Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:03:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thị xã vùng biên  (Đọc 35320 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:41:26 pm »



         
THỊ XÃ VÙNG BIÊN

Tiểu thuyết phản gián

Tác giả: MAI NGỮ

NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

1987

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 12:56:27 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:46:03 pm »

PHẦN THỨ NHẤT

1

 Trong bản lý lịch cán bộ của tôi hiện cơ quan tổ chức đang giữ có ghi rõ:

Họ và tên khai sinh: Trương Hồng Đạt.
Họ và tên thường dùng: Trương Đạt.
Ngày sinh: 7-10-1927.
Sinh quán: tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Trú quán: thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thành phần xuất thân: bần nông.
Thành phần bản thân: cán bộ cách mạng.
Ngày vào Đảng: 15-3-1953.
Ngày chính thức: 25-10-1953
Tôn giáo: không.
Dân tộc: Hoa.
Chức vụ hiện nay: Phó trưởng ty Lâm nghiệp.
…………..
…………..


Trong phần tự kể chuyện, về bản thân, tôi viết tóm tắt như sau:

“Tôi sinh ra trong một gia đình bần nông thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Cha mẹ tôi rất nghèo, lại đông con, tôi là con thứ sáu và dưới tôi còn ba em nữa nên nhà chẳng bao giờ đủ ăn. Năm tôi lên 10 tuổi, cha mẹ bán tôi cho một gia đình bác họ tên là Trương Sinh Hoàng có cửa hàng bán thuốc bắc ở ngoài tỉnh. Tôi sống trong gia đình bác tôi, tuy phải làm ăn vất vả nhưng cũng được đi học hết bậc tiểu học. Năm 1940, chiến sự nổ ra ác liệt ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc, mùa màng mất, giặc giã nổi lên, việc buôn bán rất khó khăn, gia đình bác tôi đã cùng nhiều người Trung Quốc khác chạy loạn sang Việt Nam tìm nơi sinh sống. Được bà con Hoa kiều giúp đỡ, bác tôi mở cửa hàng thuốc bắc ở phố Phúc Kiến (nay là phố Hàng Gà), Hà Nội. Ở đây, tôi được giao làm những công việc vặt trong nhà như: đóng, mở cửa hàng, quét dọn nhà cửa và thỉnh thoảng đem thuốc đến cho các khách quen… Đến năm 1943, sau ba năm sống ở Hà Nội, gia đình bác tôi lại di chuyển vào Nam, đến định cư tại thị xã Quy Nhơn vì ở đó cũng có nhiều Hoa kiều cùng quê Phúc Kiến. Những người này rất nhiệt tình giúp đồng hương từ đồng vốn ban đầu. Nhờ đó, gia đình bác tôi lại có thể tiếp tục mở cửa hàng thuốc bắc, bác tôi còn đi thăm bệnh, bắt mạch kê đơn bốc thuốc. Năm ấy tôi đã 17 tuổi, bắt đầu bước vào tuổi thanh niên. Nhưng tôi đã sớm nhận thức được cảnh ngộ của mình nên rất chí thú vừa làm vừa cố gắng học lên bậc trung học, đòng thời còn học thêm tiếng Pháp và tiếng Anh. Thời gian này, bác tôi cũng đã tin cậy tôi, giao cho tôi việc giao dịch tiếp xúc với khách hàng và trông nom sổ sách. Trong số thanh niên ở thị xã, tôi được tiếng là người đứng đắn, không chơi bời lại chịu khó làm ăn và học hành. Vì vậy ngay sau khi cách mạng thành công, tôi được bà con Hoa kiều tín nhiệm bầu làm đại diện trong Mặt trận Liên Việt tỉnh. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tôi thoát ly gia đình và theo bộ đội rút khỏi thị xã. Tôi tham gia trong ban Hoa vận của tỉnh, sau đó chuyển về làm công tác binh vận (vì tôi biết tiếng Pháp và tiếng Anh) thuộc ban cán sự tỉnh. Cuối năm 1953, tôi được tập kết ra Bắc, được phân công công tác về tỉnh Hồng Quảng, làm việc bên Ty Nông Lâm tỉnh. Năm 1957, tôi lập gia đình với cô giáo Nguyễn Kim Liên dạy học ở Quảng Yên. Sau đó, tôi được đi học trường Bổ túc Công nông, ôn lại chương trình lớp 10 và thi vào trường đại học Nông Lâm. Tốt nghiệp xong, tôi lại được điều về tỉnh Quảng Ninh làm trưởng phòng lâm nghiệp huyện Tiên Yên. Đầu năm 1966, tôi chuyển công tác về tỉnh Cao Bằng, làm Phó trưởng ty Lâm nghiệp tỉnh cho đến ngày nay…
Hiện nay, gia đình tôi ở số nhà… phố… thị xã Cao Bằng. Vợ tôi dạy học tại trường cấp II thị xã. Chúng tôi có một con gái sinh năm 1957 tên là Trương Tú Hoa, hiện đang học lớp ba…
………………….
*****


   Bản lý lịch này tôi mới viết lại vào năm 1966, khi tôi nhận được quyết định chuyển công tác về tỉnh Cao Bằng. Tôi viết với sự góp ý của anh. Tôi đã gặp lại anh sau một thời gian khá dài từ ngày mới tập kết ra Bắc. Tôi nhớ hồi đó, sau khi từ Hồng Quảng về, tôi được đi học ở trường Bổ túc Công nông, ôn lại chương trình lớp 10 để chuẩn bị thi vào trường đại học Nông Lâm.

   Hôm đó vào buổi chiều thứ bảy, tôi dắt xe đạp ra cổng trường định về Hà Nội chơi, nhân thể đến thăm vài gia đình bè bạn. Tôi ra đến phòng thường trực đã thấy có người đứng đợi ở đó. Nhận ra anh, tôi mừng đến ứa nước mắt vì đã năm năm rồi không gặp anh, tôi toàn sống cô độc, chỉ có anh tôi mới có thể bộc lộ hết những tâm trạng thật của mình. Hồi ở Khu 5, tổ chức đã quyết định tôi và anh cùng ở lại miền Nam để hoạt động. Nhưng sau đó lại có quyết định khác và cả hai chúng tôi đều được đi tập kết. Tôi ra chuyến trước còn anh mãi chuyến tàu cuối cùng mới ra theo. Hồi đó anh có đến thăm tôi tại Sầm Sơn, hai chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau trên bãi biển.. Rồi anh từ biệt tôi, anh phải về thẳng Hà Nội. Ít ngày sau tôi cũng rời khỏi khu nghỉ đó và được nhận công tác ở Hồng Quảng, làm một anh cán bộ lâm nghiệp như trong lý lịch đã ghi rõ… Hơn năm năm rồi, chúng tôi mới lại gặp nhau. Chừng anh cũng cảm động khi trông thấy tôi, anh phải bỏ cặp kính cận ra, lấy khăn lau thật kỹ rồi mới đeo lên mắt. Anh nắm lấy tay tôi, giọng trìu mến thân thiết:

-   Mình xin lỗi vì đến tận hôm nay mới tìm đến cậu…

-   Anh làm tôi mong anh gần chết… Sau ngày ở Sầm Sơn, tôi chỉ nhận được mỗi lá thư của anh rồi bặt tin luôn. Tôi nghĩ anh quên tôi rồi…
Anh bảo tôi cất xe đạp rồi cùng đi với anh, hai chúng tôi lững thững trên bờ đê sông Hồng. Tôi hồi hộp đợi anh nói bởi tôi đã chờ đợi lâu quá rồi còn gì.
- Mình đã định đến gặp cậu mấy lần nhưng bận quá, hết việc này đến việc khác. Hòa bình rồi, công việc của bọn mình rất bề bộn, có bao nhiêu điều phải giải quyết… Rồi mình lại được đi học trường Đảng hai năm, vừa học xong… Tuy mình không gặp cậu nhưng từ ngày ấy đến nay, cậu ở đâu và làm gì, mình đều biết cả…

- Anh vẫn theo dõi bước đi của tôi?

- Sao lại không? Cậu hỏi gì mà lạ thế? Vừa là trách nhiệm vừa là tình nghĩa, cậu hiểu chứ? Mình cũng đã góp ý với tổ chức về việc bố trí công tác của cậu sao cho hợp lý.

- Suốt từ ngày ra đây, tôi toàn nằm rừng thôi. Mấy năm trước, tôi cứ quẩn quanh ở mạn Hoành Bồ, rồi Tiên Yên, Đầm Hà. Mà tôi có thạo gì về nghề rừng đâu, các ông ấy lại định cho tôi thi vào trường Nông Lâm?

Anh cười rất thoải mái:

- Cậu đừng lo, cứ yên tâm về sự sắp đặt của tổ chức. Cậu đã qua một thời gian công tác lâm nghiệp, chắc cậu biết về nghề trồng rừng, nhất là việc trồng cây lấy gỗ. Không phải chỉ trồng một hai năm mà thành gỗ, các loại gỗ quý như lim, táu, gụ, sến chẳng hạn thì phải đợi hàng chục, hàng vài chục năm ấy chứ… Cậu chính là loại gỗ hiếm ấy đấy, chúng mình không thể sắp xếp cậu vào những việc vớ vẩn được…

Anh im lặng như để cho tôi đủ thời gian hiểu thấu ý tứ câu nói của anh. Đột nhiên anh hỏi:

- Này, hồi vừa rồi, cậu tiếp xúc với bà con người Hoa ở Hải Ninh, cậu có nói được tiếng Quảng Đông không?

- Cũng lõm bõm thôi anh ạ… Tôi nói với họ bằng tiếng Quan Hỏa, họ nghe cũng hiểu…

- Cậu nên chịu khó luyện tiếng Quảng Đông vì đa số bà con người Hoa ở dọc biên giới nước ta đều là người vùng Lưỡng Quảng chạy sang. Ngay ở dưới Hải Phòng, tối nào đài truyền thanh thành phố cũng phải có buổi phát thanh riêng bằng tiếng Quảng Đông…

Dừng một lát, anh thốt lên:

- Tiếng Trung Quốc rắc rối lắm, mỗi vùng nói một phách…

Tôi phì cười. Và tôi nhớ lại hồi còn ở trong Khu 5, một đồng chí cùng làm trong cơ quan tôi cũng đã thốt ra câu nói tương tự như anh bây giờ. Đồng chí ấy vón là cán bộ Nam tiến từ ngày đầu nổ súng. Trước kia anh đóng quân ở vùng Kiến An và ngày ấy đơn vị của anh đóng gần một trại lính Tưởng Giới Thạch sang giải giáp vũ khí của Nhật. Một hôm anh kể, có tên quan Tàu chẳng biết là cấp gì, nghe nói là quan mười mấy, từ Hà Nội xuống, cả trại lính phải tập hợp để nghe hắn nói chuyện. Hắn diễn thuyết bằng thứ tiếng gì đó rất khó nghe, có lẽ Thiểm Tây hay Hồ Bắc mà phải có tới bốn, năm tên phiên dịch, tên nó dịch truyền cho tên kia, cuối cùng bọn lính mới nghe ra.

Rồi anh hỏi thăm vợ con tôi hồi này sức khỏe và cuộc sống ra sao? Tôi đáp hiện nay vợ tôi vẫn dạy học ở Quảng Yên, còn cháu Tú Hoa thì vẫn ngoan, cháu rất xinh giống vợ tôi lắm.

Nét mặt anh thoáng tư lự, anh nói:

- Vợ cậu đã hiểu gì về cậu?

- Cô ấy vẫn chỉ hiểu tôi như những điều tôi đã nói. Cho đến nay, tôi vẫn là một anh cán bộ lâm nghiệp… nhưng cô ấy rất tin và rất yêu tôi. Có lần tôi ướm hỏi: Nếu bây giờ tổ chức điều anh đi công tác xa thì em nghĩ sao? Cô ấy bảo: Nếu là nhiệm vụ thì anh cứ yên tâm mà đi, đừng lo lắng nhiều đến mẹ con em ở nhà… Cô ấy cũng chỉ nghĩ được rằng tôi có thể trở lại miền Nam chiến đấu như nhiều anh em khác đã vào trong đó…

Anh châm thuốc rồi nói:

- Mình biết cô ấy. Đó là một phụ nữ tốt. Hồi cưới cậu mình không về được nhưng trước đó, khi nhận được báo cáo của cậu đề nghị lập gia đình, bọn mình đã nghiên cứu cẩn thận. Cô ấy cũng mồ côi cha mẹ và đi theo kháng chiến từ nhỏ. Thôi được, sẽ có lúc nào đó, cô ấy phải hiểu cậu như bọn mình hiểu cậu…
Chúng tôi quay lại trường, anh căn dặn tôi:

- Bọn minh căn cứ vào những việc đã xảy ra hồi đó, khi còn trong Khu 5, thì chắc chắn vai trò của cậu chưa thể chấm dứt ngay được. Mà chúng ta cũng chưa nên chấm dứt. Mình tin rằng sẽ có một lúc nào đó, không chóng thì chầy, sẽ có người tìm đến cậu, nhất định họ sẽ tìm đến cậu. Lối chơi của họ là lối chơi lâu dài, họ không chịu ăn non đâu, không làm ăn cò con đâu. Đấy xem như cung cách làm ăn buôn bán của họ thì biết… Vì vậy, chúng mình phải kiên trì, phải biết chờ đợi, phải kiên trì nhẫn nại chờ đợi…

Khi chia tay với tôi, anh nói từ nay anh không còn phụ trách tôi nữa. Anh được điều đi làm nhiệm vụ ở hướng khác. Có thể anh sẽ đi xa (cái từ đi xa, tôi hiểu là anh sẽ quay trở lại chiến trường cũ, ở đấy đang cần cán bộ như anh). Sẽ có người khác thay anh để cộng tác với tôi, đồng chí ấy mang tên là anh Tư, còn tôi sẽ có tên là Bảy. Chiều thứ hai tới, anh Tư sẽ lên trường gặp tôi vào lúc tan giờ học. Hai chúng tôi sẽ làm quen nhau, vì chúng tôi còn cộng tác với nhau lâu dài. Tôi phải nhớ để đón anh vào chiều thứ hai này. Thế là từ nay, cuộc đời tôi sẽ hoàn toàn gắn bó với anh, mà không riêng gì bản thân tôi, cả vợ tôi và con gái tôi nữa… Sẽ chẳng có ai hiểu rõ chúng tôi bằng anh.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:47:28 pm »

2

Chúng tôi đến Cao Bằng vào giữa năm 1966. Thời gian này, máy bay Mỹ đang đánh phá dữ đội các trục đường giao thông và các bến phà khắp miền Bắc. Nhưng suốt rẻo mấy tỉnh giáp Trung Quốc, chúng chỉ bay lượn qua và đánh mấy trọng điểm trên đường số 4 và dọc đường số 1 từ Lạng Sơn đổ lên. Máy bay Mỹ thỉnh thoảng bay qua thị xã giống như cái lòng chảo lọt giữa những dãy đồi, để lại trên bầu trời mùa hạ xanh ngắt những cái đuôi khói bị gió thổi tạt, ngoằn ngèo. Những đụn khói khác của đạn cao xạ đuổi theo, những tiếng lụp bụp như đập mẹt. Đó là tiếng súng của các đơn vị phòng không lính Trung Quốc đặt trên các mỏm đồi quanh đấy dù máy bay Mỹ bay cao hay bay thấp, ở bất cứ cự ly nào, các khẩu cao xạ của Trung Quốc đều ra sức bắn lên dữ dội, áng chừng để thị uy với người dân Việt Nam hơn là để bắn rơi máy báy địch. Hồi đầu các khẩu súng bộ binh của tự vệ thị xã cũng đua nhau bắn theo, nhưng về sau thị đội chỉ thị phải tiết kiệm đạn, chỉ được nổ súng khi nào bắn chắc ăn.

Những khẩu đội cao xạ của Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ cho các đơn vị làm đường của họ. Lúc này theo hiệp định đã ký giữa hai nước, Trung Quốc sang làm giúp Việt Nam một số con đường chiến lược dọc biên giới. Ngay sát thị xã cũng có một đơn vị công binh Trung Quốc đang làm nhiệm vụ ở đó. Những người lính Trung Quốc làm quần quật suốt ngày, họ không được phép giao dịch hay trò chuyện với người dân địa phương. Họ làm và ăn ngay trên công trường, khi nghỉ ngơi thì rút cuốn sách đỏ ra đọc như đọc kinh cầu nguyện

Hồi này ở Trung Quốc, cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản do ông Mạo Trạch Đông đích thân phát động đang ở giai đoạn quyết liệt. Thoạt đầu thì các nhà lãnh đạo văn hóa bị hạ bệ, rồi đến thành ủy Bắc Kinh lan tới Bộ Chính trị và nhằm thẳng vào chủ tịch nước là ông Lưu Thiếu Kỳ. Ở các quầy sách báo trong thị xã của chứng tôi cùng thấy treo la liệt những cuốn họa báo Trung Quốc, in ảnh các tiểu tướng Hồng vệ binh đang "làm phản có lý", nhưng tấm ảnh đặc sệt những khuôn mặt non choẹt đằng đằng sát khí, những cái miệng mở to kêu gào và những nắm đấm giơ cao. Rồi ảnh những vở kinh kịch hiện đại, tác phẩm của bà Giang Thanh, nào "Cây đèn đỏ", nào "Dùng mưu chiếm Uy Hổ Sơn",vvv... Cuối cùng là tấm ảnh một người to béo, mặt phị hờ hững giơ tay và sau lưng ông ta có một người nữa thấp nhỏ, xúng xính bộ quân phục quá mới và quá rộng, đội mũ vải gắn ngôi sao đỏ, cổ áo đính hai miếng tiết, đôi lòng mày rậm cụp xuông, cái miệng nhỏn nhỏen, cái cằm nhọn và bàn tay giơ lên cuốn sách đỏ. Đó là Mao Chủ tịch và người thừa kế vĩ đại của ông ta.

Thị xã của chúng tôi là một thành phố xinh xắn và đẹp đẽ, chỉ cách biên giới chừng vài chục cây số đường chim bay, Nó nằm lọt giữa những dãy đồi trồng toàn cây sở mà về mùa xuân, hoa sở nở trắng rơi lả tả trên nền cỏ xanh, Dòng song hiền hoa như một dải lụa cẩm thạch bao quanh lấy thị xã nổi tiếng về giống thuốc lá thơm, sợi vàng như mật. Năm ấy đã có lệnh phòng không sơ tán nhưng chỉ có các trường học rời vào các làng bản quanh đó, các cơ quan thì chia làm hai nơi : thị xã và nơi sơ tán, nhưng nơi sơ tán chẳng có ma nào chịu đến ngoài bảo vệ. Còn nhân dân đâu vẫn cứ nguyên đấy, chợ búa vẫn họp đông, cửa hàng vẫn tấp nập người ra vào. Thị xã vẫn sầm uất, mặc dù nó đang phải chịu hai sức ép, thứ nhất là bom đạn của Mỹ có thể từ trên máy bay bất thình lình trút xuống và thứ hai là luồng gió độc của cuộc đại cách mạng văn hóa từ bên kia biên giới thổi sang. Nhưng chẳng điều gì làm thay đổi cuộc sống của mọi người dân thường. Gia đình tôi cũng vậy, tôi thì ngày hai buổi đến cơ quan làm việc, thỉnh thoảng xuống các huyện kiểm tra công tác bảo vệ rừng, vợ tôi đi dạy học và con gái tôi thì đi học, chỉ có điều cả hai mẹ con đều phải đi xa hơn trước vì trường sở đã sơ tán cách thị xã vài cây số, ở tít những đồi đất kia.

Hàng ngày con tôi đi cùng với mẹ nó đến trường. Vợ tôi đềo nó ngồi sau xe đạp. Nhưng khi tan học, thường nó đi về một mình, Nó đi chơi với lũ bạn cùng lớp, khi thì ra bờ sông thả thuyền giấy, khi thì nhặt những viên sỏi trắng về chơi đánh ô, đánh chuyền, khi thì hái hoa, nhặt lá chơi bày hàng. Bọn con trai thì chạy đuổi nhau và đá bóng trên bãi cỏ ven sông. Chúng la hét cho đến khi nóng rực người lên rồi nhảy ùm xuống sông lặn ngụp thỏa thuê.

Nhiều buổi chiều đám trẻ nhỏ học sinh kéo nhau ra đứng trên cầu xi măng bắc qua sông Hiến, lối vào thị xã và khi gặp những người lính Trung Quốc, bọn trẻ láu lỉnh hét to "Oan xuê, oan xuê...". Những người lính Trung Quốc phần lớn là sĩ quan gật đầu khen : Hảo, hảo,.. và móc túi cho chúng hàng vốc huy hiệu đỏ chói. Những chiếc huy hiệu này được chúng đem về thay cho những đồng xu cạch để đánh đáo. Về sau, dù cho bọn trẻ có sốt sắng hết to đến đâu, những người bạn lớn chỉ gườm gườm nhìn chúng và đi thẳng. Ít nhất họ cũng biết rằng việc làm của họ trước đây chẳng đem lại lợi ích hết mà lại còn quá ư vô duyên.

Có một sĩ quan Trung Quốc thường hay được bọn trẻ nhắc đến và chính người này cũng hay tìm cách la cà nói chuyện với chúng. Trước hết vì anh ta nói sõi tiếng Việt, phát âm khá chuẩn mà chẳng có chút gì lơ lớ, sau nữa vì anh ta hay cho bọn trẻ kẹo hoặc bánh lương khô. Anh ta còn trẻ, trạc ba lăm, ba sáu tuổi, vẻ mặt thanh mảnh, đeo kính trắng gọng vàng chóe nom rất trí thức. Buổi chiều, anh ta cũng thường hay dạo chơi trên cầu xi măng và từ xa, bọn trẻ thoáng trông thấy đã réo gọi:

- Chú Lưu,... chú Lưu.

Anh đứng trên cầu giơ tay vẫy vẫy, vẻ mặt tươi cười:

- Chào các cháu thiếu nhi Việt Nam anh hùng.

Anh ta lên là Lưu Nghị, chính ủy của đơn vị công bình Trung Quốc đang làm con đường chiến lược gần thị xã của chúng ta.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:51:02 pm »

3

Tôi được gặp và nói chuyện với Lưu Nghị lần đầu vào ngày lễ Bát Nhất năm ấy. Để thắt chặt mối quan hệ hữ nghị giữa quân đội hai nước Việt - Trung, vào dịp lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội Trung Quốc 1 - 8, Ban chỉ huy tỉnh đội đã mở tiệc chiêu đãi các sĩ quan từ cán bộ trung đội trở lên của đơn vị công binh mở đường Trung Quốc. Về phía chủ nhà, ngoài các anh bên tỉnh đội còn có các đồng chí bên tỉnh ủy, ủy ban hành chính tỉnh và các cán bộ đầu ngành của tỉnh.

Buổi chiêu đãi diễn ra tại hội trường lớn của tỉnh. Các vị khách đều chỉnh tề tỏng bộ quân phục, nhưng họ không đeo quân hàm vì trong cách mạng văn hóa, quân hàm đã bị xóa bỏ cho nên trên cổ áo người nào cũng chỉ có hai miếng nỉ đỏ, chẳng biết cấp nào với cấp nào. Tất cả đều giữ thái độ rất nghiêm trang và kỷ luật, chẳng có ai cười nói hay trò chuyện với chủ nhà, ngoài vị tư lệnh - một cán bộ chừng năm mươi tuổi. Hai bài diễn văn của khách và chủ đều ra sức ca ngợi lẫn nhau, ca ngợi mối tính chiến đấu khăn khít vì chủ nghĩa cộng sản của quân đội hai nước. Ăn tiệc xong, các vị khách ở lại xem văn công quân khu biểu diễn và nghe các cô văn công hát : "Việt Nam - Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông,.."

Năm mới lên Cao Bằng, tôi cũng được dự buổi chiêu đãi lớn ấy. Tò mò ngắm nhìn những người đồng hương của tôi đã từ nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa mênh mông lặn lội sang Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam mở đường đánh Mỹ. Tôi hơi phân vân khi nhận thấy thái độ quá dè dặt của những sĩ quan Trung Quốc, mặc dù khi chạm chén, đáp lời mới của chủ nhà, họ cũng kêu "Can pây, can pây". Rồi họ cũng hô to những câu khẩu hiệu cùng với chúng ta, nhưng xem ý cứ gượng gạo làm sao ấy.

Chỉ một người có thái độ khác hẳn, đó là chỉnh ủy Lưu Nghị. Anh ta rất xởi lởi, trò chuyện với chúng tôi. Khi được biết tôi họ Trương và phụ trách công tác lâm nghiệp, anh ta tỏ vẻ rất vui, cứ quấn lấy tôi để nói chuyện, Và trong câu chuyện, anh ta tỏ ra khá lịch lãm, nói năng thoải mái, không bì gò bó trong những vấn đề chính trị và tôi thấy chưa lần nào anh ta nói về cuộc cách mạng văn hóa đang sôi nổi ở Trung Quốc. Còn tôi, tất nhiên tôi không bao giờ hỏi về chuyện đó....

Và nếu như không có sự việc xảy ra tiếp thoe thì tôi cũng quên đi, không còn nhớ về người chính ủy Trung Quốc đã từng nói chuyện với tôi trong buổi chiêu đãi ấy.

Một hôm, con gái tôi, cháu Trương Tú Hoa về học rất muộn. Xẩm tối, tôi mới thấy nó cắp cặp về nhà. Tôi hỏi:

- Hôm nay con đi chơi những đâu mà đến bây giờ mới về ?

- Bố ạ, chiều nay con gặp chú Lưu.

- Mình con gặp à ?

- Không, tất cả bọn chúng con đang chơi ở bờ sông thì gặp chú ấy cưỡi ngựa đi tới. Chú ấy xuống ngựa và rủ chúng con ngồi quây quần nói chuyện trên bãi cỏ.

Lúc ấy, trời đã xế chiều, cuối tháng chín, thời tiết kho ráo và sạch sẽ. Lưu Nghị buộc ngựa vào gốc cây rồi rủ bọn trẻ ngồi trên bãi cỏ, vây quanh anh ta. Câu chuyện bắt đầu từ những điều rất vẩn vơ, chẳng nhằm mục đích gì hết. Trong đám trẻ có một đứa đột nhiên hỏi một câu, không rõ tự nó nghĩ ra hay do người lớn bày cho:

- Chú Lưu này, chú họ Lưu phải không ?

- Đúng rồi mà, chú họ Lưu tên Nghị.

- Vậy chú có họ với ông Lưu Thiếu Kỳ chứ gì ?

Tức thì Lưu Nghị nghiêm mặt, xua tay:

- Đâu có, đâu có... Lưu Thiếu Kỳ là một tên phản cách mạng, một tên...ờ.. phục hồi chủ nghĩa tử bản... không tốt đâu...

Nói rồi, đôi mắt anh ta nhìn gườm gườm vào mặt chú bé vừa đưa ra câu hỏi ma mãnh ấy. Cả bọn trẻ cười ầm lên.

Một chú nhóc khác chừng mười hai, mười ba tuổi đứng sau bạn nó, dướn người, hỏi to:

- Cháu hỏi nhá, chú có họ với ông Lưu Bị không ?

Đột nhiên đội mắt của Lưu Nghị sáng lên như vừa nhìn thấy một điều gì vui thú, anh ta quay sang chú bé vừa hỏi và trả lời :

- Lưu Bị à ? Lưu Bị tức là Lưu Huyền Đức, cháu biết chứ ?

- Cháu biết, cháu đã đọc hết cả bộ Tam quốc, cháu biết Lưu Bị cả Tào Tháo với Tôn Quyền nữa....

Lưu Nghị cười hà hà, gật đầu:

- Cháu giỏi quá, cháu đọc hết cả bộ Tam quốc thì giỏi lắm. Tam quốc nghĩa là ba nước, nước Ngô của Tôn Quyền, Ngụy của Tào Tháo, và Lưu Bị là vua nhà Hán. Vậy chú hỏi nhé, cháu cơ biết ông Lưu Bị kết nghĩa anh em với những ai nào ?

Cháu bé được khen rất khoái trí, nó vênh mặt với đám bạn nhỏ và sẵn sàng trả lời :

- Cháu biết quá đi chứ! Lưu Bị này, Quan Vũ này, Trương Phi này, ba người kết nghĩa anh em với nhau trong vườn đào, gọi là Đào viên kết nghĩa
Lưu nghĩ vỗ hay tay vào nhau, khen nức nở : "Tốt quả, giỏi quá". Rồi anh ta móc túi đeo bên mình, lấy một túi kẹo tặng chú bé thuộc lòng bộ sách Tam quốc chí, Chú bé bóc luôn túi kẹo chia cho cả bọn.

Chờ cho đám trẻ chia kẹo xong, Lưu Nghị lại hỏi:

- Chú hỏi câu này, nếu cháu nào biết thì chú thưởng lương khô, được không ?

- Được...- Cả đám đồng thanh hưởng ứng và tất cả những bộ mặt hau háu đón nghe câu hỏi của viên chính ủy Trung Quốc.

- Cháu đã đọc sách Tam quốc, vậy cháu có biết cái đoạn Quan Vũ hộ tống hai bà vợ của Lưu Bị rồi bị Tào Tháo nó bắt được giam trong doanh trại của quân Tào không nào ?

Cả đám trẻ nhao nhao giục chú bé ham đọc sách trả lời : "Kìa nói đi, trả lời chú ấy đi, Hùng "dô"...". Chú bé có cái tên là Hùng "dô" nhăn cái trán dô suy nghĩ một lát rồi reo to :

- À cháu nhớ rồi nhá. Quan Công bị Tào Tháo bắt nhá bị lão ta giam giữ trong doanh trại quân Tào những lại được đối xử tử tế nhá. Khi Quan Công trốn thoát đã chém sáu tướng vượt qua năm cửa ải của Tào Tháo nhá. Đúng không nào ?

Đám trẻ vỗ tay khoái trí vì câu trả lời của bạn, còn Lưu cũng vui thích ra mặt, cười ầm lên và nói:

- Giỏi lắm, giỏi lắm, thiếu nhi Việt Nam giỏi lắm.

Anh ta lại móc túi dết lấy ra mấy phong lương khô phân phát cho đám trẻ, Riêng thằng Hùng "dô" được chia nhiều hơn cả. Đang nhai lương khô, chợt nó nuốt vội và nói:

-   Này, chú Lưu này, có cái tranh ấy đấy…

-   Tranh gì ? Lưu Nghị hấp tấp hỏi – Cháu nói cái tranh gì ?

-   Tranh vẽ Quang Công mặt đỏ bị Tào Tháo bắt giam ấy mà. Tranh đẹp lắm nhá, vẽ Quan Công cầm đuốc đứng canh cho hai người đàn bà đang ngủ.

-   Ở đâu, ở đâu ? – Giọng hỏi của Lưu Nghị thẳng thốt đến lạc đi...

Bọn trẻ vẫn hồn nhiên, một đưa khác lanh chanh trả lời:

-   Đúng rồi, ở nhà thằng Chuýn có bức tranh ấy, đúng rồi …

-   Thằng Chuýn à ?

-   Vâng, nó đây này, chú Lưu này…

Cả bọn hướng về một chú bé trạng mười tuổi, mặt tròn, tóc cắt cao đang chúi vào lưng những đứa khác vì xấu hổ.

-   Nó là Voòng Chuýn, nhà nó mở hiệu chụp ảnh ở đầu thị xã đấy.

-   Nhà nó treo rất nhiều tranh Tàu nhá… Đẹp cực kỳ...

-   Có cả tranh ông tướng cưỡi ngưa ô, mặc áo giáp,…

-   Triệu Tử Long đấy… Mày đếch biết….

Lưu Nghị ngồi đờ ra mặc cho đám trẻ đua nhau nói để phô trương sự hiểu biết của chúng. Anh ta đang mải nhìn chú bé có cái tên rất Tàu là Voòng Chuýn. Cứ cái tên ấy và cứ khuôn mặt kia thì Lưu thừa biết đó là người đồng hương của mình… Chờ cho đám trẻ bớt nhốn nháo. Lưu hướng vào chú bé Voòng Chuýn và hỏi:

-   Nhà cháu chụp ảnh à ?

-   Đúng đấy, ở ngay đầu thị xã đây thôi, thẳng cầu xi măng xuống mà…

Lại vẫn những chú bé khác lanh chanh trả lời thay, còn Voòng Chuýn vẫn thẹn thò nấp sau lưng bạn.

Lưu Nghị gật gật:

-   À ra thế, lâu nay chú vẫn muốn chụp bức ảnh kỷ niệm để gửi về gia đình.

Đám trẻ lại nhao nhao:

-   Phải đấy, chú xuống chụp đi, chúng cháu đưa chú đến. Bố nọ chụp đẹp lắm, phóng đại tô màu nữa.

-   Thôi… để khi khác. Bây giờ chiều rồi, khi khác chú sẽ xuống. Cháu về nói với bố cháu rồi thế nào chú Lưu cũng sẽ đến chụp ảnh… Mà cháu tên là Chuýn à ?

Lại một đứa khác mạnh bạo hơn nói :

-   Ở nhà thì nó tên là Chuýn, Voòng Chuýn, còn ở lớp lại có tên là Hoàng Quân… Hay thật…

-   Nó là người Hoa mà.

-   Đứa này cũng là người Hoa đấy chú Lưu ạ!

Nó chỉ một em gái trạc tuổi Chuýn bẽn lẽn ngồi sát bên Lưu Nghị:

-   Nó tên là Trương Tú Hoa.

-   Bố nó là ông Trương Đạt, phó Ty lâm nghiệp đấy.

-   À, à…- Lưu Nghị xoa xoa mái tóc của Tú Hoa – Chú có biết và đã nói chuyện với bố cháu. Cháu về nói với bố cháu là có chú Lưu Nghị gửi lời chào bố nhé…
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2013, 10:57:15 pm gửi bởi fantomasft » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:52:39 pm »

4

Câu chuyện mà Tú Hoa kể lại khiến tôi không thể không nghĩ ngợi về người chính ủy Trung Quốc có dáng vẻ rất trí thức này. Anh ta là ai? Và đang tìm hiểu điều gì trên đất Cao Bằng này? Tôi phải tự kiềm chế mình để gạt bỏ cái ý muốn được tiếp xúc với anh ta một lần nữa, muốn tìm hiểu thêm về con người này. Tôi đang phải giấu kín mình và rồi không chóng thì chày, sẽ có ngày anh ta tìm đến tôi hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp…

Khoảng một tuần sau, vào ngày 1-10, ngày Quốc Khánh Trung Quốc, Ủy ban hành chính và Tỉnh ủy lại tổ chức buổi chiêu đãi lớn các sĩ quan Trung Quốc trong các đơn vị công binh và phòng không thuộc địa phận Cao Bằng. Lần ấy tôi vắng mặt vì tôi đang đi xuống huyện Trà Lĩnh có công tác đột xuất, vả lại hôm tôi còn ở cơ quan, bên ủy ban có gửi giấy mời sang nhưng giấy lại ghi đích tên đồng chí trưởng ty, nên tôi cũng biết và tế nhị viện cớ công tác để vắng mặt luôn thể. Tối 31-9, tỉnh tổ chức chiêu đãi thì mãi trưa 1-10 tôi mới ở dưới huyện về. Trưa hôm ấy trong thị xã rất đông lính Trung Quốc. Họ được nghỉ và được phép đi chơi phố nhưng họ đi thành tổ ba người và chỉ loanh quanh ngoài đường, nghiêng ngó nhìn vào các cửa hàng, chứ không một ai mua bán gì hết. Cả ở chợ cũng vậy. Từng tốp lính Trung Quốc lượn lờ hết khu này sang khu khác hoặc đứng ngây ra nhìn những cuốn sách bày trên quầy và khi người bán hàng ra hiệu mời mua thì họ lắc đầu bỏ đi. Cũng may trưa hôm đó không hề có báo động, máy bay Mỹ cũng không lần nào quấy rối sự bình yên của cái thị xã vùng biên này.

Cũng trưa hôm đó, Lưu Nghị đã vào hiệu chụp ảnh ở đầu thị xã cùng với hai người lính Trung Quốc. Hôm đó, Lưu mặc thường phục, nghĩa là anh ta chỉ mặc có chiếc áo sơ  mi trắng mà không đội chiếc mũ vải gắn ngôi sao đỏ.

- Chào ông chủ!

Từ ngoài cửa, chính ủy Lưu Nghị đã chào rất to. Lão Cắm Sềnh vội chạy ra, cúi rạp người, lễ phép:

- Kính chào các đồng chí… Xin mời vào, xin mời…

Rồi lão quay người đi trước đưa ba người Trung Quốc vào nhà. Vừa đi lão vừa nói:

- Hà hà… hôm nay là ngày lễ Quốc Khánh, các đồng chí hạ cố… Thật là vinh dự lớn. Xin chúc mừng các đồng chí nhân dịp trọng lễ của chúng ta… Xin mời vào…

Vào trong nhà, Lưu Nghị đưa mắt nhìn quanh và nói:

- Hôm nay chúng tôi đến thăm ông chủ và muốn chụp tấm ảnh kỷ niệm…

Cắm Sềnh lại cúi người:

- Rất vinh dự, rất vinh dự… Xin mời các đồng chí vào phòng ảnh. Tôi xin chụp mỗi đồng chí vài kiểu ảnh rất đẹp…

Lưu chính ủy miệng nói mà mắt cứ nhìn chằm chằm vào mặt Cắm Sềnh:

- Chỉ có tôi chụp thôi, còn hai đồng chí ở đây xem ảnh…

Cắm Sềnh chợt hiểu nhưng lão vẫn không thay đổi điệu bộ:

- Vậy xin mời đồng chí…

- Chàu Voòng Chuýn có nhà không, ông chủ?

- Dạ có đấy ạ. Cháu đang học tổ ở nhà dưới. Đồng chí cũng biết cháu?

- Tôi đã nói chuyện với nó cách đây một tuần mà. Nó không nói lại với ông chủ sao?

- Dạ có đấy ạ… Vậy ra là thủ trưởng Lưu. Chà chà… Xin lỗi, tôi không biết, tôi thật là không có mắt mong thủ trưởng bỏ quá…

Lão Lưu Nghị vào phòng trong. Giả bộ như không hay biết chuyện gì hết, lão Cắm Sềnh cứ loay hoay dựng lại chiếc máy ảnh có lắp chân cao lênh khênh rồi sửa lại chiếc ghế dành cho khách chụp ngồi cho ngay ngắn.

Viên chính ủy Trung Quốc lơ đãng, không để ý đến lão. Anh ta đi đi lại lại ngắm những bức tranh treo la liệt trên tường. Chủ nhân có vẻ là người thích chơi tranh quốc họa, đủ loại tranh, bức thì cắt từ cuốn họa báo ra, bức thì do những họa sĩ chép lại từ những tranh cổ, tranh chim cá, hoa cỏ của Tề Bạch Thạch khá nhiều, treo xen với những bức tranh vẽ các ông tướng Tàu với giáp trụ uy nghi, ngựa xe, cung kiếm đủ cả…

Lưu Nghị dừng lại trước một bức tranh treo chính giữa nhà, đối diện với bộ bàn ghế tiếp khách thân tình. Bức tranh khá lớn, vẽ cảnh Quan Vân Trường đang đứng rất oai phong, một bàn tay nắm thanh long đao, tay kia giơ cao cây đuốc đang cháy đùng đùng soi tỏ gian phòng có hai người vợ của Lưu Bị đang ngủ. Nội dung của nó muốn thể hiện tấm lòng trung trinh của Quan Vũ đối với người anh kết nghĩa và là chúa công của mình. Khác với những bức tranh Tàu cùng treo, bức tranh như còn đang dở dang, chỉ có hình mà chưa có dòng chữ Hán loằng ngoằng và dấu triện son đỏ chót. Thành ra nó có vẻ như trống trếnh về mặt bố cục.

Đó chính là bức tranh mà bọn trẻ đã tả lại cho Lưu Nghị nghe chiều hôm ngồi ở bờ sông…
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:55:00 pm »

5

Thấy khách đứng tần ngần trước bức tranh Quan Vũ, Cắm Sềnh bỏ việc thu xếp chụp ảnh, đến gần Lưu Nghị hỏi:

- Lưu đồng chí xem bức tranh đó thế nào?

Viên chính ủy rời mắt khỏi bức tranh, quay lại:

- Tranh đẹp lắm, nhiều ý nghĩa lắm… nhưng còn thiếu… ông chủ ạ…

- Đồng chí cứ dạy bảo, tôi xin lĩnh ý…

Lưu Nghị lẳng lặng tháo bức tranh, đặt trên mặt bàn. Anh ta nhìn quanh chợt thấy cái nghiên mực tàu mài sẵn trên gác chiếc bút lông. Lưu cầm bút, chấm vào nghiên mực một cách chậm rãi, rồi đến bên bức tranh, miệng hỏi:

- Ông chủ cho phép chứ?

- Xin cứ tự nhiên, xin cứ tự nhiên…

Lưu cúi người, ấn ngọn bút lông mèo viết bốn chữ Hán thành một cột dọc sát bên hình vẽ Quan Vân Trường, nét chữ của anh ta rất sắc và bay bướm chứng tỏ anh ta là người cầm bút lâu năm. Cắm Sềnh nghênh đầu khẽ đọc:

- Thân – tại – Tào – doanh… hảo hảo…

Và lão dừng lời chờ đợi Lưu Nghị viết tiếp, nhưng viên chính ủy nhấc bút, anh ta đứng thẳng người đưa cây bút cho Cắm Sềnh:

- Xin mời…

Ông chủ hiệu chụp ảnh cười hà hà, đỡ cây bút và viết luôn tiếp theo cạnh bốn chữ của Lưu Nghị; “… Tâm – tại – Hán” Rồi lão đứng thẳng người, đọc cả câu:

- Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán. Hà hà, đúng quá rồi… nhưng vẫn còn thiếu đồng chí à!

- Phải, còn thiếu! – Lưu Nghị gật đầu. Anh ta móc trong túi áo ra một nửa cái triện khắc bằng gỗ, ghé miệng hà hơi rồi ấn mạnh xuống dưới hàng chữ. Trên bức tranh xuất hiện một nửa cái triện son đỏ chót. Lưu Nghị thong thả gói cái triện vào một tờ giấy rồi bỏ vào túi, đưa mắt nhìn Cắm Sềnh.

Lão chủ hiệu ảnh đưa cả bàn tay lên gãi đầu và móc trong ngăn kéo tủ, lấy ra cái triện gỗ riêng của lão. Lão cũng đưa miệng hà hơi và ấn mạnh sát với nửa cái dấu son của viên chính ủy. Khi lão nhấc tay lên, hai nửa triện đóng rất khớp nhau không khe hở, cũng cùng một mầu son đỏ…

Bức tranh trở nên hoàn chỉnh. Lưu Nghị cầm bức tranh giơ lên nheo mắt ngắm nghía và treo lên tường một cách trân trọng như một người vốn sùng bái ngành cổ họa. Anh ta quay ra, giơ tay nắm lấy bàn tay của Cắm Sềnh. Hai người gần như ôm nhau.

- Đồng chí…

- Đồng chí…

Đôi mắt bạc phếch của người chủ hiệu ảnh chớp chớp, cảm động. Lát sau lão nói:

- Lưu đồng chí, bấy lâu nay, Quan Vũ tôi lưu lạc trên đất Tào, tâm vẫn hướng về Hán quốc… Nào ngờ hôm nay lại gặp cố nhân. Tôi vẫn hằng mong đợi tin tức của Lưu Huyền Đức… Chẳng hay đồng chí…

Lưu Nghị vẫn nắm bàn tay xương xẩu của người chủ hiệu ảnh. Anh ta mỉm cười:

- Tổ quốc ghi công đồng chí mười lăm năm nay một mình hoạt động kiên trì ngay tại sào huyệt đối phương. Tôi sang đây đã lâu, nhưng đến nay mới chắp được mối liên hệ với đồng chí, xin đồng chí lượng thứ vì hoàn cảnh khó khăn không cho phép… Thì giờ cấp bách, tôi xin báo tin vui để đồng chí biết: Lưu Huyền Đức đã nhập Tào, nhưng đồng chí ấy sang đây bằng con đường hợp pháp, nên đã cử tôi đến liên lạc với đồng chí. Như vậy, Lưu Bị và Quan Vũ đã có mặt, chỉ còn thiếu Trương Dực Đức, phải làm sao tìm được tung tích của em Ba…

- Tôi sẽ cố gắng. Nhờ đồng chí chuyển đạt lên anh Cả rằng tôi sẽ cố gắng tìm cho được chú Ba để đủ hội thề kết nghĩa vườn đào…

Mọi thủ tục để bắt liên lạc với nhau đã xong, tôi được biết sau đó, Lưu Nghị đã phổ biến cho Cắm Sềnh những điều cần thiết để tiếp tục hoạt động: ám hiệu để nhận nhau, hộp thư bí mật để chuyển đạt và tiếp nhận những báo cáo lên cấp trên và chỉ thị của cấp trên gửi xuống…

Điều quan trọng nhất mà tôi nắm được tức là họ đang cố công tìm kiếm một người mang mật danh là Trương Dực Đức, tức Trương Phi, tức chú Ba (hay em Ba) để đủ thành một tổ hoạt động tình báo ở vùng biên giới này, tổ ấy lấy mật danh là “Đào viên kết nghĩa”, rập đúng theo chương đầu của cuốn tiểu thuyết cổ Tam quốc chí. Họ đã có Lưu Bị và Quan Công nhưng còn thiếu Trương Phi, mà Trương Phi là ai và ở đâu thì chẳng có một người nào biết ngoài bản thân hắn ta…
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 11:00:46 pm »

6

Hiệu ảnh của Voòng Cắm Sềnh ở ngay đầu thị xã, nằm thụt sâu vào phía trong, cách mặt đường đến hai chục mét. Ngoài cửa treo tấm biển to sơn dòng chữ lớn: “HIỆU ẢNH KIM THÀNH” và mấy hàng chữ nhỏ bên dưới: “Chuyên chụp chân dung mỹ thuật, chụp chứng minh, thẻ học sinh lấy ngay, chụp đám cưới, đám tang đến tận nhà”. Đã nhiều lần có việc đi qua, tuy tôi cũng không hay dừng lại, nhưng vẫn đưa mắt ngắm nghía cái cơ ngơi làm ăn của ông thợ ảnh người Hoa này. Thỉnh thoảng tôi cũng có gặp Cắm Sềnh đứng ở cửa, thấy tôi ông ta chào rất to:

- Chào ông phó ty…

Tôi cúi đầu chào lại và đạp đi thẳng. Cắm Sềnh người tầm thước, cao chừng mét sáu nhưng to ngang. Tóc rậm và cứng lại được cắt ngắn nên cứ chổng lên y như cái bàn chải ngựa. Mặt mũi phương phi, râu tuy đã cạo nhẵn vẫn cứ hiện lên một màu xanh phớt. Cắm Sềnh có dáng  vẻ là một lão đồ tể hơn một nhà nhiếp ảnh. Sau này nhờ có anh Tư nên tôi mới biết ngọn ngành nguồn gốc của ông ta. Năm ấy Cắm Sềnh trạc ngoài bốn mươi, hơn tôi chừng hai ba tuổi gì đó…

Từ sau ngày Quốc khánh Trung Quốc năm ấy, tôi biết Cắm Sềnh có để ý đến tôi . Việc này lại do cháu Tú Hoa kể lại. Mỗi khi nó đến nhà để học tổ chung với Voòng Chuýn bao giờ cũng được Cắm Sềnh hỏi han rất thân tình. Ông ta hỏi thăm về tôi khá tỉ mỉ, dạo này tôi có hay đi công tác không, có khỏe không, có khi nào về Hà Nội không, v.v…

Và tôi cũng bắt đầu chú ý đến lão thợ ảnh ở đầu thị xã ấy… Tôi cũng muốn tìm cách làm quen với lão nhưng bằng cách nào đó thật tự nhiên mà không gây nghi ngờ cho lão. Tôi đang phân vân thì một hôm tôi nhận được tin của anh Tư.

Hôm ấy vào sáng chủ nhật, tôi đang ngồi nhà thì có người đến tìm. Đó là một thanh niên chừng hăm tám tuổi đen, khỏe và lực lưỡng. Anh ta mặc bộ đồ xanh công nhân, hai bàn tay dính đầy dầu mỡ. Rõ là một con người lao động, thoạt trông đã có cảm tình.

Gặp tôi trong lúc nhà vắng người, anh ta nói nhỏ:

-         Em ở chỗ anh Tư muốn gặp anh Bảy…

Tôi mừng quá nắm lấy tay anh:

-         Tôi là Bảy đây. Tuần trước tôi có viết thư cho anh Tư nhưng chưa nhận được thư trả lời…

Anh thanh niên gật đầu:

-         Anh Tư cũng có nói với em. Anh Tư dặn em nói lại với anh như sau: “Nếu anh cần chụp ảnh thì cứ đến thẳng hiệu mà chụp chẳng cần phải đợi thợ đến nhà”…

Như vậy là anh Tư bảo tôi nên đến thẳng nhà Cắm Sềnh, đừng nấn ná chờ đợi nữa. Chỉ thị của anh đúng với ý nghĩ của tôi. Tôi gật đầu như để hiểu ý câu vừa nói. Anh thanh niên đứng lên:

-         Thôi em về. Từ nay anh có cần gửi gì cho anh Tư thì anh cứ ra bến xe tìm em. Em tên là Huy, lái xe khách đường Hà Nội – Cao Bằng, ngày nào em cũng đi…

-         Vâng, cám ơn chú…

Ngay sáng hôm đó, khi con tôi đến nhà Voòng Chuýn để học tổ, tôi bảo nó:

-         Hôm nay bố mẹ phải đi lao động vắng, nhà khóa cửa, con đến học nhà bạn cứ ở đó khi nào bố đến gọi hãy về…

-         Vâng ạ. – Rồi con tôi cắp cặp đi học.

Buổi trưa, tôi lững thững đi bộ đến hiệu ảnh Kim Thành. Từ nhà tôi đến đây chừng năm trăm mét, vì tôi ở giữa phố. Tôi không vào ngay mà đứng ở cửa, gọi to:

-         Tú Hoa ơi… Tú Hoa…

Đã thấy ngay cái mặt to béo của Cắm Sềnh thò ra. Trông thấy tôi lão cười:

-         Chào ông phó ty… mời ông vào nhà đã…

-         Chào ông Sềnh, cho tôi hỏi con bé cháu nhà tôi có trong nhà không ạ?

-         Có đấy, có đấy… Các cháu học bài xong rồi đang chơi tú-lơ-khơ với nhau… Chà cháu Tú Hoa ngoan lắm à…

-         Tôi sang gọi cháu về ăn cơm.

-         Chẳng mấy khi, mời ông phó ty vào nhà uống nước.

-         Thôi để khi khác… - Miệng nói vậy nhưng tôi vẫn bước theo lão đi vào – Ông Sềnh à, ông đừng kêu tôi là phó ty, ông cứ gọi tên tôi là Trương Đạt dễ nghe hơn mà…

-         Dạ… ông Trương Đạt…

Cắm Sềnh đưa tôi vào phòng trong, nơi lão đã tiếp Lưu Nghị hôm 1-10 vừa rồi. Bức tranh Quan Công cầm đuốc treo giữa gian phòng đập ngay vào mắt tôi. Và khi tôi mải ngắm tranh, tôi có cảm giác hình như có một luồng mắt đang chăm chú theo dõi tôi, nhưng tôi vẫn coi như không hay biết gì hết.

Lão thợ ảnh Cắm Sềnh lẳng lặng để mặc tôi đứng đó, lão ra bàn pha nước và chờ khi tôi quay lại, lão vội mời:

-         Xin mời ông phó ty… à xin lỗi tôi lại quên, mời ông Trương Đạt xơi nước…

-         Cám ơn ông – Tôi đáp và đi đến ngồi xuống ghế, đỡ chén nước trà nóng từ tay của Cắm Sềnh. Tôi nhấm nháp và đưa mắt nhìn Cắm Sềnh thong thả nói – Hôm nay tôi mới biết ông là người yêu mỹ thuật, ông có nhiều bức tranh cổ đẹp quá…

Lão chủ hiệu có vẻ khoái trí, cười hà hà:

-         Vâng, thưa ông tôi rất thích loại tranh này. Tôi đã bỏ nhiều công phu để sưu tầm mới có được một ít. Những lúc thư nhàn, tôi thường một mình ngồi ngắm tranh cảm thấy trong lòng vô cùng sảng khoái… Thưa ông Trương Đạt, ông thấy thế nào, bức tranh Quan Công này?

Cắm Sềnh giơ tay chỉ vào bức tranh treo chính giữa đó. Tôi đã hiểu dụng ý của lão nhưng tôi lờ đi, vẻ như không hiểu. Tôi gật gù:

-         Đẹp lắm và… có ý nghĩa lắm… Tiếc rằng tôi không thạo chữ Hán. Trước kia cũng có học được ít năm nhưng đã lâu không dùng đến nên quên gần hết. Dòng chữ viết cũng rất đẹp chứng tỏ người viết rất có hoa tay.

Chữ này của ông viết phải không ạ?

-         Không đâu ạ, đấy là của một người bạn tôi đã viết. Ông không đọc được à? Tiếc nhỉ!

-         Giá ông làm ơn đọc và dịch cho tôi nghe thì hay quá… - Tôi gợi ý liền.

Cắm Sềnh gật đầu, sốt sắng:

-         Được thôi ạ - Lão hắng giọng và đọc thật chậm – Thân – tại – Tào – doanh, tâm – tại – Hán… nghĩa là thân thể tuy bị giam giữ trong doanh trại quân Tào, nhưng lòng vẫn hướng về đất Hán. Thưa ông, chả là lúc này Quan Vân Trường bị Tào Tháo bắt giam nhưng giam được người chứ có giam đâu được ý chí và tình cảm, có phải vậy không, thưa ông?

Tôi gật gù tán thưởng:

-         Ý nghĩa thật, tranh Trung Quốc mà không có dòng chữ đề này thị thật thiếu quá. Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán… ý nghĩa thật sâu sắc…

-         Vâng, sở dĩ tôi treo nó ở đây vì tôi rất tâm đắc với cảnh ngộ của Quan Vân Trường. Cảnh ngộ của tôi cũng tương tự, tôi xa quê hương Tổ quốc mà có lúc nào lòng không nghĩ về cố hương… Thưa ông, tôi trộm nghe ông cũng là người tha hương, xin ông cho biết ông quê ở vùng nào vậy?

-         Tôi sinh ra ở Phúc Kiến, theo bá phụ sang đây từ năm 13 tuổi…

-         Tôi thuộc vùng Lưỡng Quảng, tha hương đã từ 15 năm rồi cũng cùng một hoàn cảnh như ông. Chúng ta đều là những đứa con tha hương, cùng chung gốc Hán. Chúng ta đều đã luống tuổi. Thưa ông Trương Đạt, đã có khi nào ông nghe thấy tiếng gọi thiết tha của Tổ quốc non sông? Có khi nào chạnh lòng nhớ đến quê hương bản quán?

-         Ông Cắm Sềnh à – tôi nghiêm trang đáp – đối với tôi thì Việt Nam với Trung Quốc là một. Trung Quốc sinh ra tôi, Việt Nam nuôi tôi lớn khôn. Với lại, Việt Nam và Trung Quốc cùng đứng trong phe xã hội chủ nghĩa, cùng chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc, chiến đấu vì chủ nghĩa cộng sản. Mao Chủ Tịch đã dạy: Việt Nam là tiền tuyến anh hùng của Trung Quốc và Trung Quốc là hậu phương vững chắc của Việt Nam…

Nghe tôi nói, Cắm Sềnh gật đầu lia lịa nhưng nhìn gương mặt rõ ràng lão đang khó chịu như nuốt phải mật cá.

-         Ông nói đúng quá mà… Mao Chủ Tịch đã dạy, Việt Nam Trung Quốc môi hở răng lạnh, tất cả đều đúng… Xin để dịp khác tôi sẽ thưa chuyện cùng ông… Vì dù sao bây giờ ông đang là một cán bộ lãnh đạo của tỉnh, ông đang là một đảng viên Đảng lao động Việt Nam…

Rồi tự dưng lão thở dài đánh thượt. Tôi biết lão nói khích tôi nhưng tôi không tỏ ra phản ứng gì cả. Tôi thấy không nên lưu lại đây lâu, để dịp khác như lão đã hẹn. Bây giờ tôi nên ra về vì tôi sang đây chỉ với mục đích gọi con tôi về ăn cơm.

Tôi đứng lên cáo biệt. Lão Cắm Sềnh nắm tay rung rung ra chiều thân thiết, đột nhiên lão hỏi tôi:

-         Ông Trương Đạt ạ, chúng tôi (lão nói chúng tôi và nhấn mạnh vào hai tiếng đó) có một người bạn cố tri vô cùng gắn bó cũng họ Trương như ông mà bấy lâu nay mất tin tức…

Lão liếc mắt nhìn tôi, còn tôi thì tảng lờ:

-         Vậy à?...

-         Vâng, bạn bè thiếu nhau thật là buồn…

Lão buông câu nói lửng lơ. Tôi gọi cháu Tú Hoa và hai bố con ra về…

Chiều hôm sau, tôi định ăn cơm xong thì ngồi viết thư cho anh Tư để sáng mai đem gửi sớm. Tôi vừa ngồi vào bàn ăn thì Huy đến. Tôi đứng lên đưa anh ra ngoài phòng ngoài. Uống hết chén trà, Huy nói:

-         Anh Bảy ạ, chừng thứ tư này, anh Tư sẽ lên đấy…

-         Thật thế à? – Tôi mừng quá, tôi đang lúng túng chưa biết nên đi nước cờ nào với lão Cắm Sềnh.

-         Vâng, có thể chiều thứ tư cùng lắm là trưa thứ năm anh Tư lên đến đây cùng với hai đồng chí nữa. Các anh ấy sẽ ở lại trên này vài ba tháng để cộng tác với anh trong vụ này. Bên ngoài, các anh ấy sẽ ở bên tỉnh ủy với danh nghĩa là tổ phóng viên thường trú của báo Đảng. Anh Tư lấy tên là Hồng Dương. Anh ấy dặn em nói trước với anh, anh chuẩn bị sẵn một kế hoạch triển khai công tác rồi trao đổi thêm với anh Tư…

-         Được, được… Tôi sẽ làm ngay đêm nay…

-         Còn điều này, trên này chỉ có mình anh Tư quan hệ với anh thôi. Hai đồng chí kia hoàn toàn không biết anh và anh cũng không biết họ ngoài danh nghĩa công khai.

-         Tôi hiểu, đó là nguyên tắc…

Đêm ấy, tôi trằn trọc và phác ra trong bản kế hoạch như anh Tư đã dặn. Kế hoạch không đơn giản bởi vì đối tượng của chúng tôi đang trong thời kỳ giấu mặt, hơn nữa mối quan hệ công khai giữa chúng ta và họ đang còn hữu hảo khăng khít. Chúng ta đang tập trung sức lực cao nhất vào cuộc chiến đấu sinh từ với kẻ thù trực tiếp là bọn Mỹ. Suốt đêm tôi thao thức và trong lòng rộn lên một niềm phấn khích khó tả. Có thể nó là niềm vui được hoạt động trở lại sau hàng chục năm nằm im và làm cái công việc không phải là chính của mình. Tôi náo nức như một người lính sau bao ngày tập luyện nay được trở lại chiến trường…

Bản kế hoạch xong mà tôi phải mất hai đêm thức trắng mới dựng xong, chỉ nằm trong đầu tôi chứ không được chép ra giấy, đợi nay mai anh Tư lên, tôi sẽ báo cáo với anh.

Hết ngày thứ năm, tôi hơi nóng ruột vì vẫn chưa thấy tin tức gì về anh, không hiểu anh đã lên đây chưa. Sáng thứ sáu, tôi có việc phải sang bên ty Nông nghiệp để trao đổi với họ một số chính sách dành cho nghề sơn tràng. Khi tôi về thấy anh Tư đang ngồi nói chuyện với đồng chí trưởng ty trong phòng khách. Tôi mừng quá nhưng vẫn tránh như không biết anh là ai và coi như anh là khách của trưởng ty nên tôi đi thẳng vào phòng làm việc. Đồng chí trưởng ty gọi với tôi:

-         Anh Đạt, mời anh vào đây

Tôi quay vào phòng khách. Đồng chí trưởng ty giới thiệu tôi với anh:

-         Đây là đồng chí Đạt, kỹ sư lâm nghiệp và là phó ty của chúng tôi… Còn đây là anh Hồng Dương, phụ trách tổ phóng viên thường trú của báo Đảng. Các anh làm quen với nhau đi. Xin giới thiệu với anh Dương, đồng chí Đạt của chúng tôi rất thông thạo với nghề trồng rừng và cũng rất thông thạo với các huyện, tuy mới về đây chưa được nửa năm mà anh ấy đã đi khắp các huyện vùng cao rồi.

Chúng tôi bắt tay nhau và ngồi nói chuyện loanh quanh. Anh cho biết tổ phóng viên của anh có ba người hiện nay ăn ngủ bên nhà khách của tỉnh ủy, các anh theo dõi tình hình không riêng gì ở Cao Bằng mà cả ở Lạng Sơn và Bắc Cạn. Tôi nghĩ thầm: ông này khéo thật, ông ấy làm như vậy để cử anh em đi công tác vắng mặt vài ba ngày không ai nghi ngờ gì hết…

Nhân đồng chí trưởng ty có điện thoại gọi, xin phép đi ra, anh Tư nói khẽ với tôi: anh hẹn tôi chiều nay anh sẽ gặp tôi bên nhà khách tỉnh ủy. Dặn xong, anh lại quay sang hỏi tình hình địa phương, coi như anh đang làm việc với danh nghĩa nhà báo cho đến khí đồng chí trưởng ty tiễn anh ra đến tận cửa cơ quan…
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 11:02:47 pm »

7

- Vậy từ sau ngày 1-10, chính ủy có còn gặp thợ ảnh lần nào nữa không?

- Không anh ạ, họ chỉ gặp nhau có lần ấy thôi.

- Còn tên kia, hắn có đi đâu xa không?

- Không, hắn cũng loanh quanh đi đâu một lát rồi về ngay…

- Như vậy họ đã đặt được hộp thư chết ở đâu đó và chỉ liên lạc qua hộp thư đó thôi.

- Tôi cũng nghĩ như vậy…

Anh Tư trầm ngâm một lát rồi nói:

- Bây giờ thế này nhé, cậu phải tìm cho ra cái hộp thư chết ấy nhưng phải thật khôn khéo. Còn việc quan hệ với Cắm Sềnh, cậu nên tích cực và chủ động hơn nhưng chớ để lộ mình là ai. Cậu cứ lấp lửng chờ cho họ phải lộ mặt… Tóm lại là bước đầu, cậu có thể tham gia tổ chức nhưng ở mức độ nhất định, làm sao tạo cho họ mối nghi ngờ rất căng thẳng khiến họ sốt ruột mà chọc thẳng vào cậu. Bọn mình sẽ đi vắng vài ngày để lên “thăm” đồng chí bạn mới “sang ta lánh nạn cách mạng văn hóa”. Vị này khá đặc biệt đấy, quen biết các đồng chí của ta khá nhiều…

- Vâng, anh cứ đi, khi nào anh về tôi sẽ có nhiều điều để báo cáo với anh…

          Tổ phóng viên thường trú của anh Tư rời khỏi thị xã được hai ngày thì máy bay Mỹ thường xuyên quấy đảo trên bầu trời. Các cỡ súng phòng không của bộ đội Trung Quốc được dịp bắn lên không tiếc đạn. Máy bay Mỹ cũng phụt tên lửa xuống mấy trận địa pháo. Lính Trung Quốc chết khá nhiều, nhiều đến mức ngạc nhiên, đến những người dân thường không hề biết việc quân sự cũng không khỏi bàn tán. Những người lính chết được tổ chức mai táng rất linh đình, có lễ truy điệu, có các đoàn thể quần chúng trong thị xã đem vòng hoa đến viếng rồi mọi người đua nhau đọc điếu văn, ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh dũng cảm, vì chủ nghĩa quốc tế vô sản vô cùng trong sáng của các chiến sĩ Quân giải phóng Trung Quốc. Những chiếc áo quan phủ đầy vòng hoa được những người lính Trung Quốc chuyển lên xe và đưa ra nghĩa trang riêng xây dựng trong các cánh rừng gần đó, hoặc trên các sườn đồi…

          Một hôm tôi thay mặt cơ quan đi dự đám tang của hai người lính Trung Quốc. Những người này chết không phải do chiến đấu với máy bay Mỹ mà chết vì bệnh tật. Chẳng hiểu ngành quân y của họ làm ăn ra sao mà luôn để xảy ra những việc chết người, khi thì vì bệnh đường ruột, khi vì bệnh hô hấp, có lúc lại do tai nạn lao động, đá lở hoặc đất sụt. Thật tội nghiệp cho những người lính vì nhiệm vụ quốc tế phải bỏ xác nơi quê người. Tôi đứng trong nghĩa trang rộng bát ngát, nhìn những dãy mộ chạy dài thành từng hàng nối tiếp nhau, những vòng hoa đã héo khô hoặc vàng úa nằm rải rác bên mồ. Cảnh tượng thật làm não lòng người…

          Mọi người đi dự tang lễ đã về hết mà tôi vẫn còn bần thần đứng trong nghĩa trang. Ngoài tôi ra cũng còn một người nữa chưa về. Từ chỗ này tôi cũng thoáng thấy đôi kính trắng lấp lánh của anh ta phía ngoài cổng. Tôi chợt nghĩ, có lẽ anh ta đợi tôi cùng về chăng?

          Tôi đi ra khỏi khu vực nghĩa trang đã thấy anh ta đang đứng dưới sườn đồi . Tôi bước thẳng tới chỗ anh và chào:

- Chào đồng chí Lưu, đồng chí chưa về sao?

          Lưu Nghị bắt tay tôi bảo:

- Tôi thấy đồng chí chưa về nên đứng chờ mà…

          Hai chúng tôi bước song song đi xuống chân đồi. Lưu Nghị liếc nhìn tôi và nói:

- Các chiến sĩ của chúng ta hy sinh vì Việt Nam nhiều quá… (Anh ta hơi nhấn mạnh hai từ chúng ta và đưa mắt dò xét sự phản ứng của tôi, nhưng tôi vẫn im lặng)… Vì Việt Nam, Trung Quốc không tiếc xương máu. Vậy mà vẫn có điều không ổn, đồng chí Trương ạ…

          Tôi hỏi:

- Có điều gì vậy, đồng chí Lưu?

          Lưu Nghị thở dài:

- Vậy mà vẫn có người đã vội quên công ơn của Trung Quốc đấy.

- Anh nói sao, tôi không hiểu? – Tôi làm vẻ ngạc nhiên.

- Tôi nghĩ rằng đồng chí phải hiểu điều đó mới phải. Hiện nay có người đang muốn chống lại Trung Quốc, họ muốn ve vãn bọn đế quốc xã hội Liên Xô, bọn xét lại chủ nghĩa bẩn thỉu… Bọn vong ân bội nghĩa… Họ muốn chống lại Trung Quốc, họ muốn đội đá vá trời…

          Nghe giọng nói và nhìn bộ mặt của gã chính ủy Trung Quốc, tôi đã thấy anh ta bộc lộ không cần giấu giếm cái tư tưởng nước lớn của bọn phong kiến phương Bắc trước kia. Tôi không thể làm thinh trước giọng điệu xấc xược của anh ta. Tôi nói thong thả nhưng rõ ràng:

- Đồng chí Lưu này, trên đời này không thể tránh khỏi có kẻ vong ân bội nghĩa, có kẻ lợi dụng tình bè bạn để làm điều ngu xuẩn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, không riêng gì Trung Quốc đồng tình ủng hộ mà cả thế giới tiến bộ đứng về phía chúng tôi (tôi nhấn mạnh hai tiếng chúng tôi). Dân tộc Việt Nam chiến đấu không đơn độc trước kia, bây giờ cũng như sau này, chúng tôi không quên sự giúp đỡ chí tình của anh em bè bạn, của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em…

          Có lẽ Lưu Nghị cảm thấy bối rối trước sự phản kích lại của tôi và anh ta cũng thấy hớ khi nói ra những điều không nên nói ấy. Anh ta vội nắm tay tôi:

- Không… đồng chí Trương, đồng chí hiểu lầm ý kiến của tôi rồi… Việt Nam, Trung Quốc trước sau vẫn là anh em mà…

          Tôi hơi cười và nói thêm:

- Có thể là tôi hiểu lầm câu nói của đồng chí. Nhưng thôi, để rút kinh nghiệm đồng chí nên giữ gìn lời nói. Nó có thể tổn hại đến tình cảm lớn của hai dân tộc chúng ta và xúc phạm đến hương hồn những đồng chí nằm trong nghĩa trang kia…

          Lưu Nghị hơi tái mặt, tôi biết anh ta căm lắm nhưng anh ta vẫn tươi cười:

- Đúng, đúng… Tôi xin học tập đồng chí.. Đúng, đúng…

          Anh ta xem giờ và kêu lên:

- Xin lỗi, đã đến giờ tôi phải về đơn vị. Tạm biệt đồng chí Trương, rất mong có dịp tái kiến…

          Chúng tôi bắt tay tạm biệt nhau. Lưu Nghị rẽ sang con đường về phái núi, còn tôi đi thẳng. Đi được khoảng hai trăm mét, tôi vội quay trở lại. Tôi không theo con đường ven đồi mà chạy ngược lên sườn đồi. Từ trên cao, tôi thoáng trông thấy cái bóng màu xanh rêu của viên chính ủy Trung Quốc. Đang đi, bỗng anh ta dừng lại, lơ láo nhìn quanh. Tôi vội nằm ẹp xuống cỏ. Khi tôi nhổm lên không thấy anh ta đâu nữa. Tôi đứng hẳn dậy, nhìn rõ Lưu Nghị rẽ sang một con đường mòn rồi đứng bên một gốc cây lớn, cây đa cổ thụ, rễ lòa xòa buôn xuống như những cánh tay bám víu lấy mặt đất. Dưới gốc đã có mấy tảng đá nằm trở chỏng. Lưu Nghị chui vào trong đám rễ đa, lát sau anh ta chui ra rồi theo đường mòn trở lại con đường cũ và đi thẳng. Một ý nghĩ vụt đến trong óc tôi: hộp thư chết. Hộp thư chết của họ đặt ở đó, ở trong đám rễ đa này…
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 11:04:12 pm »

8

          “Gửi Huynh trưởng. Tiểu đệ đã thực hiện đầy đủ chỉ thị của Huynh trưởng. Kết quả như thế nào sẽ báo cáo sau. Còn việc tìm kiếm Tam đệ hiện chưa có manh mối. Ở nơi đệ đang sống, có một người họ Trương quê ở Phúc Kiến. Hành vi và thái độ của hắn có nhiều điều kỳ quặc. Đệ nghi đó là Tam đệ nhưng không dám khẳng định. Nhờ Huynh trưởng viết thư về nhà kiểm tra xem xét. Đệ mong phúc đáp của Huynh trưởng. Em Hai”.

          “Gửi Nhị đệ. Tổ quốc đã trả lời đúng là có gia đình họ Trương đã lưu lạc sang Việt Nam từ lâu và đúng là chú Ba cũng từ đó ra đi rồi vào miền Nam từ năm 1952. Có nhiều khả năng cái tên họ Trương đó là chú Ba. Nhưng dù sao Nhị đệ cũng chưa được chắp nối. Việc này sẽ do ta đảm nhiệm. Và dù cho tên họ Trương đó không phải là chú Ba đi nữa, thì Nhị đệ vẫn cứ tiếp tục giác ngộ và đưa vào tổ chức, coi như những đồng bào khác của ta. Anh Cả”.

          “Gửi Huynh trưởng. Tiểu đệ đã bước đầu nói chuyện với gã họ Trương. Lần này gã tỏ ra phục thiện hơn nhưng gã bộc lộ khó khăn vì gã đang là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam nếu tham gia tổ chức khác, sợ có thể bị khai trừ khỏi Đảng… Em Hai”.

          “Gửi Nhị đệ. Việc tổ chức đưa gã họ Trương vào cuộc vận động cách mạng văn hóa vô sản cần thận trọng và hết sức giữ bí mật cho hắn. Không nên để hắn tham gia sinh hoạt chung với các nhóm khác, mà chỉ nên riêng với đồng chí. Đưa hắn vào tổ chức của ta có thuận lợi vì hắn có hoàn cảnh đi sâu vào các vùng dân tộc thiểu số, hắn am hiểu tình hình địa phương lại có uy tín với nhân dân trong vùng. Lúc này ta cần mạnh dạn phát triển tổ chức, vì đối phương đang bị sa lầy vào cuộc chiến tranh với Mỹ nên họ không dám ra mặt chống ta. Đối với gã họ Trương, nên có những thử thách mới để tìm hiểu kỹ hơn về hắn. Anh Cả”.

          “Gửi Nhị đệ. Việc tổ chức các tổ cách mạng văn hóa vô sản nên nhằm vào các đối tượng là thanh niên học sinh kích động họ bằng sách báo của chúng ta, bằng gương sáng của các tiểu tướng Hồng vệ binh, nếu các khẩu hiệu như: đánh đổ bọn đương quyền, làm phản có lý để họ suy nghĩ và hành động. Tránh bộc lộ lực lượng nhưng không rụt rè, chú ý cả số thanh niên địa phương. Riêng những tổ CMVHVS ở các vùng dân tộc thiểu số sẽ có nội dung thích hợp. Hết sức tránh việc khiêu khích với cán bộ lãnh đạo địa phương. Ngoài mặt phải làm ra vẻ hết sức ủng hộ cuộc chiến tranh chống Mỹ của họ nhưng bên trong cố gắng làm giảm sút ý chí, nhất là trong các đơn vị vũ trang. Anh Cả”.

          “Gửi Nhị đệ. Gần đây quần chúng có nhiều thắc mắc về lý do tại sao các chiến sĩ của ta lại hy sinh nhiều đến thế? Cần thận trọng, bởi mỗi chiến sĩ phải hy sinh đều đem lại lợi ích lâu dài cho Tổ quốc. Giải thích cho quần chúng rõ ràng chính vì Việt Nam mà người Trung Quốc đã không tiếc thân mình. Nếu không có người Trung Quốc thì tình thế chiến cuộc ở Việt Nam sẽ hoàn toàn đổi khác, bất lợi cho Việt Nam. Nói rõ, chẳng những Trung Quốc viện trợ vũ khí lương thực cho Việt Nam mà cả xương máu nữa. Phê phán có mức độ tư tưởng vong ân bội nghĩa. Cần so sánh cho quần chúng thấy rõ sự viện trợ khổng lồ của Trung Quốc với lối viện trợ nhỏ giọt và vụ lợi của bọn đế quốc xã hội… Anh Cả”.

…………

          Những lá thư này tôi móc từ trong cái hộp thư chết. Chúng được viết bằng chữ Hán và bằng lối chữ thảo loằng ngoằng rất khó đọc. Tôi sao lại và sau khi sao xong tôi lại để bản gốc vào chỗ cũ, tôi dịch ra và đưa cho anh Tư xem.

          Anh Tư xem xong và hỏi:

          - Như vậy là cậu đã vào tổ chức của họ?

          - Tôi mới chỉ nhận lời chứ chưa sinh hoạt lần nào. Mà họ cũng dè dặt lắm đối với tôi. Vả lại thái độ của tôi vẫn tỏ ra chưa tin tưởng vào họ. Họ bảo tôi làm tổ trưởng cách mạng văn hóa vô sản ở đây nhưng tôi không nhận. Tôi từ chối khéo, chỉ xin tham gia chứ không làm phụ trách, vì điều đó sẽ dẫn đến việc tôi bị khai trừ Đảng và như vậy thì hoàn toàn bất lợi cho cả tôi và cả họ. Họ đồng ý. Nhưng lại bảo tôi về Hà Nội, liên lạc với báo Tân Việt Hoa để xin chỉ thị… Tôi cũng từ chối… Tôi đợi đến khi cái người tên là “anh Cả” phải đến tìm tôi…

          - Mình đồng ý với cách xử sự của cậu. Cần phải giữ giá, đừng vồ ngay lấy họ mà họ sẽ nghi ngờ. Việc về Hà Nội chỉ là một thử thách thôi chứ ở đây sát biên giới, việc gì họ phải cần đến sự chỉ đạo của Hà Nội. Họ có liên lạc với thằng Bắc Kinh kia mà… Cậu không đi là phải, dù sao thì cậu cũng có cương vị nhất định…

          - Tôi xem ý lão Sềnh và cả tay chính ủy đều không ưa gì tôi lắm…

          - Thì trong thư gửi cấp trên, họ đã bộc lộ rõ. Nhưng họ không thể rời cậu ra được. Giống như trong tình yêu ấy, mình càng lảng ra thì đối tượng càng lao vào, nhất là khi mình lại có nhiều mặt trội hơn họ. Có điều phải thận trọng và đánh giá đối tượng cho chính xác…

          Rồi anh Tư kể cho tôi nghe kết quả công việc của nhóm các anh vừa làm. Các anh đã tới “thăm” ông bạn vừa từ bên kia biên giới sang, với tư cách chạy loạn cách mạng văn hóa vô sản. Họ tự nhận là những người cách mạng chân chính, muốn nhờ đất ta để xây dựng lực lượng… Anh Tư bảo: đây là một trường hợp khá phức tạp bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề quan hệ quốc tế của ta, đồng thời cũng liên quan đến nội bộ ta nữa., Chuyện này chưa thể kết luận ngay được và cũng không thể giải quyết sớm được. Nó gần giống như công việc của tôi đang tiến hành, gần như hai mặt của một vấn đề cùng song song tồn tại và cùng giải quyết với nhau. Anh Tư bảo tôi, anh phải về Hà Nội dăm ngày để báo cáo và xin chỉ thị mới. Để hỗ trợ cho tôi, anh đã cử Huy, anh lái xe hành khách sẽ bám sát tôi. Đó là một đồng chí rất tháo vát, lanh lẹn và đủ tài ứng phó với những công việc đột biến. Huy đang lái xe khách đường Hà Nội – Cao Bằng, đột nhiên không rõ sao anh bị kỷ luật, thu bằng lái rồi về nằm khoèo trong khu tập thể của xí nghiệp. Cũng thật đặc biệt, khu tập thể công nhân ấy lại ở sát ngay nhà tôi và Huy có thể bất kỳ lúc nào chạy sang chỗ tôi bằng cổng sau…

          Bây giờ, công việc chủ yếu của Huy là bám sát cái hộp thư bí mật ở gốc cây đa cổ thụ có rất nhiều rễ phụ lòa xòa buông xuống. Anh đón sẵn ở đó, mỗi khi viên chính ủy Trung Quốc hoặc lão thợ ảnh Cắm Sềnh vừa ra khỏi là anh lẻn vào moi lấy ra những mẩu thư của họ, chụp lại rồi chuyển cho tôi. Có một đồng đội như Huy, tôi rất yên tâm với nhiệm vụ của mình… Buổi tối, chúng tôi thường gặp nhau trong nhà tôi và những ngày anh Tư về Hà Nội, tôi và Huy thường bàn bạc trao đổi với nhau về mọi mặt tình hình… Ý kiến của Huy rất sắc sảo đã giúp tôi rất nhiều…
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 11:04:39 pm »

9

          Lão thợ ảnh Voòng Cắm Sềnh rất khó chịu mỗi khi phải tiếp xúc với viên phó ty lâm nghiệp họ Trương. Cũng giống như Lưu Nghị, lão không ưa gì Trương, cứ hở ra điều gì là y như bị Trương độp lại. Cùng một nguồn gốc Hán mà hắn luôn luôn lên mặt với lão, làm như hắn chính gốc là người Việt vậy. Hắn là cái thá gì mà mỗi khi tổ chức (tức là lão) gợi ý công việc là hắn từ chối thẳng thừng, đưa ra lý lẽ này nọ để khước từ.

          Cắm Sềnh rất căm nhưng vì lệnh của “Huynh trưởng” đã ban ra như vậy nên lão phải nhẫn nhục. Mà tính chất người Trung Quốc thì luôn luôn có tài nhẫn nhục, lão là người Trung Quốc, lão cũng có cái tài ấy. Lão đã từng nhẫn nhục suốt mười mấy năm trời nay, lưu vong trên cái đất Việt Nam này, làm một anh người Hoa lang thang trên mấy tỉnh, hết Lạng Sơn lại Cao Bằng rồi Hà Giang lên Lai Châu, chỉ vẻn vẹn mấy tỉnh miền núi mà thôi. Địa bàn của lão đã được cấp trên quy định như vậy, không thể tự ý lọt xuống vùng đồng bằng được…

          Cách đây khoảng mười lăm năm, lão mang tên họ khác, là một tình báo viên trẻ của Cục tình báo Hoa Nam. Thủ trưởng y lúc đó là một người trạc ngoài ba mươi tuổi, họ Tạ, tương đương cấp dinh trưởng (lúc đó quân đội Trung Quốc chưa phong quân hàm) trao nhiệm vụ cho y xâm nhập vào Việt Nam, trà trộn vào đám cần vụ và cấp dưỡng của các đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Hồi đó ở Việt Nam, mỗi cố vấn có đến hàng chục cần vụ và cấp dưỡng, di chuyển đến đâu đều có người đi theo gánh chăn màn, quần áo, gánh những chậu men và gối nệm, gánh những bu gà vịt và rau cỏ… Quy định của quân đội cách mạng Trung Quốc ngày đó đã nói rõ: cấp dinh trưởng có hai gánh và một ngựa, như vậy là phải có hai cần vụ để gánh và một để coi ngựa. Dinh trưởng mà còn vậy huống chi là các cấp cao hơn…

          Trước khi rời khỏi Hoa Nam, người tình báo viên được thủ trưởng Tạ trao đổi rất kỹ về nhiệm vụ. Ông ta nói:

- Đồng chí Sang Việt Nam và ở đó lâu dài, hoạt động độc lập. Đồng chí cần tìm một nơi tiện bề liên lạc và cắm sâu vào đó. Đồng chí sẽ mang tên họ khác… Tôi trao cho đồng chí vật này…

          Ông ta đưa cho y mấy lá vàng và dặn:

- Đây là lương khô để sử dụng trong những ngày xa Tổ quốc. Vàng này bên Việt Nam gọi là vàng Kim Thành, loại vàng tốt nhất. Đồng chí cũng sẽ lấy tên là Hoàng Kim Thành. Tổ quốc mới giải phóng tuy nghèo, nhưng cũng không tiếc gì đối với công tác của đồng chí, chỉ mong đồng chí sử dụng nó cho đúng chỗ và có lợi nhất… Chúng ta hẹn sẽ gặp lại nhau trong một ngày toàn thắng…

          Hoàng Kim Thành cảm động, y hứa hẹn với thủ trưởng sẽ làm tròn nhiệm vụ dù cho phải nhảy vào lửa cũng không từ nan. Đóng vai một giám mã, y gia nhập đoàn cố vấn quân sự vào Việt Nam. Được một tháng sau, khi đoàn di chuyển từ Việt Bắc về Khu 3 để chuẩn bị cho chiến dịch Hà Nam Ninh thì Kim Thành (tức Cắm Sềnh gọi theo tiếng Quảng Đông sau này) rời khỏi đoàn cố vấn. Y lang thang tại mấy thị xã vừa được giải phóng, ở Thất Khê, Đông Khê rồi Cao Bằng. Và y đóng lại ở đó, ngay tại cái thị xã xinh đẹp đầu mối của hai con đường, một đi Bắc Cạn – Thái Nguyên và một xuống Lạng Sơn rồi Bắc Giang về xuôi. Đấy là một hợp điểm lý tưởng. Năm 1954, sau khi Việt Nam đánh thắng thực dân Pháp, Cắm Sềnh trở lại Trung Quốc. Y đã gặp lại thủ trưởng Tạ nghe chỉ thị mới rồi y lại trở về Cao Bằng. Lần này để tỏ quyết tâm sống lâu dài ở Việt Nam, được phép của tổ chức y lấy một người phụ nữ dân tộc Nùng làm vợ và có với người đó một thằng con trai, lấy tên là Voòng Chuýn – tức Hoàng Quân. Năm 1962, y lại trở về Trung Quốc. Lần này y đi hợp pháp, có giấy phép của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cả Đại sứ quán Trung Quốc. Y lại được gặp thủ trưởng Tạ bây giờ đã là đại tá tư lệnh sư đoàn.

          Lần về nước thứ hai này hơi cập rập và y không được phép đi về thăm quê hương, nơi đã sinh ra y. Cấp trên không nói ra nhưng y biết rằng, tình hình Trung Quốc đang gặp khá nhiều khó khăn về mặt kinh tế và về chính trị thì trong nội bộ đang căng thẳng giữa các phe phái. Lần trước y về nước được ít lâu và y chỉ được nghe toàn những chuyện tốt đẹp. Trong những năm cuối cùng của thập kỷ năm mươi, toàn dân Trung Quốc nô nức làm kinh tế theo hướng “đại nhảy vọt”; ở nông thôn, nông dân bị dồn vào các loại công xã và đua nhau làm lúa về tinh; ngoài thành phố thì công nghiệp chạy theo khẩu hiệu: “Đuổi kịp nước Anh trong 15 năm”… Rồi cả nước hò nhau làm gang thép, đâu đâu cũng có lò nấu thép, người ta bỏ hết cả công việc hàng ngày để đi nấu thép, làm như có thép là có cả thiên đường…

          Tất cả những công việc phiêu lưu và viển vông ấy đã tàn phá nghiêm trọng cuộc sống bình thường của mọi người dân Trung Quốc. Xã hội Trung Hoa lại trở về thời kỳ cũ chỉ có đói và rét, kèm theo sự sợ hãi, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi…

          Sống ở Trung Quốc chưa đầy ba tuần, Cắm Sềnh vội vã tháo lui, quay lại Việt Nam, vừa để tỏ ra sốt sắng với nhiệm vụ, vừa để rút chạy khỏi cơn ác mộng đang bao trùm lên cả lục địa mênh mông hàng sáu, bảy trăm triệu dân này… Y lại trở về Cao Bằng, dù sao thì cái thị xã nhỏ bé của vùng biên giới Việt Nam này cũng ổn định hơn rất nhiều. Những năm 60, Việt Nam thắng mấy vụ lúa liền, gạo thóc hạ, thực phẩm sẵn và hàng hóa vật dụng đều nằm trong tay Nhà nước quản lý. Đời sống ở nông thôn lẫn thành thị đều rất ổn định… Năm ấy, Cắm Sềnh xin phép phỏng Văn hóa thị xã mở hiệu chụp ảnh. Mới đầu, y tham gia vào hợp tác xã nhiếp ảnh của thị xã, dần dà y rút về làm cá thể. Vì chính sách đối với người Hoa nên chính quyền thị xã phải làm ngơ cho y hành nghề.

          Hiệu ảnh của y ở ngay đầu thị xã, phía sau nhà là bãi trống và phía trước là con đường thông thẳng tới ngoại ô thị xã, chẳng có gì vướng víu, chẳng có ai có thể dòm ngó nhà y mà không lộ dạng…
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM