Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:23:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vạn Lý Trường Chinh  (Đọc 40110 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #80 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 03:14:33 pm »

Mấy tháng sau nữa thì Mao Trạch Ðông cũng từ trần. Sau cái chết của hai đại lãnh tụ Mao Trạch Ðông và Chu Ân Lai thì chính trường Trung Hoa bỗng rơi vào buổi hoàng hôn của thần thánh, và cuộc Vạn Lý Trường Chinh được coi như kết thúc hoàn toàn. Tuy nhiên một lãnh tụ của cuộc Vạn Lý Trường Chinh vẫn tiếp tục lãnh đạo Trung Hoa thêm 30 năm nữa: đó là Ðặng Tiểu Bình. Sau cái chết của Mao Trạch Ðông, phe Giang Thanh dường như dành được quyền lực, với Giang Thanh sẽ là chủ tịch đảng và nhà nước, và Trương Xuân Kiều sẽ là thủ tướng. Nhưng các tướng lãnh già trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, như Lý Tiên Niệm và Diệp Kiếm Anh, đã âm thầm đứng lên bắt giam bốn người thuộc phe Giang Thanh, và đưa Ðặng Tiểu Bình trở về chức vụ thủ tướng.

Kể từ 1978 cho đến thập niên 1990, Ðặng Tiểu Bình là tiếng nói uy quyền nhất tại Hoa Lục. Từ cuối năm 1978, sau khi giải quyết được sự rối loạn do cuộc Cách mạng Văn hóa gây ra, Ðặng Tiểu Bình đề ra đường lối cải cách và mở cửa để đưa Trung Hoa tiến lên bốn hiện đại hóa về công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật. Ðặng Tiểu Bình kêu gọi gia tăng nền kinh tế lên gấp đôi vào năm 1985, và sẽ tăng gấp đôi nữa vào cuối thế kỷ 20.

Vào đầu thập niên 1990, tuy Ðặng Tiểu Bình không giữ một chức vụ gì chính thức và đã gần 90 tuổi, nhưng Ðặng được coi là lãnh tụ tối cao của Trung cộng, một thứ Quốc Phụ. Ðặng Tiểu Bình có ảnh hưởng bao trùm trên chính trường Trung Hoa. Trước hết Ðặng Tiểu Bình là người duy nhất kiểm soát được hồng quân Trung Hoa gồm ba triệu người. Chừng nào Ðặng Tiểu Bình còn sống thì hồng quân Trung Hoa sẽ không bao giờ đứng lên làm một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là các lãnh tụ cao cấp của Trung cộng đều cố gắng làm vừa lòng Ðặng. Các lãnh tụ này sợ rằng Ðặng có thể bãi chức mình, và đôi khi chỉ một vài lời nói của Ðặng cũng đủ làm thay đổi hẳn chính sách quốc gia.

Mao Trạch Ðông và Ðặng Tiểu Bình quả thực là hai tân hoàng đế của nước Trung Hoa, mặc dầu hai người theo đuổi hai triết lý chính trị khác hẳn nhau. Mao Trạch Ðông được coi là một nhà cách mạng có tài và có công thống nhất Trung Hoa, nhưng Mao cũng chính là nguồn tai hại cho Trung Hoa vì Mao Trạch Ðông không phải là một người cai trị giỏi. Chính sách mới của Ðặng Tiểu Bình đã bãi bỏ Công Xã Nhân Dân của Mao Trạch Ðông, quay trở lại nền nông nghiệp tư hữu, và kinh tế đã phát triển 8% một năm. Ðặng Tiểu Bình đã đi ngược lại chính sách tự túc của Mao Trạch Ðông, bằng cách mở cửa Trung Hoa để đón nhận ngoại thương. Vào lúc 83 tuổi, Ðặng Tiểu Bình đã làm một cuộc đảo chánh ngoạn mục khi ông về hưu khỏi Ủy ban Trung ương. Hành động của Ðặng Tiểu Bình đã bắt buộc các lãnh tụ già và ít học cũng phải về hưu, nhường chỗ cho các lãnh tụ trẻ có học lực chuyên môn cấp đại học thay thế. Ðặng Tiểu Bình chứng tỏ là một nhân vật lịch sử quan trọng hơn Mao Trạch Ðông, vì những cải cách của Ðặng Tiểu Bình đã cứu vãn Trung Hoa sau những điên rồ của Mao Trạch Ðông. Mao Trạch Ðông sẽ bị lu mờ trước những thành tích của Ðặng Tiểu Bình.

Cả Mao Trạch Ðông và Ðặng Tiểu Bình đều tham dự cuộc Vạn Lý Trường Chinh, mặc dù trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, Ðặng Tiểu Bình chưa phải là một lãnh tụ hàng đầu. Nhưng từ năm 1978, Ðặng Tiểu Bình là lãnh tụ cuối cùng của cuộc Vạn Lý Trường Chinh còn sống và nắm quyền lực tối cao. Chỉ đến khi Ðặng Tiểu Bình chết vì bệnh Parkinson ngày 19-2-1997, hưởng thọ 93 tuổi, thì cuộc Vạn Lý Trường Chinh mới thực sự kết thúc.

Hết
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM