Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:24:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng hôn màu lá mạ  (Đọc 16641 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 05:09:10 pm »

HOÀNG HÔN MÀU LÁ MẠ

Bút ký

Tác giả: Chu Lai
Số hoá: triumf


Đến với Trường Sa hôm nay, giữa mùa biển lặng này, dường như cái khái niệm về sự gian khổ thiếu thốn không còn nhiều lắm nữa.

Nhưng đó chỉ là bề nổi. Một khi con người không phải vật vã với cái đói khát, cái dữ dội bên ngoài nữa thì cái thế giới bên trong mới được dịp quậy phá lộng hành. Cái bên trong nhiều khi lại khốc liệt hơn cái bên ngoài gấp nhiều lần.

“Có một con tàu từ đảo Sơn Ca đưa một bệnh binh bị nhiễm trùng máu vào đất liền nhưng cách bờ bốn chục hải lý thì máy hỏng. Nước sâu, không neo được, thế là đánh thả trôi theo dòng hải lưu. Hàng ngày vẫn bắt được liên lạc nhưng vì trên tàu không có máy định vị nên bản than nó cũng không thể báo về cụ thể đang ở vĩ độ, kinh độ nào mà đến cứu”. Ngay buổi sáng đầu tiên, chuẩn đô đốc Lê Văn Xuân, thân hình cao ráo, có dáng một giáo sư hàng hải hơn là một tướng lĩnh hải quân báo cho tôi với cái vẻ lo toan thường nhật của một người đang gánh chịu sự an toàn cho hết thảy một triệu cây số vuông thềm lục địa.

ĐẢO NHÀ CHÒI

Hình hài đảo nhà chòi trông xa tựa cái tháp canh trong đồn địch. Gần hơn chút nữa, nó mang dáng một cái tháp nước giữa phố phường. Cuối cùng, nó thật giống cái giàn khoan thu nhỏ. Nhưng rút cuộc nó vẫn chỉ là cái nhà chòi với những cái chân sắt khổng lồ cao hàng chục mét để nâng nổi một cái đầu dềnh dàng bằng thép, diện tích chừng một trăm mét vuông, vách cao đến ba, bốn mét. Cỏ một số con người sống trên đó, ngồi trên đống vật liệu trị giá sáu tỷ đồng. Con số này chỉ thật có nghĩa khi trên nóc nhà đang phần phật bay lá quốc kỳ mà vì dãi dầu nắng gió, màu đỏ nền và màu vàng sao gần như hòa vào nhau thành một màu bạc phếch.

- Không một thứ sắt thép nào chịu nổi với nước mặn - Thượng úy đảo trưởng nói với tôi - Dây chằng to bằng bắp chân toàn loại thép đặc biệt, nhưng cứ thay nhau đứt phừn phựt. Chỉ cần sóng cấp ba cấp bốn là cả căn nhà chung chiêng, rợn lắm. Khi đó, lính tráng ôm phao vào lòng, suốt đêm không dám ngủ để... nếu có nghiêng là nhảy. Tháng trước cũng có một cái nhà như thế này đổ ụp xuống, do để pông-tông trượt khỏi thềm san hô.
- Thoát cả không?
- Hy sinh hết. Anh bảo, đất liền ở xa hai ngày hai đêm rong ruổi, tàu trực cũng còn lo tránh bão, dòng hải lưu ở đây lại chảy mạnh như lũ, đến lúc sóng yên biển lặng, tàu to, tàu nhỏ chia nhau đi tìm thì không còn một ai nữa! Bão Trường Sa kinh khủng lắm ! Cần thiết, sóng có thể dựng lên, vượt qua luôn cả mái nhà cao ba mươi ba mét này. Thành ra số phận những chiếc tàu trực cũng thật mỏng manh. Đã có một chiếc xoay xỏa kịp, cùng một lúc gió và nước vặn theo chiều vỏ đỗ, bị lật nhào, chìm nghỉm...
- Này! Mình cảm thấy cái chòi này cũng có vẻ thế nào ấy? Tôi hỏi để cố xóa đi cái kết cục tất nhiên của con tàu bị vặn vỏ đỗ ấy.
- Có vẻ gì nữa, anh? - Một trung úy bác sĩ, ria mép lơ thơ, có dáng dấp thành thị chêm vào - Nghiêng đứt đuôi con nòng nọc, nghiêng mấy tháng nay rồi. Chỉ ở xa mới biết là nghiêng. Ở tại chỗ không có máy đo không biết đâu. Bọn em cứ căn cứ vào lượng nước mưa mà khẳng định thôi.
- Nước mưa thì có dính dáng gì vào đây?
- Dính ngon. Năm ngoái, mỗi trận mưa bọn em hứng được hai téc nước. Năm nay, chỉ còn một téc. Như vậy là nhà bọn em đã nghiêng đi một téc nước.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2008, 09:48:44 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 05:18:04 pm »

Cậu bác sĩ nói xong, cười. Cái cười bình thản và phớt đời Nhưng tôi không cười được.
- Làm thế nào?
- Bọn em hạ quyết tâm: cứ bám trụ. Nghiêng đến đâu, bám .đến đó. Đến lúc không bám được nữa, mới xuống tàu. Nhìn ra xa, ruột tôi chợt thắt lại. Chao ôi ! Kinh phí đại dương!
Con người thì nhỏ nhoi mà tiền của lại như muối bỏ bể đến thế. Ngay như cái phao định vị điểm neo tàu kia, chỉ bập bềnh nhỏ xíu như một cái thứ phao chơi mà đã phải vất vào đó tới một trăm năm mươi triệu đồng mới giữ nó đứng được thì cả cái nhà chòi sừng sững này, sáu ty đồng đâu có phải là nhiều. Tương lai và hiện tại. Thoạt nghe đã thấy cái nghiệt ngã của lẽ sinh tồn nhân thế.

- Sao tóc đồng chí lại cắt trụi đi thế? Cho mát à ? - Một đại tá trong đoàn hỏi.
- Nấm đó - Cậu ta xoa đầu cười ngượng nghịu - Ở đây ai cũng bị nấm hết. Ngứa quá, cắt trụi đi cho khỏe:
- Chỉ nấm thôi ư?
- Nhiều Tháng đầu ra đây lên cân, ăn ngủ như điên. Mấy tháng sau chững lại. Tháng sau chững lại. Tháng sau nữa là sụp dần, khớp chân, khớp tay sưng hết. Kỳ quá Chắc là do thiếu rau. Bầu bí chỉ để dành được vài tháng. Giá hộp ăn hoài, nuốt hổng vô. Thịt hộp chỉ mới nhìn đã ớn lạnh xương sống lưng rồi. Cứ mỗi lần đi qua hộp thịt, tụi em kêu là “cái tai nó không vẫy". Tiền ăn ở đây đã được tăng hai lần so với đầu năm, nhưng thời giá lại tăng gấp ba. Một hộp thịt vốn chỉ có sáu ngàn, nay phải mua mười sáu ngàn. Năm người một hộp trong một ngày. Thì ra ở đảo xa xôi, nơi người lính đang đánh mất dần khái niệm về vật chất, đã quên đi thói quen tiêu tiền, có người chưa được nhìn thấy tờ giấy bạc năm ngàn lần nào, lại cũng ngày ngày phải chịu sức ép nghiệt ngã của thời giá từ trong đất liền thối ra.

"Đảo đã nghiêng đi một téc nước... Rau muống khô tải ra để xơ cứng không ăn được… Những mái đầu xanh đang trụi tóc... Những bắp chân mất dần da thịt. Trời mênh mông, nước mãi mãi mênh mông. . . Chúng tôi đi rồi, các chàng trai, hầu hết đều ở độ tuổi trên dưới hai mươi, gồm hầu hết các tỉnh trong nước thì ở lại... im lặng. Đợi chờ. Biết bao giờ lại có một con tàu cập mạn? Bao giờ? Màn đêm đang trùm xuống. Đợi chờ...

Con tàu chở bệnh binh trôi nổi ở phương nào vẫn chưa tìm ra. Chỉ có tín hiệu mỏng manh bất lực gọi về.

Mạn tàu, cá heo đang uốn mình vọt lên giỡn sóng. Cá heo đi trước cơn bão vài ngày. Ngày đó, liệu căn nhà chòi trên thềm san hô trắng này sẽ nghiêng đi mấy téc nước nữa?

ĐẢO CHÌM

Đảo chìm nhìn từ xa - vẫn là phải nhìn từ xa, bởi lẽ đại dương khoáng đạt không ưa độ nhìn gần - là một dải nước màu xanh lá mạ non tơ nổi lên giữa màu xanh sâu hun hút. Đang lênh đênh giữa vô cùng trời nước, màu xanh nõn nà gợi cảm giác biển bỗng đầy lên, cụ thể, nó hình hài góc cạnh và gần gụi, bớt vẻ hư vô hoang lạnh hơn. Đó là thảm san hô, nằm mấp mé mặt nước bắt nắng trời mà tạo ra cái màu xanh ruộng đồng đến xao xuyến ấy. Nếu giữa vệt xanh lá mạ lại ẩn hiện một vệt màu xanh dương thì đó là hồ giữa đảo. Có vệt xanh lá mạ dài tới ba mươi bảy cây số như Thuyền Chài, lại có thảm chỉ hơn hai chục cây số như Tốc Tan, Tiên Nữ...

Trên dải nước màu lá mạ đó là một khối bê tông ăn thẳng xuống đáy mà nhác trông nó thật giống cái bốt tròn Hàng Đậu ở Hà Nội, nhìn kỹ hơn, nó mang hình hài một cái lô cốt khổng lồ mà ta thương gặp ở đâu đó trên đê Mai Lĩnh, dưới cầu Phùng. Đó là nhà đảo chìm.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 05:22:11 pm »

Nóng hầm hầm. Giữa biển mà nóng thì kể cũng ngược ngạo. Biết làm sao ? Lô cốt trấn ngự giữa đại dương mà. Chạnh nhớ những hầm chốt cũng dày, cũng nóng thế này ớ biên cương phía Bắc. Cái lô cốt khổng lồ này cũng chứa trong bụng nó một nguồn kinh phí tới 4 tỷ đồng.

Đại úy Hùng, đảo trưởng đảo Núi Le, một trong những đảo chìm nằm xa nhất ở phía cực đông Trường Sa gãi đầu nhăn nhó:

- Đã đến đây rồi, mời các thủ trưởng quá bộ lên đảo một chút. Biết đoàn tới, anh em tuy thiếu nước nhưng vẫn thay quân phục mới, quần áo cũ để đó không giặt mà đoàn không lên, tủi lầm! Năm ngoái, đoàn của Bộ Quốc phòng cũng chỉ dừng lại ngoài xa, thoáng chốc thế này, như chỉ đi qua ấy.
- Đảo lúc này có ban nhiêu nước? - Đại tá, tham mưu phó Tổng cục Hậu cần hỏi.
- Dạ! Ba khối.
- Khách lên đông, lấy nước đâu xài?
- Không... cũng phải còn tới bốn khối.
- Chị em văn công nữa. Đàn bà là tiêu tốn nước lắm!
- Dư! Coi nào... chắc chắn còn năm khối. Vâng! Năm khối ạ !

Vị tướng ba sao cả cười quay qua chuẩn đô đốc:
- Kiểu này chỉ giỡn một chút nữa là hắn tòi ra cả chục khối nước cho coi. Khổ! Lính đảo khát khách đất liền quá, hay ta thay đổi phương án hành quân đi tí chút?
- Vâng: Sáng mai vào sớm. Còn đêm nay cứ đón anh em lên tàu xem văn công như kế hoạch cũ.

Một chàng trai Nghi Lộc, đã từng là giáo viên lục quân sáng lên, nói nhỏ với tôi:
- Thỏa lòng rồi. Đêm nay anh vào đảo ngủ với tụi em một đêm nhá!

Đêm ấy, trời không trăng không sao, tôi và Phúc Nguyên, phóng viên báo Quân đội theo chiếc xuồng chèo tay của Hùng vào đảo. Đêm tối mịt mùng. Trời muốn nổi cơn dông. Nhà lô cốt biến mất dạng. Loay hoay cả tiếng đồng hồ không nhận ra phương hướng. Thuyền mỏng manh; người mỏng manh, bầu trời và sóng nước gầm gào. Nước cạn, xuồng quệt đáy. Thế là phải lội bộ. Lội ba trăm mét san hô sắc cạnh tựa đá tai mèo. Ngã lên ngã xuống. Ba thằng níu vai nhau đi xiêu vẹo trong mịt mờ như ba gã thương binh rời trận chiến. Chân đi dép cứng mà thỉnh thoảng vẫn bị trẹo, mắt cá chân cọ vào cạnh san hô đau trào nước mắt. Vậy mà Hùng, chân giẫm đất vẫn nói cười ồn ã:

- Điện đài bị hỏng. Chiều, thấy tàu của đoàn đến lại ngỡ tàu của đối phương. Anh em nhào vào lỗ châu mai hết, mắt cử dán vào hai chiếc xuồng máy đeo hai bên sườn tàu. Nếu nổ súng, phải sống chết cướp được một cái. Chao ôi?. Xuồng máy đối với lính đảo quan trọng lầm anh ơi ? Không có xuồng, lính ngồi thu lu như những thằng bị đi đây chung thân. Cá không bắt được, tàu lạ tới không phóng ra kiểm tra được, cứ đứng như phỗng, phát tín hiệu rối loạn đuổi đi như thằng rồ. Có xuồng là có tất cả. Có sự sống, có phong độ thằng lính khoan thai làm chủ mặt biến, làm chủ công việc bớt thúc thủ, bớt cô đơn đi rất nhiều: - - Anh để ý xem: đảo nào có xuồng máy, đảo đó thằng lính trông lanh lợi tự tin lắm. Đảo nào không, thằng lính y hệt con gà rù, ngồi đâu gục đó. Năm ngoái - giọng Hùng lảng đi - ở đảo An Bang, lính thường kêu đảo khổ, có hai chiến sĩ thèm chất tanh bơi ra ngoài thềm san hô kiếm cá, gặp dòng chảy thế là trôi luôn. Bạn bè đứng trên bờ chỉ kêu khóc nhìn theo mà không làm gì được. Ai nhảy xuống, dù tài bơi lặn tuyệt chiêu đến mức nào cũng bị cuốn chìm. Hai cái đầu nhấp nhô xa dần... xa dần... chỉ còn lại hai cái chấm đen nhỏ xíu Thế là xong! Đảo chỉ còn cách bắn lên trời một tràng pháo 37 ly tiễn biệt. Chả hiểu hai cậu ấy có nghe thấy không?
- Một chiếc xuồng bây giờ giá bao nhiêu? - Tôi hỏi để khỏa lấp đi một cục gì đang chèn ngang cổ.
- Mười lăm đến hai mươi triệu là cùng.

Mười lăm triệu! Mấy bữa nhậu của các ngài đang từng ngày làm thất thoát hàng chục, hàng trăm tỷ của nhân dân ở trong vùng ánh sáng phồn hoa kia? Mấy bữa? Và mười lăm triệu trên bốn tỷ trị giá ngôi nhà, tỷ lệ ấy chả lẽ khó vượt lắm chăng? Chả lẽ sầm được trâu mà quên sắm chão?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2008, 05:23:51 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:50:28 am »

Mưa! Mưa nặng hạt ngay từ đầu. Hùng nhảy cẫng:
- Khỏe rồi. Mấy ngày trước cũng có mưa nhưng chỉ mưa xung quanh đảo như chọc ghẹo.

Anh chàng phóng viên bỗng kêu á, một chân co phắt lên, nhăn nhó. Hùng thọc tay xuống bắt lên một vật to bằng con cua, tròn ủng, có những cái gai dài đâm tua tủa.

- Nhím biển đây. Gai đen, không sao? Loại gai này sẽ tan trong thịt. Gai đỏ mới sợ. Gây nhức hàng tuần, không thua gì loại cá hồng, ăn vào, mình mẩy bầm dầm như bị vợ đánh cả tháng.

- Này! Liệu có cá mập không đấy? - Bị tác động bởi cái loài vật gai đen gai đỏ lạ hoắc này, tôi rụt rè hỏi.

- Nhiều. Trường Sa nổi tiếng nhiều cá mập. Nhưng hiền, toàn bơi theo tranh mồi của người.  Lắm khi thức chong chong cả đêm mới ẵm được một chú thu bè, chưa vào đến nơi, cá mập đã len lén bơi theo đớp trộm. Thế là người và cá tranh nhau, co kéo một hồi. Cuối cùng đành chia đều: kẻ khúc đầu, đứa khúc đuôi. Cáu quá đá cho một phát, mập ngoặt mình phóng đi.

Một tiếng chó hộc lên báo hiệu đã đến nhà. Trong bong đêm, con chó ngồi chồm hỗm ở thành taluy trông côi cút như ngồi ở bậc thềm nhà sau rặng xoan. - Con Le đó - Hùng nói - Đảo Núi Le nên đặt luôn là con Le. Mà tại sao bốn bề chìm nghỉm thế nào lại là Núi Le, cũng chả hiểu ông bà ngày xưa đặt tên theo kiểu gì nữa? Con Le này là cựu binh nhất đảo. Nó đã ở đây 4 năm, trong khi người lâu nhất như cậu bác sĩ cũng chỉ mới có 22 tháng. Chó đảo sống sướng hơn chó đất. Đi qua nồi cá kho ngậy mỡ, nó không thèm nhìn lại nửa mắt. Chó chán cá. Người chán cá. Chẳng may sứt chân chảy máu, máu người không thấy chỉ thấy máu cá không. Tanh òm.

Chúng tôi cười ồ ồ trước cách nói của chàng chúa đảo lém mồm. "Tay này chỉ huy được nhưng phải cái hơi ba hoa". Hình như một ai đó đã nhận xét về Hùng như thế. Nhưng tôi xin mạn phép nghĩ ngược lại: giữa sóng nước cô đơn thế này, con người còn có thê lém luốc, còn có thể ba hoa được thì đó lại là phong độ, là bản lĩnh. Chỉ sợ ngày qua ngày ngồi rầu rĩ âm thầm tự gặm nhấm da thịt mình.

Bộ đội ở lại tàu để coi viđiô tới sáng nên đảo đêm nay chỉ có một mình Hùng với một sĩ quan cơ công. Lạnh run, thay bộ đồ mượn của lính đảo, hai nhà báo thoắt thấy ấm cúng như ở giữa chòm xóm gia đình. Cũng có giường, màn, đèn đóm, cũng có nồi cơm nguội với đĩa cá khô, cũng có bàn thờ mà cả hoa lẫn trái đều được làm bằng nilông. Mùi nhang khói phảng phất... Đảo ở đây gọi là làng. Làng Núi Le, làng Tiên Nữ, làng Thuyền Chài... trực thuộc vào huyện đảo Trường Sa. Làng chỉ có một nhà hình lô cốt, làng chỉ có mươi dân cư cùng giới, tính. Chao ôi ! Giá bây giờ có một giọng à ơi phụ nữ một tiếng trẻ khóc u oa thì dễ chịu biết bao. Làng phải như thế chứ?

- Em là một trong vài người ở đảo này lâu nhất – Anh sĩ quan cơ công tâm sự - Nhưng Trường Sa còn có những người mà từ trung úy đến trung tá toàn sống ở đảo, hết đảo này đến đảo khác. Đến khi về, quen thói ra bể nước mưa mà cũng chỉ dám múc từng giọt.
- Nước này pha trà nghe cái mùi nằng nặng. - Nhà báo bạn tôi chun mũi.
- Vâng! Nước pha mùi gián
- Gián?
- Gián chết dày cả tấc trên mặt nước ngọt. Muốn múc được phải rẽ gián ra.
- Gián biển à?
- Không! Gián đất liền theo tàu ra đây và sinh sôi nảy nở không diệt kịp. Đầu năm, đảo phó chính trị của tụi em dùng xăng đốt gián, sơ ý để hơi ủ trong hầm bê tông phực lên bắn theo một tảng đá văng vào đầu. Nhưng nay cũng đỡ nhiều rồi. Y tế của quân chủng đã cử một đoàn bác sĩ ra  đây.
- Đã có người yêu chưa? - Tôi hỏi
- Có nhưng bị đá rồi.
- Đá?
- Vâng! Hầu hết lính đảo đều bị người yêu đá cả. Anh bảo thế có bất công không? Có anh quê Hà Bắc khi ra đây được cả chị em hoa hậu hội Lim tiễn đưa. Mấy tháng sau, người yêu bỏ đi theo trai không một mẩu thư tỏ bày. Còn mấy cô hoa hậu? Chắc đang ngồi ở nhả hàng với mấy vị giám đốc xuất khẩu
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:51:16 am »

Đêm nằm còng queo nghe gió hú ngoài lỗ châu mai, tôi chợt nhận thấy có rất nhiều tranh ảnh treo, dán trên tường. Tất cả đều là ảnh đàn bà con gái. Thậm chí lật cái mai ngao trang như phấn ở đầu giường dùng thay gối lên lại vẫn là hình vẽ đàn bà... Hầu như tất cả những mỹ nữ, những hoa hậu, tài tử giai nhân cổ kim âu á đều gom tụ về đây, trên vách hầm bê tông dày 50 phân này.

- Còn có gì khác đâu ngoài những tấm ảnh cho đỡ nhớ đất liền này! - Cậu ta ghé tai Phúc Nguyên nói nhỏ - Ngoài ra, cũng còn có thể kể: mùi soa, hoa cài đầu… Anh dặn văn công cẩn thận, kẻo mất đấy, lính có. thể xin hoặc lấy làm kỷ niệm đất liền nữa...

- Thế vẫn có tàu Hồng Công qua lại à? - Tôi hỏi.

- Thi thoảng. Họ săn bắt cá thu, cá hồng mang về làm món ăn đặc sản thu ngoại tệ: Loại cá này quý hiếm, bên nước họ không có. Một cân cá, nếu còn sống, sẽ bán được 50 đô la, tức là hơn bốn trăm ngàn tiền Việt thình. Béo bở quá! Mà họ bắt kiểu gì lạ lắm. Lặn xuống sâu, phun thuốc cho cá ngủ rồi ôm về thả vào khoang nước ấm trên tàu, chú cá lại tỉnh queo.
- Nghe nói lính đảo làm giàu bằng con ốc nón Trường Sa? Có người ở bờ lại trốn ra đảo, tức là một cuộc "đảo ngũ ngược chiều”, đúng không? - Anh phóng viên hỏi thẳng băng.

Người lính cười buồn:
- Cung có, nhưng không phải ở đảo này ốc nón Trường Sa có giá trên thị trường thế giới những chục đảo may ra mới có một đảo có. Một cân ốc bán cho tàu ra là hai chục nghìn. Tàu vào đất liền được gấp đôi ngay. Vớt được nhiều, có thể bán cho tàu đánh cá Hồng Công liên doanh Việt Nam. Trung bình mười cân là một chỉ. Ba năm ở đảo, chịu khó mò lặn được trăm cân, vài trăm cân thì khi trở vào cũng đỡ lắm. Nhưng chẳng dễ ăn đâu. Có người bị chết, có người bị cá mập cắn rách đùi. Bọn em có một định nghĩa: ai mà "tóc đỏ, da đen, ỉa rặn cứt dê" y sì là lính đảo Trường Sa. Còn tụi em ở đây thì tay trắng. Thềm san hô hẹp. Ra khỏi thềm là hoẳm sâu xuống trăm mét nước, kiếm đượccon ốc để dành về phép tặng người yêu hay hỏi vợ còn không ra huống chi có ốc để làm giàu.

Đêm tâm tình qua nhanh. Nắng trên biển cũng đến sớm. Ngày xưa cầm cây súng trong rừng, sáng ngủ dậy là đập mắt vào màu xanh miên man của cây lá. Ngao ngán. Nay, lại liên tục đập vào màu xanh ngút ngàn của biển cả. Sáng xanh, trưa xanh, chiều xanh, tối xanh, buồn cũng xanh, vui cũng xanh, có giấc mơ cũng u uất màu xanh, xanh đến muốn nổ con mắt.

- Cái sợ nhất ở đảo là sự cô đơn anh ạ - Anh cơ công nói nhỏ - Nhìn mãi ra biển nên đâm sợ màu xanh. Mỗi khi thủy triều rút, đầu óc thần kinh mình như bị rút theo, sa sầm cả mặt mày.
Lần này Hùng góp chuyện:
- Đảo này xuồng máy không có, xuồng chèo thì chậm san hô, thành ra muốn họp hành chi bộ, chi đoàn, anh em phải lội bộ, giẫm đạp lên san hô tơi xốp mà vượt hàng chục cây số đến với nhau, tuy đây chỉ là đảo nhỏ. Nhưng nói chung thường là họp chi bộ qua bộ đàm, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn cũng qua điện đài. Gay nhất là thương binh, hay ốm đau. Đành phai cõng cáng đến đảo trung tâm có bác sĩ thôi. Lội trên san hô khó hơn lội bùn. Mỗi giờ may lắm đi được hơn hai cây số. Vậy ba mươi bảy cây là mấy giờ? Có khi người bệnh tắt thở giữa đường. Mà bệnh tật Trường Sa có phải bệnh tật ẩm ương đâu. Toàn thứ nan giải cả.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:52:56 am »

Nếu có dịp tới vùng bắc đảo, chắc chắn các anh sẽ nghe được những ca phẫu thuật có một không hai ở đó. Ca thứ nhất là một y tá mới ra trường. Không đợi được tàu chở bệnh nhân bị tắc đái đã một tuần vào đất liền nên cứ mổ đại. Mổ đế nhét ống nhựa vào bàng quang cho nước giải phun ra thôi chứ chưa biết cách xử lý tận cùng cơ bản, nhưng bệnh nhân ấy đã được cứu thoát khỏi cái chết mười mươi.

Ca thứ hai ác liệt hơn. Ca đau ruột thừa. Lần này rơi vào một ông bác sĩ vệ sinh dịch tễ chưa cầm dao mố bao giờ. Cũng lại không chờ tàu được. Năm, bảy trăm cây số, dù tàu có nhận được điện mà ra cũng phải mất vài ngày vài đêm trong khi bệnh nhân gào rống nhào lên nhào xuống van xin cứ mổ, chết còn hơn cực thế này. Thế là mổ. Mổ bằng sự hướng dẫn qua điện đài của một vị bác sĩ chuyên khoa ở đất liền cách 600 cây số. Hướng dẫn từ triệu chứng lâm sàng xem đúng là ruột thừa hay đại tràng hoặc soi thận. Đúng ruột thừa rồi, tiếp tục hướng dẫn cầm dao gì, rạch theo góc độ nào, lật lớp mỡ ra sao, đặt gạc cầm máu thế nào... vân vân... Nhiều lắm! Người hướng dẫn hét, người thực hiện hét to hơn hỏi lại.

Cuối cùng rồi cũng tìm được mẩu ruột bị viêm đã mưng mủ ớ trong hố chậu phải. Cắt béng đi. Khâu lại, hồi sức theo đúng làn sóng điện trên không gian. Bệnh nhân sống. Vết mủ loét ấy, nếu để thêm 4 giờ đồng hồ nữa là tử vong. Anh thấy có kinh không?

Hùng cười xòa, vẻ láu lỉnh pha một chút ngang tang trong ánh mắt. Vừa lúc ca nô bắt đầu chở lính đảo và tốp văn công Quân khu Hai cập bờ. Thấp thoáng trong những chàng trai trẻ nhảy xuống, tôi chợt thấy có người đeo hoa tai làm bằng vỏ ốc sáng lóng lánh, có người lại để ca râu mép lẫn râu cằm trông như người ở châu lục nào đổ bộ đến.

Tạm biệt nhà Lâu bền tạm biệt chú chó Le màu tro đang thiu thiu ngủ, chúng tôi đi tiếp cuộc hành trình đến những đảo chìm, đảo nửa chìm nửa nổi khác. Trên tàu chỉ huy, tàu HQ 957, thuyền phó Đông vẫn báo rằng chưa xác định được tọa độ con tàu trôi lạc từ đảo Sơn Ca giờ này ở đâu.


ĐẢO NỔI VÀ NHẬT KÝ CỦA LÂN

Ngày… tháng… năm…
Vừa qua một trận kiết lị 10 ngày rời rã. Mỗi ngày đi 20 lần, tưởng không còn sức lực đâu mà tồn tại ở đảo nữa, nhưng hết đi, nhìn ra nắng, ra biển xanh, nhìn vào những khuôn mặt đồng đội rám nắng, lại thấy nguôi ngoai! Chao ôi! Giá lúc này có các em ở bên? Cuộc đời sẽ không còn ao ước gì hơn nứa. Em ở đâu? Làm gì?

Ngày… tháng… năm…
Nhạt mồm nhạt miệng, thèm thuốc quá? Mấy gói Mai hậu cần đất liền đưa ra đã mốc nhưng cũng hết sạch rồi. Mà cớ sao lại mốc nhỉ? Cái gì ẩn đằng sau cái sự mốc của hàng trăm cây thuốc rẻ tiền ấy? Lúc này, nếu ai có một điếu, chỉ một điếu thôi, người đó sẽ trở thành một vị cứu tinh. Đã có người lấy bã trà trộn hạt tiêu giã nhỏ cuốn hút. Đã có người trộn nước điếu cày với phoi bào, với giấy vo viên. Lại có anh trộn B1 với rau muống biển, nửa đêm viêm cổ ho như cóc cụ. (Chao? Cây rau muống biển, trông mỡ màu vậy mà ăn không được, hút cũng chả xong, vậy mọc làm gì cho lắm, cho gợi thèm cây rau muống đất liền). Bản thân mình cũng đem cả cỏ sữa, thứ cỏ sao lên chống kiết rất tốt ra đốt phì phèo.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 10:24:01 am »

Ngày… tháng… năm…
Cây bí sau nhà xanh thế mà hơi muối biển mù trôi táp chết mất rồi! Thế là từ nay những buổi chiều không còn màu xanh để lính tráng ra ngoài quây quần trò chuyện, nghỉ ngơi nữa. Bí để ra trái, thèm quá nhưng không ai đám ăn. Nhìn những tay lá non nớt cua bí bám vào đá đã thấy thương rồi, ai nỡ ăn. Sáng nay, tỉnh dậy thấy gốc bí héo khô, lá cành rũ xuống, thằng nào cũng khóc. Biết đến bao giờ mới lại có một cây bí xanh mướt như thế nữa?

Nhớ lại câu chuyện chi bộ ra nghị quyết giết lợn mới được nghe. Tội quá đi thôi! Cả cái pông-tông chỉ có năm người trơ trọi và một chú lợn con. Tàu đất liền không biết bao giờ ra. Thực phẩm cạn dần. Lợn càng nuôi càng choắt lại. Nước ngọt sắp hết. Người còn chắt chịu từng giọt, lợn thì sao? Chi bộ họp ba lần mới ra được nghị quyết. Một người được phân công thi hành. Nhưng khi đưa con dao lên, chú lợn tưởng con người giỡn đùa như mọi khi, cứ chúi mõm vào nách người mà khụt khịt âu yếm. Con dao rơi xuống... Thì ra, lâu nay lợn không phải là lợn. Nó giống như cây bí này. Lợn đã thành cây cảnh, thành hoa lá, thành con khỉ, con vẹt nuôi cho đỡ cô quạnh, thành niềm vui chăm chút. Nhưng ngày mai hết nước rồi ! Hết cách, đang đêm, một người khác can đảm hơn đặt lợn lên phao đẩy ra xa, thả xuống... Cả đêm thương lợn, không ai ngủ được Bất ngờ, sáng ra đã lại thấy chú khìn khịt chui vào nách rồi, lông lá ướt sũng...

Ngày… tháng… năm…
Gió máy nơi đây độc địa quá ? Sáng qua, lại một người đang đánh răng lăn ra chết. Thế là hai. Thỉnh thoảng đi qua 4 nấm mồ nằm quạnh quẽ ở bìa đảo phía đông lại bang khuâng buồn. Hai trúng gió, một chảy máu não, một tự sát! Sao lại phải thế nhỉ? Vội tin ở đàn bà con gái vậy ư? Còn em. Em liệu có phản bội tôi như những cô gái khác không? Là đàn ông, nếu em hiểu rằng, bọn anh có thể vượt qua được trăm ngàn khổ ải nhưng sự phản bội của tình yêu rất dễ làm người ta gục ngã.

Cư dân nơi đây hầu hết là Nghệ Tĩnh. Đất xứ Nghệ hay thật. Đất nghèo sinh những anh hùng. Chỗ nào cũng thấy tiếng nói nằng nặng ấy, càng nơi gian khổ càng nhiều. Người ta nói: năm thứ nhất lính ngoan, năm thứ hai lính chững, năm thứ ba lính không còn biết sợ nể ai nữa. Cũng đúng. Gian khổ quá dễ thành kiêu binh. Cuộc sống hậu phương ngang trái quá, dễ thành bất cần đời. Cán bộ trung đội, đại đội coi như cá mè một lứa. Chỉ nể chúa đảo thôi.

Ơ đây khỏi lo nạn quân phiệt. Cán bộ tầm tầm đâu dám quân phiệt. Thậm chí còn e dè nể nang.

Ở đây cũng khỏi lo tâm lý không thích vào Đảng, không thích đi học sĩ quan như một số đơn vị khác mình đã trải qua. Ở đại đội trọng pháo, có một cậu sau ba năm kiên trì phấn đấu, khi trở về vẫn không được vào Đảng đã khóc òa lên. Chỉ vì mấy cụ còn chưa có điều kiện về quê quán thẩm tra lý lịch. Thẩm tra gì nữa khi gia đình cậu ấy mười người đã có tới tám là đảng viên. Còn việc hào hứng đi học sĩ quan? Tất nhiên trong đó có cả động cơ ngầm là được vào bờ cái đã rồi mọi việc tính sau nhưng dù sao nhận thức về hướng nghiệp ở đảo cũng phần nào khỏe khoắn hơn trong bờ.

Cứ nghiệm ngay như mình, rõ ràng đầu óc thằng lính giữa biên khơi tinh khiết, trong tréo hơn trong kia. Mọi tạp âm về giá cá, tiêu cực, tham nhũng, thói cơ hội và thấp hèn, tham lam... đều bị gần ngàn cây số sóng biên đánh ngược lại hoặc hòa cho tan loãng đi.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 10:29:41 am »

Ngày… tháng… năm…
Ngày hôm qua nghe tin ở đảo bên có pháo thủ để càng pháo rơi vào đùi, phải cưa đến háng. Năm ngoái có khẩu đội ban tập, chẳng may đạn nổ ngay trong nòng khiến cả khẩu đội bị thương. Rồi có trường hợp pháo phòng không chả hiểu sao đạn nô ngay đầu nòng. Thế là mâm quay tròn lia trúng bảy người đang ngồi ở gần đó…

Đã lâu rồi, kể từ tháng 4 năm 1988. Trường Sa không có chiến tranh nhưng máu vẫn đổ, con người vẫn ngã xuống. Do vũ khí đạn dược đã quá đát hay do động tác quản lý chỉ huy. Một sĩ quan phối hợp cấp thượng úy như mình chẳng nên khẳng định điều gì. Sĩ quan ngày xưa là con ruột của hải quân, thường xác định ở đảo lâu dài. Mệt mỏi đó, nhưng một khi xác định được thì lăn vào làm đâu ra đấy. Nay sĩ quan có thời hạn, ba năm chia làm ba đợt, lại là người của bốn phương tăng cường về nên rất dễ nín thở ngồi thụ động đếm thời gian trôi. Nghe thằng bạn về phép ghé qua nói tại... nơi mang biệt danh "Đảo Khổ", chỉ vẻn vẹn hơn ba chục người mà phải đổ xuống biển gần 8 tấn gạo mục, hơn 200 hộp thịt, hộp giá. Ông cán bộ hậu cần vùng 4 xuống biển kiếm tra, xót ruột quá đã nắm ngực tay quan lý thét lên: Mẹ mày! Bố mẹ mày và bố mẹ tao trên bảy mươi tuổi rồi còn phải cõng trên lưng số gạo này ư?”.

Xưa còn nghèo, phải chăm chút từng hạt gạo. Nay cả nước hướng về nên sinh tật y lại nhõng nhẽo chăng. Tiền tiêu chả lẽ chỉ là nơi tiêu tiền ? Xưa đánh giặc kiểu con nhà nghèo tằn tiện quen rồi, nay sao phung phí.

Ngày… tháng… năm…
Mệt mỏi rã rời. Sợ teo cơ, sáng nào cũng chạy dawm vòng trên đường sân bay nhưng vẫn không thấy khỏe hơn. Chạy cùng với những con chó to, nhỏ túa ra từ khắp mọi nơi. Buồn cười ! Chó ở đây toàn mang tên những ca sĩ, được mến mộ, vui đáo để . Có anh bị vợ bỏ cũng lấy tên vợ đặt luôn cho chó. Đặt để mà đặt thế thôi chứ anh ta đâu biết mình đã nhầm lẫn giữa sự yêu thương và điều nguyền rủa. Chó nơi đây trơ thành đôi mắt canh phòng. Đêm, chúng chia nhau ra ngủ hết ở các công sự dọc đảo. Một con vích ục ịch bò lên đẻ trứng, chúng cũng sủa vang chứ đừng nói thằng người nhái đối phương.

Gà nuôi riêng nhưng lợn lại nuôi chung, nắng chang chang, lợn cha, lợn mẹ, lợn con, lợn cái kẻo nhau đi nghễu nghện khắp sân đảo. Lợn chui vào nhà bếp, lợn rúc luôn cả vào hầm phẫu quân y, lợn đảo thả rông, tấp vào đơn vị nào đơn vị ấy cho ăn. Chỉ đến khi chúng lại ục ịch đi qua sân, thấy đông hơn mới biết lợn vừa đẻ thêm lứa. Có năm chó, lợn nhiều hơn người.

Ngày… tháng… năm…
Buồn quá. Tết này tàu lại gặp bão không ra được. Ngày nào cũng dõi mắt ra khơi đón chờ một cột khói đựng lên. Tháng vừa rồi không có đậu xanh, không có gạo nếp luộc bánh chưng đón tết (tất nhiên gói bằng ni lông xanh chứ lấy đâu ra lá dong, lá chuối). Lính ta nằm khoèo nghe đài và gần về sáng lại mơ những giấc mơ đang bơi trong dòng sông nước ngọt và cắn ngập cả hàm răng vào chiếc bắp cải mọng nước, tươi nguyên.

Nhớ đêm giao thừa năm ngoái mà rùng mình . Buồn đến ai oán. Có người uống rượu say, leo lên chòi cu dang chân dang tay làm một đường lượn về đất liền. Đất liền đâu chả thấy chỉ thấy đá san hô, suýt chết. Người khác vác con mã tấu tự làm lấy đi phạt chém lung tung vào bất cứ đồ vật gì càng kêu to càng tốt để khoa lấp im lặng. Lại có người trần truồng chạy ào ra mép sóng, cứ thế mà tru miệng gào vào phía bờ: Mẹ ơi!... Vợ ơi! ... Chúng mày ơi!”.

Có cả đánh lộn nhau nữa. Sáng ra, nhìn lại, nghĩ lại chuyện khi đêm mà cười ra nước mắt.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #8 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 03:19:49 pm »

Ngày… tháng… năm…
Lực lượng làm cầu cảng của thượng tá Thuận cùng anh em lành nghề bên Bộ Giao thông đả ra đảo. Vui hơn lên. Suốt ngày đêm ầm ào tiếng máy. Ai cũng biết vòng cung Trường Sa sẽ nối cho thân thể Tổ quốc vươn ra biển thêm một triệu cây số vuông. Triệu cây số vuông mặt biển. Thoạt nghe thấy mông lung nhưng đã ai lường hết tầm chiến lược kinh tế của nó sau này. Thứ tầm chiến lược của cả nhân loại đã quá đông đúc đi tìm lẽ sinh tồn ra phía biển. Cầu cảng sẽ thành thương cảng. Thương cảng Trường Sa đâu lớn, nhưng dự trữ cũng tới trên tỷ đồng. Mới chỉ tính sơ qua chi phí cho năm 91 đã thấy ngợp: y tấn thép, z tấn khối bê tông, trong khi đê chuyên chở 1 tấn ra đến đây phải chi 220 ngàn đồng. Bao nhiêu ? Cả nước mới có một chiếc tàu chuyên dụng đế đóng cọc của dầu khí. Muốn thuê mỗi ngày phải trả 67 triệu đồng. Anh Thuận nói, riêng đóng cọc không thôi cũng phải trả mất một tháng mới xong. Một tháng 30 ngày. Ba mươi nhân với 67 triệu là bao nhiêu?

Tao nghĩ thế này: Tổ quốc đang còn nghèo mà vẫn phải với tay ra biên thì cũng thật là can đảm. Có lẽ đời con cháu mình sẽ ghi nhớ, sẽ được hưởng cụ thể tầm nhìn và sự can đảm này.

Ngày… tháng… năm…
Chiều qua đoàn của Tổng cục Chính trị và Hải quân ra tới. Xúc động quá! Thao thức suốt đêm để chờ.

Dáng con gái văn công Quân khu Hai làm cồn cào nhớ tới em. Nhớ đến phát khóc! Giá có em trong đoàn người đu màu xanh đỏ tím vàng kia.

Sóng mạnh. Mưa to. Đồng chí thượng tướng phó chu nhiệm Tổng cục, tóc đã ngả bạc bước xuống xuồng, một chút nữa thì ngã. Một chiến sĩ nắm chặt tay ông đỡ lại, vừa nói vừa mếu: Xa xôi mưa gió thế này mà bố cũng lặn lội ra tận đây thăm bọn con. Khổ!

TƯỚNG VÀ LÍNH
Hai vị tướng cùng chung màu tóc muối tiêu, khẽ trầm ngâm:
- Như vậy là hỏa lực ở đây mạnh. Bây giờ ta thử đi tìm cái sự ổn định trong đầu óc đám lính trẻ xem sao.

Một dãy nhà lộng gió. Hai dãy giường kê sát hai bên với chăn gối thắng thớm như trong nhà trường võ bị chính quy. Hai vị tướng ngồi giữa đám lính trẻ như cha ngồi với con, có lúc lại như ông ngồi với cháu. Hiền tủ, đại lượng, khẽ khàng pha một chút dí dỏm đùa vui. Đồng chí thượng tướng hỏi một đại úy có nước da đen bóng, thân hình tròn như cá trắm, nghe nói là lính kỳ cựu số một ở đây.
- Từ lính bộ binh ra làm lính đảo thấy cái gì khó?
- Dạ, vô tư - Anh chàng cười, nhe hàm răng trắng bóng, tra lời rất thoải mái câu nói cửa miệng quen thuộc gần đây của lính trên khắp các quân binh chủng.
- Nếu nổ súng, đơn vị có sân sang đánh không?
- Vô tư!
- Có ngán chiến thuật lá tre, biển người không?
- Dạ, vô tư!
- Vợ con thế nào? Ổn cả chứ?
- Vô tư!

Anh chàng thuận miệng trả lời xong thì mặt bỗng đuỗn ra, đôi mắt ranh mãnh bỗng dưng nhìn lảng đi phía khác. Một thượng úy chừng hơn hai mươi tuổi ghé tai tôi:
- Vợ “ông” ấy gửi con lại bà nội rồi bỏ đi rồi! Suốt ba năm trời, một đồng không dám tiêu, ký cóp dành dụm được chừng hơn hai triệu, định khi về làm thêm một chái nhà cho vợ con thì lại nghe tin ấy. Ra bãi biển, ngồi trên lưng vích khóc một đêm rồi sáng hôm sau nhờ tàu mua đồ nhậu, trà lá, bánh kẹo kỳ hết số tiền đó vung vãi đãi toàn đảo. Cả đống ốc nón để ở góc tủ, "ông" ấy cũng đem ra đập nát hết.

Vầng trán vị tướng bỗng tối hẳn đi...
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 03:20:23 pm »

Bước sang một doanh trại khác. Cũng toàn lính trẻ láu lỉnh.
- Vẫn nghe đài theo dõi tin tức đều đều đấy chứ, ông? - Vị tướng hói với cái cười rất dễ tin cậy.
- Đều đều thủ trương ạ. Suốt từ “nín thở đến tiếng thở”.
- Báo chí có về đều không?
- Ít nhung chỉ thích đọc “Tiền phong”.
- Vì sao ?
- Vì có mục “Tìm bạn bốn phương”
- Thế ông tìm được chưa?
- Rồi ạ.
- Đã nhận được mấy lá thư của người đẹp?
- Sáu lá.
- Còn ông gửi lại mấy?
- Hai trăm mười một lá.
- Trời ! Mỗi ngày một lá? Sao dữ dội vậy?
- Ở đảo, không viết thư, buồn lắm thủ trưởng ạ!
- Thôi được rồi. Được rồi ! ông đọc thử một lá sắp gửi đi cho bọn này nghe xem nào. Lá nào ướt át tình tứ nhất ấy.

Ngần ngại một lúc, anh lính trẻ rút một tờ giấy gấp tư ra khỏi túi rồi ngượng nghịu đọc: "Bạn thân yêu! Trường Sa sắp vào mùa dông bão. Cây bàng vuông tôi trồng trước cửa hầm bây giờ đã lên búp xanh nõn. Gián vẫn nhiều. Con gián màu nâu hay bò trong chạn bát ấy mà. Đêm khuya buồn quá, thằng Hóa ở 12 ly 7 hay đi lại ngoài sân nghêu ngao hát: “ngày xưa biển chưa có gián như bây giờ..." (Vị tướng vỗ tay cười vang). Bạn có được
mạnh khỏe an khang không? Nghi Lộc quê ta chắc nóng, bạn đừng để nắng đốt đỏ tóc như tôi nhé ! Lúc này tôi đang đứng đây, chỉ cách...”.

Anh lính đột ngột dừng lại, định dúi tờ thư vào túi. Vị tướng vội cầm lấy, cao giọng đọc tiếp: "... Tôi đang đứng đây chỉ cách đối phương có ba kilômét...". Ông buông người xuống, cười chảy cả nước mắt:
- Bịa nhé!

Tất ca cười ầm. Cậu lính ngượng quá, rút phắt lá thư chạy bắn ra ngoài. Ông quay sang vị tướng quân hàm xanh:
- Ổn đấy chứ! Vẫn biết nói dóc như vậy là vẫn đứng vững được. Thật đáng yêu. Ngay như mình hồi mới vào Vệ quốc đoàn, đang ngồi ru rú sưởi lửa trong nhà sàn mà lại viết thư nói: "Ráng chiều nhuộm đo chiến hào...”.

- Nói chung Trường Sa năm nay còn để lãng phí nhiều tài sản của nhân dân - ông noi với vị tướng hải quân – Coi chừng tâm lý ý lại, tâm lý kiêu binh. Phải nói rõ cho anh em hiểu: "Ở đây tuy gian khổ nhưng còn nhiều chỗ gian khổ hơn. Ơ đây tuy có lác đác những nấm mồ tử sĩ thật nhưng nơi khác vẫn có những người đang từng ngày ngã xuống”.

Cơ chế cán bộ từ các quân binh chủng về tăng cường có thời hạn là cần nhưng chưa ổn. Đảo là của hải quân. Chúa đảo phải do sĩ quan hải quân chủ trì. Dân tăng cường chỉ nên làm phó. Như thế mới thực sự coi đảo là nhà, là sự nghiệp của mình. Anh có nên nghiên cứu một nhân sự như kiểu quản trị trưởng ở đảo không? Ông này ăn lương chuyên nghiệp để bám sát đảo từ đầu đến cuối trong khí sĩ quan chỉ huy lần lượt thay nhau. Ngoài ra, muốn người lính yên tâm ở đảo, ta nên tổ chức những tổ cắt tóc, tổ chụp ảnh, tổ tem thư. Một năm gửi 200 lá thư, phụ cấp lính lấy đâu ra. Anh thử nói với hậu cần chở thóc ra thay gạo xem. Thóc dễ bảo quản, trấu xay ra dùng trồng cây rất tốt. Hơn nữa, ngày ngày bộ đội giã gạo, say trấu nó cũng vui, đỡ nhớ nhà. À, mà xem chừng ở đây trồng được hoa giấy. Anh trao đổi với ông lữ đoàn trồng thư coi. Màu xanh rất quan trọng với thần kinh bộ đội đảo...".

Chuẩn đô đốc Xuân im lặng. Người ta biết ông đang nghĩ đến một câu nói bâng quơ của lính: “Trường Sa có truyền thống ngược là được đón người của Bộ ra nhiều hơn quân chủng, quân chủng ra nhiều hơn vùng và vùng lại ra nhiều hơn lữ”.
 
Con tàu ở đảo Sơn Ca kia sao đến tận giờ vẫn không thấy tung tích gì? Đã chìm xuống đáy đại dương hay đã dạt vào vùng đất xa lạ nào?
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM