Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:59:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 1  (Đọc 156963 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2008, 12:03:25 am »

Sớcsin vội vàng cam đoan thay cho người Ba Lan:
- Nếu có thể đưa ra một biện pháp giải quyết hợp lý, người Ba Lan chắc sẽ tiếp nhận.
Xtalin thái độ dứt khoát:
- Liên Xô không muốn giữ bất cứ vùng nào vốn trước đây là của người Ba Lan, cho dù những vùng đó nằm ở trong đường biên giới năm 1939.
Rudơven vội hỏi ngay:
- Vậy liệu có khả năng để nhân dân các vùng tạp cư của đôi bên tự nguyện di chuyển nơi ở.
- Hoàn toàn có thể.
Coi đây là bước thứ nhất. Trong bước này, tại hội nghị chính thức ba bên, Xtalin đã bảo vệ được Ucraina và Bêlarút không bị chia cắt. Khi hội nghị thảo luận đến vấn đề lãnh thổ của nước Đức.
Xtalin nêu ra yêu cầu cao hơn. ông nói:
Nếu cắt cho Liên Xô miền bắc Đông Phổ, tôi sẵn sàng chấp nhận coi đường Cớcdơn là đường biên giới giữa Liên Xô và Ba Lan - và giải thích thêm. Một mặt, vì Liên Xô cần có cảng không đóng băng là Kônichxbec (sau này đổi tên thành Kalinigrát) và Mê men (sau này đổi thành Claipêđa); mặt khác, Liên Xô với tư cách một nước chiến thắng đã đánh bại nước Đức về lý cũng cần phải được một phần nhỏ lãnh thổ Đức hơn nữa, về mặt lịch sử, đó vốn là những vùng đất của người Xlavơ.
- Một đề nghị rất hay, tôi nhất định sẽ nghiên cứu thêm -Sớcsin đáp lời.
Sách lược của hai nước Anh Mỹ là nhượng bộ Liên Xô trên vấn đề lãnh thổ để đổi lấy việc Liên Xô thừa nhận chính phủ lưu vong Ba Lan. Song chính phủ lưu vong Ba Lan lại không nhìn thấy tình cảnh hiểm nghèo của mình, do đó đã không chấp nhận cách giải quyết của Anh Mỹ, kiên quyết không chịu nhượng bộ như vậy trên vấn đề lãnh thổ. Một thời gian,chính phủ lưu vong Ba Lan trong khi tiếp tục đối đầu với chính phủ Liên Xô, quan hệ với hai nước Anh Mỹ cũng rất căng thẳng.
Ngày 4 tháng 1 năm 1944, quân đội Liên Xô trong quá trình phản công quân Đức đã tiến vào tây Ucraina. Ngay hôm sau, qua đài phát thanh, chính phủ lưu vong Ba Lan ra tuyên bố, lưu ý chính phủ Liên Xô rằng họ đang triển khai các hoạt động bí mật trên lãnh thổ của mình, đồng thời lại có quân đội đang tham gia chiến đấu trên mặt trận của các nước đồng minh ở nước ngoài, họ sẽ xây dựng một quốc gia có chủ quyền trên đất nước Ba Lan được giải phóng. Trong tuyên bố của mình, chính phủ lưu vong tự nhận là "người đầy tớ và người phát ngôn hợp pháp duy nhất của dân tộc Ba Lan được sự công nhận của người Ba Lan ở trong và ngoài nước, của các nước Đồng minh và chính phủ các quốc gia tự do", và còn đặc biệt nhấn mạnh rằng nó có quyền giành độc lập và các quyền bất khả xâm phạm đã được Hiến chương Đại Tây Dương xác nhận.
Ngày 11 tháng 1 năm 1944, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố về quan hệ Liên Xô-Ba Lan, trong đó nêu rõ: "Trong tuyên bố về quan hệ Liên Xô- Ba Lan của chính phủ lưu vong Ba Lan hôm mồng 5 tháng 1 ở Luân Đôn có rất nhiều điểm không xác đáng. Những lập luận về biên giới Liên Xô-Ba Lan là một ví dụ. Như mọi người đều biết, căn cứ trên ý nguyện của dân chúng Tây Ucraina và Tây Bêlarút được phản ánh qua cuộc trưng cầu dân ý tiến hành trên cơ sở dân chủ rộng rãi năm 1939, Hiến pháp Liên Xô đã xác định đường biên giới Liên Xô - Ba Lan. Do vậy, lãnh thổ Tây Ucraina mà tuyệt đại đa số cư dân là người Ucraina thuộc về Ucraina Xô-viết, lãnh thổ Tây Bêlarút mà tuyệt đại đa số cư dân là người Bêlarút thuộc về Bêlarút - Xô viết. Sự không công bằng đối với người Ucraina cư trú ở Tây Ucraina và người Bêlarút cứ trú ở Tây Bêlarút do điều ước Ri ga áp đặt cho Liên Xô năm 1921 gây ra, phải được chấn chỉnh lại. Trả Tây Ucraina và Tây Bêlarút về với bản đồ Liên Xô, chẳng những không làm tổn hại lợi ích của Ba Lan, mà ngược lại, đã đặt cơ sở đáng tin cậy cho quan hệ hữu nghị vững chắc và lâu dài giữa nhân dân Ba Lan với nhân dân Ucraina, nhân dân Bêlarút và nhân dân Nga".
Để bổ xung cho tuyên bố này, chính phủ Liên Xô còn cho công bố một văn kiện chính thức về đường Cớcdơn, nội dung như sau:
Trong "Tuyên bố của chính phủ Liên Xô về quan hệ Liên Xô- Ba Lan" ngày 11  tháng 1 năm nay có đề cập đến vấn đề biên giới phía đông của Ba Lan và nêu rõ những biên giới đó có thể được xác định rằng con đường hiệp thương với Liên Xô, hơn nữa, chính phủ Liên Xô khôngcho rằng biên giới năm 1939 là không thể thay đổi. Đối với những biên giới mà sự sửa đổi có thể có lợi cho Ba Lan sẽ thực hiện theo phương châm những vùng cư dân Ba Lan chiếm đa số trả về cho Ba Lan. Trong tình hình đó, biên giới Liên Xô- Ba Lan trên đại thể có thể hoạch định theo đường Cớcdơn. Đường Cớcdơn. đã được Hội nghị tối cao khốí các nước Hiệp ước thông qua năm 1919, nó qui định trả về cho bản đồ Liên Xô miền Tây Ucraina và miền Tây Bêlarút.
Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô đã khiến chính phủ lưu vong Ba Lan ý thức được tính chất nghiêm trọng của tình thế. Ngày 20 tháng 11, Thủ tướng chính phủ lưu vong Ba Lan Micôraêvích đi cùng với Bộ trưởng ngoại giao của mình đến gặp Sớcsin và Ê đen. Hai bên đã bàn bạc về vấn đề này Sớcsin yêu cầu Chính phủ Ba Lan chấp nhận lấy "đườngCớcđơn" làm biên giới phía đông của Ba Lan, còn biên giới phía tây sẽ dịch đến tuyến sông ôđơ, coi như bồi thường
Micôraêvích tỏ ý phản đối.
Sớcsin bắt đầu nổi nóng, nói nước Anh chỉ có thể bảo đảm biên giới phía tây của Ba Lan, dù Anh hay Mỹ đều không thể mang quân đi đánh nhau để bảo vệ biên giới phía đông của Ba Lan được.
Sớcsin giọng giận dữ:
- Tôi muốn chính phủ Ba Lan chấp nhận đường Cớcdơn trong đó không có Lơvốp, để làm cơ sở đàm phán với người Nga. Không phải chỉ có lợi ích của Ba Lan mà lợi ích của tất cả các nước trong Liên Hiệp Quốc đòi hỏi phải làm như thế.
Micôraêvich vẫn đòi lấy đường biên giới do điều ước Ri ga qui định làm khởi điểm cho cuộc đàm phán. Sớcsin vừa gây sức ép vừa khuyên nhủ Micôraêvích, cuối cùng đành phải thốt ra một câu rất thật:
- Không có người Nga, cuộc chiến này không thắng được đâu chỉ dựa vào máy bay oanh tạc của chúng ta, thắng làm sao nổi.
Micôraêvích quay sang cầu cứu Mỹ. ông ta viết thư choRudơven, yêu cầu Rudơven có thái độ trong việc này. Một lần nữa Micôraêvích lại thật vọng. Câu trả lời của Rudơven là, chính phủ Mỹ không thể bảo đảm biên giới của Ba Lan được, nhưng sẵn sàng ủng hộ những nỗ lực của Sớcsin nhằm lập lại quan hệ Ba Lan - Liên Xô.
Không còn cách nào, chính phủ lưu vong Ba Lan đành phải một lần nữa thương lượng với Sớcsin. Ngày 15 tháng 2, chính phủ lưu vong Ba Lan trả lời Sớcsin, tỏ ý sẵn sàng bắt đầu cuộc đối thoại với chính phủ Liên Xô, trong đó bao gồm cả việc thảo luận vấn đề biên giới, nhưng dứt khoát không đồng ý tiếp nhận những "yêu sách áp đặt, của Liên Xô. Trong thư trả lời, chính phủ lưu vong Ba Lan cũng nêu ra đường biên giới tạm thời ở phía đông, hướng đi của con đường này cách đường Cớcdơn về phía đông khoảng 100 km. Họ đòi "phần lãnh thổ phía tây con đường này, sau khi giải phóng sẽ do chính phủ Ba Lan tiếp quản; phần lãnh thổ phía đông con đường này, sau khi giải phóng sẽ do nhà cầm quyền quân sự Liên Xô quản lý, và có sự tham gia đầy đủ của đại diện các nước lớn trong Liên Hợp Quốc". Chính phủ lưu vong Ba Lan còn phản đối việc cắt cho Liên Xô một bộ phận của Đông Phổ, cho rằng như vậy sẽ ảnh hưởng đến đường thông ra biển của Ba Lan.
Xem thư trả lời của chính phủ lưu vong Ba Lan, Sớcsin vô cùng tức giận, tuyên bố trừ phi chính phủ lưu vong thỏa mãn những yêu cầu về lãnh thổ của Liên Xô, nếu không nó không được chính phủ Liên Xô thừa nhận. Ngày 22 tháng 2, trong bài phát biểu tại Hạ viện Anh, Sớcsin tuyên bố Chính phủ Anh vẫn giữ quan điểm cho rằng tuyến đường Cớcdơn đưa ra
năm 1919 là hợp lý.
Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 07:56:32 pm »

Chính phủ lưu vong Ba Lan rất đỗi kinh hoàng sau khi nhận được tin. Bộ trưởng Ngoại giao chính phủ Ba Lan vội vã kháng nghị với Bộ Ngoại giao Anh, lại còn mỉa mai nói rằng Cớcdơn chính là nhân vật chính năm đó đã tham dự và chế định "Điều ước Riga”.

Chính phủ lưu vong Ba Lan quả là đã không biết mức độ nghiêm trọng của tình thế, không biết ngày tận số của mình đang tới.
*   
*   *
Trong thời gian Sớcsin lưu lại Mátxcơva, đại diện của Hội đồng giải phóng dân tộc Ba Lan và đại diện của Chính phủ lưu vong Ba Lan Micôraêvích đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ ở Liên Xô. Đoàn đại biểu Hội đồng giải phóng dân tộc Ba Lan do Biêrút dẫn đầu đồng ý tiến hành đàm phán với đại diện của chính phủ lưu vong Ba Lan với điều kiện là phế bỏ Hiến pháp phát xít năm 1939, khôi phục lại Hiến pháp ít nhiều có tính chất dân chủ tự do năm 1921. Biêrút nêu rõ, đoàn đại biểu Hội đồng giải phóng dân tộc Ba Lan "luôn luôn cho rằng việc thực hiện sự đoàn kết nhân dân Ba Lan là nhiệm vụ cơ bản của mình, và sẵn sàng dựa trên nguyên tắc đó ủng hộ mọi cố gắng chân thành nhằm thực hiện lý tưởng đó".

Đoàn đại biểu Hội đồng giải phóng dân tộc tuyên bố mong muốn sẽ được bảo vệ một nước Ba Lan lớn mạnh có quan hệ thân thiện với Liên Xô, phía đông có đường biên giới Cớcdơn, đường biên giới Cớcdơn, đường biên giới phía đông có đường biên giới phía tây gìn giữ được những vùng đất đai từ xưa đã thuộc Ba Lan. Đoàn đại biểu cũng đồng ý thành lập một Chính phủ thống nhất do Micôraêvích đứng đầu với điều kiện đa số ghế trong chính phủ đó giao cho Hội đồng giải phóng dân tộc Ba Lan. Chính phủ Liên Xô tuyên bố ủng hộ lập trường của Hội đồng giải phóng dân tộc Ba Lan.

Nhưng lần này Micôraêvích vẫn giữ lập trường bất hợp tác. Để những kiến nghị của họ, về nhân sự trong chính phủ tương lai được chấp nhận, họ lôi vấn đề biên giới Liên Xô - Ba Lan ra làm tấm séc để giao dịch. Micôêvích không chấp nhận lấy đường Cớcdơn làm đường biên giới Liên Xô- Ba Lan, thoái thác rằng còn phải thương lượng với các đồng sự ở Luân Đôn. Ngoài ra, ông ta không những đòi làm Thủ tướng, mà còn đòi chiếm trên 50% số ghế trong nội các. Về phương diện này, Sớcsin ủng hộ ông ta, nhưng Hội đồng giải phóng dân tộc Ba Lan kiên quyết bác bỏ những yêu sách vô lý đó. Cuối cùng, Micôêvích quay về Luân Đôn mà không đạt được một sự thỏa thuận nào.

Trong thời gian những người Ba Lan đàm phán với nhau, Sớcsin giữ lập trường lập lờ hai mặt. Một mặt, ông ta nhấn mạnh, chính phủ của ông chủ trương bảo lưu kiến nghị về biên giới Liên Xô - Ba Lan tính theo đường Cớcdơn, thậm chí còn tuyên bố, vấn đề biên giới Liên Xô - Ba Lan đã được giải quyết. Ông ta huênh hoang, rồi đây khi các nước Đồng minh gặp nhau tại Hội nghị hoà bình, ông ta sẽ ủng hộ yêu cầu của người Nga về đường biên giới sớm đã được bàn bạc xong xuôi tại Têhêran, và nói thêm rằng, nội các Anh đã phê chuẩn lập trường này. Mặt khác, ngày 16 tháng 9, Sớcsin gửi chính phủ Liên Xô một dự thảo hiệp nghị để họ nghiên cứu. Bản dự thảo này chỉ phản ánh những quan điểm đã bàn định trước đây về biên giới phía tây Ba Lan; về biên giới phía đông, dự thảo chỉ nêu "Chính phủ Ba Lan coi đường Cớcdơn là tuyến phân giới giữa Liên Xô và Ba Lan".

Chính phủ Liên Xô không thể đồng ý với luận điệu này. Cách đề xuất chỉ coi đường Cớcdơn là "phân giới tuyến” không thể chấp nhận được. Kết quả là, vấn đề Ba Lan chưa đạt được một sự thoả thuận nào.

Mặc dầu vậy, trong quá trình đàm phán, lập trường của hai bên trong vấn đề Ba Lan đã được làm sáng tỏ, có thể hy vọng vấn đề đó sẽ được giải quyết một cách công bằng.

Trong thời gian Sớcsin ở thăm Liên Xô, người lãnh đạo Liên Xô cùng với Sớcsin đã trao đổi ý kiến về việc hợp đồng tác chiến. Đối với việc mở rộng hơn nữa sự hợp tác giữa các nước Đồng minh, điều này nói chung đã có tác dụng thúc đẩy nhất định. 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 07:57:17 pm »

Có một lần, Xtalin nhận lời mời đến dự bữa tiệc trưa tại Đại sứ quán Anh ở Mátxcơva. Cũng như hiện nay, Đại sứ quán Anh khi đó nằm trên đại lộ chạy dọc sông Xôphia. Việc Xtalin phá lệ đến một sứ quán nước ngoài, đã thể hiện cảm tình đặc biệt của ông đối với Sớcsin.

Đại sứ Mỹ Hariman cũng tới dự. Bữa tiệc diễn ra trong không khí thoải mái, mọi người đều vui vẻ. Xtalin nâng cốc chúc rượu Tổng thống Mỹ - người không có mặt trong buổi tiệc, ông đánh giá cao những cống hiến của nước Mỹ đã đóng góp vào thắng lợi của các nước Đồng minh. Xtalin nói, từng có một thời kỳ, hai nước Anh Nga đã kết hợp được với nhau trong việc giải quyết công việc của châu Âu. Hai nước từng cùng nhau đánh bại Napôlêông, trong đại chiến thế giới lần thứ nhất đã cùng chiến đấu chống Đức. Nhưng trong đại chiến thế giới lần thứ hai, cống hiến của nước Mỹ là hết sức quan trọng. Lời tuyên bố dường như hàm chứa một ý nghĩa khác không tiện nói ra: Người đứng đầu chính phủ Liên Xô một lần nữa muốn ngầm bảo với Sớcsin rằng, ông ta không có ý định bàn bạc riêng với Sớcsin về vấn để tương lai châu Âu. 

Tháng 10 năm 1944, kết quả quan trọng nhất về chính trị và quân sự trong cuộc đàm phán Mátxcơva giữa Liên Xô và Anh là hai bên đã đạt được thỏa thuận trong vấn đề cần thiết phải dốc toàn lực tiêu diệt quân Đức rút từ Ban căng. Sớcsin có thể yên tâm tin tưởng được rằng, chính phủ Liên Xô không có ý định điều quân đội đến Hy Lạp và bờ biển Ađriatích, và sẽ rút quân khỏi Nam Tư sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã dự định. 

Ở Mátxcơva, người đứng đầu chính phủ hai nước Liên Xô và Anh còn thảo luận và đã thỏa thuận được với nhau nhiều vấn đề chưa được giải quyết của các nước Ban căng, trao đổi ý kiến về điều kiện đình chiến ở Bungari. Khi thảo luận việc thành lập Uỷ ban quản chế của các nước Đồng minh ở Bungari, Sớcsin và Êđen kiên trì chủ trương đại diện của Anh Mỹ và đại diện của Liên Xô có vị trị ngang nhau. Chính phủ Liên Xô không đồng ý với lý do là: Trong Uỷ ban quản chế của các nước Đồng minh ở Italia, đại diện của bộ chỉ huy Anh Mỹ nắm cương vị lãnh đạo; trong Uỷ ban quản chế của các nước Đồng minh ở Rumani, đại diện Liên Xô là chủ tịch Uỷ ban. Theo nguyên tắc đó, Uỷ ban quản chế của các nước Đồng minh ở Bungari đương nhiên do đại diện của Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô làm Chủ tịch. Cuối cùng, hai bên đã đi tới một thoả thuận mà cả hai phía đều có thể chấp nhận về điều kiện đình chiến ở Bungari.

Trong đàm phán, hai bên cũng thảo luận về tình hình Nam Tư. Người Anh tuyên bố, cần phải thi hành chính sách hiệp thương thống nhất đối với nước này. Êđen đưa ra việc gửi công hàm cho Ti tô và Subaxiki, đề nghị gặp nhau ở Nam Tư để bàn việc thành lập một Chính phủ thống nhất Nam Tư. Chính phủ Liên Xô không phản đối đề nghị này.

Đại diện Anh đề nghị thảo luận vấn đề tương lai của nước Đức vì theo họ vấn đề này ở Têhêran nghiên cứu còn "rất hời hợt”. Sớcsin và Êđen đưa ra kế hoạch chia nước Đức thành ba nước: Phổ; khu quản chế quốc tế bao gồm các bang Rua, Vétxphalen và Xarơ; nước Áo - Bavie bao gồm các tỉnh phía Nam. Sớcsin, khi luận chứng cho phương án chia cắt nước Đức này đã nêu rõ, theo quan điểm của ông ta, "Phổ là nguồn gốc của mọi tai họa. Do đó, cần cắt Phổ ra khỏi nước Đức”.

Theo đại diện Anh, lý do của đề nghị thành lập khu quản chế quốc tế là, cần phải phá huỷ tiềm lực công nghiệp của nước Đức đã được phục hồi sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Sớcsin cho rằng, dùng phương thức tịch thu các thiết bị của xí nghiệp Đức để khôi phục lại nền kinh tế khu vực phía tây Liên Xô là điều hợp tình hợp lý.

Dễ dàng nhận thấy, mục đích thực sự của phương án chia cắt nước Đức là ở chỗ nước Anh đang muốn cố gắng loại trừ nước Đức - một đối thủ cạnh tranh nguy hiểm. Đồng thời, Sớcsin còn đưa ra ý tưởng sáp nhập Ba Lan, Tiệp Khắc, Áo và Hung thành một khối dưới hình thức liên bang hoặc liên minh. 

Chính phủ Liên Xô đồng ý rằng, muốn bảo đảm nền an ninh châu Âu, cần phải thủ tiêu tiềm lực quân sự và công nghiệp của Đức, nhưng từ chối gánh vác bất cứ nghĩa vụ nào trong việc chia cắt nước Đức. Sau khi trao đổi, đôi bên thỏa thuận vấn đề nước Đức sẽ được mang ra thảo luận thêm tại cuộc họp giữa những người lãnh đạo ba nước lớn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 07:58:11 pm »

Chuyện Sớcsin muốn gộp một số nước thành liên minh hoặc liên bang, không thể không khiến người ta nghĩ rằng đó là âm mưu thiết lập một "tuyến phòng dịch" chống Liên Xô sau chiến tranh. Trong thảo luận, khi đề cập đến vấn đề này, Xtalin tuyên bố với Sớcsin và Êđen, "lúc này chưa thể nghĩ đến chuyện liên bang, điều quan trọng hơn là, nhân dân các nước được giải phóng ra khỏi ách nô dịch phát xít đang mong muốn được hưởng chủ quyền dân tộc trọn vẹn, không có sự quấy rầy”.

Các buổi hội đàm còn thảo luận vấn đề hành động quân sự trong tương lai. Đại diện của Anh, Liên Xô và Mỹ đã phân tích cục diện trên các chiến trường, thông báo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao theo kế hoạch quân sự đã hiệp thương tại Têhêran lần trước. Các bên đều tin tưởng hoạt động phối hợp trên các chiến trường sẽ phát triển thuận lợi. Họ còn trao đổi vấn đề đóng góp của Liên Xô trong việc đánh thắng Nhật Bản. Nhìn chung, tình hình chiến trường Thái Bình Dương vẫn tốt. Các nước Đồng minh phương Tây đã giành được những thắng lợi quan trọng trên biển, khiến Nhật bị suy yếu nhiều. Đường tiếp tế quá dài của Nhật thường xuyên bị tập kích, trên một nửa tàu thuyền của Nhật đã bị đánh chìm. Tuy vậy, các tham mưu trưởng của Anh Mỹ đều hiểu, chỉ khi nào quân đội Nhật với thực lực hùng hậu hiện đang có mặt ở Trung Quốc, Mãn Châu và trên các đảo Nhật bị đánh tan, mới có thể nói đến chuyện giành thắng lợi triệt để đối với Nhật. Trong trận giao tranh cuối cùng này, lực lượng vũ trang của Liên Xô sẽ đóng vai trò quyết định.

Hariman có mặt trong buổi bước đầu trao đổi về vấn đề này giữa phía Liên Xô với Sớcsin. Hariman kiên quyết giữ ý kiến phải có người Mỹ tham gia bàn bạc, và tuyên bố rằng, Mỹ là nước gánh vác trách nhiệm chủ yếu trong chiến tranh Thái Bình Dương, nên đương nhiên người Mỹ sẽ tham gia cuộc hội đàm về vấn đề này với thái độ tích cực nhất. Cuối cùng, Sớcsin phải đồng ý. Và thế là, trong cuộc gặp giữa Sớcsin và người đứng đầu chính phủ Liên Xô ngày 14 tháng 10, tướng Mỹ Đin được cử tới giới thiệu về tình hình chiến sự. Tướng Đin sau khi trình bày xong, được sự uỷ quyền của Bộ chỉ huy tối cao Mỹ, đã nêu ba câu hỏi với Xtalin: 

1- Sau khi đánh tan quân Đức, cần chờ bao lâu Liên Xô mới tham gia tác chiến với Nhật?

2- Để mở cuộc tấn công, Liên Xô cần bao nhiêu thời gian tập kết binh lực ở Viễn Đông?

3- Để tập kết và chi viện cho không quân chiến lược Mỹ, lượng chuyên chở của con đường sắt xuyên Xibêri có thể cung cấp được bao nhiêu?

Khi người Anh và người Mỹ rời khỏi điện Kremli, Sớcsin nói với tướng Đin bằng cái giọng bề trên:

- Ôi chàng trẻ tuổi, ông dám hỏi Xtalin ba câu hỏi đó, tôi xin bái phục. Tôi nghĩ, ông sẽ không nhận được câu trả lời đâu, đương nhiên có hỏi cũng chẳng sao...

Sớcsin đã lầm. Ngay hôm sau, Xtalin trả lời. Xtalin cho biết, sau khi đánh tan quân Đức, Hồng quân cần phải mất ba tháng mới có thể mở cuộc tấn công quân Nhật. Phải ba tháng dự trữ vật tư ở Xibêri mới có thể tác chiến. Do đó, thiết nghĩ năng lực của tuyến đường sắt xuyên Xibêri là rất hạn chế, những vật tư cần thiết cung cấp cho không quân Mỹ sử dụng đành phải do người Mỹ tự cung ứng bằng vận chuyển đường biển. Ông nói rõ thêm, trong việc này, Mỹ có thể sử dụng cảng Pêtơrôpavlốpxcơ ở Camsatka của Liên Xô. Xtalin một lần nữa nhấn mạnh, ba tháng sau khi đánh bại Hitle, hồng quân bắt đầu tác chiến với Nhật. Tiếp đó. Ông bổ sung thêm, về việc này cần thỏa thuận hỏi chiều kiện: Mỹ giúp Liên Xô tích trữ một khối lượng lớn vật tư để cung cấp cho Xibêri; cần làm rõ một số vấn đề về chính trị khi Liên Xô tham gia cuộc chiến tranh này. Xtalin nói:

- Người Nga cần phải biết, họ đang chiến đấu vì cái gì? Chúng tôi có những lý do xác đáng yêu cầu Nhật Bản...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 07:59:17 pm »

Lại phải nhắc lại chuyện cũ. Trong hội nghị Têhêran, khi thảo luận về triển vọng cuộc chiến tranh với Nhật, Xtalin hỏi Rudơven và Sớcsin, các nước Đồng minh liệu sẽ làm gì cho Liên Xô khi mà ở Viễn Đông Liên Xô không có hải cảng ra vào tự do. Hồi đó, Rudơven nhắc đến Đại Liên có thể trở thành "Cảng tự do", còn Sớcsin thì nói chung chung hơn, "những yêu cầu hợp lý của Nga cần được thoả mãn".

Tháng 10 năm 1944, không chỉ thuần túy về mặt quân sự mà cả về mặt chính trị, Xtalin đề xuất một cách rõ ràng là Liên Xô cần một hải cảng hoàn toàn không đóng băng. Điều này, với Luân Đôn hay với Oasinhtơn. đều không phải là chuyện bất ngờ. Hơn nữa, các nhà chính trị Anh Mỹ không phải không nhận thấy dư luận Liên Xô đang tỏ ra ngày càng hào hứng đối với Viễn Đông và một số vấn đề lịch sử của khu vực này. Chẳng thế mà cuốn "Cửa Lữ Thuận" của Xtêphanốp trở thành cuốn sách bán rất chạy ở Liên Xô. Thực chất, đó là tập hồi ký của một người đã tham gia cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) được viết dưới dạng tiểu thuyết. Cuốn sách giúp dân Liên Xô hiểu thêm ý nghĩa của việc Hồng quân tham gia tác chiến chống lại đế quốc Nhật.

Tháng 10 năm 1944, cuộc trao đổi giữa Sớcsin và Hariman về vấn đề trên, giúp làm sáng tỏ lập trường của các bên. Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với những quyết định chung được ba nước Đồng minh lớn thông qua sau này. 

Màn giáo đầu

Cuộc gặp gỡ giữa hai người đứng đầu hai nước Xô-Anh đã khiến Rudơven hết sức lo lắng. Ông ta một mặt tuyên bố Mỹ sẽ không chịu sự ràng buộc bởi những thoả thuận có thể đạt được giữa Anh-Xô, một mặt ráo riết tiếp xúc với phía Liên Xô, yêu cầu sớm xác định địa điểm cho cuộc gặp gỡ giữa những người đứng đầu ba nước. Trong bối cảnh như vậy, ông ta cũng không còn hơi sức đâu gây quá nhiều rắc rối về chuyện địa điểm nữa, nên đồng ý tổ chức ở bán đảo Crưm của Liên Xô.

Chuyện trục trặc về địa điểm hội nghị đã làm hỏng kế hoạch của Rudơven định tổ chức cuộc gặp gỡ vào tháng 11. Cuộc bầu cử Tổng thống 4 năm một lần đang đến gần, Rudơven quyết tâm giành ghế Tổng thống lần thứ ba, ông lo ngại chuyến đi Liên Xô dự hội nghị lần này có thể sẽ giảm bớt số phiếu bầu cho ông ta, nên ông đề nghị bố trí hội nghị sau khi bầu Tổng thống xong. Qua mấy lần trao đổi, thời gian hội nghị cuối cùng đã xác định vào thượng tuần tháng 2 năm 1945. 

Theo cách làm truyền thống, Rudơven vẫn triển khai các hoạt động tranh cử: tổ chức những chuyến đi xa để tuyên truyền, xuống các địa phương để cổ động. Lần này, đối thủ cạnh tranh với ông là Giôn Điuây, một con người xông xáo, trẻ trung. Điuây, năm 1942 đã được bầu làm Thống đốc bang Niu Oóc nhờ nội bộ Đảng Dân chủ bang Niu Oóc khi lục đục. Mục tiêu công kích của Điuây tập trung vào tình hình sức khỏe của Rudơven, tung tin rằng Rudơven sức khỏe đã suy giảm, mắc bệnh tim, sỉ vả Rudơven là "một ông già quá đỗi mỏi mệt", lại còn phân phát những tấm ảnh bóp méo gương mặt thật của Rudơven. Thế nhưng, Rudơven vẫn một lần nữa giành được sự tín nhiệm của dân chúng Mỹ, trở thành vị Tổng thống đầu tiến giữ ghế ba khóa liền trong lịch sử nước Mỹ.

Ngày 20 tháng 1 năm 1945, trong giá rét thấu xương, Rudơven tuyên thệ nhậm chức. Hai hôm sau, ông dẫn ban tham mưu của mình lên đường đi Ianta.

Ianta, viên minh châu lung linh rực rỡ nằm ở đầu phía nam bán đảo Crưm, ngoảnh mặt nhìn ra Hắc Hải mênh mông, dịu dàng một màu xanh biếc, lưng tựa vào ngọn núi Crưm dữ dằn hoang dã, bờ biển quấn quít núi non tạo nên những mảng mầu rực rỡ.

Dưới thời Sa hoàng, dòng họ Rômanốp đã xây dựng ở đây một số lâu đài tráng lệ. Sau Cách mạng Tháng Mười, những lâu đài đó bị chính quyền Xô-viết trưng dụng, dùng làm các cơ sở phúc lợi. 

Lúc bấy giờ, Crưm vừa mới được giải phóng khỏi ách chiếm đóng Hítle chưa được bao lâu, đầy mình thương tích, đây đó giặc giã vẫn còn. Để thu xếp nơi ăn chốn ở cho các đoàn đại biểu tới dự Hội nghị, chỉ trong một thời gian hết sức ngắn ngủi, phía Liên Xô đã hoàn thành chu đáo, tốt đẹp mọi việc, lại còn áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn cho những người đứng đầu chính phủ các nước và những đại biểu tới dự hội nghị. Sau này, rất nhiều vị đại biểu dự hội nghị Ianta, trong hồi ký của mình, đã có sự đánh giá xứng đáng về những cố gắng của Liên Xô nhằm bảo đảm cho các đoàn đại biểu làm việc được một cách bình thường.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 08:00:47 pm »

Phòng họp chính của Hội nghị Ianta đặt trong cung điện Rivakia. Đây là cung Mùa Hạ do Sa hoàng Nicôlai xây dựng năm 1911, sau Cách mạng Tháng Mười dùng làm Viện điều dưỡng cho những người mắc bệnh lao. Chiếu cố Rudơven, phía Liên Xô bố trí đoàn đại biểu Mỹ ở ngay cung điện Rivakia. Rudơven sử dụng riêng ba phòng, dùng làm phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ, ngoài ra còn có một phòng tắm cá nhân duy nhất trong cung.

Đoàn đại biểu Anh ở tại biệt thự Vôlôdốp cách 7 cây số. Toà biệt thự được xây dựng hồi đầu thế kỷ 19 theo kiểu nửa gô tích nửa mốt mới này nằm ẩn mình dưới những rặng cây.

Đoàn đại biểu Liên Xô ở tại biệt thự Côlét cách 9 cây số, trước đây đó là cơ nghiệp của thân vương Gixôpôp. Thời gian hội nghị, nơi đây trở thành trung tâm chỉ huy quân sự và chính trị lâm thời của Liên Xô. 

Khi bàn đến vấn đề an ninh, Xtalin hài hước nói rằng: "Dù sao chăng nữa, chúng ta cũng không phải lo ngay ngáy như ở Têhêran”. Thì ra, ở Hội nghị Têhêran đã xảy ra một "chuyện giật gân” nho nhỏ đã được nhà văn quân đội Trung Quốc Lưu Tiểu Nghệ mô tả lại như sau:

“Năm 1943, đại chiến thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cầm cự, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân tiến bộ các nước trên thế giới ở vào những giờphút cực kỳ quan trọng.

Liên minh phát xít gồm Đúc, Ý... bị nhân dân chống phát xít trên thế giới giáng cho những đòn nặng nề. Trong khi cuộc chiến đấu chống phát xít liên tiếp giành được thắng lợi thì cuối tháng 11 năm 1943, "ba ông trùm" Xtalin, Rudơven, Sớcsin gặp nhau ở Têhêran để tiến hành một cuộc hội nghị được cả thếgiới chăm chú theo dõi.

Tin tức truyền đến tai Hítle. Tên bạo chúa phát xít này đứng ngồi không yên. Y hiểu rằng, cuộc hội nghị này nếu thành công có nghĩa là đối phương thắng lợi. Hítle lập tức hạ lệnh cho tên cầm đầu cơ quan tình báo Nadi phải tìm mọi cách phá hoại kỳ được hội nghị Têhêran.

Theo mật lệnh của Hítle, cơ quan tình báo Đức lập tức hành động, ngoài việc cử một lũ gián điệp ác ôn đến Têhêran gây rối, còn bí mật vạch ra một âm mưu tội ác là bắt cóc Rudơven và mưu sát "ba ông trùm".

Một tốp điệp viên cao cấp đến Têhêran, sau mấy ngày trinh sát, mục tiêu của chúng nhằm vào người thư ký riêng của một vị nguyên thủ tham dự hội nghị. Chúng tìm cách tiếp cận và đã mua được anh ta với giá 25 vạn đô-la Mỹ.

Lúc đầu, gián điệp của cơ quan tình báo Đức và anh chàng thư ký này định đặt bom hẹn giờ trong phòng họp, nhưng mấy lần đã đem bom hẹn giờ tới gần phòng họp rồi vẫn không có cơ hội ra tay. Nhân viên an ninh của Anh kiểm soát rất nghiêm ngặt. 

Ngày 30 tháng 11 năm 1943 là sinh nhật lần thứ 69 của Thủ tướng Anh Sớcsin. Nhân dịp Xtalin, Rudơven đều có mặt, Sớcsin dự định tổ chức một buổi lễ mừng cho ra trò, và ông ta đã quyết định.

Chiều ngày 30, tiệc mừng sinh nhật bắt đầu. Tới dự có Tổng thống Mỹ Rudơven., Thống soái Liên Xô Xtalin... tất cả là 34 vị khách quí do Sớcsin mời. Người thư ký riêng của nước Đồng minh cũng trong số khách được mời đó.

Cơ quan Nadi quyết định hành động ngay trong bữa tiệc mừng sinh nhật Sớcsin. Tiệc bắt đầu. Trong tiếng cười vui vẻ, ồn ào như sóng cồn, Sớcsin cùng với các quí khách cốc chạm cốc, ly chạm ly, trò chuyện thoải mái.

Người thư ký riêng đã nhận 25 vạn đô la Mỹ, sau khi cạn một ly rượu đã lén lút lủi ra khỏi phòng tiệc, một mình đến ngồi trên chiếc sô-pha đặt ở trước cửa một phòng ăn nhỏ. Anh ta móc ra một điếu thuốc lá, rít liền hai hơi, rồi đứng bật dậy xăm xăm đi vào phòng tiệc theo cửa ngách phía nam.

Lúc này, cửa phía nam đang mở. Một anh bồi bàn bưng một khay bày sẵn đầy ắp các món ăn đưa cho anh ta. Người thư ký đón lấy, bước vào phòng tiệc, rồi thản nhiên mang đặt ở một góc phòng. 

Phòng tiệc vẫn. ồn ào tiếng chạm cốc, tiếng huyên náo, không khí thật tưng bừng.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 08:02:26 pm »

Nhân viên an ninh của Anh sớm đã để ý tới vị thư ký riêng của nước Đồng minh này, nhưng khổ nỗi là không có chứng cớ, đành cứ phải để ý theo dõi.

Thấy hành động của người kia như vậy, nhân viên an ninh lập tức bước tới góc phòng ăn, bưng lấy khay thức ăn. Qua kiểm tra, phát hiện thấy chiếc công-tắc đặt dưới khay đã mở, trong khay có một trái mìn định giờ nhỏ, mà thời gian phát nổ chỉ còn ba phút nữa.

Nhân viên an ninh Anh lập tức tháo bộ phận hẹn giờ ra, quả mìn mất tác dụng, âm mưu của Hítle đã thất bại.

Nếu trái mìn đó nổ đúng giờ, nhữmg người có mặt trong phòng tiệc e khó bảo toàn được tính mạng.

Xtalin nói đùa với Sớcsin, "ba ông trùm" đều biết chuyện này là thế nào rồi, vụ ám sát bất thành của Hítle chắc sẽ làm trò cười cho thiên hạ!

Trong thời gian hội nghị, Tổng thống Mỹ Rudơven hai lần hội đàm thân mật với Xtalin và Uỷ viên ngoại giao Liên Xô Môlôlôtốp. Cuộc đấu tranh chung chống phát-xít khiến họ trở thành bạn đồng minh của nhau. Xuất phát từ chỗ lo lắng cho sự an toàn của Rudơven và chiếu cố đến sự bất tiện trong việc đi lại của ông, Xtalin thành thật mời Rudơven đến ở trong Đại sứ quán của Liên Xô tại Têhêran, sắp xếp ông ở căn phòng thông thẳng tới phòng họp chính, cử cảnh vệ và nhân viên mặc thường phục canh gác ngày đêm, khiến Rudơven trong lòng rất cảm kích.

Xtalin khâm phục Rudơven cơ thể tàn tật mà ý chí vững vàng, bình dị thân mật, khéo hòa giải trên trường ngoại giao. Rudơven biết cách làm cho Sớcsin và Xtalin đang đỏ mặt tía tai tranh luận gay gắt với nhau bình tĩnh trở lại. Còn Rudơven và Hôpkin - trợ thủ đắc lục của ông ta - lại rất khen ngợi Đại nguyên soái Liên Xô oai vệ, cương nghị, thẳng thắn chân thành. Xtalin mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, nhưng ông ta cũng có lúc rất hài hước, và khi đó giọng cười cởi mở của ông có sức lôi cuốn mạnh mẽ, thường khiến người chung quanh phải ôm bụng cười theo"
.

Trước khi hội nghị chính thức khai mạc, giữa "ba ông trùm" đã có những cuộc thăm viếng mang tính chất thăm dò.
Ba giờ chiều ngày 4 tháng 2, Xtalin tới lâu đài Vôlôdốp hội kiến với Sớcsin. Xtalin nói: Đức đang thiếu lương thực và than, hệ thống giao thông bị đánh phá nặng nề, toàn bộ cơ cấu quân sự của Đức cũng bị phá hoại nghiêm trọng. Có nhiều tướng giỏi đã bị hạ bệ. Tuy Hítle vẫn còn lực lượng thiết giáp hùng hậu, nhưng nước Đức không còn là một nước hùng mạnh trên thế giới như trước đây, muốn gì được nấy, rải quân khắp nơi. Sớcsin nghe xong, lái câu chuyện sang tình hình quân sự ở Tây Âu. Ông ta bước tới trước tấm bản đồ, chỉ giới thiệu tình hình các chiến trường, tập trung nói về chiến cuộc ở Italia.

Bốn giờ chiều, Xtalin đến chào Rudơven tại cung điện Rivakia. Tổng thống Mỹ sau khi kể lại những cảnh tàn phá mà ông được chứng kiến trên đường tới Itanta, ông nói rằng giờ đây ông căm giận bọn Hítle hơn hồi ở Têhêran năm 1943. Xtalin cho biết, sự tàn phá ở Crưm hoàn toàn không thể so sánh với những gì mà bọn Nadi đã làm ở Ucraina, ở đó bọn chúng đã tiến hành phá hoại một cách có kế hoạch, có từng bước hẳn hoi. Rudơven khi nói sang chuyện lữ hành ngang qua Đại Tây Dương trên chiếc tuần dương hạm hạng nặng, có kể rằng, ông ta đã đánh cược liệu người Nga có vào được Béclin trước khi người Mỹ giải phóng Manila. Xtalin nói, người Mỹ có thể sẽ đánh chiếm được thủ đô Philippin trước khi Hồng quân vào được Béclin,vì cuộc chiến ở sông Ôđơ vô cùng gian khổ. Mặc dù quân đội Liên Xô xây dựng được một số công sự tiền duyên, nhưng họ đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của kẻ địch.

Khi bàn đến tình hình mặt trận phía Tây, Rudơven cho Xtalin biết, theo tướng Aixenhao, không có khả năng vượt sông gianh trước tháng ba, vì hiện nay nước ở đó chảy rất xiết băng trôi gây khó khăn rất lớn cho việc làm cầu. Vì thế, theo Rudơven, cuộc tiến công có tính chất quyết định đối với nước Đức xem ra không thể không kéo dài đến mùa xuân...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 08:03:48 pm »

"Ba ông trùm” hoạch định cơ cấu sau chiến tranh

Cuộc họp toàn thể lần thứ nhất dự định sẽ bắt đầu vào lúc năm giờ chiều tại cung Rivakia. Từ phòng bên, một sĩ quan lính thuỷ đánh bộ Mỹ bước ra, anh ta đi tới sau chiếc xe đẩy. Rudơven đã ngồi sẵn trên xe. Người sĩ quan đẩy chiếc xe ra cửa. Xtalin đi bên cạnh, hỏi Rudơven:

- Ngài Tổng thống có cho rằng người Pháp cũng nên có một khu vực chiếm đóng ở Đức? 

- Đó là một ý kiến hay - Rudơven đáp, rồi nói tiếp sau giây lát suy nghĩ - Nhưng nếu làm có như vậy, thì đó cũng chỉ là do sự thành thật.

Rudơven không khoái Đờ Gôn lắm, điều này cũng thể hiện trong thái độ của ông đối với công việc của Pháp. 

- Xem ra, sự thành thật là lý do duy nhất có khả năng để người Pháp được một khu vực chiếm đóng - Xtalin giọng có vẻ đồng ý.

Theo đề nghị của Xtalin, phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị Ianta do Rudơven chủ trì.

Rudơven bắt đầu nói: 

- Xét về mặt luật pháp hay xét về mặt lịch sử, đều không nhất thiết do tôi tuyên bố khai mạc. Ở Têhêran, tôi chủ trì buổi khai mạc hội nghị, nhưng đó cũng hoàn toàn là chuyện ngẫu nhiên. Song tôi cho rằng, được chủ trì buổi khai mạc hội nghị lần này là một vinh hạnh rất lớn đối với tôi. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn trước sự tiếp đãi ân cần chu đáo đối với tôi

Tổng thống ngừng lại giây lát, đưa mắt nhìn một lượt tất cả những người ngồi sau chiếc bàn tròn chính giữa có cắm quốc kỳ của ba cường quốc Đồng minh chống phát xít, rồi nói tiếp:

- Các nguyên thủ ba nước chúng ta đã có sự hiểu biết lẫn nhau và sự hiểu biết này đang ngày một tăng tiến. Chúng ta đều mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, xây dựng một nền hoà bình lâu dài. Cho nên giữa các vị tham dự hội nghị có thể bắt đầu những cuộc trao đổi không chính thức. Theo tôi, các cuộc trao đổi nên chân thành, cởi mở. Kinh nghiệm đã chứng tỏ, thái độ thẳng thắn trong đàm phán rất có lợi cho việc nhanh chóng đạt được những quyết nghị viên mãn. Trước mặt những người dự họp chúng ta sẽ có bản đồ ba châu Âu, Á, Phi. Cuộc họp hôm nay thảo luận về tình hình mặt trận phía đông, trên mặt trận này Hồng quân đang tiến quân một cách thuận lợi. Tôi muốn có người báo cáo về tình hình chiến trường Xô- Đức

Theo đề nghị của Xtalin, Phó tổng tham mưu trưởng Hồng quân đội Liên Xô đại tướng Antônốp đã báo cáo. Antônốp trình bày tường tận tình hình cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 1 trên một chiến tuyến dài 700 km từ sông Niêman đến dãy Cacpát, và nêu rõ hướng chủ công của một số tập đoàn quân.

Antônốp giải thích:

- Do thời tiết quá xấu nên chiến dịch dự định mở màn vào cuối tháng 1 là lúc thời tiết tốt hơn. Cũng vì ý nghĩa có tính chất quyết định của chiến dịch, nên lúc đầu muốn được chuẩn bị triển khai trong những điều kiện thật có lợi, nhưng vì quân Đức tổ chức phản công, mặt trận phía Tây xuất hiện những tình hình đáng lo ngại, cho nên Bộ chỉ huy tối cao quân đội Liên Xô ra lệnh, không chờ thời tiết chuyển biến tốt, chậm nhất là đến trung tuần tháng 1, chiến dịch phải bắt đầu.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #18 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 08:04:43 pm »

Tiếp đó, Antônốp báo cáo về lực lượng so sánh giữa quân Đức, Hồng quân trên hướng chủ công của Hồng quân Liên Xô, những mục tiêu do Tổng hành dinh Bộ chỉ huy Liên Xô đề ra và những kết quả đạt được. Cuối cùng, ông đưa ra ba yêu cầu của phía Liên Xô đối với các nước Đồng minh phương Tây:

1- Trên mặt trận phía tây, quân Đồng minh nhanh chóng chuyển sang tấn công... Hy vọng cuộc tấn công tốt nhất bắt đầu vào nửa đầu tháng 2.

2- Oanh tạc đường giao thông để đề phòng quân địch điều quân từ mặt trận phía Tây, Nauy và Italia sang mặt trận phía đông, đặc biệt phải làm tê tiệt hai yết hầu Béclin và Laixích. trên tuyến đường 

3- Không cho quân địch rút binh lực ra khỏi Italia.

Đại tướng Antônốp chuyển văn bản báo cáo cho Rudơven và Sớcsin.

Khi báo cáo về tình hình chiến trường Xô-Đức kết thúc, Xtalin hỏi: 

- Còn vấn đề gì nữa không? 

Rudơven tranh phát biểu trước, ông ta "bày tỏ sự khâm phục trước uy lực to lớn của Hồng quân Liên Xô thể hiện trong cuộc tiến công, cám ơn về chiến dịch tiến công mùa Đông của Hồng quân.

Đáp lời Xtalin nói đại ý: Mở cuộc tiến công lần này là trách nhiệm mà Liên Xô phải thực hiện với tư cách một người bạn chiến đấu. Theo nghị quyết được hội nghị Têhêran thông qua, chính phủ Liên Xô không có nghĩa vụ phát động chiến dịch phản công mùa Đông... "Bộ Tư lệnh Hồng quân Liên Xô thậm chí đã mở cuộc tấn công trước thời hạn dự định. Chính phủ Liên Xô cho rằng đó là nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ của một người bạn đồng minh, mặc dầu về hình thức chưa hề có một cam kết như thể”. Xtaìin như muốn những người lãnh đạo các nước Đồng minh lưu ý "người lãnh đạo Liên Xô chẳng những thực hiện những cam kết do mình đưa ra, mà còn sẵn sàng đem hết khả năng thực hiện những trách nhiệm về mặt đạo lý của mình".

Lúc này, các nhà chính trị phương Tây tự nhiên liên tưởng ngay đến một số sự kiện xảy ra cách đây không lâu. Trong những năm đầu chiến tranh, khi Hồng quân phải chiến đấu cực kỳ gian khổ với quân Đức chiếm ưu thế, Luân Đôn và Oasinhtơn chẳng những không nghĩ gì đến trách nhiệm đạo lý đối với nước Đồng minh của mình, mà còn nhiều lần vi phạm lời cam kết của họ là sẽ mở mặt trận thứ hai. Hai "ông trùm" phương Tây cố tình làm ngơ trước câu nói của Xtalin. Sớcsin chỉ "hy vọng cuộc tấn công của Hồng quân Liên Xô có thể trước sau như một, tiến hành thuận lợi”.

Rudơven tỏ ý muốn biết phía Liên Xô dự định xử lý như thế nào về đường sắt ở Đức.

Antônốp trả lời, vì đầu máy và toa xe của quân Đức để lại không dùng được, nên đành phải mở rộng đường ray trên một vài tuyến đường chính ở Đức.

Rudơven đề nghị các Ban tham mưu của các nước Đồng minh sẽ thảo luận chung vấn đề này, vì hiện nay quân đội các nước Đồng minh cần nhanh chóng sát cánh với nhau. Xtalin tỏ thái độ không phản đối...

Tiếp đó, Sớcsin nói, ông ta có mấy vấn đề mà tốt nhất là do Ban tham mưu của ba nước cùng thảo luận, chẳng hạn như vấn đề thời gian. Cần phải làm rõ, giả dụ quân Đức muốn điều động 8 sư đoàn từ Italia sang mặt trận Liên Xô cần phải mất bao nhiêu thời gian? Cần áp dụng biện pháp gì để ngăn chặn việc điều quân này. Liệu có cần điều một bộ phận quân Đồng minh sang kết hợp với Hồng quân? 

Đây tất nhiên không phải là câu nói buột miệng. Ông Thủ tướng nước Anh từ lâu đã có ý định dùng quân đội các nước Đồng minh phương Tây để ngáng đường quân đội Liên Xô. Nhưng khi đó không được Rudơven ủng hộ. Bây giờ đã đến phút chót, ông ta lại một lần nữa muốn thử rao bán cái "Phương án Ban căng” của ông ta. Song ngay lập tức, ông ta đã tỏ ý nghi ngờ về sự thành công của đề nghị đó, bèn nói: "áp dụng biện pháp đó liệu đã quá muộn rồi chăng?".

Cuối cùng Sớcsin hy vọng, vấn đề đó và những vấn đề khác sẽ do Ban tham mưu ba nước thảo luận. Mọi người đều đồng ý. 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 08:05:43 pm »

Tướng Mỹ Mácsan, sau khi trình bày tính chất phức tạp của tình hình vùng núi Ađen- nơi người Đức đã tập kết "binh lực hết sức hùng hậu”, đã thông báo những hoạt động quân sự trên mặt trận phía Tây. Tiếp đó, Mácsan nói về khả năng quân Đức có thể nhanh chóng lặp lại các trận công kích dưới nước, do họ đã chế độ được loại tầu ngầm cải tiến. Vì những thiết bị của quân Đồng minh hiện có không thể phát hiện được những tầu ngầm đó, cho nên gần đây máy bay ném bom hạng nặng của Anh Mỹ đã tăng cường oanh tạc những cơ sở chế tạo tầu ngầm của Đức. Tuy nhiên, - Mác san giải thích thêm - việc đó không làm giảm bớt cường độ oanh tạc của không quân các nước Đồng minh vào các công trình công nghiệp của Đức.

Khi tướng Mác san kết thúc báo cáo, Sớcsin nói, trước khi mọi người chuyển sang các vấn đề phi quân sự khác, ông ta muốn nói một vấn đề có liên quan đến "cường độ". Ông giải thích, một sĩ quan của các nước Đồng minh phương Tây phụ trách vấn đề này hiện đang có mặt ở Ianta. Nếu người ấy có thể tiếp xúc với sĩ quan Liên Xô, biết được những tin tức tình báo có liên quan đến vấn đề cường độ, chắc họ sẽ rất cám ơn. Sớcsin nói thêm, mọi người đều biết, kinh nghiệm của người Nga về phương diện cường độ trên băng đặc biệt phong phú.

Xtalin đồng ý sẽ giúp đỡ trong chuyện này, và đưa ra mấy câu hỏi liên quan tới những hoạt động quân sự của quân đội các nước Đồng minh sắp được triển khai. Ông muốn biết, chiến tuyến chuẩn bị đột phá đó dài bao nhiêu, quân Đức có xây dựng công sự trong khu vực đó không, quân Đồng minh đã có đủ quân dự bị cần thiết chưa, nhất là đã có đủ số lượng đơn vị xe tăng chưa, vì điều này hết sức quan trọng. Tướng Mácsan cho biết, trong 35 sư đoàn bộ binh của quân Đồng minh có khoảng 10-12 sư đoàn xe tăng, và ông ta đã trả lời tường tận các câu hỏi của Xtalin.

Tiếp đó là cuộc trao đổi ý kiến về vấn đề phối hợp hành động quân sự. Xtalin nêu rõ, hành động của quân đội Đồng minh có hiện tượng "mạnh ai nấy làm". Mùa thu năm ngoái, khi quân đội Liên Xô ngừng công kích thì quân đội Đồng minh phương Tây lại bắt đầu tấn công. Tình hình hiện nay lại ngược lại. Sau khi nhấn mạnh từ nay về sau cần tránh để xảy ra tình trạng trên, Xtalin đề nghị một kế hoạch phối hợp hành động quân sự ở bước sau. Sớcsin tỏ ý tán thành và đề nghị, nhân lúc các vị đứng đầu chính phủ đang nghiên cứu vấn đề chính trị, hay để cho các chuyên viên quân sự nghiên cứu tất cả những vấn đề này. Kiến nghị của Sớcsin được chấp nhận.

Ngày 5 tháng 2, nguyên thủ ba nước thảo luận vấn đề chính trị sẽ nẩy sinh sau khi Đức bị đánh bại, bàn kế hoạch buộc nước Đức phải thi hành các điều khoản đầu hàng vô điều kiện, và những nguyên tắc chung về xử lý nước Đức.

Để ngăn chặn khả năng nước Đức lại có thể gây ra một cuộc chiến tranh mới, Sớcsin đề nghị cắt Phổ ra khỏi lãnh thổ Đức
Xtalin nêu vấn đề bồi thường của Đức sau chiến tranh, với lý do nước Đức phát-xít hầu như đã huỷ diệt toàn bộ châu Âu và đã đẩy hàng triệu dân chúng sống ở những vùng bị bọn Nadi chiếm đóng vào cảnh cực khổ, đói rét, bần cùng và chết chóc chưa từng có.

Về vấn đề bồi thường của nước Đức, Sớcsin có ý kiến khác, cho nên Xtalin chưa dứt lời thì ông ta đột nhiên đã kêu

- Âm hồn của một nước Đức đói rét với 80 triệu dân đang hiện ra trước mắt tôi. Ai nuôi sống họ đây? Ai nộp khoản tiền đó đây? Rút cục lại, chí ít một phần khoản tiền bồi thường đó vẫn phải móc từ túi các nước Đồng minh ra, có phải thế không? 

Rudơven cũng cảm nhận được điều đó, ông nói:

- Tôi đồng ý với ý kiến của ngài Sớcsin, ít nhiều cũng phải nghĩ đến tiền đồ của nước Đức. Cho dù Hoa Kỳ có khảng khái trong việc cung cấp viện trợ cho các nước, cũng không thể bảo đảm cho tương lai của nước Đức. Hoa Kỳ không muốn mức sống của dân chúng Đức cao hơn Liên Xô. Hoa Kỳ vui lòng giúp Liên Xô có được mọi thứ cần thiết từ phía nước Đức.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM