Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:47:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tài liệu nghiên cứu nước ngoài về chiến tranh Việt Nam sau WWII  (Đọc 181684 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 01:14:26 pm »

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

Hình bên: Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến

Trung Quốc đã tập trung cuộc tấn kích của nó vào ba tỉnh lỵ của Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, nhưng nó cũng thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các thị trấn nhỏ khác thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam (xem Bản Đồ 2). Các sự tường thuật cho thấy rằng QĐGPNDTQ đã tấn công ít nhất ở cấp đại đội đánh vào ba mươi chín địa điểm dọc theo biên giới dài 1,281 cây số.79 Nhưng nếu các cuộc tấn công lớn nhất trong các cuộc đột kích này, các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào các tỉnh lỵ, đã diễn ra một cách tệ hại, các cuộc tấn công nhỏ hơn được đánh giá ra sao?

Các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào Quảng Ninh tiêu biểu cho các cuộc tấn công nhỏ hơn này. Quảng Ninh nằm ở bờ phía đông của biên giới Việt Nam với Trung Quốc và, với dân cư thưa thớt, là tỉnh nhỏ nhất mà Trung Quốc đã tấn công.

Một tỉnh dài, hẹp, trải dài đại cương theo trục đông bắc xuống tây nam, Quảng Ninh bao gồm chính yếu một khối lớn các ngọn đồi và núi thấp cùng một bình nguyên ven biển nhỏ hẹp. Nó chỉ có hai thị trấn quan trọng: tỉnh lỵ, Hồng Gai, ven Vịnh Hạ Long, và Móng Cái, địa điểm biên giới để tiến vào tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ở Đông Hưng (Dongxing). Ba huyện của Quảng Ninh giáp ranh với Trung Quốc, từ đông sang tây, là các huyện Hải Ninh, Quảng Hà, và Bình Liêu. Mạng lưới đường bộ trong tỉnh thì yếu kém. Quốc Lộ 4B chạy từ Móng Cái đến Lạng Sơn, nhưng mãi tới 1998, nó còn nhỏ hẹp, lầy lội, và khó để đi qua ngay cả với xe lái bốn bánh. Xa Lộ 18, một con đường khác của Quảng Ninh, chạy theo hướng bắc dọc bình nguyên duyên hải chật hẹp từ Hải Phòng để nối liền với Xa Lộ 4B. Các công nghiệp chính của tỉnh là ngư nghiệp, canh nông và hầm mỏ.

Ngoại trừ là một con đường phụ để đến Lạng Sơn hay một điểm khởi hành cho một mũi tấn kích dài để chọc thủng Hà Nội, thực sự không có gì ở Quảng Ninh lại sẽ có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc(80).  Nỗ lực mà QĐGPNDTQ đặt vào việc tấn công các quận huyện biên giới của Quảng Ninh vì thế có vẻ là sai lầm và phí phạm. Nhiều phần nó chỉ là một toan tính làm rối trí Việt Nam. Trung Quốc đã tấn công thị trấn biên giới Móng Cái, nhưng cuộc tấn công đã thất bại trong việc thu hút các lực lượng tăng viện của Việt Nam đến khu vực này. QĐNDVN đã cố thủ những gì nó có thể giữ và tái chiếm những gì nó đã mất. Cuộc tấn công là một sự thất bại hoàn toàn.

Cuộc tấn công vào Quảng Ninh đi trước các cuộc xâm nhập chính của Trung Quốc xa hơn về phía tây, khởi sự vào khoảng sau 23:00 giờ ngày 16 Tháng Hai với việc pháo kích và cuộc đột kích của bộ binh vào địa điểm biên giới ở Hoành Mô trong huyện Bình Liêu(81). Cuộc tấn công khiến ta nghĩ rằng chủ định khả hữu của Trung Quốc là để tấn công xuống con đường Hoành Mô – Bình Liêu hầu cắt Xa Lộ 4B tại Tiên Yên. Con đường duy nhất để tái tiếp tế hay tăng viện cho Móng Cái do đó sẽ phải là đường biển. Vào ngày 17 Tháng Hai, phía Trung Quốc pháo kích Móng Cái và nông trại quốc doanh Xuân Hoa ở phía tây của thị trấn. Sau đó trong cùng ngày, bộ binh Trung Quốc đã tấn công dọc theo một mặt trận dài sáu cây số tại vùng phụ cận Móng Cái, và một lực lượng Trung Quốc thứ nhì đã tấn công huyện Quảng Hà gần Po Hen [?](82).  Quân Trung Quốc đã tấn công một lần nữa vào Móng Cái các hôm 20 và 21 Tháng Hai, từ các khu vực tập hợp tại Đông Hưng.

Ở thời điểm này, các cuộc tấn kích đã ngừng lại(83).  Mặc dù giao tranh tiếp tục dọc biên giới, cuộc tấn công kế tiếp của Trung Quốc trên quy mô lớn đã xảy ra hôm 2 Tháng Ba, khi một lực lượng Trung Quốc tấn công Đồi 781 trong huyện Bình Liêu; một ngày sau đó, phía Trung Quốc tấn công Đồi 1050. Cả hai cuộc tấn công đã thất bại, với sự tổn thất, theo phía Việt Nam, là 750 người(84).

Trung Quốc tiếp tục pháo kích các vị trị của Việt Nam ít nhất cho tới ngày 10 Tháng Ba, cùng thực hiện các cuộc tấn công hạn chế. Vào ngày 10 Tháng Ba, QĐGPNDTQ đã pháo khoảng 3,000 viên đạn vào Móng Cái và các địa điểm biên giới khác của Việt Nam(85).

Một câu chuyện tiêu biểu cho các vấn đề mà phía Trung Quốc gặp phải tại Quảng Ninh. Vào một lúc trong khi giao tranh, một trung đội Việt Nam được giao phó phòng thủ một ngọn núi có tên là Cao Ba Lanh [?]. Ngọn núi có tầm quan trọng từ một cái nhìn quân sự bởi nó trông xuống từ một điểm cách khoảng chín cây số ải vượt qua biên giới tại Hoành Mô. Bên kiểm soát được Cao Ba Lanh có thể hạn chế sự sử dụng điểm băng ngang biên giới của đối phương. Trung đội Việt Nam đã đào các vị trí phòng thủ và gài mìn và đặt bẫy mìn dọc theo các lối tiếp cận nhiều xác xuất nhất(86).  Cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc liên can đến hai trung đội và bị đánh bật trở lại. Sau đó trong cùng ngày, toàn thể một đại đội đã tấn công, và lần này lại bị đánh bật trở về, với mười lăm binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Ngày kế tiếp, hai tiểu đoàn Trung Quốc đã tấn công ồ ạt. Sau khi tổn thất bốn mươi bẩy mạng vì mìn và đạn súng trường, họ đã rút lui. Cuộc tấn công kế tiếp của Trung Quốc, được thực hiện sau một hàng rào pháo kích dữ dội, bao gồm ba tiểu đoàn – nguyên một trung đoàn quân Trung Quốc. Cuộc đột kích này nhắm vào trung đội Việt Nam diễn ra từ ba hướng nhưng lại vẫn thất bại, mìn và bẫy của Việt Nam đã gây ra một sự tổn thất khủng khiếp của bộ binh tấn công. Ba tiểu đoàn được tập hợp lại và sau một hàng rào pháo kích nữa, đã cố gắng chiếm cứ Cao Ba Lanh. Vào lúc cuối của năm tiếng đồng hồ tấn công, và với tổn thất 360 nhân mạng, trung đoàn Trung Quốc đã chiếm đoạt được ngọn núi(87).

Tiểu truyện này minh họa các vấn đề mà QĐGPNDTQ đã gặp phải dọc theo chiều dài biên giới của Quảng Ninh. Các mưu tính để phân tán nỗ lực của Việt Nam bị thất bại bởi các đơn vị nhỏ của Việt Nam thường đã cầm chân các lực lượng Trung Quốc lớn hơn nhiều. Trong trường hợp Cao Ba Lanh, các thành phần tấn công của QĐGPNDTQ đã thiếu các kỹ năng quân sự để chiếm đoạt mục tiêu của chúng, và hậu quả, đã thất bại như dự trù nhằm lôi kéo đến với chúng các lực lượng tăng viện của Việt Nam. Bị đánh bật lại nhiều lần, các chỉ huy Trung Quốc không biết gì khác hơn là nhờ cậy đến các cuộc tấn công ngày càng đông hơn, và các sự cổ vũ chính trị của các chính ủy và các đảng viên chỉ mang lại nhiều cuộc tấn kích “biển người” tai họa. Phía Trung Quốc đã thừa nhận rằng các cuộc tấn công của họ vào Quảng Ninh là một sự thất bại. Khi Bắc Kinh loan báo “đại chiến thăng’ của nó trên Việt Nam, nó có đề cập đến mọi thị trấn nơi mà các lực lượng của nó đã chiến đâu với sự thành công. Nhưng Trung Quốc không bao giờ nhắc đến bất kỳ thị trấn nào trong tỉnh Quảng Ninh(88).

_____
CHÚ THÍCH


79. Hãng Thông Tấn Akahata News Agency, “Các Sự Dàn Binh của CHNDTQ, 17-23 Tháng Hai”, trong FBIS Southeast Asia, March 2, 1979, trang K-14. Phía Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tấn công cấp trung đoàn hay tiểu đoàn, và ba cuộc tấn công cấp sư đoàn.

80. Các mỏ than Cẩm Phả duyên hải của tỉnh Quảng Ninh, vào khoảng bẩy mươi cây số phía nam biên giới, sản xuất một tỷ lệ lớn than đá của Việt Nam và có thể được xem là một nguồn tài nguyên chiến lược. Các cuộc tấn công của Trung Quốc đã không đe dọa đến các mỏ, cũng như Trung Quốc đã không thực hiện các cuộc tấn kích bằng hải quân, không quân hay thủy quân lục chiến đánh vào các khu mỏ.

81. Tác giả King C. Chen, viện dẫn các nguồn tin Đài Loan, nói rằng các cuộc tấn công dọc theo biên giới tỉnh Quảng Ninh là công việc của Sư Đoàn 165 thuộc Quân Đoàn 55 (trong quyển China’s War with Vietnam, 1979, trang 106). Cả Harlan Jencks, trong nhiều bài nghiên cứu của ông về chiến dịch 1979, lẫn Li Man Kin đã không thảo luận về sự giao tranh trong khu vực này. Tôi không tin rằng Sư Đoàn 165 Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công dọc theo biên giới tỉnh Quảng Ninh. Lịch sử các đơn vị Việt Nam và các báo cáo của cán bộ Trung Quốc đều đặt các Trung Đoàn 494 và 493 của Sư Đoàn 165 tại khu vực Lạng Sơn, loại trừ chúng ra khỏi sự giao chiến này. Không nguồn tin nào trong số kể trên nói rõ là liệu Trung Đoàn 495 của Sư Đoàn 165 có tham dự giao tranh tại Lạng Sơn hay không, như thế có thể rằng trung đoàn này đã thực hiện các cuộc tấn công vào các địa điểm biên giới Quảng Ninh; tuy nhiên cũng có thể rằng các lực lượng địa phương đảm trách việc này. Cũng khó khăn không kém để xác định các lực lượng Việt Nam trong khu vực, nhưng các lực lượng này có thể là các thành phần của các Sư Đoàn Bộ Binh 328 và 323. Vào ngày 9 Tháng Ba, 1979, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã thiết lập một tổng hành dinh để kiểm soát các hoạt động tại khu vực Quảng Ninh, và hai sư đoàn này được giao phó cho tổng hành dinh (Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các trang 405-6). Sự thành lập bộ phận này vào nhật kỳ chậm trễ này không nhất thiết có nghĩa rằng các đơn vị hợp thành của nó đã không hoạt động tại tỉnh Quảng Ninh trước khi quân đoàn được thành lập. Phía Việt Nam thường thành lập các quân đoàn của họ bằng cách tập hợp các đơn vị trong khu vực vào các đơn vị lớn hơn.

82. FBIS, Southeast Asia, 21 Tháng Hai, 1979, trang K-7.

83. FBIS, Southeast Asia, 27 Tháng Hai, 1979, trang K-10.

84. FBIS, Southeast Asia, 5 Tháng Ba, 1979, trang K-27. Không có ngọn đồi nào trong các đồi này xuất hiện trên bản đồ quân sự Việt Nam, tỷ lệ 1:250,000, của khu vực. Xem, Phòng Bản Đồ, Bộ Tổng Tham Mưu, QĐNDVN, “Mong Cai, NF-48-12”, Xếp Loại: “Mật”, 1990.

85. FBIS, Southeast Asia, 12 Tháng Ba, 1979, trang K-13.

86. Cao Ba Lanh [?] tọa lạc ngay phía đông thôn Dong vang [?]. Nó là một bộ phận của huyện Bình Liêu [?].

87. FBIS, Southeast Asia, 13 Tháng Ba, 1979, trang K-16.

88. FBIS, China, 19 Tháng Ba, 1979, trang E-1.

___

Nguồn: Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy In The Third Indochina War, The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign, các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979, các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”, các trang 159-166.

Ngô Bắc dịch và phụ chú
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
CongDanTuDo
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 05:00:48 am »

bài này mô tả những phút cuối cùng của bộ đội CSBV tại cổ thành Quảng Trị 1972  Grin
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #42 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 08:55:53 am »

bài này mô tả những phút cuối cùng của bộ đội CSBV tại cổ thành Quảng Trị 1972  Grin
Thưa bạn, có thể bạn quen dùng chữ bộ đội CSBV trong giao tiếp ở bên nước ngoài hoặc những chỗ khác ... chứ ở đây không chấp nhận chuyện đó theo nội qui của diễn đàn (điều số bao nhiêu thì bạn cứ đọc là biết).

Mặt khác trong bài báo bạn đăng không hề có chữ nào là Bộ đội CSBV nhé!  Grin
Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 09:29:56 am »

Đúng vậy, nên bạn CongDanTuDo đi nghỉ mát vài hôm nhé, khi đi nghỉ chịu khó xem kỹ Nội quy!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 12:03:05 am »

'Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá' là cuốn biên khảo về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tầm nhìn, tri nhận của nhà sử học Cecil B. Currey.

Giáo sư Cecil B. Currey từng giảng dạy lịch sử tại Đại học Nam Florida, Mỹ. Ông được đánh giá là một trong những sử gia xuất sắc về lịch sử chiến tranh và đã viết ba cuốn sách về Việt Nam. Cuốn “Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá” ra đời sau chuyến thăm Việt Nam năm 1997, khi đó Cecil B. Currey đã được chính Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tiếp tại nhà riêng.

Trích dẫn
Nửa thế kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm không bao giờ quên đ­ược ph­ương pháp sư­ phạm của Giáp: 'Sự miêu tả chi tiết về sự tàn tạ của v­ương triều cũng như­ đồi bại của Marie Antoinette đã đư­a học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp. Như­ bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó như Danton Robespierre, ông giáo sư­ họ Võ sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu quốc, của công xã Paris để trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần chúng'. Ông Bùi Diễm nhớ lại: 'Giáp không phải chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư­ say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lại một cách mạnh mẽ trong lớp, Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lư­ợc của Napoléon'.
Bìa cuốn sách của Cecil B. Currey.

Tác giả dựa vào nhiều nguồn tư liệu của Việt Nam và của tình báo nước ngoài, qua tiếp xúc với nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Cuốn sách tái hiện cuộc đời một trong những nhà quân sự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Trong đó, Cecil B. Currey nhận định, mặc dù không hề qua trường lớp đào tạo về quân sự ngoài thực tiễn chiến trường và nghiên cứu sách vở, Võ Nguyên Giáp đã ghi những chiến công huy hoàng. Thắng lợi của Đại tướng không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị. Tướng Giáp và người Việt Nam đã nhấn mạnh sự kết hợp đấu tranh giữa nông thôn và thành thị. Ông cũng là người xuất sắc ở khả năng động viên và tổ chức quần chúng.

Sách đã được dịch và xuất bản ở Anh, Trung Quốc, Brazil và một nhà xuất bản địa phương của Pháp. Đây được coi là cuốn biên khảo đầy đủ nhất của một tác giả nước ngoài về nhà lãnh đạo quân sự tài ba của Việt Nam.
“Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá” do Nguyễn Văn Sự dịch, NXB Thế giới và Công ty Cổ phần Sách Thái Hà phối hợp ấn hành.

Trích đoạn “Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá”
Trích dẫn
... Một ng­ười khác, tr­ước đây là học sinh của ông di cư­ vào Nam năm 1954 đã nói, ông nổi tiếng trong đám học sinh là diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự. Nhiều học sinh cũ của ông nhớ về ông như­ một chiến binh cuồng tín, không mấy khi mỉm c­ười và không để ai thuyết phục được ông trong bất cứ lĩnh vực nào. Ngư­ời ta còn nói thêm Giáp có thể vẽ trên bảng đen đến cả chi tiết những trận đánh của Napoléon. Ông Bùi Diễm - cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ - thời đó là một cậu bé 13 tuổi, đ­ược hỏi về Giáp đã gợi lên hình ảnh một con ngư­ời bị quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến. Giáp lên lớp giảng về lịch sử nư­ớc Pháp những năm 89 giữa thế kỷ. Ngay từ đầu ông đã trình bày vấn đề theo cách riêng của ông. Ông đứng thẳng tr­ước lớp, nhìn thẳng vào đám học trò dõng dạc nói: 'Khá nhiều sách nói về lịch sử nước Pháp thời kỳ này rồi. Nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon'.

Nửa thế kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm không bao giờ quên đ­ược ph­ương pháp sư­ phạm của Giáp: 'Sự miêu tả chi tiết về sự tàn tạ của v­ương triều cũng như­ đồi bại của Marie Antoinette đã đư­a học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp. Như­ bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó như Danton Robespierre, ông giáo sư­ họ Võ sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu quốc, của công xã Paris để trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần chúng'. Ông Bùi Diễm nhớ lại: 'Giáp không phải chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư­ say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lại một cách mạnh mẽ trong lớp, Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lư­ợc của Napoléon'.

Từng trận đánh của Napoléon dẫn quân lính xông thẳng vào đội hình quân đội các nư­ớc châu Âu thời đó liên minh lại với nhau để mong đè bẹp cuộc cách mạng Pháp. Ngay cả những trận đụng độ nhỏ cũng được miêu tả chi tiết, Giáp ghi nhớ tất. Ông muốn học trò của ông hiểu tại sao một đội long kỵ binh (kỵ binh cận vệ của nhà vua) lại đ­ược bố trí ở vị trí chính xác như­ thế hay đội cận vệ của Napoléon đã nổ súng đúng lúc nh­ư thế nào để giành chiến thắng. Lớp học im phăng phắc, đám học trò thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫn như­ sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoléon đơn giản vì ông có trách nhiệm phải giảng về cách mạng Pháp. Vì vậy ông phải nghiên cứu kỹ chiến l­ược và chiến thuật của Napoléon.

Có một thời gian ngắn, ngư­ời ta hay giễu cợt cho ông cái biệt danh 'ông tư­ớng cầm quân', 'Napoléon' vì ông say s­ưa giảng về chủ đề quân sự trong cách mạng Pháp (56 năm sau, đư­ợc hỏi về các biệt danh đó, vị 't­ướng về hư­' đã lâu chỉ phá lên c­ười).

Theo lời đồn đại, dáng đi và cách nói của Giáp giống hệt Napoléon, nói những câu ngắn gọn, đầu hơi cúi, ngón tay cái thọc vào túi áo vét. Theo miêu tả của các bạn đồng nghiệp, ông là một con ng­ười có vẻ mặt điềm tĩnh, lạnh lùng như­ một ngư­ời chơi poker đang suy nghĩ nên hạ con bài nào, nh­ưng lại hay giận dữ giữa những phút im lặng như­ hòn đá. Ngư­ời ta kể lại, một hôm một giáo sư­ hỏi ông: 'Không chơi kiểu Napoléon à?'. Giáp trả lời : 'Mình sẽ là một Napoléon!'. Có thể ông đã nghĩ đến điều đó, vì khá lâu sau, trong những cuộc trả lời phỏng vấn ông hay có điệu bộ như­ hoàng đế Napoléon đang độc thoại tr­ước các nhà báo.
Song Ngư/vnexpress.net
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 05:47:25 pm »

Xe tăng Liên Xô tập trung ở biên giới Xô - Trung năm 1979

35 năm trước, Liên Xô đã biết cách tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng để “khôi phục hòa bình và công lý”, báo ‘Phòng thủ đường không và vũ trụ’ của Nga viết.

Đầu 1979, tại biên giới Trung quốc - Việt Nam hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…
3h 30 ngày 17/2/1979 trên một số hướng, sau 30 -35 phút pháo hỏa chuẩn bị, quân Trung quốc đã đột nhập qua 20 đoạn biên giới Trung - Việt vào lãnh thổ Việt Nam.

… Kế hoạch (dùng xung đột quân sự) của ban lãnh đạo Bắc Kinh nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân đội Việt Nam và buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung quốc, trước khi Liên Xô kịp can thiệp, đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia cũng không đạt được.

Diễn tập biểu dương lực lượng

Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979 kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung quốc  (nước đang tiến hành cuộc xâm lược chống Việt Nam), theo chỉ thị của  BCH TƯ Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung quốc của Liên Bang xô viết), tại lãnh thổ Mông Cổ, và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc tập trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô.

Năm 1979, các trung đoàn tiêm kích từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia được điều động sang các sân bay Mông Cổ.

 Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.

Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị quân đội và hải quân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52 ngàn quân nhân dự bị, huy động hơn 5 ngàn xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.

Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn góp mặt gần ba sư đoàn không quân, hai lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường.

Cùng kỳ, tại các cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.
Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.

Trong tiến trình các cuộc diễn tập đã thực hiện các hoạt động phối hợp hỏa lực của các binh quân chủng. Cuộc hành binh từ Sibir sang Mông Cổ được thực hiện với các quy mô đội hình khác nhau, đội hình đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên, và từ cấp trung đoàn trở xuống cấp phân đội. Đã thực hành tập kết đội hình đến cả bằng đường sắt, cả bằng đổ bộ đường không.
Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.

Từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia, các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân bay của Mông Cổ.

Đồng thời với các cuộc diễn tập, đã điều động các trung đoàn không quân ra phía đông (phía khu vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu) không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ vùng Prikarpatia, nằm cách xa các quân khu của Liên Xô có biên giới với Trung quốc tới 7000 km, chỉ nội trong hai đêm.

Đơn cử, chỉ trong hai đêm đã di chuyển từ Tula toàn sư đoàn không vận từ Tula đến tập kết tại Chita (Chỉ huy sở Quân khu Sibir) qua khoảng cách tới 5,5 ngàn km, chỉ bằng một chuyến bay.

Các cuộc chuyển quân trên của không quân xô viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.

Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới mười trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5000 giờ, đã sử dụng tới 1000 trái bom và tên lửa (trong diễn tập bắn đạn thật).

Tại biển Đông, và biển Hoa Đông gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu, và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã thực hiện các cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Liên xô.

Trợ chiến

Không quân xô viết còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn để trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN – 12, AN – 26, MI – 8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.

Rất có kết quả, và có thể nói là khó hình dung nổi với thực lực trang bị lúc đó của Không quân chiến thuật Liên Xô (ý nói còn hạn chế), đã vận hành Cầu hàng không giữa Liên Xô và Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho Việt Nam, đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.

Viện trợ

Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tốc gấp tiềm lực quân sự cho Việt Nam, nhờ các cuộc chuyển giao khẩn trương thiết bị và vũ khí. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng ba, bằng đường thủy đã đưa sang Việt Nam được hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân; 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích. Dù việc chuyển giao là gấp rút, các vũ khí và trang bị này đã qua thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các trang bị này của quân đội xô viết.

Đòn cân não

Thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam của Liên Xô; phản ứng của công luận thế giới; kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam buộc địch phải chịu tổn thất to lớn; tổ hợp hành động quân sự - chính trị của Liên Xô được thực hiện dưới dạng bước chuẩn bị cho hành động tiến quân vào lãnh thổ Trung quốc; mâu thuẫn trong giới cẩm quyền Trung quốc, các khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và trong tác chiến của quân Trung quốc… đã đem lại kết quả mong đợi, bài báo kết luận. 5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là “đất tranh chấp” , ở vùng biên giới hai nước, bài báo nhấn mạnh.
Bài báo cũng chỉ ra Liên Xô đã chơi rắn đến cùng như vậy, vì Trung quốc xâm lược vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam khơi dậy nguy cơ chiến tranh lớn trên “hai mặt trận” (tức là gây chiến với Nga), do vừa ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt – Xô.

Phương châm trong chiến tranh “Phòng ngự tốt nhất là tiến công”, cũng được áp dụng trong còn điều kiện Liên Xô còn hòa bình, nhưng thế lực bành trướng, bá quyền trong khu vực đang tìm cách khơi lò lửa chiến tranh.

Nhìn lại, tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên thủ trưởng kỳ cựu của ngành đối ngoại quân sự vào năm 2009 chia sẻ, ông vẫn vô cùng ấn tượng về cách Liên Xô đã chọn đầu 1979, bằng ý chí và hành động, cảnh báo “không được đụng đến Việt Nam”.
Năm 1979, Liên Xô đã tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng, kiên quyết khôi phục hòa bình và công lý, không để địch thủ mơ tưởng “được đằng chân lân đằng đầu”.  
                                                                            
LÊ ĐỖ HUY (LƯỢC THUẬT)
Địa chỉ bài viết tiếng Nga
 http://www.vko.ru/strategiya/naglyadnaya-demonstraciya-voennoy-moshchi
 
 http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nhin-ra-the-gioi41/lien-xo-1979-chan-ban-tay-xam-luoc-viet-nam

Khoằm thêm ảnh.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM