Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:17:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến giữa Israel & Palestine  (Đọc 19575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 03:31:23 pm »

Những động cơ thay đổi chính trị


Vào tháng 8 năm 2002 Hội đồng an ninh quốc gia Israel đã có một báo cáo xác định rằng vấn đề an ninh ưu tiên hàng đầu là “Duy trì bền vững dân số Do Thái và chế độ dân chủ”. Báo cáo này kết luận rằng do những dự báo dân chủ tiên đoán đại đa số người Arab sẽ sống ở khu vực giữa sông Jordan và Địa Trung Hải, nên Israel phải quyết định những biên giới cuối cùng của nó trong vòng vài năm nữa và nếu Palestine không ngồi vào bàn đàm phán, thì Israel phải đớn phương thực hiện việc này. Hội đồng không đưa ra bất cứ đề nghị nào về đường biên giới chính xác giữa Israel và Palestine, nhưng cho rằng phải xác định biên giới của Israel dựa trên cơ sở “xem xét vấn đề an ninh và dân chủ”. Hội đồng cảnh báo cần xác định biên giới để Israel duy trì quyền kiểm soát số lượng người Palestine tăng lên liên tục, nhưng lại không có quyền chính trị, gây nguy hiểm cho người Do Thái và nền dân chủ của nhà nước.

Các mục tiêu dân chủ và lãnh thổ là kim chỉ nam hướng dẫn người ủng hộ chủ nghĩa Xion đâu tranh với người Palestine trong thế kỷ qua. Do đó họ nên cùng nhau ngồi lại, thúc giục Israel về vấn đề thỏa hiệp lãnh thổ. Tương tự, cuộc chiến giữa dân lao động người Hebrew và người Arab trong thời kỳ thuộc địa đã nhường chỗ cho mối quan tâm chung về nền kinh tế Israel và Palestine, mở cửa cho lao động Palestine đến Israel. Việc dân số Israel cũng như Palestine tăng nhanh đã buộc cả hai phải chấp nhận hợp tác với nhau,nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản như nước. Do đó, tất cả những vấn đề cấp bách như dân chủ, kinh tế - xã hội, môi trường và lãnh thổ là động cơ buộc họ phải sớm có một giải pháp.

Vậy tại sao cuộc chiến vẫn hoành hành. Lý do không phải là do không dự kiến được các điều kiện định cư, mà là do hai bên không thống nhất được nội dung thỏa thuận đã thu hẹp “tình trạng lâu bền” và một số vấn đề thậm chí đang thúc ép mạnh mẽ hơn hơn bao giờ hết.
Bốn vấn đề hóc búa vẫn chia rẽ hai dân tộc láng giềng Israel và Palestine từ bao đời nay là biên giới, định cư, tị nạn và Jerusalem.
Đường biên giới tương lai của Israel - Palestine cũng dần dần định hình, không chỉ như là sự phản ánh các áp lực quân sự và ngoại giao mà còn dưới ảnh hưởng lâu dài của những thay đổi nhân khẩu và kinh tế - xã hội được trình bày trong các chương trước. Sau chiến tranh Intifada thứ hai thì những thỏa thuận Oslo gần như không còn tác dụng: Tháng 11 năm 2002 Bộ trưởng ngoại giao Israel mới được bổ nhiệm là ông Binyamin Netanyahu tuyên bố chúng “vô hiệu lực”, mặc dù tuyên bố này dường như dành cho nội bộ Đảng Likud của ông hơn là tuyên bố chính thức về vị thế của chính phủ. Tuy nhiên, các thỏa thuận này đã đạt được tính hợp pháp quốc tế. Đối với tất cả những khoa trương chính trị được củng cố đi kèm cuộc chiến, nhà cầm quyền Israel lẫn Palestine đều không chính thức lên án những hiệp ước và cả hai bên tiếp tục kêu gọi (một cách có chọn lọc) các điều khoản của họ và yêu cầu phải thực thi chúng.

Hơn nữa, thành quả chính trị quan trọng của những thỏa thuận này vẫn còn hiệu lực: Nhà cầm quyền Palestine vẫn tồn tại. Trái với hy vọng hay lo âu của một số người, nó không hoàn toàn tan rã và ít nhất về mặt danh nghĩa vẫn điều hành khoảng 40% khu vực Bờ Tây và khoảng 80% dải Gaza. Mặc dù Israel vẫn xâm phạm quân sự vào khu vực cầm quyền của người Palestine nhưng không can thiệp nhiều vào việc cải tổ chính phủ quần sự của họ ở Bờ Tây và dải Gaza. Vì vậy, mọi phía đều thừa nhận vị thế hiện tại của người Palestine và câu hỏi ở đây là yếu tố nào sẽ thay thế nó? Câu trả lời được đa số mọi người đồng tình là: Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên đoàn Arab, nhà cầm quyền Palestine và một bộ phận giai cấp chính trị Israel đều đồng tình rằng một thành phần thiết yếu trong bất kỳ giải pháp nào là việc thành lập nhà nước Palestine. Kể từ khi Intifada bùng nổ, các cuộc trưng cầu dân ý ở Israel cho thấy hầu hết người Israel mong đợi thành lập nhà nước Palestine mặc dù nhiều người trong số họ không hề được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ nhà nước này. Một cuộc trưng cầu tháng 11 năm 2002 cho thấy thậm chí 52% cử tri Likud sẵn sàng chấp nhận nhà nước Palestine thành lập. Ariel Sharon cũng đồng tình với điều kiện là trước tiên phải ngừng hoạt động khủng bố,mặc dù hình tượng của ông về một nhà nước như thế có lẽ cũng tương tự như sự e dè của người Ấn Độ về một chính thể có chủ quyền.

Hầu hết các khởi điểm hữu ích đốì với bất ký cuộc thảo luận nào về biên giới của nhà nước Palestine là những đề xuất do phía Israel đưa lên bàn đàm phán tại trại David vào tháng 7 năm 2000 và những đề xuất được đệ trình trong các cuộc thương lượng chính thức giữa Israel và Palestine ở Taba hồi tháng 12 năm 2000 (bản đồ 18 và 19). Khi so sánh giữa hai đề xuất ở trại David và ở Taba ta thấy vị thế của Israel đã thay đổi khi Palestine cương quyết về sự bất khả xâm phạm “đường biên giới xanh” ngày 4 tháng 6 năm 1967.



Một số báo cáo về cuộc họp thượng đỉnh bất thành ở trại David không thống nhất với nhau. Nhưng trong một số tài liệu do một phái viên của Liên minh châu Âu là ông Miguel Moratinos xác nhận có một bản báo cáo gồm kết luận của các nhóm làm việc khác nhau giữa Israel - Palestine tại Taba tháng 1 năm 2001. Bản ghi nhớ này bị rò rỉ ra báo giới Israel tháng 2 năm 2002. Còn về dải Gaza, ông Moratinos ghi lại: “Ngụ ý là dải Gaza sẽ đặt dưới quyền cai trị của Palestine, nhưng vẫn phải vạch ra các chi tiết, các vùng định cư bị sơ tán. Còn Bờ Tây, tổng diện tích đất giữa hai nước sau các cuộc thương lượng ở Taba không khác nhau bao nhiêu. Người Palestine có 3,1% lãnh thổ, người Israel có 6% và các khu định cư đông đúc gần “đường biên giới xanh”. Vậy 2,9% là vùng cách biệt.

Để giải quyết cách biệt đó, hai bên thỏa thuận có thể trao đổi lãnh thổ tương đương tối 3% Bờ Tây. Người Palestine phản đối đề xuất của Israel về việc trao đổi 3 khu vực “Halutza Dunes (cạnh dải Gaza) ở Negev; khu vực “lối đi an toàn” giữa Bờ Tây và dải Gaza; đổi lại một phần cảng Ashdod của Israel sẽ được người Palestine sử dụng”.

Kể từ cuộc đàm phán Taba, ở Israel xuất hiện một ý tưởng mới phản ánh những bất an ngày càng tăng về tình hình nhân khẩu. Cựu Phó Bộ trưởng quốc phòng Ephraim Sneh, một nhân vật cao cấp trong Đảng Lao động, đề nghị rằng một số khu vực ở Israel chủ yếu có người Arab cư ngụ như Ummal - Fahm và nơi được mệnh danh là “tam giác nhỏ” chứa hơn 40.000 công dân Arab, sẽ được trao về chủ quyền của người Palestine. Cựu thủ tướng Ehud Barak đã đưa ra một đề xuất chấp thuận “Điều này chỉ có thể thực hiện bằng thỏa thuận... một sự trao đổi như thế có ý nghĩa về mặt nhân khẩu và thực sự là không thể tưởng tượng được”. Mặt khác, kiểu “chuyển nhượng” mang tính ngoại giao sẽ tạo ra oán hận ở một số nơi. Một trong số các thị trưởng khi bị hỏi nhiều lần trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh của Israel hồi tháng 3 năm 2002 phải chăng người Palestine phản đối đề nghị đó thì ông đã thể hiện sự từ chối. Thay vào đó, câu trả lời của ông là chỉ có thể thảo luận khi dân chúng trong thị trấn trở lại vùng đất đã bị người Israel lấy đi.

Nếu các cuộc thương lượng ở Taba cho thấy có đủ cơ sở để kỳ vọng mâu thuẫn biên giới có thể giải quyết bằng cách trao đổi lãnh thổ, thì tài liệu mà Moratinos đưa ra lại thể hiện sự xác nhận rằng cuối cùng Israel sẽ rút lui khỏi các lãnh thổ chiếm đóng và thỏa thuận về biên giới mang tính khả thi.

Một vấn đề nóng bỏng khác về vị trí biên giới trong tương lai là bản chất của nó. Hiện ở Israel xuất hiện suy nghĩ liệu sự “chia cắt” giữa Israel và Palestine bằng hàng rào chắn lối để cải thiện tình hình an ninh sẽ mang lại hiệu quả gì. Vào tháng 2 năm 2002 Ze”ev Schiff, một nhà bình luận quân sự có khả năng thuyết phục của một tờ báo uy tín nhất Israel là tờ Ha”aretz cho biết mặc dù ngổn ngang có nhiều chướng ngại vật và hàng rào ngăn cản nhưng có rất nhiều người Palestine thâm nhập vào Israel bị gọi là “dân bất hợp pháp”.

Những người này băng qua biên giới và định cư trong các ngôi làng nhỏ dọc biên giới. 10.000 người Palestine này đã thực hiện “quyền quay về” thông qua cửa sau. Nhưng không chỉ có người Palestine thâm nhập, mà xuôi theo dòng người Palestine còn có người Jordan, Ai Cập và dân các nước khác. Một số người còn dính líu đến hoạt động lãnh thổ và tội ác ở Israel. Đôi khi cảnh sát thực hiện một cuộc truy bắt khoảng vài trăm người, nhưng sau đó họ lại quay trở lại.

Không nghi ngờ gì nữa, lý do chính tại sao có quá nhiều người Palestine tìm đường vào Israel là để tìm kiếm được việc làm trong nền kinh tế lao động ngầm, một nỗ lực mà các ông chủ người Israel không ngại vấn đề an ninh, rất vui vẻ chấp nhận họ.

Để xử lý hiện tượng này, chính quyền Israel bao gồm cả phe cánh tả, cánh hữu và phe trung lập cũng như chính quyền địa phương phải vận dụng đường lối hành động có từ thập niên 90 để xây dựng hàng rào. Khái niệm hàng rào giữa Israel và Palestine đặc biệt thu hút mối quan tâm của Yitzhak Rabin và từ năm 1992 đến 1995 chính phủ của ông đã bắt đầu công việc xây dựng một cách bừa bãi. Ehud Barak cũng ưa thích việc này, ông tuyên bố: “Câu trả lời là sự chia cắt từ người Palestine. Israel không cần, cũng không muốn quản lý người Palestine vì lý do an ninh, ngoại giao và đạo đức. Chúng ta cần tách họ ra...”. Robert Frost từng nói: “Hàng rào tốt tạo hàng xóm tốt” (Nhưng ông cũng viết rằng: Trước khi xây một bức tường tôi muốn biết. Tôi đang ngăn lối hay mở lối. Và tôi muốn ngăn chặn ai. Tôi mang trong mình cảm giác ác cảm với bức tường. Cảm giác đó muốn bức tường phải sập xuống (Mending Wall, 1915). Cuối cùng người ta cũng xây hàng rào điện bao quanh toàn bộ dải Gaza có những khu vực bắn tự do kế cận được tạo ra bởi việc san bằng các khu vườn trồng cam quít và các toà nhà cao tầng. Sau khi cuộc chiến Intifada thứ hai bùng nổ, Israel tuyên bố tên một số khu vực tại hoặc gần “đường biên giới xanh” ở “các khu vực quân sự khép kín” thuộc Bờ Tây. Lúc đầu hàng rào được khoanh vùng và chưa xây xong: ở một số nơi hàng rào là những cái rào chắn, mương hoặc những bức tường. Tuy nhiên, đến mùa xuân 2002, chính phủ chính thức cho xây một hàng rào an ninh khép kín toàn biên giới trước năm 1967 giữa Israel và Bờ Tây, hàng rào này có chiều dài đến 215 dặm (bản đồ 20). Nhưng kế hoạch xây dựng cũng phải chỉnh sửa nhiều lần. Vào tháng 11 năm 2003, Liên hiệp quốc có một báo cáo chỉ trích mạnh mẽ tuyến hàng rào dự kiến xây dựng;ví nó sẽ tạo thành một đường uốn khúc dài hơn 400 dặm, bao quanh tổng cộng 12 cộng đồng người Palestine, bỏ lại 14,5% Bờ Tây và 274.000 người Palestine ở bên Israel. “Bức tường Palestine vĩ đại” này bao gồm 5 điểm cắt ngang dành cho công nhân, hàng hóa và du khách.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 03:32:48 pm »

Việc xây dựng hàng rào đi kèm với việc áp đặt những quy định phức tạp mới về việc cho phép người Palestine băng qua nếu muốn vào Israel, hoặc các khu vực lãnh thổ bị chiếm đóng. Bộ trưởng Bộ quốc phòng, ông Binyamin Ben Eliezer tuyên bố mục tiêu của những quy định này là nhằm “Đảm bảo ngăn chặn hàng chục ngàn lao động không chính thức nhập cư vào Isael”.

Kế hoạch xây tường rào dẫn đến sự chia rẽ nội bộ nghiêm trọng ở Israel. Người thuộc phe ủng hộ sự sát nhập phản đối, e ngại rằng một hàng rào như thế sẽ vạch ra biên giới chính trị trong tương lai giữa Israel và nhà nước Palestine. Cụ thể, ông Ariel Sharon kháng cự việc xây dựng trên khu đất này. Việc xây dựng tường rào đi kèm những tuyên bố chính thức rằng đây thuần túy chỉ là một biện pháp an ninh và vị trí của nó sẽ không liên quan đến vấn đề biên giới phía đông của Israel về sau. Cả phe cánh tả và hữu đều đua ra những lý do khác nhau để khăng khăng rằng bức tường này không có ý nghĩa gì về mặt chính trị. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó hàm ý sự công nhận của chính phủ Israel về biên giới 1967.

Một khi đưa ra quyết định xây dựng hàng rào thì chính phủ phải đương đầu với áp lực từ những người sống trong các khu định cư Do Thái gần “đường biên giới xanh”. Họ yêu cầu bức tường rào này không theo biên giới trước đây, mà nên lệch về phía Đông để bao bọc các khu định cư bên rìa phía Tây của Bờ Tây. Trong một số trường hợp, chính phủ phải chịu thua áp lực này, dẫn đến tích trữ sự rắc rối tiềm tàng trong bất cứ cuộc thương lượng nào trong tương lai với người Palestine, nhất là từ khi quá trình này liên quan đến việc người Israel chiếm đoạt đất của người Arab.

Công việc này đòi hỏi Israel phải đầu tư lớn, mặc dù mục đích của nó đề ra là nhằm củng cố an ninh vẫn còn là một câu hỏi. Trong nội bộ lãnh đạo an ninh Israel tồn tại những quan điểm khác nhau về hiệu quả của một hàng rào như thế. Không nghi ngờ gì nữa nó sẽ đem lại một hiệu quả nhất định nào đó ở cấp địa phương trong việc bảo vệ Israel khỏi nạn ăn cắp vặt và bọn du côn, mặc dù người Palestine vẫn không được bảo vệ trước những cuộc đột kích của dân định cư Do Thái. Nhưng trừ phi hàng rào được xây dựng dọc theo toàn bộ biên giới và người Palestine bị ngăn chặn không được đi qua, kể cả những lao động người Palestine đang ở Israel, thì chắc chắn nó có thể là một chướng ngại vật đối với những kẻ khủng bố cực đoan.

Việc xem bức tường là một thiết bị an ninh vẫn còn nằm trong vòng hoài nghi, nhưng có một điều không cần phải bàn là nó làm cho môi trường trở nên xấu xí, một nỗ lực để, thực hiện ảo ảnh tương tự của nhiều người Mỹ (trước biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001). “Chia cắt” là sự thay thế tinh tế khác của vấn đề đối với phe cánh tả Israel. Tuy nhiên, cả hai khái niệm này thực sự là hai mặt của một vấn đề. Cả hai khái niệm dựa trên ảo tưởng Israel có thể xua đuổi người Palestine ra khỏi lãnh thổ của họ bằng cách nào đó. Thậm chí nếu thực sự Israel xúc tiến việc đó thì việc Trung Đông nhẫn nhục cũng không còn là một lựa chọn khả thi nữa. Như chúng ta đã thấy lý do được viện dẫn là vì kinh tế, xã hội và môi trường. Việc thị trường lao động Israel bài trừ lao động Arab có nhiều ý nghĩa cho Israel. Đối với nền kinh tế Palestine, một sự “khép kín” như thế sẽ làm phương hại sâu sắc hơn về mặt kinh tế - xã hội. “Chia cắt” cũng sẽ làm nổi bật xu hướng nhập cư lâu dài mà chúng ta đã lưu ý, từ miền núi xuống đồng bằng, từ thôn quê ra thành thị. Về mặt lý thuyết (và trong suy nghĩ của những người Israel mong muốn “chuyển nhượng”) hướng chuyển dời có thể về hướng Đông hơn là hướng Tây. Một phong trào khá rõ rệt của người Palestine từ Bờ Tây tiến về Jordan mang tính “tạm thời” được báo cáo sau sự bùng nổ của Intifada thứ hai (cùng thời gian xuất hiện các áp phích mới trong các thành phố Israel tuyên bố “Jordan là Palestine”). Nhưng thực tế nền kinh tế Jordan không có đủ điều kiện để thu hút một số lượng lớn người nhập cư nghèo khổ. Để tạo hấp lực phát động làn sóng nhập, cự vào Jordan, Israel đưa mức lương 1400 USD cho tất cả những người Palestine muốn nhập cư. Về lâu dài chắc hẳn dân nhập cư từ các vùng Palestine phụ cận sẽ bị thị trường lao động Israel thu hút;dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Đây chính là nguyên nhân của việc nghi ngờ sự tồn tại lâu dài của “bức tường sắt” mới.

Loại tường rào chống người Arab này do những người ủng hộ sự chia cắt đề xuất sẽ có một cái lỗ khổng lồ ở giữa là Jerusalem. Chỉ có hai cách để bít lỗ đó. Cách thứ nhất là phục hồi bức tường qua giữa ngôi thành thánh đã tồn tại từ năm 1949 - 1967. Nhưng tất cả các bên đều phản đối. Và hầu như không khả thi, do hiện có 175.000 người sống trong khu vực trước đây do người Jordan kiểm soát. Cách thứ hai là xây dựng một bức tường quanh rìa bên ngoài biên giới thành phố, ngăn chặn người Arab ở đông Jerusalem. Một số nhân vật chính trị Israel ủng hộ điều đó và những cấu trúc như thế đã thực sự xuất hiện. Nhưng việc tạo ra một hàng rào an ninh vững chắc sẽ rất tốn kém. Jerusalem là trung tâm văn hóa, kinh tế, du lịch và tôn giáo của Bờ Tây. Việc chặn dòng người Palestin sẽ tạo ra một quả bom nổ chậm, nó sẽ nhanh chóng làm băng hoại an ninh Israel.

Vì nhiều lý do sự chia cắt sẽ không có tính khép kín hay vĩnh cửu. Chắc chắn khi việc kiểm soát an ninh được duy trì, nhưng nạn khủng bố vẫn còn tiếp diễn, thì mục đích trục lợi của hai bên có thề đi đến hồi kết là một biên giới “mềm” hơn bức tường Berlin ở vùng Trung đông.
Vấn đề mâu thuẫn quan trọng thứ hai là các khu định cư của người Israel trong các lãnh thổ bị chiếm đóng. Như chúng ta đã thấy, thái độ thương lượng của Israel tại Taba là Israel sẵn sàng rút lui khỏi mọi vùng định cư ở dải Gaza, nơi có tới 6.500 người Israel và những vùng định cư ở thung lũng Jordan, bản ghi nhớ của Moratinos ghi lại “Phía Israel cho rằng Israel không cần duy trì các khu định ở thung lũng Jordan vì lý do an ninh và các bản đồ đự kiến phẫn ánh lập trường này”. Ông cũng ghi nhận người Palestine ở Israel chấp thuận sát nhập một số khu định cư đông dân cư ở mé Tây của Bờ Tây và sự chấp thuận của Israel về việc bỏ các khu định cư cô lập ở các ngọn đồi trung tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một số quan điểm không tán thành về vấn đề khu định cư, ví dụ Ma”ale Adumim ở phía đông Jerusalem, nhưng tài liệu chỉ ra rằng người Israel sinh sống ở Bờ Tây và Đông Jerusalem tán thành việc sát nhập, mặc dù không phải tất cả đất đai đều thuộc quyền kiểm soát của họ.

Tất nhiên, chính phủ đưa ra những đề xuất này khi không còn cầm quyền ở đó nữa. Thậm chí khi đưa ra những đề xuất này, chính phủ Barale đã đánh mất niềm tin đạo đức đối với công chúng, tương tự như cuộc cãi lộn tệ hại làm mất thể diện của các nhà ngoại giao Ottoman có mặt tại hội nghị hòa bình ở Paris năm 1919 và khi ký hiệp ước Sèrres.

Trong khi đó, những áp lực tiềm ẩn về nhân khẩu, xã hội (không đề cập tới những áp lực an ninh) vẫn đè nặng trong các buổi thảo luận. Tháng 6 năm 2002, Ze”ev Schiff đề nghị trong khi Israel “Đang tiến đến giai đoạn không thể trì hoãn thêm nữa mà phải đưa ra một quyết định quan trọng về vấn đề này (đó là rút lui khỏi những khu định cư cô lập ở dải Gaza và Bờ Tây)”. Kể từ đó áp lực phải đi đến một quyết định như thế đã trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo nhận định, chỉ cần chính phủ Israel đề nghị bỏ một khu định cư thôi thì cũng đủ chuốc lấy nội chiến và bất kỳ nỗ lực sử dụng quân đội nào cũng sẽ gây ra cảnh binh đao khói lửa. Sự thật là dân định cư ở một số vùng cô lập nhất ở Bờ Tây là những người có khả năng trở thành binh lính, trong số họ những người đi theo Rabbi Meir Kahane đã quá cố và các phong trào khủng bố Do Thái ngầm được truyền cảm hứng bởi hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc. Những nhóm như thế không chì bị cô lập về mặt địa lý mà còn bị cô lập về mặt xã hội và rất khó thành công. Còn về quân đội Israel, bất chấp một số dấu hiệu giảm chí khí (hiện tượng đào ngũ tăng đáng kể trong năm 2002), họ vẫn duy trì kỷ luật, quân lệnh như sơn. Lệnh giải tán các vùng định cư sẽ được thực thi. Tại Yamit, thị trấn tọa lạc tại góc Đông - Bắc Sinai có khoảng 2.000 dân bị sơ tán vào mùa xuân 1982 theo các điều khoản trong hiệp ước hòa bình giữa Israel - Ai Cập, quân đội sẽ dập tắt những người định cư cố biểu tình bằng cách ngồi lì ở đấy. Tất cả họ bị chuyển đi mà không bị một vết thương nghiêm trọng nào. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ariel Sharon chịu trách nhiệm giám sát việc sơ tán ở Yamit. Tương tự trường hợp Yamit, dân định cư rời Bờ Tây và dải Gaza đều được đền bù thỏa đáng. Việc tái định cư cho khoảng 40.000 - 80.000 người là một thách thức khó khăn đối với một quốc gia mà suy cho cùng đã thu hút được một số lượng lớn hơn dân nhập cư trong vài năm kể từ 1988.

Một số người ủng hộ chủ trương sát nhập Bờ Tây và dải Gaza của Israel cho rằng bất: kỳ sự rút lui nào dù có bạo lực xảy ra cũng có thể là lời mời cho những cuộc tấn công tiếp theo. Họ trích dẫn sự kiện Barak quyết định rút lui khỏi “vùng an ninh” của Israel ở nam Libăng để hỗ trợ cho lý lẽ của họ vì tổ chức Hizbollah cung cấp cho người Palestine kinh nghiệm phát động tấn công Israel nhằm làm cho Israel phải rút lui. Tranh luận của những người ủng hộ sự sát nhập tương tự “học thuyết domino” của những người ủng hộ chiến tranh Việt Nam, có thể tranh luận của họ sẽ thuyết phục hơn nếu hầu hết họ ủng hộ sự rút lui trong những năm đầu chiếm đóng khi áp lực kháng cự Israel bằng bạo lực còn thấp. Quan điểm của họ là căn cứ theo sự chấp thuận của dân Palestine, Israel có thể chiếm đóng lâu dài. Trong một phân tích cuối cùng, dù thuận hay chống việc Israel rút lui thì vấn đề then chốt không nằm ở việc tuyên truyền chống khủng bố mà ở việc tính toán những lợi ích của Israel - Một mấu chốt cơ bản mang tính quyết định.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 03:37:16 pm »

Thậm chí nếu Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ lâu dài cũng không hẳn là biện pháp khả thi, chẳng những thế điều đó còn ngày càng gây thêm nhiều căng thẳng. Không thể mãi kìm hãm dân chúng bằng lệnh giới nghiêm, tình trạng thiết quân luật làm bó buộc cuộc sống thường nhật của họ đây không phải là điều kiện đảm bảo an ninh mà là ngòi nổ phản đối. Nếu so sánh chiến thuật hai bên sử dụng trong chiến tranh Intifada lần thứ nhất và thứ hai sẽ thấy rằng kháng cự và ức chế phản ánh sự bạo lực tột bậc. Số người cả hai phía thiệt mạng từ tháng 9 năm 2000 đã vượt qua số người thiệt hại trong Intifada lần thứ nhất (hình 9). Cuộc đổ máu liên tục có thể thúc đẩy sự phá hoại ngầm từ nội bộ Israel cộng thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài.


Đại đa số dân Israel không xem việc duy trì các vùng định cư là một mục tiêu cơ bản của nhà nước Israel hay nhằm mục đích đảm bảo an ninh. Họ cũng không xem dân định cư có lợi ích ngang bằng với công dân chính thức nói chung. Do đó, không sớm thì muộn, việc rút lui khỏi các vùng định cư cũng sẽ xảy ra.

Vấn đề nổi bật thứ ba là những người tị nạn Palestine đòi hỏi quyền hồi hương của họ. Theo UNRWA, năm 1948 có khoảng 700.000 dân tị nạn, cho tới nay con số đó đã lên tới 3,9 triệu trên toàn thế giới, trong đó 39% sống trong các trại tị nạn (bản đồ 21). 1,6 triệu người sống ở các trại phía Tây Jordan và sẽ trở thành công dân của nhà nước Palestine tương lai. 1,6 triệu khác khác sống ở Jordan hoà nhập vào xã hội và chỉ 18% trong số họ vẫn còn sống trong các trại. Theo UNRWA, Syria có 390.000 dân tị nạn, trong đó 109.000 người sống trong trại, Lebanon có 382.000, trong đó 215.000 người sống trong trại. Nhưng những con số này, nhất là trường hợp của Lebanon có thể là những con số do cả dân tị nạn và chính phủ phóng đại nhằm mục đích riêng.


Việc khăng khăng đòi quyền hồi hương tại cuộc họp ở trại David được nhiều người Israel và các nhà bình luận Palestine xem là nguyên nhân khiến cho các cuộc đàm phán thất bại. Ehud Barak gọi vấn đề này là “thuyết hiện sinh” và nhận định: “Chúng ta không thể cho phép, thậm chí là một người tị nạn quay về dựa trên quyền hồi hương, chúng ta không thể chịu trách nhiệm đối với lịch sử về vấn đề này”. Đáng ngạc nhiên, ông lại nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn chân thành với Benny Morris một sử gia hiện đại của Israel, người chịu trách nhiệm chính đối với sự thay đổi thái độ của nhiều người về việc chấp nhận ít nhất là một phần trách nhiệm của Israel trong sự kiện người Anh di cư hàng loạt năm 1948.

Tài liệu của Moratinos cho thấy mặc dù chưa đạt được thỏa thuận nhưng đã tiến một bước dài trong vấn đề này.

Phía Israel đã đưa ra lời dẫn chuyện về tấn bi kịch của người tị nạn Palestine. Phía Palestine thảo luận câu chuyện và đã có nhiều tiến triển mặc dầu chưa đạt một thỏa thuận nào đối với nỗ lực phát triển câu chuyện lịch sử trong bối cảnh chung...

Phía Palestine lặp lại rằng người tị nạn Palestine phải có quyền quay về nhà họ theo lý giải của nghị quyết 194 mà Đại hội đồng Liên hiệp quốc đưa ra. Phía Israel tỏ rõ sự thông cảm rằng mong muôn hồi hương theo cách diễn đạt của UNGAR 194 sẽ được thực hiện trong khuôn khổ của một trong những chương trình sau:

* Hồi hương
+ Về Israel
+ Về lãnh thổ được trao đổi của Israel
+ Nhà nước Palestine

* Sự phục hồi và tái bố trí
+ Sự phục hồi của nước chủ nhà
+ Tái bố trí định cư ở một nước thứ ba

Tham khảo tất cả những chương trình này ta sẽ thấy được số người tị nạn Palestine ở Lebanon. Phía Palestine nhấn mạnh rằng vấn đề nêu trên sẽ làm cho người tị nạn được tự do đến nơi của họ.

Cả hai phía đều nhận định chung rằng vấn đề trọng tâm nằm ở chỗ con số thực tế người tị nạn ở Lebanon có lẽ lên tới 250.000 người. Nhiều người thuộc các phe chính trị ở Palestine hiểu (mặc dù đại đa số dân chúng chưa hiểu điều này) rằng hầu hết người tị nạn sẽ không trở lại quê nhà Israel mà thay vào đó họ sẽ thực hiện quyền hồi hương bằng cách chuyển đến sinh sống ở nhà nước Palestine. Trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh quân đội Israel hồi tháng 7 năm 2001, ông Jibril Rajoub - Trưởng ban an ninh Palestine ở Bờ Tây lúc đó, phát biểu rằng nhu cầu về quyền hồi hương là “một nhu cầu mang tính tượng trưng” không nhắm vào “việc hoài nghi cân bằng dân số ở Israel”. Sari Nusseibeh, phát thanh viên chính thức của người Palestine về vấn đề Jerusalem cho tới tháng 12 năm 2002, bày tỏ những quan điểm tương tự bằng ngôn từ thậm chí còn mạnh mẽ hơn và nêu rõ ràng rằng quyền hồi hương không được thực hiện ở Israel mà là ở Palestine.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 03:46:45 pm »

Không phải tất cả các chính trị gia Palestine đều bộc trực khi phát ngôn, nhưng “quyền hồi hương” có lẽ là một vũ khí tuyên truyền nội bộ hơn là một mục tiêu chính trị thực sự. Toàn giới chính trị Israel khăng khăng việc thực hiện vấn đề này và xem nó như là một hành động tự sát chính trị; các nhà chính trị cải tiến Palestine (tất nhiên, không phải lãnh tụ Hamas hay bè phái chính trị khác) tuy lưỡng lự nhưng cũng đã tính đến vấn đề này và theo đó thích nghi với các mục tiêu của họ.

Những cuộc tranh cãi về tình trạng và vị thế tương lai của Jerusalem là vấn đề trọng điểm của các cuộc thảo luận tại trại David và trong các bảng phân tích thống kê. Nhưng ở đây hai bên cũng đã cố gắng thu hẹp những mối bất đồng. Tại trại David, Barak đã mạnh dạn gỡ bỏ vấn đề chính trị linh thiêng của Israel, đó là lần đầu tiên kể từ năm 1967 Israel đề nghị đàm phán nghiêm túc với quan điểm từ bỏ một phần quyền cai trị Jerusalem. Barak đề nghị mở rộng các biên giới của Israel, kể cả các khu định cư Do Thái sau năm 1967 là Giv”at Ze”ev và Ma”ale Adumim, một số khu định cư Do Thái như Shu”afat, Beit Hanina và trại tị nạn Qulandia sẽ trở thành một phần của nhà nước Palestine. Thủ đô Palestine sẽ được thiết lập tại Abu Dis, gần rìa Đông thành phố Jerusalem nhưng bên ngoài các ranh giới của Jerusalem. Thành phố cổ này sẽ thuộc quyền kiểm soát của Israel: Khu vực có người Do Thái và Armenia ở sẽ do Israel cai trị trực tiếp, khu vực Hồi giáo và Cơ đốc sẽ do người Palestine cai trị trực tiếp. Đền Temple Mount (al - Haram al - Sharif) sẽ vẫn thuộc lãnh thổ Israel nhưng dưới sự kiểm soát hàng ngày của Hồi giáo và cờ Palestine vẫn được cắm ở đó. Lần đầu tiên người Do Thái được phép cầu nguyện ở đó, nhưng cũng chỉ trong một khu vực nhất định. Palestine không may may thay đổi lập trường đòi hỏi quyền kiểm soát ở Đông Jerusalem, đó là Jerusalem của người Jordan trước năm 1967.

Sự thảo luận về vấn đề Israel vẫn tiếp diễn trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine được tổ chức ở Mỹ, do Mỹ đỡ đầu vào cuối năm 2000. Trong cuộc họp với các chuyên gia đàm phán của cả hai bên vào ngày 26 tháng 12, Tổng thống Bill Clinton đề nghị một nguyên tắc chung là: “Các khu vực Arab thuộc Palestine và các khu vực Do Thái thuộc Israel”. Tại cuộc họp ở Taba, có một tài liệu đáng chú ý của Moratinos như sau:

Cả hai bên chấp nhận về mặt nguyên tắc lời đề nghị của Tổng thống Clinton về việc người Palestine cai trị các vùng lân cận Arab và người Israel cai trị các vùng lân cận Do Thái...

Phía Palestine hiểu rằng Israel sẵn sàng chấp nhận để Palestine cai trị các vùng lân cận Arab ở Đông Jerusalem, kể cả một phần của thành phố cổ này. Phía Israel hiểu rằng người Palestine sẵn sàng để Israel cai trị khu vực thành phố cổ của người Do Thái và một phần của khu vực người Armenia...

Cả hai phía đều ủng hộ ý tưởng thành phố mở...

Phía Israel chấp thuận rằng thành phố Jerusalem sẽ là thủ đô của cả hai nhà nước: Yerushalaim, thủ đô Israel và al - Quds, thủ đô nhà nước Palestine. Israel nhấn mạnh mối quan tâm duy nhất đó là Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của nhà nước Palestine...

Cả hai bên chấp nhận nguyên tắc mỗi bên kiểm soát khu vực của mình (kiểm soát và quản lý tôn giáo)...

Cả hai bên đều nhất trí chưa giải quyết đến vấn đề Haram al - Sharif/Temple Mount. Tuy nhiên, cả hai phía gần như chấp nhận ý tưởng của Tổng thống Clinton về quyền cai trị của Palestine đối với Haram al - Sharif mà không dè dặt, cả hai bên dù còn nhiều quan điểm khác biệt vẫn muốn tiến gần hơn tới vấn đề Jerusalem ở cuộc họp Taba. Cuối cùng, nếu đạt đến bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề này, thì theo Tổng thống Clinton có thể dẫn tới sự việc cả hai phía sẽ gặp phải sự cự tuyệt mạnh mẽ, đó là một thành phố mở với quyền cai trị bị chia đôi theo sắc tộc từng quận.

Đền Temple Mount nhắc nhở chúng ta hồi tưởng về một sự kiện tương tự trong lịch sử. Đó là mâu thuẫn giữa các giáo phái Cơ đốc ở Palestine. Người ta vẫn chưa tìm ra giải pháp cho các giáo phái là những kình địch muôn kiếp tại nhà thờ “Chúa giáng sinh” ở Bethlehem, nhà thờ “Ngôi mộ Chúa Giêsu” và những nhà thờ khác. Sau nhiều thế kỷ xung đột mệt mỏi, cuối cùng cũng đạt được sự chấp thuận dựa trên nguyên tắc được công nhận về tình trạng hiện tại. Đây vẫn là cơ sở cai trị để xử lý tất cả mọi tranh chấp như thế trong số các giáo phái Cơ đốc thù địch. Theo luật thuộc địa Anh ở Palestine từ 1920 - 1948 thì nguyên tắc này được mở rộng cho cả những thánh địa không thuộc Cơ đốc giáo như Western Wall. Khi Đông Jerusalem nằm dưới quyền cai trị của Israel năm 1967, chính phủ Israel hoàn toàn chấp nhận đền Temple Mount. Chính quyền Hồi giáo vẫn phụ trách khu vực này và chính phủ Israel hay thậm chí chính phủ của Ariel Sharon cũng không thể biến đổi những chính sách cơ bản đó. Các nhóm tín ngưỡng cuồng tín Israel nỗ lực khẳng định quyền cầu nguyện của người Do Thái ở đền Temple Mount bị toà án tối cao Israel cương quyết bác bỏ và những quyết định này của tòa án được chính quyền Israel tôn trọng. Ở đây, chủ quyền là một vấn đề hết sức quan trọng đối với cả hai phía mà kết quả cũng giống như trường hợp tranh chấp muôn thuở về thánh địa Cơ đốc giáo vẫn còn bị tạm gác lại. Trong khi quyền kiểm soát của Hồi giáo đối với khu vực này sẽ vẫn được giữ nguyên.

Theo tài liệu của Moratinos, trong tháng 1 năm 2001 nếu cả hai phía thành công trong việc đạt gần đến thỏa thuận về cả bốn vấn đề chính vốn làm chia cắt họ thì tại sao nạn khủng bố lại làm lệch tiến trình hòa bình, tại sao cả hai bên lại chiến đấu quyết liệt với nhau như vậy và tại sao vấn đề định cư “lâu dài” không được ký kết? Suy cho cùng, chúng ta có thể kết luận rằng Israel và Arab là những tù nhân của lịch sử, bị chặn đứng bởi mâu thuẫn thâm căn cố đế không thể xoá nhòa về sắc tộc, tôn giáo, văn hóa. Còn về Israel và Palestine, tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc đã liên kết với nhau, tuy chỉ là thiểu số nhỏ nhưng quan trọng và dẫn tới hành động gắn với khủng bố. Các chuyên gia nghiên cứu đạo Do Thái và đạo Hồi nhắc chúng ta rằng không có tôn giáo nào trong lịch sử chấp nhận những chiến lược như thế. Đặc biệt, đạo Do Thái hiện nay không tin vào bạo lực. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín của một số giáo sĩ Do Thái chính thống đương thời và tín đồ của họ bị coi là những phần tử lầm lạc, xuyên tạc đạo Do Thái trong lịch sử. Và vì thế hầu hết người Do Thái cũng như tín đồ Hồi giáo không chấp thuận một “Hồi giáo gây kinh hoàng”, trong khi đó hầu hết con chiên của Cơ đốc giáo ngày nay cũng tán thành việc chủ nghĩa bài Do Thái và khủng bố của “những kẻ giết Chúa” là một biến dạng quái dị của một phần nhỏ tín đồ Cơ đốc.

Những tên khủng bố xuất thân từ người Do Thái Israel và cả Hồi giáo Palestine. Những thập kỷ gần đây hành động của họ khiến người ta hoài nghi phải chăng hệ tư tưởng của họ có gốc rễ tôn giáo đích thực. Trong trường hợp của đạo Do Thái, các giáo sĩ Do Thái chính thống đưa ra quan điểm bị đánh giá là méo mó, chẳng hạn như Yitzhak Ginzburg, thành viên của giáo phái Habad (những người đi theo cố “Lubavitcher Rebbe”, Menachem - Mendel Schneerson) và lãnh tụ của chính phủ được tài trợ “Tomb of Joseph” Yeshiva (Trường Cao đẳng Văn bản cổ về luật và truyền thống Do Thái) ở Nablus, ông tuyên bố: “Sinh mạng của người Do Thái đáng giá hơn những dân tộc khác”. Nhà khoa học chính trị Israel và là người đứng đầu tổ chức khủng bố Do Thái Ehud Sprinzak (nay đã quá cố) phác họa trong một bài diễn văn rằng: “Dường như những kẻ ủng hộ chủ nghĩa phát xít có vầng hào quang của kẻ ngoại giáo”, Ginzburg hoan hô cuộc tàn sát ngưòi Arab ở Hebron năm 1994 là “một khoảnh khắc chiếu sáng”. Ginzburg đại diện cho chủ nghĩa cực đoan dân tộc tôn giáo vòng ngoài. Cựu trưởng giáo sĩ Do Thái Sephardi của Israel là ông Ovadia Yosef, vị lãnh tụ tinh thần của đảng Shas đã thắng 17 ghế (trong số 120 ghế) ở Knesset trong các cuộc tuyển cử năm 1999 có một bài thuyết pháp vào đêm trước Lễ Quá Hải (lễ hội tôn giáo Do Thái) tháng 4 năm 2001 kêu gọi sự hủy diệt hoàn toàn người Arab “Vui vẻ với chúng là điều cấm kị. Các ngươi phải phóng tên lửa để hủy diệt chúng. Chúng đầy tội lỗi, chúng đáng chết”. Nếu những quan điểm như thế là sự bóp mép “hình thức lý tưởng” của đạo Do Thái thì tại sao chúng thường xuất phát từ Do Thái chính thống?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 04:27:37 pm »

Trớ trêu thay, một số tôn giáo ủng hộ chủ nghĩa khủng bố lại được thể hiện qua bài phát biểu của các lãnh tụ Hồi giáo, kể cả Sheikh Ikrema Sabri (nhà lãnh tụ tôn giáo Mufti ở Jerusalem), ông này tung hô những kẻ đánh bom tự sát là “tử vì đạo” và khuyến khích con em Palestine mạo hiểm mạng sống để chiến đấu chống lại lực lượng Israel được vũ trang tận răng.

Những giọng điệu khó nghe này sẽ không làm chúng ta lầm đường lạc lối dù cho đó là người Do Thái chính thống theo chủ nghĩa dân tộc tôn giáo hay những người Hồi giáo hiếu chiến. Họ lớn tiếng vì phần nào đó, họ có liên quan đến những tranh đấu nội bộ trên chính mảnh đất quê hương của họ. Rõ ràng đã xuất hiện một tinh thần phòng thủ hung hăng thể hiện trong bài diễn văn trước công chúng, cả ở cộng đồng Do Thái cực đoan chính thống và Hồi giáo cấp tiến. Ví dụ, một tuyên bố điển hình đăng trên tuần báo Deiah ve - Dibur Do Thái cực đoan chính thống:

Những ai thấy một nhà nước thế tục vì mục đích bắt đầu một “đạo Do Thái mới” và Chas Veshdom (Chúa cấm) nhằm hủy bỏ Torah là hoàn toàn không thể tạo nên bức tranh Torah đầy đủ. Người nào đó muốn ủy thác đạo Do Thái truyền thống trong việc bảo vệ một ít dấu tích còn sót lại được gọi là “bằng chứng lịch sử” thể hiện ý tưởng từng có một nhà nước Do Thái, không còn quan tâm tới sự phát triển đi lên của thế giới Torah. Có lẽ đây là lỗi của chúng tôi. Chúng tôi thực sự tin vào điều các chính trị gia vô thần nói khi họ tuyên bố muốn tạo cho chúng tôi quyền tình đẳng. Chúng tôi nghĩ họ nói nghiêm túc và không cho rằng họ nói thế chỉ để thành lập một chính phủ liên minh. Chúng tôi sai lầm khi nghĩ rằng chúng tôi được công nhận và có lẽ cuối cùng là đất nước theo chủ nghĩa Xion này đã thay đổi, một đất nước đã thù nghịch với chúng tôi từ khi nó mới ra đời.

Khi đưa ra đoạn văn trên để minh họa thì đạo Do Thái chính thống vẫn chứng tỏ không chống đối chủ nghĩa Xion.

Đạo Hồi giáo cấp tiến cũng giống như đạo Do Thái chính thức có nhiều tiếng nói. Nhưng cả đạo Hồi và Do Thái đều không có nguồn gốc học thuyết chính thức được cả thế giới công nhận như Đức Giáo hoàng của đạo Thiên Chúa giáo. Trong số những người Arab Israel (bây giờ nhiều người trong số họ thích được gọi là công dân Palestine của Israel), đã xuất hiện một phong trào Hồi giáo mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hai đạo này một bên theo đường lối ôn hòa một bên theo đường lối quân sự: Một đằng do Sheikh Abdullah Darwish, nhà sáng lập phong trào yêu thích sự hợp nhất về chính trị và xã hội Israel; một đằng do Sheikh Ra”id Salah sáng lập. Sheikh’id Salah là cựu thị trưởng của Umm al - Fahm, ông bị bắt vào tháng 5 năm 2003 và bị buộc tội liên lạc với một cơ quan tình báo Iran nhằm gây quỹ cho hoạt động khủng bố của phong trào Hamas. Darwish gọi những kẻ đánh bom tự sát là tội phạm trong khi bè phái phản đối cho rằng họ hiểu động cơ của những người này.

Ở đây tôn giáo tham gia rất nhiều vào chính trị. Ở cả đạo Hồi và Do Thái, một số truyền thống có khuynh hướng đạt đến sự tĩnh tại trong tâm linh, trong khi một số khác có khuynh hướng cầu viện đến giải pháp quân sự. Hai khuynh hướng trái ngược này thay nhau vượt trội trong các thời kỳ khác nhau. Cả hai tôn giáo không thể đề cập đến tính chân thực về phép lịch sự đặc biệt: Ý niệm đạo Do Thái và Hồi giáo vốn dĩ đối địch nhau hay về cơ bản không thể chung sống hòa bình với nhau.

Một số kẻ khủng bố biện minh cho hành động của mình bằng cách lấy danh nghĩa tôn giáo để trừng phạt kẻ thù, đây là một hình thức hợp pháp , nổi bật trong chủ nghĩa dân tộc Palestine hay Xion. Cả hai đều là những phong trào thế tục. Chủ nghĩa Xion tôn giáo luôn là một thiểu số trong phong trào Xion cũng như những người Xion là một thiểu số trong đạo Do Thái chính thống. Chủ nghĩa dân tộc Palestine thực sự mang tính chất Hồi giáo rất mạnh trong thời kỳ thuộc địa dưới sự lãnh đạo của hajj AMIN al-Husayni. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận được sự thật hiển nhiên rằng đạo Hồi là một lực lượng chính trị quan trọng trong thế giới Arab ngày nay. Trong khi đó Tổ chức giải phóng Palestine từ khi thành lập vào thập niên 60 đã có một đặc trưng chủ yếu là mang tính thế tục và các yếu tố Hồi giáo chỉ là yếu tố phụ.

Tất nhiên, chủ nghĩa dân tộc thế tục có thể giáo điều, không khoan nhượng và bạo lực như các học thuyết chính trị yêu cầu sự trừng phạt tôn giáo. Cả hai nhà nước Xion và Palestine đều nêu bật xu hướng phản đối bất kỳ hình thức thỏa hiệp nào và nhằm vào mục đích loại trừ nhau. Còn về phía Israel, ý tưởng “chuyển nhượng” vẫn là một sự cám dỗ ảo mộng. Năm 2002, một số lớn dân Do Thái Israel phản ứng trước việc ngày càng có nhiều cuộc tấn công khủng bố, chấp nhận giải pháp “chuyển nhượng” trước những thử thách gay go về mặt an ninh và nhân khẩu mà họ đang phải ngày đêm đối đầu. Biểu ngữ kêu gọi trục xuất người Palestine và thậm chí các công dâu Arab ở Israel nhập cư được viết hoặc dán đầy trên tường, trong khi người Palestine kêu gọi xóa bỏ nhà nước Israel và trục xuất tất cả người Do Thái đến sau năm 1917.

Nhưng cả ở Palestine và Israel kể từ khi Intifada thứ hai bùng nổ, đã xảy ra tình trạng tranh chấp nội bộ gay gắt không khoan nhượng. Cả hai phe chứng tỏ theo thời gian khả năng đáp ứng điều kiện về chiến lược, ngoại giao và nhân khẩu đang thay đổi từng ngày. Năm 1937, sau cuộc tranh chấp nội bộ cay đắng, những người Xion chấp nhận nguyên tắc chia cắt đất nước. Với phong trào Palestine, sau năm 1982, đã diễn ra một sự tranh luận gay gắt kéo dài, cuối cùng họ cũng đi đến quyết định chấp nhận sự tồn tại của Israel và bắt đầu đàm phán thương lượng. Ý niệm hoặc chủ nghĩa dân tộc Palestine hoặc chủ nghĩa Xion “về cơ bản” hoặc “vốn dĩ” cống hiến cho phe kia không đánh giá được những phân hóa nội bộ trong mỗi nhóm, cũng như khả năng thay đổi của nó.

Không còn nghi ngờ gì nữa vì chủ nghĩa Xion biểu lộ khát vọng về một xã hội năng động hơn, nên nó đã thích nghi hiệu quả hơn so với chủ nghĩa dân tộc Palestine. Nhà khoa học chính trị Yaron Ezrahi đã theo dõi sức mạnh ngày càng to lớn của chủ nghĩa cá nhân là có tính phân biệt từ những giá trị chung của Israel trong những năm gần đây. Và kinh nghiệm của Israel đang bị biến đổi theo một quá trình mà chuyên gia xã hội học Baruch Kimmerling cho rằng đó là “sự sa sút của Israel”. Xu hướng này bị tăng tốc như là kết quả tất yếu của sự tư nhân hóa, đa dạng hóa nền kinh tế Israel, cơ cấu chủng tộc đa dạng của Israel, ảnh hưởng từ văn hóa Mỹ ngày càng tăng và hệ thông giá trị đa nguyên.

Xã hội Palestine và những giá trị kèm theo của nó cũng không ổn định và Israel là một động cơ quan trọng cho sự thay đổi đó. Vấn đề này thường được đưa ra, nhất là đối với những người theo chủ trương hòa bình cho Israel (như một nhà văn ở Ha”aretz phát biểu hồi tháng 8 năm 2002) rằng: “Sự chiếm đóng đã phá vỡ những chuẩn mực cơ bản của người chiếm đóng. Điều này khiến người chiếm đóng tự điều chỉnh những tiêu chuẩn của họ, tạo ra sự phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Như vậy là vi phạm quyền cá nhân”. Không nghi ngờ gì nữa, về cấp độ lý thuyết và trong một thế giới lành mạnh không có đạo đức giả, dối lừa, mâu thuẫn, điều này sẽ đúng và là một điểm tranh luận thú vị. Nhưng trong đời sống thực thì mọi việc lại khác. Đế quốc Anh là một trường hợp như thế: Ở các quốc gia thuộc địa, sự lớn mạnh của chủ nghĩa tự do và các giá trị nhân văn trong gia đình nỗ lực vươn lên dù bị chủ nghĩa thực dân Anh khống chế. Giới trí thức ở các nước thuộc địa tiếp thu những kiến thức cùng những giá trị của người Anh và sau đó biến nó thành vũ khí chống lại thực dân Anh.

Xã hội Palestine, điển hình cho thế giới Arab, trong vài thập kỷ gần đây được mệnh danh là “xã hội dân sự”. Từ năm 1967, xã hội Palestine trở nên phức tạp hơn nhiều, một sản phẩm của đô thị hóa, nhiều người biết chữ hơn, phổ cập giáo dục cấp II và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phương tiện thông tin đại chúng. Cuối thập niên 90, ở Palestine nổi lên thuyết đa nguyên, xuất hiện các cơ quan tự trị do những người có đầu óc độc lập thành lập, đó thường là những người hưởng nền giáo dục Tây phương. Xã hội thuộc địa tận dụng tư tưởng, kiến thức học được từ thực dân, nỗ lực khát khao gặt hái nhiều thành tựu cho nước nhà.

Tuy vậy, giới phê bình của chính quyền Palestine chỉ ra rằng việc tiếp thu những giá trị khoáng đạt tự do đó không đầy đủ, lãnh thổ Palestine chưa thực sự vững vàng. Nhân quyền thường phụ thuộc vào yếu tố chính trị và an ninh: Các vụ bắt bớ tùy tiện, lạm dụng quyền hành, can thiệp của tòa án, sự đè nén tự do của phương tiện truyền thông lan rộng. Israel thường ép buộc nhà cầm quyền Palestine thi hành hoạt động khắc nghiệt chống lại những người chống đối cực đoan và sau đó chỉ trích việc vận dụng những phương pháp không dân chủ. Cuộc chiến Intifada bùng nổ là hậu quả do một số sự cố gây sốc công khai về bạo lực hỗn tạp chống lại các tù nhân Israel cũng như Palestine, bị tạm giam trong đồn cảnh sát hoặc thậm chí trong các vụ kiện tòa án. Mặt khác, áp lực bên trong cũng như bên ngoài về vấn đề cải cách thể chế Palestine tháng 9 năm 2002 cũng gây ra nhiều tranh cãi vì có ý kiến cho rằng ngành lập pháp làm tổn hại tới ngành hành pháp. Cuộc đấu tranh cho Palestine cũng như Israel vẫn chưa được giải quyết.

Kể từ khi cuộc chiến Intifada thứ hai bắt đầu và dưới ảnh hưởng của những vụ khủng bố Palestine cũng như phản công từ phía Israel, ý kiến giữa người Israel và Palestine luôn bất đồng và ngày càng trở nên quá khích. Đồng thời một bức tranh mâu thuẫn chính trị nổi lên: Cả hai dân tộc tỏ vẻ chuộng bạo lực như là một phương tiện đạt mục đích chính trị, nhưng cả hai vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho giải pháp hai nhà nước.

Trong một cuộc trưng cầu dân ý ở Bờ Tây và dải Gaza được thực hiện hồi tháng 8 năm 2002 cho thấy lần đầu tiên các nhóm Hồi giáo vũ trang nhận được nhiều ủng hộ hơn tổ chức của ông Arafat (27% so với 26%). Mặc dù ông Arafat vẫn là hình ảnh chính trị phổ biến, nhưng sự ủng hộ dành cho ông đã giảm từ 46% tháng 7 năm 2000 trước Intifada thứ hai xuống còn 34%. Có đến 85% dân chúng tin rằng tham nhũng trong các cơ quan PA và 84% ủng hộ công cuộc cải cách cơ bản đối với những nhà cầm quyền Palestine. 52% ủng hộ tiếp tục đánh bom vào thường dân ở Israel mặc dầu theo cuộc trưng cầu dân ý không sớm thì muộn cũng xảy ra sự chia cắt giữa những người ủng hộ và những người chống đối lệnh ngưng bắn nhằm vào việc Israel rút lui. 70% tin rằng đấu tranh vũ trang sẽ hiệu quả hơn đàm phán trong việc đảm bảo quyền dân tộc của người Palestine, nhưng có đến 73% số người ủng hộ hòa giải giữa hai dân tộc dựa trên hiệp ước hòa bình và giải pháp hai nhà nước.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 04:32:08 pm »

Thực ra người Do Thái Israel cũng có sự bất đồng ý kiến tương tự như vậy. Các cuộc trưng cầu dân ý từ 1987 tới 1997 cho thấy nhà nước Palestine ngày càng được chấp nhận. Trước khi ký kết thỏa thuận Oslo, chỉ có một thiểu số nhỏ chấp nhận nhà nước Palestine nhưng đến năm 1997 đã có tới 51% số người chấp nhận với điều kiện nhà nước này là một nhà nước theo đường lối hòa bình. Từ cuộc họp thượng đỉnh tại trại David thất bại cùng với sự bùng nổ của cuộc chiến Intifada thứ hai làm gia tăng sự chấp nhận giải pháp nhà nước Palestine ra đời khi ông Arafat bị bắt và đi đày. Sự sa sút của nhà cầm quyền Palestine và sự trục xuất hàng loạt người Arab ra khỏi các lãnh thổ bị chiếm đóng và cả ở Israel. Tuy nhiên, nhờ sự tiến triển song song và cảm giác dường như không có mâu thuẫn nội bộ, nên đại đa số người Israel tiếp tục tin rằng nhà nước Palestine sẽ trở thành hiện thực và đó là đặc trưng cần thiết của bất kỳ hiệp ước hòa bình dài hạn nào. Một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 7 năm 2002 cho thấy đại đa số ủng hộ nhà nước Palestine: 68% số người được hỏi nói rằng họ sẽ tuân thủ bất kỳ quyết định nào, nhưng nhà nước đó phải là một nhà nước dân chủ trong khi chỉ có 2% nói rằng họ sẽ kháng cự bằng vũ lực. Một cuộc trưng cầu dân ý khác diễn ra vào tháng 10 năm 2002 cho thấy không dưới 78% người Do Thái Israel muốn rút khỏi hầu hết các khu định cư.

Cuộc chiến ở Iraq vào tháng 3-4 năm 2003 cũng làm ảnh hưởng đến ngoại giao ở vùng Cận Đông, áp lực ngày càng tăng đối với cả hai phía về Israel và Palestine về thỏa hiệp chính trị. Vị thế chiến lược của Israel được tăng cường. Yếu tố nguy hiểm nhất là khả năng khai thác hạt nhân hoặc những vũ khí bất thường chống Israel bị loại bỏ. Bây giờ đối thủ đáng gờm của Israel là các nhóm US đóng ở biên giới Iran và Syria.

Trong khi đó, khả năng duy trì đối đầu vũ trang của Palestine đối với việc chiếm đóng của Israel bị yếu đi. Các chiến binh Hồi giáo phát hiện rằng nguồn hỗ trợ tài chính và chính trị bên ngoài bắt đầu khô cạn, vị thế của ông Arafat đang chòng chành như thuyền giữa khơi xa do xảy ra sự bổ nhiệm thủ tướng Palestine là ông Lahmoud Abbas (Abu Mazen) người mà thậm chí Sharon cũng nói ông đang phải đối phó. Thủ tướng Anh Tony Blair tác động Tổng thống Bush còn đang ngần ngại trong việc chấp nhận “bản đồ lộ trình” về hòa bình Israel - Palestine như là cái giá phải trả cho sự ủng hộ chiến tranh Iraq. Nhóm Bộ tứ (gồm Liên hiệp quốc, Mỹ, EU và Nga) lập kế hoạch kêu gọi hai dân tộc Israel và Palestine thực hiện các bước châm dứt bạo lực, Israel rút lui lực lượng chiếm đóng và thành lập nhà nước Palestine. Kế hoạch này được chính quyền Palestine và chính phủ Israel chấp nhận mặc dù chính phủ Israel đưa ra một danh sách gồm 14 vấn đề còn dè dặt. Tuy nhiên trong một cuộc trưng cầu dân ý, 2/3 số dân Israel đã tán thành. Khi mối quan hệ ngoại giao giữa Israel và Palestine xiết chặt thì vào tháng 6 năm 2003 các bè phái chính của Palestine tuyên bố một “hudna” (thỏa thuận ngừng bắn) 3 tháng, đáng tiếc thay bạo lực lại tiếp diễn kèm theo lời cáo buộc cay đắng chỉ sau 2 tháng. Kéo theo đó ông Abbas nhanh chóng từ chức kèm theo tình trạng khủng bố Palestine xuất hiện trở lại. Các cuộc tấn công trả đũa của Israel cũng như việc Israel mở rộng quyền hành động, thúc đẩy xây dựng hàng rào an ninh (ở nhiều nơi sâu vào khu Bờ Tây), tất cả dường như là dấu hiệu sụp đổ của bản đồ lộ trình.

Cả hai dân tộc hiện đối đầu trực tiếp với những vấn đề mà họ chỉ mới giải quyết nửa vời từ năm 1993 đến nay. Họ có thực sự muốn hòa bình không? Và họ sắp phải trả giá nào để đạt được nó? Bản đồ lộ trình vẫn là con đường duy nhất yêu cầu các nhân vật chính gật đầu tán thành. Việc thực hiện nó phụ thuộc vào nỗ lực mãnh liệt hơn bởi nhiều nhà tài trợ, nhất là Mỹ, cũng như phụ thuộc vào tài lãnh đạo của cả hai phía. Nó cũng đòi hỏi hành động bất ngờ của những kẻ cuồng tín từ cả hai phía, những người làm lệch hướng ý tưởng ngoại giao liên tiếp từ năm 1993 đến nay. Điều đó có thể thực hiện như thế nào? Các biện pháp an ninh được thiết kế để hạn chế khủng bố từ phe Israel và Palestine, nhưng sự bi thảm ở thập niên trước từ cuộc tàn sát Hebron và vụ ám sát Rabin đối với những cuộc đánh bom tự sát liên tục cho thấy họ có thể làm dịu, nhưng không thể loại trừ bạo lực cực đoan. Từ bằng chứng lịch sử đó cả hai dân tộc buộc phải chấp nhận giải pháp hai nhà nước. Tháng 10 năm 2003, một hiệp ước hòa bình (tương tự thỏa thuận ở Taba năm 2001) ở Geneva do Yossi Beilin, cựu Bộ trưởng tư pháp Israel và ông Yasin Abed Rabbo, cựu Bộ trưởng thông tin Palestine tiết lộ. Sáng kiến không chính thức này bị ông Ariel Sharon bác bỏ một cách khinh bỉ và bị tổ chức Hamas lên án mạnh mẽ nhưng lại nhận được sự khuyến khích từ Bộ ngoại giao Mỹ và chính phủ Anh. Trong một cuộc trưng cầu dân Ý 1 tháng sau đó cho thấy có 53% người Israel và 56% người Palestine ở Bờ Tây và dải Gaza tán thành đề xuất này.

Tháng 4 năm 2004 Mỹ hỗ trợ kế hoạch Israel đơn phương rút lui khỏi dải Gaza và một số vị trí ở Bờ Tây. Kế hoạch này kêu gọi phá bỏ tất cả khu định cư của người Israel ở dải Gaza và bốn khu định cư nhỏ ở Bờ Tây, tuy vậy nó bị phản đối trong một cuộc thăm dò nội bộ Đảng Likud của ông Sharon 1 tháng sau đó. Trong khi đó đại đa số dân Israel ủng hộ và chống lại việc tàn sát liên tục ở dải Gaza, Israel tiến gần tới việc rút lui, nhưng không thể đảm bảo “sự rút lui hoàn toàn” theo yêu cầu của người Palestine. Chắc chắn đây là một dấu hiệu chứng tỏ rằng phong trào của người định cư được bảo hộ đã bắt đầu tiếp thu thực tế khắc nghiệt mà Israel đang đối đầu. Các cuộc trưng cầu dân ý từ cả phía Israel và Palestine vào tháng 3 - 5 năm 2004 cho thấy đại đa số nhân dân hai nước ủng hộ sự rút lui quy mô lớn khỏi các khu định cư và ủng hộ giải pháp hai nhà nước.

Tất nhiên những người theo chủ nghĩa cực đoan không đếm xỉa gì tới ý kiến của số đông dân chúng. Và những người theo Đảng tự do đã học được cái giá phải trả qua những mâu thuẫn chính trị mà yếu tố được đại đa số dân chúng ủng hộ vẫn mới chỉ là điều kiện cần, vẫn còn thiếu điều kiện đủ. Người ta không mong đợi gươm đao sẽ biến thành lưỡi cày nhờ kết quả của sự chừng mực và thân thiện. “Chúng ta chiến thắng chiến tranh, chúng ta không đánh nhau và hòa bình chưa bao giờ được ký kết dẫn đường cho một thời đại hoàng kim” - Một sử gia nghiên cứu về mối quan hệ từng cảnh báo như vậy. Hòa bình, nếu sau cùng cũng đến, sẽ chỉ dành được do kết quả của những biến đổi trong nhận thức có chọn lọc của loài người. Động cơ thúc đẩy mạnh nhất cửa sự thay đổi như thế có thể là từ bắt buộc về nhân khẩu, kinh tế - xã hội, môi trường và lãnh thổ đã từng được đề cập trong cuốn sách này đã đè nặng và căng thẳng chưa từng có lên cả hai đối thủ. Sự thật là có nhiều trường hợp lịch sử các dân tộc khăng khăng giữ lấy chính sách đi ngược lại lợi ích của họ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp cực đoan (và mâu thuẫn Palestine - Israel là một trường hợp như thế), họ không thể cứ mãi mơ hồ mà không đi đến hành động sau cùng, nếu không kết cục sẽ nghiệt ngã: Thất bại hoàn toàn, đói khố cùng cực, thanh lọc sắc tộc và diệt chủng. Tình trạng hiện tại không thể chịu đựng nổi đối với người Palestine và không thể chấp nhận được đối với người Israel. Trong thế giới văn minh, loài người không thể mãi tồn tại xích mích, xung đột giữa hai dân tộc láng giềng, không chóng thì muộn họ cũng phải ngồi lại với nhau và ký kết các điều khoản hòa bình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 04:37:21 pm »

Bảng niên đại


1831 - 1839 : Paslestine chiếm đóng Ai Cập

1881: Vụ ám sát Nga hoàng Alexander II dẫn đến cuộc tàn sát người Do Thái: người Do Thái di cư trên quy mô lớn ra khỏi đế chế Nga

1882: Người Do Thái bắt đầu định cư ở Palestine (’aliya đầu tiên)

1896: Xuất bản ấn phẩm Nhà nước Do Thái của tác giả Theodor Herzl

1897: Đại hội của chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chủ nghĩa Xion) đầu tiên ở Basel

1902: Joseph Chamberlain đề xuất người Do Thái định cư ở Đông châu Phi của Anh

1903: Cuộc tàn sát Kishinev; bắt đầu làn sóng nhập cư thứ hai của người Xion (aliya thứ hai)

1904: Cái chết của Herzl

1905: Đại hội chủ nghĩa Xion thứ 7 phản đối dự án Đông châu Phi

1908: Cuộc cách mạng trẻ Thổ Nhĩ Kỳ tái thiết lập quốc hội Ottoman

1913: Đại hội của dân tộc Arab lần đầu ở Paris

1915: Nhà báo McMahon - Husayn người Arab gốc Anh hứa hẹn nhà nước Arab quay lại khởi nghĩa chống Thổ Nhĩ Kỳ.

1916: Hiệp ước Sykes - picot giữa Anh - Pháp thỏa thuận sự phân bổ Fertile Crescent

1917:
2/11   Chính phủ Anh ban hành bản Tuyên ngôn Balfour hỗ trợ chủ nghĩa Xion
9/12   Anh chinh phục Jerusalem

1918:
31/10   Đình chiến Mudros: Thổ Nhĩ Kỳ rút lui khỏi chiến tranh; Anh kiểm soát Palestine

1919:
3/1   Thỏa thuận Faisal - Weizmann ký kết ở Paris

1920:
Tháng 4 Các cuộc nổi loạn chổng chủ nghĩa Xion ở Jerusalem
Hội nghị San Remo phiên chế quyền cai trị thuộc địa của Palestine cho Anh
1/7   Herbert Samuel đảm nhận trọng trách Cao ủy ở Palestine
Tháng 12 Đại hội Arab Palestine ở Haifa

1921:
1/5 Các cuộc nổi loạn chống chủ nghĩa Xion ở Jaffa
8/5 Hajj Amin al - Husayni bổ nhiệm Grand Mufti của Jerusalem
Tháng 5 Đại hội Arab Palestine ở Jerusalem
Tháng 7 Đoàn đại biểu Arab Palestine viếng thămLondon
Tháng 12 Hội đồng Hồi giáo tối cao ra đời

1922:
Tháng 3 Mufti bầu chủ tịch của Hội đồng Hồi giáo tối cao
3/6 Phát hành cuốn Churchill White Paper hứa hẹn Hội đồng lập pháp
24/7 Liên đoàn Hội đồng quốc liên phê duyệt quyền cai trị Palestine
23/10 Điều tra dân số đầu tiên ở Palestine

1923: Các cuộc tuyển cử tẩy chay Arab; kế hoạch của Hội đồng lập pháp bị bỏ qua

1929:
Tháng 8 Nổi loạn chống người Do Thái ở Jerusalem, Hebron và những nơi khác

1930:
20/10 Xuất bản báo cáo của John Hope -Simpson

1931
14/2 Chính phủ Anh tái khẳng định chính sách ủng hộ những người theo chủ nghĩa Xion
18/11 Cuộc điều tra dân số Palestine lần 2
16/12 Hội nghị thế giới Hồi giáo ở Jerusalem

1933:
30/1 Hitler nắm chức vụ Thủ tướng Đức
Tháng 10 Cuộc nổi dậy của người theo chủ nghĩa dân tộc Arab

1935:
Tháng 10 Nhóm du kích Arab do Sheikh Izz ed -Din al - Qassam đứng đầu bị quân đội Anh đánh tan

1936:
15/4 Bắt đầu cuộc tổng khởi nghĩa của Arab
25/4 Thành lập Cao ủy Arab do Mufti lãnh đạo

1937:
7/7 Báo cáo của ủy ban Hoàng gia đề xuất việc chia cắt đất nước

1939:
Tháng 2-3 Hội nghị tại Điện thánh James không đạt được thỏa thuận
17/5 Palestine White Paper hạn chế sự nhập cư người Do Thái xuống còn 75.000 người trong 5 năm
1939 - 1945: Sát hại 6 triệu người Do Thái ở châu Âu

1945:
22/3   Công ước liên đoàn Arab được ký kết ởCairo (Ai Cập)

1946:
1/5 Ủy ban Anh - Mỹ đề xuất cho phép 100.000 dân tị nạn Do Thái vào Palestine
22/7 Vua David Hotel bị những kẻ khủng bố Do Thái lật đổ: 90 người thiệt mạng

1947:
18/2   Anh tuyên bố trao lại quyền cai trị cho Liên hiệp quốc
29/11   Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu chia cắt Palestine thành hai nhà nước: Do Thái và Arab

1948:
14/5   Kết thúc thời kỳ thuộc địa Anh; tuyên bố nhà nước Israel ra đời
Việc Israel chiến thắng quân sự có ý nghĩa quyết định trong việc xâm chiếm nhà nước Arab
700.000 người Arab Palestine bị mất đất
Sự nhập cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Ãu và các vùng đất Arab
Tháng 12 Transjordan thôn tính Bờ Tây: Abdullah tuyên bố là Vua của Jordan

1949:
Tháng 2-7 Israel ký thỏa thuận đình chiến với Ai Cập, Jordan, Lebanon và Syria

1951:   
20/7   Ám sát vua Abdullah

1952:   
23/7   Hành động phi thường của các quan chức lật đổ nền quân chủ Ai Cập

1953:   
7/12   Moshe Sharett kế tục David Ben - Gurion làm thủ tướng Israel

1955:   
2/11   Ben - Gurion quay lại làm thủ tướng Israel

1956:   
26/7   Tổng thống Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez
24/10   Thỏa thuận bí mật tại Sèvres giữa Anh, Pháp và Israel về việc tấn công Ai Cập
29/10   Israel xâm chiếm Siani
5/11   Anh và Pháp phát động cuộc tấn công vội vã vào Ai Cập gây ra sự thất bại

1957:   
Tháng 1   Israel rút lui khỏi Sinai
Tháng 3   Israel rút lui khỏi dải Gaza
Tháng 10   Pháp ký thỏa thuận bí mật để chuyển tài liệu hạt nhân và công nghệ cho Israel

1958:
01/02   Ai Cập và Syria thành lập liên minh Cộng hòa Arab
14/7   Cuộc lật đổ thần kỳ nền quân chủ ở Iraq
Phong trào Fateh ra đời ở Kuwait
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 04:39:33 pm »

1964:
29/5   Thành lập Tổ chức giải phóng Palestine dưới sự đỡ đầu của liên đoàn Arab

1967:
Tháng 5 Nasser ra lệnh cho lực lượng Liên hiệp quốc rút khỏi Sinai và phong tỏa eo biển Tiran
5 - 11/6 Israel giành chiến thắng quyết định ở Ai Cập, Syria và Jordan trong cuộc chiến 6 ngày, chiếm đóng Sinai, dải Gaza, Bờ Tây và cao nguyên Golan
22/11   Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết 242 kêu gọi Israel rút lui khỏi các biên giới an toàn đã được công nhận

1969:
Tháng 3 Bắt đầu cuộc chiến tranh làm tiêu hao sinh lực giữa Ai Cập và Israel dọc theo kênh đào Suez
17/3   Golda Meir trở thành Thủ tướng Israel

1970:
Tháng 8 Israel và Ai Cập thỏa thuận ngừng bắn, kết thúc cuộc chiến tranh làm tiêu hao sinh lực của cả hai bên
Tháng 9 Anwar Sadat trở thành Tổng thống Ai Cập sau khi Nasser qua đời. “Tháng 9 đen tối”: Jordan hất cẳng PLO

1972:
30/5   Khủng bố phi trường ở Tel Aviv
Tháng 9 Khủng bố các vận động viên Israel tại thế vận hội diễn ra ở Munich (Đức)

1973:
6/10   Chiến tranh Yom Kippur nổ ra (chiến tranh Ramadan)
21/10   Nghị quyết 338 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi đàm phán trực tiếp ngừng bắn
11/11   Ký thỏa thuận ngừng bắn Ai Cập - Israel
21/12   Khai mạc Hội nghị hòa bình Trung Đông ở Geneva nhưng bị hoãn lại sau một ngày

1974:
18/1   Ai Cập và Israel ký thỏa thuận chia cắt lực lượng
10/4   Golda Meir từ chức Thủ tướng Israel, người kế nhiệm là ông Yitzhak Rabin
5/6   Syria và Israel ký thỏa thuận ràng buộc về cao nguyên Golan
26 - 29/10 Hội nghị liên minh Arab ở Rabat công nhận PLO là đại diện duy nhất của người Palestine
13/11 Ya Arafat ra mắt Đại hội đồng Liên hiệp quốc

1975:
13/4 Cuộc nội chiến Lebanon bùng nổ
5/6 Mở lại kênh đào Suez (bị đóng từ năm 1967)
1/9 Ai Cập và Israel ký thỏa thuận ràng buộc “Sinai II”
10/11 Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố chủ nghĩa Xion là “một loại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”

1977:
17/5 Menahem Begin chiến thắng bầu cử để trở thành người đầu tiên không thuộc Đảng Lao động lãnh đạo chính phủ ở Israel
19 - 21/11 Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat thực hiện chuyến công du tới Jerusalem

1978:   
17/9   Israel và Ai Cập ký kết thỏa thuận ở    trại David
1979:   
26/3   Hiệp ước hòa bình giữa Israel và Ai Cập

1981:
7/6   Israel phá hủy cơ sở hạt nhân Oak của Iraq
6/10   Sadat bị ám sát; Hosni Mubarak kế vị làm tổng thống Ai Cập

1982:
26/4   Israel rút lui hoàn toàn khỏi Sinai (ngoại trừ Taba)
6/6   Israel xâm chiếm Lebanon
16/9   Cuộc thảm sát người Palestine ở các trại tị nạn Sabra và Shatila gần Beirut

1983:
Tháng 2 Ủy ban pháp luật phát hiện Ariel Sharon “tắc trách trong nhiệm vụ” và buộc ông từ chức Bộ trưởng quốc phòng Israel
17/5   Ký kết hiệp ước hòa bình giữa Israel - Lebanon sớm thất bại
28/8   Begin từ chức Thủ tướng Israel, người kế nhiệm là ông Yitzhak Shamir

1984:
14/9   Shimon Peres lãnh đạo chính phủ Thống nhất quốc gia Israel

1986:
20/10   Shamir thay thế Peres làm thủ tướng Israel
1987:
8/12   Cuộc chiến tranh Intifada thứ nhất bùng nổ

1988:
31/7   Vua Hussein của Jordan cắt mối liên hệ với Bờ Tây
Tháng 12 Ông Arafat phản đối nạn khủng bố trong một cuộc trò chuyên với Liên hiệp quốc. Sau khi giải hòa, Israel rút lui khỏi Taba. Liên Xô cho phép người Do Thái di cư tự do

1990:
2/8   Iraq tấn công Kuwait

1991:
16/1   Mỹ thả bom xuống Iraq, đánh dấu sự khởi đầu chiến tranh vùng vịnh
30/10   Hội nghị hòa bình Trung Đông khai mạc ở Madrid

1992:
23/6   Yitzhak Rabin được bầu làm thủ tướng Israel

1993:
13/9   Ông Rabin và ổng Arafat ký “Thỏa thuận Oslo” đầu tiên ở Washington

1994:
25/2   Baruch Goldstein giết hại 29 người Arab tại Tom of Patriaechs ở Hebron
Tháng 5 Israel rút lui khỏi Jericho và một phần dải Gaza
Tháng 7 Ông Arafat quay lại Palestine để lãnh đạo chính quyền Palestine
26/10 Hiệp ước hòa bình Israel - Jordan

1995:
28/9 Thỏa thuận Oslo II về việc Israel rút lui hơn nữa tại Bờ Tây
4/11 Ông Yitzhak Rabin bị ám sát

1996:
21/1 Cuộc bầu cử đầu tiên của người Palestine
Tháng 2 58 người thiệt mạng trong các vụ đánh bom khủng bố ở Jerusalem và Tel Aviv
11/4 Israel tấn công Lebanon: 100 người Palestine thiệt mạng tại khu vực có hàng rào vây quanh của Liên hiệp quốc ở Qana
29/5 Binyamin Netanyahu hạ gục Shimon Peres trong các cuộc bầu cử Israel

1997:
15/1 Thỏa thuận về Hebron giữa Israel - Palestine

1998:
23/10 Netanyahu và Arafat ký Bản ghi nhớ Sông Wye về việc Israel rút lui thêm nữa khỏi các phần Bờ Tây (chưa được thực hiện)

1999:
7/2   Vua Hussein xứ Jordan qua đời, Abdullah II kế vị
17/5   Ehud Barak đánh bại Netanyahu trong cuộc bầu cử ở Israel

2000:
24/5   Israel hoàn toàn rút lui khỏi miền Nam Lebanon
10/6   Tổng thống Hafiz al - Assad nước Syria qua đời; con trai là Bashar kế vị
Tháng 7 Arafat và Barak không đạt thỏa thuận trong cuộc họp thượng đỉnh tại trại David
28/9   Sharon viếng thăm đền Temple Mount
Cuộc chiến Intifada thứ hai bắt đầu

2001:
Tháng 1 Các cuộc tiếp xúc Israel - Palestine tại Taba tạm hoãn sau khi đã gần đạt đến thỏa thuận
6/2   Sharon đánh bại Barak trong cuộc tuyển cử Israel
11/9   Khủng bố Arab tấn công New York và Washington

2002:
Tháng 3 Khủng bố Palestine giết hại 157 người Israel
28/3   Liên đoàn Arab tán thành các đề xuất hòa bình của Saudi
Israel tái chiếm đóng phần lớn Bờ Tây
24/6   Tổng thống Bush kêu gọi nhà nước Palestine “lâm thời” dưới sự lãnh đạo mới
Tháng 11 Đảng Lao động Israel rút lui khỏi chính phủ Thống nhất quốc gia và bầu Amram Mitzna lên làm lãnh tụ

2003:
28/1   Chiến thắng mang tính quyết định của đảng Likud của Sharon trong cuộc tổng tuyển cử Israel
20/3   Liên minh các nước dẫn đầu là Mỹ bắt đầu xâm nhập Iraq
29/4   Mahmoud Abbas (“Abu Mazen”) chỉ định Thủ tướng Palestine đầu tiên 30/4   Bộ tứ (Liên hiệp quốc, Mỹ, EU và Nga) trình bày “bản đồ lộ trình” vì hòa bình của Israel và Palestine
Tháng 6 Các phe phái chính trị trọng yếu của Palestine tuyên bố Hudne (thỏa ước ngừng bắn) kéo dài 3 tháng
6/9   Abbas từ chức sau sự sụp đổ của Hudne
12/11   Nội các Palestine mới do Ahmad Qureia (“Abu Ala”) dẫn đầu tuyên thệ 18/12   Sharon tuyên bố các kế hoạch đơn phương “thoát khỏi ràng buộc” với Israel

2004:
2/5   Cuộc trưng cầu dân ý của đảng Likud phản đối kế hoạch của Sharon về việc rút lui khỏi các khu định cư từ dải Gaza.



Hết
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM