Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:32:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng ngắn liên thanh, MP, PP, SMG, 冲锋枪  (Đọc 38489 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 06:41:54 pm »

Liên Xô không phải là nước đầu tiên sản xuát súng ngắn bắn nhanh (MP, PP, SMG). Nhưng họ là người đề cao ý thưởng nhập súng ngắn bắn nhanh vào súng trường.

Còn wk thì đang cố chứng minh MP (machine pistol) là súng trường  Grin Grin Grin Grin Grin.

Ở đây tớ không nói MP là súng trường, mà thông qua MP cho thấy AK đã xuất hiện thế nào. AK đặc trưng bởi đạn và chế độ bắn, chọn rất vừa phải hiệu quả. Nhưng cũng có nhiều nét chung. Chính cái bên wk coi là đặc trưng của AK, tay cầm và băng cong, lại là cái chung. Đó là cái dáng súng được định hình qua kinh nghiệm chiến đấu của Thế chiến 2. Băng cong vì đạn liên thanh, côn và không gờ móc. Còn tay cầm là súng nhẹ, tay cầm cho bàn tay phải khéo lép hết cỡ. Trong khi đó, việc nắm báng như trước đây làm cho xạ thủ nắm khẩu súng trường nặng nề được vững hơn.

MP là Machine Pistol tiếng Anh, tiếng Đức là Maschinenpistole, tiếng Nga là Пистолет-пулемёт, ПП, PP.  Tuy nhiên, Đức hay viết là MP nư MP5, MP7. Nga và Liên Xô viết là PP, như PPS là Пистолет-пулемёт Шпагина, súng ngắn liên thanh (Пистолет-пулемёт) mang tên ông Sờ Pa Gin ( Шпагина ). Tiếng Anh là SMG, Sub Machine Gun, súng bắn liên thanh đạn nhỏ.

Súng ngắn bắn liên thanh được định nghĩa là súng liên thanh bắn đạn súng ngắn.

Tuy nhiên, Thuyền gọi là 冲锋枪, xung phong thương. Đáng nói ở đây là AK-47 nó cũng gọi là Xung phong thương, AK 81 thức nó gọi là đột kích bộ thương. Vậy là súng trường súng ngắn xếp chung một rọ. Nó khôn kệ nó, ta kệ ta  Grin Grin Grin.

Đức có khẩu MP44 nhiều chiện. Hitler ra lệnh năm 1944 gọi khẩu này là STG44, Sturmgewehr 44. ST=Sturm, storm, bão nhiệt đới. Gewehr là bộ binh, hay viết tắt là G. Ví dụ, G88 là Gewehr88, vũ khí dùng cho bộ binh năm 1888. Khẩu K98 Mauser được chấp nhận trang bị và trở thành là G98, Gewehr năm 1898. Chính vì vậy, nhiều chú, nhất là cái lũ ăn cám nợn trên wiki cho rằng tiếng Đức Gewehr là súng trường  Grin Grin Grin Grin Kể ra cũng có thể gọi là súng trường, nhưng nhiều trường hợp không phải. Ví dụ, STG44 là bão bộ binh, nó là MP chứ không phải súng trường, một loại MP rất đặc biệt. Kể ra, đạn nó đã xấp xỉ đạn súng trường . 6,95 g / 106 gr, sơ tốc thiết kế 650 m/s, 1468 J. Nhưng MP44 thấy động năng đó hơi yếu nên chấp nhận làm nòng dài, súng rất nặng (5,2kg) để đẩy sơ tốc lên 685 m/s 1630 J. Động năng có thể sánh với loại súng trường nào đó (không phải AK  Grin), nhưng MP44 có thiết kế của súng ngắn, không thể bắn theo cách súng trường, phụ thuộc vào các vị trí nắm tay tỳ vai.

Các chú wiki ỉm phéng cái tên MP44 (súng ngắn liên thanh 44), ỉm phéng tên viên đạn là Pistolenpatrone 43  (đạn súng ngắn 43), cố tình nhầm G là súng trường, thế là chế ra assault rifle 44, súng đoản thành súng trường, súng ngắn thành súng dài.  Grin Grin Grin Đây là rơi rớt cái luận điệu của MP44 là ... nguyên mẫu AK. Chả là trước đây thấy tay cầm băng cong, mấy anh M16 liền bù lu bù loa đó là ânh của AK. Đến khi thấy máy MP44 là máy súng ngắn, có pistol trip, thì bớt lại như vậy  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Tất nhiên là con giáp thứ 12 đó không thể phân biệt được đâu là điểm nắm tay giữa súng, sau nòng của pistol, điểm nắm giữa nòng của rifle.

Việc gọi nhiều vũ khí chính của bộ binh bằng một tên là hiện tượng của nhiều ngôn ngữ. Ví dụ, cái anh chữ vuông ngồi trên đầu ta trong bản đồ, anh ấy gọi giáo súng là một tuốt, thương,  . Thương đầu tiên là từ cổ, chỉ binh khí, còn lại cái nghĩa là động từ "làm binh khí" (chắc cái gậy của tinh tinh  Grin Grin), cho đến ngày nay. Rồi đến thời thương là giáo, nay vưỡn chữ thương đó là AK. Như vậy, trong nhà thuyền, nói là đưa tôi cây giáo bắn đạn 7,62mm hoặc rèn cho tôi lưỡi giáo đều đúng cả. Hay Gewehr tiếng Đức, được zip lĩnh vực lại, nhưng có cả súng hỏa mai.
http://de.wikipedia.org/wiki/Gewehr
như vậy, nết chấp nhận bão tỗ là tấn công thì MP44 là loại súng ngắn bắn liên thanh tấn công. CÒn bảo nó là súng trường tấn công thì không khác gì bảo nó là súng hỏa mai tấn công cả.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Thật ra, trong tiếng Đức, súng trường là Büchse. Mehrladerbüchse là súng trường nạp nhiều đạn như Mauser Mosin. Chỉ có súng trường nào được quân đội chấp nhận trang bị thống nhất rộng khắp mới là Gewehr. Tuy nhiên, Gewehr lại có thể là thương giáo  Grin Grin Grin Grin zip lại hết cỡ thì cũng là súng hỏa mai mồi thừng Hỏa Thằng Thương của Hồ Nguyên Trừng  Grin Grin Grin. Hay ví dụ như, Mauser K98 nếu không được chấp nhận trang bị trong quân đội như là vũ khí chính, thì chỉ là Büchse, Mehrladerbüchse, không được là Gewehr, có rất nhiều thứ không là Gewehr như vậy nhưng là súng trường.

Nghĩa cổ nhất của Gewehr, trước khi xã hội hiện đại zip nó lại, y hệt như thương  của thuyền. Tức là, loại vũ khí cầm tay dài có vai trò là vũ khí chính của bộ binh trong quân đội. Như vậy,  thương hay Gewehr có thể là MP, giáo...

Thế là trên đời mới có chiện, anh thì gọi súng trường là súng đoản, anh thì gọi súng ngắn là súng dài. Có điều, những thằng tâng bốc MP44 thành súng dài đều không phải Deutsch, bọn Deutsch ưa chính xác, nó ghét đặc chuyện ấy.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2008, 12:18:11 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 12:49:03 am »

Súng ngắn bắn liên thanh đầu tiên được trang bị hơi nhiều là MP-18 của Đức trong Thế chiến I. Ban đầu, nó được thiết kế với ý tưởng một khẩu súng dùng trong chiến hào, một trong những nỗ lực của thời khoa học quân sự bị sa lầy trong trận địa chiến lúc đó. Súng cần gọn, không cần bắn xa, mà cần bắn nhanh để đối phó với những bất ngờ trong không gian chật hẹp. Ở đây, người lính không hơi đâu mà lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm chính xác, tỳ súng bóp cò, mà cần lia nhanh, chỉnh hướng nòng theo vết đạn liên thanh. Động tác phổ biến, ưu thế của MP là như vậy, cầm súng ngang người, bắn trùm lên mục tiêu. Lúc đó, vũ khí chính là những Mosin Mauser to dài nặng, bắn phát một, trong trường hợp này kém xa.

Sau này, Tầu gọi là xung phong thương, Đức gọi là ST cũng có lý. Khi xung phong, súng rất ưu thế, trên đường chạy người lính không dừng lại ngắm bắn cẩn thận, mà bắn ứng dụng, cầm súng ngang người, vừa đi vừa bắn. Khi các mục tiêu liên tiếp xuất hiện ở tầm gần thì ưu thế của súng càng trội, đó là khi xung phong đánh chiếm mục tiêu ở tầm rất gần, vài chục mét.

Một ưu thế nữa là đạn nhỏ, mang được nhiều đạn.

Vừa mang được nhiều đạn, lực giật vừa nhẹ. Một người bình thường khi đững không tì dựa vào đâu dễ dàng bắn loạt dài thoải mái, điều đó người khỏe nhất cũng khó làm với khẩu súng khoảng 4kg bắn đạn Mosin hay Mauser. Việc cầm súng một tay bắn không hiếm.

Nhờ đó, trong tình huống yểm trợ tầm rất gần cho đồng đội xung phong, người lính có thể xả liên tục băng đạn lớn 71 viên như của PPS-41 vào mục tiêu như cửa sổ, lỗ châu mai... đảm bảo gìm đầu địch.

Chính vì ưu thế phản ứng nhanh nên súng có các điểm cầm tay khác súng trường. Súng trường được thiết kế để ngắm bắn chính xác nên có các điểm tỳ vai và tay cầm trước xa nhay, làm vững hướng nòng súng, tăng khoảng cách thước ngắm-đầu ruồi để đường ngắm chính xác, di xa. Còn súng ngắn liên thanh thường có điểm cầm tay trước đặt ngay cuối nòng súng, thường là chỗ lắp băng. Nhờ tay trước cầm giữa súng nên chỉnh hướng nhanh, linh hoạt trong tư thế bắn ứng dụng không tỳ báng vào vai. Đa phần súng ngắn liên thanh vẫn có báng để bắn động tác tỳ vai giống súng trường, nhưng đó không phải thế mạnh của nó.

Điểm nắm tay trước này là một trong những điểm rõ ràng nhất để phân biệt súng trường và súng ngắn. Tuy nhiên, điểm phân biệt quan trọng nhất vẫn là tầm bắn và động năng đầu đạn, súng trường ưu thế nhất điểm đó.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 01:29:34 am »

Cái đầu tiên làm súng trường đắt là đạn to khỏe bắn xa. Vậy nên súng phải to nặng chịu nhiệt tốt. Điểm thứ hai là súng trường bắn xa, cần bắn khi nòng đã khóa. Tức là, thực hiện động tác bóp cò khi nòng đã khóa, nhờ vậy, từ khi bóp cò không có chuyển động của khóa nòng, súng không rung mạnh, chính xác, xa cần chính xác. (không thiếu ngoại lệ súng trường bắn từ khóa nòng mở, như BAR).

Có nhiều loại súng trường không có bắn phát một, nhưng điều đó không hay ho gì và việc bắn phát một cũng cần thêm cơ cấu cò phức tạp.

Hầu hết các súng trường đều có khóa nòng, chí ít cũng là lùi có hãm hay lùi ngắn. Cơ cấu này cần máy móc trích khí, khóa xoay hay tối thiểu cũng là cái cần kéo tay.

MP, PP khác như vậy, nó có thiết kế cực kỳ đơn giản. Hầu hết súng MP, PP, SMG trước đây đều là blowback - lùi tự do. Chỉ gần đây mới có nhiều loại MP trích khí hay lùi hãm giống máy súng trường. Blowback loại đơn giản nhất là cái cần tống đạn vào ổ, khi đạn kịch kim dừng lại thì đầu cần có làm sắn mũi nhọn tông vào hạt nổ. Đạn nổ đẩy cần lùi về và mắc luôn vào móc vỏ đạn trên cần. Khi lùi đến cửa thoát vỏ thì phía bên kia tay móc có cái gờ gạt vào đít vỏ đạn, làm nó văng lộn ra cửa. Cần được lò xo đẩy về đẩy lên trước, xuyên qua đầu băng, chọc viên đạn kế tiếp ra ấn vào ổ. Cơ cấu cò chỉa là cái nẫy, nếu không bóp cò thì nấy này bật lên giữ cần ở vị trí sau cùng, lò xa đang nén. Như vậy, lò xo đẩy về đồng thời là lò xo điểm hỏa, cần vừa có tác dụng khóa nòng vừa là kim hỏa, gọi là khóa nhưng chả khóa tí nào mà lùi tự do. Tốc độ bắn được tạo thành từ khối lượng  kối lùi và lực đẩy lò xo. PPS-41 chỉ thêm cái nẫy bắn phát một và an toàn. Nẫy an toàn cũng chỉ là cái mũi chọc lên mắc khối lùi lại.

Máy móc đơn giản và không cần vật liệu đắt, hồi Thế Chiến II chỉ cần một hai chục giờ máy... MP, PP, SMG là loại súng máy siêu rẻ.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 02:07:20 am »

Ưu điểm của MP, PP, SMG, 冲锋枪 là khác súng trường thì nhược điểm của nó cũng là vậy.

Súng trường hồi Thế Chiến I là loại súng trường chiến đấu. Đây là loại súng trường có concept thiết kế phục vụ cuộc đấu tay đôi của hai đấu sĩ cổ điển. Hai đấu sĩ bắn nhau mà không cần biết trên đời còn có điều kiện gì nữa ngoài nhau.  Grin Grin Grin Grin Nói cụ thể hơn, đó là hai chiến sỹ ngắm bắn nhau thật cẩn thận rồi mới đòm một phát. Trượt hay chưa chết thì làm tiếp cho đến điều kiện dừng (trúng hay đã chết). Dễ thấy, ưu thế của kiểu chiến đấu này là khẩu súng nòng dài, to nặng, sơ tốc lớn, tầm xa, bắn đạn hạng nặng. Đó là những battle rifle như Mosin hay Mauser.

Tuy ở tầm gần MP ưu thế hơn, nhưng chẳng lẽ địch ở xa thì ta ngồi nhìn nó giết ta. Tầm chiến đấu quá ngắn, nguyên nhân bởi sơ tốc thấp, động năng đầu đạn thấp, tầm bắn thấp và khả năng sát thương của một viên đạn thấp là nhược điểm của MP. Nhược điểm này càng trội lên khi thiếu những vũ khí tầm xa. Chính vì vậy, MP thích hợp hơn với bộ binh cơ giới hay xe tăng, lúc nào cũng sắn 12,7mm hoặc đại liên. Người ta cũng format các đơn vị bộ binh mà MP được hỗ trợ bởi trung liên đại liên xách tay. MP cũng khắc phục nhược điểm ở quân nhảy dù, đổ bộ... bao giờ cũng được hỗ trợ pháo binh hết cỡ.

Tuy có thể format lại biên chế để khắc phục một phàn nhuwocj điểm, nhưng MP vẫn tỏ ra kém cạnh tranh trong vai trò là vũ khí chính của bộ binh. Vì xa rồi mới gần, trước khi thể hiện được ưu thế thì MP dã đi gặp Mạnh Bà. kể ra ta mà được xung phong từ gần ra xa thì tốt.

Cũng có một thời ngắn ngủi của PPS-41 MP đã thành vũ khí có số lượng lớn, đó là đoạn cuối WW2, khi Hồng Quân đánh qua Ba Lan vào Đức. Thật ra, đây là thời điểm trung gian ngắn ngủi khi mà súng trường chưa hoàn thiện, các thế hệ súng trường sau đó như CKC và AK đã thay thế MP rất nhanh chóng. Ở thời điểm này, điều kiện khắc phục nhược điểm MP cũng khá xông xênh, hỏa lực của Hồng Quân lúc đó cực mạnh, xe tăng nhiều như cua, trung liên đại liên như rừng. Chiến thuật phổ biến là bộ binh bám theo xe tăng, cũng chie cần tầm gần, vì xa thì xe khừ rồi.

Chính vì nhược điểm và ưu điểm của MP, PP, SMG nên người ta lai nó với súng trường thành súng trường tấn công. Đặc trưng của súng trường tấn công là đạn, loại đạn có tầm bắn và sức sát thương của súng trường như lại nhỏ để người lính có thể cầm bắn liên thanh loạt dài. Khi xung phong, súng trường tấn công dùng như MP được, nhưng khi bắn xa thì nó khác MP.

Liên Xô và Đức đều đưa ra hai phiên bản đạn năm 1943, sau đó là súng. M43 là đạn của CKC, AK, RPD, RPK sau này, còn 7.92x33mm_Kurz của Đức, tuy nhiên, tên này là một sự láu cá. Đức phát triển loại MKb (cạc bin liên thanh) với ý định đúng, nó là súng trường. Tuy nhiên, trình độ phát triển súng của Đức trong chiến tranh tụt đến mức khủng. Họ không thể thu nhỏ súng trường như ý, chúng to nặng và vì thế họ phải thu nhỏ đạn. Tuy vậy, MP44 nặng 5,2kg nhưng phát bắn của nó chỉ có sơ tốc cỡ đầu 6xxm/s và động năng 1470 J (AK sau này là 2050 J và SKS là 2150 J ). Đạn MP44 yếu và tên ban đầu của nó là Pistolenpatrone 43 . Tuy vậy, Hitler gọi MP44 là STG44, Pistolenpatrone 43 là 7,92 × 33 mm Kurz  để an lòng quân sỹ (tránh tiếng pistol).

Tuy yếu và nặng, MP44 ra kịp chiến tranh, tuy sản xuất ít nhưng nó có sức bắn mỗi phát mạnh nhất trong các MP, suýt bằng súng trường. Nó cũng không thể là súng trường vì không concept súng trường nào được áp dụng cả, như ốp lót chẳng hạn.

RPD và CKC lập thành một bộ, CKC là súng trường tầm xa, RPD rất tốt khả năng trung liên, bắn lâu, ổn định, tuy nhiên vẫn cần MP hỗ trợ. AK và RPK là bộ khác, AK làm chức năng MP và súng trường, tầm súng trường xa hơn thì RPK làm được (RPD làm súng trường kém). Cuối cùng thì bộ AK-RPK phổ biến.

Đến đây thì súng trường AK đã thôn tính chức năng MP và MP chỉ còn được dùng cho cảnh sát.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 04:29:10 pm »

Trích dẫn
như PPS là Пистолет-пулемёт Шпагина,
đính chính một chút, PPS là tiểu liên Su đa ép, PPSh mới là tiểu liên Shpaghin Cheesy
Ш : Sh
C : S
Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 04:48:06 am »

To anhlinhcuHo

S chỉ làm SKS thôi, không làm PP. PPS là pa pa sa. nước ngoài hay viết là PPSh nhưng ta thường viết là PPS. Tiến nước nào phiên âm tiếng nước ấy. Phiên âm chữ khờ Nga mà qua Anh Văn Huh. Cái chữ W chân vuông ấy đọc là Sa cũng được. Tiếng Anh không cơ Sờ dài, nên mới thêm h vào để mô phỏng, nhưng chỉ mô phỏng thôi chú h có phải là Sờ đâu. Dọc là Sờ hờ à.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2008, 08:24:20 am gửi bởi Tunguska » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 05:36:11 am »

 Ш trong tiếng Nga nếu phát âm là sê, lưỡi uốn nặng, kiểu nhứ sung sướng nhà ta á, chữ "S" hình con chym. Grin
 Щ  cũng phát âm là sê nhưng nhẹ hơn, hơi kéo dài hơn chút. Grin
 Х tiếng Nga phát âm là "khê" ,chữ "kh"kéo hơi dài Grin.
 C tiếng Nga phát âm là ét xì, tiếng Việt là chữ "X" hính con bướm Grin.
 PPS là pa pa sa=> Đọc là Pê Pê Sê. Viết dưới dạng phiên âm là PPSh. Nhầm lẫn giữa cách viết với cách phát âm thôi.
 Bác đừng nóng quá! Thành thợ điện 2 tuần mà yêu nghề leo cột thế. Grin Viết nhẹ nhàng thôi, có gì em còn đỡ được cho chút về chữ nghĩa tiếng Nga chứ cứ "thộn" với "ngu si" ngay quân mình bác cũng không tha thì em chịu, không đỡ được. Tongue
 Cái từ tàu chiến линейный корабль thì "линейный" bản thân nó nghĩa là thuộc về chiều dài, (đường tuyến), nhưng trong cả cụm từ "линейный корабль" thì nó mang nghĩa khác là thiết giáp hạm, tàu bọc thép. Từ rút gọn của cụm từ này bọn Nga nó dùng từ "линкор" .
 Bác hết bức xúc với bọn Wiki chưa, vì đây không phải topic ngôn ngữ nên em không dám chém gió nhiều Grin.
 Chúc bác sức khỏe!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2008, 06:16:03 am gửi bởi daibangden » Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 11:07:51 am »

Ш trong tiếng Nga nếu phát âm là sê, lưỡi uốn nặng, kiểu nhứ sung sướng nhà ta á, chữ "S" hình con chym. Grin
 Щ  cũng phát âm là sê nhưng nhẹ hơn, hơi kéo dài hơn chút. Grin
 Х tiếng Nga phát âm là "khê" ,chữ "kh"kéo hơi dài Grin.
 C tiếng Nga phát âm là ét xì, tiếng Việt là chữ "X" hính con bướm Grin.
 PPS là pa pa sa=> Đọc là Pê Pê Sê. Viết dưới dạng phiên âm là PPSh. Nhầm lẫn giữa cách viết với cách phát âm thôi.
 Bác đừng nóng quá! Thành thợ điện 2 tuần mà yêu nghề leo cột thế. Grin Viết nhẹ nhàng thôi, có gì em còn đỡ được cho chút về chữ nghĩa tiếng Nga chứ cứ "thộn" với "ngu si" ngay quân mình bác cũng không tha thì em chịu, không đỡ được. Tongue
 Cái từ tàu chiến линейный корабль thì "линейный" bản thân nó nghĩa là thuộc về chiều dài, (đường tuyến), nhưng trong cả cụm từ "линейный корабль" thì nó mang nghĩa khác là thiết giáp hạm, tàu bọc thép. Từ rút gọn của cụm từ này bọn Nga nó dùng từ "линкор" .
 Bác hết bức xúc với bọn Wiki chưa, vì đây không phải topic ngôn ngữ nên em không dám chém gió nhiều Grin.
 Chúc bác sức khỏe!

Cậu lại cầm đèn chạy trước ô tto rồi
pa pa sa là từ tượng thanh, biệt danh của PPS-41 trong thế chiến. Vì lúc đó, loạt bắn tốt nhất đã được hình dung là loạt 3 viên. Cậu lại tưởng là phát âm  Grin đúng là thộn. cậu thấy cậu cầm đèn chạy trước ô tô chưa Grin Grin Grin, nó còn có biệt hiệu nữa là đàn ghi ta gì đó.

Ờ, cậu bít tiếng Nga đấy, a dinh đờ va tờ ri. линейный корабль tớ đã giải thích bên hỏi đó. đơn giản nó là line's thôi, có gì đâu, линейный корабль là ship of the line.

Tớ được mọi người giải thích tại sao v lại là b. Ấy là ngày xưa bọn nó phiên âm, cái thằng gửi văn bản về nước, nó gõ nhầm, v với b cạnh nhau mà, hàng dưới cùng ấy zxcvbnm,. Từ đó Nga chúng nó v là b.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 04:48:06 pm »

Cậu lại cầm đèn chạy trước ô tto rồi
pa pa sa là từ tượng thanh, biệt danh của PPS-41 trong thế chiến. Vì lúc đó, loạt bắn tốt nhất đã được hình dung là loạt 3 viên. Cậu lại tưởng là phát âm  Grin đúng là thộn. cậu thấy cậu cầm đèn chạy trước ô tô chưa Grin Grin Grin, nó còn có biệt hiệu nữa là đàn ghi ta gì đó.

Ờ, cậu bít tiếng Nga đấy, a dinh đờ va tờ ri. линейный корабль tớ đã giải thích bên hỏi đó. đơn giản nó là line's thôi, có gì đâu, линейный корабль là ship of the line.

Tớ được mọi người giải thích tại sao v lại là b. Ấy là ngày xưa bọn nó phiên âm, cái thằng gửi văn bản về nước, nó gõ nhầm, v với b cạnh nhau mà, hàng dưới cùng ấy zxcvbnm,. Từ đó Nga chúng nó v là b.

Tiếng Nga của em chỉ biết lõm bõm thôi bác ạ Grin. Em chưa nghe thấy đọc PPS là Pa Pa Sa hoặc là Pa Pa Ét. Bác thử tìm mấy bác đã từng đi học ở Nga - không phải mấy ông học tiếng Nga ở Việt Nam xem họ giải thích thế nào. Em mới học tiếng Nga chưa được 1 tháng, chỉ biết nhiêu đó thôi.
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2008, 01:31:07 pm »

cho em thắc mắc cái, thế PPSh41 và PPS43 khi phiên âm qua tiếng ta đều thành pa pa sa cả ạ  Huh
Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM