Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 02:53:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện tình dưới đáy ba lô  (Đọc 28060 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 06:50:01 pm »

NGƯỜI TRONG ẢNH


Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Dũng lững thững ở ngã tư Xuân Mai, trong đầu vẫn văng vẳng lời dặn của người thiếu nữ: “Đến ngã tư, anh rẽ đường đi Chợ Bến, có một quán giải khát bên trái - trước quán có giàn thiên lý”. “Nếu em không nhận ra anh thì sao?”. Dũng mỉm cười nhớ lại câu hỏi lúc ấy. Đôi mắt to tròn, thoáng vui tinh nghịch: “Anh giữ lấy chiếc khánh này - em còn một chiếc giống hệt. Đây sẽ là kỷ vật nhận ra nhau”. Vừa nói em vừa cởi chiếc khánh đang đeo ở cổ - “Vật kỷ niệm trong chuyến đi chùa Thầy. Nơi đó, Dũng đã gặp em”.

Đó là một dịp trong ngày lễ hội, du khách ở từ khắp phương nô nức dồn tụ về chùa Thầy. Dũng và người bạn trai dừng lại bên mỏm núi - Hai người đang loay hoay chọn cảnh chụp ảnh thì bất ngờ ở tảng đá phía trên, bên phải nơi Dũng đang đứng, một cô gái sơ ý trượt chân. Cô ngã nhào về phía Dũng. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, bằng phản xạ tự nhiên của người sĩ quan trinh sát. Dũng rướn người, hai chân như xuống thế, anh vươn tay đỡ lấy cô gái. Giây phút bàng hoàng đi qua, Dũng sững sờ trước gương mặt người con gái - một gương mặt bầu bầu, đôi mắt đăm đắm vẻ buồn sâu xa, một mái tóc dày thả ngang vai, cái cằm hơi lẹm như càng làm cho đôi môi chín mọng có duyên hơn. Gương mặt này gợi cho Dũng nét thân quen?

Quán cá giàn thiên lý đây rồi. Dũng đang ngập ngừng thì có tiếng reo lảnh :

- Sao? Anh không nhận ra em ư? Cô gái ríu rít kéo Dũng vào nhà, cô đưa Dũng đi qua gian phòng bán giải khát vào nhà trong. Trong nhà bài trí thật đơn giản, có một bàn thờ ở chính diện gian giữa, trên đó thờ hai ông bà và một thiếu nữ - Dũng giật mình khi nhìn tấm ảnh người thiếu nữ.
Anh hỏi:

- Ai trong tấm ảnh hả em? Hằng ngước lên bàn thờ giải thích:

- Đây là ảnh bố mẹ em. Còn bên cạnh là chị gái em. Chị em là liệt sĩ. Anh mời nước đi. Hằng đon đả không để ý đến sự thay đổi trên gương mặt Dũng. Dũng đứng dậy bước sát vào ban thờ, cốt chỉ để xem cho rõ gương mặt người thiếu nữ.

- Em cho anh thắp nén hương viếng hương hồn các cụ và chị gái của em.

Anh bần thần, lẩm nhẩm đọc tên người con gái trong tấm ảnh: “Liệt sĩ Bùi Thị Hường, hy sinh trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971 ”. Đúng là Hường, là nữ tiểu đội trưởng thanh niên xung phong, thảo nào gương mặt Hằng làm cho Dũng nhớ lại gương mặt cô gái ngày đó.

…Đấy là một chiều đông năm 1970. Dũng là tiểu đội trưởng tiểu đội vận tải đoàn B08 vào làm nhiệm vụ chuẩn bị công tác bảo đảm nơi hậu cứ cho đơn vị. Tiểu đội Dũng được tăng cường một tiểu đội thanh niên xung phong do Hương chỉ huy. Nhiệm vụ của bộ phận này phải tuyệt đối giữ bí mật để chuẩn bị cho một chiến dịch sắp đến. Họ đào hầm ở sát sông Sen. Hàng ngày đi trinh sát các khu vực kho tàng và “lót” sẵn sàng một số lương thực, đạn dược cần thiết cho đơn vị. Trong năm tháng chuẩn bị ở khu vực này, tất cả các chiến sĩ của hai tiểu đội đã thân quen nhau. Dũng và Hường cũng có những kỷ niệm gắn bó trong những ngày ấy.

Đã có những buổi chiều, khi mặt trời buông xuống, họ ngồi bên một tảng đá gần sông Sen và thường kể cho nhau nghe về quê hương.

Quê Hường ở Lạc Sơn, Hoà Bình. Ngày ấy lẽ ra Hường đã có giấy báo gọi đi trung cấp sư phạm 7+3. Nhưng cũng như nhiều bạn bè trong bản làng, Hường xung phong đi thanh niên xung phong. Đã gần hai năm xa gia đình, Hường nhớ da diết bản mường của minh với tiếng mõ “lốc cốc” của đàn trâu ngoài rừng về với làn khói bếp mảnh mai, sương đêm đổ xuống.

Nơi ấy, gia đình Hường còn bố mẹ và cô em gái vừa tròn một tuổi. Ngày Hường đi thanh niên xung phong, mẹ Hường địu con nhỏ ra tiễn tận phố huyện. Trước lúc lên xe ô tô, Hường còn nghé xuống thơm lên đôi má bầu bầu của cô em gái đang ngủ say trên lưng mẹ. Cô bé cựa mình thức giấc, mở đôi mắt tròn, trong veo nhìn chị rồi toét miệng cười.

- Anh Dũng ạ! Hết chiến tranh, thế nào cũng về quê em nhé! Bên tai Dũng ngỡ còn văng vẳng tiếng Hường.

- Thế em thì sao?

- Chắc chắn là em sẽ về thăm quê anh.

Lời hẹn ước đó thật mộc mạc, đơn giản vì họ cũng chỉ dừng lại ở đấy. Chiến tranh chưa biết còn kéo dài đến bao lâu. Cũng vì thế, ai biết trước được có những rủi ro gì sẽ xảy ra. Họ chỉ thầm hứa một điều: nếu còn sống, họ sẽ tìm về quê nhau.

Chiến dịch Nam Lào kết thúc. Trong buổi chia tay tiếp tục đi làm nhiệm vụ, hai tiểu đội đã chụp chung một tấm ảnh. Dũng và Hường cũng được anh cán bộ tuyên huấn binh trạm ưu tiên chụp chung cho hai đứa một tấm ảnh. Dũng còn nhớ khi chụp chung ảnh hai người, Hường bẽn lẽn đứng ra xa đến khi anh cán bộ tuyên huấn nhắc Dũng cứ đứng gần sát vào Hường, lúc đó anh ấy bấm máy.

Chia tay tiểu đội Hường, Dũng cùng đơn vị lại sang chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1972. Sau đó Dũng lại được bổ sung vào một đơn vị chiến đấu khác nên không có điều kiện về thăm gia đình.

Đến năm 1989, Dũng mới chuyển hẳn công tác ra Bắc. Ngày đó, Dũng đã tìm về địa chỉ gia đình Hường. Nhưng thật đáng buồn là bản làng Hường ở trong khu vùng qui hoạch lòng hồ sông Đà, nên đã đi sơ tán. Dũng đến tận vùng bản sơ tán thì được biết: bố mẹ Hường đã qua đời vì bệnh tật. Hường đã hy sinh trong chiến đấu. Cô em gái đã theo ông bác ruột về Hà Tây làm ăn.

…Khi rõ chuyện, Hằng bật khóc nức nở: “Chị Hường ơi! chị sống khôn chết thiêng, mà sao hôm nay anh Dũng mới tìm đến chị?”. Cả gian phòng đã vắng lặng càng lặng lẽ hơn. Trước bàn thờ nghi ngút khói nhang, người con gái trong ảnh như nhập nhoà trong Dũng. Hường đang rúc rích cười, tiếng cười lấp lánh từng hạt nước sông Sen tung nhẹ làm ướt áo Dũng… Hằng nấc lên. Dũng quay lại. Đúng là gương mặt Hường đây rồi. Dũng ôm lấy bờ vai người con gái, nghẹn ngào: “Dẫu sao thì anh cũng đã gặp em - nín đi em!”.

Sau những phút xúc động. Hằng đã mở va ly lấy cho Dũng nửa tấm ảnh được cắt ra từ tấm ảnh chụp chung với Hường. Dũng ngỡ ngàng trước tấm ảnh. Tấm ảnh đó là di vật còn lại được đơn vị giữ gìn gửi về tận quê Hường khi làm lễ báo tử. Sau này, Hằng đã cắt rời hai người trong ảnh, phóng ảnh chị Hường to lên để thờ. Hằng giữ lại ảnh người bộ đội chụp chung với chị Hường, cô vẫn mong manh hy vọng có một ngày nào đó - anh bộ đội trong ảnh sẽ tìm về gia đình. Trong suy nghĩ của cô, anh bộ đội đó phải là người thân yêu của chị…

Dũng cũng đã gặp người bác ruột của chị em Hường. Ông đã lo lắng cho Hằng như con gái của mình, ông làm cho Hằng một ngôi nhà riêng, cho cháu một ít tiền để làm quán giải khát. Cũng từ hoàn cảnh đơn côi nên Hằng chăm chỉ làm ăn, lại nết na… Dũng thực sự cảm mến và khâm phục Hằng.

Gặp Dũng, Hằng như thấy mình có được một chỗ dựa về tinh thần mà trong đó có tình cảm của chi Hường gửi lại. Mấy tháng nay, bác ruột của Hằng yếu lắm rồi, bác cứ nhắc mãi một điều: “Anh Dũng nhiều tuổi hơn hẳn cháu nhưng là người thân của chị ruột cháu. Từng ấy năm anh Dũng vẵn chưa lấy vợ, cũng tại cái số phận. Nếu cháu yêu thương được thì để bác nói cho anh Dũng biết”. Mỗi lần nghe bác nói, hai tai Hằng cứ nóng rần rật, Hằng mường tượng như anh Dũng đang cùng nghe lời bác dặn dò lại...


HOÀNG ĐỨC NHUẬN
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2008, 06:54:53 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 06:53:16 pm »

VƯỜN HẠNH PHÚC

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội


Tôi tìm được “Sáp - ong” cũng do sự tình cờ. Hôm đó, đọc trên một tờ báo có bài viết về gương cựu chiến binh Đoàn Văn Sáp làm kinh tế giỏi ở Lục Ngạn, Bắc Giang, tôi đã ngờ ngợ. Nhìn cái ảnh, cũng khó nhận ra được anh bạn đẹp trai của chúng tôi thuở ấy trong cái dáng vóc của một “lão nông tri điền”. Nhưng đọc đến cái đoạn anh kể về việc nuôi ong và có chua thêm câu “Tôi và nhà tôi thành vợ chồng cũng nhờ một kỷ niệm về ong” thì tôi biết đích thị là anh rồi.

Đã có khá nhiều câu chuyện tình kể về các chàng dũng sĩ, sau khi bị thương từ những trận ác đấu với kẻ thù, vào quân y viện, được các nàng y tá, y sĩ chăm sóc tận tình; rồi khi đầu mày cuối mắt, khi tào lao câu chuyện đồng hương, đồng khói, để rồi từ biệt câu “đồng chí” từ khi nào chẳng rõ. Thế rồi, ngày tháo băng, cắt chỉ để ra viện cũng phải đến. Chàng nói vài câu cảm khái rồi quyết chí khoác ba lô con cóc ra đi. Nàng ở lại với bông băng; thuốc đỏ và một nỗi nhớ khôn nguôi. Nhưng ngày tháng cứ trôi, cuộc chiến mỗi ngày thêm ác liệt và chàng thì một đi không trở lại. Nói chung, những mối tình “bông băng thuốc đỏ” (nói theo cách nói của lính) chẳng mấy khi tới được bến bờ hạnh phúc mà thường chỉ là những khoảnh khắc lãng mạn, những vùng bóng mát trên con đường chinh chiến dài dặc của người lính mà thôi.


Ấy vậy mà Đoàn Văn Sáp, bạn tôi lại có được một mối tình “thiên trường địa cửu”, từ một trong hàng ngàn mối tình “bông băng thuốc đỏ” như vậy đấy. Họ không thể quên được vì nhiều lý do, nhưng có lẽ một trong những lý do là con đường họ đến với nhau cũng khá đặc biệt.


Cái đặc biệt đầu tiên của con đường mà Sáp đến được với người trong mộng của anh ta là ở chỗ, mọi người chiến binh đều đến với quân y viện dã chiến theo cửa trước, nghĩa là theo con đường từ tiền tuyền về. Riêng Sáp lại đến với cái trạm quân y tiền phương ấy bằng cửa sau. Có nghĩa là anh ta lại từ phía hậu phương mà đến! Đã thế, lại đến bằng một cung cách rất đặc biệt: Không giấy giới thiệu, không người khiêng vác, đưa rước, anh ta từ trong rừng đâm bổ vào trạm quân y tiền phương với một cái mặt sưng vù. Và, tệ hại hơn, anh ta lại lao vào lán con gái đúng lúc anh ta không nên lao vào một tẹo nào. ấy là, vào lúc giữa trưa, trời nắng như thiêu như đốt, cái nắng của rừng Lào giữa mùa khô, còn phải nói. - Các cô y tá, hộ lý đang mơ màng trong giấc trưa oi nóng bỏng choàng tỉnh. Và thế là tất cả náo loạn lên! Một cô gái nhanh nhẹn lao tới, dùng một cái màn chụp vội lên đầu anh ta để anh ta không thể nhìn thấy những thứ không nên thấy. Nhưng quả đáng tội, lúc đó anh ta đâu có nhìn thấy gì nữa. Mặt anh ta sưng vù vì bị cả một đoàn ong rừng tấn công, cái thứ ong đất, có thể giết cả một con trâu, nếu nó không nhanh chóng thoát khỏi vòng vây quyết liệt của đàn ong.


Sau khi đã cột chặt tên đột nhập bằng một cái màn, mặc cho hắn rên la, các cô gái trong lán khẩn trương chỉnh đốn y phục. Sau khi đã chỉnh tề, cô y sĩ nhiều tuổi nhất liền ra lệnh:

- Tháo cái màn ra xem mặt mũi thằng khốn ấy ra sao?

Chiếc màn được gỡ ra và các cô gái bỗng rú lên khi nhìn thấy cái mặt sưng vù của “tên tù binh”. Còn cái nhà cô đã dùng màn chụp lên đầu Sáp, sau một thoáng hãi hùng trước gương mặt sưng tấy, méo mó của kẻ đột nhập, bỗng ôm mặt khóc oà lên. ấy là cái giây phút thiêng liêng nhất, là tiếng sét ái tình, là thời khắc bắt đầu một câu chuyện tình rất lãng mạn của anh bạn tôi. Người mà cho tới hơn ba chục năm sau gặp lại, anh em đồng đội của trung đoàn 64 và kho K4 vẫn gọi bằng cái biệt hiệu đáng nể là “Sáp - ong”.

 

*

 

Tôi tìm được “Sáp - ong” cũng do sự tình cờ. Hôm đó, đọc trên một tờ báo có bài viết về gương cựu chiến binh Đoàn Văn Sáp làm kinh tế giỏi ở Lục Ngạn, Bắc Giang, tôi đã ngờ ngợ. Nhìn cái ảnh, cũng khó nhận ra được anh bạn đẹp trai của chúng tôi thuở ấy trong cái dáng vóc của một “lão nông tri điền”. Nhưng đọc đến cái đoạn anh kể về việc nuôi ong và có chua thêm câu “Tôi và nhà tôi thành vợ chồng cũng nhờ một kỷ niệm về ong” thì tôi biết đích thị là anh rồi.

Và, thế là nhờ một dịp đi công tác, tôi đã tìm đến trang trại của anh. Đó vốn là một khu đồi trọc nay đã biến thành một vườn vải thiều trĩu quả. Anh Sáp của tôi nay đã là chủ một trang trại nhỏ. Gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Thấy tôi ngơ ngác nhìn quanh, anh hiểu ý ngay liền cười, hỏi:

- Tìm bà Thơi nhà mình hả? Bà ấy trực trên trạm xá. Tí nữa tớ phôn lên, báo tin cậu tới thì thế nào bà ấy cũng đâm bổ về ngay.

- Chị ấy vẫn hành nghề y à?

- ờ… năm năm trước, bà ấy đã lấy được bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, nhưng vẫn làm ở trạm xá xã chứ không về bệnh viện tỉnh.

Chúng tôi đi mỏi cả chân vẫn chưa hết vườn của anh. Nhớ chuyện cũ, tôi hỏi:

- Anh vẫn nuôi ong đấy chứ?

- Có. Hơn hai chục đõ thôi. Vừa để lấy mật, vừa để chúng giúp thụ phấn hoa. Lúc nào về, tớ sẽ biếu cậu vài chai làm quà cho lũ trẻ. Mật ong vải thiều ngon lắm đấy nhé!

Tôi cười:

- Nhưng vẫn không ngon bằng mật ong rừng Lào chứ?

Anh bỗng phá lên cười. Tôi chợt nhớ cái hôm chúng tôi lội rừng đi tìm anh suốt hai ngày trời, vì bỗng dưng anh mất tăm mất tích. Cả đội kho nhao nhác. Người thì đoán anh bị biệt kích bắt cóc, người thì nghi anh bị hổ vồ; cũng có người đoán rằng không khéo anh bỏ trốn về đơn vị cũ rồi. Anh được bổ sung cho kho K4 cũng là sự bất đắc dĩ. Lúc đó đang mùa vận chuyển, kho bãi ngổn ngang, ngồn ngộn hàng hóa. Anh và một số anh em vừa đi học lớp quân chính ngắn hạn về nằm chờ ở binh trạm, thế là họ gạt cho K4 hơn chục người để tăng cường lực lượng. Đang là lính trận về làm lính kho, anh ngán đến tận cổ cũng phải thôi.

Đến ngày thứ ba, chúng tôi mới được tin anh đang nằm ở trạm quân y của binh trạm. Thế là chúng tôi bổ đến ngay. Tới nơi, thấy anh đang ngồi chuyện gẫu với mấy cô y tá, mắt anh còn sưng vù nhưng đôi mắt thì sáng lấp lánh. Ngồi bên cạnh anh là một cô y tá trẻ, khá xinh đẹp. Anh giới thiệu:

- Đây là cô Thơi, y tá. Đồng hương với mình. Cô ấy hát quan họ hay lắm đấy!

Thơi chính là cô y tá đã dùng chiếc màn chụp lên đầu anh khi anh đâm bổ vào lán nữ của trạm quân y. Mấy hôm nay, chính cô lại là người điều trị, chăm sóc anh rất chu đáo. Cô nhìn chúng tôi rồi nhìn Sáp, cười hóm hỉnh:

- Anh Sáp nhà các anh tốt số đấy! Nếu không lao đúng vào bệnh viện thì nguy đấy. Hai hôm liền anh ấy bị nhiễm độc nọc ong, sốt li bì. Hôm nay thì đỡ rồi. Cái miệng của anh ấy còn sưng vều lên thế kia là vì… nói nhiều quá đấy thôi!

Một tuần sau, anh Sáp ra viện với cái mặt đã nguyên lành nhưng trái tim thì sưng tấy vì nhớ thương cô y tá quan họ… Một tháng sau, khi chiến dịch sắp bắt đầu thì các anh được giải phóng khỏi kho K4 để về đơn vị chiến đấu. Từ đó, tôi không còn gặp lại anh nữa. Mãi cho tới ngày hôm nay…

- …Mình cũng đi liền một mạch cho đến ngày giải phóng Miền Nam mới về quê tìm Thơi. Nhưng, cô ấy vẫn còn công tác một quân y viện ở Nam Bộ. Thế là mình bổ đi tìm, hết toi cả kỳ nghỉ phép đầu tiên sau ngày giải phóng. Nhưng chúng mình đã tìm được nhau. Thế là cưới nhau luôn ở trong ấy. Cưới xong, mình đi đánh bọn Pôn pốt. Đến năm 1980 lại được điều ra biên giới phía Bắc. Lại chồng Bắc, vợ Nam. Thế này thì một người phải hy sinh thôi. Khi sinh đứa thứ hai xong, cô ấy quyết định xin phục viên về quê. Chẳng có chế độ gì cả nhưng được cái đã có bằng bác sĩ Quân y. Thế là trạm xá ở xã này có được một bác sĩ. Kể ra, nếu cô ấy muốn thì cũng có thể xin về bệnh viện tỉnh. Nhưng một nách hai con, chồng lại đi biền biệt, nên về quê là thượng sách. Vài năm sau mình về hưu. Đất nước yên hàn rồi. Cũng phải lo cho cuộc sống của gia đình chứ. Đúng lúc xã bắt đầu giao đất trống đồi trọc cho dân để trồng rừng, làm vườn. Thế là mình trở thành ông chủ của cái đồi trọc. Lúc đầu mình cũng gian nan lắm. Nhiều người bàn nên trồng bạch đàn cho chóng được thu. Nhưng mình nghĩ, không thể cứ bóc ngắn cắn dài mãi được. Thế là mình về quê thằng Quân, ở Thanh Hà, vừa mua vừa xin được vài chục cây vải thiều. Hồi ấy, chưa ai tin rằng vải thiều trụ được ở đất Bắc Giang cằn cỗi này. Nhưng việc gì cũng cần phải có người đi tiên phong, phải không nào? Được cái bà Thơi luôn ủng hộ mình. Thế là cái khu vườn đồi này ra đời. Sau đó đến đàn ong…

Anh bật cười lớn - Nuôi ong, cũng lại là chuyện tình cờ. Từ ngày bị ong đốt, hễ cứ nhìn thấy cái đám ve ve đó là mình hoảng. Một hôm đi làm về, vừa vào đến sân đã thấy bầy ong bay vù vù. Mình định đâm bổ xuống ao. Bỗng nghe tiếng bà Thơi cười rú lên và tiếng một người đàn ông nào đó gọi giật:

- Anh Sáp! Ong mật đấy. Nó không đốt đâu.

Mình hoàn hồn quay lại và cậu có biết mình nhận ra ai không, anh Hoàng, chính trị viên phó kho K4 ngày nào.

- Ông làm tôi hết hồn! - Mình nói với anh ta - Mang cái lũ quỉ của anh đi đâu thì đi đi.

Hoàng ở huyện bên, chuyên nghề nuôi ong lấy mật. Nghe nói mình có mấy đồi vải đang trổ hoa, hắn liền mang vài chục đõ ong sang gửi. Hết mùa, hắn đến thu ong về và cho gia đình mình tới cả chục lít mật, còn tặng luôn dăm bầu ong mới gây. Bây giờ đàn ong của tớ cũng kha khá rồi! Nếu cậu thích, mang mấy bầu về Hà Nội mà nuôi.

Tôi cười:

- Mang ong về Hà Nội để cho nó hít khói à?
*

Hôm đó, tôi ngủ lại một đêm ở trang trại của anh Sáp. Hai chúng tôi ngồi trò chuyện tới tận khuya bên bầu rượu mật ong. Chị Thơi và hai cô con gái thi nhau hát quan họ. Phút chốc, chúng tôi bỗng quên đi tất cả bao nỗi nhọc nhằn của những tháng năm gian khổ. Nhưng tôi biết, những người chủ của ngôi nhà hạnh phúc này không bao giờ quên những cánh rừng khắc nghiệt của chiến trường xưa. Bởi vì, từ nơi đó, họ đã bắt đầu xây dựng khu vườn hạnh phúc cho ngày hôm nay.§

Khuất Quang Thụy



« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2008, 07:01:19 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 07:00:24 pm »

CHIẾC VÒNG BẠC

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Trở lại thị xã Hà Giang sau hai năm xa cách. Nói đúng hơn là hai năm chín ngày kể từ cái ngày tôi ra viện và xa em. Phố phường như đã cao lớn hơn nhiều. Người đi chợ xuân nhộn nhịp. Tiếng khèn, tiếng pí đây đó du dương gọi bạn. Tôi bước đi mà lòng cứ lâng lâng cảm xúc. Những tia nắng xuân buổi sớm chiếu vào cổ tay tôi, vào chiếc vòng bạc lấp lánh

Cuối năm 1987, mặt trận Vị Xuyên đang ở thời điểm nóng bỏng thì tôi bị thương phải về điều trị tại Quân y 96. ở cùng phòng bệnh với tôi là hai chiến sĩ còn rất trẻ. Cậu Hoà quê Nghệ An bị chấn thương cột sống do sập hầm. Cậu Bình quê Thanh Hoá bị gãy xương đùi chân phải. Như vậy, kể cả tôi thì phòng bệnh chúng tôi có ba người, nói là có bốn thì cũng chẳng sai. Bởi bệnh nhân thứ tư là một cô gái người thị xã bị rạn mắt cá chân đang điều trị ngoại trú, nhưng ngày nào cô ta cũng có mặt tại phòng tôi. Cô gái có tên là Hằng. Cứ mỗi sáng vào viện tiêm và thay băng xong là Hằng đến thẳng phòng chúng tôi. Cô cần mẫn, chịu khó như một cô hộ lý. Việc đầu tiên là quét dọn nhà cửa, gấp chăn màn, có lúc còn đỡ cậu Hòa khi cậu ta muốn ngồi dậy.

Mấy hôm đầu hễ cứ thấy cái bóng tập tễnh của Hằng là tôi tìm cách “đánh bài chuồn”. Thực ra, tôi không cố tình lánh mặt mà còn thèm khát sự chăm sóc nữa là đằng khác. Ngặt nỗi, mấy tháng nằm hầm giữ “chốt” rồi bị thương vào viện phải kiêng nước, người tôi lúc nào cũng như vại tương để quá ngày. Thế rồi, “chạy trời không khỏi nắng”, buổi sáng hôm ấy khi Hòa và Bình vẫn đang thi nhau “kéo gỗ”, tôi dậy sớm hơn ngồi bó gối ở cuối giường. Hai mắt tôi dán vào cuốn tiểu thuyết “Thời xa vắng”. Đang mải mê cười thầm cái anh Giang Minh Sài và cô Lài trong chuyện thì chợt có người vỗ mạnh vào vai cùng với tiếng “ù òa…”. Tôi giật nảy người quay lại chẳng may cánh tay đương bị thương va vào thành giường sắt kêu đánh “cốp”. Hằng đã đứng sau lưng tôi tự bao giờ, mặt đỏ ửng như cánh đào buổi sớm mai, một chút ngượng ngùng bối rối rồi lên tiếng khe khẽ;
- Em… Em xin lỗi! Anh… có đau lắm không ạ. Luống cuống, rụt rè, Hằng cúi xuống nhặt cuốn tiểu thuyết dưới nền nhà đặt lên lòng tôi như cũ, sắc mặt cô cứ tái dần trông thật là tội nghiệp.
- Anh không sao đâu! Pháo bắn còn chẳng nhằm nhò gì huống chi tí “mỡ tép”.
Là tôi nói để động viên Hằng thế thôi, chứ thực ra lúc đó cánh tay tôi tê buốt như muốn chết ngất đi được. Nghe tôi nói, Hằng phấn chấn hẳn lên rồi nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh tôi thủ thỉ:
- Anh mê tiểu thuyết nhỉ! Đọc xong cho em mượn nhé!
Em cứ lấy mà đọc, truyện này anh đã đọc đến 50 lần rồi đấy.
- Ôi! Thế thì anh kể cho em nghe đi.
Hằng reo lên rồi cứ nằng nặc đòi tôi kể lại chuyện “Thời xa vắng” ấy.
Thoáng chút bối rối, rồi tôi cũng đành chấp nhuận lời đề nghị của Hằng. Từ phía trong Hòa và Bình cũng đã tỉnh giấc, mở mắt lặng lẽ bí mật theo dõi câu chuyện.

Kể từ hôm ấy, Hằng mang đến cho tôi nhiều cuốn sách mới, những lúc rảnh rang, cả phòng chúng tôi ngồi xúm lại cùng đọc sách hoặc nghe tôi kể chuyện. Hằng chăm sóc tôi như mọi người trong phòng, lại có phần ưu tiên hơn. Có hôm tôi còn bắt được quả tang Hằng đang lén bỏ những ống philatốp vào túi cóc ba lô của tôi, để rồi đến hôm sau lại tự móc ra mà trách: “Sao anh không chịu uống thuốc bổ?”.

Tôi trở lại “chốt”. Hằng cứ nằng nặc đòi tiễn. Cô khoác ba lô rồi cùng tôi hoà vào dòng người tấp nập trước sự ngạc nhiên của hàng trăm con mắt. Những cô gái vùng cao váy khăn đủ màu sặc sỡ đi hội chợ xuân cũng ngơ ngác nhìn theo cái dáng mảnh mai cõng cái “địu” khổng lồ hiên ngang giữa phố. Tôi như chú chim sổ lồng sải dài những bước chân mà lòng rạo rực. Chẳng mấy chốc, cái thị xã bé nhỏ đã lùi lại phía sau lưng. Ra khỏi ngoại ô thị xã, tôi thấy bước chân Hằng đi có vẻ nặng nề, trên trán đã lấm tấm mồ hôi. Dừng bước, quay người lại tôi chìa tay ra phía trước, chưa kịp nói gì thì Hằng đã quay ngoắt người, xị mặt, miệng lúng búng:
- Chưa! Em tiễn anh một đoạn nữa cơ!
- Không được! Phía trước là khu vực cấm. Em qua đó sẽ bị bắt nhốt vào chuồng cọp đấy!
Lần đầu tiên tôi đã nói dối Hằng nhưng không ngờ tôi đã “đem đom đóm đi nhát ma trơi”.
Hằng vội nắm lấy tay tôi lắc lắc, dậm chân thình thịch:
- ứ phải! Phía trước là làng Lúp! Em chỉ đi với anh một đoạn nữa thôi mà!
- Vậy đưa ba lô đây cho anh!

Tôi định bụng lấy ba lô rồi “hát bài ca tạm biệt”, nhưng không, Hằng đã nắm chặt quai ba lô: “ứ…ừ”, rồi mạnh mẽ kéo tôi băng về phía trước. Một chiếc xe tải thương từ làng Pinh đi ra đang thận trọng bò qua con suối cạn, tiếng máy rì rì vẻ khó nhọc. Ngoặt vào lối đi tắt được một quãng, đột nhiên Hằng chạy ngược lên trước rồi quay lại bảo tôi:
- Chờ em một tí nhé!

Dứt lời bóng Hằng đã mất hút sau những lùm cây rậm rạp. Tôi thật chẳng hiểu mô tê gì cả. Đang ngơ ngác nhìn quanh thì Hằng đã bất thần xuất hiện. Chiếc mũ tai bèo nằm ngửa trên tay với những quả mâm xôi chín đỏ mọng, em nhón mấy quả dúi vào tay tôi.
- Anh ăn đi cho đỡ khát nước.
Tôi định nói điều gì đó nhưng chợt nhìn lên mái tóc Hằng vẫn còn dính những mụn lá rừng trông thật ngộ nghĩnh và có phần ngây thơ. Tôi bấm bụng cười thầm rồi bước tiếp. Vừa đi chúng tôi vừa nhấm nháp những quả mâm xôi thơm mát, ngọt lịm…

Chúng tôi dừng lại dưới một gốc cây si già đang buông những chùm râu tua tủa vào khoảng không tĩnh mịch. Hằng không còn nài nỉ nữa vì phía trước đã hiện lên một trạm barie sừng sững. Tay nắm trong tay đứng lặng cúi đầu mà cả tôi và Hằng chẳng nói được câu gì. Một chút thẹn thùng, xấu hổ, ửng hồng trên khuôn mặt thánh thiện, thế rồi em nhẹ nhàng lấy chiếc vòng bạc từ cổ tay em đeo sang tôi. Chỉ có vậy thôi rồi Hằng vội quay người vụt chạy… Bóng Hằng cứ xa dần, xa dần cho đến khi chỉ còn một chấm màu hồng nho nhỏ.

Theo đoàn quân vận tải tôi hành quân càng sâu lên tuyến trước, trận địa vào đêm hoang vu, mù mịt. Những đoàn quân vận tải cần mẫn, lặng lẽ như đoàn kiến tha mồi nối đuôi nhau vạch lau lách xuyên rừng. Thỉnh thoảng những tiếng ì ùng… phát ra từ phía bên kia réo một hơi dài rồi rơi vu vơ không quy luật. Đồi Đài vẫn sừng sững hiên ngang như thách thức. Đồng đội đón tôi trở về trong sự ngạc nhiên xen lẫn niềm vui khó tả. ở tiểu đội đứa nào cũng bắt tôi khai ra chủ nhân chiếc vòng bạc là ai. Tôi cười, không trả lời, lặng lẽ dấu niềm vui, niềm hạnh phúc vào lòng.

Trở lại thị xã Hà Giang sau hai năm xa cách. Nói đúng hơn là hai năm chín ngày kể từ cái ngày tôi ra viện và xa em. Phố phường như đã cao lớn hơn nhiều. Người đi chợ xuân nhộn nhịp. Tiếng khèn, tiếng pí đây đó du dương gọi bạn. Tôi bước đi mà lòng cứ lâng lâng cảm xúc. Những tia nắng xuân buổi sớm chiếu vào cổ tay tôi, vào chiếc vòng bạc lấp lánh.

NGUYỄN QUẾ HOÀNG
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 07:05:41 pm »

CHUYỆN TÌNH CHƯA BIẾT ĐẶT TÊN


Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội


Tôi chưa biết đặt tên gì cho câu chuyện tình tôi sắp kể dưới đây, sau khi báo Văn nghệ Quân đội mở mục “Chuyện tình dưới đáy ba lô”, bản thân tôi rất thích, tôi yêu tất cả những kỷ niệm vui buồn và cả những chuyện tình “chẳng giống ai” của họ.
 

Chuyện tình lạ nhất mà tôi chứng kiến, xảy ra vào những năm đầu của thập kỷ 80, khi ấy tôi là cô lính tân binh được điều về đơn vị thuộc tỉnh miền Trung. Nơi này lúc ấy còn hoang sơ lắm, ba mặt giáp đồi. Muốn ra đến phố phải đi 40km đường rừng, chỉ có một thị trấn nhỏ, giống như cái chợ con của đồng bằng nằm ngay cạnh đơn vị tôi đóng quân. Thứ quà duy nhất chúng tôi mua được là những quả bưởi và những bơ lạc rang (đây cũng chính là nguyên liệu duy nhất để tổ chức tiệc cưới). Cô bán hàng là một sơn nữ có vẻ mặn mà nhưng thuần khiết. Quán của cô cũng nghèo nàn như quê của cô vậy, mái lá, đèn dầu nhưng rất mến khách. Vào những tối thứ bảy và chủ nhật, khách ngồi cả ra đường mà vẫn chen chật tiếng cười. Đó là những chàng sĩ quan trẻ vì mến cái nết và vì say tiếng cười trong vắt ngọt ngào của chủ quán. Tất nhiên là cô ý thức được khả năng mê hoặc của mình và khéo léo chiều lòng tất cả các vị khách bằng thái độ niềm nở tự tin nhưng không suồng sã, lả lơi. Đã không ít chàng trai và cả những người đứng tuổi tìm đến với cô, dạm hỏi, tỏ tình để rồi đành lẳng lặng ra đi, u uất, khổ đau, tức giận… Cô cứ hồn nhiên, vô tình một cách trong trẻo như thế mãi cho đến khi quán cô xuất hiện một người khách lạ. Rất lạ! Hình như anh chưa đến đây bao giờ. Người lính có gương mặt cương nghị, ăn mặc gọn gàng, tạo được sự tin cậy ban đầu. Chọn một bàn vắng, gọi chai rượu và hai chiếc ly, anh âm thầm rót đầy hai ly, châm hai điếu thuốc cho mình và cho một người vô hình. Nhìn điếu thuốc trên miệng ly vô chủ, cháy đỏ, tỏa khói vu vơ thì dấu hỏi trong lòng cô gái càng trở nên lớn hơn. Đều đặn tuần nào, tháng ấy, người khách lạ vẫn trung thành với những động tác kỳ cục ban đầu, anh đến và ra về lặng lẽ, mắt hút buồn, không bắt chuyện với ai kể cả khi được cô quan tâm thăm hỏi. Nhìn anh chẳng có vẻ gì là bệnh nhân tâm thần cả. Vậy thì anh là ai? Tại sao phải uống rượu và hút thuốc với một người vô hình?

Cuối cùng sự tò mò trong cô đã thắng! Khó khăn, vất vả lắm cô mới điều tra được: anh tên là Long, đơn vị đóng quân ở gần đây, anh có một người bạn rất thân vừa hy sinh trong khi làm nhiệm vụ và bản thân anh thì chưa quen được với sự mất mát ấy. Chính vì lẽ đó mà anh có thói quen cùng chia sẻ với người đã khuất. Ăn gì uống gì anh vẫn đều chia cho bạn và không ngờ vì lẽ đó mà vô tình anh đã khiến trái tim cô chủ quán thổn thức. Cô chú ý chăm sóc anh bằng cả tấm lòng mỗi khi anh đến.

Năm tháng trôi đi vun đầy mối quan hệ của họ trong sự cảm thông, thân thiện…

Khi tôi viết những dòng chữ này thì họ đã là chủ nhân của một toà biệt thự 3 tầng ngay cổng sân bay. Hạnh phúc hơn khi họ cho ra đời cặp song sinh một trai một gái. Nhưng điều bất ngờ hơn cả là sự thật không đúng với những gì cô chủ quán điều tra được. Anh hoàn toàn chẳng có người bạn nào hy sinh hết. Tất cả những gì anh cố tình dàn dựng là gây sự chú ý với cô gái mà anh rất yêu nhưng nếu chỉ bằng sự tán tỉnh bình thường, anh sẽ phải thất bại thảm hại như các đồng đội của anh thôi. Khi được hỏi tại sao cô lại bị rơi vào tình yêu của cái anh chàng không bình thường này, cô bộc bạch: cô yêu anh vì một người biết trung thành với bạn bè sẽ là người chung thuỷ và có trách nhiệm với gia đình. Hơn nữa, trái tim con gái thường hay đa cảm và dễ xúc động. Cô cười, nụ cười nhân hậu của cô đã nói với tôi nhiều hơn những gì tôi cần biết.

Thế mới hay, tỏ tình cũng cần có nghệ thuật và cho dù họ có đến với nhau bằng cách nào chăng nữa, kể cả cách dùng “khổ nhục kế ” như anh chàng kia thì hạnh phúc thật sự bao giờ cũng phải bắt đầu bằng tình yêu chân thành, cháy bỏng, bằng sự chia sẻ cảm thông và cả lòng vị tha nhân hậu nữa, phải không các bạn?

Tháng 5 -1998
QUỲNH VÂN

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 07:08:19 pm »

HẦM CON GÁI


Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Ba mươi năm đã trôi qua, dù có muộn màng, xin bạn đang ở nơi nào hãy nhận cho muôn lời cám ơn cùng tạ lỗi.

Chúng tôi chạy như điên. Địch đổ quân nhiều hướng. Vòng vây thít lại dần. Bến sông Sài Gòn này vốn là một cửa tử. Tất cả giấy tờ, túi thuốc của tôi đã bị cuốn theo sông. Gai tre, và mảnh đạn xé tươm quần áo. Mắt nhìn đồng đất Củ Chi chỉ thấy một màu đỏ: Thì ra máu đọng từ mi đã ướt dần vào khóe mắt. Đồng chí giao liên này có nhớ đường không? Sao đồng chí ấy lại cứ chạy về hướng địch, nơi từ xa chấp chới những cột ăng ten cao vút? Nếu cô giao liên ấy có một dấu hiệu gì khả nghi, tôi sẽ…
- Lẹ lên chú! E địch đã cắt đường về “cứ”! Theo cháu…

Đó là câu nói duy nhất, tôi nghe từ miệng cô ta, suốt một ngày lầm lụi.

Mỹ ào ạt đổ quân vào Miền Nam. Tôi đã cảm thấy cuộc chiến tranh này khác xưa, thời chống Pháp.

Hai chúng tôi đâm sầm vào một bụi tre gãy gục, xơ như chổi cùn. Cô giao liên khom người xuống, kéo bật lên một mảng đất. Ra là một cái nắp hầm bí mật.
- Chú xuống đi!

Không! Trước mặt cô gái trẻ vùng sâu, tôi là sĩ quan, tôi là dân chủ lực, đã đánh Điện Biên Phủ, tôi lập cập với phản xạ “phải làm gương dũng cảm” nên cứ đứng sững trên bờ.

Chẳng nói chẳng rằng, cô giao liên quẫy mình tuột xuống miệng hầm, nhanh như một con cá, rồi cô giơ tay túm cổ chân tôi, lôi xuống theo.

Cái khoảng gỗ miệng hầm chật quá, cào xước cả vai và đùi tôi.

Khi cái nắp hầm ụp xuống, xung quanh kín bưng, đen như địa ngục. Đây không phải là lần đầu tôi chui xuống hầm bí mật. Nhưng chưa lần nào như lần này. Cánh tay tôi bị vặn tréo đau ghê gớm. Với hai người cùng ngồi co quắp thì căn hầm này quá sức chật, không chịu nổi. Cô ta “giết” mình bằng cái hầm này mất. Tôi cong lưng nhoi người, muốn đội nắp trồi lên, có chết cũng khỏe.

Nhưng không nổi, không thể, tôi ở tư thế không cựa mình được nữa. Tôi ngồi thấp hơn cô ta một bậc, hai đầu gối cô ta như hai gọng kìm, kẹp chặt hai bên sườn tôi. Càng cựa quậy, càng đau.

ở đây không có thời gian. Chỉ có không gian đen và trái tim tôi đập mạnh như ai vỗ trên tang trống điểm giờ. Tôi cố bình tĩnh một chút để hình dung căn nhà ấm ức của hai người. Đây là một cái hầm rất riêng “Hầm con gái”, hầm của cô ta, và cô ta đã san sẻ cùng tôi lúc bức bách tận cùng này. Căn hầm hình thù méo mó, bị một tảng đá chèn ngang, lên đã phải đào choãi ra phía trước một chút lấy chỗ duỗi chân. Cô ta ngồi trên mép đá, còn tôi thì úp thìa vào người cô, nghe mồ hôi vã ra vì nóng, vì chật bức bối. Mồ hôi hòa lẫn vào da thịt kỳ lạ của ai…

Có tiếng xích sắt nghiến ầm ì trên mặt đất. M.113? Không phải. Lần tai theo tiếng động, tôi hình dung ra nó chạy theo một vệt dài, rồi lại quay lại tiếp tục đan ngang theo kiểu dệt cửi. Thôi chết, tôi chợt nhớ đến một tài liệu trên cơ quan tham mưu. Nó là loại xe ủi đất khổng lồ của Mỹ, mang tên “Lưỡi cày thành Rô-ma”, khối thép đó đi nhung nhăng qua các bãi mìn du kích. Có gì thì cái lưỡi cày hơn một tấn của nó sẽ gạt nổ từ xa các thứ mìn lớn nhỏ. Căn hầm chúng tôi rung rinh như đang ngồi thuyền thúng ra biển. Cây rừng đổ ầm ầm, rồi dội về tiếng những bụi tre bị kéo lê trên mảnh đất sàn sạt. Lưỡi cày của Mỹ đang hì hục cạo trắng vùng đất này, mà bên dưới đó có một cái hang tối, rất nhỏ, tôi và em đang ngồi ém vào nhau. Cát mịn đã bắt đầu trôi xuống tóc, chảy qua má. Chắc nắp hầm đã bị méo lệch vì sức chấn động.

Chợt tôi thấy buồn! Tôi sẽ chết, chết không được chiến đấu. Một bàn tay ai đặt nhẹ trên vai tôi, như muốn an ủi, làm dịu một chút cơn máu nóng đang bốc lên đầu. Ngẫm lại cuộc đời làm lính xung phong qua lửa đạn còn dễ chịu hơn là ngồi dưới cái hang tối đen như thế này chờ cho nó xúc mình lên và nó cười qua khe ngắm của tháp xe tăng trước khi bấm cò. Mình rồi chẳng cứu được mình mà cũng chẳng cứu được em! Cái thời chống Pháp ra trận là nhìn thấy kẻ đối địch. Người cầm súng thi gan với người cầm súng. Còn đụng với quân Mỹ này, đánh nhau chẳng thấy mặt người, chỉ nghe những tiếng nổ kinh hoàng từ trên trời rơi xuống, từ xa bay đến. Không, tôi không chịu chết. Nó dùng lưỡi cày hàng tấn đó mà xúc tôi lên, tôi sẽ một tay ôm em, một tay bắn thẳng vào một cái mũ sắt nào đó để ít ra cũng là một đổi lấy một. Tiếng gầm rú trên mặt đất đã im hẳn. Chúng tôi có thể đội hầm lên chăng? Bỗng nghe tiếng nổ và một mùi vị khá lạ len lỏi xuống. Tôi vừa hít thở cổ họng đã đau buốt. Chất độc hóa học đó, đúng rồi, nó đàng trườn xuống như một con rắn, vờn quanh mặt mũi chúng tôi. Tôi cảm thấy hai buồng phổi mình như bị đốt cháy bằng lửa hàn. Tôi gắng hết sức rút cái khăn mặt ra khỏi thắt lưng. Tôi cố tiểu vào khăn. Nhưng không còn một giọt. Giãy giụa, và căng thẳng từ bấy đến giờ đã vắt kiệt nước trong người tôi. Đau đớn vì thất vọng. Không còn đâu cái dự tính được chết trên mặt đất, giữa thanh thiên bạch nhật, với một phát súng danh dự.

Bỗng một bàn tay từ sau vai tôi, đặt ép lên mũi tôi một cái mùi sao đẫm nước. Cái mùi nước hăng hăng nồng nồng, cái thứ nước mà trong người tôi đã cạn kiệt. Tôi thở qua chiếc khăn ẩm ướt ấy và thấy cổ bớt cháy bỏng. Tôi với lên cầm lấy cổ tay em. Cái cổ tay tròn và mát. Tôi hít cái mùi nồng chua ấy, cái mùi quen lạ ấy, cái mùi của em, cái mùi bây giờ đang hòa trộn cuộc sống của hai mảnh người díu chặt vào nhau, thoi thóp hy vọng giữa mênh mông cái chết. Bỗng đến lượt tôi nghe em ho. Ho dữ, tôi đẩy ngược cái mùi soa qua đầu cho em, trong khi tôi vẫn còn cảm thấy nguyên vẹn cái mùi chiêm bao đó, cái mùi của sự sống, cái mùi đã hóa giải hết mọi ngăn cách giữa hai chúng tôi. Tuổi tác, thân phận tan biến. Xấu hổ, huý kỵ, và cả bóng dáng kỷ luật cũng chẳng còn.

Tôi bật ngửa đầu, dựa hẳn trên ngực em và cảm thấy một cái gì đó rất lớn lao, ấm áp, mềm mại đùm bọc lấy đời mình. Tôi phải sống!

Bom vẫn nổ xa xa. Đất vẫn tung dưới tiếng rổn rang của xích sắt dàn ủi. Bây giờ thì bọn chúng chẳng có gì đáng cho chúng tôi thèm chú ý nữa… Nhịp thở của tôi đã trở lại nhẹ nhàng, như khi còn ngồi với em trên bờ sông chờ thuyền.

Tôi chỉ còn tha thiết muốn biết em là ai. Dù cuộc sống chúng tôi chỉ còn một ngày, một giờ nữa, mươi mười năm phút nữa… Nhưng tôi cũng biết thế nào là sự ngặt nghèo bí mật ở chốn địch hậu này. Không ai muốn lộ tung tích. Tôi muốn xé một mảnh vải của em làm kỷ niệm. Vải li-nông dai quá đỗi. Tôi muốn nhận dạng em. Nhưng làm sao được. Cả hai thân mình, tôi và em, bị nêm cứng dưới căn hầm tối, chỉ còn một cánh tay phải là co duỗi được, tôi bèn luồn tay, tất cả chị em đang chờ tôi tỉnh lại.
- Nghe nói chú bị ngất vì sức ép. Nghe vậy, chiều hôm có một cô du kích cõng chú đến đây giao cho chúng tôi.
- Hứ! Cô em tình cảm dữ, ghé sát mặt chú, áp tai vào ngực chú!
- Hình như cô còn lấy kim băng vạch lên trán chú, chắc để thử coi chú có còn biết đau không. Chú sờ lên trán mà xem.

Bao lâu sau, tôi vẫn còn đó vết kim băng rạch giữa hai chân mày. Sao em lại đánh dấu trên mặt tôi, để ghi nhớ? Để nhận mặt? Hay để…

Mười năm sau thì cả Sài Gòn giải phóng. Củ Chi cũng giải phóng, không biết bao nhiêu lần tôi đã lặn lội về mảnh đất ấy để tìm ai đó cỡ tuổi hai tám, ba mươi. Tôi luôn luôn để đầu trần, đi vào trong xóm ấp dù đang mặc quân phục sĩ quan. Tôi hy vọng có ai đó nhận ra vết chạm trên trán mình và kêu lên.

Nhưng vẫn im lặng. Im lặng đến tận bây giờ. Cô gái năm nào tôi chưa kịp biết tên ấy ơi, nếu đọc được những dòng này, em hãy nhắn gửi cho tôi một lời. Địa chỉ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Mong lắm

PHẠM HỒNG


Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 07:10:19 pm »

BỨC THƯ TÌNH


Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Chỉ vì một lá thư tình hờ ngày ấy mà tôi và bạn tôi cứ băn khoăn, day dứt mãi mà không tìm ra cách ứng xử nào cho hợp lý. Khoảng mùa thu năm 1993, lúc đó, tôi đang là học viên năm thứ ba, thuộc tiểu đội 4, trung đội 2, đại đội 1, tiểu đoàn 1, trường Sĩ quan Lục quân Một. Tiểu đội tôi có 9 người, gồm: Thắng, Viết, Hiến, Nhật, Mỹ, An, Khanh, Hoán và tôi.

Chỉ vì một lá thư tình hờ ngày ấy mà tôi và bạn tôi cứ băn khoăn, day dứt mãi mà không tìm ra cách ứng xử nào cho hợp lý.

Khoảng mùa thu năm 1993, lúc đó, tôi đang là học viên năm thứ ba, thuộc tiểu đội 4, trung đội 2, đại đội 1, tiểu đoàn 1, trường Sĩ quan Lục quân Một. Tiểu đội tôi có 9 người, gồm: Thắng, Viết, Hiến, Nhật, Mỹ, An, Khanh, Hoán và tôi. Trong tiểu đội có tôi, Viết và Lai chơi thân với nhau. Chúng tôi có thói quen sau khi cơm chiều xong là ngồi uống nước và tán gẫu. Ai có chuyện gì hay đều đem kể cho cả tiểu đội nghe. Tất tần tật "hầm, thì, mà, rằng" lớn bé, trên trời, dưới bể, rồi mọi chuyện đều xoay quanh chuyện yêu đương hoặc chuyện tiếu lâm. Anh em trong tiểu đội ai cũng đều kể về những kỷ niệm tình yêu của mình. Tôi để ý thấy Nguyễn Văn Lai - đựơc mệnh danh là "Lai đen" là người chỉ ngồi lặng lẽ, chăm chú nghe, đến mẩu chuyện hay nào thì thích thú vỗ đùi reo lên: "Hay quá!". Xong chuyện, tôi lại thấy Lai âm thầm buồn. Tôi suy đoán: "Hẳn Lai không muốn kể chuyện tình yêu của mình vì một lý do gì đó ?"

Một lần tôi bàn với Bùi Ngọc Viết. Viết sốt sắng vạch ra một kế hoạch. Rồi hai thằng bàn mưu tính kế, tính toán đường đi, nước bước.

Bùi Ngọc Viết sinh năm 1959, quê ở Quán Lạn, Cái Bầu, Quảng Ninh. Viết cao hơn một mét sáu lăm, người to, đậm, nom mặt lì xì, ít cười. Người ta bảo người như thế "Tẩm ngẩm, tầm ngầm, đấm chết voi". Sống với Viết mới biết Viết có tính nghịch ngầm - cái nghịch đáng yêu dễ bị hiểu lầm, tai vạ.

Ban đầu, bằng cách gợi chuyện, tôi và Bùi Ngọc Viết đã được “Lai đen” tiết lộ rằng, ở cái tuổi 24, 25 Lai chưa có một “mối tình rách vắt vai”. Lai sinh ra ở xã T. thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, tại ngũ được sáu năm thì hai năm Lai công tác ở biên giới Lạng Sơn; rồi về ôn thi đại học ở trường Văn hóa Quân khu Một; rồi trở thành học viên trường Sĩ quan Lục quân Một. Tính đến lúc này, Lai luôn là học sinh giỏi của lớp tôi. ấy vậy mà trong tình yêu, Lai rất lờ tờ mờ. Qua câu chuyện Lai kể, tôi hình dung Lai có phải lòng một cô gái cùng xóm có tên là H. (xin được giấu tên). H. có nước da trắng như trứng gà bóc, mái tóc mây bồng bềnh, gợi cảm; đôi mắt đen huyền mơ mộng. H. tốt nghiệp phổ thông trung học, thi đại học, thiếu điểm, hiện ở nhà giúp mẹ. Kỳ nghỉ hè vừa rồi Lai có về quê. Mấy lần gặp H. Lúc thì Lai gặp H. gánh nước dọc đường làng, khi thì Lai gặp H. trong buổi cắm trại của thiếu nhi, vì H. là người phụ trách. Hình như hai người có tình ý với nhau. “Mình mê H. lắm”. Lai nói vậy. “Không hiểu H. có thích mình không?” “Hình như, H. cũng ưng mình thì phải”. Lai cứ băn khoăn, bứt rứt mãi vì việc này.
“Hay Lai mạnh dạn viết thư thăm dò xem?” Lai băn khoăn: “Mình sợ H. không ưng thì xấu hổ chết!”. Mạnh dạn lên, được ăn, thua nhịn”. Chúng tôi, ai cũng vun vào cho Lai. Buổi tối hôm ấy, tôi thấy Lai nằm bò ra giường, hý hoáy viết thư. Viết xong, so đi tính lại làm sao, Lai đem đốt lá thư đi.
Bùi Ngọc Viết biết việc Lai tự huỷ thư, nói với tôi: “Lão Lai nhát như cáy ngày, con trai gì mà…”

*

Bẵng đi mấy ngày, ngỡ chuyện tình yêu của Lai đã đi vào quên lãng. Nào ngờ, một buổi chiều mát mẻ, Lai nhận được một phong thư lạ. Lai mừng như phát cuồng nói là nội dung thư thật nồng nàn, đằm thắm, lại có dáng e ấp, phảng phất của một cô gái thôn quê mới lớn. Lai thật ngất ngây, mãn nguyện. Ai cũng chúc mừng Lai và trộm  nghĩ số Lai là số đào hoa. Người tài hạnh phúc tự tìm đến. Lá thư ấy được Lai đọc đi đọc lại, đọc đến mấy chục lần.

Tối hôm ấy, Lai tức tốc viết ngay một lá thư. Hôm sau, chủ nhật, Lai xin đi ra tận bưu điện Sơn Lộc, Sơn Tây bỏ lá thư. Từ trường đi Sơn Tây hơn 10km, ấy vậy mà Lai dám cuốc bộ một lèo. Người ta nói tình yêu như có cánh quả không sai.

Rồi cái gì đến đã đến, một tuần sau, Lai nhận được một phong thư. Lai mở đọc, Lai không tin vào mắt mình. Mở đầu lá thư là nét chữ xiêu xiêu, hình như H. đã viết trong cơn bực tức:
- “Anh xa nhớ!
Trước tiên, em xin vô cùng cảm ơn tình cảm chân thành của anh dành cho em. Nhưng em thật hết sức phẫn nộ có kẻ nào đứng đằng sau lá thư viết thư nặc danh, họ lấy em làm trò cười cho thiên hạ…”.

Gần hết lá thư là những lời lẽ gay gắt. Tôi liếc sang Bùi Ngọc Viết thấy khuôn mặt Viết đang tái dần đi. Lai đem hai lá thư ra so sánh. Lai bán tính bán nghi. “Lá thư trước có thể của H. thật, tôi nghi lá thư sau là của một đứa nào đó viết, chứ làm gì H. viết chữ xấu thế”. Lai băn khoăn, nghi vấn!

Tôi thấy khuôn mặt Lai ỉu xìu, vô hồn. Đêm ấy, chiếc giường Lai nằm cứ nghe cót két hoài, biết Lai trằn trọc, thao thức không ngủ được. Sáng ra, mắt Lai trắng bợt. Phải một thời gian dài, Lai như người mất hồn, lực học sút hẳn đi.

*
 “Thế nào ông Nông, nói cho Lai biết chứ”. Bùi Ngọc Viết hỏi tôi. Suy nghĩ hồi lâu, tôi nói với Viết: “Từ từ chứ, để lộ ra bây giờ còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa”. “Nhưng để lâu, sợ Lai học kém đi”. Lần lữa mãi tôi với Viết vẫn chưa dám nói thật với Lai.

Tháng 5 - 1984, trước lúc ra trường, Bùi Ngọc Viết gặp tôi “Thế nào, nhân lúc vui chia tay nhau ta nói cho Lai biết lý do có lá thư kia chứ?”. Suy nghĩ, đắn đo, tôi bảo Bùi Ngọc Viết: “Bây giờ chưa tiện, ông để tôi nói riêng với Lai, hay hơn, bởi tôi là đồng hương của hắn”. Thế mà lúc chia tay nhau thật rồi, tôi vẫn không dám nói điều này với Lai.

*

Ra trường, như đàn chim, mỗi đứa đi về mỗi nơi. Lai được giữ làm giáo viên của trường, Bùi Ngọc Viết về công tác ở mảnh đất Quảng Ninh, còn tôi nhận công tác ở biên giới Cao Bằng.
Thấm thoắt chuyện cũ đã 15 năm, chuyện bức thư tình hờ, gây cho Lai bao cay đắng, tôi nghĩ tuy là sự muộn mằn đến bây giờ mới dám nói ra, nhưng sự thành tâm, trong sáng, Nông mong Nguyễn Văn Lai và các bạn cùng tiểu đội cũ thông cảm và lượng thứ.

Nguyễn Anh Nông
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 08:08:00 pm »

VẾT XƯỚC DỊU DÀNG


Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội

“Chíp hôi” có khuôn mặt sáng, thông minh nhưng hơi ngổ ngáo. Mỗi khi nói, đầu “chíp hôi” nghẹo sang phải, mi cụp xuống rồi bất ngờ nhìn thẳng vào người đối diện bằng đôi mắt to, đen láy. Sống mũi “Chíp hôi” cao nhưng hơi hếch một chút; khoé miệng trễ, cặp môi mỏng, nhẹ, hòa nhã với đường nét của bàn tay đặt hờ lên cằm. “Chíp hôi” mặc bộ quần áo bò, cho nên có nét gì đấy tương phản với mái tóc đen, dài mặc dù đã được cặp gọn sau lưng.

Nguyễn Bình Phương

“Chíp hôi” có khuôn mặt sáng, thông minh nhưng hơi ngổ ngáo. Mỗi khi nói, đầu “chíp hôi” nghẹo sang phải, mi cụp xuống rồi bất ngờ nhìn thẳng vào người đối diện bằng đôi mắt to, đen láy. Sống mũi “Chíp hôi” cao nhưng hơi hếch một chút; khoé miệng trễ, cặp môi mỏng, nhẹ, hòa nhã với đường nét của bàn tay đặt hờ lên cằm. “Chíp hôi” mặc bộ quần áo bò, cho nên có nét gì đấy tương phản với mái tóc đen, dài mặc dù đã được cặp gọn sau lưng.

- Em được nghỉ hè mấy tháng?

- Hai tháng rưỡi.

- Em đến Huế chưa?

Anh hỏi nhìn thẳng vào “Chíp hôi”, tuôn những câu hỏi ấy chỉ là cái cớ anh ngắm “Chíp hôi”. “Chíp hôi” lắc đầu nhìn lại anh.

- Anh không thích con gái Huế, nói chung thì họ có nét gì đấy của…

Anh vụng về tìm cách diễn đạt vì nghĩ “Chíp hôi” đang học đại học năm thứ nhất, chắc chưa hiểu từ này lắm. Anh định tìm từ khác để diễn đạt nhưng lại sợ “chíp hôi” cho mình là kẻ suồng sã.

Anh khoa tay ra đằng trước, rồi thu về trong lòng như những lần bối rối. Tai anh nóng dần lên, mắt cụp xuống. “Chíp hôi” gật đầu ra vẻ hiểu, nhưng thái độ không được chăm chú cho lắm. Anh lẩm bẩm:

- Nói chung thì phải đi nhiều.

- Vâng, em rất thích đi, nhưng phải cái hay bị say xe. Hôm nọ, lớp em tổ chức lên Tam Đảo, chúng nó dỗ mãi em mới dám đi… Vừa trèo lên xe, vừa khóc như ri…

Anh nheo mắt nhìn “Chíp hôi”. Cái đầu tròn, nhỏ, hơi nghẹo sang bên, lộ ra chiếc cổ cao, trắng tựa như cổ một con bạch mã. “Chíp hôi” cụp mắt xuống chân, giọng nghịch ngợm, bướng bỉnh:

- Em đi cả ngày, xểnh một cái là đi, lắm lúc về, mẹ em chửi cho rát mặt. Mẹ em bảo: nhà này có ma hay sao mà mày đi lắm thế. Rồi thì: tao có ăn thịt mày đâu mà cứ bỏ đi cả ngày hả con kia?…

Rồi… buồn cười lắm! Em kệ, cứ đi. Mẹ em bảo: sao lúc nào cũng thấy mày nói là học hai buổi  thế hử… Mà làm bộ đội như các anh chắc là đi nhiều lắm anh nhỉ? Thích thật, em chỉ mong mình là con trai…

Anh ngả người ra sau, bắt tay trước bụng, hai ngón cái chạm đầu vào nhau, quay tròn. “Chíp hôi” vẫn nói, cổ vẫn nghẹo, đột nhiên ngước nhìn thẳng vào mặt anh. Anh cố gắng nhìn lại, thật sâu vào đôi mắt đen hun hút ấy để chứng tỏ rằng mình vô tư, coi “Chíp hôi” như một thằng bạn.

Nhưng tim anh cứ nhói lên, toàn thân rung nhẹ bởi trạng thái hồi hộp, phấp phỏng và anh ao ước cứ được ngồi mãi thế này, chỉ để ngắm và nghe “Chíp hôi” nói. Giá như đây là nhà anh, giá như anh không phải trở về đơn vị để trực máy, để ngắm nhìn những khóm lau buồn bã, nhàm chán vây quanh doanh trại. Lính thông tin phải di chuyển liên tục. Hơn mười năm khoác áo lính, giờ đây, anh thèm khát một nơi cố định, một tổ ấm nho nhỏ.

- Thế trong cuộc sống, em thích nhất cái gì?

Anh hỏi, để nối tiếp câu chuyện, để xoá đi cái khoảng im lặng nguy hiểm thường có giữa hai người mới quen nhau. “Chíp hôi” lại nghẹo đầu, nhưng lần này thì xuất hiện sự tinh nghịch:

- Chả thích gì cả.

Cách nói trống không ở một cô gái mới lớn thường tạo cho họ vẻ ngộ nghĩnh. Nói trống không, tức là đang tìm cách khẳng định mình, rằng mình là một người lớn, một cá thể, để đối thoại chứ không để nghe dạy bảo. Anh rót một cốc nước trắng cho “Chíp hôi”. “Chíp hôi” không uống, vươn người về phía trước, dùng ngón trỏ của tay trái chấm nước vẽ lên mặt bàn những hình nguệch ngoạc. Những hình vẽ bằng nước ấy nằm trên mặt kính trông bí ẩn như kí tự cổ. Anh lén nhìn bàn tay “Chíp hôi”, nó trắng nhưng không nuột nà như anh tưởng tượng mà có những nếp nhăn ở các đốt. “Giá được xem lòng bàn tay của cô ta”. Anh nghĩ thầm bởi vì chưa bao giờ anh cầm tay một cô gái nào, nói thẳng ra, anh chưa yêu ai mặc dù anh là viên thượng uý đứng tuổi và lần nào về phép mẹ anh cũng giục toáy lên chuyện vợ con.

- Thế ba sao một gạch to hơn hai sao hai gạch ạ? “Chíp hôi” tò mò hỏi, ngón út uốn cong lên kiêu kỳ.

- Không, nhỏ hơn - Anh đáp rồi đột nhiên cao giọng hỏi: - Năm nay em bao nhiêu tuổi?

- Em tuổi Tỵ.

- Đinh à.

- Vâng.

- Gay rồi - Anh ré lên, cố tò mò, ra chiều ồn ã để cứu vớt sự trầm lặng quá đà - Tuổi ấy hai lần đò.

- Em biết rồi - “Chíp hôi” cong môi, xoè bàn tay trước mặt mình - Ai tuổi này cũng thế cả. Anh tuổi gì?

- Cũng thế.

- Anh hơn em một giáp.

- Mười hai năm.

Anh vội vã nói ra con số cụ thể và điếng người. Tất cả những hy vọng mong manh từ nãy đã sụp đổ. Anh cảm giác mình đang già đi từng giây một, khuôn mặt anh co rúm lại, chực biến mất. “Chíp hôi” trẻ thế kia, đẹp thế kia, vô tư thế kia… Tim anh nhói đau, sau đó trở lại bình thường và nỗi buồn nhè nhẹ lan khắp người. Câu chuyện trở nên gượng gạo, cũng may, lúc đó chị bạn trở về và hai người tạm biệt nhau. Lúc đứng dậy, “Chíp hôi” luống cuống chào anh bằng chú. Anh không cười, không tức. Anh thực sự dửng dưng, dửng dưng như một cốc thuỷ tinh đặt  ở góc tường.

Trái ngược với lần đầu, lần gặp thứ hai, vai trò bị đảo ngược. Anh trở thành kẻ bị truy hỏi, rụt rè, ấp úng, các câu nói cứ díu lại. Còn “Chíp hôi” thì trở nên tự tin hơn, mọi cử chỉ đều tự nhiên thoải mái. “Chíp hôi” coi anh là một cô bạn. Anh và “chíp hôi” còn tiếp tục gặp nhau lần thứ ba, thứ tư, thứ năm cho đến khi “Chíp hôi” phải về trường, còn đơn vị anh di chuyển lên sát biên giới phía Bắc, nơi núi trập trùng xiết chặt lấy những thung lũng phủ đầy sương trắng. Thời gian đầu anh và “Chíp hôi” viết thư cho nhau đều đặn, nhẫn nại, những lá thư thân mật nhưng không hề có một câu, một chữ nào hy vọng mở ra khúc ngoặt trong quan hệ giữa hai người. Họ chỉ dừng lại ở tình bạn với nỗi phấp phỏng hồi hộp. Những lá thư của “Chíp hôi” bắt đầu thưa dần, ngắn lại, phảng phất sự lạnh lùng. Anh không hình dung được cuộc sống ở trường của “Chíp hôi”, nhưng trong cái tĩnh lặng trong vắt nơi biên ải, anh linh cảm rằng mọi sự đã khác đi. Ai đó đã đến cạnh “Chíp hôi” và thu hút sự quan tâm của cô. Họ không viết thư cho nhau nữa, không bao giờ. “Chíp hôi” và những cuộc gặp gỡ ấy chỉ còn lại trong tâm trí anh như một vết xước dịu dàng. Đó là mối tình đầu tiên của anh, nó không được bày tỏ, thổ lộ, nhưng còn mãi bởi nó đã lưu dấu tận đáy tim anh.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 08:17:59 pm »

BINH NHÌ VÀ THÔN NỮ

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội

Cái vùng đồi um tùm lau lách cỏ tranh, lúp xúp sim mọc hình như đã khuất chìm trong sương mù ký ức và con đường mòn chạy từ Bến Tắt - nơi đơn vị tôi đóng quân - đến xóm Lâm - quê em - chỉ là một vệt mờ chập chờn trong cõi nhớ sau hơn hai mươi năm xa cách. Và tôi, chú lính binh nhì thuộc “xêri 74” sạm nắng trong bộ quân phục rộng thùng thình cũng đã khó hình dung lại trong sự cứng cỏi, cằn cỗi có phần già nua của một sĩ quan mang quân hàm cấp tá hôm nay.

Nguyễn Hữu Qúy


Cái vùng đồi um tùm lau lách cỏ tranh, lúp xúp sim mọc hình như đã khuất chìm trong sương mù ký ức và con đường mòn chạy từ Bến Tắt - nơi đơn vị tôi đóng quân - đến xóm Lâm - quê em - chỉ là một vệt mờ chập chờn trong cõi nhớ sau hơn hai mươi năm xa cách. Và tôi, chú lính binh nhì thuộc “xêri 74” sạm nắng trong bộ quân phục rộng thùng thình cũng đã khó hình dung lại trong sự cứng cỏi, cằn cỗi có phần già nua của một sĩ quan mang quân hàm cấp tá hôm nay. Nhưng em… dư hai thập kỷ đầy giông bão ấy vẫn là nhánh lúa quê ngã bóng lên mảnh - đất - hồn - tôi. Ngày đó, bây giờ và có lẽ mãi mãi!

Thuở ấy, tôi còn rất trẻ. Tuổi mười tám, học xong cấp ba, đang ôn thi đại học, tôi được gọi vào bộ đội. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn cuối. Tôi nhớ, em cũng vậy, chỉ nhỉnh hơn cái tuổi mười bảy một chút. Trên khuôn mặt trái xoan có phần xanh xao, đôi mắt đen lay láy luôn mở to còn đọng lại nhiều nét thơ ngây, tinh khiết. Bến Tắt là một vùng đồi rộng lớn ở miền tây Vĩnh Linh thuộc bờ bắc thượng nguồn sông Bến Hải. Nơi đây, sim móc nhiều vô kể. Cuối hè, sim miên man chín, từng chùm từng chùm tím mọng rưng rưng trong gió nóng như gọi như mời.

Cái thiệt thòi nhất của chúng tôi - những chàng lính trẻ là phải sống xa dân. Làng ở gần nhất cũng đến 9 - 10 cây số.

Chính vì thế mà khi em xuất hiện với dáng người mảnh mai còn đẫm hơi sương phảng phất hương hoa chặc chìu cùng gánh rau xanh trên vai thì tất cả cánh lính trẻ chúng tôi đã đồng loạt ồ lên một cách ngạc nhiên và sung sướng. “Thôi đi! các ông tướng! Đến giờ hành quân ra bãi tập rồi đấy. Hôm nay học bắn súng nhớ kiểm tra mang đủ bia cọc, dây dợ đó nghe”. Tiếng tiểu đội trưởng vang lên.

Em là ai? Em từ đâu đến?… Trước mắt tôi chập chờn hình ảnh tấm bia “thằng còm” chạy qua. Bên tai tôi văng vẳng câu hỏi vu vơ của trái tim chàng trai vừa vượt qua thời kỳ vỡ giọng. Tiểu đội trưởng giương mắt nhìn tôi: “Quái, mọi ngày cậu ngắm tốt lắm cơ mà. Sao hôm nay cứ chệch choạc đâu đâu ấy”.

Kể từ hôm đó, sáng nào em cũng gánh rau lên bán cho đơn vị. Sự có mặt của em đã làm cho cánh lính trẻ chúng tôi xao xuyến. Ai cũng nghĩ cách để làm quen với em, nhưng đâu có dễ. Hình như, em là người ít nói, rụt rè. Vả lại, mỗi buổi sáng khi em đến, thường là chúng tôi đã ra bãi tập. Khi chúng tôi trở về, em không còn ở đấy nữa!

Nếu mọi việc cứ như thế thì có lẽ tôi chẳng mất công chép lại chuyện của tôi và em gửi đăng mục “chuyện tình dưới đáy ba lô” của Phụ san VNQĐ làm gì. Bác Chu Lai - người phụ trách chuyên mục - dặn đi dặn lại tôi rằng: nhớ viết cho mãnh liệt, nồng nàn đó nghe. Thưa, chuyện của em với tôi là chuyện có thật trăm phần trăm nhưng nó có nồng nàn mãnh liệt hay không thì chính tôi - người trong cuộc cũng không dám nói. Dù rằng, tôi đã khôn khéo hơn đồng đội của tôi, lặng lẽ đón gặp được em ở quãng đường khuất gần bãi tập vào một buổi sáng tháng bảy thơm nức mùi hoa chặc chìu. Một thoáng ngỡ ngàng, khi em nhận ra tôi, chú lính binh nhì đầm đìa mồ hôi lắp bắp nói: “Lan ơi, bọn mình gửi cho… cho Lan… Lan cái này”. “- úi cha! các anh gửi cho út cái chi đây?”. “Em cứ mang về nhà, mở ra sẽ rõ”.

Vật mà tôi dùng làm thông điệp tình cảm của mình gửi tới em là tập thơ “Từ góc sân nhà em” của Trần Đăng Khoa và hai chiếc các-tút đạn A.K. Đó là tập thơ tôi lấy ra từ túi cóc ba lô của mình và hai các-tút đạn tôi bắn đầu tiên trong đời bộ đội.

Tôi và em quen nhau từ đó. Con đường mòn thơm nức mùi hoa chặc chìu chạy giữa vùng đồi miên man sim chín trở thành kỷ niệm êm đẹp của chúng tôi. Hàng tuần, tôi bồn chồn chờ mong ngày chủ nhật. Bởi lẽ, đó là dịp tôi có thể tiễn em về một quãng đường hoặc hai đứa được thơ thẩn bên những lùm sim chín mọng. Chúng tôi kể cho nhau nghe những kỷ niệm của tuổi học trò, chuyện về làng quê dân dã của mình. Có lần em hỏi tôi: “Quảng Bình quê anh có giống quê út không?” - “Giống, giống lắm… Lan ạ!” Tôi trả lời và định cầm tay em nói thêm một điều gì đó nữa thì Lan đã nói: “Thôi, trưa rồi út về kẻo mạ trông”… Tôi thầm tự an ủi mình sẽ chờ một dịp khác.

Mấy ngày sau, vào một đêm đại đội tập hợp điểm danh phổ biến 4 giờ sáng mai đơn vị được lệnh hành quân vào phía nam làm nhiệm vụ. Linh cảm báo cho tôi biết đây là một chuyến đi dài, đầy gian khổ và có thể hy sinh. Chao ôi, tôi chưa nói với em một điều gì cả, tôi muốn được gặp em lần cuối cùng nhưng không còn cơ hội nào nữa. Không kìm được lòng, tôi gọi mấy thằng bạn thân trong tiểu đội ra thổ lộ và nói lên ý định của mình. Nhìn lên bầu trời đen kịt sắp đổ cơn mưa và thấy việc làm liều lĩnh của tôi là vi phạm kỷ luật nên tất cả đều can ngăn. Không cản được, bọn chúng đành phải để cho tôi chạy bộ gần 20 cây số đường đồi từ Bến Tắt đến xóm Lâm và ngược lại để có được mấy phút gặp em.

Cơn mưa mùa hạ trút xuống xối xả từ những bước chạy đầu tiên. Sấm sét ầm ầm. Những tia chớp loé sáng như muốn rạch nát bầu trời. Mặc! Với chiếc đèn pin trong tay tôi lao đi trong mưa gió. Cỏ cây hai bên đường giữa ban ngày hiền lành, gần gụi là thế giờ đây trong ánh chớp, bóng đêm, gió hú, mưa gào bỗng trở thành những hình thù kỳ dị. Như ma, như quỷ hiện lên hù dọa con người. Bước sấp bước ngã, tôi chạy đi tìm em, đến với em để được nói với em một câu tốt đẹp trước khi vào trận. Nếu mai kia tôi không trở về, thì em vẫn tin rằng tình yêu trong sáng của người lính binh nhì là có thật. ý nghĩ ấy tiếp thêm lòng dũng cảm và sức mạnh cho tôi.

Khi tôi đặt chân vào nhà em, đồng hồ đã chỉ 10 giờ đêm. Em và cả gia đình sững sờ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của tôi. Tôi hào hển thở và nói rõ lý do sự có mặt của mình. Bố mẹ em giục em đốt lửa cho tôi sưởi. “Con dầm mưa thế này dễ bị cảm lạnh lắm”. Tôi cảm ơn gia đình và xin được trở lại đơn vị ngay vì sau một tiếng nữa sẽ đến phiên gác của tôi. Em thảng thốt xin phép bố mẹ tiễn tôi ra cổng.
-  Sao anh liều thế? Em khẽ khàng nói.
- Câu trả lời là của em đấy, Lan ạ! - Tôi cầm tay em. Khác với những lần trước, em vẫn để yên bàn tay nhỏ nhắn trong tay tôi.
- Ngày mai anh đi rồi, em nói với anh một điều gì đi?
- Đi mô, anh cũng nhớ trở về đây để đưa út ra thăm Quảng Bình nghe - Giọng em run run.
- ờ! anh nhớ! anh nhớ!
Không thể dùng dằng được nữa, tôi đành chia tay em. Vừa chạy được mấy bước, em gọi tôi lại nói nhỏ:
- Chiếc khăn mùi xoa buộc tóc của út, anh cầm lấy để khỏi quên út nghe.
Cầm chiếc khăn mềm mại nhỏ bé như vật hộ mệnh, tôi run rẩy đặt chiếc hôn đầu tiên vào môi em rồi vội vã băng đồi, lội suối về đơn vị. Đến nơi, than ôi, tôi chậm mất nửa giờ.
Sáng mai, trước khi phát lệnh hành quân, đại đội trưởng đã đọc quyết định kỷ luật tôi: Đó là bản kỷ luật duy nhất tôi mắc phải trong hai mươi bốn năm bộ đội của mình. Một bản kỷ luật ngọt ngào.

Hơn hai mươi năm trôi qua. Chiến tranh và cuộc đời bôn ba quân ngũ đã không cho tôi và em thực hiện được ý định của mình. Giờ đây, em đã là cô giáo dạy ở trường tiểu học Gio Sơn - Gio Linh - Quảng Trị. Đã có chồng và hai con. Chồng em cũng là giáo viên. Tôi cũng đã có một tổ ấm. Vợ tôi là bạn đồng nghiệp của em. Hai người thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau. Khi tôi nhắc lại chuyện cũ, vợ tôi và Lan đều cười.
- Bộ đội các anh là liều lắm!
Lúc ấy, tôi chỉ còn biết gật đầu, thủng thẳng đáp:
- Liều, nhưng mà được việc, phải không hai út?



Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 08:34:53 pm »

TÌNH NHÂN ÁO TÍM


Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội

Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi lên yên là Bạch ôm tròn bụng tôi. Làm chủ tay ga, mắt luôn quan sát, tôi vẫn bị chi phối bởi cái cảm giác êm ái của mái tóc mềm chấm vai và một bên má no đầy bóng mịn màu da bánh mật áp sát vào lưng.

Thanh Giang

Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi lên yên là Bạch ôm tròn bụng tôi. Làm chủ tay ga, mắt luôn quan sát, tôi vẫn bị chi phối bởi cái cảm giác êm ái của mái tóc mềm chấm vai và một bên má no đầy bóng mịn màu da bánh mật áp sát vào lưng.

Xe bon ra vùng ngoại ô, phăng phăng vào mênh mông chân trời, mênh mông đồng xanh mát mắt. Rồi rời đường nhựa, sang đường đồng, chiếc Honda nhảy chồm chồm trên những con bờ mẫu, bờ ranh bé xíu như sải ngựa, làm Bạch phải ôm cứng tôi bằng cả hai cánh tay. Bộ ngực săn chắc, tròn lẵn luôn mài cọ vào lưng tôi, cho khoái cảm mà hứng chí, phóng xe điệu nghệ như làm xiếc. Tưởng chưa quen, Bạch phải kêu van tôi, trái lại còn cười khúc khích, thách thức:
- Phi giỏi thì Phi bay. Số phận trên một xe, tuy hai mà một. Lo gì lỗ mũi ăn trầu. Đất ruộng, té thì tắm!
Khi người ta cứng thì mình phải mềm, tôi đâu dám liều, đến những đoạn quá hẹp hoặc khúc bức, tôi nằn nỉ Bạch xuống để dẫn xe qua. Bạch lại cười khúc khích:
- Thì ra mang cái tên Phi làm người ta cũng dễ ảo tưởng!
Liếc nhìn Bạch đang xắn quần lội qua đoạn ướt, chân đã đen mà còn sơn móng màu hồng, tôi trả miếng:
- Phi không bay thì cũng như Bạch mà không trắng vậy thôi, thủ trưởng ạ!
- Không phải thủ trưởng, tổ trưởng thôi!
Giọng thanh tao, trong veo, cà rỡn càng dễ thương.
Nắng xế, nhưng mát lừng bởi gió lộng của vùng thảo nguyên giờ mới thật sự là mênh mông bát ngát, tiếp giáp với ven đồng Tháp Mười. Xa trông những cụm rừng mặt cật, bù húc nằm rải rác như những hòn đảo trên biển xanh.
Cách một cụm rừng khá xa, dưới gốc một cây trâm khẳng khiu có một người đứng vẫy khăn:
- Anh Tư kìa!
- Bạch hay thiệt! Xa vầy mà nhận ra ảnh?
- Răng hô mà hay cười. Chưa thấy người đã thấy hàm răng là biết liền ảnh chớ còn ai. Hay gì mà khen! Nịnh!
Anh Tư đón chúng tôi bằng tiếng cười nhiều hơn tiếng nói và chìa ra hai cái khăn bảo:
- Bịt vô, lẹ lên!
Đó là hai cái mặt nạ bằng vải nin-phăng màu rất mềm, có dây buộc và khoét hai lỗ mắt tí xíu. Chúng tôi đeo mặt nạ xong thì anh Tư cũng rú máy Honda chạy trước dẫn đường. Anh là thủ trưởng cụm biệt động mang mật hiệu N.10; tuy quân số ít, nhưng biên chế tổ chức tương đương cấp tiểu đoàn. Bấy giờ tôi nào biết xa xa những cụm rừng mặt cật, rừng bù húc như những hòn đảo trên biển kia còn có các cụm N.11, N.12 và nhiều N khác. Chúng tôi là bộ phận nội thành, hợp pháp mà kỳ tập nên anh Tư “cưng” chúng tôi kỹ lắm.
Vào gần tới cụm rừng, thoáng thấy ẩn hiện chộn rộn trong chòm lá hình nan quạt: những bóng người, những đuôi tóc dài cùng những ánh mắt tò mò, anh Tư hô lớn:
- Núp vô!
Tức thì bên trong ấy lặng phắc. Sau khi cất xe, anh Tư đưa hai đứa tôi đến… không biết gọi là gì? Nhà, chòi, thum… đều không phải. Đó là một cái dừng bằng ni long kín gián vòng, trên che sơ sài tấm tăng, trong giăng hai cái võng song song, gian cách vài bước chân. Bạch thản nhiên tự chọn cho mình chiếc võng ni long xanh, để hành lý trên cái giá tréo rồi ngồi lên nhún nhún, mắt liếc nhìn kiểm tra hai đầu võng, trong khi tôi còn đứng lừng khừng. Phơi hàm răng hô ra cười, anh Tư như đi guốc trong bụng tôi:
- Thằng Phi đòi che riêng hả? Không được đâu! Trong kia hàng trăm người chỉ có một cái.
Anh vỗ vai tôi thật mạnh, nắn bóp gân bắp, khen áo pun xanh bóng hợp với khuôn ngực nở; chỉ nơi tắm giặt đi theo bờ Lưu Luyến là có giếng Tình Thương đằng góc rừng, muốn uống nước đá thì tới quán ở ngã ba Tâm Tình, nhưng phải chờ khuất dạng…

*
Ngủ một giấc xả oải chạy Honda đường đồng, tôi chợt thức. Đêm về khuya, địa bàn lạ, yên tĩnh cũng  đến lạ. Gió thì thào rất khẽ trên những tàu mặt cật. Nghe rõ hơi thở đều đều và sâu của Bạch. Lần đầu tiên trong đời thằng con trai mười chín tuổi ngủ kề bên con gái trong ruột không gian vừa kín, vừa hẹp, hơi thở gần tai mình bảo sao không xao xuyến, rạo rực. Từng đóng nhân tình hoạt động, Bạch hăm mốt, người mảnh mai, tóc thả chấm vai, trông xinh giòn như thiếu nữ. Còn tôi thì… lưng nách như thợ cày. Là người chỉ huy, Bạch không bao giờ lên giọng chị , trò chuyện xưng tên rất ngọt diu. Lắm khi đi điều nghiên mục tiêu, ngồi ghế đá nũng nịu, đọc thơ tình Xuân Diệu: “Yêu là chết trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu…” Rồi vừa hôn vờ vừa cấu cái móng tay nhọn vào đùi tôi không thương tiếc. Trong tôi mộng mơ chín dần. Nhưng lúc nào Bạch thấy tôi “ló mòi” liền đưa ngón tay út móng sơn hồng rất xinh mà rất nhọn lên, vừa nguýt dài một cái bén như dao. Hoạt động ở thành, chúng tôi gặp nhau theo hiệp đồng quy, quy ước lịch và điểm hẹn, sau đó không ai biết chỗ ở của ai. Cho nên lần này đối với tôi là “ngàn năm có một!”. Từ những lần hôn vờ, tôi khát khao cái hôn thật. Tiếng thở của Bạch nghe có mùi thơm bay sang tôi như hương một loài hoa tinh khiết nhất trên đời. Chợt Bạch cựa mình, tiếng thở lắng xuống rồi lại nghe xa mờ như đang lắng nghe. Tôi lén nghiêng đầu nhìn sang võng Bạch. Bìa rừng thưa, ánh sao đủ cho thấy huyền ảo qua lớp màn tuyl hình ảnh người đẹp ngủ trong rừng. Nhẹ nhàng tôi khoát mùng, bỏ chân xuống võng, ngồi dậy từ từ đứng lên, bước sang đứng bên võng Bạch.

Vẫn gương mặt quen thuộc ấy!? Lòng tôi rung động bồi hồi. Người ngủ cũng có linh cảm, Bạch vụt xoay người nằm nghiêng vào trong khiến tôi giật thót, hồi hộp đến khô cổ. Tôi tự trách mình quá bồng bột bỏ trở về võng. Sự xúc động tình yêu chân chính không cho phép tôi dở trò thô bỉ…

Sáng hôm sau chúng tôi bắt đầu học tập, chương trình làm việc mất ba ngày, trong đó có phần nghe chúng tôi báo cáo tình hình, quy luật bố phòng của những mục tiêu đã giao điều nghiên. Và giao đối tượng mới cho chúng tôi hành sự. Nghĩ tới phải còn chịu “tra tấn” qua ba đêm nữa tôi đâm ngán ngẩm. Thừa lúc nghỉ, Bạch đeo mặt nạ đi đâu đó, tôi muốn nói với anh Tư dừng cho tôi một chỗ riêng. May thay lòng tự trọng níu lưỡi tôi lại.

Tư tưởng ổn định, chúng tôi nói chuyện về bài học, tình hình trong nước, thế giới, cuộc hòa đàm Paris, nhiệm vụ tới của biệt động Sài Gòn.

Tới khuya tôi lại thức. Sự yên tĩnh của rừng mặt cật, gió thì thào mơ hồ. Tiếng thở ngọt ngào của người đẹp ngủ bên mình, hương thơm tỏa lan rừng. Tôi lại ngồi lặng nhìn một vẻ đẹp bí ẩn lần đầu thằng con trai mười chín tuổi khám phá. Từ đôi lông mày cong và mảnh kiêu sa, đến đôi rèm mi dài cong vút đang khép im lìm đường cung vòng nguyệt… Rồi chiếc mũi thon, làn môi đầy mọng như trái chín, đôi má căng bóng ngon lành. Chợt Bạch cựa mình thở mạnh nghiêng mình vào trong, tôi có cảm giác sự chờ đợi bỗng hụt hẫng…

*
Chúng tôi trở về Sài Gòn với nhiệm vụ cấp bách: nội trong hai ngày phải diệt cho được tên tình báo nguy hiểm. Hắn tên Thăng ở số nhà X, đường Y… Không rõ cấp gì, cũng không có ảnh, chỉ được nghe tả hình dáng: “Râu quai nón, trắng, cao lớn”. Tôi đèo Bạch đến phục trước nhà, ngồi trong quán cà phê đối diện. Tôi nói:
- Sao Bạch không hỏi anh Tư xin cái ảnh của tên Thăng? Tả hình dạng gọn lỏn, rủi lầm người giết oan người ta, mang tội!
Bạch đáp:
- Có ảnh người ta đã đưa!
Chúng tôi bước ra ngoài kịp nhìn thấy một người đạp xích lô đúng như hình dáng tả. Tôi thì thầm thắc mắc:
- Tờ bờ(        T.B: Tình báo.) thứ xịn gì mà đạp xích lô?
Bạch chẳng nói gì ngồi lên yên xe, cấu móng tay út nhọn vào bụng tôi. Honda đôi tình nhân tôi rề theo chiếc xích lô đang chở một bà khách chạy về hướng chợ Lớn. Nếu tôi mê Bạch tài kiếm chuyện nói, thì Bạch cũng phải phục tôi nghệ thuật bắt mục tiêu. Chiếc xích lô thả bà khách xuống chợ Lớn, rồi rước bà khách khác chạy lên Sài Gòn.
- Nghi nhầm quá?
Ngón tay út nhọn lại cấu vào bụng tôi.
Khi chiếc xích lô quay về, người có râu quai nón đẩy xe vô trường Đại học sư phạm, băng qua đường Cộng Hòa, vào tổng nha. Từ xa tôi thấy hắn chìa ra tấm cạc xanh và vào. Bấy giờ Bạch mới rỉ tai tôi:
- Tên này đang theo dõi một cơ sở, có nguy cơ sắp bể, nên bất cứ giá nào, anh Tư lịnh phải “giải quyết” càng sớm càng tốt.
Khi chúng tôi bám theo tên Thăng định hạ thủ thì được lịnh khác: “Không được nổ súng ngoài đường, đặt thuốc nổ tại nhà đánh sập luôn”. Kèm theo lịnh là hai hộp Guigô thuốc nổ C.4.
Tôi phàn nàn:
- Gì mà phải dùng dao mổ trâu để cắt cổ gà?
- Biết đâu chuyện yêu cầu của cấp trên. Cứ chấp hành!
Như cái máy, tôi mang mìn vào đặt, khi nắm chắc quy luật về nhà: từ 7 giờ đến tối đến 9 giờ. Dùng kềm Honda tôi bấm kíp axit hai chấm, tức trong khoảng 25 đến 30 phút nổ. Đặt xong, ra ngồi uống cà phê nơi quán xa.

Bạch đẩy phin cà phê sang tôi, quậy đường, kiếm chuyện nói một cách duyên dáng. Nhưng tôi giờ thì hơi bực, có phần tự ái giọng điệu chỉ huy của Bạch, phần nữa tập trung lắng nghe tiếng nổ. Quá thời gian hẹn giờ. Bạch gọi thêm nước uống, tôi không dằn được sự lo lắng:
- Sao nó không “cười” gì hết?
- Trở vô coi sao?
- Biết nó nổ lúc nào? Tới bất tử nó nổ mình lãnh đủ sao?
- Không dám thì chở Bạch đi! Chỉ chỗ Bạch vô. Để lộ thì chết!
- Nguy hiểm lắm! Thôi bỏ đi.
Bạch đứng dậy thì thầm:
- Còn lời hứa với anh Tư thì sao? Sáng mai tới điểm Z, Phi chở Bạch, ta dùng súng bắn vậy.
Nhưng sáng hôm sau tới thì trái đã nổ hồi 4 giờ khuya, sập một góc nhà phía sau, người ta bu đông. Mặt Bạch thoáng vẻ rầu rĩ: “Cái nhà sập, nó cảnh giác. Nhiệm vụ không hoàn thành. Thời gian đã hết!” Vừa lúc tên Thăng đạp xích lô về.
- Hành động! - Bạch thì thầm.
- Chưa chuẩn bị!  - Tôi đáp - Cảnh sát đông quá!
- Thôi đến trưa, mười một giờ.
Trưa, tôi đến điểm hẹn, chở Bạch. Với áo dài tím, bóp đầm kính mát xanh, trông Bạch vừa sang trọng vừa uy vũ. Tôi cảm thấy diễm phúc tràn ngập phơi phới lạ lùng. Đôi tình nhân đang đi dự liên hoan, tôi không cảm giác mình đóng giả vờ chút nào.

Khi đến nhà tên Thăng, tình huống thật bất ngờ! Một tiểu đoàn lính dù vừa thua trận ở Dầu Tiếng về đóng quanh vùng. Bên cạnh nhà Thăng nhiều quán xá, lính vào uống cà phê, ăn hủ tiếu, súng dựng làng khang. Tôi chạy qua luôn. Bạch cấu móng tay bảo dừng. Tôi chạy chậm lại, hỏi:
- Diệt nó, mình làm sao thoát?
- Vậy là không hoàn thành nhiệm vụ sao?
- Tại thuốc không nổ đúng giờ chớ tại mình đâu?
- Đúng đổ thừa thuốc nổ, lỗi khách quan để chạy trốn trách nhiệm. Mình đã nhụt trí với bất cứ giá nào để cứu một cơ sở.
- Thế mình không phải là cơ sở sao?
Tôi chợt nghe hơi thở Bạch dồn dập phía sau gáy, gay gắt:
- Bây giờ anh nói thiệt đi. Có phải anh sợ không? Hễ anh nói sợ là về!  - Bạch lần đầu gọi tôi bằng anh dằn mạnh như quả - Về báo cáo với anh Tư như vậy!
Tôi dừng xe, tấp lên lề, nhìn Bạch, xuống giọng:
- Sợ thì Phi không sợ. Nhưng nghĩ phải bảo tồn lực lượng…
- Còn Bạch dù có hy sinh, Bạch cũng hoàn thành nhiệm vụ. Phi chở Bạch đi, để Bạch hành động.
- ừ, thì đi!
- Nói vậy nhưng quả thật tôi có run sợ. Biết chắc, nổ một phát giữa một vùng lính đặc nghẹt, nó bu vô là cầm chắc vô tù! Nếu không vì yêu Bạch, không nổi tự ái của thằng con trai, tôi rút lui rồi. Khi xe quay lại, tôi dừng ngay cửa nhà Thăng theo điều khiển của Bạch, xuống xe, nổ máy chờ. Bạch ung dung đi vào khi đã dặn tôi:
- Anh ở ngoài ngăn cản bất cứ ai vào, để mình em hành động. Nếu em bị sự cố, anh vọt luôn, để nếu thiệt hại chỉ một mình em!
Giây phút quyết định số phận cực kỳ căng thẳng, Bạch xưng hô không nhất quán, song rất tự nhiên như sẵn trong tiềm thức. Những lời như mệnh lệnh, như lời trăn trối. Hành động dũng cảm tuyệt vời, táo bạo tự tin của Bạch như ánh chớp của sấm sét thiêu cháy tức khắc nỗi sợ, khiến tôi tỉnh táo trở lại.

Trước nhà tên Thăng có bảng đề: Y tá chích thuốc tư. Bạch đi vào tự nhiên như khách hàng. Nhưng rồi trở ra khi nhìn thấy tên Thăng đang ngồi ăn quán, bàn trong cùng, Bạch đi thẳng vào quán và kín đáo rút súng. Tức thì vang lên giọng con gái trong vắt:
- Ai đâu ngồi yên đó! Nhúc nhích tôi bắn chết liền.
Cả quán, bọn lính dù đang ăn nhậu ồn ào thoắt lặng trang. Có tên gắp miếng thịt giữa chừng không dám để xuống. Ai có thể ngờ một cô gái áo tím mảnh mai, sang trọng như vậy? Bạch tiến thẳng đến bàn tên Thăng, dõng dạc:
- Mầy là thằng Thăng, có nợ máu với nhân dân. Bữa nay mầy phải đền tội!
Tên Thăng chưa kịp há miệng râu quai nón đã lãnh hai phát đạn K54 vào ngực, chết tốt. Hai lính vệ sĩ chực phản ứng, tức khắc lãnh hai phát nữa. Một lính dù toan gạt chân chặn đường ra Bạch rãy một phát, ngã gục.

Xe tôi vẫn mở máy, vừa nghe Bạch chạm lên yên là gài số một, vọt, nòng súng của Bạch còn bốc khói. Một lính dù gác đầu trên, nghe nổ, chạy xuống chửi thề hỏi vang rân. Tôi thò tay vào bụng toan móc súng nhưng Bạch nhanh hơn nắm tay tôi kéo ra:
- Để em lo cho - Bạch nhóng đầu qua vai tôi, nói lớn - lính dù ăn nhậu bắn lộn nhau đằng đó mà.
Rẽ mấy khúc ngoặt giao lộ, Bạch cởi xong áo dài tím để còn lại bên trong chiếc áo mỏng cổ lá sen màu da trời.
- Mình ra bến Bạch Đằng ăn kem, hóng mát sông Sài Gòn đi anh!


Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2008, 10:50:17 am »

HOA BẠC HÀ VẪN NỞ

Nguồn: Tạp chí VN


Đã 4 năm rồi tôi mới có dịp trở lại Hà Giang nhân hội nghị bàn về công tác phối hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Gần giữa buổi, người phụ nữ mặc váy áo Mông rực rỡ lên bục, cùng với lời giới thiệu: Chị Giàng Thị May, cán bộ Hội phụ nữ huyện MV… “Tôi sững sờ không tin nổi mắt mình. Đúng là May rồi! Khuôn mặt ấy, đôi mắt một mí lanh lợi bạo dạn ấy, dáng người ấy… tôi chả còn nghe được May nói gì mặc dù ngồi kề ngay chiếc loa thùng. Giờ giải lao, tôi đứng chặn ở cửa. May như thả bước ra.

Đỗ Bích Thuý

Đã 4 năm rồi tôi mới có dịp trở lại Hà Giang nhân hội nghị bàn về công tác phối hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Gần giữa buổi, người phụ nữ mặc váy áo Mông rực rỡ lên bục, cùng với lời giới thiệu: Chị Giàng Thị May, cán bộ Hội phụ nữ huyện MV… “Tôi sững sờ không tin nổi mắt mình. Đúng là May rồi! Khuôn mặt ấy, đôi mắt một mí lanh lợi bạo dạn ấy, dáng người ấy… tôi chả còn nghe được May nói gì mặc dù ngồi  kề ngay chiếc loa thùng. Giờ giải lao, tôi đứng chặn ở cửa. May như thả bước ra.
- May!  - Tôi gọi khẽ, tim đập thình thịch.
- ấy dà! Ai thế này? Anh Tuấn phải không? Phải rồi, thật rồi!… May cuống lên, ngỡ ngàng nhìn tôi.
*
Ngày ấy… Ban chỉ huy đồn phân công tôi phụ trách lớp tập huấn kiến thức KHHGĐ cho chị em ở Lùng Séo, một xóm cách đồn hai giờ đi bộ. Đây là công việc thường xuyên của đồn, có ngại cũng không né tránh được mà tôi thì mới 21 tuổi, trẻ măng, và lại chỉ ngại thời gian đầu, sau rồi quen, cứ nói như bắn súng đại liên, lắm lúc quên cả mình chưa vợ.

Lớp tập huấn vào buổi tối ở nhà trưởng bản. Buổi đầu tôi mê mải giảng bài, không có gì đặc biệt xảy ra. Nhưng buổi thứ hai thì tôi bắt đầu chú ý tới một phụ nữ, đúng ra là một cô gái, ngồi tít trong góc nhà, lại hình như rất thờ ơ có vẻ như ngủ gật. Hết buổi, tôi nhờ ông trưởng bản gọi cô ta lại hỏi cho cặn kẽ.
- Cô có hiểu tôi giảng gì không?
- Chi pây hầy! (Không biết đâu).
- Cô không hiểu chỗ nào?
Cô im lặng. Lúc mọi người về hết, ngồi bên bếp lửa, ông trưởng bản hút thuốc lào mù mịt kể cho tôi nghe về cô gái này: May về làm dâu nhà ông Lử lúc mười lăm tuổi. Thằng Chài - chồng May, mới mười ba, đi chăn bò ăn trụi cả vạt ngô mới lên. Lấy nhau được nửa năm thì thằng Chài chết vì bị rắn cắn, May ở lại nhà ông Lử cho tới giờ. “Bộ đội biên phòng giảng kế hoạch hoá nó không hiểu là phải thôi. Có được làm vợ thật đâu mà hiểu. Mà cũng có khi nó buồn, nó chán à”. Ông trưởng bản cười khà khà.

Sau lớp tập huấn, tôi được cử ở lại tổ công tác Lùng Séo luôn. Nghe nói May có giọng hát hay, tôi bảo anh bí thư đoàn xã vận động May tham gia hoạt động đoàn, anh giãy nảy: “Bố chồng nó dữ lắm bộ đội à. Nó có hát hay như con chim rừng cũng chịu thôi, không mang đi được đâu”. Tôi phải nhờ đến Bí thư chi bộ. Rồi May cũng được tham gia. Nhưng cô dè dặt lắm, thi thoảng mới hát. Cô cũng theo học lớp xoá mù chữ mà tôi và tổ trưởng Luân thay nhau đứng lớp.

Giữa đám con gái cùng lứa tươi vui phơi phới, May như lạc lõng với gương mặt trầm cảm u uất, hiếm khi thấy cô nở nụ cười. Chính điều ấy lại khiến tôi chú ý tới May. Cái khoảng cách mà tôi gắng đẩy xa ra giữa tôi và em dường như cứ xích lại gần. Sau mỗi buổi lên lớp, tôi bắt gặp ánh mắt đăm đăm như có lửa của em. Hèn gì các mẹ cứ bảo: “Con May mà chưa có chồng thì phiên chợ nào đàn ông cũng quên lối về”. Tổ trưởng Luân nửa đùa nửa thật: “Cậu bị con gái Mông chài rồi. Mà lại là gái đã có chồng mới chết chứ lị. Không khéo bố chồng nó kiện thì kỷ luật rồi về quê sớm”. Tôi biết Luân lo cho tôi. Từ hôm ấy tôi thường tránh May mỗi khi em mang đến cho tổ công tác mớ rau cải, quả bí ngô… Phong trào Đoàn của xã ngày càng đi lên trông thấy, đã có ý kiến đại hội tới sẽ đưa May vào ban chấp hành. Lẽ ra phải mừng thì tôi lại lo. Tôi lo không biết phải làm gì đến khỏi bối rối, hoang mang mỗi khi đến sinh hoạt với chi đoàn, gặp May. Một buổi chiều, tôi vừa xuống suối tắm giặt trở lên thì gặp May đang đứng chặn giữa đường:
- Bộ đội Tuấn sợ May bỏ bùa à?
- Không… không… sao May nghĩ thế!
- Không thì sao lại tránh mặt? Bộ đội không tốt. Bộ đội cũng giống lũ trai bản này thôi…
Hình như giọng May nghèn nghẹn. Tôi cuống quýt gọi nhưng đôi chân quấn xà cạp đã bước đi thoăn thoắt. Tôi nhìn theo hút bóng em lần dần vào những mảng hoa bạc hà đang độ tím ngăn ngắt. Tự dưng trong lòng trào lên một cảm giác bồn chồn đến khó tả.

Ba hôm sau ông Lử - bố chồng May đến tận tổ, nhắn Luân bảo tôi đến chơi. Luân có vẻ lo lắng:
- Cậu làm gì cô May rồi phải không?
- Đừng có bậy bạ!
- Thế sao bỗng dưng ông Lử lại tìm cậu?
- Có trời biết. Tớ chả sợ!
Nói vậy nhưng thực ra tôi cũng run. Nhà ông Lử làm ngay dưới chân núi, vách thưng ván gỗ, vườn rộng rãi và xếp đá thành hàng rào. Ông Lử gần như không nói gì, rót cho tôi liền hai bát rượu pha mật ong, thứ mật ong hút từ hoa bạc hà ngả màu vàng sậm làm cho rượu ngon ngọt, thơm lừng. Chếnh choáng rồi ông Lử mới bảo: “Bộ đội ra vườn với tao”. Một đoạn bờ rào bị sập xuống, chẳng biết do trâu bò hay mưa gió, ông bảo tôi cùng xếp lại. Nhưng chỉ lát sau thì ông để tôi ở lại rồi đi đâu mất. Tôi hì hục xếp nhưng không sao ra hình thù cái bờ rào, cứ chồng đá lên lại đổ. Đá đổ cả vào đám bạc hà làm lá dập, mùi thơm hăng hăng xộc vào mũi vào mắt tôi. Nắng đã lên đến đầu mà trước mặt tôi vẫn chỉ là đống đá to lù lù. Mệt! Mồ hôi mồ kê túa ra nhễ nhại. Lúc này thì tôi đói và bực mình thực sự. Cái chõng tre ở hồi nhà có khói thuốc lào lãng đãng bay lên, quyện vào cành lá cây. Thấy ông Lử thấp thoáng ở đó. Hình như ông vừa nằm khểnh, rung đùi thích thú với cái sự xếp đá hàng rào bên đám bạc hà của tôi. Tôi gào lên:
- Ông mắng chửi tôi, làm đơn kiện tôi thì làm đi. Sao lại vẽ trò này. Tôi yêu, tôi thương con dâu ông đấy. Nhưng tôi đã làm gì nên tội…
Đang xăm xoi đoạn bờ rào cũ phẳng mà dựng đứng như đổ bê tông, tôi ngờ có chất keo dính nào đó, thì bà Lử đến khẽ bảo:
- Thôi, bộ đội về đi. Cái tay cầm súng thì quen chứ làm vườn khó lắm đấy. Bà mủm mỉm cười. Không kịp rửa tay, tôi đứng ở vườn chào rồi về. Tôi chịu, không hiểu ông Lử muốn gì ở tôi.
Hôm sau, đột ngột tôi được lệnh về tỉnh gấp. Tôi không kịp chào bà con Lùng Séo, vả lại cũng nghĩ chỉ đi vài bữa lại lên. Đến khúc rẽ cánh Lùng Séo độ nửa giờ đi bộ thì tôi gặp May. Cô đưa cho tôi nắm xôi và một chùm hoa bạc hà rồi quyết định quay đi luôn. Tôi chộp lấy tay em, bàn tay chai sạn, nứt nẻ nóng hầm hập:
- May ơi, tôi chỉ đi vài ngày thôi. May ở lại… khỏe nhé.
- Anh Tuấn chỉ nói thế thôi à?
- Kìa May! Tôi ngại… Tôi sợ làm khổ May. May là gái đã có chồng. Nhưng bây giờ, không lẽ… ông Lử…
Tôi chưa nói hết câu thì May đã chạy vụt đi.
Ngồi trong xe ô tô mà lòng tôi cứ da diết thương May và giận ông Lử. Chùm hoa bạc hà tím ngăn ngắt, thơm cay cay làm tôi ứa nước mắt.

Không ngờ chuyến công tác ấy của tôi lại dài đến thế. Tôi về tỉnh nhận lệnh điều chuyển sang một đồn khác, rồi lại về tỉnh, sau nữa là về Bộ Tư lệnh cho đến giờ. Đã 4 năm…

*
“Anh ngốc thật đấy. Hôm bố gọi anh sang, cho ra vườn để thử xem anh có làm con rể bố được không. Vậy mà lại lo cuống lên…”. May kể lại. Tôi nghệt ra: “Sao lại là con rể?”. Thì cũng gần như thế. Từ ngày Chài mất, em được các cụ thương lắm, coi như con đẻ rồi. Mà ở bản em muốn làm rể thì phải qua thử thách. Bố bảo: “Thằng Tuấn không khéo, nhưng thật bụng…”. Bố hút thuốc lào ở chõng tre, chờ anh vào để uống rượu rồi nói… Nhưng anh chào và đi luôn… bố buồn.

Ôi! Thế là tôi ngốc thật. Tôi bảo May: “May ơi, anh nhớ rượu mật ong lắm đấy!”. May cười: “Chai rượu hôm xếp đá vẫn còn. Bố đang để phần. Mùa này lại có hoa bạc hà rồi!”.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM