Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:43:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ - L.Johnson và Việt Nam  (Đọc 90829 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:27:56 pm »

Tên sách: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ - L.Johnson và Việt Nam
Tác giả: H.Y.Schandler
Người dịch: Nguyễn Mạnh Hà
Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 1999
Số hoá: ptlinh, Sao Vàng


NHẬP ĐẾ

Trận tấn công Tết năm 1968 là một trong những biến cố quan trọng của chiến tranh Việt Nam, là một đỉnh cao của hoạt động quân sự và có thể nói là trận đánh duy nhất người ta nhớ đời. Sự kiện ấy đã được nhiều người xem như là một khúc quanh lịch sử đã làm cho Hoa Kỳ phải lao vào một đường lối hoạt động mới tại Việt Nam và đã đưa đến việc chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại nước này. Dù sao chắc chắn nó cũng đã làm cho chính phủ Hoa Kỳ phải tiến hành nhận định lại về mọi mặt và chi tiết về các mục đích lẫn mục tiêu của họ tại Việt Nam.

Những quyết định xuất phát từ việc nhận định lại này đã thay đổi triệt để khung cảnh chính trị nội bộ của Hoa Kỳ, đã đưa đến chỗ đặt ra những giới hạn cho sự tham gia của Hoa Kỳ và đã mở màn cho việc Hoa Kỳ rút quân tại Việt Nam.

Những quyết định đưa ra trong tháng 3-1968 dính líu đến các yếu tố không chỉ thuần túy chiến lược quân sự mà cả đến dư luận của quần chúng và của Quốc hội, đến tính chất và kỹ thuật thu thập tin tức, đến tâm lý của cả nước, đến các cá tính của những nhân vật trong nội bộ bộ máy làm quyết định cả vòng trong lẫn vòng ngoài các giới cao cấp nhất trong chính quyền. Nó còn dính líu đến cả các chương trình xây dựng xã hội to lớn, ổn định đồng đô la Mỹ và đến số phận của đảng Dân chủ.

Giai đoạn này có lẽ đã tạo được một cơ hội có một không hai để tìm hiểu về các sự phức tạp trong việc ra quyết định tại các cấp cao nhất trong chính phủ khi phải chịu ảnh hưởng của tất cả các nhân tố này.

Những sự phân hóa và bất đồng ý kiến về việc Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh Việt Nam vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ và các nguy cơ về "lịch khác" nhất là khi tác giả nhìn vào việc tường thuật đồng thời với giải thích, cũng thường được người ta chứng minh và rất thuyết phục (1) (Xin xem các chú thích ở cuối mỗi chương).

Một số người chủ trương rằng mọi nỗ lực nhằm hiểu thấu thâm ý của một sự biến mới xảy ra quá lớn cũng chỉ là lời lẽ báo chí quá đáng mà thôi. Điều này có thể xác đáng vì nhiều lý do. Thường thì các tài liệu có thể rất thiếu sót hoặc sai lạc và một số có thể vẫn còn trong vòng bảo mật chưa được phổ biến.

Những tình cảm, những thành kiến, những thanh danh và những quan niệm của người thủ một vai trò trong vụ ấy đâu có liên hệ tức thì và những kẻ từng góp phần trong các sự biến đều vừa biết quá nhiều về phần trách nhiệm của họ trong các quyết định đã được đưa ra và quá ít về phần của những người khác (2). Quả là cực kỳ khó mà khách quan cho được về những thành quả của các quan niệm và ảnh hưởng của chính mình.

Đã có nhiều cách trả lời rõ ràng của những lập luận chống lại việc tìm hiểu kỹ lưỡng về những sự biến xảy ra mới đây. Tất cả các tư liệu lịch sử đều có những gò bó cố hữu của chúng. Người viết sử chẳng mấy khi gặp dịp nắm đủ tất cả các tin tức liên quan. Phần lớn những gì anh ta nắm được đều đã bị chiến tranh hoặc ảnh hưởng của thời gian làm sai lạc trầm trọng. Cho nên không nên kết luận rằng cần phải đình hoãn việc viết sử cho đến khi biết đủ tất cả các sự việc, thu thập đủ các tư liệu có liên quan (3).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:34:17 pm »

Quả thật, một người từng tham dự các sự biến có thể cho biết một vài sự hiểu biết tường tận có ích. Có một điều là anh ta thấy rõ hơn về các khó khăn trong việc điều hành và trong thủ tục đang gò bó các cấp làm quyết định ở cấp cao nhất khi phải đặt tên và thực hiện các chính sách và kế hoạch. Ngoài ra không có một tác phẩm soạn thảo nào có thể thành hình trong khi đầu óc trống rỗng và người nào làm công việc tìm hiểu cũng bước vào công việc với những ức đoán hiểu biết và những thành kiến của chính mình bắt nguồn phần lớn lừ kinh nghiệm bản thân, văn hóa và thời đại của chính người ấy. Trên phương diện này, mọi lịch sử chẳng qua cũng chỉ là phản ảnh của các thời đại lúc viết (4).

Việc nghiên cứu và phân tích những sự biến xảy ra mới đây một khi được tiến hành có hệ thống với đầy đủ sự hiểu biết và ý thức về các ức đoán tiềm tàng và công khai của những người tham dự sẽ càng thích đáng hơn về chỗ là chúng có thể ảnh hưởng vào chiều hướng của chính sách sắp đến chính vì lẽ chúng phải đương đầu với các vấn đề hiện có của thế giới có thật".

Như một nhà học giả đã nói: "Tôi muốn chủ trương rằng việc chứng minh sau cùng của công trình nghiên cứu các sự việc hiện đại tại đại học cũng không có gì khác biệt nhiều so với việc chứng minh các công trình nghiên cứu lịch sử. Những công trình nghiên cứu như vậy liên quan đến các vấn đề tri thức - thiết yếu không những cho việc giải quyết các vấn đề thông thường mà còn cho những mối quan tâm trọng đại lâu bền hơn nữa...”

Quả thật chính vì tình trạng liên quan này với các vấn đề tri thức trọng đại và lâu bền hơn nữa nên rốt cuộc mới chứng minh nhu cầu nghiên cứu cái hiện tại mới xuất hiện trong khuôn khổ học viện (5).

Chính vì các sự biến tại Việt Nam còn quá nóng hổi trong trí nhớ và những bài học rút tỉa được từ việc chúng ta can dự ở đấy có thể liên quan đến chính sách hiện tại và tương lai cho nên lại thấy rất cần đừng nên phó mặc việc nghiên cứu thảm cảnh quan trọng này cho các nhà báo và nhà bình luận. Không nên chờ đợi quá lâu mới tiến hành việc nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng cớ sẵn có để rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc Hoa Kỳ can dự vào chiến tranh Việt Nam.

Các quyết định trong tháng 3-1968 đã thật sự trở thành một giai đoạn đầy mâu thuẫn trong lịch sử hiện đại. Chúng đã được trình bày trên nhiều khía cạnh thuận lợi khác nhau với đủ kẻ xấu người tốt. Những người tham dự đã có nhiều nỗ lực khác nhau để trình bày và chứng minh vai trò cá nhân của họ. Đến tháng 4-1971 đã có khoảng 10 quyển sách được xuất bản đều tường thuật theo cách này hay cách khác về việc thành hình của các quyết định đã có sau trận Tết Mậu Thân (6).

Tất cả các sách này cùng có chung một vấn đề, đó là các quyết định đã đánh dấu một sự chuyển hướng của chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam và là kết thúc một cuộc tranh chấp thủ tục quan trọng trong nội bộ các cấp cao nhất của Chính phủ giữa phe chủ trương cứ tiếp tục chính sách Việt Nam của chúng ta và phe những người tán thành thương lượng chấm dứt chiến tranh.

Tất cả những tường thuật này đều nói rằng việc thay đổi chiến lược. việc chuyển hướng về chính sách như thế này sở dĩ mà có là do chủ trương của Clark Clifford một người bạn lâu đời của Tổng thống mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, đã tranh đấu và gây ảnh hưởng trực tiếp. một cách quả là quá mạnh như đã được biết.

Clifford dưới ảnh hưởng của những người cộng tác dân sự đã đi đến chỗ tin rằng với đường hướng mà đất nước đang theo đuổi trong việc tiến hành chiến tranh tại Việt Nam thì không thể nào đạt được chiến thắng. Ông đã thuyết phục Tổng thống rằng cần phải có một đường lối giải quyết khác, một đường lối sẽ hạn chế bớt nỗ lực của Hoa Kỳ trong chiến tranh và sẽ tích cực tạo điều kiện tìm ra một giải pháp thương lượng ổn thỏa.

Một số các tường thuật này cũng nhấn mạnh về tác động về dư luận quần chúng vào các quyết định của Tổng thống, đặc biệt vì năm ấy là năm có cuộc bầu cử Tổng thống.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:35:52 pm »

Trong tháng 4-1971, một luận án danh dự giữa khóa của John. B. Henry đệ trình tại Trường Đại học Harvard đã toan bác bỏ luận điểm này. Henry qua một loạt phỏng vấn những người tham dự, đã phân chia các cố vấn của Tổng thống thành hai loại: "diều hâu’ và “bồ câu”.

Trong lập luận độc đáo và hoàn hảo này tuy có phần quá giản đơn. Henry chủ trương rằng vì lẽ phe diều hâu đang muốn giữ nguyên đường lối như cũ đông hơn và ảnh hưởng mạnh hơn đối với Tổng thống so với phe bồ câu muốn thay đổi đường lối nên phe diều hâu thắng thế.

Vì thế theo quan niệm của Henry "nếu nhìn lại thì có thể xem các quyết định hồi tháng 3-1968 không phải là một sự chuyển hướng quan trọng trong chính sách về Việt Nam mà như là bước đầu của chính quyền Johnson tham gia vào một cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém mà vẫn không biết chắc được kết cuộc" (7).

Nhiều cố vấn của Tổng thống gồm có Clifford, Tướng Maxwell Taylor, Walt W.Rostow, George Christian, Harry Mc. Pherson và mới gần đây hơn Jack Valenti và Tướng William C Westmoreland cũng đã có xuất bản các bản tường thuật của họ về các sự biến từ tháng 2 đến hết tháng 3-1968 (Cool.

Đa số những hồi ký cá nhân này có phần không đồng ý với kiểu trình bày sự việc thời kỳ này của số lớn người đã thành phổ biến vì đã có nhiều tác phầm giải thích theo kiểu nghe nói lại đã được xuất bản. Clifford tuy cho thấy rằng đã quan niệm khác đi nhiều trong thời kỳ này vẫn khiêm tốn nhìn nhận rằng: “đi đến một kết luận là một chuyện, mà đưa nó ra thực hiện được lại là một chuyện khác, nhất là khi mình không nắm được quyền quyết định cuối cùng" (9).

McPherson cũng nghĩ rằng phải có một cái gì mạnh hơn là thông thái và tài thuyết phục của Clifford mới có thể làm cho những nhân vật như là Walt Rostow - những người tin tưởng mạnh mẽ rằng “chiến tranh là chính đáng và cần thiết - phải đồng ý" (10).

Ngoài ra còn có hai sự cố quan trọng và bất thường trong lĩnh vực sách báo càng làm cho thấy rõ thêm về quá trình lấy quyết định đúng như "đã được tiến hành tại Washington trong thời kỳ sau Tết 1968. Ngày chủ nhật 13-6-1971 báo New York Times bắt đầu đăng một loạt bài báo liên quan đến quá trình ra quyết định trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ trong thời kỳ diễn tiến của chiến tranh Việt Nam".

Những bản phân tích này đều căn cứ trên một tài liệu lịch sử tối mật chứng minh về chiến tranh đã được một nhóm đặc biệt Lầu Năm Góc soạn thảo do Bộ trưởng Quốc phòng Robert phát động và chủ trì viếc đăng tải các tài liệu này sau được mệnh danh là tài liệu Lầu Năm Góc dù sao cũng là một sự biến quan trọng trong lĩnh vực báo cáo.

Bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc vạch trần quá trình điều hành của một bộ phận quan trọng trong bộ máy làm quyết định của Chính phủ về một vấn đề riêng rẽ trong suốt thời kỳ 20 năm dài. Loạt bài báo ấy đã đưa đón việc giải mật bản nghiên cứu sau đó đã được chính quyền phổ biến thành 12 tập dưới nhan đề "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 1965-1967” (12).

Bản nghiên cứu của Bộ quốc phòng là một trong những nguồn cung cấp tài liệu phong phú nhất chưa hề có cho những người nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và đã làm sáng tỏ thêm về việc ra quyết định ở cấp cao nhất của chính quyền ngay trong cuộc tấn công Tết 1968. nhất là trong phần dính líu đến Bộ Quốc phòng.

Quả thật những tập nói về thời gian sau Tết đã nổi tiếng vì đã được kể như là đặc sắc nhất trong lịch sử, chí ít là về mức độ tỉ mỉ mà các tác giả áp dụng đối với các tư liệu của họ (13).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:38:42 pm »

Một sự biến quan trọng thứ hai trong lĩnh vực sách báo là việc xuất bản quyển "The Vantage Point" (Vị trí ưu thế) của Lyndon B.Johnson một hồi ký về việc Tổng thống nhận thức như thế nào về các vấn đề khi đứng trên vị trí ưu thế của tôi" (14). Trong tác phẩm này có chương đề cập về thời kỳ sau Tết 1968 đặc biệt là rất đầy đủ chi tiết.

Cứ tin đúng như lời Tổng thống trình bày về các nguyên nhân và lý do của quyết định về chính sách của ông dĩ nhiên không phải là một phương pháp đứng đắn về phương diện sử học nhất là khi Tổng thống muốn cho thấy rằng mọi người đều nhất trí và đồng ý với ông ta. Nhưng những ký sự này có thể trở thành đáng tin cậy hơn khi ta có thể đem kiểm chứng đối chiếu lại với hồi ký của những người khác đã có tham dự trong quá trình ra quyết định và với các tư liệu trong tài liệu Lầu Năm Góc (15).

Ngoài ra tác phẩm của Tổng thống còn cung cấp được rất nhiều sự kiện, những trích dẫn, những chú giải và những tường thuật về các cuộc họp và thảo luận tại Nhà Trắng chưa hề được công bố. Mặc dù các tài liệu của Tổng thống về thời kỳ này vẫn còn được giữ kín chưa được phổ biến và mặc dù những gì không được đề cập đến cùng có thể có giá trị như những điều đã được nói đến mọi sự kiện trong tác phẩm đều có những tài liệu bằng chứng để chứng minh (16).

Hơn nữa việc phát hiện những tài liệu Nhà nước và những hồi ký cá nhân này đã làm cho những người khác đã tham gia vào trong quá trình ra quyết định càng thêm dễ muốn phổ biến những ký ức riêng của họ về thời ấy.

Cho nên, có thể nói là bây giờ kể như đã sẵn sổ đầy đủ các tài liệu để có thể dễ cố gắng nghiên cứu chính xác tỉ mỉ cả những cái gọi là "thế nào" và "tại sao" của các quyết định đã được đưa ra trong thời kỳ rất sôi nổi đầy mâu thuẫn từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 1968. Việc nghiên cứu này sẽ có thể cho ta có phần thấy rõ thêm về quá trình làm quyết định trong một thời kỳ tích cực tranh cãi và thảo luận cả trong nội bộ lẫn ngoài chính quyền về đường hướng thích ứng của chính sách Hoa Kỳ.

Rất cần phải nghiên cứu về các ý định của những người đã đóng một vai trò trong ấy và quả thật rất có thể cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá các tác dụng chung cuộc của các quyết định mà Tổng thống Johnson đã loan báo ngày 31-3-1968 vào chính sách và vào các hoạt động chính trị của Hoa Kỳ sau đó.

Tuy nhiên việc tìm hiểu về các ý định là một việc khó khăn nhất trong tất cả mọi chuyện. Ngay như những người đóng vai chính cũng chưa chắc đã ý thức được hay đã hiểu rõ về những ý định cuối cùng của họ, điều nguy hiểm là trong hồi tưởng, các ý định được gắn cho một con người của ta thật sự chưa có thời bấy giờ.

John F.Kennedy đã mô tả rất khéo léo các khó khăn ấy: trong quá trình làm quyết định luôn luôn có những đoạn đường đen tối và rắc rối - bí ẩn đối ngay với những người có thể có liên hệ mật thiết với quá trình ấy... Và nó bí ẩn vì người đứng bên ngoài nhìn vào khó lòng lĩnh hội được bản chất của quyết định - và đôi khi cho cả chính người quyết định" (17).

Tuy thế vẫn phải cố gắng nhận thức méo mó vì thời gian, vì tự ái cá nhân và vì trí nhớ sai lạc cũng có thể được khắc phục tối đa nhờ các tài liệu và nhờ đối chiếu các kỷ yếu tích lũy của tất cả những người đã đóng một vai trò trong việc ấy để đạt được một nhận thức chung nào đó về quá trình làm quyết định - để biết nó tiến hành như thế nào và được hình dung như thế nào qua nhãn quan của những người dự phần chủ yếu trong việc ấy.

Phần lớn tập tài liệu này đã được soạn thảo lúc tác giả được nghỉ phép 6 tháng không làm việc tại Văn phòng Tham mưu trưởng Lục quân. Hưởng được thời gian này tôi rất mang ơn Đại tướng William C.Westmoreland. Trung tướng Warren K.Bernett và cố đại tá James K.Fatchell. Tôi cũng xin cảm ơn nghị si Tom Felay và phu nhân đồng thời là người phụ tá Heather đã giúp tôi được phép sử dụng phương tiện của Thư viện Quốc hội trong thời gian 6 tháng ấy.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:39:53 pm »

Tôi cũng xin ghi ơn đại tá James Jannon đã giúp đỡ trong việc đọc các băng ghi tài liệu, cô Carolyn Newlin vừa là bạn vừa là thư ký trung thành của tôi đã có lòng tốt đánh máy hộ tôi bản thảo sơ khởi, cô Patricia A. Crees đã giúp đỡ rất hiệu quả trong việc sưu tầm và đánh máy. Annette Lovecchis về việc giúp đỡ đánh máy và Sharron Kimbl đã có công cố vấn, khuyến khích và trợ giúp tôi.

Hồ sơ đầy đủ gọn gàng các bài trích cắt ở các báo trong thời kỳ do khối sưu tầm nghiên cứu thuộc văn phòng Bộ trưởng Không quân phụ trách, cũng rất là bổ ích và tôi xin cảm ơn Harry Sudkelt và Bộ tham mưu của ông giúp tôi được vào sử dụng các hồ sơ này. 

Ngoài các tác phẩm đã được đề cập, xuất xứ của các tài liệu trong tập sách này gồm có các báo chí, các tạp chí xuất bản trong thời kỳ ấy và các tài liệu của Chính phủ và các cuộc phỏng vấn những nhân vật chính tham dự trong quá trình làm quyết định. Thiết tưởng nhắc qua về xuất xứ tình trạng dễ sử dụng, nội dung và tính cách xác đáng của các tài liệu và các cuộc phỏng vấn này cũng không phải là một chuyện vô ích.

Như đã trình bày, xuất xứ duy nhất và phong phú nhất về tài liệu của Chính phủ dĩ nhiên vẫn là bộ sách 12 tập “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 1945 - 1967" mệnh danh là tài liệu Lầu Năm Góc. Trong các tập này, các đoạn đề cập đến trận tấn công Tết 1968: Đoạn IV c6 (b) và IV c6 (c) đã được chính quyền công bố trừ các lời ghi chú cuối trang đã được giữ kín. Theo lời yêu cầu của tác giả và để nhằm đáp ứng nhu cầu công trình nghiên cứu này, Bộ Quốc phòng đã cho giải tỏa các ghi chú cuối trang này. Các tài liệu được đề cập trong các lời ghi chú đã được dẫn chứng thích ứng trong tác phẩm này.

Trong lúc được bổ nhiệm tại văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng - Vụ An ninh quốc tế (OASD/ISA) hồi 1968 - 1969, tác giả là người chủ yếu biên soạn hai đoạn của tài liệu Lầu Năm Góc đề cập giai đoạn có cuộc tấn công Tết. Tác giả đã bổ sung công trình sưu tầm được thực hiện cho dự án này với những bài nghiên cứu bổ túc các tài liệu mà lúc ấy chưa có, nhất là tập Command History 1968 (Lịch sử Bộ Tư lệnh) Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và rất nhiều văn bản trao đổi giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (Đại tướng Wheeler) và Tư lệnh quân đội tại Việt Nam (Đại tướng Westmoreland) và các điện văn giữa Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn và Bộ Ngoại glao.

Về phần quyển Lịch sử Bộ Tư lệnh và nhiều tài liệu linh tinh khác trong văn khố của trung tâm quân sự quân đội Hoa Kỳ, tôi xin ghi ơn đại tá Reamer W.Argo Jr. Charles B. Macdonald và Vincent H.Dcmma. Về những liên lạc giữa Wheeler và Westmoreland, tôi xin ghi ơn Đại tướng Westmoreland và một cựu nhân viên tham mưu của Đại tướng là Trung tá Paul Miles.

Nhằm có lợi cho học thuật và cho tính cách chính xác về lịch sử, các tài liệu này đã được coi là thích ứng và vì lý do một số lớn các tài liệu này còn trong phạm vi bảo mật nên bản thảo đã được trình Bộ Lục quân để được chính thức cho phép phổ biến.

Việc giải mật các tài liệu kiểu ấy để được dùng trong khuôn khổ tác phẩm này đã được chuẩn y. Nhiều đoạn trong Lịch sử Bộ Tư lệnh 1968 đã được giải mật từ trước và đã được Đô đốc Sharp và Đại tướng Westmoreland sử dụng trong bản Phúc trình về Chiến tranh tại Việt Nam.

Các tài liệu trong Thư viện của Lydon B.Johnson liên quan đến các vấn đề đối ngoại trong thời kỳ chính quyền Johnson vẫn chưa được giải tỏa cho các nhà học giả nghiên cứu vì còn phải chờ đợi chính thức sắp xếp và các thủ tục giải mật. Cũng trong chiều hướng tương tự, tiếp theo đấy tất cả các bản thảo, các diễn văn của Tổng thống ngày 31-3-1968 cùng với các giấy tờ ghi chép của những người đã tham dự vào các cuộc hội họp tại Nhà Trắng đều được giao trả lại Tổng thống. Tuy thế các tài liệu này cũng đã được sử dụng trong quyển sách của Tổng thống Johnson: "Vị trí ưu thế”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:41:28 pm »

Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao rất là hiếm hoi. Trong thời kỳ hình thành các quyết định của Tổng thống ngày 3l-3-1968 Bộ này cũng chẳng soạn thảo được bao nhiêu tài liệu trên phương diện kế hoạch. Những điều hiểu biết về những vấn đề được thảo luận đã được giữ rất kín và chỉ được Bộ trưởng Rusk thông báo cho Thứ trưởng Katzenbach, trợ lý Bộ trưởng Buildy và Philip Habid.

Các tài liệu, các bài trích trong báo chí và các văn kiện tư liệu khác được sử dụng cho tác phẩm này đã được bổ sung thêm với các cuộc phỏng vấn và các thư từ trực tiếp với đa số những người đã giữ một vai trò chính trong quá trình làm quyết định đã được trình bày. Danh tính và vai trò của họ đã được liệt kê trong bản thư mục.

Tôi xin cảm ơn rất nhiều về việc họ đã dành rất nhiều thời gian quan tâm giúp đỡ tôi, rất lịch sự khi tôi xen vào chương trình làm việc rất bận rộn của họ.

Sau các cuộc phỏng vấn này, bản dự thảo đã làm xong của tác phẩm đã được đệ trình đa số những vị ấy nhằm bảo đảm được mức độ chính xác và nội dung xác đáng các lời trích dẫn.

Bản thảo này dưới hình thức dự thảo đã được trình bày cho các vị sau đây đọc và họ đã đồng ý về sự chính xác của những lời trích dẫn: Clark Clifford, Dan Rusk, Walt W. Rostow, Wilham Bundy và các tướng Maxwell D.Taylor, William C.Westmoreland và Robert N. Ginsbergh.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn Clark Clifford, Walt W.Rostow và các tướng về những lời chỉ dẫn lời khuyên và gợi ý giúp ích rất nhiều ngoài phạm vi bảo đảm mức độ chính xác của lời phát biểu của họ.

Tôi cũng xin cảm ơn Robert W.Komer, Henry Fairlie, Timothy Dicinson và đại tá George K.Osborne đã bỏ công duyệt bản thảo và đưa ra nhiều điều gợi ý bổ ích.

Tác phẩm này được khởi soạn thảo trên phương diện luận văn Tiến sĩ tại Trường Đại học Harvard. Tôi rất biết ơn các giáo sư Samuel P.Huntington và Graham T.Allison của viện này đã duyệt bản thảo và đã giúp tôi những lời khuyên khôn ngoan và chỉ dẫn bổ ích.

Tôi rất mang ơn Elten Hanson cũng thuộc Trường Harvard đã có công chuyển hướng việc soạn thảo tác phẩm này đi trót lọt quá trình thủ tục hành chính có liên quan đến việc tốt nghiệp. Sanford G.Thatoher và Barbara Westergaard thuộc Vụ Xuất bản Viện đại học Princeton cũng đã có công trong việc khẳng định rằng điều gì mà tôi nhận thức hoàn toàn rõ ràng thì cũng sẽ khá rõ ràng đối với người đọc.

Dĩ nhiên chỉ cá nhân tôi chịu trách nhiệm về các quan điểm và nhận xét được trình bày và về tất cả điều sai sót có thể xảy ra.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:42:20 pm »

CHÚ THÍCH PHẦN NHẬP ĐỀ

(1) Barbara TUCHMAN "History by the Cunca" (Lịch sử theo cân lạng). C.W.Wedgewood "The Sense of the Past” (Ý nghĩa của quá khứ). Henri Stuard Rughes "History as Art and Science” (Lịch sử trên khía cạnh nghệ thuật và khoa học) Barbara TUCHMAN "The Historian's Opportunity" (Dịp may của người viết sử) (trang 29).

(2) John P.Roche "The Jigsaw puzzle of History" (Cái trò chắp vá của lịch sử). 

(3) Henri Pirenne "What are Historians trying to do ?" (Các nhà viết sử đang muốn làm gì ?)

(4) Has Meyerhoff biên soạn “the Philosophy of History in Our Time" (Triết lý của lịch sử trong thời đại chúng ta). Các trang 21, 212; Barbara Tuchman "Can history be served up hot” (Liệu lịch sử có ứng dụng được ngay tức thì không?”, trang 28.

(5) Benjamin I. Schwarts: Communism and Chia: Ideology in Flux (Chủ nghĩa Cộng sản và Trung Quốc - Tư tưởng đang biến đổi) (trang 3,4).

(6) Townsend Hoopes; The Limits of Intervention (các giới hạn của việc can thiệp); The Tet offensive (Trận tấn công Tết Mậu Thân). Marvin Kalb và Elie Abel: Roots of Involvement: The United States in Asia 1784 -1971 (Cội rễ của việc can thiệp: Vai trò của Hoa Kỳ tại châu Á từ 1784 đến 1971); Henry Branden: Anatomy of Error: The inside Story of The War on the Potomac 1954-1969 (Phân tích sự sai lầm: Câu chuyện thật sự về chiến tranh tại Thủ đô) 1954 -1969; Theodore H.White: The Making of the President 1968 (Con đường sự nghiệp của Tổng thống 1968); Chester L.Sooper: The Lost Crusade, America in Vietnam (Cuộc thập tự chinh thất bại. Hoa Kỳ tại Việt Nam). David Kraslew và Stunrt R.Leory: The beout search for Peace in Vietnam (Cuộc vận động hòa bình bí mật tại Việt Nam). Henry F.Graff: The Tuesday Cabinet: Deliberation and Decision on Peace and War under Lyndon B.Johnson (Phiên họp Nội các ngày thứ Ba: Bàn luận và quyết định về Hòa Bình và Chiến tranh đối với sự chỉ đạo của Lyndon B.Johnson); Sam Houston Johnson: My Brother, Lyndon (Anh Lyndon của tôi); Phill. G.Goulding: Confirm or Deny: Informing the People on National Security (Xác nhận hay phủ nhận: Thông báo cho dân chúng biết về An ninh quốc gia).

(7) John B. Henry: March 1968: Continuity or Change? (Tháng Ba 1968: Tiếp tục hay thay đổi ?); Luận án danh dự không công bố, trang 186 của Trường Đại học Harvard. Một phần của luận văn này đã được phổ biến dưới nhan đề "Tháng 2-1968" trong tập san Foreign Policy (Chính sách đối ngoại). 

(Cool Clark M.Clifford "A Việt Nam Reappraisal: The Personal History or one Man's view and How it Evolved (Nhận định lại tình hình Việt Nam: Câu chuyện riêng về quan niệm của một người và quá trình chuyển biến của nó); Tướng Maxwell D.Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và Lưỡi cày). Walt Rostow: The Diffusion of Power: An Essay in Recent History (San sẻ quyền lực: một tiểu luận trong lịch sử hiện đại); Harry G.Mc.Pherson Jr: Political Education (Một cuộc rèn luyện chính trị); George Christian: The Precident step down (Tổng thống từ chức); A Personal Memoir of the Transfer of Power (Hồi ký cá nhân về việc chuyển giao quyền lực); Jack Valenti: A very Human President (Một Tổng thống đầy nhân tính); Tướng William C Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân), nên đọc cả của Đô đốc U.S.G Sharp thuộc Hải quân Hoa Kỳ: Report on the war in Vietnam: Section 1, Report on Air and Naval campaigns Against North Viet Nam and Paciric command wide Support of the War June 1964 - July 1968 (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam đoạn I, Phúc trình về các chiến dịch không quân và Hải quân đánh Bắc Việt Nam và về việc yểm trợ chiến tranh trong toàn thể Bộ tư lệnh Thái Bình Dương từ tháng 6-1964 đến tháng 7-l968) và cả của Tướng William C.Westmoreland thuộc Quân đội Hoa Kỳ: Report on the war in Viet Nam: Section II, Report on Operations in South Viet Nam January 1964 - June 1968 (Phúc trình về chiến tranh lại Việt Nam: Đoạn II, Phúc trình về các cuộc hành quân tại Nam Việt Nam từ tháng 1 1964 đến tháng 7 1968); cả của Rubert H.Humphrey: The Education of a Publíc: My life and Politics (Việc rèn luyện của một nhân vật công quyền: Đời tôi và công việc chính trị); Doris Kearns: Lyndon Johnson and the American Dream (Lyndon Johnson và giấc mơ của người Mỹ).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:43:29 pm »

(9) Clifford "A Việt Nam Reappraisal" (Việc nhận định lại về tình hình Việt Nam) trang 613.

(10) Mc Pherson: A Political Education (Một cuộc rèn luyện chính trị) trang 435.

(11) Neil Sheehan, Herick Smith. E.W.Kenworthy và Fox Butterworth đồng xuất bản The Pentagon Papers as Published by the New York Times (Tài liệu Lầu Năm Góc đăng trên báo New York Times). Muốn biết rõ về việc soạn thảo tài liệu này và vụ tranh chấp pháp lý và chính trị liên quan đến việc công bố tài liệu ấy thì hãy xem Sanford J.Ungar The Papers and the Paper: An Account of the Legal and Political Battle on the Pentagon Papers (Tài liệu và tài liệu: Tường thuật về vụ tranh chấp pháp lý và chính trị về vụ tài liệu Lầu Năm Góc) và "The First Amendment on trial (Đạo luật Bổ sung thứ nhất gặp thử thách). Muốn biết phản ứng của Quốc hội về việc đăng các tài liệu, hãy xem Batricia A Krause xuất bản Anatomy of an Undeclared war: Congressional Conference on the Pentagon Papers (Phân tích một cuộc chiến tranh không tuyên chiến: Hội nghị của Quốc hội về vụ Tài liệu Lầu Năm Góc).

(12) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ: Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam 1945 - 1957 (từ đây về sau sẽ viết là quan hệ HK - VN). Còn một bản khác do Thượng nghị sĩ Mike Gravel biên soạn: The Senator Gravel Edition: The Pentagon Paper (Ấn bản của Thượng nghị sĩ Gravel: Tài liệu Lầu Năm Góc) gồm có một số tư liệu trích lược lấy trong bản của Chính phủ. Theo lời Trung tướng Robert N.Ginsburgt trợ lý quân sự của Walt W Rostow, khi tiến hành soạn thảo tài liệu nghiên cứu này Mc.Namara không có tham khảo ý kiến của Nhà Trắng: "Tôi đã có sáng kiến đề nghị sự giúp đỡ của Nhà Trắng trên căn bản không chính thức nhưng Bộ Quốc phòng không muốn nắm lấy cơ hội. Tôi đã cho Rostow biết là công trình nghiên cứu này đang được tiến hành và đã bày tỏ mối lo ngại rằng nó sẽ được xem như một văn kiện về đường lối có triển vọng gây khó khăn cho Tổng thống. Bộ Quốc phòng ngăn cấm không cho bên ngoài được biết về bản nghiên cứu. Rốt cuộc cũng có một bản được chuyển tới Nhà Trắng trong khoảng từ 19-20 tháng 1-1969". Trực tiếp phỏng vấn Trung tướng Robert N.Ginsburgh ngày 25-8-1975.

(13) Ernest R.May, Samuel R.Williamson Jr. và Alexander B.Woodside "The Pentagon Papers: An Assessment" (Tài liệu Lầu Năm Góc: Một sự nhận định), một tài liệu trình bày trong Hiệp hội sử học Hoa Kỳ, trang 6. Xem luôn cả Richard H.Willman "The Pentagon's History as History (Lịch sử của Lầu Năm Góc trên phương diện lịch sử); Noam Chomsky "The Pentagon Papers as Propaganda and as History" (Tài liệu Lầu Năm Góc trên phương diện tuyên truyền và trên phương diện lịch sử) trang 179-197. George Mc. Kelin "The Pentagon Papers: A Critical Evaluation (Tài liệu Lầu Năm góc: Một bản phê bình đánh giá)". Bradford Westerfleld "What use are Three Versions of the Pentagon Papers?" (Ba kiểu tài liệu Lầu Năm Góc có công dụng gì?)

(14) Lyndon B.Johnson, The Vantage Point: Perspective of the President 1967-1969 (Vị trí ưu thế: Những nhận thức về Tổng thống).

(15) Leslie G.Gelb "The Pentagon Papers" and "the Vantage point" (Tài liệu Lầu Năm Góc và quyển Vị trí ưu thế) tr.30-31.

(16) Trực tiếp phỏng vấn Walt W. Rostow ngày 4-10-1972. Ngay một Tổng thống rất cởi mở như Truman cũng đã đề tựa bản hồi ký đã xuất bản của ông với câu: "Tôi đã bỏ qua một vài tài liệu. Còn phải đợi nhiều năm nữa hoặc nhiều thế hệ nữa mới có thể phổ biến một số các tài liệu này” "Truman Memoirs" (Hồi ký) tập I trang 10. Muốn biết về một kiểu sắp hạng mật độ các tài liệu đề cập trong tác phẩm của Tổng thống Johnson, nên xem David Niac - "The Politics of lying, Goverment Deception": Secrecy and Power ("Các chính sách nói dối: việc đánh lừa của chính quyền": Bảo mật và quyền lực) các trang 88-97. 

(17) Theodore Sorensen "Decision Making in the White House" (Quyết định tại Nhà Trắng) do John F.Kennedy đề tựa trang XIII, XI. Về quan điểm tương tự, xem “Truman Memoir" (Hồi ký) tập 1, trang II.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 10:45:46 pm »

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AID Agency for International Development (Cơ quan phát triển Quốc tế Viện trợ Mỹ)

CHICOM (Cộng sản Trung Ouốc)

CINCPAC Commander in chief - US Forces Pacific (Tổng tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương - TTL/TBD)

CJCS Chairman Joint Chiefs of Staff (Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân - CT/TMT/LQ)

COMUSMACV Commander United States Military Assistance Command Viel Nam (Tư lệnh, Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam)

CONUS Continental United States (Hoa Kỳ lục địa).

CTZ Corps Tactical Zone (Vùng chiến thuật) (VCT)

DMZ Demilitarized Zone (Khu phi quân sự) (KPQS)

DRV Democratic Republic of (North) Vietnam (Việt Nam dân chủ cộng hòa (Miền Bắc) (VNDCCH)

FY Fiscal Year (năm tài chính).

GVN Government of (South) Vietnam (CP/VNCH)

ISA lnternational Security Affairs (Assistant Secretary of Defense (Vụ An ninh Quốc tế)

JCS Joint Chiefts of Staff (United States) Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (HĐ/TMT/LQ)

KIA Killed in Action (Tử trận)

LCC Line (s) of Communication (Các) tuyến giao thông)

MACV Military Assistance Command Vietnam (Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự tại Việt Nam)

NLP National Liberation Front (Việt Cộng) (Mặt trận giải phóng dân tộc) (MTGPDT)

NSC National Security Council (Hội đồng an ninh quốc gia) (HĐANQG)

NVA North Vietnamese Army (Quân đội Bắc Việt)

NVN North Vietnam (Bắc Việt Nam)

RD Revolutionary Development (Phát triển cách mạng) (PTCM)

RVNAR Republic of (South) Vietnam Armed Forces (QĐVNCH)

SVN South Vietnam (Nam Việt Nam) (VNCH)

SEA South East Asia (Đông Nam Á) (ĐNA

VC Việt Cộng (VC)

Ghi chú: Trong nội dung bản dịch, người lịch sẽ áp dụng các chữ tắt nào thông dụng trong tiếng Việt như liệt kê trên đây, ngoài ra sẽ giữ nguyên chữ viết tắt tiếng Anh theo yêu cầu của mạch văn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 09:26:07 pm »

CHƯƠNG MỘT
QUYẾT ĐỊNH CAN THIỆP
1964-1965

"Chuyện ấy đến rất nhẹ nhàng và chúng ta nhúng tay vào như thế nào, hầu như cũng không ai để ý. Có thể nói là không xảy ra một hành động nào gọi là quyết định hay không thể đảo ngược, ngay cả với khá nhiều những loại hành động mà ta có thể phản đối nếu tính riêng rẽ đơn độc, ấy thế mà khi đem kết hợp chúng lại, lại làm cho chúng ta lâm vào tình trạng chiến tranh tại lục địa châu Á mà chẳng có ai thật sự lên tiếng phản đối khi chúng ta đang làm việc ấy" (1).

Năm 1965 là năm xảy ra những quyết định chính và lịch sử liên quan đến mức độ nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam làm biến đổi tính chất của chiến tranh và vai trò của Hoa Kỳ trong đó. Tứ 1965 trở đi việc can thiệp của Hoa Kỳ gia tăng theo những giai đoạn chậm chạp và cứ mỗi khi sắp bước thêm một bước khác nữa lại có những lần khắc khoải duyệt lại chính sách, ở những cấp cao nhất trong chính quyền.

Tuy nhiên xuyên suốt quá trình cuộc can thiệp này chẳng có mấy ai trong giới làm chính sách liên quan đến việc duyệt chính sách và việc quyết định này có vẻ có khả năng nhìn xa thấy rộng trong tương lai, đề ra được một chiến lược toàn diện mạch lạc dài hạn để thực hiện được các mục tiêu đặc biệt của Hoa Kỳ.

Từ ngày lật đổ chính quyền Diệm hồi tháng 11-1963 cho đến cuối mùa Đông, trong tháng 2 và 3-1964, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã bắt đầu thấy rõ thêm mà trước đây chưa thấy rằng tình hình tại Việt Nam đang suy sụp quá tồi tệ đến mức nỗ lực Hoa Kỳ đầu tư vào đấy từ trước đến nay không thể thay đổi được chiều hướng.

Cũng trong thời kỳ này người ta càng thấy rõ thêm rằng những bài báo đã quá lạc quan đến mức độ cường điệu về sự tiến triển khả quan trong việc tiến hành chiến tranh và mặc dù đã có Hoa Kỳ thực hiện tình trạng ổn định chính trị. Washington càng lo ngại Hoa Kỳ bất lực trong khả năng chặn đứng sự sụp đổ sắp xảy ra của Chính phủ Nam Việt Nam một khi càng nhận thức rằng nước đồng minh mà Hoa Kỳ đã tăng sự gắn bó đang bước vào tình trạng sắp sụp đổ về chính trị và quân sự. Vì thế Tổng thống đã phải cương quyết duyệt lại đường lối sắp tới của Hoa Kỳ trong chiến tranh. 

Ngày 8-3-1964 Tổng thống Johnson đã phái Bộ trưởng Quốc phòng Robert G.Mc.Namara và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Đại tướng Maxwell D.Taylor qua Việt Nam để đích thân xem xét tình hình tại chỗ và phúc trình của họ đã được đệ trình lên Tổng thống ngày 1-5-1964 rồi được chấp thuận ngay ngày hôm sau.

Kế hoạch được đề cập trong văn kiện này mang ký hiệu NSAN 288. (Bị vong lục 288 của Hội đồng An ninh quốc gia) đòi hỏi phải gia tăng rất nhiều sự cam kết của Hoa Kỳ viện trợ cho Nam Việt Nam. Kế hoạch này chủ yếu nhấn mạnh vào việc tăng cường quân lực Nam Việt Nam bằng cách gia tăng cung cấp thêm cho họ những vũ khí mới để họ có thể tăng lực lượng vũ trang thêm 50.000 quân nữa và bằng cách tăng cường sự ủng hộ của Hoa Kỳ trên phương diện tài chính và chính trị cho Chính phủ Nam Việt Nam.

Tuy nhiên bản phúc trình Mc.Namara - Taylor hồi tháng 5-1964 đã đặc biệt bác bỏ những giải pháp sau đây:

1) Chấp nhận trung lập Việt Nam bằng cách phong tỏa không đưa thêm viện trợ.

2) Gây sức ép quân sự đối với Bắc Việt Nam.

3) Cung cấp thêm quân để nắm vững Sài Gòn; và

4) Nắm lấy trọn vẹn quyền chỉ huy quân sự tại Nam Việt Nam.

Tuy thế Mc.Namara vẫn khuyến cáo rằng nên có kế hoạch để Hoa Kỳ nắm quyền chủ động gây sức ép gia tăng từng bước về quân sự đối với Bắc Việt Nam nếu trong tương lai thấy cần đến.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM