Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:06:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tuần lễ dài nhất của Sư đoàn Trừng Giới  (Đọc 42367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:01:36 pm »

Tuần lễ dài nhất của Sư đoàn Trừng Giới
Tác giả : Lê Hiếu Ánh
NXB : Trẻ
Nguồn : TLV@TTVNOL

Ký chiến tranh. Ghi chép của một sỹ quan về số phận của sư đoàn 3 BB vào những ngày cuối cuộc chiến.

Tên cuốn sách là "Tuần lễ dài nhất của Sư đoàn Trừng Giới" Tác giả là Lê Hiếu Ánh – sỹ quan tham mưu cao cấp, người có mặt bên cạnh tướng 2 sao Nguyễn Duy Hinh, Tư lịnh Sư đoàn 3 trong suốt thời gian hoạt động tại chiến trường Quảng Đà.

Là 1 đại đơn vị Bộ binh được thành lập cuối cùng của quân đội Sài Gòn, Sư đoàn 3 Bộ binh (có biệt danh là Sư đoàn Trừng Giới) đã trải qua những ngày tháng nghiệt ngã, cay đắng trên 2 chiến trường Trị Thiên và Nam Ngãi.

Dưới góc độ của 1 người trong cuộc, tác giả cố gắng trình bày trung thực về những con người, tư viên Tư lịnh cho đến anh binh nhì, mà mảnh đời riêng của họ đã gắn liền với số phận của đơn vi, qua đó giúp độc giả nhìn lại cuộc chiến với cái nhìn rõ nét, đồng thời thấy được những nguyên nhân sâu xa về một thất bại không thể tránh khỏi của một đơn vị nói riêng, của một đạo quân nói chung…

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:03:19 pm »

Gửi về quê hương nghèo Đông Hà, Quảng Trị…
niềm thương nhớ những tháng ngày thơ ấu bên bờ sông Hiếu Giang, Thạch Hãn
Lê Hiếu Ánh

------------------------------------------------------------------------------------------------------


CHƯƠNG 1

QUẢNG TRỊ : CHIẾN TRƯỜNG MÁU LỬA CỦA ĐẠO QUÂN TRỪNG GIỚI


1- Phòng tuyến Gio Linh “những ngày gió cát”

Chiếc trực thăng dành riêng cho Tư lịnh Quân đoàn 1 rời Huế bay về hướng Quảng Trị.

Mấy giờ là 1 buổi chiều tháng 4-1967… Tướng Lãm, Tư lịnh Quân đoàn, tướng Stillwell, cố vấn trưởng bay thị sát chiến trường giới tuyến : Huế - Quảng Trị 59 km, Quảng Trị - Đông Hà 14 km, Đông Hà - Gio Linh 12 km, Gio Linh – Bến hải 8 km. Đã bao năm rồi, những con số, khoảng cách đó vẫn ở lại trong trí nhớ chúng tôi, những người lính mà tuổi thơ đã trải qua ở thị trấn Đông Hà, ở thị xã Quảng Trị, với những mùa thi ở Huế…

Khác hẳn với dự đoán, viên Tư lịnh Quân đoàn không dừng lại ở Đông Hà để thăm Bộ chỉ huy Trung đoàn 2… Như đã nắm rõ phi – trình của viên Tư lịnh, phi công trở hướng bay…

Đông Hà, thị trấn sầm uất của tỉnh Quảng Trị đã nếm mùi bom đạn từ năm 1946, khi những binh đoàn Lê Dương, Maroc chọn Đông Hà làm căn cứ đóng quân… Và con sông Hiếu Giang xuôi về Cửa Việt, chiều hôm đó, ngước chào những người khách lạ ngồi trên trực thăng… Bay dọc theo dòng sông về Giá Độ, Xuân Thành, rồi sẽ qua Mai xá… tạt về Gio Linh, 1 quân lỵ ở bờ nam Bến hải…

- Hồng Hà! Kinh Kỳ gọi!
- Kinh Kỳ nghe Hồng Hà
- Mặt trời chiều bên sông Hồng

Hoạt động truyền tin không – lục hoạt động để hướng dẫn trực thăng hạ cánh, khói màu cuồn cuộn bay… Trực thăng giảm độ cao… hai xạ thủ phi hành trong tư thế sẵn sàng khai hỏa… vì chiến tranh không chỉ diễn ra ở chiến hào, ở rừng núi mà có thể ngay quân lỵ Gio Linh nhỏ bé này…

Viên trung tá Tiểu khu trưởng cùng với Chi khu trưởng Gio Linh hướng dẫn các VIP về chi khu, phòng hội chật hẹp… Buổi họp kín… chỉ có viên trung tá Tiểu khu trưởng được dự….

Khi các VIP rời phòng họp, tướng Lãm gọi viên Tiểu khu trưởng dặn dò :

- “Bằng mọi giá phải đưa dân đi hết. Làm không xong thì anh cũng không còn làm tỉnh trưởng nữa…”

Không ai theo 2 viên tướng về lại Đà Nẵng. Chúng tôi được thả xuống Đông Hà… thị trấn “lính nhiều hơn dân”… Những ngày tạm trú tại hậu cứ Trung đoàn 2 chúng tôi gặp lại một số bạn bè cùng khóa, những người lính cùng quê…sau những lời hỏi thăm là những lời than vãn :

- Đi lính mà ra tận Động Hà là cùng đường rồi, còn đi đâu nữa! Không lý qua bên kia sông Bến Hải đi theo CS.

- Từ ngày ra trường, đưa tuốt về đây… chẳng biết khi nào mới về lại Thủ Đức thăm cô em dễ thương ở Chợ Nhỏ.

- Cái Trung đoàn 2 này, tụi nó gọi là Trung đoàn bị… đày

Cùng với các đơn vị khu giới tuyến, chúng tôi trở lại Gio Linh một ngày trung tuần tháng 4… Từng đại đội phân tán mỏng vào các ấp, xã… để “yêu cầu dân chúng ra đi”… chiếc xe phóng thanh của toán công tác chiến tranh chính trị phát đi nhiều lần lời kêu gọi của bộ chỉ huy chiến dịch : “yêu cầu đồng bào di tản… tại đây sẽ xảy ra những cuộc giao tranh…”

Theo 1 trung đội, tôi đi vào 1 ngôi làng gần Mai Xá… ở đây chúng tôi chứng kiến những người dân nghèo bỏ xóm làng ra đi trong vô vọng…

Một cụ già dẫn 2 đứa cháu đến gặp chúng tôi, gia tài của cụ chỉ có 1 bao bị đựng quần áo, 1 cái thúng mây đựng chén đũa, nồi niêu… còn tất cả để lại…

- Ông ơi! Cực chi mà cực dữ ri… mẹ nó bỏ cha nó, lấy chồng khác, cha nó đi lính tuốt đâu trong nam, ông nội già thế này nuôi 2 cháu cũng không yên thân, đi như ri khi mô mới về mấy ông?

Phải nói gì với ông cụ đây, phải nói gì với những người dân lên xe GMC ra đi, phải nói gì với những người mẹ già tóc bạc phơ bồng cháu dại… Cha mẹ của chúng nó đâu?... Và căn nhà nào, vùng đất nào sẽ đón các cụ, bà con tạm trú?... N cùng đi với chúng tôi đã quay hết 2 cuộn phim 16 ly, với rất nhiều cận ảnh, cận ảnh về những dòng lệ, về những khuôn mặt hốc hác, về những ánh mắt buồn bã, về manh áo vá bạc màu… Cả 1 quân Gio Linh ra đi…

Từng chiếc GMC chuyển bánh, gởi lại Gio Linh bụi mù… Lũy tre, chiếc cầu, giếng nước ngọt ở lại với vùng gió cát…

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:04:09 pm »


2- Cam Lộ, những ngày nghiệt ngã… Ngày đầu tiên của di dân


Cách quân lỵ khoảng 2 km, thung lũng đất đỏ bụi suốt một mùa hè là quê hương tạm trú… những dãy nhà “tăng” dã chiến dựng lên, bên cạnh các toán Dân sự vụ VN, có cả các người bạn cao lều nghều trong đội “Tiểu đoàn tâm lý chiến Hoa Kỳ” từ Đà nẵng ra… Nhưng những người vất vả nhất vẫn là các anh lính của Trung đoàn 2 Hà Mã (sau này là anh cả của Sư đoàn Trừng Giới), vừa an ninh, vừa làm luôn nghề của ngành “công binh kiến tạo”,….

Những viên hạ sỹ quan đi lính từ hồi Tây, bây giờ là thượng sỹ thường vụ đại đội, không ngớt đôn đốc lính :

- “Tụi bay rán mà làm, ông thiếu ta không tha cho tụi bây, nếu đến tối mà dựng lều không xong…”

Một thượng sỹ - tuổi hơn 40, đã làm đơn xin giải ngũ, phân trần với các nhà báo kaki :

- “Rứa là chưa chắc giải ngũ được, có ở thêm vài năm, may mắn lắm là lên được chuẩn úy, không chừng lại nằm trong quan tài để được truy thăng... Cái Trung đoàn 2 này đa số là lính vô kỷ luật, đào ngũ, lao công đào binh phục hồi… thật là thập cẩm… quân đoàn và sư đoàn chê, cứ đẩy ra đây… Không biết gọi cái trung đoàn này bằng cái tên chi mới đúng…”

Một trung sỹ mới ra trường, hạ sỹ quan tiểu đoàn trưởng quay sang nói với thượng sỹ thường vụ đại đội :

- Bố đã đọc cuốn tiểu đoàn trừng giới của cái ông nhà văn “Hi Ming Uê” chưa?

- Mày giỏi sinh ngữ lắm sao mà đọc được?

- Đâu có giỏi bố… Con đọc trong tờ báo đăng từng kỳ, ông nhà văn chi đó dịch ra tiếng Việt…

- Thôi, làm đi con ơi! Tiểu đoàn trừng giới, trung đoàn trừng giới! Rồi sau này cũng có cả sư đoàn trừng giới.!

- Phượng Hoàng mà nghe được là bố bị lãnh củ đấy… Con nghe ông đại đội trưởng nói… Khi còn trung úy, Phượng Hoàng đã có lần làm đại đội trưởng đại đội kỷ luật… mà phe mình gọi là Đại đội trừng giới…

+ Đại cái bang đội quân trừng giới

Đêm N+7 tại Bộ chỉ huy chiến dịch, người phóng viên quân đội ngồi nói chuyện với thiếu úy S, trung đội trưởng dân sự vụ… Anh cho S biết :

- “Ngày mai trở về Sài Gòn để giao ảnh và bài… sau đó trở lại bám trụ ở đây”.

Cách 2 người không xa, đại tá Đỗ Kiến Nhiễu (cự chánh văn phòng Quốc trưởng Dương Văn Minh, thất sủng, bị đẩy ra Trung, tướng Lãm phong cho chức vụ “Phụ tá Tư lệnh đặc trách Chương trình tỵ nạn”) ngồi nói chuyện với thiếu tá G, trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, biệt khu trưởng Biệt khu giới tuyến, đồng thời là “Phó phụ tá về Chương trình tỵ nạn”. Thiếu tá G coi thường đại tá Nhiễu, dù có cấp bậc thấp hơn nhưng ông đang nắm binh quyền trong tay. Dưới ánh đèn điện, nét mặt viên trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 xa vắng… Còn đại tá Nhiễu, nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn,… đường công danh đã chia tay với ông. Nhìn viên thiếu ta đầy tham vọng, ông không nghĩ được rằng chỉ 4 năm sau, bông mai bạc trên cổ áo thiếu tá G sẽ trở thành 1 ngôi sao bạc, ngài thiếu tá G sẽ là chuẩn tướng G Tư lịnh Sư đoàn “con út” của quân đội…”Sư đoàn Trừng Giới” của đạo quân bờ nam vĩ tuyến 17.

Ngồi bên S, anh bạn phóng viên tường thuật 1 đoạn phim sống về “ngài tư lịnh” tương lai…

- Ông G xuât thân khóa 10 Đà Lạt, văn hóa trung học, ra trường đổi về Sư đoàn Dù, cùng lượt với tướng Trưởng, khóa 4 Thủ Đức.

- Sao ông lại về Sư đoàn 1?

- Thế là bạn không biết, năm 1960, Nguyễn Chánh Thi đảo chính hụt, chạy sang Campuchia… Phượng Hoàng G mất người che chở… bị đẩy đi nhiều nơi… Khi tướng Dương Văn Minh lên… ông Thi trở về… rồi sau vụ chính biến của tướng Khánh, ông Thi được cử làm tư lịnh Sư đoàn 1. Thế là Phượng Hoàng G gặp lại “chủ tướng”, ông Thi cho ông G làm trưởng phòng 2 Sư đoàn…

- Sau đó ông đổi ra đây?

- Chưa đâu, khi ông Thi về, làm tư lịnh quân đoàn 1, ngồi ở Đà Nẵng, ngài thiếu tướng không quên “Đại cái bang G, thế là từ đại úy được mang thiếu tá về làm phó tỉnh trưởng Nội an tỉnh Quảng Nam. Tỉnh trưởng là dân sự, nên ông phó nội an kiêm luôn Tiểu khu trưởng… Nguyễn Chánh Thi rớt đài… Hoàng Xuân Lãm từ Sư đoàn 2 về nắm Quân đoàn… Ngô Quang Trưởng về nắm sư đoàn 1… Tướng Trưởng xin G về làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 2… Cái trung đoàn mà báo trí Kaki gọi la quân trừng giới…

- Mày biết tụi lính chiến tranh chính trị của tao giải thích chữ trừng giới thế này : Trừng là trừng phạt, giới là giới tuyến.

- Không đúng, phải nói là indisciplinaire mới đúng nghĩa trừng giới…

Đêm N+7 tại Cam Lộ, đêm hoàn tất mục tiêu 1 của kế hoạch “di dân”. Những căn lều vải lập lòe trong đêm… Ánh sáng đèn điện không dọi hết nỗi ưu tư của những người bỏ xứ mà đi

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:05:28 pm »


3- Rồi ngày kia… Sư đoàn Trừng Giới… ngước chào giới tuyến


+ Người được gắn “sao” sau cùng ở Phú Văn Lâu


Khi tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ, ghé thăm trại “định cư”, thì kế hoạch di dân đã hoàn tất… Để tưởng thưởng cho những người đã nỗ lực trong kế hoạch “dồn dân” này, tướng Kỳ đã gắn “Chương-mỹ bội tinh” cho đại tá Nhiễu, thiếu tá G và 1 số viên chức dân sự khác.

Khi gắn huy chương cho thiếu tá G, tướng Kỳ quay sang hỏi viên tư lịnh Quân đoàn :

- Mới làm trung đoàn trưởng sao không cho lên trung tá?

- Đương đề nghị

Đập mạnh vào vai thiếu tá G, tướng râu kẽm nói :

- Ráng lên, có ngày cũng lên tướng như tôi!

Gần 4 năm sau, lời phán của “thủ tướng” đã trở thành hiện thực… khi “thiếu tá G ngày nào” trở thành đại tá G, tư lịnh phó Sư đoàn 1…

Lam sơn 719 khai diễn vào thượng tuần tháng 2-1971, cuộc hành quân bị sa lầy…Tuy nhiên để rửa mặt, tổng thống Thiệu cho lệnh tổ chức “lễ chiến thắng”, tại Phú Văn Lâu… 3 người được đeo sao và thêm sao. Phạm Văn Phú lên tướng 2 sao, Hồ Trung Hậu, tư lịnh phó Dù lên tướng 1 sao… Người cuối cùng được tổng thống Thiệu, cựu tư lịnh Sư đoàn 1, gắn sao chính là đại tá G.

Khi bắt tay viên tư lịnh phó Sư đoàn 1, tổng thống Thiệu nói :

- Lên chuẩn tướng, chuẩn bị nắm sư đoàn

Tướng Phú đứng gần đấy, liếc mắt sang, lòng không mấy vui…

“Biết đâu cái thằng này lại thay mình. Tông tông! Hay chơi cái trò cho lên sao rồi mời đi chỗ khác ngồi chơi!...”


+ Lính Mỹ giã từ phòng tuyến “Nước mắt “


Trở lại mùa xuân 1967, phòng tuyến điện tử Mc Namara – sản phẩm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ - được xây dựng dọc theo bờ nam sống Bến hải, vòng lên miền núi, những C1, C2, Tân Lâm Bắc, tân Lâm… trở thành quen thuộc với các đơn vị Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ… Riêng với Khe Sanh do 1 trung đoàn phòng thủ… “Trung đoàn 26 – Mắt thần”… Tết Mậu Thân, Khe Sanh bị bao vây… số phận của Trung đoàn 26 Mỹ và Tiểu đoàn 37 biệt động quân tăng cường được đếm từng ngày… Khi đó, ông G còn làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, đã điên đầu vì số lính “đạo quân trừng giới” đào ngũ ngày càng tăng. Thêm vào đó số phận Khe Sanh gây nỗi ám ảnh cho số phận của Trung đoàn 2 bô binh. Nếu tướng Lãm điều Trung đoàn 2 nhảy vào Khe Sanh thì chắc “trung đoàn trừng giới” này đào ngũ gần hết…

Sau hơn 4 năm trấn giữ phòng tuyến điện tử, 1 phòng tuyến mà các nhà báo Anh đã gọi là phòng tuyến “Nước mắt người Mỹ”… những người lính Mỹ cuối cùng đã từ giã Gio Linh vào những ngày cuối tháng 9-1969… Bộ chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 thành lập với lực lượng nòng cốt là Trung đoàn 2 Hà Mã và thiết đoàn 11…Nhưng tình hình ngày càng căng thẳng… 2 năm sau khi lính Mỹ rút khỏi Gio Linh, áp lực quân sự càng gia tăng trong nỗi lo âu của người lính “trừng giới”…

Tướng 3 sao Hoàng Xuân Lãm trình tổng thống xin thành lập Sư đoàn 3 bộ binh có nhiệm vụ phòng thủ từ phía bắc thị xã Quảng Trị ra đến Bến hải…

Dù trong trình văn, Bộ tư lịnh Quân đoàn đặt tên cho sư đoàn tân lập này là : “Sư đoàn 3 bộ binh”, nhưng từ lính đến sỹ quan tại Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Bộ tham mưu Quân đoàn đều gọi nó là “ Sư đoàn 3 giới tuyến”,

Và những người lính được chọn về đầu quân ở đại đơn vị này thì đặt cho sư đoàn sắp thành lập nhiều tên gọi khác nhau : “Sư đoàn 3 Bến Hải”, “Sư đoàn 3 Trừng Giới”, “Sư đoàn 3 bị đày”…


Còn thân quyến họ thì bị ám ảnh bởi danh hiệu :

"Sư đoàn Trừng Giới"


+ Ái Tử, điểm hẹn của những lao công đào binh


Theo tổ chức, 1 sư doàn bộ binh gồm có :

- 3 trung đoàn

- 1 thiết đoàn kỵ binh

- 4 tiểu đoàn pháo binh

- 4 tiểu đoàn yểm trợ : công binh, truyền tin, tiếp vận, quân y

- Và 1 số đại đội biệt lập : trinh sát, vận tải, kỹ thuật, quân báo…

“Lấy đâu ra lính mà thành lập”… Các trưởng phòng 1 của Quân đoàn 1, Sư đoàn 1, các tiểu khu rối đấu vì phải “đào đâu ra lính” để giao cho Sư đoàn tân lập…

Lấy Trung đoàn 2 làm lực lượng nòng cốt, rút bớt 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 51 Biệt lập 2 Quảng Nam (Trung đoàn này có đến 5 tiểu đoàn bộ binh)… chừng đó chỉ giải quyết được một nửa nhu cầu quân số về bộ binh. Còn các đơn vị khác, các tiểu đoàn bộ binh tân lập? Lính đâu? Quan đâu?

Tòa án quân sự đã vắng đi những phiên tòa xư tội đào ngũ… Đài phát thanh thông báo hàng ngày “Lệnh ân xá” đối với quân nhân đào ngũ ra trình diện… “Ngành quân pháp” liên tiếp ban hành văn thư phục hồi binh quyền cho các lao công đào binh… Tất cả về Quân Khu 1… tất cả về Sư đoàn 3… tất cả về giới tuyến.

Lính thì vậy, còn quan thì tìm đâu? Thiếu úy A vô kỷ luật… Trung úy B hay đi phép trễ… Đại úy C hay “dù” về thăm nhà”… Khỏi phạt… Khỏi đem giam quân lao Mang Cá… Cứ cho ra Sư đoàn 3 bộ binh!... Ái Tử, thung lũng nép mình bên quốc lộ 1, cách thị xã Quảng Trị không quá 5 km là điểm hẹn của những người lưu lạc…

Tuyến đường Huế - Quảng trị những ngày tháng 9-1971 rộn ràng theo những đoàn “công voa” chở quân… Sẽ không tìm thấy niềm vui, nụ cười qua từng người “Lữ khách”

Tướng G, đại táCh tư lịnh phó tạm thời kiêm tham mưu trưởng bận rộn suốt ngày với kế hoạch bổ sung quân số… Tướng 3 sao Hoàng Xuân Lãm thường xuyên ghé Ái Tử… trước khi lên phi cơ trở lại Đà Nẵng… bao giờ cũng nhắc các đơn vị trưởng :

- Phải làm cho xong trước tháng 10, đầu tháng 109 là xuất quân… tổng thống ra dự!


+ Mặt trời lớn sẽ chiếu vào đầu tháng 10


Còn 1 tuần lễ nữa thì hoàn tất giai đoạn chuẩn bị. Tướng Lãm trình về Sài Gòn xin cho Sư đoàn 3 làm lễ xuất quân vào ngày 1-10-1971. Trình văn gởi “đại tướng tổng tham mưu trưởng trưởng” để “đại tướng” mời tổng thống chủ tọa lễ xuất quân…

Bộ tư lịnh làm việc suốt cả ngày, kể cả đêm. Phòng 1, Tổng quản trị, phòng 3 phải làm việc đến khuya… Người bận rộn nhất không phải là tướng G mà là đại tá Ch tư lịnh phó tạm kiêm tham mưu trưởng… Thâm tâm ông rất mong ngày xuất quân để ông có dịp gặp lại tổng thống… Ông đã làm tỉnh trưởng “hụt” Thừa Thiên 1 lần sau Lam Sơn 719… Đây là dịp ông chứng tỏ cho tổng thống thấy “tài năng tham mưu diễu hành của ông…

Những ngày cuối tháng qua đi trong nỗi mong chờ… “Mặt trời lớn sẽ chiếu vào tháng 10”… Tướng G thỏa mãn với 1 sao trên áo, với ghế tư lịnh vững vàng… Chỉ khổ cho đại tá tư lịnh phó, lo lắng ngày đêm… chỉ khổ cho bộ tham mưu bị tướng G chưởi mắng, chỉ khổ cho các đơn vị trưởng cấp nhỏ trưởng cấp nhỏ, giữ lính như giữ, trẻ chỉ sợ đến ngày xuất quân, tụi nó chuồn hết thì khốn, không có lính để làm lễ xuất quân… ý nghĩa đó như lãng vãng trong tâm tưởng của các trung đội trưởng, đại đội trưởng bộ binh

Chiều 30-9, lực lượng quân cảnh tuần tra dọc theo quốc lộ, ngay tại xã Đông Hà và Quảng Trị… Tất cả chuẩn bị cho ngày dài nhất “1-10-1971”.

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:06:33 pm »


4- Đạo quân trừng giới lên đường


Kèn quân hiệu vang lên, tướng 3 sao Hoàng Xuân Lãm trao quân kỳ cho Vũ Văn Giai, tư lịnh đầu tiên sư đoàn… thế là ước mơ của đại tá Ch đã là mây khói… bản nhật lệnh ngắn ngủi của tướng Lãm không xoá được nét hằn buồn bã trên khuôn mặt của những người lính trẻ… Một ngày không xa, có thể họ sẽ nghe lại điệu kèn hôm nay, không phải trong 1 buổi lễ mừng chiến thắng mà là tiếng truy niệm cho bạn bè họ nằm xuống… ý tưởng chiến bại đã chớm trong nhận thức của bao người…

Lễ xuất quân qua đi trong nỗi chán chường mệt mỏi… Lại những đoàn xe đưa những người lính mới về doanh trại… xe ngừng lại Đông Hà… Xe ra Gio Linh… Xe về Cam Lộ… Xe lên tân Lâm, xe vượt đường 9 bụi muờ…

- Xuống đi tụi bây, đến “nhà” rồi đó!

- Không có tạt vào quán… Muốn ăn uống gì thì vào câu lạc bộ hậu cứ!

- Tối nay, cho tụi bây say!... “say 1 đêm thôi… rồi mai lên đường”.

- Đ…m… ở “Dù” đâu có cảnh này… tha hồ lả lướt…

- Thôi đi cha… Dù hay Biệt động quân đi chỗ khác chơi… Về đâ là Sư đoàn 3.. Sư đoàn giới tuyến… tuyến giới… trừng giới… ở đây mà ca… con cá!

Những câu nói “chen nhau” đi tìm thính giả… họ là xướng ngôn và cũng chính họ là thính giả… Chỉ hơn tháng trước, còn trong trại quân lao… tuy cực nhưng súng đạn chưa hỏi thăm sức khỏe… Còn về đây… những “truy tặng, truy thăng, chiến thương bội tinh” đợi chờ! Ớn quá!...

Tại 1 quán nước gần bến xe Đông Hà, thiếu úy T, sĩ quan Trung tâm hành quân căn cứ T.L và 1 chuẩn úy ngồi chờ xe lên Cam L65… Họ từ hành quân chuốn về Đông hà buổi sáng, “lặn” đã nửa ngày… bây giờ trở lại đơn vị… Trung đoàn trưởng và trưởng ban có lẽ chiều mới về… Có gì thì “Thẩm quyền phụ tá trưởng ban” che chở… Lại những câu chuyện về cái chết và sự sống… Đẩy chai bia về phía viên chuẩn úy… thiếu úy T nói :

- Hồi tao ở La Sơn, tao ớn nhất là ông đại tá H… hở 1 tý là chưởi như tát nước… có nhiều khi định xin ra tiểu đoàn, làm đại đội phó hay trung tá Ch ở Sư đoàn, gởi gắm tao với Phượng Hoàng H… nên mới được làm ở trung tâm hành quân Trung đoàn…

- Sao mày xin ra đây?

- Ông Đ rút tao đi… đi đâu thì cũng được ở bộ chỉ huy Trung đoàn… Còn mày, chuẩn úy mới ra trường, gốc mạnh mới được ngồi ở bộ chỉ huy của Phượng Hoàng… rán mà giữ mình

- Ở Trung đoàn tao cũng không yên tâm… Nếu có đánh lớn… nhiều khi ở bộ chỉ huy còn “tan tành” sớm…

- Đ…m con trai gì mà bi quan quá… Không chết trước thì chết sau… sợ đ… gì!

- Mày dóc tổ, nếu mày không “rét” bom đạn mày về T.O.C (trung tâm hành quân) làm gì?

- Thì tao đã nói, bà già chỉ còn mình tao, bà sợ tao chầu trời sớm…

- Đã ra cái sư đoàn mà thiên hạ gọi là trừng giới này, mạng sống đếm từng giờ…

- Từng giây chứ con! Thôi stop! Uống đi… uống cho đã… Lên Ca-rôn thì không uống nhiều được… Phượng Hoàng la…


+ Người tình ngoài chân mây


Trung úy Q… Đại đội trưởng kiểm soát hàng quân… Thường vụ đại đội vừa báo cáo : “Tụi nó chuồn hơn 10 đứa…’ không tập họp… Q đi từng trung đội… Lát nữa đây, đích thân Phượng Hoàng Đ sẽ thanh tra quân số… Thế nào cũng bị “quạt” nặng

- Kính Họa My tôi nghe! Sơn Ca tôi đương thăm các con… Kính Họa My! Đáp nhận!

Q trở về ban chỉ huy khi cuộc điện đàm cũng vừa dứt… Người hiệu thính viên đại đội báo cáo cho Q biết : “Phượng Hoàng D không đến…”, lát nữa trực thăng sẽ bốc quân.

Để chiếc nón sắt lên mỏm đá, Q ngồi xuống cạnh viên thiếu úy đại đội phó cằn nhằn :

- Đ.m đã đề nghị bao nhiêu lần… Trong máy đừng có “kính”, có “thưa”… vậy mà không ai chịu nghe hết… thằng con nít nghe riết cũng biết Họa My là tiểu đoàn trưởng, Phượng Hoàng” là trung đoàn trưởng… “Mặt Trăng” là tư lịnh phó… “Mặt Trời” là tướng…

Nhìn sang đại đội trưởng, viên thiếu úy mới đổi về làm phó, như đọc được những bất mãn qua khuôn mặt và những câu nói của Q… trung úy 4 năm chưa lên đại úy… Anh tán đồng nhận xét của cấp chỉ huy trực tiếp :

- Phải đấy trung úy, mấy ông Việt cộng nghe tụi mình nói qua máy PRC25 đoán được hết… sở dĩ họ pháo kích trúng các điểm đóng quân cũng chỉ vì tụi mình không chịu bảo mật khi nói qua máy… mã hóa đâu không thấy, chỉ thấy toàn bạch văn…

Đại đội chờ trực thăng đến… những dãy núi ở phía bắc Tân Lâm chờ họ… mùa đông ở Cận Sơn Quảng Trị không lạnh lắm nhưng những cơn gió thay mùa khó chịu làm sao… Mới thành lập chưa đầy 1 tháng, tiểu đoàn bị “đì”, ứng chiến 100% để sẵn sàng nhảy khi có đụng độ. Sáng nay đại đội sẽ trực thăng vận vào tọa độ mới làm nhiệm vụ lục soát nghe đâu có các ông lớn ở Sài Gòn ra thăm…

Ngồi cách Q không xa, toán phóng viên điện ảnh của Sư đoàn đương kiểm tra lại máy. Nhìn họ, Q nói với đại đội phó :

- Lát nữa, mày dẫn mấy cha nội quay phim chụp hình theo “slick” của mày… còn tao đi “slick” khác… đ.m tao cóc ưa mấy cha chiến tranh chính trị… toàn bốc phét.

- Nhưng thẩm quyền không nên nóng, lịnh của tiểu đoàn trưởng là phải lo cho ba ông này, để họ “bốc” mình lên truyền hình… Nhất là có ông đại úy đi theo!

- Bốc cái củ “c”… Toàn là lính “bất trị” đào ngũ năm mười lượt… thứ lính “trừng giới” mà bốc con mẹ gì… Để rồi mày xem… Lát nữa vào “vùng”… Chỉ có lục soát… Chưa chắc có Việt Cộng nào đâu!... Cũng chẳng có lấy 1 viên A.K để tịch thu nữa… Tao làm đại đội trưởng hơn 4 năm rồi tao biết quá… “Việt Cộng” khôn lắm… đợi mình lơ là thì mới đánh!

Viên thiếu úy không chú ý nghe đại đội trưởng, rụt rè lấy trong túi áo ra 1 bức thư… anh đã đọc bức thư không biết bao lần. Lá thư của 1 người con gái học trường Nguyễn Hoàng gởi anh… Không rõ những gì viết trong thư, chỉ thấy anh buồn...

- Đ.m lại thư tình! Đi lính thì nên xa cái món “yêu đương” đi con!

- … Đâu có thẩm quyền

- Tao đi guốc trong bụng mày… Thôi được, để tao nhờ ông đại úy dẫn toán quay phim qua “chộp” mày 1 “xen” gởi về cô bạn gái “hậu phương” kèm theo phụ đề : “Người tình ngoài chân mây”… Đi lính cái Sư đoàn Trừng Giới này mà yêu đương chi khổ thôi con ơi!


+ Mẹ già tóc bạc trên đường tìm con


Người lính gác hậu cứ Trung đoàn 56 trong tư thế nghiêm báo cáo với thiếu tá chỉ huy hậu cứ khi xe ông vừa vào đến cổng trại :

- Kính thưa thiếu tá… có 1 bà già ở trong Nam ra xin gặp thiếu ta… Bà đợi ở phòng trực… Tôi cho bà gặp thiếu úy Ban 1 nhưng bà không chịu… nằng nặc đòi gặp thiếu tá…

- Thôi được, mày nói với trưởng toán trực dẫn vào gặp tao

…. Thiếu tá chỉ huy hậu cứ vừa ở Bộ chỉ huy hành quân về, ông bị trung tá Đ khiển trách vì không kiểm soát số tân binh bổ xung… Chưa ra hành quân thì đã “lặn”, đã nhiều lần ông xin thôi cái chức “quản gia” này nhưng trung tá Đ không chịu… Đương bực mình vì trăm chuyện đổ lên đầu ông… bay giờ lại nghe bà già than vãn… Tuy nhiên ông phải kiên nhẫn nghe… Bà già đã hơn 60 tuổi đi thăm “thằng Hai” lính Trung đoàn 56

- Má cho biết con má tên gì?

- Trần Văn S.

- Cấp bậc?

- Nó đào ngũ mấy lần, có cấp chức gì đâu!... từ Sài Gòn ra đây, mong gặp được nó… cho nó ít tiền…

- Thế cậu ấy không thư từ gì cho má?

- Ôi ông ơi! Nó có màng chi đến chuyện gia đình… đào ngũ bị bắt mấy lần… lần cuối ở Sư đoàn 5… rồi trốn ra Đà Nẵng thăm dì nó… bị quân cảnh bắt… cả tháng sau mới biết…

- Thôi được, má muốn gặp cậu ấy thì tôi cố giúp… nhưng má có biết ở tiểu đoàn nào không?

- Biết thì quá tốt rồi, khổ là không biết… Cả tuần nay đi tìm nó… nó chỉ nhắn về là đổi ra Trung đoàn 56

Theo chỉ thị của hậu cứ, Ban 1 đã dó danh sách đám tận binh bổ sung, tìm cho bằng được bình nhì Trần Văn S quê ở Thủ Dầu Một.

Nửa giờ sau thiếu tá chỉ huy hậu cứ nhận điện thoại thông báo của Ban 1 : “Binh nhì Trần Văn S Đại đ65i chỉ huy tiểu đoàn 1/56…”

Người mẹ già vẫn ngồi phòng ngoài đợi kết quả… nhưng vấn đề cho S gặp mẹ ngoài thẩm quyền của ông… Ông sẽ giao cho Hậu cứ tiểu đoàn giải quyết… Tiểu đoàn đường hành quân làm sao gặp được…

Nhìn người mẹ già đi về phía Hậu cứ tiểu đoàn 1… thiếu tá chỉ huy hậu cứ quay sang nói với 1 đại úy sư đoàn đến công tác.

- Hàng ngày tôi phải giải quyết không biết bao nhiêu vụ “Mẹ tìm con, vợ tìm chồng”… Chán quá… Xin thôi… mà không được!

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:08:38 pm »


5- Tuần lễ dài nhất của mùa đông vĩnh biệt


+ Bài thuyết trình không có đoạn kết

Viên trưởng phòng 1 chưa kịp nói hết những ý kiến cuối cùng của mình thì trung tá B, tham mưu trưởng Sư đoàn đã chen vào :

- Khỏi kể lể dài dòng… như thế là quân số lý thuyết và quân số thực hiện chênh lệch… Anh làm trình văn ghi thật rõ… nhấn mạnh 3 điểm này cho tôi :

• Thứ nhất là quân số tại tại hàng chỉ có 70% so với quân số lý thuyết

• Thứ hai là Quân đoàn giao cho Sư đoàn toàn những loại lính bất trị. Lính tốt quá hiếm!

• Thứ ba là nguồn tuyển mộ hầu như số không (0), không có ai ở tỉnh Quảng Trị này tình nguyện đi Sư đoàn 3… trừ khi bị quân cảnh bắt… vì trốn lính mới xin nhập Sư đoàn 3 để ở gần nhà…

Buổi họp tham mưu thu hẹp cuối tuần tại phòng hội sư đoàn không mấy vui… trung tá B, cựu tiểu khu phó Thừa Thiên… nhận chức tham mưu trưởng với một gia tài tham mưu vá víu… gốc pháo binh, hay tính toán… Ông thấy rõ cái bi kịch đương xảy ra cho sư đoàn con út của quân đội… Trước đó 1 giờ, tại phòng riêng của tư lịnh, tướng G, đại tá Ch tư lịnh phó và ông đã chia xẻ cho nhau những ngại đó… Tư lịnh phó đã nói với tư lịnh :

- “Nếu có một Mậu Thân thứ 2 xảy ra trong tết này, tôi e sư đoàn ta khó giữ nổi… Ngày trước, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến Mỹ quân gấp 2 sư đoàn Việt nam chỉ trấn giữ có 2 quận Gio Linh, Trung Lương mà vẫn khốn đốn… huống hồ bây giờ… Chúng ta đương chịu trận… Sư đoàn mới thành lập mà quân số thiếu hụt…”

Tư lịnh lặng yên… Tham mưu trưởng lặng yên… hết nhìn chẩn tướng đến nhìn đại tá… Từ ngày ông về đây, đã bao nhiêu buổi họp, đã bao nhiêu lần thuyết trình, có mở đầu, có thân bài nhưng không tìm ra kết luận… Phần kết luận đó dành cho đại tướng Viên, trung tướng Lãm hay cao hơn là tổng thống


+Tín hiệu dông bão sắp đến với những chiến hào


Bằng những nguồn tin do phòng 7, phòng 2 Tổng tham mưu và Quân đoàn cung cấp… tướng G được thông báo “đối phương có khả năng đánh lớn trong dịp Tết… trước Tết có thể sẽ có những đợt giao tranh cấp trung đoàn”…

Khác với các “tư linh sư đoàn” khác, viên gia trưởng Sư đoàn 3 đã trải qua những chặng đường gian khó… Hơn 3 năm làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, ông hiểu được đối phương cũng như hiểu được sức mình. Trung đoàn 2 còn bình yên chính là nhờ hỏa lực không pháo, những trận B52 trút xuống núi rừng Gio Linh ngược về Khe Sanh đã giúp các tiểu đoàn ông đỡ vất vả, nhưng ngày đó lính Mỹ ở cạnh ông… còn bây giờ… Cả Bộ Quốc phòng lẫn Bộ Tổng Tham mưu khoán trắng cái phòng tuyến gai góc cho ông và lính Sư đoàn 3… chỉ cần 1 lực lượng gấp đôi có xe tăng… đạo quân ông có thể bị “xất bất xang bang”…

B52 vẫn yểm trợ nhưng không ào ạt như trươc…Viên đại ta cố vấn trưởng sư đoàn vẫn lầm lý suốt ngày… Giá như trong tay ông có được sư đoàn thiện chiến như Sư đoàn 1 của tướng Phú… Dù mỗi lần ghé thăm, tướng Lãm đầu nói :

“Sư đoàn 1 trước đây có 17 tiểu đoàn bộ binh, bây giờ rót sang cho anh hết 5 tiểu đoàn, mà là tiểu đoàn giỏi… anh còn than vãn gì nữa?”

5 tiểu đoàn không tệ thì đúng hơn!... nhưng bị xé lẻ thành 2 trung đoàn trừ… chiến sự gia tăng… lính chán nản… Những dấu hỏi lớn “phải làm thế nào đây?” hẳn đã ám ảnh viên tư lịnh của Sư đoàn trừng Giới.

… Một ngày trung tuần tháng chạp, phái đoàn báo chí quân đội ở Sài Gòn ra thăm Sư đoàn. Ông né giao cho đại tá Ch tiếp… Hơn ai hết… ông hiểu rõ mình và hiểu rõ đối phương… Những bài phóng sự, những đoạn phim ca tụng không giải quyết được gì, chỉ trở nên lố bịch khi thực tế tàn nhẫn và phũ phàng.

Có lần ông nói với viên tham mưu phó chiến tranh chính trịc sư đoàn :

“Ông đừng có bắt chước cái thằng Tr… Sư đoàn 1… Nó “ca” đến nỗi nghe phát ngượng… Ông có biết trong khi các sư đoàn khác chỉ có 3 trung đoàn với 12 tiểu đoàn, Sư đoàn 1 quân số gấp rưỡi, có ông tướng Stillwell trước đây đỡ đầu… tình hình 2 năm trước đây còn nhẹ, ây thế mà nghe nó “ca” trên radio và trên TV, chỉ muốn tắt máy”.

Đại úy Đ, tùy viên tư lịnh đã phải chịu trận với những cơn thịng nộ không bình thường của tư lịnh

Những tín hiệu do Biệt đội Kỹ thuật hoặc những bản tin mật hàng ngày trình tư lịnh… đó là những tín hiệu có thể đánh lớn, ít ra là cấp trung đoàn… những chiến hào dọc theo phòng tuyến “Trung Gio” đợi chờ giông bão… những căn hầm chống pháo kích không hiểu có chịu nổi những trận mưa pháo từ rừng sâu gởi đến…


+ Tư lịnh phó và người thày bói


- “Moa” đã gặp ông thày bói nổi tiếng như “toa” giới thiệu… Ông nói “moa” chỉ ở Quảng trị thêm thời gian ngắn nữa rồi đi.

- Ông có nói bao giờ đại tá lên “tướng” không?

- Ông không nói, nhưng ông biết sau Tết, “moa” gặp hên…

- Dám đại tá lên nắm tư lịnh, ông G đổi đi!

- Cái đó thì chưa biết, như nếu được cử làm tư lịnh, moa thừa sức, không thua ai… Đã từng nắm 2 trung đoàn, đã từng chỉ huy trưởng tiền phương sư đoàn, moa không có nhảy “lớp”… từ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn phó… trung đoàn trưởng, moa đều đi qua đủ các “lớp” đó… Không có nhảy băng như các tư lịnh khác

Một sáng hạ tuần tháng chạp, đại ta Ch trong dịp về thăm thị xã Quảng Trị thăm người thân, gặp lại một cộng sự viên của mình… trong câu chuyện hàn huyên, ông đã nhắc lại những dự đoán của thày bói nổi tiếng ở Huế…


+ Kịch bản chiến trường của người gia trưởng


Chỉ còn 1 tuần lễ nữa là đón Tế… Bộ tư lịnh chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Tướng G và đại tá Ch thường xuyên đến thăm các trung đoàn. Tư lịnh chỉ thị chó trung tá chỉ huy trưởng pháo binh ra lại 54 khẩu pháo 105 ly, 18 khẩu pháo 155 ly… tất cả đề sẵn sàng để chấp nhận một trận địa pháo có khả năng xảy ra bất cứ tại đâu, bất cứ lúc nào…

Cụm phòng thủ Tân lâm giao cho Trung đoàn 56 của trung tá Đ… Tư lịnh rất tin tưởng ở ông trung đoàn trưởng hơn 30 tuổi này… Xuất thân khóa 9 Thủ Đức… tình nguyện đầu quân khi đương là học sinh lớp đệ nhị trường Thiên hựu… Trung tá Đ thăng cấp rất nhanh, trong khi bạn cùng khóa còn mang cấp đại úy… còn làm tiểu đoàn phó, tiểu đoàn trưởng, ông đã nắm trung đoàn…

Khi từ giã căn cứ La Sơn, nơi đặt bộ chỉ huy Trung đoàn 54 mà ông là trung đoàn phó… ông nói với một sỹ quan thân tín :

“ Không chừng tao qua mặt Phượng Hoàng, lên tư lịnh và trở về chỉ huy ông cũng có!”

Một trong những người được nghe lời phát biểu cao hứng của trung tá Đ, thuật lại cho Phượng Hoàng H, trung đoàn trưởng 54 có biệt danh là “Siêu Việt”. Ông đã chưởi thề :

“Thằng bố láo, ông là bố của chúng nó! Thằng Đ mà làm trung đoàn trưởng thì tao làm tư lịnh quân đoàn… Nó lên trung ta nhờ ông tướng nâng đỡ… So với nó, tao phải mang 3 sao mới xứng!...”

Nhưng những phát biểu đả kích nhau chỉ là chuyện bên lề… Điều làm cho trung tá Đ bận tâm lo lắng là tình hình của trung đoàn ông… các tiểu đoàn trưởng tương đối khá, đại đội trưởng ở mức trên trung bình, nhưng còn lính thì yếu qua… Lao công đào binh, quân phạm đủ loại… không được như lính của Trung đoàn 3 ngày ông còn làm tiểu đoàn trưởng của đại tá P.B.H…

Trận đánh Mậu Thân đã giúp ông một kinh nghiệm : Đại đội trưởng giỏi nhưng lính nhát thì cũng vô ích! Làm sao bây giờ. Khi trung đoàn ông cùng chung một định mệnh như Sư đoàn…toàn là những toán quân ô hớp từ 4 phương về đây…

Trung đoàn 2 kỳ cựu do trung tá T làm trung đoàn trưởng đã được chọn làm lực lượng ứng chiến sư đoàn… Cứ lo “xa” bị đánh “gần” trở tay không kịp… Mậu Thân – Mang Cá – Sư đoàn 1… Những cái tên đã đi vào kỷ niệm của lính bộ binh, của các tiểu đoàn trưởng và nhất là của tướng G.


Như con “pháo” nằm chờ ăn “quân” trong bàn cờ tướng, Trung đoàn 2 được bố trí phòng ngự tại những vị trí trọng yếu để bảo vệ Bộ Tư lịnh khi bị tấn công… Còn Trung đoàn 57 của trung tá Kh cùng với Trung đoàn 56 tạo thành hình vòng cung từ Tân Lâm xuôi về Gio Linh Mai Xá…

Những ngày giáp Tết đã đến trong sự chờ đợi, trong lo lắng của các cấp chỉ huy thuộc Sư đoàn 3… còn quân sỹ… những người lính gốc Lao công đào binh, quân phạm đương tính nhẩm cho mình một lộ trình “chuồn” một “dòng sông” để lặn…! có bị bắt rồi cũng cho ra lính lại! Sợ gì! Ý nghĩ đó như lãng vãng trong đời riêng của các anh binh nhì, binh nhất Sư đoàn Trừng Giới.

Lệnh cấm trại 100% được áp dụng kể từ 20 Tết… Đại đội quân cảnh tung nhiều chốt chận để bắt tất cả các quân nhân Sư đoàn 3 tìm đường vào Huế. Đông Hà, Quảng Trị đầy lính, lính ngoài đường, lính trong quán, lính hậu cứ đi sắm Tết gởi ra tiền phương… những người giàu có đánh hơi tìm cách bán nhà, vào Đà Nẵng hay Sài Gòn buôn bán… Còn người dân lao động họ vẫn bình thảnvới đời thường.

Khối chiến tranh chính trị trình tư lịnh kế hoạch đón xuân cho các đơn vị bị tướng chê là không thực tế… Những màn kịch “Hậu phương hướng về tiền tuyến” không có ý nghĩa… điều ông mong mỏi là có trong tay “sỹ tốt, quân hay”, nhưng đó chỉ là ước mơ… thực tế đã làm ông lo ngại.

Thế nào Tổng thống cũng ghé thăm Sư đoàn, chắc phải trình cho tổng thống rõ tình hình của Sư đoàn, che dấu mãi không được gì. Tướng G đã tâm sự với một số trưởng phòng như thế…

Toán phi công lái trực thăng dành cho tư lịnh vào những ngày cuối năm phải ứng chiến… Họ đưa tư lịnh đến từng tiểu đoàn, đáp xuống từng ngọn đồi, trong nỗi lo sợ đối phương pháo kích… Tin riêng cho biết “tổng thống sẽ về thăm Sư đoàn 3 sau khi khé Huế thăm Sư đoàn 1” khiến cho tướng G lo lắng.

Như người con gái rạng rỡ về nhà chồng trong ngày đầu tiên, để rồi khi đối mặt với cuộc sống, những “ý nghĩ thiên thần” cũng bay đi… tướng G cũng vỡ mộng sau 3 tháng nắm sư đoàn. Những ngày đầu lạc quan, hưng phấn bao nhiêu, thì bây giờ ông lo lắng và bồn chồn bấy nhiêu…

Căn cứ Ái Tử trải dài trên quốc lộ 1, từ Nhan Biều chạy về Lai Phước… doanh trại của Sư đoàn Trừng Giới những ngày cuối năm rộn ràng với những chuyến xe tiếp tế… Gởi ra chiến trường súng đạn, thức ăn, nhưng không gởi được niềm tin và nụ cười…
Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:10:38 pm »


6- “Đại tá Thiệu” về thăm chiến trường cũ và đạo quân chết non trên cụm tuyến Tân Lâm.


+ Khi Đại tá trở lại chiến trường xưa

Vũ đình trường Gạ - Lê của Bộ tư lịnh Sư đoàn 1 ngày 25 tháng chạp (cuối tháng 1-1972) rợp cờ xí, biểu ngữ và những đoàn quân…

… Lính Sư đoàn 1 và tướng Phú đón vị cựu Tư lịnh sư đoàn cũa “thời kỳ 1962 – 1963” về thăm đơn vị cũ với cương vị “tổng thống, Tổng tư lịnh quân đội”… Chỉ “1 giờ dừng lại” nhưng cả Sư đoàn đã lo sốt vó từ 1 tuần nay…

Tướng Phú nhắc đi nhắc lại nhiều lần với đại tá Điềm, tư lịnh phó :

“An toàn tối đa, mặt trời lớn chiều là phải an ninh tuyệt đối… ông đương nói chuyện mà bị pháo kích thì lãnh cả đám!”

Trực thăng đỗ ngay trước khán đài chính. Tướng Lãm, tui7n1g Phú hướng dẫn “cụu tư lịnh Nguyễn Văn Thiệu” duyệt các đơn vị dàn chào… Những nghi thức và thủ tục… những bài diễn văn và nhật lệnh… Thay mặt cả Sư đoàn, tướng Phú thề thốt…

Trung tá H mới nhận chức trung đoàn trưởng trung đoàn Cọp Trắng 54 nói nhỏ với một sỹ quan đứng gần :

“Quảng Trị đã có ông G và Sư đoàn 3 rồi! Sư đoàn 1 gần Thừa Thiên chưa chắc gánh nổi…”

Rờ Giạ Lê “Tổng tư lịnh Nguyễn Văn Thiệu” bay ra Ái Tử… Tướng G không thề thốt như tướng Phú, chỉ xin hứa “quyết tâm bảo vệ Quảng Trị khi bị tấn công, dù Sư đoàn 3 quy nạp toàn lính “chê” tư các sư đoàn, binh chủng khác tống về…”

Từ Ái Tử, lên trực thăng trở lại Huế, tổng thống dặn tướng G :

“Địch có khả năng đánh lớn trong Tết hoặc sau Tết… đừng có xảy ra như Mậu Thân ở Huế!…”

Để tay lên vành mũ, tướng G đứng nghiêm tiễn chào… Máy bay lên cao… ông vẫn còn đứng giữa sân bay… lặng yên như một pho tượng… cái gì sẽ đến với ông và đạo quân ô hợp trong mùa xuân này?


+ Trình Tư lịnh : Trung đoàn 56 bị tấn công!


Nửa đêm cuối tháng 3… Trung tâm hành quân Sư đoàn 3 nhận báo cáo “hốt hoảng” từ Tân Lâm gọi về. Viên thiếu tá trung tâm trưởng theo dõi :

- “Đối phương tấn công đồng loạt các tuyến phòng thủ của Bộ chỉ huy Trung đoàn và các tiểu đoàn…”

Qua tiếng nói dồn dập của sỹ quan trung tâm hành quân, viên thiếu tá ngherõ cả tiếng gầm của hỏa tiễn đối phương.

- “Pháo tới tấp – chúng tôi không thể phản pháo nổi… Xin yểm trợ không pháo…”

Trung tá trưởng phòng 3 từ phòng ngủ chạy vội qua trung tâm hành quân theo dõi tình hình… khoảng 10 phút sau, khi biết chắc toàn bộ cụm phòng tuyến Tân lâm đối phương cường tập, ông gọi máy cho sỹ quan tùy viên tư lịnh :

- “Báo ngay cho mặt trời rõ “ Trung đoàn 56 bị tấn công…”

Một giờ sau trận chiến đã đi vào điểm cao… các tiểu đoàn báo cáo về Trung đoàn… Trung đoàn báo về Sư đoàn… Tướng G, đại tá Ch, trung tá B, tham mưu trưởng có mặt đông đủ… cứ khoảng 5 đến 10 phút lại gọi đường dây “đỏ” cho trung tá Đ, trung đoàn trưởng :

- “Cố gắng chống đỡ đến sáng… Sư đoàn sẽ tăng việ!...”

Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra… Tuyến phòng thủ của các đơn vị khác ở bắc Quảng Trị đếu bị tấn công đồng loạt.

Và sau nửa ngày giao tranh, Trung đoàn 56 đầu hàng toàn bộ.

Trung tá Đ không được như De Castries của Điện Biên Phủ 1954, trước khi đầu hàng còn được tướng Cogny, tư lịnh quân Pháp tại miền Bắc thời bấy giờ động viên. Trung tá Đ chỉ nghe những lời khiển trách cằn nhằn của Tư lịnh.


Ngay tối hôm sau… Đông Hà xôn xao vì tin Trung đoàn 56 đầu hàng… và rạng sáng hôm sau cả thành phố Huế đều hốt hoảng về tình hình chiến sự tại Quảng Trị…

Những chuyến xe đó đầu tiên trong ngày trên đường Huế - Quảng Trị đầy khách… Đa số là gia đình quân nhân của Trung đoàn 56… Họ ra Đông Hà để hỏi han tin tức… những lời kể lể, những giọt nước mắt…

Vợ trung tá Đ mang thai, đêm hôm trước đã đến nhà của đại tá Ch, vừa bước vào nhà đã ôm chầm lấy bà Ch khóc lớn :

- Chết mất, chị ơi! Anh Đ bị bắt rồi! Cả trung đoàn bị bắt rồi chi ơi! Khổ em quá!

Vợ viên tư lịnh phó Sư đoàn dìu bà Đ vào ghế salon… tìm lời an ủi :

- Bị bắt là còn sống, còn trở về...

Buổi tối đầu tháng 4, gia đình quân nhân Trung đoàn 56 tìm luôn sóng Đài phát thanh Giải phóng… chính tai họ nghe trung tá Đ, và thiếu tá M… lần lượt lên tiếng nói chuyện với gia đình và “chiến hữu” Sư đoàn 3 qua làn sóng điện…

Nỗi lo sợ giảm đi, khi họ biết tin người thân qua lời cấp chỉ huy cao nhất của Trung đoàn.


+ Tháng dài nhất tại chiến trường giới tuyến


Cùng chung số phận với Trung đoàn 56, các lực lượng bộ binh của Trung đoàn 57 cũng tan rã. Chỉ còn lại Trung đoàn 2 nnguyên vẹn vì chưa tham chiến.

Đông Hà, thị trấn của tỉnh Quảng Trị ngước chào chiến trận bằng những cuộc di tản dân cư về thị xã Quảng Trị, về Huế. Quân đoàn 1 báo động. Trung tướng Hoàng Xuân Lãm được cử làm tư lịnh hành quân chiến trường giới tuyến với sự tăng viện các lực lượng tổng trù bị từ trung ương. Nguyễn Văn Toàn (thiếu tướng) cựu tư lịnh Sư đoàn 2, chỉ huy trưởng thiết giáp được thăng phái, làm tư lịnh phó hành quân. Thiết đoàn 20 trang bị chiến xa hiện đại M48 được tung vào chiến trường. Bộ tư lịnh hành quân đặt ngay tại Mang Cá Huế (Bản doanh cũ của Sư đoàn 1, sau đó là Bộ chỉ huy Tiểu khu Thừa Thiên)… Lân đầu tiên tại vùng 1 các trận giao tranh bằng xe tăng đã xảy ra…

Những ngày đầu tháng 4 là những ngày nghẹt thở của lính cộng hòa. Nhiều trận đánh xáp lá cà diễn ra ngay trên các địa đạo. Lực lượng không quân của Sư đoàn 1 không quân, của Sư đoàn 5 Tân Sơn Nhất tăng phái tham gia chiến trường. Những AD-6, A-37 gầm thét trên vùng trời bé nhỏ của Đông Hà thương khó, không tạo được niềm tin cho bộ binh, nhảy dù, thủy quân lục chiến, pháo binh, thiết giáp tham chiến dưới mặt đất…

Quân cộng hòa lùi dần về phía nam sông Thạch Hãn. Cổ thành Quảng Trị trở thành là bản doanh của tướng G. Hàng ngày Quảng Trị hứng hàng trăm đợt pháo. Pháo binh Sư đoàn 5 bị khống chế, không tạo được thế cân bằng… Từng ngày qua đi trong nỗi hãi hùng của lính “trừng giới”.

Hiệp đồng giữa mặt trận Đông Hà, mặt trận tây nam huế giữa Sư đoàn 1 bộ binh và các lực lượng của Quân khu Trị Thiên (Giải phóng quân) diễn ra trong thế giằng co. Bộ tư lịnh Sư đoán tại căn cứ Gia Lệ (căn cư cũ của Sư đoàn 101 Không kỵ Hoa Kỳ) cũng đặt trong tình trạng báo động. Tướng Phú quát tháo suốt ngày. Căn cứ Bình Điền (Bộ chị huy Trung đoàn 54), căn cứ Bát Tôn do Tiểu đoàn 2/54 án ngữ, căn cứ “Sếch mếch” do Tiểu đoàn 1/54 phòng thủ, đương bị bao vây…Đại tá P.B.H, giữ chức tham mưu trưởng nhiều trưa không về nha, dùng cơm ngay tại phòng… với tấm bản đồ hành quân trước mặt.

Ngay khi Tân lâm thất thủ, dân chúng Quảng Trị chạy vào Huế, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng. Thị xã Quảng Trị trở thành thị trấn chết. Cố đô Huế cũng cùng chung một số phận. Mọi sinh hoạt ngưng trệ, trường học đóng cửa, chợ búa vắng hoe, các cơ quan làm việc chiếu lệ, đa số các nhân viên chuồn vào Đà Nẵng với gia đình.

Không khí ngột thở đó bùng nổ vào ngày 30-4-1972. Trước áp lực quá mạnh của đối phương, Sư đoàn 3 tháo chạy tại Quảng Trị. Từng đoàn quân rút lui trong hỗn loạn trên tuyến đường Quảng Trị - Huế. Còn dân Trị Thiên vượt đèo Hải vân chạy vào Đà Nẵng vô cùng mỏng manh…

Tướng G thoát thân bằng trực thăng về tạm trú tại căn cứ Hòa Mỹ của một đơn vị Mỹ… trước đó 1 giờ. Ông xin lệnh của tướng Lãm, nhưng viên tướng xe tăng bảo :

- “Cứ cố thủ…”

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 09:12:51 pm »


7- Từ Phú Bài đến ngọn đồi vĩnh biệt.


+ Những ngày đầu tháng 5

Cố đô Huế nghẹt thở vì cường độ của chiến tranh đã đạt đến điểm cao nhất.

- 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 54 bị tan rã.

- Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 54 đầu hàng

- Và Bộ Tổng tham mư ở Sài Gòn điên đầu vì những thất bại dồn dập.

Tướng G bị tống giam. Sau đó ra tòa án nhận cấp binh 2.

Tướng Hoàng Xuân Lãm nghe tin Quảng Trị thác chạy khi đương còn chơi quần vợt. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lịnh Quân đoàn 4 được cử thay thế tướng Lãm nắm quyền Tư lịnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1. Tướng Trưởng ra miền Trung với đoàn tham mưu nặng ký :

- Đại tá Lê Văn Thân - Cựu Tỉnh trưởng Thừa Thiên, phụ trách hành quân.

- Tướng Nguyễn Duy Hinh - Tư lịnh phó

- Lâm Quang Thi - Trung tướng, chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt, được chỉ định làm Tư lịnh phó Quân đoàn 1, phụ trách chiến trường Tín - Ngãi (Quảng Tín, Quảng Ngãi)

Tướng Ngô Quang Trưởng đặt Bộ tham mưu chính ngay tại Mang Cá Huế. Đà Nẵng trở thành hậu cứ Quân đoàn


+ Ngôi nhà tạm trú của đoàn quân “tạm biệt chiến trường”

Căn cứ Phú Bài trở thành nơi tạm trú của quân sỹ các đơn vị Sư đoàn 3 còn lại. Đại tá Ch, Tư lịnh phó tạm thời xử lý thường vụ chức Tư lịnh Sư đoàn. Trung đoàn 56 tái lập. Trung đoàn 57 bổ sung và tái trang bị. Phòng Tổng quản trị và phòng 1 quân đoàn vét hết số quân lính quân phạm, lao công đào binh, tân binh tại các trung tâm huấn luyện Đống Đa, Hoà Cầm bổ xung khẩn cấp cho Sư đoàn 3, để Sư đoàn này có thể tái sinh…

Hàng ngày, tướng 3 sao Ngô Quang Trưởng đều tạt ngang Phú Bài thăm Sư đoàn 3 nhìn đám tân binh ô hợp. Ông lắc đầu, nói với xử lý thường vụ Tư lịnh :
- Lính này đánh đấm cái gì?
       
+ Cuộc tranh giành quyền lực

Trong 3 tháng tái huấn tại Phú Bài, đại tá Ch đã đề bạt các đàn em cũ của mình nắm giữ các chức vụ trọng yếu, trong khi đó bản thân ông vận động ngầm để được chính thức làm tư lịnh.

Nhưng tướng Trưởng không tin tưởng khả năng đại tá Ch, dự định sẽ chọn đại tá Thân hoặc chẩn tướng Hinh nắm quyền tư lịnh Sư đoàn 3.

Riêng tướng Ngô Quang Trưởng cũng bị sự chống đối của 2 tư lịnh Dù và Thủy quân lục chiến.

Dư Quốc Đống, trung tướng Tư lịnh Dù là cấp chỉ huy cũ của tướng Trưởng. (Khi tướng Trưởng mang thiếu ta thì tướng Đống lên chuẩn tướng) bay giờ phải nhận lệnh của đàn em minh.

Lê Nguyên Khang, trung tướng Tư lịnh Sư đoàn Thủy quân lục chiến bất mãn với tổng thống vì bị đặt thuộc quyền chỉ huy của viên tướng “hậu sinh”. Khi Khang làm Tư lịnh Quân đoàn 3 với cấp bậc thiếu tướng thì tướng Trưởng mới là thiếu tá Tiểu đoàn trưởng dù.

(Theo tổ chức, Tư lịnh Ngô Quang Trưởng là người trực tiếp điều động 2 sư đoàn Dù và Thủy quân lục chiến tăng phái cho Quân đoàn 1)


+ Những người ra đi và những người mới đến


Để giải quyết sự bế tắc của hệ thống chỉ huy, ảnh hưởng đến sự sống còn của Quân đoàn 1 nói chung và Sư đoàn 3 nói riêng, tổng thống Thiệu đã :

- cử Bùi Thế Lân (đại tá, sau đó được thăng chức chuẩn tướng) nắm quyền Tư lịnh Thủy quân Lục chiến.

- Cho tướng Khang về Bộ Tổng tham mưu làm “Tướng không quân”

- Tướng Dư Quốc Đống cũng cùng chung số phận nhưng may mắn hơn là chỉ sau một thời gian được tổng thống Thiệu tin dùng trở lại với chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sỹ quan Nha Trang, sau đó là Tư lệnh Quân đoàn 3.

Riêng Sư đoàn 3, “Nhân vật chính” của bút ký này, có người cha mới :

“Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tân Tư lịnh Sư đoàn”


+ Cuộc Nam tiến về ngọn đồi vĩnh biệt


Ngay sau khi nhận chức Tư lịnh, tướng Nguyễn Duy Hinh cùng đạo quân hồi sinh di chuyển về Đà Nẵng.

Từ giã Quảng Trị, những ngày tháng nghẹt thở và kinh hoàng, từ giã Phú Bài những ngày huấn luyện với nắng cháy da người, đạo quân hồi sinh vượt đèo Hải Vân, tiến về Quảng Nam, về vùng đất mới của Bộ Tư lịnh Sư đoàn là căn cứ Hòa Khánh (căn cứ cũcủa 1 sư đoàn Mỹ giao lại). Hòa Khánh ở dưới chân đèo Hải vân. Đó là dãy đồi lớn đủ để trú quân cho cả 1 sư đoàn. Những người lính Mỹ gọi đùa Hòa Khánh là “Đồi Chết”.

Không phải mất công tốn sức như tướng G trong giai đoạn đầu ở Ái Tử, cũng không phải ngược xuôi như đại tá Ch khi Sư đoàn còn ở Phú Bài; tướng Nguyễn Duy Hinh may mắn hơn, với doanh trại khang trang do Mỹ để lại, với sự tín nhiệm của tổng thống Thiệu, của đại tướng Cao Văn Viên và tướng Trưởng. Tướng Nguyễn Duy Hinh bắt tay vào công việc hồi sinh Sư đoàn 3 trong những điều kiện thuận lợi.

Xuất thân là 1 giáo sư, tốt nghiệp khóa 1 sỹ quan trù bị Thủ Đức (cùng khóa với Nguyễn Cao Kỳ), để nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng :

- Trung đoàn trưởng Thiết giáp

- Tham mưu trưởng liên trường Võ khoa Thủ Đức

- Tư lịnh Biệt khu Quảng Đà

- Tư lịnh phó lãnh thổ kiêm chỉ huy trưởng Địa phương quân vùng 1

- Tư lịnh phó Quân đoàn 4.

Với 1 lý lịch tương đối khá “bề thế”, tướng Hinh tạo được cái uy cần có của 1 Tư lịnh.

Mùa xuân đầu tiên của tướng Hinh tại Sư đoàn 3 đúng vào thời điểm Hiệp định Paris ký kết. Nhưng tiếng pháo giao thừa 1973 tại Đà Nẵng bị át đi trước tiếng pháo binh Sư đoàn, bắn đi trong đêm trừ tịch, mở màn cho cuộc chiến tranh mới : chiến tranh “dành đất”.


Trong khi tướng Hinh và Bộ Tư lịnh nâng cốc đón giao thừa tại căn cứ Hòa Khánh, thì tại Quế Sơn, Đại Lộc, Dục Đức, Hiếu Đức, đạo quân hồi sinh được tung vào các xã lân cận sơn, chiếm giữa các ngọn đồi, mở rộng vùng hoạt động…

Một ngôi sao chờ đợi trên cổ áo tướng Hinh nếu kế hoạch bình định diễn ra đúng chỉ thị của “Mặt trời lớn” ở Sài Gòn…

Với 44 tuổi giữ chức Tư lịnh sư đoàn, dù là sư đoàn bại trận, niềm mơ ước về những ngôi sao lấp lánh nhiều hơn trên cổ áo như lớn dần trong ánh mắt của viên tư lịnh “Sư đoàn Trừng Giới”.

Cành mai trước “ngôi nhà Tư lịnh” trong căn cứ Hòa Khánh nở rộ trong mùa xuân 1973, đâu biết rằng chỉ 2 năm sau, mùa xuân 1975, những bông mai không còn nở rộ, như báo trước ngày tàn của đạo quân đã một lần tan rã.

Mùa xuân 1975, mùa xuân dài nhất của đứa con út “Quân lực Cộng Hòa”, mùa xuân được đếm bằng những ngày nghiệt ngã, bằng những trận đánh kinh hoàng, bằng những đợt lui quân vô vọng.

Mùa xuân 1975, mùa xuân cuối cùng của Sư đoàn Trừng Giới trên chiến trường Quảng Đà. Nếu mùa xuân 1973, Sư đoàn có nhiều cơ may lập công, thì qua mùa xuân 1974, mùa xuân ghi dấu bóng dáng của 1 cuộc chiến khốc liệt ngày mai, và đến mùa xuân 1975, ngọn đồi Hoà Khánh trở nên thầm lặng hơn, buồn bã hơn khi biết trước số phận ngắn ngủi của đạo quân Sư đoàn 3 Trừng Giới đương ở vào những ngày giờ cuối…

Mùa xuân 1975, mùa xuân cuối cùng của Sư đoàn Trừng Giới số 3!

 
Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 10:28:26 am »

CHƯƠNG 2

GIẾNG NƯỚC BI THẢM


8- Kế hoạch Arizona : Sinh lộ mùa xuân của đạo quân trừng giới

+ Buổi thuyết trình đầu năm : Bản hợp ca bi tráng

Sau 2 năm hoạt động tại Quảng Đà, theo chỉ thị của tướng Hinh, 1 cuộc họp mở rộng được tổ chức tại phòng họp tham mưu của Bộ Tư lịnh. Mục đích cuộc họp là tổng kết “Thành tích hoạt động” của Sư đoàn trong thời gian tướng Hinh làm Tư Lịnh, đặc biệt là trong năm 1974. Các phòng ban thi đua thực hiện những biểu đồ thật đẹp, thật lạ để làm vừa ý Tư lịnh.

Ngày đầu của tháng giêng 1975 được đánh dấu bằng “Buổi thuyết trình tổng kết”. Khác với tư lịnh sư đoàn khác, tướng Hinh được Bộ Tổng tham mưu đánh giá là tướng “Tham mưu giỏi”.

Tốt nghiệp khóa 1 Cao đẳng Quốc phòng, tướng Hinh có cái nhìn rộng và xa hơn so với tướng Điềm (Tư lịnh Sư đoàn 1) hay tướng Nhựt (Sư đoàn 2) cũng thuộc Quân đoàn 1. Dù vậy, tướng Hinh vẫn luôn nghi kỵ Tư lịnh phó tham mưu trưởng. Trong ý nghĩ của ông, ông nghĩ rằng cận thần sẽ chê ông vì ông ít xông pha trận mạc… ông luôn luôn mặc cảm “Tướng tham mưu” chứ không phải là “Tướng chiến trường”.

Với tướng Hinh, các sỹ quan không được tô hồng chiến thắng, bi thảm hóa thất bại, ngược lại, phải trình bày trung thực không che dấu. Với quan niệm này, chức vụ Trưởng phòng 5 và Trưởng phòng 3 đã qua tay nhiều người, vì 2 phòng này là xương sống của Bộ Tư lịnh.

Mở đầu buổi thuyết trình là bản tổng kết hoạt động “đối phương” trong 2 năm 1973-1974. Phần hoạt động 1973 chỉ được trình bày khái lược. Phần hoạt động 1974 được triển khai chi tiết.

Trung tá Q, một sỹ quan có 20 năm tuổi nghề tình báo đã trình bày rành rẽ về lực lượng “đối phương”. Biết ý tướng Hinh, trung tá Q nhận xét :

- Phòng 2 ghi nhận trong năm 1974, Tỉnh đội Quảng Nam, Mặt trận Quảng Đà, các sư đoàn chính quy của Quân khu 5 đã gia tăng hoạt động. Các trận đánh lớn tại Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn trong 6 tháng đầutiên của năm cho chúng ta nhận xét : Địch chuyển từ cách đánh phân tán mỏng chuyển sang cách đánh cường tập. Cao điểm của cách đánh này là trận tiến công của 1 trung đoàn chính quy đánh thẳng vào tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 3/56 và Tiểu đoàn biệt động quân Biên phòng. Cả 2 tiểu đoàn trưởng chết tại trận, hơn ½ quân số thương vong.

Trầm ngâm trước lời trình bày của trung tá Q, tướng Hinh hỏi người cộng sự thân tín của mình :

- Trong năm 1975, nhất là mùa xuân 1975, địch có khả năng đánh lớn cấp sư đoàn không.

Trung tá Q trả lời :

- Kính thiếu tướng, hiện tại ta đương đối mặt với 4 sư đoàn :
• 3 sư đoàn chính quy của Quân khu 5,
• 1 sư đoàn tương đương, đó là mặt trận Quảng Đà
Theo tin tức kỹ thuật của Biệt độ Kỹ thuật phòng 7 Tổng tham mưu cùng với các tin tức tình báo khác thu nhận được, Phòng 2 ghi nhận khả năng đánh lớn cấp sư đoàn có thể xảy ra trong mùa xuân này.


Tướng Hinh chỉ thị :

- Phòng 2 cần tăng cường hoạt động, nắm bắt kịp thời chứ đừng có báo cáo láo. Muốn thắng địch, phải đoán trước ý định của địch.

Lần lượt các Phòng 3, Phòng 4 trình bày tổng kết kế họach hành quân, huấn luyện, tiếp vận.

Bản tổng kết mà tướng Hinh chờ đợi là bài thuyết trình của khối CTCT.

Đại úy Trưởng phòng Tâm lý chiến đại diện cho đại tá B (Tham mưu phó Chiến tranh chánh trị Sư đoàn) là trưởng phòng trẻ nhất của Bộ Tư lịnh và của cả Quân đoàn 1. Ngoài trung ta Q, viên đại úy này rất được lòng của tướng Hinh.

Có một lần trong câu chuyện hàn huyên, tướng Hinh nói :

- Cậu xứng đáng mang cấp thiếu ta.

Sau khi phân tích tình hình chính trị trong khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Tín, viên Trưởng Phòng 5 (Tâm lý chiến) kết luận :

- Chương trình xây dựng nông thôn do thiếu tướng đề xuất và do đại tá Tư lịnh phó làm chủ tịch : Trong 2 năm 1973 và 1974 thất bại nhiều hơn thành công. Chúng ta đã tung ra nhiều toán công tác mà nòng cốt là các hạ sỹ quan Chiến tranh chính trị, các toán tâm lý của đại đội 102 Chiến tranh chính trị để đạt được mục đích là nắm lòng dân tạo điều kiện tốt cho hoạt động tình báo của phòng 2. Nhưng thực tế chúng ta đã thất bại. Lòng dân vẫn hướng về bên kia. Vùng Lộc Hiệp, Đại Lộc được đánh giá là khu vực thí điểm, nhưng ngay tại đó, cơ sở của CS ngày càng mọc ra. Chúng ta không thắp được ngọn đuốc chiến dịch Arizona trong lòng dân Lộc Hiệp.

- Thế tinh thần binh sỹ của ta thì sao?

Đại tá B, Tham mưu phó Chiến tranh chính trị trả lời thay cho người công sự của mình :

- Kính thiếu tướng. Khối CTCT, Phòng Chính Huấn đã thực hiện phiếu trắc nghiệm phát tận tay từng binh sỹ. Kết quả ghi nhận :

• 70% trách các cấp chỉ huy hay đánh lính
• 50% binh sỹ gốc miền Nam mong được đi phép hàng năm. Vấn đề này khó giải quyết.
• 80% lính gốc miền Nam được đi phép thì chuồn luôn, không trở lại đơn vị. Có nghĩa là đi 5 chỉ trở về 1

Nói chung tinh thần binh sỹ sa sút, khối Chiến tranh chính trị có phiếu trình riêng với thiếu tướng Tư lịnh về toàn bộ vấn đề này


+ Nỗi lo âu của “mặt trời”


Sau phần trình bày của các đơn vị yểm trợ, của các chỉ huy hậu cứ Sư đoàn, đảo mắt nhìn mọi người, rồi quay sang vị đại thần phụ tá… “Mặt trời” nói :

- Nhìn chung Sư đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm nay. Địch chắc chắn sẽ gia tăng áp lực, có thể đánh lớn. Tinh thần quân sỹ sa sút. Về vũ khí và lương thực đã đến lúc phải tiết kiệm vì viện trợ quân sự của Mỹ đã giảm sút sau khi tổng thống Nixon từ chức. Có thể chúng ta chiến đấu bằng “tự lực cánh sinh”. Hãy cấm dứt mọi hoang phí, chúng ta sẽ có tuần lễ dài nhất trong cuộc chiến đấu này, hoặc là tồn tại hoặc là mất tất cả… nói khác đi một thất bại chờ chúng ta nếu chúng ta đầu hàng khó khăn…

Như suy nghĩ điều gì, quay sang phải, nhìn ghế dành cho Tư lịnh phó bỏ trống… tướng Hinh nói chậm rãi :

- Đại tá Ch đi học, đại tá H tạm kiêm nhiệm Tư lịnh phó, công việc nặng nề, cố gắng chấn chỉnh lại Bộ tham mưu. Tôi muốn chương trình Arizona (Lộc Hiệp) phải được tái sinh. Trọng điểm bây giờ là ngay các ấp quanh căn đây là nơi tạm trú của CS, để từ đó đánh ngay vào Tổng hành dinh Sư đoàn.

Phòng 2, Phòng Tâm lý chiến kết hợp gia tăng hoạt động địch vận, dân vụ ngay tại khu vực quanh căn cứ Hoà Khánh. Đừng để mùa xuân năm 1975 là mùa xuân cuối cùng. Chúng ta sẽ có những tuần lễ dài nhất nhưng không phải là tuần lễ cuối cùng.

--------------

Chú thích của người viết :

ARIZONA là tên một căn cứ của đơn vị quân đội Mỹ tại vùng Lộc Hiệp. Các đơn vị Sư đoàn 3 đến thay quân, căn cứ Lộc Hiệp thường được các sỹ quan Tham mưu gọi là căn cứ Arizona.

Sau khi thất bại tại Quảng Trị, tái hoạt động tại Quảng Nam, tướng Hinh, người thay thế tướng G đã phát động chiến dịch Xây dựng Nông thôn, giao cho đại tá Tư lịnh phó làm chỉ huy trưởng chiến dịch. Các toán xây dựng nông thôn dân vụ nhằm mục đích gây cơ sở tình báo, đồng thời nắm lấy lòng dân. Kế hoạch còn có tên riêng là chương trình Arizona. Chương trình này thành công về mặt tổ chức và giúp cho Phòng 2 gài được ít cơ sở, nhưng về mặt tâm lý, chính trị thì thất bại, vì dân chúng hơn 50% vẫn ngả về “Mặt trận Giải phóng”

Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 10:32:07 am »


9- Vành đai trắng giữa 2 tuyến quân và mặt trận Quảng Đà : Đối thủ của Sư đoàn Trừng Giới.


+ Từ một lá thư của người nằm xuống.


“Con đang học trong NG không về thăm mẹ được. Lính Sư đoàn 3 dạo này hay phục kích trên các lộ từ núi về đồng bằng, việc đi lại khó khăn, do đó việc ghé qua gia đình trên đường đi công tác có trở ngại. Nhưng mẹ cứ yên tâm… có ngày con sẽ luôn bên mẹ”.

Trên đây là 1 đoạn trong lá thư mà lính Sư đoàn 3 nặt được trên tử thi của một chiến sỹ giải phóng thuộc Mặt trận Quảng Đà. Qua đó Bộ Tư lịnh Sư đoàn 3 đã bắt mạch được đối thủ của mình là “Mặt trận đang gia tăng hoạt động huấn luyện để có thể có những trận đánh lớn”.

Theo tin tức của Phòng 2 thì đa số chiến sỹ trong mặt trận Quảng Đà là thanh niên các quân Đại Lộc, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Đức, Thượng Đức, Quế Sơn thoát ly gia đình “xanh”, tuổi trung bình là 20.

Mặt trận Quảng Đà có các tiểu đoàn chủ lực và các đại đội đặc công, hoạt động thì phân tán, chỉ khi nào tham gia một trận đánh mới tập trung, do đó những tin tức nhận được về các hoạt động của Mặt trận 44 thường bị đảo lộn vào giờ cuối.

Tin tình báo có gia trị cao ghi nhận vào giờ G ngày N, Tiểu đoàn K hoạt động tại núi Giàng, nhưng khi những đơn vị đến để đột kích thì Tiểu đoàn K ở đó đã biến mất, không để lại dấu vết nào.

Chiến thuật xuất nhập vô hình này gây khó khăn cho giải đoán ở Phòng 2 và Phòng 3 về kế hoạch hành quân


+ Những người không mang súng


Theo dự tính của Phòng 2 ngoại trừ các đơn vị chủ lực miền, các đơn vị địa phương của “Giải phóng quân” đều phải tự túc về lương thực. Nguồn cung cấp đều phải tùy thuộc vào sự đóng góp của quần chúng.

Nắm được yếu tố này, tướng Hinh chỉ thị phong tỏa kinh tế (Trên nguyên tắc tướng Hinh còn là Tư lịnh chiến trường Quảng Đà nên về mặt quân sự, ông có quyền hạn đối với tỉnh trưởng đồng thời là tiểu khu trưởng).

Các chốt chặn kiểm tra lưu thông, được rải ra khắp nơi trên các tỉnh lộ, hương lộ nhằm mục đích ngăn chặn dân tiếp tế cho Mặt trận. Mặc dù vậy, các cơ sở hạ tuần vẫn tìm cách tiếp tế cho các cánh quân. Những người lính không mang súng trong “Mặt trận Quảng Đà” chính là những phụ nữ, tìm cách chuyển gạo và lương thực vào “xanh”.

Theo tin tức tình báo dân vụ, sự tiếp tế này xảy ra thường xuyên trong mùa thu hoạch. Tìm cách chôn dấu thóc lúa tại những nơi kín đáo, để sau đó chuyển vào khu.

Những người lính kinh tế không cầm súng này là những người lính vô danh của “Mặt trận Quảng Đà”.


+ Tiếng hát từ trên máy bay chiêu hồi


“Phải lung lạc tinh thần chiến đấu của Việt Cộng” Tướng Hinh giao nhiệm vụ cho Phòng tâm lý chiến của Sư đoàn…

Để thi hành chỉ thị của Tư lịnh, hàng tuần, trên vùng trời thuộc khu vực cận sơn Quảng Nam, những chuyến bay phát thanh chiêu hồi gửi xuống núi rừng hàng triệu truyền đơn và hát cho núi rừng những chương trình nhạc chiêu hồi, các bản nhạc phản chiến của các nhạc sỹ sài Gòn được sửa lời ca cho phù hợp với nội dung công tác địch vận.

Toán chỉnh huấn của đại đội 102 Chiến tranh chính trị tập trung hát những bài biên cải để thu băng, phát lại trong chuyến bay chiêu hồi ngày cũng như đêm… (“Tôi có người yêu chết trận A sao…” những bài ca đổi lời cho phù hợp với tình hình chếin sự…)

Truyền đơn bươm bướm rải khắp trên các đường mòn của miền núi Quảng nam với mục đích lôi kéo Giải phóng quân bỏ ngũ.

Mặc dù tốn rất nhiều công sức cho các hoạt động chiêu hồi,địch vận, nhưng số Giải phóng quân “chiêu hồi” ít, nhiều tháng không có một người nào.

Buổi họp định kỳ tại Bộ Tư lịnh, Khối chiến tranh chính trị bị tướng Hinh khiển trách vì hiệu năng của công tác chiêu hồi không thực hiện đúng như ý muốn của Tư lịnh. Có một lần ông la đại tá B :

“Không lẽ bỏ ra hàng triệu bạc mỗi tháng in truyền đơn, phi vụ phóng thanh, để cuối tháng không có một mống nào ra chiêu hồi sao?”

Đại tá tham mưu phó chiến tranh chính trị lặng yên, để rồi sau buổi họp than thở với các trưởng phòng :

“Lý do chắc Tư lịnh hiểu hơn tụi mình, nhưng Tư lịnh muốn la thì la. Dieu seul le sait (chỉ có trời biết)”


+ Vành đai trắng ngay trên chiến địa


Tại nhiều xã, hệ thống bố phòng của địa phương quân rất chặt chẽ, vòng trong là Đại đội Địa phương quân, vòng ngoài là Chủ lực quân Sư đoàn 3. Tuy thế Mặt trận Quảng Đà vẫn lập được vòng đai trắng giữa 2 tuyến quân. Những trận đột kích vào trụ sở xã, hay thị trấn, quân lỵ trong năm 1974, 1975 đã chứng minh điều đó.

- “Phải ngăn chặn vòng đai trắng!”

Đó là khẩu hiệu của tướng Hinh mỗi lần ông đến thăm các Chi khu (quận).

Nhưng các viên quận trưởng (chi khu trưởng) đều biết rằng khẩu lệnh của Tư lịnh không thực hiện được…


+ Đối thủ của tướng Hinh : Thượng tá Phan Hoan


Theo tài liệu của Phòng 2, Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà là thượng tá Phan Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam là Hồ Hữu Phước (tự Hồ Nghinh).

Tướng Hinh ra lệnh cho Phòng 2 trình cho ông đầy đủ chi tiết về lý lịch các nhân sự nòng cốt trong Mặt trận 44 và trong Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng.

Nhưng Phòng 2 chỉ cung cấp vắn tắt :

“Thượng tá Phan Hoan, người Quảng nam, hơn 50 tuối. Trước năm 1954 là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn chủ lực của tỉnh Quảng Nam, tập kết ra Bắc, trở lại miền Nam chiến đấu sau năm 1960…”

Trong 1 buổi họp đặc biệt, Phòng 2 đã cho chiếu các Slide chân dung của các nhân vật cao cấp thuộc Trung ương Cục miền nam và Quân khu 5.

Riêng với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Phòng 2 Sư đoàn 3 chỉ tìm được ảnh của trung tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh trưởng, và Trung tướng Võ Chí Công (Võ Toàn) – Chính ủy Quân khu 5 kiêm Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Trung Trung bộ…

Mỗi lần khai thác tù binh, viên sỹ quan thẩm vấn của Phòng 2 đều hỏi :

“Anh có biết Thượng tá Phan Hoan không? Có bao giờ nghe nhắc đến tên ông ta không? Đã gặp ông ta lần nào chưa?...”

Đối thủ của tướng Hinh vẫn là một con người bí mật. Mãi đến ngày giải phóng Đà Nẵng, các sỹ quan Tham mưu Sư đoàn ra trình diện mới thấy tên thượng tá Phan Hoan và Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nghinh trong danh sách Ủy ban Quân quản.
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM