Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:20:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 100 Câu hỏi về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945-1975  (Đọc 304845 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #170 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 09:00:51 pm »

Bạn tuaans: chỉ sai về câu chữ thôi
-----------------
Nên gọi là "tập kích", "mật tập" vv... Thế còn nếu là địch đánh ta thì gọi là "đánh trộm", "cắn trộm" vv...

Pháo kích là đúng bản chất sự việc!  Grin
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #171 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 09:18:15 pm »

Bạn saruman: Câu 21: 1/10 là tỉ lệ chết địch-ta thường thấy trong báo cáo của Mĩ. Nó bị chỉ trích là "bệnh thành tích"
-----------------
Dạ, chưa phải đâu ạ !
Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #172 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 09:54:35 pm »

   Câu 23:
   Em thấy 2 tài liệu nói về việc William C. Westmoreland so sánh về 2 loại súng AK47 và M16. Ông ca ngợi AK47, cho đó là nguyên nhân thắng lợi của QĐND VN trong các trận đánh.
 Trong quyển  "Một quân nhân tường trình", của William C. Westmoreland, Đại tướng - từng là Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam, ông ta viết rằng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng loại súng tấn công AK-47 vào năm 1964 và cho rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Hoa Kỳ và Đồng minh, cho rằng những thất bại liên tiếp một phần là do súng tấn công do Liên Xô cung cấp, súng tự động AK-47, có ưu thế về tốc độ hoả lực cao , nó tạo ra một tiếng nổ đinh tai khi bắn tương tự như loại đại bác Burp của Đức dùng trong thế chiến II.
  Trong cuốn "Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày", sử gia Hoa Kỳ Michael Maclear có viết: “Trong một cuộc họp nhận xét sau trận đánh ở Ia-đrăng, ông Westmoreland đã chua chát giơ cao một khẩu súng mới, nhẹ và hoàn toàn tự động rồi nói: “các chiến sĩ dũng cảm và khẩu súng trường M.16 này đã mang lại chiến thắng”. Ông ta cho rằng khẩu súng M.16  chưa đáng tin cậy bằng khẩu súng tương đương của Cộng sản là AK-47.
 Hai đoạn trên là trích dẫn từ tác giả Cao Đắc Trung nói về AK 47 đăng trên tạp chí  LSQS 1/2007.

Bác Trucdang coi xem đã chính xác chưa.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #173 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 09:56:12 pm »

Thôi, các bác cứ tranh luận giữa "tấn công" với "pháo kích" làm gì . Bác trucdang hỏi "trận pháo kích nào", em trả lời "trận pháo kích abcd ...", mấy câu sau tán thêm thôi .

Thêm câu nữa nhé, trả lời câu 25

Nhân vật Pyle trong The Quiet American của Graham Greene được nhiều người cho rằng lấy từ nguyên mẫu Edward Lansdale . Tại thời điểm tiểu thuyết mô tả (1952) thì Lansdale đang là người của Bộ quốc phòng Mỹ (thực chất là CIA) cử sang làm cố vấn chính trị cho tổng thống ....Phillipin Macsaysay. Thật ra tác giả dựa trên một số hoạt động của Lansdale tại VN sau này và ...lùi thời gian về trước vài năm.

 

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2008, 09:59:20 pm gửi bởi anhkhoi » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 11:04:29 pm »

Tàu hải quân Mỹ bị đánh lại trong khi pháo kích bờ biển này:

Từ tháng 10/1966 tới tháng 10/1968, Phân đội chuyên nhiệm số 77 thuộc Hạm đội 7 của Mỹ tiến hành chiến dịch "Rồng biển" nhằm pháo kích và phong toả đường biển Miền Bắc (Hải quân Mỹ gọi kiểu chiến dịch này là Uýp-bờ-lích/WBLC - Waterborne logistic craft and coastal lines of communications). Các tàu chiến thực hiện WBLC Rồng biển thường áp dụng nhiều chiến thuật chống bị pháo bờ viển phản pháo như chạy dích dắc, màn khói, màn khói+đèn chớp khói, v.v. Nhiều lần các chiến thuật này đánh lừa các vọng quan sát mắt của lực lượng pháo bờ biển của ta, khiến các báo cáo bắn trúng chiến hạm Mỹ chưa hẳn đã chính xác. Tuy nhiên, các trường hợp bị phản pháo trúng dưới đây được chính người Mỹ ghi nhận:

10 giờ 46 ngày 23/12/1966, khu trục hạm USS O'Brien DD-725 đang bắn phá ngoài khơi Quảng Bình thì bị phản pháo trúng 2 đạn 75ly gây cháy khoang mạn sau làm 2 chết 4 thương, tàu phải kéo về Subic sửa chữa.

USS O'Brien DD-725


Ngày 29/8/1967, khu trục hạm USS DuPont DD-941 bị trúng đạn khiến 1 chết 9 thương, tàu phải đưa về Đà Nẵng sửa chữa


Ngày 25/9/1967, khu trục hạm USS Manfield DD-728 bị trúng đạn khiến 1 chết 2 thương, tàu hỏng phải đưa về Đà Nẵng sửa chữa.



Ngày 17/4/1972, USS Buchanan DDG-14 bị dính 1 viên phản pháo khi đang bắn phá ngoài khơi Đồ Sơn làm 1 chết 7 thương, tàu phải đưa về Đà Nẵng sửa chữa. Điều đáng bàn là đúng ngày bị dính đạn, USS Buchanan được lên trang mặt tờ TIME.

DDG-14 lảng vảng ngoài khơi trong một phi vụ pháo kích


Bị bắn đuổi




Dính đạn xuyên




Về sửa chữa tại Đà Nẵng



Hai ngày sau khi USS Buchanan bị dính đạn, USS HigBee DD-806 (cùng biên đội bắn phá bờ biển với USS Buchanan) lại dính bom của Mig-17 ngoài khơi Đồng Hới khiến 4 thuỷ thủ bị thương:

USS HigBee


Tranh mô tả cảnh biên đội Mig-17 oanh kích USS HigBee


Tháp pháo kép phía đuôi USS HigBee bị bom phá toanh hoác

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #175 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2008, 04:19:59 pm »

  Câu 27.

    C 130 Hercules  có rất nhiều Biến thể với nhiều Model khác nhau, nếu liệt kê ra thì rất nhiều loại. Dưới đây là 1 số biến thể thông dụng hoặc có sử dụng trong CTVN.
-AC 130 - Gunship  .Cái này bác Trucdang đã nói rất chi tiết ở trên rồi.
-DC 130Drone Cotron, GC 130 ( Model A,E,H) : Thả và điều khiển Máy bay không người lái.
-EC130 - Electronic Warfare , Model H: Chiến tranh điện tử và tấn công điện tử.   Model  E:  Chỉ huy trận địa trên không và trung tâm chỉ huy     ( ABCCC-Airborne Battlefield Command and Control Center )

 -HC 130 Search & Rescue ( Model B,E,H,N,P) :  Tìm kiếm cứu nạn, ngoài ra còn có thể tiếp dầu cho những chiến dịch đặc biệt và  tuần tra tầm xa.
 -KC 130 - Aerial Tanker( Model B,H,F,J,R,T) : Tiếp dầu trên không , vận tải chiến lược cho LL TQLC.
 
 -MC 130 - Special Operations ( Model E,H): Dùng trong các nhiệm vụ quân sự đặc biệt như thả biệt kích, tiếp nhiên liệu cho trực thăng, ném bom thông thường có sức công phá cực lớn và bom khai quang làm bãi đáp cho trực thăng.
 -RC 130 - Reconnaissance ( Model B)  :Trinh sát
 -WC 130 - Weather Reconnaissance ( Model B,H,E,J) :trinh sát thời tiết ( quan sát khí tượng). Trong CTVN, WC 130 đã thực hiện chương trình có tên là "Project Popeye",mục đích là lạo ra những sự thay đổi thời tiết bất thường hỗ trợ cho quân đội trong chiến tranh. Chương trình này bắt đầu năm 1966 ( có tài liệu nói 1967) , nhằm tạo ra những cơn mưa lớn kéo dài bằng cách hội tụ mây trên khu vực có đường mòn Hồ Chí Minh, gây ra lầy lội lũ lụt hòng cản trở sự vận chuyển tiếp tế  của ta cho chiến trường Miền Nam ...
 Ngoài ra còn nhiều biến thể khác cho từng nhiện vụ cụ thể, địa bàn hoạt động hoặc cho từng quốc gia sử dụng xin không nêu ra ở đây.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2008, 05:13:33 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #176 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2008, 09:59:50 pm »

 Câu hỏi 21: Tỷ lệ 7/10, 2/10, 1/10 mà Lầu Năm Góc đưa ra, gợi Bạn nhớ đến điều gì ?

......................................................................................

  Trong cuốn sách  "Khi Đồng minh tháo chạy" của tác giả Nguyễn Tiến Hưng, TS-GS ĐH Howard ( bác Trucdang đã giới thiệu ở 1 câu trả lời trước)  XB năm 2005, tác giả đã phân tích về bài học dành cho ai đã đang và sẽ làm đồng minh với Mỹ. Trong Chương 20  tác giả có phân tích về lí do Mỹ tiến hành  CT VN, đơn giản và ngắn gọn, cơ bản là vì lợi ích của bản thân nước Mỹ. Những mục tiêu nghe cao cả như vì  tự do , dân chủ hay bảo vệ nhân dân chỉ là thứ yếu.
  Ông viết: "...Về việc đưa quân vào Việt nam, trong buổi họp ngày 24 tháng 3, 1965, Mc Naughton ( Thứ trưởng QP Mỹ ) còn tính toán rõ ràng về mục đích của Mỹ theo phần trăm như sau:
- 70% là để tránh một sự thất bại làm bẽ mặt cho Mỹ;
- 20% để giữ Miền Nam khỏi rơi vào tay Trung Cộng;
- 10% để cho nhân dân Miền Nam được tự do, hạnh phúc ..."

  Có lẽ đây là ý bác Trucdang nêu trong câu hỏi này.
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #177 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2008, 09:38:03 am »

phuong&Câu hỏi 21: Trúng phóc rồi.
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #178 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2008, 09:43:06 am »

Câu hỏi 22: Từ khi Chiến thắng Điện Biên Phủ mùng 7-5-1954 đến khi Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, khoảng thời gian này là 2 tháng 13 ngày, còn trận đánh lớn nào của ta nữa không ? (Trận đánh được coi là lớn, nếu tiêu diệt trên 500 địch)
Trả lời câu 22: Còn, đó là trận phục kích trên Đường 19, tại cầu Đắc Pơ, cách Tiểu Khu An Khê về phía Tây.
Sau trận Điện Biên Phủ, Pháp thay đổi chiến lược, co cụm lại thành các trung tâm quân sự lớn. Binh đoàn cơ động 100 của Pháp vừa được điều động từ Triều Tiên sang, gồm hai tiểu đoàn Âu Phi và một tiểu đoàn ngụy Campuchia, đang đóng ở Tiểu khu An Khê, sáng ngày 24-6-1954 bắt đầu hành quân rời doanh trại. Lập tức Trung đoàn 96 của ta vận động nhanh, lập quyết chiến điểm ở hai đầu cầu Đắc Pơ (trên suối Đắc Pơ). Đây là đoạn đường dốc ngoằn ngoèo, ta bố trí trên cao ở thế rất thuận lợi để đánh phục kích và vận động. Trung đoàn 96 quyết tâm chặn đầu khóa đuôi, tấn công tiêu diệt toàn bộ Trung đoàn cơ động GM100. Vào lúc 14h30 chiều, trận đánh bắt đầu. Địch bị bất ngờ, các loại pháo ở tư thế hành quân nên vô hiệu lực. Đội hình hành quân trở nên tan tác hỗn loạn. Trận đánh kéo dài đến hết ngày hôm sau, 25-6 thì ta hoàn toàn làm chủ chiến trường. Ta phá hủy và tịch thu 375 xe cơ giới các loại, 18 khẩu pháo 105ly, diệt 500 tên địch, bắt sống và gọi hàng 800 tên, trong đó có tên chỉ huy binh đoàn là Đại tá Baroux. Ta cho phép địch dùng máy bay tiếp tế thuốc men nước uống cho thương binh, cho phép địch dùng xe chở thương binh về Kon Tum...   
Đây là một trong 3 trận đánh phục kích giao thông lớn nhất trong Cuộc kháng chiến chống Pháp, hai trận khác là Trận La Ngà ngày 7-3-1948 và Trận Bông Lau-Lũng Phầy ngày 3-9-1949.
Lời bàn: Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, thế và lực của ta trở nên rất lớn mạnh, khả năng có thể tiến tới thống nhất đất nước, lập lại hòa bình trên toàn vẹn lãnh thổ là chắc chắn. Song vì lẽ Trung Quốc ép ta ký Hiệp định Genève theo hướng bất lợi cho ta, để đổi lấy việc Trung Quốc được Anh, Pháp, Mỹ cho vào Liên hợp quốc, nên đất nước Việt Nam vẫn bị chia cắt. Sẽ có một bài phân tích về vấn đề này. 
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #179 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2008, 09:46:12 am »

Câu hỏi 28: Có một trận pháo kích của Quân giải phóng Miền Nam, quy ước mệnh lệnh nổ súng là tín hiệu được phát ra từ Đài phát thanh của địch (Chính phủ Việt nam Cộng hòa). Đây là trận nào ?
Trả lời câu 28: Đây là trận nã cối vào Lễ đài buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh ngày 1-11-1966 của Chính phủ Việt nam cộng hòa, diễn ra tại thủ đô Sài Gòn, một trong những trận đánh lịch sử của pháo binh Quân giải phóng Miền Nam.
Lễ đài nằm trên Quảng trường Kenedy, sau Nhà thờ Đức Bà. Dự buổi lễ gồm các quan chức cao nhất của Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, như T.T.Nguyễn Văn Thiệu, P.TT.Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Westmoreland, Đại sứ Cabologe vv...
Quân giải phóng bố trí hai khẩu đội DKZ-75 tại hai nơi cách Quảng trường khoảng 6km, cự ly và trận địa đã được trinh sát tỷ mỉ trước đó. Quy định lệnh nổ súng theo diễn biến trên sóng phát thanh tường thuật qua Đài phát thanh của địch.
Đúng 7giờ 5phút, Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu đọc diễn văn, Khẩu đội thứ nhất lập tức bắn liền 12 phát đạn. Buổi lễ trở lên hoảng loạn. Phi đội trực thăng chiến đấu thường trực liền cất cánh lùng sục, pháo địch lập tức bắn phá bừa bãi, nhưng quân ta vẫn giữ được bí mật.
Khoảng một giờ sau, trật tự được vãn hồi, buổi lễ tiếp tục. Khi tướng Vĩnh Lộc bắt đầu hô lệnh chuẩn bị diễu hành, khẩu đội thứ hai nã liền 12 phát đạn. Buổi lễ trở nên vô cùng hỗn loạn, hàng ngũ tan tác, các sắc lính chen lấn xô đẩy như đàn ong vỡ tổ. Trong máy thu thanh lẫn cả tiếng kêu hét của viên tướng điều hành... Một Đại tá hải quân Mỹ tử nạn tại chỗ. Buổi lễ chấm dứt dở dang.
Trong cuốn hồi ký "A Soldier Repor" ("Một người lính báo cáo"), Tướng 4 sao Wesstmoreland cũng nhắc tới vụ này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM