Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:40:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh  (Đọc 78438 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:26:15 am »

Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Côn-xtan-tin Ta-rơ-nốp-xki
Nhà xuất bản Thông tấn xã Nô-vô-xti
1984
Số hóa: macbupda, ptlinh



Trong cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu cặn kẽ và đầy đủ với bạn độc về lịch sử Liên Xô, mà chỉ phác họa những nét chung về sự ra đời và hình thành một trong những quốc gia lớn nhất thế giới ngày nay. Nước chúng tôi cũng đã trả qua những giai đoạn phát triển chủ yếu như phần đông các nước khác, chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Do đó, cuốn sách bao gồm ba chương: chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã họi. Thời kỳ xã hội chủ nghĩa được minh họa rõ hơn, bởi vì đó là thời gian lịch sử phát triển theo nhịp độ tăng nhanh và tầm quan trọng, ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử tới vận mệnh thế giới ngày càng lớn. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn độc gần gũi hơn với đất nước và con người xô viết, biết rõ những nguyện vọng của họ. Phần lớn tài liệu minh họa là ảnh, cho nên cũng có thể coi cuốn sách này là Lịch sử Liên Xô trên ảnh.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 01:37:29 pm gửi bởi lonesome » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:26:52 am »



Diện tích Liên Xô: 22,4 triệu ki-lô-mét vuông.
Số dân: 271 triệu.
Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa liên bang, 20 nước cộng hòa tự trị, 8 tỉnh tự trị và 10 quận tự trị.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Diện tích - 17075,4 nghìn ki-lô-mét vuông, số dân - 140 triệu 952 nghìn; người Nga - hơn 108 triệu. Thủ đô: Mát-xơ-va. Trong thành phần Liên bang Nga có 16 nước cộng hòa tự trị, 5 tỉnh tự trị, 10 quận tự trị.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết U-cra-i-na. Diện tích - 603,7 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 50 triệu 456 nghìn; người U-cra-i-na - hơn35 triệu. Thủ đô - Ki-ép.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Bê-lô-ru-xi-a. Diện tích - 207,6 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 9 triệu 606 nghìn; người Bê-lô-ru-xi-a - 7 triệu 300 nghìn. Thủ đô - Min-xcơ.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ca-dắc-xtan. Diện tích - 2 triệu 717 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 15 triệu 470 nghìn; người Ca-dắc - 4 triệu 200 nghìn. Thủ đô - An-ma - A-ta.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gru-di-a. Diện tích - 69,7 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân -5 triệu 137 nghìn; người Gru-di-a - hơn 3 triệu. thủ đô - Tbi-li-xi. Trong thành phần Gru-di-a có hai nước cộng hóa tự trị Áp-kha-di-a và Át-gia-ri-a, tỉnh tự trị Nam O-xê-ti-a.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết A-déc-bai-gian. Diện tích - 86,6 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 6 triệu 400 nghìn; người A-déc-bai-gian - 3 triệu 800 nghìn. Thủ đô - Ba-cu. Trong thành phần A-déc-bai-gian có nước cộng hòa tự trị Na-khi-sê-van và tỉnh tự trị Na-go-rơ-no - Ca-ra-ba-khơ.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Lít-va. Diện tích - 65,2 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 3 triệu 504 nghìn; người Lít-va - hơn 2,5 triệu. Thủ đô - Vin-nhút.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Môn-đa-vi-a. Diện tích - 33,7 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 4 triệu 53 nghìn; người Môn-đa-vi-a - hơn 2triệu 300 nghìn. Thủ đô - Ki-si-nhốp.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Lát-vi-a. Diện tích - 63,7 nghìn ki-lô-mét vuông; só dân -2 triệu 568 nghìn; người Lát-vi-a - hơn 1 triệu 300 nghìn. Thủ đô - Ri-ga.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kiếc-ghi-di-a. Diện tích - 198,5 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 3 triệu 803 nghìn; người Kiếc-ghi-dơ - 1 triệu 300 nghìn. Thủ đô - Phrun-de.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tát-gi-ki-xtan. Diện tích - 143,1 nghìn ki-lô-mét-vuông; số dân - 4 triệu 236 nghìn; người Tát-gích - hơn 1 triệu 600 nghìn. Thủ đô - Đu-san-be. Trong thành phần Tát-gi-ki-xtan có tỉnh tự trị Go-rơ-nô - Ba-đác-san.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ác-mê-ni-a. Diện tích - 29,8 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 3 triệu 222 nghìn; người Ác-mê-ni-a - hơn 2 triệu 200 nghìn. Thủ đô - E-rê-van.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tuốc-mê-ni-a. Diện tích - hơn 488 nhìn ki-lô-mét vuông; số dân - 3 triệu 45 nghìn; người Tuốc-men - hơn 1 triệu 400 nghìn. Thủ đô - A-skha-bát.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết E-xtô-ni-a. Diện tích - hơn 45 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 1 triệu 507 nghìn; người E-xtô-ni-a - gần 1 triệu. Thủ đô - Tan-lin.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2010, 08:56:32 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:27:33 am »

CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN



Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:28:20 am »

Con người xuất hiện trên lãnh thổ Liên Bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết ngày nay từ hàng chục vạn năm về trước. Theo những hình vẽ trên các vách đá của người thời cổ, công cụ lao động và những ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ hình dung được cuộc sống, lao động và bộ mặt của các bộ lạc xa xưa. Thể kỷ 9 trước công nguyên, vùng Ngoại Cáp-ca-dơ là đất đai của quốc gia U-ra-rơ-tu. Trung tâm của quốc gia là hồ Van. Hai thế kỷ sua, các quốc gia khác xuất hiện trên vùng Trung Á (Hô-rê-dem là một trong những quốc gia phát triển nhất, có trung tâm ở hạ lưu sông A-mu-đ-ri-a). Trước công nguyên (từ tiền thế kỷ 6 tới tiền thế kỷ 1), trên bờ phía bắc và phía đông biển Đen xuất hiện các thuộc quốc của Hy Lạp- những thành phố và tiểu quốc Ô-li-vi-a, Bô-xpo-rơ, Khéc-xô-nét. Cuối thế kỷ 3 sau công nghuyên, đạo Ki-tô xuất hiện ở vùng này, sau đó lan dần tới vùng Ngoại Cáp-ca-cơ. Nhưng những quốc gia này tồn tại không lâu: chúng xuất hiện và tiêu vong cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ. Phải qua vài thế kỷ nữa, trên những vùng bình nguyên Đông Âu rộng lớn mới xuất hiện nước Cổ Nga, mà theo một sử gia thời cổ, là quốc gia mở đầu lịch sử nước Nga.

Những tài liệu lịch sử đầu tiên nhắc tới quốc gia Cổ Nga, tức là Đại quốc Ki-ép- Nôp-gơ-rốp, xuất hiện từ thế kỷ 9. Nhưng rõ ràng những người thành lập quốc gia này là dân tộc Xla-vơ phương đông đã tới đây sớm hơn nhiều. Họ là những người làm ruộng và những thành phố đầu tiên của họ được dựng trên vùng vùng hữu ngạn sông Đơ-nhi-ép. Còn sự di chuyển của người Xla-vơ lên miền bắc (tới vùng Bắc Băng Dương), xuống miền nam (tới sông Đa-nuýp) và san miền đông (tới sát bờ sông Ô-ca- cánh tay phải của dòng sông Vôn-ga vĩ đại) đã kéo dài trong vòng mấy thế kỷ. Tại vùng giáp ranh giữa đất rừng và đất thảo nguyên này, người Xla-vơ đã tiếp xúc với các dân tộc du mục Pô-lô-vét, Pê-tse-ne-gơ và nhiều dân tộc khác.

Vùng tam giác Ki-ép - Nốp-go-rốt - Vla-đi-mia là trung tâm của nước Cổ Nga. Quốc gia này đã bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ và, cũng như những quốc gia Tây Âu thời kỳ đó, phát triển theo các quy luật của xã hội phong kiến. Cơ sở của xã hội này không phải là người nô lệ, mà là người làm ruộng, có những công cụ lao động thô sơ như cây gỗ, liềm, hái và rìu, Thoạt đầu, họ là những nông dân tự do và chỉ phải nộp tô cho các lãnh chúa địa phương. Nhưng sau đó, các lãnh chúa và giai cấp quý tộc dần dần biến thành những địa chủ lớn và người nông dân tự do trở thành nông nô của họ.



Sự truyền bá đạo Ki-tô trên các vùng đất Cổ Nga (khoảng năm 989) đã đi đôi với việc xuất hiện văn tự, nhà thờ và tu viện. Trong các thế kỷ 10-12, Cổ Nga là một quốc gia cường thịnh theo đạo Ki-tô. Không chỉ những nước láng giềng lớn mà cả những nước phương xa cũng tìm cách tiếp xúc với nước Cổ Nga. Ví dụ, chứng minh cho điều đó là: công chúa An-na, con gái chúa I-a-rô-xláp Mu-đrưi của quốc gia Ki-ép, trở thành vợ vua Hăng-ri I nước Pháp và sau khi chồng qua đời, bà trở thành nữ hoàng Pháp (chữ ký của bà để lại trong các chiếu lệnh của triều định Pháp); công chúa Ê-li-da-bét, con gái khác của chúa I-a-rô-xláp, là hoang hậu Na Uy; công chúa Ghi-ta, con gái một nhà vua của dân tộc Ăng-glô-xắc-xông, trở thành vợ chúa Vla-đi-mia Mô-nô-ma-khơ cầm đầu quốc gia Ki-ép.

Các thành phố Cổ Nga là những trung tâm phát triển các nghề thủ công. Thời đó, con người đã biết đặt ống dẫn nước và lát đường. Cho thới nay, mọi người vẫn trầm trồ khâm phục vẻ đẹp lộng lẫy của các công trình kiến trúc Cổ Nga như nhà thờ Xô-phi-a ở Ki-ép, nhà thờ Xô-phi-a ở Nốp-go-rốt, nhà thờ U-xpen-xki và nhà thơ Đmi-tơ-rốp ở Vla-đi-mia, nhà thờ Pô-crốp trên bờ sông Néc-li - công trình tuyệt tác của nền kiến trúc Vla-đi-mia - Xu-dơ-đan.

Người Cổ Nga rất quý trọng sách. Ngày nay còn giữ lại những tập sách chép tay thời bấy giờ. Ngoài ra, còn lưu lại hàng trăm bức văn tự ghi trên giấy vỏ cây của thường dân Nốp-gô-rốt, Pơ-xcốp, Xmô-len-xcơ, Pô-lốt-xcơ, Vi-tép-xcơ, Xta-rai-a Ru-xa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:28:56 am »









Chữ ký của nữ hoàng An-na nước Pháp.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 09:36:30 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:29:33 am »


Bộ luật Cổ Nga


Nhà thờ Pô-crốp trên sông Néc-li
(gần Vla-đi-mia, năm 1165)


Nhà thờ Đmi-tơ-ri ở Vla-đi-mia.
Xây dựng trong những năm 1194-1197. Khắc đá.


Các đỉnh vòm nhà thờ Xô-phi-a ở Nốp-go-rốt.
Xây dựng trong những năm 1045-1052.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 09:39:58 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:30:07 am »


Tranh gốm mầu trong tu viện Đmi-tơ-ri
(Ki-ép). Thế kỷ 11


Vòng bạc. Thế kỷ 12



Khắc gỗ (tìm thấy trong các cuộc
khai quật khảo cổ ở Nốp-go-rốt).


Tranh vẽ đầu chương sách trong
một cuốn sách thời Cổ Nga.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 09:45:28 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:30:50 am »

***

Nước Cổ Nga xứng đáng được coi là chiếc nôi của các dân tộc Nga, U-cra-i-na và Bê-lô-ru-xi-a. Thời đó, các dân tộc vùng biển Ban-tích, cực Bắc, Pô-vôn-gie và ven biển Đen đã thần phục các lãnh chúa Ki-ép và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nước Cổ Nga.

Cũng như trong quá trình phát triển chế độ phong kiến ở khắp Tây Âu, quốc gia Cổ Nga bắt đầu phân chia thành các tiểu quốc, đứng đầu là các lãnh chúa địa phương. Các chúa đất kình địch nhau, những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nổ ra liên tiếp. Những người cầm quyền một số nước láng giềng đã lợi dụng điều đó. Thành Cát tư hãn, người cầm đầu đội kỵ binh hùng mạnh của các dân tộc du mục phương đông, đã tràn vào nước Nga. Quân của Thành Cát tư hãn chiếm các vùng Xi-bi-ri, tây-bắc Trung Quốc, Trung Á, rồi vượt qua dãy Cáp-ca-dơ tràn vào các thảo nguyên gần biển Đen.

Năm 1236, vua Bạt Đô, cháu Thành Cát tư hãn, đã đem quân sang châu Âu. Các lãnh chúa Nga đã chống cự quyết liệt. Bạt Đô phải mất 3 năm mới chiếm được các vùng đất Nga, nhưng cuộc đấu tranh dũng cảm của người Nga đã cứu Tây Âu: quân lính của Bạt Đô không có sức tiến xa hơn nữa.

Tục ngữ phương Đông có câu họa vô đơn chí. Thật vậy, trong khi quân của Bạt Đô đang làm mưa gió trên đất nước Nga, quân Phổ cũng tiến hành cuộc thập tự chinh xâm lấn vùng biên giới tây-bắc. Sau khi chiếm được các vùng đất đai ngày nay là nước Phần Lan, bọn phong kiến Thụy Điển cũng lăm le tiến vào nước Nga. Các đội nghĩa binh của A-lếch-xan-đrơ I-a-ro-xla-vích ở Nốp-gô-rốt đã phải chống lại cả quân Thụy Điển lẫn quân Phổ. Năm 1240, quân Nga đã đánh bại quân Thụy Điển trên bờ sông Nê-va (do đó nhân dân cũng gọi vị chúa này là chúa Alếch-xa-đrơ Nép-xki). Tháng 4-1242, kỵ binh Phổ bị đập tan trên mặt hồ đóng bắng Tsút-xcôi-e.

Năm 1245, trong trận I-a-rô-xláp (tây-nam U-cra-i-na), các chiến bình của chúa Đa-ni-la Rô-ma-nô-vích đã thắng quân Ba Lan và quân Hung-ga-ri tràn vào vùng Ga-lít-xơ - Vô-lưn.

Nhưng mặc dù thắng những trận lừng lẫy như thế, các lãnh chúa Nga vẫn phải khuất phục quốc gia Kim Trướng của các dân tộc du mục. Quốc gia này do Bạt Đô thành lập và đặt kinh đô ở Xa-rai thuộc lưu vực sông Vôn-ga.

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:31:26 am »

Ách thống trị của người Mông kéo dài hơn hai thế kỷ. Bọn ngoại xâm đặt chân đến đâu là cảnh đầu rơi máu chảy lại đến với người Nga. Chúng bắt họ nộp cống, vơ vét của cải, bắt dân đưa về nước làm nô lệ.

Nước Nga bị suy yếu, mất hết các đất đai vùng ven biển Đen và dọc sông Vôn-ga. Giữa thế kỷ 14, Ba Lan chiếm U-cra-i-na hồi đó là vùng đất đai tây-nam nước Nga. Đất đai của người Xla-vơ miền tây và vùng Xmô-len-xcơ bị sáp nhập vào Lít-va, đất đai của đại chúa Vla-đi-mia bị phân chia thành các tiểu quốc.

Tình hình đó đã trì hoãn sự phát triển kinh tế và văn hóa của nước Nga khoảng một hai thế kỷ.

Khôi phục sự thống nhất của các vùng đất đai chính trở thành nhiệm vụ của các dân tộc Nga. Không thế thì không thể nào thoát khỏi ách thống trị của người Mông, phục hồi kinh tế và văn hóa, thu lại những vùng đất đai bị mất. Hoàng triều Mát-xcơ-va đã dẫn đầu cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước. Những tài liệu đầu tiên nhắc tới hoàng triều Mát-xcơ-va thuộc về năm 1147.

Mát-xcơ-va là trung tâm tự nhiên của các đất đai Nga được các tiểu quốc láng giềng phân tách với quốc gia của người du mục ở hướng đông và Lít-va ở hướng tây. Thêm nữa, Mát-xcơ-va còn là trung tâm lớn phát triển các nghề thủ công quanh Mát-xco-va là những vùng có ngành trồng trọt phát triển tốt. Chính sách cương nghị, nhẫn nại và khéo léo của các chúa Mát-xcơ-va cũng có uy tín đối với các lãnh chúa khác.

Năm 1238, chúa I-van Đa-ni-lô-vích ở Mát-xcơ-va được phong làm đại chúa Vla-đi-mia. Những người cầm quyền quốc gia Mông giao việc thu hộp cống vật cho chúa I-van. Từ đó, ách thống trị của người Mông có phần giảm bớt, bởi vì người du mục thôi không tràn vào cướp phá nữa. Theo lời một sử gia Nga, người du mục “thôi không đánh chiếm đất đai Nga và giết các tín đồ Ki-tô giáo nữa”. Nhưng chúa I-van Đa-ni-lô-vích đã lợi dụng việc thu cống vật để làm giàu, do đó bị mọi người gán cho cái biệt hiệu là Ca-li-ta (hầu bao đựng tiền): vị chúa đã ăn chặn một phần cống vật trước khi giao nộp cho người du mục.

Thời kì đó, các đất đai Nga bắt đầu được thống nhất dần vào quốc gia Mát-xcơ-va. Quá trình thống nhất đó đã dẫn tới việc thành lập một nhà nước quân chủ tập trung mạnh và đủ sức trút bỏ ách thống trị của người Mông.

Cháu I-van Ca-li-ta là Đmi-tơ-ri I-va-nô-vích lên ngôi chúa và trở thành nhân vật đầu tiên trong lịch sử thống nhất quốc gia Nga. Ngày 8-9-1390, một trận đánh hết sức ác liệt chống quân Kim Trướng đã diễn ra trên cánh đồng Cu-li-cô-vô (thượng nguồn sông Đôn). Trong trận này, quân của chúa Đmi-tơ-ri I-va-nô-vích đã đánh bại quân Ta-ta-ri - Mông Cổ do Ma-mai cầm đầu. Chúa Đmi-tơ-ri I-va-nô-vích được ghi vào lịch sử nước Nga là chúa Đôn-xcôi của trận Cu-li-cô-vô được gọi là “trận diệt Ma-mai”.


Quân của đại chúa Đmi-tơ-ri Đôn-xcôi của Mát-xcơ-va thắng quân Mông
của quốc gia Kim Trướng trong trận Cu-li-cô-vô. (Tranh thế kỷ 16).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:32:05 am »

Nhưng hai năm sau, người du mục lại khôi phục được quyền lực ở các vùng đất đã chiếm được trước đây. Điều đó đã làm cho các lực lượng muốn thống nhất các đất đai Nga càng đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn.

Chẳng bao lâu (năm 1385), quốc gia Kim Trướng bị nhà cầm quyền Ti-mua của vương quốc Ma-ve-ran-na-khra (vùng đất nằm giữa sông A-mu-đa-ri-a) đánh bại hoàn toàn). Sau đó Ti-mua chiếm Ác-mê-ni-a, Gru-di-a, vùng Tiểu Á và Ấn Độ, thành lập một đế chế lớn và đặt thủ đô ở Xa-ma-rơ-can. Sau khi Ti-mua chết (1405), đế chế này tan rã thành nhiều vương quốc độc lập. Các vương quốc đó bắt đầu gây chiến tranh liên miên chống lại nhau. Xuất hiện những điều kiện đối ngoại thuận lợi để lật đổ ách áp bức của quốc gia Kim Trướng.

Năm 1476, đại chúa I-van III, một trong những lãnh chúa lớn nhất thời đó, đã cố tình không nộp cống vật. Bốn năm sau, những người du mục mang quân đi đánh Mát-xcơ-va. Nhưng khi tới bờ sông U-gra (chi lưu trái của sông Ô-ca), vua Ắc-mát trông thấy quân đội của lãnh chúa Mát-xcơ-va có nhiều vũ khí và tập trung đông trên bờ đối diện, liền vội vã ra lệnh lui quân.


Tới thời gian đó, quốc gia Kim Trướng chia thành một số quốc gia phong kiến thù địch nhau: các vương quốc Ca-dan, A-xtơ-ra-khan, Xi-bi-ri, Crưm và Nô-gai. Trên đường rút quân về vùng hạ lưu sông Vôn-ga, Ắc-mát bị quân đội của vương quốc Nô-gai và vương quốc Xi-bi-ri phục kích. Trong trận này, Ắc-mát bị giết.

Bây giờ các lãnh chúa Mát-xcơ-va không còn có đối thú nào ngang sức nữa. Năm 1478, chúa I-van III chinh phục nước Cộng hòa quý tộc Nốp-go-rốt, sau đó tới năm 1485 thì khuất phục được lãnh chúa Tve-rơ. Do kết quả chiến tranh chống Lít-va (1500-1503, vùng thượng nguồn sông Ô-ca và sông Đơ-nhi-ép được sáp nhập vào quốc gia Nga. Dưới thời chúa Va-xi-li III, con trai đại chúa I-van III, các đất đai Pơ-xcốp (năm 1510), Xmô-len-xcơ (năm 19514) và Ri-a-dan (năm 1521) sáp nhập vào quốc gia Mát-xcơ-va. Như vậy, những vùng đất chính của quốc gia Nga đã được thống nhất. Sau đó là các cuộc chinh phục vùng sông Vôn-ga và vùng biển Ban-tích.

Dưới thời đại chúa I-van III, viện đu-ma đại diện cho hôi đồng các chúa là cơ quan thường trực tối cao bên cạnh đại chúa: cơ quan này bàn bạc và giải quyết những công việc quan trọng nhất. Những vấn đề cực kì quan trọng như tuyên chiến, giải hòa với các quốc gia khác, v.v., được giải quyết trong các phiên họp của viện đu-ma chúa, những người đứng đầu nhà thơ và đại diện của tầng lớp quý tộc. Sau này, dưới thời đại chúa I-van IV, những cuộc họp tương tự được gọi là hội nghị lãnh chúa.

Cũng thời gian đó, các bộ, tức là các cơ quan chuyên trách đầu tiên của chính quyền trung ương, được thành lập để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong nhà nước tập quyền.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 09:44:19 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM