Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:32:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung  (Đọc 27814 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 10:36:38 am »

nguồn sách được số hóa:

Tên sách: SỰ  THẬT  VỀ  NHỮNG  LẦN  XUẤT  QUÂN  CỦA  TRUNG  QUỐC
 VÀ   QUAN   HỆ   VIỆT - TRUNG
 

Nhà xuất bản Đà Nẵng

năm xuất bản: 1995

tác giả: Người viết

NGUYỄN HUY TOÀN
VŨ TANG BỔNG
NGUYÊN HUY THỤC
NGUYÊN VIẾT BÌNH
NGUYÊN MINH ĐỨC

 
người số hóa:Việt kiều cứu quốc quân
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2014, 09:50:52 pm gửi bởi macbupda » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 10:41:56 am »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xuất bản cuốn 9 lấn xuất quân lớn của Trung Quốc, trong đó, có nhiếu vấn đề  liên quan đến mối quan hệ Việt - Trung mà các tác giả  đã viết sai trái, đặc biệt là về  “chù quyền cùa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ouẩn đảo Hoàng Sa thuộc tinh Quảng Nam - Đà Nắng, từ lâu đời thuộc lãnh thổ Việt Nam, song đang bị Trung Quốc chiếm giữ. đế góp phẩn làm rõ những sự kiện lịch sử vả chủ quyền của đất nước ta, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành cuốn Sự thật về những lần xuất quân cùa Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung của nhiễu tác giá, với lòng mong muốn làm rõ sự thật và góp phẩn củng cố tình hữu  nghị truyến thống giữa hai nưóc Việt Nam và Trung Quốc.

Ngày 28 tháng 12 năm 1995
NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 10:50:29 am »

LÒI NÓI ĐẦU

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước liền núi, liền sông, đả tổn tại bên nhau, hàng ngàn năm lịch sứ. Hai dân tộc có nhiều nét tương dồng về  văn hóa, từ xa  xưa đả có mối bang giao và luôn luôn hiếu biết, quỹ trọng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Sư ra  đời của nướ c Việt Nam dân chủ  cộng hòa năm 1945 và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 đã tạo điều kiện cho môi quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới. đó là tình Hữu nghị 'vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chú tịch Hồ Chí Mình và Chủ tịch Mao Trạch Đông dàỵ công vun đắp. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng cùa nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc dã giúp đỡ to lớn và có hiệu quả.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước củng đã trải qua những bước thăng trầm.
Bước vào thập kỷ 90, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc thật sự vui mùng khi quan hệ hai nước đã vượt qua một khúc quanh, đã trở lại bình thường,
Đến tháng 11 năm 1991, tại Bác Kinh diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai bên ra Tuyên bô chung khẳng định: "Hai nước Việt Nam va Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, trên cơ sở năm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:00:36 am »

vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình". Hai bên đã ký Hiệp định tạm thời, khôi phục mọi hoạt động bình thương trên vùng biên giới. Lãnh đạo cấp cao hai nước, cũng thỏa thuận "khép lại quá khứ, mở ra tương lai" trong quan hệ Việt - Trung. Sau 14 năm cửa khẩu Hữu nghị đã được mở  trở  lại.
Tháng 12 nam 1992, Thủ tướng Lý Bằng, người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc đầu tiên sang tham Việt Nam sau 21 năm. Trong các cuộc hội đàm giữa hai Chinh phù đã nhất trí: Sớm giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ  bao gồm trên biển và trên bộ. Trước khi đàm phán giải quyết, hai bên không làm gì  phức tạp  thêm.
Nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc hy vọng sẽ cùng cố được tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc. Các nước trong khu vực đều tỏ ra hài lòng khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa.
Trong khi quan hệ hai nước đang được cùng cô và phát triển, điều đáng tiếc là từ nữm 1990 đến năm 1993, ở Trung Quốc đã cho xuất bản một sô cuốn sách( 1 ) do các tác giả Trung Quốc viết có liên quan đến quan hệ Việt Trung.

------------------------------
  - Vương Hiển Căn, Kháng Mỹ viện Việt thực lục, Nxb. Văn hóa Quốc tế  Bắc Kinh, 6-1990
-   Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Vân nghệ Tứ Xuyên, 2-1992.
-   Lý Kiện, Sự thật về sáu cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước Trung Hoa mới. Nxb. Phát thanh vả Truyền hình Trung Quốc, 1992
-   Trần Chi’ Vũ, Khai quốc độ nhất chiến. Nxb. Hoa Linh, Bác Kinh, 3-1993.
-   Mân Lực, 10 năm chiến tranh Trung - Việt, Nxb. Đại học Tứ Xuyên, 3-1993.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:05:49 am »

Những cuốn sách đó có phần viết về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam; về các sự kiện đã  diễn ra ở Hoàng Sa (1-1974); ở biên giới Việt - Trung (2-1979); ở  Trường Sa (3-1988) chứa đựng những nội dung trái với sự thật, không phù hợp với thỏa thuận giữa lãnh dạo cấp cao hai nước, làm tổn thương đến tinh hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Trong những sách mà Trung Quốc đã xuất bản, đặc biệt cuốn 9 lần xuất quân lớn của Trung Quổc có nhiều nội dung rất sai trái.
Với lòng mong mỏi làm rõ một số vấn để lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, những người viết cuốn sách Sự thật vê những lần xuãt quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, muốn thông qua việc trình bày khách quan, trung thực các sự kiện, nhằm góp một tiếng nói, một cách nhìn đúng đắn, khách quan trong quan hệ giữa hai nước, góp phần củng cố  và phát triển mối quan hệ  hữu nghị. Việt - Trung theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình, vừa hợp lòng dân, vừa thuận thời cuộc và có lợi cho cả hai dân tộc.

CÁC TÁC GIA


Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:23:54 am »

QUAN HỆ VIỆT - TRUNG TRONG CUỘC KIIÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

Hơn 40 năm qua, đã có hàng trăm cuốn sách của các nhà sư học, các chính khách, tướng lĩnh nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam. Tuy còn có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhưng các tác gia đều khâm phục Đảng. Chính phủ Việt Nam về khả năng tổ chức huy động sức mạnh của cả dân tộc cùng với sức mạnh của thời đại vào cuộc kháng chiến.

Trong cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Sa Lực - Mân Lực đã viết nhiều điểm trái với sự thật lịch sử. họ cho rằng, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc cử cố vấn quân sự sang giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là "Giao quyền chi huy của quân đội mình từ cấp Tổng bộ đến cấp tiểu đoàn cho cố vấn quân sự của phía Trung Quốc cử tới ” họ cho rằng, đoàn cố vấn 79 người và viện trợ
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:35:40 am »

Trung Quốc đã đóng vai trò "quyết định'' thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Họ viết rằng: vào giai đoạn chót của chiến dịch Biên giới (1950) khi đánh quân tiếp viện của Lơ Pa-giơ, nếu không có sự kiên quyết, dứt khoát của Trần Canh thì bộ dội Việt Nam đã bỏ cuộc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, họ nói việc thay đổi phương châm từ "đánh, nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắcc" là quyết định của đồng chí Vi Quốc Thanh; rằng: Việt Nam vì sợ Mỹ dọa sử dụng bom nguyên tử nên đã chủ trương "trước khi nước sông dâng cao, rút thật nhanh bộ đội ra khỏi Điện Biên Phủ" (2)
Vậy, sự thật là như thế nào?
Khi nghiên cứu, tìm hiểu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam mọi người đều biết rõ: Trong giai đoạn từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1950, trước khi nhận được viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu tromg vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và đã giành được những thắng lợi to lớn. Việt Nam đã xây dựng được lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân có thể đánh địch trên khắp các chiến trường Bắc-Trung-Nam, mở được những chiến dịch tương đối lớn, giải phóng được nhiều vùng đất đai với khoảng 10 triệu dân. Trong vùng địch tạm chiếm, chiến tranh du kích được đẩy mạnh và ngày càng phát triển. Có thể khẳng định, trước chiến

(2) Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Vân nghệ Tứ Xuyên, 2-1992 trang 210 , 231
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:44:19 am »

dịch Biên giới, Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, đánh bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp; công cuộc kháng chiến đang trên đà phát triển toàn diện và vững chắc. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công dương nhiên đã tạo thêm thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Cuộc kháng chiến cùa Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc lớn nhất từ sau đại chiến thế giới lần thử 2. Tiến hành kháng chiến, nhân dân Việt Nam không chi vì chủ quyền dân tộc thiêng liêng mà còn thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới, vì sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính vi vậy mà cuộc kháng chiến cua nhân dân Việt Nam sớm nhận được sự đồng tình, ủng hộ cua các nước xã hội chủ  nghĩa anh em. Của nhân dân Pháp, nhân dân các dân tộc thuộc địa và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới.
Tại Pháp, mặc dù bị chính quyền thực dân phản động bưng bít và khủng bố, nhân dân Pháp dã dần dần nhận rõ đây là cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và bẩn thỉu. Nhân dân Pháp đã sớm giương cao ngọn cờ hòa hình và hữu nghị đứng về phía Việt Nam, đấu tranh đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Chính tướng Các-păng-chi-ê ngay từ năm 1950 đã thú nhận một sự thật: "Cả ở Việt Nam và ở Pháp, hai dòng sông Hồng và sông Xen như dã hòa với nhau và tạo nên một sức mạnh, khiến cho Chính phủ  ơ Pa-ri đau đâu, khiến cho Bộ Tham mưu quân viễn chinh ở Sài Gòn nghẹt thở" (Trần trọng Trung -Lịch sử một cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu- t1 - NXB quân đội nhân dân  1979 - tr 228).

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:49:42 am »

Tại Đông Dương, từ năm 1945 đến 1954. hàng nghìn binh linh Pháp và những người lĩnh Lê Dương thuộc nhiều quốc tịch đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh, sát cánh cùng nhân dân Việt Nam chiến dấu chống lại cuộc chiên tranh xâm lược của thực dân Pháp. Theo Giắc Đoay-ông, trong cuốn sách Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh dựa trên thống kê của Bộ Quốc phòng Pháp thỉ từ năm 1945 đến 1954 dã có tới 208 người Pháp, .338 người Bắc Phi, 78 người Trung Phi, 1.373 người Đức, Nga, Tiệp, Thụy Si. Ảo, Ba Lan, Nhật Bản,... chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh ( 2). Nhiều người trong số họ đá lập những chiên công xuất sắc, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương sau là Đảng Lao động Việt Nam, trở thành sĩ quan của Quân dội nhân dân Việt Nam như đại tá Nguyễn Dân (tức E.Phrây) ngưcri gốc Áo ( 3). Dân tộc Việt Nam mải mãi ghi nhớ công lao của "các chiến sĩ Việt Nam mới".
Đặc biệt sự hình thành liên minh chiên đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia ngay tử những năm đầu kháng chiến là một nhân tố rất quan trọng, góp phần đánh bại âm mưu chia rẽ phá hoại của đê quốc xâm lược, đem lại thắng lợi to lớn cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương, thực dân Pháp khi tiến hành chiên tranh xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã coi Đông Dương là một chiến trường. Thông qua các hoạt dộng có tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương, việc xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa... được đẩy mạnh và ngày càng phát triển, tạo nên thế trận tiến công của nhân dân ba nước

-------------------------------

  2, 3 Tạp chi Lịch sư quân sự, Viện Lịch sử quân sự, 11-1989,
tr 44-
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 11:56:09 am »

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia phối hợp chặt chẽ với nhau cùng chống kẻ thù chung; Đông Dương thực sự là một chiến trường. Ngày 11 tháng 3 năm 1951. khối liên minh nhân dân Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Dựa vào khối liên minh chặt chẽ đó, sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ba nước tiếp tục phát triển. Trên bình diện quốc tế, đây là quan hệ giúp đỡ giữa ba  chính phủ, ba Mặt trận dân tộc thống nhất: Liên Việt ờ Việt Nam, It-xa-la ở Lào, It-xa-rác ở Cam-pu-chia. Với nhân dân ba nước Đông Dương đây là sự tiếp nối tình đoàn kết chiến đấu vốn cỏ và ngày càng gắn bó hơn vì lợi ích chung và lợi ích bản thân mỗi dân tộc,
Cũng ngay từ những năm đầu kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chinh phủ Việt Nam đã hết sức tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, nhằm sớm đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thoát ra khỏị thế bị kẻ thù bao vây, phong tỏa. Từ những nám 1945-1950, nhiều nước Đông-Nam A đã ủng hộ, giúp dỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội sinh viên, Công đoàn... của Việt Nam được mời dự nhiều hội nghị quốc tế ở Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni... Chỉnh phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có đại diện thường trực ở Pa-ri, Rãng-gun, Băng-cốc, Pra-ha. Nhân dân thế giới ngày càng hiểu ró hơn cuộc chiến đấu chinh nghĩa của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, không những chí vì sự nghiệp giải phóng của nhân dân Đông Dương mà còn góp phần bao vệ hòa binh, vì sự nghiệp giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
       *
     *   *

Xin lưu ý thành viên vietkieu_cuuquocquan đọc lại mục "Lưu ý đối với việc đăng bài ở box Tài liệu - Hồi ký Việt Nam" và trình bày lại bài đăng theo đúng hướng dẫn
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2014, 09:05:48 pm gửi bởi macbupda » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM