc địa.


Tất nhiên, những sự kiện kịch tính của cuộc chiến giành độc lập của người Israel giai đoạn 1947 - 1949 đã làm biến đổi sự cân bằng nhân khẩu. Người Do Thái dần dần mua đất đai của người Arab, sau đó là sự trở về hàng loạt của những người Do Thái sống sót ở châu Âu thời Hitler và người Do Thái tị nạn từ các quốc gia Arab. Chỉ khoảng 150.000 người Arab ở lại, phần còn lại đã trốn thoát dưới áp lực của Israel. Ít nhất có 700.000 người tị nạn đã rời Palestine để tới Transjordan, Syria, hay Lebanon. Nhưng phần lớn chọn dải Gaza do người Ai Cập chiếm đóng và ở vùng CIS - Jordanian được gọi là Bờ Tây. Năm 1952, dân Do Thái ở Israel là 1,4 triệu, hơn số dân Arab ở Palestine thời thuộc địa trước đó khoảng 1,2 triệu.

Trong thập niên 50 và đầu 60, các nhà lãnh đạo Israel có xem xét đến khả năng chiếm đóng Bờ Tây. Năm 1954, Thủ tướng Israel Moshe Sharett từng bày tỏ quan niệm như sau: Chúng ta hãy giả sử rằng chúng ta chinh phục mảnh đất còn lại của người Palestine tới sông Jordan, tôi cho rằng một cuộc chiến tranh như thế sẽ không dẫn đến sự di cư tương tự như người Arab trước đó... Tôi chắc chắn việc thôn tính Bờ Tây với khoảng 1 triệu dân sẽ đồng nghĩa với việc cải thiện đáng kể ở các biên giới của chúng ta, chúng ta có khả năng tự bảo vệ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:18:51 am »

Năm 1967 Israel đã chiếm đóng những vùng đất này sau chiến thắng chớp nhoáng. Một sự di cư nữa xảy ra với quy mô khoảng 200.000 dân từ Bờ Tây sang Bờ Đông. Kết quả là cuối năm 1967, còn khoảng 1,2 triệu người Arab sinh sống ở Bờ Tây và dải Gaza dưới ách thống trị của người Do Thái. Khi đó, dân Do Thái chiếm khoảng 2/3 tổng dân số trong vùng đất đặt dưới quyền cai trị của người Israel. Năm 1985 tỷ lệ đó thu hẹp còn 63/37. Ông Ya Arafat, lãnh tụ Tổ chức giải phóng Palestine đã nói về một “quả bom nhân khẩu”. Sari Nusseibeh, một trí thức Arab ở Jerusalem theo đường lối chính trị ôn hòa nói thêm: “Sinh thêm em bé vẫn chưa đủ... Quả bom nhân khẩu sẽ không bao giờ nổ nếu không có kíp nổ. Kíp nổ sẽ là điều kiện đòi quyền bình đẳng”. Lời phát ngôn này vào tháng 10 năm 1987, nhiều tuần lễ trước khi bùng nổ cuộc chiến Intifada (cuộc chiến ném đá hay dùng đá làm vũ khí) đầu tiên của người Palestine.

Năm 2004 dân số Palestine ở Bờ Tây và dải Gaza là 3,4 triệu, dân số Arab tăng lên 1,3 triệu, người Do Thái khoảng 5,2 triệu, tổng cộng dân số ở đây khoảng gần 10 triệu.

Tuy nhiên, người ta vẫn thích việc tăng trưởng dân số một cách tự nhiên. Từ năm 1988, hơn 1 triệu người Do Thái từ Liên Xô cũ nhập cư ồ ạt, nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình từ 16% (1980) tới nay là 19%, tỷ lệ sinh trung bình của mỗi phụ nữ Do Thái gốc Israel đã giảm khoảng 2,5; phụ nữ Hồi giáo gốc Israel là 4,7. Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên của người Arab gốc Israel cao hơn người Do Thái gốc Israel, nhưng người Palestine trong các lãnh thổ bị chiếm đóng còn cao hơn nữa. Trong thập niên 30, phụ nữ Palestine là một trong số những đối tượng có khả năng sinh nở lớn nhất trên thế giới, gần một nửa trong số họ ở Bờ Tây và dải Gaza không sử dụng bất cứ phương tiện ngừa thai hiện đại nào. Trung bình, mỗi phụ nữ có sáu đứa con. Ngày nay mức độ tử vong ở trẻ và tuổi thọ đã gần đạt đến tiêu chí của người Tây Âu. Do đó người Do Thái Israel phụ thuộc chủ yếu vào sự nhập cư đột biến nếu muốn duy trì tình trạng dân số hiện nay.

Nhưng từ đầu thập niên 1990 đến nay, làn sóng nhập cư vào Israel đã giảm. Lý do chính không phải là hệ quả của Intifada mà do người Do Thái tiếp tục ở lại Iran, nguồn nhập cư tiềm năng trong tương lai của người Do Thái vào Israel đã thực sự cạn kiệt. Gần nửa triệu người Do Thái vẫn ở lại các nước cộng hòa thuộc Xô Viết trước đây, con số nhập cư cao ngất ngưởng vào Israel đầu thập niên 90 đã giảm xuống. Sự khủng hoảng kinh tế ở Argentina năm 2002 mang lại sự nhộn nhịp thú vị về aliya (người Do Thái bắt đầu định cư ở Palestine) tuy chỉ xảy ra trong thời gian ngắn với 235.000 người Do Thái của đất nước này. Jewish Agency, một người Do Thái cùng chính phủ Israel đã nỗ lực thuyết phục họ quay về Israel. Trước tình thế đó, hầu hết dân Do Thái không chịu di chuyển chỗ ở; những người còn lại thì thích tới Bắc Mỹ hay Tây Ban Nha hơn là quay lại Israel.

Hơn nữa, Israel cũng giống như mọi quốc gia nhập cư khác tỷ lệ dân Do Thái di cư sang nước khác cũng là con số đáng kể. Việc có người thân ở nước ngoài, mong muốn được hưởng nền giáo dục hiện đại tiên tiến... khiến cho việc quyết định di cư của họ trở nên dễ dàng hơn. Vào tháng 11 năm 2003, một quan chức của Bộ kêu gọi nhập cư nói với ủy ban hội đồng lập pháp của Israel rằng ước tính có khoảng 760.000 người Israel sống ở nước ngoài so với 210.000 người vào năm 2000. Theo báo cáo, có khoảng 60% dân di cư tới Bắc Mỹ. Có lẽ báo cáo này có phần phóng đại, nhưng ít nhất có 200.000 người Israel hiện sống ở Mỹ và 10.000 người sống ở các quốc gia khác như Đức, Hà Lan, Nam Phi. Hầu hết họ di cư vì lý do kinh tế. Từ năm 2000 tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp ở Israel gia tăng, nhất là trong khu vực kỹ thuật cao, dẫn đến có nhiều người đi tìm việc làm ở xứ khác. Nếu tình trạng suy thoái tồi tệ hơn thì số người đi di cư sẽ còn tăng, mức độ bạo động chính trị vì thế cũng sẽ tăng lên.

Tương phản với bối cảnh này, nhà nhân khẩu học Israel, giáo sư Arnon Soffer thuộc đại học Haifa, đã gióng lên hồi chuông báo động, ông gọi đó là “ngày tận thế nhân khẩu”. Vào tháng 7 năm 2001 ông cảnh báo với ủy ban quốc phòng và đối ngoại Knesset (Hội đồng lập pháp người Israel) rằng vào năm 2020 người Do Thái có thể chỉ chiếm 42% tổng dân số ở Israel, Bờ Tây và dải Gaza. Thậm chí, ông tiên đoán người nước ngoài sinh sống ở Israel sẽ chiếm gần 1/3 dân số, hiện Israel đang đứng trước “mối đe dọa tồn vong”.

Những tiên đoán như vậy đã nuôi dưỡng chương trình chính trị của cả phe cánh tả và cánh hữu ở Israel. Ran Cohen, một thành viên của Hội đồng lập pháp Do Thái, đại diện cho phe cánh tả Đảng Meretz, nhận xét những con số của Softer mang “yếu tố quá khích”. Nhưng ông tranh luận rằng chính những con số này chứng minh: “Quan điểm về một Đại Israel về nền dân chủ là mối nguy hiểm cho Israel”. Một thành viên Hội đồng lập pháp người Arab lên án việc thảo luận như vậy là “phân biệt chủng tộc” và một tờ báo Ai Cập có tên Al - Ahram đề nghị cuộc tiếp xúc như vậy có thể là một khúc dạo đầu cho “sự di chuyển” của người Arab ra bên ngoài Jordan.

Ý tưởng này do cựu thiếu tướng Affi Eitam đưa ra trong một cuộc thảo luận với nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược ở Herzliya vào tháng 12 năm 2001, trong đó có sự tham gia của ông Soffer. Eitam là một thành viên của Đảng Tôn giáo Quốc gia, sau đó trở thành lãnh tụ và Bộ trưởng cơ sở hạ tầng Quốc gia trong nội các Ariel Sharon năm 2002. Là một người hay lớn tiếng với quan niệm “chuyển đổi” theo cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 2002 ông được không ít hơn 46% dân Do Thái Israel yêu mến. Soffer không đơn độc một mình. Sergio Della Pergola thuộc đại học Jerusalem của người Hebrew, có thể nói là nhà nhân khẩu hàng đầu Israel cũng có những suy đoán như Soffer. Õng Sergio tính toán thậm chí nếu Israel rút lui khỏi mọi lãnh thổ chiếm đóng, thì vẫn có một số lượng lớn dân số không phải là người Do Thái nhập cư trong vòng 50 năm tồn tại. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn chính trị, nội bộ lủng củng nghiêm trọng và chia rẽ Israel.

Tất nhiên, các nhà nhân khẩu cảnh báo rằng: Hầu hết dự đoán về dân số, nhất là những dự đoán tầm xa có tính mạo hiểm và được xem xét về khía cạnh lịch sử đều chưa chính xác, nhưng không vì thế mà ngăn chặn những lời nhận xét này. Những tiên đoán được đưa ra dựa trên các yếu tố khá ổn định: Sự nhập cư ồ ạt của người Do Thái vào Israel là một hiện tượng của quá khứ, đại đa số cộng đồng người Do Thái bây giờ sống trong nền dân chủ tự do và ôn định với thu nhập quốc gia tính trên đầu người cao hơn nhiều so với Israel. Mặc dù vậy người Palestine vẫn đông hơn rất nhiều so với người Do Thái ở Palestine/Israel.

Nói cách khác, chủ nghĩa Xion đang trong quá trình vận động chạy đua nhân khẩu. Chương sau chúng ta sẽ xem xét sự thất bại của nó trên diện rộng về bối cảnh kinh tế - xã hội, địa lý - sinh thái, văn hóa - chính trị.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:27:15 am »

Xã hội


Từ những năm đầu tiên, chủ nghĩa Xion (chủ nghĩa phục quốc Do Thái) đã luôn nỗ lực để gia tăng nhân khẩu. Cụ thể, halutzim (người tiên phong) đến Palestine với số lượng đáng kể sau năm 1904, gắn với ý thức hệ chủ nghĩa Xion do những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa dân túy như Ber Borokhov tạo ra. Ông kêu gọi đảo ngược đặc tính kim tự tháp xã hội Do Thái trong cộng đồng người Do Thái. Những người theo chủ nghĩa Xion xem sự phân bổ lao động của người Do Thái thật sự không lành mạnh, (chủ yếu là các thương gia thuộc tầng lớp tiểu tư sản, thợ thủ công, còn một bộ phận nông dân hầu như không tồn tại). Thay vào đó, họ kêu gọi thiết lập tầng lớp lao động người Do Thái mới ở Palestine, trong đó nền tảng là một xã hội nông nghiệp được tổ chức trên những nguyên tắc chung. Người Do Thái sẽ “tự sản xuất” nói cách khác họ sẽ được chuyển đổi gần như từ những nhà tư bản ký sinh thành dân lao động và sản xuất thuần nhất. Ý tưởng về phẩm chất lao động và kêu gọi quay về đất nước phù hợp với tư duy của làn sóng người định cư từ Nga trước đây. Nhiều người trong số họ đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân túy Nga của thập niên 60 và 70 của thế kỷ XIX. Cả những người theo chủ nghĩa Xion vốn là những nhà xã hội học, hoặc không phải là nhà xã hội học đều lý tưởng hóa xã hội nông thôn và phát minh ra một kiểu anh hùng thần thoại nông dân Hebrew mới. Giải thích tại sao xã hội này phải được nảy sinh ở Palestine chứ không phải là bất kỳ nơi nào khác Borokhov viện đến sự giải thích duy lý méo mó dựa trên ý niệm rằng việc định cư của người Do Thái phải ở đó, chứ không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác là theo kinh tế tự nhiên. Ông tranh luận:

“Dân bản xứ Eretz Yisrad [vùng đất Israel] không có đặc trưng văn hóa hay kinh tế độc lập .... không phải là một quốc gia đơn độc, cũng sẽ không tạo thành một quốc gia đơn độc trong một khoảng thời gian dài... Chính những người nhập cư Do Thái sẽ đảm nhận trách nhiệm sản sinh ra Eretz Yisrad và đồng hoá dân địa phương về mặt kinh tế lẫn văn hóa với người Do Thái”.

Những người theo chủ nghĩa Xion tin vào sự hài hòa tự nhiên, một sự đồng cảm dường như là thần bí giữa halutzim và mảnh đất Israel.
Những mô hình cá nhân và tập thể của chủ nghĩa Xion là lao động nông nghiệp kiểu Do Thái, người Do Thái sinh ra ở Israel (người bản xứ) và kibbut (khu định cư ở Do Thái). Theo sử gia Israel Oz Almog thì người bản xứ “không phải là một hiện tượng sinh học mà là hiện tượng văn hóa, một thành viên kế tiếp, kéo dài từ thập niên 20 đến 50, được nhận diện không phải bởi nguyên quán, mà bởi sự sát nhập vào một thể chế để lại dấu ấn văn hóa đặc biệt”. Xét về phương diện bên ngoài, người bản xứ được quan niệm là người Do Thái bất kỳ được sinh ra ở vùng đất Israel đều có mang những phẩm chất nhất định. Nhưng tất cả điều này không ảnh hưởng tới hệ tư tưởng đối với đại đa số. Thực tế, thế hệ dân bản xứ là một nhóm ưu tú rất hạn chế, có chung cách gọi kiểu Xô Viết hơn là một xã hội thực sự cởi mở.

Giống như “con người mới” Xô Viết và “quái vật màu vàng” Aryan, người bản xứ được chủ nghĩa Xion ca ngợi, tuyên truyền, tôn thêm những giá trị, sự hy vọng, mơ ước. Theo tiểu thuyết gia Haim Guri, người bản xứ “làm giật mình bà đỡ khi thấy họ đang được sinh ra với nỗi đau chia ly và khẩu súng lục trong tay”. Một nhà văn khác đưa ra hình tượng Yitzhak Sadeh (nhà sáng lập Palmach, lực lượng biệt kích ngầm prestate) và Gary Cooper. Người bản xứ khỏe mạnh, trầm tĩnh cả về thể xác lẫn tâm hồn, tương phản với cộng đồng người Do Thái được cho là trí tuệ, theo chủ nghĩa đại đồng, ba hoa, gầy yếu.

Sự thực, dân Do Thái mới nay cũng bị phân hóa mãnh liệt, chẳng hạn Almog hiểu rằng ông không phải là người “gốc Do Thái”, ông ám chỉ điều mà Isaac Deutscher nói: “Người Do Thái nhưng không phải gốc Do Thái”. Giống như Deutscher chống lại người Xion, cho rằng người bản xứ là người thế tục không thuộc cộng đồng giáo sĩ. Người bản xứ được giáo dục xem thường cộng đồng người Do Thái là những người thường xuất hiện trước mặt ông trong hình dạng bài Do Thái.

Mặc dù hầu hết người Do Thái sinh ra ở Israel là người bản xứ nhưng một số thanh niên được sinh ở hải ngoại đã bị xã hội hóa về những vấn đề thời trang, ngôn ngữ. Và khuynh hướng vô thần của người bản xứ cũng ngăn chặn hầu Kết người Do Thái theo tôn giáo.

Đối với cộng đồng người bản xứ, việc giáo dục trong mỗi gia đình của khu định cư người Israel rất nghiêm khắc, đặc biệt cấm kị tội loạn luân.
Cuộc sống xã hội của người bản xứ rất khổ hạnh trong hầu hết mọi khía cạnh. Khiêu vũ không được hoan nghênh, chỉ nhảy múa dân gian có chọn lọc như hora (sự pha trộn giữa điệu nhảy của nông dân Romania và người Hasidic) là được chấp nhận. Nhiều đơn vị quân sự xuất chúng, đặc biệt là Palmach, thì phần lớn thành viên là người bản xứ. Almog gọi họ là “thương hiệu người bản xứ điển hình về ngôn ngữ và cách ăn mặc”. Sau khi thành lập nhà nước, “tầng lớp quý tộc quân đội” của người bản xứ phát triển thành một tầng lớp đặc quyền, cai trị về mặt chính trị dần đần thay thế thế hệ cai trị trước là những người đại diện cuối cùng về quyền lực - Menahem Begin và Yitzhak Shamir.

Sự giáo dục ở nhà trường của người bản xứ là một quá trình tẩy não tập trung. Trong sách giáo khoa về lịch sử của người Xion từ những thập niên 30 trở về sau, không chỉ tất cả những học thuyết thù địch hay trái với chủ nghĩa Xion bị xóa sổ mà theo Almog “Thậm chí những niềm tin và ý thức hệ khác với niềm tin và ý thức hệ của người Xion cũng đều bị xóa sổ”. Mục đích quan trọng hơn cả trong sự nghiệp giáo dục của người Xion là phong trào thanh niên có ảnh hưởng rộng lớn, là hoà nhập học sinh thành Yishuv (cộng đồng Do Thái ở Palestine trước 1948). Một nhà văn viết sách giáo khoa nhận xét “Người Xion không bao giờ cho phép một thành viên trong cộng đồng tách biệt với định mệnh chung của cộng đồng”. Alrivog viết: “Văn hóa Hebrew toả sáng và là trung tâm của văn hóa thế giới; là tiêu chuẩn chống lại tất cả những nền văn hóa khác khi so sánh với nó”. Tính đồng nhất và sự tẩy não của chính nó được liên minh với chủ nghĩa vị chủng. Họ bị uốn nắn về niềm tin và ý thức hệ, mà theo Almog nó “đã hạn chế khả năng quan sát văn hóa “bên ngoài”, họ vứt bỏ di sản văn hóa truyền thống của người Do Thái, có thể gọi họ là những kẻ chống lại trí tuệ ngàn đời. Họ không học đại học, không coi trọng sự phong phú của tinh thần. Thỉnh thoảng họ viết hoặc đọc thơ trữ tình, nhưng chỉ yêu thích những cuộc tranh luận về tư tưởng của thế hệ nhập cư của những người Xion đã được xã hội hóa, hoàn toàn xa lạ với họ.

Một phác thảo cô đọng Wesltunschauung của những người bản xứ khơi dậy quá khứ, thế hệ người Do Thái sinh ở Israel đã hoàn toàn mất, cũng như sự kết hợp những giá trị văn hóa và xã hội. Thậm chí nhiều người than trách khuynh hướng thừa nhận thực tế của nó. Nhà phê bình văn học trứ danh của Israel là Gershon Shaked đã viết năm 1998 như sau:

“Điều gì đã xảy đến với cuộc cách mạng văn hóa Xion? Nó đã đi đâu, về đâu? Tại sao những người tạo ra nó lại hổ thẹn về nó...? ... Tại sao quyết tâm của họ bị phai mờ và tại sao họ đang trải qua sự hồi sinh niềm tin tôn giáo và quay lại với nền văn hóa của người Do Thái hoặc di cư sang phương Tây?”.

Shaked rất tiếc cho sự lưu truyền nền văn hóa muôn thuở đặc trưng của Israel. Ông tin rằng việc mất các giá trị chọn lọc của người Xion đã tạo ra một thế hệ theo chủ nghĩa cá nhân vô gia cư. “Người Israel không còn có thể tìm thấy “chất Israel” của họ, vì nó đã biến mất trong khi họ đang cố chạy trốn nó. Cái còn lại chỉ là hình ảnh mờ nhạt của một dân tộc, sống một cuộc sống vất vưởng, day dứt với cảm giác tội lỗi vì mất chất Do Thái cổ (Yiddishkeit) mà không biết cách nào để định dạng lại nó”.

Thế giới văn hóa của người bản xứ đã biến mất vì những điều kiện xã hội tác động đến nó. Thực sự, chúng chưa bao giờ được thành lập trên một nền tảng an toàn. Nhà xã hội học người Xion đến Palestine và đưa ra một xã hội nông thôn không tưởng. Nhưng xã hội mà người Do Thái Palestine duy trì là một xã hội đô thị hóa cao (hình 5). Người ta ước tính trong năm 1880 chỉ 1% người Do Thái làm nghề nông. Với 25.000 người nhập cư trong aliya đầu tiên sau năm 1881, thì đến năm 1900 có khoảng 80% định cư ở thành thị. Tổng cộng năm 1990 không quá 10% dân Do Thái ở Palestine là nông dân. Sau 1908 người Xion nỗ lực tối đa, đầu tư với quy mô lớn để định cư ở những vùng nông thôn. Do đó kết quả không quá bất ngờ, năm 1922, 18% dân Do Thái là nông dân và 1944 con số đó là 25%. Sau khi nhà nước Israel thành lập, tỉ lệ phần trăm dân Do Thái ở nông thôn giảm xuống rất nhiều; năm 2002, tỉ lệ này bằng với năm 1948, nghĩa là không tới 5%.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:31:18 am »

Tuy nhiên, chính sách nông thôn hóa của người Xion đã gặp thất bại, hãy xem đóng góp sản phẩm quốc dân của ngành nông nghiệp sẽ rõ. Năm 1922, nông nghiệp đóng góp 14% tổng sẵn phẩm trong khu vực Palestine của người Do Thái. Năm 1947, phần đóng góp nông nghiệp giảm còn 12%. Năm 2002, mặc dù sản phẩm nông nghiệp đã tăng mạnh, nhưng phần đóng góp của lĩnh vực này trong GDP của người Israel không vượt qua con số 2%. Cụ thể, riêng sản xuất giống cam quít đã tạo ra 74% doanh thu xuất khẩu của Palestine năm 1939 và 63% của Israel năm 1949, đây là một con số đáng thất vọng. Diện tích đất trồng cam quít đã giảm hơn nửa và bằng thập niên 50. Số nhân công làm trong lĩnh vực nông nghiệp giảm đều, từ 91.700 người năm 1969 còn 43.700 người năm 2003.

Về mặt chính trị, những nhà xã hội học Xion thống trị Yushuv từ đầu thập niên 30 cho tới chiến thắng trong bầu cử đầu tiên của Menahem Begin năm 1977. Về mặt xã hội, họ cố duy trì hệ thống giá trị thông qua những phong trào thanh niên, nguồn lao động Hebrew về nước thông qua việc phát giấy chứng nhận nhập cư, kèm một số đặc ân nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Về mặt kinh tế, sự thống trị của các nhà xã hội học Xion thể hiện thông qua các cơ quan như Liên đoàn lao động Histadrut, kibbutzim, moshavim và các hệ thống tiếp thị hợp tác Hộ cố định rõ nền kinh tế Do Thái đặc trưng bằng cách tâp trung phần lớn sở hữu đất canh tác vào Quỹ Quốc gia Dó Thai, kiểm soát việc xã hội hóa các doanh nghiệp nòng cốt và phong trào “tranh đấu cho lao động Hebrew”. Người Arab nhận lương thấp, nhiều ông chủ không phải là người Do Thái như ở nhà máy lọc dầu Haifa tuyển cả người Arab lẫn người Do Thái và chính phủ thuộc địa cố duy trì diện mạo sắc tộc trong chính sách nhân sự của họ.

Nói theo thuật ngữ kinh tế thuần túy thì vai trò của xã hội trong sự tăng trưởng của nền kinh tế thuộc địa Do Thái đã được phóng đại. Chủ nghĩa xã hội Xion ban đầu đem lại sự nhảy vọt kinh tế công nghiệp cho người Do Thái Palestine hơn là các doanh nghiệp tư nhân đến từ miền trung châu Âu giữa thập niên 20 và từ Đức giữa thập niên 30. Làn sóng từ Đức mang đến kỹ năng kinh doanh, vốn, phát minh kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý ngành công nghiệp hiện đại. Từ năm 1932 - 1940 sản xuất trong khu vực của người Do Thái tăng gần gấp ba lần (hình 6). Trong suốt thời gian chiến tranh gay go ác liệt, nền kinh tế có sự bứt phá nhanh do chiến tranh làm mọi nhu cầu đều gia tăng. Việc điều tra làm tổn hao nhiều thời gian và công sức về chủ đề “nền kinh tế bị chia cắt” của Palestine thuộc địa, Jacob Metzer kết luận rằng phần đóng góp của khu vực quản lý lao động ngoài tư nhân trong nền kinh tế Do Thái thuộc địa có lẽ không vượt quá 20%. Haim Barkai nhận xét điều này vẫn đúng, thậm chí trong những năm đầu nền kinh tế Israel chịu chi phối bởi chủ nghĩa xã hội cực đoan.


Tất nhiên, trong thực tế, đặc tính của người theo chủ nghĩa quân bình, chủ nghĩa Xion, chủ nghĩa xã hội loại trừ người Palestine và sau này là người Arab Israel bị phai mờ do sự nhập cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Phi và châu Á. Từ thập niên 50 trở đi, sự phân hóa dân tộc xuất hiện trong xã hội Israel, trong khi người Do Thái có nguồn gốc không phải là người châu Âu thường được gợi với cái tên kỳ lạ là edot ha mizrah (cộng đồng phương Đông) mặc dầu thành phần lớn nhất của họ là người Do Thái từ Maghreb sống cuộc sống của một giai cấp dưới. Kiểu phân hóa giai cấp này có lẽ đã giảm bớt theo thời gian. Trong một phân tích về sự biển đổi giai cấp nhanh chóng giai đoạn 1974 - 1991, Meir Yaish lập luận “sự phân hóa sắc tộc/quốc gia ở Israel dường như đóng một vai trò không quan trọng lắm trong việc chỉ ra người Israel thuộc tầng lớp hay giai cấp nào”. Một nghiên cứu khác cho thấy xuất hiện sự suy giảm trong vấn đề nội giao dân tộc. Nói cách khác, so với thập niên 50 và 90, nhiều người Ashkenazim và Sephardim kết hôn với người không cùng sắc tộc với họ. Ngoài ra còn một minh chứng khác đó là nghiên cứu của Barbara Okun:

Mặc dù xảy ra tình trạng suy giảm, nhưng sự giao thoa sắc tộc vẫn duy trì đặc trưng quan trọng của nó cũng như ứng xử trong hôn nhân... Ngụ ý của sự suy giảm này là sự giao thoa sắc tộc là vấn đề quan trọng, như mâu thuẫn sắc tộc và sự không đồng đều về mặt phát triển kinh tế - xã hội. Đây là những vấn đề chính mà hiện nay Israel đang phải đối đầu.

Gershon Shafir và Yoav Peled, đồng tác giả cuốn Being Israeli, đã cung cấp những số liệu nghiên cứu cho rằng tính sắc tộc và giai cấp vẫn khớp nhau. Sự nổi bật chính trị về tính sắc tộc thể hiện rõ trong các cuộc tuyển cử quốc hội năm 1999 bởi sự thành công của các đảng dựa trên sự hỗ trợ của người Đó Thái đến từ Nga và các vùng đất Arab.

Mặc dù sắc tộc trong cộng đồng Do Thái dường như không phải là nét chấm phá chính yếu trong việc phân tầng giai cấp ở Israel, nhưng nhìn chung nền kinh tế Israel phát triển không đồng đều, chỉ phát triển mạnh trong những nằm gần đây. Viện Bảo hiểm Quốc gia Israel xếp Israel đứng thứ hai chỉ sau Mỹ trong phát triển kinh tế không đồng đều, nơi có hố sâu ngăn cách giàu nghèo và thu nhập thuần (thu nhập hộ gia đình sau khi chuyển nhượng và đóng thuế) trong năm 2000 không đồng đều. Ủy ban quốc hội trình bày báo cáo trước chính phủ Israel hồi tháng 12 năm 2002 kết luận rằng Israel chỉ kém Mỹ về khoảng cách thu nhập, sở hữu tài sản, phân phối vốn, giáo dục, tiêu thụ, trong đó người nghèo chiếm số đông.

Ira Sharkansky thuộc trường đại học Jerusalem của người Hebrew đã nhận định stress đồng hành với “khoảng cách xã hội ngày càng tăng vô lý” và “mức độ đồng đều về thu nhập của Israel hầu như phản ánh mức độ phát triển kinh tế”. Những kết luận của Sharkansky được minh họa và hỗ trợ bởi mô hình do Robert Lerman Viện Đô thị ở Washington phát triển. Tranh luận về nhận thức chung đối với việc phát triển không tương đồng đang gia tăng ở Mỹ, ông đề xuất nên học hỏi khuynh hướng cân bằng ở Đức từ năm 1988 đến 1998. Tất nhiên, trong suốt giai đoạn đó Tây Đức thu hút Đông Đức. Hầu hết mọi người sẽ tán thành rằng bất kỳ phân tích nào sử dụng Tây Đức năm 1988 như là cơ sở so sánh với toàn bộ nước Đức năm 1998 sẽ là một sai lầm. Tuy nhiên, Lerman đưa ra ý kiến: Xu hướng mất cân đối ở Mỹ gặp sai lầm tương đối tự do không coi trọng việc nhập cư quy mô lớn. Israel thu hút gần 3 triệu dân nhập cư kể từ năm 1948 và hơn 1 triệu kể từ năm 1988. Tuy vậy, ngày nay Israel thường so sánh với các mục tiêu kinh tế, xã hội của chính Israel cách đây 10 hay 20 năm. Theo phương pháp này, những so sánh về sự không cân đối trong lĩnh vực kinh tế có thể sai, nhất là ở nước nhập cư ồ ạt như Israel. Nhiều người nhập cư là người Nga, trong những năm gần đây khi sát nhập về mặt kinh tế vào xã hội Israel đã gặt hái thành công đáng kể, vậy có thể nói quan điểm của Lerman là một quan điểm thực tế. Tuy nhiên, ngày nay ở Israel có nhiều thay đổi, cụ thể là khu trung tâm quanh Tel Aviv là nơi tiêu thụ rất lớn, nơi mà những kẻ cuồng tin Spartan (khổ hạnh) của aliya (người Do Thái bắt đầu định cư ở Palestine) thứ hai (1904 - 1914) đã xa lánh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:35:47 am »

Việc giấc mơ xã hội hóa ruộng đất của người Xion phai mờ là hình ảnh thu nhỏ của khu kibbutz (khu định cư) giảm sút trong những thập niên gần đây. Khu định cư của người Israel khi mới hình thành thuở ban đầu (1909 - 1914) chỉ có một số lượng dân khiêm tốn, nhưng đã phát triển rất nhanh về số lượng và uy tín trong giai đoạn thuộc địa và được công nhận là “ngôi nhà của người Xion ưu tú”. Năm 1948, có 54.208 cư dân ở 159 khu định cư. Mặc dù họ duy trì ảnh hưởng chính trị và vị thế xã hội trong những năm đầu khi nhà nước mới thành lập, nhưng họ chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong việc thu hút người nhập cư mới. Cụ thể họ không thu hút người Do Thái đang sông lưu vong ở những vùng đất khác ngoài châu Âu. Hầu hết người tị nạn Do Thái đến từ Bắc Phi và Trung Đông định cư trong các thị trấn hay trong những moshavim (những khu định cư của các tiểu chủ hợp tác). Kết quả những khu kibbutz vẫn duy trì là một phong trào sắc tộc Ashkenazi. Cho tới thập niên 80, số dân định cư tăng tới 127.000. Nhưng kể từ năm 1985, kibbutz phải gánh chịu khủng hoảng với khoản nợ khổng lồ, hậu quả là dân số giảm mạnh mỗi năm. Năm 2002 có 116.000 cư dân ở 268 kibbutz. Số dân định cư giảm dần từ 8%. năm 1948 chỉ còn 2% ngày nay. Tuy vậy đây là tình hình chung, moshavim cũng trải qua tình trạng dân số giảm tương tự, trong một số trường hợp, chúng biến thành những cộng đồng tư hữu hóa.

Những khu khác như Ramat Rahel gần Jerusalem, được phép thuê đất phát triển nhà ở, trung tâm thương mại hoặc khu công nghiệp - Một kế hoạch được tạo điều kiện thuận lợi sau năm 1992 bởi những thay đổi trong khung pháp luật về quyền sở hữu đất, lần đầu tiên trong lịch sử tạo ra một thị trường tự do về bất động sản ở Israel. Một vài kibbutz như Kfar Ruppin biến thành các công ty mẹ, trong đó các thành viên là cổ đông. Những khu khác thì thuê những căn hộ trống ngoài chợ trời.

Nhiều quy phạm xã hội đặc trưng của những năm đầu biến mất hay bị thu hẹp dần: Lao động không có chuyên môn, không tuyển dụng lao động bên ngoài, phòng ăn tập thể, giải trí và nhà trẻ. Trong khi đó đối với lĩnh vực tư hữu hóa, mức lương cũng có sự khác biệt: Có chính sách khích lệ, thưởng theo năng suất, trả lương ngoài giờ, sở hữu xe hơi riêng và dùng hàng chất lượng tốt, thẻ tín dụng, kế hoạch lương hưu và dựa vào lao động bên ngoài (thường là người Arab). Năm 1999, 62% nhân công ở kibbutz là nhân công được thuê mướn. Tinh thần dân chủ được đề cao như hội họp hàng tuần, có hội đồng bầu cử. Ngày nay kibbutz tập trung vào công nghiệp nhiều hơn nông nghiệp. Khoảng 40% thanh niên sinh ra ở khu kibbutz tìm cách thoát ly, họ gia nhập quân đội, hoặc tìm cơ hội hưởng nền giáo dục cao hơn, tìm kiếm việc làm ở thành phố. Kibbutz thoái hóa dần thành khu nhà ổ chuột dành cho người già như Century Village (Làng Thế Kỷ) và khu liên hợp nghỉ hưu ở Florida.

Kibbutz vẫn vận dụng ảnh hưởng chính trị thiếu cân đối; có khoảng 17% thành viên Đảng Lao Động tham gia. Nhưng vai trò lịch sử của họ như là người đi tiên phong về chính trị thì không còn nữa. Một khảo sát năm 1998 cho thấy, chỉ một thiểu số thành viên kibbutz tin rằng họ có tương lai. Thật ngạc nhiên khi một nhà bình luận gần đây, đã kết luận: “Điều kiện ở các kibbutz chỉ xếp hạng chót”. Một quan sát viên đồng cảm hơn thì cho rằng đậy là “Tầm nhìn của con người mới” và “Một xã hội công bằng, một thế giới tốt đẹp hơn, như tuyên bố của các nhà tiên tri Israel đã theo quan điểm duy tâm trước kia. Bản chất con người đã chiến thắng chủ nghĩa lý tưởng hóa; tham vọng chứng tỏ mạnh hơn chủ nghĩa vị tha; tính cách cá nhân chế ngự trách nhiệm chung”.

Thay vì thành lập liên đoàn hợp tác xã nông dân Hebrew, người Xion lại tạo ra một xã hội đô thị hóa và công nghiệp hóa. Điều gì duy trì tham vọng ban đầu của chủ nghĩa Xion? Đó chính là nhà nước Do Thái.

Tất nhiên, xã hội của người Arab Palestine cho thấy những đặc điểm rất khác biệt. Xã hội thời kỳ thuộc địa và đế chế Ottoman là một xã hội nông thôn. Năm 1880, khoảng 79% dân số Arab là người nông thôn và tỉ lệ này còn cao hơn nếu chỉ xem xét người Arab Hồi giáo. Năm 1937, 70% dân số Arab vẫn làm nông và 57% lực lượng lao động hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Qua giai đoạn này, quá trình đô thị hóa vẫn diễn ra không ngừng, nhưng đến năm 1946, thậm chí 64% người Arab Palestine vẫn sống ở nông thôn, hầu hết họ đều là nông dân. Tuy vậy nền kinh tế Arab Palestine vẫn tồn tại với một khu vực công nghiệp nhỏ trong thời kỳ thuộc địa, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn cho đến năm 1946, sự đóng góp của nó vào tổng sản phẩm trong khu vực người Arab gấp gần 4 lần ngành sản xuất công nghiệp.

Ngành nông nghiệp của nông dân Arab Palestine trong suốt giai đoạn này phải chịu áp lực căng thẳng do kết quả của sự gia tăng dân số nhanh, kèm theo đó là những đòi hỏi tất yếu như nhu cầu về nguồn vốn lớn, cây trồng để thu hoa lợi. Sự mắc nợ (nhất là người lĩnh canh) tăng tới mức năm 1931, các khoản tiền nợ của một người Palestine trung bình bằng với thu nhập hàng năm. Một loạt thiên tai trong thập niên 20 và 30 càng làm tăng thêm sự khó khăn cho ngành nông nghiệp: Nạn châu chấu, chuột đồng, bệnh dịch và hạn hán kéo dài suốt mấy năm. Chính vì vậy người Arab đã bỏ làng, đi tìm kế sinh nhai ở các khu vực đồi núi, vùng đồng bằng duyên hải, làm công nhân trong các thành thị hay đồn điền trồng cam quít, đôi khi kết hợp cả hai. Sự thành thị hoá của người Arab được thúc đẩy bởi việc mua đất của người Do Thái và những ảnh hưởng phụ do nền kinh tế Do Thái tăng trưởng. Đó mới là nguyên nhân chính của hiện tượng rời bỏ làng quê lên thành thị, đặc biệt khi tỷ lệ tăng trưởng dân số Palestine cao, nhất là ở nông dân Hồi giáo. Ở vùng Trung Đông cũng xảy ra một phong trào như vậy, nó cũng tạo thành một hiện tượng.

Mặc dù diện tích đất được chuyển sang chủ sở hữu người Do Thái từ năm 1881 tới 1948 ít hơn so với tổng diện tích đất của người Palestine (không quá 6% của cả nước), nhưng đó là phần đất màu mỡ phì nhiêu (bản đồ 1 và 2). Việc mua đất là một trong những điểm nút liên kết hơn là tách rời giữa nền kinh tế Do Thái và Arab, tạo ra sự cạnh tranh phân chia.



Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:40:19 am »

Về vấn đề đất đai ở Palestine từ năm 1917 và 1939, Keneth Stein cho rằng không phải do sự cổ vũ của chủ nghĩa dân tộc Arab, cũng không phải do sự can thiệp của Anh làm ngưng quá trình chuyển nhượng đất của người Arab, mà chính là do người Palestine. Ông kết luận hạn chế duy nhất của người Xion khi mua đất là số tiền mà họ chuẩn bị cho việc giao dịch mua bán. Có một logic kinh tế chắc chắn trong điều này là việc kinh doanh đất có khuynh hướng lên giá do mâu thuẫn chính trị tồn tại quá lâu. Stein đã cho thấy, những người bán đất gồm phần lớn các thành viên lãnh đạo phong trào chủ nghĩa dân tộc người Arab Palestine.

Còn về người Anh, họ giống những người tiền nhiệm chế độ Ottoman, nhưng không gặt hái được thành công gì hơn, họ cố hạn chế việc người Do Thái mua đất bằng việc ban hành “sắc lệnh bảo vệ nông dân”. Nhưng thực tiễn cho thấy, những sắc lệnh như vậy chỉ phản tác dụng, thậm chí theo Stein chúng còn kích thích việc kinh doanh hơn nữa. Người nông dân kỳ vọng đất đai một khi đã được bán cho người Do Thái sẽ thuộc quyền kiểm soát của chính phủ. Đã có nhiều sắc lệnh được ban hành, nhưng chúng không có hiệu lực bởi sự thông đồng giữa người bán và người mua, người bán thì sẵn lòng bán còn người mua thì vui vẻ mua. Các quan chức Anh nổi giận bởi họ thất bại trong việc ngăn chặn những chủ sở hữu đất, nông dân buộc phải bán đất cho người Do Thái để trừ vào các khoản nợ, thường thì giao dịch này được tiến hanh thông qua trung gian.

Từ đó mà có cuộc điều tra “Người Arab không tấc đất cắm dùi”. Đây là một trong những loạt điều tra do chính phủ phát động, sau các cuộc bạo loạn chống người Do Thái trong năm 1929. Uỷ ban Shaw Commission được chỉ định giải quyết vấn đề đất đai ở Palestine. Ngài Hope Simpson phát biểu: “Nếu tất cả đất đai canh tác ở Palestine bị chia cắt, thì mỗi gia đình sẽ không đủ việc làm”. Ông nói thêm “Không có đủ chỗ cho người định cư nếu tiêu chuẩn cuộc sống vẫn duy trì như hiện tại”. Ông thừa nhận nếu chính phủ theo đuổi một chính sách năng động phát triển nông nghiệp thì có thể tạo ra công ăn việc làm cho thêm 20.000 gia đình đến định cư nữa.

Báo cáo của Hope Simpson khiến người Xion cảm thấy bị xúc phạm, vì họ bị thành kiến và những giả định thống kê của Hope Simpson là chưa chính xác. Cụ thể việc ước lượng diện tích đất canh tác tối thiểu cho cho một gia đình nông dân không hợp lý. Trong khi Hope Simpson ước tính tổng diện tích đất canh tác của Palestine là 6,5 triệu mét dunams   thì cơ quan Jewish Agency tranh luận rằng diện tích đất canh tác thực sự gần gấp đôi con số đó. Người Xion giữ ý kiến cho rằng định nghĩa của chính phủ về “đất canh tác” và “lao động và tài nguyên trung bình của nông dân Palestine” là quá hạn chế. Thay vào đó họ thúc giục việc định rõ đất đai dựa trên năng suất “và hướng dẫn... chính phủ và việc thực dân hóa của người Do Thái”.

Thậm chí trong giai đoạn này, do có sự đầu tư về vốn, nên năng suất nông nghiệp của người Do Thái cao hơn người Arab nhiều lần. Theo một báo cáo của chính phủ năm 1930 cho thấy: Sản lượng nông nghiệp trung bình của người Arab là 70kg mỗi dunams bột mì và 59kg mỗi dunams lúa mạch; trong khi sản lượng đó của người Do Thái là 111 kg bột mì và 153 - 177 kg lúa mạch. Nói chung, năng suất của nông dân Do Thái cao gấp hai lần so với người Arab.

Trong cuộc điều tra dân số năm 1931, thì vấn đề không có đất ở nông thôn là vấn đề nổi bật. Do đó Giám đốc Phát triển mới được chính phủ chỉ định là Lewis French đã mở cuộc điều tra cho người Arab không có đất đăng ký. Có khoảng 4.500 khiếu kiện trong vòng một vài tháng, nhưng kết quả này đã làm cho chính phủ bối rối. Cuối cùng, vào tháng 4/1932 chỉ có 72 vụ kiện được đưa ra xét xử. French mệt mỏi báo cáo: “Đây là một cuộc điều tra chậm trễ và tẻ nhạt, chỉ có 664 vụ kiện được duyệt năm 1936. Chính phủ phải chịu trách nhiệm giải quyết cho các nguyên đơn, nhưng mãi tới năm 1939, khi khép lại cuộc điều tra chỉ có 74 gia đình được giải quyết trong số 899 người cuối cùng bị xếp là không có ruộng đất”.

Một lý do nữa của sự thất bại là do Uỷ viên ban chấp hành người Arab Palestine đứng đầu cơ quan “chủ nghĩa dân tộc” từ chối các kế hoạch, đó được xem như một sự xác nhận ngầm của chính sách ủng hộ người Xion. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là sự giải thích chính thức khái niệm thu hẹp vấn đề không có ruộng đất. Chính phủ định nghĩa “người Arab không ruộng đất” là những người “bị đẩy ra khỏi đất đai mà họ cư ngụ do rơi vào tay người Do Thái”. Vì hầu hết những nông dân này không chết đói mà họ tìm ra kế sinh nhai khác, đó là chuyển tới các thành phố sinh sống, họ không có đủ tư cách đăng ký làm người không ruộng đất”. French thừa nhận mình bất lực vì vấn đề người Do Thái định cư đang dẫn tới việc thay thế nông dân Arab trên diện rộng. Ông tranh luận “Nếu người Arab sở hữu đất ... thì họ cũng phải rời đi, vì người Do Thái đến để thay thế chỗ của họ”. Ông kết luận theo sách Khải huyền rằng “Nếu quá trình mất quyền sở hữu đất tiếp diễn, thì trong vòng 3 hay 4 thập kỷ tới nông dân Arab sẽ trở thành tuyệt chủng”. French thúc giục pháp luật tăng cường bảo vệ họ. Nhiều biện pháp được áp dụng nhưng tỏ ra không hiệu quả. Thậm chí sau năm 1940, khi chính phủ đưa ra những quy định hà khắc về chuyển nhượng đất đai nhằm hạn chế việc chuyển nhượng đất, hạn chế người Do Thái chỉ được sở hữu 5% diện tích đất trong cả nước, thì việc giành đất của người Do Thái vẫn tiếp diễn trên quy mô lớn.

Metzer cũng tin rằng con số thực người nông dân bị mất đất chắc chắn lớn hơn con số đăng ký và cố ước lượng con số thực trên cơ sở dữ liệu được thừa nhận là chưa đầy đủ. Ông ước tính: Việc thay thế chủ đất từ những giao dịch về đất đai có thể giải thích là do sự suy giảm một nửa số lao động Arab trong lĩnh vực nông nghiệp từ 1921 - 1945, hay chuyển từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp khác (kể cả nông dân Do Thái).

Metzer cho biết có một sự thay đổi kết cấu lớn trong xã hội do dân nhập cư từ nông thôn vào thành thị, nhất là tới các vùng duyên hải.
Việc tìm kiếm người Arab không đất cũng vô ích như việc tìm kiếm người Do Thái nay đây mai đó. Theo kinh nghiệm của người Palestine, chúng ta có thể kết luận rằng các báo cáo của cả Hope Simpson và French đều mất hiệu lực do quan điểm cố định về xã hội nông nghiệp Palestine.

Trong một báo cáo khác của chính phủ năm 1930 đã thừa nhận: “Nhu cầu cấp thiết nhất của ngành nông nghiệp (Arab) là sự hợp lý hóa”. Nhưng mọi việc vẫn tiếp tục theo hướng “Cư dân nông thôn tạo thành một khối dân cư bản địa, không thể dễ dàng bị công nghiệp hóa, thậm chí nếu có nhiều ngành công nghiệp thu hút nó. Do đó cần đảm bảo nơi ăn chốn ở cho họ, ít nhất là kế sinh nhai”. Ủy ban “phản đối kịch liệt bất cứ nỗ lực nào nhằm xúi giục nông dân ra khỏi mảnh đất của họ và biến họ thành nhân viên văn phòng”.

Dù đó là sự nhận thức muộn màng, nhưng cũng đáng hoan nghênh. Đất canh tác nông nghiệp và năng suất qua các thập kỷ liên tiếp tăng chúng tỏ nhận thức đó là đúng. Nhiều nhà quan sát người Anh cũng hiểu được quan điểm đó. Chẳng hạn Eric Mills, năm 1931 đã viết: “Việc ứng dụng kỹ thuật của con người ngày càng tiên tiến và kinh nghiệm về nông nghiệp dồi dào trong một nước nhiều đồi núi như thế là có tính khả thi và tất yếu tiêu chuẩn của cuộc sống ngày càng được cải thiện”. Mặc dù năng suất nông nghiệp của người Arab vẫn liên tục giảm so với người Do Thái nhưng nó cũng chứng tỏ: Từ 1922 - 1945 việc sản xuất nông nghiệp của người Arab tăng trung bình 6%/năm và sản phẩm nông nghiệp tính trung bình mỗi công nhân đạt 4,1%/năm.

Các phương pháp đòi hỏi vốn lớn đặc biệt được áp dụng trong các đồn điền trồng cam quít, vốn chỉ chiếm 2% diện tích đất canh tác của người Arab, nhưng cần đến 20% lao động nông nghiệp và tạo ra 28% tổng sản phẩm nông nghiệp cho người Arab. Cho tới năm 1936 đã có nhiều người Arab làm việc trong các đồn điền trồng cam quít của người Do Thái. Sau đó, kết quả là cuộc nổi loạn của người Arab và áp lực đè nặng trên đôi vai của liên đoàn lao động Do Thái, dẫn tới khu vực then chốt của nền kinh tế Do Thái đã tăng cường sử dụng lao động Do Thái.

Việc người Do Thái mua đất đã góp phần vào trào lưu “vô sản hoá” nông dân Arab. Nhưng đây chỉ là một phần biến chuyển chung trong xã hội Palestine phát sinh việc di cư từ vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ nông thôn ra thành thị và ngày càng có đông người dân biết đọc chữ dưới sự cai trị của người Anh.

Cảnh sống lưu vong năm 1948 khiến xã hội Palestine tan rã thực sự. Sự phân chia giữa dân du cư và định cư, giữa tầng lớp quý tộc và nông dân, giữa người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo trở nên ít quan trọng hơn. Điều họ quan tâm bây giờ là sự phân chia giữa người tị nạn và người không tị nạn, giữa người Arab Israel và những người trong các nước Arab láng giềng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:44:40 am »

Giai đoạn 1949 - 1967 đánh dấu nỗ lực của chủ nghĩa Xion trong việc tạo ra một nền kinh tế và xã hội kín ở Palestine. Trong khi đó, ở Israel do làn sóng nhập cư khổng lồ dẫn đến nhu cầu cần lao động, giúp nước này đạt được tỉ lệ phát triển kinh tế nhanh. Đầu thập niên 60, người Arab Israel, chủ yếu là nông dân, bắt đầu gia nhập thị trường lao động mở rộng của Israel. Nhiều người đến Hebrew, một số khác thì gia nhập vào giới thành thị.

Sự chiếm đóng của người Israel ở Bờ Tây và dải Gaza năm 1967 gây chia rẽ nội bộ đối với xã hội Palestine, giữa công dân của các lãnh thổ do người Israel chiếm đóng và các lãnh thổ còn lại. Tuy nhiên, chiến tranh năm 1967 đã đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc khôi phục cộng đồng Arab Palestine. Sau sự phân chia trong những năm 1949 - 1967 và sự phần biệt chủng tộc triền miên chống lại người Arab ở Israel, cuối cùng giữa họ cũng nối lại mối quan hệ hữu nghị giữa người Palestine ở Bờ Tây và dải Gaza với người Arab Israel. Chính sách Những cây cầu mở băng qua Jordan được Bộ trưởng Bộ quốc phòng Israel khi đó là Moshe Dayan tán thành, duy trì sự liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa chính quyền Palestine ở các lãnh thổ bị chiếm đóng và những lãnh thổ ở các nước xung quanh, nhất là Jordan. Đến năm 1994 Palestine phát triển nhưng chưa hoàn thiện.

Một dấu chỉ của việc chưa hoàn thiện là con số các cuộc hôn nhân giữa những người Palestine tị nạn và người Palestine không tị nạn còn thấp. Ví dụ, theo các hồ sơ chính thức, ở dải Gaza năm 1995, có 45% các cuộc hôn nhân là giữa những người tị nạn, chỉ 9% giữa người tị nạn với người không tị nạn. Trong khi đó tỉ lệ giữa người tị nạn và người không tị nạn là 7/3.

Ngày nay xã hội Palestine đã dần được khôi phục ở Bờ Tây và dải Gaza. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết như tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ nữ tham gia lao động còn thấp, mỗi công nhân phải nuôi nhiều người thân trong gia đình. Trong quý II năm 2002 số người sống lệ thuộc vào người khác ở Bờ Tây và dải Gaza là 7,6 triệu người. Ngoài ra, hơn 40% dân số vẫn được liệt vào danh sách người tị nạn, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của UNRWA (Cơ quan Việc làm và Cứu trợ Liên hiệp quốc cho người tị nạn ở vùng Trung Đông, thành lập tháng 12 1949), các cơ quan phúc lợi tư nhân và quốc tế khác. Nhà cầm quyền Palestine không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu không có sự giúp đỡ từ các nhà bảo trợ trên thế giới. Theo một báo cáo của Ngân hàng thế giới, gần đây mức hỗ trợ là $195/người/năm dành cho những người tới Bờ Tây và dải Gaza, là một trong những sự hỗ trợ phát triển cao nhất tính trên đầu người so với bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng sự phụ thuộc quan trọng nhất là ở Israel, mối quan hệ quân sự/chính trị không cân đối cũng khiến cho nền kinh tế đôi khi không được đánh giá đầy đủ.

Hai xã hội Israel và Palestine cùng chung sống nên ở một mức độ nào đó nền kinh tế của hai xã hội này cũng hòa quyện, đan chéo nhau. Trước hết Israel không còn là một vùng quê thanh bình nói tiếng Hebrew nữa, mà là một xã hội công nghiệp khá tiến bộ, một nền kinh tế hậu công nghiệp dịch vụ kỹ thuật với GDP hơn 100 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 16.000 USD, tiến đến ngang bằng với khối Liên minh châu Âu. Thứ hai, Palestine, vùng đất Bờ Tây và dải Gaza nằm dưới sự cai trị của nhà cầm quyền Palestine có GDP cao nhất là 4 tỷ USD năm 2003, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Israel 1/10. Mặc dù 46% dân số vẫn được xếp là lao động ở nông thôn, nhưng chỉ khoảng 13% phụ thuộc vào nông nghiệp. Ngày nay nông nghiệp chỉ chiếm 8% GDP của Palestine (dù Ngân hàng Thế giới có thể ước tính sai giá trị của nông nghiệp). Một nguyên nhân GDP nông nghiệp giảm là Israel hạn chế Palestine tiến đến Bờ Tây (bác bỏ đơn xin phép đào giếng) nhưng nguyên nhân chính là xu hướng đô thị hóa. Rõ ràng Israel cũng phụ thuộc vào Palestine. Từ năm 1967, hai nền kinh tế này đã tiến đến gần nhau qua hiện tượng cụ thể: Lao động Arab. Một phần vì sự phát triển dân số, phần khác vì các ông chủ Israel có thể tận dụng nguồn lao động rẻ, ngoài ra còn vì sự đầu tư tập trung vào khu vực tư nhân và khu vực quốc doanh còn thấp tại các lãnh thổ bị chiếm đóng (ngoại trừ các vùng định cư Israel mới và các dự án cơ sở hạ tầng gắn liền), tỷ lệ lao động Palestine tăng chưa từng làm việc trong phạm vi “đường biên giới xanh” (đường biên giới của Israel trước năm 1967). Đến trước năm 1983 hơn 1/3 lực lượng lao động của Bờ Tây và dải Gaza (74.000 trong số 215.000) đang làm việc ở Israel. Họ chính là lực lượng lao động tiềm ẩn được mở rộng. Có hơn 10.000 lao động Palestine như thế, họ chấp nhận mức lương và điều kiện lao động mà người Israel chê. Đối với người Palestine, thị trường lao động Israel là thỏi nam châm thu hút không thể cưỡng lại, vì họ nhận thấy khó kiếm được tiền như vậy ở quê hương. Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới “Người Israel đòi hỏi thêm 91% tiền lương nếu làm việc ở Bờ Tây và dải Gaza”.

Bản đồ về Bờ Tây và dải Gaza đã minh họa tầm quan trọng sống còn của việc làm ở Israel đối với nền kinh tế Palestine: Một khu vực càng cách xa thị trường lao động Israel thì mức độ nghèo càng lớn hơn (bản đồ 3). Điều này phản ánh phạm vi ảnh hưởng của sự đói nghèo ở Israel, nó được tập trung vào “những thành thị phát triển” ở các khu vực phụ cận - Những nơi tận cùng như Yeruham ở Negev hay Kiryat Shemona ở Etzba.


Lao động Arab ở Israel sau năm 1967 tập trung vào một số khu vực của nền kinh tế, trong đó người Arab là nhân công chủ yếu trong ngành công nghiệp xây dựng. Các vùng định cư Do Thái trong các lãnh thổ bị chiếm đóng được xây dựng phần lớn bởi người Arab Palestine. Như đã nói khu định cư thuê với số lượng lao động người Arab ngày càng tăng ở cả lĩnh vực nông nghiệp và các nhà máy công nghiệp. Vì vậy nhiều khu định cư Do Thái ở các lãnh thổ bị chiếm đóng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngành du lịch Israel thu lợi nhuận cao nên tuyển dụng một lượng lớn người Palestine. Trong khi đó, hàng rào an ninh do Israel dựng lên trong suốt chiến tranh Intifada thứ hai được người Arab và những lao động là người nước ngoài xây dựng.

Thái độ phản ứng của Israel đối với việc phụ thuộc ngày càng lớn vào lao động Arab khá nước đôi. Họ cũng phàn nàn tại sao không sử dụng lao động Hebrew. Có lẽ do chính phủ Israel đã dựa vào lao động Palestine từ giữa thập niên 80 tới năm 1994. Nhưng tình trạng thất nghiệp cao làm trầm trọng thêm sự căng thẳng chính trị ở các lãnh thổ bị chiếm đóng, dẫn đến cuộc chiến Intifada thứ nhất (1987 - 1993). Nền kinh tế phát triển của Israel trong thập niên 90 đã chứng minh cho tham vọng đối với lao động nhập khẩu và sau thỏa thuận Oslo, số người Palestine làm việc tại Israel bắt đầu tăng vọt lần nữa. Tuy nhiên, sau năm 1993, lao động Palestine buộc phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ cho phép đặc biệt tại các trạm kiểm soát thường trực được thiết lập lần đầu tiên kể từ những ngày đầu Israel chiếm đóng, nếu họ muốn vào hoặc đến gần “đường biên giới xanh”. Tuy chính phủ Israel kiểm soát có phần gắt gao hơn bằng chính sách “khép kín” sau các vụ khủng bố, nhưng hàng chục ngàn người vẫn lén lút theo đường bộ phía sau và làm việc bất hợp pháp cho các nhà thầu người Israel, do đó họ tránh không phải trả phí bảo hiểm y tế hoặc thuế cho công nhân. Sự thông đồng giữa hai bên chủ - thợ cũng ngấm ngầm như trong trường hợp kinh doanh đất đai của các thế hệ trước.
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM