Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:10:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM  (Đọc 226498 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #30 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 01:20:04 am »

Bác đang làm luận án đấy ạ Grin Trường hợp này cũng giống e24 bác ạ.

Không, tôi không có được tham vọng ấy ạ. Cheesy Mấy trường hợp kiểu này QĐNDVN có "khí" nhiều...

Không bác nào biết thêm về E Bắc Sơn ạ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 11:07:12 am »

Không bác nào biết thêm về E Bắc Sơn ạ?

Nếu tìm được phiên hiệu là nhà em khắc mò được tin cho bác Grin Mà bác đọc ở đâu nói đây là e45 thế ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 08:44:33 pm »

Chả là tôi đang tìm hiểu thêm về trận Long Tân (18/08/1966) giữa E5/F5 + D445 và 6RAR Úc. Bọn Úc cãi nhau khá nhiều thứ về thông tin bên ta, trong đó có tay đạo diễn cái phim tài liệu gì của Úc lên wiki khăng khăng là đã sang VN phỏng vấn cựu sĩ quan chỉ huy của ta, khẳng định là có một bộ phận của "NVA 45th Regiment" tham gia. Hồ sơ gốc của tụi Úc chép 2 trong số 3 tù binh ta sau trận đánh khai đơn vị mình là E45. Theo quyển lịch sử F5 thì trước trận đánh F5 được bổ sung thêm D605 từ E Bắc Sơn về làm D3/E5 mới. Tôi đang đoán mò là E Bắc Sơn từng có phiên hiệu là E 45, khi D 605 về  E5/F5 thì chiến sĩ có thể chưa làm quen kịp với phiên hiệu mới?

Bọn Úc đang làm phim truyện về trận này định năm nay sẽ chiếu, tinh thần là "trận đánh thần thánh của quân đội Úc, 100 chọi 2500" Angry Quanh vụ này bản thân bọn Úc với nhau cũng cãi nhau tưng bừng)

Nếu ta có thông tin xác tín thì tôi định sẽ sửa cái wiki entry. Hối xưa tôi cũng không coi trọng wiki lắm nhưng sau vụ đọc thông tin của bác pan zờ về cái báo cáo của ông bác sỹ quân y Pháp năm 2004, đưa thêm con số tù binh gốc Mít tại ĐBP vào cái phần "VM tàn bạo", ngoảnh đi ngoảnh lại thấy bây giờ nó được đưa ra trích dẫn ở khá nhiều chỗ khác Cheesy

Tôi đang định có ý kiến anh em bên mình lập ra một team chuyên trách về các trang wiki tiếng Anh liên quan đến quân mình. Ảnh hưởng chắc chắn là nhiều hơn tranh luận diễn đàn, mà diện quảng cáo cho quansuvn lại cũng rộng hơn nữa  Wink
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2008, 08:46:21 pm gửi bởi altus » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 08:49:00 pm »

Về nguyên tắc, trước khi vào chiến dịch các đơn vị cấp chiến thuật đều đổi phiên hiệu. Cái này vừa để giữ bí mật việc điều quân vừa để đề phòng khi chiến sĩ bị địch bắt như bác ví dụ ở trên.

Ý tưởng của bác rất hay, bác có nhận lãnh đạo cái team ấy không? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 08:52:43 pm »

Tôi sẵn sàng đóng góp bác ạ. Miễn là có các bác khác tiếp "đạn" cho xung kích thôi  Grin
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 09:48:38 pm »

Ơ thế không phải trung đoàn Bình Giã (Q. 761) của F9 từng mang phiên hiệu 271 hở bác? Mà phiên hiệu giả nghĩa là thế nào?

Hic, giờ mới dò ra được Grin Đúng là trong chiến dịch Đồng Xoài, các trung đoàn 1/2/3 (mấy tháng sau hợp thành f9) mang phiên hiệu 271/272/273. Chắc đó là phiên hiệu để nghi binh.

Mà bác altus có tin được không, cùng thời điểm diễn ra trận Long Tân, 1 sư đoàn 5 khác đang chiến đấu ở Phú Yên! Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2008, 10:07:43 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:25:58 am »

Nhân mượn được của lão New quyển VN Order of Battle, bổ sung thêm thông tin về các lực lượng tham chiến ở VN.

Đầu tiên là đám lâu nhâu trước.


HÀN QUỐC


Đơn vị đầu tiên của quân đội Hàn Quốc là toán điều tra, khảo sát tới VN 8/1964. Tiếp đó là đơn vị "Bồ Câu" gồm các thành phần hỗ trợ chiến đấu vào 2/1965. Từ tháng 9/1965, Hàn Quốc bắt đầu triển khai các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu gồm 2 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến và các đơn vị bảo đảm khác, đưa quân số Hàn Quốc ở VN lên 50.000 người, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Các đơn vị Hàn Quốc tham chiến ở VN trong thời gian 8/1964 - 3/1973 gồm:

1. Sư đoàn Thủ đô (tức sư đoàn Mãnh Hổ) được triển khai ở VN từ 9/1965 và tham chiến cho đến 3/1973. Các đơn vị của sư đoàn này chủ yếu hoạt động trên địa bàn Quy Nhơn - Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định.

Thành phần:

- Trung đoàn Kỵ binh, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 10/1965.

- Trung đoàn bộ binh số 1, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 10/1965.

- Trung đoàn bộ binh số 26, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 4/1966.

- Pháo binh sư đoàn: gồm 3 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn pháo 155mm.

- Các đơn vị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ chiến đấu khác như tiểu đoàn công binh, đại đội thiết giáp, không quân, trinh sát, thông tin, quân y, quân cảnh....


Lính Hàn Quốc đi càn ở khu vực Quy Nhơn

[attachment=1]

2. Sư đoàn bộ binh số 9 (tức sư đoàn Bạch Mã) được triển khai ở VN từ 9/1966 đến 3/1973. Các đơn vị của sư đoàn này chủ yếu hoạt động ở khu vực Ninh Hoà của tỉnh Khánh Hoà.

Thành phần:

- Trung đoàn bộ binh số 28, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 9/1966.

- Trung đoàn bộ binh số 29, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 9/1966.

- Trung đoàn bộ binh số 30, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 10/1966.

- Pháo binh sư đoàn: gồm 3 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn pháo 155mm.

- Các đơn vị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ chiến đấu khác như tiểu đoàn công binh, đại đội thiết giáp, không quân, trinh sát, thông tin, quân y, quân cảnh....


3. Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến số 2 (tức lữ đoàn Thanh Long) tham chiến ở VN trong thời gian 9/1965 - 2/1972. Các đơn vị của lữ đoàn này đã tham gia các hoạt động tác chiến trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi....

Thành phần: 4 tiểu đoàn thủy quân lục chiến (1, 2, 3, 5).


TQLC Hàn Quốc ở Tuy Hoà

[attachment=2]


4. Các thành phần khác: gồm các đơn vị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ chiến đấu như công binh, thông tin, quân báo, an ninh, vận tải, quân cảnh, hậu cần, tâm lý chiến....


Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:43:43 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:31:07 am »

THÁI LAN


I. LỤC QUÂN

Các đơn vị của Lục quân Hoàng gia Thái Lan tham chiến ở VN trong thời gian 9/1967 - 3/1972, với quân số khoảng 11.570 người, bao gồm:

1. Trung đoàn tình nguyện Lục quân Hoàng gia Thái Lan (tức trung đoàn Mãng Xà Vương) gồm một số phân đội bộ binh, pháo binh, thiết giáp... sang VN 9/1967 và tham chiến đến 8/1968. Trung đoàn này chủ yếu kết hợp tác chiến với sư đoàn bộ binh số 9 của Mỹ ở khu vực xung quanh Sài Gòn.

Trung đoàn Mãng Xà Vương ở Phước Thọ, 11/1967

[attachment=1]


2. Sư đoàn viễn chinh Lục quân Hoàng gia Thái Lan (tức sư đoàn Hắc Báo) gồm 2 lữ đoàn thường trực, bắt đầu được triển khai ở VN từ 7/1968. Đến 8/1971, sư đoàn này rút quân, để lại 1 lữ đoàn và một số đơn vị binh chủng tổ chức thành Lực lượng tình nguyện Hoàng gia Thái Lan tiếp tục tham chiến đến 3/1972. Cũng như trung đoàn Mãng Xà Vương, sư đoàn Hắc Báo chủ yếu tác chiến ở khu vực xung quanh Sài Gòn.

Thành phần:

- Lữ đoàn 1, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, ở VN từ 1/1969 - 7/1969.

- Lữ đoàn 2, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, ở VN từ 1/1969 - 3/1972.

- Lữ đoàn 3, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, ở VN từ 7/1969 - 8/1970.

- Pháo binh sư đoàn: gồm 3 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn pháo 155mm.

- Các đơn vị khác gồm tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, công binh, thông tin, đại đội trinh sát, không quân, quân cảnh....


Sư đoàn Hắc Báo tới Tân Cảng, Sài Gòn, 7/1968.

[attachment=2]


II. KHÔNG QUÂN

Không quân Hoàng gia Thái Lan cử sang VN 16 sĩ quan, nhân viên hỗ trợ và tham gia huấn luyện KQ VNCH từ 8/1964, sau đó bổ sung thêm và được tổ chức thành phi đội Chiến Thắng (thành lập 6/1967). Quân số lúc cao nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan ở VN là 45 người, bao gồm:

- Bộ phận sử dụng máy bay vận tải C-47 trong KQ VNCH gồm 3 phi công và 5 nhân viên kỹ thuật.

- Bộ phận sử dụng máy bay vận tải C-123K trong phi đoàn vận tải chiến thuật 19 của Không quân Mỹ, gồm 9 phi công, 7 nhân viên kỹ thuật và 3 nhân viên hàng hoá.

- Bộ phận làm nhiệm vụ mặt đất như thông tin, kỹ thuật, cơ giới…
   

III. HẢI QUÂN

Hải quân Hoàng gia Thái Lan hoạt động ở VN là lực lượng Hải Mã gồm 185 quân nhân, trang bị 1 tàu đổ bộ LST đặt dưới quyền kiểm sóat của Ban chuyên chở Hàng hải Quân sự (MSTS) và 1 tàu tuần tiễu PGM đặt dưới quyền kiểm sóat của HQ VNCH, hoạt động từ 12/1966.


Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:50:44 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:35:12 am »

AUSTRALIA


I. LỤC QUÂN

Thành phần quân nhân Australia đầu tiên tới tham chiến ở VN là các cố vấn quân sự thuộc Đơn vị Huấn luyện của Lục quân Australia, tới VN ngày 31/7/1962, tham gia huấn luyện QLVNCH.

Đơn vị chiến đấu đầu tiên của Lục quân Australia là tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Australia cùng một số phân đội bảo đảm tới VN. Trong các năm tiếp theo, Australia tiếp tục đưa thêm nhiều đơn vị bộ binh và binh chủng tới VN, đưa tổng số quân ở thời điểm cao nhất lên 7.670 người (cuối 1969).

Lực lượng Australia tham chiến ở VN trong thời gian từ tháng 7/1962 đến tháng 12/1972, chủ yếu hoạt động trên địa bàn Đồng Nai, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu....

Các đơn vị của Lục quân Australia ở VN được tổ chức thành:

- Lực lượng Đặc nhiệm số 1 (1st Australian Task Force - 1 ATF).

- Đoàn Hỗ trợ Hậu cần số 1 (Australian Logistic Support Group - 1 ALSG)

- Đội Huấn luyện của Lục quân (Australian Army Training Team Vietnam - AATTV)


1. Lực lượng Đặc nhiệm số 1

- Bộ binh: lực lượng thường trực là trung đoàn Hoàng gia Australia có 3-4 tiểu đoàn bộ binh (tuỳ thời điểm). Tổng cộng có 9 tiểu đoàn (1-9) đã lần lượt thay phiên nhau sang VN trong thời gian 5/1965 - 3/1972.

Trung đoàn Hoàng gia Australia tới sân bay Tân Sơn Nhất

[attachment=1]

- Thiết giáp: lực lượng thường trực có 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn thiết giáp số 3 và 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn kỵ binh số 1 cùng một số phân đội hỗ trợ, bảo đảm. Tổng cộng có 3 tiểu đoàn thiết giáp (A, B, C) và 2 tiểu đoàn kỵ binh (A, B) đã lần lượt thay phiên nhau sang VN trong thời gian 9/1965 - 3/1972.

- Pháo binh: lực lượng thường trực có khoảng 2 trung đoàn thiếu cùng một số phân đội hỗ trợ, bảo đảm. Tổng cộng 3 trung đoàn pháo binh (1, 4, 12) đã lần lượt thay phiên nhau sang VN trong thời gian 9/1965 - 12/1971.

- Không quân: gồm 1 phi đội trinh sát (116), hoạt động ở VN từ 9/1965 - 3/1972.

- Lực lượng đặc biệt: lực lượng thường trực có khoảng 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn đặc nhiệm đường không (SAS). Tổng cộng có 3 tiểu đoàn (1, 2, 3) đã thay phiên nhau sang VN trong thời gian 4/1966 - 10/1971.

- Các lực lượng khác: gồm các đơn vị công binh, thông tin, quân báo, và các đơn vị hỗ trợ chiến đấu khác....

Xe tăng Centurion của quân Australia

[attachment=2]


2. Đoàn Hỗ trợ Hậu cần số 1

Đoàn Hỗ trợ Hậu cần số 1 gồm các đơn vị phục vụ chiến đấu như hành chính, quân y, vận tải, xăng dầu, kỹ thuật....


3. Đội Huấn luyện của Lục quân

Thường xuyên có khoảng trên 100 cố vấn quân sự Australia giúp huấn luyện các đơn vị của lục quân và lực lượng đặc biệt QLVNCH. Tổng cộng 990 cố vấn quân sự Australia đã có mặt ở VN.


II. KHÔNG QUÂN

Các đơn vị của Không quân Hoàng gia Australia tham chiến ở VN gồm có:

- Phi đoàn 35, trang bị 6 máy bay vận tải Caribou, hoạt động ở VN từ 8/1964 - 2/1972.

- Phi đoàn 9, trang bị trực thăng UH-1H, hoạt động ở VN từ 4/1966 - 11/1971, thường được phối thuộc cho Lực lượng Đặc nhiệm số 1.

- Phi đoàn 2, trang bị máy bay ném bom Canberra, hoạt động ở VN từ tháng 4/1967 - 6/1971 trong đội hình không đoàn chiến thuật 35 của Không quân Mỹ.

- Các đơn vị bảo đảm khác.

Máy bay ném bom Canberra của phi đoàn 2, Không quân Hoàng gia Australia

[attachment=3]


III. HẢI QUÂN

- Các tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển hàng gồm HMAS Sydney (5/65-3/72), HMAS Jerapit (6/66-3/72) và HMAS Boonaroo (6/66).

- Các tàu chiến làm nhiệm vụ chi viện hoả lực gồm các khu trục hạm HMAS Brisbane (3-10/69, 3-10/71), HMAS Perth (9/67-4/68, 9/68-4/69, 9/70-4/71), HMAS Hobart (3-9/67, 3-10/68, 3-10/70), HMAS Vendetta (9/69-4/70), được phối thuộc cho Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.


Các khu trục hạm HMAS Brisbane, HMAS Hobart và HMAS Perth

[attachment=4]

- Một phi đội trực thăng được phối thuộc cho đại đội trực thăng xung kích 135 của Lục quân Mỹ, hoạt động từ 10/1967 - 6/1971.

- Đội thợ lặn 3, được bố trí phục vụ phòng thủ cảng Vũng Tàu (2/67-8/70) và Đà Nẵng (8/70-4/71).


Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 

Australian Order of Battle for Vietnam 1962-1972 © Brian Ross
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2008, 10:17:40 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:42:58 am »

PHILIPPINES

Tháng 8/1964, quân đội Philippines cử sang một nhóm sĩ quan hỗ trợ QLVNCH về chiến tranh tâm lý và hoạt động dân sự. Đến 9/1966 một lực lượng Philippines được gửi sang VN, được tổ chức thành Đoàn Công tác dân sự số 1 (1st Philippine Civic Action Group - PHILCAG) với quân số 2.060 người, triển khai tới 1/1970. Căn cứ của PHILCAG đặt ở Tây Ninh, trong thời gian hoạt động ở VN có rất ít đụng độ giữa lực lượng PHILCAG với QĐNDVN.

Thành phần:

- Tiểu đoàn pháo binh 105mm.

- Tiểu đoàn an ninh.

- Tiểu đoàn công binh công trình.

- Tiểu đoàn quân y.

- Các đơn vị hành chính và hậu cần.


Lính Philippines xây dựng căn cứ

[attachment=2]

----------------------------

NEW ZEALAND


Từ 7/1965 - 6/1972, New Zealand đưa sang VN một lực lượng nhỏ mang phiên hiệu Lực lượng V gồm bộ binh, pháo binh và các đơn vị khác. Lực lượng này có quân số 566 người, được sáp nhập vào lực lượng Australia để tạo thành lực lượng hỗn hợp ANZAC (Australian-New Zealand Army Corps).

- Đại đội pháo binh 161 (pháo 105mm), 7/1965 - 3/1971.

- Đại đội bộ binh V thuộc tiểu đoàn New Zealand, lữ đoàn 28 Khối thịnh vượng chung, 5/1967 - cuối 1971.

- Đại đội bộ binh W thuộc tiểu đoàn New Zealand, lữ đoàn 28 Khối thịnh vượng chung, 12/1967 - 11/1970.

- Đại đội 4 thuộc lực lượng đặc nhiệm đường không (SAS).

- Các đơn vị bảo đảm khác.


Pháo binh New Zealand ở VN

[attachment=1]

----------------------------

TRUNG HOA DÂN QUỐC

Từ tháng 10/1968, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) cử sang VN một đoàn cố vấn quân sự gồm 31 người, chia làm 6 nhóm hoạt động ở 4 Vùng chiến thuật, Biệt khu Thủ đô và Trường võ bị Đà Lạt.



Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2008, 11:44:29 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM