Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:15:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 343393 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #220 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 05:24:29 am »

Không rõ việc dẫn đường cho đoàn Z thực hiện thế nào nhỉ? Phi công họ phải học nói tiếng Việt? Hay có sỹ quan dẫn đường/phiên dịch TT ở SCH QC? Nghe thì đơn giản nhưng trong lúc quần nhau một mất một còn, không dễ nhanh chóng hiểu được mệnh lệnh bằng tiếng nước ngoài qua radio. Không rõ phi công TT có đủ thời gian học tiếng Việt tới mức thành thạo như thế không?

Khối Vác-sa-va thời trước trên lý thuyết là phi công tất cả các nước phải dùng thạo tiếng Nga để khi hữu dụng thì sẽ chuyển sang dẫn đường thống nhất. Tuy nhiên lần tập trận chung nào cũng tóe ra vấn đề phi công nhiều khi không hiểu mệnh lệnh mặt đất bằng tiếng Nga ngoài những tình huống đơn giản.

Hay là giao lưu bằng tiếng Trung nhỉ?  Undecided
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #221 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 07:49:28 pm »

Chắc là họ phải học tiếng Việt thôi chứ, tự xin sang đây mà lại còn đòi hỏi này nọ là cớ làm sao Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #222 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:07 pm »

Theo các tài liệu ta thì trong quý I/1967 MiG-21 của e921 không xuất kích, MiG-17 của e923 tổ chức đánh được 3 trận:

- Ngày 25/1/1967, bắn rơi 1 F-4. Mỹ không ghi nhận mất máy bay nào ở miền Bắc trong ngày này.

- Ngày 5/2/1967, bắn rơi 1 F-4. Mỹ cũng không ghi nhận.

Theo Clashes thì trong trận này bắt đầu xuất hiện chiến thuật mới của MiG-17:

Trong phần lớn tháng 2/1967 thời tiết xấu, không có tổn thất nào trong không chiến đối với cả 2 bên. MiG-21 không xuất hiện, có lẽ vì phần lớn số MiG-21 trong dự trữ của BVN đã bị bắn rơi trong mấy tháng gần đây, và từng biên đội 4 F-4 bắt đầu lượn qua các căn cứ MiG trong mỗi phi vụ không kích với hy vọng tóm được MiG cất cánh. Số EC-121D BiG Eye giờ chuyển sang Ubon, căn cứ của không đoàn 8 bay phần lớn số phi vụ MiGCAP trên bầu trời BVN (ngay sau khi tới Ubon, Big Eye đổi tên thành College Eye). Trong khi chỉ huy căn cứ phàn nàn về những chiếc EC-121 to lớn và những đòi hỏi phục vụ của nó, các phi công F-4 của không đoàn 8 - luôn tìm kiếm lợi thế - bắt đầu nghiên cứu các khả năng của EC-121D và tỏ ra quan tâm tới việc tận dụng nó trong điều hành MiGCAP thay vì chỉ đơn thuần là cảnh báo MiG.
...
Ngày 5/2/1967, 4 F-4C bay MiGCAP bảo vệ F-105 cường kích vào đánh Hà Nội. Trời có sương mù ở mức trung bình và F-4 đang bay ở độ cao thấp, khoảng 3000ft. Khi đang trong 1 vòng lượn họ thấy 2 MiG-17 trước mặt; khi họ ngoặt để tấn công, F-4 bị tấn công từ phía sau bởi 2 chiếc MiG-17. Trận đánh chuyển thành quần vòng gấp ở độ cao thấp mà không bên nào chiếm được ưu thế. Mỗi lần F-4 kéo vào đuôi MiG, 1 chiếc MiG phía sau lại buộc nó phải từ bỏ. Khi MiG tiếp cận phía sau, F-4 sử dụng chiến thuật căn bản là kéo cao gấp mà MiG không thể theo được. Trong quá khứ MiG thường cố kéo cao theo, sau đó tụt xuống, cho phép F-4 bổ nhào vào sau đuôi và bắn tên lửa. Nhưng trong trận này, khi F-4 leo cao, MiG vẫn tiếp tục giữ độ cao. Các phi công MiG-17 đã hiểu hơn về cơ động; bằng việc không cố leo cao, họ đã phá vỡ chiến thuật hiệu quả nhất của F-4. Kết quả là hòa. Những chiếc F-4 thất vọng đã bắn 8 tên lửa (3 AIM-7 và 5 AIM-9) nhưng không quả nào tới gần mục tiêu.

BVN nhận ra rằng không chiến ở độ cao thấp làm giảm hiệu quả của cả 2 loại tên lửa, và phân tích xu hướng không chiến của MiG cho thấy độ cao không chiến ngày càng giảm, đặc biệt là với MiG-17. Từ thời điểm này, MiG-17 tìm cách thu hút F-4 vào những trận quần vòng tốc độ thấp, và tiếp tục trong năm 1967, tiêm kích Mỹ bắt đầu thấy MiG-17 chờ đợi trong đội hình vòng tròn, nhanh chóng được gọi là "bánh xe" ở độ cao thấp trên những hành lang thường dùng nhất của F-105 cường kích; từ đội hình này MiG-17 sẽ tấn công khi F-105 tiến vào hay rời khỏi khu vực. Bánh xe có tác dụng phòng ngự rất hiệu quả trước F-4 hộ tống; MiG-17 triển khai trên chu vi vòng tròn và nếu F-4 cố bay chậm lại để xâm nhập bánh xe, tiếp cận phía đuôi MiG để bắn tên lửa thì chiếc MiG phía sau sẽ tấn công. Nhiễu địa vật cản trở radar F-4 lock để bắn AIM-7, và độ cao thấp giảm phạm vi của AIM-9 ghê gớm (ở 10.000ft, AIM-9B có tầm bắn 6000ft và có thể bắn trong nón 40 độ sau mục tiêu, nhưng ở mực nước biển tầm bắn tối đa giảm xuống 4000ft và trong nón 30 độ). Hạn chế trong phạm vi bắn kết hợp với vòng ngoặt gấp của MiG và bức xạ nhiệt từ mặt đất khiến AIM-9B gần như vô dụng. Trong khi F-4 có thể liên tục tránh khi MiG-17 tấn công và phản kích bằng cách bổ nhào và kéo cao vào hay ra khỏi bánh xe thì hiếm khi họ có đủ thời gian cơ động để bắn tên lửa, và F-4 không có cannon để cận chiến. Một lần nữa, phi công F-4 than phiền vì thiếu pháo. Mặt khác MiG-17 có rất ít cơ hội bắn hạ F-4 trừ khi có 1 phát đạn may mắn hay thực hiện được 1 cuộc tấn công không bị quan sát, hoặc khi F-4 bay chậm lại và cố ngoặt bằng.

Nhưng trong khi MiG-17 không đe dọa được F-4, họ được an toàn tương đối trước F-4 trong bánh xe ở độ cao thấp và có thể đợi các phi đội không kích. Khi cường kích tới cự ly, MiG sẽ phá vỡ bánh xe và leo tới độ cao để uy hiếp những chiếc cường kích mang bom, cố gắng buộc họ phải thả bom sớm và không chiến. Máy bay Mỹ thường xuyên thấy 1 MiG-17 duy nhất trong khu vực bánh xe, và người ta đặt giả thuyết rằng đây là chiếc "chỉ huy". Họ tin rằng "chỉ huy" có nhiệm vụ thông báo cho các MiG khi bị tấn công hay thời điểm phá vỡ bánh xe và tấn công các phi đội không kích, và các phi công Mỹ bình luận rằng đội hình này cho phép BVN sử dụng và bảo vệ có hiệu quả số lớn phi công MiG-17 thiếu kinh nghiệm và 1 số ít dày dạn.


- Ngày 26/3/1967, bắn rơi 1 F-4, ta hy sinh 1 phi công.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #223 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:49 pm »

(Đây là trận đánh không nằm trong thống kê của ta)

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 10/3/1967, đại úy Max C. Brestel bay số 3 trong biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 có nhiệm vụ chế áp phòng không ở khu công nghiệp Thái Nguyên. Khi tiếp cận mục tiêu, có nhiều tín hiệu cảnh báo SAM và MiG được truyền đi. Không đoàn 388 đi trước đã có đụng độ MiG.

Khi biên đội kéo cao tới độ cao ném bom, Brestel thấy 2 MiG-21 đang tiếp cận số 1 do trung tá Phillip C. Cast lái từ hướng 4h. Lúc này số 3 ở vị trí 8h30 so với chiếc MiG đi đầu. Brestel lao tới MiG và lướt ngang qua đuôi. MiG ngừng tấn công, biên đội tiếp tục ném bom như kế hoạch.

Khi biên đội lên tới độ cao 3000-4000ft, Cast cho biết MiG ở hướng 2h. Brestel thấy 4 MiG-17 bay hàng dọc so le về phía bắc ở độ cao khoảng 1500ft. Phía sau có 1 biên đội 4 chiếc nữa.

Tất cả MiG bật tăng lực. Cast bắt đầu khai hỏa vào 2 MiG đầu tiên, 2 chiếc sau khai hỏa vào Cast. Brestel cảnh báo Cast và tiếp cận MiG số 4 ở cự ly 300-500ft, bắn 1 loạt khoảng 2,5s khi chiếc MiG vòng phải. Đạn trúng vào thân và cánh. MiG chuyển sang ngoặt trái. Brestel tiếp tục bắn thêm 1 loạt 2,5s, đạn trúng vào cánh trái, thân và buồng lái. MiG xoay tròn và đâm xuống đất.

Brestel tiếp tục tiếp cận MiG số 3 ở cự ly 300ft đang bắn vào Cast. Brestel bắn 1 loạt 2,5s vào MiG đang vòng phải, trúng vào thân và cánh. 1 lần nữa MiG ngoặt trái và Brestel tiếp tục bắn thêm 1 loạt 2,5s. MiG bay vọt qua phía trên buồng lái và biến mật.


Theo F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 62-4284 mật danh Kangaroo 3 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli. Brestel được KQ Mỹ chính thức công nhận bắn rơi 2 MiG-17, "double kill" đầu tiên của KQ Mỹ ở VN.


Phía ta không ghi nhận trận đánh nào của e921 và e923 trong ngày 10/3/1967. Tuy nhiên theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ thì ngày 10/3/1967, phi công Kim-Quang-Uc (KQ TT) hy sinh. Như vậy ít nhất 1 trong 2 MiG-17 mà KQ Mỹ claim có thể được công nhận.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #224 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:55:17 pm »

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 26/3/1967, đại tá Frederick Austin Crow, không đoàn trưởng không đoàn 355 dẫn đầu 1 biên đội F-105 không kích gần khu vực sân bay Hòa Lạc. Sau khi bổ nhào ném bom và lấy lại độ cao ở 4000ft, Crow thấy 1 MiG-17 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc. Crow ngoặt trái khoảng 150 độ bám theo chiếc MiG và quan sát thấy thêm 3 MiG-17 đang vòng lượn phía trên sân bay ở độ cao khoảng 3000ft, mỗi chiếc cách nhau 3000-5000ft. MiG được sơn bạc với ngôi sao màu đỏ (?). Crow tiếp cận chiếc MiG gần nhất, ngoặt vào trong và khai hỏa trúng cánh trái. MiG ngoặt gấp xuống dưới về bên trái, Crow kéo cao về bên phải và lần cuối cùng thấy MiG đang ở độ cao 500ft với mũi hướng xuống dưới.

Theo F4&F105 MiG Killers, F-105D 59-1772 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli.


Phía ta công nhận 1 MiG-17 của e923 bị bắn rơi, thiếu úy Vũ Huy Lượng (c2) hy sinh.

Cũng theo các tài liệu ta, trong trận này MiG-17 của e923 bắn rơi 1 F-4. Theo VN Air Losses ghi nhận thì F-4C 64-0849 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ bị SA-2 bắn rơi trên vùng trời Sơn Tây. Tổ lái gồm trung tá Frederick Austin Crow và trung úy Henry Pope Fowler nhảy dù và đều bị bắt làm tù binh. Đây chính là chiếc F-4C đã được sử dụng để bắn rơi phi công Mai Văn Cương trong trận 6/1/1967.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2010, 10:14:46 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Luc Van Tran
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #225 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 11:37:44 am »

Tôi có những điểm không tán thành với Trachvandung về lý giải tại sao phi công BVN có nhiều At hơn phi công Mỹ. Với tương quan lực lượng và kỹ thuật vượt trội như KQ Mỹ, tại sao họ không vặn cổ hết mấy chiếc Mic còm cõi của BVN đi. Mà còn để họ "lây ít địch nhiều, lây yếu thắng mạnh" và trở thành At một cách ngoạn mục như vậy. Để trở thành At thì tổng số lần xuất kích của 1 người (như Nguyễn Văn Cốc chẳng hạn) là bao nhiêu ? Và phi công Mỹ làm gì mà để họ xuất kch được ngần ấy lần mà không bị tiêu diệt.
Còn nói phi công Mỹ sau 100 lần xuất kích thì dược về thăm nhà. Vậy có bao nhiêu phi công Mỹ xâm nhập bầu trời BVN đã được về thăm nhà sau 100 lần xuất kich, 2 At của Mỹ có trong số này không, số còn lại có bị gia đình họ và chính phủ Mỹ chửi là đồ ngu, đồ vô tích sự vì đã xâm nhập cả trăm lần mà không trở thành At ? (cho dù là lái máy bay cường kích thì sau khi quăng bom vẫn trở thành máy bay tiêm kích được).
Thắng lợi của của Không quân BVN trên bầu trời là do họ (cả người "trên trời" và người "dưới đất" - dẫn đường, chỉ huy bay) có tri thức, dũng cảm và có trí thông minh hơn đối thủ. Tôi đồng ý với Trachvandung một điểm là do Mỹ không phá được các dàn rada và các sở chỉ huy bay của BVN ở dướt đất.
Yếu tố "sân nhà" cũng rất quan trọng. Nhưng họ (phi công BVN) chiến đấu "cho đến khi thắng lợi' dù có phải hy sinh, chứ không phải "cho đến khi hy sinh" như bạn nói. Vì nói như vậy có bao hàm yếu tố "liều mạng". Liều mạng thì làm sao thắng dược Mỹ. Người IRaq có yêu nước không ? có dũng cảm không ? có chứ. Từ năm 2003 đến nay họ cũng diệt được hơn 4000 lính Mỹ. Nhưng cách đánh của họ (liều chết, liều mạng) thì làm sao thắng Mỹ được.

Yếu
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #226 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 11:18:07 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 19 tháng 4 năm 1967, theo tình báo xa, trên hướng tây nam Hà Nội có nhiều tốp địch vào qua biên giới. 15 giờ 52 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài quyết định cho biên đội MIG-17: Võ Văn Măn-số 1, Hà Đình Bôn-số 2, Phan Văn Túc-số 3 và Nguyễn Bá Địch-số 4, đang cấp 1 tại Gia Lâm, cất cánh. Từ 15 giờ 56 phút đến 15 giờ 58 phút, dẫn đường hiện sóng Nguyễn Quang Sáng báo cáo sở chỉ huy Binh chủng đã bám sát được 2 tốp địch ở tây Mai Châu 15km, vào Suối Rút-Hòa Bình. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên tại sở chỉ huy Binh chủng dẫn MIG-17 vòng xuống phía nam Hà Nội, qua Văn Điển. Thanh Oai, rồi nam núi Đồi Bù (833, đông nam Lương Sơn 11km). 16 giờ 07 phút, xuất hiện thêm các tốp địch ở phía tây-tây bắc Hòa Bình 35km, sở chỉ huy Binh chủng cho ngay đôi bay MiGi7: Lê Quang Trung-số 1 và Nguyễn Văn Thọ-số 2 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lên khu vực Sơn Tây-Thanh Sơn để thu hút địch. Biên đội đánh chính được dẫn vào khu chiến ở đông bắc Hòa Bình 10km. Với góc vào 90 độ, số 1 phát hiện 6 F-105, 10km và chỉ huy biên đội vào đánh. Chúng quẳng bom, đối phó với ta. Hai bên quần nhau 10 phút ở độ cao thấp. Số 2 và 3 đều có cơ hội nổ súng. Phi công Nguyễn Bá Địch bắn rơi 1 F-105. Đây là trận có thời gian không chiến dài nhất từ trước tới nay. Khi thoát ly, biên dội đánh chính phân thành 3 tốp và tự bay về ở độ cao rất thấp.

Gần 17 giờ, trên mạng B1 lại xuất hiện địch vào, ta cho các phân đội MIG-17 trực chiến tại Gia Lâm và Hòa Lạc lần lượt vào cấp 1. 17 giờ 01 phút, biên đội đánh chính: Lưu Huy Chao-số 1, Lê Hải (Lê Văn Hải)-số 2, Nguyễn Văn Bảy-số 3 và Hoàng Văn Kỷ-số 4 xuất kích từ sân bay Gia Lâm. 17 giờ 03 phút, ra-đa dẫn đường phát hiện ở tây-tây bắc Quan Hóa 40km có 1 tốp độ cao 3.500m. Chúng bay đến Tân Lạc thì đổi hướng đông-đông nam và giảm độ cao xuống 2.500m. Có khả năng địch đánh Phủ Lý, biên đội đánh chính giữ hướng bay 200 độ, tốc độ 750km/h, độ cao từ 500 lên 1.500m, bay vào khu chiến ở đông bắc Vụ Bản 15km . 17 giờ 09 phút, sau khi dẫn đường cho vòng phải gấp, cắt vào bên trái đội hình địch với góc 90 độ, biên đội phát hiện ngay 4 chiếc F-105. Địch bị bất ngờ phải vứt bom quay ra. Ta bám theo công kích, nhưng lại để mất mục tiêu. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài lệnh cho vòng tại chỗ, lên độ cao để nhử địch. 17 giờ 10 phút, ra-đa dẫn đường đột nhiên phát hiện 1 tốp địch ở đông nam Hòa Bình 20km, nhưng bay ra phía tây Vụ Bản. 17 giờ 11 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội: Lê Quang Trung-số 1, Nguyễn Văn Thọ-số 2, Nguyễn Xuân Dung-số 3 và Dương Trung Tân-số 4 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc, vào khu vực Hòa Bình để sẵn sàng yểm hộ cho biên đội Chao-Hải-Bảy-Kỷ.

Với phán đoán địch sẽ còn vào khu vực tây Vụ Bản ở độ cao thấp, nên thủ trưởng Phùng Thế Tài quyết định cho cả 2 biên đội MIG-17 vào đánh. 17 giờ 18 phút, dẫn đường cho biên đội Chao-Hải-Bảy-Kỷ, đang vòng ở chỗ nhử địch, ra hướng 250 độ, đồng thời cho biên đội Trung- Thọ-Dung-Tân ở Hòa Bình, từ yểm hộ chuyển sang đánh chính, vòng trái gấp, hướng bay 210 độ. 17 giờ 20 phút, xuất hiện 1 tốp địch ở đông Cẩm Thủy 15km độ cao 1.500m, 17 giờ 21 phút, thêm 1 tốp ở tây Suối Rút 27km độ cao 2.000m, chúng đều hướng vào phía tây Vụ Bản. Ta lập tức cho biên đội Chao-Hải-Bảy-Kỷ quay lại đánh tốp ở đông Cẩm Thủy, nhưng địch lên đến Đường 12, lại vòng phải xuống Nho Quan, nên ta buộc phải cho thoát ly về Gia Lâm.

17 giờ 21 phút, biên đội Trung-Thọ-Dung-Tân, đến tây Tân Lạc 10km, vòng trái, hướng bay 140 độ và 2 phút sau, vào khu vực tây Vụ Bản 15km, nhưng không thấy địch. Với ý định quay lại đánh tốp ở tây Suối Rút, dẫn đường cho biên đội vòng phải 180 độ. Sau khi ta cải bằng, bay được 1 phút, sở chỉ huy Binh chủng phát hiện 1 tốp mới, tốc độ nhỏ ở bắc Vụ Bản 5km, bay sang tây Vụ Bản và tốp ở trong Cẩm Thủy từ Nho Quan cũng vòng lên tây Vụ Bản; dẫn đường lập tức cho biên đội Trung-Thọ-Dung-Tân vòng phải gấp, hướng bay 250 độ, vào tiếp địch với góc 140 độ và thông báo vị trí cả 2 tốp mục tiêu. Số 1 phát hiện F-105 và AD-6, cự ly 7km, lập tức lệnh cho số 3 phân thành 2 đôi. Số 1 yểm hộ cho số 2 và số 3 yểm hộ cho số 4. Biên đội hoàn toàn kiểm soát được tình hình, không chiến chủ động trong 3 phút 30 giây, phi công Nguyễn Văn Thọ bắn rơi 1 AD-6, phi công Dương Trung Tân bắn rơi 1 F-105 và 1 AD-6. Anh đã ghi tên mình vào danh sách phi công Không quân nhân dân Việt Nam trong 1 trận bắn rơi 2 máy bay địch.

Đây là các trận đã thể hiện rất đậm nét cách đánh phong phú và cách vận dụng linh hoạt chiến thuật đánh địch của MiG-17. Biên đội Lê Quang Trung-Nguyễn Văn Thọ-Nguyễn Xuân Dung-DSương Trung Tân trở thành một trong những biên đội MIG-17 đánh đạt hiệu quả cao nhất của không quân ta. Các kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Nguyễn Văn Chuyên tại sở chỉ huy, Nguyễn Quang Sáng trên hiện sóng và Trung đoàn 923: Đỗ Cát Lâm, Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy, Trần Xuân Dung trên hiện sóng đã nỗ lực hết mình, dẫn đánh đúng ý định của người chỉ huy và còn kịp thời xử lý dẫn số 3 bị lạc đường về Gia Lâm hạ cánh an toàn.


Theo LS e923:

Ngày 19 tháng 4 năm 1967, Trung đoàn 923 tổ chức đánh hai trận. Vào lúc 16 giờ 15 phút, biên đội Mẫn – Bôn – Túc - Địch cất cánh từ sân bay Gia Lâm đã bắn rơi 1 chiếc F-105 trên vùng trời Hoà Bình và về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Hơn một giờ sau, vào hồi 1 7 giờ 30 phút, bọn địch lại kẻo vào, biên đội Trung - Túc - Dung - Tân đang trực ở sân bay Hoà Lạc được lệnh cất cánh. Sau 3 phút 30 giây, quần nhau với địch, biên đội đã bắn rơi một chiếc F-105 và 2 chiếc AD-6 của địch trên vùng trời khu vực Mai Châu (tỉnh Hoà Bình). Trong trận này, số 4 Dương Trung Tân đã bắn rơi 2 chiếc và số 2 Phan Văn Túc bắn rơi một chiếc máy bay của địch.


Như vậy ta claim 2 F-105, 2 A-1. VN Air Losses ghi nhận trong ngày 19/4/1967 Mỹ chỉ mất 2 máy bay và đều do MiG:
- F-105F 63-8341 do thiếu tá Thomas M. Madison và thiếu tá Thomas J. Sterling lái thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli. Cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh.
- A-1E 52-133905 do thiếu tá John S. Hamilton lái thuộc phi đoàn 602, không đoàn 56 KQ Mỹ ở căn cứ Udorn. Phi công chết.


« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 09:17:36 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #227 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 11:18:32 pm »

Theo Clashes:

Ngày 18/4 trời bắt đầu trở nên trong, và trận chiến trong phần còn lại của tháng trở thành 1 trong những giai đoạn quyết liệt nhất của Rolling Thunder. Báo cáo của Mỹ cho biết các phi công MiG "quyết liệt và thành thạo hơn", rằng "chiến thuật MiG đã có sự phát triển đáng kể trong những tháng gần đây", và trong tháng 4 và 5/1967 MiG không ngừng tấn công các phi đội Mỹ tiến vào và rời khỏi mục tiêu. Những "ngày của SAM" và "ngày của MiG" đã chấm dứt; BVN bắt đầu triển khai SAM và MiG gần như đồng thời. BVN có vẻ cũng tìm cách bảo vệ những chiếc MiG-17 bay thấp bằng cách đặt ngòi cho đạn cao xạ nổ ở 12000ft và cao hơn, trong khi MiG-17 ở dưới độ cao đó. Sự kết hợp của SAM và cao xạ ở trên 12000ft lấy đi chiến thuật tấn công bánh xe MiG-17 hiệu quả nhất của F-4; giờ, khi họ tấn công bánh xe từ phía trên hoặc leo cao sau khi tấn công, họ bị đe dọa bởi cao xạ và SAM.

Chiến thuật của phía Mỹ cũng thay đổi. Vào đầu tháng 4, để tăng lượng bom ném xuống BVN, thêm nhiều F-4 được sử dụng làm cường kích. Sự kết hợp giữa F-4 càn quét (có lẽ ý nói nhằm vào hệ thống PK?) và sử dụng F-4 làm cường kích đồng nghĩa với việc thường xuyên không có đủ F-4 cho MiGCAP, do vậy để bảo vệ khỏi MiG những biên đội F-105 đầu tiên rời mục tiêu trở thành biên đội MiGCAP để yểm trợ phần còn lại. Với bom đã ném và mang them AIM-9, những chiếc F-105 này hữu ích khi chống lại MiG-17, chiến thuật này có hiệu quả trong suốt tháng 5.

Ngày 19/4, 1 loạt trận không chiến ác liệt diễn ra cho đến cuối tháng. 6 F-105 và 1 A-1 bị bắn rơi, trong khi tiêm kích Mỹ hạ 9 MiG-17 và 1 MiG-21.

Trong 4 ngày trời đẹp đầu tiên, MiG-17 cố gắng hoạt động, trong khi MiG-21 hiếm khi thấy mặt. Ngày 19/4, 1 lực lượng lớn tấn công doanh trại Xuân Mai và trường cán bộ CM cách HN khoảng 12 dặm về phía tây-tây nam. Như thường lệ, F-105F Iron Hand có mặt đầu tiên để cố gắng hạ những dàn SAM trong khu vực. Kingfish là biên đội Iron Hand đầu tiên có mặt và bị MiG-17 tấn công ngay sau khi tiến vào khu vực mục tiêu. MiG bắn hạ 1 F-105F - Kingfish 2 và mất 1 MiG-17 về tay Kingfish 1. Khi cường kích tiến vào đánh mục tiêu, 1 trận đánh giằng có diễn ra giữa F-105 MiGCAP và 1 lượng lớn MiG-17 trên không phận mục tiêu. Khi trận đánh diễn ra, Kingfish 1 thấy tổ lái 2 người của Kingfish 2 dưới đất và bắt đầu lượn vòng phía trên họ; có vẻ việc giải cứu là khả thi, vì vậy chiến dịch giải cứu bắt đầu.

Tomahawk, 1 biên đội F-105 không kích xong và đang hướng tới tiếp dầu khi được tin Kingfish 2 bị hạ. Khi tới chỗ máy bay tiếp dầu Tomahawk 1 tình nguyện quay trở lại để yểm trợ cuộc giải cứu, viên chỉ huy giải cứu do dự vì Tomahawk không còn thùng dầu phụ (đã được thả bỏ khi đụng MiG) nên chỉ có thể ở lại 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên do không còn máy bay nào có thể quay lại nên biên đội Tomahawk nạp đầy nhiên liệu và trở lại. Tomahawk 1 cho bay về ở độ cao lớn nhằm tiết kiệm dầu vì "rõ ràng đây là ngày của MiG".

Khi lực lượng giải cứu tiến vào để cứu tổ bay Kingfish 2, MiG-17 xuất hiện ngăn chặn và 1 trận đánh nổ ra. Nhóm giải cứu được dẫn đầu bởi Sandy, máy bay cánh quạt A-1. Thông thường Sandy giữ hành trình bay gần với thời gian không kích để có thể hỗ trợ bất cứ nỗ lực giải cứu nào. Ngay khi có tổ lái bị hạ, nhiệm vụ của A-1 là bay tới đó, xác định tính khả thi của nhiệm vụ dựa trên vị trí tổ bay và hệ thống phòng thủ củ đối phương, sau đó đảm nhiệm chỉ huy giải cứu. Trong quá trình Sandy sẽ hướng dẫn trực thăng giải cứu, Jolly Green Giant hay Jollie tới chỗ phi công và hướng dẫn bất cứ biên đội tiêm kích nào trong khu vực tấn công đối phương, Sandy cũng tấn công bằng vũ khí của bản thân. Không cần phải nói rằng bay những chiếc phi cơ chậm, thấp như A-1 hay trực thăng vào Vùng V hay VI là nguy hiểm và khó khăn thế nào. Nó còn tăng lên do người BVN nghe liên lạc vô tuyến của Mỹ, họ biết khi có máy bay bị hạ và nỗ lực giải cứu được tiến hành. Quân Mỹ chỉ tổ chức giải cứu ngoài phạm vi những khu vực phòng thủ mạnh, do vậy cách duy nhất BVN có thể can thiệp là dùng MiG, nhưng họ làm như vậy thường xuyên và hiệu quả trong suốt chiến tranh.

Vào ngày 19/4, 2 chiếc A-1 - Sandy 1 và 2 thuộc nhóm giải cứu được thông báo Kingfish 2 bị hạ. Họ hướng tới 1 điểm cách HN 32 dặm về phía tây nam, gặp Kingfish 1 và bắt đầu tìm kiếm tổ bay Kingfish 2. Sandy 2 thấy chiếc F-105 đang cháy và phát hiện vị trí tổ bay. A-1 bắt đầu vòng lượn ở 1000ft thì Sandy 2 thấy 4 MiG-17 phía sau và trên cao 1 chút. MiG bay thành 2 cặp, mỗi cặp tấn công 1 A-1. MiG bắt đầu khai hỏa ngay sau khi Sandy 2 thấy họ. Sandy 2 cảnh báo Sandy 1 và ngoặt phải. MiG bắn trượt Sandy 2 nhưng khi cơ động Sandy 2 thấy Sandy 1 trúng đạn cannon và xoay gấp về bên trái với mảnh vỡ văng ra từ cánh trái, sau đó đâm vào núi mà không thấy có dù hay tín hiệu gì.

Kingfish 1 cũng bị MiG tấn công và cảnh báo cho biên đội Tomahawk. Khi biên đội Tomahawk còn cách khu vực 20 dặm về phía tây, Kingfish 1 gọi cho biết anh ta hết dầu và đang tới chỗ máy bay tiếp dầu. Sandy 2 liên lạc với Tomahawk, cho biết MiG đã bắn hạ Sandy 1 và ít nhất 4 MiG đang tấn công anh ta. F-105  khuyên Sandy 2 giữ độ cao thấp trong khi họ tiếp cận theo tín hiệu điện đài, hạ độ cao xuống 5000ft và tăng tốc lên 700 knots.

MiG-17 đã bao vây Sandy 2 và đã tiến hành ít nhất 5 lần công kích trước khi F-105 tới nơi. Sandy 2 thấy 4 chiếc F-105 với 1 MiG-17 phía sau. Sandy 2 cảnh báo, biên đội Tomahawk ngoặt phải và đụng 1 tốp MiG phía trước. Để thu hút MiG khỏi chiếc A-1, Tomahawk 1 dẫn cả biên đội lao thẳng vào trung tâm biên đội MiG, MiG liền tản ra. 1 chiếc hồi phục và vòng trở lại phía sau Sandy 2, nhưng Tomahawk 3 và 4 bám theo chiếc MiG này và lập tức sa vào dây chuyền ở độ cao thấp: MiG-17, Tomahawk 3, MiG-17, Tomahawk 4 và thêm 2 MiG-17. Trận đánh diễn ra ở tốc độ dưới 300 knots, lý tưởng cho MiG và rất nguy hiểm cho F-105.

Tomahawk 3 bắn trúng chiếc MiG phía trước bằng cannon vào cánh trái và thân ngay sau buồng lái, nhưng ngay lúc đó Tomahawk 4 cảnh báo MiG đang khai hỏa vào anh ta. Tomahawk 3 ngoặt phải và bổ nhào vào trong mây. Chiếc MiG phía sau tiếp tục bắn. Khi Tomahawk 3 bay ra MiG đã biến mất.

Trong khi đó Tomahawk 1 quay trở lại trận đánh chính và lập tức thấy dây chuyền giữa Tomahawk 3 và 4 với 4 MiG-17. Khi tiếp cận Tomahawk 1 thấy Tomahawk 4 khai hỏa vào chiếc MiG đã tấn công Tomahawk 3 từ cự ly khoảng 200ft nhưng không trúng. 1 chiếc MiG kéo vào phía sau Tomahawk 4 và bắn. Tomahawk 1 tiếp cận và dễ dàng lách vào phía sau chiếc MiG này. Tomahawk 1 áp sát khoảng 1000ft và bắt đầu khai hỏa, ngay lập tức bắn trúng phần thân phía sau buồng lái. Khi Tomahawk 1 vào tới 100ft, chiếc MiG bắt đầu xoay 1 cách chậm chạp. Tomahawk 1 kéo cao gấp và bay sượt qua khi chiếc MiG phát nổ.

Trận đánh lúc này diễn ra ở độ cao giữa 3000ft và trên ngọn cây, F-105 cố gắng ngăn MiG tấn công Sandy 2 trong khi chiếc A-1 này cơ động giữa những ngọn núi đá trong thung lũng. Lúc này MiG đang giao chiến quyết liệt với F-105 và Sandy 2 tăng tốc tối đa 160 knots vượt qua chỗ thung lũng phẳng. Sandy 2 nấp vào phía dưới 1 đám mây ở độ cao khoảng 300ft và trốn thoát, biên đội F-105 sau đó cũng ngừng chiến đấu và quay về căn cứ.



Theo Aces&Aerial Victories, trong ngày 19/4/1967, 3 biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 KQ Mỹ bắn rơi 4 MiG-17 trong các trận không chiến xung quanh khu vực doanh trại Xuân Mai. Nhiều biên đội khác cũng đụng MiG nhưng không bắn hạ được.

- Biên đội Kingfish gồm 4 F-105F Wild Weasel làm nhiệm vụ tấn công các trận địa SAM. Khi đang chuẩn bị bắn tên lửa Shrike thì Kingfish bị 8-10 MiG-17 tấn công. Biên đội chia làm 2: số 3 và 4 không chiến với MiG trong khi số 1 và 2 tiếp tục đánh trận địa SAM. Sau khi bắn tên lửa, số 1 và số 2 bay về hướng tây, nhưng tổ bay số 2 phải nhảy dù. Trong khi số 1 đang bay vòng phía trên tổ bay nhảy dù thì quan sát thấy 1 MiG-17 ở hướng 9h, độ cao 2500ft đang bay về hướng đông. Số 1 cơ động vào vị trí 6h với chiếc MiG, khai hỏa khoảng 300 viên cannon 20mm từ cự ly 1500-2000ft nhưng không trúng. Số 1 tiếp tục bắn thêm 1 loạt 300 viên 20mm nữa, sau đó kéo cao để tránh va chạm. MiG xoay tròn và lao xuống, cánh trái bị thủng nhiều chỗ, sau đó đâm xuống 1 ruộng lúa. Số 1 rời khu vực, nhưng sau đó trở lại sau khi được tiếp dầu để hỗ trợ tìm cứu tổ bay số 2. Số 1 tấn công và bắn trúng 1 MiG khác vài phát cho đến khi bị 1 chiếc MiG khác tấn công. Mặc dù có khả năng cao là số 1 đã hạ được chiếc MiG thứ 2, nhưng thành tích này không được công nhận.

- 1 biên đội F-105 khác vào đánh doanh trại Xuân Mai ngay sau biên đội Kingfish và nhanh chóng bị 11 MiG-17 tấn công. Số 1 phóng 1 quả AIM-9B vào 1 chiếc MiG nhưng trượt, sau đó khai hỏa cannon 20mm vào chiếc MiG thứ 2 nhưng vẫn không thành công. Đến lần thứ 3 số 1 bắn trúng nhiều phát cannon vào phần thân ngay phía sau buồng lái. MiG ngoặt phải gấp và hạ độ cao, kéo theo 1 vệt khói. Trong khi đó số 3 của biên đội không chiến với 1 MiG-17 khác, bắn khoảng 300 viên cannon 20mm và quan sát thấy nhiều phát trúng vào khu vực buồng lái. MiG tìm cách ngoặt vào vị trí 6h của số 3. Số 3 bật tăng lực leo cao. Khi quan sát, số 3 thấy MiG ở cách đó khoảng 2 dặm, đang leo cao 40 độ với 1 vệt khói trắng ở đuôi. Sau đó MiG chậm chạp đảo sang trái và hạ độ cao.

- Biên đội Panda (Tomahawk theo Clashes - chiangshan) giao chiến 2 trận với MiG trên vùng trời Xuân Mai. Trong trận đánh đầu tiên, số 1 và số 2 đều bắn trúng MiG nhưng có vẻ không gây ra hư hỏng nặng cho chiếc nào. Số 1 dẫn biên đội lao thẳng vào đội hình MiG rồi ngoặt phải, kéo vào phía sau chiếc MiG đi đầu và bắn AIM-9B nhưng không trúng. Sau đó số 1 tiếp cận phía sau chiếc MiG đang tấn công số 3, khai hỏa cannon từ cự ly 800-1000ft cho đến 50ft và quan sát thấy 50-75 phát bắn trúng phần thân trên ngay sau buồng lái. Sau đó số 1 thấy chiếc MiG bốc cháy nằm trên mặt đất.



Theo USAF F-4 & F-105 MiG Killers:
- F-105F 63-8301 mật danh Kingfish 1 do thiếu tá Leo K. Thorsness và đại úy Harold E. Johnson lái, thuộc phi đoàn 357.
- F-105D 62-4364 mật danh Panda 1 do đại úy William E. Eskew lái, thuộc phi đoàn 354.
- F-105D 58-1168 mật danh Nitro 1 do thiếu tá Jack W. Hunt lái, thuộc phi đoàn 354.
- F-105D 62-4384 (?) mật danh Nitro 3 do thiếu tá Frederick G. Tolman lái, thuộc phi đoàn 354.



Kingfish 1



Panda 1



Nitro 3


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-105 và 2 A-1. Mỹ công nhận 1 F-105F, 1 A-1E.
- Mỹ claim 4 MiG-17, ta không công nhận chiếc nào. Trong danh sách các liệt sĩ KQ cũng không có phi công hy sinh ngày 19/4/1967. Không rõ thông tin về đoàn Z, trong danh sách liệt sĩ người TT có phi công Kim-Ươn-Hoan hy sinh ngày 10/4/1967. Có thể nhầm từ ngày 19/4 vì ngày 10/4 cả 2 bên đều không ghi nhận có không chiến.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #228 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 09:55:48 am »

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 23/4/1967, biên đội Chicago gồm 3 F-4C từ không đoàn 366 làm nhiệm vụ cường kích quan sát thấy 1 biên đội 2 MiG-21 đang hướng tới đội hình không kích. Chicago thả bom và thùng dầu phụ để nghênh chiến. MiG bay theo đội hình so le nối đuôi nhau  và đang vòng trái hướng lên cao theo hướng tây. Chicago không thể ngoặt đủ gấp để thu hẹp góc với mục tiêu nên vòng lại để nhập với các biên đội khác.

Biên đội Chicago ngay lập tức thấy 2 MiG-21 theo đội hình so le bay ngang qua bên cánh phải. MiG đang vòng phải hướng lên cao với lực đẩy tối đa. Chicago 1 ngoặt phải nhằm tấn công chiếc MiG đi đầu. Tên lửa bắn đi từ Chicago 1 lái theo chiếc MiG cho đến khi cả 2 biến mất vào trong mây.

Chicago 3 tăng tốc để tấn công chiếc MiG thứ 2. Chicago 3 khóa được mục tiêu bằng boresight radar và sau đó là toàn hệ thống. Chicago 3 bắn 1 quả tên lửa đi hơi về bên phải chiếc MiG nhưng sau đó được lái trở về mục tiêu và đâm vào phần đuôi bên phải. 1 vụ nổ lớn xảy ra và lửa cùng dầu bắt đầu tràn ra từ chiếc MiG. Không thấy phi công nhảy dù trước khi chiếc MiG đâm xuống đất. MiG bị bắn trúng ở độ cao 32000ft, khoảng 16 dặm đông bắc Thái Nguyên.


Theo tài liệu Mỹ, F-4C 64-0776 mật danh Chicago 3 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 KQ Mỹ do thiếu tá Robert D. Anderson và đại úy Fred D. Kjer lái bắn hạ 1 MiG-21 bằng tên lửa AIM-7E.





F-4C 64-0776 và tổ bay Chicago 3.


LS e921 công nhận ngày 23/4/1967 ta không bắn rơi được địch, bị địch bắn rơi 1 MiG-21, phi công nhảy dù được.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #229 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:55:53 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 24 tháng 4 năm 1967, các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên và Trung đoàn 923 Lê Oánh và Đào Công Xưởng tổ chức cho MiG-17 đánh 2 trận. Buổi sáng, biên đội: Mai Đức Toại-số 1, Lê Hải-số 2, Lưu Huy Chao-số 3 và Hoàng Văn Kỷ-số 4 cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đánh tại Phả Lại ở độ cao thấp. Trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên cho vào tiếp địch với góc 60 độ. Số 2 phát hiện F-105, 6km và báo cáo số 1. Phi công Mai Đức Toại cắt vào, bắn rơi 1 F-105, rồi cả biên đội chỉnh tề về Gia Lâm hạ cánh. Buổi chiều, biên đội: Võ Văn Mẫn, Nguyễn Bá Địch, Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Thế Hôn xuất kích từ sân bay Kiến An, vào khu chiến tại Sơn Động cũng đánh ở độ cao thấp, đạt hiệu quả cao.

...
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 1967, địch từ Cửa Ông, qua phía bắc núi Am Vạp (đỉnh 1094 của dãy Yên Tử), hướng vào Sơn Động. Tại Kiến An, MIG-17 được nguy trang kín đáo và luôn sẵn sàng xuất kích. Biên đội: Võ Văn Mẫn-số 1, Nguyên Bá Địch-số 2, Nguyễn Văn Bảy-số 3 và Nguyễn Thế Hôn-số 4 thực hiện chuyển cấp, mở máy, lăn ra từ vị trí sơ tán bí mật rất nhịp nhàng, khớp với ý định đánh địch của sở chỉ huy Binh chủng. Sau khi cất cánh, trực ban dẫn đường Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên cho MiG-17 bay thấp qua Đông Triều và vòng vào chặn địch ở phía tây Sơn Động. Với góc vào tiếp địch 25 độ, số 1 phát hiện F-4, 5km và chỉ huy các số vào công kích. Ta đánh rất bất ngờ, Nguyễn Bá Địch và Nguyễn Văn Bảy, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Biên đội phân thành hai tốp quay lại Kiến An hạ cánh.


Theo LS e923:

Cả ngày 24 tháng 4, máy bay của hải quân địch không vào đánh phá Hải Phòng như ta dự kiến. Vào lúc 16 giờ 30 phút, nhiều tốp F-4, F-105 của địch từ Thái Lan bay sang, đánh phá khu vực Đông Triều, Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên, Tư lệnh Không quân đang trực ở sở chỉ huy Bộ tư lệnh quyết định cho biên đội trực chiến ở sân bay Kiến An cất cánh đánh địch. Trung đoàn phó Lê Oánh, chỉ huy ở khu vực sân bay Kiến An lệnh cho biên đội Võ Văn Mẫn, Nguyễn Bá Địch, Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Thế Hôn cất cánh. Biên đội được dẫn bay vòng đến khu vực Sơn Động, Hà Bắc thì gặp địch. Sau 4 phút chiến đấu, số 2 Nguyễn Bá Địch và số 3 Nguyễn Văn Bảy đã bắn rơi 2 chiếc F-4 của địch. Biên đội được lệnh trở về và hạ cánh an toàn xuống sân bay Kiến An.

Theo PCTK:

Sáng sớm ngày 24 tháng 4 năm 1967, biên đội Toại, Hải, Chao Kỉ trực cấp 1 ở sân bay Gia Lâm. Đến 8 giờ mà trời còn mù rất nặng, đặc biệt tầm nhìn hạn chế ở độ cao 2.000m trở xuống. 9 giờ, biên đội được lệnh chỉ huy sở Trung đoàn cho vào cấp 1. Phi công ngồi sẵn trong buồng lái, vô tuyến điện sẵn sàng đợi lệnh mở máy, cất cánh. 9 giờ 15 phút, có lệnh chỉ huy sở được phép mở máy và biên đội được quầy chủ động lăn ra cất cánh gấp. Sau 3 phút, biên đội 4 chiếc, từng đôi cất cánh, đôi nọ cách đôi kia 1.500m. Gió nhẹ, biên đội vòng về hướng Xuân Mai - Hòa Bình theo sự chỉ dẫn của dẫn đuờng sở chỉ huy. Các máy bay tiêm kích của ta bay đội hình bàn tay xòe, vừa lấy độ cao, chưa ra khỏi lớp mù 2.000m, tốc độ 700km/giờ. Trong biên đội xuất kích, thường chỉ bố trí một lái mới đi ở vị trí số 2. Thực hiện phương châm đánh chắc, 3 lái cũ, kèm 1 lái mới vào trận đầu. Tôi bán sát số 1 ở cự li 200m, góc nhìn 450 như quy định. Biên đội tiếp tục lấy độ cao. Chỉ huy sở định cho đánh vào tốp 3.500m, đang ở phía Hòa Bình.

Bất ngờ, số 4, anh Kỉ báo cáo gấp với biên đội trưởng: “địch bên trái, phía dưới, rất đông”. Theo quy định, trong tình huống khẩn cấp, biên đội trưởng là người chỉ huy trên không, có quyền thay đổi ý định chiến đấu, khi thấy cần. Anh Toại ra lệnh: “Vứt thùng dầu phụ, tôi và số 2 đánh chặn tốp đầu, số 3, số 4 đánh tốp sau. Chú ý khéo va núi”. Chúng tôi vòng gấp xuống, giảm độ cao, lao thẳng vào tốp dẫn đầu đông nhất. Bọn địch phát hiện Míc-17 ở cự li cũng rất gần vì trời mù. Đội hình địch hơn 20 chiếc F-105, bay rất thấp, độ cao 200-500m, dọc sông Đáy một bên là vách núi đá vôi sừng sũng. Lợi dụng địa hình che khuất, bọn F-105 bay thấp, định tấn công vào Hà Nội., bất ngờ gặp biên đội chúng tôi, như những mãnh hổ lao vào chúng. Bọn cường kích F-105 liền vứt bom, tháo lui. Đội hình chúng ùn lại, ta và địch quần nhau trong một thung lũng. Tôi bám theo số 1, đang bám đuổi một tốp F-105 xuống độ cao khoảng 100m. Có những chiếc F-105  to như cái thuyền, bay chéo qua buồng lái của máy bay tôi. Tôi còn nhìn được thằng F-105 đội mũ bay trắng, chui duới bụng máy bay. Tôi báo với số 1: Có hai thằng F-105 đang bám sau, chú ý cơ động.

Tôi ngoặt gấp, tránh được bọn chúng bám ở phía sau, cự li cách địch hơn một ngàn mét. Phía trước bên trái, ở cự li độ cao 2000m, có 2 chiếc F-105 đang lách núi, tăng lực, tốc độ máy bay cảu tôi còn khoảng hơn 800km/giờ ở độ cao 200m. Trong thung lũng, nhiều chiếc F-105 bay ngang, bay dọc, thật là một cuộc hỗn chiến. Tôi đã nhìn rõ được màu xám của chiếc F-105 bay phía sau.

Cự li còn hơi xa, nhưng tôi quyết định nổ súng. Tôi bắn một loạt dài, hết 5 giây. Toàn bộ số đạn trên máy bay của tôi đã tuôn hết vào chiếc số 2 của địch. Máy bay địch bốc khói, lảo đỏa. Tôi vội kéo máy bay vượt qua đỉnh núi. Tí nữa thì va vào núi. Trời mù, đánh ở độ cao thấp, máy bay địch lách núi, có đồng chí đã va vào núi sau khi bắn rơi địch. Sau 2 phút, địch tháo chạy khỏi khu vực chiến đấu, chỉ huy sở hạ lệnh rời khỏi khu vực tác chiến.

Lần đầu gặp địch, đuổi bắn địch chạy vào khu đồi núi điệp trùng, trời mù, la bàn trên máy bay chỉ không chuẩn vì máy bay trong đánh nhau đã cơ động quá mạnh. Tôi đánh vòng thật thấp, ở độ cao 50m, quanh một hòn núi nhỏ, để định hướng về. Trên đường về, vừa cơ động, vừa kiểm tra lại các số trong biên đội thấy còn thiếu số 2. Anh Chao đang bay phía sau, dầu liệu còn khá hơn được số 1 cử quay lại tìm tôi. Tôi vô cùng mừng rỡ khi thấy máy bay số 3 quay lại đón. Hai anh em bay về Gia Lâm hạ cánh sau đôi số 1 độ 5 đến 7 phút. Trong biên đội, lần này chỉ mình tôi nổ súng được.

Vừa tắt máy, bước xuống thang máy bay, tôi đã thấy câu khẩu hiệu trên bảng - chào mừng chiến thắng của biên đội. Đồng chí chính trị viên ôm tôi. Anh em thợ máy bắt tay chúc mừng. Biên đội Toại - Hải - Chao - Kỉ đã cản phá được một đợt máy bay Mĩ định ném bom vào Hà Hội. Ý nghĩa lớn nhất của trận đánh là ở điểm ấy. Tao ngộ chiến, toàn biên đội đều chủ động tấn công. Dù tao ngộ, nhưng ta không để rơi vào thế bị động. Biên đội trưởng đã có quyết định đúng khi hạ lệnh đánh vào tốp F-105 bay thấp mà ra đa không bắt được.

Lần đầu nổ súng trong thế trận đầy bất ngờ, những viên đạn vạch đuờng đã giúp tôi kịp thời sửa chữa lượng đón bắn máy bay địch trong không chiến. Ấn tượng đầu tiên này vô cùng quan trọng đối với tôi, là niềm tin trong không chiến sau này. Trong không chiến, thơi cơ đủ, các điều kiện xạ kích tốt, rất kiếm; vì vậy không nên quá cầu toàn.



Theo USN F-4 MiG Killers:

Sự gia tăng hoạt động cũng như sự quyết liệt của MiG khiến chính quyền Johnson phê chuẩn việc tấn công các căn cứ của KQNDVN, bao gồm cả Kép và Hòa Lạc.

...
Ngày 24/4/1967, TSB Kitty Hawk xuất kích nhiều máy bay nhằm vào mục tiêu Kép. Các F-4B thuộc phi đoàn 114 đảm nhiệm nhiệm vụ MiGCAP. 2 trong số đó do đại úy Charles Southwick cùng Ens James W. Liang (BuNo 153000/NH 210) và đại úy Denny Linsley cùng trung úy Gareth L. Anderson (BuNo 153037/NH 200).

...
Khi các máy bay cường kích đang ném bom, có cảnh báo cho biết MiG đang tiến tới thung lũng sông Hồng. NH 210 đang trên đường quay về tàu liền vòng lại và lập tức thấy nhiều MiG-17 đang tiến thẳng tới. MiG gầm rú lao qua và bắt đầu vòng lượn trên mặt phẳng ngang.

NH 210 quyết định không mắc bẫy đối phương mà thay vào đó kéo cao sau đó bổ nhào vào trong bánh xe MiG với tốc độ lớn. NH 210 thấy 1 MiG bên phải, sau đó là vụt thấy nó bên trái, để lộ phần thân dưới khi ngoặt. NH 210 xâm nhập bánh xe phía sau chiếc MiG. NH 210 bắn 1 quả AIM-9D trúng vào cánh phải, chiếc MiG bốc khói, phụt nhiên liệu và sau đó loạng choạng hướng xuống đất.

Cũng trong thời gian ấy NH 200 tham gia trận đánh. Khi bám theo mục tiêu, NH 200 thấy 1 MiG phía sau NH 210 có vẻ chuẩn bị bắn. NH 200 cảnh báo và NH 210 phản ứng lại, thực hiện 1 vòng xoắn trái barrel roll. Quả tên lửa của MiG sượt qua không gây nguy hiểm. NH 200 sau đó bắn tên lửa và phá hủy 1 MiG-17.





Như vậy ta claim bắn rơi 1 F-105, 2 F-4. Ta an toàn.

Mỹ claim bắn rơi 2 MiG-17. Theo VN Air Losses, trong ngày 24/4/1967 KQ và HQ Mỹ mất 1 F-4B, 1 F-4C, 1 A-6A, 1 F-8C, tất cả đều do bị cao xạ bắn rơi (trong đó có F-4B 153000 được ghi nhận là trúng đạn cao xạ dẫn đến hết dầu, tổ lái phải nhảy dù trên đường trở về TSB).

Trong danh sách các liệt sỹ TT có phi công Txa-Sun-He hy sinh ngày 24/4/1967, như vậy 1 trong 2 MiG-17 mà Mỹ claim có thể được công nhận.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 07:13:24 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM