Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:19:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người thắng cuộc  (Đọc 73608 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 10:27:34 pm »

Như thường lệ, Roosevelt rút ra từ các kinh nghiệm ký ức nửa vời ở nước Đức, với suy nghĩ có chút thận trọng hoặc dọc được về đất nước này hay tương lai của nó. Thí dụ, ông cho thấy có ít hiểu biết về sự khác biệt giữa các chế độ chuyên quyền của Kaiser cuối cùng và Hitler-hoặc về nước Phổ, mà ông quan niệm sai là hạt nhân quân phiệt của tội ác quốc xã. Không phải nước Phổ mà Bavaria mới là nơi phát triển Chủ nghĩa Phát xít Đức. Tính chất rực rỡ tầm thường của chữ vạn Hitler đã lăng mạ các bản năng tự kiềm chế và lòng kính trọng truyền thống của dân Phổ xưa.


Hull không biết điều đó, vì Roosevelt không cho ông đọc các bức điện và tài liệu mật thích đáng, nhưng ưu thế đầu tiên của Roosevelt lúc này là xoa dịu Stalin, người mà ông đoán chừng đang quan tâm đến việc Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh và bị chia cắt. Ông muốn Hull cho Stalin biết rằng ngay cho dù việc mở ra mặt trận thứ hai có thể phải chờ thêm nữa, thì về nước Đức hậu chiến, đồng minh Mỹ của ông ta vẫn đồng tình.


Sau khi trào ra một số lượng máu đáng kể trong suốt chuyến bay, Hull đến Mạc Tư Khoa vào thứ ba ngày 18 tháng Mười 1943. Theo đề nghị của Roosevelt, ông nói với Bộ trưởng ngoại giao Molotov của Stalin rằng sau chiến tranh, nước Phổ, “nguồn gốc mọi tội ác”, phải bị tách ra khỏi nước Đức. Ông nói, nhiều chuyên gia của ông "cực kỳ đa nghi" về sự chia cắt thêm nữa nhưng ý tưởng có được sự ủng hộ “nơi các vị trí cao" ở Hoa Thịnh Đốn, và Mỹ có "đầu óc thoáng." Chắc chắn sức mạnh của Đức sẽ bị phân tán."


Molotov trả lời, Liên Xô sẽ tán thành bất kỳ biện pháp nào “làm cho nước Đức thành vô hại trong tương lai."

Hull đưa ra các đề nghị xuất phát từ điều mà ông và Roosevelt nghĩ là Stalin đòi hỏi một nền hòa bình cứng rắn với nước Đức thời hậu chiến. Nghe có vẻ cứng rắn hơn những nhà kế hoạch của riêng ông, ông đề xuất quân Đồng minh giải tán quân đội Đức và buộc Đức chấm dứt sản xuất vũ khí, bao gồm cả các nguyên liệu "cần thiết” để chế tạo ra chúng.10 (Hiểu sai điều Bộ Ngoại giao Mỹ muốn nói, Molotov có thế đoán chừng rằng điều này có nghĩa là các hạng mục nguyên liệu lớn như thép, hóa chất, dầu và cao su tổng hợp) Nước Đức hậu chiến phải bồi thường thiệt hại chiến tranh bằng hàng hóa và dịch vụ cho những “tổn thất vật chất" đã gây ra cho Liên bang Liên Xô và các quốc gia khác. Đây không phải là miếng mồi nhỏ nhử dân Liên Xô đang ham muốn tái thiết.


Hull đề nghị là sau khi Đức thua trận, Đức sẽ cùng bị ba quân đội Đồng minh chiếm đóng và được Hội đồng Quân quản Đồng minh cai trị. Theo bản tuyên ngôn nhân quyền, hội đồng sẽ giúp thành lập một chính quyền dân chủ Đức, cung cấp cho người Đức "mức sống có thể chấp nhận được."


Molotov bảo rằng các ý tưởng của Hull nghe có vẻ hứa hẹn chừng nào chúng còn là lời đề nghị tối thiểu và không phải là lời đề nghị tối đa." Molotov cứng rắn đối với Đức hơn Hull, nhưng Ngoại trưởng Hull cảm thấy là việc Liên Xô công kích người Đức có thể giữ Stalin khỏi cố gắng tạo ra một nền hòa bình riêng biệt với Bá Linh, có thể dẫn đến một nước Đức Cộng sản thời hậu chiến.


Khi cuộc thảo luận hướng đến tội phạm chiến tranh Đức, Hull sôi nổi bộc bạch: "Nếu tôi có quyền, tôi sẽ bắt Hitler, Mussolini, Tojo, phe trục và đưa chúng ra xét xử trước tòa án binh dã chiến.11 (Tòa án gọn nhẹ để xét xử vi phạm trong các hoạt động quân sự. Tòa án quân sự như thế thường diễn ra ở khu vực chiến trường) và rạng sáng ngày hôm sau sẽ xảy ra một biến cố lịch sử!" Molotov và các sĩ quan phụ tá của ông vỗ tay reo hò.


Kết thúc hội nghị, Hull, Den và Molotov đưa ra thứ được sớm biết đến là “Tuyên ngôn Mạc Tư Khoa" về các tội ác chiến tranh. Sử dụng ngôn ngữ được Churchill soạn thảo từ trước, họ quy định những người Đức bị kết tội là có hành động tàn ác "sẽ bị gửi trở lại những đất nước mà họ đã thực hiện các hành vi tàn ác ấy.” Ba kẻ chiến thắng cùng xét xử các tội phạm chiến tranh chính nào có những vi phạm không giới hạn trong một quốc gia.


Mục đích duy nhất của Tuyên ngôn Mạc Tư Khoa là ngăn chặn không cho người Đức phạm các hành động tàn ác mới khi quân đội Hitler rút đi. Điều này cho thấy quân Đồng minh sẽ truy nã chúng “đến chân trời góc bể."


Khi Hull quay về Hoa Thịnh Đốn, Eleanor Roosevelt nhận thấy ông “nhiệt tình với mọi người Nga," những người ông nhận thấy “giống như họ hàng nhà quê của bạn lên thành phố.” Hull “tin chắc rằng họ sẽ không tạo ra một nền hòa bình riêng biệt" với nước Đức.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 10:29:10 pm »

Hội nghị Mạc Tư Khoa được hoạch định như sự kiện mở đầu cho hội nghị thứ nhất giữa Roosevelt, Stalin và Churchill ở Tehran do Liên Xô chiếm đóng. Khi Hull về đến Hoa Thịnh Đốn, ông nhận thấy Tổng thống "trông mong một cuộc gặp gỡ Stalin với lòng hăm hở của một cậu bé."


Stalin đòi hỏi hội nghị phải được tổ chức ở nơi thuận tiện cho bản thân ông. Bằng sự nhắc nhớ không quá rào đón rằng Liên Xô đang gánh phần chiến tranh của con sư tử chống lại Đức ông nói với Roosevelt là ông không thể bỏ vị trí quân sự của mình và dọa sẽ hoãn lại hội nghị đã hứa cho đến khi Roosevelt và Churchill mở được mặt trận thứ hai. Tổng thống đồng ý với đề nghị của Stalin tổ chức hội nghị ở Tehran, và thêm vào trong bức điện rằng ông hy vọng buổi họp kín sẽ làm lung lay hơn nữa nhuệ khí của Đức quốc xã."


Sáng thứ bảy 13 tháng Mười Một 1943, Roosevelt ở trên boong tàu U.S.S Iowa trong Vịnh Chesapeak. Mặc dù Hull không gây ngăn trở gì cho ông ở Mạc Tư Khoa, song Tổng thống vẫn để ông ở nhà.

Tổng thống viết trong nhật ký, “Đó là một ngày đẹp trời nhưng lạnh. Tôi đang đầm mình trong sự an lạc và cảm giác thoải mái-và tôi lạc quan về các kết quả." Ám chỉ đến tính bí mật của chuyến đi, ông bổ sung, "Tôi bị ám ảnh với câu hỏi khi nào thì con mèo sẽ rời khỏi túi xách!" Trong chuyến đi trên Thái Bình dương, ông viết, tôi thích thú trong chiếc quần bạc màu và chiếc áo đi câu.”


Bàn bạc trên boong tàu với các Tham mưu trưởng, Roosevelt vẽ ba đường cắt ngang bản đồ Địa lý Quốc gia Đức. Ông nói, Thực ra sẽ có ba nước Đức sau chiến tranh." Các đất nước này lấy theo ba khu vực bị Mỹ, Anh và Liên Xô chiếm đóng. Điều này ắt sẽ được Stalin "tán thành." Ông nói, một nước Đức phía nam theo Công giáo. Nước Đức phía tây bắc theo Tin lành. Ông đùa rằng tôn giáo của nước Đức phía bắc sẽ là "Chủ nghĩa Phổ."


Roosevelt tiên đoán Churchill sẽ cố gắng đánh tráo lấy nước Đức phía nam có đất liền bao quanh, giáp với nước Pháp, trên nước Mỹ. Ông sẽ từ chối. Ông không muốn vướng vào các vấn đề với nước Pháp sau chiến tranh: “Pháp là một em bé Anh." Thay vào đó, Roosevelt muốn lấy nước Đức phía tây bắc, bao gồm các thành phố cảng như Bremen và Hamburg. Ông cũng bảo các tướng lĩnh, "Mỹ phải có Bá Linh.”


Tổng thống dự kiến là khi kết thúc chiến tranh châu Âu, “dứt khoát sẽ có cuộc chạy đua vào Berlin." Mỹ phải sẵn sàng đưa “các sư đoàn vào Bá Linh càng nhanh càng tốt" để không một người Nga nào có thể chiếm được Berlin trước khi Anh-Mỹ đến được đó. Sĩ quan phụ tá Harry Hopkins của Roosevelt lặp lại một cách máy móc rằng Mỹ "phải sẵn sàng đưa một sư đoàn không vận vào Berlin trong vòng hai giờ sau khi Đức sụp đổ."


Roosevelt bảo các tướng lĩnh rằng sau chiến thắng ở châu Âu, ông muốn đưa ra một lực lương chiếm đóng khoảng một triệu binh lính Mỹ. Tham mưu trưởng Quân đội, Tướng George Marshall, hỏi ông lính Mỹ sẽ ở lại châu Âu trong bao lâu.


Roosevelt trả lời, “Ít nhất là một năm nhưng cũng có thể là hai năm."

Sau khi dừng lại ở Cairo để gặp Churchill và nhà lãnh dạo Trung Hoa là Tưởng Giới Thạch, Tổng thống đến Tehran ngày thứ bảy 27 tháng Mười Một 1943. Mặc dù cuộc gặp gỡ được giữ bí mật, song cũng có các khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng của Bộ Ba. Tướng công an Heinrich Himmler của Hitler, đi đến chỗ cực đoan là hỏi các pháp sư và là nhà thần bí Đức xem các nhà lãnh đạo quân Đồng minh sẽ họp khi nào và ở đâu. Cơ quan Tình báo Liên Xô cảnh báo Cục Tình báo của Roosevelt rằng các gián điệp Đức quốc xã đã nhảy dù xuống Tehran.


Để tránh nguy hiểm, Tổng thống di chuyển từ sân bay vào thành phố bằng xe quân sự bình thường. Trong chiếc Limousin của Tổng thống là một Roosevelt giả, khoác áo choàng sang trọng, đầu đội mũ phớt hiệu, tay cầm đót thuốc lá, nhe răng cười với binh lính Ba Tư xếp hàng dọc theo hai bên lộ. Tổng thống đồng ý ở tại ngôi biệt thự xây bằng gạch vàng trong khuôn viên tòa đại sứ Liên Xô để tránh các chuyến di chuyển nguy hiểm trong thành phố.


Tại tòa đại sứ Liên Xô trưa chủ nhật 28 tháng Mười Một, rõ ràng Stalin khó chịu về chuyến gặp gỡ đầu tiên với Roosevelt. Để làm cho Stalin dễ chịu, Tổng thống mời ông một điếu thuốc. Stalin nói, “Bác sĩ không cho tôi hút thuốc.” Roosevelt trả lời, “Không cần phải vâng lời bác sĩ.”


Sau này, tại phiên họp đầu tiên của Bộ Ba, Churchill tuyên bố là căn phòng chứa đựng sự “tập trung quyền lực lớn nhất” mà thế giới "từng thấy." Roosevelt đùa bỡn, vì ông là "người trẻ nhất trong ba người hiện diện" nên ông muốn chúc mừng "các bậc tiền bối." Ông tiên đoán là ba quốc gia vĩ đại của chúng ta” sẽ "hợp tác chặt chẽ để khởi tố chiến tranh" và “vì các thế hệ tương lai.”


Để bắt đầu các cuộc thảo luận trên cơ sở quan hệ đúng mực, Roosevelt mở đầu đàm phán về cuộc đổ bộ Anh-Mỹ vào châu Âu tháng Năm 1944. Ông hy vọng cuộc đổ bộ sẽ chuyển hướng ít nhất ba mươi hay bốn mươi sư đoàn Đức ra khỏi mặt trận Liên Xô. Stalin tiên đoán người Đức sẽ "chiến đấu như quỷ sứ” để ngăn chặn cuộc đổ bộ vào Pháp.


Tối đó, sau bữa ăn tối theo kiểu Mỹ với thịt bò và khoai tây chiên, Stalin nói với Roosevelt và Churchill rằng họ “quá lỏng lẻo" về nước Đức hậu chiến. Làm thế nào họ có thể cải tạo được một dân tộc vâng lời một cách mù quáng? Ông nhớ lại trong chuyến tham quan Leipzig năm 1907, ông nhìn thấy hai trăm người Đức bỏ lỡ một cuộc biểu tình lớn quan trọng vì không có ai trên sân ga xe lửa bấm vé cho họ.


Điều khiến Tổng thống ngạc nhiên là Stalin quấy rầy ông về sự đầu hàng vô điều kiện. Nó đang hàn gắn người Đức lại với nhau và đòi trả giá bằng mạng sống quân Đồng minh. Việc đưa ra các điều khoản đặc biệt về đầu hàng, “bất kể khắc nghiệt thế nào," sẽ thúc đẩy nhanh đến ngày người Đức đầu hàng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 10:30:43 pm »

Không hề muốn tranh cãi, Roosevelt thay đổi đế tài. Ám chỉ đến từ ngữ tiếng Đức chỉ đế chế, ông nói điều rất quan trọng là phải loại bỏ khỏi đầu óc người Đức khái niệm “Đế chế Đức”… Cần phải loại bỏ từ ngữ này ra khỏi ngôn từ.”


Stalin nói loại bỏ từ ngữ thì chưa đủ. Bản thân từ Đế chế Đức phải bị vô hiệu hóa, để không bao giờ nhấn chìm thế giới vào chiến tranh thêm một lần nào nữa." Sau chiến thắng ở châu Âu, quân Đồng minh phải nắm giữ các "vị trí chiến lược cần thiết để ngăn chặn không để chủ nghĩa quân phiệt Đức tái phục hồi."


Stalin nhất mạnh rằng lãnh thổ Đức phía đông Sông Oder được nhượng cho Ba Lan. Roosevelt và Churchill không phản đối. Trong cùng tinh thần ấy, Tổng thống nói ông muốn chắc chắn là cửa vào Biển Baltic luôn được mở. Có thể hải phận quốc tế sẽ được hình thành quanh Kênh đào Kiel, nối liền Baltic với Biển Bắc.12 (Roosevelt không nói rõ, nhưng việc Mỹ kiểm soát vùng cực bắc ở Đức sẽ bảo đảm cho quân Liên Xô duy trì một lối đi trực tiếp đến Đại Tây dương)


Stalin đỏ mặt. Khi câu nói của Roosevelt được thông dịch, ông cho rằng Tổng thống đang chất vấn việc Liên Xô chiếm giữ Latvia, Lithuania, và Estonia năm 1940.


Trong khi chờ sửa chữa sự lầm lẫn về thông dịch, Roosevelt thình lình cảm thấy không được khỏe. Sắc mặt của ông tái xanh và mồ hôi chảy xuống cằm, ông đưa bàn tay run rẩy đỡ lấy trán và lảo đảo rời khỏi phòng. Nhân viên tình báo Mike Reilly của Tổng thống nói, “Tổng thống ốm rồi!”


Roosevelt bệnh vì chuyến đi gian khổ, nhưng một số người Mỹ ở trong phòng lại kinh hãi vì cho rằng Tổng thống bị đánh thuốc độc.


Sau khi Roosevelt ra khỏi phòng, Stalin ngồi vào tràng kỷ cùng với Churchill và báo cho ông biết nước Đức có mọi khả năng khôi phục sau cuộc chiến." Dân tộc Đức là "dân tộc có tài và dễ dàng đe dọa thế giới một lần nữa trong vòng mười năm hay hai mươi năm sau."


Churchill nhất trí. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ phản bội binh lính của chúng ta." Tại sao không tước đoạt nước Đức hậu chiến mọi kỹ nghệ hàng không và mọi công nghiệp liên quan đến vũ khí?


Stalin nói, "Chưa đủ. Các nhà máy sản xuất đồ dùng có thể được biến thành nhưng nhà máy sản xuất máy bay. Các nhà máy sản xuất đồng hồ có thể chế tạo mồi nổ cho đạn dược." Churchill ắt nhớ lại việc người Đức đã dùng "súng đồ chơi” để dạy hàng ngàn người cách bắn súng trong thập niên 1930. Stalin nói ông đã ra lệnh cho các tù nhân Đức triệu tập trước ông để giải thích vì sao họ điên cuồng xâm nhập vào nhà người Nga và hãm hiếp phụ nữ Nga. Họ trả lời rằng Hitler bảo họ làm thế. Stalin nói ông đã treo cổ bọn chúng.


Sau hiệp ước Versailles, Stalin nói, "hòa bình có vẻ như chắc chắn nhưng nước Đức hồi phục rất nhanh." Churchill cho biết vấn đề là năm 1919, các cường quốc đều “có kinh nghiệm” về nước Đức-và Nga không mưu đồ hòa bình. Ông nói, sau Thế chiến II, không có lý do gì để quân đội Nga, hải quân Anh và không lực Hoa Kỳ lại không thể liên kết lại để gìn giữ hòa bình ở châu Âu trong năm mươi năm. Thủ tướng thừa nhận là ông không đồng ý với điểm nhấn của Roosevelt cho rằng không có sự khác biệt nào giữa Hitler và dân tộc Đức. Ông nói, trong thời chiến, bạn không bao giờ được phân biệt giữa các nhà lãnh đạo của kẻ thù với dân tộc của họ. Nhưng quả thực, ông và Stalin phải công nhận rằng chiến tranh này phần lớn là tội lỗi của các nhà lãnh đạo Đức." Quân Đồng minh có thể biến đổi dân tộc Đức thành một thế hệ "hy sinh, cần cù và có giáo dục."


Việc lắng nghe Churchill chỉ để Stalin khẳng định quan điểm, với cái nhìn thận trọng vào quyền lực của Liên Xô trong thế giới thời hậu chiến ông cho rằng, cá nhân Churchill có cảm tình với nước Đức. Ông quả quyết với Thủ tướng rằng ông chưa đề nghị được điều gì đủ để giải quyết vấn dề nước Đức.”


Trưa ngày thứ hai, vì sức khỏe của Roosevelt khá hơn nên hội nghị lại tiếp tục. Giống như ở mọi cuộc hội nghị thượng đỉnh trong thời chiến của họ, Bộ Ba thảo luận một loạt vấn đề, trừ một đề tài không thay đổi là nước Đức và tương lai nước Đức hậu chiến.


Stalin phàn nàn về những gì ông nhìn thấy như sự thiếu tự tin kỳ lạ của Churchill về nước Đức. Với chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và hai cuộc thế chiến trong lịch sử, thì tại sao người ta không nghĩ là Đức sẽ bắt đầu một thế chiến thứ ba vào năm 1959 hay 1960?


Roosevelt mô tả hy vọng của ông về một chế độ bốn cảnh sát thời hậu chiến-Liên bang Liên Xô, Anh Mỹ và Trung Hoa-và tổ chức Liên Hiệp Quốc sẽ bảo vệ thế giới chống lại Đức và Nhật.13 (Ngày đầu năm 1942, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hai mươi sáu cường quốc chống phe Trục đã ký kết “Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc" cam kết ủng hộ các nguyên tắc hợp tác quốc tế do Roosevelt và Churchill nêu lên trong Hiến chương Đại Tây dương tháng Tám 1941. Tháng Mười Một 1943, tại Mạc Tư Khoa, hai chính quyền Anh và Mỹ tiến xa hơn nữa, cam kết thành lập một tổ chức thế giới gìn giữ an ninh và hòa bình) Họ có thể "ngay lập tức chuyển động" chống lại bất kỳ chút biểu hiện đầu tiên nào cho thấy Đức hướng công nghiệp theo chiến tranh."


Stalin không đồng ý. "Người Đức đã cho thấy họ có khả năng che giấu các dấu hiệu như thế." Ông nhấn mạnh là cần phải có "một điều gì đó nghiêm nghị hơn."


Tối đó, Nguyên soái tổ chức chiêu đãi bữa tối gồm củ cải và cá Churchill nâng cốc chúc mừng "Stalin Vĩ đại." Nhưng Stalin trả lời, "Ngài là người ủng hộ Đức!” Ông nói thái độ của Churchill như muốn bảo “Ma quỷ là người Cộng sản và Chúa bạn tôi là người Bảo thủ." Stalin bổ sung thêm rằng quan điểm của riêng ông là "Nếu Đức động đậy, nó sẽ sớm bị buộc phải ngừng lại.”
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 10:31:51 pm »

Stalin tiếp tục, "Chí ít cũng năm mươi ngàn người-và có thể là một trăm ngàn người-trong ban tham mưu Đức phải đền tội.” Sau đó ông nâng ly. "Tôi đề xuất chào mừng một tòa án khả thi nhanh nhất cho hết mọi tội phạm chiến tranh của nước đức-tòa án trước tiểu đội hành quyết? Tôi nâng cốc chúc mừng chúng ta đã nhất trí là giết chúng ngay khi chúng ta tóm được chúng. Tất cả bọn chúng? Chí ít cũng phải năm mươi ngàn.”


Những gì Churchill nghe được đã làm ông rất lo lắng. Ông biết rằng đòi hỏi của Stalin đã vượt quá Tuyên ngôn Mạc Tư Khoa về các Tội ác Chiến tranh ký kết hồi tháng Mười giữa ba cường quốc. Ông trả lời, nhân dân Anh sẽ không bao giờ ủng hộ một cuộc thảm sát hàng loạt như thế... tôi sẽ không tham gia bất kỳ cuộc thảm sát máu lạnh nào." Các tội phạm chiến tranh “phải đền tội," nhưng ông không đồng ý hành hình những người lính chiến đấu bảo vệ tố quốc của họ: tôi thích được dẫn ra vườn hơn, ngay lúc này, và tự sát hơn là bôi nhọ danh dự đất nước tôi bằng hành động ô nhục như thế."


Roosevelt nói, “Như thường lệ, dường như chức năng của tôi là hòa giải cuộc tranh luận này.” Bỡn cợt, ông yêu cầu họ thỏa hiệp một con số nhỏ hơn-“thí dụ như bốn mươi chín ngàn năm trăm chẳng hạn."


Một trong các khách mời trong bữa tối đó là con trai Elliott của Tổng thống, một phi công trinh sát có căn cứ ở Anh. Anh nâng ly lên và nói, “Binh lính Anh, Mỹ và Nga sẽ giải quyết gần hết con số năm mươi ngàn đó nơi chiến trường, và tôi hy vọng năm mươi ngàn tội phạm chiến tranh đó sẽ được chăm sóc-cũng như hàng trăm hàng ngàn đảng viên Đức quốc xã khác nữa!”


Stalin đứng bật dậy, ôm chầm lấy Elliott và sau đó chạm ly với anh. Bị xúc phạm, Churchiìl nói với con trai Tổng thống: "Tôi rất yêu mến anh, Elliott ạ, nhưng tôi không thể tha thứ cho anh vì đã đưa ra lời phát biểu đê tiện như thế. Sao anh dám làm một việc như thế!" Churchill oai vệ bước ra khỏi bàn ăn, nhưng Stalin đuổi theo ông, nắm vai ông kéo lại và nói ông chỉ đùa thôi mà.


Khi Thủ tướng trở về phòng sau bữa tối, bác sĩ Lord Moran ghi lại là ông bị rơi vào một trong các tình trạng "suy nhược nặng." Với sự hiểu biết theo bản năng về lịch sử và những nỗi thăng trầm của quyền lực quốc gia, Churchill dự đoán một ngày nào đó có thể có một cuộc chiến với người Nga “đẫm máu hơn” cuộc chiến với nước Đức: “Tôi muốn ngủ hàng tỷ năm... Các vấn đề rất lớn đang mở ra trước mắt chúng ta, và chúng ta chỉ là các hạt bụi đã lắng lại trong đêm trên bản đồ thế giới.”


Elliott xin lỗi cha vì đã làm cho Churchill bực bội, nhưng Tổng thống chỉ cười: "Hãy quên chuyện đó đi. Vì sao ư, Win-son sẽ quên tất cả khi ông ta thức dậy.”


Tổng thống đã sai lầm. Sau này Elliott buồn bã ghi nhận rằng trước hội nghị Tehran, Churchill đã tính mời anh vào các kỳ nghỉ cuối tuần của ông ở vùng quê Chequers, nơi ông chính thức lui về ở ẩn. Nhưng sau khi nghe Elliott nâng cốc chúc mừng Stalin, Thủ tướng không bao giờ mời anh nữa.


Chiều tối thứ tư, ngày 01 tháng Chạp, Roosevelt nói với Churchill và Stalin rằng vấn đề trước mắt họ là "chia cắt hay không chia cắt nước Đức." Quyết định chứng tỏ rằng ông chia sẻ nhiệt tình của Stalin đối với việc phá hủy hoàn toàn quyền lực Đức thời hậu chiến, ông nâng phần chia cắt nước Đức từ ba lên năm phần. Ông bổ sung thêm cảng Humburg, Kênh đào Kiel và các khu mỏ công nghiệp giàu có Ruhr và Saar phải nằm dưới quyền kiểm soát quốc tế.


Churchill nói, “Nếu tôi có thể sử dụng cách diễn đạt Mỹ, thì Tổng thống đã nói đầy mồm rồi đấy!” Ông xem xét một số chỉnh lý trên bản đồ nước Đức nhưng cam kết chính quyền của Nữ hoàng chỉ chia cắt nước Phổ.
Stalin nói, “Nếu nước Đức bị chia cắt, nó sẽ thực sự bị chia cắt.” Chọn nước Phổ ra là không đủ. Các viên chức Phổ có thể đem lại chất liên kết, nhưng "mọi người Đức đều rất hiếu chiến," như Anh-Mỹ đã phát hiện ra khi họ bắt đầu chiến đấu ở Bắc Âu.


Rất muốn thân thiện với Stalin, Roosevelt nhanh chóng rút lui khỏi các học thuyết suông về nước Phổ. Ông thừa nhận là từ Thế chiến I, thực sự “không có khác biệt nào" giữa người Phổ và người Đức. Nước Đức phía nam chỉ không có truyền thống "đẳng cấp sĩ quan."


Churchill cảnh báo là ngay cho dù Roosevelt thành công trong việc chia cắt nước Đức thành bảy phần, thì "sớm muộn gì họ cũng sẽ hợp nhất lại thành một quốc gia... Vấn đề chính là giữ cho nước Đức bị chia cắt, chí ít trong năm mươi năm."14 (Churchíll không thể biết ông đã tiên đoán đúng đến mức nào. Cuối cùng nước Đức bị chia cắt trong bốn mươi năm kể từ Thế chiến II)


Stalin chế giễu là cho dù quân Đồng minh có làm gì đi nữa thì người Đức cũng vẫn luôn muốn tái thống nhất. Những kẻ chiến thắng trong Thế chiến II phải duy trì sức mạnh để “đánh bại người Đức" nếu người Đức tìm cách tái thống nhất bằng vũ lực và bắt đầu "đi đến một cuộc chiến mới.”


Churchill nói Stalin có vẻ muốn có "một châu Âu chỉ bao gồm ít tiểu bang” bị “chia cắt" và "yếu đi.” Ông không cần bổ sung thêm là một châu Âu như thế sẽ bị một Liên bang Liến Xô hùng mạnh thống trị. Stalin nói, “Không phải châu Âu mà là nước Đức."


Roosevelt đứng về phía Stalin: “Nước Đức ít nguy hiểm đối với nền văn minh khi nó nằm trong 107 tỉnh." Churchill nói với các đồng minh của mình rằng ông hy vọng họ không đi đến cực đoan đó.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 07:36:51 pm »

Chương 4
"ĐẰNG SAU CÁI BÌ THƯ"

Thứ tư ngày 12 tháng Giêng 1944, Fanklin Roosevelt quay về Nhà Trắng, bị căn bệnh mà bác sĩ gọi là cúm, bị nhiễm trong suốt chuyến đi Tehran. Trong phòng ngủ, Tổng thống trỗi dậy trên chiếc giường màu gụ cũ kỹ, dán nhiều dấu hiệu hải quân và tranh ảnh gia đình, Roosevelt giơ tay ra chào đón Tướng Dwight Eisenhower.


Ông vừa bổ nhiệm Ike làm Tư lệnh Tối cao của chiến dịch Overlord, cuộc xâm lăng của Anh-Mỹ vào Bắc Âu. Tại Tehran, khi Stalin hỏi Roosevelt ai sẽ lãnh đạo cuộc xâm lăng lớn, Tổng thống cho biết ông chưa quyết định. Stalin trả lời là người Anh và người Mỹ không cần phải e sợ. Roosevelt nhận được một thông điệp. Dừng lại ở Tunis trên đường về Hoa Thịnh Đốn, ông nói với Eisenhower rằng Eisenhower sẽ là chỉ huy.


Eisenhower luôn ngạc nhiên về khả năng tinh thông địa lý của Roosevelt. Sau này ông viết, “Những chốn tối tăm nhất ở các đất nước xa xăm luôn được đặt chính xác trên bản đồ trí não của Tổng thống. Nhưng ông cũng bị bối rối bới việc Roosevelt khăng khăng giữ ý định riêng. Những năm sau ông thường cãi bướng cho rằng Roosevelt "hầu như là một người cực kỳ ích kỷ khi tin vào trì thông minh của mình."


Giữ bí mật về hội nghị Tehran, Roosevelt không hề nói chút gì với Ike về những thảo luận của ông với Stalin và Churchill đối với vấn đề chia cắt nước Đức. Eisenhower lập luận chống lại việc chia cắt một quốc gia chiến bại thành ba khu vực bị chiếm đóng. Ông nói, để duy một chỉ huy và một chính quyền quân sự của Đồng minh điều hành cả nước Đức sẽ đơn giản hơn và có thể bảo đảm hơn điều mà Hồng quân đã hành xử.


Roosevelt bảo đảm với ông rằng ông có thể nắm được người Nga. Ngay khi quay về Hoa Thịnh Dồn, ông động viên Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson chấm dứt quan điểm trước kia về lực lượng đồng chiếm đóng Anh-Mỹ-Xô. Thay vào đó, mỗi quốc gia sẽ bổ nhiệm một thủ lĩnh quân đội điều hành phần mình chiếm đóng.
Tại hội nghị Tehran, Bộ Ba yêu cầu Hội đồng Cố vấn châu Âu, gồm ba cường quốc vừa được thiết lập, đề nghị các khu vực dành cho nước Đức. Roosevelt nhận thức rằng Hội đồng Cố vấn châu Âu là một thứ gì đó để trì hoãn và khiến Liên Xô tập thói quen hỏi ý kiến phương Tây về các vấn đề hậu chiến.


Cố vấn Mỹ, đại sứ ở Luân Đôn, John Winant, tự coi mình không phải là người của Hull nhưng là người của Tổng thống.15 (Vào thời điểm này, Winant đang có chuyện tình kín đáo với cô con gái Sarah của Churchill) Winant phàn nàn với Roosevelt rằng Hull ra lệnh cho ông, nhưng ngoại trưởng không biết Tổng thống dã nói gì tại Tehran về sự chia cắt lâu dài nước Đức hoặc bất kỳ điều gì khác. Winant biết, vì ông có mặt tại Tehran, nhưng ông không biết mình có nhiệm vụ phải cho Hull biết đến chừng mực nào.


Sau này Winant thẳng thắn bộc lộ với Roosevelt bằng điện tín mà trong toàn bộ lịch sử được ghi lại,” ông không nghĩ là bất kỳ nhiệm vụ nào do các chính quyền đưa ra vì các mục đích quan trọng lại không được các chính quyền tạo ra nó ủng hộ hơn Hội đồng Cố vấn châu Âu." Đây đúng là điều Roosevelt ghi nhớ.


Tại Hội đồng Cố vấn châu Âu, Winant không quy phục Bộ Ngoại giao và những đề nghị khác mà ông biết là được soạn thảo là lờ cuộc đàm phán bí mật cứng rắn của Roosevelt về nước Đức. Các trang giấy như thế dự tính nước Đức quay lại các đường biên giới trước thời Hitler, duy trì guồng máy hành chính tập trung và tái thiết nền công nghiệp-có những hạn chế về tiềm năng gây ra chiến tranh-để đất nước này dễ dàng “hội nhập” vào nền kinh tế thế giới.


Ở Luân Dồn, trong ngày khai trương Hội đồng, thứ sáu ngày 14 tháng Giêng 1944, thành viên Anh, Ngài William Strang, đề nghị chia cắt nước Đức thành vùng đông bắc cho Liên Xô, vùng tây bắc cho Anh và vùng tây nam cho Mỹ.16 (Biên giới tây nam dề nghị cho vùng của Liên Xô cũng là biên giới thắng trận cuối cùng sau này Chiến thắng châu Âu) Một trăm dặm về phía vùng của Liên Xô, Bá Linh sẽ cùng bị cả ba cường quốc đồng chiếm đóng và, không như các khu vực khác, Bá Linh sẽ được Hội đồng Kiểm soát Đồng minh cùng cai quản.


Căn cứ vào các sự kiện quân sự lúc bấy giờ, đề nghị cửa Anh là quá nhiều cho phương Tây. Chiến dịch Overlord vẫn chỉ là một lời hứa hẹn. Ai biết liệu cuộc xâm chiếm của Anh-Pháp có thành công không? Hơn nứa, Anh tự cấp cho mình và cho Mỹ gần như hai phần ba nước Đức năm 1937.


Không biết gì về Anh-Mỹ, Stalin thực sự xem xét lời đề nghị rộng rãi hơn đối với phương Tây. Văn khố Liên Xô bật mí trong thập niên 1990 bao gồm một tài liệu phác thảo là khu vực cho Liên Xô mở rộng về hướng tây không xa hơn Sông Elbe.17 (Biên giới tây nam đề nghị vùng của Liên Xô cũng là biên giới thắng trận cuối cùng sau ngày Chiến thắng châu Âu)


Các cố vấn của Stalin muốn tán thành kế hoạch của Anh. Theo công khố Liên Xô vừa được công bố, họ bí mật đề nghị là không những Bá Linh mà cả Humburg và Kênh đào Kiel phải được đồng chiếm đóng, giống như Roosevelt đã đề nghị tại Tehran. Nhưng Stalin từ chối. Ông cũng không phục hồi lại đề nghị của ông tại Tehran là Liên Xô xứng đáng hưởng quyền lợi ở Ruhr được quốc tế hóa. Có lẽ ông hy vọng Anh-Mỹ sẽ đền đáp bằng cách từ bỏ ý định đồng chiếm đóng Bá Linh. Họ đã không làm thế.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 07:38:14 pm »

Khi Roosevelt biết tin về các vùng được Anh và Liên Xô tán thành, ông tức tối. Ông nói với Bộ Ngoại giao rằng các vùng phải “y theo những gì tôi đã quyết định những tháng trước." Nhưng Hull và Thứ trưởng Ngoại giao mới Edward Stettinius không biết Tổng thống muốn nói gì. Họ đề xuất với Roosevelt rằng sẽ hữu ích cho họ nếu họ được xem hồ sơ mật về các cuộc đàm phán tại Tehran. Nhưng Tổng thống từ chối.


Dĩ nhiên là các đồng tướng lĩnh đều biết hết về Tehran. Họ đào xới bản đồ Địa lý Quốc gia mà Roosevelt đã vẽ nguệch ngoạc lên trong khi xuôi tàu đến hội nghị Bộ Ba và chuyển nó thành dự thảo chính thức. Khi Winant nhìn thấy tấm bản đồ, ông kinh ngạc. Các vùng được đề nghị sẽ cắt nát địa lý nước Đức và các đường biên giới hành chính hiện hành. Vùng cho Mỹ bao gồm bốn mươi sáu phần trăm lãnh thổ nước Đức. Trong nhiều năm đổ máu và hy sinh, Liên Xô chỉ được hai mươi phần trăm chẳng đáng gì.


Khi Winant trình bày dự thảo cho Hội đồng Cố vấn châu Âu ở Luân Đôn, uỷ viên Liên Xô Feodor Gusev điên tiết lên. Ông phàn nàn rằng Mỹ tham lam khủng khiếp, đòi chiếm đất nước chỉ có quân đội trên lục địa châu Âu hiện bị giữ ở Ý.


Trong phòng Bầu dục, thứ hai ngày 03 tháng Tư - 1944, cố vấn của Winant là George Kennan dưa vấn đề ra với Roosevelt. George Kennan là nhà ngoại giao Mỹ sau này nổi tiếng về tư duy chiến lược sau Thế chiến II. Tổng thống bảo  Kennan là ông sẽ không chấp nhận kế hoạch của Churchill dồn trách nhiệm vùng phía nam và các vấn đề của nước Pháp thời hậu chiến cho ông.


Kennan giải thích ông sẽ thảo luận đường biên giới khu vực dành cho Liên Xô. Ông trình bày cho Roosevelt kế hoạch rút ra từ các vạch nguệch ngoạc của Tổng thống trên bản đồ Địa lý Quốc gia. Tổng thống cười: “Sao vậy, đó chỉ là điều tôi vẽ ở sau cái bì thư thôi mà.” Ông ra lệnh cho Winant chấp thuận kế hoạch của Anh trừ việc Mỹ gửi hàng cho nước Đức phía nam.


 Winant có một lo lắng khác. Hội đồng Cố vấn châu Âu tán thành việc cả ba cường quốc đồng chiếm đóng Bá Linh, chia Bá Linh thành ba vùng chiếm đóng, nhưng không ai yêu cầu Liên Xô bảo đảm các quyền được đi ngang qua khu vực của họ đến thành phố. Cảnh giác với việc tin vào thiện chí của Liên Xô, Eisenhower đề nghị vị trí của chính quyền quân sự Đồng minh của nước Đức hậu chiến không phải ở Bá Linh mà ở "thủ đô đóng quân," được xây dựng ở giao điểm giữa ba vùng chiếm đóng.


Winant được các viên chức cấp cao Bộ Ngoại giao cho biết là Bá Linh sẽ không có vấn đề gì. Không những có sự hợp tác giữa Liên Xô và phương Tây. mà nếu Liên Xô chấp nhận phương Tây được quyền hiện diện ở Bá Linh thời hậu chiến, đương nhiên họ cũng phải thừa nhận quyền được đi ra đi vào thành phố. Với điều này, nước Anh đồng ý.


Vấp phải một trong các sai lầm lớn trong chính sách ngoại giao hiện đại, Winant được lệnh không được đưa vấn đề quyền lui tới với người Nga vì nó sẽ làm cho họ rất nghi ngờ. Roosevelt hay Churchill cũng không xem vấn đề kết giao với Stalin là vấn đề nghiêm trọng.


Sau hội nghị Tehran, Stalin ép Roosevelt bớt đòi hỏi bắt nước Đức đầu hàng vô điều kiện. Khi Molotov nói với đại sứ Mỹ Averell Harriman ở Mạc Tư Khoa rằng Stalin cảm thấy nếu người Đức không biết chính xác điều gì sẽ xảy ra sau khi bại trận, Hitler và Goebbels sẽ lợi dụng "nỗi sợ hãi điều không biết" của họ và củng cố ý chí chiến đấu của người Đức."


Khi đặt ra kế hoạch xâm lăng nước Pháp, Eisenhower cũng cảm thấy rõ theo cách ấy. Các chuyên gia tâm lý bảo ông rằng nếu “một cách thức riêng” được tạo ra trong Ban Tham mưu Đức “có khi là một Badoglio của Đức.”18 (Ám chỉ đến vị Thủ tướng mới, Nguyên soái Pietro Badoglio. Sau khi Mussolini bị bắt hồi tháng Bảy 1943, Badoglio đã đàm phán với quân Đồng minh về các điều khoản đầu hàng vô điều kiện của Ý) Eisenhower yêu cầu cả Roosevelt lẫn Churchill đưa ra một hy vọng nào đó để người Đức giảm sức chống cự khi lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ vào bờ biển. Thủ tướng viết thư cho Roosevelt hỏi xem liệu Tổng thống có muốn cùng ông thăm dò vấn đề với "Cậu Joe” Stalin không.19 (Cả Roosevelt lẫn Churchill đều bông đùa dùng tên gọi này ám chỉ Stalin, đôi khi ngắn gọn là “U.J.”)


Roosevelt trả lời rằng họ không biết đủ là liệu đầu hàng vô điều kiện có thực sự làm cho người Đức củng cố thêm sức phản kháng để tiếp tục bất kỳ “cuộc đánh cá" nào như thế không. Ông nhắc Churchill nhớ lại rằng ông đã bảo đảm với đồng bào Mỹ vào ngày lễ Giáng sinh qua đài phát thanh là quân Đồng minh không có ý định nô lệ hóa dân tộc Đức," mà chỉ “dứt khoát giải thoát họ khỏi chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Phổ và ý niệm quái dị, tai hại cho rằng họ tạo nên “Chủng tộc Thượng đẳng.” (Master Race)
Churchill bảo Eden rằng ông không thể không đồng ý: “Tôi phải nói tôi nghĩ các tướng lĩnh đều sai lầm khi bắt đầu run sợ trước trận chiến."


Thủ tướng nói với Eisenhower rằng, tại hội nghị Tehran, ông và Roosevelt đồng ý để cho Nga chiếm số lượng lớn máy móc của Đức sau chiến tranh-và Stalin muốn sử dụng hàng triệu người Đức giúp tái thiết nước Nga. Do đó, lời phát biểu thẳng thắn về những gì sẽ xảy ra cho nước Đức sẽ không nhất thiết có tác dụng làm yên lòng dân tộc Đức." Họ “có thể thích những nỗi sợ rnơ hồ về sự đầu hàng vô diều kiện hơn.”


Roosevelt phàn nàn với Hull về việc Churchill và Stalin nỗ lực cắt xén chính sách của ông. Ông nói vào tháng Tư 1865, trước khi Tướng Ulysses S. Grant đầu hàng, Tướng Robert E. Lee nêu lên các điều kiện và Grant bảo ông là ông phải tin vào tính thẳng thắn bẩm sinh của Grant. Khi Lee đề cập đến bầy ngựa của các sĩ quan Liên minh, Grant trả lời họ đã đem chúng về nhà để cầy ruộng vụ mùa xuân”20 (Tuy Roosevelt so sánh chính sách đầu hàng vô điều kiện của ông với Appomatox, song yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Grant không xảy ra tại Appomattox, nhưng ở Fort Donelson khi ông tiếp nhận sự đầu hàng của Tướng Simon Bolivar Buckner) Roosevelt nói, "Một vài tình tiết như điều này sẽ có tác động lên người Đức hơn "nhiều cuộc đàm luận."
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 07:39:46 pm »

Tháng Ba 1944, Đô đốc William Leahy, người chỉ huy các Tham mưu trưởng báo cáo với Roosevelt rằng “những kẻ cướp” Đức quốc xã ở Bá Linh đang nói với người Đức rằng kẻ thù của họ có ý định “tiêu diệt” họ. Lẽ nào quân Đồng minh không thể đưa ra một bằng chứng rằng chỉ "sự xâm lược quân sự” của Đức mới phải bị tiêu diệt?


Roosevelt trả lời là ông "không muốn" nói "chúng tôi không có ý định hủy diệt nước Đức” chừng nào người Đức còn tiếp tục sử dụng thuật ngữ Đế chế Đức. "Thời gian học tập khá lâu và kinh nghiệm cá nhân đi đi lại lại nước Đức" đã làm cho ông tin rằng "sắc lệnh, luật pháp hay quân luật không thể làm thay đổi triết lý của Đức." Nó sẽ phải "tiến hóa" và có thể mất đến “hai thế hệ."


Ngoài ra, Tổng thống không muốn đóng sầm cánh cửa trước mặt Churchill hoặc các tướng lĩnh của ông. Với cuộc đổ bộ vượt biển Măng sơ (Man che) hiện được lên kế hoạch hồi tháng Sáu, ông hỏi Churchill, "Ông nghĩ gì về lời một mình tôi phát biểu theo các dòng chứ này, được phát hành sau Ngày-D?" (ngày đổ bộ của quân Anh-Mỹ lên miền bắc nước Pháp 6/6/1944 trong Thế chiến II). Ông có thể tuyên bố rằng Anh-Mỹ đã tìm được cách “phá hủy toàn bộ" không những dân tộc Đức mà cả “triết lý của người Đức từng tuyên bố là họ có thể khuất phục cả thế giới."


Churchill trả lời, “Nếu giữa chúng ta chỉ có một điều duy nhất là người Đức có một triết lý tội ác, thì có ít lý do để chiến tranh tiếp tục."


Sau đó, ngày 06 tháng Sáu 1944, quân đội Anh Mỹ hùng dũng đổ bộ vào Pháo đài châu Âu của Hitler.
Từ Bern, Allen Dulles thuộc OSS nhấn mạnh rằng chính sách đầu hàng vô điều kiện của Roosevelt là một "quà tặng lý tưởng" cho các đảng viên Đức quốc xã kéo dài chiến tranh và trả giá bằng tính mạng của quân Đồng minh. Trong hơn một năm, Dulles lo lắng về các dấu hiệu cho thấy Liên Xô có thể tìm cách hòa giải với Bá Linh. Ông xem Uỷ ban nước Đức Tự do (Free Germany Committee), giấc mộng chính quyền Đức lưu vong (Dream German government-in-exile) của Stalin, là mối đe dọa đối với “sự bảo vệ chế độ dân chủ phương Tây ở Trung Âu.” Ông khuyến cáo Hoa Thịnh Đốn là nếu Churchill và Roosevelt quá cứng rắn với vấn đề đầu hàng vô điều kiện, “Mạc Tư Khoa là nguồn hy vọng duy nhất cho người Đức."


Dulles phát triển các nguồn có kết quả giữa những người Đức âm mưu chống Hitler. Khi một số người đưa ra khả năng có thể diễn ra một nền hòa bình riêng khác với Anh-Mỹ, Dulles mong mỏi được tự do thăm dò nó. Ông bắt bẻ Hoa Thịnh Đốn, "Tôi không hiểu chính sách của chúng ta là gì và đề nghị điều gì mà chúng ta có thể cung cấp cho phong trào kháng chiến." Tháng Tư 1944, một nhóm người âm mưu yêu cầu Dulles bảo đảm rằng nếu họ lật đổ được Hitler và chế độ của Hitler, Anh và Mỹ sẽ đàm phán một nền hòa bình với chính quyền mới thời hậu-quốc xã, rồi sau đó quân đội Đức sẽ tăng tốc chống lại Liên Xô. Dulles báo cáo với Hoa Thịnh Đốn rằng những kẻ âm mưu hăm hở ngăn chặn không cho Trung Âu nằm dưới tầm kiểm soát của Nga về mặt ý thức hệ và về mặt thực tế.” Ông bông đùa nhận xét rằng những kẻ âm mưu có vẻ bị kẹt trong “tình trạng khó xử cổ xưa là đầu hàng phương Đông hay đầu hàng phương Tây: người Đức có thể chưa bao giờ nhận thức được cách chọn lựa thứ ba là đầu hàng cả hai cùng một lúc."


Chiều ngày 20 tháng Bảy 1944, tại tòa đại sứ Mỹ ở Bern, Dulles được tin Stauffenberg đã rục rịch. Sau này ông thông tin cho Roosevelt và Chỉ huy OSS William Donovan rằng theo một trong hai đầu mối liên lạc chính với những kẻ âm mưu, Hanh Gisevius,21 (Dulles không nêu tên Gỉsevius trong báo cáo hỏa tốc của ông) mà sau đó trốn khỏi Bá Linh và bay đến Thuỵ Sĩ, Stauffenberg có thể đã cố gắng môi giới một nền hòa bình Đức-Xô riêng biệt và một chính quyền "công nhân và nông dân" ở Bá Linh. Gisevius xác nhận rằng các “Tướng trên tuyến cũ" trong phạm vi âm mưu ủng hộ nền hòa bình riêng khác với Anh-Mỹ nhưng không phản đối Stauffenberg "vì ông là người duy nhất muốn liều mạng" và là người duy nhất ở vào vị trí đặt được bom."


Sau vụ ám sát hụt, và sau khi Hitler thanh trừng đẫm máu những kẻ thù nội bộ tiềm năng, chiến tranh tiếp tục cho đến khi quân Đồng minh đổ bộ vào Bá Linh. Dulles tìm được một cách mới nhất để cắt xén chuyện đầu hàng vô điều kiện. Ông khuyến cáo Roosevelt và Donovan rằng khi binh lính Anh-Mỹ đặt chân lên đất Đức, sẽ có “sự phản kháng kiên cường” nếu họ không có “đúng loại người Đức” làm cộng tác viên. Ông nhấn mạnh rằng Anh và Mỹ cố gắng làm cho các sĩ quan quân đội Đức ở địa phương dọn đường cho quân Anh-Mỹ chiếm đóng thành phố và làng mạc. Nếu các sĩ quan Đức giao bóng, “chứng tỏ rằng họ không bị đóng dấu là tội phạm chiến tranh,” họ sẽ được "đối xử trân trọng.”


Dulles nhấn mạnh rằng kế hoạch này có thể “chia rẽ quân đội Đức trước khi các hiệu quả thành công của Liên Xô ở phương Đông tạo ra sự hỗn loạn ở Đức." Ông cảnh báo nếu không có điều đó, nhiều người Đức sẽ chấp nhận một “nước Đức được bônsêvíc hóa” để rút ngắn chiến tranh.


Roosevelt lo lắng về chuyện quân Anh-Mỹ khi đổ bộ lên Pháo đài châu Âu sẽ gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Đức. Ông yêu cầu nhà viết diễn văn Robert Sherwood lần đầu tiên thử lời phát biểu có thể phát đi cho binh lính Đức một khi quân Đồng minh đến Pháp. Sherwood, người từng viết các vở kịch nổi tiếng Idiot’s Delight và Abe Lincoln in Illinois, đã viết bản thảo, “Các nhà lãnh đạo Đức quốc xã, những người đã dẫn các bạn vào chiến tranh từ một động cơ không tốt hơn sự thèm khát quyền lực và xâm lược, đã thất bại." "Hy vọng còn lại duy nhất" của các nhà lãnh đạo này lúc là “nếu bạn có thể được tạo ra để kháng cự đủ lâu dài”, bạn có thể có được một nền hòa bình thỏa hiệp.


Lời tuyên bố nói, "Vô nghĩa biết bao! Đoàn quân chiến thắng không bao giờ thỏa hiệp.” Thay vào đó, nước Đức phải “đền tội" vì "đã cố tình tiêu diệt tính mạng và tài sản" của mình, với chủ nghĩa quốc xã “bị hủy diệt hoàn toàn." Càng chiến đấu nhanh và kết thúc thảm hại, “nền văn minh tốt hơn sẽ càng nhanh đến trên toàn thế giới.” Trong thế giới đó, nước Đức đúng lúc và khi nó... chứng tỏ mình xứng đáng, sẽ có được vị trí xứng đáng."


Trung tuần tháng Bảy, một tháng sau Ngày-D, Roosevelt nói với Hull "tiến độ của quân Đồng minh trên mọi mặt trận” chiến tranh không “đủ ấn tượng" để phát đi lời tuyên bố như thế.


Trong hai năm đầu quân Mỹ đánh nhau với quân Đức, trung tâm của nhiều cuộc đàm phán bí mật của Franklin Roosevelt về nước Đức hậu chiến có một khoảng trống kỳ lạ. Suốt những cơn nổi giận chống “các địa chủ quý tộc" và “chủ nghĩa quân phiệt Phổ" và việc người Đức thích mặc quân phục diễu hành, ông không đề cập đến nguyên nhân lớn nhất vì sao bất kỳ con người văn minh nào của thập niên 1940 đều phải lo lắng đến đặc điểm quốc gia Đức.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2007, 09:13:42 pm »

Chương 5
SỰ IM LẶNG KHỦNG KHIẾP

Franklin Roosevelt bắt đầu nhận được thông tin ngay từ đầu năm 1942 rằng Adolf Hitler, dưới vỏ bọc bí mật, đang thực hiện lời đe dọa "tiêu diệt chủng tộc Do Thái." Người ta có thể trông mong Tổng thống tiếp tục phát thanh bằng ngôn ngữ sôi nổi cho người Mỹ biết chính xác chính phủ của ông đã biết được gì về các trại tập trung chết người của Đức quốc xã, và tội ác không thể tưởng tượng được này đúng là đang được quân Đồng minh chiến đấu để loại ra khỏi thế giới.


Nhưng Roosevelt không nói gì hết. Ông cũng không ra lệnh cho các cơ quan tuyên truyền Mỹ công bố mọi điều chính phủ biết về sự tiêu diệt dân tộc Do Thái. Thay vào đó, chí ít vào những tháng đầu của năm 1944, các tham khảo của Tổng thống về đề tài này chỉ mơ hồ và hiếm hoi. Ông không đề cập đến đề tài trong hội nghi Bộ Ba tại Tehran, trong liên lạc thư từ bí mật với Churchill hoặc, ngoại trừ kiểu cách quanh co nhất, trong các tuyên bố công khai của ông.


Tháng Bảy 1942, chủ tịch Hội nghị Do Thái Mỹ, Giáo sĩ Stephen Wise, đề nghị Tổng thống đọc một bài phát biểu trước đại hội Madison Square Garden chống lại việc Hitler đàn áp người Do Thái. Wise đề nghị Roosevelt nói rằng các cường quốc phe Trục sẽ không thành công trong việc hủy diệt người Do Thái, như chúng đã nhiều lần đe dọa làm thế, hơn chuyện họ sẽ thành công trong việc nô lệ hóa nhân loại." Ông nên nói rằng “mọi người Mỹ" đều khóc than "hành vi tàn bạo các đảng viên Đức quốc xã đã làm chống lại các nạn nhân Do Thái."


Nhưng Tổng thống không đề cập đến hành động hủy diệt hoặc các “nạn nhân Do Thái.” Thay vào đó, ông phát biểu rằng người Mỹ "đồng cảm với mọi nạn nhân của tội ác của Đức quốc xã, và làm cho các thủ phạm “có trách nghiệm giải trình chính xác trong ngày đền tội chắc chắn sẽ đến."22 (Không thích phải gánh vác một vấn đề gây tranh cãi khác vào lúc này, Roosevelt vứt bỏ hoàn toàn lời phát biểu do Wise đề nghị là ủng hộ "dân Do Thái anh hùng ở Palestine”)


Tháng Chạp 1942, khi Giáo sĩ Wise và các nhà lãnh đạo Do Thái khác muốn cung cấp cho Roosevelt các chi tiết về “tai họa nổi trội nhất trong lịch sử Do Thái," Tổng thống cố gắng đưa đẩy họ cho Bộ Ngoại giao, nhưng họ thúc ép và giành được một cuộc hội kiến cá nhân. Tại Nhà Trắng, Wise trao tay cho Roosevelt bản ghi nhớ dày hai mươi trang về “kế hoạch tiêu diệt” của Đức quốc xã và yêu cầu ông nói cho thế giới biết về thảm kịch và ra sức “ngăn chặn nó."


Sử dụng một trong các thủ đoạn đặc trưng để kiểm soát cuộc đàm luận, Tổng thống huyên thuyên trong gần nửa giờ đồng hồ, không để ai xen được lời nào vào. Liệu họ có biết là ông vừa bố nhiệm Herbert Lehman-người kế vị ông làm Thống đốc bang Nữu ước (New York) và là một người Do Thái-đứng đầu Bộ mới: Trợ cấp và Tái định cư người nước ngoài không? Ông nói là nó đem đến cho ông “sự mãn nguyện ghê gớm." Sau chiến thắng của quân Đồng minh, các “địa chủ quý tộc" Đức phải quỳ gối trước Lehman xin bánh mì!
Cuối cùng khi Wise cố gắng đề nghị Roosevelt nói với thế giới về cuộc chiến mà Hitler chống người Do Thái và cố gắng ngăn chặn nó, Tổng thống trả lời là chính quyền của ông đã biết nhiều sự kiện, song chưa biết phải làm gì. Hitler và bè lũ là “thí dụ cực đoan về trường hợp bệnh tâm thần quốc gia,” nhưng quân Đồng minh không cần đoán chắc rằng cả dân tộc Đức là những tên giết người hoặc tán thành hành dộng của Hitler. Ông cho rằng sự trừng phạt có thể sẽ phải chờ đợi đến sau chiến tranh: “Nhà máy của thần thánh xay chậm, nhưng nó xay cực kỳ tốt." Bị thúc ép phải tuyên bố, ông khuyên các nhà lãnh đạo cho phát mại tuyên bố Madison Square Carden mà ông đã đưa cho họ hồi tháng Bảy. Ông nhấn mạnh rằng lời tuyên bố được trích dẫn chính xác.


Wise và các đồng sự phớt lờ tính nghiêm khắc của Roosevelt và cho công bố thông cáo báo chí xác nhận Tổng thống bị “choáng" khi biết rằng, vì luật lệ của Đức quốc xã và các tội ác của Đức quốc xã mà hai triệu người Do Thái đã bỏ mạng ở châu Âu. Ngày 17 tháng Chạp 1942, qua khởi xướng của Anh, quân Đồng minh đưa ra tuyên ngôn chống "bỏ trần và bỏ đói” và “hành hình hàng loạt" mà các đảng viên Đức quốc xã áp đặt trên hàng trăm hàng ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội."


Tháng Bảy 1943, tại Nhà Trắng, Trung úy Jan Karski thuộc quân đội bí mật Ba Lan cho Roosevelt biết về vụ thảm sát hàng loạt người Do Thái mà ông đã chứng kiến xảy ra tại trại tập trung ở Ba Lan: "Chính quyền bí mật của chúng tôi hết sức đoán chắc rằng người Đức quyết tâm tiêu diệt toàn bộ dân số Do Thái ở châu Âu." Tổng thống chăm chú lắng nghe, nhưng khi Karski khẩn nài Roosevelt cho quân Đồng minh can thiệp, Tổng thống trá lời, “Hãy nói cho đất nước ông biết là chúng tôi sẽ chiến thắng."


Năm 1942 hay 1943, Roosevelt không muốn đấu tranh với bộ máy quan liêu của ông và các thành viên đối lập trong Quốc hội nên cho nới lỏng các hạn chế di dân để cứu người Do Thái ở châu Âu. Như sử gia Richard Breitma đã viết, chính quyền Roosevelt "không hành động tương xứng sự quyết tâm điên cuồng tiêu diệt “chủng tộc” Do Thái của Hitler với quyết tâm cứu người Do Thái có thể cứu được."


Vì sao Tổng thống phản ứng lại tin tức gây sửng sốt từ châu Âu bằng sự yên lặng giả tạo? Trong suốt Thế chiến I không thành viên nào trong chính quyền Woodlow Wilson được nói thẳng hơn Roosevelt về việc làm thế nào các viên chức của Kaiser đã rơi “vào các tình cảnh quá mức và khủng khiếp của cuộc chiến tranh trong thời Trung cổ." Là Thứ trưởng Hải quân, Roosevelt yêu cầu dịch một cuốn sách viết về đề tài này bằng tiếng Đức sang tiếng Anh để người Mỹ có thể biết người Đức thuộc loại dân tộc nào.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2007, 09:14:38 pm »

Giống như nhiều người Mỹ khác, kể cả một số nhà lãnh đạo Do Thái, tuy Roosevelt thấy được bằng chứng cụ thể về điều được học giả Walter Laquer gọi là "bí mật khủng khiếp” của Hitler, song ông không thể hiểu được rằng đây là tội ác khác hẳn mọi tội ác trong lịch sử thế giới-cố gắng có hệ thống để giết chết cả một dân tộc, mà các thế hệ sau này sẽ nhớ đến là “Nạn tàn sát người Do thái thời Hitler" (the Holocaust). Như Laqueur quan sát, thông tin không phải là cùng một thứ với kiến thức. Nếu không có sự hiểu biết lịch sử lớn hơn về những gì người Đức của Hitler đang làm, Roosevelt vẫn cứ tập trung vào mục tiêu độc nhất là sự đầu hàng vô điều kiện của nước Đức. Bằng tiêu chuẩn này, bất cứ một mục tiêu chiến tranh nào khác ngay cả cứu cả một dân tộc, cũng đều là trò điên cuồng. Đó là lý do vì sao thực chất ông nói với Karski rằng đáp án của ông cho vấn đề này là “thắng trận."


Roosevelt cảm thấy ông có một số ảnh hưởng giới hạn với Stalin và Churchill cũng như với Quốc hội và nhân dân Mỹ, và như sử gia Robert Dallek đã nói, trong tất cả những việc ông muốn sử dụng nó thì “các vấn đề người tí nạn được xếp vào cuối danh sách." Tổng thống hẳn là nhạy cảm với những phàn nàn cũ rích cho rằng chính quyền của ông "Chính sách Do Thái" (Jew Deal)-quá chan chứa với người Do Thái và rằng ông đã âm mưu lôi kéo đất nước vào “chiến tranh Do Thái” ở châu Âu. Ông chưa bao giờ đánh giá thấp chủ nghĩa bài Do Thái (anti-semitism) trong xã hội Mỹ. Trước Thế chiến II, ông đã cảnh báo đại sứ Joseph ở Luân Đôn, “Nếu quanh đây có một kẻ mị dân theo kiểu Huey Long đề cập đến chủ nghĩa bài Do Thái, có thể có nhiều máu chảy trên đường phố Nữa Ước hơn ở Bá Linh."


Có thể Roosevelt sợ rằng lời phàn nàn công khai của Tổng thống Mỹ có thể khuyến khích Hitler giết chết hết người Do Thái nhanh hơn nữa. ông có thể cảm thấy việc kịch hóa "Giải pháp cuối cùng” của Hitler và việc bảo người Mỹ rằng điều mà quân Đồng Minh chiến đấu chống lại, có thể làm suy yếu chính sách đầu hàng vô điều kiện của ông. Tổng thống có thể tranh cãi rằng điều này có thể kích động mạnh các nhà lãnh đạo Do Thái đòi hỏi các mục tiêu quân sự phải được mở rộng từ chiến tranh với Hitler nói chung, bao gồm việc đặc biệt truy đuổi những người Dực và bộ máy mà họ sử dụng để tiêu diệt người Do Thái. Roosevelt có thể sợ rằng điều này sẽ kéo dài chiến tranh và chia rẽ nhân dân Mỹ trong cuộc chiến tranh ở châu Âu-đặc biệt là thời điểm chưa chắc chắn rằng quân Đồng minh sẽ thắng trận ở châu Âu.


Roosevelt là người kiến lập hoạt động chính trị hiện đại của nhóm có chung lợi ích ở Mỹ, và từ quan điểm của ông, năm 1942 và 1943, lá phiếu của các cử tri Do Thái đã nằm sẵn trong túi ông. Mỗi kỳ trong ba kỳ thắng cử Tổng thống, họ đều bỏ phiếu cho ông đa số từ tám mươi ba đến chín mươi phần trăm. Hơn nữa, với một số ngoại lệ rõ rệt, áp lực làm giảm bớt đau khổ của người Do Thái ở châu Âu từ nhiều nhà lãnh đạo Do Thái vẫn nhẹ nhàng. Nhiều người Do Thái quốc tịch Mỹ, kể cả những người hiểu được tầm quan trọng của những gì đang lộ ra, miễn cưỡng trông giống như các luật sư biện hộ đặc biệt trong thời chiến.


Để biện hộ, Roosevelt cũng cho rằng ông phải đối phó với quân Đồng minh. Việc mở rộng các mục tiêu chiến tranh của quân Đồng minh, bao gồm hành động giải cứu người Do Thái ở châu Âu, không khiến Churchill bực mình. Thủ tướng thỉnh thoảng hăm hở liều giúp người Do Thái. Dẫu sao ông chưa bao giờ thích chủ trương đầu hàng vô điều kiện.


Nhưng còn Stalin thì sao? Theo tính toán khả thi của Roosevelt, kẻ giết hàng triệu người Kulak (phú nông ở Nga) không thể cảm thấy được sự vi phạm trắng trợn tội diệt chủng - và Stalin không hề thích người Do thái. Trong thời điểm Roosevelt sử dụng chủ trương đầu hàng vô điều kiện như phương tiện giữ cho Stalin khỏi quá giận dữ về việc ông và Churchill trì hoãn cuộc xâm chiếm Ngày-D đến giữa năm 1944, Tổng thống có thể cảm thấy việc đi trệch mục đích chiến tranh duy nhất được hứa hẹn có thể khiến cho nhà lãnh đạo Liên Xô không tin vào các ý định của ông đặc biệt nếu ông nghi ngờ rằng hình phạt có thể được mở rộng cho mọi thủ phạm giết người hàng loạt và diệt chủng.23 (Tháng Tư 1943, người Đức tiết lộ vụ thảm sát Katyn-cuộc thảm sát hàng loạt hoặc hơn bốn ngàn viên chức Ba Lan do cơ quan an ninh Liên Xô, NKVD, gây ra) Tháng Tư 1943, người Đức tiết lộ vụ thảm sát Katyn-cuộc thảm sát hàng loạt hoặc hơn bốn ngàn viên chức Ba Lan do cơ quan an ninh Liên Xô, NKVD, gây ra.


Mùa thu năm 1943, Winston Churchill đang tìm cách ngăn chặn hành động tàn bạo của Đức. Ông hy vọng khi Hồng quân bắt đầu quay trở lại nơi Đức quốc xã đóng quân, dân châu Âu có thể bị dọa giẫm gia nhập vào "các hành động tàn bạo, các cuộc thảm sát và những cuộc hành hình" của Hítler.


Churchill là tác giả bí mật của Tuyên ngôn Mạc Tư Khoa của các Ngoại trưởng của quân Đồng minh, Cordell Hull, Anthony Den và Vyacheslav Molotov. Tuy Tuyên ngôn không đề cập đến người Do thái, song nó cảnh báo rằng những người chịu trách nhiệm về các “hành vi tàn ác" sẽ bị truy đuổi “đến tận cùng thế giới." Churchill bảo Eden rằng Tuyên ngôn Mạc Tư Khoa ít ra cũng làm cho “một số tên hung ác xấu hổ vì bị đánh đồng với những tên đồ tể hiện giờ biết mình sẽ bị đánh bại.”


Nhưng cũng khoảng thời gian đó, Nội các Chiến tranh (War Cabinet) của Churchill quyết định rằng quân Đồng minh cuối cùng phải chịu trách nhiệm trừng phạt các hành động tàn bạo liên luỵ đến lãnh thổ của kẻ thù. Tuy nhiên, vào khoảng tháng Mười Một 1943, hơn ba triệu người Do Thái ở châu Âu bị giết.


Khi chiến tranh Hitler chống dân Do Thái ở châu Âu diễn ra khốc liệt, Franklin Roosevelt vẫn giữ im lặng. Trước năm 1944, ông tránh tranh luận vấn đề này. Ông không công khai nó cho mọi người biết. Ông không tiêu đồng tiền chính trị nào vào việc giải cứu và vấn đề người tị nạn. Toàn bộ điều này làm suy yếu tiền đề sừng sững thời chiến mà khi lập kế hoạch cho nước Đức hậu chiến, ông thẳng thắn đương đầu với những vấn đề nền tảng nhất về đạo đức và đặc điểm quốc gia Đức.


Không thể hoặc không muốn hiểu tầm quan trọng lịch sử đáng sợ về những gì đang diễn ra ở châu Âu, Roosevelt khi bảo vệ mình đã cho rằng việc ném tất cả các nguồn lại phía sau mục đích chiến thắng của quân Đồng minh trước kia là cách tốt nhất để cứu người Do Thái. Tuy nhiên, Hitler càng cảm thấy thua trận, các hành động tiêu diệt của Đức quốc xã càng tăng tốc hơn. Như một số quan sát đen tối vào một thời điểm nào đó, thời điểm quân Đồng minh chiến thắng Thế chiến II ở châu Âu, có thể không một người Do Thái nào được cứu.


Khoảng cuối năm 1943, Henry Morgenthau Jr., Bộ trưởng Bộ Tài chính của Roosevelt, người hàng xóm ở Dutchess County và là bạn thân nhất ở Nội các, rất lo lắng về sự yên lặng từ Phòng bầu dục.


Một người Do Thái tên là Morgenthau, thế tục đến nỗi tuy đã năm mươi hai tuổi song chưa bao giờ tham dự một buổi Lễ Vượt qua. Như Roosevelt đã biết, Morgenthau và người cha giàu có của ông, một người trước kia ủng hộ FDR, không phải là người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Khi tờ nhật báo theo chủ nghĩa Do Thái khiển trách Bộ trưởng Tài chính là “Lãnh đạo theo tín ngưỡng của người Do Thái,” Tổng thống bỡn cợt với Quan tòa Felix Frankfurter rằng ông và Eleanor sẽ đánh điện cho Morgenthau báo rằng “chúng tôi sẽ không nhận ông nếu ông không đến với một bộ râu rậm rạp," nhưng sau đó ông đã bị "ông già này từ chối.”
Trong suốt thập niên làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, bạn của Roosevelt lảng tránh các vấn đề Do Thái. Nhưng bằng chứng từ các trại tập trung biến ông thành người quá khích. Khi Giáo sĩ Wise, người ca tụng cuộc hôn nhân giữa Morgenthau và vợ ông là Elinor, đã mang đến cho ông bức điện từ Thuỳ Sĩ và thông tin khác về quân Đức của Hitler đang giết hàng triệu người Do Thái như thế nào, Morgenthau bảo ông, "Làm ơn đi Stephen, đừng gửi cho tôi các chi tiết đẫm máu.” Wise tiếp tục thúc ép, giải thích chuyện các hài cốt của các bạn tù được làm thành xà phòng như thế nào. Ông nói, các đảng viên Đức quốc xã “đang chế tạo các chụp đèn từ da của người Do Thái."


Như phụ tá thân tín Henrietta Klotz của Bộ trưởng Tài chính nhớ lại, ông chủ của bà “càng ngày càng xanh xao hơn, và tôi nghĩ ông sẽ đổ nhào xuống.” Morgenthau kêu gào, "Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa!”
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 08:19:17 pm »

Chương 6
"NGƯỜI MỸ TRĂM PHẦN TRĂM”

Mối quan hệ giữa Morgenthau với Franklin Roosevelt là nguyên tắc chỉ đạo không những trong sự nghiệp công khai của ông mà, trong phạm vi rộng, còn là đặc tính của ông nữa. Một lần ông nói với phụ tá rằng tình bạn giữa ông với Tổng thống là "điều quan trọng nhất” trong đời ông. Chính Roosevelt, Thống đốc bang Nữu Ước năm 1929, đã cất nhắc ông lên từ tình trạng vô danh của một đứa con nhút nhát duy nhất của một người có vai vế trong nghề bất động sản thành đạt ở Nữu Ước. Và chính tình bạn với Roosevelt đã cho Morgenthau ý thức về sự công nhận và sự an toàn cá nhân như một người Do Thái muốn được nghĩ là, như con trai lớn của ông sau này phát biểu, “một người Mỹ trăm phần trăm.”


Chào đời năm 1891, Henry Morgenthau, Jr., xuất thân từ những người Do Thái quốc tịch Đức, là giáo sĩ Do Thái, ca trưởng ca đoàn nhà thờ, giáo viên tiếng Hebrew, tư tế nghi lễ và chuyên gia tài chính. Ông nội của ông, Lazarus Morgenthau, đến nước Mỹ thời hậu-Nội Chiến sau khi vướng vào các vấn đề tài chính ở Đức.
Bộ trưởng Tài chính tương lai phải trải qua một cuộc sống xa cách người cha tự phụ. Người con trai trùng tên của Henry Jr. rất lâu sau này nhớ lại rằng Henry Sr. có "nhiều tham vọng cho bản thân” và “cha tôi thực sự là phần mở rộng tuyệt đối cái tôi và tham vọng của ông.” Là người tài trợ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên của Woodrow Wilson, đại sứ ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt Thế chiến I, Henry Sr. mong muốn được sống giữa người Mỹ tầng lớp thượng lưu và vì con trai, ông làm những việc trong đời sống ngoài tầm với xã hội và nghề nghiệp của riêng ông. Con gái Ruth của ông nói cuộc đời của Henry Sr. "tập trung vào công việc, tham vọng và con trai."


Henry Jr. nhớ lại cách mà cha ông đã phải đấu tranh cho từng phân đường trong xây dựng và bất động sản ở Nữu Ước như thế nào: "Lý thuyết ông dành cho tôi là con có thể bắt đầu từ trên đỉnh và cứu tất cả... ông rất muốn tôi làm việc với ông.”


Khi còn là thanh niên, Henry Jr. khiếm khuyết kiến thức nên ông nói và viết khó khăn. Nghèo nàn như một học sinh Exeter, ông bỏ học sau năm học thứ hai. Cha ông kèm ông học và gửi ông đến Cornell theo học kiến trúc nhằm giúp cha khi ông tham gia vào công việc của cha. Nhưng người con bỏ học nửa chừng. Theo lệnh cha, có một thời gian ông làm công việc chấm công tại một công trường xây dựng, nhưng ông phải bỏ việc ngay vì bị bệnh thương hàn.


Được gửi tới dưỡng bệnh tại một trại chăn nuôi ở Texas, chàng trai Morgenthau phát hiện ra là ông thực sự yêu thích nghề nông. Ông quay trở lại Cornell học nông nghiệp và năm 1913, ở tuổi hai mươi hai, ông dùng tiền của gia đình mua một nông trại tồi tàn rộng một ngàn mẫu ở East Fishkill, Dutchess County, Nữu Ước. Sau này Morgenthau kể lại, đó là "hành động liều mạng để thoát khỏi" người cha đầy tham vọng. Công việc đồng áng là "công việc duy nhất” mà cha ông "không biết - một chút gì."


Người cha hy vọng rằng khoản tiền trước kia ($20,000 - khoảng $200,000 theo thời giá năm 2002) ông tài trợ cho ứng cử viên chính trị Thống đốc bang New Jersey đột nhiên được bầu, có thể khiến cho tân Tổng thống Wilson bổ nhiệm ông vào Nội các và có thể là Bộ Tài chính. Nhưng Wilson chỉ đưa ra chức vụ đại sứ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Morgenthau Sr. điên tiết lên. Trong nhiều năm, tòa đại sứ đó là nơi ở dành cho những người Do Thái có đóng góp. Với cái nhìn thoáng hơn về chính mình, ông phàn nàn với Wilson rằng người Do Thái quốc tịch Mỹ rất nhạy cảm với quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ là vị trí ngoại giao duy nhất mà người Do Thái có thể khao khát." Tại sao không phải là Trung Quốc?


Cáu tiết, Wilson trả lời rằng nhiều công việc của Mỹ ở Trung Quốc là công việc truyền giáo, đòi hỏi một công sứ Thiên Chúa giáo. Và liệu Morgenthau có hiểu rằng chính người Thổ Nhĩ Kỳ đã giám sát người Do Thái ở Palestine không? Khi người bạn là Giáo sĩ Wise của Morgenthau tán thành lý lẽ của Wilson, Morgenthau chấp nhận công việc. Là đại sứ, ông tạo ấn tượng sâu sắc trên con trai ông bằng cách tiến hành một chiến thuật một mình làm cho Mỹ can thiệp khi người Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm cuộc thảm sát hàng loạt chống lại người Armenia năm 1915.


Năm 1916, Henry Jr. kết hôn với Elinor Fatman, cháu gái của chủ tập đoàn Lehman Brothers, người quyết định đạt được những gì mà ông không có trong hoài bão và trong tính thân thiện. Vẫn giữ một căn hộ ở Nữu Ước, họ mua thêm một ngàn mẫu đất khác ở Duchess County để xây dựng Fishkill Farms, trồng khoai tây, cải bắp, bí, lúa mạch đen, bắp, trâu bò thịt, táo và đồng thời nuôi ba đứa con-Henry III, Robert và Joan. Cuộc sống điền chủ làm ông xa cách với cha, mà theo Elinor nhớ lại, là người "cố gắng điều chỉnh cuộc sống của ông và thống trị tư tưởng của ông."
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM