Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:42:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bầu trời chiến tranh  (Đọc 136415 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 04:08:27 pm »

Khi tới sân bay, chúng tôi đã là những “cư dân của bầu trời”. Mọi cái nhìn, mọi tình cảm, ý nghĩ đều hướng lên bầu trời, về những người đang bay. Khi một người trong chúng tôi ở trên ấy, mọi người đều như cùng bay với anh.

Chuyện gì đã xảy ra hôm nay trên sân? Sao lại tha thứ cho những vi phạm quy định? Sao pháo hiệu không bắn lên ở trên sân? Vậy mà máy bay vẫn hạ cánh với tốc độ khác thường...

Người chỉ huy phi đội, trung ủy A-na-tô-li Xô-cô-lốp, cựu chiến binh Khan Kin Gôn, huân chương Cờ Đỏ trên áo khoác, mặt có vết bóng cháy, đích thân cầm cờ đứng ở tuyến cất cánh  (Tuyến cất cánh: tuyến máy bay lăn ra đứng chờ để vào đường băng cất cánh.)

Anh điều khiển cuộc bay không vực, gió xuân nồng nàn phả vào khuôn mặt rám nắng. Trước khi cho phép máy bay vào tuyến cất cánh, anh dùng động tác dặn dò phi công, có lúc anh ngồi xổm, để chỉ dẫn một cái gì đó, hai cánh tay đang rộng như con gà mái ấp xõa cánh. Anh tiếp nhận máy bay hạ cánh, lăn đến, leo lên cánh, một tay tì vào khung, cúi đầu xuống buồng lái, hét lên những lời đầy cương nghị và ý nghĩa. Gió lốc của cánh quạt trùm lên anh, chỉ muốn hất anh xuống đất. Sự căng thẳng làm khuôn mặt anh đỏ tía.  

Anh thả từng người nhiều lần vào tuyến cất cánh. Khoang lái đã đóng. Thêm một cát nhìn, một câu dặn dò và động cơ gầm lên, máy bay lao đi.

Tôi đến gần trung úy Xô-cô-lốp và tự giới thiệu:

- Đồng chí chỉ huy, trung úy Pô-crư-skin đến nhận lệnh của đồng chí.

- Tại sao lại có cái giọng long trọng thế? - Xô-cô-lốp mỉm cười.  

- Tôi vừa được cử làm phó chỉ huy phi đội bên cạnh đồng chí.  

- Xin chúc mừng. Rất đúng lúc. A-tơ-ra-ski-ê-vích đang cần một người phó như đồng chí.

- Người ta cử tôi đến với đồng chí.  

- Ngày mai tôi đi Kí-rô-vô-grát học tập rồi. Đồng chí sẽ cùng với A-tơ-ra-ski-ê-vich tổ chức chuyển loại cho phi đội. Tôi khẳng định với đồng chí rằng công việc này không dễ dàng đâu. Nhưng này, đồng chí hãy trông cái kiểu tiến vào hạ cánh kia? Họ đã quên mọi động tác được nhắc hàng chục lần - Quay mình về hướng chiếc máy bay đang kéo bằng, Xô-cô-lốp hét lên - Không được giảm tốc độ! Xuống sát đất tí nữa. Thấp, thấp nữa! Nếu không anh sẽ vỡ mặt trên chiếc Mích. Tiếp tục kéo một tí cần lái! Như thế. Được!

Theo dõi các kiểu chỉ huy của Xô-cô-lốp, không có liên lạc bằng vô tuyến với phi công, tôi không kìm được bật cười.

- Đồng chí cười gì thế?

- Hơi kỳ quặc, đồng chí chỉ huy ạ.

- Ngày mai, anh còn kỳ quặc hơn tôi. Phải huấn luyện cho họ!

Tôi kể lại cho anh việc chiếc máy bay trinh sát Đức bay trên Bi-en-xư. Xô-cô-lốp lầy một điếu thuốc, châm lửa. Câu chuyện của tôi đã làm anh xúc động. 

- Phải thiêu cháy bọn chúng, những xác chết thối tha! Thiêu cháy chúng! - Anh hét lên giận dữ với những lời hấp tấp - Không cần những công hàm ngoại giao nữa, chắc chắn như vậy... .

- Bằng những chiếc Mích - Tôi phụ họa theo anh

- Rất đúng! Nó đây, anh tha hồ ngắm nghía, thử buồng lái xem.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 04:10:09 pm »

4


Chiếc máy bay tiêm kích Mích-3 làm tôi ưa ngay. Ta có thể ví nó như một con ngựa đua hăng hái và bất kham: dưới một tay kỵ mã giỏi thì nó bay như một mũi tên, nhưng ai không làm chủ được nó, sẽ bị nó xéo dưới chân. Nói chung, công trình sư nào cũng khó tập hợp được cùng mức độ ở một máy bay mọi tính năng máy bay và hiệu quả của hỏa lực. Mỗi kiểu đều bộc lộ những nhược điểm nhất đinh. Nhưng trong mỗi kiểu tiêm kích của những năm đó, chúng tôi đã thấy một thành công mới về kỹ thuật. 

Tính năng chiến đấu ưu việt của chiếc Mích ẩn náu sau một số nhược điểm. Chỉ người phi công nào muốn sử dụng có hiệu quả những đặc tính đó bằng lao động cần cù, bằng cách sử dụng hợp lý mới có thể cảm thấy và nhận ra được.

Chúng tôi gấp rút chuyển loại. Ai nấy đều cảm thấy biên giới phía tây sắp nổ ra nhiều biến cố ghê gớm. Máy bay trinh sát của bọn Đức ngày càng thường xuyên vi phạm không phận. Đầu tháng sáu, lần đầu tiên sư đoàn trưởng đã buộc phải cử một biên đội loại cứng tuần tiễu ở ngay sát biên giới. 

Trong chúng tôi, đã xuất hiện danh từ “Pia-lít-xa”. Ở đó, trên một sân bay nhỏ đã bố trí trạm chỉ huy phía trước của trung đoàn. Trung úy Va-ren-tin Phi-ghi-sép, biên đội trưởng biên đội tuần tiễu - Một người quê ở U ran, cáo lớn, mặt rám nắng, nhưng hàng râu đen ở đôi má đã làm anh mất đặc tính quê hương. Anh đã tự hào đảm nhiệm trọng trách cảnh giới trên chiến tuyến Prút.

Còn biên đội chúng tôi, với số quân bổ sung gồm các thiếu úy Lê-ô-nít Di-a-sen-cô, Pi-ốt Dốp-nhi-a và tôi, sau khi thử các máy bay lắp ráp ở Bi-en-xư sẽ phải đưa chúng về Mai-a-ki.

Chiếc Mích-3 đã nhanh chóng chính phục tôi. Bổ nhào dễ dàng, đạt được tốc độ năm trăm ki-lô-mét, rồi lại vọt lên tận bảy trăm mét, những tính năng rất quan trọng mà chiếc I16 không thể có được. Vọt lên thẳng đứng dài, bảo đảm được độ cao, mà độ cao lại là dự trữ cho tốc độ. Nói tóm lại chiếc Mích đã đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ chủ yếu của một chiếc máy bay tiêm kích: tiến công.

Khi nghiên cứu các hình bay kỹ thuật lái cao cấp, tôi thường nghĩ đến những phương pháp không chiến mới, những cơ động bất ngờ để đặt đối phương vào tình thế bất lợi

Tôi không nhớ đã đọc được ở đâu, là con người có thể phản ứng trong nửa giây trước bất cứ một nguy hiểm nào. Một phi công giỏi, được huấn luyện tốt có thể phản ứng nhạy hơn nhiều. Muốn đạt đến đức tính đó, phải mở rộng trong mỗi bài tập, không sợ căng thẳng, cần phải coi mỗi bài tập như một trận không chiến thực sự. Tôi thích bay đến thật mệt, khao khát độ cao và tốc độ giới hạn, cố gắng đạt đến sự phối hợp ăn ý các động tác điều khiển, nhất là trong vòng lượn gấp, khi thoát ra khỏi bổ nhào.

Có người chế giễu gọi cái đó là “những cú móc” của tôi. Nhưng tính toán cẩn thận là một chuyện, còn không biết đánh giá hết khả năng tiềm tàng của máy bay lại là chuyện khác. Rõ ràng sẽ phạm sai lầm nếu mong muốn những trận không chiến với kẻ thù sẽ diễn ra giống như trận chiến đấu luyện tập theo một sơ đồ chính xác; và có khác chăng chỉ trong đội hình chặt chẽ hơn của biên đội mà thôi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 04:11:16 pm »

Đồng chí Ốp-si-nhi-cốp, người có nhiệm vụ kèm tôi trên chiếc Mích thường tranh luận với tôi:

- Ta không được phép sử dụng máy bay như vậy - Đồng chí nói - Không nên bắt nó làm những thế bay không phù hợp với khả năng của nó. Cái đó không đem lại sự tốt lành.

- “Những cái không phù hợp với khả năng của nó”? Tại sao? Nếu nó chịu làm theo ý tôi thì nó cũng có thể làm theo ý anh. Song trước hết, ta phải hình thành trong óc mục đích của thế bay.

- Như vậy, theo ý đồng chí, tôi là cái chốt người ta nhét vào để điều khiển ư? - Ốp-si-nhi-cốp phản úng.

- Chính tất cả chúng ta là những người sống. Người ta không bắn một cát chốt, nhưng chúng mình, cậu và tớ có thể bị hạ ngay trong trận không chiến đầu tiên nếu chúng mình bay một cách đơn điệu.

Tôi có ý thức riêng về máy bay. .
 
- Rất tốt Ý nghĩ của anh làm tôi hài lòng. Phải phát triển ý thức đó. Nó không chấp nhận để người ta làm tê cứng hoặc ấn định những giới hạn của nó.

Để dẫn chứng, tôi kể cho Ốp-si-nhi-cốp nghe tôi đã tìm cách đạt một tỉ lệ trúng đích cao bằng phương pháp mới trong cuộc bắn bia di động trên không. Tôi đã bắn trúng bốn mươi phát vào bia kéo, giành được điểm tối ưu trong khi chỉ yêu cầu có mười hai phát.

- Đúng, nhưng mọi người kéo bia đều ớn cậu. Họ đều từ chối không muốn bay. Họ nói cậu sẽ cho họ một phát

- Đó là một lo ngại không cần thiết và một sự đề phòng quá mức.

Sự đề phòng không bao giờ có hại. Trái lại, sự lo ngại có thể bị trả giá đắt. Ôp-si nhi-cốp và tôi không đi đến thống nhất. Nhưng những cuộc tranh luận như vậy giữa những đợt rút kinh nghiệm bay vẫn đưa đến một sự thống nhất ở điểm cơ bản. Chúng ta phải chuẩn bị thực sư cho những trận không chiến, từng người nói riêng cũng như tất cả nói chung.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:22:26 pm »

5

Đang là tháng sáu tươi đẹp ở mặt đất. Vẻ đẹp tráng lệ và đa dạng của đất nước lại càng hiện rõ khi bay nhanh ở độ cao thấp. Đường viền mềm mại của những ngọn đồi xanh, vườn nho phơi mình trên sườn đồi, vườn cây ăn quả lướt qua trước mắt như những dòng kẻ ngang của trang sách giở nhanh, suối và hồ ao lấp lánh khi ẩn khi hiện. Nhưng cánh đồng rộng, lúa mì đã chín trải ra như tấm thảm xanh nhạt gợn sóng dưới cơn gió nhẹ. Cặp mắt như bị hút vào đấy.

Khi bay sát đất - như chúng tôi thưởng nói - chỉ óo những vật lấp lánh, kích thước lớn mới làm ta chú ý, còn lại chỉ là một cái nền không rõ ràng. Song những cái mà mắt nhìn thấy, trí óc ghi lại, chính là những cái gây nên cảm giác tốc độ, di chuyển vùn vụt của mặt đất, nói tóm lại là cảm giác bay.

Cái cảm giác đó đặc biệt cần thiết với phi công. Bay thật sát mặt đất mới đẩy đến tận cùng sự căng thẳng của khả năng rèn luyện sức chú ý, khả năng định hướng nhanh chóng; điều này thật là cần thiết. Mặt khác, ta cảm thấy nhu cầu phải biết đến cùng cái cảm giác bay, và cũng có thể nói là ta đang lướt mình giữa làn sóng đẹp đẽ của mặt đất chạy ngược phía dưới. Ở độ cao lớn, ta không tìm thấy ở cuộc bay một sự thú vị như vậy. Thỉnh thoảng, ta không nhìn thấy đất, chỉ có điểm chuẩn là đường chân trời hoặc vài đám mây nằm ở xa, cái bóng dài ở dưới chân những cánh rừng và những dải lụa của con sông.  

Khi chuyển máy bay từ Bi-en-xư về Mai-a-ki, chúng tôi rất thích bay sát mặt đất. Từ Mai-a-ki, máy bay vận tải đưa chúng tôi đến Bi-en-xư. nơi chúng tôi đợi những chiếc Mích đã lắp ráp và nạp đầy dầu. Một cuộc kiểm tra ngân hệ thống điều khiển xong là cất cánh. tiến hành một cuộc thao diễn kỹ thuật lái cao cấp ngay trên sân bay: khoan thẳng đứng, lượn ngoặt tốc độ lớn, bổ nhào và thoát khỏi bổ nhào sát đất. Thợ máy và kỹ sư đều hài lòng: máy bay rất tốt, anh em công nhân xung quanh cũng ngây người ngắm nhìn quang cảnh thú vị đó. Duy chỉ có những người chỉ huy công trường là nhìn chúng tôi với con mắt khó chịu: chúng tôi đã làm chậm trễ công việc của họ trên sân bay!  

Trong những chuyến bay trên sân và chuyển trường, chúng tôi được hoạt động độc lập. Những người cùng bay đầu là các chàng trai dũng cảm, biết phần việc của họ và những cuộc bay thử máy bay mới là một trường huấn luỵện tốt. Tôi cảm thấy vui thích khi nhớ lại những ngày rực ánh mặt trời thượng tuần tháng sáu, nó đã tăng cho tôi sức mạnh, lòng tự chủ, sức chịu đựng trước cơn thử thách ghê gớm sau này.

Nhân buổi bay về Bi-en-xư, tôi tạt qua chỗ ở cũ vài phút, ông chủ nhà vui vẻ gặp và mời tôi cùng dùng cơm trưa. Tôi rất ngạc nhiên: trước kia tôi chưa thấy thế bao giờ, vì sao ông ta lại có tình cảm mến khách đó? Sự niềm nở này có chân thật không? Sợ bị muộn, tôi đã từ chối lời mời. Khi từ biệt, ông chủ nhà nắm vai tôi bằng bàn tay run rẩy và thì thầm một giọng lo lắng:

- Này, trong tuần này bọn Đức sẽ tiến công Liên bang Xô-viết đấy? .

Tôi cho rằng, tốt hơn cả là biểu lộ một thái dộ lạnh lùng để đánh giá những tin đồn khiêu khích đó. Song ông già nhấn mạnh:

- Đây không phải là tin đồn nhảm đâu. Tín đồn nhảm ở những người đã chạy trốn từ Ru-ma-ni khỏi nanh vuốt của tên phát xít An-tô-ne-xcô ư? Họ đã thấy tất cả. Quân đội của Hit-le đã bố trí bên kia bờ sông Prút và những nòng pháo đang chĩa vào chúng ta? Cái gì sẽ xảy ra, chúng ta chờ cái gì? Chúng tôi sẽ đi đâu, những người già như chúng tôi. Nếu như tôi còn trẻ, tôi sẽ đi ngay hôm nay đến Nga. Chúng tôi cầu mong cho nước Nga ngày càng hùng mạnh; bọn Hít-le đến đây sẽ vỡ mặt, nếu không thì chỉ còn là điều bất hạnh.

Tôi chạy vội ra sân bay. Dọc đường, tôi nghĩ đến ông già, đến những lời của ông. Lúc mới đến ở, ông biểu thị thái độ khinh miệt chúng tôi, rồi thay bằng sự lãnh đạm, và đến nay thì một mối thiện cảm chân thành. 

Đến sân bay, tôi mới nhớ ra vì sao mình đã tạt qua chỗ ở cũ: để lấy những mảnh lụa gửi cho Ma-ri-a. Thế mà lại quên mất? “Thôi, - Tôi tự an ủi - Để lần sau mình sẽ nhờ chủ nhà khâu hộ cái gói đó vào trong một túi vải và nhất định sẽ gửi đi”.

Nhưng việc hạ cánh xuống Bi-en-xư lần sau đã gặp sự chậm trễ kéo dài. Ai ngờ tôi chỉ quay lại thành phố này ba năm sau, khi quân đội Xô-viết đã giải phóng Môn-đa-vi-a khỏi ách phát xít Đức.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:24:06 pm »

6

Chúng tôi đã chuyển về Mai-a-ki ba chiếc Mích cuối cùng. Rất sung sướng, tôi nghĩ: nhiệm vụ đã hoàn thành để lao vào luyện tập. Tôi đã báo cáo lại: chỉ trong những trận luyện tập không chiến căng thẳng - chứ không phải các cuộc bay tự do - mới có thể hoàn thiện những kỹ thuật bay cao cấp và củng cố các thói quen cần thiết.

Nhưng sự việc xảy ra lại khác. Sau khi nghe tôi báo cáo nhiệm vụ đã hoàn thành, Vích-to Pê-tơ-rô-vích nói: “Tốt lắm” như thường lệ, rồi dặn thêm: 

- Còn một công tác nữa phải làm, sau đó đồng chí có thể nghỉ một chút. Phải đem ngay ba chiếc Mích đến nơi huấn luyện của các phi đội trưởng. Công việc không giản đơn vì trước hết là phải hạ cánh xuống Gri-gô-ri-ô-pôn để lấy thêm hai chiếc rời, tiếp tục cuộc hành trình với năm chiếc. Có thế thôi.

Ở Mai-a-ki, chúng tôi được nghe một sự kiện quan trọng đã xảy ra ở Pia-lít-xa. Biên đội của Phi-ghi-sép đã chặn một chiếc Ju-88 của Đức bay trinh sát trên lãnh thổ Liên Xô. Cất cánh từ sân bay bên bờ sông Prút, những chiếc Mích đã ra hiệu bằng một loạt đạn cảnh cáo buộc nó phải bay theo. Nhưng chiếc Gioong-ke bướng bỉnh ngoặt lại, tăng hết tốc độ. Những chiếc tiêm kích ta đã theo nó đến tận biên giới, và, kích thích bởi lòng hăng hái, họ đã bay sâu mấy ki-lô-mét vào không phận của Ru-ma-ni. Những chiếc Mích còn chưa về đến sân bay thì việc đó đã gây ra sự om xòm về ngoại giao. Việc máy bay chúng tôi xâm phạm biên giới đã tức khắc được Mát-xcơ-va biết, và từ đây người ta gọi điện thoại cho phòng tham mưu sư đoàn, rồi cho trung đoàn. 

Các phi công đều tranh luận sôi nổi về sự kiện này.

Nếu chúng ta cứ để cho chiếc Gioong-ke tiếp tục vào sâu hơn, chúng ta sẽ không còn là những nhà ngoại giao nữa?

- Cậu nói gì - Phi-ghi-sép còn có thể bị xát xà phòng đấy vì đã làm cho nó sợ hãi. 

- Sao lại bị xát xà phòng 

- Bởi vì... cậu ta đã vi phạm biên giới.

- Tại sao bọn Gioong-ke thì được phép, còn khi nó bỏ chạy thì ta lại không có quyền đuổi theo? Ta mới chỉ có báo hiệu cho nó và mới chỉ có thế thôi. 

- Có thể chúng nó chỉ đợi có thế. Cuộc tiến công của bọn Hít-le vào Ba Lan cũng chỉ bắt đầu bằng các vụ khiêu khích.

Ở đây có vấn đề rút ra: tình hình quốc tế thật là lắt léo Nhưng rồi mọi suy nghĩ không vui cũng bị vùi lấp đi bởi những lo lắng hàng ngày. Biên đội chúng tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:24:55 pm »

Sáng sớm, chúng tôi cất cánh đi Gri-gô-ri-ô-pôn. Bay trên đường trong đội hình hẹp theo hướng bắc-nam trong khi những đám mây nặng, xám và thấp, xuyên qua đội hình từ hướng tây sang đông làm chúng tôi phải bay sát đất. 

Cách Gri-gô-ri-ô-pôn vài ki-lô-mét có một trung đoàn tiêm kích cũng đã rời sân bay Ki-si-nhép như chúng tôi: người ta xây dựng ở đấy một đường băng bằng bê tông: Phi công và thợ máy sống dưới lều bạt. Cũng như bên chúng tôi, ban tham mưu ở trong một chiếc thùng gỗ cùng kiểu. 

Ban tham mưu báo cho chúng tôi là hai chiếc Mích đã sẵn sàng chuyển đi, nhưng họ chưa cho chúng tôi cất cánh: thời tiết trên đường bay hoàn toàn xấu.

Ba ngày dài vô tận trôi qua dưới mái lều. Không còn biết làm gì nữa ngoài đọc sách, ngủ, kể chuyện cổ tích và thỉnh thoảng lại buồn bã nhìn những đám mây thấp như những mảnh vải rách nát, lướt qua liên tục trên những ngọn đồi. Ở đâu ra lắm mây thế? Chúng tụ tập ở đằng kia, ở phía tây như thế nào? Sao giữa mùa hè mà thời tiết lại xấu vậy?

Nhiều linh cảm u ám thoáng trong tâm hồn tôi.

Nỗi buồn chỉ biến đi mỗi chiều, khi các phi công tụ tập trong nhà ăn. Chúng tôi ở đó rất lâu để tranh luận về những máy bay mới, về những sự kiện đặc biệt trong thời sự hàng không...

Linh hồn của cái câu lạc bộ này là một cựu binh, một đại ủy khỏe và đẹp, một người kể chuyện rất hay. Tôi chỉ gặp anh một lần ở Ki-si-nhép, nhưng trong những lần trò chuyện với các phi công tiêm kích, tôi thường nghe đến tên anh. Trước kia, Các-ma-nốp là phi công lái thử máy bay ở Mát-xcơ-va, không hiểu vì lỗi gì mà người ta chuyển anh về trung đoàn coi như thi hành kỷ luật. Bây giờ, anh chỉ huy một đội bay. Mọi người đều kính trọng anh, cũng đúng thôi: anh là phi công giỏi và sống thoải mái với tất cả. Muốn cho anh kể một câu chuyện hay thì phải biết khích anh một chút. Anh rất khoái khi thấy mọi người chăm chú nghe, thỉnh thoảng biểu đồng tình với anh. 

Buổi chiều đầu tiên, tôi đến bàn ăn, Các-ma-nốp đang kể một câu chuyện về Tây Ban Nha mà tôi đa có lần được nghe.

- Do đó, - Anh kết luận, - Những dây đai bảo hiểm cũng có thể chơi chúng ta một vố xấu đấy.

- Tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy - Một trung úy còn trẻ nhưng tóc đã bạc, nói vẻ nghi ngờ.

- “Tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy”, Các-ma-nốp bực mình nhắc lại - Việc đó đã xảy ra với một người mà tôi biết rõ. Chuyện đã xảy ra như vậy, như các bạn đã thấy, và anh ta, anh ta “chưa tin” - Này cô gái, cho trà nhé! - anh gọi cô phục vụ trước khi kể tiếp – Đồng chí phi công dó cũng ngồi ở bàn kể về sự rủi ro đó như tôi vừa nói với các bạn. Anh ta chiến đấu ở Tây Ban Nha, có một lần máy bay anh ta bị bắn trúng, máy bay đã bén lửa. Khi ngọn lửa bén đến buồng ngồi, vừa lúc định nhảy dù thì cái đai dù ngoắc vào dây đeo. Và cái dây thừng đáng ghét ấy, như bạn biết, không dễ dàng dứt đứt hoặc cắn bằng răng. Bạn có hiểu tình thế lúc đó không?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:25:57 pm »

- Tôi hiểu, nhưng trường hợp đó rất hiếm.

- Nó có thể đưa anh xuống mồ. Những của đó, như khúc ruột thừa trong người. Phải cắt nó vứt đi.

- Anh định nói những cái dây đai bảo hiểm ư. - Một người ngạc nhiên hỏi.

- Sao anh không uống trà đi - Cô phục vụ lại gần, hỏi

- Nước trà! Nó không giống như rượu, người ta không thể uống một hơi.

Các-ma-nốp trả lời và đứng dậy, rõ ràng là không bằng lòng vì có người trong chúng tôi không chú ý đến câu chuyện của anh.

Mọi người đứng lên theo. Tôi ngoảnh nhìn về bạn mình: Đi-a-sen-cô và Dôp-nhi-a đã không còn ở đấy. Ra khỏi lều. Các-ma-nốp đi về phía phải, còn tôi đi cùng một phía với đồng chí trung úy tóc bạc. Đó cũng là con đường của đồng chí.

Chúng tôi đi lặng lẽ, Một đêm tối trời, có vẻ lạnh và ẩm. Gió mát như mùa thu. 

- Đó là một phi công cừ, duy chỉ phải cái hơi ba hoa - đồng chí trung úy khẽ nói - những dây đai bảo hiểm: một khúc ruột thừa... Nói vậy, thật chẳng đúng đắn tí nào. Sau khi nghe chuyện của anh ta, một số người có thể sẽ cắt bỏ dây đai đi.

- Câu chuyện sệ được truyền khắp trung đoàn cho mà xem? - Tôi nhận xét.

Những lùm cây rì rào. Ở xa, phía bên kia bờ sông Đơ-nhi-ét, trên bờ đất Bét-xa-ra-bi, lập lòe ánh đạn lửa. Tôi dừng lại, đoán đồng chí trung úy tóc bạc có ý kể cho tôi một điều gì đó về cuộc đời anh. Tôi đã không nhầm. Anh kể:

“Trước chiến tranh Phần Lan, tôi hết sức chú ý theo dõi những cuộc họp và những cuộc nói chuyện về chiến tranh, về cách sống của con người ở mật trận. Rồi tôi cũng trải qua chiến đấu. Tôi cất cánh lần đầu tiên để làm nhiệm vụ, rồi lần nữa, rồi lần thứ ba. Tôi dự những cuộc không chiến, tôi bổ nhào tiến công các đồn Phần Lan. Khi mọi việc thành công thì sự việc đều sáng sủa rõ ràng.

Nhưng rồi một hôm, tôi gặp một vố đau. Máy bay thình lình mất tốc, tôi tụt tại sau đội hình. Chỉ có cách là tự lo liệu cho mình. Song tôi không nhớ một điểm chuẩn nào trên tuyến bay. Tôi chỉ nghĩ đến việc trở về phòng tuyến ta nhưng lại không biết mình đang ở đâu? Trên đất ta hay đất địch? Máy bay lướt một cách khó nhọc, sẵn sàng lộn xuống trong chốc lát. Nhìn thấy một cánh đồng bằng phẳng, trâng toát, tôi tiến vào hạ cánh. Tôi hạ xuống an toàn, ra kỏi buồng lái, đứng trên cánh, nhìn xung quanh. 

Bất ngờ nghe thấy tiếng súng nổ rồi thấy xuất hiện không xa, một toán người khoác áo ngụy trang trắng. Họ lao đến bằng gậy trượt tuyết. Tôi cho rằng đó là bọn Phần Lan, và nhớ lại ngay những điều căn dặn trong trường hợp này: không được đầu hàng và phải đốt máy bay...

Những người trượt tuyết áo choàng trắng đã đến rất gần, tôi chỉ còn kịp rút khẩu súng ngắn ra. Tôi gí súng vào thái dương và bóp cò nhưng dạn không nổ. Tiếng cò tách đúng như thế, làm tôi tưởng như là một tiếng vang. Lên cò lại, tôi vẫn đặt súng vào thái dương. Lại hỏng. Và cứ như thế: tất cả các viên đạn trong hộp đạn đều rơi xuống dưới chân mà tôi vẫn sống. Mất hết tự chủ, tôi phục xuống, úp mặt vào tuyết khóc nức nở. 

Những bàn tay lôi tôi dậy. Té ra những người trượt tuyết ấy lại là quân ta. Tôi đã hạ cánh xuống lãnh thổ ta một chuyện kỳ lạ phải không? Nhưng ta có thể rút ra nhiều kết luận...”
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:27:39 pm »

Đêm hôm ấy, tôi nằm mãi không ngủ được, trằn trọc, trăn trở trên chắêc gối ẩm ướt vì nước mưa. Câu chuyện của đồng chí trung úy tóc bạc vẫn ám ảnh trong đầu tôi.

Ngày thứ bảy, người ta vẫn chưa cho phép chúng tôi bay. 

- Thứ hai, nếu trời trong hơn chút nữa chúng tôi sẽ thả các anh - Đồng chí tham mưu trưởng nói. 

- Cần gì phải kêu ca về sự nhàn rỗi, đồng chí chỉ huy - Đi-a-sen-cô năn nỉ - Tốt nhất là đồng chí cho chúng tôi đi một vòng quanh Gri-gô-ri-ô-pôn còn hơn là bắt chúng tôi nghỉ ngơi dưới mái bạt này.

- Được còn hơn là nghe các anh kêu ca, lấy một chiếc xe và chuồn đi?

Nửa giờ sau, chúng tôi đã ở Gri-gô-ri-ô-pôn. Trong một gian phòng của quán ăn sâu, hẹp và đầy người, chúng tôi tìm được một chỗ nhỏ. Bộ mặt Đi-a-sen-cô thay đổi hẳn, đầy hớn hở. Anh chàng thanh niên cao lớn, má hồng hồng - người con trai của đồng cỏ - thích uống cho ra uống giữa bẻ bạn. Sau khi đã đòi được rượu Vốt-ca và đồ nhắm, cậu ta đặt lên bàn vừa cười, vừa nói: 

- Trên bầu trời cũng như trong cuộc sống, bao giờ cũng có chỗ hửng sáng.

Trở về sân bay muộn, chúng tôi vẫn còn tiếp tục trò chuyện thì thầm rất lâu. Những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, trên đầu chúng tôi. Chúng tôi vẫn còn phân biệt được nó qua tấm vải lều bạt. Sự yên tĩnh ngự trị, bao bọc xung quanh chúng tôi. 

Chúng tôi chưa hiểu rằng, trong khi chúng tôi ngủ thì những giờ phút hòa bình đã kết thúc. 

7

Những tiếng gõ mạnh vào cái kẻng làm bằng thanh ray đánh thức chúng tôi dậy. Thoạt đầu ai cũng nghĩ là báo động luyện tập. Ở nhà hoặc đến đây người ta cũng không để mình ngủ yên. Bên ngoài lều, có tiếng chân người, tiếng nói vội vã.

Đi-a-sen-cô tìm không thấy bít tất. Đốp-nhi-a và tôi phải đợi cậu ta để cùng đi lên ban tham mưu.

Sân bay bừng tỉnh. Một động cơ, rồi nhiều chiếc nữa nổ máy ầm ầm, át cả tiếng kẻng liên hồi.

"Có lẽ báo động thật”. Tôi nghĩ như thế, vì thấy người ta bắt đầu phân tán máy bay. Luyện tập như vậy cũng tốt. Địa điểm không thiếu, sân bay kéo dài đến tận cánh đồng ngô.

Ở gần chiếc “thùng” của ban tham mưu, các phi công tập họp theo kíp chiến đấu. Những bộ mặt nghiêm trang, rắn như thép. Báo động đã làm mất ngày nghỉ của họ. Trong những cái nhìn nghiêm nghị ấy, hình như có điều gì không bình thường. 

Lách mình lên tận cửa để báo cáo, tôi nghe giọng nói không bằng lòng của Đi-a-sen-cô: 

- Sao không để người đến công tác được ngủ?

- Ngủ à? Chiến tranh rồi! - Tiếng ai đó phát ra như một tiếng súng nổ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:28:46 pm »

“Chiến tranh ư?” - Mọi người đều tự hỏi mình. Người thì chưa tin. người thì nghĩ rằng mình nghe nhầm, có người lắng nghe một cách máy móc... Nhưng tất cả đều xác nhận ý nghĩa của danh từ khủng khiếp ấy: những đám cháy sáng rực chân trời phía Ti-ra-xpôn và tiếng máy bay gầm rú dữ đội trên sân bay. 

Chiến tranh! Những lo nghĩ thường ngày, những dự định trong thời bình bỗng chốc bị đẩy lùi xa vào dĩ vãng. Trước mắt chúng tôi là một viễn ảnh đầy lo ngại.

Tại sao mình còn ở đây, trong lúc ở Bi-en-xư người ta đang chiến đấu bảo vệ biên giới. Tôi báo cáo với tham mưu trưởng: 

- Cho phép chúng tôi trở về trung đoàn. 

- Được!

- Cho chúng tôi thợ máy để chuẩn bị máy bay.

- Cho các đồng chí à? Họ đều bận cả. Các đồng chí không hiểu ư? Chiến tranh rồi?

Phía đông-bắc, tiếng động cơ nghe rõ dần và phút chốc trên nền trời sáng hiện rõ dần hình thù những chiếc máy bay. Máy bay nước nào? Ta hay địch?

Vài chiếc I.I6 cất cánh chặn những máy bay lạ. Những chiếc máy bay ném bom đã vào vòng lượn. Bây giờ mới nhìn rõ những cánh hình thoi. 

- Máy bay địch! Đúng là chiến tranh rồi... 

Chúng tôi chạy về máy bay mình, mắt vẫn không rời tốp máy bay địch: Tiếng súng máy nổ ran, nghe bây giờ không còn cảm giác giồng như trước nữa. Đã xảy ra không chiến thực sự rồi. 

Vốn là thợ máy cũ, tôi tự mình kiểm tra máy bay. Còn Đi-a-sen-cô và Đốp-nhi-a thì mang đến hai bình khí nén để mở máy. 

Chúng tôi cất cánh và lập tức thấy chán ngán: trên những chiếc Mích không có lấy một viên đạn. Phải bay thật thấp trên địa hình, trên những dải rừng, những cánh đồng đang mùa gặt.

Về đến Mai-a-ki, chúng tôi ngạc nhiên thấy sân bay vẫn yên tĩnh. Máy bay đã được phân tán và ngụy trang trong các ruộng ngô. Đường băng không có chướng ngại. Sau khi hạ cánh, tôi cho máy bay lăn vào giữa đám ngô. Hai chiếc Mích của Di-a-sen-cô và Đốp-nhi-a cũng vừa đến đậu bên cạnh.

- Các đồng chí quên là đã chiến tranh rồi à? Sao lại xếp hàng như duyệt binh thế này?

Nghe tôi hét lên như vậy, họ nổ máy lại và lăn ra xa.

Để họ ở lại trông máy bay, tôi chạy đến ban tham mưu.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:31:39 pm »

Tôi đưa mắt tìm trung đoàn trưởng. Đồng chí ấy đi đâu? Hỏi chuyện các anh em khác mới rõ tình hình. Hôm qua, sư đoàn trưởng lệnh cho I-va-nốp và phi đội trưởng A-tơ-ra-ski-ê-vích phải đến ngay Pia-lít-xa tìm hiểu tại sao Phi-ghi-sép lúc đuổi theo máy bay trinh sát Đức lại vi phạm đường biên giới. I-va-nốp đi bằng máy bay U ti 4, còn A-tơ-ra-ski-ê-vích thì đi ô tô. Đến chiều, I va-nốp báo về là máy bay hết dầu phải hạ cánh xuống một cánh đồng: A-tơ-ra-ski-ê-vích cũng báo về là xe bị sa xuống rãnh. Chỉ huy biên đội tuần tiếu Cu-dơ-ma Xê-li-véc-tốp thì bị gọi về ban tham mưu sư đoàn ở Ki-si-nhép để kiểm điểm, không rõ vì khuyết điểm gì. 

Tình hình là như thế. Sân bay không có người chỉ huy. Một số phi công cũng vắng mặt...

Bi-en-xư? Bi-en-xư - Tiếng thiếu tá Mát-vây-ép nhắc lại khi nhận bức điện chuyển đến. Cùng với một số phi công, tôi đứng sát của cố lắng nghe không sót một chữ. Bi-en-xư báo về là từ sáng sớm máy bay ném bom Đức có Mét-xe yểm hộ đã đánh phá sân bay, đốt cháy các bể xăng. Máy bay tiêm kích của ta lên đánh. Xê-mi-ôn Ốp-si-nhi-cốp hy sinh. Mi-rô-nốp hạ được một chiếc trinh sát Hen-ken 126 của Đức. 

Chúng tôi nhắc lại cho anh em đứng ở xa: “Ốp-si-nhi-cốp hi sinh”. Lòng chúng tôi tràn đầy xúc động và căm thù, thêm nỗi đau xót vì mất một người đồng chí, một người bạn chiến đấu thân thiết. Ai cũng muốn biết anh đã hy sinh trọng hoàn cảnh nào. Viên đạn quân thù đã giết chết anh, hẳn còn tiếp tục bay đi tìm giết hại đồng chí khác...

Tôi đề nghị với Mát-vây-ép:

- Cho biên đội tôi bay đến tiếp cứu anh em bên ấy?

- Phi đội 2 vừa mới cất cánh. Bên ấy không còn xăng dầu, không hiểu họ sẽ xoay xở ra sao 

Nét mặt tham mưu trưởng lộ vẻ bối rối. 

Tôi chạy về biên đội. Trước khí đi, tôi đã dặn họ chuẩn bị vũ khí và chỉnh lại máy ngắm trên máy bay.

Thấy tôi, Di-a-sen-cô liền gọi:

- Cất cánh chứ? 

Đốp-nhi-a thì nhìn tôi với vẻ lo lắng:

- Tình hình Bi-en-xư thế nào?

Vợ và con nhỏ Đốp-nhi-a còn ở bên ấy.

- Ta đã chiến đấu. Ốp-si-nhi-cốp đã hy sinh 

Một giây im lặng. 

- Thế nào.

Vẫn là câu hỏi mà tôi đã tự đặt ra lúc nãy. Tất cả phi công đều muốn biết những chi tiết, đó là những chi tiết bi thảm. Đồng chí ấy đã hy sinh như thế nào? Tại sao? Chúng tôi muốn bao giờ mình cũng là người chiến thắng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM