Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:31:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294914 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2008, 10:07:59 pm »

Liên Xô trước đây, Tiệp cũng phát triển một loại đạn gần giống. Kiểu Nga là RPG-18, tính năng nhỉnh hơn M72 một chút. Tiếp sau có RPG-26 nặng 2,9kg. Nhưng rõ ràng, các loại súng này ít được biết đến.
-----------------------------------------------------
  Hồi Afgha war, quân dù LX được trang bị hàng loạt loại RPG-18/26 này. Thế nhưng khi thực chiến, chúng tỏ ra rất kém hiệu quả nên sau đó đã nhanh chóng được thay thế bằng RPG-7. Điều này đọc được trong một cuốn sách viết về đội Alfa của LX ở Afgha. Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2008, 11:39:47 pm »

Thứ nhất. Tớ nói dến đạn xuyên. Các thức Claymore đó là mìn định hướng. Nó chỉ định hướng thôi, chứ không hội tụ. Đạn xuyên HEAT thì cần hội tụ.
Thứ 2. Còn mìn định hướng nhà ta. Cái này thì bác nhầm to rồi. Ta có làm mìn claymore, nhưng đó không phải kiểu mìn định hướng nhà ta. Mìn nhà ta là loại góc mở rộng như B40, B41, nặng hơn chút, có thể sát thương như claymore, có thể phá công sự như bộc phá. Mìn lõm nhà ta làm từ những năm đầu đánh tây kia. Mìn claymore không dùng tí C4 nào, thuốc nổ của nó là hỗn hợp RCX và TNT, tính năng na ná như thuốc nổ trong B41 nhưng yếu hơn.

Bác Phúc.

Mìn M18A1 Claymore chính xác là xài C4 bác ạ.
Còn tất cả mìn định hướng nhà ta thì đều xài TNT tất, không có tí "RCX" nào cả.

Về kích thước và khối lượng của các loại mìn định hướng "gọn nhẹ" của nhà ta thì như sau:

- MĐH5: 0,85 kg
- MĐH7: 3,5 - 3,9 kg
- MĐH10 (phổ biến nhất thời này): 6,7 đến 7 kg
- MĐH20: 26 kg  Grin (khủng dã man)
- MĐHC40: 2kg

So với trái M18A1 Claymore nặng 1,36 kg thì chỉ có mỗi MĐH5 là nhẹ hơn. Em là em phản bác cái ý "Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng" của bác vì như em biết mìn định hướng nhà ta tuy uy lực kinh khủng nhưng to nặng cũng hãi hùng do chế tạo thủ công với vật liệu kém và thuốc nổ yếu.

Và tuy cùng là mìn định hướng nhưng MĐH10 dùng nguyên lý khác hẳn Claymore, nó là liều nổ lõm góc rộng có gắn mảnh vụn trực tiếp lên liner để lợi dụng hiệu ứng nổ lõm để văng mảnh ra xa.

EFP cũng vậy, nó là liều nổ lõm với liner dạng đĩa nông để khi nổ sẽ biến dạng thành thanh xuyên giáp. Nó không liên quan gì đến nguyên lý Claymore.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 12:04:37 am gửi bởi mig19farmer » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 12:47:38 am »

Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze
Đường kính nòng: 44mm,
Đường kính kính đầu đạn: 67mm.
Kiểu súng: súng không giật có khối lùi, bắn đạn tên lửa
Súng dài: 880mm;
Đã lắp đạn dài: 1162mm
Súng đã lắp kính ngắn nặng: 7,8kg.
Đã lắp đạn nặng: 10,3kg
Tầm bắn hiệu quả: 300 mét.
Xuyên: 370mm.


M72 thực chất chỉ nhỉnh hơn B40 chút về tầm bắn hiệu quả chống tăng (165 so với 150), nhưng lại quá yếu. Nó không hay ho gì trong tư cách súng chống tăng, chỉ nổi trội với tư cách là súng bắn sát thương hay đạn cháy, nhanh chóng rơi vào quên lãng. Đó là vũ khí đối đầu trực tiếp với B41, thậm chí ra sau cỡ gần chục năm, cho thấy trình của của B41.
Thật ra, cùng thời với B41 có một khảu súng được dùng ở châu Âu, khá chuẩn, đó là Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze, do công ty Dynamit-Nobel AG thiết kế chế tạo từ 1958-1960, được chất nhận sử dụng trong quân Đức giữa những năm 1960. Thật ra, M72 chỉ được cái khỏe quảng cáo, chứ chưa so với B41, chỉ so với khẩu này cũng đã quá còi.

Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Súng Pzf 44 Lanze có điểm nổi trội về thuật phóng có tên Davis counter-recoil. Thuật phóng này dùng một khối lùi rắn. Kiểu này được áp dụng lần đầu trên một khẩu súng Mỹ hồi thế chiến là Davis gun. Hồi đánh tây thì khẩu Bazooka Khu 5 cũng vậy. Tuy nhiên, khác với súng Mỹ, súng Pzf 44 Lanze được thiết kế lại theo kiểu Panzerfaust mà Đức dùng trong thế chiến 2, đầu đạn to hơn cỡ nòng.

Khối lùi làm bằng kim loại, nhờ khối này mà lượng thuốc nổ dùng giảm đi, giảm chán động âm thanh và khoảng an toàn sau súng. Tuy nhiên, thuật phóng vẫn là thuốc nổ đen. Sơ tốc đầu đạn đạt đến 170m/s, tên lửa đẩy đầu đạn lên đến vận tốc tối đa 210m/s.
So với thuật phóng B41 thì Pzf 44 Lanze có điểm nổi trội là chấn động âm thanh nhỏ hơn. Nhìn chung về thuật phóng thì Pzf 44 Lanze vẫn còn kém xa B41. B41 đã có buồng tích áp và thuốc nổ cháy chậm. Khối lùi giảm được chấn động âm thanh tốt hơn nhiều B41. Nếu so với b40 thì khối lùi làm giảm khoảng cách nguy hiểm sau súng. Khoảng cách nguy hiểm thì rõ là Pzf 44 Lanze chưa bằng B41, B41 cần khoảng cách vật chắn 2 mét, còn cái khối lùi mà đập vào tường 2 mét rồi bật lại thì chưa biết ai vỡ đầu. Điểm thua nhất là Pzf 44 Lanze chưa thể làm đạn xoáy mạnh trong nòng.

Điểm giống B41 nhất là súng cũng có thước ngắm đàng hoàng và chương trình huấn luyện xạ thủ kỹ càng. Dưới đây có ảnh T-62 trong cuốn huấn luyện của súng, chỉ rõ những điểm dễ bắn và nguy hiểm cho xe khi trúng đạn. Súng cũng có kính nhìn đêm, kính hồng ngoại và đèn chiếu hồng ngoại. Tuy vậy, chương trình nghiên cứu phương pháp sử dụng và huấn luyện cũng chưa hoàn chỉnh như B41. Ví dụ cụ thể nhất có lẽ là chưa lên được biên chế một tổ dùng súng cũng như biên chế súng trong quân đội.
Còn B41 thì như đã nói trong các trang trước, súng là hỏa lực chống tăng cấp tiểu đội-tức mỗi tiểu đội bộ binh trong toàn quân đội có một khẩu, người dùng súng là "quan tổ trưởng". B41 có lịch sử chiến đấu lâu dài, có nhiều chiến thuật, cách dùng, cách bắn, biên chế của nhiều quân đội được đúc kết ghi lại. Pzf 44 Lanze không được dùng nhiều nên tất nhiên thiếu hẳn điều đó.

Panzerfaust 3 (Pzf 3) nhanh chóng thay thế cho Pzf 44 Lanze. Tuy nhiên,  Panzerfaust 3 (Pzf 3) khá nặng và ngoài châu Âu ra cũng không phổ biến. Cả hai loại súng này không được coi trọng trong chính quân đội nó (Tây Đức). Họ quan niệm rằng đây là những vũ khí phụ, dùng trong trường hợp đặc biệt là bộ binh phòng thủ thiếu hỗ trợ cấp trên. Hoàn toàn khác quan điểm dùng B41 là một trong 3 súng chủ lực (AK, RPK, B41). Mặt này thì Pzf 44 Lanze giống như M72.

Về tầm hiệu quả, Pzf 44 được công bố có tầm hiệu quả 300 mét. Tuy vậy, Liên Xô đánh giá thấp hơn. Theo Liên Xô, Pzf 44 có tầm hiệu quả khi bắn trúng phát thứ 2 là như vậy. Do kết cấu đầu đạn góc hẹp, tốc độ thấp, đường đạn cong... có thể hình dung tầm bắn hiệu quả bằng nửa B41.

Một điểm nữa giống B41 là liều cũng rời và được lắp vào đạn trước khi bắn.

Về chống tăng. Rõ ràng là Pzf 44 hơn đứt M72 ở điểm không quảng cáo. Trong tài liệu huấn luyện, người ta nói rõ khả năng diệt mục tiêu sau khi bắn trúng của Pzf 44 với T-55, T-62 Liên Xô. Họ nói rõ về tỷ lệ thủng xe thấp khi bắn phía trước, có thể nắn được hai bên tháp pháo và nên bắn những điểm khác. Như ảnh dưới đây lấy từ sách huấn luyện Pzf 44, đen là không nên bắn, đỏ là tốt. Nếu M72 mà không có những điểm quảng cáo lằng nhằng thì có lẽ không mất Làng Vây trước PT-76. Ở những vùng đen dưới đây có giáp cũng không đến 370mm, nhưng người Đức nhiều kinh nghiệm chiến tăng Nga quá hiểu giáp nghiêng đẩy đầu đạn góc hẹp thế nào, không cho lính bắn vào như Mỹ quảng cáo M72.










« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 01:20:32 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 01:08:33 am »

Thứ nhất. Tớ nói dến đạn xuyên. Các thức Claymore đó là mìn định hướng. Nó chỉ định hướng thôi, chứ không hội tụ. Đạn xuyên HEAT thì cần hội tụ.
Thứ 2. Còn mìn định hướng nhà ta. Cái này thì bác nhầm to rồi. Ta có làm mìn claymore, nhưng đó không phải kiểu mìn định hướng nhà ta. Mìn nhà ta là loại góc mở rộng như B40, B41, nặng hơn chút, có thể sát thương như claymore, có thể phá công sự như bộc phá. Mìn lõm nhà ta làm từ những năm đầu đánh tây kia. Mìn claymore không dùng tí C4 nào, thuốc nổ của nó là hỗn hợp RCX và TNT, tính năng na ná như thuốc nổ trong B41 nhưng yếu hơn.

Bác Phúc.

Mìn M18A1 Claymore chính xác là xài C4 bác ạ.
Còn tất cả mìn định hướng nhà ta thì đều xài TNT tất, không có tí "RCX" nào cả.

Về kích thước và khối lượng của các loại mìn định hướng "gọn nhẹ" của nhà ta thì như sau:

- MĐH5: 0,85 kg
- MĐH7: 3,5 - 3,9 kg
- MĐH10 (phổ biến nhất thời này): 6,7 đến 7 kg
- MĐH20: 26 kg  Grin (khủng dã man)
- MĐHC40: 2kg

So với trái M18A1 Claymore nặng 1,36 kg thì chỉ có mỗi MĐH5 là nhẹ hơn. Em là em phản bác cái ý "Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng" của bác vì như em biết mìn định hướng nhà ta tuy uy lực kinh khủng nhưng to nặng cũng hãi hùng do chế tạo thủ công với vật liệu kém và thuốc nổ yếu.

Và tuy cùng là mìn định hướng nhưng MĐH10 dùng nguyên lý khác hẳn Claymore, nó là liều nổ lõm góc rộng có gắn mảnh vụn trực tiếp lên liner để lợi dụng hiệu ứng nổ lõm để văng mảnh ra xa.

EFP cũng vậy, nó là liều nổ lõm với liner dạng đĩa nông để khi nổ sẽ biến dạng thành thanh xuyên giáp. Nó không liên quan gì đến nguyên lý Claymore.


Mìn ta: bác thử xem các mìn lõm chống lô cốt thế nào.  Còn mìn sát thương dương nhien là nhẹ. Mình đang nói là mìn góc mở rộng xuyên giáp, khác hoàn toàn mìn claymore.

Về thuốc nổ. Không mìn sản xuất công nghiệp nào nhồi C4 cả. C4 được thiết kế để sử dụng cho lính thường. Ưu thế của nó là dễ nặn như đất sét làm bộc phá. CÒn thuốc viên trong mìn càng rắn càng tốt chứ ai đi nặn mìn. Thuốc Claymore M18A1 là loại thuốc cứng, dẫn phản ứng nổ nhanh trên cơ sở RDX, hỗn hợp này còn có tên là C3, 340gram.
Claymore M18 ban đầu dùng ở Vịt dùng hỗn hợp B ( nhà ta thường gọi là a-ma-tôn, không hiểu viết thế nào). Đây là hỗn hợ RDX và TNT, một cách hóa cứng RDX trước khi có C3. Loại mình này có lẽ là phổ biến ở Vịt. Theo lính chiến kể lại, thường lấy thuốc mìn ra đun nước, có dạng thỏi cứng, thì đúng là a-ma-tôn.
Sau này thấy có nói M18A1 đến vịt, nhưng không hiểu 2 loại thế nào.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 01:27:56 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 08:46:08 am »

Về thuốc nổ. Không mìn sản xuất công nghiệp nào nhồi C4 cả. C4 được thiết kế để sử dụng cho lính thường. Ưu thế của nó là dễ nặn như đất sét làm bộc phá. CÒn thuốc viên trong mìn càng rắn càng tốt chứ ai đi nặn mìn. Thuốc Claymore M18A1 là loại thuốc cứng, dẫn phản ứng nổ nhanh trên cơ sở RDX, hỗn hợp này còn có tên là C3, 340gram.
Claymore M18 ban đầu dùng ở Vịt dùng hỗn hợp B ( nhà ta thường gọi là a-ma-tôn, không hiểu viết thế nào). Đây là hỗn hợ RDX và TNT, một cách hóa cứng RDX trước khi có C3. Loại mình này có lẽ là phổ biến ở Vịt. Theo lính chiến kể lại, thường lấy thuốc mìn ra đun nước, có dạng thỏi cứng, thì đúng là a-ma-tôn.
Sau này thấy có nói M18A1 đến vịt, nhưng không hiểu 2 loại thế nào.

- Em đã bảo bác là M18A1 là nhồi C4 mà lại.
- M18 xài composit B nhưng loại này không hề phổ biến ở VN.
- Amatol là hỗn hợp TNT và ammonium nitrate bác ạ, giống này rẻ tiền dùng để tiết kiệm TNT, làm giảm tốc độ truyền nổ thê thảm nhưng bù lại thì rẻ hơn nhiều. Bác nhầm lẫn đâu rồi.
- Cứ thấy thuốc thỏi cứng mà bác phán ngay là amatol thì em thua, TNT và các loại thuốc nổ phức của nó đều dạng thỏi cứng hết ạ. Kính bác.

PS: Nhà em nghe thấy cái gì không hợp lý là hay ngứa tai, bác thông cảm nhá.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 08:48:29 am gửi bởi mig19farmer » Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:10:20 am »

Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 10:42:32 am »

Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.

Cái này cậu không đọc, tớ đã post liền ngay trang trước. Tại sao cậu không thèm đọc lại hỏi vặn vậy Huh?
A ma tôn: Ờ, tớ nói là tớ nghe nói thế thôi, các cự binh có thể đã nhầm a ma tôn và hốn hợp B.

Cái kiểu ba toác nhưng không thèm đọc của cậu nó thế này.

Về C4: tớ đã nói là cậu hoàn toàn chả hiểu gì về thuốc nổ hết. C4 Mỹ hay Semtex XHCN là thuốc nổ dẻo. Thuốc nổ dẻo là thuốc nổ dễ tạo hình, nôm na là dễ nặn như đất sét. Dễ nặn để lính chế mìn tự tạo, bộc phá... nặn theo hình dáng yêu cầu. Tính dẻo được tạo bởi cao su nhân tạo.

Thuốc mìn là thuốc bột-cứng, bao gồm những hặt bột nhỏ mịn được bao bởi chất thuốc keo hay dẻo liên kết. Mìn công nghiệp không bao giờ được nhồi bởi thuốc nổ dùng cho mìn tự chế cả. Cậu quá tôn sùng C4 với Claymore mine nên cậu tưởng tượng hai thứ này chung sống với nhau thành một loại mìn kinh khiếp lắm lắm.  Thuốc nổ dẻo có nhiều nhược điểm: dễ biến chất, dễ chảy lung ung sau hàng năm trời chôn, dễ bị kích nổ không mong muốn (như địch nã pháo vào trận địa), đặc điểm lớn nhất là cơ tính yếu (không có thì đúng hơn) không tham gia vào khả năng chịu lực của mìn. Hơn nữa, thuốc nổ dẻo cũng không phải là loại thuốc nổ mạnh hay là thuốc nổ nhanh đỉnh cao, vì chúng nhường những yêu cầu đó cho tính dẻo. Thuốc nổ dẻo nổi tiếng chỉ vì chúng rất thông dụng, là thuốc nổ chính được sử dụng ngoài bom mìn đầu đạn, là nguyên liệu chính để làm mìn tự tạo quân dụng.

Tại sao phải có thuốc nổ cứng và thuốc nổ dẻo Huh RDX hay một số chất nổ khác có dạng không dễ gia công. RDX kết tinh như đường, không ai đi gia công đường thành hình này hình nọ cả. Người ta nghiền mịn đường RDX, rồi trộn với TNT để đúc hay trộn với cao-su để ép. Trộn TNT là hóa cứng, dạng Hỗn hợp B. Còn trộn cao-su hóa dẻo là Hỗn hợp C.

Claymore được phát triển từ thế chiến 2, cái tên Claymore mine M18 được đặt cho một trong rất nhiều loại mìn tương tự đã được chế tạo. Nhà ta gọi tất cả những loại mìn có cấu tạo tương tự là "mìn cờ lay mo" tuốt. M18 được phát triển và sản xuất trong thập niên 1950, đâu như 1952 thì phải, cái này tớ nhớ không kỹ lắm, nói trước thế để cậu khỏi kiện.
Mìn M18 nhồi hỗn hợp B, đây là loại thuốc nổ chứa RDX và TNT theo tỷ lệ 63/36. Đây là cách hóa cứng thuốc nổ thông dụng từ đầu thế kỷ 20. Mìn M18 được chấp nhận trong quân đội và được đem đến Việt Nam. Trong thập niên 1960, Mìn M18A1 được chấp nhận thay thế vai trò của M18. Số lượng sản xuất M18A1 tăng vọt sau năm 1969 và cũng bắt đầu xuất khẩu mạnh. Từ 1969 đến 1992 là thời gian xuất khẩu chủ yếu của mìn này, 1,36 triệu quả, 28 nước. M18A1 nhồi hỗn hợp C3, đây là thuốc nổ gốc RDX hóa cứng, năng lượng cao.
Các hỗn hợp C là các hỗn hợp thuốc nổ dẻo mạnh. C4 là dẻo dùng cho mìn tự chế, rất dẻo. Còn C3 là dẻo cho mìn công nghiệp, so với tay người nó còn cứng chán. Độ dẻo của nó đủ đảm bảo để người ta ép thành bánh bằng máy chứ không đủ để nặn tay (với cậu tớ dùng đơn vị đo là độ dẻo cỡ xà phòng và độ dẻo cỡ đất sét).

Như vậy, ở Việt Nam, chủ yếu là loại M18 nguyên thủy dùng Hỗn hợp B, chứa RDX và TNT theo tỷ lệ 63/36. Có thể sau này, M18A1 được đem đến Việt Nam dùng C3, nhưng không có loại nào ở Việt Nam có C4 cả. Có thể C4 được nhồi cho loại M18 nào đó Huh?? tớ không biết nhưng chưa dùng trong Kháng chiến chống Mỹ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 12:50:31 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 12:19:49 pm »

Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.

Là vì em thấy bác nói góc rộng cơ cấu điểm hỏa cần phức tạp tinh xảo quá trong khi góc hẹp thì xuyên lại được nhiều hơn nên em mới nghĩ sao không xài luôn góc hẹp cho nhanh. Cái gọi là phụ thuộc góc chạm đạn tức là góc chạm lớn quá thì không nổ văng ra hay sức xuyên giảm ạ, bác viết dài quá em đọc loạn cả lên. Nếu là văng ra không nổ thì là do cái ngòi chứ đâu phải là do góc rộng hẹp gì, vậy nếu M72 lắp cái ngòi siêu đẳng của B41 vào thì chắc là bắt sống B41 rồi vì đạn nhẹ hơn nhiều, dễ mang vác hơn hẳn
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 01:15:17 pm »

Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.

Là vì em thấy bác nói góc rộng cơ cấu điểm hỏa cần phức tạp tinh xảo quá trong khi góc hẹp thì xuyên lại được nhiều hơn nên em mới nghĩ sao không xài luôn góc hẹp cho nhanh. Cái gọi là phụ thuộc góc chạm đạn tức là góc chạm lớn quá thì không nổ văng ra hay sức xuyên giảm ạ, bác viết dài quá em đọc loạn cả lên. Nếu là văng ra không nổ thì là do cái ngòi chứ đâu phải là do góc rộng hẹp gì, vậy nếu M72 lắp cái ngòi siêu đẳng của B41 vào thì chắc là bắt sống B41 rồi vì đạn nhẹ hơn nhiều, dễ mang vác hơn hẳn

Theo tớ hiểu thì là thế này:
Góc rộng, năng lượng nổ tích tụ vào 1 "điểm" trong thời gian ngắn
Góc hẹp, năng lượng nổ tích tụ theo 1 "đọan" thời gian dài hơn.
Thế là cả về nhiệt độ và áp lực tại điểm khoan giáp, góc rộng ưu thế hơn, nó phá giáp kiểu "xung", còn góc hẹp phá kiểu "hành trình" (hơi khó diễn tả nhỉ).
Dẫn tới kiểu góc rộng phá vỏ thiên theo đường yếu nhất của vật liệu, trong khi góc hẹp phá thiên theo hướng xuyên của dòng khí, nghĩa là góc hẹp phụ thuộc góc chạm vỏ nhiều hơn góc rộng.

Hơi khó diễn tả, tớ diễn tả kiểu khác xem sao:

Góc rộng, năng lượng tích vào điểm hội tụ, sau đó tòan bộ cục này cùng chạy qua giáp
Góc hẹp, năng lượng cấp dần theo hướng chạm (trục đạn), do vậy khi dòng khí phá họai 1 đường lệch khỏi trục hội tụ thiết kế, sẽ không cấp được thêm năng lượng cho điểm đột phá, dẫn tới khả năng xuyên giảm.

Tiện thể làm chức năng quản trị luôn:
Các đề tài ta đang bàn mở rộng quá phạm vi B41 từ lâu, em có dự định
PA1: cắt ra làm 4: Giữ B41 lại đây, tách riêng M72, Panzefaust ra làm 2, và cơ bản về khối nổ lõm, nổ định hướng thì đưa sang box kiến thức quốc phòng.
PA2: Giữ cả 3 súng B41, M72, Panz... lại và đổi tên topic, tách cơ bản về khối nổ lõm sang bên Kiến thức Quốc phòng


Đề nghị các bác cho biểu quyết trong vòng 1 tuần, em sẽ chờ "lòng dân" (còn "ý Đảng" thì đề xuất kia rồi Smiley)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 02:03:13 pm gửi bởi ChienV » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 02:21:46 pm »

ChienV nói đúng quá.
Vì là hội tụ ở một điểm, nên đạ góc rộng cần điểm hỏa đúng khi giáp xuất hiện ở điểm hội tụ. Ở mấy trang trước có ảnh cái riềm xích M1 bị thủng, thấy rõ mức độ hội tụ năng lượng của đạn B41. Điểm thủng chỉ cỡ 1-2cm, nhỏ xíu. Do hội tụ nên năng lượng được nhồi vào trong lỗ tỷ lệ cao kể cả khi giáp nghiêng. Có thể mô tả dễ hiểu thế này, viên đạn B41 vứt một nửa đi (sóng nổ bay ra ngoài), còn một nửa năng lượng nó hội tụ lại. Một liều nổ hình cầu đường kính 1cm mang nửa năng lượng đầu đạn, đặt sát giáp. Khi đó giáp có xoay sở thế nào thì sức nổ của cái liều 1cm ấy vưỡn thế.

Đạn góc hẹp đã biến nhiệt độ và áp suất thành động năng đầu đạn. Đạn góc hẹp hay được ứng dụng trong đạn đại bác, do khối lượng thuốc nổ lớn và đường kính hạn chế, gặp khó khăn khi truyền phản ứng nổ. Luồng khí nén nóng tốc độ cao của đạn góc hẹp bị phân tán khi va đập vào thành nghiêng của giáp, giảm năng lượng. Việc làm giáp nghiêng để chống đạn động năng đã có từ lâu, như giáp T-34.



Rõ ràng, góc rộng yêu cầu điểm hỏa (ngòi) tốt hơn và truyền phản ứng nổ (mạch) tốt hơn. Đạn B41 phát triển hơn đạn B40 ở cơ  cấu điểm hỏa và mạch truyền phản ứng nổ. Còn riêng đạn B40 đã là một cuộc cách mạng về đầu đạn lõm, chính nó đưa ra khái niệm "mạch truyền phản ứng nổ". Điều này đảm bảo thuốc nổ phát nổ đồng đều trên bề mặt lõm. Trước đây, các PIAT, Bazooka, Panzerfaust... đều có đầu đạn góc mở rộng nhưng cả ngòi nổ và truyền nổ đều thô sơ. Không tính ngòi nổ thì các đạn góc rộng trên đều phát nổ từ đuôi khối lõm, truyền phản ứng nổ lên đầu, như cách ngày nay kích nổ đạn góc hẹp kiểu nòng súng xuyên bằng động năng.

Cơ chế truyền phản ứng nổ thì B41 lại tiến một chút. Kết cấu thuốc hiệu quả hơn và có thêm một phần miệng mỏng được bao bởi đai sắt nặng. Đây là cơ cấu kết hợp hiệu ứng ống nòng vào đầu đạn mở rộng, phần này phản ứng nổ chậm hơn một chút. Đạn B40 và B41 ban đầu đều tốn thuốc cho cái trạm truyền nổ phức tạp như mạch điện này. Trong kỹ thuật điện, sau này có một khái niệm "mạch điện B41", là một mạch điện tử ứng dụng, lấy cảm hứng từ mạch truyền phản ứng nổ của B41. Đến đạn PG-7V và VM thì người ta tận dụng cái trạm truyền nổ đó, biến nó thành một liều lõm nối tầng phát nổ trước như kết cấu đạn đại bác 3BK-31.
Truyền nổ đạn B40 đã có bên B40, chép lại về đây chút. Hình dưới là cơ chế truyền phản ứng nổ thô sơ nhất của M72. Mình không vẽ B41 chi tiết ở đây vì mình chưa mô phỏng được đầy đủ phản ứng nổ của nó, mới chỉ vẽ được những nét chính. Có vấn đề vướng là chưa mô tả được hết sự biến dạng của chóp đầu, việc tăng áp lực lên tinh thể phát điện và việc làm chậm kích nổ. Còn đạn B40 thì mô phỏng tương đối đơn giản.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.50


Đây là sơ đồ đan bắn vào cái tháp pháo. Đạn không phụ thuộc góc có diện tích mục tiêu lớn hơn. Điều đó làm tăng khả năng diệt mục tiêu sau khi trúng, tăng "tầm bắn hiệu quả".


Về chuyên môn của ChienV. Theo mình, cứ để thế này đi, lộn xộn chút là cái duyên của Open Source. Về sau này, đọc lại vừa thấy nhiều thông tin gần giống SGK, vừa xanh đỏ tím vàng muôn mầu muôn vẻ của truyện quán nước, đó là lợi thế là truyện quá nước mà SGK không có. Mình vẫn post theo một mạch ấy chứ.
Các topic khác thì từ từ, rồi sẽ mở. Nếu copy từ đây sang chưa chuẩn bị thì quá quán nước.
Theo mình, nên làm một mục lục ở đầu topic và yêu cầu các thành viên phải đặt tên cho bài viết. Con ai nấy đặt tên, để rồi còn đi search chứ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 03:55:34 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM