Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 04:02:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hành Lang Phía Đông  (Đọc 17473 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 11:09:31 pm »

Tác giả: Bùi Bình Thi
Sinh ngày: 24 - 4 - 1939 tại Hà Nôi.
Nguyên Quán: Xã Liên Bật - Ứng Hòa - Hà Tây
Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn Hà Nội - xuất bản năm 1998.
 (Tiểu thuyết "Hành Lang Phía Đông" trước đây đã in một phần  nay in lại phần đó và với toàn bộ phần chưa in)
Số hoá: PathetLào

Lời Tựa
 Đầu mùa mưa năm 1971, tôi sống với một trung đoàn bộ binh có nhiệm vụ bảo vệ nhánh đường phía đông đi qua thung lũng A Sầu - A Lưới , miền tây của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thời gian tôi ở đay lại đúng vào những tháng trung đoàn bị nạn đói hoành hành một cách khốc liệt. Đời sống của cán bộ và chiến sĩ vô cùng gian khổ khó khăn.
  Dứt mùa mưa, tôi quay trở  về miền Bắc. Cuối năm 1972 tôi viét tiểu thuyết này. Đến tháng 2 năm 1973 thì song, khi đọc lại tự thấy chưa được như ý muốn , nên tôi đành dừng lại. Tháng 6 năm nay, tôi theo đoàn xe của binh trạm miền đông vào tiếp viẹn cho chiến trường  Quảng - Đà, trả hàng tại bến Giàng. Vì vậy mà tôi lại có dịp ở lại với trung đoàn ấy. Năm 1981, tôi dỡ tập bản thảo này ra viết lại hoàn toàn một bản thảo khác. khi đọc lai, lại vẫn thấy chưa thật bằng lòng, nên tôi cũng dành một làn nữa để đấy.
  Năm 1985, tôi dành trọn một năm viết lại lần thứ ba. Đến năm tháng 3 năm 1986 thì xong. nhưng rồi dạo ấy vì quá thiếu giấy, nên nhà xuất bản của hội nhà văn, chỉ in được cho tôi khoảng hai trăm trang. Hoàn cảnh gay go, thôi thì đành cũng vậy. Giữa năm 1987 một phần tác phẩm của tiểu thuyết này đến tay bạn đọc.
  Năm nay 1997, sau mười năm, những ắn tượng về chiến tranh vẫn đeo đẳng trong tôi. Tôi lại đem bản thảo của tiểu thuyết này gồm hơn bảy trăm trang, trong đó có phần đã in, đọc lại và chỉnh lý sửa chữa. Tiện đây, tôi cũng xin được nói thêm, về tên và phiên hiệu các đơn vị quân đội của hai bên ta và đối phương đặt ra chỉ là do nhu cầu của cốt truyện.
  Viết cuốn tiểu thuyết này, tôi chỉ có một mong muốn gợi lại trong lòng bạn đọc kỉ niệm về những năm tháng oanh liệt và hào hùng ấy. Nếu được như vậy , với tôi đã là toại nguyện rồi.


                                                                   Hà Nội 2 tháng 9 năm 1997
                                                                        Bùi Bình Thi
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2009, 05:13:41 pm gửi bởi PathetLào » Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 11:52:04 pm »

Một

  Cuối mùa khô it lâu, những người lính ở bên đông Trường Sơn, nhìn sang phía tây, lại thấy bên ấy đêm đêm đốt nương đỏ bầm trên dặng núi trùng điẹp, hắt lên trời một quầng tím đục ngầu. Ban ngày, chân mây lúc nào cũng tối nhờ nhờ, âm u. Chim và bọ cánh từng đàn lớn, từng đám lớn đông đặc, xáo xác giạt về bên này lánh nạn. Đến ngày ánh lửa tắt, thì biết ở bên ấy mùa khô đã về.
  Còn bên đây, trời vẫn nắng oi ả. Tuy nhiên, cứ chiều chiều, giông gió lại nổi lên, cỏ cây ngã rạp, bụi đất ngào với khói bom, như tàn gió bay mù trời. Cũng có hôm mưa đột ngột vã xuống, nhưng vẫn chỉ là những cơn mưa bóng mây, hạt mưa to như hòn sỏi, lạnh buốt, thoáng cái đã tạnh. Thế rồi phải độ vài tuần nữa, mưa từ đỉnh Trường Sơn tràn ra che phủ cả một miền núi non hiểm trở, những dải rừng bạt ngàn từ Quảng Trị đến mạn bắc Quảng Đà.
  Thung lũng An Lương, một địa bàn chiến lược nằm kẹp vào qũang giữa dải hành lang phía đông này. Đó là một vùng bao gồm những bãi bằng phẳng, cỏ mọc lút dầu người, rộng vài chục cay số vuông; xen lẫn với những mỏm đồi gianh, lau, cây bụi cằn cỗi; nhữn vạt rừng xơ xác mục mủn vì chất độc hóa học; và những nhánh núi đá từ trong Trường Sơn đâm ra thòi ra. Mấy năm trước đây khi nơi này bên ta quản lý, công binh, các tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 593, đã mở một con đường chạy men theo ria thung lũng, lượn quanh co sát chân núi, vào tới dốc Lỗi, bến Giàng địa đầu đất Quảng; dùng những chiếc xe ô tô loại nhỏ của địch, chở lương thao, đạn dược tiếp tế cho một số vùng ven, các hậu cứ ở phía nam.
  Từ sau cái năm lập con đường , thung lũng An Lương càng trở nên xung yếu hơn bao giờ. Cho tới này người Mỹ đưa quân vào miền nam, đứng ra ghánh lấy cuộc chiến tranh xâm lược này, thì ở đây hàng năm, căn cứ vào sự thay đổi của thời tiết, mà hai bên có những trận đánh giằng co vô cùng quyết liệt.
  Mùa khô đến, chúng ta bung quân ra mở hàng loạt các trận tấn công hất địch xuống đồng bằng. Nhưng sang mùa mưa gạo đạn của ta cạn - vì bấy giờ nguồn vận chuyển từ bắc vào đến đây, vẫn còn phải bằng hai vai và những đoàn xe đạp thồ; bộ đội lại tạm rut lên núi. Kẻ địch có trực thăng, có pháo lớn yểm trợ, nống quân ra chiếm lại, xây dựng lại các cứ điểm , kho tàng, sân bay dã chiến, lập lại hẹ thống chốt trên các cao điểm , dùng lại con đường chở quân ném vào những cuộc càn tìm diệt, hòng đẩy ta lùi sâu hơn nữa vê phía tây.
   Mùa mưa năm nay.

  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2009, 01:03:57 am gửi bởi PathetLào » Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 01:00:47 am »

  Mưa đã không còn phải sám chớp ầm ĩ để lập cơn. Bốn phía, cây cối núi non chìm nghỉm dưới một màn nước xám mù mịt. mưa xầm xạp, trút suốt ngày suốt đêm. Mưa cả trong lúc trời hoe nắng, dầm dè liền hang tuần, dai dẳng hàng tháng.
  Trong mưa vẫn nghe, tuy đã mờ nhoè không như khi trời còn khô, những tiếng rung rình rung rình từng hồi dài đất rung chuyển, là tiếng nổ của các cỡ sung lớn, bom chùm từ phía đông dội về. Phía ấy có đồng bằng, truông, phá; có những dặng núi cát đuổi nhau xô tuột xuống biển; có những thị trấn tạm bợ dưới mái tôn sang nhấp nhánh; và thành phố chứa một cung vua đã phai tàn từ thủa nào, đền đài mốc meo, lăng tẩm ải mục. Phía ấy còn có nhiều đồn bốt lớn của địch, dây thép gai rào dăng tối mặt cỏ.
  Nhưng hôm nay trời quang mây, nắng hanh, dứng trên đỉnh núi nhìn vượt xuống phía ấy, thấy cứ như là vết loét sâu quảng, loang lở tren chân cẳng con người ta vậy.
  Những tiếng nổ rền rung động đó, là âm thanh của những trận tấn công rầm rộ diễn ra một cách dữ dội ngay từ dạo đầu năm. Còn bây giờ đã có vẻ thưa thớt.
  Bộ đội cùng những đơn vị nhỏ không chính quy của chúng ta, đang lần lượt rút khỏi phạm vi nổ sung. Vì những trận đánh ấy đã trở lên không cân sức, sau nhiều đợt phản kích ngạo ngược và tàn khốc của kẻ địch.
  Cho đến khi mưa to bắt dầu ập xuống, thì hoạt động trên không của bọn chúng bỗng nhiên khẩn trương ráo riết hẳn lên. Cứ như thể đang có vô số những nhà máy lớn treo lơ lửng khắp nẻo gầm trời, các máy móc chạy hết công xuất, xả xuống đất tiếng gầm rít đén lọng óc.
  Thế rồi ngày nào cũng vậy, từng ngày một, máy bay B52 cắt phiên nhau thật là đều đặn oanh tạc đúng mỗi ngày mười bẩy lần. Mỗi lân ba phi cơ, trong ba cái bụng ấy chứa bốn mươi hai quả bom, mỗi quả nặng 250 ki lô gam. Hàng rào bom này rào khít xuống từng cây số vuông của vùng bán sơn địa nơi nối liền đồng bằng dưới ấy với rừng núi trên này; mà những cánh quân của ta trên đường rút lên Trường Sơn, không thể không đi qua. Tiếng bom chẳng lúc nào ngớt
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2009, 11:14:10 am gửi bởi PathetLào » Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 01:46:19 am »

Quân ghép thành từng đoàn, rùng rung như cây rừng, luồn dưới tán lá nặng nước bịt bùng và những ngả đường mòn cheo leo; sườn núi dốc dựng; hẻm núi chênh vênh, khe xâu tut hút; bén gót nhau men sát mép những con suối lũ đổ âm ầm. Mọi người cùng nhắm hướng Trường Sơn, bấm chân giày xục xuống đất bùn vừa nhão mà co kéo nhau nhíc tới, dồn lên. Ai lấy mặt mũi hốc hác phờ phạc, áo quần ướt rượt, nhớp nháp lem luốc; mang vác súng nhỏ súng to lỉnh kỉnh; khiêng những cáng nặng oằn vai, cáng nào buông hai mái ni lông là cáng thương binh, những cáng liệt sĩ. Những anh bị thương nhe, hoặc đang lên cơn sốt rét, thu lu tùm hụp trong áo mưa, tì trên gậy bước bập bềnh.
  Lẫn trong hàng quan có cả các đoàn cán bộ các cơ quan khu, huyện, hậu cứ và nam nữ thanh niên mới gia nhập từ trong cuộc tiến công vừa rồi. Các cô gái thon lằn trong áo bà ba, áo sơ mi mầu sặc sỡ, quần lụa ni lông đen nhoáng. Các cô, các cậu đều mũ tai bèo may lấy, đủ các loại vải, đủ thứ mầu, xanh, đen, nâu; người nào cũng ướt lướt thướt và đeo tòn ten sau lưng những gói, những tay nải buộc bện cận thận. Tiéng cười, tiếng hỏi nhau, tiếng trò chuyện giọng Huế nhẹ thoảng, ngọt lừ.
  Đoàn người trèo leo mải miết; hết ngày này qua ngày khác. Nhưng nếu nhìn ngước lên thì vẫn chỉ thấy sườn núi dựng kề ngay trước mặt, ngun ngut hơi sương mờ xanh trong mưa dăng, như nơi ấy là cuối đất cùng trời.

   Hang đá. Ấy là những chỗ bao giờ cũng được con nhà lính ưa chuộng. Lửa đốt rừng rực. Khói um. Mùa mưa tàu bay chẳng thấy được đâu mà lo. Người ta đun nấu bằng mọi cái có thể có thể đem đun nấu được. Những bao gạo đã bắt đầu lép, được nặn một cách dè sẻn từng nhúm xuống nồi, xoong, hăng gô, lon cà men, vỏ đồ hộp. Đây là số gạo còn lại của những đợt ưu tien cho tuyến trước, trong mùa khô vừa qua
  Một mùa mưa nữa dài đằng đẵng. Hàng ngàn con người không biết rồi đây sẽ trông vào thức gì mà sống. Cái đói rập rình đó, đang là mối lo mỗi ngày héo hắt tâm can hàng ngũ cán bộ chỉ huy luống tuổi và những anh lính đã nếm trải đủ mùi gian chuân của đội quân này.
  Còn một đội quân khác. Đội quân ấy đã nhiều năm trấn đóng trong những dãy núi trùng điệp hiểm trở kia. Bây giờ ở đấy từ hai tháng nay nạn đói cũng đã tràn tới rồi.
 
                     *
                  *    *
Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 05:12:49 pm »

Ba người, súng đeo chéo trong áo mưa, sau lưng ba lô rỗng ra khỏi doanh trại, di theo con đường mòn lầy lội, luồn quanh co dưới dẻo rừng kín như bưng phía tây thung lũng An Lương.
  Người đi trước khoảng bốn mươi tuổi, dáng cao, đội mũ cứng mặt hơi vuông cằm dấy; da xam; lông mày rậm có những sợi dài rủ xuống; mắt toánh một vẻ tình cảm trầm tĩnh; xống mũi thẳng; chóp mũi hơi tù hai cánh mũi dầy; miệng rộng dôi môi nứt nẻ thẫm lại vì ám khói thuốc lá. Điếu thuốc cuốn sâu kèn ướt nhèm dính bệt vào môi dưới. Trong khi đi, anh tránh khéo léo những cành cây sũng nước lả ra đường. Cử chỉ ấy, chứng tỏ anh sống ở rừng đã nhiều năm rồi.
  Người đi giữa, vóc nhỏ, gầy tong teo. Cặp mắt lanh lợi mà chất phác; nước da tái xanh. Tuy vậy vẫn thấy rõ, anh là một người xốc vác năng nổ.
  Anh lính trẻ đi sau cùng.
  Người đi giữa bước chật chưỡng, luôn luôn nghiêng ngó tìm kiếm cái gì hai bên đường, như chăm chú căng thẳng, lại như bần thần đăm chiêu.
  Đã mấy hôm nay, cứ sang sớm, ba người lại tất tả đi như thế này. Nhưng xem ra thì chẳng kết quả gì bao nhiêu. Còn ngày nay nữa. đến mảnh này mà cũng như mấy mảnh kia, thì rành là trung đoàn tuyệt đường sinh kế. Xoay xoả cách nào bây giờ. Người anh cứ hết nóng âm âm, lại thoắt trở lên lạnh ngắt, ruột gan cồn cộn , day dứt. “đầu óc mình- anh nghĩ- chẳng hiểu ra làm sao, đến khi cần phải lo, phải lục tìm mọi phương kế thì lại dặc như bí đao’
  Anh chợt nhận ra, hồi lâu cả ba người chẳng ai nói với ai, lặng tờ mà đi như ba cái bóng.
  Anh lên tiếng với người đi trước:
  - Thủ trưởng nhìn hai bên rừng, xem có nghĩ giống tôi không? – Anh tên là Khiêm, chủ nhiệm hậu cần.  
  Người di trước, chậm lại, nói thong thả:
  - Không còn nghe thấy gì khác ngoài tiếng phản lực nhỉ. – Tên anh là Nham, chính uỷ trung đoàn 593.
  - Hệt như bấy nhiêu chiếc phản lực đang quần lươn, là để trút nước xuống đầu ta ấy – khiêm rất muốn trò chuyện luôn như thế này, để có thể phần nào giúp anh không bị chìm đắm mãi tong nỗi lo đang mỗi lúc mỗi khiến anh thêm bứt rứt.
  Trong rừng, nước mưa tuôn thành tia xối xuống như dội. “ Thật là ghê gớm – Nham nghĩ – Nghe mãi tiếng gầm rit này lâu dần đâm nhàm tai. Rồi có lúc nào đấy nhãng đi, bỗng thấy cảnh rừng mưa thẳm lặng như mình đang trong một xứ sở quái đản nào. Mùa mưa năm nay thật hãi hung. Bây giờ mà bỗng thấy bếp lửa cháy rừng rực ngay gần đây nhỉ.” Ý nghĩ ấy mới bén có đến thế, anh đã cảm thấy ấm sực và những kỉ niệm từ đời nảo  dời nào hiện về, chốc lát ngồn ngộn song lên trong tâm tưởng anh.
-   Ở quê mình thế này là mưa trắng đồng đấy - Giọng Nham buồn buồn nói với Khiêm.
-   Tôi mà ở nhà thì đêm nào cũng phải đi soi ếch
-   Khiêm hét toáng lên – Anh thấy khấp khởi mừng vì nham đã chịu chuyện. Giờ thì không thể để mất cơ may. Bức thiết với anh lắm.
  Khiêm bắt đầu hào hứng kể những chuyện bắt ếch, câu cá, đánh ống lươn. Cả những chuyện nấu nướng tỉ như lươn om thì làm lông ra sao. Ốc biêu đập lấy ruột cuốn lá xương xông nướng mới là ngon.
  Nham đi chậm lại, bước nhe, mặt hơi nghiêng ra phía sau, để nghe rõ tiếng Khiêm, chốc chốc anh lại gật một cái, cười lơ lửng. Đã ngót mười năm trời, Nham xa quê…
                                          
                                                            *
                                                        *       *

  Hôm nào cũng vậy, trời sang một chốc, thì đã nghe tiếng vọng ì ì tiếng cam – nhông Tây chạy ngoài đường cái nhựa.
  Mình lại hối hả trèo lên chot vót ngọn mít, nhìn qua rừng vải, mưa lay phay, chỉ thấy những mui bạt thấp thoáng rồi mất hút. Hơn một năm sau làng Đông Ngò lập tề. Vùng tề loang nhanh như mặt người bị sơn ăn. Đến Tiên Nha làng mình thì vùng tề tạm thời vướng sông. Mình với cánh trai làng, tám đưa vượt ra vùng tự do đi bộ đội, vào đúng cái dận ấy. Năm một nghìn chin trăm bốn tám.’Dịu  – Nham chợt nghĩ – chưa có lần nào mình nghe thấy ở một người khác nhỉ. Tên cô ấy it trùng thật…”
  Nhà Dịu với nhà anh, gắn bó bởi hai người trụ cột. Vốn hai ông cùng nghề, nghề khảm trai. Không biét có phải vì như thế, mà cái truyện trăm năm của con cái , hai ông lại cùng một ý hay khôngthì không rõ.
  Thế rồi bố mẹ anh mất sớm. Chú anh tiếp tay nghề của bố anh. Ngày ngày ông cặm cụi khảm hình núi non, hoa lá hạc bay bướm lượn lên tủ chè, sập gụ, là những đồ dung của nhà có của, người ta thuê ông. Thương cháu, ông chu cấp tiền bạc cho anh qua sông, ở với bà cô bên Đông Ngò, để anh theo nốt bặc sơ học yếu lược. Là người có một chut chữ nghĩa, lẽ đương nhiên anh cư xử với Dịu cũng không giống với đám vợ chồng trẻ trong làng. Bất đắc dĩ có viẹc gì đấy giáp mặt nhau, hai người cũng chỉ ấp úng ; “ấy, ấy” với “ tôi, tôi”.
  Trời tối từ chỗ khai hội ngoài đình làng về, anh thấy Dịu đã sắm sửa cho anh đâu vào đấy cả rồi. Một bọc lồng bồng gói hai bộ quần áo vải chúc bâu còn mới cứng nước hôg, chả rõ Dịu may cho anh từ bao giờ; và nắm cơm. Dịu nắm cho anh nắm cơm thật to, thật rền. Đến nỗi gộp tất cả những năm tháng của đời bộ đội sau này, cũng không khi nào anh thấy lại được một nắm cơm như thế.
  Đêm ấy, gian bếp ấm sực. Lửa thiêm thiếp. Dịu trải chiếu ra nền bếp cho anh ngồi. Bấy giờ anh mới nhìn kĩ mặt vợ mình. Mắt Dịu đen nhức. Có nước mắt nữa.’Này” “ấy” khóc đấy à?” Anh hỏi vừa khắc khoải vừa bỡ ngỡ. Dịu lắc đầu, mấp máy môi, nước mắt xuống đến môi thấm ngay vào miệng. Gà gáy . Anh nắm lấy tay Dịu. Hai gnười đi như chạy. Ra tới rừng vải ven sông, anh buông tay Dịu ra, nói hấp tấp : “ Tớ đi đây!” Rồi cứ thế anh vung chân chay. Cắm đầu cắm cổ mà chạy xuyên qua rừng vải. Sang đến bên kia, lúc dừng chân để thở, ngoái đầu lại nhìn, thì đột nhiên anh sững sờ cả người. Bóng tối mờ mờ, mưa phùn bay, anh thấy sao thân cây vải nào cũng giống hệt dáng vợ anh, đứng tiễn anh.
  Vào bộ đội, anh trải qua nhiều đơn vị, đóng quân nhiều nơi, đánh nhau với Tây vài chục trận, làm đủ mọi công việc, bị thương dăm bảy lần. Cánh trai làng cùng đi với anh, nằm xuống mất đên già nửa, rải rác từ trung du tới đồng bắc. Và hai ba năm sau, cũng đã thấy có đân từ những quê ven trung du trong các đoàn dân công. Anh thường tìm hỏi xem có ai người Tiên Nha không.
  Nhưng rồi lại chợt nhớ, Tiên Nha vẫn còn nằm quá sâu trong vùng tề. Lâu không gặp người làng, nỗi nhớ quê cũng ngấm đậm dần.
  Đơn vị anh vừa đánh xong, lien được điều sang trông coi tù binh. Đây là những ngày thật khó quên.
  Đoàn lính Pháp bại trận, dài dăng dặc. Anh thấy mặt mũi họ vừa quen, vừa lạ hoắc. Những ánh mắt xanh đục nhìn chằm chằm  vào anh, vào đồng đội của anh, và lúc nào cũng âm ỉ một ý nghĩ gì đấy, râu tóc tua tủa như người rừng. Quả thật, có đi cạnh họ anh mới thấy là bọn anh hom hem gầy yếu, xanh xao nữa.
  Chiến dịch lần này dân công đông nườm nượp.
  Anh đang đi gần phía cuối đoàn tù binh, đột nhiên có bàn tay túm lấy lưng áo anh giật lai. Tiếng một người đàn bà kêu lên:
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2009, 11:22:15 am gửi bởi PathetLào » Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 09:12:19 pm »

-   Phải anh Nham đấy không?
   Quay phắt lại, thoắt nhận ra, anh mừng quá:
-   Thím!...
   Thím anh ghánh hai sọt đựng những gì, bọc kín lá chuối rừng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bà nói một mạch.
-   Anh có con trai rồi đấy nhá. Ôi chao, thằng bé kháu đáo để, mà khôn lắm, khôn như rân… tên là Nghĩa… Còn vợ anh,- Bỗng nhiên mặt bà vô cùng thảng thốt, miệng bà há ra như vừa bị một cái gì chợt chẹn ngang cuống họng, Đang đứng, cứ thế bà thụp xuống, đặt thịch gánh sọt nặng, ngồi sổm trên đòn gánh, khóc oà ra nức nở.Bà khóc mỗi lúc một to hơn. Chiếc khăn vuông nhầu nát vo viên quận xoắn lại, rồi lại căng ra trong hai bàn tay bà.
-   Những người đứng sung quanh đàn bà thì đưa tay áo quệt nước mắt, đàn ông lặng lẽ lùi ra vòng ngoài.Mọi người chưa thể hiểu điều gì đã làm bà phải khóc. Nhưng ai cũng biết rằng một cái gì đó đau đớn lắm, đau đớn đến nỗi dẫu chưa từng tận nguồn cơn, nhưng cử chỉ thấy bà khóc thôi, đã không một ai là có thể cầm được nước mắt.
-   Cho tôi khóc nó…lên đây gặp được anh tôi mới khóc,…chứ ở làng. Nó chịu thương chịu khó, đêm nào cũng cùng anh em du kích đi quấy rối giặc, diệt tề, ban ngày lại đầu tắt mặt tối làm lụng. Vừ kể bà vừa chống gối đứng lên. Bỗng bà ngừng bặt, lặng lẽ lau nước mắt. Mặt bà tái dần. Một lúc sau bà tiếp, tiếng bà nhỏ lại khan khàn, cứng sắt đến nhức nhối. – Tây phục bắt được nó với cái Chăm, anh Thiềm, ông Dư lúc đang đem mìn lừu đạn về cho du kích. Thế là nó đem đi bắn tất cả, rồi bêu đầu ngay trước cổng chợ làng Đông Ngò…
-   Mắt Nham tối lại, tê dại. Từ cái giây phút này, trong anh có hẳn một chỗ, chỗ ấy bắt đầu bỏng dần, bỏng dần, buốt sót tận óc.
Hai thím cháu chỉ gặp nhau được có một lúc. Anh phải đuổi kịp an hem. Nửa tháng trời dong tù chẳng những anh không hở môi với đồng đội mà còn cố giữ vẻ bình thường. Anh muốn lường trước, có thể có những bất trắc sảy ra cho những kẻ, mà nhiệm vụ của đơn vị phải đi đến nơi về đến chốn. Quả thật đã không một người nào hay biết mảy may.
   Nhưng đám tù binh, họ biết. Bằng chứng là biểu lộ của họ thay đổi hẳn, lấm la lấm lét, phòng chừng. Và cứ hễ vấp phải tia mắt anh, mi mắt họ cụp xuống ngay, hoặc lập tức đảo qua phía khác, lo lắng phấp phổng.
   Nỗi buồn, một khi đã không thể nói ra được, thì lại càng uất hận càng ngùn ngụt, sôi sục.” đứa nào trong chúng mày giết vợ tao, người làng tao? thằng nào? thằng nào? Có phải cái thằng tóc rễ tre mặt quắt như hai ngón tay chéo kia không? Hay là cái thằng mặt dài như thằng mặt ngựa đây? hừ ! đúng mày rồi…”
    Những câu hỏi giống như những lằn gioi hằn bám lấy tâm trí anh. Hết âm thầm tra vặn tù binh, anh lại tự tâm sự với mình: “ thật khổ, đến lúc chết, hẳn là cô ấy vẫn còn phải buồn về những cư sử của mình với cô ấy, về mối quan hệ của mình với cô ấy…có lẽ chính vì như thế, mà một mình cô ấy mới đặt tên cho con là Nghĩa…nhiều đêm tỉnh giấc mình cũng thường tự bảo mình: Khi nào yên hàn chở về nhất định mình sẽ làm lại tất cả…”
Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 09:56:56 pm »

Anh nhìn vào tận mắt từng người lính Pháp lúc họ đưa tay nhận khẩu phần ăn.”Chẳng lẽ chúng mày lại biết…”Anh không tin, nhưng sau thì anh hiểu long căm thù có lẽ cả tình yêu nữa: có thể nhận biết được dẫu chẳng nói cùng một thứ tiếng.
   Trước ngày lên đường vào trong này: Anh có được về thăm quê. Năm đó tây đã rút, Rời con đò dọc Nham hối hả tắt qua bãi vải. Ra đến gần rìa bãi bên kia, anh dừng lại, bổi hồinhìn quanh, cố tìm lại cái chỗ mà anh đã chia tay vợ anh cách đây bẩy năm. Nhưng anh chẳng thê nào nhận ra được tất cả đã đổi khác. Còn cái xóm của anh thì vẫn đằng kia, hình như mái nhà anh đó, maí ngói xám mốc, cây cối xác sơ hơn trước nhiều quá. Và từ đây về đến đấy không xa la bao, vậy mà cái đêm mưa phùn ấy anh với Dịu chạy mãi, lâu sau mới đến rừng vải này…Kể cũng lạ. Nham định đi tiếp, chợt anh trông thấy một đứa bé, đứng cạnh gốc vải đang đang hí húi với cái gì đấy. Nham nhẹ chân đi tới, lặng lẽ ngó thằng bé.
   Thằng bé cũng không biết có anh ở đằng sau. Nó còn mải với con bọ ngựa đậu trong long bàn tay nó. Con bọ ngựa xanh nõn, hai càng giơ lên ngạo nghễ, oai vệ. Còn bàn tay thằng bé, bé xíu, như cái lá.
    Đứa bé ngoái lại, ngước nhìn anh thản nhiên. Nham súyt nữa kêu lên. Con anh. Thằng bé gầy tong teo, chỉ còn hai con mắt là sang và giống mẹ nó quá.
    Anh lặng đi, khắp người anh run lên.
   Một lát sau, Nham mỉm cười làm quen:
-   Bé Nghĩa có con bọ ngựa đẹp nhỉ?
Thằng bé im không trả lời, và nhìn anh mỗi lúc một chăm chú hơn.
Bỗng nó hỏi một vẻ cứng cỏi đến không ngờ: - Sao chú biết tên cháu?
Nham chưng hửng. Tim anh thắt lại và anh cảm thấy rất rõ nhưng ngừng, ngừng giây lát. Mắt anh giàn giụa nước mắt và có cái gì đấy nghẹn cứng lại nơi cổ: Anh vừa sửng sờ tủi than vừa thương con quá.Anh quay đi lén lau nước mắt, quay lại càng nhìn thằng bé càng thấy giống mẹ nó.”Dịu ơi…em tha lỗi cho anh…” Trong tâm trí anh bỗng run rẩy cất lên câu nói ấy.
 Nham cúi khom lưng, chống hai tay lên đầu gối, than mật:
-   Này về nhà cháu chơi đi.
-   Đi!
-   Thế cho chú bộ đội bế cháu cái nào – Anh nói nựng.
Lập tức nó lắc đầu, Nham đi theo con. Thằng bé bước lũn tũn, hai bàn tay vẫn úp hờ lấy con bọ ngựa.
Nham ở nhà được một tuần, thời gian vừa đủ để anh đi thăm mộ vợ và làm quen với con.
Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 09:34:00 pm »

Xa quê. mỗi lần nhớ lại, anh lại nhớ về cái mầu đỏ rực của mùa vải chin, con bọ nghựa xanh mướt và hai mắt thằng cu giống mẹ nó kì lạ.
   “Lại nhớ đến những năm bọn mình phải chui rúc trong hang sâu. Ngày tết đến, đành chỉ ngồi suông quay quanh đống lửa, không dám đốt to, chỉ giám cho lửa cháy lom đom. Trời rét cắt da, mấy an hem lại thì thầm ôn lại những kỷ niệm về tết quê hương, tết trong kháng chiến chống Pháp. Mà kỳ lạ, trong khi mình ngồi nghe các cậu ấy kể, tai mình vẫn như âm âm rất rõ tiếng pháo giao thừa nổ ran. Đến cái nỗi mình phải tự nhắc mình rằng đây là trong rừng sâu, rất xa làng xóm. Mặc dầu vậy tai cứ vẫn rành rọt tiếng pháo tép lạch tạch.
   Thế rồi một cậu bỗng hát nho nhỏ bài hát của Hỉ Nhi hát, trong phim Bạch Mao Nữ. Có lẽ chẳng bao giờ mình có thể quên được.
   “Gió đông như giục ai ngoài song. Tuyết hoa như mong tin chờ mong. Trong tuyết hoa giữa gió lạnh lung, mà chim sánh đôi bay cùng.
   Bóng chim bay ngàn dặm trường xa. Ý ta tâm ta muôn vạn trùng. Hoa tuyết giơi giữa gió lạnh lung. Bầy chim sanh đôi bay cùng…”
   Mình cùng hát theo và nước mắt mình lại ứa ra. Mình nhớ cả cái đêm liên hoan cuối cùng trước ngày lên đường. Phim”Bạch Mao Nữ” chiếu cho các học viên của trường mình với bà con trong xã cùng xem. Các cô gái khóc rưng rức thương cho than phận cô gái Hỉ Nhi…Thế rồi hễ cứ nhớ Dịu thì không hiểu sao câu hát của Hỉ Nhi lại nhắc lại y nguyên trong đầu mình. Mặc dù hai cái ấy đâu có liên quan gì đến nhau.”Nguơi ta có sắm khuyên mua vàng. Thầy tôi túng thiếu không tơ màng, đành thôi sắm cho con chỉ đỏ, nhìn gương cuốn trên đầu tóc dài á a a a. Hoa xuân cười tóc mai…” Câu hát ấy dừng lại ở đâu thì mình lại như nhìn thấy Dịu rõ mồn một ở đấy, vậy mới lạ chứ…thấm thoát đã hai chục năm…chóng quá…”
   Khiêm vẫn rỉ rả với chuyện cá mú của anh, và choc chốc lại vuôt nước mưa trên mặt thở ra phì phì. Nham dừng, đưa tay nâng cao một cành cây khẳng khiu ướt nhớp nháp cho Khiêm và anh lính trẻ chui qua.”Mười năm năm – Nham nghĩ – nói thế nghe dài đằng đẵng. Nhưng bảo , vào đây hơn chục mùa mưa rồi, thì lại thấy gần. Thờ gian vón lại còn một nhúm”
Logged
PathetLào
Thành viên
*
Bài viết: 31



« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 12:27:54 am »

- Cho tôi đi trước – Người lính trẻ nói rồi lách qua Khiêm vượt lên. Anh tên là Bồng, vệ binh của trung đoàn.
   Bước mấy bước, Bồng ngoái lại nói tiếp với Khiêm và Nham. Mùa khô năm ngoái, cô hân (y tá bệnh xá trung đoàn) từ dưới tiểu doàn ta về đến quãng này , bị thám báo phục bắn chết.
   Tay Nham tự dưng cầm hờ khẩu AK. Mỗi khi có việc  phải đi đâu, anh lại lấy sung ngắn ra khỏi bao, giắt sâu vào thắt lưng, đem them cây AK nữa. Đó là thói quen của nhiều người đã sống và hoạt động ở nhiều vùng khác nhau, trên cái dải lãnh thổ miền trung hiểm nghèo và đầy bất trắc của suốt một thời dài đen tối, những năm trước đây.
   Đi đựoc một lát, Bồng thoắt dừng giơ tay báo hiệu với hai người và nhìn sói vào mé rừng ben trái. Qua một khoảng mưa ước chừng năm chục bước chân, đằng ấy cành cây bỗng lung lay khác thường. Bồng ngờ vực, Khiêm ngó theo, chợt nghĩ:”Bây giờ mà được một con nai nhỉ.” Nhưng rồi anh thất vọng ngay, tiếng phản lực gầm rú đến đinh tai nhức óc như thế này, có bao nhiêu thú rừng cũng phải bạt đi sạch…” Đám cây lắc nghiêng ngả hơn. Một bong sẫm, to bè ẩn hiện chập chờn, nhích gần lại dần, và đằng sau hình như còn nữa.
   Bồng đứng vào bên than cây, Khiêm và Nham cũng vậy.
-   Khe la: - Bồng hét to. Đó là đáu hiệu để xác định xem ta hay là địch.
-   Bồng ơi! Sức với Hưng đây…đừng bắn - Tiếng đáp lại nghe như tiếng cầu cứu.
        Ba người đưa mắt cho nhau, cùng gật đầu. Bồng nghĩ.”Sức gặp chuyện gì rồi…” Lẽ ra sau khi đã biết đích xác là người cùng đơn vị, Bồng phải vạch cây đi lại phía ấy.
   Nhưng vì bản tính vốn thận trọng, Bồng vẫn đứng yên tại chỗ.
   Một lúc sau, trong vạt rừng rậm rạp hiện rõ một vành mũ tai bèo, và khuôn mặt nhỏ của Sức, đẫưm nước mưa, tái nhợt.
   Sức vừa lom khom bước ra ra đứng trưwcs Nham và Khiêm vừa nói như người mắc lỗi:
-   Đỗi chết rồi, chính uỷ ạ…
Nham lặng đi, thoắt một cảm giác nhẹ bẫng:
-   Nói  lại đi – Nham nói với Sức, và ngay lúc ấy anh thấy lưng Sức vồng lên, ni-lông trùm kín. Dưới mép ni-lông hai bên nách Sức, hai cánh tay nữa thả thong; và ngay hai bên hông, hai chân dép buông ngây đơ. Chân, tay ấy tái xám lại. Nham cúi xuống vén ni-lông lên, anh gặp ngay khuôn mặt Đỗi.
-   Bọn tôi đang đào củ mài ở đây - Sức bỗng ngừng. Nuốt khan.
 Đăng sau Sức là Hưng. Hưng đứng lặng thinh.mặt khô sắt lạnh tanh, như một người xa lạ, chẳng lien quan gì đến câu chuyện buồn thảm này. Hai vai và lưng của Hưng đeo ba chiếc ba lô, nặng chĩu xuống. từ đầu đến chân anh, ướt như người vừa từ dưới nước ngoi lên.
   Sức quay qua bảo Khiêm.
-   Báo cáo chủ nhiệm, quãng này khoảng ba bốn trăm mét, vào sâu khoảng năm mươi đến một trăm mét; đén thế đấy Hưng nhỉ - Hưng lẳng lặng gật đầu – Toàn củ mài thôi. Y như có ai đem giồng đến đây mà giồng ấy. Tìm được có chỗ nhiều củ mài, ba đứa tôi chia nhau hối hả đào. Đỗi đào cách bọn tôi độ hai ba chục bước chân ggì đấy thôi. Vì thấy nhiều củ mài nên càng đào càng ham. Mà các hố củ, nông cả; cũng có hố sâu, nhưng it. Tôi và Hưng đào xong, hai đưa lại chỗ Đỗi, thấy cạu ấy ngồi úp sấp trên miệng hố. Hưng còn đùa; “Định ăn vạ ở đấy hay sao thế hả Đỗi ?” Đỗi không động tĩnh gì. Hai đưa tôi sờ vào người cậu ấy, thì đã thấy lạnh hết cả rồi. Không hiểu cậu ấy chết từ lúc nào.
Khiêm lắc đầu, mặt đờ đẫn:
 -  Mới có hơn một tháng nay mà đã mười sáu người – Hai hốc mắt anh cay xè cồm cộm.
Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM