Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:26:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng Văn hoá liệt truyện - Tập 1  (Đọc 62896 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #80 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:26:38 pm »


4. Hậu quả xấu do sự biến ở Lư Sơn

Khi Hội nghị Lư Sơn họp, hậu quả xấu do “đại nhảy vọt” tạo nên đã bộc lộ rõ ràng. Hội nghị họp là để sửa chữa sai lầm “tả” trong công tác thực tế. Nội dung bức thư mà ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài gửi cho Mao Trạch Đông trong thời gian đang họp quy kết lại chẳng qua cũng chỉ là Bành Đức Hoài cho rằng ngoài việc sửa chữa một số sai lầm “tả” trong công tác thực tế ra, còn phải giải quyết những vấn đề “tả” về mặt chỉ đạo tư tưởng. Bức thư này dù là về nội dung hay về phương thức biểu đạt, lịch sử đã có kết luận là đều đúng đắn. Nhưng, bức thư này đã bị coi là “Cương lĩnh cơ hội hữu khuynh”, trở thành cái cớ để áp chế đả kích những người có hoài nghi đối với “ba ngọn cờ hồng” ở trong và ngoài Đảng và phát động phong trào có tính chất toàn quốc “đánh lui cuộc tiến công điên cuồng của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”.

Thực tiễn sai lầm trong việc phê phán Bành Đức Hoài, lại thúc đẩy Mao Trạch Đông có những khái quát mới trong lý luận. Trong một chỉ thị ông viết: “Cuộc đấu tranh xuất hiện ở Lư Sơn là một cuộc đấu tranh giai cấp, là sự tiếp tục cuộc đấu tranh sinh tử giữa hai giai cấp đối kháng: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mười năm qua”. Điều này đã đưa đến nhận định sai lầm coi cuộc tranh luận những ý kiến khác nhau trong Đảng là đấu tranh giai cấp, từ đó trực tiếp đưa cuộc đấu tranh giai cấp vào trong Đảng Cộng sản.

Trải qua ba năm khó khăn kinh tế nghiêm trọng, đầu óc mọi người mới dần dần bình tĩnh lại, suy nghĩ tương đối nghiêm chỉnh về “ba ngọn cờ hồng”. Đầu năm 1962, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị công tác mở rộng ở Bắc Kinh (còn gọi là Đại hội bảy ngàn người). Khi thảo luận về những bài học kinh nghiệm trong công tác từ năm 1958 đến nay, cán bộ phụ trách các địa phương: các cấp trong phát biểu của mình đều đề cập đến một số vấn đề do “ba ngọn cờ hồng” gây nên và đều tỏ thái độ bất mãn. Tuy Mao Trạch Đông với thái độ khoan dung đã đề nghị để mọi người “ngày thì nghỉ ngơi, tối thì xem kịch”, đồng thời trong phát biểu ý kiến, trên nguyên tắc đã bày tỏ phải gánh vác trách nhiệm đối với một số sai lầm nào đó. Nhưng theo Giang Thanh đã để lộ qua bài nói chuyện trong đại cách mạng văn hóa, thì đối với đại hội ấy “trong bụng Mao Trạch Đông đầy căng nỗi bực tức” và chỉ có lời phát biểu của Lâm Bưu (Phó Chủ tịch Đảng, sau Hội nghị Lư Sơn năm 1959, thay Bành Đức Hoài làm Bộ trưởng Quốc phòng) là làm ông cảm kích”.

Trong phát biểu tại “Đại hội bảy ngàn người”, Lâm Bưu đã nói, nảy sinh những khó khăn này “chính là do không làm theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, lời cảnh báo của Mao Chủ tịch và tư tưởng của Mao Chủ tịch”. “Khi công tác của chúng ta làm tốt là lúc tư tưởng của Mao Chủ tịch được quán triệt thuận lợi, là lúc tư tưởng của Mao Chủ tịch không bị cản trở. Khi ý kiến của Mao Chủ tịch không được tôn trọng hoặc khi bị cản trở lớn thì sự việc sẽ mắc lỗi lầm”. Những lời có ý a dua nịnh hót đi ngược lại thực tế khách quan một cách nghiêm trọng như thế lại được Mao Trạch Đông yêu thích.


5. Bó đuốc trong lĩnh vực hình thái ý thức

Sai lầm trong mở rộng và tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp sẽ không thể tránh khỏi việc mở rộng đến lĩnh vực hình thái ý thức. Tháng 5 năm 1963, “Văn hối báo” Thượng Hải đã đăng bài do Bí thư Thứ nhất Thành ủy Thượng Hải lúc đó là Kha Khánh Thi và phu nhân của Mao Trạch Đông tổ chức người viết để phê phán chính trị đối với vở Côn kịch “Lý Tuệ Nương” của Mạnh Siêu mới viết và “Thuyết có ma vô hại” của (Trưởng ban Mặt trận của Thành ủy Bắc Kinh lúc đó là Liêu Mạt Sa) với bút danh là Phồn Tinh, nói bừa rằng những bài viết và tác phẩm này đều là biểu hiện nghiêm trọng của cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực hình thái ý thức.

Cuối năm 1963 và giữa năm 1964, Mao Trạch Đông lần lượt viết hai chỉ thị về công tác văn học nghệ thuật đã phê bình gay gắt: Bộ Văn hóa là “Bộ đế vương khanh tướng”, “Bộ tài tử giai nhân”, “Bộ người chết ở nước ngoài”. Ông cho rằng: “Các hình thức nghệ thuật - hí kịch, khúc nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, múa, điện ảnh, thơ và văn học v.v... vấn đề không ít, số người rất nhiều, cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong rất nhiều ngành đến nay hiệu quả thu được rất ít. Nếu không cải tạo nghiêm chỉnh, thể tất sẽ có một ngày nào đó trong tương lai sẽ biến thành đoàn thể kiểu câu lạc bộ Pê-tô-phi ở Hung-ga-ri”. Mao Trạch Đông phê bình gay gắt như thế đối với công tác văn học nghệ thuật rõ ràng là không công bằng, nói quá sự thực.

Bắt đầu từ mùa hè năm 1964, việc phê bình này mở rộng tới các lĩnh vực học thuật như triết học, kinh tế học, sử học, giáo dục học v.v... giới triết học đã phê phán lý thuyết “gộp hai làm một” của Dương Hiến Trân, Hiệu phó Trường Đảng Trung ương; giới kinh tế học phê phán tư tưởng kinh tế của Tôn Dã Phương, Viện trưởng Viện Kinh tế Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc; giới Sử học phê phán cái gọi là “quan điểm phi giai cấp” và lý thuyết “chính sách nhượng bộ” của Tiễn Bá Tán, nhà sử học nổi tiếng và Ngô Hàm v.v...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #81 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:27:38 pm »


6. Một bức tranh đáng sợ trong mắt của Mao Trạch Đông

Dưới tác dụng qua lại giữa lý luận và thực tiễn của việc mở rộng và tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, đến năm 1965, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông đã có những đánh giá trái với thực tế đối với tình hình trong nước, mô tả thành một tình cảnh đáng sợ.

Chính quyền ở nông thôn có đến một phần ba không ở trong tay chúng ta, đại đa số nhà máy xí nghiệp, quyền lãnh đạo không ở trong tay nhưng người mác-xít và quần chúng công nhân;

Trường học là nhất thống thiên hạ do các trí thức tư sản độc chiếm;

Đại đa số giới văn học nghệ thuật đã ở bên bờ xét lại.

Trung Quốc tồn tại một “giai cấp quan liêu” “hút máu công nhân”, trong Đảng tồn tại “giới cầm quyền đi con đường tư bản chủ nghĩa”;

Trong Đảng, trong chính quyền, trong quân đội đã trà trộn một loạt nhân vật đại biểu của giai cấp tư sản và những phần tử xét lại phản cách mạng.

Do sự đánh giá tình hình nghiêm trọng như vậy, nên trong mắt Mao Trạch Đông việc “Đảng biến thành xét lại, đất nước đổi màu” đã trở thành mối nguy hiểm thực tế. Vì thế trong các trường hợp khác nhau, nhiều lần ông đã nêu ra vấn đề “Trung ương có chủ nghĩa xét lại thì làm thế nào?”. Ngày 10 tháng 10 năm 1965, khi nói chuyện với Bí thư thứ nhất các đại khu và tư lệnh các đại quân khu, Mao Trạch Đông đã nói: Trung ương có chủ nghĩa xét lại, các đồng chí sẽ làm thế nào? Nếu trung ương có chủ nghĩa xét lại các đồng chí sẽ làm phản. Còn bản thân Mao Trạch Đông sẽ suy nghĩ như thế nào để xoay chuyển cục thế này? Ông cho rằng, trước đây tổ chức đấu tranh ở nhà máy, tổ chức đấu tranh ở nông thôn, tổ chức đấu tranh trong giới văn hóa, tổ chức phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa, đều không giải quyết vấn đề, vì đó chỉ là sự chắp vá mà không coi là toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp. Vì thế ông cho rằng phải thông qua một hình thức phát động hàng trăm triệu quần chúng vạch trần từ trên xuống dưới cái mặt u tối của chúng ta. Các phong trào quần chúng có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề ở trong đầu óc ông sau này được gọi là “đại cách mạng văn hóa”.

Tác dụng qua lại giữa lý luận “tả” khuynh và thực tiễn “tả” khuynh là nguyên nhân căn bản gây nên đại cách mạng văn hóa. Nguyên nhân căn bản không phải là nguyên nhân duy nhất. Không có sự thâm nhập lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau của các nguyên nhân khác thì chưa chắc đã xẩy ra cuộc đại cách mạng văn hóa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #82 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:28:22 pm »


7. Tự coi mình là trung tâm của Mao Trạch Đông

Tác dụng qua lại của sự lộng quyền độc đoán và sự sùng bái cá nhân, đã ấp ủ thành tấn bi kịch lịch sử đại cách mạng văn hóa. Quyền lực tập trung quá đáng vào một cá nhân, Đảng đã mất đi năng lực ràng buộc lãnh tụ của mình, sự thiếu sót về phương diện chế độ tổ chức này là một nguyên nhân quan trọng khác làm nổ ra cuộc đại cách mạng văn hóa. Vì nếu chỉ là sự sai sót về lý luận và sự nhận định sai lầm đối với tình thế, dựa vào việc phát huy trí tuệ tập thể, tập trung dân chủ thì không phải là không thể sửa chữa được. Sai lầm trong lý luận chính trị, lại thêm sự thiếu sót của chế độ tổ chức sẽ làm cho sai lầm của lãnh tụ rất khó có thể bị ràng buộc và sửa chữa.

Vấn đề nảy ra ở đâu? Đặng Tiểu Bình đã từng trả lời như sau: “Chúng ta nói, chế độ là nhân tố quyết định, chế độ lúc ấy là như thế. Lúc ấy mọi người đều đem mọi công lao gán cho một người. Có một số vấn đề quả thật chúng ta cũng chưa từng phản đối, vì thế cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Tất nhiên trong điều kiện ấy, tình hình thực tế là khó phản đối”. Cái “chế độ lúc ấy” nói ở đâu rõ ràng là chỉ quyền lực tập trung quá mức và sùng bái cá nhân, mà không phải là chỉ chế độ tổ chức đúng đắn của Đảng. Vậy thì sự tập trung cao độ quyền lực và sự sùng bái cá nhân cuồng nhiệt này đã hình thành như thế nào, đã có tác dụng gì đối với việc phát động cuộc đại cách mạng văn hóa? Cần phải tiến hành một số khảo sát lịch sử.

Mọi người đều biết, nguyên tắc tổ chức căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc là chế độ tập trung dân chủ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc do ở trong hoàn cảnh đặc biệt đấu tranh vũ trang, muốn thích ứng với đòi hỏi của cuộc chiến tranh cách mạng tàn khốc cần phải tập trung thống nhất cao độ. Đến thời kỳ chiến tranh chống Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy rằng, cuộc đấu tranh với địch gay gắt, căn cứ địa phân tán, tố chất của cán bộ không đồng đều, đã tồn tại một số hiện tượng phối hợp không nhịp nhàng, nên vào tháng 9 năm 1942 đã thông qua “Quyết định về việc thống nhất lãnh đạo của Đảng ở các căn cứ địa chống Nhật và điều chỉnh quan hệ giữa các tổ chức”, chính thức xác định nguyên tắc lãnh đạo nhất nguyên hóa của Đảng. Quyết định này chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản và là hình thức cao nhất của tổ chức giai cấp vô sản, nó phải lãnh đạo tất cả các tổ chức khác, như quân đội, chính quyền và đoàn thể dân chúng. Sự thống nhất và nhất nguyên hóa trong lãnh đạo căn cứ địa, cần biểu hiện ở mỗi căn cứ địa có một ủy ban của Đảng thống nhất lãnh đạo tất cả”. Những quy định này trên nguyên tắc là đúng đắn, đối với hoàn cảnh chiến tranh, phải phối hợp nhịp nhàng, trong quan hệ giữa Đảng, chính quyền, quân đội và các tổ chức dân chúng, tập trung lực lượng, thống nhất chỉ huy, đã có tác dụng quan trọng trong việc bảo đảm sự thắng lợi của chiến tranh cách mạng. Nhưng, trong quá trình thực hiện, sự lãnh đạo nhất nguyên hóa của Đảng thường thường biến thành việc Đảng quyết định tất cả cho đến Đảng quản lý tất cả ở những mức độ khác nhau. Tuy Trung ương Đảng nhiều lần nhấn mạnh rõ ràng rằng sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo về tư tưởng và về chính trị và thực hiện qua tác dụng gương mẫu của đảng viên, nhưng trong những năm chiến tranh đã không và cũng không thể chế định ra các điều lệ rõ ràng, làm cho các mặt công tác đâu vào đấy.

Sau khi cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa hoàn thành cơ bản, Trung ương Đảng bắt đầu chú ý đến thể chế quyền lực tập trung quá mức, không thích hợp trong hoàn cảnh xây dựng hòa bình, cần phải có sự phân quyền một cách tương đối và thích đáng. Mao Trạch Đông đã nêu: “Nên trên tiền đề củng cố sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương mở rộng một chút quyền lực của địa phương, cho địa phương được độc lập nhiều hơn, để địa phương làm nhiều việc hơn”. Các quyết sách quan trọng được Đại hội 8 thông qua vừa mới bắt đầu quán triệt thì bị phong trào chống phái hữu làm ngắt quãng. Theo đà phát triển của tư tưởng “tả” khuynh lấy mở rộng và tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp làm đặc trưng, tình trạng quyền lực tập trung quá mức không những không dịu đi, trái lại từng bước từng bước mạnh lên. Trong quá trình này, trong “đại nhảy vọt” năm 1958, Mao Trạch Đông đã từng nêu ra rằng Bí thư Thứ nhất Đảng ủy phải là “Mác cộng với Tần Thủy Hoàng”. Cách đặt vấn đề không thỏa đáng này đã khái quát rõ ràng hơn, khẳng định hơn nguyên tắc lãnh đạo nhất nguyên hóa của Đảng thành “Đảng lãnh đạo tất cả”, hơn nữa trong. việc thực hiện đã biến thành Đảng quyết định tất cả, Đảng quản lý tất cả.

Lấy bề ngoài tập thể lãnh đạo để che giấu thực chất cá nhân độc đoán.

Đối với tình hình công tác lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã đánh giá một cách thực sự cầu thị rằng: “Nói tóm lại, trước năm 1957, sự lãnh đạo của đồng chí Mao Trạch Đông là đúng đắn, từ sau cuộc đấu tranh chống phái hữu năm 1957 thì sai lầm càng ngày càng nhiều”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #83 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:31:23 pm »


8. Quyền lực tập trung đã tạo nên tấn thảm kịch lịch sử

Quyền lực tập trung quá mức, lại thêm sùng bái cá nhân, điều này đã hình thành sự tác dụng qua lại: Quyền lực tập trung quá mức khuyến khích sùng bái cá nhân, sùng bái cá nhân tăng cường cho độc đoán cá nhân, cuối cùng dần dần tạo nên bi kịch lịch sử. Trong sự tác dụng qua lại này, sùng bái cá nhân là chất kích thích, từ khảo sát lịch sử có thể thấy rõ điều này.

Dưới tác dụng qua lại của độc đoán cá nhân và sùng bái cá nhân, quần chúng đảng viên cho đến tổ chức Đảng đã mất đi tác dụng giám sát đôn đốc và chế ước đối với lãnh tụ; nguyên tắc lãnh đạo tập thể và chế độ tập trung dân chủ chỉ là hữu danh vô thực, cá nhân hoàn toàn vượt lên trên tập thể và tổ chức.

Trong Hội nghị Lư Sơn năm 1959, sau khi Mao Trạch Đông quyết định phê phán Bành Đức Hoài, trong một cuộc phê phán ở phạm vi hẹp Chu Đức, Phó Chủ tịch Đảng đã phê bình Bành Đức Hoài là tính tình thô bạo, khăng khăng cho mình là đúng. Mao Trạch Đông cho rằng đó là “Gãi ngứa ngoài giày”, cắt ngang lời phát biểu của Chu Đức. Trong “chống phái hữu” sau Hội nghị Lư Sơn, Chu Đức lại bị phê phán một cách vô cớ. Điều đó nói lên rằng giữa các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã không còn là quan hệ bình đẳng nữa. Tháng 12 năm 1964, trong Hội nghị công tác toàn quốc do Bộ Chính trị triệu tập, Mao Trạch Đông đã phê bình, Ban Bí thư Trung ương Đảng do Đặng Tiểu Bình chủ trì và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước do Lý Phú Xuân chủ trì là “hai vương quốc độc lập”. Cá nhân chỉ trích một cách vô căn cứ đối với một cơ cấu lãnh đạo quan trọng của Trung ương, cũng đã phản ánh sự không bình thường trong quan hệ lãnh đạo. Khi thảo luận “Hai mươi ba điều” đối với vấn đề tính chất của phong trào cũng như “phái theo con đường tư bản chủ nghĩa” v.v.. Ý kiến của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ có sự bất đồng trong Hội nghị đã hình thành nên ai nói ý của người ấy. Thảo luận vấn đề có ý kiến khác nhau, điều đó vốn là hiện tượng bình thường, nhưng lại bị coi là đại bất kính đối với Mao Trạch Đông; vì việc này, Lưu Thiếu Kỳ phải thân chinh đến xin lỗi Mao Trạch Đông. Tình trạng giống như trên đã nêu chứng tỏ các nhà lãnh đạo Trung ương có những ý kiến khác nhau trên một số vấn đề trọng đại. Nhưng sự bất đồng này chưa bao giờ công khai, hơn nữa còn được bảo vệ bởi đó là cơ mật tối cao. Về phương diện này đã nói lên rằng, những người lãnh đạo Trung ương đều lấy sự đoàn kết của Đảng làm trọng, lấy lợi ích của Đảng và Nhà nước làm trọng, đó là truyền thống tốt đẹp của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cũng là nguồn gốc sức mạnh của Đảng. Mặt khác, những người lãnh đạo khác ép dạ cầu toàn thuận theo cách làm của Mao Trạch Đông cũng gây nên một số tác dụng tiêu cực nào đó, đã làm tổn hại đến sinh hoạt dân chủ và sự lãnh đạo tập thể của Trung ương Đảng, đã khuyến khích tính độc đoán cá nhân của Mao Trạch Đông.


9. Sự lúng túng của tập thể bù nhìn

Khi Mao Trạch Đông kiên trì một chủ trương thì thường không nghe thấy những tiếng nói khác, mọi người chỉ có thể cố gắng “để lĩnh hội tinh thần”, “tích cực quán triệt”. “Điều lý giải được thì phải chấp hành, điều không lý giải được cũng phải chấp hành” như Lâm Bưu đã tuyên truyền vốn là lý thuyết dốt nát phủ định độc lập suy nghĩ, đề xướng việc phục tùng mù quáng, nhưng lại có thể được khá nhiều người tán thành hoặc coi là nguyên tắc hành động, cũng là do hoàn cảnh khách quan này. Đối với hiện tượng này không thể giản đơn oán trách những người lãnh đạo Trung ương khác là “ngu trung”, “không có dũng khí” chỉ mong “giữ được cái mũ ô sa” v.v... Những người lãnh đạo Trung ương trước đại cách mạng văn hóa ngoài một số rất ít kẻ có dã tâm như Lâm Bưu, Khang Sinh, Trần Bá Đạt v.v... ra đều chủ yếu xuất phát từ việc bảo vệ sự đoàn kết của Đảng và uy tín của Mao Trạch Đông. Hơn nữa trong tình trạng cá nhân độc đoán, thái độ đối với lãnh tụ như thế nào, thường được coi là kỷ luật cao nhất. Nếu ai kiên trì phản đối một chủ trương nào đó mà Mao Trạch Đông đã hạ quyết tâm, không những Mao Trạch Đông không dung thứ, mà còn không được sự lý giải và ủng hộ của tập thể lãnh đạo.

Chỉ qua mấy sự kiện khi phát động đại cách mạng văn hóa sẽ có thể thấy rất rõ hiện tượng này.

Sự phê phán đối với kịch bản “Hải Thụy bãi quan” là sự “mở màn” của cuộc đại cách mạng văn hóa. Đây là một việc lớn phải phát động toàn Đảng toàn quốc tiến hành cái gọi là đại phê phán, hơn nữa mũi dùi mà các bài viết công kích là trực tiếp chĩa vào Thành ủy Bắc Kinh, đằng sau còn liên quan đến nhiều người lãnh đạo ở Trung ương khác. Vì thế, những bài viết này tuyệt không phải chỉ là một bài phê phán thông thường, mà là việc lớn có ý nghĩa chính trị quan trọng. Nhưng từ khi bài viết được khởi thảo đến khi công bố, lại được giữ bí mật với Trung ương Đảng lâu đến 8 tháng, các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều không hay biết, người phụ trách Ban Tuyên truyền Trung ương cũng không biết, đều là do cá nhân Mao Trạch Đông quyết định. Đây là một ví dụ về cá nhân độc đoán quyết định việc lớn có tính toàn cục.  Tháng 12 năm 1965, việc phê phán đối với Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc La Thụy Khanh là do Mao Trạch Đông nhẹ dạ tin theo lời vu cáo hãm hại của Lâm Bưu, tạm thời quyết định triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng ở Thượng Hải để tiến hành. Lúc ấy, Phó Chủ tịch Đảng Lưu Thiếu Kỳ đang chủ trì công tác hàng ngày của Trung ương Đảng tại Bắc Kinh, nhận được thông báo họp nhưng lại không biết nội dung cuộc họp ra sao, nên đã đi hỏi Nguyên soái Hạ Long, ủy viên Bộ Chính trị chủ trì công việc hàng ngày của Quân ủy. Hạ Long đáp: “Lạ thật, anh không biết, thì làm sao tôi có thể biết được”. Các đồng chí dự hội nghị trước đó cũng không rõ đầu đuôi chỉ có thể đứng trước sự đã rồi. Đây là một ví dụ sau cá nhân độc đoán thì đem gán cho tập thể.

Năm 1966 “Đề cương báo cáo về cuộc thảo luận học thuật trước mắt của Tổ cách mạng văn hóa 5 người” (tức “Đề cương tháng Hai”) do Bành Chân chủ trì lập ra và đã được Thường vụ Trung ương tại Bắc Kinh thảo luận đồng ý, đồng thời sau khi thân chinh đến nơi nghỉ của Mao để báo cáo với Mao Trạch Đông (lúc ấy Mao không hề tỏ ra phản đối) và được coi là văn kiện Trung ương để thông báo xuống các cấp. Không lâu sau, cá nhân Mao Trạch Đông quyết định hủy bỏ và phê phán “Đề cương tháng Hai”. Đó là ví dụ về cá nhân phủ định quyết định của tập thể. Tháng 5 năm 1966, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, là cái mốc đánh dấu cuộc đại cách mạng văn hóa chính thức được phát động. Nói dung của hội nghị này như phê phán Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn, đồng thời gọi là “tập đoàn phản Đảng”, thông qua “Thông báo 16 tháng 5” v.v... đều là do Mao Trạch Đông chủ trì quyết định trước khi họp. Nhưng khi chính thức họp, Mao Trạch Đông lại ở nơi khác không về Bắc Kinh. Hội nghị do Lưu Thiếu Kỳ chủ trì. Đây là một ví dụ về thông qua tập thể trên hình thức để quán triệt quyết định cá nhân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:33:56 pm »


2
Khơ-rút-sốp nằm bên đàn tế làm sao trừ bỏ,
Mao Trạch Đông tốn sức đắn đo


1. Bóng đen trong lòng Mao Trạch Đông

Quốc tế chống xét lại, làm cho Mao Trạch Đông lo lắng thêm và sự nghi ngờ cũng tăng lên.

Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa thứ nhất trên thế giới, là “người anh cả” hùng cường nhất trong phe xã hội chủ nghĩa lúc đó, có uy tín rất lớn trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân các dân tộc Trung Quốc sau khi cách mạng thắng lợi. Lúc ấy, “Ngày nay của Liên Xô là ngày mai của chúng ta” trở thành khẩu hiệu tuyên truyền ai ai cũng biết, thực sự cũng là niềm mong mỏi và lý tưởng của rất nhiều người. Nhưng năm 1953, sau khi Sta-lin tạ thế, tình hình dần dần thay đổi. Còn quan hệ Trung Xô có sự thay đổi lớn có tính chất bước ngoặt, bắt đầu từ tháng 2 năm 1956 khi Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 họp.

Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Khơ-rút-sốp đọc báo cáo bí mật trong Đại hội công kích thậm tệ và phủ nhận hoàn toàn lãnh tụ của Đảng Sta-lin, đồng thời cũng từ đó dẫn đến một cuộc bão táp lớn về chính trị gây tổn thất to lớn cho phong trào cộng sản quốc tế là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho Mao Trạch Đông cảnh giác và thay đổi phương hướng nhận thức theo “tả”, đồng thời đề xuất một cách rõ ràng khẩu hiệu chống chủ nghĩa xét lại.

Đặc biệt là sau khi xảy ra sự kiện Ba Lan ngày 6 tháng 10 năm 1956 và sự kiện Hung-ga-ri vào hạ tuần tháng 10 đến tháng 11 cùng năm, thì cách nhìn của Mao Trạch Đông đối với Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những thay đổi rõ rệt, điểm mốc là trong bài phát biểu “Về vấn đề giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhăn dân” tháng 2 năm 1957, đã đề xuất vấn đề chống chủ nghĩa xét lại một cách rõ ràng.

Có điều lúc ấy nêu ra “chống xét lại” chỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trên mặt trận tư tưởng khác rất xa với thời kỳ đại cách mạng văn hóa coi “chống xét lại và phòng xét lại” là nhiệm vụ hàng đầu bao trùm tất cả trên mặt trận tư tưửng và mật trận chính trị. Giữa khoảng thời gian đó đã trải qua quá trình phát triển quanh co với sự thay đổi tình hình khách quan và nhận thức chủ quan theo chiều hướng “tả” ngày càng sâu sắc hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:34:41 pm »


2. Bị đả kích hết lần này đến lần khác trong chuyến đi Liên Xô

Mùa đông năm 1957, Mao Trạch Đông đích thân dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đi Mạc Tư Khoa, tham gia lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, đồng thời dự Hội nghị Đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân các nước xã hội chủ nghĩa trong việc điều hòa quan hệ hai đ~lng Trung - Xô đã có sự tiến triển tích cực. Trong Tuyên ngôn của Hội nghị đã tiếp thu rất nhiều ý kiến của Đoàn đại biểu Đảng Trung Quốc, đồng thời cũng có chung nhận thức đối với một số quy luật chủ yếu chung mà các nước cần phải tuân theo khi đi vào con đường xã hội chủ nghĩa. Trong Hội nghị này, Khơ-rút-sốp đề xuất, sau 15 năm về mặt sản lượng sản phẩm công nông nghiệp quan trọng nhất của Liên Xô sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ, Mao Thạch Đông thì đề xuất trong cùng thời gian này, về mặt sản lượng gang thép và các sản phẩm công nghiệp quan trọng khác, Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt nước Anh. Điều này đã trở thành thời cơ để phát động “đại nhảy vọt” năm 1958. Thành quả tích cực của Hội nghị này đã làm cho Mao Trạch Đông được cổ vũ sâu sắc, khiến ông đã tuyên bố, trong so sánh lực lượng chính trị trên thế giới, gió đông đã thổi bạt gió tây, tức “chủ nghĩa xã hội đang phát triển lên còn chủ nghĩa đế quốc thì đang suy thoái”.

Nhưng, cùng với sự chăm biếm mỉa mai của Khơ-rút-sốp đối với “đại nhảy vọt” và phong trào công xã nhân dân năm 1958 của Trung Quốc, chỉ trích việc pháo kích Kim Môn và nêu ra yêu cầu vô lý thành lập hạm đội liên hợp Trung - Xô, thiết lập đài sóng dài do Liên Xô quản lý ở Trung Quốc nhằm khống chế hải quân Trung Quốc, đã bị Mao Trạch Đông cự tuyệt gay gắt v.v... nên quan hệ giữa hai đảng Trung - Xô lại xấu đi nhanh chóng. Đặc biệt là trước và sau Hội nghị Lư Sơn năm 1959, Mao Trạch Đông cho rằng: “Thời gian gần đây chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh tấn công điên cuồng, nói là sự nghiệp của nhân dân chỗ này không tốt, chỗ kia không tốt. Bọn chống Trung Quốc chống cộng trên toàn thế giới cùng với những phần tử tư sản, tiểu tư sản trước đây trà trộn vào nội bộ giai cấp vô sản, vào nội bộ Đảng ta nội công ngoại kích cùng tấn công điên cuồng”. Trong đó bao gồm rất nhiều nhóm chống đối và nhóm hoài nghi trong các đồng chí Liên Xô. Vì thế, ông đề xuất: “Ba điều một là trăm hoa đua nở, một là công xã nhân dân, một là đại nhảy vọt, đều bị bọn Khơ-rút-sốp phản đối, hoặc hoài nghi... Ba điều này phải chiến đấu với toàn thế giới, bao gồm cả việc đại phê phán phái chống đối và phái hoài nghi trong Đảng”. Mao Trạch Đông còn chỉ thị cho Ngô Lãnh Tây, Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mộc v.v… viết một cuốn sách về công xã nhân dân, đồng thời tuyên bố: “Tôi đang chuẩn bị viết một lời tựa dài 1 vạn chữ bác bỏ mạnh mẽ phái chống đối trên toàn thế giới”. Cuốn sách này tuy về sau không hoàn thành được, cũng không được thấy lời tựa dài của Mao Trạch Đông, nhưng sự căm ghét đối với “bọn Khơ-rút-sốp” thì đã ngập tràn trong lời nói và thái độ. Lúc này Mao Trạch Đông đã coi chủ nghĩa xét lại cùng chủ nghĩa đế quốc phản động, chủ nghĩa dân tộc “là kẻ thù, là bọn dối trá, là hàng đen”. Nhưng cho mãi đến cuối năm 1959, khi triệu tập Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Bành Chân, Lâm Bưu, Trần Nghị, Khang Sinh, Vương Gia Tường, Hạ Long, Đàm Chính, Trần Bá Đạt v.v... đến Hàng Châu thảo luận tình hình quốc tế và vấn đề đối sách, còn yêu cầu mọi người nghiên cứu: “Chủ nghĩa xét lại có phải đã thành hệ thống hay không, có phải cứ kiên quyết làm tiếp như thế hay không?” Ông vẫn cho rằng: “Lợi ích căn bản của Trung Quốc và Liên Xô quyết định hai nước lớn luôn phải đoàn kết. Một số cái không đoàn kết nào đó, chỉ là hiện tượng tạm thời, vẫn là quan hệ mười đầu ngón tay có ngón dài ngón ngắn”. “Bọn Khơ-rút-sốp rất ấu trĩ. Chúng không hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, dễ bị chủ nghĩa đế quốc lừa gạt”. Vẫn hy vọng “bọn Khơ-rút-sốp” cải tà quy chính mà không đi đến tan vỡ.

Nhưng sự phát triển của tình hình khách quan không thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Khơ-rút-sốp không thể khoan nhượng mọi việc làm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rắp tâm công kích Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 6 năm 1960, trong Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân được tiến hành tại Bu-ca-rét thủ đô Ru-ma-ni đã trở thành bước ngoặt trong quan hệ giữa hai đảng. Trước Hội nghị, Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô do Khơ-rút-sốp dẫn đầu đã đột ngột gửi cho đoàn đại biểu các nước “Thư thông báo của Đảng Cộng sản Liên Xô gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 21 tháng 6. Trong Hội nghị, Khơ-rút-sốp lại cầm đầu bao vây công kích Đảng Cộng sản Trung Quốc vu cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc là “kẻ điên”, “muốn phát động chiến tranh”, sự tự vệ và kháng nghị đối với việc Ấn Độ xâm chiếm lãnh thổ nước ta là “chủ nghĩa dân tộc thuần túy”, thái độ đối xử với Đảng Cộng sản Liên Xô là “phương thức Tơ-rốt-sky” v.v... và v.v...

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do Bành Chân làm trưởng đoàn tuân theo nguyên tắc kiên trì do Trung ương Đảng đã định. Kiên trì phương châm đoàn kết, dựa vào lý lẽ để đấu tranh một cách nghiêm túc, đồng thời tán phát tuyên bố bằng văn bản trong hội nghị chỉ trích cách làm xấu tập kích bất ngờ trong hội nghị lần này của Khơ-rút-sốp; mặt khác, để chiếu cố đến tình hình chung, vẫn ký vào bản Thông cáo chung của hội nghị. Những người lãnh đạo Liên Xô thấy không thể áp chế được Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hội nghị liền gây sức ép sau hội nghị, mở rộng sự bất đồng về tư tưởng giữa hai đảng Trung Quốc và Liên Xô thành quan hệ giữa hai Nhà nước.

Ngày 16 tháng 7 năm 1960, chính phủ Liên Xô đột ngột gửi công hàm cho chính phủ Trung Quốc đơn phương quyết định triệu hồi toàn bộ chuyên gia Liên Xô đang làm tại Trung Quốc về nước. Từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 1 tháng 9, đã rút về 1390 chuyên gia ở Trung Quốc, chấm dứt cử hơn 900 chuyên gia mới. Đồng thời, xé bỏ 343 bản hợp đồng chuyên gia và bản bổ sung hợp đồng, xóa bỏ 257 hạng mục hợp tác khoa học kỹ thuật.

Tháng 11 năm 1960, Lưu Thiếu Kỳ dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Mạc Tư Khoa, tham gia Kỷ niệm 43 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, đồng thời tham gia Hội nghị đại biểu 81 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân. Đảng Cộng sản Liên Xô lại giở ngón cũ như ở Hội nghị Bu-ca-rét, bất chấp hiệp nghị đã nhiều lần trao đổi bàn bạc trong Ủy ban khởi thảo 26 nước, trước ngày hội nghị đã tán phát một bức thư dài đến 6 vạn chữ công kích thô bạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đến đoàn đại biểu các nước, hội nghị lại tổ chức bao vây công kích Đảng Cộng sản Trung Quốc; đã làm cho hội nghị gần đi đến chỗ tan vỡ. Do đại đa số các đảng anh em đòi hỏi phải đoàn kết, phản đối chia rẽ, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Lưu Thiếu Kỳ đã có những nỗ lực tích cực. Hai đảng Trung Quốc và Liên Xô mỗi bên đều có một số nhượng bộ, cuối cùng hội nghị vẫn thông qua và công bố “Tuyên bố chung của Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân các nước trên thế giới”. Nhưng quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước Trung Quốc và Liên Xô lại không thể cứu vãn mà tiếp tục xấu đi.

Tháng 10 năm 1961, Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 22, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử Đoàn đại biểu do Chu Ân Lai dẫn đầu đến tham dự. Nhưng khi Khơ-rút-sốp công kích công khai Sta-lin trong hội nghị, Chu Ân Lai đã rời khỏi hội trường trước để bày tỏ sự phản đối, đồng thời đến mộ Sta-lin đặt ở bên tường Hồng trường đặt vòng hoa. Sau này trong sự kiện biên giới Trung - Ấn xảy ra, Liên Xô công khai ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc, trong cuộc khủng hoảng tên lửa đạn đạo ở Cuba, Khơ-rút-sốp đã thỏa hiệp nhượng bộ với Mỹ. Những sự kiện đó đã làm sâu sắc thêm nhận thức của Mao Trạch Đông và Trung ương Đảng Trung Quốc đối với tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại. Việc công khai cắt đứt đối với chủ nghĩa xét lại Khơ-rút-sốp đã là điều không thể tránh khỏi.

Chính những ảnh hưởng của hoàn cảnh quốc tế như vậy và cuộc chống “chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh” năm 1959 ở trong nước đã làm cho nhận thức của Mao Trạch Đông đối với chủ nghĩa xét lại Liên Xô không ngừng tăng lên.

Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa 8, Mao Trạch Đông đã quy chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh ở trong nước và chủ nghĩa xét lại ở nước ngoài vào thành một loại. Ông nói: “Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh Trung Quốc, xem ra đổi cái tên mà hay, gọi là chủ nghĩa xét lại Trung Quốc”.

Đối với tình trạng này, các học giả nước ngoài cũng nhận thấy rất rõ, một giáo sư người Mỹ đã viết như sau: “Trước đó Mao vẫn cho rằng Khơ-rút-sốp chỉ là một đồng chí phạm sai lầm, lãng tử có thể quay đầu. Từ đó về sau, Khơ-rút-sốp đã là một tên phản bội hết phương cứu chữa”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:35:56 pm »


3. Liên Xô khích Mao Trạch Đông đi tới cực đoan

Năm 1964, Khơ-rút-sốp sụp đổ, về khách quan đã tạo nên một khả năng chuyển biến trong việc cải thiện quan hệ giữa hai đảng Trung Quốc và Liên Xô. Trung ương Đảng Trung Quốc rất coi trọng điều này. Vì thế, lợi dụng dịp kỷ niệm 47 năm Cách mạng Tháng Mười trong tình hình không phải là ngày kỷ niệm chẵn 5 năm hay 10 năm, nhưng đã cử một đoàn đại biểu Đảng và chính phủ của Trung Quốc tầm cỡ rất cao do Chu Ân Lai dẫn đầu đi Mạc T'ư Khoa. Nhưng hội đàm chính thức giữa hai Đảng Trung-Xô còn chưa bất đầu thì đã bị một hành động xằng bậy nghiêm trọng của một viên tướng cao cấp của quân đội Liên Xô phá hoại. Trong buổi chiêu đãi do chính phủ Liên Xô tổ chức vào tối ngày 7 tháng 11, khi Hạ Long đang nói chuyện với Nguyên soái Liên Xô Giu-kốp và một số người khác, thì Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Ma-li-nôp-xki đã nói với Hạ Long rằng: “Bây giờ chúng tôi đã lật đổ Khơ-rút-sốp rồi, các anh cũng nên theo gương của chúng tôi lật đổ Mao Thạch Đông đi. Như vậy chúng ta sẽ có thể hòa hảo”. Hạ Long đã đập lại ngay tại chỗ sự kích động ác ý của đối phương, đồng thời lập tức báo cáo với Chu Ân Lai, Chu Ân Lai đã chất vấn ngay các nhà lãnh đạo Liên Xô như Brê-giơ-nhép v.v... Để che giấu Brê-giơ-nhép đã nói là Ma-li-nốp-sky lỡ lời sau khi uống rượu. Chu Ân Lai lập tức chỉ rõ, đây không phải là “lỡ lời sau khi uống rượu” mà là “lời nói thật sau khi uống rượu”. Khi hai đoàn đại biểu hội đàm được tiến hành sau đó, Chu Ân Lai lại nêu ra lời kháng nghị nghiêm trọng với phía Liên Xô, Brê-giơ-nhép không thể không xin lỗi. Từ việc này liên hệ tới những tình hình khác, khiến cho Trung ương Đảng rút ra kết luận là Brê-giơ-nhép đã “thực hiện chủ nghĩa Khơ-rút-sốp không có Khơ-rút-sốp”. Sau đó, quan hệ Trung - Xô không những không hòa hoãn, trái lại ngày càng căng thẳng, Liên Xô tăng quân số ở biên giới Xô - Trung lên tới một triệu người, đồng thời đưa quân vào nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, hình thành thế đại quân áp sát biên giới đối với Trung Quốc.

Liên Xô quen với việc tìm nội ứng ở trong các nước và trong Đảng khác, đồng thời gây ảnh hưởng và gây sức ép, tiến hành lật đổ từ bên trong, để thay đổi người lãnh đạo không theo gậy chỉ huy của họ, điều này đã không còn là bí mật nữa. Mao Trạch Đông với tư cách là nhà chính trị và nhà quân sự, tất nhiên là phải hiểu sâu sắc cái đạo lý: lô cốt phá dễ nhất là từ bên trong. Ông không thể không ra sức đề phòng. Từ đó, ánh mắt của ông, tập trung ngày càng nhiều vào việc soi xét vấn đề “Khơ-rút-sốp ngủ bên mình”, điều này không có gì là khó hiểu. Điều không may là trong vấn đề chính trị trọng đại ảnh hưởng đến vạn mệnh của Đảng và Nhà nước này, Mao Trạch Đông đã không giữ vững quan điểm lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà đã đi tới mặt trái của nó.

Tháng 5 năm 1963, Mao Trạch Đông đã phê duyệt bảy tài liệu của cán bộ tỉnh Chiết Giang tham gia lao động. Ông cho rằng cán bộ tham gia lao động là một biện pháp hay để “đề phòng xét lại”, hơn nữa đã cảnh cáo toàn Đảng, nếu buông lỏng đấu tranh giai cấp thì chẳng cần rất nhiều thời gian, “ít thì vài năm mươi năm, nhiều thì vài chục năm, sẽ xuất hiện việc bọn phản động ngóc đầu dậy mang tính chất toàn quốc là điều không thể tránh khỏi, đảng Mác - Lê-nin nhất định sẽ biến thành đảng xét lại, biến thành đảng phát xít, cả Trung Quốc sẽ đổi màu”. Trong Hội nghị Hàng Châu triệu tập lúc ấy, Mao Trạch Đông nhấn mạnh, chúng ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, ở thành thị tiến hành “ngũ phản” (năm chống), ở nông thôn tiến hành “tứ thanh” (bốn rõ ràng) chính là đào rễ của chủ nghĩa xét lại.

Khi Mao Trạch Đông có những đánh giá không hoàn toàn phù hợp với thực tế đối với tình hình chính trị đối với Đảng và Nhà nước cũng như quan hệ giai cấp của xã hội, chưa có sự lý giải chính xác về chủ nghĩa xét lại là gì, hơn nữa đã dùng những phương pháp sai lầm, tất yếu sẽ hình thành nên sự xa rời nghiêm trọng với những nguyện ước ban đầu và kết quả về sau. Đó chính là nguyên nhân của tấn bi kịch của Mao Trạch Đông.

Chính do sự đánh giá quá mức nghiêm trọng tình hình chính trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và trong nước, nên Mao Trạch Đông đã dần dần chuyển trọng điểm chú ý của mình từ đề phòng xét lại sang chống xét lại, còn trọng điểm chống xét lại lại từ hạ tầng chuyển lên thượng tầng, cho đến những người lãnh đạo chủ yếu hàng đầu trong Trung ương Đảng.

Ngày 5 tháng 12 năm 1964, trong báo cáo điểm để rút kinh nghiệm của Tạ Phú Trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an lúc ấy có tựa đề m”Mm mống của phương pháp quản lý kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở Xưởng luyện thép Thẩm Dương”; Mao Trạch Đông đã phê duyệt: “Trong ngành công nghiệp của chúng ta, về mặt quản lý kinh doanh rốt cuộc là có bao nhiêu đã tư bán hóa, một phần ba, một phần hai hay còn nhiều hơn phải thanh tra cải tạo từng cái một mới biết được”. Trong lời phê duyệt còn nói “căn nguyên chủ yếu” của việc quản lý kinh doanh tư bản chủ nghĩa này là từ trên xuống. Ở đây đã đặt ra vấn đề “thanh tra cải tạo” xí nghiệp quốc doanh ở Trung Quốc.

Mùa thu năm 1965, Mao Trạch Đông đã nêu rõ ràng vấn đề nếu Trung Quốc có xét lại thì làm thế nào. Trong Hội nghị công tác Trung ương triệu tập từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1965, Mao Trạch Đông đã hỏi: “Nếu Trung ương có xét lại, các đồng chí sẽ làm thế nào?” Hơn nữa còn cho rằng: “Rất có thể có, đó là điều nguy hiểm nhất”. Ngày 10 tháng 10, trong cuộc nói chuyện với Bí thư thứ nhất các đại khu, Mao Trạch Đông lại nói: Trung ương có xét lại, các đồng chí làm thế nào? Nếu Trung ương có chủ nghĩa xét lại thì các đồng chí sẽ làm phản, các tỉnh có ba tuyến nhỏ thì có thể làm phản. Điều đó thể hiện một cách rõ ràng, Mao Trạch Đông đã coi việc Đảng biến thành xét lại, đất nước đổi màu là mối nguy hiểm hiện thực cấp bách, hơn nữa đã chuyển trọng điểm “đề phòng xét lại” ở trong nước sang “chống xét lại” và đặt nó vào vị trí hàng đầu trong sắp đặt công tác của mình.

Phàm những cái kẻ địch phản đối thì chúng ta phải ủng hộ; Phàm những cái kẻ địch ủng hộ thì chúng ta phải phản đối. Câu này của Mao Trạch Đông bị tuyệt đối hóa, trở thành một định thức tư duy chiếm địa vị thống trị. Bất kỳ ai hơi có biểu thị quan điểm bất đồng dù là những ý kiến rất hợp lý cũng bị coi là trái với giáo lý chính thống, bị kỳ thị, phê phán và đả kích, thậm chí bị chụp cho cái mũ xét lại và bị hành hạ tàn khốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #87 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:43:25 pm »


3
Chính biến phản cách mạng một chiều một sớm
Nhanh chân đi trước khắc tinh giáng trần


1. Cuộc cách mạng văn hóa mà Mao Trạch Đông tưởng tượng

Lý luận “tả” khuynh và thực tiễn “tả” khuynh, sùng bái cá nhân và độc đoán cá nhân, quốc tế chống xét lại và trong nước chống xét lại. Tác dụng qua lại của ba cặp đó đã kết hợp chặt chẽ với nhau trong đời sống hiện thực Trung Quốc vào những năm 50 và 60, là điều kiện của nhau và thúc đẩy lẫn nhau, hình thành nên một trào lưu to lớn khó có thể kháng cự. Mao Trạch Đông vừa là người thúc đẩy vừa là người chỉ đạo của trào lưu này, đồng thời suy nghĩ và hành động của con người ông lại chịu sự thôi thúc của trào lưu này, mà không ngừng đi tới cực độ của “tả”.

Nhận định sai lầm nghiêm trọng của Mao Trạch Đông đối với tình hình chính trị Trung Quốc thậm chí đã khiến ông lo lắng sẽ xảy ra “chính biến phản cách mạng” tại thủ đô Bắc Kinh, hơn nữa vì việc này mà triển khai việc phòng bị trước trên thực tế. Trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng vào tháng 5 năm 1965, Lâm Bưu đã để lộ tin của người trong cuộc. Lâm Bưu nói: “Mấy tháng gần đây Mao Chủ tịch chú ý đặc biệt đến việc phòng ngừa chính biến phản cách mạng, đã dùng rất nhiều biện pháp. Sau khi vấn đề La Thụy Khanh xảy ra, đã nói đến vấn đề này. Sau khi vấn đề Bành Chân xẩy ra, Mao Chủ tịch lại gặp mọi người nói vấn đề này. Điều binh khiển tướng phòng ngừa chính biến phản cách mạng, phòng ngừa chúng chiếm những vị trí quan trọng của chúng ta, điện đài, đài phát thanh. Hệ thống quân đội và công an đều đã bố trí. Mấy tháng nay Mao Chủ tịch đã làm bài văn này”. Bài nói của Lâm Bưu, sau này được Mao Trạch Đông phê duyệt làm văn kiện của Trung ương Đảng in và phân phát. Mao Trạch Đông không hề cắt bỏ đoạn văn này, chứng tỏ là đã ngầm thừa nhận những điều Lâm Bưu nói.

Lâm Bưu là kẻ giỏi nhất trong việc phỏng đoán tâm trạng của Mao Trạch Đông, trong hội nghị này đã lớn tiếng hò hét: “Mao Chủ tịch sống đến ngày chín mươi tuổi, hơn một trăm tuổi, đều là lãnh tụ tối cao của chúng ta, lời của Người đều là nguyên tắc hành động của chúng ta. Kẻ nào chống lại Người, toàn Đảng sẽ cùng tiêu diệt kẻ đó, cả nước sẽ cùng tiêu diệt kẻ đó, phía sau Người nếu có kẻ nào làm báo cáo bí mật như Khơ-rút-sốp nhất định là kẻ có dã tâm, nhất định là tên đại khốn nạn, toàn Đảng sẽ cùng tiêu diệt kẻ đó, cả nước sẽ cùng tiêu diệt kẻ đó”. Những lời nói ấy đã lọt tận đáy lòng Mao Trạch Đông. Chỉ ba tháng sau Lâm Bưu đã được Mao Trạch Đông chỉ định làm người nối nghiệp, bài phát biểu này có thể là một nấc thang quan trọng mà ông ta đã dựng lên cho mình. Mao Trạch Đông là một nhà cách mạng suốt đời phấn đấu để thực hiện lý tưởng cách mạng với tính cách quật cường không bao giờ khuất phục. Chỉ cần ông xác định sự việc đó là đúng thì dù có nhiều người phản đối hơn thế nữa, ông cũng sẽ kiên trì đến cùng.

Trong suốt cuộc đời, rất ít việc ông chịu thua. Đây cũng là tinh thần “phản trào lưu” mà ông đề xướng. Tâm trạng này đã được ông biểu lộ rất rõ trong bức thư gửi Giang Thanh ngày 8 tháng 7 năm 1966. Ông nói: “Cả thế giới có hơn một trăm Đảng, đại đa số Đảng không tin chủ nghĩa Mác - Lê, Mác, Lê-nin cũng bị người ta đập vỡ tan tành rồi, huống hồ chúng ta?” Trong thư Mao Trạch Đông còn nói, những phần tử chống Đảng ở Trung Quốc “họ muốn đánh đổ toàn bộ Đảng ta và bản thân ta”.

Nhìn tình hình nghiêm trọng đến như vậy, hoàn toàn xuất phát từ sự đoán định chủ quan. Dựa trên sự phán đoán này, ông cảm thấy phải đứng ra kiên trì nguyên tắc “phản trào lưu”, từ trong những làn sóng điên cuồng của chủ nghĩa xét lại, cứu vãn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cứu vãn sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc và thế giới. Vì việc đó, dù bản thân ông có bị đánh “tan nát”, cũng không tiếc. Đứng trước tình hình thế lực “xét lại” Trung Quốc đã rễ sâu gốc vững cành lá xúm xuê như ông đánh giá, Mao Trạch Đông cho rằng chỉ có phát động quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng mới có khả năng thắng lợi. Vì vậy, ông hạ quyết tâm, phát động hàng trăm triệu quần chúng, triển khai cuộc đấu tranh giai cấp toàn diện trong cả nước, tạo nên thế thiên hạ đại loạn, để mong quét sạch triệt để tất cả bọn đầu trâu mặt ngựa, để cuối cùng đạt được thiên hạ đại trị. Đây cũng là cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản mà Mao Trạch Đông chủ quan tưởng tượng ra.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #88 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:44:19 pm »


2. Định đoạt cuối cùng về người nối nghiệp

Do nghi ngờ “Khơ-rút-sốp” ở bên mình. Mao Trạch Đông suy nghĩ lại vấn đề người nối nghiệp.

Vấn đề người nối nghiệp, nội dung bao gồm hai phương diện: một là phiếm chỉ tức là thế hệ trẻ kế tục thế hệ cách mạng già, hai là chỉ riêng, tức là nối nghiệp bản thân Mao Trạch Đông, lãnh tụ của Đảng. Đối với tình hình giáo dục lúc ấy, Mao Trạch Đông rất không bằng lòng. Khi tiếp kiến khách nước ngoài vào tháng 8 năm 1965, ông đã nói: trước đây chúng tôi không có giáo sư đại học, giáo viên trung học, giáo viên tiểu học của mình, chúng tôi thu nhận tất cả những người mà Quốc dân Đảng để lại, từng bước cải tạo, có một bộ phận đã cải tạo tốt, một bộ phận khác vẫn làm theo kiểu cũ của họ. Sau đó, trong một cuộc hội nghị ông lại nói, hiện nay đại bộ phận các trường đại học, trung học, tiểu học đều bị những phần tử trí thức xuất thân từ giai cấp tư sản, tiểu tư sản, giai chấp địa chủ phú nông lũng đoạn. Ông cho rằng trường học là thiên hạ do các phần tử trí thức tư sản độc chiếm. Đối với tình hình giáo dục của nước ta sau 17 năm dựng nước mà đánh giá như thế, rõ ràng là không phù hợp với thực tế. Xuất phát từ thái độ không tín nhiệm trí thức, ông đề xuất cần những người kiên định ít tuổi, học vấn ít, lập trường vững, có kinh nghiệm chính trị để nối nghiệp.

Mao Trạch Đông chú ý đến một số bài diễn thuyết và bài viết của Đu-lơ-xơ từng là Quốc vụ khanh của nước Mỹ, chủ trương Mỹ và các nước đồng minh phương Tây thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Mao Trạch Đông nói, các nhà tiên đoán của bọn đế quốc căn cứ vào sự thay đổi xảy ra ở Liên Xô, đặt hy vọng “diễn biến hòa bình” vào thế hệ thứ ba hoặc thứ tư của Trung Quốc. Chúng ta nhất định phải làm cho những lời tiên đoán ấy của bọn đế quốc phải phá sản triệt để. Trong thời gian này ông đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề giáo dục thanh niên, vấn đề người nối nghiệp sự nghiệp cách mạng.

Tháng 6 năm 1964, ông đưa ra 5 điều kiện của người nối nghiệp. Ông muốn làm cho toàn Đảng, đặc biệt là thế hệ trẻ được rèn luyện trong cuộc đấu tranh giai cấp chống kẻ thù ngóc đầu dậy. Vì việc này ông đã không quản mạo hiểm tạo nên “thiên hạ đại loạn”, đích thân phát động và lãnh đạo trận bão táp lớn đấu tranh giai cấp để thế hệ thanh niên xông pha mưa gió từng trải cuộc đời.

Nhưng lúc ấy, theo Mao Trạch Đông, vấn đề cấp bách hơn là vấn đề người nối nghiệp Mao Trạch Đông lãnh tụ của Đảng. Ông muốn tự mình bắt tay chọn lại cho mình một người nối nghiệp vừa ý đáng tin cậy. Mao Trạch Đông cho rằng Liên Xô có Khơ-rút-sốp là do Sta-lin không chọn được người nối nghiệp mình là một nguyên nhân quan trọng. Mao Trạch Đông rất quan tâm chú ý đến việc lựa chọn và bồi dưỡng người nối nghiệp mình. Sau năm 1962, ông càng ngày càng cảm thấy rằng Lưu Thiếu Kỳ không phải là người được lựa chọn đáng tin cậy, cần phải suy nghĩ lại.

Tháng 6 năm 1966, trong một cuộc nói chuyện với khách nước ngoài ông nói: chúng tôi đều đã là những người ngoài bảy mươi cả rồi, thế nào cũng có ngày sẽ được Mác mời đi thôi. Người nối nghiệp rốt cuộc sẽ là ai, là Bec-xtanh, Kau-xky hay Khơ-rút-sốp, không thể biết được. Phải chuẩn bị, còn kịp. Điều này nói lên rằng, sự suy nghĩ về việc người kế nghiệp là rất cấp bách, thực sự là một trong những nguyên nhân khiến Mao Trạch Đông hạ quyết tâm phát động cuộc đại cách mạng văn hóa.

Một điều khác ảnh hưởng đến phân tích và phán đoán tình hình của Mao Trạch Đông là quan điểm phiến diện về mối quan hệ giữa “phá” và “xây”. Mao Trạch Đông phát động cuộc đại cách mạng văn hóa bao hàm hai ý đồ “phá” và “xây”. Nhưng trong tư tưởng triết học của ông về quan hệ giữa “phá” và “xây” là “không phá thì không thể xây được”, “chữ phá ở phía trước, lập cũng ở trong đó”, “thiên hạ đại loạn” sẽ đạt đến “thiên hạ đại trị” v.v... phải luôn đặt chữ “phá” lên đầu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:44:50 pm »


3. Về mục tiêu xã hội của cách mạng văn hóa, bản thân Mao Trạch Đông cũng không biết

Vậy thì, xã hội lý tưởng mà Mao Trạch Đông theo đuổi là xã hội gì? Bán thân ông chưa bao giờ nói một cách rõ ràng cả.

Mục tiêu xã hội mà Mao Trạch Đông phát động cuộc đại cách mạng văn hóa để đạt được là gì? Cũng có nghĩa là bản sơ đồ về “thiên hạ đại trị” mà ông theo đuổi là gì? Hai văn kiện có tính cương lĩnh của đại cách mạng văn hóa cũng không hề đề cập đến. “Thông báo 16 tháng 5” chỉ nói phái “cướp” cái gì, “phê phán” cái gì, “thanh trừng” cái gì, những điều nói ở đây hoàn toàn là “phá” còn phải xây dựng cái gì, thì không hề nói. “16 điều” thì lại nêu ra việc xây “bốn cái mới” (tư tưởng mới, văn hóa mới, phong tục mới, tập quán mới), nhưng nội dung cụ thể của “bốn cái mới” ấy là gì thì chẳng ai nói rõ cả, chỉ là một mớ khẩu hiệu trừu tượng. Cho nên nói một cách nghiêm khắc đại cách mạng văn hóa không có cương lĩnh hoàn chỉnh. Vì một cương lĩnh cách mạng luôn phải quy định mục tiêu xã hội có tính xây dựng mà nó theo đuổi. Đến mục tiêu cũng lơ mơ không rõ ràng thì ít nhất cũng không thể coi là cương lĩnh hoàn chỉnh. Mục tiêu xã hội mà Mao Trạch Đông theo đuổi khi phát động cuộc đại cách mạng văn hóa chỉ có thể tìm ở những tư liệu khác.

Khi đại cách mạng văn hóa vừa mới bắt đầu, ngày 7 tháng 5 năm 1966, Mao Trạch Đông viết cho Lâm Bưu một bức thư, sau này được gọi là “Chỉ thị 5 tháng 7”. Trong thư này, Mao Trạch Đông đã phác họa nên hình dáng của một xã hội lý tưởng mà ông hằng mong muốn. Tức là công nhân, nông dân, học sinh, quân đội, thương nghiệp các ngành phục vụ, nhân viên công tác trong cơ quan Đảng và chính quyền đều có một nghề chính và học thêm những cái khác. Học văn, học công, học nông, học quân nhưng đều phải tham gia phê phán giai cấp tư sản, biến cả nước thành một trường đại học lớn.

Mao Trạch Đông trước sau chưa hoàn thành được thiết kế tổng thể của lâu đài xã hội chủ nghĩa mà ông muốn xây dựng. Ông không để lại bản vẽ hoàn chỉnh. Chúng ta chỉ có thể từ một số bài nói chuyện, bài viết của ông lúc ấy nhìn ra bóng dáng không rõ ràng về cái xã hội lý tưởng mà ông mong muốn.

Trong cái xã hội ấy, phân phối phải là bình quân trên đại thể, thực hiện chế độ cung cấp là một hình thức tương đối tốt, từng bước thực hiện ăn cơm không trả tiền, mặc quần áo cũng không trả tiền. Có một điều thú vị là, theo Lý Ngân Kiều vệ sĩ trưởng của Mao Trạch Đông nhớ lại: “Mao Trạch Đông rất ghét tiền. Mao Trạch Đông đã từng bắt tay Tưởng Giới Thạch nhưng chưa bao giờ Mao Trạch Đông sờ đến tiền. Mao Trạch Đông ở Diên An không sờ đến tiền, khi chuyển đến đánh Thiểm Bắc cũng không sờ đến tiền, sau khi vào thành phố càng không sờ đến tiền”. Mao Trạch Đông nói: “ả, ấy à, quả thật là thứ rất đáng ghét, nhưng tôi chẳng thể có cách nào không cầm nó!”.

Khi nói đến cuộc sống ở căn cứ địa cách mạng những năm chiến tranh, luôn tràn đầy những hoài niệm đẹp đẽ. Ông ca ngợi chế độ cung cấp, ghét chế độ tiền lương. Ông nói: “Sau giải phóng, hết thảy đều thực hiện chế độ tiền lương, đã bình xét bậc thì vấn đề sẽ nảy sinh nhiều, có một số người tranh cãi nhau vì nâng bậc, phải làm rất nhiều công tác thuyết phục”. Ông vặn hỏi: “Chẳng lẽ hai vạn năm ngàn dặm trường chinh, cải cách ruộng đất, chiến tranh giải phóng đều dựa vào phát tiền lương mới có được hay sao?”.

Một số nhận định của Mao Trạch Đông nảy sinh trong khi tìm tòi con đường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, do thất bại của “đại nhảy vọt” nên chưa thể tiếp tục phát triển, đồng thời hình thành hệ thống. Nhưng ông vẫn chưa từ bỏ những suy nghĩ ấy. Ông cho rằng từng bước thực hiện những suy nghĩ ấy chính là cách mạng không ngừng. Những người không tán thành quan điểm của ông, theo ông, đều là muốn đi con đường tư bản chủ nghĩa, muốn xét lại. Trước khi qua đời không lâu, Mao Trạch Đông còn phẫn nộ nói rằng: “Một số đồng chí, chủ yếu là các đồng chí cũ, tư tưởng vẫn dừng lại ở giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa không hiểu rõ, có mâu thuẫn, thậm chí phản đối”. Ông cho rằng: “Vì sao như vậy? Vì làm quan to rồi, phải bảo vệ lợi ích của các vị quan to. Họ có nhà đẹp, có xe hơi, lương cao, có người phục vụ, còn ghê gớm hơn cả chủ tư bản”. Từ đó, ông đã đưa ra những nhận định sai lầm khác thường: giai cấp tư sản đang ở trong Đảng Cộng sản. Có thể thấy, đánh đổ phái cầm quyền đi con đường tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ những trở ngại để thực hiện chủ nghĩa xã hội trong sạch nhất, hoàn mỹ nhất ở Trung Quốc, là một ý niệm chủ quan mạnh mẽ thúc đẩy Mao Trạch Đông phát động cuộc đại cách mạng văn hóa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM