Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 09:20:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Phnôm-Pênh - Bùi Cát Vũ  (Đọc 137201 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #120 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 11:17:00 am »

PHAM KHIEM E38-F7-QD4:
-E141 có tên từ thời đánh Mỹ, sau đó đổi thành E38, tiếp đó lại đổi thành E12(trong đó E12A trong Nam và E12B ngoài Bắc).
-Trong ấy lính ta chỉ quen gọi E38, E34 và E209 thôi. Mình là lính, ở đâu thì biết đó, E34, E 209 có tên là gì nữa, mình cũng không biết?

 Không biết chứ không phải là không có, phải không Giang?
Em nghe sao thì nói vậy thôi, không dám thêm, bớt.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #121 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 11:29:48 am »

Text hoá chiến lệ Lữ 22 phối hợp Quân đoàn 4 đánh chiếm Phnôm-Pênh (dành cho các bác không đọc được file hình quá lớn của Rongxanh !)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRẬN THỌC SÂU ĐÁNH CHIẾM PHNÔM PÊNH CỦA LỮ ĐOÀN TĂNG THIẾT GIÁP 22 (THIẾU) TĂNG CƯỜNG CHO SƯ ĐOÀN BỘ BINH 7 (Đêm 6 và ngày 7 tháng 1 năm 1979)

Trận thọc sâu đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh trong đêm 6 và ngày 7 tháng 1 năm 1979, lực lượng chủ lực Quân đoàn 4, trong đó có Lữ đoàn tăng thiết giáp 22 tham gia, đảm nhiệm một trong các hướng quan trọng của chiến dịch
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tăng thiết giáp được sử dụng tập trung phát huy sức đột kích mạnh dẫn đầu đội hình tiến công, thực hành đột phá thọc sâu đánh chiếm nhanh gọn những mục tiêu trọng yếu nhất, đạt hiệu suất
chiến đấu cao.

I. TÌNH HÌNH CHUNG
A. ĐỊA HÌNH

Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) nằm ở phía tây khu vực tiếp giáp của hai con sông lớn: Mê Công và Tông Lê Sáp.
Đường phố Phnôm Pênh rộng, có nhiều ngã ba, ngã tư. Trong thành phố có nhiều nhà cao tầng và các công trình công cộng, kiến trúc kiên cố, nhưng nhà ở thưa, xen lẫn nhiều vườn cây trái xanh tốt.
Sông Mê Công chạy từ bắc võng xuống đông nam thành phố, lòng sông rộng, nước sâu, tạo thành vật cản thiên nhiên rất lớn, lợi thế cho địch phòng thủ, ngăn chặn ta tiến công.
Xung quanh thành phố là đồng ruộng bằng phẳng, có nhiều mương máng, kênh rạch đầm lầy, hạn chế tăng thiết giáp cơ động và triển khai đội hình chiến đấu.

B. TÌNH HÌNH ĐỊCH

Trong mấy ngay đầu của cuộc tổng tiến công năm 1979, một số sư đoàn bộ binh địch bố trí trên các tuyến đường 109, 107, 106, 224 và đường số 1 ở phía đông sông Mê Công bị quân ta đánh tổn thất nặng, một số rút chạy vào núi, một số chạy về phía tây Phnôm Pênh cùng lực lượng phía sau cố sức ngăn chặn ta tiến công.

Tính đến ngày 6 tháng 1, lực lượng địch ở Phnôm Pênh có Sư đoàn không quân 502, Sư đoàn bộ binh 705 cùng một số quân địch các nơi dồn về. Địch lợi dụng hai bên bờ sông Mê Công, các phum sóc ven các trục đường dẫn vào thành phố, tổ chức thành các điểm chốt dã chiến để phòng thủ ngăn chặn ta từ xa.

Kết luận về địch: Lực lượng địch còn đông, có nhiều lợi thế trong việc tổ chức phòng thủ, nhưng tinh thần binh lính địch đã hoang mang cao độ trước sức mạnh tiến công từ nhiều hướng của quân ta.

C. TÌNH HÌNH TA

Sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ địch trên đường 109, lực lượng chủ lực Quân đoàn 4 lần lượt đánh tan các sư đoàn địch trên các tuyến đường phía đông sông Mê Công, rồi nhanh chóng phát triên tiến công với tốc độ cao về thủ đô Phnôm Pênh.

Ngày 5 tháng 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 22 trong đội hình tiến công của Quân đoàn 4 được lệnh dùng một đại đội thiết giáp (thiếu) phối thuộc cho một tiểu đoàn bộ hinh làm nhiệm vụ phân đội phái đi trước, đánh chiếm bến phà Niếc Lương lúc 20 giờ, đánh tan khoảng 1 trung đoàn địch ở Khsach- a và một tiểu đoàn địch chốt giữ cầu Công Pông Tra Béc. Chiều tối, Lữ đoàn tăng thiết giáp 22 gồm tiểu đoàn thiết giáp 2, đại đội 1 tiểu đoàn thiết giáp 1, có 27 xe tăng, xe thiết giáp các loại (trừ các phân đội tăng cường cho hướng khác và đại đội 8 tiểu đoàn 2 Lữ tăng thiết giáp 215 do thiếu dầu phải dừng lại cách Niếc Lương 25 km 1) đã tập kết ở gần bến phà Niếc Lương, phía bờ đông sông Mê Công.

Nhìn chung: Ta đang ở vào thế phát triển chiến dịch rất thuận lợi, lực lượng ta còn sung sức, cán bộ chiến sĩ tăng thiết giáp, bộ binh đều được quán triệt xác định tốt nhiệm vụ, có quyết tâm chiến đấu cao.

II. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU
A. NHIỆM VỤ CỦA LỮ ĐOÀN THIẾT GIÁP 22

Lữ đoàn được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 7 vượt sông Mê Công, thần tốc đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh trong ngày 7 tháng 1.

B. BỐ TRÍ ĐỘI HÌNH, SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG

Sau khi quán triệt nhiệm vụ, Lữ đoàn tăng thiết giáp 22 sử dụng lực lượng như sau:
- Tiểu đoàn thiết giáp 12 (ba đại đội 5, 10, 21) đi trong đội hình chủ yếu của Sư đoàn bộ binh 7 có nhiệm vụ thọc sâu đánh chiếm thủ đô Phnom Pênh.
- Đại đội 1 tiểu đoàn thiết giáp 1 làm lực lượng dự bị của sư đoàn.
- Các đơn vị tăng thiết giáp còn lại được tăng cường cho các sư đoàn bộ binh khác.

III. DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU, Ý NGHĨA
A. DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU

Đêm 6 tháng 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 22 vượt sông theo kế hoạch. 4 giờ ngày 7 tháng 1, bốn đại đội tăng thiết giáp cùng đội hình chủ lực của quân đoàn nhanh chóng tiến về hướng Phnôm Pênh. Đại đội 1 tiểu đoàn thiết giáp 1 (gồm 8 xe M113) cùng trung đoàn bộ binh 209 tiến trước. 7 giờ, gặp địch ngăn chặn ở cách bến phà Niếc Lương 7km. Xe thiết giáp dẫn đầu đội hình cùng bộ binh đuổi đánh và chốt giữ khu vực vừa chiếm, bảo đảm cho chủ lực tiến nhanh về Phnôm Pênh.

Tiểu đoàn thiết giáp 2 (trang bị 4 xe tăng T54 cùng 1 xe K63-85 và 12 xe M113) cùng trung đoàn bộ binh 14, lợi dụng kết quả đánh địch mở đường của đơn vị đi đầu vượt lên dẫn đầu đội hình tiến về Phnôm Pênh. Trên đường tiến gặp trận địa pháo địch ở Vát Chay Mông, chiếc xe tăng đi đầu đội hình phát huy hỏa lực, bắn hỏng 1 khẩu pháo 130 mm. Địch không dám chống cự, hốt hoảng bỏ pháo tháo chạy, ta thu 4 khẩu pháo còn nguyên vẹn.

9 giờ, đội hình chủ lực tiến đến cách Phnôm Pênh 7km, phát hiện nhiều xe pháo địch đang rút chạy, tăng thiết giáp tăng tốc độ truy kích, bắn cháy, bắn hỏng nhiều xe pháo địch, diệt nhiều tên. Số sống sót tháo chạy hỗn loạn. Chiếc xe tăng đi đầu trong lúc cơ động đánh địch bị sa lầy ở ven đường, 1 xe khác hỏng ly hợp phải nằm lại 3. Các xe khác vượt lên tiếp tục truy kích địch.

10 giờ, các xe đi đầu đã đến cầu Mô-ni-vông, gặp địch chốt giữ, tăng thiết giáp đánh lướt qua và theo đường Mô-ni-vông tiến vào thành phố. Địch trong thành phố chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy. Đội hình chủ yếu của quân đoàn rẽ vào đường Liên Xô tiến ra phía bờ sông Mê Công. Tăng thiết giáp cùng bộ binh chia thành hai mũi: một mũi có đại đội tăng 10 đánh vào Hoàng cung, một mũi có đại đội thiết giáp 21 tiến đánh khu Bộ Tổng tham mưu địch.

11 giờ 30 phút, tiểu đoàn thiết giáp 2 đã cùng bộ binh Sư đoàn 7 hoàn toàn làm chủ thành phố Phnôm Pênh. Trung đoàn bộ binh 205 4 và đại đội thiết giáp 1 tiến sau vòng về phía tây đánh chiếm đài phát thanh lúc 14 giờ.

Trên các hướng tây bắc và tây nam, lực lượng Quân khu 9, Quân đoàn 3 cũng tiến vào thành phố và bắt liên lạc với Quân đoàn 4 lúc 17 giờ.

B. KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU, Ý NGHĨA

Trận thọc sâu đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh của lực lượng chủ lực Quân đoàn 4 có Lữ đoàn tăng thiết giáp 22 tham gia trong đêm 6 và ngày 7 tháng 1 năm 1979 giành thắng lợi lớn, góp phần quyết định kết thúc cuộc tiến công thần tốc đánh sụp đổ chế độ phản động Pôn Pốt - Iêng-xa-ri, giải phóng hoàn toàn đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng.
-------------------------------------
1 Có thể theo Bùi Cát Vũ là do cái lái xe tăng mới, chưa có kinh nghiệm nên không dám qua cầu ... (?)
2 Tiểu đoàn 2
3 Chỗ này ông Bùi Cát Vũ trong ký của mình đã tỏ ý lo ngại là chỉ còn 3 xe tăng (2 T54, 1 K63-85)
4 Trung đoàn 209
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #122 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 01:23:21 pm »

PHAM KHIEM E38-F7-QD4:
-E141 có tên từ thời đánh Mỹ, sau đó đổi thành E38, tiếp đó lại đổi thành E12(trong đó E12A trong Nam và E12B ngoài Bắc).
-Trong ấy lính ta chỉ quen gọi E38, E34 và E209 thôi. Mình là lính, ở đâu thì biết đó, E34, E 209 có tên là gì nữa, mình cũng không biết?
F7 gồm có :
E38 là E165
E34 là E141
E42 là E209
Còn nữa bạn ạ , E 209 còn có tên là trung đoàn Sông Lô . E 141 hình như Ba vì thì phải còn 165 thì tôi không nhớ .
 Nói chung phiên hiệu đơn vị của chúng ta trong tác chiến : Đảo như rang lạc .
 Đó cũng là chiến lược chiến thuật làm cho địch rối tinh rối mù lên với những đơn vị của ta , chẳng còn biết quân số , hướng đánh hay đơn vị chủ lực nào vào với đơn vị địa phương nào mà chống đỡ , thường thì mỗi đơn vị của ta có một truyền thống riêng , lớp này kế tục của lớp trước , có sư đoàn thiên về phòng ngự , họ chốt chặn thì khỏi bàn đó là sở trường của họ , có sư đoàn thiên về tấn công , nếu họ tấn công thì cũng khỏi cần góp ý bề dày kinh nghiệm tấn công của họ đã kinh qua nhiều thế hệ , có những đơn vị hay sư đoàn kinh nghiệm luồn sâu tác chiến của họ cũng cứ phải gọi là như Thần .
 Kẻ địch chắc chắn sẽ phải nghiên cứu địch thủ của nó là ai rồi từ đó sẽ có kế sách điều phối quân cho thích hợp .
 Bởi vậy ta sẵn sàng để lộ ý đồ chiến lược xong phiên hiệu đơn vị tham chiến lại là cái cần giữ bí mật đến cùng , mỗi chiến dịch mỗi mặt trận đều đưa ra những phiên hiệu đơn vị trên Trời khiến địch chẳng còn biết địch thủ của nó thực sự là ông nào .
 Trong thời điểm chiến tranh K và BGPB ta thành lập không biết bao nhiêu đơn vị mang tên mới , khi ra Bắc hỏi mấy thằng em hàng xóm lính phía Bắc nó nói thuộc QD25x QD4x QD13x cả , rồi binh đoàn X , binh đoàn Y , binh đoàn W ...
 Ngay lính bác Hênh cũng vậy binh đoàn 1 , binh đoàn 2 loạn xà ngầu , thực ra quân đâu mà lắm thế .
 Ngay tiểu đoàn 7 của chúng tôi có thời gian ngắn quay lại dùng tên cũ từ thời KCCP , tiểu đoàn 130 một thời gian ngắn lại bỏ . Điều quan trọng là tên trên giấy tờ hay con dấu của E khi đóng vào quyết định điều động hay phục viên xuất ngũ của lính mới đúng là tên thật của đơn vị .
 Nôm na như trẻ em ở nhà chúng ta thằng cu , cái hĩm , thằng tè thằng tồ chẳng hạn nhưng tên khai sinh của nó là Hùng , là Cường là Hoa là Hồng là Thắng nay ta mang cái tên Cu , Hĩm , Tè , Tồ ra mà hỏi khi nó là ông giám đốc cơ sở nào đó thì đến bố thằng tây cũng không thể biết nổi . Chắc Y học cũng đến phải bó tay .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 01:35:09 pm »

Vàng: khu vục Hoàng cung.
Xanh: Bên cù lao pháo Pốt bắn chặn tàu ta trên sông và vào cả phía bên này sông.
Đỏ: Bùi Cát Vũ lập sở chỉ huy Quân Đoàn tại nhà Rẻ quạt, sau thấy không an toàn thì lui vào sâu bên trong một chút.
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 03:39:39 pm »

Bác Binhyen1960:

Chắc lâu ngày bác nhầm chút, chứ em thấy trong năm 1945 đâu có E209 nhỉ?
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 03:58:49 pm »

 Mình không nhầm đâu , khi học về lịch sử E 209 nói rất rõ , không phải 1 lần được nghe điều này mà rất nhiều lần được nghe được biết bởi vậy nên nó ăn sâu vào não của mình rồi .
 E 209 được thành lập đúng ngày 2.9.1945 , đúng ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập và cũng chính vì thế nó mang tên E 209 để kỷ niệm ngày thành lập . Khoảng từ năm 1946 trở đi nó có thêm tên trung đoàn Sông lô nữa .
 Trung đoàn trưởng đầu tiên của E 209 là tướng Hoàng Cầm sau này .
 Lịch sử trung đoàn mình người lính nào cũng đều phải biết .
 Sư đoàn trưởng F7 Cụ Lê Nam Phong cũng đã từng là E trưởng của E 209 và trung tá Trần Cường E trưởng E 209 thời của mình vào đã từng là liên lạc của Cụ Nam Phong trước khi đi học bên Liên xô về ( điều này binhyen nghe anh em lính cũ nói lại thế ).
 Điều nữa C3 của D7 E 209 cũng chính là đại đội của anh hùng Phan đình Giót năm xưa trên chiến trường Điện Biên Phủ đấy bạn ạ .
 Bạn Đạo lính C3 D7 có biết chuyện đó không ? Giang K17 hỏi lão Đạo lướt khướt chuyện này hộ nhé
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #126 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 04:07:50 pm »

Thông tin chưa được kiểm chứng, tổng hợp từ vài nguồn:

Thành phần E209:
* Xuất thân từ E87, gồm d420, 502, 508; thắng trận Sông Lô đến 2 lần:
- lần 1 năm 1947, được VNG tặng danh hiệu “Sông Lô” và huân chương quân công hạng 3.
- lần 2 năm 1949.
1949, E87 giữ lại d420, bổ sung d630 (E Yên Bái), d142 Vĩnh Phúc thành ra E209. E209 vẫn được giữ danh hiệu “Sông Lô”.

Nơi thành lập:
Rừng Kinh Lăng – cạnh quốc lộ 2 Phú Thọ.

Ngày thành lập:
2-9-1949

Chỉ huy đầu tiên:
Lê Trọng Tấn, phó khu trưởng khu 10 là E trưởng – kiêm chính ủy.

Quá trình trước khi về F7
1. 1951, là thành phần lập ra đại đoàn 312 (209, 141, 165), nổi tiếng nhất là trận bắt sống Đờ Cát.
2. 1966, E141, E165 vào Nam.
3. Tháng 4-1968, E209 vào Nam, đứng trong đội hình F1, nổi danh với biệt hiệu “lính mũ sắt” và đánh trận Chư  tan Kra.
3. Cuối 68, đầu 69, E320 rời F7 xuống miền Tây Nam Bộ và E209 vào thay.

Vậy là sau một thời gian thuyên chuyển thì E209 lại cùng về với E141, E165 trong đội hình F7.
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #127 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 04:22:53 pm »

Tôi cũng ghi ngờ rằng bác Binhyen1960 nhầm ngày thành lập của E209.
Trung đoàn đầu tiên của QĐNDVN là E102 - Trung đoàn Thủ đô ( F308 ) được thành lập vào những ngày tháng đầu tiên của cuộc KCCP ( 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô - Cuối 1946 đầu 1947 ). Năm 1945, ngày 2 tháng 9 chắc là toàn dân đang náo nức tham gia đại lễ ra mắt quốc dân của Chính phủ lâm thời chứ chẳng ông nào đi thành lập trung đoàn ngày đó cả! Grin
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
bat yen2010
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #128 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 04:26:19 pm »

Vậy là E209 thành lập vào ngày 2/9/1949 chứ không phải 1945 hả các bác?
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #129 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 04:29:22 pm »

Trích của HR:
Khi hành quân bằng xe cơ giới thì một C tối thiểu cũng phải tốn hai xe , một xe chở 02 trung đội , một xe còn lại chở thêm một trung đội và tiểu đội cối + C bộ và cã thông tin đi kèm . Như vậy một D cũng phải tốn 10 xe , 3 đại đội bộ binh là 6 xe , hai xe cho đại đội cối hỏa lực  và hai xe cho B trinh sát , B thông tin và D bộ nữa . Như vậy một E là bao nhiêu xe ( 40 - 50 xe) đội hình hành quân của một E kéo dài bốn năm cây số  . Với tầm nhìn của người lính từ C trưởng trở xuống chỉ bao quát tối đa là trong D của mình thôi .

Đội hình mà Bác HR nói trên ở cấp chiến dịch không lớn, không thật sự mạnh. Bác HR chắc chưa hành quân chiến dịch có đội hình lớn, lực lượng đủ mạnh, nêu như trên còn thiếu nhiều đó. Chiến dịch lớn như vậy thì hành quân cấp C sẽ còn có các bộ phận hỏa lực d, e tăng cường nữa (ngoài thông tin 2w thông thường), trong đội hình toàn d cũng vậy, còn các bộ phận tăng cường (như các khẩu đội hỏa lực cối, DK, công binh, trinh sat, thông tin, trạm phẫu quân y...) của e thêm vào. Còn đội hình cấp e thì lớn lắm, ngoài khối bộ binh, hỏa lực, còn có các ban bệ khác, các quân y, hậu cần (đạn, gạo, thực phẩm, quân trang...), tác chiến, chính trị, trinh sát..., lên đến cả 100 xe đó. Rồi thì các bộ phận thông tin 15w, các hỏa lực pháo 85/105, cao xạ 37... của f tăng cường, thậm chí có cả các đơn vị như tăng/thiết giáp cấp QK, QĐ đi phối thuộc. Lúc đó còn cả đoàn xe đạn/gạo, thông tin, xăng dầu... Rồi Phái viên các cấp e, f, QĐ/QK đi đốc chiến lẫn trong các mũi hướng chính, vu hồi....
Nói chung là bác HR tính chưa hết Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM