Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:14:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147491 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #230 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2008, 11:16:00 am »

Vann không hiểu chiến thắng này lừa phỉnh đến mức nào. Anh không biết rằng trong một lúc phấn khích đảm nhiệm sự kiểm soát toàn bộ, anh đồng thời chứng tỏ chế độ Sài Gòn không có quyết tâm cần thiết để sống sót, cũng không nghĩ mình đã đóng vai trò của Weyand và anh trong đợt tấn công dịp Tết : làm chậm sự kết thúc lại. Một lần nữa, anh là người cần thiết. Phó của anh, tướng Hill nhận thấy rõ Vann cần cho chiến thắng đến mức nào. Ông nói “ Mọi tướng lĩnh Mỹ có tài sẽ làm như tôi đã làm nhưng không có Vann thì không có trận đánh Kontum vì không có anh, Bá và những người Việt Nam khác từ Sài Gòn sẽ không đánh nhau “.

Người thành thạo sử dụng những người Việt Nam đến thế vì lợi ích chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tán thành cách anh sử dụng chiến thắng của anh bởi những người anh phục vụ. Nixon lợi dụng sự tạm ngưng do chiến thắng Kontum tạo nên để Kissinger đưa ra một thỏa hiệp mang lại cái chết cho chế độ Sài Gòn trong cuộc khủng hoảng tiếp theo. Những thỏa thuận ở Paris ngày 27 tháng Giêng 1973 dự kiến rút các cố vấn và lực lượng Mỹ hỗ trợ chế độ Sài Gòn còn lại, để quân đội Bắc Việt tự do kết thúc nhiệm vụ của họ ở miền Nam. Hoàn cảnh chính trị trong nước Mỹ buộc thực hiện giải pháp ấy. Tổng thống sẽ đứng trước một cuộc tái bầu cử và ông dùng mọi sức lực để tác động dư luận công chúng về chiến tranh . Những người cộng sản Việt Nam không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận nếu người Mỹ không rút hết quân đội về nước, để đất đai tự do cho họ. Màn kịch hai bên cùng rút quân đội đã chấm dứt. Nixon và Kissinger tự thuyết phục không vì thế mà họ làm hại những đứa con đỡ đầu ở Sài Gòn . Họ cho rằng lực lượng không quân của Hoa Kỳ sẽ đưa Hà Nội đến thất bại.

Sáng ngày 7 tháng Sáu năm 1972, hai ngày sau khi người lính Bắc Việt cuối cùng chết ở Kontum, John Vann nói chuyện với một toán cố vấn mới. Đây là cuộc hội ý thông thường với những người vừa tới. Anh nói với họ anh “ thường bị tác động vì lòng tin phổ biến “, rằng Việt Nam “ bị đau khổ quá mức “ về cuộc chiến tranh của Mỹ. “ Thực tế nếu miền Nam Việt Nam không tương xứng với cái giá phải trả của Hoa Kỳ thì ngược lại ngày nay dân tộc này tiến bộ hơn nhiều so với khi họ sống trong hòa bình với một chính phủ không cộng sản hoặc sống trong hòa bình với một chính phủ cộng sản . Năm 1962, số người biết chữ chỉ 15%, ngày nay là 80%”. Cuộc cách mạng xã hội anh muốn giành giật của những người cộng sản năm 1965 “ đã được thực hiện, từng phần do những biện pháp sử dụng, nhưng chủ yếu vì những biến cố chiến tranh “. Anh nói về phép lạ của việc trang bị cho đồng ruộng và hệ thống tưới tiêu, về những trạm vô tuyến truyền hình, xe máy Honda. Việc đô thị hóa bắt buộc cũng giúp cho cuộc cách mạng xã hộ tạo một lớp người mới “ tiêu thụ “ có lợi cho nông dân.

Trong lúc anh nói thế, 39.000 lính Sài Gòn đã bị chết trận.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #231 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2008, 11:38:35 am »

Ngày 9 tháng Sáu 1972, John Vann bay đi Sài Gòn cùng John Hill người mà tổng chỉ huy Creighton Abrams sẽ gắn Huân chương vì đã đóng góp công sức làm nên chiến thắng. Vann ở lại buổi chiều dự một hội nghị chiến lược với Abrams, Weyand và những tướng Mỹ cố vấn của ba Quân đoàn khác. Rồi Vann và Hill trở về Pleiku trong buổi tối với người phó mới của Vann, đại tá Robert Kingston chuẩn bị được thăng thiếu tướng. Hill trở về Hoa Kỳ chậm nhiều tuần sau khi tham gia chiến đấu cùng Vann. Vann ở lại phòng ăn sĩ quan dự bữa ăn tiễn biệt Hill, tắm mình vì rượu và chúc tụng. Vann sẽ đi ngay về Kontum để qua đêm với Rhotenberry và Bá. Anh nói “ Từ khi cuộc chiến bắt đấu, ngày nào tôi cũng ở Kontum “ và anh muốn giữ nhịp điệu ấy. Anh bảo người phục vụ bàn ăn chuẩn bị cho một gói trái cây và bột rán, mang theo một chai rượu cho Rhotenberry và Bá.

Anh mừng rõ khi máy bay lên thẳng cất cánh sau 21 giờ một ít, đã quên hẳn bản di chúc viết sau thất bại Tân Cảnh. Peter Kama trở về đơn vị ở Huế cùng tờ giấy ấy trong ví. Vann gọi điện cho Rhotenberry hỏi về thời tiết ở Kontum. Đêm mồng 9 tháng Sáu ấy , bầu trời trên thị xã sáng sủa nhưng thời tiết những ngày trước đó thật thảm hại vì sương mù và mưa nên Rhotenberry sau khi thông báo thời tiết tốt không ngăn được mình đưa ra một lời hóm hỉnh.

-   Anh không cần bỏ chân xuống tìm chỗ hạ cánh !
-   OK, John trả lời. Tôi sẽ có mặt ở đó sau 15 phút nữa.

Hai con suối Khol và Drou chảy qua đường 14 cách phía nam đèo Chư Pao năm cây số, gần ấp Ro Uay. Những người lính Quân lực Cộng hòa ở trong hầm che những túi cát ở đầu cầu nghe tiếng trực thăng lại gần trong đêm tối thấy lửa kèm theo là tiếng nổ. Một phi công máy bay Cobras tìm được xác trực thăng dưới một bụi cây. Một chiếc Huey đặc biệt “ chim cắt đêm” thả pháo sáng tìm một điểm hạ cánh gần đấy. Trung tá Jack Anderson lái, người đã di tản các cố vấn khỏi Hoài An, trông thấy Vann nằm úp mặt xuống đất. Anh chết ngay vì cú sốc tai nạn, bị gãy xương nhiều chỗ nhưng không có máu hoặc bị cháy. Anh vẫn còn đôi ủng ở chân. Nhưng lính biệt kích của Quân lực Cộng hào ở một căn cứ gần đấy đến trước đó nhận tiền thù lao vì đã mạo hiểm đi tìm nạn nhân trong vùng đã bị quân Bắc Việt đánh bại. Họ tước đồng hồ tay và ví của anh trước khi đưa xác lên trực thăng “ Tôi căm ghét kẻ đã làm cho John Vann bay chuyến cuối cùng “, Anderson nói với người cùng lái và bay tới bệnh viện Pleiku.

Doug Ramsey biết tin Vann chết ở trại thứ bảy, trại cuối cùng của anh ở Campuchia. Tù binh được phép nghe đài Hà Nội và đài Giải phóng, tiếng nói của Việt cộng . Những người cộng sản Việt Nam gián tiếp viếng anh khi hát vang chiến thắng. Họ chú ý nhiều đến cái chết của anh hơn các tướng Mỹ trước đó . “ Vann phạm những tội ác quá mức “, đài Giải phóng nói và việc anh biến mất “ là một đòn nặng nề “ đối với Hoa Kỳ và chế độ Sài Gòn . Tờ báo quân đội Bắc Việt Nam đăng một bài bình luận đặc biệt, đài Hà Nội phát lại, về cái chết của “ trưởng cố vấn phi thường này “. Những người cộng sản cho rằng họ đã bắn hạ chiếc trực thăng của anh. Đài Hà Nội thông báo một bức thư được gửi cho đơn vị phòng không khen ngợi các pháo thủ về “ loạt đạn xuất sắc của họ “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #232 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2008, 11:49:55 am »

Nhưng không phải những người cộng sản đã giết chết John Vann. Quân lính Quân lực Cộng hòa ở cầu không nghe tiếng súng bắn trước khi trực thăng bị nạn, ở thân chiếc Ranger cũng không có vết đạn. Sự va chạm mạnh và cách các lưỡi phần quay cắt cành cây chứng tỏ máy bay đâm vào bụi cây với vận tốc lớn. Việc nghiên cứu kỹ thuật về máy và các bộ phận khác xác nhận điều đó.

Cách giải thích tai nạn không liên quan gì đến việc đánh nhau. Với cuộc hành quân Tân Cảnh, Vann đã làm cạn kiệt lòng can đảm của phi công lái, Bob Richards. Anh buộc phải để anh ta lại Nha Trang để thần kinh ổn định lại. Rồi Bob đi nghỉ phép ở Bangkok và đào ngũ. Để thay thế, Vann tuyển dụng một phi công 26 tuổi, trung úy Ronald Doughtie. Đây là một người lái có khả năng và can đảm nhưng thiếu kinh nghiệm và không nhạy bén như Richards. Đêm ấy, ở Kontum thời tiết đẹp nhưng không tốt trong vùng Pleiki; phía nam đèo Chu Pao, có những đợt mưa và nhiều sương mù ảnh hưởng đến tầm nhìn. Kết luận của cuộc điều tra chính thức chỉ rõ Doughtie bỗng gặp một mảng thời tiết xấu, đáng lẽ chuyển qua điều khiển bay bằng máy anh cố tiếp tục nhìn bằng mắt thường. Khi một người lái làm như vậy, anh bị chóng mặt, tưởng mình vẫn bay thẳng trong lúc thực tế, anh quay tròn, xuống rất nhanh trong cái mà các phi công gọi là “ vòng xoắn ốc của nấm mồ “. Việc anh đâm vào bụi cây theo một góc 45 độ xác định điều đó. Đấy cũng là điều đại tá Anderson nghĩ khi nhìn những cành cây gãy nát dưới ánh đèn chiếu của chiếc Huey. Doughtie cũng chết ngay, cả viên đại úy ngồi ở ghế sau đi theo học lái.

Anderson và những phi công khác tự hỏi vì sao Vann chọn đi đường 14 về Kontum, con đường nguy hiểm nhất. Phải bay tương đối thấp để trông thấy đường và nguy cơ bị bắn ở đèo Chu Pao, còn một số quân Bắc Việt trang bị súng phòng không ở đấy. Có con đường an toàn vòng về phía tây ngọn đèo tránh được đạn của quân địch. Một phi công khác theo con đường phía tây cùng đêm ấy với Vann đi ngay sau anh và đến nơi không có vấn đề gì.

Nhưng khi biết rõ John Vann, người ta không đặt câu hỏi nữa. Con đường 14 nhanh nhất và Vann thích chơi trội. Trong trạng thái phấn khích, anh hào hứng thử thách kẻ thù với ngọn đèo khi đi qua đó hết tốc độ trong đêm. Doughtie không biết có những nguy cơ ấy hoặc không  hiểu vì thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, anh không cưỡng lại Vann như Richards chắc đã làm.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #233 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2008, 01:39:43 pm »

Bốn tháng sau khi Vann chết, tôi tìm lại bụi cây. Tôi đã lên cao nguyên phỏng vấn Rhotenberry, Bá và những người tham gia trận đánh cuối cùng với anh, cảm thấy tôi không thể ra đi mà không thấy được chỗ trực thăng của anh bị tan tành. Tôi đã đọc các báo cáo chính thức nhưng không đủ để giải thích về John Vann. Có cái gì đó hơn thế.

Các cố vấn CORDS ở Pleiku đưa tôi đi bằng trực thăng đến căn cứ Ranger gần chỗ tai nạn. Chúng tôi gặp một chuẩn úy, một người miền núi trong vùng nói có biết việc xảy ra ở đâu và chúng tôi xuống con đường đi vào ấp Ro Uay.

Hôm ấy, nắng ấm với nhiều đám mây trắng trên trời, tầm nhìn xa mấy cây số. Bụi cây cách đường 50 mét về phía tây của thôn ấp, là phần còn lại duy nhất của khu rừng. Những người miền núi làm nương trên đất đã bị đốt cháy. Họ chặt và đốt cây cối, bờ bụi, gieo hạt cho đến lúc đất cạn kiệt sau ba, bốn năm. Những cây cối khác xung quanh thấp bé, mọc lên trên những cánh đồng đã bỏ lại. Có vẻ lạ lùng vì chiếc trực thăng của Vann đã đụng phải bụi cây sót lại trong đêm mưa.

Xác máy bay rải rác xung quanh khoảng 50, 60 mét. Tóc độ máy tông vào cây và những thùng nhiên liệu nổ làm chiếc trực thăng nhỏ nát vụn. Phần duy nhất còn nhanạ ra là chiếc đuôi cong. Những cây to nhìn rất đẹp với thân cây sừng sững, phía trên là tán lá dày tỏa bóng dưới những tia nắng mặt trời. Tôi tự hỏi vì sao dân chúng trong bộ tộc để nguyên bụi cây như vậy.

Gần những cây to là những thân gỗ tròn gọt vuông vắn thẳng xuống đất. Tôi hỏi viên chuẩn úy miền núi đấy là gì. Ông quay vòng bàn tay nói đi nói lại :

“ Người chết ở đấy. Người chết ở đấy “.

Tôi trông thấy gần đấy những bức tượng gỗ nhỏa thô thiển cắm vào đất, được chạm trổ thô sơ theo lối người miền núi không xa đây lắm và tôi biết vì sao những cây to được giữ lại. Mảnh rừng này là nghĩa trang của thôn ấp. Nhân dân bộ tộc để nguyên trạng thái tự nhiên để bảo vệ những ngôi mộ và tạo bóng thuận lợi cho nghi thức tang lễ của họ.

Bây giờ tôi đã biết việc gì xảy ra đêm ấy. John Vann đi dọc theo con đường, đùa nghịch trên bầu trời, một lần nữa xem thường cái chết, không biết rằng lần này nó đang chờ anh dưới tán những cây to.

George Jacobson, bạn thân của Vann, ở lại đến cùng. Sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh rời mái nhà tòa đại sứ Hoa Kỳ trên chiếc trực thăng ra tránh nạn ở hạm đội 7 trong lúc những chiếc xe tăng quân Bắc Việt tiến vào Sài Gòn . John Vann không phải chạy trốn trên một chiếc tàu biển. Nhưng anh không lỡ cuộc ra đi. Anh chết trong khi tin tưởng đã thắng trong cuộc chiến tranh này.

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM