Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:18:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148407 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #350 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:10:23 pm »

Kít-sinh-gơ: Có lẽ Bộ trưởng Ngoại giao chưa đọc qua lời chúc rượu của tôi phát biểu trong buổi chiêu đãi hồi tháng 10 khi ở thăm Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp tôi đều nói rằng, Mỹ sẽ duy trì chính sách của mình nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Cá nhân tôi cũng nói rất rõ. Vì vậy cần xác định rõ, chúng tôi không hề cho phép Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết đối với chính sách của chúng tôi.

Như tôi đã từng nói với Ngài Tổng Bí thư, chúng tôi giữ nguyên lập trường trong việc thực thi chính sách chúng tôi Chúng tôi nghe nói có một số người của Liên Xô trong ban lãnh đạo Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ cho các Ngài biết chúng tôi đã tỏ thái độ phải duy trì mối quan hệ với Liên Xô.

Thấy những sự việc xảy ra giữa chúng ta họ rất mừng. Nhưng tôi vẫn cứ tuyên bố chúng tôi chuẩn bị cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Grô-mư-cô: Ngài sẽ quay lại Bắc Kinh khi nào?

Kít-sinh-gơ: Thời gian cụ thể còn chưa xác định

Grô-mư-cô: Nếu những lời đồn chính xác, ký nghỉ Ngài sẽ sang châu Phi.

Kít-sinh-gơ: Trước cuối tháng 3

Đô-brư-nin: Sang châu Mỹ La tinh

Kít-sinh-gơ: Châu Mỹ La tinh là trạm đầu tiên.

Grô-mư-cô: Ngài sang can thiệp châu Mỹ trước, sau đó sang can thiệp vào châu Phi.

Kít-sinh-gơ: Không, Ngài buộc chúng tôi sang châu Phi với phương thức tích cực chủ động.

(Họ trao đổi vắn tắt về Hiệp ước giải trừ vũ khí bằng phương thức đối thoại của Liên Hợp Quốc và cuộc đàm phán Xô-Mỹ về sử dụng hạt nhân đang tiến hành, cuộc đàm phán này đã đạt được Hiệp định về thử vũ khí hạt nhân, vì mục đích hòa bình, sau đó cuộc trao đổi lại trở về cuộc đàm phán về MBFR tại Viên.

Liên Xô đưa ra đề nghị cắt giảm 23% quân đội NATO và Vác-xa-va. Đề nghị này không được chấp nhận bằng thái độ rõ ràng. Grô-mư-cô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa ra một "thời hạn mới" cho MBFR, Kít-sinh-gơ tỏ ra không "lạc quan lắm" về việc này, nhưng ông cũng cho rằng cần thiết phải đạt được tiến triển nhất định).

Grô-mư-cô: Tốt lắm. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trách chúng ta về nhiều mặt, chủ yếu là trách chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc sẽ rất tức giận, tất nhiên Trung Quốc sẽ rất tức giận nếu đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược đạt được thành công. Chỉ có điều gần đây họ không cho chúng tôi máy bay trực thăng, vì vậy có lẽ Ngài nên cho chúng tôi biết các Ngài đang làm gì.

Grô-mư-cô: (cười) Trung Quốc đã cho chúng tôi một chiếc máy bay trực thăng vì vốn dĩ chiếc máy bay là của chúng tôi. Tất nhiên họ cũng biết mình đã nhầm. Tôi được biết Tiến sĩ Kít-sinh-gơ cần ở lại một tuần. Bây giờ những người này lại nói Ngài phải đi.

Kít-sinh-gơ: Một số việc cứ kỳ quặc như vậy!

(Hai bên đã xem lại bản dự thảo thông cáo về chuyến thăm, Kít-sinh-gơ đề nghị sửa lại một chút về lời lẽ và phía Liên Xô đã chấp nhận. Kít-sinh-gơ hỏi phía Liên Xô chắc chắn sẽ hoàn thành vào lúc nào sau khi đã trao đổi xong thời gian phát thông cáo.)

Grô-mư-cô: Lại một nhượng bộ nữa của phía tôi.

Kít-sinh-gơ: Thật kỳ lạ, tại sao các Ngài cho đây là nhượng bộ.

Grô-mư-cô: Từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác.

Kít-sinh-gơ: Ai ai cũng nói đối phó với các Ngài rất khó .

Đô-brư-nin: Hoàn toàn là sự hiểu nhầm.

Kít-sinh-gơ: Hoàn toàn là hiểu nhầm. Trước khi sang đây tôi còn lo thời gian hai ba ngày không đủ để các Ngài đưa ra nhiều nhượng bộ như vậy

(kết thúc Hội nghị).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #351 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:11:57 pm »

Lời dẫn.

Mặc dù Kít-sinh-gơ cho rằng đàm phán Mát-xcơ-va đã phát huy vai trò có tính "đột phá" đối với Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn II, nhưng Pho không tỏ thái độ gì về việc này, vì Pho muốn tách riêng hai việc hoạt động tranh cử Tổng thống và tranh chấp kiểm soát vũ khí. Còn Lầu Năm Góc thì tỏ ra hoài nghi khả năng đóng vai người đàm phán của Kít-sinh-gơ.

Sau này Hi-lát kể lại rằng, hành động của Pho là một "biện pháp bóp chết đàm phán thông minh". Pho đã nhìn lại những thoả thuận đạt được ở Mát-xcơ-va và những cam kết của phía Liên Xô đưa ra trên vấn đề máy bay ném bom Bach-cơ-phai trong một bức thư dài gửi cho Brê-giơ-nhép. Tuy nhiên ông ta cũng đề nghị đẩy lùi Hiệp định Vla-đi-vô-stốc và những vấn đề khác như sự ràng buộc có tính tạm thời đối với máy bay Bách-cơ-phai và tên lửa Crui-giơ ngoại trừ ALCM cho đến năm 1979 mới thực hiện.

Đúng như dự báo của mọi người, câu trả lời của Brê-giơ-nhép đưa ra một tháng sau đó ông phản đối việc đẩy lùi những vấn đề này, cho rằng những đề nghị mới này là bước "thụt lùi" dựa trên những đề nghị do Kít-sinh-gơ đưa ra.

Trong thời gian này, Kít-sinh-gơ cố gắng tách vấn đề kiểm soát vũ khí và các cuộc diễn thuyết ngày càng khó khăn của ông ta và những biện pháp phản động nhằm vào Ăng-gô-la. Ông ta hy vọng Pho xem lại đề nghị tháng 2 hoặc trở lại Mát-xcơ-va một lần nữa nhằm đạt được thoả thuận. Tuy nhiên Pho quyết định không muốn tiếp tục tranh chấp về đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.

Nếu Pho cho rằng tỏ rõ thái độ chính trị trong tiến trình đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược hoặc ngay cả việc thụt lùi trong "hoà hoãn" đều có thể đưa đến cho ông ta những lợi ích chính trị to lớn, vậy thì ông ta đã sai lầm. Trong khi đó Ri-gân vẫn tiếp tục gây sức ép và không ngừng công kích chính sách ngoại giao "Pho - Kít-sinh-gơ". Ông ta tuyên bố: Bản thân chính sách làm rối lòng người chứ không phải do Ri-gân. Ông ta muốn giành được chỗ đứng trong cuộc cạnh tranh gay gắt thông qua việc công kích Kít-sinh-gơ.

Ri-gân rêu rao rằng, khi ở Hen-xin-ki, Kít-sinh-gơ đã bán đứng Đông Âu như một "tù binh" và họ "nên từ bỏ yêu cầu chủ quyền quốc gia và chỉ trở thành một bộ phận của Liên Xô”. Ri-gân nêu rõ, chủ nghĩa bi quan lịch sử của Kít-sinh-gơ là nguyên nhân khiến ông ta vội vã đi đến nhất trí ý kiến với Liên Xô. Ông ta còn nói "Tiến sỹ Kít~inh-gơ... coi Mỹ như A-then, coi Liên Xô như Xpa-tắc", ông ta cho rằng thời đại thuộc về Mỹ đã qua rồi.

Kít-sinh-gơ coi Ri-gân chẳng là gì và chỉ mải lo tương lai của Pho bị phá hoại. Do quá đề xướng hoà hoãn trong quan hệ quốc tế và chính sách này cũng không nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị, nên Kít-sinh-gơ đã "mất rất nhiều”. Ông đã bắt đầu xa rời tiến trình hoà bình và phần lớn thời gian trong năm 1976 ông ta đều ở nước ngoài. Đến trước cuối tháng 8, ông ta đã đi gần 40 nước.

Mặc dù Kít-sinh-gơ không ở trong nước, nhưng sự công kích của Ri- gân không hề giảm đi. Ban tranh cử của Ri-gân cũng dự báo rằng, giả sử Pho có trúng cử đi nữa thì Kít-sinh-gơ cũng không thể được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh nữa. Pho đã phủ định suy đoán này, nhưng ông ta đã ngầm thừa nhận bài diễn thuyết của Ri-gân mang nội dung chống lại chính sách ngoại giao của Kít-sinh-gơ tại Hội nghị của Đảng Cộng hoà họp vào tháng 8, nhằm mục đích không mất đi số phiếu bầu cần thiết.

Về một mức độ rất lớn, việc Đảng Cộng hoà của Ri-gân hoan nghênh lập trường ủng hộ hai nước Trung Quốc trong bài diễn thuyết đã làm tức giận Trung Quốc và nhằm mục đích bài xích Kít-sinh-gơ (mặc dù một ngày nào đó ông ta vẫn phải quan hệ với những phần tử cánh hữu này).

Kít-sinh-gơ đã rút khỏi Ban bầu cử của Pho. Cuối tháng 8, ông ta nói với Cố vấn của Bộ Ngoại giao rằng ông ta sẽ không "tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào nữa" và đã giảm số lần phát biểu của ông ta đến mức thấp nhất nhằm duy trì “tính chuyên môn và tính liên tục của chính sách ngoại giao của chúng ta". Có lẽ Pho và Cố vấn tranh cử của ông ta cũng thà làm như vậy.

Trong cuộc gặp giữa Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ tiến hành trước bầu cử vài tuần, Grô-mư-cô còn khuyến khích Kít-sinh-gơ tiếp tục trao đổi những vấn đề còn lại của tháng 1 khi bàn về cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược. Nhưng Kít-sinh-gơ không có quyền đi trệch yêu cầu của Pho đưa ra gần đây. Tuy nhiên, ban tranh cử của Ka-tơ vẫn cứ lo Pho sẽ đột nhiên đưa ra một Hiệp định về kiểm soát vũ khí lúc tranh cử.

Vài năm sau Pho thừa nhận, tình cảnh của ông ta sẽ khá hơn nhiều nếu đạt được Hiệp định kiểm soát vũ khí vào năm 1976. Tuy nhiên một hành động táo bạo như vậy không thể thực hiện được trong không khí chính trị căng thẳng như năm 1976. Lúc đó sự công kích của phần tử cánh hữu và mối lo về độ tin cậy đối với Mỹ đã khiến Pho và Kít-sinh-gơ kéo giãn tiến trình hòa bình và không tìm đường giải quyết vấn đề nữa.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #352 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:16:17 pm »

HẬU KÝ "TÔI MUỐN LÀM MỘT CHỦ TỊCH GÌ GÌ ĐÓ..."

Lời dẫn

Vài tuần trước khi rời khỏi cương vị, Kít-sinh-gơ bắt đầu gặp đại diện của Tổng thống mới đắc cử Jiêm Ka-tơ và giải quyết việc bàn giao giữa chính quyền cũ cho chính quyền mới. Ngoài những cuộc hội đàm kéo dài với Pluyên Gioó-giơ và Ka-tơ, Kít-sinh-gơ còn gặp Quốc vụ khanh Xi-rút Van-xơ sắp nhậm chức. Hai bên đã trao đổi những chính sách trước mắt.

Kít-sinh-gơ còn giới thiệu cho họ các quan chức ngoại giao nước ngoài như người đứng đầu phòng liên lạc Trung Quốc Hoàng Trấn... mặc dù bản thân Ka-tơ không sâu về chính trị, nhưng các Cố vấn chính sách đối ngoại của ông ta lại là những người cùng nhóm với Kít-sinh-gơ, họ đều là thành viên của phía Mỹ trong Uỷ ban ba bên, Uỷ ban này là một diễn đàn trao đổi gồm những thành viên là quan chức hành chính hợp tác ba bên của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, còn có cả những quan chức Chính phủ trước đây và các chuyên gia, giáo sư ở các trường đại học có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Ka-tơ, Quốc vụ khanh sắp nhiệm chức Van-xơ và Brê-giơ-nhép đều là thành viên của Uỷ ban ba bên và chính điều này đã gắn kết họ lại với nhau. Trong Chính phủ của Ka-tơ, những thành viên khác trong Uỷ Ban ba bên cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng, trong đó có Bộ trưởng tài chính W. Mi-ka-en và Bộ trưởng quốc phòng Hát Bơ-râu.

Dĩ nhiên Kít-sinh-gơ cho rằng bàn giao công việc là một việc làm chẳng vui vẻ gì. Người ứng cử Tổng thống Jiêm Ka-tơ cũng coi việc công kích chính sách ngoại giao của Kít-sinh-gơ là một nội dung trong hoạt động tranh cử giống như Ri-gân vào đầu năm 1976.

Đối thủ cũ của Kít-sinh-gơ, giáo sư trường đại học Cô-lôm-bia Bê-zin-ki thực tế chính là một trong những Cố vấn về chính sách của Ka-tơ, ông đã cùng Ka-tơ công kích Kít-sinh-gơ áp dụng "chính sách đội biệt động" và "coi nhẹ nhân quyền", bị Liên Xô "vượt hẳn trong mọi việc" và "khiến nguyên tắc trở nên vô đạo đức”.

Ít lâu sau, Ka-tơ đã nhìn nhận vấn đề hoà hoãn với một thái độ tích cực, còn các Cố vấn lại cho rằng cách làm duy trì lực lượng lục quân ngang nhau do Kít-sinh-gơ chủ trương là bóp méo tư tưởng của Tổng thống và khiến ông ta không thể nhìn rõ thế giới thứ ba trong thời kỳ chiến tranh lạnh và không thể hiểu nổi tác dụng quan trọng của nhân quyền tạo ra đối với sức ảnh hưởng của Mỹ

Rốc-cơ-phe-lơ là một trong những người ủng hộ chính của Kít-sinh-gơ, còn người sáng lập diễn đàn ba bên lại chính là anh ruột của ông ta, Chủ tịch ngân hàng Man-hat-tan Đa-vit Rốc-cơ-phe-lơ. Bắt đầu từ năm 1972, ông ta đã vội vã triệu tập những "người tham gia diễn đàn ba bên" và mục đích chính là nhằm vào chính sách thương mại và tài chính tiền tệ đơn phương của Ních-xơn.

Rốc-cơ-phe-lơ lo những chính sách này sẽ gây rạn nứt giữa các nước tư bản công nghiệp hóa, thậm chí gây ra chiến tranh kinh tế. Trong khi cổ vũ cho việc phải dựa vào nhau, "người đề xướng diễn đàn ba bên" còn xúc tiến nhiều cuộc hiệp thương và hợp tác chính sách ba bên Mỹ-Nhật-Âu nhằm tránh gây chia rẽ. Kít-sinh-gơ kiên quyết ủng hộ cách làm theo kiểu chủ nghĩa đơn phương khi còn tại chức, nhưng ông ta bắt đầu tán thành cách làm của Uỷ ban sau khi Ních-xơn từ chức và thậm chí sau khí bản thân ông ta rời khỏi Chính phủ.

Ngày 8 tháng 1 năm 1977, Kít-sinh-gơ đã gặp Van-xơ và Hoàng Trấn, nhằm trình bày tầm quan trọng của Uỷ ban ba bên, mặt khác cũng là một dịp để ông ta nhìn lại lịch sử xây dựng bang giao với Trung Quốc, trong đó còn bàn đến việc làm sau này của ông.

Trao đổi trình bày về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, chính quyền mới có biện pháp riêng. Hoàng Trấn nói với Van-xơ, trong vài lần phát biểu gần đây, Ka-tơ đặt Đài Loan và Trung Quốc ngang hàng với nhau, điều này thấy rõ trong lời phát biểu của Ka-tơ, nhưng ông ta lại không nói với Hoàng Trấn rằng chẳng vội gì phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ với Van-xơ rất quan trọng, nhưng ông lại thà không tiếp cận với Bắc Kinh vì việc hoà hoãn với Liên Xô được đặt ở vị trí ưu tiên hơn.

Trong cuộc gặp, có lẽ Hoàng Trấn biết Van-xơ rất quan tâm đến hoà hoãn và nêu rõ, phía Bắc Kinh đã chính thức đưa ra lời cảnh báo về chương trình Gấu Bắc cực nhằm thử xem nhiệt độ nước đến mức nào. Mặc dù Van-xơ không trả lời về việc này, nhưng cuối cùng thì Trung Quốc cũng bịt được các thành viên trong nhóm Ka-tơ, đặc biệt là Bê-zin-ki có khuynh hướng chống Liên Xô ở mức độ nhẹ.

Năm 1978 và 1979, khi chính quyền mới không còn đưa ra những cố gắng cho tiến trình hoà hoãn khó có thể cứu vãn được, Ka-tơ Trợ lý An ninh quốc gia và Van-xơ đã mất hăng hái mới thật sự hiểu được ý nghĩa của mưu đồ chiến lược của Kít-sinh-gơ về tạo dựng một hệ thống Bắc Kinh - Oa-sinh-tơn.

Sau một thời gian dài. Ngoại giao tam giác của Kít-sinh-gơ đã khống chế được Liên Xô nhưng lại không tổn hại đến quan hệ Mỹ-Xô. Trong tình hình căng thẳng cuối thập kỷ 70, "con bài Trung Quốc" trong tay Ka-tơ là nguyên nhân quan trọng để Liên Xô từ chối hoà hoãn và xâm nhập Ap-ga-ni-stan.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #353 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:17:28 pm »

CƠ MẬT TỐI CAO. CẤM PHÂN PHÁT
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Thời gian: 1 giờ 15 - 2 giờ 40 chiều thứ bảy ngày 8 tháng 1 năm 1977.

Địa điểm: Tầng 8 Bộ Ngoại giao phòng ăn của Quốc vụ khanh.

Người tham gia:

Đại sứ Hoàng Trấn, chủ nhiệm phòng liên lạc Trung Quốc;

Ông Tiền Đại Vĩnh, Cố vấn phòng liên lạc (người quan trọng thứ 3);

Ông Đồ Thượng Vĩ phiên dịch;

Tiến sĩ Henry Kít-sinh-gơ, Quốc vụ khanh,

Xi-rút Van-xơ, Quốc vụ khanh nhiệm kỳ sau

Phi-lip Ha-bip, Thứ trưởng Bộ Chính sự,

Uyn-tơn Lốt, trưởng Ban hoạch định chính sách.

(Sau khi giới thiệu Hoàng Trấn và những nhân viên khác của phía Trung Quốc cho Van-xơ, Kít-sinh-gơ phát biểu vài câu ngắn gọn trước các nhà báo và Van-xơ cũng trả lời mấy câu hỏi)

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Xi-rút, dù ông sang Bắc Kinh vào bất cứ lúc nào, ông cũng sẽ mất đi dáng người lịch thiệp.

Đại sứ Hoàng Trấn: Năm trước, nghĩa là năm 1975, Ngài Van-xơ đã từng thăm Trung Quốc, tôi không gặp được ông mặc dù lúc đó tôi đang ở Bắc Kinh.

Van-xơ: Vâng, tôi biết. Mặc dù tôi ăn rất nhiều khi ở Trung Quốc, nhưng thể trọng lại không tăng bao nhiêu.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài ở lại Trung Quốc bao lâu?

Van-xơ: Khoảng ba tuần.

(Khi đó, chuyến thăm của ông từ bắc xuống nam, từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Điều tôi muốn nói ở đây là sớm muộn ông Ha-bíp cũng là Cục trưởng Cục ngoại vụ có uy tín. Khi đến đây, ông Xi-rút đã hiểu lầm ông ấy sẽ nắm giữ Bộ Ngoại giao. Nhưng sớm muộn họ sẽ chú ý đến ông ta (cười phá lên).

Van-xơ: Họ đã báo trước cho tôi rồi. Trước đây tôi đã quen ông ta và đã từng cùng làm việc.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Nhu cầu bức thiết của Quốc vụ viện là tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa (cười).

(Kít-sinh-gơ hồi tưởng lại chuyến thăm Trung Quốc bí mật để sau đó đi đến ký kết thông cáo Thượng Hải).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #354 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:18:08 pm »

Sau khi phải uống vài chén rượu Mao Đài trong bữa tiệc, khi đàm phán vào buổi tối thì phần lớn tôi đã có thể nói bằng Hán ngữ rồi (cười).

Đại sứ Hoàng Trấn: Một số từ trong Thông cáo Thượng Hải cũng do Ngài nghĩ ra (cười).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Làm thế nào chỉ dùng một câu nói để trình bày cuộc trao đổi về một Trung Quốc, ấn tượng của người Trung Quốc sâu sắc nhất. Sau đó chúng tôi nghĩ ra một câu như vậy: người Trung Quốc ở hai bờ eo biển Đài Loan kiên trì chỉ có một Trung Quốc, Mỹ không có ý kiến chống lại việc này.

Đại sứ Hoàng Trấn: Như Ngài đã nói, trong Thông cáo Thượng Hải, Mỹ công nhận chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Vì vậy bắt đầu từ khi ấy, Chính phủ Mỹ đã biết phương châm của Chính phủ Trung Quốc rồi. Chúng tôi cực lực phản đối bất cứ âm mưu nào muốn tạo ra hai Trung Quốc, một Trung Quốc và một Đài Loan hoặc một Trung Quốc hai Chính phủ.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Có lẽ tôi nên tổng kết quan hệ giữa hai bên mà tôi đã nói với Van-xơ, như vậy Ngài Đại sứ sẽ biết chúng tôi có nói đúng hay không. Đầu tiên tôi nói với ông Van-xơ rằng, tôi luôn coi quan hệ Mỹ- Trung là yếu tố quan trọng nhất tích cực nhất nhằm duy trì hoà bình quốc tế. Điều này đã được chúng tôi trình bày trong Thông cáo Thượng Hải và một số thông cáo khác, chúng tôi đều rất lo chủ nghĩa bá quyền và những nguy hại của chủ nghĩa bá quyền đối với thế giới.

Vì vậy chúng tôi luôn cố gắng báo cho phía Trung Quốc các thông tin một cách cụ thể, thậm chí còn báo cho các Ngài toàn bộ kế hoạch thoả thuận giữa chúng tôi và những nước khác. Mao Chủ tịch và tôi đã có vài cuộc trao đổi rất rộng rãi và cũng có hai cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, Mao Chủ tịch đã trình bày rõ quan điểm của Trung Quốc về tình hình quốc tế. Có nhiều quan điểm hoàn toàn nhất trí với chúng tôi.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài đã gặp ông ấy năm lần?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đợi họ làm xong hãy nói (chỉ người phục vụ). Đây đều là những người bạn cũ (dùng tay ra hiệu chỉ các nhân viên Trung Quốc). Chúng ta biết mỗi chuyến thăm đều có họ.

Van-xơ: Ngài đã đi Trung Quốc mấy lần, Hăng-ry?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Chín lần.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài đã năm lần gặp cố Mao Chủ tịch. Phải nói là Tiến sĩ trao đổi với Mao Chủ tịch lâu nhất, những ngần ấy lần cơ mà? Mao Chủ tịch đã trình bày quan điểm của chúng tôi về tình hình quốc tế, về quan hệ hai bên và những vấn đề quốc tế chính. Trong nhiều vấn đề quan điểm của hai bên chúng ta là nhất trí. Thí dụ chống lại chương trình "Gấu Bắc cực" (cười).

Van-xơ: Đúng.

(Tiếp theo là lời chúc rượu của những người bạn cũ và mới)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #355 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:18:56 pm »

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Chúng tôi khẳng định sẽ kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố chúng tôi không ủng hộ hành vi hai Trung Quốc hoặc một Trung Quốc một Đài Loan và cũng không ủng hộ bất kỳ hành vi nào như Đại sứ vừa nói. Nhưng đến nay chúng tôi còn chưa tìm thấy con đường thoả đáng để giải quyết vấn đề này (ông ta lặp lại một lần "con đường thoả đáng” do nghi vấn của phiên dịch nêu ra). Chúng tôi biết việc này phải được giải quyết.

Đại sứ Hoàng Trấn: Trong vấn đề này, thái độ của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi đưa ra ba điểm: cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quân Mỹ rút khỏi Đài Loan, xóa bỏ các Hiệp ước ký với Đài Loan.

Ông Van-xơ đã sang thăm Trung Quốc năm ngoái, Tiến sĩ Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ và ông Van-xơ đều đã là bạn cũ của chúng tôi, vậy tôi sẽ nói thẳng một việc. Chúng tôi thấy tạp chí Thời đại số ra gần đây đăng bài đối thoại giữa ông Ka-tơ và tạp chí này, ông ta đã công khai xưng Đài Loan là "Trung Quốc" trong cuộc đối thoại, nếu không cũng đặt Đài Loan ngang hàng với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phía tôi cho rằng, những ngôn từ này trái với nguyên tắc được nêu trong Thông cáo Thượng Hải.

Van-xơ: Về Ngài Tổng thống Ka-tơ, tôi hoàn toàn có thể cam đoan với các Ngài, Tổng thống luôn ủng hộ việc thực hiện Thông cáo Thượng Hải vì đó là những nguyên tắc có tính chỉ đạo giám sát sự phát triển bình thường của quan hệ đôi bên chúng ta.

(Ông Ha-bíp nói chuyện với Quốc vụ khanh khi phía Trung Quốc đang chờ câu trả lời. Quốc vụ khanh giải thích rằng ông thường xuyên nhận được chỉ thị từ ông Ha-bíp (cười).

Đại sứ Hoàng Trấn: Nói thật, Thông cáo Thượng Hải là toàn bộ cơ sở của quan hệ Trung-Mỹ. Quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn nữa nếu hai bên đều tuân thủ nghiêm khắc tất cả các nguyên tắc nêu trong Thông cáo Thượng Hải. Mọi việc làm trái với nguyên tắc Thông cáo đều chỉ có thể làm tổn hại đến quan hệ Trung-Mỹ.

Van-xơ: Tôi hoàn toàn chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Vấn đề này bây giờ đã giải quyết rồi. Chúng ta tiếp tục giải quyết mọi vấn đề (cười)

Đại sứ Hoàng Trấn: Vấn đề này đã giải quyết, vậy những vấn đề khác sẽ dễ thôi. (nói chuyện phiếm một hồi, trong đó có cả chuyện giải thích "vấn đề thể trọng" do ăn quá nhiều món ăn Trung Quốc)

Van-xơ: Tôi đã gặp một người bạn cách đây ít lâu, ông Đa-vít Rốc-cơ-phe-lơ, ông ấy cũng là đồng chí của hai vị.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đúng.

Van-xơ: Vâng, ông ấy sắp đi Trung Quốc.

Đại sứ Hoàng Trấn: ông ấy đã giới thiệu thông qua Bê-zin-ki, ông Van-xơ. Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, đằng nào chúng ta cũng quen biết lâu rồi, ông ấy cho chúng tôi biết các Ngài đều là thành viên của Uỷ ban ba bên.

Van-xơ: Đúng vậy.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Không phải tôi.

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngài Van-xơ, có phải ông là Chủ tịch của Tổ chức Quỹ Rốc-cơ-phe-lơ?

Van-xơ: Vâng.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Uỷ ban ba bên là một Chính phủ lưu vong, tôi thật sự muốn đến đó để chúc mừng ông Van-xơ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #356 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:21:55 pm »

Đại sứ Hoàng Trấn: Ngày 21 tháng 1 ông Rốc-cơ-phe-lơ đi Trung Quốc.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Vâng.

Van-xơ: Tôi gặp ông ấy vào một buổi tối, ông ấy nói với tôi là sẽ đi Trung Quốc sau khi sang Nhật. Nói đến Uỷ ban ba bên, hôm nay họ lại có một cuộc họp. Nhưng phía Nhật Bản không còn người nữa do thành viên của Uỷ ban ba bên đều đã vào Chính phủ mới.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Van-xơ, tôi phát hiện chúng ta luôn luôn báo cho người bạn Trung Quốc những phương châm chính trị chủ yếu của phía ta, có thể họ không hoàn toàn đồng ý với một số điều trong đó, nhưng dù sao nói chuyện thẳng thắn cũng có lợi cho việc tăng thêm hiểu biết lẫn nhau.

Van-xơ: Tôi rất hy vọng chúng ta có thể tiếp tục những cuộc đối thoại thẳng thắn như vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: Chúng tôi cũng vậy. (trao đổi lẫn nhau giữa các nhân viên Trung Quốc, không dịch sang tiếng Anh)

Van-xơ: Tổng thống Ka-tơ nhờ tôi chuyển lời hỏi thăm của ông ấy đến Chủ tịch Hoa Quốc Phong, ông ấy còn nhấn mạnh, chúng tôi rất chú trọng tiếp tục phát triển quan hệ Mỹ-Trung.

Đại sứ Hoàng Trấn: Tôi sẽ chuyển tới Chủ tịch Hoa Quốc Phong lời thăm hỏi của ông ấy, đồng thời cũng nhờ Ngài chuyển lời chúc mừng của chúng tôi đến ông Ka-tơ.

Van-xơ: Cảm ơn, tôi sẽ chuyển.

Đại sứ Hoàng Trấn: (chuyển sang Quốc vụ khanh) Được biết Ngài nhận được rất nhiều lời mời qua báo chí, gần đây có tin nói rằng Chủ tịch của CBS sẽ từ chức, ông ấy có để Ngài thay vào chức vị của ông ấy không?

Van-xơ: Có đúng vậy không?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Chủ tịch của CBS là một người bạn rất thân của tôi, bất cứ ai quen biết ông ấy đều biết không thể có chuyện ông ấy từ chức.

Van-xơ: Không thể.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: ông ấy là bạn thân của tôi hai chúng tôi thường xuyên gặp nhau, tôi muốn làm một Chủ tịch gì gì đó (cười).

Van-xơ: Vậy tốt quá. Tôi có nơi để tố khổ rồi.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tôi thích chức vụ này (cười).

Ha-bíp: Ngài có thể làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương

Đại sứ Hoàng Trấn: Chủ tịch cũng như Tổng thống.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Ngài nói đúng. Chủ tịch rất quan tâm đến tiền đồ chính trị của tôi.

(Lại là cuộc trò chuyện tương đối thoải mái và vài lời chúc rượu. Hoàng Trấn nói gần đây ông ta đã tham quan miền Nam, Kít-sinh-gơ nói về chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông ta) .

Đại sứ Hoàng Trấn: Thời gian trôi nhanh quá, chuyến đi bí mật đầu tiên đến nay đã lâu lắm rồi.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Gần sáu năm rồi. Tôi còn nhớ tất cả các cuộc đàm phán về Pa-kit-xtan.

Van-xơ: Là thời khắc xúc động nhất trong cuộc đời Ngài chứ?

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Dĩ nhiên. Đó là lần đầu tiên tôi hiểu được phong cách ngoại giao của Trung Quốc, như tôi đã từng nói công khai, tôi đã học được Hán ngữ ở đó, Hán ngữ của các bạn Trung Quốc.

Van-xơ: Thật sự như vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: Còn nhớ lần trước khi gặp Ngài, Ngài còn đặc biệt nhắc đến câu này. Ngài nói khi phát biểu quan điểm trước các nhà báo, còn so sánh với một phía khác (Liên Xô).

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #357 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2010, 09:22:06 pm »

Đại sứ Hoàng Trấn: Xin nói thẳng, sau nhiều lần giao thiệp với người Liên Xô, chúng tôi có thể rút ra lời nói của họ không thể tin được (cười). Đây chính là nguyên nhân vì sao mãi mãi không thể trở thành kẻ yếu. Nếu Ngài yếu đuối "Gấu Bắc Cực" sẽ ăn thịt Ngài.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Quan điểm của tôi là, nếu một người từ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăng tiến lên chức Quốc vụ khanh, người ấy sẽ hiểu tính hiện thực của quyền lực là gì.

Van-xơ: Đúng, tôi nghĩ tôi sẽ hiểu được tính hiện thực của quyền lực.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Ngài biết sáu tháng trước đây tôi đã đề cử Van-xơ khi ông ấy còn chưa có chức vị này. (ông Lốt cho rằng dù thế nào Van-xơ cũng giữ chức vụ này). Sáu tháng trước, tôi đến họp với Bộ biên tập tạp chí Thời đại, họ hỏi tôi ai sẽ làm Quốc vụ khanh nếu Ka-tơ trúng cử Tổng-thống. Mặc dù tôi hoàn toàn có thể không trả lời, nhưng tôi vẫn nói ra "ông Van-xơ".

Van-xơ: Ngài xem, ông ta thật sự là một Chủ tịch.

(Kít-sinh-gơ tuyên bố khi chúc rượu và trò chuyện, ông ta sẽ "ra sức ủng hộ" khi Chính phủ mới chủ động cải thiện quan hệ với Trung Quốc).

Đại sứ Hoàng Trấn: Các nhà lãnh đạo của chúng tôi thường xuyên chuyển đến các Ngài quan điểm của chúng tôi về quan hệ Xô-Mỹ.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Có thể như thế, nhưng tôi phải báo cáo quan điểm này với Đại sứ, theo chúng tôi, cách làm này của họ xem ra chẳng có gì khác cả, chúng tôi phải đồng thời lo cả Châu Âu lẫn châu Á.

Van-xơ: Đúng vậy.

Đại sứ Hoàng Trấn: (sau khi trao đổi với nhân viên phía Trung Quốc) Chúng tôi hiểu suy nghĩ của các Ngài.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tôi không phủ nhận khả năng xảy ra tình hình đó. Qua hoạt động tranh cử của chúng tôi các Ngài cũng biết, tranh cử Tổng thống phải dốc nhiều tinh thần sức lực vào việc củng cố quan hệ Mỹ- Tây Âu và những vấn đề xây dựng quân đội ở đó.

Van-xơ: (quay sang Kít-sinh-gơ) Tôi muốn nói vài lời về việc này. Có lẽ tôi nên nói qua việc này. Như Kít-sinh-gơ đã nói, chúng tôi đã nhắc lại nhiều lần trong hoạt động tranh cử, nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Ka-tơ không chỉ nhằm tăng cường mối quan hệ chính trị giữa Mỹ và các nước Tây Âu, đồng thời còn phải tăng cường quân đội của NATO.

(Van-xơ đề nghị nên hợp lý hóa việc triển khai quân đội NATO, thật sự đảm bảo trang bị tốt cho họ nhằm khiến họ có những phản ứng nhanh trước thay đổi mới)

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Thực tế có năm 8

Van-xơ: Một tập đoàn lũng đoạn?

Đại sứ Hoàng Trấn: Tôi cho rằng kế hoạch tăng cường quân đội NATO mà Ngài Van-xơ vừa nêu rất quan trọng. Trước đây chúng tôi đã từng nói với Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, các nước Tây Âu quá yếu đuối và không đủ sức, vì vậy chúng ta nên khuyến khích họ liên hợp lại và tăng cường lực lượng quân đội. Ai cũng biết Châu Âu cần Mỹ và ngược lại. Sở dĩ chúng tôi mong các Ngài tăng cường hợp tác chính là xuất phát từ nguyên nhân này.

Chúng tôi cũng hy vọng một việc khác, đáng chú ý là chúng tôi hy vọng phải loại trừ tận gốc tư tưởng chủ nghĩa bình định của Tây Âu, vì quan điểm này sẽ khiến người mất cảnh giác và làm suy yếu sức chiến đấu của họ. Nếu xảy ra tình trạng này thì quân đội không còn sĩ khí.

Quốc vụ khanh Kít-sinh-gơ: Tình hình trong nước ở Tây Âu rất phức tạp. Ngài Đại sứ người sau này sẽ giao thiệp với ông sẽ là bạn của tôi, Ngài Van-xơ, chúng tôi rất mừng và cũng rất vinh hạnh về chuyến thăm của Ngài..

(Sau một hồi trò chuyện, ông Uyn-tơn Lốt đi cùng đại diện phía Trung Quốc sang Bộ Ngoại giao)

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM