Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:06:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tại sao Việt Nam?  (Đọc 98391 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #120 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:34:18 pm »

Lee, Duncan - Trung tá (1915-).
Trưởng ban Nhật - Trung Quốc, Phòng Viễn Đông, Nha Tình báo OSS-Washington (1944-1945), sau đó làm trợ lý cố vấn OSS. Đẻ ở Trung Quốc. Học ở Oxford; cộng tác luật của Donovan. Sau Thế chiến thứ hai, Lee làm Phó Chủ tịch Nhóm Bảo hiểm C.V. Starr.
Lư Hán - Trung tướng (1891-)
Người gốc Vân Nam, miền giáp Tây Tạng, thường được gọi là “tên Lolo mọi rợ” vì Lư Hán là dân bộ tộc Lolo độc lập chống Trung Quốc ở Bắc Vân Nam. Được “người cậu”, là Thống đốc (tướng) Long Vân che chở, Lư Hán được phong cấp từ Học viện quân sự Vân Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1932 làm Trưởng Uỷ hội quân sự Chính phủ quốc gia Nam Kinh. Lư Hán giúp tổ chức và làm cho Quốc dân đảng (Trung Quốc) ủng hộ các nhà cách mạng Việt Nam (Việt Nam Quốc dân Đảng) ở Nam Kinh. Đầu năm 1940, Lư Hán chỉ huy Phương diện quân 1 ở chiến khu 9. Tháng 8-1945, Tưởng Giới Thạnh chỉ định ông và quân đội của ông làm lực lượng chiếm đóng Đông Dương và Lư Hán là người đại diện cho Tưởng để chấp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16. Ngày 15-10-1945, Tưởng cử ông làm Thống đốc tỉnh Vân Nam thay cho Long Vân. Sau đó (tháng 12-1949), Lư Hán bỏ theo Trung Cộng và được giao nhiều chức vụ danh dự như Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Thể dục và Thể thao. Tháng 4-1959, ông lại được cử vào một chức vụ không có quyền hành trong Hội đồng Quốc phòng ở Bắc Kinh.
Long Vân (1888-1962)
Người gốc miền Bắc Vân Nam, thuộc dân tộc Lolo, Long Vân thuộc dòng dõi quân phiệt làm nên nhờ việc trồng thuốc phiện và cướp bóc dọc theo con đường giao thông phong phú Tây Tạng - Miến Điện - Trung Quốc. Năm 1928 được cử làm Thống đốc tỉnh Vân Nam và cai trị ở đó một cách gần nhu độc lập đối với Chính phủ trung ương Tưởng Giới Thạch. Trong những năm 1940, Long Vân chỉ huy 3 trong số 5 tập đoàn quân của quân đội Vân Nam thuộc Chính phủ trung ương, về danh nghĩa là dưới quyền của Tưởng. Trong thời gian 1940-1945, việc Long Vân kiểm soát hoàn toàn quãng đường đi Miến Điện thuộc địa phận Trung Quốc đã mang lại cho ông nhiều của cải cướp đoạt từ đồ viện trợ Vay-Mượn Mỹ gửi cho quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc. Những đòi hỏi để cưỡng đoạt các đồ tiếp tế của viện trợ Vay-Mượn vào giữa năm 1945 và việc bất chấp trắng trợn đối với quyền lực của Chính phủ Trung ương đã buộc Tưởng phải gạt bỏ Long Vân. Ngày 5-10-1945, trong cái gọi là sự kiện Côn Minh, Tưởng đã dùng võ lực để đoạt lại quyền thống đốc và chỉ huy quân sự của Long Vân. Bằng một mưu mẹo nhằm để giữ thể diện; Long Vân được triệu về Trùng Khánh và sau đó về Nam Kinh và được giao cho giữ chức Giám đốc Viện Cố vấn Quân sự không có quyền hành gì. Người cháu của ông, Lư Hán được cử thay làm thống đốc tỉnh và chỉ huy quân đội ở Vân Nam.
Năm 1948, Long Vân bay đi Hongkong và 1949 lại trở về Bắc Kinh và đi theo Trung Cộng. Nhờ sự đào ngũ của ông, Long Vân được giữ chức không có nghĩa lý gì là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng, và Phó chủ tịch Uỷ ban quân quản Tây Nam cho đến năm 1957, thì bị thanh trừng trong thời kỳ “trăm hoa đua nở”.
Whitaker J.Th., Đại tá (1906-1946)
Trưởng Nha Điệp báo (SI-OSS) ở Trùng Khánh. Tác giả, nhà báo và phóng viên chiến tranh cho nhiều báo Mỹ. Đã dự các phiên họp quan trọng của Hội Quốc Liên ở Genève (1931-1932) ở Vienne và Berlin, trong cuộc nổi loạn và thanh trùng của Hitler (1933-1934), tham gia các trận ở Ethiopia (1935), cuộc nổi loạn Tây Ban Nha (1936-1937), suýt bị thiệt mạng khi Đức chiếm Tiệp (1938). Bài báo chống phát xít của Whitaker năm 1940 đã làm phật lòng Mussolini và đã bị Mussolini trục xuất khỏi Ý (1941). Qua sách đã viết, thể hiện tình cảm sâu sắc, say mê chống chủ nghĩa phát xít của Hitler và Mussolini. Năm 1942, Donovan mời Whitaker gia nhập OSS và ông đã phục vụ như một sĩ quan tình báo dân sự ở tiền tuyến chiến dịch Bắc Phi và Sicile. Phong hàm Trung tá 1943, Whitaker được giao làm Trưởng ban Tâm lí chiến (OSS-MO). Chuyển đến chiến trường Trung Quốc, Whitaker phụ trách Nha Điệp báo OSS (1944), trực tiếp hoạt động tình báo ở Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên. Năm 1945 bị ốm phải về Mỹ và chết ngày 11-9-1946.
Tiêu Văn, Trung tướng (1890-)
Sĩ quan chính trị Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê. Quê tỉnh Quảng Đông, Tiêu Văn được coi như là một chuyên gia về vấn đề Việt Nam. Khi làm phó cho Trương, phụ trách Ban Ngoại vụ (1943), Tiêu gặp ông Hồ, lúc đó là một tù chính trị ở Đệ tứ chiến khu và trở thành người quân sư Trung Quốc cho ông Hồ. Tháng 1-1944, Trương giao cho Tiêu việc theo dõi các hoạt động của Đồng minh Hội và gây dụng tinh thần thân Quốc dân đảng trong người Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc, Tiêu được chuyển sang Hành dinh của Lư Hán (tháng 9-1945) ở Hà Nội; được Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trao cho trông coi quyền lợi của Trung Quốc ở Đông Dương. Lúc đó, được cử phụ trách Ban Hoa kiều hải ngoại, Tiêu đã trở thành chống đối với chính sách của ông Hồ và của Lư Hán về vấn đề vai trò của những người Quốc gia chống Việt Minh trong Chính phủ của ông Hồ. Những năm sau, Tiêu có bắt mối với Trung Cộng, trong dó có Diệp Kiếm Anh, bạn của ông Hồ từ khi ở Diên An, và tỏ ra có xu hướng tả - trung tâm. Do đó, năm 1950, Tiêu được Trương khích lệ và được giao cho giữ chức cố vấn ở mức thấp trong tỉnh Quảng Đông, thuộc quyền của tỉnh trưởng (tướng) Diệp Kiếm Anh (Yet Chien Ying)
Messmer, Pierre (1916-)
Một trong số các quan chức cai trị được Bộ Pháp quốc Hải ngoại chọn để tham gia Phái đoàn thuộc địa Pháp của Raymond và đưa đến Calcutta để chuẩn bị chiếm lại Đông Dương, Messmer được De Gaulle cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ. Được SLFEO thả dù đêm 22-23 tháng 8-1945 xuống gần Phúc Yên (độ 15 dặm tây bắc Hà Nội), Messmer bị du kích Việt Minh tóm được, giam giữ mấy ngày và được thả ra ở gần biên giới Trung Quốc, Messmer không thực hiện được nhiệm vụ, đã trở về Sài Gòn rồi sau đó trở về Pháp. Thiếu tá Sainteny đã thay nhiệm ở Bắc Kỳ. Messmer có tham dự vào các cuộc đàm phán Pháp - Việt ở Đà Lạt và Fontainebleau năm 1946. Một người theo De Gaulle cứng rắn, Messmer đã làm chánh văn phòng cho Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại và cố vấn cho Toàn quyền Emile Bollaert ở Đông Dương (1947-1948); Bộ trưởng quốc phòng (1960-1969) cho đến khi De Gaulle từ chức; Bộ trưởng các công tác hải ngoại (1971-1972). Năm 1972, được Tổng thống Pompidou cử làm Thủ tướng và giữ chức này cho đến năm 1974 rồi được Jacques Chirac thay.
Mordant Eugène, tướng (1885-)
Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương (1940-1944). Mordant chuyển từ chỗ theo Pétain sang đi với De Gaulle năm 1943 và bí mật phục vụ cho người Pháp tự do ở Alger. De Gaulle thu nạp và trao cho ông nhiệm vụ tổ chức cuộc kháng chiến của Pháp tự do ở Đông Dương. Ông được cử làm tổng đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương và được trao chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đông Dương bí mật. Hoạt động sơ hở của ông năm 1944-1945 đã báo động cho người Nhật và họ đã làm cú đảo chính 9-3-1945 và bắt cầm tù Mordant ở Hà Nội. Mordant đã được người Trung Quốc thả ra vào cuối 1945.
Pechkov Zinovi, đại tá (còn tên là Pechkoff) (1895-)
Pechkov được De Gaulle cử làm trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc (1943). Tưởng Giói Thạch đã tiếp và coi ông như một đại sú và gọi ông là “Đại sứ” nhưng những người theo phe Giraud ở Côn Minh thường chế diễu nói “tướng Pechkov, Đại sứ Pháp ở Trung Quốc không phải là tướng, không phài Pechkov, không phải Đại sứ, mà cũng chẳng phải là người Pháp”. Thực ra Pechkov chỉ là một đại tá trong quân đội lê dương và được De Gaulle gọi là tướng trong thời gian Pechkov ở Trung Quốc. Ông là con nuôi của Maxim Gorki và dùng tên gia đình là Pechkov. Chức Đại sứ là do Tưởng đặt ra cho ông, không phải do Chính phủ Pháp trao. Ông không vào dân Pháp, mà chỉ là phục vụ trong lính lê dương Pháp.
Con nuôi của Gorki, nhưng đời ông thật khó khăn, vật vò nhưng không phải cay đắng. Pechkov đã theo Gorki sang ltaha, nhưng cuộc sống dễ dàng ở Capri không thích hợp với ông. Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông vào đội Lê dương Pháp, bị thương mất cánh tay phải, lại bị thương trong chiến tranh Riff ở Maroco. Rất khôn ngoan và kín đáo, Pechkov hình như được sinh ra để cho các cuộc âm mưu, đã được Chính phủ Pháp trao làm nhiều nhiệm vụ tin cậy trước Thế chiến thú hai.
Pechkov theo De Gaulle sau khi Pháp mất và một thời gian đã ở Mỹ và có nhiều bạn bè ở đây. Đặc biệt rất thân với Donovan và đi lại nhiều lần với tướng này. Trước khi đi Trùng Khánh, Pechkov làm đại diện cho De Gaulle cạnh Thống chế Smuts ở Nam Phi.
Ở Trung Quốc, Pechkov đã tranh thủ được cảm tình và sự công nhận của Tưởng với danh nghĩa là đại sứ, đã gián tiếp nâng cao được uy tín của De Gaulle. Do đó đã được De Gaulle tin cậy. Nhờ có ảnh hưởng và mối quan hệ tốt giữa Pechkov với Tưởng nên rõ ràng là đã có được một sự hoà hoãn giữa Tưởng và De Gaulle mà việc phái đoàn Maynier bất chợt tới đã không đạt được và khơi lại những tranh chấp của người Pháp và đẩy tới sự phản đối của Taili.
Pignon, Léon (1908-)
Là một viên chức cựu trào của cơ quan thuộc địa Pháp trong nhũng năm 1930 ở Đông Dương. Tháng 7-1945, Pignon được Bộ Pháp quốc Hải ngoại chọn làm phụ tá cho Trưởng Phái đoàn thuộc địa Pháp ở Calcutta (Jean De Raymond) về các hoạt động chính trị ở Đông Dương. Tiếp theo cuộc đầu hàng đột ngột của Nhật và việc Đông Dương bị chia cắt ở vĩ tuyến 16, De Raymond phái Pignon sang Trung Quốc để giúp cho tướng Alessandri chỉ đạo các vấn đề chính trị. Ngày 19-9-1945, Pignon đi cùng Alessandri sang Hà Nội và mở cuộc hội đàm với Hồ Chí Minh ngày 28-9. Được cử làm Giám đốc chính trị và hành chính sự vụ ở Đông Dương; cố vấn chính trị cho đô đốc D'Argenlieu từ ngày 6-10, Pignon đi theo “bè lũ Sài Gòn”, ra sức tái lập chế độ cai trị Pháp và tiêu diệt Hồ Chí Minh và Chính phủ của ông. Bất chấp thiện chí của Sainteny và Leclerc muốn đi đến một sự thoả hiệp với ông Hồ và Chính phủ của ông, D’Argenlieu theo ý kiến của Pignon, đại diện cho phe thực dân, đã đi theo một đường lối cứng rắn đối với ông Hồ và ngăn cản mọi nỗ lực nhằm đi tới một cuộc hoà giải. Khi cuộc thương lượng sụp đổ ngày 19-20 tháng 12-1946, ông Hồ lên rừng chiến đấu, và D'Argenlieu bị gọi về Pháp (tháng 2-1947), Pignon ở lại Sài Gòn làm cố vấn chính trị cho Emile Bollaert, Cao uỷ mới. Trong nhiệm kỳ của Bollaert (tháng 3-1947 - tháng 10-1948), Pignon đã vận động Bảo Đại làm việc cho Pháp và kéo dài cuộc chiến tranh với Việt Minh, phục vụ lợi ích của Cộng hoà Bình dân (MRP) và bọn đầu cơ chiến tranh. Pignon thay Bollaert làm Cao uỷ tháng 10-1948. Dưới thời Pignon, không những nhiều chức vụ quan trọng đã được trao lại cho những phần tử xấu xa nhất của thời đại Decoux, mà nạn tham nhũng, cướp đoạt đã phát triển đến mức chưa từng có trong lịch sử của Đông Dương. Pignon đã bị cách chức tháng 12-1950 vì có dính vào vụ bê bối Peyres còn gọi là “vụ án các tướng lĩnh”
Sabattier, Gabriel, Trung tướng (1892-)
Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Bộ (1945). Sau cú đảo chính của Nhật, Sabattier trốn được cùng với khoảng 2.000 quân sang Trung Quốc, ở đó ông trở thành người đại diện quân sự cao cấp nhất của Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Pháp trong 3 tháng.
Sainteny, Jean R., thiếu tá (1907-1978)
Trưởng đoàn tình báo Pháp M.5 ở Côn Minh, Trung Quốc, một đơn vị thuộc quyền của SLFEO Calcutta, và là một phần tử của cơ quan tình báo chiến lược DGER, Paris (tháng 4 - tháng 10-1945). Con rể của Albert Sarraut, hai lần làm Toàn quyền Đông Dương, có công ty với tư bản ngân hàng ở Đông Dương (1929-1931) và ở Paris (1932-1939). Đặt chân tói Hà Nội cùng với toán Mercy OSS ngày 28-8-1945, được cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, thay cho Messmer (1945-1947) và làm Tổng đại diện Cộng hoà Pháp tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1954)
Sarraut, Albert (1872-1962)
Nhà lãnh đạo Pháp, đảng viên đảng Xã hội cấp tiến. Nghị viên Hạ viện từ 1902, hai lần làm Toàn quyền Đông Dương (1911-1914 và 1916-1919), từ 1920 đến 1940 gần như liên tục là thành viên Nội các Pháp. Thủ tướng năm 1933 và 1936. Sarraut ủng hộ hành động quân sự chống lại sự chiếm đóng của Đức ở vùng sông Rhin (1936) nhưng không có khả năng thực hiện được chủ trương này. Trong Thế chiến thứ hai, bị bắt (1944) và bị đày sang Đức nhưng được Đồng minh giải thoát năm 1945. Sau chiến tranh, làm nhà xuất bản cho tờ báo của người Anh “La Dépêche de Toulouse” và chủ tịch Liên hiệp Pháp (1959-1960). Sự cai trị của Saraut ở Đông Dương đã được các nhà viết sách người Pháp và người Việt đánh giá là “những năm sáng sủa và có cách tân lớn”. Ngay Hồ Chí Minh năm 1945 cũng đã nói với tôi “Sarraut là người Pháp duy nhất thông cảm với số phận của người An Nam và có ý định làm gì dó về điều này”. Sự thật về truyền thuyết một nền cai trị tự do và khoan hồng của Sarraut chỉ là những lời hứa hẹn không được thực hiện và những nhượng bộ nhỏ nhặt. A. Sarraut là bố vợ của Sainteny.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #121 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:35:09 pm »

Taili, tướng (1895-1946)
Cầm đầu cơ quan công an và tình báo bí mật Trung Quốc. Một nhân vật được truyền tụng, nghe nói quê Chiangshan, tỉnh Triết Giang. Học quân sự với các cố vấn quân sự Đức ở Trung Quốc đầu những năm 1920. Taili được Tưởng chú ý trong cuộc biểu tình của học sinh tháng 5-1925 ở Thương Hải, lúc đó là một sĩ quan sơ cấp trong đội cảnh sát quân sự Quân đội Trung Quốc và cũng là hội viên trong hội bí mật của Tưởng, tổ chức Ching Hong Pang; được thăng đại uý và thuộc quyền Trần Lập Phu, bí thư riêng của Tưởng (1925-1929). Taili có nhiệm vụ phát triển Ban điều tra và Thống kê Trung ương (CIBIS) thành một tổ chức có hiệu lực và cực mạng, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về quân sự của Tưởng. Năm 1937, Taili cho lập Ban điều tra và Thống kê Quân sự (MBIS) và đề nghị với Tưởng cho đặt cơ quan này dưới quyền bảo trợ của Quân uỷ hội Quốc dân Đảng, do đó Giám đốc (Taili) có toàn quyền hành động với danh nghĩa của Quốc dân Đảng. Đến đầu những năm 1940, MBIS được chấn chỉnh lại và trở thành một cơ quan độc lập trực tiếp chịu trách nhiệm với Tưởng Giới Thạch và mang tên là Ban Trung ương điều tra và thống kê (CISB). Taili có nhiều quyền hành với chức Đại tướng và lãnh đạo cơ quan này cho đến khi chết năm 1946.
Thế lực rất mạnh của Taili dựa vào sự ủng hộ cá nhân Tưởng và tài tổ chức và kiểm soát hàng loạt các hội bí mật Tnmg Quốc. Trong số tổ chức có thế lực nhất phải kể đến “Hội tam điểm” (Triad Society), bắt đầu từ thế kỷ XIX chỉ là một tổ chức tương tế ở miền Nam và Trung Trung Quốc, sau lan ra nước ngoài vào các người Hoa ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, và Đông Nam Á. Đặc điểm của tổ chức này là một thứ hỗn hợp của Hội Tam điểm chống Thiên Chúa giáo và bọn cướp Mafia ở Sicilue. Luật lệ bất khả xâm phạm về giữ gìn bí mật và những ký hiệu và nghi lễ bí mật làm cho hội viên trở thành những mạng lưới tình báo khép kín chủ yếu là để “bảo vệ cho gia đình”. Đến giữa những năm 1920, các tổ chức này biến thành những ổ tội phạm, như trường hợp của hội “Vòng xám” ở đám hạ lưu Thượng Hải. Cuối những năm 1930, Vòng xám do Tu Yu Sung cầm đầu, tên này có nhà ở và bản doanh trong vùng tô giới Pháp, ngoài vòng truy nã của cảnh sát Trung Quốc - Taili đã tuyển mộ số này để tổ chức hệ thống tình báo chống Cộng và thân Quốc dân Đảng.
Một tổ chức khác do Taili sử dụng là nhóm Nam Hoa, còn gọi là “Vòng đỏ”, do Ming The cầm đầu, hoạt động trong vùng Quảng Đông - Hongkong - Quế Lâm. Hoạt động chủ yếu của họ là cướp đoạt, Taili sử dụng họ như là một nguồn cung cấp tài chính và hoạt động du kích chống Nhật.
Nhóm thú ba mà Tưởng Giới Thạch có danh nghĩa là người đứng đầu, thường được gọi là “Ko Lao Hội” dưới quyền trực tiếp của Feng Yu-hsiang, bí danh “tướng Công giáo” - Taili dùng nhóm này để do thám Trung Cộng và người Nga. Tính chất của Ko Lao Hội là phát xít.
Nhóm thú tư các tổ chức bí mật trong bộ máy của Taili là hội “Lam Y”, một tổ chức theo kiểu phát xít châu Âu, gồm khoảng 10.000 cốt cán, phần lớn là các sĩ quan trường Hoàng Phố, theo kiểu tổ chúc “Sơmi nâu” của Hitler. Số này được Taili sử dụng để tra khảo theo kiểu Gestapo, ám sát chống Cộng và hoạt động phá hoạt vừa chống Trung Cộng vừa chống Nhật.
Với mạng lưới tay chân rộng rãi đó, Taili đã có quyền lực và khả năng linh hoạt vô bờ bến để quyết định sống chết đối với kẻ thù của Tưởng. Thoạt đầu đó chỉ là một tổ chức tình báo có mục đích, chống lại kẻ thù chung thời cuối Thế chiến thứ hai, nhưng sau đã trở thành một ngành cảnh sát quốc gia bí mật kiểm soát nhân dân Trung Quốc. Có lúc, vào năm 1944-1945, theo chỉ thị của Tưởng, Taili đã đặt quan hệ bí mật với các tư lệnh Nhật ở Trung Quốc, Miến Điện và Đông Nam Á và đã bảo vệ cho cá nhân Koruda, người cầm đầu tổ chức tình báo mật của Nhật ở Trùng Khánh. Taili chết đột xuất ngày 17-3-1946 trong chuyến bay từ Thanh Đảo đến Thượng Hải khi máy bay “'bị nổ” trên không gần Nam Kinh.

HẾT
__________________

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM