Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:01:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đòn Rồng  (Đọc 174563 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:01:03 am »

Dragon Strike - The Millennium War



Tác giả : Humphrey Hawksley & Simon Holberton

Chủ biên : Nguyễn Văn Lập
Biên dịch : Đặng Ngọc Lan - Lưu Kim Liên - Nguyễn Thu Phương - Nguyễn Thái Hùng.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2021, 08:00:34 am gửi bởi ptlinh » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:37:59 am »

Giới thiệu về tác giả




HUMPHREY HAWKSLEY là phóng viên BBC tại châu Á trong 10 năm. Vào những năm 80 ông có mặt ở Sri Lanka, Ấn độ, và Philippine. Từ năm 1990, ông làm việc ở Hồng công trên cương vị phóng viên khu vực. Trong suốt thời kỳ phát triển sôi động nhất trong thế kỷ 20 của những nước quốc gia đông Á này, ông đã liên tục đưa tin từ hơn 20 nước châu Á. Năm 1994 ông được cử đến làm trưởng phân xã của BBC tại Trung quốc và kể từ đó, Humphrey Hawksley đã có nhiều dịp đi khắp đất nước rộng lớn này.

SIMON HOLBERTON đã hoàn thành hai nhiệm kỳ công tác ở châu Á. Gần đây nhất ông là trưởng phân xã Hồng công của tờ Financial Times (1992 – 1996), tại đó ông đã tiến hành đưa tin về việc Trung quốc chuẩn bị tiếp quản Hồng công và các tin tức về việc Trung quốc thực hiện công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế rộng lớn của đất nước này. Vào những năm 1980, ông đưa tin về Nhật bản và Triều Tiên cho tờ Melbourne Age (1984 – 1986). Năm 1996 ông trở lại làm việc cho tờ Financial Times ở Anh, nơi ông chuyên viết về lĩnh vực năng lượng.


« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 05:01:32 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:40:23 am »


Lời nói đầu


Tại thời điểm bạn đọc đang theo dõi cuốn sách này thì có thể những biến cố được mô tả trong đó vẫn còn chưa diễn ra... bởi vì đây là một tác phẩm hư cấu dựa trên những sự kiện có thực. Những biến cố mang tính giả tưởng được các tác giả đề cập tới chính là sự kiện nước Trung hoa trỗi dậy trở thành một siêu cường mới trên trường quốc tế quốc tế, đó sẽ là một trong những diễn biến quan trọng nhất của thế giới trong cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.
Trong bối cảnh nước Nga sau chế độ Xô viết đã trở nên không ổn định và suy yếu, việc một nước Trung hoa mới giàu có và mạnh mẽ tái xuất hiện trên sân khấu chính trị thế giới với tư cách là một quốc gia duy nhất có tham vọng và cũng có đủ khả năng đe dọa vị thế siêu cường bất đối xứng của Mỹ đã đặt các chế độ dân chủ trên thế giới trước những vấn đề hoàn toàn mới mẻ, những vấn đề mà hơn 50 năm qua họ chưa từng gặp phải bao giờ.
Cũng giống như châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 đã từng bị một nước Đức quốc xã đầy tham vọng đánh cho tơi tả, các chế độ dân chủ trên thế giới hiện nay cũng bị thách thức bởi Trung quốc, một đất nước lớn nhất thế giới với đầy tham vọng. Giới lãnh đạo Trung quốc đã liên tục nghiền nát mọi nỗ lực cải cách dân chủ trong nước, bên cạnh đó họ đã vạch ra những kế hoạch bành trướng lãnh thổ, đưa ra những yêu sách chi tiết về lãnh thổ đối với Tây tạng, biển Nam Trung hoa và Đài loan và một phần Ấn độ
Mùa xuân năm 1996, quân đội Trung quốc (Giải phóng quân Nhân dân - PLA) đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn dọc theo đường bờ biển phía đông, trên thực tế, cuộc tập trận này chính là một đợt tập dượt nhằm chuẩn bị cho việc xâm lược Đài loan. Vào năm trước đó, đã có những cuộc đụng độ ở vùng biển Nam Trung hoa khi Trung quốc cố gắng xác lập chủ quyền trên phần lãnh thổ còn đang bị tranh chấp.
Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:41:45 am »

(...tiếp theo)
Mùa xuân năm 2000, các chiến hạm của Mỹ đã được gửi tới eo biển Đài Loan để bảo vệ cho đảo này trước sự đe dọa xâm lược của Trung quốc. Hàng ngày, một lực lượng hải quân hùng hậu của Trung quốc rầm rập giương oai như muốn nuốt sống Đài loan, trong khi đó nhóm tàu chiến Mỹ thì đứng kề bên, sẵn sàng can thiệp khi cần. Khó có thể đánh giá chính xác được rằng tình hình căng thẳng như thế sẽ có thể dẫn đến việc bùng nổ một cuộc chiến như thế nào. Trong quá khứ, Trung quốc đã từng chẳng thèm giấu diếm ý định sử dụng các cuộc đụng độ quân sự để đạt đến mục tiêu cuối cùng của họ. Ví dụ, đã có những đụng độ quân sự quy mô nhỏ giữa Trung quốc với các lực lượng của Phillipines và của Việt nam tại vùng biển chồng lấn đang tranh cãi chủ quyền ở biển Nam Trung hoa. Trung quốc cũng có những tranh cãi lặp đi lặp lại với Ấn độ về vùng biên giới chung giữa hai nước. Mặc dù có lịch sử chiến tranh liên miên như vậy nhưng Trung quốc vẫn vượt qua khỏi tình trạng rối loạn lan truyền rất nhanh trong khu vực gây nên bởi khủng khoảng và suy sụp kinh tế trong khu vực Đông Á, đồng thời Trung quốc cũng tập hợp được những biến động chính trị để trở thành một thành lũy cuối cùng của sự ổn định trong khu vực, trở thành một đối tác thương mại khiến cho Mỹ cảm thấy có thể tiến hành buôn bán và cần phải buôn bán với Trung quốc.
Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:42:39 am »

(... tiếp theo)
Năm 2002, tổng thống Bil Clinton đã tiến hành một cuộc hội thảo mới ngay tại Bắc Kinh, hội thảo này đã được hoan nghênh như một sự kiện đột phá trong quan hệ Trung – Mỹ, nhưng rốt cục thì sự kiện đó cũng chỉ là một cử chỉ mong manh. Ngay sau khi tổng thống Bil Clinton về nước, nhà đương cục Trung quốc đã ra lệnh tiến hành một trong số các cuộc đàn áp thẳng tay và có hệ thống nhất kể từ khi xảy ra vụ thảm sát nhân dân trên quảng trường Thiên an môn năm 1989. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã kêu gọi đề phòng chống lại “các lực lượng thù địch quốc tế” và long trọng tuyên bố rằng Trung quốc sẽ không bao giờ sao chép lại “hệ thống chính trị theo kiểu phương Tây”.

Đồng thời với các sự kiện trên, Trung quốc vẫn không ngừng rêu rao rằng Hoa kỳ có những kế hoạch cụ thể nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung quốc, họ khẳng định Hoa kỳ đã bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm chống lại Trung quốc. Ở Trung quốc, nhiều người đã nói đến vấn đề đó, từ các học giả ôn hoà nhất cho đến bản thân các nhà lãnh đạo hiện nay như Chủ tịch Giang Trạch Dân, thủ tướng Lý Bằng. Năm 1996, đã có năm tác giả trẻ người Trung quốc cùng nhau viết một cuốn sách bán rất chạy, có nhan đề  Trung quốc có thể nói: “Không”. Cuốn sách này đã trình bày một cách ngắn gọn về một làn sóng mới của chủ nghĩa dân tộc đại Hán đầy hung hăng hiếu chiến, các tác giả của cuốn sách cũng cho rằng việc [trung quốc] phải tiến hành một cuộc đối đầu chống lại Hoa kỳ là điều không thể tránh khỏi trong tương lai.

Khi xem xét tất cả các nhân tố và sự kiện như trên, bao gồm cả các thảm họa kinh tế mới xảy ra vào cuối thế kỷ 20 tại châu Á mà hậu quả là tình trạng rối loạn chính trị ở Malaysia và Indonesia; tình trạng căng thẳng trong vấn đề vũ khí hạt nhân giữa Ấn độ với Pakistan; những quyết định rõ ràng của Bắc Triều tiên trong việc hình thành tiềm lực vũ khí hạt nhân chiến thuật … thì vấn đề được đặt ra là tình trạng đối đầu và leo thang quân sự một cách nhanh chóng xuất hiện ở châu Á dường như chỉ là vấn đề thời điểm, có nghĩa là lúc nào sẽ xảy ra, chứ không phải là vấn đề có hay không có căng thẳng khu vực. Bằng việc viết cuốn Đòn Rồng này, các tác giả muốn kiểm chứng xem việc Trung quốc tiếp tục bất chấp yêu cầu dân chủ hóa sẽ tác động như thế nào đến không chỉ Mỹ, mà còn cả Nhật bản, Đông nam Á, thế giới Hồi giáo, nước Nga và châu Âu.

Trong cuốn sách Đòn Rồng, chúng tôi (các tác giả) đã dựa trên những xu hướng hiện tại để tạo ra một kịch bản cho tương lai và dõi theo kịch bản này cho đến khi mọi việc đều kết thúc. Để minh họa cho tính chất đe dọa trong chính sách của Trung quốc, chúng tôi đã sử dụng nhiều tài liệu đã được công bố, đặc biệt là tờ Giải Phóng Quân báo của quân đội Trung quốc, chúng tôi cũng trích dẫn những yêu sách cụ thể của Trung quốc đối với khu vực biển Nam Trung hoa kèm theo những kế hoạch quân sự để đạt cho được mục tiêu chiếm đóng các vùng lãnh thổ đó. Hầu hết những nội dung mà chúng tôi cho phát ra từ miệng của nhân vật Vương Phong, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa theo hư cấu của tác giả, đều là những lời phát biểu đã được chính các quan chức Trung quốc nói ra, hoặc đã xuất hiện trên các phương tiện tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản Trung quốc trong vài năm qua.

Theo một cách tương tự, chúng tôi đã sử dụng những lời phát ngôn có thật của người Nhật để lồng vào một số điều mà nhân vật Noburo Hyashi, thủ tướng Nhật theo hư cấu, nói ra. Lời giải thích của vị thủ tướng Nhật về hệ thống Amber và phần lớn bài phát biểu trước toàn thể quốc dân của ông được rút ra từ cuốn Nước Nhật bản có thể nói: “Không” của hai tác giả Akio Morita và Shinrato Ishihara.

Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là khi viết cuốn sách Đòn Rồng chúng tôi đã tham khảo tất cả các nguồn tại liệu chính thức đã được công bố. Các phần phân tích chuyên môn về chính trị, quân sự và tài chính trong cuốn sách này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực. Các tác giả đã dựa trên trình độ quân sự thực của quân đội các nước để xây dựng nên các kịch bản chiến trường. Riêng các kỹ năng và khả năng chiến đấu của Quân Giải phóng nhân dân Trung hoa (PLA) được giả định ở trình độ của chính họ vào năm 2009. Hiện nay không quân Trung quốc đã có thể thực hiện việc tiếp dầu trên không, Trung quốc cũng đã có các tên lửa tầm dài sử dụng nhiên liệu rắn có thể bắn đến Mỹ, tàu ngầm đại dương của Trung quốc có thể đi ngang biển Thái bình dương. Nhưng cho đến trước năm 2019, Trung quốc không thể có được hàng không mẫu hạm. Tại thời điểm hiện tại, hầu hết các tàu chiến và máy bay hiện đại của Trung quốc đều do Nga cung cấp.

Trung quốc khao khát thực hiện một liên minh chính trị có tính chiến lược, liên minh đó sẽ bắt các bên phải tính toán lại cán cân quyền lực giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa với Liên bang Hoa kỳ, liên minh chiến lược đó cũng sẽ cho phép quân đội Trung quốc có thể thành công trong việc thách thức các lực lượng quân sự của Mỹ. Trung quốc vừa mới đạt được liên minh mong đợi đó bằng một hiệp ước ký với nước Nga, liên minh này sẽ cùng đưa cả hai quốc gia bước sang thế kỷ hai mươi mốt, sẽ cho phép Trung quốc nổi lên với tư cách là một quốc gia lãnh đạo có tính tự nhiên trong bối cảnh tình trạng bất ổn định đang gia tăng ở khu vực châu Á – Thái bình dương. Liên minh với nước Nga còn có thể giúp Trung quốc sớm ngăn chặn được sự nổi lên của Nhật bản, quốc gia vẫn bị coi là kẻ đã gây ra những tội ác sỉ nhục khi họ tiến hành cuộc xâm lược đẫm máu vào Trung quốc và các nước vùng Đông Á hồi đầu thế kỷ 20. Đối với Nga và các nước đang phát triển, liên minh với Trung quốc đã khai thác được thái độ thù địch có tính tự nhiên chống lại các nền dân chủ và hệ thống kinh tế phương Tây, đồng thời tự bản thân mô hình liên minh nói trên đã trở thành một hình mẫu có thể thay thế cho việc phụ thuộc vào phương Tây. Điều có thể được coi là ấn tượng nhất trong việc triển khai liên minh Nga-Trung chính là việc Trung quốc đã hỗ trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan, một sự hỗ trợ đã khiến cho tình hình khu vực ngày càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của hai cường quốc hạt nhân mới: Pakistan và Ấn độ. Sự thay đổi đột ngột như vậy trong một khu vực hoàn toàn nhạy cảm chỉ càng làm tăng thêm nhu cầu nâng cao tính cảnh giác khi liên hệ với một quốc gia quyền lực nhất trong khu vực.

Việc tiềm năng thực sự của Trung quốc trở thành một hiện thực không thể chối bỏ chỉ xảy ra trong thời kỳ Bil Clinton đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ. Từ trước đó, Mỹ vẫn thất bại trong việc hình thành một chính sách toàn diện về vấn đề làm thể nào để xử lý mối quan hệ với Trung quốc.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 05:03:21 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:44:01 am »

(...tiếp theo)

Tiềm năng thực sự của Trung quốc chỉ trở nên rõ ràng trong nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton. Tuy nhiên vào thời điểm chúng tôi viết cuốn sách này, Hoa kỳ vẫn chưa vạch ra được một chính sách toàn diện về cách thức đối phó với người Trung quốc. Mười năm sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, một siêu cường khác đang xuất hiện. Nó giàu có. Nó mang tính bành trướng và có những khác biệt văn hóa so với với phương Tây. Nó cũng đang cay đắng vì quá khứ của mình. Trung quốc là một nhà nước độc đảng phi dân chủ mà chính phủ của nó phải chứng tỏ được mình để đảm bảo sự tồn tại. Cuốn sách này được viết ra như một lời cảnh báo về điều có thể xảy ra nếu chính sách của phương Tây, và nhất là của Mỹ, đối với Trung quốc, bị buông lơi.

Trong quá trình xây dựng cuốn sách này, các tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các các sỹ quan Anh, Mỹ, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích … một vài ngưới trong số họ không muốn được nêu tên trong phần giới thiệu này.
David Tait, cựu Sĩ quan Tác chiến trên tàu ngầm tấn công HMS Oppossum, đã giúp chúng tôi xây dựng nên kế hoạch tác chiến bằng tàu ngầm sử dụng công nghệ máy phát điện diezen của hải quân Trung quốc. John Myers, một cựu chỉ huy tàu ngầm hải quân hoàng gia Anh, và Richard Sharpe, một cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân hiện đang là chủ bút tờ Jane’s Fighting Ships, đã xem xét và giúp thẩm định tính khả thi của kế hoạch này. Cựu sĩ quan biệt động hải quân hoàng gia David Dunbar đã giúp xây dựng nên kế hoạch tấn công đổ bộ bằng máy bay lên thẳng diễn ra trong ngày đầu tiên của chiến dịch “Đòn Rồng”. Các tác giả cuốn sách cũng dành những lời cảm ơn cho Ian Strachan, cựu phi công thử nghiệm máy bay chiến đấu không quân hoàng gia Anh, về những ý kiến cố vấn của ông trong vấn đề tiến hành một cuộc không chiến, và John Downing, cựu sĩ quan tình báo hải quân hoàng gia, người đã giúp hoàn thiện một số phần về chiến tranh thông tin trong cuốn sách này.

Nhiều người khác vẫn còn đang phục vụ trong quân đội đã giúp chúng tôi đảm bảo tính hợp lý khi viết về các trận chiến đấu trên không, trên biển và trên bộ, nhưng những tên tuổi của họ vẫn còn phải giữ kín.

Patricia Lewis đã có những nhận xét hữu ích về phần thiết kế quả bom hạt nhân của Nhật, trong khi Steve Thomas đã nhận xét chi tiết các phần đề cập đến khả năng Nhật bản sử dụng vũ khí hạt nhân. Damon Moglen và Saun Burnie cung cấp tài liệu cần thiết và đưa ra những lời tư vấn xác đáng cũng về vấn đề đó, trong khi Nick Rowe giúp hoàn thiện những chi tiết về phản ứng của dân thường và các quan chức địa phương trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các nhà nghiên cứu khác như Charlie Whipple và Gene Koprowski, Kurt Hanson, Keiko Bang cùng một số người khác muốn giấu tên cũng đã tham gia tích cực trong việc xây dựng kịch bản “Đòn Rồng”.

Các nhà ngoại giao đã giúp dựng các cuộc họp diễn ra trong các chính phủ phương Tây, và chúng tôi đã dựa vào lời khuyên của các chuyên gia ở Hồng công và London để ráp các sự kiện lại với nhau nhằm làm sáng tỏ những tác động mà chiến dịch Đòn Rồng sẽ tạo ra đối với các thị trường tài chính.

Peter Gignoux, John Mulcahy và Rose Mary Safranek đã gợi ý về cách thức mà Trung quốc có thể điều khiển các thị trường tài chính. Chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu đã được công bố, tham khảo ý kiến của một số cán bộ điều hành các công ty dầu lửa (những người này yêu cầu giấu tên), để có được những đánh giá rộng rãi hơn về triển vọng đối với thị trường dầu lửa cũng như mức độ khai thác dầu trong tương lai ở biển Nam Trung hoa.

Ian Harwood và John Sheppard đã tư vấn về triển vọng nền kinh tế thế giới và bức tranh về các thị trường chứng khoán chính trong tương lai, còn Paul Chertkow và Adrian Powell đã giúp về các vấn đề hối đoái.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 05:03:55 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:46:19 am »

Lời Người Biên Tập:


Cuốn sách này được biên tập lại trên cơ sở một bản dịch của tập thể các biên dịch viên gồm Đặng Ngọc Lan; Lưu Kim Liên; Nguyễn Thu Phương; Nguyễn Thái Hùng và chủ biên Nguyễn Văn Lập thực hiện. Các bạn có nickname: Excocet; KtsDzi trong diễn đàn Trái tim Việt Nam Online (TTVNOL.com) là những người tích cực tìm kiếm bản dịch để truyền bá rộng rãi, bạn Phoenix Chicken là người đánh máy toàn bộ. Trong quá trình biên tập lại, bộ phận biên tập (Hongbangchu/Nong_dan_wto) đã cố gắng điều chỉnh theo hướng vừa bám sát nguyên bản vừa Việt hóa các nội dung cho dễ hiểu và dễ đọc hơn. Một số đoạn dịch ban đầu bị thiếu đã được so sánh với nguyên bản để bổ sung, ngoài ra đã sử dụng các hình ảnh tìm được trên mạng Internet để minh họa các sự kiện nêu trong cuốn sách. Một số chú thích được lấy từ các nguồn tin tức và báo chí. Khi đọc cần hiểu đó là chú thích và hình ảnh chèn thêm của người biên tập.

Một chú ý nữa là cuốn Dragon Strike do nhà xuất bản St Martin Press – New York ấn hành có thời điểm xảy ra sự kiện thay đổi theo năm ấn hành. Bản gốc cuốn Dragon Strike mà tôi mua tại Mỹ năm 2005 đã được nhà xuất bản sửa tất cả các thời điểm giả định diễn ra sự kiện thành năm 2005, tương ứng một số sự kiện khác cũng sẽ được điều chỉnh thời gian. Việc này khiến cho một số bạn sẽ thấy năm xảy sự kiện trong cuốn sách này sẽ không giống về thời điểm so với các bản dịch khác. Và ngày tháng nêu trong bản dịch có thể cũng không thực (ví dụ ngày 18/2/2005 không phải là ngày Chủ nhật như trong sách đã viết mà đó là ngày thứ Sáu). Nhưng chúng ta nên nhớ những ngày tháng nêu trong cuốn sách này cũng chỉ là một yếu tố giả định để làm mốc cho những sự kiện giả định, do vậy chúng ta cũng hãy cứ coi như tại mỗi thời điểm thực khi chúng ta đọc cuốn sách này, thì các giả định được nêu trong cuốn sách cũng tương ứng với thời điểm thực của người đọc, thì có thể hiểu được ý định của các tác giả trong việc muốn người đọc liên hệ các sự kiện theo kịch bản Đòn Rồng gần với thời gian thực. Theo cách như vậy, nếu đọc cuốn sách này vào năm 2007, năm 2025 … thì người đọc cũng tự đổi thời gian giả định theo thời gian thực để tiện liên hệ so sánh. Tất nhiên, tại mỗi thời điểm khác nhau, giá trị của kịch bản Đòn Rồng cũng sẽ khác nhau, và có thể đến một lúc nào đó nữa thì các sự kiện giả định cũng sẽ cần phải được viết lại cho phù hợp với những thực tế đã diễn ra tính đến  lúc đó.

Phần tài liệu tham khảo nêu cuối sách đã được chuyển thành các chú thích ngay cuối mỗi trang cho tiện theo dõi, các chú thích đều ghi rõ: “Tài liệu tham khảo …”. Khi đọc, cần hiểu đó là chú thích của các tác giả.

Nong_dan_wto
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2007, 06:32:55 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:52:04 am »

Chương Một

Bắc Kinh, Trung quốc
Giờ địa phương: 05h00’ Chủ Nhật, 18/02/2005
Giờ quốc tế:  21h00’ thứ Bảy, 17/02/2005

Một lớp sương tuyết mỏng manh bao phủ những viên đá lát quanh quảng trường Thiên An Môn, nơi được coi là biểu tượng quyền lực đầy ám ảnh của Đảng Cộng sản Trung quốc và cũng là đài kỷ niệm sự thành công của Đảng trong việc cai trị đất nước to lớn này. Ánh đèn quanh quảng trường xuyên qua màn khói sương lơ lửng trên thành phố làm hắt lên một quầng sáng đầy ma quái. Quảng trường rỗng không, chẳng có ai đi lại ngoại trừ một vài anh lính canh trẻ tuổi bồng súng đứng nghiêm như những bức tượng buồn tẻ lạnh lẽo. Một sự im lặng ngấm ngầm, kỳ lạ bao trùm khắp quảng trường rộng hơn 1000 mẫu Anh, bao trùm cả các tòa nhà quanh đó.

Phía nam quảng trường Thiên An Môn là lăng Chủ tịch Mao Trạch Đông, vị hoàng đế của thế kỷ 20. Những cuộc cách mạng đầy hỗn loạn của Mao đã gieo rắc vô số hạt giống để tạo nên một nhà nước Trung hoa độc tài mạnh mẽ như ngày nay. Mao đã cho dùng đá granitte để xây lên Đài kỷ niệm các Liệt sĩ Nhân dân cao 30 mét với 170 hình tượng to như người thật, chân tượng có khắc bút tích của chính ông: “Vinh quang mãi mãi thuộc về những người anh hùng dân tộc”. Ở phía đông của quảng trường là Bảo tàng Cách mạng Trung quốc đồ sộ và Bảo tàng Lịch sử cũng uy nghi không kém. Ở phía tây là những chiếc cột và các bậc thang lên xuống của Đại Lễ đường Nhân dân Trung hoa, trải dài hơn 300 mét tính từ đầu này cho đến đầu kia. Phòng tiệc lớn của Đại Lễ đường chứa được 5.000 khách, bên cạnh phòng tiệc lớn còn các căn phòng nhỏ hơn mang tên gọi: Hồng công, Ma cao, Đài loan. Phòng Hồng công và phòng Ma cao là nơi lưu giữ những chứng tích gợi nhắc về sự kiện Trung quốc đã phải chịu để mất hai vùng lãnh thổ này vào tay người Bồ Đào Nha và người Anh trong thời kỳ nền phong kiến Trung hoa suy tàn; phòng Đài loan được xây dựng để nhắc đến sự kiện chia cắt nhục nhã của đất nước này. Ở phía bắc quảng trường là cổng Thiên An Môn, nơi đây vào năm 1949 Mao Trạch Đông đã tuyên bố thắng lợi của Đảng Cộng sản. Để kỷ niệm sự kiện này, người ta đã cho treo lên phía trên cổng Thiên An Môn một bức đại chân dung của Mao. Và từ đó cho đến tận ngày nay, bức đại chân dung đó đã nghiễm nhiên trở thành một phần không thể thiếu của cổng Thiên An Môn. Từ cổng Thiên An Môn có năm chiếc cầu chạy tới năm cổng lớn của Tử Cấm Thành. Cổng Thiên An Môn chính là mối liên kết những vị hoàng đế cổ xưa với những hoàng đế mới của đất nước Trung quốc. Khu vực quan trọng nhất trong thành Bắc Kinh chính là Tử Cấm Thành, hay còn được gọi bằng cái tên Đại Nội, khu vực này trải rộng trên một diện tích chừng hơn 250 mẫu Anh, trong Đại Nội có đến 9.000 căn phòng, xưa kia đã từng là nơi ở của 70.000 hoạn quan chuyên lo phụng sự Hoàng đế. Những cánh cửa của Tử Cấm Thành mở ra phía quảng trường, từ đây quyền lực của hoàng đế và sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã tỏa ra toàn Trung quốc.

Tối nay, đây là nơi dành cho một người, kẻ muốn chính mình trở thành một vị Hoàng đế mới.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 05:04:37 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:53:08 am »

Chương 1, tiếp theo ...


Cách vài trăm mét về phía tây, cạnh Cấm Thành là những bức tường cao quét vôi đỏ của Trung Nam Hải  - Khu vực dành riêng cho gia đình các quan chức cao cấp. Ngay trên cổng chính ra vào Trung Nam Hải là tấm biển mang dòng chữ Trung quốc rất lớn: “Phục Vụ Nhân Dân”. Dọc bức tường nằm ở phía tây cổng là khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản Trung quốc Vĩ Đại Muôn Năm”. Trên bức tường phía đông là một dòng chữ nữa tỏ lòng tôn kính: “Tư Tưởng Bất Diệt Của Chủ Tịch Mao Muôn Năm”. Bên trong Trung Nam Hải là những con đường rộng rãi, sạch sẽ, ẩn mình dưới những hàng liễu rũ và chạy lượn vòng quanh những hồ nước đóng băng. Từ ngoài nhìn vào có thể thấy những căn phòng khánh tiết trang hoàng đẹp đẽ. So với những cung điện được xây dựng dưới thời vua chúa trong Tử Cấm thành, những ngôi nhà mới xây trong Trung Nam Hải tuy có phần xa hoa hiện đại hơn nhưng vẫn không kém phần thâm trầm bí hiểm. Những biểu tượng quyền lực của nhà nước hiện diện ở mọi nơi: các camêra theo dõi, các ăngten đĩa và máy phát radio.

Hình minh họa:đơn vị Cảnh vệ Trung ương 8341 (nhờ Excoxet xử lý hình)

Túc trực 24/24 tại chốt gác cổng ra vào Trung Nam Hải là những người lính vũ trang mặc quân phục màu xanh lá cây. Những người lính này thuộc biên chế của Lữ đoàn Cận vệ Trung ương, nổi tiếng một thời với cái tên gần như đã trở thành huyền thoại: đơn vị 8341, chuyên bảo vệ các nhà lãnh đạo Trung quốc. Với quân số khoảng 8000 người, Lữ đoàn cận vệ Trung ương hay đơn vị 8341 đã giành được nhiều thành tích đáng chú ý, đặc biệt trong bối cảnh đất nước có nhiều rối ren. Nhờ có sự bảo vệ của đơn vị này mà nhiều bí mật của Đảng Cộng sản Trung quốc đã được được giữ kín một cách tuyệt đối. Tình báo phương Tây vẫn coi Trung Nam Hải là một trong những trung tâm quyền lực khó thâm nhập nhất trên thế giới. Những người được tuyển vào biên chế của Lữ đoàn Cận vệ phải là những người có lý lịch cực kỳ trong sạch và rõ ràng, tốt nhất là những người xuất thân từ các gia đình nông dân ở những vùng núi xa xôi, nếu mù chữ và ít học thì càng tốt. Điều này đảm bảo sự tin cậy và lòng trung thành của họ. Sự thực thì kể từ năm 1949, tại Trung Nam Hải chưa hề có một nhà lãnh đạo cao cấp nào của Trung quốc bị ám sát. Điều này không hề giống với những sự kiện lịch sử trung – cận đại đã từng xảy ra ở Tử Cấm Thành.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 05:05:02 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
nong_dan_wto
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2007, 10:53:56 am »

chương 1 tiếp theo

Toán lính gác có vũ trang tại các cổng ra vào Trung Nam Hải đã được thông báo là chủ tịch Trung quốc sẽ xuất phát ngay trước lúc 5 giờ. Khi đoàn xe hộ tống gồm 3 chiếc Limusine hiệu Mercedes sêri 88 tiến đến gần, các cánh cổng gỗ nặng nề được mở ra. Bốn quân cảnh lái môtô mở đường cưỡi trên những chiếc BMW 1100 phân khối đi hộ tống ở phía trước và sau đoàn công xa.

Đoàn xe toàn một màu sơn đen bóng lao đi mà không sử dụng còi hú và đèn nháy. Ngoài trời, ánh trăng mờ nhạt chỉ đủ xuyên qua màn không khí ô nhiễm. Đường phố vắng tanh. Lác đác đó đây là những nhóm người vô gia cư đang ngồi sưởi ấm quanh mấy đám lửa được đốt lên dưới gầm cầu vượt. Các số liệu báo cáo mới nhất đã cho Bộ Chính trị Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc biết tình trạng thất nghiệp nặng nề trong toàn quốc, tổng số thất nghiệp hiện đã lên tới 250 triệu người. Đây quả là một con số kinh hoàng, số dân Trung quốc thất nghiệp đã bằng cả dân số nước Mỹ, 250 triệu người đang phải đi lang thang khắp đất nước, không nhà cửa, mệt mỏi, và không một xu dính túi. Tuy đám thất nghiệp này chưa nổi loạn, nhưng sự nghèo khó đã cắt đứt mối ràng buộc giữa họ - những kẻ vô sản thuần túy - với Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp Cần lao. Ngạn ngữ Trung hoa có câu “bần cùng sinh đạo tặc”, hiện những kẻ thất nghiệp bần cùng này chưa dám nổi loạn chẳng qua chỉ vì họ còn lo sợ bị chính quyền đàn áp. Nhưng chẳng biết cái gì sẽ xảy ra nếu tình trạng thế này cứ kéo dài thêm…

Các nhà lãnh đạo Trung quốc thường thích đi lại bằng hệ thống đường ngầm và đường sắt, nhưng tối nay Chủ tịch Vương Phong (Wang Feng) muốn chiêm ngưỡng một lần nữa cái thành phố mà ông sẽ làm cho nó thay đổi mãi mãi. Không ai nói gì trong chiếc xe của ông. Người lái xe rẽ về bên phải vào đại lộ Trường An. Tọa lạc ngay phía bên trái con đường mà họ đi ngang qua là Bộ Thương Mại và Hợp tác nước ngoài, một cơ quan chính phủ rất sành sỏi trong việc ve vãn thu hút đầu tư nước ngoài. Chính nhờ hoạt động của Bộ này mà các công ty thượng hạng của Hoa kỳ như Boeing, Motorola, McDonald’s và các công ty khác đã xuất hiện ở Trung quốc. Những nhà đầu tư giàu có này đã xác lập vị trí vững chắc của họ tại đây bằng những khoản đầu tư trị giá hàng tỉ đôla và các kế hoạch tài chính kéo dài đến 20 năm. Có thể nhìn thấy sự hiện diện của các nhà đầu tư tư bản nước ngoài qua những biển quảng cáo lòe loẹt của các hãng Kenwood, Digital, Rémy Martin… chúng nằm chễm chệ trên nóc các tòa nhà vốn được xây dựng trong thời kỳ “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa” ở Trung quốc. Tất cả bọn họ - những nhà đầu tư người Mỹ, người Nhật, người Âu đã phớt lờ lời van nài của các nhóm nhân quyền trên khắp thế giới để tiếp tục làm ăn với một chính phủ độc tài lớn nhất thế giới. Tất cả bọn họ đều mải mê kiếm tiền và đều tán đồng chủ trương dính líu ngầm (contructive engagement) với chính quyền Trung hoa Cộng sản. Chính chủ trương đó đã mở đường cho công cuộc kiếm tiền của họ ở Trung quốc, đồng thời cho phép nền kinh tế Trung quốc phát triển và bùng nổ.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 05:05:30 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Nông dân góp chân Hội nhập
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM