Về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cửa Đền Giếng

(1/2) > >>

menthuong:
1.   Mở đề:

Trong khối di sản của Chủ tịch Hồ Chí về xây dựng và bảo vệ tổ quốc có câu nói nổi tiếng:  "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cung nhau giữ lấy nước". Chỉ một câu nói chỉ gồm gần hai chục từ nhưng đã bao quát được nhiều vấn đề. Một mặt Bác khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước thuộc về các Vua Hùng. Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện đwocj công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.

Câu nói trên được Bác nói vào sáng ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong.

Tìm hiểu kỹ: hoàn cảnh ra đời, nguyên văn câu nói; ý nghĩa, tác dụng; việc văn bản hoá câu nói đó của Bác; quá trình thực hiện lời dạy đó của Bác cũng như ý nghĩa và vận dụng câu nói đó trong thời đại ngày nay chắc chắn sẽ thu được nhiều kết quả bổ ích và theo tôi, nó thiết thực hơn một vài chủ đề khác.

Do vậy, tôi đưa ra ý này mong được QTV cho phép và các bác, chú, anh, chị và các bạn hưởng ứng.

Về nguồn gôc những tư liệu trích dẫn vừa ghi trong bài và sẽ thống kê tại các bài sau.

menthuong:
2. Những người trực tiếp nghe Bác dặn:

Đại đoàn Quân Tiên phong (nay là Sư đoàn 308) là Đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta (thành lập ngày 28/8/1949). Sau chiến thắng Điện Biên phủ, Đại đoàn được giao nhiệm vụ ở lại làm công tác Quân quản, thực thi việc trao trả tù binh. Thời điểm này, cuộc đàm phán ở Giơnevơ chưa kết thúc nên Trung ương, Quân ủy và Bộ Tổng tham mưu chủ trương mở chiến dịch mùa hè để gây sức ép trên mặt trận ngoại giao và Đại đoàn 308 được giao tấn công một số cứ điểm của Pháp còn lại nên Đại đoàn bàn giao nhiệm vụ Quân quản cho Đại đoàn 316 (thành lập 01/5/1951) và đi thực hiện nhiệm vụ đó. Khi có kế hoạch tiếp quản Thủ đô, Đại đoàn 308 lại vinh dự được Trung ương, Quân ủy chọn thực hiện nhiệm vụ này. Cán bộ Đại đoàn được tập trung huấn luyện, giáo dục chính trị tư tưởng, chuẩn bị mọi mặt.

Từ tháng 7 đến tháng 9/1954, trước khi về Hà Nội, Bác Hồ và cơ quan Trung ương chuyển từ xã Kim Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về thôn Vai Cầy, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.  Ngày 18/9/1954, Bỏc đi từ Đại Từ (Thái Nguyên) trên chiếc xe  Zep mang biển số KT- 032 (KT ký hiệu của Ban kiểm tra 12- Bí danh của Văn phòng Phủ thủ tướng) do đ/c Ngọc điều khiển. Cùng đi trên xe còn có đ/c Đinh Văn Cẩn (người phục vụ, nấu ăn), nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, đ/c Dũng bảo vệ. Đến Đoan Hựng, Bác vào thăm đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam mới ở Lào về đúng ở  xã xã Chân Mộng. Sau đó đến thị xã Phú Thọ, Bác dừng xe nói chuyện với hai thương binh rồi vào thăm Tỉnh ủy Phú Thọ đóng ở Thanh Hà. Tối hôm đó Bác đến Đền Hùng và nghỉ đêm  ở Đền Giếng. Sáng 19/9/1954, Bác đi thăm khu vực di tích Đền Hùng. Đến cây Vạn tuế, trước cửa chùa Thiền Quang, Bác nghe đồng chí Song Hào (Chính ủy Đại đoàn Quân Tiên phong), đồng chí Thanh Quảng (Phó văn phòng Quân ủy Trung ương) báo cáo về tình hình Đại đoàn và kế hoạch đưa bộ đội về tiếp quản Thủ đô. Bác thăm Đền Trung, Đền Thượng và đọc bài Minh trên quả chuông treo ở cây Đại phía bên trái Đền. Người chụp ảnh kỷ niệm ở cửa cạnh Đền Thượng. Sau đó Bác xuống Đền Giếng chờ bộ đội.

Khoảng 9 giờ, có cán bộ của Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Trung đoàn 36, Trung đoàn 88 (Tu Vũ) và một số tiểu đoàn trực thuộc của Đại đoàn đi từ 5 hướng: Từ núi Thằn Lằn (Vĩnh Phúc), từ Gia Thanh (Phù Ninh), từ Trại Cờ (Hiệp Hòa, Bắc Giang), từ Đại Từ (Thái Nguyên) và từ Phùng (Hà Nội) đến hội tụ. Ngoài ra, còn có cán bộ văn công của Đại đoàn và nhà báo Nguyễn Khắc Tiệp- phóng viên báo Quân đội nhân dân. Bác ngồi trên cửa ngách bên phải Đền Giếng, đồng chí Song Hào và đồng chí Thanh Quảng ngồi trên bậc lát gạch cạnh Bác. Khoảng gần 100 các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn ngồi dưới sân Đền nghe Bác nói chuyện.

Trong hồi tưởng của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng thì vào thời điểm 9/1954 ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 và là người có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử ngày 19/9/1954 của Bác. Trong buổi gặp mặt đó Bác đã giảng giải: "Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta". Tiếp theo Người nói : "Bộ đội ta đánh giức giỏi nhưng làm sao chiếm được lòng dân. Không phải chiến thắng rồi muốn làm gì thì làm. Nắm lấy dân để dân tin cậy, đó là điều quan trọng. Các chú phải lo cho việc tiếp quản Thủ đô cho chu đáo, phải bảo vệ tài sản trong thành phố, bây giời thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về địch mà ta phá phách. Đối với kẻ thù, khi nó phá hoại, chống đối thì ta ra tay trừng trị, còn khi nó đã hạ súng quy hàng thì ta phải đối phó với nó nhân đạo. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất ý nghĩa... Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đồng thời Bác căn dặn và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Cách mạng Việt Nam, của Quân đội.

Sau buổi nói chuyện đó Bác lên xe trở về căn cứ. Khi đến bến Bình Ca, xe Bác gặp đoàn đ/c Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng BCA, Bí thư Thành ủy Hà Nội trên đường về chuẩn bị tiếp quản Thủ đô. Đến 12/10/1954 Bác, Trung ương và Chính phủ rời Đại Từ về ngoại vị thị xã Sơn Tây. Nghỉ ở phố cổ Sơn Tây 2 ngày Bác về Hà Nội sau gần 8 năm  xa cách. Ngày đầu tiên trên đất Thủ đô vừa giải phóng, Bác nghỉ trong một ngôi nhà nhỏ ở Đồn Thủy.

menthuong:
3. Văn bản hoá câu nói của Bác:

Câu nói "Ngày xưa các Vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" lần đầu được công bố trên báo Nhân dân trong bài tường thuật của nhà báo Thép Mới về buổi nói chuyện đó. Rất tự nhiên, câu nói đó được nhân dân và quân đội ta ghi nhớ và khắc sâu trong tâm tưởng, nó trở thành sức mạnh tinh thần giúp quân dân ta vượt bao gian khó, lập nên nhiều kì tích trong công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Nhưng ở một khía cạnh khác nguyên văn câu nói của Bác có như hôm nay đwocj gắn với một người rất nổi tiếng. Đó là ông Đặng Văn Đang.

menthuong:
4. Nơi ấy, đơn vị ấy ...bây giờ:

Làm theo lời Bác, 55 năm qua, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, nay là Đoàn B08 đã phát huy truyền thống binh đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, SSCĐ, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, xây dựng đơn vị VMTD, Đảng bộ TSVM. Đặc biệt, tháng 1-1976, Chủ tịch nước đã tuyên dương công trạng Đoàn B08 và phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân.

Bác đã trở lại Đến Hùng ngày 19/8/1962. Tại đây Bác đã căn dặn phải bảo vệ, trồng thêm cây, hoa để khu di tích Đền Hùng "ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thăm quan".

Ngày nay, Đảng, Nhà nước ta và Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Phú Thọ đã và đang thực hiện lời dạy đó của Người.

 Câu nói: các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" đã được thể hiện trong bức phù điêu hoành tráng đặt ở lối lên Đền Giếng. Bức phù điêu có hình tượng Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn 308 ngày 19/9/1954 được Bộ quóc phòng xây dựng năm 2001. Bức phù điêu hoành tráng này được ghép từ 81 khối đá xanh, nặng 253 tấn, cao 7 m, rộng 12 m đặt trong một khuôn viên trên 4000 m2.

dongadoan:
Nguồn, bạn menthuong ơi!

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page