Suy nghĩ của một người con - Phần 2

<< < (34/120) > >>

fddinh:
Tác giả Đào Bích Nguyên trong bài "Nguyễn Sơn và Hữu Loan" đã kể:

"Tôi hỏi:

 - Có phải thiếu tướng Nguyễn Sơn xem Màu tím hoa sim của anh, thấy có những câu làm "bớt chí chiến đấu" cho nên ông ấy không muốn cho truyền bá không?

 Hữu Loan bảo:

 - Làm gì có! Tớ thấy việc khóc vợ nó riêng tư quá, in ra lại đau cho mình, nên không in đấy thôi. Về sau này, đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp mới in. (Trên tờ Trăm Hoa do Nguyễn Bính phụ trách T.T.S.).

 Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Tư lệnh Quân khu Bốn, rất mến anh em văn nghệ. Chính nhờ ông mà thời ấy, văn nghệ sĩ khu Bốn làm được nhiều việc và trở thành một lực lượng mạnh, chẳng kém gì các địa phương khác như Khu Ba, Việt Bắc, Nam Bộ và Khu Năm.

 Nguyễn Sơn rất quý Hữu Loan, vì một lần, có một số người nịnh ông, bảo viết một tập sách về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Ông cũng thấy thích và cứ để cho họ viết. Khi bản thảo hoàn thành, ông bảo họ đưa cho Hữu Loan đọc duyệt hộ. Được tin ấy, Hữu Loan tìm gặp Nguyễn Sơn, thẳng thắn trả lời:

 - Tôi không nhận đọc tập sách của anh đâu!

 - Sao vậy?

 - Tôi thấy không nên ra!

 Nguyễn Sơn hơi khó chịu, nhíu lông mày:

 - Thì mình đi hoạt động cách mạng, có gì viết nấy... chúng nó đặt tên cho mình là "Sapaép Việt Nam", chứ mình có dám nhận đâu!

 Hữu Loan cười:

 - Còn thiếu gì lúc viết, bây giờ thì chưa nên. Đang kháng chiến, đến Cụ Hồ cũng không muốn cho ai viết thêm gì về cuộc đời của mình, huống gì anh...

 Nguyễn Sơn im lặng không nói gì. Đến khi ông được lệnh sang Trung Quốc, để giúp nhân dân Triều Tiên đánh Mỹ, bàn giao Quân khu lại cho người khác. Hôm đó, Hữu Loan ghé vào một hàng phở ngon, gọi là phở Tàu Bay ở Hậu Hiền (Thanh Hóa), ăn xong, sắp trả tiền thì thấy tướng Nguyễn Sơn đi đến.

Thiếu tướng Nguyễn Sơn níu Hữu Loan ngồi lại:

 - Hãy ngồi xuống đây đi. Anh em đã chuyển đến địa điểm mới rồi, sao Hữu Loan không đi?

 - Tôi rất nhớ anh, muốn ở lại để tiễn anh!

 - Tôi cũng thế. Tôi phục anh đấy. Hồi ấy, không nghe lời anh can mà cứ cho ra cuốn sách kia, thì bây giờ tránh sao khỏi điều này, điều nọ...

 Nói rồi, Nguyễn Sơn siết chặt tay Hữu Loan, từ biệt".

hatuyenha:
 Cám ơn bạn Fddinh@,mẩu chuyện của bạn sưu tầm được là do một người khác viết ,tên người này mình chưa biết.Còn chính chú Hữu Loan đã tự kể và đăng trên báo Văn nghệ chuyện này bạn ạ.Trong quyển "Nguyễn Sơn-Lưỡng quốc tướng quân" có bài này.
  Chiều nay mình nhận được một cú điện thoại ở Tân Ninh (Cổ định) Thanh hóa,có báo tin tìm được một cụ bà đã 88 tuổi ,ngày ở khu 4 ông bà già mình có ở nhà cụ ba tháng (quân khu đóng quân tại đó ) Họ mong mình nhanh bố trí  vào gặp cụ.Họ cho mình gặp em trai cụ trên điện thoại,họ mong được gặp con cháu ông Sơn,nếu được cái người lúc rời nhà cụ bà Huân đang có mang,sau này sinh ở đâu thì không biết.Mình vội xưng tên và nói chính là mình,bà cụ mình sinh ra mình ở Thọ Xuân.Mừng quá,mình sẽ tranh thủ bố trí để vào
Thanh một chuyến.

fddinh:
Cháu cũng chỉ biết là "Tác giả Đào Bích Nguyên trong bài "Nguyễn Sơn và Hữu Loan" đã kể:" thôi cô ạ, bài này cháu sưu tầm trên 1 diễn đàn khi tìm tài liệu về nhà thơ Hữu Loan, phần có liên quan tới cụ nhà cháu đăng ở đây, còn phần về bài thơ Màu Tím Hoa Sim cháu đang ở đây ạ: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13954.msg212519#msg212519 còn mấy phần nữa nhưng không đúng đề tài nên cháu không đăng.

Chúc cô khỏe để vào Thanh!

Cháu vừa tìm ra nguyên bản bài mà cháu trích là của tác giả Trịnh Thanh Sơn, bài NHÀ THƠ HỮU LOAN - MỘT TÍNH CÁCH XỨ THANH trong tập Lý luận-Phê bình: Đi dọc cánh đồng thơ Tập 1

hatuyenha:
Hôm nay  7-4 là ngày sinh của mẹ đẻ mình-mẹ Lê hằng Huân.Mẹ mình sinh ra ngày 7-4-1926 tại Hà nội.
Khi cụ còn sống mỗi lần kỷ niệm SN ,cụ lại mủm mỉm cười: SN mẹ lại trùng với SN của TBT Lê Duẩn chỉ khác năm.
 Không được vào Đảng,sống cuộc sống nghèo khổ vì cụ coi thường vật chất-như mình đã nhiều lần kể nhưng cụ rất coi trọng giá trị tinh thần của con người,coi trọng tri thức của nhân loại,coi trọng giá trị thực của con người.
Mình nhớ có một lần cô em mắc bệnh Tâm thần của mình có chuyện gì đó mình phải lên trông em mà mẹ Huân của mình không có nhà.Lúc này mình đã có 2 con và  đã chuyển đi ở tại chỗ khác.
Ngồi buồn mình lục lọi đám giấy tờ để đầu giường của mẹ...Ôi ...thật ngạc nhiên...Mẹ mình đang dịch bài thơ
 Epnhê ghin của Puskin,dịch từ nguyên bản tiếng Nga (tiếng Nga không phải là tiếng cụ rất giỏi),Bây giờ mình chả nhớ được mẹ mình dịch thế nào,nhưng câu thơ đã dịch ra tiếng Việt  cứ lảng vảng trong đầu mình từ sáng tới giờ:
     Anh nhớ mãi những phút giây huyền diệu
     Trước mặt anh em đã hiện ra
     ........
 Thương mẹ quá,nước mắt cứ   chảy dài,đời mẹ thật buồn  :30 tuổi đẻ 4 đứa con,chồng chết thế là lại nuôi thêm một đứa con chồng. Năm đứa lít nhít lớn 8 tuổi,rồi 7, rồi 6,rồi 3 và út mới  20 tháng tuổi.
Lớn lên ba đứa vào quân ngũ,đứa lớn đi B-Văn công giải phóng.Một đứa học giỏi nhất cho đi lưu học sinh tại Tiệp Khắc ,học rất giỏi lại làm công tác Đoàn rất nhiệt tình,biết bao phụ huynh có con học bên đó đến chúc mừng bà già về đứa con gái giỏi giang này,cụ tự hào lắm...Nhưng năm 1976 em phải về giở dang vì mắc bệnh Tâm thần phân liệt.Bệnh em càng ngày càng nặng ,mẹ mình phải về hưu để trông em,em lên cơn còn đánh mẹ rất đau.Nhưng lúc yên bình mẹ lại dịch thơ tình,mình ngạc nhiên đến xót xa,thưong mẹ.....

hatuyenha:
Hôm qua mình nhận được điện thoại của anh Việt Sơn báo cho mình là chú nhà thơ đã viết một bài rất hay và dài đưa cho anh ấy.Sáng nay anh sẽ cố đạp xe mang đến cho mình thật cảm động.Mình đang chờ đây,
mặc  dù người không khỏe nhưng không nằm mà ngồi dậy gõ vài chữ để thời gian qua mau....Như sắp được gặp lại bố mình mặc dù hơn 50 năm đã qua đi...

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page