Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:00:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Chư tan Kra  (Đọc 137900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 04:29:17 pm »

Bác tuaans, bác giun chi viện đi ạ. Bản đồ thì em mù tịt rồi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 05:25:28 pm »

Cháu gửi cho chú phần bản đồ phía trái nữa nhé. Vì chú cần tìm cả CHư ĐÔ nữa mà đẫ thấy chữ ĐÔ rồi .

Bản đồ khu vực Chu Tan Kra. Kích cỡ hơi lớn, chú nên save về máy xem dễ hơn

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 11:27:53 am »

FSB 14 năm 1968 (ảnh hơi lớn nên cháu đã thu nhỏ lại, chú có thể xem ảnh gốc ở đây: http://www.ivydragoons.org/Files/Logs/FSB14INCOMINGYA940910.jpg)



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Dak To 24041972
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 05:56:16 pm »

Chư Tan Kra là 1 trận mà sau khi báo TTVH đăng thì mới biết, có đọc nhật kí của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp thì không nói rõ lắm. Chắc hôm nào về quê phải lên Sa Thầy thăm các anh Smiley
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2009, 06:00:04 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Dak To 24041972
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 06:02:29 pm »

FSB 14 năm 1968 (ảnh hơi lớn nên cháu đã thu nhỏ lại, chú có thể xem ảnh gốc ở đây: http://www.ivydragoons.org/Files/Logs/FSB14INCOMINGYA940910.jpg)




Hồi xưa đồi còn nhiều cây ghê, giờ ai có dịp lên Kon tum thì toàn đồi trọc không? Do hồi xưa chiến tranh ác liệt, đất bị nhiễm Dioxin nên hiện giờ không trồng cây tốt đc. Đồng bào đốt rừng làm nương rẫy hết, hồi xưa lên rừng còn gặp nhiều hầm hào, đạn cối, vũ khí hư, đạn M79 chưa nổ... bây giờ thì hết sạch luôn Grin
----------------------------
 Bạn có nhìn thấy chỗ tôi sửa ở bài trên không đấy?
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2009, 06:04:45 pm gửi bởi dongadoan » Logged
phamvanchuc
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #25 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 08:47:41 pm »

sơn ơi liên lạc hộ chú xem trên cao điểm FSB 14 F có nơi nào là bãi chứa rác thải của Mỹ không? có mấy cái hố ?và có phải bộ đội mình chôn ở nơi ấy khổng? còn về hướng nào thì càng tốt. Cám ơn .
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 10:40:06 pm »

sơn ơi liên lạc hộ chú xem trên cao điểm FSB 14 F có nơi nào là bãi chứa rác thải của Mỹ không? có mấy cái hố ?và có phải bộ đội mình chôn ở nơi ấy khổng? còn về hướng nào thì càng tốt. Cám ơn .

Cháu đã hỏi rồi chú ạ. Khi nào họ trả lời cháu sẽ báo ngay cho chú.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 06:51:04 pm »

Báo cáo của quân Mỹ về hoạt động ở khu vực Chư Tan Kra từ 20/3 đến 2/4/68:

Báo cáo của tiểu đoàn 3, trung đoàn 8, sư đoàn 4 BB
21/03/68 – 02/04/68


1. Dạng hoạt động: Tác chiến phòng ngự căn cứ hỏa lực của tiểu đoàn 3/8 và các cuộc hành quân tấn công liên quan.

2. Thời gian: 21/03/68 đến 02/04/68.

3. Vị trí: Tọa độ YA 939913.

4.Chỉ huy và điều hành

Tiểu đoàn 3/8 sư đoàn 4 BB hoạt động dưới sự điều hành của lữ đoàn độc lập 173 ĐBĐK tới 19h00 ngày 30/03/68, sau đó đặt dưới sự chỉ huy của lữ đoàn 3 sư đoàn 4 BB.

5. Sĩ quan báo cáo: Trung tá D.M. Malone, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/8 sư đoàn 4 BB.

6.   Lực lượng tham gia
a. Tiểu đoàn bộ 3/8 BB.
b. Đại đội A tiểu đoàn 3/8 BB.
c. Đại đội B tiểu đoàn 3/8 BB.
d. Đại đội C tiểu đoàn 3/8 BB.
e. Đại đội D tiểu đoàn 3/8 BB.
f. Đại đội E tiểu đoàn 3/8 BB.
g. Trung đội 2 đại đội A tiểu đoàn 4 CB.
h. Đại đội C tiểu đoàn 6/29 PB (chi viện trực tiếp).
i. Sau 08h15 ngày 26/03/68 lực lượng gồm:
•   Đại đội B tiểu đoàn 1/8 BB.
•   Đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB.

7. Lực lượng yểm trợ

a. Đại đội C tiểu đoàn 1/92 PB (tăng cường chi viện chung). Đây là đơn vị pháo xe kéo 155mm. Đại đội C bắn khoảng 2000 đạn chi viện cho hoạt động của tiểu đoàn 3/8. Trong đó 571 viên được sử dụng trong phòng ngự căn cứ hỏa lực. Chi viện của đại đội này là hoàn hảo. Pháo bắn trong quá trình phòng ngự căn cứ hỏa lực rất nhanh chóng, đúng lúc và chính xác. Trong suốt cuộc tấn công pháo bắn chi viện ở cự ly gần. Khi quân BV bắt đầu ngừng đánh và rút lui, pháo được chuyển làn bắn nhằm khống chế đường rút lui và những chỗ nghi ngờ là điểm tập kết. Trong giai đoạn sau, đạn văng mảnh điều khiển (COFRAM – Control Fragmentation Ammunition) 155mm cũng bắn vào những nơi nghi ngờ có quân BV tập trung ở phía tây bắc căn cứ hỏa lực.

b. Đại đội D tiểu đoàn 5/22 PB (chi viện chung): đại đội pháo 8 inch này bắn khoảng 500 viên đạn chi viện. Chủ yếu để phá công sự của đối phương. Trong trận tấn công của quân BV vào căn cứ hỏa lực, 46 viên đạn đã được bắn vào điểm cao 1198 phía bắc căn cứ để ngăn chặn.

c. Đại đội A tiểu đoàn 3/319 PB: ngoài đại đội chi viện trực tiếp cho tiểu đoàn 3/8 BB thì đây là đại đội duy nhất yểm trợ bằng pháo 105mm. Đại đội A bắn khoảng 500 viên đạn trong chiến dịch. Nagy 30/04/68 đại đội này rời khu chiến và được thay thế bằng đại đội A tiểu đoàn 2/9 PB. Trong phòng ngự đại đội A tiểu đoàn 3/318 bắn chi viện bằng kỹ thuật sử dụng góc bắn cao dọc theo mặt bắc chu vi phòng thủ. Hạn chế về tầm bắn đã gây cản trở cho hoạt động của đại đội.

d. Đại đội A tiểu đoàn 2/9 PB: đại đội này không có mặt cho tới khi thay quân cho đại đội A tiểu đoàn 3/318 ngày 30/04/68. Đại đội bắn khoảng 500 viên chi viện cho các hoạt động tấn công và bắn phản pháo súng cối đối phương.

e. AC-47 vũ trang và pháo sáng (Spooky): Spooky chi viện gần bằng hỏa lực và pháo sáng dọc theo khu vực tây bắc, tây và nam chu vi phòng thủ. Trong một số trường hợp, các phi vụ không kích và pháo kích đã gây cản trở cho viện thả pháo sáng liên tục. Quân BV tận dụng điều này để tăng cường hỏa lực và cơ động trong bóng tối. Để khắc phục, súng cối 81mm trong biên chế được sử dụng trong khoảng giữa những lần pháo sáng thả từ máy bay.

f. AC-47 thả pháo sáng (Moonglow): duy trì pháo sáng liên tục sau khi Spooky rời đi. Mặc dù các máy bay này không có súng minigun 7,62mm nhưng pháo sáng được cung cấp đầy đủ.

g. Tập đoàn không quân 7/13: Toàn bộ chiến dịch được 43 phi vụ không kích chi viện. 14 phi vụ được thực hiện trong trận phòng ngự căn cứ hỏa lực và 5 trong số đó tiến hành trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, với pháo sáng từ Spooky và Moonglow. Các phi vụ còn lại để yểm trợ hoạt động tấn công và đánh các vị trí có quân BV đã biết. Tiểu đoàn yêu cầu 15 phi vụ trinh sát và nhận được 8. Các phi vụ này nhằm vào những nơi nghi ngờ là căn cứ hay điểm tập kết của quân BV. Mọi yêu cầu về không quân đều là ngay lập tức và thời gian phản ứng có sự chênh lệch đáng kể. Phản ứng đối với binh sĩ đang giao chiến là khoảng 30’. Không kích theo yêu cầu vào các mục tiêu chuẩn bị trước trễ khoảng 5 tiếng. Một chú ý là trong trận phòng thủ căn cứ hỏa lực đã có sự chi viện gần và liên tục. Các vụ không kích cách phía tây chu vi phòng thủ 200-300m trong điều kiện rất bất lợi.

h. Đại đội C tiểu đoàn 6/29 PB: đại đội này bắn khoảng 1500 viên. Chủ yếu để chi viện các hoạt động tấn công, bắn chuẩn bị và bắn chế áp. Trong trận phòng thủ căn cứ hỏa lực đại đội bắn khoảng 30 viên đạn Beehive. Đại đội đã bắn thẳng vào các đơn vị BV tấn công. 1 khẩu pháo đã bị quân BV chiếm nhưng sau đó đã được chiếm lại bằng cuộc phản kích của các pháo thủ và nhân viên tiểu đoàn bộ. Đại đội tiếp tục bắn trong quá trình phòng thủ với ít nhất 2 khẩu, mặc dù bị hỏa lực uy hiếp.

g. Nhận xét chung về các đơn vị hỗ trợ: tất cả các đơn vị đã yểm trợ đáng kể. Pháo binh bắn chính xác và phản ứng mau lẹ theo yêu cầu của đơn vị. Dường như các phi công và kiểm sát tiền tuyến (Forward Air Controller) dường như đã bất chấp điều kiện thời tiết bất lợi khi chi viện trong phạm vi phòng thủ 200m. 3 phi vụ tiếp tế và nhiều phi vụ tải thương ngay sau khi trời sáng rất đáng được khen ngợi. Việc tiếp tế và tải thương được tiến hành dưới hỏa lực súng bộ binh, súng cối và rocket dữ dội. Các phi công trực thăng đã kiên nhẫn và nỗ lực để đáp ứng mọi yêu cầu của binh sĩ.

8. Tình báo

a. Khu vực tác chiến: địa hình khu vực là tiêu biểu ở cao nguyên Trung phần. Cây cối mọc dày và rừng 2 hoặc 3 tầng khá phổ biến. Nước dồi dào và thường xuyên có suối. Thời tiết ấm áp và ẩm, không có mưa. Vào sáng sớm sương mù hạn chế tầm nhìn chỉ còn ½-2km và giữ nguyên như thế trong cả giai đoạn.

b. Tình báo đến trước chiến dịch: Nguồn tin tình báo duy nhất trước trận quân BV tấn công căn cứ hỏa lực là SPAR (?) và báo cáo từ trinh sát vô tuyến. Nguồn tin được cung cấp bởi lữ đoàn 173 ĐBĐK và trại LLĐB Polei Klieng. Thông tin này cho thấy có sự chuyển quân của đối phương từ tây sang đông xuyên qua khu vực hoạt động của tiểu đoàn. Không có dấu hiệu tấn công nào, tuy nhiên đường mòn mới, công sự, mạng lưới dây thông tin đã được phát hiện trong vòng vài giờ sau cuộc tấn công cho thấy sự hiện diện của 1 tiểu đoàn BV phía bắc và 1 tiểu đoàn BV phía nam căn cứ hỏa lực.

c. Tình báo trong chiến dịch: Đơn vị tham dự trận tấn công là trung đoàn 209 BV được hỗ trợ bởi 1 số đơn vị pháo binh và trợ chiến không rõ. Ít nhất 2 tiểu đoàn của trung đoàn 209 tham chiến trực tiếp. Tài liệu và báo cáo thu được cho thấy họ được tăng cường 1 đơn vị hỏa lực nặng và tân binh từ các trung đoàn 32, 312 và 24 BV. 1 chi tiết đặc biệt là trên thực tế trung đoàn 209 vừa mới tới chiến trường. Đơn vị này được trang bị tốt 1 cách khác thường. Súng phun lửa, mũ sắt và quân trang đã được tìm thấy. Các trang bị tỏ ra còn mới và bảo quản tốt. Súng phun lửa được xung kích sử dụng để đột phá các công sự phòng thủ và yểm trợ xung phong vào vị trí pháo binh. Lính BV có vẻ khỏe mạnh và được chăm sóc tốt.

d. Thông tin của đối phương: Ngày 27/03, đại đội B càn quét khu vực bắc và tây căn cứ hỏa lực, qua đó tin rằng chủ lực đối phương đã rút lui. Đại đội B hạ được 1 lính BV đang mắc dây ở phía bắc căn cứ 200m. Lính BV này mang theo dây, điện thoại, ăng ten điện đài và máy thu phát cầm tay. Dây bổ sung được tìm thấy nằm song song với phía trước chu vi phòng thủ và chạy về phía bắc tới 1198. Trước đó ngày 22/03 đại đội B tiểu đoàn 1/8 BB cũng phát hiện dây nằm ở phía đông căn cứ, có vẻ được mắc nhiều ngày trước cuộc tấn công.

e. Vũ khí hóa học: Qua kiểm tra các tử sĩ BV hôm 26/03 đã tìm thấy nhiều lựu đạn CS của BV. Mỗi lính BV mang 1 mặt nạ phòng độc 2 mảnh truyền thống. Ngày 27/03 hơi CS đã xuất hiện trong chu vi phòng thủ và được đại đội pháo binh và đại đội C báo cáo lại. Đây là đạn CS, tuy nhiên không xác định được rõ là hơi CS đó đến từ đạn cối vẫn đang bắn vào lúc đó hay từ lựu đạn CS đang được đốt ở phía ngoài. Ngày 29/03 đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB và đại đội A thu được 1 bàn đế cối 82mm và 8 viên đạn ghi rõ mác CS. Ngày 01/04 súng cối đã gây cháy nổ đạn trong căn cứ. Đạn cối tiếp tục nã trong quá trình cháy. Ngay sau khi ngọn lửa bùng lên 1 lượng lớn hơi CS đã phủ lên căn cứ. 1 lần nữa nó có thể là từ đạn dược của quân Mỹ đang bị cháy, tuy nhiên kho đạn của quân Mỹ không chứa đạn CS nào.

9. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của tiểu đoàn 3/8 BB là thiết lập căn cứ hỏa lực tại tọa độ YA 939913 và tìm kiếm, ngăn chặn đối phương di chuyển về phía đông tới Polie Klieng và TX Kontum.

10. Kế hoạch chiến dịch:

a. Giai đoạn 1 (20/03/68): đại đội A và D đột kích vào tọa độ YA 939913 để chiếm lĩnh và chuẩn bị địa hình cho việc thiết lập căn cứ hỏa lực 14 (FSB 14).

b. Giai đoạn 2 (21/03/68): căn cứ hỏa lực triển khai tại tọa độ YA 939913, các đơn vị bắt đầu tuần tra về phía bắc, tây và nam. Đại đội B được không vận tới khu vực và làm nhiệm vụ phòng vệ căn cứ.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2009, 07:02:07 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 06:53:43 pm »

11. Diễn biến

Lệnh hành quân được đưa ra ngày 20/03/68. Vào thời điểm này trinh sát khu vực chuẩn bị đổ bộ và đặt căn cứ hỏa lực được tiến hành. Pháo binh đã bắn chuẩn bị vào bãi đáp. Cuộc hành quân bị lùi lại 3 ngày do giao tranh ác liệt về phía tiểu đoàn 3/503 ĐBĐK. Do các phi vụ cũng như bắn pháo này báo hiệu trước cho đối phương, lữ đoàn 173 quyết định chuyển bãi đáp từ tọa độ YA 915955 sang YA 939913. Để nghi binh, bãi đáp cũng được chuẩn bị ở YA 951909 và YA 951881.

a. 21/03/68: Đại đội A và D, trung đội công binh, trung đội trinh sát và sở chỉ huy chiến thuật đổ bộ xuống YA 939913. Do thiếu máy bay và liên lạc trên bãi đáp đã ngăn cản việc tập kết cả tiểu đoàn ở vị trí mới ngày 20/03/68 như kế hoạch. Sauk hi đại đội A hoàn tất đổ quân, đụng độ đã xảy ra ở phía tây với 1 đơn vị có lẽ có nhiệm vụ theo dõi bãi đáp. Dấu hiệu chuyển quân cũng được báo cáo ở phía bắc vị trí 200m và đại đội D bị hỏa lực bộ binh từ phía bắc bắn tới. Tổn thất do giao tranh là 1 lính Mỹ chết và 1 lính Mỹ bị thương. Không có tổn thất nào về phía quân BV được xác nhận. Vị trí đóng quân ban đêm được thiết lập và chuẩn bị để đón phần còn lại của tiểu đoàn vào ngày 22/03.

b. 22/03/68: Đại đội B từ vị trí đóng quân ban đêm hành quân tới căn cứ hỏa lực. Đại đội D hoạt động ở phía bắc căn cứ và đụng độ với khoảng chừng 1 tiểu đội tăng cường trong công sự. 3 lính Mỹ bị thương. Pháo binh bắn vào khu vực công sự này và đại đội D rút về nơi đóng quân ban đêm cách căn cứ hỏa lực khoảng 300m về phía tây bắc.

c. 23/03/68: Đại đội C và D hoạt động ở khu vực đã xảy ra đụng độ hôm 22/03. Giao tranh diễn ra lúc 09h08 ngày 23/03. Các đơn vị BV triển khai trong công sự với súng máy, súng bộ binh và súng phun lửa. Thương vong của đại đội D là 3 lính Mỹ bị thương. 2 phi vụ không kích và pháo binh được gọi bắn vào khu vực công sự chuẩn bị cho 1 đợt tấn công mới. Đại đội C và D tấn công lần nữa lúc 11h40 và đại đội D mất them 1 lính Mỹ chết và 4 bị thương. Đại đội C và D chiếm lĩnh vị trí trong khu vực giao tranh nhưng buộc phải rút về vị trí đóng quân ban đêm lúc trước do không có khả năng được tiếp tế hay chi viện bằng không quân.

d. 24/03/68: Hoạt động tuần tiễu khu vực tiếp tục từ căn cứ. Đại đội C và D được báo động để tấn công các công sự của quân BV sau khi 2 phi vụ không kích hoàn tất. Đại đội D giả vờ tấn công thẳng vào các công sự và thiết lập trận địa hỏa lực trên ngọn đồi thấp nhìn xuống “vị trí yên ngựa”. Đại đội C cơ động đánh vào sườn tây. Không có sự chống trả nào khi đại đội C cơ động bên sườn tây các công sự. Đại đội C phát hiện 3 lính BV chết và 1 số trang bị, vật dụng vương vãi trong công sự. Lúc 14h37 đại đội C quan sát thấy 1 lính BV và nổ súng nhưng không rõ kết quả. Đại đội C tiếp tục tiến về phía bắc cho tới khi bị hỏa lực bộ binh và súng máy bắn chặn lúc 14h45 làm 2 lính Mỹ bị thương. 1 phi vụ không kích được gọi đến và đại đội D tiến lên nhằm bắt liên lạc với đại đội C. Ngay khi đại đội D bắt đầu di chuyển họ bị quân BV nấp trong các hố cá nhân từ phía bắc bắn tỉa. Cả đại đội C và D cùng tiến lên dập tắt chúng bằng hỏa lực và cơ động. Đại đội C mất 4 lính Mỹ bị thương và hạ được 8 lính BV. Đại đội D không có tổn thất và hạ được 8 lính BV bằng cách ném lựu đạn vào các hố cá nhân. Đại đội C đóng lại ban đêm ở khu vực YA 940917 và đại đội D đóng lại khu vực YA 921915.

e. 25/03/68: Đại đội B từ căn cứ hỏa lực ra thay thế đại đội C tiếp tục hoạt động ở phía bắc. Đại đội C trở về căn cứ. 5 phi vụ không kích được gọi đến nhằm vào khu vực công sự của đối phương ở tọa độ YA 940916.

f. 26/03/68: Hoạt động chuyển quân của đối phương xung quanh căn cứ hỏa lực bắt đầu lúc 01h15 ngày 26/03. Hoạt động này diễn ra rời rạc cho đến 03h20 khi quân BV cho nổ bộc phá và chọc thủng lớp rào thép gai. Mũi tấn công chính của quân BV nhằm vào phía tây và tây bắc vành đai phòng thủ được thực hiện bằng sự cơ động phối hợp nhanh chóng, hỏa lực dày đặc và sử dụng súng phun lửa để đánh chiếm các công sự. Đồng thời vành đai phía tây và tây bắc cũng bị bắn dữ dội bằng hỏa lực bộ binh, súng cối và rocket. Đến 04h00, đại đội D gần hết đạn, bị thương vong và do quân BV thọc sâu nên đã buộc phải rút lui về khu công sự pháo binh. Khoảng 04h00, quân BV mở 1 mũi tấn công chính thứ 2 vào phía nam chu vi phòng thủ. Trung đội công binh và trinh sát được phái đến tăng viện cho đại đội D. Vào lúc này, súng cối nhằm vào vành đai phía tây nổ liên tục. Quân BV mở đợt tấn công thứ 2 từ vành đai phía tây vào trận địa pháo. Súng phun lửa được sử dụng và công sự, đạn pháo 105mm bị đốt cháy. Giao tranh ở trận địa pháo diễn ra quanh từng công sự. Pháo binh được gọi bắn vào khu công sự phía tây trong khi đơn vị pháo chi viện trực tiếp bắn đạn Beehive. Mọi nhân viên của sở chỉ huy chiến thuật được gom lại thành lực lượng phản kích và điều tới trận địa pháo để chiếm lại 1 khẩu pháo đã bị quân BV chiếm mất. Spooky có mặt lúc khoảng 04h30 và bắt đầu chi viện hỏa lực và pháo sáng cho khu vực tây, tây bắc và nam. Đại đội A định tiến vào căn cứ từ phía tây bắc nhưng bị hỏa lực đối phương chặn đứng. Đến lần nỗ lực thứ 4, đại đội A thành công lúc 06h15. Không quân oanh tạc ở cự li gần nhất có thể xuống khu phía tây, dựa vào pháo sáng. Giao tranh bên trong và xung quanh chu vi phòng thủ tiếp diễn tới 07h00 và hỏa lực súng cối, rocket và bắn tỉa tiếp tục cho đến 08h00. Tiếp viện pháo sáng và di tản thương binh bắt đầu lúc 06h30. Càn quét khu vực và khôi phục trận địa tiếp tục trong ngày hôm đó. Tổn thất trong ngày là 19 lính Mỹ chết, 53 lính Mỹ bị thương; 135 lính BV chết, 4 bị bắt (bị thương). Đại đội B và D tiểu đoàn 1/8 BB tới căn cứ lsc 09h00 bằng bãi đáp ở YA 951909, được 1 toán thuộc trung đội trinh sát chiếm giữ. Đại đội D tiểu đoàn 3/8 được đưa về núi Rồng (?) để củng cố. Đại đội A tiếp tục ở lại căn cứ với đại đội C. Đại đội B và D tiểu đoàn 1/8 đóng quân tại vị trí ban đêm ở khu vực YA 9409915.

g. 27/03/68: Hoạt động chuyển quân liên tục được báo cáo diễn ra xung quanh toàn bộ chu vi phòng thủ suốt đêm. Lựu đạn và M79 được sử dụng để chế áp và uy hiếp đối phương. Đại đội B tiến hành càn quét về phía bắc và tây bắc. Đại đội B hạ được 1 lính BV đang mắc dây thông tin về hướng căn cứ. Không có đụng độ nào xảy ra trong ngày mặc dù báo cáo về chuyển quân của đối phương tương đối gần vị trí khá thường xuyên.

h. 28/03/68: 1 lần nữa, báo cáo đối phương chuyển quân liên tục xung quanh căn cứ. Các đơn vị bắn vào đó bằng lựu đạn và M79. Hoạt động càn quét được tiến hành. Đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB chạm súng với khoảng 12 lính BV cách căn cứ 500m về phía bắc. Đại đội D mất 1 lính Mỹ chết. Đại đội D rút về vị trí đại đội A cách căn cứ 300m về phía bắc để đưa 1 lính Mỹ chết đi. Đại đội D 1 lần nữa tiến về phía bắc và tới được mục tiêu ở YA 937924. Đại đội A liên lạc với đại đội D để bố trí đóng quân ban đêm. Trong quá trình di chuyển, đại đội D phát hiện 1 lính BV chết trong cuộc đụng độ trước đó. Lúc 17h30, quân BV tổ chức 1 đợt tấn công thiếu tổ chức vào vị trí đóng quân ban đêm của đại đội A và D tiểu đoàn 1/8 BB. Súng bộ binh bắn tới từ phía bắc và tây cùng các hỏa lực bắn vòng cầu khác như súng cối và súng trường phóng lựu. Pháo 105mm bắn thẳng và ĐKZ 106mm tại căn cứ hỏa lực cùng 1 phi vụ không kích được gọi bắn vào quân BV tấn công ngay trước khi trời tối. Quân BV rút lui về phía tây nam và trở thành mục tiêu cho tất cả các loại hỏa lực vòng cầu. Lúc 19h40 đại đội B bị ĐKZ 75mm bắn tới từ phía bắc. Pháo 105mm bắn thẳng vào vị trí đặt súng của quân BV và quan sát thấy nhiều vụ nổ phụ. Đại đội A có 2 lính Mỹ bị thương, đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB có 8 lính Mỹ bị thương trong ngày hôm đó.

i. 29/03/68: Hoạt động chuyển quân diễn ra liên tục xung quanh căn cứ suốt đêm. 1 lần nữa M79 và lựu đạn được sử dụng. Đại đội A và đại đội D tiểu đoàn 1/8 cũng báo cáo có sự chuyển quân ở phía bắc và tây vị trí đóng quân ban đêm của họ. Đại đội B và C càn quét khu vực gần căn cứ. Đại đội A và đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB phát hiện 2 lính BV chết ngày hôm trước. Đường mòn sơ sài với vệt máu cũng được đại đội A phát hiện. Lúc 09h00 căn cứ bị pháo kích bằng cối 82mm. Đạn cối bắn không liên tục suốt ngày hôm đó. Tổng cộng 18 lính Mỹ bị thương vì pháo kích. Tiểu đoàn được hỗ trợ bởi 1 bộ phận tiểu đoàn 7/17 kỵ binh. Các đơn vị kỵ binh đã không thành công trong việc tiêu diệt các khẩu đội cối. Súng cối được bố trí ở khu vực YA 926917 và bất chấp mọi nỗ lực nhằm dập tắt cchúng. Các đơn vị ở lại vị trí đóng quân ban đêm trước đó.

j. 30/03/68: Hoạt động chuyển quân diễn ra liên tục xung quanh căn cứ suốt đêm. M79 và lựu đạn được sử dụng. Súng cối pháo kích suốt ngày hôm đó làm 9 lính Mỹ bị thương. Lúc 10h05 tiểu đoàn được lệnh tấn công điểm cao 1198 ở YA 937931 và phải tới mục tiêu lúc 17h00. Đại đội A và đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB phát hiện quân BV gần chu vi phòng thủ. Lính BV bị bắn nhưng không rõ kết quả. Đại đội B và đại đội C càn quét khu vực quanh căn cứ hỏa lực. 1 toán tuần tra của đại đội B đụng độ với khoảng 1 trung đội BV với 2 đại liên 50 cách phía tây chu vi phòng thủ 100m. Toán tuần tra mất 1 lính Mỹ chết và 1 bị thương. Đồng thời căn cứ cũng bị bắn tỉa từ phía tây. Toán tuần tra được giải cứu và hỏa lực bắn thẳng cũng như bắn vòng cầu được gọi bắn vào trung đội BV. Lúc 14h20 đại đội A tiến lên điểm cao 1198 từ phía bắc và đột ngột bị bắn chặn làm 1 lính Mỹ bị thương. Đại đội A tiếp tục tiến lên 1198 và đụng độ với khoảng 1 đại đội BV trong công sự và hố cá nhân. Đại đội A ngay lập tức bị thương 4 người và bị súng cối bắn vào phía sau. Đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB ở phía nam đại đội A và đang chiếm lĩnh bãi đáp lập tức hứng chịu hỏa lực bộ binh và súng cối. Đại đội B tiểu đoàn 1/8 BB ở khu vực YA 940915 bắt đầu bị bắn từ mọi phía. Đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB cho 1 trung đội tiến về phía bắc để kiểm soát đường rút cho đại đội A và đại đội A liên lạc được với đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB tại vị trí đóng quân đêm trước. Kết quả giao tranh, đại đội A có 8 lính Mỹ chết và 27 bị thương. Đại đội D tiểu đoàn 1/8 BB có 4 lính Mỹ bị thương. 6 lính của đại đội A bị cắt rời trong lúc giao tranh đã rút lui thành công và trở về đơn vị. Tổn thất trong cả ngày hôm đó là 8 lính Mỹ chết và 39 bị thương. Tổn thất của quân BV không rõ.

k. 31/03/1968: Hoạt động chuyển quân diễn ra liên tục xung quanh căn cứ suốt đêm. M79, lựu đạn và bắn tỉa có chọn lọc được sử dụng. Trận địa pháo cũng bị bắn. Súng cối bắt đầu pháo kích lúc 07h15 và kéo dài cả ngày. Tất cả các đơn vị tiến hành tuần tiễu trinh sát khu vực sát nơi đóng quân. 1 phi vụ không kích được gọi nhằm vào vị trí súng cối BV đang bắn phá căn cứ. 2 phi vụ không kích nhằm vào các công sự của đối phương ở phía bắc 1198. Sauk hi không kích kết thúc, 2 đại đội của tiểu đoàn 1/35 BB tấn công để chiếm 1198. Sức chống cự yếu ớt, 1 loạt bắn tỉa là hoạt động duy nhất của đối phương. Tổn thất là 1 lính Mỹ bị thương. Tổng thương vong do súng cối là 16 lính Mỹ bị thương.

l. 01/04/1968: Hoạt động chuyển quân diễn ra liên tục xung quanh căn cứ suốt đêm. Spooky, cối 81mm được triển khai để uy hiếp đối phương. Các đơn vị càn quét trong phạm vi 200m xung quanh vị trí. Súng cối pháo kích và hỏa lực bắn vào máy bay diễn ra suốt ngày. 2 phi vụ không kích nhằm vào đỉnh phía bắc 1198. Đạn cối kích nổ 1 lô đạn ĐKZ 106mm và cháy nổ xảy ra ở kho đạn của căn cứ và các công sự. Súng cối pháo kích đã ngăn cản việc chữa cháy. Lửa được dập tắt lúc 19h20. Quân BV bắn ĐKZ lúc 19h10 và bắn trúng 3 công sự. Khẩu ĐKZ này bị pháo 105mm bắn thẳng và súng máy dập tắt.

m. 02/04/68: Hoạt động chuyển quân diễn ra liên tục xung quanh căn cứ suốt đêm. 1 lần nữa Spooky, cối 81mm, lựu đạn, M79 được triển khai để uy hiếp đối phương. Đại đội B và D tiểu đoàn 1/8 BB càn quét phía tây nam 1198 nhằm tìm diệt vị trí đặt cối của đối phương. Pháo binh của căn cứ hỏa lực bắt đầu chuyển về Kontum. 1 bộ phận tiểu đoàn 7/17 kỵ binh rà soát khu vực tây bắc căn cứ và chế áp thành công hỏa lực cối của quân BV. Bộ phận còn lại của căn cứ trừ các trang bị nặng rút về Polie Klieng lúc 16h00 và bố trí cùng tiểu đoàn 2/35 BB.

12. Kết quả:

a. Tổn thất:
(1)   Chết: 32.
(2)   Bị thương: 165.
(3)   Mất tích: 1.
(4)   Bị bắt: 0.

b. Tổn thất của đối phương:
(1)   Chết: 174.
(2)   Chết do không kích: 10.
(3)   Bị bắt: 4.

c. Ước tính thương vong của đối phương: ước tính dưới đây dựa trên hệ số ước tính được chấp nhận là 1,5 cho số địch chết ước tính và 3 cho số địch bị thương ước tính.
(1)   Chết: 276.
(2)   Bị thương: 552.

d. Tổn thất trang bị của quân BV như sau:
(1) Vũ khí bị tịch thu: 119.
(2) Đạn cối 82mm HE: 60.
(3) Đạn cối 82mm CS: 18.
(4) Đạn B40: 100.
(5) Cối 60mm: 2.
(6) Tài liệu: ~7kg.
(7) Quân dụng: 900kg.
(Cool Bàn đế cối 82mm: 1.
(9) Dây thông tin: 6,4km.
(10) Đạn AK47: 7500 viên.
(11) Đạn súng máy: 5000 viên.
(12) Lựu đạn mảnh BV: 200.
(13) Lựu đạn CS BV: 75.

Đơn vị này không tới tất cả những khu vực nào bị không kích. Không có trang bị nào của quân Mỹ mất về tay quân BV.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2009, 10:22:11 am »

http://thethaovanhoa.vn/306N20090525012057421T132/tim-thay-5-bo-hai-cot-tren-dinh-chu-tan-kra.htm

Tìm thấy 5 bộ hài cốt trên đỉnh Chư tan Kra
(TT&VH) - Hôm qua 24/05, liên lạc với chúng tôi từ trên dãy núi Chư tan Kra - huyện Sa Thầy, Kon Tum, Trung uý Lê Đức Mỹ, sĩ quan BCH Quân sự huyện này cho hay: đã tìm thấy 5 hài cốt liệt sĩ đầu tiên tại dãy núi này, trong tổng số hơn 200 người đã nằm xuống.


Trung uý Lê Đức Mỹ, người đã cùng nhóm CCB tiểu đoàn 7, trung đoàn 209 đi tìm lại chiến trường xưa trên dãy  Chư tan Kra

Trung uý Mỹ cho biết, anh đã dẫn đầu một nhóm chiến sĩ đi tìm mộ tại Chư tan Kra, và cách tiến hành là khai quật tại những nơi người dân ở đây đi tìm kim loại phế liệu đã từng thấy súng AK, mũ sắt. Trong ngày hôm qua 24/05, tại hai hố khai quật đã tìm thấy 5 bộ hài cốt liệt sĩ, một hố thấy 3 người, một hố thấy 2 người. Các hố đào đều không sâu lắm, có hố đào 1m, hố đào chỉ 0,5m. Anh Mỹ mô tả qua điện thoại rằng, xương của các liệt sĩ lẫn vào nhau, xương dưới trồi lên xương trên. Bên cạnh xương cốt các anh vẫn còn mảnh dép cao su, vỏ đạn 12 ly 7, cần kim loại của lưu đạn. Điều kỳ lạ là không thấy xương sọ, chỉ còn khớp đầu gối, khớp khuỷu tay, và tất cả đều đã từng bị đốt cháy. Anh Mỹ cho rằng, có thể xương sọ mỏng hơn xương khớp nên đã không còn lại được đến bây giờ. Trước thông tin đặc biệt này, BCH quân sự huyện Sa Thầy đã tăng cường đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ lên tới con số 10 người, và ý định ban đầu tìm kiếm trong một tuần nay đã có lệnh kéo dài không thời hạn. Đêm qua, 10 người lính huyện Sa Thầy đã ngủ lại trên đỉnh Chư tan Kra cùng với 5 liệt sĩ. Một lán dã chiến đã được dựng lên, trong đó có một cái sạp làm bằng gỗ tạp, và tất cả 5 liệt sĩ đều được khói hương chu đáo, di cốt của họ được bọc cẩn thận bằng cờ tổ quốc. Vị trí tìm thấy các hài cốt cách nơi chúng tôi đã tới thắp hương nhân 41 năm ngày giỗ - ngày xảy ra trận đánh Mỹ tại đây, không xa.

Sau khi TT&VH đăng tải loạt bài “Những vong hồn trên đỉnh Chư tan Kra” về trận đánh Mỹ năm 1968 tại cao điểm 995, trong đó ta tiêu diệt hơn 200 lính Mỹ nhưng cũng chừng ấy quân giải phóng nằm lại tại đây cho đến mãi ngày nay, nhiều cán bộ quân đội và thân nhân liệt sĩ đã vào cuộc. Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, nguyên GĐ Học viện Quốc phòng đã thay mặt cựu chiến binh trung đoàn 209 gửi thư kiến nghị tới Thành uỷ Hà Nội, UBND - UBMTTQ Tp. Hà Nội… để đề nghị xem xét việc đầu tư xây dựng khu tưởng niệm các liệt sĩ Hà Nội hy sinh tại dãy núi Chư tan Kra - Kon Tum.

TT&VH được biết, anh Trương Công Dũng, hiện ở số nhà 219 phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, em của hai liệt sĩ hy sinh tại trận đánh này cũng đã có đơn gửi các cơ quan chức năng. Anh Dũng viết: “Kính thưa các Ban ngành đoàn thể, các cơ quan chức năng! Theo các tư liệu và nhân chứng, gần như toàn bộ trung đoàn 209 thời đó là những con em ưu tú của Hà Nội tình nguyện nhập ngũ chiến đấu, quyết tâm dù hy sinh vẫn sẵn sàng chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 26/3/1968, trung đoàn đã đánh trận đầu tiên tại Chư tan Kra (mật danh M2), là căn cứ quân sự vững chắc của Mỹ. Trung đoàn đã chiến đấu thắng lợi lớn, nhưng hơn 200 chiến sĩ con em Hà Nội đã vĩnh viễn nằm lại nơi này. Đã 41 năm qua đi, các gia đình có thân nhân hy sinh trong trận đánh Chư tan Kra vẫn mong mỏi tìm được hài cốt thân nhân mình. Đảng và Nhà nước đã quy tập các liệt sĩ cả ở Lào và Campuchia về quê hương. Nay qua những tư liệu có thật và những con người thật, được biết các anh tôi và đồng đội vẫn nằm đó, hiu quạnh mấy chục năm trời. Đất nước đã thống nhất, dân ta đã no ấm, thế mà nhìn lại, những người con Hà Nội hy sinh tại chiến trường năm xưa chưa có một nơi thắp nhang, chưa được chôn cất tử tế. Chúng tôi, những gia đình có thân nhân đã mất lòng đau khôn xiết. Khẩn cầu các cơ quan chức năng tổ chức quy tập hài cốt liệt sĩ, có nơi tưởng niệm để chúng tôi thăm viếng người thân nằm lại ở nơi này. Người sống thì được thắp nén nhang tưởng nhớ, người chết cũng được an ủi phần nào”.

Vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Thế Trị cũng đã làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô về việc tổ chức tìm kiếm, quy tập liệt sĩ và tạo điều kiện cho thân nhân được một lần vào chiến trường xưa thăm viếng và cũng như xây dựng khu tưởng niệm chung tại Chư tan Kra. Được biết, Bộ Tư lệnh Thủ đô đang soạn thảo văn bản chi tiết để trình Thành uỷ, UBND Tp. Hà Nội về vấn đề này.

V. Thường
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM