Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:11:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời và chiến trận  (Đọc 52045 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:09:03 pm »




BẠN ĐỌC THÂN MẾN!


“Cuộc đời và chiến trận” của Trung tướng Lê Nam Phong đã miêu tả chân thực cuộc đời chính chiến của một vị tướng Quân đội nhân dân Việt nam.
Tôi và anh Lê Nam Phong ở cùng một trung đoàn từ những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp từ chiến dịch Biên Giới đến chiến trường Điện Biên Phủ. Rồi sau đó, chúng tôi gặp nhau trong các trận mạc thời chống Mỹ, mặt trận biên giới Tây nam… Ở Lê Nam Phong toát lên bản lĩnh của người chỉ huy dũng cảm, xông xáo, quyết đoán, thông minh. Anh có một tấm lòng thương yêu đồng chí, đồng đội hết mực. Cuộc sống của anh giản dị, gần gũi thân thiết với cán bộ, chiến sỹ dưới quyền. Những ngày tháng quân ngũ của anh gắn liền với những trận đánh ác liệt trên các chiến trường Biên Giới, Điện Biên Phủ, Nam Bộ, biên giới Tây nam và trên đất nước bạn Lào, Campuchia.
Rất hoan nghênh anh đã hoàn thành cuốn tự chuyện “Cuộc đời và chiến trận” vào đúng dịp kỷ niệm 63 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt nam (22.12.1944-22.12.2007). Cuộc đời và chiến trận phong phú những sự kiện và những hoạt động thực tế, văn phong mộc mạc, dễ hiểu mà không dễ dãi mang đạm chất “Nam Phong”.
Cuốn sách “Cuộc đời và chiến trận” là một câu chuyện thực của chàng trai xứ Nghệ nghèo đi theo Cách mạng với niềm ti và ý chí vươn lên, từ chiến sỹ bộc phá phấn đấu trở thành Trung tướng, Hiệu trưởng một trường Đại học của Quân đội. Cuộc đời và chiến trận là cuốn sách rất có giá trị giáo dục đạo đức, lý tưởng và để lại những kinh nghiệm trận mạc cho thế hệ mai sau.


Thiếu tướng Bùi Nam Hà.
(Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88 Đại đoàn 308)
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2016, 10:35:10 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:20:03 pm »

I   THỜI NIÊN THIẾU

Tôi sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, lớn lên trong cảnh ngộ tối tăm cùng cực, suốt ngày phải đi chăn trâu, cắt cỏ, lam lũ trên ruộng đồng. Tuổi thơ tôi chưa từng được cắp sách tới trường, dù chỉ một ngày.
Làng quê tôi vốn là vùng đất trù phú, các đáng tổ tiên đã từng khai phá tạo dựng, trải qua cả ngàn năm cùng những thăng trầm theo lịch sử… Ngày xưa tên làng là Phú Mỹ (có nghĩa là giàu đẹp) thuộc tổng Phú Hậu, nay thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.
Đó là vùng đất địa linh nhân kiệt, đã sản sinh ra nhiều người anh hùng và các bậc sỹ phu yêu nước trải qua nhiều triều đại. Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người dân xứ Nghệ với lòng yêu nước nồng nàn, đã đóng góp công lao và sự hy sinh to lớn của mình cho Tổ quốc, làm rạng rỡ truyền thống anh hùng, dũng cảm, góp phân tô thắm trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.
Tương truyền rằng làng tôi có 100 cái giếng nước trong và 99 cây thị quý. Đã có 100 con chim phượng hoàng bay về đậu lại, muốn cư đô, nhưng thiếu một cây thị nên cả đàn bay đi… Nếu không nơi đây đã trở thành đất Đế đô!
Mấy ngàn năm trước, đất làng tôi còn có một cửa biển, nương dâu bãi biển, vật đổi sao rời, đã tạo lập nên vùng đất ngày nay. Trước cửa làng tôi bây giờ còn mang tên cửa Gan, chỉ rõ đó là một cửa biển lớn. Nay biển đã lùi ra xa. Quê tối có hai cửa sông lớn chảy ra biển, gọi là Lạch Cờn và Lạch Quèn. Nên tôi đã vịnh mấy câu thơ tức cảnh:
“Đây cửa Gan bến nước ngàn xưa
Thuyền vua Lê, vua Nguyễn ghé bờ
Sơn thuỷ hữu tình, lòng người mến cảnh
Chim phượng hoàng năm nào hạ cánh
Soi bóng mình đáy giếng nghiêng nghiêng
Ngắm Quỳnh Hoa với cảnh thần tiên
Thời dĩ vãng, bồng lai là thế”
Khi tôi vừa được sinh ra thì cũng là lúc ngọn lửa Cách mạng bùng cháy, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời báo hiệu thời kỳ bùng nổ của cao trào đấu tranh Cách mạng, giải phóng dận tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
 Tiếp thu truyền thống yêu nước lâu đời của nhân dân ta, sẵn có ý chí kiên cường bất khuất, dòng máu nhiệt tình và lòng căm thù sâu sắc đối với thực dân phong kiến, nhân dân quê tôi nhất tề vùng lên ủng hộ và tham gia trực tiếp phong trào Xô Viết năm 1930.
Các bậc cha anh quê tôi đã một lòng đi theo tiếng gọi của Cách mạng.
Từ sau cuộc "khủng bố đỏ" đẫm máu của thực dân Pháp, sau những năm 30-31, quê hương tôi lại trìm đắm trong bóng tối của áp bức bóc lột của thực dân Pháp, sau đó là phát xít Nhật, đã quàng lên đầu, lên cổ; sưu cao thuế nặng, tô tức ngập đầu. Tuổi thơ đói nghèo kham khổ của tôi cùng gia đình mình phải đi qua thời gian đó, vì vậy mới mười một tuổi tôi phải đi ở chăn trâu cắt cỏ, rồi đi làm thuê, cuốc mướn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không được học hành như con cái nhà giàu có ở trong làng.
Nhưng nhờ có thể chất khoẻ mạnh, tư chất lanh lợi, lại có lòng say mê thèm khát được học hành, ngày đêm mong mỏi và ước nguyện được cắp sách tới trường…, cuối cùng bằng nỗ lực bản thân tôi cũng đã tự học để biết đọc, biết viết.
Hồi bấy giờ cha mẹ đặt tên tôi là Thống. Chữ Thống hiểu theo nghĩa Hán tự là thống khổ. Hàng ngày tôi lem luốc trên ruộng đồng, chăn trâu, cắt cỏ, tát nước, be bờ. Đến quãng 12-13 tuổi, tôi còn phải làm thêm việc giúp mẹ, bồng em. Đây là cơ hội may mắn vì được giữ em mới có điều kiện tự học.
Ở trong làng có một trường dạy học trẻ em từ lớp đồng ấu đến lớp sơ học, có thày giáo hương thôn Lê Văn Truyền dậy thêm cả lớp vỡ lòng. Những buổi bồng em đi chơi, tôi lân la đến trường. Dần dà, do lòng ham học thôi thúc, tôi để em ngồi quanh quẩn rồi đến cạnh cửa sổ, xem bọn học trò đánh vần học chữ. Tôi nhìn chữ thày Truyền trên bảng rồi đọc hoạ theo. Ngày lại ngày, chăm chú và đều đặn, dùng cục gạch non đỏ vạch trên nền nhà, tự học viết. Mấy tháng sau tôi đã đọc và viết được chữ quốc ngữ…
Đó là niềm vui sướng đầu tiên, rất có ý nghĩa trong cuộc đời tôi. Đến năm 13 tuổi, cũng bằng cách “học mót”, học lỏm như thế, tôi đã làm được phép tính cộng - trừ - nhân - chia.
Người lớn trong làng kháo nhau “thằng cu Thống nghịch thế mà giỏi, đi học mót mà cũng biết chữ”.
Tôi lấy làm đắc chí và tự hào trước mọi người. Thủa nhỏ tôi không phải là đứa lêu lổng, nhưng rất nghịch và hiếu động, chơi đùa với bọn cùng trang lứa không biết mệt mỏi. Ở trong làng, tôi nổi tiếng là đứa đầu têu bọn trẻ, bày ra các trò trêu chọc con gái (kể cả những cô gái lớn tuổi). Tôi không phải là học trò “Thứ thiệt” nhưng câu ngạn ngữ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” đã vận đúng vào tính cách tôi hồi ấy.
Những đêm trăng thanh gió mát, tôi cùng bọn con trai bày trò đánh trận giả, bắt chước vua Đinh Bộ Lĩnh chia phe bày trận cờ lau, la hét, nô đùa ầm ĩ.
 Những đêm hè oi bức rủ nhau lén bôi nhọ, trét bùn dơ vào mặt mũi, đùi vế các cô gái phường vải sau ngày làm việc, đêm say giấc nồng.
Những ấn tượng sôi động của thời trẻ con ấy trong tôi phảng phất chút thèm khát cuộc sống vui thú, được hoạt động hoà đồng trong sức trẻ ở dạng ngây thơ, chưa ý thức được việc mình làm.
Lớp bạn bè cùng trang lứa hồi ấy nay đã ngoài tuổi 80, có nhiều người còn sống ở quê nhà như ông Võ Văn Bài, Võ Văn Tân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, họ đều tích cực tham gia công tác Cách mạng.
Làng tôi tựa lưng vào triền núi mé đông dãy Trường Sơn hùng vĩ, quay mặt ra Biển Đông, hướng mặt trời mọc. Phía trước làng là cánh đồng lúa mênh mông trải dài dọc theo quốc lộ 1A, song song với đường xe lửa, chạy xuyên qua làng xã. Địa lý thuận lợi và phong cảnh tươi đẹp như vậy nhưng người nông dân ở đây bao đời vẫn chịu sự nghèo khổ là do bị áp bức bóc lột quá nặng nề. Ngày nay cuộc sống đã được đổi thay và khá dần lên nhiều. Trải qua hơn 60 năm thoát ly gia đình, đi theo cách mạng với 56 năm quân ngũ, tôi - người nông dân - đã trở thành người chiến sỹ và trưởng thành như hôm nay, cũng nhờ có quê hương nuôi dưỡng từ lúc sinh thành đến hết tuổi ấu thơ. Hồi tưởng mọi kỷ niệm, không bao giờ tôi quên hình ảnh quê hương mình. Tôi sinh ra được một tuổi thì có một dòng sông đào dẫn thuỷ ngập điền - gọi là nông giang - đã đưa nguồn nước sống Lam chảy về tận quê nhà. Tuổi thơ tôi đã nhiều năm tháng đắm mình trong dòng nước mát lành thân yêu ấy.
Rồi Cách mạng tháng Tám thành công, rồi kháng chiến bùng nổ. Từ giã bạn bè, gia đình, làng quê xóm cũ, ra đi theo tiếng gọi của chiến trường.
60 năm xa cách đằng đẵng, tôi mang bàn chân người lính đi tới mọi dòng sông trên khắp miền giang sơn - Tổ quốc.
Từ sống Lam, sông Hồng, sông Lô, sông Chảy đến sông Mã oai hùng, sống Thao bát ngát, sống Đuống lững lờ và sông Đáy trầm tư.
Rồi 10 năm chống đế quốc Mỹ, tôi lại được đến với dòng sông Cửu Long hùng vĩ, Vàm Cỏ oai hùng, với sông Bé nối dòng Đồng Nai bất khuất!…
Cho dù ở đâu, tôi vẫn luôn nhớ về con sông đào của tuổi thơ tôi.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 05:05:17 pm gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:31:19 pm »

II. BƯỚC KHỞI ĐẦU

Khi tôi bước vào tuổi vị thành niên thì phát xít Nhật vào Đông Dương. Cuộc chiến tranh thế giới đang diễn ra vô cùng ác liệt, tàn khốc. Ở trong nước. phong trào cách mạng dâng cao, mặt trận Việt Minh ra đời. Khởi nghĩa Bắc Sơn dẫn đến sự ra đời của lực lượng tuyên truyền vũ trang cách mạng, có tác động mạnh mẽ rộng lớn và trực tiếp kích thích tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân ta, đặc biệt trong công nhân, nông dân và thanh niên trí thức, học sinh tiến bộ ở khắp mọi miền đất nước.
Đó cũng là những ngày tháng đánh dấu bước ngoặt đầu cuộc đời mà tôi không bao giờ quên.
Vào những năm 1943-1944, tôi may mắn được ông Kỳ, lão thành cách mạng, đảng viên từ những năm 1930, dìu dắt hướng dẫn giúp đỡ, giao cho làm liên lạc Việt Minh. Ngoài ra còn có ông Thiết là cán bộ chuyên trách của Việt Minh đi sát bồi dưỡng năng lực công tác để giúp tôi làm tròn nhiệm vụ được giao.
Ông Kỳ rất thọ, đến năm 99 tuổi mới mất. Ngày ông mất tôi ở xa không về được để có thể trực tiếp phúng điếu và tri ân người thày đã dìu dắt tôi trong thời gian đầu theo Cách Mạng.
Cuối năm 1944 là giai đoạn Cách mạng xây dựng tổ chức bí mật tiền khởi nghĩa, tôi được bổ sung vào đội bảo vệ, chính thức được nhận công tác bí mật mà cơ sở Việt Minh ở địa phương giao cho.

***

Một đêm lạnh giá của tiết đầu Xuân, chúng tôi vừa hoàn thành những công việc trên giao cho địa phương. Làng quê im lìm yên ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc trên ruộng đồng. Những ngày tháng ấy đói lê thê, trai gái gày guộc, dân làng còm cõi, xóm thôn không còn tiếng nói cười, ca hát. Đêm đen trĩu nặng với gió và rét.
Bỗng có những tiếng súng nổ dồn dập, liên hồi, rồi tắt ngấm ở phía đồn Giát của quân Pháp đóng trên sườn núi phía Tây ga xe lửa và huyện lỵ. Nơi đó cách làng tôi 3km. Cả vùng quê phụ cận bị tiếng súng nổ dựng dậy, tỉnh giấc trong sự ngơ ngác bàng hoàng, thoảng thốt.
Đến khi gà gáy sáng thì liên lạc báo tin: Quân Nhật đánh chiếm huyện lỵ và đồn Tây; nó bắn chết tên quan đồn rồi”. Đó là sự kiện diễn ra ngày 9 tháng 3 năm 1945 ở quê tôi.
Vài ngày sau, cơ sở Việt Minh đã phát đi tài liệu “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chúng tôi đi rải truyền đơn chuyển tài liệu mật và hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể, vận động các tầng lớp nhân dân bình tĩnh, tin tưởng, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chờ lệnh của Việt Minh và uỷ ban Khởi nghĩa Trung ương. Các lực lượng tự vệ nơi nơi sẵn sàng tham gia chiến đấu.
Ít lâu sau, không quân của phe đồng minh tấn công quân Nhật ở Đông Dương. Các biên đội máy bay cường kích B29 của Mỹ được sử dụng, máy bay hai thân từ hạm đội và căn cứ Thái Bình Dương vào ném bom các mục tiêu quân sự, kho tàng, trại lính, cảng biển, nhà máy xe lửa do quân Nhật chiếm đóng ở thành phố Vinh - Bến Thuỷ.
Có lần, một chiếc máy bay tiêm kích của đồng minh bị súng phòng không của quân Nhật bắn trúng ở Vinh, phải bay về phía bắc hạ cánh khẩn cấp trên một đồng lúa nước, trong khu ruộng nằm sâu tại vùng đồi núi của làng Tràm (nay thuộc xã Quỳnh Thạch).
Một giờ sau, xe hiến binh Nhật đuổi tới, các phi công đã kịp trốn thoát xuống phía bờ biển. Nhưg chỉ qua một đêm, ngày hôm sau quân Nhật đã truy tìm được 3 phi công đồng minh đem về huyện lỵ chờ chuyển đi. Trong thời gian các phi công bị tạm giữ tại đó, thanh niên, học sinh, trẻ em, người lớn, túm tụm đến xem… Đó là lần đầu tiên họ trông thấy người Nga và người Mỹ. Trong 3 phi công có một người Nga biết nói tiếng Pháp nên dân chúng mới biết được. Ông ta trắng, cao gầy nhất trong phi hành đoàn.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 06:31:33 am gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:36:55 pm »

III. CHIẾN SỸ VỆ QUỐC ĐOÀN.

Những ngày có trào Cách mạng thời kỳ Tổng khởi nghĩa đã hun đúc cho tôi ý trí quyết tâm làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao phó. Khi tôi là là liên lạc của Việt Minh (do ông Triết, ông Kỳ, ông Biên giác ngộ). Đến khi được gia nhập vệ quốc, tôi thường được các bậc cha chú và lớp đàn anh động viên, giáo dục, khuyến khích, ân cần chỉ bảo. Tôi biết rõ lý tưởng Cách mạng của thanh niên và nỗ lực rèn luyện tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh.
Tham gia đội tư vệ hồi ấy còn có các ông Chước, ông Thành, ông Du.
Cách mạng tháng Tám thành công là lúc tôi vừa bước sang tuổi 17. Cơ quan Việt Minh và Uỷ ban nhân dân Cách mạng địa phương đã chọn, cử tôi đi học khoá quân sự đầu tiên của tỉnh nhà (tháng 8 năm 1945) do trung đoàn 57 mở ở huyện Thanh Chương. Sau khoá huấn luyện cấp tốc đó, tôi được bổ sung vào lực lượng tự vệ thành Vinh, trong biên chế của đại đội Hồng Sơn. Ngày nay, nhiều đồng chí đồng đội của tôi hồi đó còn sống, trong đó có đồng chí Thực và đồng chí Hoàng Thời là cán bộ đơn vị.
Bấy giờ tôi chưa đủ tuổi nhập ngũ, sức khoẻ, trọng lượng, chiều cao đều thiếu, nên gia nhập vệ quốc đoàn là việc khó khăn. Lần thứ nhất dự tuyển quân, dù đã bí mật bỏ đá vào túi quần, nhưng vẫn không lọt. Tôi ra đồi ngồi khóc, không dám về nhà vì xấu hổ với bạn bè. Lần thứ hai, tôi tăng lượng đá và may mắn trúng tuyển. Cùng với lòng tha thiết và quyết tâm cao, công thêm sự láu lỉnh cần thiết, tôi đã đạt được nguyện vọng, được ông Khiếng (tức đồng chí Lê Nam Thắng, sau này là thiếu tướng thanh tra Quân đội) và đồng chí Nguyễn Cận (sau này là đại tá, cán bộ sư đoàn 341) tiếp nhận, cho vào làm liên lạc trung đoàn 57. Hồi đó đồng chí Trần Văn Quang là chính uỷ (sau này là Thượng tướng thứ trưởng Bộ Quốc Phòng) chấp nhận. Tôi gia nhập Vệ quốc đoàn, vào chi đội Đội Cung do đồng chí Nguyễn Cận làm tiểu đoàn trưởng. Từ đó tôi trở thành chiến sỹ Vệ quốc đoàn. Nhớ lúc đi chân đất, quần cộc vào thành phố Vinh học quân sự, trong bộ quân phục Vệ quốc đoàn, tôi trở thành anh bộ đội cụ Hồ oai phong dũng mãnh. Niềm vinh dự đó làm tôi hân hoan, vui sướng và cũng là nguồn cổ vũ, khích lệ động viên tôi hoàn thành nhiệm vụ do cán bộ và ban chỉ huy giao cho. Được sự khích lệ của cấp chỉ huy, tôi sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì, dù khó khăn, nặng nhọc.
Tuổi trẻ chúng tôi hồi ấy hồn nhiên và sôi động, hăng say và vui nhộn. Tôi còn nhớ câu thơ vui, đồng đội thường đọc cho nhau nghe những đêm đông rét lạnh, phải dùng bao bố bì gai làm mền đắp :
Anh em du kích thành Vinh
Đêm nằm chăn “Mỹ” rung rinh cái đùi
Nửa đêm thức dậy, hùi hùi
Tưởng rằng chăn Mỹ? Úi giời bì gai!”
Những lúc đó, chúng tôi quây quần ôm ấp sưởi ấm cho nhau bằng lòng tin và tình đồng chí, bằng hơi nóng của lý tưởng Cách mạng, với cả lòng yêu nước dạt dào và trái tim sôi nổi tràn đầy nhiệt huyết. Những ngày đầu vào Vệ quốc đoàn, bản thân tôi cũng gặp sự cố đau xót. Đó là ngày cha tôi mất ở quê, tôi không được biết!
Vì thế, tôi mang nỗi buồn chưa làm tròn được chữ hiếu. Sau đó, cứ có dịp được cấp trên cho phép, dù thời gian ngắn ngủi, tôi cũng tranh thủ đi bộ, có khi vừa đi vừa chạy, để về thăm mẹ và gia đình. Quãng đường từ đơn vị về nhà tôi rất xa, mà chỉ trong một ngày một đêm tôi đã kịp về đơn vị đúng thời lệnh cho phép. Tôi vô cùng thương nhớ và kính trọng mẹ tôi. Người chịu goá bụa lúc 40 tuổi, một mình lam lũ nuôi đàn con nhỏ, sống một đời nhân hậu, giản dị, yêu lao động, cả một đời hy sinh vì chồng con. Mẹ tôi hưởng thọ 93 tuổi, Cha tôi mất sớm. Ông để lại cho bà 6 người con đó là :
Anh cả, Lê Văn Thừa
Lê Hoàng Thống (tôi)
Lê Thị Thái
Lê Thị Thông
Lê Quang Thục
Lê Thị Thuỷ.
Sau Cách mạng tháng Tám, cô Thái đã mất, còn lại 5 anh em đều hăng say tham gia kháng chiến. Tôi, Thục, Thuỷ đều là quân nhân và thanh niên xung phong. Em tôi, Lê Quang Thục, là một thương binh, hiện đang công tác ngành điện lực. Em gái Lê Thị Thuỷ là nữ thanh niên xung phong trong đơn vị nổi tiếng hồi đánh Mỹ, nay đã về hưu.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Liên khu Bốn tiến hành cuộc tiêu thổ kháng chiến triệt để và quyết liệt nhất. Quân dân ta san bằng thành phố Vinh, thị xã Hà Tĩnh và thị xã Thanh Hoá, phá huỷ toàn bộ cầu cống, đường giao thông, đường sắt, đường xe lửa. Chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả đã trở thành bãi bằng, với những đống gạch vụn… Sự hy sinh của dân ta thật vô bờ bến. Ngày ấy, tham dự trực tiếp phá huỷ thành phố của quê hương mình, chúng tôi không khỏi bùi ngùi nuối tiếc và xúc động. Những tấm lòng của đồng bào quyết đi lên theo tiếng gọi của Bác Hồ: “Ta thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, vì sự toàn thắng của kháng chiến và hàng chục vạn đồng bào các thành phố ừ bỏ tài sản, nhà cửa để bồng bế nhau “tản cư” đi kháng chiến. Đó là quang cảnh “bi hùng” trong những ngày đầu kháng chiến ở Liên khu Bốn mãi mãi để lại dấu ấn lịch sử chiến tranh Việt nam thời hiện đại và hiệu quả của tư tưởng chiến lược, tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
Nhờ nỗ lực phấn đấu, sau khi gia nhập Vệ quốc đoàn, trước khi ra Việt Bắc, tôi được kết nạp vào Đảng cộng Việt Nam. Buổi lễ kết nạp Đảng được tổ chức ở chùa Hưng Thông huyện Hưng Nguyên. Ông Bảy và ông Từ là người giới thiệu tôi vào Đảng. Chi bộ lúc đó có các ông Toàn, Bạy, Ngọ, Từ và ông Ngô Trí Bình. Tuổi trẻ đầy ước mơ và lãng mạn. Chuẩn bị rời quê hương lên Việt Bắc, tôi nghĩ mình đã hết khổ rồi, cái tên Hoàng Thống không còn thích hợp, phải có cái tên mới, đẹp và bay bổng. Tôi chọn tên Hồng Phong; Hồng Phong là gió đỏ tức là gió Cách mạng. Nhưng bạn bè bảo đó là tên lãnh tụ của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong, bị giặc sát hại năm 1942. Tôi nghe cũng sợ, bèn đổi chữ Hồng ra chữ Nam, Nam Phong là gió Nam - thứ gió mát lành nhất của quê tôi.
Năm 1947, lực lượng quân sự hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh được tiếp tục huy động cho chiến trường Bình - Trị - Thiên và Trung, Thượng Lào. Những đoàn quân Nam tiến, Tây tiến rầm rộ lên đường đến các mặt trận gần xa. Tháng 3 năm 1948, tôi cùng một số đồng chí ở khu Bốn được điều ra Việt Bắc để học khoá huấn luyện quân sự - chính trị ở trường lục quân Hoàng Hữu Nam, Liên khu Mười. Chính ở đây, tháng 9 năm 1948, tôi được vinh dự chuyển Đảng chính thức. Trở về chiến khu Việt Bắc sau khi kết thúc khoá học, đến đầu tháng 1 năm 1949 tôi được bổ sung vào đơn vị của Đại đoàn 308. Cũng từ ngày ấy, tôi vinh dự trở thành cán bộ chỉ huy ở đại đoàn Quân tiên phong. Tại đây, thời kỳ đầu, tôi được giao làm cán bộ chỉ huy các đại đội Tô Văn, 211, 225, 213 của tiểu đoàn 322 thuộc trung đoàn 88. Bắt đầu đơn vị bước vào đội hình chiến đấu trên các chiến trường và các chiến dịch ở Việt Bắc, Tây Bắc, trung du Bắc Bộ và cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 06:40:50 am gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:44:20 pm »

IV. CHIẾN TRƯỜNG VIỆT BẮC.

Là một chiến sỹ Vệ Quốc đoàn tuổi còn rất trẻ, may mắn tôi được cử dự lớp huấn luyện quân sự đặc biệt cấp tốc ở trường Lục quân Hoàng Hữu Nam. Là một Đảng viên mới được kết nạp, tôi trở thành một cán bộ quân sự sơ cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam để từ đó hăng hái lên đường chiến đấu, mang theo bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ yêu đời, say mê hoài bão, khát khao thực hiện ý tưởng Cách mạng cao đẹp của đời mình. Trở về đơn vị công tác một thời gian, tôi được bổ sung lên Việt Bắc và nằm trong biên chế của đoàn cán bộ bổ sung cho Trung đoàn 88, sau này thuộc Đại đoàn 308. Sau Thu Đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta bước qua một thời kỳ mới. Ở khắp các chiến trường từ Nam Bộ đến cực bắc Nam Trung bộ, ở Liên Khu 3, Liên Khu 10, ở Bình - Trị - Thiên (Liên Khu 4) cuộc chiến tranh du kích của nhân dân chúng ta được đẩy cao thêm một bước. Ta thu được nhiều thắng lợi tại các thành phố lẫn vùng nông thôn, ở đồng bằng và cả ở các chiến trường Tây Bắc, Việt Bắc, trên chiến trường Thượng và Trung, Hạ Lào. Nơi nào cũng ầm vang tiếng súng. Quân dân kháng chiến lập được nhiều chiến công lẫy lừng. Cuộc chiến tranh Cách mạng của nhân dân ta đang nằm trong thời kỳ cuối của “chiến lược phòng ngự”. Bộ đội chủ lực đã bắt đầu củng cố, xây dựng lớn mạnh dần. Chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng. Dân quân du kích trên đà được kiện toàn với bình diện và quy mô ngày càng lớn.
1947 - 1948, chúng ta thắng lớn ở chiến dịch Sông Lô, ở Phố Ràng, Phủ Thông (Việt Bắc), ở mặt trận Nha Trang - Khánh Hoà, ở Liên Khu 5 cùng Tây Nguyên (Kon Tum - Đắc Lắc), phá tan cuộc hành quân càn quét lớn của địch. Có những trận chiến vang dội ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ở nội đô cũng như ngoại vi Sài Gòn - Gia Định, ở Đà Lạt - Lâm Đồng, Mỹ Tho, Cần Thơ…vv.
Cuộc chiến tranh đang chuyển dần sang “Thời kỳ cầm cự”. Khi tôi về Đại Đoàn 308 để chuẩn bị đi chiến dịch Đông - Xuân 1949 - 1950, thì ở Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng, lãnh đạo của lực lượng vũ trang chủ lực của chúng ta bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch lớn, mang ý nghĩa quyết định cho sự thay đổi cán cân lực lượng giữa ta và địch. Bước vào Đông - Xuân 1949 - 1950, ở đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc cũng như ở Trung, Thượng Lào, quân ta chủ động tấn công các căn cứ địch; quyết định chống càn, bẻ gãy các mưu đồ tiến quân lên Tây Bắc và Việt Bắc của giặc Pháp. Phối hợp với đồng bằng Bắc Bộ, các chiến trường đẩy mạnh chiến tranh du kích, đẩy quân thù vào sự lúng túng, phải đối phó với chiến lược mới của quân chủ lực chúng ta.
Ngày 1.10.1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập. Cuối năm 1949 đơn vị tôi nhận nhiệm vụ bí mật vượt qua biên giới Việt Trung sang Vân Nam nhận trang thiết bị, vũ khí do Trung Quốc chi viện. Chuẩn bị cho chiến dịch biên giới Cao - Bắc - Lạng, năm 1950, công tác tổ chức chiến trường diễn ra gấp rút và rất bí mật.
Để đi qua biên giới, chúng tôi phải cải trang thành những người dân địa phương, mặc quần áo màu sắc của các bà con dân tộc H’mông, Tày, Nùng… và phải nhanh chóng, bí mật vượt qua biên giới trong đêm tối…
Hồi đó, thực dân Pháp sau thất bại ở Tuyên quang và thất bại khi nhảy dù tập kích Thủ đô kháng chiến Bắc Cạn (1947), chúng đã tổ chức chiếm đóng và bố phòng chặt chẽ vòng cung biên giới 6 tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên và thêm Lào Cai - Yên Bái… Ngoài các thị xã, đồn bốt chính, chúng tổ chức những đơn vị canh gác, tuần tra cơ động trên toàn tuyến biên giới, đặc biệt là sau ngày Cách mạng Trung Quốc thành công. Vì vậy, nhiệm vụ lần này của đơn vị chúng tôi được cấp trên phổ biến, quán triệt tỷ mỉ mục đích yêu cầu và triển khai những việc cần làm, phải hoàn thành trong một thời gian ngắn và phải tuyệt mật.
Lần đầu tiên ra khỏi biên giới Việt nam đi làm một nhiệm vụ bí mật, lòng chúng tôi không khỏi lo lắng, hồi hộp, xúc động. Trên khuôn mặt và ánh mắt anh em đồng chí trong đơn vị đều rạng ngời lên một niềm hân hoan phấn khởi.
Khi đã qua được biên giới đến vùng tự do của nước bạn, chúng tôi vui mừng và phấn khởi vô hạn.
Chuyến công tác ấy để lại cho chúng tôi một kỷ niệm khá thú vị, khó quên. Câu chuyện như sau:
Hồi ấy bộ đội ta còn kham khổ thiếu thốn. Việc cung ứng dự phòng lương thực, nước uống mang theo khi sang Trung Quốc là vấn đề khó khăn, eo hẹp. Quan những ngày trèo đèo lội suối, tất cả đều khát, đói và mệt nhọc. Sang tới đất nước bạn, tới vùng Quảng Đông giáp Quảng Tây, khi đi qua ruộng dưa trên các cánh đồng lớn vắng vẻ của đồng bào dân tộc, chúng tôi đã tự động hái dưa hấu ăn để chống khát.
Sau đó, cấp chỉ huy biết liền ra lệnh cấm. Mệnh lệnh là: “Tuyết đối không được xâm phạm đến củ khoai, hạt lúa của người dân Trung Quốc”.
Lúc quay trở về, cấm lệnh tuy đã được phổ biến kỹ nhưng vì mang vác vũ khí nặng, đói và khát quá, một số anh em vẫn quỳ xuống chắp hai tay lạy xin đồng bào tha thứ, để rồi mỗi người hái một quả dưa ăn vội ăn vàng, kịp lên đường trước buổi tối trời.
Chuyến công tác xuất ngoại hoàn thành tốt đẹp. Ở nhà, các đơn vị trong sư đoàn đang khẩn trương học tập kỹ thuật, chiến thuật, sử dụng vũ khí, khí tài mới được trang bị. Lúc này, toàn quân đang phát động phong trào “Rèn cán, chỉnh quân”, một đợt học tập chính trị sâu rộng và một buổi diễn tập thao trường sôi động. Khi đó tôi mới là cán bộ trung đội, về sau được đề bạt lên chỉ huy đại đội cấp phó, chuẩn bị tham gia chiến dịch Biên Giới.
Năm 1950, gần 5 năm ta thực hiện chống Pháp bằng chiến tranh du kích với những trận chiến nhỏ, diễn ra chủ yếu là chống càn quét, đánh phá các cuộc hành quân chiến thuật của giặc. Đến nay lực lượng ta đã đủ mạnh để có thể tổ chức những chiến dịch tiến công quân sự lớn trên cả ba miền đất nước.
Viên tướng Đờ Tát-si-nhi (De Lattre Tassigni) sang Việt Nam thực hiện âm mưu và thủ đoạn quân sự mới nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến của chúng ta. Chúng xây dựng nguỵ quân, củng cố nguỵ quyền. Tăng cường hành quân càn quét ở khắp ba vùng đất nước. Chúng mở rộng vùng chiếm đóng, xây dựng đồn bốt, boong ke kiên cố làm bàn đạp và lập căn cứ tiến công Cách mạng. Xây dựng và sử dụng các binh đoàn cơ động chủ lực. Dựa vào sự viện trợ của Đế quốc Mỹ, thực dân Pháp, lập kế hoạch bình định Việt Nam trong vòng 18 tháng.
Chúng củng cố những vùng chiếm đóng quan trọng ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ. Hành quân lên hướng Tây Nguyên và Trung, Hạ Lào. Xây dựng trục căn cứ ở Thượng Lào và Tây Bắc. Ở phía Bắc, chúng đưa lực lượng cơ động tinh nhuệ lên kiểm soát vòng cung biên giới Việt - Trung.
Tháng 6 năm 1950, sau khi lực lượng và chuẩn bị chiến trường, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích:
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Nối liền đường giao thông quan trọng với Trung Quốc và khối dân chủ tiến bộ cùng Liên Bang Xô Viết, tạo ra hậu phương chính trị vững chắc cho Cách mạng Việt Nam.
- Mở rộng và củng cố vững chắc vùng căn cứ địa Việt Bắc.
Đây là một chiến dịch được tiến hành với nhịp độ khẩn trương, ráo riết, được Trung ương Đảng và bộ Tổng tư lệnh đặc biệt quan tâm.
Một hôm, dân công và bộ đội thấy có nhiều tốp cán bộ đi ngựa rẽ vào một xóm nhỏ trong vùng Quảng Yên… Tối hôm ấy một tin loan báo rất nhanh khắp các đơn vị:
“Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tới thăm Trung đoàn 88”
Cuộc viếng thăm của Đại tướng đối với cán bộ, chiến sỹ đơn vị tôi là một niềm vinh dự, mang lại một nguồn động viên mạnh mẽ. Đại đội của tôi cũng như toàn thể cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 88 vô cùng phấn khởi, cảm khích! Đồng chí Tổng tư lệnh ân cần thăm hỏi cán bộ chiến sỹ rồi kiểm tra cặn kẽ việc chuẩn bị tư tưởng, sẵn sàng chiến đấu. Đồng chí thân mật, vui vẻ hỏi mọi người: “Đã chuẩn bị kỹ chưa?”.
Sau đó đồng chí thông báo cho biết:
- Hồ Chủ Tịch đã ra lệnh cho quân ta “Chỉ có thắng - không cho thua”. Tổng Quân uỷ sẽ trực tiếp chỉ đạo chiến dịch.
Các chiến sỹ đại đội tôi (Đại đội Tô Văn) hoan hô nồng nhiệt nhiều lần, khi được nghe Đại tướng cho biết tin này. Mấy ngày sau lại có tin loan truyền trong đơn vị, làm xôn xao náo nức tình cảm của chiến sỹ khắp Đại đoàn. Ấy là tin “Bác Hồ cùng đi chiến dịch!”. Đối với chúng tôi, đó cũng là lần đầu tiên được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay trên thềm chiến dịch Biên Giới năm 1950, ở trong hàng quân xung kích của Trung đoàn 88 lừng danh!
Đại đoàn 308 chúng tôi bấy giờ là lực lượng nòng cốt, cùng Trung đoàn 209, Trung đoàn 174, tiến công giải phóng biên giới. Mở màn chiến dịch Đông Khê, một cứ điểm phòng thủ mạnh của địch. Trận đánh kéo dài, qua một ngày một đêm mới kết thúc. Hồi bấy giờ Trung đoàn 209, Trung đoàn 174 đánh chủ công ở Đông Khê. Đại đoàn 308 đánh phối hợp, chủ yếu đánh đoạn đường chiến lược nối Đông Khê - Thất Khê - Cao Bằng (đường số 4)
Lực lượng quân địch vùng biên giới phía Bắc gồm có hai binh đoàn cơ động. Binh đoàn Lơ Pa-giơ (Le Page) và binh đoàn Sác-tông (Charton) cùng với các lữ đoàn thiết giáp và một số đơn vị cấp tiểu đoàn lính Âu - Phi cơ động. Phần lớn quân giặc trên chiến trường này là quân tinh nhuệ. Nhiều sỹ quan binh lính của chúng từng tham chiến ở Bắc Phi và Châu Âu trong thế chiến thứ 2. Một số đơn vị lính lê dương gồm người Tuy-ni-di, Ma -rốc, Sê-nê-gan và An-ge-ri khét tiếng hiếu chiến. Thực dân Pháp sử dụng chúng như những quân bài xung kích, làm con dao nhọn và bia đỡ đạn trong các trận đánh quan trọng, giáp chiến sinh tử với quân ta. Dù như thế, quân ta vẫn dũng cảm xông pha trên các trận địa quyết chiến tiêu diệt địch. Sau khi Đông Khê thất thủ chúng ta tiến đánh Thất Khê nhằm giải phóng ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 05:03:10 pm gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:46:05 pm »

Đêm 18 tháng 9 năm 1950, Trung đoàn 209 dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, Trần Độ; Trung đoàn 174 dưới sự chỉ huy của đồng chí Đặng Văn Việt, Chu Huy Mân đã tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, tiêu diệt viện binh. Phòng tuyến số 4 của địch bị phá vỡ một mảng nghiêm trọng. Bị thất thủ tại căn cứ Đông Khê và Thất Khê, binh đoàn cơ động chủ lực địch chiếm đóng các căn cứ đồn bốt ở Lạng Sơn, Cao Bằng bị ta tiêu diệt và tháo chạy.
Đại đoàn 308 làm nhiệm vụ đánh địch cứu viện Đông Khê. Tôi không thể quên những vất vả gian nan khi chờ đánh viện binh của Pháp. Đói cơm. Mệt mỏi. Rối ruôt. Một câu hỏi lớn đặt ra : Địch có đến không? Đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo Bác Hồ. Bác quyết định chờ. Và địch đã đến. 308 diệt địch gọn ở Trọc Ngà, đập tan cụm phòng ngự ở Khâu Lương. Tổ chức cuộc vận động truy kích binh đoàn Lơ-pa-giơ trên đường số 4. Cùng lúc thị xã Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn được giải phóng. Quân ta ào ạt chiếm lĩnh trận địa và các căn cứ đồn bốt của thực dân Pháp, nơi chúng đã dày công xây dựng phòng thủ kiên cố trên tuyến biên giới. Tôi vẫn nhớ kỷ niệm sôi động, vui tếu của lính Vệ quốc đoàn, khi chiến thắng quân thù lúc đó còn ở độ tuổi thanh niên, thật tươi sáng, hồn nhiên, dũng mãnh, vô tư. Sau khi chiếm được đồn giặc, bọn chúng tôi cùng nhau thu chiến lợi phẩm và làm công tác thu dọn chiến trường. Một số anh em thả cửa mà ăn đồ hộp và bơ sữa của giặc. Một số thích ăn kem hộp. Thích quá anh em ăn quá đà. Một số ăn nhằm thuốc đánh răng, bị phồng cả môi, miệng, nói không ra lời. Một số biết uống rượu, lôi những thùng rượu vang đỏ của Tây ra cứ thế mà uống, say bí tỉ, đi lại khật khưỡng, chếnh choáng…
Chiến dịch biên giới kéo dài hàng tháng và kết thúc thắng lợi. Riêng trận đánh đồn Đông Khê mãi mãi khắc sâu vào tiềm thức của cán bộ chiến sỹ ta. Nó có một vị trí đặc biệt trong lịch sử quân sự Cách mạng Việt Nam về “Một trận đánh công kiên cứ điểm phòng thủ vững chắc của địch”. Ở thời điểm đó, Đông Khê là một vị trí chiến lược then chốt và quan trọng của địch nằm trong mắt xích các căn cứ chiếm đóng phòng thủ biên giới. Mất Đông Khê là mất Cao Bằng, Lạng Sơn. Chính vì vậy mà quân địch bố phòng ở đây rất kiên cố, vững chắc.
Đánh Đông Khê và Thất Khê, lần đầu tiên quân đội ta tổ chức một chiến dịch tiến công vào các cứ điểm phòng thủ kiên cố mang dạng tập đoàn (ở cấp thấp) và đã giải quyết thành công trận công kiên có ý nghĩa quyết định này. Bộ đội chủ lực của chúng ta đã thu được thắng lợi trọn vẹn.
Hồi đó, Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương đặc biết quan tâm đến những trận đánh ở hai cứ điểm nói trên, đã cử cán bộ phải viên trực tiếp xuống chỉ đạo chiến dịch. Chúng ta ai cũng còn nhớ, đích thân Bác Hồ, vị lãnh tụ tối cao, là người thống soái của quân đội ta đã đích thân lên tận Đông Khê, trực tiếp thị sát vị trí và cách bố phòng đồn địch trước giờ quân ta xuất kích. Hình ảnh của Bác Hồ ở Đông Khê trong chiến dịch biên giới năm 1950 mãi mãi in sâu trong tâm hồn, ký ức của cán bộ, chiến sỹ quân đội ta. Chúng ta đặc biệt cám ơn một nhiếp ảnh gia đã ghi lại được khoảnh khắc Hồ Chủ Tịch ngồi ở đài quan sát trên núi Báo Đông nhìn toàn cảnh Đông Khê trước giờ nổ súng. Tấm ảnh đó vừa cụ thể vừa có tầm khái quát rất lớn, thể hiện chủ đề Hồ Chủ Tịch là “người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang Cách mạng Việt Nam”. Và cũng ở nơi này, Bác đã xúc động làm bài thơ tứ tuyệt để đời cho con cháu :
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cày.
Nguyên văn chữ Hán :
Huề trượng đăng sơn quan trận địa
Vạn trùng vân ủng vạn trùng sơn.
Tam quân tỳ hổ thôn Ngưu Đẩu
Thệ diệt sài lang xâm lược quân.
Đại đoàn 308, Trung đoàn 209, Trung đoàn 174 đã lập công vẻ vang, rất xứng đáng với lòng tin yêu của Bác.
Chiến thắng biên giới đã mở ra một chặng đường mới cho Cách mạng Việt Nam. Từ đây, căn cứ Cách mạng Việt Nam được nối liền với hậu phương lớn hùng cường là Trung Quốc, Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Đó là ý nghĩa chính trị quan trọng và to lớn, có tác động sống còn đối với chúng ta bây giờ.
Sau chiến thắng Biên Giới, quân đội ta trưởng thành thêm một bước cả về lượng và cả về chất. Đường lối chiến tranh và các chiến lược quân sự của chúng ta cũng đang chuyển sang một thời kỳ mới. Thời kỳ của chiến lược “Kháng chiến cầm cự và tiếp tục trường kỳ”.
Chúng tôi, trong những bộ quân phục mới, đầy đủ, chỉnh tề và tươm tất hơn, trang bị thiết yếu của người lính được cải thiện rõ rệt, lại hiên ngang bước tiếp cuộc hành quân chiến đấu.
Cuối năm 1950, tạm thời xa Việt Bắc, chúng tôi về trung du. Đông - Xuân 1950 - 1951, một bộ phận của Đại đoàn 308 cùng một số đơn vị thuộc Đại đoàn 312 về lập thế trận đánh giặc ở trung du Bắc Bộ. Quân đội ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến xây dựng các vùng chiến khu, lấy núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc làm căn cứ. Ở Trung Bộ và Nam Bộ cũng dựa vào địa hình rừng núi mà thành lập nhiều chiến khu du kích.
Đên bây giờ, sau chiến thắng Biên Giới, tình hình đã khác. Quân ta nhanh chóng trưởng thành, lớn mạnh mau lẹ, có đủ điều kiện đáp ứng những yêu cầu về chiến lược và chiến thuật quân sự của thời kỳ mới. Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng đã cho phép chuyển quân về trung du trực tiếp tham chiến, tiến công quân địch, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, bao vây, chia cắt cô lập và uy hiếp chúng ngay tại vùng chiến trường do chúng chiếm giữ. chúng ta quyết phá tan kế hoạch “Bình định” của tướng Đờ-lát -đờ Tát-si-nhi và bộ chỉ huy xâm lược Pháp; quyết bẻ gẫy, đập tan các cuộc hành quân chiến thuật và chiến lược của chúng.
Năm 1951, trong chiến dịch Hà - Nam - Ninh, đơn vị tôi trực tiếp đánh đồn giặc ở chùa Cao, đồn Non Nước (Ninh Bình). Lúc bấy giờ tôi là cán bộ đại đội phụ trách cáo mũi “Dao Nhọn”, tiến công trung tâm đồn giặc. Những trận đánh ở chùa Cao và trên núi Non Nước là những trận đánh táo bạo, bất ngờ, mưu trí, dũng cảm, mau le. Sau khi bọc phá mở cửa, quân ta khống chế hoả lực địch từ các miệng súng, hầm lô cốt địch và xung kích ào vào, lựu đạn cầm tay, lưỡi lê tuốt sẵn. Cuộc xung phong đánh giáp lá cà ác liệt diễn ra trong bóng tối mờ ảo, loé anh sáng xanh lè của lưỡi lê và đỏ rực của lửa đạn, những ánh chớp loé khi bọc phá và lựu đạn nổ.
Lo nhất khi đánh địch ở đồng bằng Bắc Bộ là lúc đánh xong rồi rút. Ban ngày, đồng không mông quạnh. Bộ đội phải dấu mình dưới gốc lúa chiêm, nghe rõ tiếng “xà lù” của bọn lính Âu Phi dàn quân phản kích.
Đối với cá nhân tôi, sau Đông Khê, những ngày đêm ác chiến lại đến với chùa Cao, đồn Pheo, giằng co nhau với quân thù trong lửa đạn. Tuổi trẻ chúng tôi hồi ấy đạp bằng chông gai, xem thường máu lửa, núi Non Nước còn ghi lại hình ảnh đồng chí chiến sỹ sư đoàn 308 Giáp Văn Khương gan dạ, mưu trí, thông minh, mà sau này anh được Bác Hồ gọi là “Chiến sỹ thi đua, anh dũng tuyệt vời”. Rất nhiều cán bộ chiến sỹ thuộc sư đoàn đã tham gia chiến đấu ngày ấy cùng tôi, hiện vẫn còn sống như đồng chí Thái Dũng, Trung đoàn trưởng; đồng chí Quốc Bảo, Chính uỷ; đồng chí Nam Hà, Trung đoàn phó. (khi đánh Điện Biên Phủ, anh là Trung đoàn trưởng, chỉ huy Trung đoàn 102) có đồng chí Vũ Yên, đồng chí Sơn Hùng ở Trung đoàn 36.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 05:01:46 pm gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:49:35 pm »

Sau khi quân ta về Trung du trực tiếp công đồn diệt giặc ngay tại “vùng hậu phương” của chúng, chiến tranh du kích lan rộng ra khắp vùng, từ hữu ngạn để tả ngạn sông
Hồng, từ vùng duyên hải Thái Bình, Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả… Thực dân Pháp chống đỡ bằng những cuộc càn quét lớn với quy mô ngày càng tăng. Chúng sử dụng tối đa lực lượng không quân, dung máy bay bắn phá vùng tự do của chúng ta, đồng thời chuẩn bị những cuộc hành quân chiến lược lên Tây Bắc - Thượng Lào. Ở trung bộ, đặc biệt là chiến trường Liên khu 5, giặc huy động binh lực lớn, tiến công lên Cao nguyên và Hạ Lào.
Chiến tranh đã bước sang giai đoan cám go, tranh chấp quyết liệt. Thời kỳ vận dụng sách lược và chiến lược “Kháng chiến trường kỳ” đang ở thời kỳ cầm cự, cán cân lực lượng thay đổi dần theo chiều hướng có lợi cho ta.
Năm 1951, quân ta mở chiến dịch Hòa Bình, đánh giặc trên đường số 6. Đường số 6 là một con đường chiến lược nối đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc để đi sang Thượng Lào. Giặc Pháp chiếm đóng, xây dựng tuyến phòng thủ chiến lược này nhằm đảm bảo vững chắc cho các căn cứ ở đồn Lai Châu, Điện Biên, Nà Si-Nà Sản ở Tây Bắc và Thượng Lào, bao quanh cả cánh đồng Chum, giữ ảnh hưởng khống chế cả vùng Trung Lào.
Quân đội ta quyết phá tan sự chiếm đóng của thế gọng kìm, cùng lực lượng cơ động của chúng, giành quyền kiểm soát một phần đường số 6; giải phóng số đồn bốt, căn cứ ở Hòa Bình, Tây Bắc; chặn đánh các cuộc hành quân cơ giới của chúng.
Đơn vị chúng tôi được tham gia chiến đấu trong chiến dịch này. Từ các mặt trận ở Việt Bắc về, lực lượng của Đại đoàn 308 cùng Đại đoàn 312 đã phối hợp đánh địch trên dọc tuyến đường số 6. Quân ta đánh tiêu diệt một số đồn bốt, lô cốt, cụm phòng vệ của địch, đánh thiệt hại nặng các đơn vị cơ giới trong các cuộc hành quân ứng cứu của chúng. Chính trên chiến trường sôi động và ác liệt này đã xuất hiện những tấm gương anh dũng, hy sinh chiến đấu quên mình của các chiến sỹ Đại đoàn 308, 312, 304; nổi bật là hình ảnh Anh hùng dũng sỹ diệt xe tăng địch Cù Chính Lan. Đồng chí đã hy sinh trong chiến dịch Hòa Bình.
Lần đó đơn vị chúng tôi đánh đồn Tu Vũ. Đây là một cứ điểm phòng ngự quan trọng của địch. Hệ thống phòng thủ gồm đồn chính ở vùng chân núi cùng một hệ thống lô cốt. bốt kiểm soát, boong-ke ở dưới, sát mặt đường quốc lộ số 6. Khi tiến công vào khu tung thâm, bọc phá đã mở được cửa, nhưng hỏa lực của địch rất mạnh. Sơn pháo hạng nhẹ và pháo 37 ly của ta bị cát đóng kín vào nòng không khai hỏa được. Trong số cán bộ tham mưu chỉ huy trung đoàn, có ý kiến đề nghị kéo pháo ra. Nhưng đúng thời điểm đó thì các đơn vị của Đại đoàn 312 đã chiếm lĩnh được 2 điểm cao 600, 555 và tiêu diệt được ổ đề kháng của chúng. Nhờ đó Trung đoàn 88 có điều kiện thừa thắng xông lên san bằng hoàn toàn cứ điểm Tu Vũ. Đây là một trận ác chiến đầy khó khăn, thử thách của Đại đoàn 308 hồi bấy giờ, mà tôi được trực tiếp chỉ huy một mũi dao nhọn.
Đã 55 năm trôi qua, nhớ lại thời tuổi trẻ ấy, xông pha trong đội ngũ những cán bộ chiến sỹ của quân xung kích, làm “ mũi dao nhọn “ của tiểu đoàn 29, Trung đoàn 88. Trận công đồn Tu Vũ (1951) để lại trong ký ức tôi nhiều hình ảnh sinh động và kỷ niệm sâu sắc về chiến trường chống Pháp.
Đại tướng Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn trưởng Thái Dũng: “Tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, mở màn chiến dịch Hòa Bình! Trận đầu phải thắng và chỉ được phép thắng!”.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử toàn quân ta, ta bắt đầu dung 1 trung đoàn đánh 1 tiểu đoàn của địch được tăng cường hỏa lực mạnh và được bố trí trong một cứ điểm kiên cố. Binh hỏa lực gồm 1 tiểu đoàn bộ binh Ma-rốc (1/1RTM) được tăng cường một đại đội ngụy thuộc tiểu đoàn Mường số 6, một phân đội xe tăng thiết giáp (2 xe tăng, 2 xe thiết giáp) tổ chức phòng ngự thành hai cụm. Trung đoàn 88 đặt tên nó là “Khu A+ Khu B và Khu C”.
Đại đội chúng tôi được tham gia mũi chủ yếu của tiểu đoàn và trung đoàn, đột phá vào Khu A, cắt ngang đồn địch, thọc vào sở chỉ huy địch như một mũi dao nhọn.
Khi phân công nhiệm vụ chiến đấu, thủ trưởng đại đội cùng với chi bộ đã phát huy dân chủ bằng hình thức: Bầu chọn từng người trong tiểu đội bọc phá để nhận từng số thứ tự để đánh bộc phá thích hợp, các tiểu đội xung kích đã xung phong nhận nhiệm vụ khó khăn nhất.
Đêm 10 tháng 12 năm 1951, trận Tu Vũ mở màn, chiến dịch bắt đầu. Toàn Trung đoàn 88 từ dãy núi Yên Lãnh xuất kích thành 3 mũi tiến ra cánh đồng bằng phẳng, chiếm lĩnh trận địa. 20 giờ. Chợt sung máy của địch nổ lên ở phía Ngòi Lát (Khu C) cách cứ điểm 800m. Cuộc tấn công của quân ta bị lộ. Chỉ mấy phút sau, trọng pháo của địch ở các căn cứ dội lửa đạn vào tọa độ “ cánh đồng Tu Vũ “. Toàn đơn vị bị phơi lưng dưới làn đại bác của địch.
Rừng núi chung quanh rung lên ầm ầm như sấm dậy. Cánh đồng Tu Vũ mịt mờ khói lửa.
Nhưng bộ đội vẫn tiếp tục tiến lên với một tinh thần dũng cảm phi thường. Đội hình đứt quãng. Quân số thương vong tăng dần lên.
Lúc ấy, đại đội Tô Văn phải dừng lại. Đại đội phó Nguyễn Quốc Trị trao đổi với chính trị viên Đặng Quốc Thịnh:
- Dừng lại rất nguy hiểm, anh ạ! Tốt nhất phải nhanh chóng tiếp cận địch, vào sát hàng rào.
Sau đó, mặc dù đại bác địch đang dựng lên một hang rào lửa, nhưng bộ đội đã vọt lên băng qua.
Sau khi tiếp cận được hang rào, chúng tôi xác định lại lần cuối đột phá khẩu của đại đội. Bên cạnh tôi, đại đội trưởng Vũ Kỳ trở ra đón đơn vị thì gặp đại đội Tô Văn đã kịp vào tới tuyến xuất phát xung phong.
Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 29 Trương Đình Mậu, Chính trị viên Hùng Phong và đại đội phó Nguyễn Quốc Trị đều đã bị thương.
Chiến trường Tu Vũ đã diễn ra trận đấu giữa hỏa lực của pháo địch và lòng dũng cảm, trí thông minh, hành động mau lẹ sang tạo của quân ta.
Đúng 1 giờ 45 phút ngày 11 tháng 12 năm 1951, lệnh nổ súng tổng công kích được phát ra bằng hỏa lực của sơn pháo 75. Tôi dẫn đầu đơn vị tiến lên. Từ đó đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi mà tôi vẫn nhớ: Các chiến sỹ đánh bộc phá Nguyễn Văn Ty, tiểu đội trưởng bộc phá Phùng Văn Kiểm, Vũ Văn Nghĩa, tung hoành trong trận tuyến, phá sạch được 6 lớp hàng rào thép gai, mở đột phá khẩu và sau đó cả 12 chiến sỹ trong tiểu đội đều hy sinh!.
Anh Nguyễn Quốc Trị (Sau này được phong tặng danh hiệu Anh Hùng) là một đại đội phó cùng Trung đoàn và là đồng hương Nghệ An của tôi. Tôi đã đánh giá tư chất cùng tác phong đạo đức của anh rất cao. Tôi rất quý trọng anh.
Ở đại đội Tô Văn còn trong tôi nhiều dấu ấn tốt đẹp như trung đội trưởng Đào Đình Phong, tiểu đội trưởng Vũ Đức Chư… Sau khi Vũ Đức Chư giật bộc phá và bắn tiểu liên và nhảy thẳng vào lô cốt địch, quân ta đã đánh sang được dãy nhà mái bằng của sở chỉ huy địch, đánh vào trung tâm “mắt thần” của giặc. Đại đội tôi được lệnh tiến lên theo đường mở của đại đội Tô Văn, lần lượt đánh chiếm các lô cốt D - E và truy kích địch ra phía bãi cát sông Đà, tiếp tục bắn cháy 1 xe tăng bên cạnh lô cốt C.
Đại đội trưởng Vũ Kỳ ra lệnh “Thổi kèn chiến thắng!”.
Người thổi kèn - thông hiệu viên, tên là Khải, lung túng đưa kèn lên thổi, hơi và máu trong lỗ thủng bên má phì ra, bởi anh vừa bị một viên đạn xuyên thủng má. Anh bịt vết thương, dung hết hơi sức cố gắng thổi. Tiếng kèn đồng báo hiệu quân ta chiến thắng đã vang lên khắp đồn Tu Vũ, vang qua sông Đà đến vách núi Chẹ, làm quân giặc them kinh hồn, khiếp sợ. Tiếng kèn vang lên hùng tráng cí mang theo cả bụi máu của người chiến sỹ Cách mạng ở tuổi thanh xuân.
Chiến thắng Tu Vũ đã tạo điều kiện tốt để quân ta tiến đánh đường số 6 và giải phóng thị xã Hòa Bình.
Hai ngày sau trận đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đích than đến Tu Vũ xem xét. Sau đó ông kết luận: “Chiến thắng Tu Vũ là trận công kích lớn nhất mở màn chiến dịch. Nó chứng tỏ sự tiến bộ của trung đoàn nói riêng và toàn quân nói chung. Tiến bộ không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật mà cả về mặt tư tưởng của một quân đội Cách mạng, chỉ có biết tiến, không biết lùi. Tôi gửi lời khen các đồng chí Trung đoàn 88 đã nêu gương anh dũng tuyệt vời của quân độ”.
Với chiến thắng Tu Vũ, Tiểu đoàn 29 chúng tôi được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng hai. Trung đoàn trưởng Thái Dũng và đại đội trưởng Vũ Kỳ được vinh dự thay mặt Trung đoàn 88 lên báo cáo thành tích với Bác Hồ và Hội đồng chính phủ ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Bác Hồ gọi đó là đại biểu của Trung đoàn Tu Vũ! Từ đó Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 được mang danh hiệu vẻ vang: “Trung đoàn Tu Vũ”.
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã nhận xét và đánh giá cao việc giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội trong trận đánh Tu Vũ.
Sau này, vào miền Nam đánh Mỹ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thường lấy gương trận đánh Tu Vũ và nhều trận đánh Pháp tiêu biểu khác, để xây dựng ý trí quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ cho bộ đội ta.
Những đồng đội chiến sỹ cùng tôi tham gia trận đánh Tu Vũ ngày nay không còn nhiều. Nhưng suốt đời tôi nhớ mãi hình ảnh tất cả các anh, những chiến sỹ đánh bộc phá can trường, những chiến sỹ xung kích anh hung, lẫm liệt!
Thời gian trôi đi, nhưng lịch sử sẽ ghi lại công lao của các anh, đó là điều mơ ước của tôi.
Tiếp theo chiến thắng Tu Vũ, đại đội do tôi chỉ huy dự trận đồn Pheo. Đây là một trận đánh không thành công trong chiến dịch Hòa Bình. Nguyên nhân thất bại trong cuộc tiến quân, công kích đồn Pheo của quân ta hồi ấy cho đến nay vẫn còn là vấn đề bàn cãi, đặc biệt là về mặt chỉ đạo chiến thuật và thủ đoạn tác chiến. Theo tôi, bấy giờ chúng ta đã mắc sai lầm chủ yếu là phương án chỉ đạo tác chiến không rõ. Chúng ta đánh đồn Pheo theo kiểu du kích chiến, tập kích chớp nhoáng đồn bốt yếu lẻ, không tính kỹ đến khả năng liên hoàn ứng cứu và chi viện hỏa lực của địch; khi gặp khó khăn, không giải quyết được chiến trường, ta đưa lực lượng dự bị vào không kịp, gây them tình thế rối ren, khó phòng đỡ khi địch đánh phản kích. Ký ức đời tôi còn lưu giữ những gì mình nhận thức trong chiến đấu sau thất bại ở đồn Pheo 1951. Khi công kích thì “Bộc phá nhập nhằng, tung thâm bị rối loạn”, không giữ được cửa mở. Cuộc đời chinh chiến của tôi, sau trận đồn Pheo, còn dài dài và bài học của sự tổn thất năm ấy, bám tôi dai dẳng mỗi lần tổ chức cường tập. Tôi không nhớ tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Máu người không phải là nước lã” mà tôi đã đọc qua tên là gì, nhưng ngòi bút của ông ta thật tuyệt vời. Hãy tính toán kỹ mỗi khi hạ bút ký quyết tâm để tiết kiệm tối đa xương máu chiến sỹ!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 07:04:45 am gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 12:10:17 am »

 Chiến dịch Hòa Bình - đường số 6 kết thúc thắng lợi,cuối năm 1952 chúng ta đã mở thong tuyến bàn đạp nối liền với đồng bằng Bắc Bộ với chiến trường Tây Bắc rộng lớn.Từ đó,quân ta tiến lên Tây Bắc và chiến đấu trên vùng chiến trường Thượng Lào là vùng xung yếu về mặt chiến lược của giặc Pháp.
 Sau  khi quân ta chiến thắng oanh liệt, tiêu diệt hoàn toàn đồn Tu Vũ, chiến dịch Tây Bắc được mở màn vào ngày 14 tháng 10 năm 1952.
 Trong khi các Đại đoàn 316 và 312 đánh tiêu diệt các vị trí Ca Vịnh và Sài Lương, Đại đoàn 308 được lệnh tiến về bao vây Nghĩa Lộ.
 Trung đoàn 88 của chúng tôi được lệnh tiêu diệt đồn giặc ở Nghĩa Lộ phố-còn Trung đoàn 102 tấn công Nghĩa Lộ đồi.
 Căn cứ Nghĩa Lộ phố bên A (mặt Bắc, Nam,Tây đều là ruộng nước và đồi trọc, dân cư ở phía Đông rất đông đúc). Địch tổ chức nhiều trạm cảnh giới nhỏ gây khó khăn cho việc tổ chức tân công của quân ta.
 Các đơn vị đã lợi dụng pháo sang của địch tiến nhanh vào vị trí xuất phát xung phong.
 3 giờ sang ngày 18 tháng 10 năm 1952, trung đoàn hạ lệnh cho các đơn vị chuẩn bị sẵn sang phát hỏa. Đại đội 209 nghe lầm, truyền cho tiểu đoàn 23 thành “lệnh phát hoa”, nên đơn vị đã đánh ngay 5 quả bộc phá mở đột phá khẩu.
 Trước tình hình đó, trung đoàn trưởng lập tức hạ lệnh nổ súng tấn công.
 Tôi dẫn đại đội 211 đánh sang phía tiểu đoàn 29, chiếm lĩnh lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho đại đội Tô Văn tiến lên mở cửa. Đại đội trưởng Lê Trần Quang cùng các chiến sỹ hành động mau lẹ, cắt gọn từng lớp dây thép gai.
 Quân địch chống trả quyết liệt. Chúng hy vọng máy bay đến chi viện cùng với quân dù ứng cứu. Quân ta dung trung liên áp chế, tạo thời cơ cho bộ đội bắc ván trải chăn, vượt qua hang rào kẽm gai, xông thẳng vào đồn giặc.
 Trung đội trưởng Phạm San nhanh chóng dẫn đội đột kích 1 nhảy vào chiếm ngay ụ sung địch, trung đội phó Bùi Thế Miến dẫn đội đột kích 2 vào theo, chiếm ngay luôn 2 căn nhà trước mặt. Quân địch lập tức châm lửa vào thùng xăngđốt ngay căn nhà sát liền đó, tạo thành bức tường lửa ngăn chặng quân ta. Đồng chí Bùi Thế Miến bị súng máy bắn trúng, tay phải gãy lủng lẳng. Anh nghĩ tới tấm gương của La Văn Cầu, can đảm, bình tĩnh bảo một chiến sỹ: ”Lưỡi lê đâu, chặt cánh tay mình đi cho khỏi vướng!”. Xong, anh buộc chặt phần cánh tay còn lại tiếp tục chỉ huy chiến đấu.
 Các mũi tấn công của quân ta mạnh nhưng địch chống trả quyết liệt. Trung đoàn lệnh tổ chức lại đội hình, chia khu trung tâm thành đôi, mỗi tiểu đoàn đánh địch trong từng khu vực.
 Tôi được lệnh dẫn một trung đội xung kích thọc sâu vào đánh bộc phá trong lô cốt Múi Khế cuối cùng của đồn giặc. Trong lô cốt có một tên lính Mẹo bị xích chân vào khẩu đại liên, nó chống cự đến cùng. Ngay khi tôi cùng các chiến sỹ đánh bộc phá thì DKZ lại bắn thẳng vào hỏa điểm, làm tôi trúng mảnh đạn và sức ép, bị thương nặng.
 Trận Nghĩa Lộ phố kết thúc lúc 5 giờ 30 phút sáng. Đây là trận đánh công kiên điển hình về thời gian quân ta chuẩn bị nhanh, tiêu diệt gọn và ít thiệt hai.
 Trong Đông - Xuân 1952-1953, nổi bật lên là 2 trận đánh lớn mang tính chiến dịch, đó là trận đánh tập đoàn cứ điểm Nà Si- Nà Sản.
 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ở Bắc Bộ, lần đầu tiên cũng là lần duy nhất quân chủ lực của ta thất bại tại Nà Sản. Sau cả hai đợt tập trung sức mạnh cao của các đơn vị bộ đội chủ lực đánh vào Nà Sản,chúng ta đều không giải quyết được chiến trường.
 Đại đội tôi bấy giờ tiến công Nà Si. Nà Si-Nà Sản cùng một số đồn bốt, bãi mìn, lô cốt liên hoàn phụ cận ở vùng Thượng Lào này lập thành tập đoàn cứ điểm chiếm đóng, kiểm soát, kiềm chế một vùng chiến lược rộng lớn. Rút kinh nghiệm những khó nhăn thất bại ở Nà Sản, trong trận công kiên đánh đồn diệt giặc rất quyết liệt ở Nà Si, chúng tôi đã cùng các đơn vị bạn hợp đồng tác chiến dũng mãnh và chặt chẽ, làm quân địch không chống cự nổi. Lần đó tôi bị thương nặng khi vào đặt bọc phá đánh cửa mở bị sức nổ mạnh hất xuống suối cạn, nằm bất tỉnh. Tôi mê man nằm nằm cạnh một đồng chí tổ trưởng xung kích đã bị tử thương. Sau 3 ngày đêm đơn vị mới trở lại tìm kiếm, đón được tôi về căn cứ, thì xác đồng chí ấy đã trương sình, thối rữa…
 Lúc ấy, hình ảnh đồng chí liệt sỹ và cảnh tượng chiến trường mịt mù khói lửa sau khi quân ta tiêu diệt được đồn giặc rút đi, tôi chỉ còn mơ màng thoáng nhớ thoáng quên để rồi sau đó ngất lịm đi như một cái xác chết. Người ta thường cho tôi là "cao số", nhưng sau này suy nghiệm lại, mình sống được sau 3 ngày đêm một phần là do cơ thể và sinh lực của tuổi trẻ đang độ sung mãn, tiềm tang, lại nhờ có những cơn mưa nhỏ mát dịu về ban đêm dội lên thân thể.
 
 
Hết phần IV
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 07:03:11 am gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 11:39:46 am »

 V. ĐIỆN BIÊN PHỦ , DẤU ẤN VÀNG SON
 
Sau những ngày hành quân đánh giặc từ Tây Bắc sang Thượng Lào, đơn vị đã trở về căn cứ của Đại đoàn.
 Bị thương nặng ở Na Sì, tôi được về thu dung điều trị một thời gian rồi quay về đơn vị. Đông- Xuân 1953, tôi  đã là đại đội trưởng đại đội mũi nhọn của lực lượng bộ binh xung kích của Đại đoàn 308, vẫn thuộc Trung đoàn 88, do các đồng chí Thái Dũng , Nam Hà chỉ huy. Từ cuối năm 1952 đến hết mùa đông 1953, phần lớn những hoạt động của Trung đoàn là đánh giặc trong chiến dịch Tây Bắc. Mùa Xuân 1953, các sư đoàn quân tinh nhuệ của chúng ta đã tập trung về Tây Bắc, từ Thượng Lào, từ Thanh Hóa đến đường số 6 Hòa Binh, chuẩn bị cho chiến trường Điên Biên Phủ lịch sử.
 Khi Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bộ đội các Đại đoàn 308, 312, 304, các đoàn công pháo 351… đã sẵn sàng; tinh thần, ý trí chiến đấu lên rất cao. Cán bộ chiến sỹ nô nức chờ đón chiến dịch. Và cùng với nhân dân, mà tiêu biểu là các đoàn dân quân hỏa tuyến, chính những chiến sỹ, cán bộ của các đơn vị này đã viết lên trang sử hào hung, góp phần to lơn trong tất cả những trận đánh trên mặt trận Điện Biên Phủ oai hùng, góp phần làm lên chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa cực kỳ trọng đại về chính trị cũng như quân sự, đưa cách mạng giải phóng dân tộc lên bước phát triển mới .
 Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, ta mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm Him Lam. (Chỉ huy Pháp đặt tên là Pe’atrice) được quân địch mệnh danh là "pháo đài bất khả xâm phạm”. Đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng 3 năm 1954, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) được giao nhiệm vụ đánh vào hướng đông bắc đồi Độc lập, Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) đảm nhiệm hướng đông nam đồi Độc lập. (Chỉ huy Pháp đặt tên là Gabrienlle). Đây là vinh dự cho Trung đoàn 88 của chúng tôi, vì là trận đánh đầu tiên của Đại đoàn 308.
  Các đại đội Tô Văn, 211,213,219,225 đều là quân xung kích của Trung đoàn 88, tôi được chỉ huy đại đội 225.
 Cứ điểm Độc lập có lô cốt và chiến hào vững chắc, bố trí trên toàn bộ một quả đồi, nằm độc lập với các cứ điểm khác. Nó án ngữ con đường từ Lai Châu về Mường Thanh. Cứ điểm này dài 700m rộng 200m, bao bọc bằng nhiều lớp hàng rào kẽm gai dày trên 100m.
 Lực lượng địch gồm có 1 tiểu đoàn An-giê-ri và 1 đại đội lính ngụy Thái, được tăng cường 4 khẩu cối 120 ly, có đại pháo ở Mường Thanh- Hồng Cúm chi viện mạnh. Đây là “cánh cửa sắt” của tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ.
 Đơn vị của chúng ta mới hành quân vu hồi, trở về sau chiến dịch Thượng Lào.
 Trung đoàn 88 chịu trách nhiệm đột kích hướng đông bắc, tức là quay lưng về hướng cụm cứ điểm Mường Thanh, nằm đúng vào khu vực địch chú trọng kiểm soát và đã có sẵn tọa độ bắn cho pháo binh và máy bay.
 Ban đêm, bộ đội rải đội hình đào hào giao thông; ban ngày, nghe phổ biến bàn kế hoạch tác chiến, hiệp đồng chiến đấu, chuẩn bị trang bị vật chất, đạn dược.
 Tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm. Trước ngày tiến công giặc, sáng 13 tháng 3 năm 1954, đại đội tôi quân phục chỉnh tề, đứng tập trung trong chiến hào. Ai cũng biết giờ phút quan trọng đã đến. Đồng chí chính trị viên đại đội đọc to: “Thư của Hồ Chủ Tịch gửi toàn thể cán bộ, chiến sỹ Điện Biên Phủ”. Tiếp đó công bố lệnh tổng động viên của Đại tướng Tổng tư lệnh: “Kiên quyết tiêu diệt quân địch tại Điện Biên Phủ”.
 Bộ đội ta vô cùng xúc đông. Người người phấn đấu trước trách nhiệm nặng nề của người chiến sỹ Cách mạng bừng bừng khí thế tấn công. Ngay chiều tối hôm đó, cứ điểm Him Lam bị tiêu diệt bởi Đại đoàn 312.
 Mất Him Lam nên suốt chiều ngày 14 tháng 3 địch bắn phá dữ dội xung quanh cứ điểm Đôc Lập hòng phá cuộc tiến công của quân ta.
 15 giờ chiều, những mũi giao thông hào đã đến sát đồn địch, cự ly gần nhất 150m.
 Tiểu đoàn 29 được làm mũi đột kích. Đại đội Tô Văn được làm mũi chủ công, đã dàn sẵn đội hình theo dọc đường giao thông hào, có trục xẻ sâu bên sườn núi, có cây cối rậm rạp che kín. Máy bay địch gầm rú trên bầu trời trận địa.
 Trung đoàn hạ lệnh cho đơn vị tiến ra chiếm lĩnh vị trí xuất phát tấn công. Lúc này, sơn pháo 75 ly phối thuộc vẫn chưa đến kịp.
Bộ đội chuyển động dưới trời mưa tầm tã. Quân ta bất chấp địch bắn pháo 105 và 155 ly mỗi lúc một dồn dập, các chiến sỹ cởi áo để che bộc phá và súng đạn, khẩn trương tiến vào chiếm lĩnh trận địa. Nhiều cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh và bị thương trên đường tiến quân.
 Pháo địch bắn ác liệt, đến mức ở tuyến hỏa lực ngắm bắn trực tiếp sát bờ suối, cách đồn địch 150m, một tiểu đội trưởng của khẩu đội Mac-xim bị chấn động thần kinh, mất trí, đột nhiên hét toáng lên:” Xung phong!”trong khi toàn trận địa đang lặng im giữ bí mật suốt trong đêm. Chỉ huy tuyến hỏa lực phải lập tức ra lệnh đưa người tiểu đội trưởng này về tuyến sau, vào quân y trung đoàn.
 Bắt đầu từ 17 giờ, lựu pháo 105 ly của ta đã bắn vào đồi Độc Lập. Địch ở Mường Thanh bắn trả. Sự việc này đã diễn đi diễn lại đến nửa đêm. Lựu pháo của ta buộc phải bắn kéo dài để chờ sơn pháo 75 ly và cối 120 ly đến kịp.
 Trời đổ mưa to, giao thông hào ngập nước, bùn lầy quánh lại, di chuyển rất khó khăn. Bộ đội phải kiên nhẫn chờ đợi trong trận địa ngập nước dưới làn pháo hạng nặng của địch trút xuống liên hồi.
 Đúng 3 giờ 30 phút, từ phía Đông trọng pháo 105 ly gầm lên, trút bão lửa xuống đồn địch. Đồng thời tuyến hỏa lực ngắm bắn trực tiếp của tiểu đội và trung đoàn gồm 9 khẩu đội ĐKZ ở cự ly gần 150m đồng loạt bắn thẳng vào những ụ súng, từng hỏa điểm. Sáu khẩu đại liên Mac-xim nổ ròn, làn đạn liên thanh xia thẳng vào những hỏa điểm trong và bên sườn cứ điểm còn lập lòe. Ở tuyến hỏa điểm bắn thẳng cách đồn địch 100m, 10 khẩu đội Ba-zô-ka đồng thời phóng những quả đạn lõm vào đồn giặc.
  Bị hỏa lực ta áp chế, tuyến tiền duyên vòng ngoài của địch bị tê liệt. Thời điểm đột phá thuận lợi đã đến. Pháo 105 ly của ta đã chuyển làn vào trung tâm .
 Lúc ấy, Nguyễn Văn Ty nằm ở cuối đội hình trung đội cũng đã lên đến đường mở. Anh chợt lo lắng vì thấy ánh chớp của các quả bộc phá dần dần bị chếch đi. Đường mở lệch hướng chăng? Nguyễn Văn Ty từng là liên lạc của ban chỉ huy các tiểu đoàn ở các trận đánh Gối Hạc (Ninh Bình), Tu Vũ (Hòa Bình) và Nghĩa Lộ, nên hiểu rõ và thấm thía sự nguy hiểm của việc” Mở lệch đường”.
 Lợi dụng pháo sáng địch, Ty ngắm đúng hướng rồi xông xáo dẫn từng chiến sỹ bộc phá lao lên. Bộc phá nổ liên tiếp theo đúng hướng đã chỉnh. Mười chiến sỹ bộc phá đều đã hoàn thành xuất sắc công việc mở đường, mở cửa. Lô cốt địch đã hiện ra rất gần. Tôi lập tức dẫn đại đội 225 xông lên, đưa đơn vị bộc phá tiếp ứng cho đồng chí Ty và an hem đại đội Tô Văn mở đường thắng lợi.
 Đến 4 giờ 30 phút ngày 15 tháng 3 năm 1954, đại đoàn thông báo cho trung đoàn 88  biết, ở mũi Đông Nam, Trung đoàn 165 đã có một bộ phận vào đột phá tung thâm đồn địch. Nhưng pháo địch bắn chặn ác liệt, chưa một đồng chí nào vượt lên được. Đại đội trưởng gọi điện báo về trung đoàn. Chính ủy trung đoàn chỉ thị:”Dù khó khăn đến thế nào cũng phải tổ chức xung phong cho bằng được! Trên sẽ tạo điều kiện cho các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ”.
 Bộ chỉ huy mặt trận cho pháo binh áp chế pháo địchở Mường Thanh. Và một trận đấu pháo dữ dội diễn ra làm rung chuyển cả thung lũng Mường Thanh. Mười phút sau, các chiến sỹ xung ích đã nhất tề vùng dậy, xông thẳng vào đồn địch.
 Không phải ngẫu nhiên mà các tướng lĩnh đế quốc, kể cả đại tướng Mỹ Ô-đa-ni-en (O Daniel) người có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch Na-va (H. Navarre) ở chiến trường Đông Dương, sau khi thị sát chiến trường Điện Biên Phủ đã đánh giá là cứ điểm bất khả xâm phạm. Địch còn ngạo mạn coi Điện Biên Phủ là Véc-đoong (Verdum) của Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Những kẻ cầm đầu đội quân xâm lược Pháp quả là đã dương một cái bẫy bất lợi nhằm thu hút và tiêu diệt các binh đoàn chủ lực của ta. Chỉ nhìn vào đại đội 211 của tôi đã thấy sự hy sinh là khá lớn; sự thử thách ý chí, quyết tâm, lòng dũng cảm và trí tuệ đạt tới đỉnh cao. Quân số, súng đạn, trang bị liên tục bổ sung mà vẫn thiếu. Nhiều chiến sỹ mới tôi chưa kịp nhớ tên đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này. Cực khổ, thiếu thốn thì không sao tả xiết. Suốt ngày dầm mưa để đào hào, đánh lấn. Nhìn anh em bùn đất từ đầu đến chân, tôi nảy ra sáng kiến cạo trọc đầu, vừa thể hiện quyết tâm chiến đấu vừa cho mát, cho tiện lúc đánh giáp lá cà không bị bọn lính Pháp cao hơn túm tóc. Sáng kiến này được cả đại đội đồng tình. Thế là người nọ cắt tóc, cạo đầu cho người kia, chả mấy chốc cả đơn vị đầu trọc lốc như sư. Từ đó, đại đội 211 có cái tên“ đại đội trọc đầu” và tôi mang biệt danh” đại đội trưởng trọc đầu”. Không ngờ cái biệt danh này trở lên ấn tượng, đến tai các anh ở sở chỉ huy mặt trận, 30 40 năm sau, khi Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gặp tôi, vẫn còn gọi” đại đội trưởng trọc đầu”.

 Hết trang 56
 
 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 05:04:01 pm gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 11:45:35 am »

 Chiều ngày 14 tháng 3 năm 1954, từ dưới công sự đường hầm , tôi đang đi kiểm tra lại vị trí xuất phát xung phong và động viên chiến sỹ chuẩn bị tinh thần cho trận đánh mang tính quyết định mở màn chiến dịch, thì trung đoàn trưởng điện xuống hỏi:
 “Đại đội đã sẵn sàng chưa?” Tôi trả lời:- “ Tất cả đã sẵn sàng xuất kích” . Tôi vừa nói xong thì pháo binh ta dội bão lửa xuống đồn giặc. Trời đất rung chuyển. Cứ điểm địch trên đồi Độc Lập mịt mù khói lửa.
 Bộc phá đã hoàn thành nhiệm vụ, xung kích ào ạt tiến công vào tung thâm. Trận địa sáng rực dưới ánh sáng của bãi mìn mà quân ta bắn trúng. Một hình ảnh vô cùng xúc động. Mặt đất đỏ lửa, không gian chói lòa ánh lửa màu vàng, với những tia chớp giật xanh lè ánh lên nền trời hòa đầy khói lửa.
 Tôi dẫn đầu đại đội xông lên, sau khi đại đội 211 bộc phá dọn đường qua bãi mìn và kẽm gai, đánh cùng với đơn vị đồng chí Nguyễn Ngọc Doãn trung đoàn 165- Đại đoàn 312.Quân địch dựa vào lô cốt chống trả quyết liệt. Đại đội chủ công của Trung đoàn 165 đang quần nhau quyết liệt với chúng. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với trung đoàn 165 đánh tiêu diệt sở chỉ huy và tiểu đoàn Âu- Phi.
 Đến 6 giờ 30 phút ngày 15 tháng 3 năm 1954, Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Độc Lập. Trong cuộc chiến này nổi lên gương hy sinh anh dũng chiến đấu của nhiều anh hùng, dũng sỹ. Những chiến sỹ của đại đội tôi cũng như các đại đội xung kích, đã nêu nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu tuyệt vời, nhiều cán bộ chỉ huy trực tiếp và chiến sỹ ở chiến hào đã hy sinh lẫm liệt. Đại đội trưởng Đại đội 213 Nguyễn Phạm dung súng ngắn tiêu diệt giặc. Sau khi diệt được 3 tên địch, anh bị thương nặng và đã trút hơi thở cuối cùng ngay tại chiến trường khói lửa. Anh là cán bộ đại đội” dao nhọn” cùng lớp chúng tôi ở Điên Biên Phủ, đã cùng kề vai sát cánh trên chiến hào đỏ lửa. Họ là những cán bộ - chiến sỹ của Đại đoàn Quân tiên phong anh hùng.
 Mỗi lần nghĩ về trận chiến đồi Độc Lập, tôi là nhớ đến các anh, những chiến sỹ xung kích oai hùng ngày ấy.
 Đối với tôi, trận đánh đồi Độc Lập đã ghi dấu ấn sâu sắc về cách đánh giặc mưu trí và dũng cảm, khéo léo và linh hoạt. Đặc biệt quan trọng là bài học về “ mở đường” và "mở cửa” khi phát động công kích, xung phong.
 Bài học thực tế chiến đấu ở đồi Độc Lập ngấm sâu vào tâm trí tôi. Nhất là cách đánh thọc sâu, chia cắt vùng tung thâm, đánh vào sở chỉ huy. Đó cũng là những bài học cho bộ binh cấp phân đội sau ngày ứng dụng và phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Trận đánh đồi Độc Lập để lại bao kỷ niệm sâu sắc. Những hình ảnh sinh động ở chiến trường cam go đầy máu lửa mãi mãi còn lại trong tâm trí mình, giữa muôn ngàn tấm gương hy sinh dũng cảm của đồng đội, với ý trí kiên cường bất khuất, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng xông lên tiêu diệt quân thù.
 Hơn 50 năm đã trôi qua, những hình ảnh và diễn biến chiến trường kể từ khi mở màn chiến dịch ở đồi Độc Lập trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa còn đọng lại trong tâm trí và tiềm thức của tôi rõ nét, sinh động. Từng giờ khắc của từng trận đánh, từng ngày , từng đêm,vật lộn với quân giặc trong từng đường hầm, lô cốt, rào kẽm gai, bãi mìn, dưới làn bom đạn của quân thù. Đại đội của tôi đã đứng vững, góp phần giành thắng lợi trong trận đánh lớn mang tính lịch sử.
 Sau này, khi đã trở thành cán bộ chỉ huy cấp cao, trong nhiều chiến dịch, tôi trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh Mỹ- Ngụy. Khi gặp những tình huống đánh công kiên, tiến công cứ điểm phòng ngự chắc, tôi lại nhớ các trận đánh và kinh nghiệm tác chiến đồi Độc Lập-1954, đồn Tu Vũ-1951.
 Tiếp theo chiến thắng đồi Độc Lập là thời gian chuẩn bị xây dựng trận địa bao vây tấn công. Đơn vị tôi tham gia xây dựng trận địa bao vây tấn công. Đơn vị tôi tham gia xây dựng trận địa ở phía Tây Mường Thanh, tổ chức lại đường hào phía nam đồi Độc Lập qua bản Kéo, chuẩn bị trận địa tấn công cứ điểm Huyghet (Huguette) trong trung tâm đề kháng của sân bay, và cứ điểm 311A.
 Bộ đội vừa qua những ngày đêm máu lửa nay lại hăng hái dũng cảm, bền bỉ vượt qua mệt nhọc và giá rét lạnh lẽo. Suốt đêm thâu, đào trận địa xuyên qua đất đá, ruộng lầy, đóng cọc dưới trời mưa xối xả. Chúng ta dũi tới bằng cách đào giao thông hào dưới lòng đất. Nhớ lại tôi càng thấy thấm thía cái dũng khí can trường của chiến sỹ quân đội Cách mạng, truyền thống đó được chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết thành câu nói ngắn ngọn và đầy đủ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”!.
 Chính trong những ngày tháng khó khăn, gian khổ thiếu thốn tại chiến hào, chúng tôi, những cán bộ chiến sỹ mặt trận Điện Biên Phủ, được nghe thư của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đó là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn đối với bộ đội ta. Nhận thức ý nghĩa đó, tôi cùng cả đội xung kích tổ chức đọc thư của Đại tướng. Từng tiểu đội, trung đội, sau khi nghe thư, có phát biểu thu hoạch, nhận thức tình hình và nhiệm vụ nặng nề của mặt trận.
 Sau khi nghe thư của Đại tướng, mọi cán bộ chiến sỹ đã nhận ra lợi ích sống còn của việc xây dựng trận địa. Bộ đội ta rất phấn khởi, rất hăng say, quên hết mọi mệt nhọc, làm rất tốt nhiệm vụ đào chiến hào để chuẩn bị tổng công kích.
 Gần đây khi viết hồi ký “Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về chiến hào trong chiến dịch Điện Biên như sau:
 “Trận địa địch là những đường hào, hầm hố đỏ quạch, bố trí rất tập trung, khép kín, nằm chết cứng giữa rừng dây thép gai màu chì và bãi mìn, chi chít những chiếc dù sặc sỡ. Trận địa ta là những đường hào trục chạy dài ngút tầm mắt bao quanh trận địa địch không có vật cản thuần một màu đất đỏ tươi, bên trong có nhiều nhánh vươn về phía trận địa địch, trong quá trình phát triển tự nó lại mọc thêm những nhánh mới. Vòng dây khổng lồ sinh sôi nhanh chóng này, chính là cái đã quyết định số phận của con nhím thép Điện Biên Phủ”.
 Còn phía địch, một số sỹ quan Pháp có tuổi, giàu kinh nghiệm, đã cảnh báo Cô-nhi (Rene’ Cogny), Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, người đã 11 lần đến cứ điểm Điện Biên Phủ, phải chuẩn bị cho Đờ-Cát sẵn sàng đối phó với "Chiến tranh chiến hào”.
 Quyết định đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quân ta đã chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của quân thù. Và lần đầu tiên, hình thức chiến đấu trận địa xuất hiện ở Điện Biên Phủ. Lịch sử của quân đội viễn chinh Pháp và lịch sử của quân đội Cách mạng non trẻ Việt nam, trên một bình diện chiến trị đối nghịch sẽ gặp nhau ở cánh đồng Mường Thanh. Nơi đây sẽ diễn ra trận chiến sinh tử, quyết định số phận của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương. Đây cũng là lần đầu tiên quân ta chọn và áp dụng linh hoạt hình thức tác chiến bằng trận địa bao vây và tiến công.
 Còn một kỷ niệm không thể nào quên trong đợt tiến công sân bay Mường Thanh của đội quân xung kích chúng tôi. Vào đầu cuộc tiến công, ngày 20 tháng 4 năm 1954, đại đội 225 của tôi được sự hỗ trợ của đại đội 213, đã phản xung phong, khôi phục và giữ vững trận địa. Lúc đó đại đội 213 do chính trị viên Nguyễn Hữu Hiệp và đại đội trưởng Mai Viết Thiềng chỉ huy, vừa về tới hào giao thông thì bị súng cối và pháo 105 ly của địch bắn tới tập vào đúng trận địa của đại đội tôi, đồng thời pháo địch đồng loạt bắn cấp tập vào sau lưng đội hình của đại đội 211 và tổ chức phản kích giành lại địa bàn. Tiểu đoàn ra lênh cho đại đội 213 lập tức phản công xung phong, đẩy địch ra khỏi trận địa, dung một tiểu đội xông thẳng lên đánh giáp lá cà với địch dọc theo các đường hào hẹp. Theo kế hoạch hợp đồng trước đó, tiểu đoàn gọi pháo 105 ly và súng cối của trung đoàn kịp thời chi viện.
 Hai giờ sau, Đại đội 213 khôi phục được trận địa, yểm trợ cho đại đội tôi phản xung phong lần hai, khôi phục trận địa. Địch ngoan cố, đã chiếm mất một đoạn chiến hào. Đồng chí Nguyễn Quốc Trị, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 duyệt phương án kiềm chế địch ở hai mũi phụ, tập trung toàn lực cho bộ đội xung kích phản xung phong, quyết tử chiếm lại đoạn chiến hào đã mất.
 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 05:05:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM