Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:06:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒  (Đọc 116843 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 09:32:05 am »

Hic, chú cứ bóc mẽ anh chú! Grin
Gọi tripod vì quen như camera, thế mà thằng chú cũng nghía thấy! Angry
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 03:57:24 pm »

Yasin, Hamas, Palestin chế tạo.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 04:23:21 pm »

Mãi mới nhìn thấy cái logo, viết nhiều bài thì lên sao gạch ke ke ke ke ke ke
Thế thì câu bài.

Liên kết anh em, Một số kiểu liều lõm.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13913#msg13913

Đầu đạn B40 thuộc loại kết hợp, có thể coi nó bao gồm một liều lõm đặt trước môt liều thuốc nổ thường. Cấu tạo này nhàm đặt tốc độ truyền phản ứng nổ đồng đền đến các điểm trên mặt lõm. Thực chất, phần kéo dàu dầy cộp của liều lõm chính là trạm truyền nổ đến liều lõm chính là mặt hình lõm. Kiểu liều lõm này nặng hơn một chút so với các kiểu liều lõm hiện đại hơn.

Sau này, các thuốc nổ nhanh rẻ đi, đồng thời xuất hiện các thuốc nổ nhanh ổn định khi chấn động như HMX và cũng xuất hiện phương pháp "hóa cứng" các thuốc nổ nhanh. Điều này cho phép chế liều nổ tạo hình có độ bền cơ học cao, truyền phản ứng nổ đồng đều.

Phần liều lõm của khối thuốc B40 có góc mở rộng. Đây là nguyên tắc được Đức áp dụng và Liên Xô kiên trì duy trì trong suốt quá trình phát triển các súng chống tăng cầm tay. Điều này yêu cầu kỹ thuật rất cao như B41 trên. Nhưng cái đạt được là xác suất tiêu diệt mục tiêu khi bắn trúng cao. Cũng nhiều loại đạn đành chấp nhận thu bé góc mở này do không đạt điểm kỹ thuật.

Yêu cầu càng cao khi tốc độ đạn tăng lên. May cho B40, nó có cái ngòi nhoi vừa đủ cho tốc độ 84m/s của nó. Tuy thế, Trận Vạn Tường cũng có đạn văng không nổ. May là chỉ một viên, địch rồi cũng phải té sau khi bọ lại cho B40 kha khá xác xe các loại.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #53 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 11:47:51 pm »

Bác Mic19 có thắc mắc về đạn M72. Ngoài việc đạn M72 có góc mở hẹp kiểu nòng súng ra, đạn M72 chưa có trạm truền nổ đều. Kiểu liều lõm dài hình nòng súng không lắp được kiểu trạm truyền nổ này của B40 và B41. Đây là của B40, trạm truyền nổ chưa tạo thành liều lõm khởi động súng như B41, nhưng đã đảm bảo các điểm trên mặt lõm phát nổ đồng đều.


Viê đạnn trong khi bay trông như thế này. Viên dưới này hình như chưa bắn, người ta dùng làm mẫu việc hủy vật liệu nổ rơi vãi. Thằng nào pốt cái này cũng viết là B-40, chỉ thừa cái dấu trừ thôi.
http://www.freerepublic.com/focus/f-news/1010258/posts


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2008, 12:04:04 am »

Bác Mic19 có thắc mắc về đạn M72. Ngoài việc đạn M72 có góc mở hẹp kiểu nòng súng ra, đạn M72 chưa có trạm truền nổ đều. Kiểu liều lõm dài hình nòng súng không lắp được kiểu trạm truyền nổ này của B40 và B41. Đây là của B40, trạm truyền nổ chưa tạo thành liều lõm khởi động súng như B41, nhưng đã đảm bảo các điểm trên mặt lõm phát nổ đồng đều.


Em tưởng do B40 xài thuốc chậm nên mới cần trạm truyền chứ M-72 nó xài thuốc xịn thì làm gì cần nữa đâu phải không ạ. Nhà em ít hiểu mấy thứ cao siêu, rất khoái giống B40 này, đơn giản đến dễ sợ, ngắm mãi không chán. Đạn B40 em dám nói mấy chú gò Inox ở Hàng Thiếc là đảm bảo ngon hơn mấy viên em xem này (ba via tứ tung, nham nhở thê thảm, vật liệu tệ vỏ đạn tệ hơn cả vỏ hộp sữa Ông Thọ, nón đồng thì thô ráp sần sùi và chả có gì có vẻ là gia công siêu chính xác cả). Em nghĩ nếu sức khoan tầm 180mm thép cán với thuốc đểu rẻ tiền như cái giống này vẫn chơi tất cả các loại tăng nhẹ và thiết giáp, sao mình không trang bị huấn luyện đến cấp tiểu đội dân quân tự vệ nhỉ (thấy toàn K44 chạy loăng quăng).

Nếu là em thì em sẽ nâng cấp đạn B40 như sau:
- Thay cái vỏ mỏng dính thành đạn dày lên chút với rãnh khía song song sít nhau tầm 1mm để tạo mảnh văng diệt bộ binh. Cái này sẽ tăng sức sát thương mảnh lên rất nhiều, ta sẽ có đạn lưỡng dụng.
- Thêm ngòi nổ định thời bằng cách cho thêm 1 cái ngòi chậm vào cái ống đạn, khi kíp cháy sẽ đốt cháy ngòi, ngòi cháy lâu độ 3-4s thì kích hoạt kíp hủy đạn. Kíp sẽ là loại lưỡng dụng, vừa chạm nổ vừa dẫn cháy nổ. Như vậy đạn có văng ra hay mắc lưới, kẹt trong bao cát vẫn nổ, sát thương phần nào sinh lực địch ở gần mục tiêu hoặc phá lung lưới, công sự bao cát.

Còn súng thì chỉ như là cái ống nước, chắc giá thành chỉ vài chục ngàn là cùng một khẩu.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2008, 02:20:40 am »

Súng thì rẻ rồi nhưng vài chụcc khìn chưa đỏ công phốt phát hóa chống rỉ. Chũng có phương án mảnh sát thương đấy. Nhưng ở ta ưu tiên chống tăng nên dồn hết khối lượng cho thuốc nổ.
B41 và B40 trong chống Mỹ đều chào thua M79 chức năng "dã pháo tiểu đội", do đạn nặng không mang được nhiều, bắn chậm. B40 lại tầm quá gần.

Còn cái ngòi nổ chậm ấy đúng là cần nhiều đấy, để chống công sự cát chẳng hạn, nhưng không hỉu sao mãi vẫn chưa có. Cách giải thích duy nhất là ngày nay không ai quan tâm phát triển B40 nữa.

Về liều lõm, mình đã giải thích rõ ở địa chỉ trên. M72 là liều lõm dạng ống nòng súng, phản ứng nổ cần truyền vừa phải để luôn đi sau "viên đạn": là khí nén nóng tốc độ cao do nó tạo ra. Tùy hình dáng kích thước đạn mà người ta làm chậm tốc độ tuyền nổ bằng đúc, như trộn với TNT và các phụ gia. Liều kiẻu này phản ứng nổ cần truyền từ đuối đạn lên cạnh chữ V, nếu nhanh quá thì nó dập tốc độ "Viên đạn" hinh thành trong trục đạn.

Ngược lại, đạn góc mở lớn cần điểm hỏa toàn bộ mặt lõm cùng lúc, nên mới có mạch dẫn phản ứng nổ vào giữa cạnh chữ V, chứ không bắt đầu từ đuôi liều lõm.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #56 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:16:31 pm »

Năm 1946, đường kính nòng 45mm, đường kính đạn 110mm, tầm xa nhất 200 mét, tầm bắn hiệu quả 100 mét, xuyên 250mm. Súng dài 1030mm, đạn dài 720mm. Súng nặng 6,4kg, đạn nặng 3,74kg. Sơ tốc 70m/s tốc độ bắn 4-5 phát phút.
Thước ngắm có 3 thang 50-150-200.






Bác đoàn này, hình như hồi cuối Kháng chiến đánh tây nhà ta có nhập về phải không nhẩy. Bác làm ơn số hóa cái đầu to của bác hộ cái, để em search cho nhanh.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:26:15 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:39:06 pm »

Quân Mỹ thì ưa quảng cáo. Thường đem M72 ra so với B41, nhuqưng thực ra, tầm cỡ M72 chỉ so với B40 khoản chống tăng. M72 là súng liền đạn dùng một lần.

M72 được thiết kế và chấp nhận trang bị sau B41, được coi là vũ khí đối đầu với B41. Tuy nhiên, sự nhiệp của B42 thì hoành tráng vang dội, danh tại thiên thu, ngược hẳn với M72. Nhiều thằng như Iran, Israel ngày trước đánh Iraq, phe Mỹ đàng hoàng nhưng cứ dùng B41.

M72 có tầm bắn mục tiêu di động thấp, 165 mét, so với B40 là 150 mét. Nhưng khả năng xuyên của đầu đạn M72 có nhiều vẫn đề, vậy nên hiệu quả thật sự thấp, điều đó được thể hiện trong chiến tranh. Tầm bắn hiệu quả thấp do súng này tản mát và không xuyên được nhiều phần trên xe, làm diện tích mục tiêu hữu ích tụt xuống. Khó mà so sánh xem thằng nào hơn, có lẽ M72 hơn chút chăng Huh
Cái nổi trội của M72 là không cần súng, tất cả mọi người đều có thể tham gia bắn. Tầm bắn tối đa rất cao, 1000 mét. Nhờ vậy, súng này thuận tiện làm "dã pháo" sát thương. Ở chức năng làm "dã pháo", súng này quá đỉnh, vượt xa B40 và B41.

Tuy nhiên, quân ta lại có nhiều M79 còn đỉnh hơn quá đỉnh, nên M72 thất nghiệp. Một phiên bản của ta là M72 bắn loạt, đạn cháy. Ngay cả những năm khó khăn 1970, quân ta còn phải dùng rất nhiều B40, nhưng không có ai định lấy M72 ra thay B40 cả.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #58 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:33:40 pm »

Trong này đã nói vè tiến trình thay thế B40 thành B41.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13795#msg13795

Đến lúc tớ ở lính thì chỉ có những sư đoàn bộ binh cơ giới mới đầy đủ B41, còn những sư đoàn bộ binh đi bộ như 325 thì B41 vẫn rất ít, cỡ có một nửa. Có thể hình dung tiến trình thay thế như sau:
Năm 1964, B40 đã là vũ khí tiểu đội trong những sư đoàn chủ lực ở miền Bắc. Cũng không hiểu B40 lên đường vào Nam từ bao giờ, B40 có được trang bị cho những lực lượng không phải bộ binh chủ lực không. Khi đã là vũ khí tiểu đội, mỗi đại đội bộ binh có 9 khẩu.
Năm 1965-1966: B41 đã vào Việt Nam số lượng ít, đến năm 1966 những sư đoàn mạnh đã có mỗi đại đội 1-2 khẩu. Không hiểu các đơn vị biên chế số B41 đó thế nào Huh?? rất có thể, B41 lúc đó nằm trong tiểu đội hỏa lực mạnh của đại đội. Một khả năng ít xảy ra là, các súng B41 trong trung đoàn tập hợp thành một trung dội hay đại đội mạnh, 3 người 2 khẩu hay 2 người một khẩu, cũng có thể là 3 người 1 khẩu. Trong khi đó, B40 vẫn là vũ khí chủ lực đại đội, mỗi đại đội 9 khẩu. Giai đoạn trung gian này hơi phức tạp, không biết bố trí B41 ở đâu.
Đến năm 1971 thì các đại đội chủ lực đều có B41.
Đến năm 1979, đánh hai chiến tranh biên giới thì  B40 vẫn phổ biến.
Việc thay thế hoàn toàn B40 chỉ có thể kết thúc vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, thập niên 1990.
Như vậy, việc chúng ta thay thế B40 diễn ra hết sức chậm. Súng chóng tăng cấp tiểu đội của chúng ta luôn ở trạng thái hết sức lạc hậu.

Chúng ta tiến hành nghiên cứu sản xuất B40 rất sớm, trước cả RPK hay AK hiệu TUL năm 1969. Tuy nhiên, B40 hiệu CT-62 có vẻ như quá đen đủi. Nó sinh ra trong thời kỳ bên tầu đang "cách mạng văn hóa", mà mục tiêu chủ yếu của cách mạng này là đàn áp lớp trí thức mới nổi, công nghiệp mới nổi. Chúng ta từng tự chế rất nhiều súng chống tăng trong Kháng chiến đánh Tây, nhưng truyền thống đó không được tiếp tục với B40. Và cũng không tiếp tục với B41. Thật đáng tiếc, truyền thống đó thui quá sớm. Các nhà kỹ thuật thì thừa kiến thức và quyết tâm.

Đến giờ bác Đoành vưỡn nợ cái giai đoạn B40 vào Việt Nam.
Theo em biết thì P-27, một kiểu súng chống tăng do Tiệp chế tạo đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, không hiểu cụ thể từ bao giờ. Năm 1954, khi ta bắt đầu trang bị lại hàng loạt súng ống thì B40 ở Liên Xô đã nhiều. Năm 1959, Liên Xô dừng trang bị B40 thay bằng B41, tất nhiên dư thừa rất nhiều. Tại sao từ lúc đó B40 không phổ biến Huh?
Chúng ta không có "học thuyết quân sự" lúc đó. Nhưng Quân Đội ta được xây dựng từ kinh nghiệm chiến trường, dĩ nhiên hiểu được tầm quan trọng của súng chống tăng cá nhân. Như vậy, bản thân Quân Đội dĩ nhiên có nhu cầu nghiên cứu cách áp dụng B40, và dĩ nhiên cũng tham khảo cách biên chế của Liên Xô và Tầu.
Trận Ấp Bắc diễn ra hết sức khó khăn. Kỳ thật, trận đánh chỉ có xe M113 mà thôi. Nhưng bộ đội không hề có vũ khí nào đối phó với xe bọc thép nhẹ này đúng nghĩa. Trận đánh thắng lợi chỉ bằng khả năng phi thường của các chiến sĩ, và thật sự đã phải dùng những phương pháp của ngày đầu đánh Pháp 1945-1946. M113 không dám tiến mạnh vì quân ta bắn hạ các xạ thủ 12,7mm. Ta cử một tổ bọc hậu cảm tử đánh chặn xe, ném lựu đạn diệt xe, tổ này không rút được, mất hết.
Một câu hỏi lớn, 9 năm sau 1954, 4 năm sau khi Liên Xô chấp nhận dừng trang bị B40, tại sao ở Ấp Bắc quân ta vẫn thiếu thốn B40 như vậy HuhHuh?
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:42:56 pm »

Trận Ấp Bắc diễn ra hết sức khó khăn. Kỳ thật, trận đánh chỉ có xe M113 mà thôi. Nhưng bộ đội không hề có vũ khí nào đối phó với xe bọc thép nhẹ này đúng nghĩa. Trận đánh thắng lợi chỉ bằng khả năng phi thường của các chiến sĩ, và thật sự đã phải dùng những phương pháp của ngày đầu đánh Pháp 1945-1946. M113 không dám tiến mạnh vì quân ta bắn hạ các xạ thủ 12,7mm. Ta cử một tổ bọc hậu cảm tử đánh chặn xe, ném lựu đạn diệt xe, tổ này không rút được, mất hết.
Một câu hỏi lớn, 9 năm sau 1954, 4 năm sau khi Liên Xô chấp nhận dừng trang bị B40, tại sao ở Ấp Bắc quân ta vẫn thiếu thốn B40 như vậy ?

-------------------------------------------------------
 Trận Ấp Bắc là năm 1963, lúc ấy ta đang còn phải giữ tiếng, chưa dám công khai đưa bộ đội từ Bắc vào, vũ khí cũng phải chọn loại có xuất xứ TB hoặc "độ" lại theo mẫu TB như K-50 thì tiểu đoàn 261 (tiểu đoàn Hi-rôn) lấy đâu ra "ống lươn" mà xài? Thực ra, hồi ấy vũ khí chống thiết giáp cũng không chỉ có mỗi lựu đạn, còn có AT nữa mà!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM