Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:26:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 776069 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #500 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:06:48 pm »

Hì, vậy bạn chứng minh nó không có tác dụng làm kín đi, tớ đã có dẫn chứng trong sách dạy binh khí của QĐ rồi, còn bạn có gì? Grin

He...he, chả nhẽ ngày mai lại ra cổng thành mượn khẩu AK của mấy thằng ku 144 để tháo ra nhỉ? Grin

P/s: Quên một đoạn nên phải sửa bài! Grin

Bạn Kira Nakazato này, bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm: Làm kín bằng mặt gương chưa? Grin

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:13:03 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #501 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:12:50 pm »

Thông thường vỏ đạn AK, CKC kín khít với ổ đạn đến mức ai dùng vỏ đạn đã bắn mà tống vào ổ đạn như nạp viên đạn chưa bắn thì sẽ rất khó đóng vào cũng như giật khóa nòng lấy được nó ra.
Đạn súng săn bằng đồng sau khi bắn, trước khi nạp hạt nổ mới để nạp lại thuốc, viên đạn chì thì phải qua một công đoạn gọi là "tóp": đóng cái vỏ ấy vào một cái dưỡng để cho nó nhỏ lại, mới dễ dùng lần sau.
Các loại súng mở khóa nòng bằng tay (Trung Chính thời chống Pháp, K-44 sau này) có đạn hình côn rõ rệt (cảm quan) là để dễ giật vỏ đạn ra. Vậy mà súng săn cải biên từ K-44 khoan nòng vẫn kèm theo một bộ tóp (tôi đã từng dùng do ngành quân khí thực hiện và cung cấp).
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:22:40 pm gửi bởi vitính » Logged
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #502 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:19:29 pm »

Các Bác làm ơn cho em hỏi:

1 - Nòng súng AK được tính bắt đầu từ đâu ? Có những tác dụng gì ?

2 - Bệ khóa nòng bao gồm mấy bộ phận ?

3 - Kim Hỏa súng AK làm bằng vật liệu gì ?

Xin chân thành cảm ơn trước.
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #503 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:25:35 pm »

Hì, vậy bạn chứng minh nó không có tác dụng làm kín đi, tớ đã có dẫn chứng trong sách dạy binh khí của QĐ rồi, còn bạn có gì? Grin

He...he, chả nhẽ ngày mai lại ra cổng thành mượn khẩu AK của mấy thằng ku 144 để tháo ra nhỉ? Grin

P/s: Quên một đoạn nên phải sửa bài! Grin

Bạn Kira Nakazato này, bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm: Làm kín bằng mặt gương chưa? Grin



Tớ cho là bạn hiểu sai ý của sách,vậy thôi,ngoài ra tớ còn có cái khe to tướng ở khóa nòng,và nếu bạn giải thích được cái gì làm kín cái khe đó (có minh họa cụ thể) thì tớ sẽ công nhận bạn đúng,còn không chỉ ra được thì tớ đúng.Còn mặt gương thì tớ chỉ biết mặt gương xi lanh thôi,chắc cũng na ná ý của bạn,nhỉ ? Còn ý bro vitinh mới post cũng chứng mình chuyện cái vỏ đạn bị nở ra và ép chặt vào buồng đạn là có,suy ra ý tớ nói vỏ đạn ép sát vào buồng đạn và làm kín nòng là đúng.
Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #504 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:39:33 pm »

Hì, thế để tớ hỏi lại bạn nhé!

- Nếu bạn bảo tớ "hiểu sai ý sách" thì theo bạn hiểu đúng sẽ là thế nào?

- Bạn có đọc kỹ bài của bác vitinh không nhỉ? Bác ấy viết là: "dùng vỏ đạn đã bắn mà tống vào ổ đạn" mà bạn suy ra thành cái ý vỏ đạn nở ra áp sát vào buồng đạn được thì bạn quá tài! Viên đạn sau khi bắn, gờ ốp đầu đạn bị duỗi thẳng ra mới là nguyên nhân để nó bị kẹt không tống vào ổ đạn được. Nếu vỏ đạn nở ra thì bạn giải thích thế nào về việc trước đây chính bạn viết thế này: "cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao."? Bài trước thì catut tụt ra dễ dàng, bài sau thì catut lại khó vào là sao thế bạn? Grin

Bạn giải thích hộ những cái trên đi, còn cái mặt gương bạn không biết thì thôi vậy! Grin 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #505 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:47:45 pm »

Hì, thế để tớ hỏi lại bạn nhé!

- Nếu bạn bảo tớ "hiểu sai ý sách" thì theo bạn hiểu đúng sẽ là thế nào?

- Bạn có đọc kỹ bài của bác vitinh không nhỉ? Bác ấy viết là: "dùng vỏ đạn đã bắn mà tống vào ổ đạn" mà bạn suy ra thành cái ý vỏ đạn nở ra áp sát vào buồng đạn được thì bạn quá tài! Viên đạn sau khi bắn, gờ ốp đầu đạn bị duỗi thẳng ra mới là nguyên nhân để nó bị kẹt không tống vào ổ đạn được. Nếu vỏ đạn nở ra thì bạn giải thích thế nào về việc trước đây chính bạn viết thế này: "cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao."? Bài trước thì catut tụt ra dễ dàng, bài sau thì catut lại khó vào là sao thế bạn? Grin

Bạn giải thích hộ những cái trên đi, còn cái mặt gương bạn không biết thì thôi vậy! Grin 

Thôi,đơn giản là bạn cứ thử thế này hộ tớ,bạn lấy khẩu AK,không nạp đạn,đóng cái khóa nòng của bạn vào,sau đó bịt nốt cái đường trích khí,ngậm vào đầu nòng rồi thổi hộ tớ,bạn thổi thấy nhẹ nhàng thì tớ đúng,bạn thổi thấy khó khăn thì bạn đúng,thế nhé.Còn chuyện tớ nói nó tụt ra dễ dàng là so với khi đầu đạn chưa đi qua lỗ trích khí,áp suất còn rất cao nên vỏ đạn bị giãn nhiều,ép chặt vào buồng đạn,khi đó mà kéo thì chỉ có đít đi vỏ đạn ở lại nhé.Còn việc tống vào khó khăn là chứng minh cho việc vỏ đạn có bị ép sát vào buồng đạn,nhé.

P/s Thế cái mặt gương của bạn nó ở chỗ nào thế ? trong khẩu AK ấy,chỉ cho tớ nhé
Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #506 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:50:28 pm »



Các Bác cho em hỏi theo hình trên thì điểm nào của Viên đạn tiếp xúc với nòng súng ạ ?
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #507 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 10:03:07 pm »

@ Kira Nakazato: Ờ, kể ra có súng ở đây thì tháo béng ra mà tranh luận chứ việc gì phải thổi?

Còn chuyện tớ nói nó tụt ra dễ dàng là so với khi đầu đạn chưa đi qua lỗ trích khí,áp suất còn rất cao nên vỏ đạn bị giãn nhiều,ép chặt vào buồng đạn,khi đó mà kéo thì chỉ có đít đi vỏ đạn ở lại nhé.Còn việc tống vào khó khăn là chứng minh cho việc vỏ đạn có bị ép sát vào buồng đạn,nhé.
-----------------------------------------------------
He...he, bạn cứ câu trước đá câu sau thế nhỉ? Bài viết số 463 của bạn viết: "khi nòng đã "mở" thì áp suất trong nòng giảm,cát tút không còn bị ép sát vào buồng đạn nữa nên nó lại tụt ra nhẹ nhàng chứ sao.". So những cái màu đỏ ở trên thì bạn làm ơn chỉ cho tớ đâu là cái đúng với! Trước thì áp suất giảm làm catut không ép sát vào buồng đạn, sau thì tống vào khó khăn vì catut ép sát vào buồng đạn, vậy chắc sau khi catut đã trở thành phế phẩm nó lại giãn ra lần nữa phỏng?

P/s: Bạn chưa nghe cái cụm từ "mặt gương khóa nòng" bao giờ à?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #508 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 10:08:28 pm »

À, mà quên không hỏi bạn Kira Nakazato là khi thuốc phóng trong đạn cháy thì theo bạn trong lòng catut đâu là chỗ kém chịu áp lực nhất nhỉ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #509 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 10:31:56 pm »

"Khóa nòng" không xoay thì vẫn đẩy đạn vào được và móc đạn ra. Chỉ là cấu tạo của "khóa nòng" nó có cái gì mà để khóa nòng lại nên cần phải xoay?

Bác nào rảnh chụp cái ổ buồng đạn rõ hơn một chút được không ạ?

Em thấy anh giai Bodoibucket thắc mắc rất thú vị Grin

Theo em biết cấu tạo khóa nòng xoay ở AK-47 và các phiên bản sau chủ yếu phục vụ việc kéo hất vỏ đạn sau khi bắn nhằm tránh tai móc đạn ở khóa nòng kéo gãy vỡ gờ vỏ đạn gây hóc đạn. Khi đạn được đẩy vào buồng đạn, khóa nòng xoay theo chiều kim đồng hồ chốt chặn phía ngoài buồng đạn theo cơ chế khóa 1 chiều để khóa nòng chỉ mở khi có lực tác động lên bệ khóa nòng (như trích khí qua thoi đẩy về hay kéo tay) kéo theo khóa nòng như một cách giữ chậm. Khi khối bệ khóa nòng chạy lùi kéo theo khóa nòng xoay ngược hướng kim đồng hồ tịnh tiến tại vị trí để tai móc đạn trên khóa nòng vê quanh gờ vỏ đạn như một cách tách vỏ đạn dãn nở do nhiệt khí thuốc khỏi thành buồng đạn trước khi tai móc đạn trên khóa nòng giật vỏ đạn theo quán tính văng ra ngoài.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM