Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:57:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bút ký về tiểu sử G.K. Giucov  (Đọc 30825 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 01:34:59 pm »

Cũng phải nói rằng cái đêm hôm ấy những người có mặt đều tập trung chú ý trước hết tới Giucốp. Trong cuộc sống nhiều người với tấm lòng quá nhiệt thành có khi không nhận ra mình trong lúc bộc lộ hết cả tấm lòng đã rơi vào tình trạng thái quá, sẽ đặt người khác vào một tình thế khó khăn chính bởi những tình cảm ấy.
Cái đêm hôm ấy đúng là như thế. Một số người có mặt trong buổi tiếp đón tỏ ra sung sướng trước sự công bằng đã được khôi phục song đồng thời cũng lại biểu thị sự không công bằng đối với các vị khách quân sự khác. Có lúc, hầu như họ đã quên sự có mặt của những vị ấy. Nhưng tôi cảm thấy chính Giucốp lại không một giây phút nào quên những vị khách ấy, mà bằng chứng là thái độ xử sự với các đồng chí và những cộng sự ấy đang ngồi cùng bàn với mình và những lời nói ngắn mà lúc đầu Giucốp không định phát biểu, khiến tôi không thể bỏ qua.
Giucốp không nói một lời về bản thân, về sự tham gia chiến tranh của mình. Đồng chí chỉ nói đến những công lao lịch sử xứng đáng của nhân dân, của Đảng và Quân đội, tiếng nói của một trong những người tham gia cuộc chiến tranh lớn lao nói về những người khác trong chiến tranh. Tôi nghĩ, những lời nói ấy đích thực là bài học cho các nhà văn chúng tôi, những người đã tỏ ra sung sướng và bộc lộ đến quá mức tình cảm của mình khi thấy Giucốp có mặt. Bản thân tôi cũng ở trong tình trạng đó và đúng là mình cũng đầy lòng khâm phục con người ấy, con người qua nhiều từng trải với những phẩm chất thật cao đẹp...
Nhiều cuộc gặp mặt tiếp sau của tôi với Giucốp gắn với công việc xây dựng bộ phim tài liệu “Nếu ngôi nhà thân thiết với anh”, tôi được tham gia với tư cách là một trong những tác giả của bộ phim ấy. Bộ phim nói về chiến dịch Matxcơva và Giucốp cũng như một số nhà lãnh đạo và các thành viên khác đã tham gia chiến dịch đồng ý sẽ thuật lại trước máy quay phim mấy thời điểm quyết định của chiến dịch này. Bộ phim xây dựng xong, dài 90 phút tất cả. Những đoạn phim Giucốp thuật lại về chiến dịch Matxcơva chỉ chiếm một phần nhỏ. Phần còn lại khoảng 2.000 thước phim, được giao cho ngành phim sử biên niên, giữ gìn cho lịch sử và sử dụng cho sau này.
Việc quay phim bị kéo dài và gặp khó khăn. Những khó khăn đó là do có mời Giucốp tham gia. Chúng tôi ý thức được trách nhiệm tinh thần của công việc nên đã nhận lấy phần trách nhiệm mời Giucốp tham gia vào bộ phim. Chúng tôi còn ý thức được cả sự nặng nề của tình hình nếu đẻ ra sự cố không được ghi những đoạn phim nói chuyện của Giucốp vì những nguyên nhân không phụ thuộc vào chúng tôi. Tôi có nghĩ, chính Giucốp hiểu được điều đó, mặc dù đồng chí không hề nói một câu nào đụng chạm đến chuyện này.
Việc quay phim bị kéo dài và phải hoãn lại. Tôi không muốn đi vào nguyên nhân cùng những lý do của các nguyên nhân ấy. Địa điểm nhọn quay phim gắn với lịch sử các trận chiến đấu bảo vệ Matxcơva nên lúc ban đầu chúng tôi dự tính sẽ quay phim Giucốp ở tại đấy (Giucốp cũng biết chuyện đó), song theo ý kiến của những người quyết định vấn đề này sẽ không được phép quay nữa. Sau đó, ngay khả năng quay phim cũng bị ngờ vực một thời gian. Rốt cuộc lại vẫn được quay, nhưng không phải quay ở địa điểm chúng tôi dự tính ban đầu mà ở tại nhà Giucốp, ngôi nhà riêng ở ngoại thành Matxcơva, nơi đồng chí đã sống qua nhiều năm.
Tôi còn nhớ rõ bữa đến nhà Giucốp để thống nhất với đồng chí những ngày quay phim và sau khi nói với đồng chí ấy biết việc quay phim sẽ không tiến hành ở địa điểm chúng tôi dự định, mà ở ngay tại nhà đồng chí ấy quả là tôi lo lắng chờ đợi câu hỏi: “Tại sao?” mà tôi sẽ rất khó trả lời. Nhưng Giucốp lại không hỏi gì hết, chỉ nở nụ cười thông cảm và nói: “”Có gì đâu, ở nhà riêng là ở nhà riêng. Mà cũng vẫn là vùng phòng thủ Matxcơva kia mà”.
Nội tâm của Giucốp là phải nói thật hết những sự thật lịch sử về chiến dịch Matxcơva. Đồng chí coi đó như mình đang tiếp tục làm những công việc trong thời gian chiến dịch Matxcơva. Trên một ý nghĩa nào đó, thì công việc này đối với Giucốp như vẫn tiếp tục chiến tranh và khi đồng chí ấy thuật lại khiến tôi phải nghĩ tới như lúc đồng chí ấy đang chiến đấu...
Bây giờ, khi ngồi viết những dòng bút ký này tính đã được nửa năm trôi qua, kể từ lần cuối cùng tôi được gặp Giucốp. Trong cái tối hôm ấy, ở một ngôi nhà tại Matxcơva có cuộc họp mặt những người phần lớn là quân nhân và tuổi đời đã cao đến dự bữa tiệc trọng thể ngày sinh tròn năm và sự nghiệp hoạt động quân sự của chủ nhà.
Trong số những người được mời đến họp mặt có Giucốp. Đồng chí được mời đến dự cái ngày hôm ấy, trong ngôi nhà ấy và đồng chí đã đến đấy quả là có một ý nghĩa đặc biệt. Số phận bày ra giữa Giucốp và chủ nhân đã nhiều năm xa nhau do những hoàn cảnh mang tính chất bi đát đối với cả hai người và đối với từng người nói riêng. Mà nếu nhìn xa hơn nữa, vào lúc còn chiến tranh thì cuộc sống hồi đó của hai người cũng đã bị xô đẩy vào hoàn cảnh khá là bi đát. Thế nhưng mặc dù vậy, trong ký ức của nhân dân về chiến tranh thì tên tuổi của hai con người đó lại liền bên nhau hơn những người khác, còn tất cả những cái khác chỉ là thứ yếu.
Trong cái tối hôm ấy mà tôi còn nhớ, đến khi Giucốp nói mấy lời tỏ lòng kính trọng chân thành đối với chủ nhân, cả hai người đã ôm hôn nhau. Theo cách nhìn của chúng tôi thì cái chủ yếu vẫn là cái chủ yếu, còn cái thứ yếu là thứ yếu thật hết sức rõ ràng khiến không thể không lấy làm sung sướng.

---
(1) Tên con sông ở đông bắc Mông Cổ. Quân Nhật đã bất ngờ xâm nhập vào vùng này trong các tháng 5, 7 và 8 năm 1939. Theo hiệp ước liên minh giữa Liên Xô và Mông Cổ được ký kết ngày 2-3- 1936, Chính phủ Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ Mông Cổ chống bất kỳ cuộc ngoại xâm nào. ND.
(2) Nhà văn, chủ bút báo “Hồng quân anh hùng” của quân đội Liên Xô.
(3) Năm 1939 là Tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông, có nhiệm vụ phối hợp hành động về quân sự giữa Liên Xô và Mông Cổ. ND.
(4) Là các nhà văn Liên Xô, làm phóng viên quân đội ở các mặt trận. ND.
(5) Vùng núi bên bờ đông sông Khankhin Gôn, bị quân Nhật xâm chiếm sáng ngày 3-7-1939.
(6) Nguyên soái Liên Xô, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1939-1942. ND.
(7) Nguyên soái Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng năm 1934-1940. ND.
(8. Nguyên soái Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng năm 1940-1941. ND.
(9) Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Tổng thư ký Hội nhà văn Liên Xô. ND.
(10) Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Quân đội và Hải quân Liên Xô năm 1941-1942. N.D.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 02:17:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 02:40:05 pm »

Phần II

Ghi chép những cuộc nói chuyện


Đại tướng Giucốp năm 1940, tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiep. Sau diễn tập bảo vệ biên giới Liên Xô mùa thu 1940, ông về đảm nhiệm vị trí Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân

Những năm 1965-1966, có mấy lần tôi nói chuyện với Giucốp thật lâu. Đặc điểm những cuộc nói chuyện ấy phần lớn là một loạt vấn đề tôi đặt ra xin ý kiến Giucốp.
Do những việc phải đề cập tới khi xây dựng bộ phim tôi rất cần biết những quan điểm của Giucốp về tất cả những gì đã xảy ra trong thời kỳ đầu chiến tranh và khi đi vào viết cuốn tiểu thuyết về giai đoạn cuối chiến tranh nên tôi rất quan tâm đến những đặc điểm hoạt động của Đại bản doanh cùng những quan điểm của Giucốp khi làm việc với Xtalin, là Tổng tư lệnh tối cao của quân đội chúng ta.
Rốt cuộc, tôi đã nhìn thấy ở Giucốp, người đại biểu kiệt xuất của thế hệ các quân nhân chúng ta, những người đã bắt đầu cuộc chiến tranh khó khăn như thế nào và đã hoàn thành vẻ vang gánh nặng chiến tranh ấy ra sao. Tôi đang viết và dự định sẽ còn viết về những con người ấy. Tôi đặc biệt muốn đi sâu vào giai đoạn hoạt động quân sự của Giucốp, sự đánh giá các sự kiện mà bản thân đồng khí ấy đã tham gia, cùng những con người có quan hệ làm việc với Giucốp.
Kết quả là, tôi đã ghi chép được khá nhiều và lẽ đương nhiên, bản thân tôi phải chịu trách nhiệm về sự chân xác của những gì đã ghi chép ấy.
Những ghi chép này nếu đem sắp xếp lại theo từng mục sẽ có lợi không riêng về lịch sử mà còn có ích về tâm lý.
Một số điểm ghi chép được trong những cuộc nói chuyện, vì thấy cần thiết, nên tôi đã dẫn ra trong phần I của tập bút ký. Còn lại tất cả dành cho phần này.
“Chúng tôi thường nói về những sai lầm và trách nhiệm của Xtalin, nhất là những gì có liên quan tới tình hình lúc trước chiến tranh và lúc bắt đầu nổ ra chiến tranh.
Một mặt thì như vậy là đúng. Nhưng mặt khác, tôi nghĩ không thể quy mọi việc cho một mình Xtalin, cho một người. Làm như vậy không đúng. Là người chứng kiến và tham gia các sự kiện trong thời kỳ ấy, tôi phải nói rằng, cần chia sẻ trách nhiệm của Xtalin cho những người khác nữa những người gần gũi với Xtalin, trong đó có Môlôtốp, Malencốp, Caganôvích (1).
Tôi không nói tới Bêria (2). Bêria là con người sẵn sàng làm mọi việc, bất cứ việc gì, bất luận khi nào và bất kỳ ra sao. Với những mục tiêu ấy, thì những con người như Bêria qua là cần thiết. Song Bêria là một vấn đề đặc biệt. Ở đây tôi đề cập tới những người khác.
Tôi xin nói thêm, Vôrôsilốp cũng phải chịu một phần trách nhiệm; mặc dù năm 1940, đồng chí đã thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng. Nhưng ngay sát lúc bắt đầu chiến tranh, Vôrôsilốp vẫn còn giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Và chúng tôi, những quân nhân, cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Ngoài ra, một phần trách nhiệm cũng thuộc về nhiều người trong Đảng, trong bộ máy nhà nước.
Tôi có tham gia nhiều vấn đề thảo luận ở chỗ Xtalin, lúc có mặt các đồng chí gần gũi với Xtalin. Tôi có thể thấy được những cuộc tranh luận, thấy được cả những gì gai góc trong một số vấn đề, mà đặc biệt là với Môlôtốp. Có lúc, Xtalin đã phải cao giọng, thậm chí không tự chủ được mình, còn Môlôtốp tủm tỉm cười, đứng sau bàn và vẫn giữ ý kiến của mình.
Nhiều kiến nghị của Xtalin đề cập tới việc củng cố quốc phòng và trang bị cho quân đội vấp phải sự chống đối và không được đồng tình. Sau, phải lập ra các ủy ban, rồi lại tranh cãi trong các ủy ban ấy. Một số vấn đề bị ngập chìm trong những cuộc tranh cãi ấy. Như vậy, chẳng qua cũng là một hình thức chống lại.
Nếu như có ai hình dung rằng, những người gần gũi xung quanh Xtalin không bao giờ tranh luận với Xtalin về các vấn đề nhà nước và kinh tế là không đúng. Thế nhưng, phần lớn những người ấy lại đồng thời ủng hộ những đánh giá tình hình chính trị của Xtalin trước lúc chiến tranh, mà trước hết là đối với niềm tin của Xtalin, rằng nếu như chúng ta không có những hành động gì khiêu khích, không làm điều gì tỏ ra là không trung thực, thì Hitle không dám xóa bỏ hiệp ước và tiến công chúng ta.
Cả Malencốp, cả Caganôvích lúc nào cũng nhất trí với Xtalin, còn Môlôtốp lại rất tích cực ủng hộ quan điểm ấy. Bản thân Môlôtốp không chỉ là con người cương nghị và bướng bỉnh, khó có thể “đẩy ra khỏi chỗ” nếu Môlôtốp vẫn giữ lập trường của mình. Theo sự quan sát của tôi vào thời điểm này thì Môlôtốp còn có ảnh hưởng lớn đối với Xtalin, nhất là những vấn đề chính sách đối ngoại. Lúc trước chiến tranh, Xtalin coi Môlôtốp là người sành sỏi về các chính sách đối ngoại.
Sau này, khi mọi tính toán của ta trở nên không đúng và sụp đổ thì Xtalin đã nhiều lần trách cứ Môlôtốp về vấn đề này, lúc tôi có mặt.
Sau chuyến đi Béclin tháng 11 năm 1940, Môlôtốp vẫn tiếp tục xác nhận: Hitle chưa tiến công chúng ta. Cần phải thấy rằng trong trường hợp này đối với Xtalin thì Môlôtốp còn có thêm uy tín của một người đã đích thân tới tận Béclin. Uy tín của Môlôtốp lại được tăng thêm bởi những phẩm chất, tính cách của đồng chí ấy. Môlôtốp là một con người mạnh, nguyên tắc xa lạ với bất cứ ý kiến cá nhân nào, rất bướng bỉnh, rất hung bạo, theo Xtalin một cách có ý thức và ủng hộ những hành động thô bạo của Xtalin cả trong những năm 1937-1938. Xuất phát từ những quan điểm riêng của mình, Môlôtốp đi theo Xtalin một cách tin tưởng. Trong khí ấy, Malencốp và Caganôvích làm nên danh phận cũng ở chỗ đó.
Trong số những người thân cận xung quanh Xtalin, duy có Giơđanốp (3), là người còn in trong trí nhớ của tôi và tôi có mặt những lúc đó, đã nói lên sự nhìn nhận khác về khả năng tập kích của bọn Đức rất quyết hệt và khẳng định không thể tin một cái gì vào Hitle.
Vậy đối với chúng ta, những nhầm lẫn tai hại của Xtalin hồi trước chiến tranh là như thế nào? Tôi nghĩ là, lúc đầu Xtalin tin rằng, chính Xtalin đã lái được Hitle đi vào quỹ đạo của mình bằng việc ký kết hiệp ước. Mặc dù sau này, như chúng ta biết, là mọi việc đã diễn ra ngược lại.
Thế nhưng tất nhiên hiệp ước được ký kết ở cả hai bên là đều có ý định sẵn. Xtalin đánh giá quá cao những biện pháp hành động của Hitle ở phía tây. Đồng chí cho rằng, Hitle đã bị lún sâu vào đấy. Và trong thời gian trước mắt không thể đánh vào chúng ta được. Đặt cơ sở cho mọi dự đoán của mình như vậy, nên sau khi nước Pháp bị đánh tan, Xtalin vẫn không đánh giá tình hình một cách mới hơn.
Chiến tranh ở Phần Lan đã chỉ cho Hitle thấy những mặt yếu của quân đội ta. Nhưng đồng thời nó cũng chỉ cho Xtalin thấy rõ điều đó. Đây là kết quả của những năm 1937- 1938 và là những kết quả rất nặng nề.
Nếu đem so sánh việc đào tạo cán bộ chúng ta trong năm 1936, năm trước khi xảy ra các sự kiện của những năm ấy, thì tới năm 1939, tức là năm sau những sự kiện trên, chúng ta phải nói rằng trình độ huấn luyện chiến đấu cho bộ đội bị sa sút rất nghiêm trọng. Thêm nữa, kể từ các trung đoàn trở lên, phần lớn bị mất bộ phận lãnh đạo, quân đội còn bị mất tinh thần trước những sự kiện ấy. Chúng ta thấy kỷ luật bị suy sụp đến phát sợ. Các quân nhân tự tiện bỏ đơn vị, đào ngũ. Nhiều người chỉ huy cảm thấy hoang mang, không thể duy trì được trật tự.
Khi xảy ra các sự kiện ở Phần Lan, tôi được điều động rời khỏi Khankhin Gôn và cử giữ chức Tư lệnh Quân khu Kiép. Lúc nói chuyện với tôi, Xtalin rất gay gắt về Vôrôsilốp. “Đồng chí ấy huênh hoang, tôi xin hứa, tôi xin khẳng định, tôi sẽ giáng trả một đòn bằng ba đòn, mọi việc đều tốt đẹp, đều sẵn sàng, đều ổn thỏa, thưa đồng khí Xtalin; song té ra...”.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 03:09:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 02:47:42 pm »

Bản đồ diễn tập thể hiện vị trí, lực lượng, quyết định hành động tác chiến của các bên diễn tập, thời gian giả định 14h ngày 13 tháng 8 năm 1941. Đại tướng Giucop chỉ huy quân "Xanh", thượng tướng Paplop chỉ huy quân "Đỏ", trích từ bài "Diễn tập và thảm họa" của đại tá dự bi P.N. Bobyliev tiến sĩ khoa học lịch sử-bài đăng trên các số 7 và 8 tạp chí "Lịch sử quân sự" (tiếng Nga) năm 1993


Vào tháng 12 năm 1940, khi tôi đang chỉ huy Quân khu Kiép, chúng tôi có tổ chức cuộc diễn tập lớn trên bản đồ. Trong cuộc diễn tập này, tôi chỉ huy quân xanh, chơi cho quân Đức, còn Páplốp đang chỉ huy Quân khu Tây, chơi cho quân ta, quân đỏ, Quân khu phía Tây của chúng ta. Xtécnơ yểm hộ cho Páplốp ở mặt trận phía Tây Nam.
Sau khi nắm được những tài liệu gốc và những lực lượng có thực của quân địch, quân Đức, lúc chỉ huy quân xanh, tôi cho phát triển tiến công theo 3 hướng, mà sau này quân Đức cũng đã tiến công chúng ta như thế. Những mũi đột kích chủ yếu của chúng tôi cũng lại là những mũi đột kích chủ yếu của bọn Đức sau này. Các cụm quân được xây dựng cũng gần như các cụm quân Đức đã hình thành lúc chiến tranh. Hình dạng của biên giới nước ta, địa hình, tình huống - tất cả gợi cho tôi đi tới những quyết định mà về sau bọn Đức cũng đã có những quyết định như thế. Cuộc diễn tập kéo dài khoảng 8 ngày đêm. Ban lãnh đạo cuộc diễn tập đã buộc phải kiềm chế tốc độ tiến công của quân xanh. Nhưng trong vòng 8 ngày đêm, quân xanh cũng đã tiến đến khu vực Baranôvichi. Tôi cần nhắc lại ở đây là tốc độ tiến công bị buộc phải hãm lại.
Tháng 1 năm 1941, tiến hành bình xét, phân tích cuộc diễn tập chiến lược đó tại Hội đồng Quân sự Trung ương, tôi được ủy nhiệm đọc bản báo cáo chính. Tôi quyết định báo cáo mấy vấn đề đang làm chúng tôi lo lắng. Trước hết là vấn đề bố trí bất lợi hệ thống các khu vực cứ điểm mới dọc theo biên giới mới. Hình dạng các tuyến biên giới làm cho sự bố trí đó bất lợi. Bất lợi lớn nhất là đem bố trí những cứ điểm ấy lùi sâu tới khoảng 100 kilômét. Tôi hiểu ý kiến này đưa ra sẽ gây sự bất bình bởi hệ thống bố trí các khu vực cứ điểm mà tôi phê phán đã được Hội đồng Lao động và Quốc phòng phê chuẩn và sau cùng là Xtalin duyệt y. Dẫu sao tôi cũng phải nói, buộc phải nói.
Xtalin chăm chú nghe và đưa ra nhiều câu hỏi cho tôi và các đồng chí khác. Chẳng hạn như, đồng chí hỏi, tại sao quân xanh mạnh như vậy, tại sao các tài liệu gốc của cuộc diễn tập lại đặt cho quân Đức có nhiều lực lượng lớn đến thế. Đồng chí được trả lời, rằng những lực lượng ấy phù hợp với khả năng của quân Đức và dựa vào những tính toán có thực toàn bộ lực lượng quân Đức có thể tung ra đánh chúng ta sau khi chúng đã tạo nên những ưu thế lớn trên hướng đột kích chủ yếu. Như vậy, đủ nói rõ tại sao quân xanh có thể tiến mạnh trong lúc diễn tập.
Sau cuộc bình xét, phân tích cuộc diễn tập này được ít lâu, tôi được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng.
Trước đây, tôi chưa có kinh nghiệm công tác tham mưu và tới lúc bắt đầu chiến tranh, theo nhận thức riêng, tôi thấy mình chưa có đủ kinh nghiệm và chưa được đào tạo để làm Tổng tham mưu trưởng. Đấy là chưa nói đến vấn đề tư chất và kinh nghiệm công tác, tôi ham muốn những hoạt động của người chỉ huy chứ không phải công tác tham mưu.
Đầu năm 1941, khi chúng tôi được tin quân Đức tập trung những lực lượng lớn ở Ba Lan, Xtalin đã viết thư riêng gửi Hìtle báo cho Hitle biết, rằng chúng ta nắm được những tin đó. Chúng ta lấy làm ngạc nhiên và có ấn tượng rằng, Hitle có ý định tiến công chúng ta. Hitle phúc đáp thư cho Xtalin và cũng lại thư riêng, nhấn mạnh trong văn bản là những tin ấy không đáng tin cậy Trong thư Hitle viết, những tin tức chúng ta nắm được là đúng. Ở Ba Lan quả là đang có sự tập trung những binh đoàn lớn. Nhưng quả quyết rằng, tình hình đó không như Xtalin nghi ngại. Y đã giải thích rằng quân Đức tập trung ở Ba Lan không phải để nhằm vào Liên Xô. Y cam đoan tuân thủ nghiêm ngặt hiệp ước đã ký kết và lấy danh dự người đứng đầu Nhà nước mà cam kết. Quân Đức tập trung ở Ba Lan nhằm mục đích khác. Lãnh thổ Đức ở phía Đông và ở giữa nước Đức đang bị máy bay Anh ném bom rất nặng và những người Anh từ trên không quan sát nước Đức rất rõ. Do đó y buộc phải chuyển một số quân có hạn định sang phía Đông để có thể bí mật trang bị lại và xây dựng lại ở đấy, tại Ba Lan. Chừng đó tôi hiểu rằng, Xtalin đã tin vào bức thư ấy.
Về sau ngày một thêm nhiều những tin tức đáng lo ngại. Đứng trước những tín hiệu lo âu cứ lặp lại như thế, Bộ Dân ủy Quốc phòng phải xin phép Xtalin được động viên một bộ phận, nửa triệu quân nhân dự bị và điều tới Quân khu phía Tây thêm 4 tập đoàn quân nữa.
Là Tổng tham mưu trưởng, tôi hiểu việc điều động các tập đoàn quân và động viên những quân nhân dự bị tới vị trí công tác không thể nào che giấu được quân Đức sẽ làm rầy rà chúng và làm cho tình hình xấu đi. Mà nếu đã vậy thì đi đôi với việc tiến hành các biện pháp cần thiết đó, phải đưa bộ đội các quân khu biên giới vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tôi báo cáo việc này với Xtalin, nhưng sau đó đến hai tuần lễ, Xtalin mới buộc lòng phải đồng ý hai biện pháp đầu, còn biện pháp thứ ba không liên quan trực tiếp tới biện pháp thứ nhất, Xtalin chưa đồng ý. Đồng chí trả lời rằng, đưa bộ đội ở các khu vực biên giới vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu có thể dẫn đến chiến tranh và đồng chí giải thích, riêng việc động viên bộ phận và điều động các tập đoàn quân như vậy cũng đã làm rầy rà cho Hitle rồi.
Vậy là chúng tôi chỉ tiến hành những biện pháp này mà không tiến hành những biện pháp kia. Trong thực tế, chúng ta đã áp dụng những biện pháp nửa vời sẽ không khi nào đem lại kết quả.
Kế hoạch động viên triển khai công nghiệp vào thời chiến ở chỗ chúng ta cũng không ra sao. Vào tháng 5, tức là sau khi tôi nhận chức vụ Tổng tham mưu trưởng thay Mêrétxcốp được 4 tháng, tôi đã ký những kế hoạch động viên chuyển nền công nghiệp sang thời chiến mà về cơ bản đã được chuẩn bị từ trước. Tôi kiên quyết đến gặp Vôrôsilốp, lúc này đồng chí là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và gần như tôi đã buộc đồng chí ấy phải xem xét tới những kế hoạch đó. Quả thật, tôi cũng đã để bản kế hoạch lại ở chỗ đồng chí.
Mặc dù tôi đã gọi điện cho đồng chí ấy nhiều lần, mà hầu như đến cả tháng đồng chí ấy cũng không xem xét tháng kế hoạch ấy. Qua tháng sau, khi nhận được điện thoại của tôi một lần nữa, đồng chí ấy mới nói, tôi đến chỗ đồng chí ấy, vì cần phải thảo luận và sẽ thảo luận như thế nào, nên có ai cùng tham gia và sẽ xem xét kế hoạch đó theo thứ tự ra sao. Biết là công việc sẽ bị kéo dài, tôi không đến chỗ đồng chí ấy nữa mà gọi điện cho Xtalin, khiếu nại những việc đã xảy ra.
Ngay hôm sau, chúng tôi, những quân nhân liền được triệu tập tới dự phiên họp của Bộ Chính trị.
Tôi có theo dõi cuộc đối thoại giữa Xtalin và Vôrôsilốp.
- Tại sao đồng chí chưa xem xét kế hoạch?
- Chúng tôi mới nhận được.
- Đồng chí chuyển kế hoạch cho Vôrôsilốp ngày nào? (đây là câu hỏi cho tôi).
Tôi nói: “Một tháng trước đây””.
Tương tự như những lần khác, lại lập ra những ủy ban để xem xét kế hoạch. Nhiều ý kiến tranh cãi lẫn nhau trong ủy ban. Một số thành viên trong ủy ban nói, chúng ta còn nhiều vấn đề nữa, phải phá bỏ tất cả, song chúng ta lại không thể phá bỏ hết...
Công việc cứ thế kéo dài và kéo dài. Thấy vậy, chúng tôi quyết định phải thông qua cho được dù là những quyết nghị riêng về kế hoạch chuẩn bị đạn dược, còn những điểm khác trong kế hoạch triển khai công nghiệp lúc bắt đầu chiến tranh thế là không được phê chuẩn.
Việc đạn dược vấp phải tình trạng rất nặng nề vào mùa đông và mùa xuân năm ấy. Các hệ thống pháo mới, kể cả pháo chống tăng đưa vào trang bị lại được bảo đảm chỉ bằng những loại đạn thử nghiệm. Đạn dược bị chậm trễ nên sản xuất vũ khí cũng bị chậm trễ theo.
Chúng tôi đặt vấn đề tổ chức dự trữ đạn dược cho năm chiến tranh thứ nhất, vì cho rằng sau khi chuyển nền công nghiệp sang thời chiến thì phải qua năm sau mới bắt đầu sản xuất được những nhu cầu cần thiết cho chiến tranh. Lại đẻ ra tranh luận.
Vôdơnenxki (4) là người am hiểu về kinh tế, cầm bút chì tính ngay ra rằng, chúng ta muốn có một số lượng lớn đạn dự trữ như vậy, theo như cách tính toán của chúng ta thì muốn diệt một xe tăng địch phải tốn 500 viên đạn.
- Lẽ nào điều đó có thể thực hiện được?
Buộc phải trả lời đồng chí rằng không những có thể mà cần phải và thật tuyệt vời nếu chúng ta đạt mức 500 chứ không phải 1000 viên đạn để diệt một xe tăng Đức.
- Vậy mức diệt xe tăng ghi trong tất cả các văn kiện ra sao? - Vôdơnenxki hỏi.
- Đó là mức tiêu diệt trong các diễn tập còn trong chiến tranh là việc khác?
Lại lập ra ủy ban.
Sau mọi tính toán, chúng ta thấy có thể bảo đảm được kim loại để sản xuất ra số lượng đạn như vậy, song không thể lấy đâu ra đủ thuốc súng, bởi thuốc súng còn thiếu.
Kết quả là, chỉ có thể thỏa mãn 15-20% theo yêu cầu.
Nói về thời kỳ trước chiến tranh và về những tổn thất của ta hồi đầu chiến tranh, không thể quy tất cả những sai lầm cho riêng Xtalin, hoặc cho riêng Timôsencô và Giucốp.
Tất cả là thế, có sai lầm.
Nhưng cũng phải nhớ đến một số tình hình khách quan. Phải suy nghĩ và tính đến thời đó giữa nước ta và quân đội chúng ta, giữa nước Đức và quân đội của Đức. Tiềm lực quân sự, trình độ công nghiệp, trình độ văn hóa công nghiệp, trình độ được huấn luyện chung cho chiến tranh của Đức đã hơn chúng ta biết bao.
Chiếm được châu Âu, nước Đức có một đạo quân mạnh, được thử thách trong chiến đấu đã triển khai và hoàn toàn sẵn sàng, công tác tham mưu giỏi, tổ chức hiệp đồng giữa bộ binh, pháo binh, xe tăng và không quân đúng là ăn ý với nhau theo giờ. Người Đức có ưu thế lớn hơn chúng ta về tiềm lực công nghiệp chiến tranh. Hơn chúng ta gần gấp 3 lần về than, 2,5 lần về gang và thép. Chúng ta chỉ có ưu thế về dầu hỏa, về lượng dự trữ và khối lượng khai thác. Nhưng dẫu vậy, lúc bắt đầu chiến tranh chúng ta cũng chưa có đủ lượng xăng dầu cần thiết cho các máy bay hiện đại của ta như loại MIG.
Tóm lại, chúng ta không được quên rằng, chúng ta bước vào chiến tranh khi đất nước hãy còn trong tình trạng lạc hậu về mặt công nghiệp so với Đức.
Cuối cùng, cần nói thêm là Hitle từ ngày lên nắm chính quyền đã bắt tất cả phải phục vụ cho lợi ích của chiến tranh tương lai. Tất cả được xây dựng để nhằm đánh thắng trong các cuộc chiến tranh này, đã làm tất cả cho công việc đó. Còn chúng ta lại chưa thấy hết, đã dừng lại ở những biện pháp nửa vời. Lợi ích các Bộ va chạm lẫn nhau, diễn ra cuộc buôn bán khôn cùng từng vấn đề một có liên quan tới việc trang bị cho quân đội và chuẩn bị cho chiến tranh. Cũng nên đặt hết những cái đó lên bàn cân để giải thích những nguyên nhân thất bại và tổn thất của chúng ta trong năm đầu chiến tranh.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 10:49:53 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:13:21 pm »

Xtalin cho rằng và cho như thế là đúng, muốn chuẩn bị cho chiến tranh, chúng ta tối thiểu cần đến hai năm. Cần như vậy để xây dựng về mặt chiến lược quân sự các vùng chúng ta đang chiếm lĩnh năm 1939 và để tổ chức lại quân đội, trong đó có việc cải tổ kỹ thuật mà chúng ta còn chậm trễ rất nhiều. Mặc dù từ khi kết thúc chiến tranh ở Phần Lan cho đến lúc bắt đầu chiến tranh được khoảng một năm, chúng ta đã hoàn thành được nhiều việc. Nhưng để hoàn toàn sẵn sàng cho chiến tranh, chúng ta thực sự cần đến khoảng hai năm.
Xtalin coi những tin về cuộc tiến công sắp tới của bọn Đức do Sơcsin và các nguồn khác cung cấp là những tham vọng của người Anh, muốn đẩy chúng ta đụng độ với quân Đức là hoàn toàn hợp lý để chúng ta sớm bị sa lầy trong chiến tranh mà theo chính kiến của họ thì chúng ta chưa sẵn sàng.
Xtalin còn cho rằng, những sự khiêu khích có thể xảy ra không riêng ở phía người Anh, mà còn ở phía một số tướng lĩnh Đức muốn gây ra chiến tranh phòng ngừa và sẵn sàng đặt Hitle trước sự đã rồi. Về những tin do Gioócghe (5) cung cấp, tôi hoàn toàn không được biết mặc dù lúc này tôi đang giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng. Chắc là những báo cáo ấy đi thẳng tới Xtalin qua Bêria và Xtalin thấy không cần thông báo cho chúng tôi về những tin ấy.
Chúng ta nắm được những tin về sự bố trí một lực lượng lớn quân Đức ở Ba Lan, nhưng Xtalin lại cho về nguyên tắc hiện tượng đó là tất yếu. Quân Đức đặt ở biên giới ta những đơn vị lớn, vì biết rằng phía chúng ta cũng giữ một số lớn quân mình ở biên giới, nên cho rằng chúng ta có thể vi phạm tới hiệp ước. Còn việc Đức trực tiếp tập trung những cụm quân xung kích thì chúng chỉ tiến hành trong vòng 2, 3 ngày cuối trước chiến tranh. Trong khoảng 2, 3 ngày ấy, trinh sát của ta chưa kịp chuyển cho chúng ta những tin để hợp thành bức tranh toàn cảnh của việc chuẩn bị của chúng.
Bất ngờ là như thế nào?
Luận bàn về sự bất ngờ như hiện nay và cũng như Xtalin luận bàn trong các ý kiến phát biểu là chưa đúng, chưa đủ và phiến diện.
Khi chúng ta nói về các hành động với quy mô như thế thì bất ngờ có nghĩa như thế nào? Đây không chỉ giản đơn là địch bất ngờ chuyển quân tới biên giới, không chỉ là bất ngờ tiến công. Bọn Đức bất ngờ chuyển quân tới biên giới tự nó không giải quyết được gì: Mối nguy cơ chủ yếu đối với chúng ta là sức mạnh đột kích bất ngờ của quân Đức, là bất ngờ trước ưu thế gấp 6, gấp 8 lần hơn chúng ta trên các hướng quyết định; là bất ngờ về quy mô tập trung bộ đội và sức mạnh đột kích của chúng. Cái đó mới là chủ yếu và đã quyết định trước những tổn thất của chúng ta trong thời kỳ đầu chiến tranh, chứ không chỉ giản đơn là bất ngờ quyển quân tới biên giới.
Chiến tranh bùng nổ khi tôi làm Tổng tham mưu trưởng. Tình hình hoạt động của Bộ Tổng tham mưu trong những ngày ấy thật cực kỳ khó khăn. Chúng tôi luôn bị chậm trễ, lạc hậu và ra những quyết định cũng chậm trễ, không kịp thời. Cuối cùng, Xtalin đặt cho tôi một câu hỏi thẳng thắn:
“Tại sao chúng ta khi nào cũng chậm trễ?”
Và tôi cũng đáp lại thẳng thắn. Trong điều kiện hệ thống công tác của chúng ta như thế này thì cũng không thể có cánh nào khác hơn.
- Là Tổng tham mưu trưởng, tôi nhận báo cáo đầu tiên lúc 9 giờ sáng và đòi hỏi phải ra ngay những biện pháp cấp bách về những tình hình đó. Nhưng tôi không thể tự mình làm lấy việc này. Tôi phải báo cáo cho Timôsencô, Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng. Nhưng Bộ Dân ủy Quốc phòng cũng không thể ra những quyết định. Chúng tôi có trách nhiệm phải báo cáo những tình hình đó với Xtalin. Chúng tôi tới Kremli và đợi tiếp cho tới khoảng 1 hoặc 2 giờ ngày hôm sau, đồng chí mới có quyết định. Chúng tôi đi trên xe, làm các văn bản và gửi các mệnh lệnh tại chỗ. Trong khi ấy, tình huống đã thay đổi. Chúng ta muốn cố thủ một cứ điểm nào đấy và yêu cầu phải điều quân tới. Song trong khoảng thời gian ấy, quân Đức đã chiếm mất. Ngược lại, chúng ta muốn rút quân khỏi một cứ điểm nào khác, thì quân Đức lúc ấy đã hợp vây và chia cắt ra rồi. Từ lúc chúng ta nhận được tin và đòi chúng ta phải có cách xử lý ngay cho tới lúc chúng ta ra được quyết định phải mất 7- 8 tiếng đồng hồ. Với khoảng thời gian đó, xe tăng Đức đã vượt được 40-50 kilômét. Cứ thế, sau khi được tin mới, rồi ra quyết định mới, chúng ta lại bị chậm trễ.
Tôi báo cáo với Xtalin, theo quan điểm của tôi, chỉ huy hai cấp như vậy là không thể được. Hoặc là tôi, Tổng tham mưu trưởng phải báo cáo với Timôsencô và Timôsencô không phải thỏa thuận với ai nữa, ra ngay quyết định; hoặc là tôi, phải báo cáo tất cả những tình hình đó trực tiếp với đồng chí, để rồi đồng chí ra ngay quyết định. Nếu làm khác đi, chúng ta sẽ tiếp tục bị chậm trễ.
Đến đầu tháng 7, bản thân Xtalin cũng đã nhận thấy sự tệ hại của hệ thống làm việc đó, sự nguy hại của đường dây ấy. Timôsencô được cử làm Tư lệnh Phương diện quân Tây và Xtalin trực tiếp giữ lấy trách nhiệm Tổng tư lệnh tối cao.
Sau khi giải thể cách làm việc hai cấp như vậy, công tác của chúng tôi tiến hành được bình ổn và sống động hơn. Ngoài ra tình trạng làm việc cuống quít trong 10 ngày đầu chiến tranh có phần nào dịu bớt. Các sự biến nặng nề vẫn tiếp diễn, nhưng chúng tôi đã quen về mặt tâm lý và ra sức uốn nắn lại tình thế căn cứ vào thực tế định hình đang diễn biến.
Nhớ lại thời kỳ trước chiến tranh, phải nói rằng, tất nhiên là đối với chúng tôi, những quân nhân phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và phải có ngay những biện pháp cần thiết khi bùng nổ chiến tranh.
Rõ ràng là chúng ta phải làm những công việc đó kiên quyết hơn những gì đã làm được. Thêm nữa, mặc dù Xtalin có những uy tín tuyệt đối, song trong thâm tâm mỗi người đều chất chứa nỗi dày vò của sự ngờ vực, vẫn rạo rực cái cảm giác về mối nguy cơ bị quân Đức tiến công. Tất nhiên, cũng phải thấy hết sự thật là hồi đó, nếu có ai làm trái với ý muốn của Xtalin về đánh giá tình hình chung về chính trị thì sẽ như thế nào. Ký ức mọi người còn in đậm nét những năm qua. Và nếu có ai nói lên thành tiếng là Xtalin không đúng, đồng khí ấy đã sai lầm, thì nói mộc mạc là người đó sẽ không còn ra khỏi nhà nữa, sẽ được Bêria “mời đi uống cà phê”.
Dẫu sao, đây mới chỉ là một mặt của sự thật. Và tôi phải nói hết. Trước chiến tranh tôi không hề có ý nghĩ là mình thông tuệ và nhìn xa hơn Xtalin, mình đánh giá tình hình và nắm bắt tốt hơn Xtalin. Tôi không đánh giá mình như thế để có thể tin là những ý kiến phản bác của mình đúng hơn những nhận xét của Xtalin. Tôi không có niềm tin ấy. Ngược lại, tôi đầy lòng tin vào Xtalin, vào trí thông minh chính trị, tầm nhìn xa và năng lực tìm ra lối thoát khỏi những tình thế hiểm nghèo của đồng chí ấy. Trong trường hợp này, tôi đã tin vào năng lực của đồng chí ấy, biết tránh được chiến tranh, có thể đẩy lùi chiến tranh. Những lo âu đã làm hao tổn tinh thần. Nhưng lòng tin vào Xtalin và tin rằng, rồi cuối cùng tất cả sẽ thoát khỏi đúng như Xtalin dự đoán còn mạnh hơn.
Bây giờ, có nhìn nhận tình hình đó như thế nào thì vẫn là sự thật.
Trong chương trên đã đưa ra mấy ghi chép về nhận thức của Giucốp đối với nhân cách Xtalin lúc bắt đầu chiến tranh.
Trong chiến tranh Giucốp gần gũi Xtalin hơn. Những quan niệm của Giucốp về Xtalin hình thành trong quá trình chiến tranh có giá trị lớn, bởi những quan niệm ấy dựa vào những kinh nghiệm phong phú của 4 năm đã cùng làm việc chung. Đối với Giucốp, trong những năm chiến tranh, Xtalin trước hết là Tổng tư lệnh tối cao, là người có quan hệ trực tiếp với đồng chí trong suốt những năm ấy, không có khoảng cách, lúc đồng chí ở cương vị Tổng tham mưu trưởng, lúc ở cương vị Tư lệnh các Phương diện quân, là thành viên của Đại bản doanh và ở cương vị Phó Tổng tư lệnh tối cao, đại diện của Đại bản doanh xuống các đơn vị phối hợp những hoạt động của một số phương diện quân.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:14:54 pm »

Theo Giucốp, trong chiến tranh, Xtalin là người đã gánh trọng trách nặng nề nhất của một quốc gia đang tham chiến. Giucốp có nhận xét trước hết tới những khía cạnh về tư chất Xtalin đã biểu thị khi đảm đương những trọng trách đó. Vì vậy chân dung Xtalin được ghi lại qua Giucốp, dẫu không kỳ vọng được đầy đủ song vẫn nổi bật ở những quan sát cụ thể, gắn với những công việc những của cả hai người. Tôi nói thêm, trong bức chân dung này, tất nhiên có mặt cả những cảm xúc riêng, không tránh khỏi những yếu tố chủ quan.
Phân loại những ghi chép, tôi tạm chia ra thành hai phần: những ghi chép phản ánh các thời điểm của chiến tranh, xếp theo trật tự biên niên và những ghi chép phản ánh những quan niệm chung của Giucốp về nhân cách Xtalin trong những năm chiến tranh. Những ghi chép này viết ra không theo trật tự biên niên.
Ban đầu, những ghi chép theo biên niên các sự kiện như vậy.
“Lần đầu tiên, tôi được nói chuyện với Xtalin vào năm 1940, sau khi ở Khankhin Gôn trở về. Khi tới gặp Xtalin, phải thú nhận rằng, tôi có bị xúc động. Nhưng đồng chí đã tiếp tôi rất tốt. Nhìn bề ngoài, đồng chí cũng là một người bình thường, tầm vóc không cao, còn thấp hơn tôi một phút, bình dị, niềm nở, tỏ ra ân cần, nhân ái với tôi.
Đồng chí hỏi tôi cặn kẽ những sự kiện ở Mông Cổ, những kết luận của tôi.
Những lần tiếp xúc về sau với Xtalin, những tình cảm ấy có khác nhau và ngay chính những cuộc tiếp xúc ấy cũng rất khác nhau. Xtalin giàu tính hài hước và khi công việc tiến triển tốt đẹp, như buổi gặp lần đầu của tôi, đồng chí đã tỏ ra ân cần và nhân ái. Nhưng có nhiều trường hợp và nói chung hầu như lần nào cũng vậy, đồng chí là con người nghiêm và căng. Ở đồng chí ấy, gần như bao giờ cũng căng và cái đó có tác động đến những người xung quanh.
Bao giờ tôi cũng coi trọng, mà không thể không coi trọng sự ngắn gọn ở đồng chí. Xtalin biết trình bày những ý nghĩ của mình và giao nhiệm vụ rất ngắn gọn. Đồng chí không nói một lời thừa. Do đó, đồng chí cũng coi trọng sự ngắn gọn ở những người khác và đòi các báo cáo phải súc tích, ngắn gọn. Đồng chí không thể chịu đựng những lời nói dông dài. Gặp trường hợp như thế, đồng chí lập tức buộc phải chuyển ngay sang thực chất công việc.
Tuy có ngữ điệu của dân tộc Grudia, song đồng chí rất thông thạo tiếng Nga. Có thể nói không quá rằng, đồng chí rất sành biểu hiện ngay trong những chi tiết nhỏ. Có lần, hồi tôi làm Tổng tham mưu trưởng, khi đọc mệnh lệnh cho tôi ghi, đồng chí nóng lòng ghé qua sau vai tôi, rồi bỗng thốt lên với tôi:
- Này, tôi sẽ đánh dấu phẩy hộ đồng chí nhé?
Lúc ấy, tôi đáp lại nửa đùa rằng, tôi không phải là kiện tướng dấu phẩy, thì đồng chí ấy lại nói rất nghiêm trang:
- Đặt dấu phẩy không đúng, có khi thay đổi thực chất cả câu nói.
Có lần đồng chí ấy cũng tỏ ra không tế nhị, rất không tế nhị. Theo tính cách của mình, có mấy trường hợp tôi bị sơ suất về từ ngữ và đã đối đáp khá kịch liệt về sự không tế nhị của đồng chí ấy. Tôi làm như thế là có ý thức, bởi thấy có lúc cần phải tranh cãi. Tôi không thể hoàn thành nghĩa vụ của mình khác hơn.
Một hôm đang lúc nói chuyện, đồng chí nửa đùa nửa thật quay sang nói với hai người đứng kế bên:
- Nói gì với các đồng chí? Bất kỳ nói gì với các đồng chí, thì các đồng chí tất cả đều: “”Thưa vâng, đồng chí Xtalin”, “Tất nhiên, thưa đồng chí Xtalin”, “Hoàn toàn đúng, thưa đồng chí Xtalin”, “Đồng chí ra quyết định thật sáng suốt, thưa đồng chí Xtalin...”. Chỉ có mình Giucốp có lúc đã cãi lại tôi...
Cuối tháng 7 năm 1941, khi còn làm Tổng tham mưu trưởng, lúc phân tích tình huống, tôi đi đến kết luận rằng quân Đức trong thời gian trước mắt sẽ chưa tiếp tục tiến đánh Matxcơva trước khi chưa thanh toán được mối nguy cơ do cánh phải của Phương diện quân Tây Nam gây ra, đã uy hiếp tới sườn phải của cụm quân của chúng đang tiến về Matxcơva.
Nhân đây, tôi đã viết báo cáo tường trình những ý kiến của mình về sự cần triết phải bỏ lại Khép để chiếm lĩnh phòng ngự vững chắc dọe theo bờ đông sông đơnhìép và tăng cường cho cánh phải của Phương diện quân Tây Nam. Đồng thời, tập trung hai tập đoàn quân dự bị ở phía sau Phương liên quân để đỡ đòn tập kích của quân Đức. Theo giả thiết của tôi, chúng có thể tiến công vào cánh phải của Phương diện quân Tây Nam và lọt vào sau lưng Phương diện quân.
Sau khi đọc báo cáo của tôi, Xtalin triệu tập tôi đến chỗ đồng chí. Bêria và Mekhơlích đang ở chỗ đồng chí ấy. Xtalin nói tôi thậm tệ trước mặt hai đồng chí đó, rằng tôi đã viết những điều nhảm nhí, vớ vẩn, bậy bạ, v.v...; dùng những từ rất thô lỗ.
Tôi nói về việc này:
- Thưa đồng chí Xtalin, đề nghị đồng chí nên lựa lời nói. Tôi là Tổng tham mưu trưởng. Nếu như đồng chí là Tổng tư lệnh tối cao thấy rằng Tổng tham mưu trưởng của đồng chí nói những điều bậy bạ, vớ vẩn, thì cần cách chức con người ấy. Tôi đề nghị như vậy.
Đáp lại, đồng chí nói với tôi:
- Đồng chí hãy đi ra, chúng tôi sẽ suy nghĩ về đề nghị của đồng chí.
Bốn mươi phút sau, tôi lại được triệu tập đến chỗ đồng chí và Xtalin giọng bình tĩnh hơn, nói với tôi:
- Chúng tôi đã quyết định thỏa mãn đề nghị của đồng chí. Đồng chí được thôi giữ chức Tổng tham mưu trưởng. Đồng chí muốn làm gì? Cho đồng chí công tác nào?
Tôi nói, tôi có thể ra chỉ huy quân đoàn, có thể chỉ huy tập đoàn quân, có thể phương diện quân. Tôi nghĩ, chỉ huy Phương diện quân sẽ có lợi hơn.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:16:12 pm »

Từ những kiến nghị viết trong báo cáo mà có cuộc nói chuyện này và tôi được miễn chức Tổng tham mưu trưởng. Cùng với những nội dung khác, tôi còn viết ở Phương diện quân Tây cần thanh toán chỗ lồi Ennhia mà lúc này quân Đức đang chiếm giữ. Chỗ lồi này sẽ gây cho ta rất nhiều rắc rối.
Khi ấy câu chuyện đề cập tới vấn đề cử ai và cử tôi đi đâu. Tôi nói, tôi muốn nhận khả năng thực hiện chiến dịch này.
- Muốn tiến công? - Xtalin hỏi mỉa.
- Vâng. - Tôi đáp.
- Đồng chí cho rằng, bộ đội ta có thể mở cuộc tiến công? - Đồng chí vẫn mỉa mai tiếp - Bộ đội ta còn chưa may mắn có được một cuộc tiến công, song đồng chí lại dự định tiến công?
Tôi đáp:
- Vâng, và tôi hy vọng kết quả.
Sau đấy, tôi được bổ nhiệm Chỉ huy Phương diện quân và tiến hành chiến dịch Ennhia.
Trên cương vị mới, tôi lại báo cáo với Xtalin những kiến nghị trước đây về nguy cơ bọn Đức mở mũi đột kích từ phía Tây Bắc sang phía Đông Nam, tiến vào sau lưng Phương diện quân Tây Nam. Lần này, đồng chí có thái độ xử sự khác với những kiến nghị trên.
Thậm chí đồng chí còn rất bình tĩnh nói với tôi:
- Hồi đó, đồng chí đã báo cáo cho tôi đúng, nhưng tôi hiểu không hoàn toàn đúng đồng chí.
Sau đấy, đồng chí lên tiếng, rằng ở hướng Tây Nam, Buđionnưi chỉ huy tồi.
- Theo ý kiến đồng chí, ta nên thay ai?
Tôi nảy ra suy nghĩ, có lẽ, đồng chí có ý đề cử tôi, nên tôi đáp, theo ý kiến của tôi, nên phái Timôsencô tới hướng Tây Nam. Đồng chí ấy có uy tín với bộ đội, là người giàu kinh nghiệm và thêm nữa, lại là người Ucraina. Cái đó có ý nghĩa của nó khi chiến dịch mở tại Ucraina.
Đồng chí im lặng và như tôi hiểu về sau này đã thông qua quyết định ấy. Xtalin lại bắt đầu nói về Lêningrat và Phương diện quân Lêningrat. Đồng chí đánh giá tình hình lúc này ở Lêningrat thật nguy kịch. Tôi nhớ, đồng chí đã dùng tới từ ngữ “không hy vọng”. Đồng chí nói, có lẽ, còn mấy ngày nữa Lêningrat sẽ bị mất. Mà chiếm được Lêningrat, quân Đức sẽ liên lạc được với quân Phần Lan và kết quả là chúng sẽ lập được cụm quân tối nguy hiểm, uy hiếp Matxcơva mặt phía Bắc.
Nói xong các việc trên, đồng chí hỏi tôi:
- Đồng chí nghĩ phải làm gì tới đây?
Tôi hơi sửng sốt đáp:
- Tôi sẽ quay lại, trở về Phương diện quân của mình.
- Thế nếu không quay lại, mà đi nhận nhiệm vụ mới, được không?
Thấy vậy, tôi nói, nếu được, tôi muốn ra chỉ huy Phương diện quân Lêningrat.
- Song nếu đó lại là một công việc không còn hy vọng?
Tôi nói lên niềm hy vọng, rằng công việc có thể không đến nỗi không còn hy vọng.
- Khi nào đồng chí có thể ra đi? - Đồng chí hỏi ngắn.
Tôi đáp nếu ra đi, tôi thích đi ngay.
- Không nên đi ngay. Cần tổ chức máy bay tiêm kích hộ tống đồng chí.
Và đồng chí lập tức gọi ngay điện thoại cho nhân viên hàng không hỏi họ về dự báo thời tiết. Trong lúc chờ dự báo thời tiết đồng chí hỏi, theo ý kiến tôi có thể cử ai thay tôi ở Phương diện quân Tây. Tôi đề nghị bổ nhiệm Cônhiép, Tư lệnh Tập đoàn quân 19.
Trong khi ấy, nhân viên hàng không cho biết thời tiết dự báo. Buổi sáng, trời xấu: có sương mù.
Xtalin nói:
- Thời tiết dự báo xấu. Song đối với đồng chí lại có nghĩa tốt.
Rồi liền ngay đấy, đồng chí viết một thư ngắn:
“Gửi Vôrôsilốp, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước cử Đại tướng Giucốp làm Tư lệnh Phương diện quân Lêningrat. Đồng chí bàn giao Phương diện quân cho Giucốp và trở về Matxcơva bằng chiếc máy bay này. Xtalin”.
Bức thư ngắn này cũng là bức thư bổ nhiệm công tác của tôi. Bỏ thư vào túi, sáng hôm đó tôi lên máy bay tới Lêningrat.
Những ghi chép tôi muốn trích dẫn ra đây có liên quan đến những sự kiện nặng nề đối với chúng ta vào tháng 10 khi quân Đức đã chọc thủng mặt trận và hợp vây được đại bộ phận quân ta ở Viadơma đang tiến về Matxcơva.
“Chiều ngày 6 tháng 10, Xtalin gọi dây nói cho tôi ở Lêningrat. Đồng chí muốn tìm hiểu công việc ngoài mặt trận và tình hình lúc này. Xong, đồng chí nói tôi phải trở về ngay Matxcơva để nhận nhiệm vụ đặc biệt.
Tôi đáp, ngày mai tôi sẽ bay. Ngày 7 tháng 10, sau khi bàn giao công việc chỉ huy Phương diện quân Lêningtat cho tướng Khôdin, Tham mưu trưởng Phương diện quân, tôi bay về Matxcơva. Chiều tối, máy bay mới đến Matxcơva. Rời khỏi máy bay, tôi đi thẳng tới nhà riêng của Xtalin. Xtalin đang bị cúm, song vẫn làm việc.
Gật đầu chào xong, đồng chí lấy cho tôi xem bản đồ và nói:
- Tôi không làm sao có được một báo cáo rõ ràng về tình hình hiện nay trên hướng Tây. Quân địch ở đâu, quân ta ở đâu? Đồng chí hãy tới ngay Bộ tham mưu Phương diện quân Tây và gọi điện về cho tôi vào bất kỳ lúc nào trong ngày, trong đêm. Tôi sẽ đợi!”
Tôi bỏ qua đoạn ghi chép việc Giucốp đến các cơ quan tham mưu Phương diện quân Tây và Phương diện quân dự bị, phân tích tình hình đang diễn biến tại đây mà đi thẳng vào những đoạn ghi chép viết về những đối thoại với Xtalin khi lại cử Giucốp làm Tư lệnh Phương diện quân Tây.
“Tâm trạng Xtalin lúc này đang bực dọc và giận dữ. Khi nói với tôi, đồng chí trách cứ thậm tệ Cônhiép và Êriômencô, Tư lệnh các Phương diện quân Tây và Phương diện quân Brianxcơ, nhưng lại không hề nhắt tới Buđionnưi, Tư lệnh Phương diện quân dự bị. Tôi cho rằng, có lẽ, không thể hỏi ở con người này. Xtalin cho tôi biết là tôi được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phương diện quân Tây và Cônhiép sẽ bị cách chức. Tới đây, sẽ có một phái đoàn Chính phủ tới Bộ tham mưu Phương diện quân kết luận vấn đề và đưa Cônhiép ra truy tố trước tòa án quân sự.

Ý đồ tác chiến của cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức, định hợp vây PDQ Tây của I.X. Konep và PDQ Dự bị của X.M. Budionny, trận Moskva, tháng 9 năm 1941
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 04:01:59 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:18:39 pm »

Giucop, tháng 10 năm 1941, tư lệnh phương diện quân Tây. Ảnh do phóng viên báo "Sao đỏ" của Hồng quân chụp ngày 20-10-1941, theo lệnh của Stalin. Ảnh sau đó được đăng trên trang hai báo "Sao đỏ" và "Sự thật" ngày 21-10-1941


Tôi nói với Xtalin về chuyện này, rằng xử sự như thế sẽ không uốn nắn được gì và cũng chẳng động viên được ai, chỉ gây những ấn tượng nặng nề trong quân đội. Tôi gợi chuyện, như việc xử bắn Páplốp, Tư lệnh Phương diện quân Tây lúc đầu chiến tranh đã mang lại những gì? Chẳng mang lại gì hết. Chúng ta biết rõ từ trước, Páplốp là như thế nào. Đồng chí ấy là Tư lệnh Tập đoàn quân bậc nhất. Ai cũng biết thế. Nay đồng chí ấy chỉ huy Phương diện quân, đồng chí ấy không làm trọn những cái mình không thể làm được. Còn Cônhiép lại không phải là Páplốp. Đồng chí ấy là một người thông minh. Đồng chí ấy còn có ích.
Lúc đó, Xtalin mới hỏi:
- Thế đồng chí đề nghị làm gì?
Tôi nói, đề nghị giữ Cônhiép ở lại làm Phó Tư lệnh Phương diện quân.
Xtalin tỏ ý ngờ vực hỏi tiếp:
- Tại sao đồng chí lại bảo vệ Cônhiép? Cônhiép là chỗ thân tình của đồng chí sao?
Tôi đáp, không. Tôi với Cônhiép chưa khi nào kết bạn. Tôi chỉ biết Cônhiép hồi công tác ở Quân khu Bêlôruxia.
Xtalin đồng ý.
Tôi thấy quyết định này của Xtalin trước khi có những kết luận của ủy ban đã giữ vai trò to lớn đối với sinh mệnh của Cônhiép, bởi một khi ủy ban này lại do Môlôtốp dẫn đầu tới Phương diện quân thì nhất định sẽ có quyết định khác. Tôi biết kỹ Môlôtốp, nên tin chắc như thế.
Chỉ huy Phương diện quân được một hay hai ngày, tôi liền cử Cônhiép, là Phó Tư lệnh của tôi sang cánh phải, đến tỉnh Calinin. Chỉ huy một cánh quân ở xa như thế này, Cônhiép đã hành động đầy tự tin và thắng lợi. Chẳng bao lâu, đồng chí lại được bổ nhiệm Chỉ huy Phương diện quân Calinin mới được thành lập ở đây.
Tôi mới Chỉ huy Phương diện quân sang ngày thứ ba, thì Môlôtốp gọi điện thoại cho tôi, nói chuyện về một hướng bọn Đức đang tiến quân và các đơn vị của ta đang tiếp tục rút lui. Môlôtốp cao giọng nói với tôi. Có lẽ đồng chí ấy có những tin đích xác xe tăng Đức sẽ tiến công tới khu vực này, còn tôi lúc đó lại chưa nắm được hết mọi việc. Tóm lại, đồng chí nói một cái gì tương tự như là hoặc tôi sẽ chặn được cuộc rút lui này đang uy hiếp Matxcơva, hoặc sẽ bị xử bắn. Tôi trả lời đồng chí ấy:
- Đừng dọa tôi, tôi không sợ những răn đe của đồng chí... Tôi mới chỉ huy Phương diện quân chưa trọn hai ngày, chưa phân tích được đầy đủ tình huống, chưa biết rõ những nơi nào sẽ làm gì. Vừa tiếp nhận các đơn vị, vừa phân tích các tình huống.
Đồng chí lại lớn tiếng đáp lại và vẫn nói với tinh thần ấy. Qua hai ngày rồi mà vẫn chưa thể phân tích được sao?
Tôi trả lời rằng, nếu đồng chí có khả năng phân tích tình hình nhanh hơn, thì mời đồng chí đến đây và chỉ huy lấy Phương diện quân. Đồng chí quăng ống nghe và tôi cũng đi làm những công việc của mình.
Khoảng mấy ngày trước khi tổ chức diễu binh ở Hồng trường, Xtalin gọi điện thoại cho tôi và nói rằng, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước có ý định (đồng chí thường nói: “Ủy ban Quốc phòng Nhà nước quyết định”) ngày 7 tháng 11 sẽ tiến hành cuộc diễu binh cổ truyền ở Matxcơva. Ý kiến tôi thế nào? Liệu bọn Đức sẽ có những hành động gì ở trên không và trên mặt đất có thể xảy ra những gì cản trở đến cuộc diễu binh đó. Liệu chúng có âm mưu đột phá tới Matxcơva?
Tôi trả lời, trên mặt đất chúng tôi có thể bảo đảm trong ngày hôm ấy sẽ không xảy ra sự gì khác những ngày thường. Còn trên không, phải tổ chức bảo đảm thêm cho cuộc diễu binh. Có thể, nên điều động thêm một số biên đội máy bay tiêm kính về gần Matxcơva. Tôi kết luận, theo ý kiến tôi, nếu tổ chức được diễu binh sẽ có những khích lệ lớn đến quân đội.
Buổi sáng, trước khi diễu binh, Xtalin lại gọi điện thoại cho tôi lần thứ hai. Đồng chí nói, đã quyết định tổ chức diễu binh và cho biết tối nay đồng chí sẽ phát biểu tại phiên họp của xôviết Matxcơva và hỏi, tình hình có cho phép tôi rời được Bộ tham mưu Phương diện quân về đây họp không.
Tôi đã đến dự phiên họp này tổ chức ở nhà ga xe điện ngầm Maiacôpxki.
Xtalin là con người nếu có lần đã có ấn tượng về một cái gì đó, thì về sau khó mà từ bỏ những ý nghi hoặc ý định của mình, ngay khi hoàn cảnh khách quan đã nói thẳng ra là phải từ bỏ cái ý định ban đầu ấy.

Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 7-11-1941, và tiến thẳng ra mặt trận.Ảnh chụp tác phẩm in trên một con tem Liên Xô năm 1975


Bản đồ mô tả trận phản công của quân đội Xô viết tại Moskva, mùa đông 1941-1942. Vạch đỏ đứt nét là trận tuyến ngày 5-12-1941 (trước khi phản công). Vạch đỏ liền nét là trận tuyến ngày 10-2-1942.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 01:17:59 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:30:34 pm »

Tháng 5 năm 1942, Xtalin đối xử tương đối dịu với những người có khuyết điểm gây ra tai họa ở Kerơchi, có lẽ bởi đồng chí ý thức thấy trách nhiệm cá nhân của mình trước tai họa đó. Theo sự đòi hỏi của đồng chí, đã tổ chức cuộc tiến công ở đây và cũng đã tập trung số quân đó theo lệnh của đồng chí. Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đề ra một giải pháp khác. Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đề nghị rút quân khỏi bán đảo Kerơchi về bán đảo Taman và tổ chức phòng ngự tại đây. Nhưng Xtalin không lưu ý tới những kiến nghị này và cho rằng, nếu hành động như vậy chúng ta sẽ giải thoát cho Tập đoàn quân 11 của Măngxtanh đánh vào Crưm. Kết quả là, Tập đoàn quân của Măngxtanh vẫn được giải thoát, mà chúng ta bị thiệt hại nặng ở Kerơchi.
Sau khi ra quyết định không đúng, Xtalin lại còn phái tới bán đảo Kerơchi các đại diện của Đại bản doanh là Mekhơlích và Culich để bảo đảm cho tai họa ấy. Culich nói chung không có năng lực lãnh đạo khôn ngoan một công việc gì. Cáe vị đại diện này đã hoạt động ở Kerơchi cùng với Côdơlốp, người Tư lệnh Phương diện quân mềm yếu, thiếu nghị lực. Đến khi sự việc này xảy ra theo như những đòi hỏi của Xtalin và dưới sự lãnh đạo của những người do đích thân Xtalin phái tới đây, kết thúc bằng thảm họa, thì họ chỉ bị xử phạt rõ ràng nhẹ hơn những người khác nếu những người ấy cũng phạm khuyết điểm như thế trong những hoàn cảnh khác.
Vào thời kỳ tôi làm Phó Tổng tư lệnh tối cao, khoảng thời gian ở lại Matxcơva giữa các chuyến đi ra mặt trận có lần một tháng, có lần hai tháng. Một hôm, tôi nói với Xtalin, tất cả những trợ lý làm việc gần gũi đồng chí, kể cả tôi, bị hành hạ rã rời và hao mòn kiệt lực.
Đồng chí có đôi chút ngạc nhiên, hỏi: Tại sao?
Tôi nói với đồng chí, đồng chí thường làm việc đêm, nên chúng tôi cũng phải làm việc theo thời gian đó. Làm việc xong đồng chí rời khỏi đây va đi ngủ, còn chúng tôi vẫn chưa rời khỏi nơi đây và chưa được nằm ngủ. Đến sáng, khi đồng chí còn đang ngủ, thì thời gian này lại là thời gian nóng bỏng nhất của chúng tôi. Chúng tôi buộc phải làm việc. Đồng chí thức dậy lúc 2 giờ và bắt đầu làm việc, còn chúng tôi lại việc hết cả buổi sáng cho đến lúc đó và phải sẵn sàng khi có lệnh gọi của đồng chí vào bất cứ giờ phút nào. Cứ thế, ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác. Mọi người đều mệt lử.
Để tôi nói hết, đồng chí mới hỏi lại tôi mấy lần và làm rõ thêm. Đồng chí lấy làm kinh ngạc khi thấy lúc đồng chí đi ngủ thì không một ai được nằm ngủ. Sau, đồng chí nói:
- Thôi được. Tôi hứa với đồng chí, từ nay sẽ không gọi điện thoại đêm cho đồng chí.
Quả thật từ hôm ấy cho tới lúc kết thúc chiến tranh, đồng chí không khi nào gọi điện thoại cho tôi lúc quá 12 giờ đêm. Có một lần, đồng chí gọi điện thoại cho tôi vào đúng 12 giờ đêm và nói chuyện với tôi bắt đầu bằng câu: “Đồng chí chưa đi ngủ chứ, đồng chí Giucốp?”. Tôi nói, chưa, mới sửa soạn. Đồng chí nói tới một vấn đề thiết thực nào đó, nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất và lập tức kết thúc câu chuyện, nói: “Thôi, tạm biệt, đồng chí đi nghỉ đi”.
Tôi dẫn ra đây câu trả lời của Giucốp về một trong những câu hỏi của tôi có liên quan tới chiến dịch Xtalingrat. Vấn đề được đặt ra bởi trên các báo chí và hồi ký có những ý kiến khác nhau về vấn đề Tập đoàn quân cận vệ 2 của Malinôpxki đang làm nhiệm vụ dự bị của Đại bản doanh đã bước vào chiến đấu ở Côtenhicôvô hồi tháng 12 năm 1942. Thời điểm lúc ấy rất nguy kịch: cụm xe tăng của Gớt tới phá vây và đột phá ngày càng gần đến Xtalingrat và Tập đoàn quân cận vệ 2 được tung ra để đón đánh, mặc dù lúc đầu có ý định sử dụng Tập đoàn quân này ở mặt trận khác, ở Phương diện quân Tây Nam. Tập đoàn quân có nhiệm vụ mở mũi đột kích kiên quyết vào Rôxtốp, chia cắt tất cả những đơn vị quân Đức đang ở phía Đông. Tôi đụng phải những ý kiến ám chỉ rằng cứ để cho cụm xe tăng của Gớt tiến sát đến Xtalingrat mà vẫn giữ Tập đoàn quân của Malinôpxki làm nhiệm vụ như đã đặt trong kế hoạch trước đây là mở mũi đột kích chia cắt vào Rôxtốp. Vậy ý kiến nào đúng hơn?
Tôi thấy ý kiến này táo bạo hơn và hấp dẫn đối với tôi nên đặt ra hỏi Giucốp. Phải nói thật rằng, tôi nghĩ, đồng chí ấy sẽ ủng hộ ý kiến đó. Nhưng, sự mong đợi của tôi không thành.
- Trong giai đoạn nảy sinh vấn đề thay đổi nhiệm vụ của Tập đoàn quân của Malinôpxki - Giucốp nói: - tôi không ở phía Nam, mà đang ở Phương diện quân Tây, có nhiệm vụ tổ chức cuộc tiến công vào quân Đức để chúng không thể điều động lực lượng xuống phía Nam.
Khi đang tổ chức cuộc tiến công này mà không thể công nhận là cuộc tiến công thắng lợi, tôi được mời ra nói chuyện bằng điện thoại với Xtalin. Đồng chí nói với tôi, có ý kiến đề nghị thay đổi nhiệm vụ của Tập đoàn quân Malinôpxki, tung Tập đoàn quân ra chi viện cho Phương diện quân Xtalingrat, thay vì trước đó có ý định dùng Tập đoàn quân mở mũi đột kích từ phía Bắc vào Rôxtốp và đồng chí hỏi tôi ý kiến của tôi thế nào.
Về phần mình, tôi xin hỏi lại, thế Vaxilepxki đang ở tại đây, tại phía Nam xem xét như thế nào.
Xtalin nói, Vaxilepxki cho rằng cần phải điều Tập đoàn quân này tới chi viện cho Xtalingrat. Tôn trọng ý kiến của Vaxilepxki và cho rằng ý kiến của đồng chí là quan trọng, tôi trả lời Xtalin, nếu như vậy, quả là cần thiết.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi đến đây kết thúc.
Nhìn vào quá khứ và tính đến tới tương quan lực lượng hồi ấy, tôi cho rằng trong tình huống đó, chúng ta không có giải pháp nào hơn. Tôi đã ký vào quyết định ấy và công nhận quyết định ấy đúng đắn.
Nhân tiện nói thêm, kế hoạch ban đầu của chúng tôi có dự định từ phía Bắc đột kích vào Rôxtốp để khóa kín tất cả lực lượng quân Đức ở phía Đông. Kế hoạch này được soạn thảo ở Đại bản doanh, có chữ ký của Vaxilepxki và của tôi, Phó Tổng tư lệnh tối cao.
Tôi còn nhớ, lúc đó tôi có đề nghị Xtalin ký vào tấm bản đồ lên kế hoạch ấy.
- Để làm gì? Đồng chí nói - Tôi đã biết kế hoạch đó và đã đồng ý.
Lúc ấy, tôi nói với đồng chí: “Đồng chí hãy ký tên cho lịch sử”.
- Cho lịch sử. - Đồng chí nói và ký tên vào tấm bản đồ.
- Tôi muốn có chữ ký của đồng chí trên tấm bản đồ này. Trách nhiệm tuy to lớn, nhưng quyết định đã thông qua còn quan trọng hơn, nên đồng chí cần phải ký tên vào tấm bản đồ này.”
Những ghi chép sau đây có liên quan tới giai đoạn cuối chiến tranh từ năm 1944 đến năm 1945.
“Mùa thu năm 1944, sau khi hoàn thành chiến dịch Bêlôruxia vào mùa hè, trong lúc nói chuyện ở Đại bản doanh về những kết quả của chiến dịch này, Xtalin nói với tôi:
- Đồng chí thấy không, lúc ban đầu đồng chí kiến nghị các phương diện quân tiến công theo một trình tự khác, lúc đó tôi không đồng ý với đồng chí và tôi đã đúng. Các phương diện quân của ta tiến công theo trình tự như vậy, nên tất cả thành công tốt đẹp hơn.
Tôi còn nhớ kỹ những gì đã xảy ra khi đặt kế hoạch cho chiến dịch này và tôi có nhiệm vụ phối hợp những hành động của hai phương diện quân trong chiến dịch đó. Tôi nói, mọi việc đúng là tốt đẹp, nhưng tôi không có kiến nghị khác về trình tự hoạt động của các phương diện quân.
- Đồng chí không có kiến nghị khác? - Xtalin nói.
- Không, đề nghị chúng ta hãy xem lại các chỉ lệnh.
Đồng chí rút trong ngăn kéo bàn, lấy ra các chỉ lệnh.
Lúc đầu, đồng chí tự đọc, xong, đồng chí đưa cho tôi đọc và nói:
- Đồng chí hãy đọc đi.
Tôi bắt đầu đọc và tới chỗ rõ ràng là đồng chí nói không đúng, rằng tôi có kiến nghị khác về trình tự hoạt động của các phương diện quân trong chiến dịch.
Đồng chí ngắt lời tôi lấy lại chỉ lệnh và chuyển cho Malencốp:
- Đồng chí hãy đọc xem.
Malencốp quay lại và cũng đọc tới đúng chỗ ấy và ngắc ngứ. Có lẽ đồng chí ấy không biết tiếp sau như thế nào. Tiếp sau, văn bản trái ngược với những lời nói của Xtalin. Đồng chí thêm ấp úng, nhưng dẫu sao vẫn tiếp tục đọc để làm gì kia chứ?
Xtalin lấy lại những tờ giấy ấy và giao cho Bêria:
- Đọc xem.
Bêria bắt đầu đọc. Nhưng dẫu thế nào cũng không thể đọc khác được. Xtalin lấy lại các chỉ lệnh bỏ vào ngăn kéo, không nói gì hết. Chúng tôi cảm thấy, đồng chí không vừa lòng. Tôi vẫn không hiểu tại sao trong trường hợp này, đồng chí lại muốn mọi kết quả của chiến dịch có liên quan tới sự đúng đắn khi lập kế hoạch chiến dịch lại phải thuộc về phần mình.
Ngày hôm ấy, cuộc nói chuyện nói không rất nặng nề. Một lúc sau, đồng chí mới bắt đầu nói với tôi, trong các chiến dịch Vixla-Ôđe và chiến dịch Béclin sắp tới, nói chung không yêu cầu có sự phối hợp các hoạt động đặc biệt tại chỗ ở các phương diện quân. Đại bản doanh có thể trực tiếp từ Matxcơva thực hiện những sự phối hợp này. Nói xong, đồng chí đề nghị tôi nhận trách nhiệm Chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 1. Phương diện quân này sẽ đánh thẳng vào Béclin.
Tôi hỏi:
- Trong trường hợp này đồng chí sẽ cử Rôcôxốpxki đang giữ chức vụ Tư lệnh Phương diện quân này đi đâu?
Đồng chí đáp lại bằng câu hỏi:
- Vậy đồng chí nghĩ thế nào về trường hợp này? Đồng chí sẽ chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 1, vậy cử Rôcôxốpxki đi đâu?
Tôi trả lời, nếu vậy có lẽ nên cử đồng chí ấy Chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 2. Phương diện quân này sẽ hiệp đồng với Phương diện quân Bêlôruxia 1 trong mũi tiến công vào Béclin.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:31:53 pm »

Nguyên soái Giucop ký biên bản chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã, Berlin, ngày 9-5-1945


Vấn đề thế là đã được giải quyết, không như có lần phải gác lại thời gian sau. Vấn đề ấy nảy sinh có liên quan tới thời gian trước đây, tới việc tổng kết chiến dịch Bêlôruxia và sự đụng độ lúc đó. Tôi cho rằng, do có sự đụng độ này mà Xtalin không muốn để tôi phối hợp hành động các phương diện quân, mà đã cử tôi chỉ huy một phương diện quân, nhưng là phương diện quân quyết định”.
Hồi ký của Cônhiép viết về cuộc nói chuyện của Cônhiép với Xtalin trong giai đoạn đầu chiến dịch Bêlôruxia có chỗ tôi thấy ngờ vực.
Cônhiép viết: Xtalin hỏi đồng chí ấy xem có thể đưa hai Tập đoàn quân xe tăng của Phương diện quân Bêlôruxia 1 đột phá trên chính diện qua Tập đoàn quân của đồng chí ấy. Tôi khó có thể tin rằng, Xtalin lại có thể đề nghị như vậy, dẫu đó chính là lời nói của Cônhiép. Trước hết, vào thời điểm ấy, khi Xtalin hỏi về khả năng đó thì cả hai Tập đoàn quân xe tăng của Phương diện quân Bêlôruxia 1 và cả Tập đoàn quân của Catucốp, Tập đoàn quân của Bốcđanốp, Giucốp đã bố trí ở thê đội một. Nếu rút hai Tập đoàn quân trên ra khỏi Phương diện quân Bêlôruxia 1 và điều nó sang hoạt động ở Phương diện quân Ucraina 1 vào thời điểm ấy sẽ như thế nào và tôi khó hình dung được rằng, đồng chí ấy có thể đề nghị như vậy. Một điều còn khó hơn nữa, là nếu ở thời điểm ấy mà hành động như vậy sẽ làm cho nhịp độ tiến công của Phương diện quân Bêlôruxia 1 bị chậm lại. Khi tôi báo cáo Xtalin, rằng tôi lo chúng ta sẽ bị mắc, vì quân Đức đã tập trung được những lực lượng đang kháng cự quyết liệt. Cuộc tiến công của ta sẽ bị chậm lại, chúng ta chưa thể đột phá vào trung tâm, thì Xtalin có ý kiến trở lại rất bình tĩnh”.
- Thế nào! - Xtalin nói - Cứ để chúng kéo quân dự bị lên, cứ để chúng bấu vào đấy. Chúng ta diệt ở đây được nhiều, thì ở Bécìin còn lại càng ít.
Ý kiến của Xtalin trong cái ngày khó khăn đối với chúng tôi là như vậy.
Sau này, đồng chí cũng có ý kiến như thế. Tôi dự kiến lúc đầu, là ngày 1 tháng 5 chúng tôi sẽ báo cáo kết thúc những trận đánh chiếm Béclin và có thể sẽ công bố tình hình đó trong buổi lễ duyệt binh tháng 5. Song đến ngày 30 tháng 4, chúng tôi chưa thể hoàn thành được công viện đó. Tôi gọi điện cho Xtalin và báo cáo, còn phải vất vả với Béclin thêm hai ngày nữa. Tôi chờ sự bất bình và có thể là sự trách cứ của đồng chí ấy. Song ngược lại với sự chờ đợi của tôi đồng chí nói rất bình thản:
- Chúng tôi sẽ thông báo cho đồng chí những gì bây giờ. Khí sắc mọi người rất hồ hởi trong ngày lễ mồng 1 tháng 5 này. Chúng tôi sẽ thông báo sau. Ở ngoài mặt trận đừng vội. Đi đâu mà vội. Hãy gìn giữ lấy con người. Không được để những thiệt hại vô ích. Một ngày, hai ngày, mấy ngày lúc này không giữ vai trò lớn.
Những ý kiến của Xtalin về các báo cáo của tôi lúc mở đầu những trận đánh chiếm Béclin và lúc về cuối những trận đánh ấy là như vậy.””
Bây giờ những ghi chép giới thiệu cái nhìn chung của Giucốp về những hoạt động của Xtalin trên cương vị Tổng tư lệnh tối cao và mối quan hệ của Xtalin đối với những người cộng tác trong những năm chiến tranh dưới sự lãnh đạo của đồng chí ấy.
Những cảm xúc riêng nằm yên trong các trang ghi chép này có ham muốn nhằm đánh giá thật công tâm, như tôi hình dung, nói chung vốn thuộc tính cách của Giucốp.
“Ngay lúc mới nổ ra chiến tranh, Xtalin đã nắm vững những vấn đề chiến lược. Chiến lược gần gũi với chính trị, là lĩnh vực quen thuộc của đồng chí. Đồng chí càng vững tin hơn vào những vấn đề chiến lược, khi những vấn đề chiến lược nổi lên có liên quan trực tiếp tới những vấn đề chính trị.
Vấn đề nghệ thuật chiến dịch, lúc đầu chiến tranh Xtalin am hiểu không thạo. Tới giai đoạn cuối chiến dịch Xtalingrat, tôi mới trực tiếp cảm thấy đồng chí thông thạo các vấn đề chiến dịch, còn đến thời gian ở vòng cung Cuôcxcơ, thì có thể nói không quá rằng đồng chí đầy lòng tin vào những vấn đề này.
Còn những vấn đề chiến thuật, nếu nói một cách nghiêm túc, thì đồng chí không am hiểu kỹ. Nói riêng, thì đồng chí là Tổng tư lệnh tối cao nên không trực tiếp cần thiết phải am hiểu sâu chiến thuật. Điều quan trọng hơn là trí thông minh và tài năng đã giúp Xtalin trong quá trình chiến tranh nắm vững nghệ thuật chiến dịch, để khi tiếp xúc với các Tư lệnh Phương diện quân, khi nói chuyện với các đồng chí ấy về các chuyên đề mở các chiến dịch, Xtalin tỏ ra là người sành sỏi về lĩnh vực này, mà có khi lại giỏi hơn các cấp dưới mình. Ở đây có nhiều trường hợp đồng chí đã tìm ra và gợi ý được nhiều quyết định chiến dịch lý thú.
Cũng cần nói thêm về vấn đề này, là Xtalin có phương pháp biết nắm chắc những thông tin cụ thể của chiến dịch sắp tới, một phương pháp mà tôi cho là đúng đắn. Trước lúc bắt đầu chuẩn bị cho một chiến dịch nào đó và trước lúc triệu tập Tư lệnh các Phương diện quân, đồng chí tiếp xúc trước với một số sĩ quan trong Bộ Tổng tham mưu - các đồng chí thiếu tá, trung tá đang có nhiệm vụ theo dõi các hướng chiến dịch hữu quan. Đồng chí gọi lần lượt từng người đến báo cáo, làm việc với các đồng chí một tiếng rưỡi, hai tiếng đồng hồ, tìm hiểu rõ ràng từng tình huống một, nghiên cứu sâu và đến khi tiếp xúc với các Tư lệnh Phương diện quân, đến khi giao nhiệm vụ mới cho họ, đồng chí đã chuẩn bị kỹ tới mức, có lúc khiến cái Tư lệnh Phương diện quân phải sửng sốt, kinh ngạc về sự am hiểu này.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 04:50:29 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:33:25 pm »

Bốn tư lệnh quân Đồng minh chống phát xít, Berlin ngày 5 tháng 6 năm 1945. Từ trái sang: Montgomery, Eisenhower, Zhukov, De Lattre De Tassigny


Tôi còn nhớ một chuyện, có lần đồng chí bỗng hỏi tôi về một cái làng, hiện quân Đức đã chiếm hay ta còn giữ được. Khi ấy, tôi đang chỉ đạo các hành động của hai phương diện quân nên không biết rõ cái làng ấy bên nào đang chiếm giữ. Tôi báo cáo với Xtalin như thế.
Đồng chí bèn dẫn tôi đến chỗ bản đồ và nói rằng cái làng này quân Đức đang chiếm giữ, rồi góp ý với tôi nên lưu tâm tới cái làng ấy.
- Cái làng ấy không phải là một điểm dân cư. - Đồng chí nói - Có thể sau những trận đánh, cái làng ấy cũng không còn tồn tại nữa. Nhưng nếu xem xét tới tình hình của toàn bộ khu vực trên chính diện, thì cái điểm này lại quan trọng. Khi quân Đức hành động tích cực, cái làng này có thể trở thành mối nguy cơ đối với chúng ta.
Sau khi tự mình xem xét trên bản đồ hình dạng địa đoạn ấy trên chính diện, tôi phải công nhận sự nhận định đó là đúng đắn.
Việc làm sơ bộ trước với một số sĩ quan trong Bộ Tổng tham mưu để chuẩn xác tình hình trước khi hạ quyết tâm là một việc làm khôn ngoan ở cấp cao.
Hồi đầu chiến tranh (tôi nói, là tôi lấy nhận xét của mình trước giới hạn chiến dịch Xtalingrat) có trường hợp, khi nghe báo cáo, có lúc đồng chí đã đưa ra những nhận định chứng tỏ không am hiểu những điều sơ đẳng của tình huống và thiếu hiểu biết về công tác quân sự.
Dẫn chứng như mùa hè năm 1942, khi tôi báo cáo cho đồng chí về chiến dịch có liên quan tới việc đánh phiếm Pagơrelưi Gôrôđixe ở Phương diện quân Tây. Tôi báo cáo sẽ mở hai mũi đột kích: mũi bên phải là mũi chủ yếu, mũi bên trái - bổ trợ. Trên bản đồ, mũi tên bên phải to hơn màu đỏ sẫm, bên trái - nhỏ hơn. Chú ý nhìn vào mũi tên thứ hai đồng chí hỏi:
- Đây là cái gì?
Tôi nói, mũi tên nhỏ ký hiệu mũi đột kích bổ trợ.
- Sao lại có mũi đột kích bổ trợ ở đây? Chúng ta phân tán lực lượng để làm cái gì? Cần tập trung lực lượng vào một chỗ mà không được phân tán.
Tôi phải báo cáo những suy nghĩ của mình về mũi đột kích bổ trợ này.
- Chúng ta mở mũi đột kích ở hai nơi sẽ gieo cho địch mối hoài nghi, không biết mũi đột kích chính ở đâu, nên chúng phải giữ lại một bộ phận lực lượng làm nhiệm vụ dự bị trên hướng đột kích bổ trợ của ta. Sang ngày thứ hai chiến dịch, khi chúng ta thực sự giáng đòn đột kích chủ yếu thì chúng không kịp cơ động những lực lượng dự bị ấy nữa.
Những ý kiến trình bày của tôi tuy có lý lẽ, song đồng chí vẫn không thuận. Tôi lại tiếp tục chứng minh những lý lẽ của mình. Cuối cùng đồng chí vẫn chưa thuận rồi nói:
- Những ý kiến của đồng chí chưa thuyết phục được. Đồng chí là Tư lệnh Phương diện quân và phải chịu lấy trách nhiệm đó.
Tôi buộc phải trả lời, rằng tôi hiểu, tôi là Tư lệnh Phương diện quân và sẵn sàng chịu hết trách nhiệm về những gì mình đã đề nghị.
Câu chuyện mang sắc thái của thời kỳ đầu chiến tranh cũng chấm dứt ở đây.
Sau này, ở thời kỳ thứ hai, khi thảo luận các kế hoạch chiến dịch, Xtalin lại đã nhiều lần đặt ra vấn đề: không mở mũi đột kích bổ trợ được sao, phải dương công, kéo lực lượng dự bị dịch ra. Việc lập kế hoạch cho hàng loạt các đòn đột kích bổ trợ của ta ở các mặt trận, đặc biệt, cái gọi là “10 đòn của Xtalin” năm 1944 về sau có liên quan tới những nhận thức sâu hơn của đồng chí về vấn đề này.
Kể từ thời gian sau Xtalingrat, Xtalin đã có quan niệm riêng về các vấn đề hợp vây và tiêu diệt quân Đức. Diễn biến chiến dịch Xtalingrat đã ăn sâu vào ký ức đồng chí và đồng chí cũng đã nhiều lần quay trở lại với những kinh nghiệm của chiến dịch đó. Sau này, khi chúng tôi lên kế hoạch chiến dịch hợp vây quân Đức ở vùng Krivưi Rốc, trong câu chuyện với Xtalin, tôi lại đụng phải vấn đề này. Xtalin phản đối những ý định của chúng tôi tổ phức hợp vây chiến dịch quân Đức để về sau kết thúc bằng hợp vây chiến thuật và tiêu diệt chúng trong lòng chảo ta đã định sẵn. Đồng chí đã phản bác và đề ra nhiệm vụ khác. Đồng chí yêu cầu chúng tôi phải tạo nên mối uy hiếp hợp vây, buộc quân Đức phải vội vã rút khỏi khu vực Krivưi Rốc. Nhớ lại những trường hợp xảy ra ở Xtalingrat, đồng chí nói, bây giờ chúng ta cũng vẫn như thế sao, chúng ta hứa sẽ hợp vây và tiêu diệt quân Đức trong vòng 17 ngày, song lại dây dưa đến trên 2 tháng.
Về sau, vào năm 1944, khi tiến ra hướng Tsécnôvítxư Prôxecurốp, chúng tôi vạch kế hoạch hợp vây quân Đức căn cứ theo tình hình chung. Và lại xảy ra một câu chuyện tương tự với Xtalin. Trong mọi trường hợp, chúng tôi đều có nghĩ đến tình hình này.
Xtalin gọi điện thoại và nói:
- Tôi cảm thấy, đồng chí lại khơi chuyện hợp vây tại đấy.
Phải khẳng định rằng, quả là chúng tôi có tư tưởng đó và bản thân tình huống cũng đã gợi ý cho những tư tưởng ấy.
- Đừng làm như thế. - Xtalin nói - Đồng chí làm như vậy mất bao nhiêu thời gian?
Tôi đáp hợp vây rồi tiếp sau tiêu diệt quân địch đã bị hợp vây chắc phải mất khoảng một tháng.
- Một tháng!? - Đồng chí thốt lên - Đồng chí nói một tháng? Ở Xtalingrat, đồng chí cũng nói thế. Nhưng thật ra đã mất 2, 3 tháng. Không nên hợp vây quân địch trên lãnh thổ chúng ta. Phải tống khứ chúng. Phải đánh đuổi chúng để sớm giải phóng đất đai. Mùa xuân chúng ta cần gieo hạt, cần đến bánh mì. Nên giảm thấp khả năng bị phá hoại cho chúng sớm cút đi. Đồng chí hãy tạo ra cho chúng một tình huống để chúng sớm cuốn gói. Cần đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ chúng ta nhanh hơn nữa. Nhiệm vụ của chúng ta là như vậy. Còn hợp vây sẽ tiến hành sau, trên lãnh thổ của địch.
Nếu nói tới những chỉ lệnh của Xtalin sử đụng cái binh chủng, ví dụ như pháo binh, về cái gọi là “những chỉ thị của Xtalin về các vấn đề quân sự”, thì tất nhiên không đủ quyền được gọi nó như thế. Đấy thường chỉ là những chỉ đạo chung các đơn vị hoặc những hành động của các binh chủng. Cơ sở của nó là những kết luận rút ra trong những kinh nghiệm chiến tranh và được sử dụng để chỉ đạo các đơn vị sau này. Tất cả những cái đó, thông thường do các Tư lệnh và cơ quan tham mưu binh chủng soạn thảo, do Bộ Tổng tham mưu, Antônốp, Vaxilepxki và tôi biên soạn, rồi sau đó đệ trình lên Xtalin xem xét. Sau khi được đồng chí phê chuẩn mới biến thành những chỉ thị gửi tới các đơn vị.
Tri thức quân sự chuyên nghiệp của Xtalin chưa đầy đủ không riêng trong thời kỳ đầu chiến tranh. Thế nhưng, có nhiều trường hợp không thể không công nhận là đồng chí ấy thông minh, có những ý nghi sắc sảo và am hiểu tình huống. Khi phân tích lịch sử chiến tranh, chúng ta phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể như vốn đã xảy ra một cách công bằng. Trong lương tri của Xtalin có những mệnh lệnh, những đòi hỏi rất kiên quyết, không tính đến những ý kiến phản bác, nên có ảnh hưởng không lợi cho công việc. Song phần lớn những mệnh lệnh và chỉ thị của Xtalin là đúng đắn và công minh.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 04:59:59 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM