Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:27:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng  (Đọc 426732 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vvvvvvv
Thành viên
*
Bài viết: 33



« vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 03:24:05 am »

Xin chào các bác quansuvn, em có một số thắc mắc nho nhỏ về các vấn đề có liên quan đến bộ đội tăng thiết giáp mong các bác giải đáp hộ^^:

1. Xe tăng thì ko nên bắn khi di chuyển vì như vậy sẽ ko thể chính xác được có phải ko ạ? Nghĩa là khi chiến đấu phải chạy - dừng lại - bắn - rồi chạy tiếp, thế thì nguy cơ bị bắn trúng khi dừng lại để bắn là rất cao?

2. Theo em biết, thì thời thế chiến 2 các cường quốc đều dùng những đơn vị lớn xe tăng kết hợp bộ binh cơ giới hành tiến để thọc sâu vào hậu phương địch, cắt đứt các huyết mạch giao thông của chúng rồi bao vây tiêu diệt. Thế thì cơ cấu của một đơn vị tăng đó là ntn ạ( hình như từ trung đoàn xe tăng trở lên mới có BBCG phối thuộc, còn từ tiểu đoàn trở xuống thì chỉ toàn xe tăng và một số khẩu đội súng chống tăng)?

3. Binh chủng xe tăng của Việt Nam ta rõ ràng ko thể tác chiến theo kiểu như trên được. Thế thì phải dùng phương thức nào để chọi lại với quân địch mạnh hơn về hoả lực và phương tiện(Mẽo và VNCH)? Các bác có thể cung cấp cho em một số trận đánh tiêu biểu của tăng ta với Mẽo kết hợp VNCH để em về ngâm cứu được ko ạ^^?
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 01:21:00 pm »

Xin chào các bác quansuvn, em có một số thắc mắc nho nhỏ về các vấn đề có liên quan đến bộ đội tăng thiết giáp mong các bác giải đáp hộ^^:

1. Xe tăng thì ko nên bắn khi di chuyển vì như vậy sẽ ko thể chính xác được có phải ko ạ? Nghĩa là khi chiến đấu phải chạy - dừng lại - bắn - rồi chạy tiếp, thế thì nguy cơ bị bắn trúng khi dừng lại để bắn là rất cao?

2. Theo em biết, thì thời thế chiến 2 các cường quốc đều dùng những đơn vị lớn xe tăng kết hợp bộ binh cơ giới hành tiến để thọc sâu vào hậu phương địch, cắt đứt các huyết mạch giao thông của chúng rồi bao vây tiêu diệt. Thế thì cơ cấu của một đơn vị tăng đó là ntn ạ( hình như từ trung đoàn xe tăng trở lên mới có BBCG phối thuộc, còn từ tiểu đoàn trở xuống thì chỉ toàn xe tăng và một số khẩu đội súng chống tăng)?

3. Binh chủng xe tăng của Việt Nam ta rõ ràng ko thể tác chiến theo kiểu như trên được. Thế thì phải dùng phương thức nào để chọi lại với quân địch mạnh hơn về hoả lực và phương tiện(Mẽo và VNCH)? Các bác có thể cung cấp cho em một số trận đánh tiêu biểu của tăng ta với Mẽo kết hợp VNCH để em về ngâm cứu được ko ạ^^?

1/ Tăng xưa thời WW2 thì thế, hiện nay thì không. Bắn được thì khi chạy tăng nào cũng bắn được cả, vấn đề là trúng hay không. Trúng hay không thì do khả năng đảm bảo tầm-hướng chính xác khi bắn. Xưa chưa có bộ ổn định tầm-hướng thì phải dừng lại bắn mới trúng, sau đó có thì xe vừa chạy vừa bắn được, nhưng phụ thuộc vào địa hình và tốc độ chạy. Bộ ổn định tầm-hướng càng xịn thì xe càng có thể chạy nhanh và chạy xóc mà vẫn bắn trúng. Các tăng có bộ ổn định tốt bây giờ thì có Leopard 2 đời V, T-80U, T-90, Merkavar, hầu như không giới hạn tốc độ chạy xe khi bắn.

2/Chịu, chỉ biết chắc chắn là trong đơn vị xe tăng thì không có khẩu đội chống tăng nào cả (pháo trên xe tăng để làm gì???). Theo lẽ tự nhiên thì sẽ có các đơn vị cơ bản: hậu cần (xăng dầu, đạn), kỹ thuật (sửa hoặc cứu kéo), chiến đấu và dĩ nhiên là có cả chỉ huy.

3/ Trong thư viện có phần của Tăng-thiết giáp, mời bạn vào đọc!
Logged
tuoithantien
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 02:59:55 pm »

1. Xe tăng thì ko nên bắn khi di chuyển vì như vậy sẽ ko thể chính xác được có phải ko ạ? Nghĩa là khi chiến đấu phải chạy - dừng lại - bắn - rồi chạy tiếp, thế thì nguy cơ bị bắn trúng khi dừng lại để bắn là rất cao?
 

Hồi trước có lần xem ti vi phỏng vấn mấy bác trong tăng 390, có bác pháo thủ 1 nói là bác ý đạt trình độ pháo thủ cấp 2, tức là bắn trúng mục tiêu khi xe đang chạy.
Logged

Ai muốn mạnh khoẻ thì phải tập thể thao!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 04:47:01 pm »

Các sư đoàn xe tăng thời WW2 đều được biên chế hỗn hợp các trung đoàn xe tăng- bộ binh. Tỉ trọng thì tuỳ từng quân đội.
1 sư đoàn tăng Đức : 1 trung đoàn xe tăng và 2 trung đoàn BBCG (1 tiểu đoàn BBCG ngồi xe bọc thép, 2 tiểu đoàn BB ngồi xe tải).
1 sư đoàn tăng LX : 2 trung đoàn xe tăng (có 1 đại đội BB, ngồi trực tiếp trên xe) và 1 trung đoàn BB ngồi xe tải (trong WW2 Hồng quân không tổ chức BBCG).
1 sư đoàn thiết giáp Mỹ : 1 đến 2 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn BBCG.
1 sư đoàn thiết giáp Anh hoặc Canada : 1 lữ đoàn thiết giáp (3-4 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn BBCG) và 1 lữ đoàn BB.
Ngoài ra luôn có các đơn vị hỗ trợ như trinh sát cơ giới, công binh, thông tin, pháo binh, phòng không, chống tăng....

Tăng thiết giáp VN chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ, dẫn dắt bộ binh tiến công. Quy mô sử dụng mỗi trận phổ biến là đại đội đến tiểu đoàn thiếu (dưới 20 xe) tăng cường cho cấp sư đoàn. Chỉ đến khi đối phương tan rã mạnh như năm 75 mới có điều kiện sử dụng tập trung, quy mô lớn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vvvvvvv
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2007, 04:59:51 pm »

Cảm ơn tất cả các bác đã trả lời.
Ko phải em chưa đọc qua những tài liệu trong box tăng thiết giáp bao giờ, nhưng có lẽ lâu quá và cũng chỉ đọc lướt qua nên ko hình dung được rõ lắm "hình thái" chiến thuật sử dụng xe tăng của ta. Thôi thì ngâm cứu lại xem có vỡ ra thêm gì ko.
Sau đây em xin hỏi thêm mấy câu nữa:
4. Trong số các loại xe tăng của WW2 thì Tiger (Panzer V) và King Tiger(Panzer VI) được đánh giá như thế nào ạ? Nghe nói mặc dù tốc độ chậm nhưng giáp rất dày, pháo lớn, bắn xa và chính xác, là ác mộng của T-34 ở những địa hình... chật hẹp như trong thành thị chẳng hạn. Đối thủ của nó chỉ có M26 Pershing và IS tank thôi.
5. Con M4 Sherman của Mĩ là một trong số những dòng tăng ẹ nhất WW2? Xe thì to cao(dễ bị phát hiện) mà bánh thì nhỏ^^, sức leo dốc và vận động trên các loại địa hình ko cao.
6. Súng tấn công(assault gun) như kiểu Stug IV của Đức và pháo tự hành khác nhau chỗ nào hả các bác?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2007, 07:55:59 pm »

6. Súng tấn công(assault gun) như kiểu Stug IV của Đức và pháo tự hành khác nhau chỗ nào hả các bác?

Pháo tự hành (self-propelled) là chung cho tất cả các thể loại pháo gắn trên xe tự hành, từ lựu pháo, pháo tầm xa, pháo chống tăng, cao xạ, cối, ĐKZ.... Ngày nay self-propelled gun thường được mặc định là pháo bắn gián tiếp.

Pháo tấn công hay pháo xung kích (assault gun) là pháo tự hành đi cùng bộ binh, làm nhiệm vụ chống tăng (dùng pháo nòng dài, như SU-76/85/100, StuG III F-H, Jadgpanzer....) hay diệt lô cốt, hoả điểm, bộ binh (dùng pháo nòng ngắn, như SU-122/152, StuG III A-E, StuH 42....). 
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vvvvvvv
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 11:55:28 am »

Pháo tấn công hay pháo xung kích (assault gun) là pháo tự hành đi cùng bộ binh, làm nhiệm vụ chống tăng (dùng pháo nòng dài, như SU-76/85/100, StuG III F-H, Jadgpanzer....) hay diệt lô cốt, hoả điểm, bộ binh (dùng pháo nòng ngắn, như SU-122/152, StuG III A-E, StuH 42....). 
Hơ sao diệt lô cốt với hoả điểm lại phải dùng pháo nòng ngắn nhỉ? Mà hình như có loại xe tăng hay pháo tấn công gì đó có gắn pháo nòng trơn, thế thì nó có công dụng gì? Nòng súng dài và có rãnh xoắn thì bắn mạnh, xa và chính xác hơn chứ???
Logged
tuoithantien
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 01:04:05 pm »

Pháo tấn công hay pháo xung kích (assault gun) là pháo tự hành đi cùng bộ binh, làm nhiệm vụ chống tăng (dùng pháo nòng dài, như SU-76/85/100, StuG III F-H, Jadgpanzer....) hay diệt lô cốt, hoả điểm, bộ binh (dùng pháo nòng ngắn, như SU-122/152, StuG III A-E, StuH 42....). 
Hơ sao diệt lô cốt với hoả điểm lại phải dùng pháo nòng ngắn nhỉ? Mà hình như có loại xe tăng hay pháo tấn công gì đó có gắn pháo nòng trơn, thế thì nó có công dụng gì? Nòng súng dài và có rãnh xoắn thì bắn mạnh, xa và chính xác hơn chứ???
Nhưng mòn nhanh hơn nhiều nòng trơn bạn hiền à. Thế nên đa số tăng đời mới bây giờ dùng nòng trơn, chỉ có Challenger của Anh còn dùng nòng xoắn.
Logged

Ai muốn mạnh khoẻ thì phải tập thể thao!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 01:12:34 pm »

Khi bắn vòng cầu, bắn xa càng tốt thì bắn gần càng kém và ngược lại.

Nòng dài, rãnh xoắn áp dụng cho dã pháo tầm xa (field gun), chống tăng (anti-tank gun), cao xạ (anti-aircraft gun)... Cự ly bắn vòng cầu lớn, bắn thẳng chính xác, nhưng góc bắn thấp, gặp mục tiêu khuất ở tầm gần thì bó tay (trừ khi trèo lên được chỗ cao chúc nòng xuống).

Nòng ngắn, nòng trơn áp dụng cho lựu pháo (howitzer), cối (mortar)... thua về cự ly bắn vòng cầu, nhưng góc bắn cao, dễ dàng chơi được các mục tiêu khuất ở tầm gần. Đỉnh cao là súng cối.

Pháo tự hành chống tăng sử dụng pháo nòng dài (pháo chống tăng, pháo cao xạ, pháo trên hạm tàu....), tốc độ bắn lớn, đường đạn bắn thẳng chính xác, chủ yếu dùng đạn xuyên AP, thích hợp cho đấu tăng trên địa hình trống trải, cự ly 4-5km đổ lại....

Pháo tự hành yểm trợ sử dụng pháo nòng ngắn (lựu pháo), tốc độ bắn thấp, đường đạn bắn thẳng kém chính xác, nhưng đổi lại dễ xoay xở ở nơi chật hẹp, góc bắn cao, dùng chủ yếu đạn nổ HE, thích hợp cho yểm trợ bộ binh : diệt bộ binh địch, bắn phá nhà cửa lô cốt, pháo kích....
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2007, 12:32:47 pm »

Pháo tấn công hay pháo xung kích (assault gun) là pháo tự hành đi cùng bộ binh, làm nhiệm vụ chống tăng (dùng pháo nòng dài, như SU-76/85/100, StuG III F-H, Jadgpanzer....) hay diệt lô cốt, hoả điểm, bộ binh (dùng pháo nòng ngắn, như SU-122/152, StuG III A-E, StuH 42....). 
Hơ sao diệt lô cốt với hoả điểm lại phải dùng pháo nòng ngắn nhỉ? Mà hình như có loại xe tăng hay pháo tấn công gì đó có gắn pháo nòng trơn, thế thì nó có công dụng gì? Nòng súng dài và có rãnh xoắn thì bắn mạnh, xa và chính xác hơn chứ???

Pháo nòng trơn có lợi điểm cơ bản là đạt được sơ tốc lớn hơn so với pháo có khương tuyến, tuy nhiên phải dùng biện pháp ổn định đạn bằng cánh. Độ chính xác của pháo nòng trơn thường kém hơn nòng có khương tuyến.

Pháo nòng ngắn thì dễ xoay trở, nhưng sơ tốc thấp, bắn gần hoặc bắn cầu vồng là hợp lý. Đặc điểm nữa là pháo nòng ngắn bắn đạn yếu hơn, bán kính ảnh hưởng đầu nòng rất nhỏ nên dễ đi cùng bộ binh. Các pháo mạnh như pháo tăng đột kích, pháo tự hành lớn... đều phải đi cách xa bộ binh trong chiến đấu.

Đặc điểm thấy rõ của các pháo này thể hiện trên các bản xe chiến đấu, thường không dùng pháo mạnh nòng dài, vì nó xung phong cùng bộ binh. Các xe tăng thường chạy trước bộ binh mở cửa.

Pháo lớn như của T72/T80, Leopard/M1... lính phải tránh xa cái đầu nòng pháo vài chục mét nếu không thích bị điếc tai hoặc ăn mảnh, hoặc bị sức ép hộc máu mồm máu mũi, đặc biệt khi bắn đạn xuyên cao tốc.

Dĩ nhiên diệt hỏa điểm hay diệt bất kỳ cái gì lộ diện thì dùng pháo nòng dài tốt hơn nòng ngắn, súng nòng dài tốt hơn nòng ngắn
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM