Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:22:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật đội quân Lê Dương Pháp.  (Đọc 79247 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2008, 07:23:13 pm »

V. Vài nét về các đơn vị Lê dương tham chiến trong chiến tranh Việt Nam:


  Trung đoàn 2 bộ binh Lê dương.
 


  Đến Việt Nam tháng 2/1946. Tham gia các chiến dịch càn quét tại Nam Trung Bộ. Tháng 12/1946, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn được điều ra Bắc, tham gia chiến dịch Hoà Bình 1951-1952, bị tiêu diệt tại Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn 2 được điều ra Bắc Bộ năm 1951, phối thuộc cho binh đoàn cơ động số 4 tại đồng bằng Bắc Bộ, năm 1953-1954 được điều sang Lào tại Cánh đồng Chum, Luang Prabang. Tiểu đoàn 3 được điều ra Bắc Bộ tháng 5/1951, vào Trung Trung Bộ năm 1952-1954. Tiểu đoàn 4 được thành lập cuối năm 1949 gồm binh lính người Việt do các sĩ quan Lê dương chỉ huy, hoạt động tại Trung Trung Bộ năm 1950-1954.

  Trung đoàn 3 bộ binh Lê dương.



  Các tiểu đoàn 1 và 2 đến Việt Nam tháng 4 và tiểu đoàn 3 đến tháng 6/1946, càn quét tại Nam Bộ. Tháng 3/1947, tiểu đoàn 1 được điều ra Bắc Bộ tiếp theo đó là các tiểu đoàn 2 và 3 tháng 10/1947. Trung đoàn đóng dọc đường số 4. Đại đội 2 dự trận Phủ Thông tháng 7/1948. Các đại đội 5 và 6 và tiểu đoàn 3 bị tiêu diệt trong chiến dịch Biên Giới tháng 10/1950 và thành lập lại tại Hà Nội. Tiểu đoàn 3 được thành lập trên cơ sở tiểu đoàn hành quân của trung đoàn 1 bộ binh Lê dương, tháng 11/1952- 4/1953, tham chiến tại Nà Sản. Năm 1951, các tiểu đoàn 4 và 5 được thành lập gồm lính người Việt. 1951-1954 tham chiến tại Bắc Bộ. Tháng 4/1953, tiểu đoàn 2 được điều sang Lào phối thuộc cho binh đoàn cơ động số 6. Tiểu đoàn 3 bị tiêu diệt lần thứ 2 tại Điện Biên Phủ năm 1954.

  Trung đoàn 5 bộ binh Lê dương. 

  Từ Trung Quốc về Việt Nam tháng 2/1946, tháng 9 chuyển vào Sài Gòn. Tháng 11/1946, trung đoàn giải thể. Tháng 11/1949, tiểu đoàn 1 của trung đoàn được thành lập lại trên cơ sở tiểu đoàn thuộc trung đoàn 6 bộ binh Lê dương. Tiểu đoàn tham chiến tại đường số 6 tháng 3, quanh Hà Nội tháng 4-5, Huế và Đà Nẵng mùa hè năm 1950. Tháng 11/1949, tiểu đoàn 2 của trung đoàn được thành lập lại trên cơ sở tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 4 bộ binh Lê dương, hoạt động tại Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế mùa hè năm 1950. Tháng 10/1950, tiểu đoàn tham chiến tại đường số 4. Tiểu đoàn 3 của trung đoàn được thành lập tháng 3/1950. Trung đoàn đóng tại Móng Cái cuối năm 19'50, tham gia xây dựng Phòng tuyến De Lattre năm 1951. Mùa xuân năm 1951, tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn gồm lính người Việt được thành lập, tiểu đoàn 3 phối thuộc cho binh đoàn cơ động số 2 . 1951-1952, các tiểu đoàn 1 và 3 tham dự trận Hoà Bình-Đường số 6, các tiểu đoàn khác hoạt động tại Bắc Bộ. Tháng 11/1952, tiểu đoàn 3 dự trận Nà Sản, chuyển vào Trung Bộ mùa hè năm 1953. Tiểu đoàn 2 tham dự trận nhảy dù Lạng Sơn 1953. Tháng 11/1953, tiểu đoàn 1 vào đồng bằng Nam Bộ, sang Lào đầu 1954. Các tiểu đoàn 2 và 3 hoạt động tại Bắc Bộ năm 1954, tháng 11 rút vào Trung Bộ. Tháng 9/1955, trung đoàn rút vào Sài Gòn. Ngày 12/3/1956, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn là đơn vị Lê dương cuối cùng rời Việt Nam.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 06:12:33 pm »

  Bán lữ đoàn Lê dương 13



  Đến Việt Nam tháng 3/1946, hoạt động tại Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Năm 1948, tiểu đoàn 2 của bán lữ đoàn sang Cambodia rồi Trung Trung Bộ. Tiểu đoàn 3 của bán lữ đoàn đóng tại Hóc Môn, gần Sài Gòn. Năm 1949, tiểu đoàn 4 của bán lữ đoàn được thành lập gồm lính người Việt. Năm 1950, bán lữ đoàn đóng tại Hóc Môn. Năm 1951, các tiểu đoàn 2 và 3 của bán lữ đoàn ra Bắc đóng tại Phòng tuyến De Lattre, tham dự trận Hoà Bình-Đường số 6. Năm 1953, tiểu đoàn 3 ra Trung Trung Bộ. Tháng 10/1953, tiểu đoàn 2 tăng cường cho binh đoàn cơ động số 4. Năm 1954, các tiểu đoàn 1 và 3 của bán lữ đoàn bị tiêu diệt tại Điện Biên Phủ.

  Trung đoàn 1 kỵ binh Lê dương



  Đến Việt Nam tháng 1/1947 nhưng chưa có xe cộ nên hoạt động như đơn vị bộ binh. Từ tháng 4/1947, trung đoàn bắt đầu nhận trang bị gồm xe bọc thép Coventry của Anh, xe trinh sát Humber mang đại liên, xe vận tải bọc thép, xe gíp, 5 xe tăng hạng nhẹ H39. Cuối năm 1947, các chi đoàn 1 và 2 hoạt động tại Nam Bộ, chi đoàn 3 tại Đà Nẵng, chi đoàn 4 tại Huế, chi đoàn 5 tại Đồng Hới, chi đoàn 6 tại Phan Rí. Đầu năm 1948, trung đoàn được chia thành Liên đoàn 1 (2 chi đoàn) hoạt động tại Nam Bộ, sau được tăng cường chi đoàn 6. Liên đoàn 2 gồm 3 chi đoàn 3, 4, 5 hoạt động tại Huế, Quảng Trị, Đồng Hới, Trung Trung Bộ năm 1950. Cuối năm 1950, liên đoàn 1 nhận thêm các xe bọc thép lội nước LVT4. Mùa hè năm 1951, liên đoàn 1 đổi thành liên đoàn 1 độc lập. Liên đoàn 2 cũng nhận thêm xe cộ và thành liên đoàn 2 độc lập. Giữa năm 1953, các liên đoàn xe lội nước và các đơn vị khác của trung đoàn 1 kỵ binh Lê dương có tổng cộng 14 chi đoàn chiến đấu và 4 chi đoàn yểm trợ, trang bị chủ yếu gồm xe tăng M29, xe lội nước LVT4, xe bọc thép nửa bánh xích, xe bọc thép bánh hơi M8, lựu pháo 75mm HMC và xe tăng hạng nhẹ M5A1 làm nhiệm vụ cơ động tác chiến trên toàn chiến trường Đông Dương.

  Tiểu đoàn 1 dù Lê dương.

  Đến Hải Phòng ngày 15/11/1948, hoạt động tại Bắc Bộ. Năm 1950 hoạt động tại mặt trận đường số 4, bị tiêu diệt trong chiến dịch Biên Giới. Tháng 3/1951, tiểu đoàn được thành lập lại, tham gia chiến dịch Hoà Bình. Năm 1952, tiểu đoàn dự trận Nà Sản. Đầu 1953, tiểu đoàn hoạt động tại Tây Nguyên và Lào, cuối năm rút về Bắc Bộ, tham gia nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ. Bị tiêu diệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

  Tiểu đoàn 2 dù Lê dương.

  Đến Sài Gòn ngày 3/1 1/1949, hoạt động tại Nam Bộ. Năm 1950 hoạt động tại Trung Bộ rồi được điều ra Bắc Bộ. Tham gia chiến dịch Hoà Bình 1951-1952. Dự trận Nà Sản. Năm 1953, tham chiến tại Cánh Đồng Chum, Lào. Đầu năm 1954, rút về hoạt động tại Trung Bộ, Nam Bộ. Ngày 18/3/1954 được điều gấp về Hà Nội làm dự bị và sau đó tăng viện lên Điện Biên Phủ và bị tiêu diệt.

  Tiểu đoàn 3 dù Lê dương.
 
  Là tiểu đoàn huấn luyện, cung cấp quân số thay thế cho các tiểu đoàn 1 và 2 dù Lê dương. Trong những ngày tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nguy ngập, Pháp quyết định tăng viện tiểu đoàn 3 dù Lê dương sang Đông Dương cùng tiểu đoàn 7 dù thuộc địa. Nhưng Ấn Độ không cho phép máy bay quân sự  Pháp hạ cánh tiếp dầu tại nước này nên các máy bay C124 phải bay vòng qua Ceyland (bây giờ là Sri Lanka) lúc đó còn là thuộc địa của Anh để tiếp dầu. Cả hai tiểu đoàn dù đến Việt Nam khi trận Điện Biên Phủ đã kết thúc. Số quân của tiểu đoàn 3 dù Lê dương được lấy ra để thành lập lại các tiểu đoàn 1 và 2 dù Lê dương.

  Các đơn vị chuyên môn khác:

  Bên cạnh các đơn vị chiến đấu, lính Lê dương còn có nhiều đơn vị kỹ thuật như đại đội 40 vận tải Lê dương, đại đội 2 sửa chữa Lê dương, đại đội 21 công binh Lê dương, tiểu đoàn 61 kỹ thuật  v.v. . . và 1 đoàn tàu bọc thép do trung đoàn 2 bộ binh Lê dương điều khiển, hoạt động trên đoạn Ninh Hoà, Phan Thiết, Nha Trang. Đoàn tàu có 2 đầu máy hơi nước và 14 toa gồm toa chỉ huy, toa thông tin, toa cứu thương, toa ăn, 2 toa trần đi trước để dò mìn. Đoàn tàu được trang bị 1 pháo 40mm, 1 pháo 20mm, 8 đại liên 2 nòng, 1 cối 81mm và 1 cối 60mm. Đoàn tàu có 1100 lính Lê dương. Sau khi quân Pháp rút khỏi Việt nam, đoàn tàu bị dỡ bỏ.
 
  Trong lịch sử chiến đấu của mình, chiến trường Đông Dương đặc biệt là Việt Nam là nơi lính Lê dương chịu tổn thất nhiều nhất về nhân mạng.
 
  Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1946-1954, thiệt hại của đội Lê dương trên chiến trường Đông Dương là 309 sĩ quan, 1082 hạ sĩ quan, 9092 lính, tổng cộng 10.483 người, so với tổn thất của đạo quân Lê dương trong Đại chiến thế giới thứ hai là 9017 người thì cao hơn nhiều. Điều đó nói lên mức độ ác liệt của cuộc chiến.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 05:48:04 pm »

  Có thể nói rằng, lính Lê dương đã thể hiện khả năng của một đội quân nhà nghề chuyên nghiệp, có tinh thần chiến đấu. Không phải tự nhiên mà tướng tá Pháp ở Đông Dương coi các đơn vị Lê dương là trụ cột của quân viễn chinh. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến anh dũng của quân và dân Việt Nam, các đơn vị Lê dương cũng không thể làm thay đổi được tình hình. Trái lại, vì bản chất là một đạo quân đánh thuê chuyên nghiệp nên khi vấp phải cuộc kháng chiến trường kỳ thì điểm yếu dần dần bộc lộ rõ. Đó là đội Lê dương là đạo quân đánh thuê chuyên nghiệp nên không có lý tưởng hoặc lý tưởng là tiền. Thứ hai là lính Lê dương được huấn luyện hình mẫu phương Tây, trang bị hiện đại, cơ giới hoá, tác chiến chính quy trong chiến tranh quy ước nhưng nặng nề, không thích hợp để đối phó với chiến tranh nhân dân của ta. Cuộc chiến mà mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. Thương vong trong chiến đấu lớn nên liên tục đòi hỏi bổ sung. Các trung tâm huấn luyện lính Lê dương ở Algeria liên tiếp nhận các đợt tân binh bổ sung mới mộ để huấn luyện đưa sang Đông Dương. Thiệt hại nặng nên năm 1951, chương trình huấn luyện tân binh Lê dương phải giảm từ 9 tuần xuống 6 tuần để tăng số lượng huấn luyện. Thậm chí nhiều lính Lê dương sau khi kết thúc thời gian huấn luyện, thay vì đồn trú tại Bắc Phi một vài tháng theo thông lệ để rèn luyện thêm, thì bị gửi thẳng sang Đông Dương.
 
  Đầu năm 1949, các viên chỉ huy ở Đông Dương kêu ca chất lượng huấn luyện chiến thuật của lính Lê dương giảm sút. Năm 1950, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương báo cáo lên trên rằng quân tăng viện mới nhận được huấn luyện rất kém (69). Bộ binh Pháp, bao gồm lính Lê dương, tỏ ra thiếu kinh nghiệm đánh cận chiến và đánh đêm trong khi các đơn vị Việt Minh trang bị nhẹ ngày càng tỏ ra cơ động hơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Pháp, từ năm 1950, khả năng đánh bại các cuộc hành quân quy mô nhỏ của Pháp của các đơn vị Việt Minh đã nâng cao rõ rệt, có nghĩa là tổn thất của Pháp ngày càng tăng. (70) Có một kinh nghiệm được đúc kết rằng, kẻ nào may mắn sống sót được sau 3 tháng đầu tiên thì kẻ đó có cơ may sống để trở về. Không những thiếu lính mà đội Lê dương ngày càng thiếu trầm trọng hạ sĩ quan. Năm 1949, trung đoàn 2 bộ binh Lê dương phàn nàn quá thiếu hạ sĩ quan. Trong số các hạ sĩ quan lâu năm thì "còn quá nhiều kẻ say rượu”, những người mới thì thiếu kinh nghiệm chỉ huy. Đầu năm 1951, trung đoàn 5 bộ binh Lê dương báo cáo thiếu 17 thượng sĩ nhất, 35 thượng sĩ và 71 trung sĩ nhất. Ngày 2/6/1953, trong bản báo cáo, viên chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 5 bộ binh Lê dương than thở "Họ đâu rồi, những thượng sĩ nhất và thượng sĩ của đội Lê dương?" (71). Một báo cáo của quân đội Pháp tháng 8/1953 cho biết tỉ lệ thiếu hụt hạ sĩ quan của đội Lê dương là 12,8% và 19% trong các đơn vị Bắc Phi, Senegales và Bảo Đại. Sự sút giảm khả năng chiến đấu của bộ binh Pháp dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào hoả lực pháo binh. Từ năm 1952 đến 1954, tiêu thụ đạn pháo của Pháp ở Đông Dương tăng gấp đôi.
 
  Một vấn đề đau đầu khác đối với quân Pháp nói chung và đội Lê dương nói riêng là phong trào kháng chiến vùng địch hậu và các hoạt động du kích của ta. Biển lửa chiến tranh nhân dân của ta thực sự làm cho đội quân Lê dương của Pháp như bị sa vào giữa một bầy ong vò vẽ châm đốt tứ tung. Hầm chông, cạm bẫy, lựu đạn gài, mìn v.v. . . như những cái chết vô hình mang lại sự khủng khiếp cho lính Lê dương. Lính Lê dương Kemenci viết: "Khi đi tuần, chúng tôi luôn luôn phải cúi thấp đầu xuống vì mìn và bẫy giăng ra khắp nơi" (72). "Mìn đối phương phần lớn là tự chế tạo tại chỗ, gài bằng dây. Nó không mạnh bằng mìn Nhật Bản nhưng vẫn có hiệu quả, đủ để làm bị thương những người lính đứng gần như lấy đi một cái chân hay một con mắt của anh ta". Đáng sợ nhất là bị thương bởi mảnh kim loại nếu vô phúc chân đạp trúng mìn.


Du kích cắm chông, gài mìn và tàu Pháp bị đổ
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 04:51:52 pm »

  Bên cạnh đó, dù đã rất cố gắng nhưng Pháp không tài nào lập ra được một chính quyền tay sai hữu hiệu và như vậy có nghĩa là các đợt càn quét "bình định" của quân Pháp nói chung và Lê dương nói riêng chẳng đem lại hiệu quả gì đáng kể. Năm 1953, tiểu đoàn 2 dù Lê dương báo cáo các hoạt động bình định của mình không đem lại kết quả gì vì các cuộc hành quân của nó không được hỗ trợ bởi các hoạt động chính trị - xã hội hữu hiệu của chính quyền Việt Nam (nguỵ quyền Bảo Đại). Nắm chính quyền thực tế ở nông thôn là Việt Minh, rút đi khi bị tiến đánh nhưng lập tức xuất hiện trở lại khi bóng những người lính Lê dương cuối cùng khuất trên đồng lúa. Báo cáo của tiểu đoàn cho rằng, bình định mà không có mặt chính trị cũng như tạo ra được một cơ cấu dân sự hữu hiệu thì rõ ràng sẽ thất bại (73).

  Ngoài ra, hệ thống chỉ điểm và mạng lưới gián điệp do Pháp tạo ra hoạt động kém do công tác bảo mật phòng gian trong chiến tranh nhân dân của ta vô hiệu hoá. Báo cáo của bán lữ đoàn Lê dương 13 năm 1950 viết: "Đôi khi cũng đánh úp được Việt Minh do tin tình báo nhưng trường hợp này hiếm lắm. Chúng tôi phải thừa nhận là chúng tôi được thông tin tồi" (74). Nhiều cuộc hành quân bị huỷ bỏ vì thiếu thông tín tình báo. Lính Lê dương tỏ ra kém hiệu quả khi đối phó với hoạt động du kích. Lính Lê dương Kemenci viết: "khi vào làng, chúng tôi chỉ thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Chúng tôi phải mất thì giờ để tìm ra kẻ bắn chúng tôi mà chẳng bao giờ tìm ra họ. Những người này trốn trong những hầm bí mật đã đào từ trước. Rất khó bắt được họ vì lối vào hầm quá hẹp đối với người Âu và hầm thì có lối thoát bí mật. Tại một làng, người dân ở đó mời chúng tôi uống trà và rượu trắng. Nhưng khi chúng tôi đi khỏi thì họ lại bắn vào chúng tôi. Đó là tại sao chúng tôi bị chết một và bị thương vài người." (75) Những đồn bốt Lê dương biến thành những ốc đảo cô lập bị đối phương bắn tỉa, quấy rối, tập kích và trở thành những địa ngục đối với lính Lê dương. Cuộc sống của những đồn bốt này, theo lời kể của Ainley, lính thuộc trung đoàn 1 kỵ binh Lê dương, chỉ sống nhờ vào lòng "bao dung” của viên chỉ huy Việt Minh địa phương, người có đủ sức mạnh tràn ngập đồn khi nào anh ta muốn.


Bao vây kết hợp với địch vận

  Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, lính Lê dương đã gây ra vô vàn tội ác với nhân dân ta. Những tội ác của lính Lê dương thì khó có thể nói hết. Chỉ xin được nêu một vài ví dụ dẫn chứng từ lời kể của Ainley. Một lần khi đi càn, Ainley đã cố ngăn cản viên tiểu đội trưởng người Armenia khi tên này đang hãm hiếp một cô gái Việt Nam. Ainley kể lại: "Tôi túm vào vai hắn ta, giằng hắn ra khỏi cô gái và bảo rằng hắn không được làm như vậy... Thật lạ lùng là hắn ta phá ra cười và theo một cung cách thân mật nhất hắn bảo rằng tôi nên nhanh chóng quen với những cuộc "cưỡng dâm thân mật nho nhỏ" kiểu như thế. Do tôi đến cứu, cô gái đã có cơ hội trốn thoát vào bụi rậm với bộ quần áo bị xé rách tơi tả" (76). Ainley cảm thấy choáng váng khi anh ta nhanh chóng nhận ra rằng "hãm hiếp, đánh đập, đốt phá, hành hạ những người nông dân và dân làng vô tội là những việc thường xuyên xảy trong những cuộc tuần tra và những cuộc càn của quân Pháp" (77). Chẳng có gì khó hiểu tại sao lính Lê dương lại bị nhiều đòn đau, chịu nhiều tổn thất như vậy. Gây tội ác thì trời không dung đất không tha.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 04:58:38 pm »

  Nói một cách khách quan, trong thành phần ra nhập lính Lê dương, bên cạnh những phần tử phản động, lưu manh cũng có những người dân lao động, vì hoàn cảnh xô đẩy mà chọn con đường làm lính đánh thuê. Được tận mắt chứng kiến cuộc chiến đấu kiên cường giành độc lập của nhân dân ta, nhiều người đã tỉnh ngộ và chạy sang hàng ngũ ta tìm con đường đi đúng. Báo cáo hành quân của Pháp ghi nhận năm 1945 đã có 5 trường hợp lính Lê dương chạy sang hàng ngũ ta. Đó là các anh Chiến Sĩ, Lê Đức Nhân (người Đức), anh Nguyễn Dân (người Áo) cùng hai người nữa. Báo cáo ngày 15/1/1949 của đội Lê dương đã ghi nhận từ tháng 9/1945 đến thời điểm đó đã có 721 lính Lê dương chạy sang hàng ngũ kháng chiến.
 
  Về phía ta, từ những năm đầu của cuộc kháng chiến, ta đã tổ chức công tác địch vận và đã thu được nhiều kết quả. Theo con số thống kê chưa đầy đủ của ta, trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp đã có 1373 lính Lê dương chạy sang hàng ngũ ta và đã tích cực tham gia chiến đấu.(78). Bác Hồ gọi họ, cùng với những hàng binh thuộc các dân tộc thuộc địa Pháp và Nhật với cái tên chung là những người Việt Nam mới. Nhiều người đã trở thành những cán bộ của ta như anh Nguyễn Dân là cố vấn quân sự cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến năm 1950.

 

Từ trái qua phải:
Ngồi: Phạm Văn Đồng, Erwin Borchers / Chiến Sỹ, Ernst Frey / Nguyễn Dân, Võ Nguyên Giáp, Đặng Bích Hà (vợ tướng Giáp) ; Đứng : Lưu Văn Lợi, X, X, Rudy Schröder / Lê Đức Nhân (Bộ ảnh sưu tầm của H. Schütte)

  Năm 1948, ta mở một chiêu đãi sở tại Thái Nguyên để đón tiếp các hàng binh Âu-Phi. Nhiều hàng binh Lê dương đã tham gia chiến đấu anh dũng trên các mặt trận. Thậm chí, một số đơn vị đặc biệt gồm các hàng binh Lê dương đã được thành lập và tham gia chiến đấu như Đội Guillaume Tell tại Việt Bắc do anh Lê Đức Nhân, người Đức, chỉ huy hay đội quyết tử gồm toàn hàng binh Lê dương chiến đấu bên cạnh trung đoàn Trần Cao Vân tại Trung Bộ. Các hàng binh Lê dương và các dân tộc khác cũng được ta sử dụng trong công tác tuyên truyền địch vận với những binh lính trong quân đội Pháp đồng chủng với họ. Nhiều người Việt Nam mới được Chính phủ ta tặng thưởng như các anh Koch và Klement được thưởng Huân chương chiến công.

  Cuộc chiến đấu của những người Việt Nam mới đã gây nên sự hoang mang trong hàng ngũ binh lính Pháp. Vì vậy mà tháng 4/1947, khi cử giáo sư Paul Mus đến gặp Bác Hồ để trao đổi về việc ngừng bắn, một trong những yêu cầu trong tối hậu thư của Cao uỷ Pháp Bolaerzt lúc đó là phía ta phải trao trả những "người nước ngoài" chạy sang hàng ngũ kháng chiến. Bác Hồ đã bác bỏ yêu sách láo xược ấy. Sau này, từ năm 1951 đến 1955, ta đã tổ chức cho 761 người, chủ yếu là người Đức, trở về tổ quốc. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên những người việt Nam mới đã sát cánh bên mình trong cuộc kháng chiến anh dũng giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho đất nước Việt Nam.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 04:59:44 pm »

BẢN TUYÊN NGÔN CỦA TÙ BINH BỊ BẮT Ở CHỢ BẾN
NHÂN NGÀY ĐƯỢC TRẢ TỰ DO 19/12/1951

  Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ và thể hiện tất cả lòng biết ơn của chúng tôi đối với chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam vì đã trả lại tự do nhanh chóng cho chúng tôi.

  Chúng tôi cũng cảm ơn vì tất cả những sự thật mà chúng tôi đã được biết trong những ngày ở bên cạnh các ông. Sự thật đã biến chúng tôi, ngày hôm qua còn là kẻ thù, thành những người đoàn kết trong cùng một cuộc đấu tranh vì hoà bình và dân chủ thế giới.
 
  Tất cả các bạn được trả lại tự do hôm nay gồm người Ma-rốc, Pháp, Đức, Hung, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ita1ia, một lần nữa đoàn kết lại để thể hiện sự luyến tiếc của mình vì đã nghe theo những lời tuyên truyền dối trá của bọn xúi giục chiến tranh Pháp và đã để bọn lôi kéo vào cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Bởi vậy chúng tôi chỉ có một điều mong muốn duy nhất là tìm cách sửa chữa nỗi đau đớn mà chúng tôi đã gây ra và trả ơn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam và nhất là đối với các nhà chức trách dân sự cũng như quân sự và ban lãnh đạo trại giam, những người đã làm hết sức mình để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của chúng tôi ở nơi đây. Chúng tôi sắp phải xa các ông, lần này không phải để mang xương thịt của mình làm mồi cho đại bác trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mà là đi theo con đường của những người bạn chúng tôi như Henri Martin, Leo Figueres, Raymonde Dien và ở bên cạnh họ, chúng tôi sẽ đấu tranh cho hoà bình bởi vì chúng tôi không có bất cứ một lợi ích nào trong cuộc chiến tranh thuộc địa. Tất cả đất nước của chúng tôi đang cần chúng tôi để xây dựng một châu Âu và một châu Phi tự do dân chủ và để tham gia vào phong trào đấu tranh đòi ngừng chiến ở Việt Nam. Chúng tôi kết thúc bằng việc hô vang các khẩu hiệu:

  Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
 
 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!

 Hoà bình muôn năm!


(Ký tên vào bản tuyên bố này gồm 4 lính Đức, 4 lính Pháp, 3 lính Ba Lan, 1 lính Hung, 1 lính Italia thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương, 1 lính Ba Lan thuộc tiểu đoàn 1 dù Lê dương. Ngoài ra. cùng ký vào bản tuyên ngôn còn có 10 lính Ma-rốc thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 6 bộ binh Ma-rốc. Nguyên bản bản tuyên bố này nằm trong hồ sơ lưu trữ số No 1096 của Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Tác giả trích dẫn theo bản dịch trong cuốn "Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp" của Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, NXB Quân đội nhân dân phát hành năm 2004)
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 05:02:05 pm »

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam", Ban nghiên cứu lịch sử quân đội - Tổng cục Chính trị, NXB Quân đội nhân dân, 1974.

2. "Những chặng đường lịch sử", Đại tướng Võ Nguyên Giáp. NXB Chính trị quốc gia, 1994.

3. "Chiến đấu trong vòng vây", Đại tướng Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân-NXB Thanh niên, 1995.

4. "Đường tới Điện Biên Phủ", Đại tướng Võ Nguyên Giáp. NXB Quân đội nhân dân, 1999.

5. "Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử", Đại tướng Võ Nguyên Giáp, NXB Quân đội nhân dân, 2000.

6. "Đại đoàn Quân tiên phong-ký sự, NXB Quân đội nhân dân, 1978.

7. "Lịch sử sư đoàn bộ binh 312", NXB Quân ñội nhân dân, 1995

8. "Từ Đà Nẵng đến Điện Biên Phủ” Nguyễn Khắc Cần-Phạm Viết Thực, NXB Quân đội nhân dân, 1994.

9. "Những người Việt Nam mới", Báo Quân đội nhân dân, NXB Quân đội nhân dân, 2005

10. "Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp", Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 , NXB Quân đội nhân dân, 2004.

11. "Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau", Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, NXB Trẻ, 2001.

12. "Căn cứ địa trong phong trào Cần Vương chống Pháp", Dương Đình Lập, NXB Chính trị quốc gia, 2004.

13. "Những viên tướng ngã ngựa", Nguyễn Phương Nam, NXB Lao động, 2004.

14. "Từ 2B đến S.D.E.C.E", Sỹ Tâm, NXB Công an nhân dân, 1984.

15. "Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự , Viện lịch sử quân sự Việt Nam, 1986 (Dịch từ bản tiếng Nga).

16. "The French Foreign Legion", Douglas Porch, NXB Harper Collins, 1991.

17. "French Foreign Legion, 1914-1945", Martin Windrow, NXB Osprey, 1999.

18. "French Foreign Legion, lnfantry and Cavalry since 1945", Martin Windrow, NXB Osprey, 1996.

19. "French Foreign Legion Paratroops", Martin Windrow, NXB Osprey, 1985.

20. "Hell in a small place-the siege of Dien Bien Phu", Bemard Fall, NXB Da Capo Press, 1996.

21. "lndochina S.O.S ", Andrée Viollis,. (Paris: Gallimard, 1935)

22. "La guerre d'lndochine", Lucien Bodard.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 05:04:57 pm »

CHÚ THÍCH

1. Souvenir d’un vieux soldat, H . Spinner (Messeiller, 1906), tr.136.

2. Ghi chép của Dupin, số lưu trữ SHAT, 1 Ki98 của Lưu trữ quân đội Pháp.

3. Jacquot, Mon journal, 19/9.

4. Martyn, Life in-the Legion, tr.206-207.

5. Lelièvre, Campagne, tr.97.

6. Lelièvre, Campagne, tr.110.

7. Rapport, tr.45-46.

8. Martyn, Life in the Legion, tr.226.

9. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr.268.

10. Trung uý Langlois, Quà lưu niệm từ Madagascar (Paris: Charles lavauzelle, 1897), tr.76-77, 89.

11. Lentonnet, Carnets, tr. 86.

12. Trung uý Langlois, Quà lưu niệm từ Madagascar, tr.114.

13. Trung uý Langlois, Quà lưu niệm từ Madagascar, tr.117.

14. Zouaves là tên một đội quân được Pháp thành lập gồm người một số bộ tộc thiểu số tại khu vực Bắc Phi, rất thiện chiến, được sử dụng nhiều trong các cuộc xâm lược thuộc địa của Pháp. Nhiều đơn vị Zouaves đã được đưa sang tham chiến tại Việt Nam khi Pháp xâm lược nước ta. (Chú thích của tác giả).

15. Favrel, Ci-devant legionnaire, tr.140,145, 146.

16. Dương Đình Lập, Căn cứ địa trong phong trào Cần Vương chống Pháp, NXB Chính trị quốc gia, tr.13.

17. Nguyễn Khắc Cần-Phạm Viết Thực, Từ Đà Nẵng đến Điện Biên Phủ, NXB Quân đội nhân dân, tr.82.

18. Boisset, Tuyen Quang, tr.28-29.

19. Bôn-mat, Souvenir, tr.142.

20. Bôn-mat, Souvenir, tr.147- 148.

21. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr.232.

22. Maury, Mes campanes, tr. 193-194.

23. Maury, Mes campanes, tr. 194-196.

24. Notes, tr. 44.

25. Ngô Văn Hoà, "Những tíếp xúc Pháp-Việt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ 1885 đến 1896", Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6/1984, tr.67.

26. Dương Đình Lập, Căn cứ địa trong phong trào Cần Vương chống Pháp, NXB Chính trị quốc gia, tr.39.

27. Đại tá Tournyol du Clos, La Légion étrangère au Tonkin 1883-1932.

28. Carpeaux, La chasse aux pirates, tr. 64-65.

29. Pfrmann, Le Sergent Prrmann, tr. 69, 74.

30. Pfrmann, Le Sergent Pfrmann, tr. 82-83.

31. Sylvère, Flutsch, tr. 64.

32. Carpeaux, La chasse aux pirates, tr. 84.

33. Carpeaux, La chasse aux pirates, tr. 84- 85.

34. Le Poer, A Modern Legionary, tr. 127.

35. Carpeaux, La chasse aux pirates, tr. 46.

36. Sylvère, Flutsch, tr. 64.

37. Carpeaux, La chasse aux pirates, tr. 238.

38. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr. 509.

39. Andrée Vlottls, Indochina S.O.S. (Paris: Gallimard, 1935), tr. 159.

40. Douglas Porch, The French Foreign Legton, tr. 509.

41. Dougías Porch, The French Foreign Legion, tr. 509.

42. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr. 510.

43. Andrée Vollis, lndochina S.O.S. (Paris: Gallimard, 1935), tr. 158.

44. Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau, NXB Trẻ, tr. 132, tr. 133-134.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 05:07:08 pm »

45. Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau, NXB Trẻ, tr. 26-27

46. Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, Đêm dài Nhật - Pháp bắn nhau, NXB Trẻ, tr. 32.

47. Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau, NXB Trẻ, tr. 34.

48. Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau, NXB Trẻ, tr. 123.

49. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, tr. 395.

50. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr. 513.

51. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, NXB Quân đội nhân dân-NXB Thanh niên. tr. 35.

52. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân - 1974, tr. 254.

53. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân - 1974, tr. 330.

54. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, NXB Quân đội nhân dân-NXB Thanh niên, tr. 267.

  Lịch sử sư đoàn 31 2 bộ binh, NXB Quân đội nhân dân-1995, tr. 23.

55. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr. 517.

56. Kemenci , Legionnaire en avant, tr. 115.

57. Lucien Bodard, La guerre d'lndochine, tr. 406-9.

58. Douglas Porch, The French Foreign Legion, tr. 521.

59. Báo cáo của tướng Carpentier gửi Thủ tưởng Pháp tháng 10/1950 không đề ngày, số lưu trữ hồ sơ quân sự Pháp SHAT, 10H1142.

60. Kemenci, Legionnaire en avant, tr. 201.

61 . Kemenci, Legionnaire en avant, tr. 20-11.

62. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT, 10H376, 1951.

63. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT, 10H376, tiểu đoàn 2 dù Lê dương 1950.

64. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT, 10H376, tiểu đoàn 2 dù Lê dương 8/1951-3/1952.

65. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT. 10H376, tiểu đoàn 2 dù Lê dương 12/1952.

66. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, NXB Quân đội nhân dân 1999, tr. 307, 308, 327.
Đại đoàn Quân tiên phong, NXB Quân đội nhân dân - 1978, tr. 408-409.

67. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân 2000, tr. 66.

68. Trung sĩ Kubiak, "Cuộc hành quân Castor", tạp chí Kepi Blanc 10/1962, tr. 36.

69. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT. 10H375, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương, quý 3/1950.

70. Douglas Porch, The French Foreign Le gion, tr. 534.

71 . Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT, 10H375, tiểu đoàn 2, trung đoàn 5 bộ binh Lê dương, 6/1953.

72. Kemenci, Legionnaire en avant, tr. 211.

73. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT, 10H376, tiểu đoàn 2 dù Lê dương, quý 2/1953.

74. Hồ sơ lưu trữ quân sự Pháp số SHAT, 10H376, bán lữ đoàn Lê dương 13, 1950.

75. Kemenci, Legionnaire en avant, tr. 174.

76. Ainly, ln order to die, tr. 42-43.

77. Ainly, ln order to die, tr. 29, 37.

78. Phan Đắc, "Đơn vị tuyên truyền vũ trang Guillaume Tell", Những người Việt Nam mới, NXB Quân đội nhân dân 2005, tr. 11-14.

HẾT
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM