Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:12:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 168929 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #290 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 11:15:32 am »

* Chỉ dụ đầu hàng

Đài phát thanh Tokyo đã báo trước cho dân chúng đón nghe một tin tối quan trọng. Vì vậy lúc 12 giờ trưa ngày 15-8-1945, ở khắp nơi trong nước, mọi người quây quần bên chiếc radio.
Quốc thiều Kimigayo được cử hành, mọi người đứng nghiêm. Rồi họ nghe giọng nói của Thiên hoàng. Từ xưa đến nay, đây là lần đầu tiên thần dân Nhật nghe được giọng nói của Thiên hoàng.
"Hỡi các thần dân ngoan ngoãn và trung thành của Trẫm! Sau khi đã duyệt xét tình hình thế giới, và cân nhắc kĩ về tình trạng hiện nay của đất nước, Trẫm đã quyết định giải quyết cuộc chiến tranh hiện tại bằng một biện pháp bất thường. Trẫm đã chỉ thị cho chính phủ liên hệ với các cường quốc Mĩ - Anh - Trung Hoa và Liên Xô, báo cho các nước ấy biết là Đế quốc Nhật sẵn sàng chấp nhận các điều kiện dự liệu ở Tuyên cáo Potsdam.
Trước kia, với ý muốn bảo tồn sự sống cho nước Nhật, chúng ta đã tuyên chiến chống các nước Đồng minh. Chiến tranh đã kéo dài gần 4 năm.
Mặc dù mọi người đã cố gắng hết mình, mặc dù sự dũng cảm của hải quân và lục quân, sự mẫn cán của cán bộ, công chức và sự hy sinh vô bờ bến của 100 triệu thần dân, nhưng tình hình chiến tranh đã phát triển một cách không cần thiết đối với lợi ích của nước Nhật. Cả thế giới liên kết chống lại quyền lợi của chúng ta. Hơn nữa, đối thủ của chúng ta đã sử dụng một loại bom mới, vô cùng độc hại, giết chết bao nhiêu sinh linh vô tội.
Nếu chúng ta tiếp tục chiến tranh, điều này không những dẫn đến sự hủy diệt của nước Nhật mà còn đem lại những thảm họa lớn cho loài người, đưa nền văn minh nhân loại đến chỗ diệt vong. Đó là lí do khiến Trẫm phải chấp nhận Tuyên cáo của Đồng minh.
Nhân đây, Trẫm cũng xin có lời chia buồn và xin lỗi cùng với các nước Đồng minh của Nhật ở Đông Á đã từng tin tưởng và hợp tác chặt chẽ với nước Nhật trong cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc ở Đông Á.
Trẫm rất đau lòng khi nghĩ đến những sĩ quan và chiến sĩ đã ngã xuống ở chiến trường, đã hy sinh vì công vụ. Trẫm cũng đau lòng khi nghĩ đến hàng triệu thương binh và dân chúng bị thương, tan cửa nát nhà và mất đường sinh kế.
Trẫm cũng hiểu rõ những ý nghĩ của một số lớn dân chúng và quân đội. Những định mệnh khắt khe khiến Trẫm phải lót đường đi đến hòa bình vĩnh cửu cho hàng ngàn thế hệ mai sau. Trẫm cam chịu những gì khó chịu nhất và khổ đau với những khổ đau nhất.
Trong khả năng có thể cứu vãn và duy trì cơ cấu Đế chế, Trẫm sẽ luôn ở bên các người, những thần dân ngoan ngoãn và trung thành của Trẫm, tin cậy nơi các người vì lòng trung thực và ngay thẳng. Hãy thận trọng tối đa đối với nhũng xung động tình cảm bột phát có thể gây ra những rắc rối không cần thiết, hoặc những tranh chấp nội bộ có thể tạo nên sự hỗn loạn làm các người lầm đường lạc lối và mất lòng tin của toàn thế giới. Hãy để cho dân tộc ta mãi mãi trọn vẹn như một gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi giữ vũng niềm tin về sự bất diệt của đất nước thần thánh, giữ vững những trách nhiệm nặng nề của dân tộc và con đường dài trước nó. Hãy tập trung toàn bộ sức mạnh của các ngươi để hiến dâng cho sự nghiệp xây dựng tương lai. Hãy mở rộng nhũng con đường chính trực, nuôi dưỡng sự cao thượng của tinh thần, quyết tâm làm việc để nâng cao sự vinh quang thiên phú của Đất nước Hoàng gia và hòa nhịp bước với tiến bộ của thế giới" (1).
Nhật hoàng vừa dứt lời, quốc thiều Kimigayo cất lên một lần nữa. Nhiều người bật khóc. Nhật Bản chìm ngập trong đám tang vì cuộc bại trận của đế quốc Mặt Trời.

(1) Theo Thomas M. Coffey, sách đã dẫn, tr. 682-686.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #291 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 11:16:02 am »

ĐOẠN KẾT

Sau khi chỉ dụ của Nhật hoàng được công bố, không đợi phía Đồng minh trả lời, Bộ Hải quân và Bộ Quốc phòng cũng hạ lệnh ngừng chiến đấu trước nửa đêm.
Khoảng 15 giờ ngày 15-8, thủ tướng già nua Kantaro Suzuki vào Hoàng cung để đệ đơn từ chúc của toàn thể Nội các do ông đứng đầu. Nhật hoàng đã bổ nhiệm Hoàng thân Higashikuni lập Nội các mới để giải quyết nốt những gì còn lại của việc đầu hàng.
Trong ngày hôm đó, hàng loạt hành động bột phát đã xảy ra trong quân dội và hải quân Nhật. Sau cuộc đảo chính bất thành, thiếu tá Hatanaka và hai sĩ quan đồng mưu đã tự sát. Ở một trại tù binh, các sĩ quan Nhật đã dẫn 16 tù binh phi công Mĩ vào rừng và hạ sát từng người một bằng những thanh gươm võ sĩ đạo. Đô đốc Matome Ugaki, tư lệnh các lực lượng "Thần phong" của hải quân Nhật đã tiến hành một cuộc tự sát tập thể bằng phi vụ chiến đấu cuối cùng với 11 máy bay ném bom của các phi công "Kami - Kaze" do ông ta dẫn đầu. Cả phi đoàn mất tích trong biển cả. Những hành động tương tự như trên liên tục diễn ra trong quân đội, lan đến cả một số thường dân trong suốt mấy tuần tiếp theo. Mặc dù Tổng hành dinh quân đội đã áp dụng những biện pháp cần thiết, xu hướng chống đầu hàng vẫn còn khá mạnh. Các phi công Nhật đã dùng máy bay thả hàng nghìn truyền đơn xuống Tokyo, tố cáo chính phủ lừa dối Thiên hoàng và kêu gọi tiếp tục chiến tranh.
Sáng 16-8, Nhật hoàng đã cử 3 hoàng thân chia nhau bay đến những nơi quân viễn chinh Nhật vẫn còn trú đóng ở Mãn Châu - Triều Tiên, Trung Hoa, Đông Dương và Singapore... để thuyết phục quân đội tuân hành chỉ dụ. Gần trưa hôm đó, chính phủ Nhật nhận được công hàm chính thức của Đồng minh về việc chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản, do Washington gửi đến. Đến lúc đó, Tổng hành dinh ở Tokyo mới chính thức hạ lệnh đình chỉ chiến sự.
Tuy nhiên, ở Mãn Châu và vùng phụ cận, quân Nhật tiếp tục kháng cự và chiến sự vẫn còn khá sôi động. Từ 15 đến 17-8, phương diện quân Viễn Đông 1 của Liên Xô chiếm thêm thành phố Bột Việt và đường sắt Giai Mộc Tư - Mẫu Đơn Giang. Phương diện quân Viễn Đông II tiến sâu 100-150km theo hướng Tề Tề Cáp Nhĩ. Phương diện quân Zabaikal lần lượt chiếm các thành thị Khai Phong, Trường Lãnh, Xích Phong, Triệu Nguyên và Nhiệt Hà. Sáng ngày 17-8, thủy quân lục chiến Xô viết đã bất ngờ đổ bộ lên đảo Sumsu ở phía Bắc quần đảo Kurile, diệt các đại đội pháo ven bờ của Nhật.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #292 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 11:16:42 am »

Ngày hôm đó, trước tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, tướng O.Yamada, tư lệnh đạo quân Quan Đông ra lệnh cho quân của mình đầu hàng và xin nguyên soái Vassilevski cho đình chỉ chiến sự. Vassilevski buộc đạo quân Quan Đông phải hoàn toàn chấm dứt các hoạt động quân sự, hạ vũ khí đầu hàng chậm nhất là 12 giờ trưa 20-8.
Để thúc đẩy địch nhanh chóng đầu hàng, phía Liên Xô đã cho quân đổ bộ đường không xuống các đô thị quan trọng nhất ở Mãn Châu là Cáp Nhĩ Tân, Cát Lâm, Trường Xuân, Thẩm Dương.
Chiều tối 18-8, quân đổ bộ đường không Liên Xô đáp xuống Cáp Nhĩ Tân. Tại đây, trung tướng Hico Sabuco Hatta, tham mưu trưởng đạo quân Quan Đông đã giao nộp toàn bộ hồ sơ cần thiết và tiếp nhận mọi chỉ thì của Bộ tư lệnh Liên Xô về việc đầu hàng.
Sáng 19-8, quân đội Xô Viết đổ bộ xuống Trường Xuân và chiếm Bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông. Cờ Nhật bị hạ xuống và cờ Liên Xô được kéo lên tại đây. Tướng Yamada cùng toàn thể bộ tham mưu của ông ta đã trao gươm của họ cho dại diện phía Liên Xô để trở thành tù binh của quân đội Xô Viết.
Trưa hôm đó, Hồng quân đổ bộ xuống Thẩm Dương. Tại đây, vua bù nhìn Mãn Châu quốc tức Hoàng đế cuối cùng của Triều đại Mãn Thanh đã bị phế truất là Phổ Nghi bị Hồng quân bắt trong khi đang chờ máy bay sang Nhật.
'Đạo quân Quan Đông đã hoàn tất việc đầu hàng ở Mãn Châu đúng kì hạn của nguyên soái Vassilevski. Chiến dịch Mãn Châu của quân đội Xô Viết coi như chấm dứt ngày 19-8, nhưng chiến sự lẻ tẻ vẫn còn tiếp diễn một số nơi (1). Ngày 21-8, quân đổ bộ đường không của Liên Xô chiếm Đại Liên. Ngày 22-8, một đơn vị đổ bộ đường không đổ xuống Lữ Thuận. Hai ngày sau, các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô tiến vào hải cảng nổi tiếng này, nơi quân Nga đã anh dũng chiến đấu 328 ngày đêm giữa vòng vây quân Nhật trong cuộc chiến tranh 1904-1905.
Ngày 24, quân Liên Xô đổ bộ đường không xuống 2 thành phố lớn nhất ở Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng và Hung Nam rồi tiến về phía Nam tới vĩ tuyến 38. Ngày 25-8, mọi hoạt động quân sự ở phía Nam đảo Sakhalin mới chấm dứt và 18.000 quân Nhật ở đây hạ vũ khí đầu hàng.
Từ 22 đến 28-8, thủy quân lục chiến Liên Xô chiếm hầu hết quần đảo Kurile, bắt gần 80.000 tù binh Nhật. Ngày cuối cùng của tháng 8, quân Nhật trên đảo Urup là đơn vị cuối cùng ở quần đảo này đã đầu hàng.
Trận lục chiến có quy mô lớn nhất của cuộc chiến tranh chống Nhật đã kết thúc sau khoảng nửa tháng hành quân với thắng lợi hoàn toàn về phía Liên Xô. Quân đội Xô Viết, có sự phối hợp của quân đội nhân dân Mông Cổ, đã giải phóng gần 1 triệu km2 thuộc xứ Mãn Châu, Bắc Triều Tiên và một phần Nội Mông, một nửa đảo Sakhalin, quần đảo Kurile và bán đảo Liêu Đông. Trong số 700.000 quân Nhật ở đây, 84.000 người đã chết, số còn lại bị bắt làm tù binh. Ngoài ra, quân ngụy Mãn Châu quốc với 200.000 binh lính và sĩ quan bị giải giới.

(1) Chẳng phải riêng đạo quân Quan Đông, phần lớn lực lượng viễn chinh Nhật còn lại sau lưng Đồng minh không đầu hàng ngay sau 15-8 mà từ 20-8 trở đi. Một phần do họ muốn đánh đến cùng, nhưng chủ yếu vì không nhận được lệnh, hoặc nhận được nhưng lại đòi hỏi có bằng cớ xác đáng. Vì thế, quân Nhật còn lại ở các quần đào Marshall và Gilbert đầu hàng ngày 22-8, ở Truk và Rangoon (Miến Điện) ngày 26-8. Các lực lượng còn lại ở Tây Nam TháiBình Dương kí kết đầu hàng tại Rabaul ngày 6-9, ở Trung Hoa kí tại Nam Kinh ngày 9-9, ở Singapore ngày 12-9-1945. Tàn quân Nhật lẩn lút trong các hang động ở lwo Jima không hay biết về lệnh đầu hàng và chiến tranh chấm dứt. Mãi đến năm 1952 còn có 2 người Nhật ở đây "ra hàng” Trên một số hải đảo xa xôi ở Thái Bình Dương cũng có hiện tượng tương tự.
Ở Đông Dương không có quân đội Đồng minh, quân Nhật phải chờ Đồng minh kéo vào tước vũ khí nên mãi đến 28-9-1945 mới diễn ra lễ kí kết đầu hàng lại Hà Nội.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #293 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 11:17:11 am »

Sáng sớm ngày 19-8, một đoàn đại biểu chính phủ Nhật do phó tổng tham mưu tưởng lục quân, trung tướng Torashiro Kawabe dẫn đầu đã đến Manila trình diện tướng Mac Arthur, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh. Tại đây, họ đã nhận được bản "Mệnh lệnh tổng quát số l", quy định quân Nhật ở Trung Quốc, Đài Loan và Bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 độ Bắc trở lên) sẽ đầu hàng quân đội Trung Hoa; ở Mãn Châu, Nam Sakhalin và Bắc Triều Tiên (từ vĩ tuyến 38 độ Bắc trở lên) đầu hàng quân đội Liên Xô; tất cả các lực lượng còn lại đầu hàng quân Mỹ và Anh. Tiếp đó, họ được trao "Văn bản đầu hàng" mà chính phủ Nhật thay mặt Nhật hoàng sẽ kí nhận chính thức tại một buổi lễ dự định tổ chức vào đầu tháng 9.
Sáng sớm ngày 28-8, lực lượng đầu tiên của Sư đoàn không vận số 11 Hoa Kỳ đặt chân lên đất Nhật, mở đầu cuộc chiếm đóng của quân đội Mĩ đại diện cho Đồng Minh. Chiều 30-8, tướng Mac Arthur và bộ tham mưu của ông cũng tới và đặt Tổng hành dinh lâm thời tại Yokohama (sau dời về Tokyo).
Lễ kí kết chính thức văn bản đầu hàng của Nhật được tổ chức vào sáng ngày 2-9-1945 trên thiết giáp hạm Missouri của Hoa Kỳ, thả neo tại vịnh Tokyo.
Đó là một sáng mùa thu đẹp với bầu trời trong xanh và mây trắng. Trên boong của chiến hạm lớn vào hạng nhất thế giới lúc bấy giờ, người ta đặt một chiếc bàn dài phủ dạ xanh và hai chiếc ghế đối diện nhau ở hai bên bàn. Ngoài ra, không còn một vật trang trí nào khác. Các văn kiện của buổi lễ được đặt sẵn trên mặt bàn. Văn kiện đầu hàng ghi rõ: Toàn bộ các lực lượng vũ trang thuộc quyền kiểm soát của Nhật chấp nhận nhanh chóng chấm dứt chiến sự và thực hiện mọi yêu cầu hoặc chỉ thị của Đồng minh. Chính phủ Nhật hiện thời và những kẻ kế tục nó sẽ nghiêm chỉnh thục hiện các điều kiện của bản Tuyên cáo Potsdam. Chính phủ và Bộ Tổng tham mưu ra lệnh nhanh chóng giải phóng tất cả các quân nhân và nhân viên dân sự của các nước Đồng minh bị bắt trong thời gian chiến tranh. Việc cai trị đất nước của Hoàng đế và chính phủ Nhật phải phục tùng Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh.
Toàn thể sĩ quan và thủy binh của chiến hạm trong lễ phục trắng đứng xếp hàng nghiêm chỉnh, cùng các phóng viên báo chí đi lại tự do được chứng kiến buổi lễ. Đại diện của các nước Đồng minh đứng cạnh nhau ở bên này chiếc bàn. Đối diện với họ phía bên kia bàn là đoàn đại biểu Nhật gồm 11 thành viên do Ngoại trưởng mới Shigemitsu và Tổng tham mưu trưởng lục quân Umezu dẫn đầu.
Đúng 9 giờ 04 phút (giờ Tokyo), buổi lễ bắt đầu bằng diễn văn khai mạc của tướng Mac Arthur. Ông bày tỏ hi vọng rằng "từ sự kiện trang nghiêm này, một thế giới tốt đẹp hơn sẽ xuất hiện từ một quá khứ đầy máu lửa và những cảnh chém giết, một thế giới dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, một thế giới dành cho phẩm giá con người và đáp ứng khát vọng cao cả nhất của con người về tự do, lòng vị tha và công lí".
Đọc xong, chỉ vào chiếc ghế đối diện với mình ở bên kia bàn, ông ra hiệu mời đại diện Nhật đến kí văn bản. Mặc lễ phục đen với chiếc mũ lụa cao cũng màu đen, chống gậy đi bước thấp bước cao do phải dùng chân giả thay cho chân trái đã bị cụt, sau một vụ mưu sát ở Thượng Hải, Ngoại trưởng Shigemitsu ngồi xuống ghế. Lúng túng vì mũ, gậy và găng tay, dường như ông ta vẫn chưa hiểu là mình phải kí vào đâu. Hình ảnh thảm hại của Shigemitsu như phản chiếu hình ảnh đất nước do ông đại diện lúc bấy giờ. Một đô đốc Mĩ lầm bầm: "Kí đi, đồ quỷ!". Nhưng tướng Mac Arthur quay sang nói nhỏ với tổng tham mưu trưởng của mình là tướng Sutherland: "Hãy chỉ cho ông ta chỗ phải kí!". Shigemitsu kí tên mình dưới các hàng chữ "Thay mặt Hoàng đế và chính phủ Nhật Bản. Bộ trưởng Ngoại giao". Tiếp đó đến lượt tướng Umezu. Trong bộ quân phục chỉnh tề với đủ quân hàm, huân chương, ông ta che dấu cảm xúc bằng những động tác dứt khoát của một quân nhân và kí tên "Thay mặt Bộ Tổng tham mưu quân đội Hoàng gia Nhật".
Những kẻ bại trận đã làm xong phận sự, văn bản chuyển qua những người thắng trận. Nhân danh tất cả các nước Đồng minh tham gia chiến tranh thống Nhật, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh, đại tướng Douglas Mac Arthur kí đầu tiên. Tiếp đó, đại diện từng nước Đồng minh kí tên vào văn bản: đô đốc Fraser (Anh), trung tướng KN. Derevyanko đại diện Liên bang Xô Viết, tướng Thomas Blamey (Úc), đại tá L.Moore-Gosgrove (Canada), tướng Jacques Leclerc (Pháp), đô đốc C E.L Helfric (Hà Lan) và phó nguyên soái không quân L.M. Isitt đại diện New Zealand.
Tướng Mac Arthur đọc lời bế mạc và buổi lễ kết thúc trong tiếng gầm của hàng nghìn máy bay chiến đấu bay kín bầu trời trên thiết giáp hạm Missoun.

Thế là cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, màn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã kết thúc và để lại cho toàn nhân loại cũng như cho riêng Nhật Bản những bài học không thể nào quên.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #294 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 11:17:36 am »

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1, Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương: Văn kiện đảng 1930-1945, Ban nghiên ctíu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội - 1977.
2. A. Vaxilepxki: Sự nghiệp cả cuộc đời, NXB Tiến bộ (Liên Xô) và NXB Quân đội nhân dân (Việt Nam) xuất bản - 1984.
3. X M Stê-men-cô, Bộ Tổng tham mưu Xô viết trong chiến tranh; NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1971
4. N.N. Yakovlev: Trân Châu Cảng 7-12-1941, những điều có thật và không có thật, NXB Sách Chính Trị, Moskva - 1988 (tiếng Nga).
5. Leonid Vnotsenko: Chiến thắng ở Viễn Đông năm 1945, NXB Thông tấn xã Novosti, Moskva - 1981
6. Thomas M.Cofiey: Imperial Tragedy, Pinnacle Books, New York – l971.
7. William Craig: Tbe Fall of Japan; Dial Press, New York - 1967.
8. Gar Alperovitz: Atomic Diplomacy: Hiroshima and Postdam; Simon Schuster, New York - 1965.
9. John Toland: The Rising Sun, Random House, New York - 1971 .
10. James David: The Rise and Fall ò Japanese, London - 1951.
1 1 Davis Burke: Get Yamamoto, Random House, New York 1969 (bản dịch của Tuyết Sinh: Yamamoto và trận đánh quyết định vận mệnh Thái Bình Duơng; Sài Gòn - 1974)
12. Douglas Mac Arthur: Reminiscences; Mc Graw-Hill, New York 1964 (bản dịch của Ngyễn Nhược Nghiễm: Những trận đánh lịch sử trên Thái Bình Dương, Sài gòn – l975).
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM