Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:51:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chặng đường đời  (Đọc 56572 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:41:15 am »



Những chặng đường đời
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm 2013

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Vị tướng tài năng, người thủ trưởng quyết đoán, người anh đôn hậu, giành tình cảm…, đó là những từ ta thường nghe đồng chí, đồng đội và người thân nói về Thiếu tướng Mai Văn Phúc. Tên tuổi ông gắn liền với những binh đoàn mà quân thù nghe tên phải khiếp sợ, đồng độ nhắc đến đều tự hào. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, bằng lòng nhiệt thành và tính kỉ luật của anh Bộ đội Cụ Hồ, ông luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó, được đồng đội và cấp dưới kính trọng.

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Thiếu tướng Mai Văn Phúc đã nếm trải cái đói khổ, cái cơ cực của thân phận người đi ở đợ, tận mắt thấy cảnh quê hương bị giặc giày xéo. Đó là động lực thôi thúc người con đất Hòa Hải (Hòa Vang, Quảng Nam) tham gia cách mạng và cống hiến hết mình cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Với lòng mong mỏi được đánh giặc lập công, khi đang ở bộ phận liên lạc, ông tình nguyện xin trực tiếp tham gia chiến đấu. Được như ý nguyện, ông lăn lộn khắp chiến trường Liên khu 5 khói lửa và để lại nhiều chiến công lẫy lừng. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được cử ra nước ngoài đào tạo sĩ quan xe tăng. Sau khi về nước, ông lại nhận nhiệm vụ vào Nam xây dựng lực lượng tăng - thiết giáp cho chiến trường miền Đông Nam Bộ. Dù điều kiện khó khăn, lính xe tăng phải đánh giặc cướp xe, tự trang bị cho mình, phải chiến đấu theo kiểu đặc công… nhưng bằng nghị lực và quyết tâm của mình ông đã lãnh đạo anh em đơn vị chiến đấu dũng cảm và giành được nhiều thắng lợi. những cái tên như B16 Miền, J16 Đặc công Cơ giới Miền, Đoàn Đặc công 429, Đoàn Pháo binh 75, Đoàn Xe tăng 26 Miền… đã đi vào lịch sử.

Sau ngày đất nước giành độc lập, ông được nhận một nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ: làm kinh tế. Từ người lính chiến đấu cả đời ôm cây súng nay chuyển sang lãnh đạo cả ngàn người lao động cùng các phương tiện cơ giới hiện đại để đưa ngành cao su, trong đó có Công ty cao su Phú Riềng phát triển đi lên, khiến ông không khỏi băn khoăn. Nhưng với tinh thần quyết tâm vượt mọi khó khăn của người lính Cụ Hồ, ông cùng Binh đoàn 23 hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Bộ Quốc phòng tin tưởng giao phó. Về hưu với quân hàm thiếu tướng, được trở về với cuộc sống đời thường, ông nhanh chóng hòa đồng, gần gũi với bà con khu phố, và rất quan tâm đến hoạt động từ thiện. Ông nhiều lần được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhằm giúp bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về lịch sử đấu tranh chống xâm lược của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, sự đóng góp của các quân binh chủng trong chiến thắng mùa Xuân 30-4-1975 lịch sử, sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức đã đổ mồ hôi và xương máu gây dựng lại nền kinh tế miền Đông Nam Bộ sau chiến tranh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Những chặng đường đời của Thiếu tướng Mai Văn Phúc.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Tháng 3 năm 2013
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 09:48:13 am gửi bởi ptlinh » Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:42:04 am »

LỜI GIỚI THIỆU

Ông Mai Văn Phúc xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước tại Quảng Nam, nhập ngũ từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và đã chiến đấu trên nhiều chiến trường với những cương vị công tác khác nhau. Được đào tạo cơ bản về xe tăng, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Binh chủng Tăng - Thiết giáp tại Nam Bộ, cả trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cũng như trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tôi giới thiệu cuốn Những chặng đường đời của Thiếu tướng Mai Văn Phúc cùng bạn đọc.

Hà Nội, Xuân Quý Tị
Đại tướng LÊ ĐỨC ANH
Nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

LỜI THƯA TRƯỚC

Tôi viết cuốn sách nhỏ này hồi tưởng về chặng đường hơn nửa thế kỉ tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Suốt dặm dài công tác, chiến đấu của tôi đều do tổ chức phân công. Tự hào được chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, lại mang trong mình phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tôi tuyệt đối phục tùng và thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu cao cả và luôn phấn đấu vì nghĩa lớn. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và bảo vệ Tổ quốc, tôi may mắn được ở những đơn vị giàu truyền thống chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc. Các sự kiện lịch sử, cùng với chiến công của các đơn vị mà tôi có phần đóng góp nhỏ bé đã được ghi chép khá đầy đủ, chi tiết trong các cuốn lịch sử. Vì thế, thực lòng tôi không muốn và không có ý định viết hồi kí.

Tôi được giữ nhiều cương vị công tác ở các đơn vị, binh chủng. Những kỉ niệm trong chiến đấu, công tác cũng như tình cảm đã in vào tâm trí tôi rất sâu đậm. Sau ngày hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Quân đội giao phó, trở về với đời thường, một số đồng chí, đồng đội từng sát cánh chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi đã khuyến khích, động viên tôi ghi lại những sự kiện đã quan. Đặc biệt, tôi không thể quên hình ảnh những người cùng chiến đấu, đã anh dũng hi sinh trên các chiến trường. Xuất phát từ những tình cảm trân trọng và thiêng liêng ấy, tôi quyết định viết cuốn hồi ức nhằm để lại cho con cháu hiểu thêm thời sôi nổi của lớp cha ông đã sống, chiến đấu, chịu đựng gian khổ, hi sinh để giành độc lập tự do của Tổ quốc.

Cuốn sách nhỏ này đến với bạn đọc là kết quả của những suy nghĩ ấy.

Cuốn hồi ức Những chặng đường đời là sự tri ân của tôi đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng bào cả nước. Đó cũng là sự tri ân của tôi đối với quê hương và đức sinh thành tổ phụ nội ngoại. Là tấm lóng biết ơn tới đồng chí, đồng đội, cả người con sống và người đã đi xa, từng dìu dắt, cưu mang, che chở, đùm bọc tôi trong suốt quá trình chiến đấu và công tác.

Nhân cuốn hồi ức ra mắt bạn đọc, tôi chân thành cảm ơn đồng bào trên địa bàn Liên khu 5, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh: các đồng chí, đồng đội đã từng sát cánh chiến đấu, công tác cùng tôi trong hơn nửa thế kỉ qua.

Cuốn sách nhỏ này chỉ thế hiện những sự kiện tiêu biểu, chắc chắn sẽ còn thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả mong bạn đọc và bạn bè, đồng chí thứ lỗi.

Mai Văn Phúc
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:42:33 am »

1. CỘI RỄ

Tôi sinh ra tại làng Khuê Bác, thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

Người đất Quảng vốn giàu lòng yêu nước, luôn luôn ý thức sâu sắc về sự thống nhất trọn vẹn của Tổ quốc, về tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Quảng Nam là đất quê mình
Múi, đồng, sông, biển, rành rành từ lâu.
Thương yêu đùm bọc trước sau
Cùng trong Đại Việt chung nhau cơ đồ.

Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng tách Đà Nẵng thành “nhượng địa”.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Quảng Nam có thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, bổn phú: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và bốn huyện: Hòa Vang, Đại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các phủ đều gọi là huyện và thành lập thêm bốn huyện miền núi là Bến Hiên, Bến Giằng, Phước Sơn và Trà Mi.

Tháng 11 năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Mĩ, gọi là tỉnh Quảng Đà.

Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, Đà Nẵng, Quảng Đà và Quảng Nam lại thống nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đẵng. Đến năm 1997, chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Người dân Hòa Vang tự hào có đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi chó chiều dài 20km, là chiếc gạch nối giữa Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng. Dãy núi Hải Vân là bức tường thành thiên nhiên quan trọng ngăn các đợt gió mạnh từ phương Bắc tràn về. Vì vậy, các tỉnh từ Đà Nẵng, Quảng Nam trở vào hầu như quanh năm ấm áp và không có mùa đông. Từ trên độ cao 496m của đỉnh đèo Hải Vân du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng đang trên đường phát triển và cảnh thanh bình của làng chài Lăng Cô ở chân đèo phía bắc. Từ bao đời nay, Hải Vân là nguồn cảm hứng của các nhà văn, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Nhà thơ Quách Tấn đã từng viết:

            Ải đứng ngang mây đèo hút gió
            Non nằm ôm biển sóng mơn trời

Ngũ Hành Sơn - Non Nước nằm bên bờ biển Đông và dòng sông Trường Giang. Năm ngọn núi ngạo nghễ đứng giữa trời mây, mỗi ngọn một dáng vẻ rất ấn tượng. Núi gần biển và sông nên nhân dân địa phương gọi là hòn Non Nước. Quần thể này còn có tên “Ngũ Uẩn Sơn”, “Ngũ Chỉ Sơn”. Khoảng đầu thế kỉ XIX gọi là Ngũ Hành Sơn. Truyền thuyết kể lại rằng: “Ngũ Hành Sơn sinh ra từ một quả trứng Rồng. Sau khi đẻ trứng, Rồng quay về biển cả. Rùa vàng hiện lên chôn trứng xuống cát. Quả trứng Rồng nở ra một nàng tiên, còn năm mảnh vỏ trứng thì lớn lên mãi thành năm ngọn núi xinh đẹp đứng bên nhau như một đài hoa trên biển biếc mênh mông”.
 
Xưa vua Minh Mạng cũng rất say mê thưởng ngoạn núi Non Nước. Khoảng năm 1837, lần thứ ba vua Minh Mạng ngự du, ông nhận ra thế đứng của năm ngọn núi ử đây theo phương vị ngũ hành của thuyết kinh dịch phương Đông nên đã đặt tên năm ngọn núi là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn và cho khắc tên vào núi. Trong 5 ngọn núi, Thủy Sơn là đẹp nhất. Nhà vua rất thích cảnh non nước hữu tình của Ngũ Hành Sơn nên đã cho xây hành cung tại núi Thủy Sơn.
 
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có nhiều hang động: Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Thiên Phước Địa, Vân Nguyệt, Tam Thanh, Âm Phủ, Chiêm Thành, Bàn Cờ, Vân Thông, Tàng Chơn. Thật đúng là:
 
                           Tình nghĩa năm non mây kết đá,
                           Hiển linh sáu động gió lồng hương.
 
Chùa ở đây cũng khá nhiều, trong đó có hai ngôi chùa được sắc ban Quốc tự là chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng. Ngoài ra còn có Vọng Giang Đài (nơi nhìn sông (là nơi có thẻ nhìn dòng sông Trường Giang uốn khúc chảy quanh co giữa đồng lứa xanh và làng mạc trù phú. Vọng Hải Đài (nơi nhìn biển) là nơi có thể nhìn ra biển Đông xa tít tận chân trời. Trong hang động Ngũ Hành Sơn còn lưu lại nhiều bia đá cổ, như bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” tại động Hoa Nghiêm, khắc năm Canh Thìn (1640); bia “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích phật tịch diệt lạc” tại động Vân Thông, khắc năm Tân Tị (1641).
 
Ngũ Hành Sơn còn là một di tích lịch sử. Nhiều nhà chiến lược, nhiều tài liệu tổng kết chiến tranh đã đánh giá Ngũ Hành Sơn là một “căn cứ lõm” trong hai cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, không chỉ của Hòa Hải mà còn của cả tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong những năm từ 1885 - 1916, Ngũ Hành Sơn là một nơi đi lại hoạt động bí mật của các nhà cách mạng, các sĩ phu yêu nước chống Pháp trong phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế và cuộc khởi nghĩa của Việt nam Quang phục hội. Trong số các nhà cách mạng thời kì đầu chống thực dân Pháp hoạt động tại Ngũ Hành Sơn có ông Lê Bá Trinh, ông Huỳnh Bá Chánh là người con thân yêu của quê hương Hòa Hải.
 
Sau ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn là địa bàn hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp của một số cán bộ cách mạng, là nơi tổ chức các cuộc họp bí mật của Đảng. Đáng nhớ nhất là vào tháng 8 năm 1937, Tỉnh ủy Quảng Nam đa mở hội nghị tại chùa Non Nước để quyết định những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng bộ trong giai đoạn 1936 - 1939.
 
Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là một làng nghề chạm khắc đá mi nghệ mang tên Non Nước. Làng được hình thành từ thế kỉ XVII do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khai phá. Lúc đầu làm đá chỉ là nghề phụ của một số ít gia đình khi nông nhàn. Sản phẩm từ đá là những vật dụng như đá tảng kê chân cột, lắp thành giếng, bia mộ, cối giã, đến giữa thế kỉ XVII, nghề chạm khắc đá ở Khái Đông đã có bước phát triển đáng kể. Thợ đá Khái Đông đã khắc bia cho chùa Phổ Khánh, đại Hòa (Đại Lộc) năm 1678. Ông Huỳnh Văn Nên, chỉ huy nhóm thợ đá Non Nước điêu khắc bia, tượng trang trí các lăng tẩm tại kinh thành Huế được vua Thành Thái năm thứ năm cấp hàm “Cửu phẩm”.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:44:37 am »

Sau thế kỉ XIX thì cả làng Khái Đông đều sống bằng nghề chạm khắc đá mĩ nghệ và đã có bước tiến bộ vượt bậc. Ông Huỳnh Bá Triêm, người đầu tiên của Khái Đông dùng đá đỏ làm bộ ấm chén pha trà xinh đẹp, được xếp vào hàng đã mĩ nghệ tinh xảo, độc đáo của địa phương. Ông Nghiêm Chất lại là người đầu tiên của làng dùng đá tạc tượng. Hai pho tượng do ông sáng tạc hiện đang thờ ở động Hoa Nghiêm và động Tàng Chơn. Những bức tranh “Bác Hồ ở Việt Bắc”, “Ngôi nhà sàn Bác Hồ” bằng đá đen và đá cẩm thạch cũng là những tác phẩm đặc sắc của nghệ nhân tài hoa này. Đáng tiếc là trong một trận càn, tên sĩ quan Pháp đã lấy đi tác phẩm “Bác Hồ ở Việt Bắc” của ông mang về cố quốc.

Người thợ đá Non Nước đi khắp nơi, làm ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Những bức chạm ở chùa Khái Đông, Bảo tàng điêu khắc Chămpa, những mộ đá ở Nam Bộ, các bức chạm trên lăng tẩm Huế, đều in dấu tài hoa của thợ đá Non Nước. Giữa lúc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, bất chấp nguy hiểm, ông Huỳnh Phước Thảo cùng nhiều thợ đá của quê hương đã khai thác, vận chuyển nhiều tấm đá trắng, đá cẩm thạch, đá đỏ từ núi Ngũ Hành Sơn gửi ra Hà Nội xây Lăng Bác Hồ.



Trước nhà tôi có một con sông.

Sách cũ có tên là Lộ Cảnh Giang, thường gọi là sông Cổ Cò, nối liền sông Hàn với sông Hội An. Bên kia sông là thôn Khuê Nam. Con sông này là một phần tuổi thơ với bảo kỉ niệm buồn vui của tôi. Hằng ngày chúng tôi đi chăn trâu, cắt cỏ, chơi trò trận giả, nô đùa đánh nhau rồi chạy ào xuống sông tắm mát. Đứng trước sân nhà tôi ngõ về phía tây là núi Chúa (Bà Nà), Sơn Trà ở phía bắc, sau làng là biển cả; phía đông nam là núi Ngũ Hành - Non Nước. Có lẽ vì địa thế ấy mà làng tôi có tên là Sơn Thủy.

Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, là “đất học”, “vùng văn”, nói sản sinh ra các nhân tài, các vị khoa bảng, những nhà hoạt động chính trị, những chiến sĩ ái quốc, các văn nhân nghệ sĩ, các nhà khoa học, công kĩ nghệ nổi tiếng.

Người đất Quảng hiếu học và học giỏi, từng nổi tiếng với những “Tứ kiệt”(1), “Tứ hổ”(2), “Ngũ phụng tề phi”(3).

Đến Quảng Nam - Đà Nẵng, có một thế giới cổ xưa là các đền tháp ở Mĩ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mĩ, phố cổ Hội An được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước cho thấy sự sáng tạo đạt tới đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc của các thế hệ người xưa ở địa phương. Mặt khác, nơi đây còn giàu có và phong phú về âm nhạc, vũ điệu và phong tục.

Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, người Quảng Nam - Đà Nẵng đã xây đắp được nhiều truyền thống quý báu. Nổi bật nhất là tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất với kẻ thù được nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Lấy cớ bảo vệ giáo dân và các giáo sĩ bị triều đình Huế đàn áp, ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp đã đưa 3.000 quân đổ bộ vào cảng Đà Nẵng. Âm mưu thâm độc của chúng là nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng rồi tiến quân ra Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Nhưng quân xâm lược Pháp đã vấp phải cuộc phản kháng anh dũng và mưu trí của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau một năm tiến hành chiến tranh xâm lược, chúng vẫn không chiếm được Đà Nẵng. Ngày 8 tháng 5 năm 1859, quân Pháp dốc tất cả lực lượng đánh sâu vào Đà Nẵng, liền bị nghĩa quân và quân triều đình phản công, buộc chúng phải rút lui. Đến ngày 18 tháng 11 năm 1859, quân Pháp huy động 9 tàu chiến đánh phá phía bắc vịnh Đà Nẵng rồi đánh vượt qua đèo Hải Vân. Quân ta trên đèo bắn tên, đạn, lăn đá xuống, giết và làm bị thương hơn 300 tên. Bị thua đau, quân địch chỉ cầm cự được một thời gian và đến ngày 22 tháng 3 năm 1860, giặc Pháp rút chạy khỏi Đà Nẵng. Sau gần 19 tháng bị giặc Pháp chiếm đóng một số địa bàn, Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang đánh thắng trận đầu quân thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam, phong trào cách mạng đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Quảng Nam là một trong bốn địa phương giành chính quyền sớm nhất trong cả nước trong Cách mạng Tháng Tám (ngày 18 tháng 8 năm 1945).

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, quân và dân Quảng Nam đã đánh hơn 29 ngàn trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 103.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 1.522 xe quân sự, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, quân và dân Quảng Nam phải trực tiếp đối phó với những cuộc tàn sát đẫm máu của Mĩ - ngụy ở Hà Lam - Chợ Được, Chiên Đàn, Cây Cốc, Vĩnh Trinh, Rừng chùa, Khánh Thọ, Sơn Cẩm Hà… Ngọn lửa căm thù bọn cướp nước, bán nước bốc cao trong lòng nhân dân ta. Các phong trào đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang, thi đua “Diệt ác phá kìm” phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Ngày 13 tháng 3 năm 1960, khởi nghĩa làng Ông Tía mở màn, tiêu diệt gọn một tiểu đội địch. Ngày 20 tháng 8 năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh tiến công chi khu quận lị Hiệp Đức. Nửa cuối tháng 10 năm 1960, quân và dân Quảng Nam liên tục đánh phá các chốt điểm ở Hiên, Nam Giang, mở rộng vùng kiểm soát của ta. Tháng 10 năm 1961, các lực lượng vũ trang tỉnh và huyện vượt sông Tranh giải phóng Tiên Lãnh, Tiên Ngọc (Tiên Phước)… Sau khi Mĩ đưa quân vào Đà Nẵng (ngày 8 tháng 3 năm 1965), ngày 7 tháng 5 năm 1965 chúng đổ quân ồ ạt vào Chu Lai, quân và dân Quảng Nam phát động phong trào thi đua “giết giặc lập công”, “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”; hình thành “Vành đai diệt Mĩ” ở Chu Lai, Núi Thành, Tam Kì. Ngày 26 tháng 5 năm 1965, Đại đội 2 Tiểu đoàn 70 và Đại đội Đặc công của Quân khu 5 tiến công vào chốt điểm Núi Thành, diệt gọn 1 đại đội thủy quân lục chiến Mĩ. Với chiến công này, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng quân và dân Quảng Nam 8 chữ vàng: Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mĩ.

Chú thích
(1) “Tứ kiệt” chỉ bốn người đõ phó bảng trong khoa thi hội năm Tân Sửu (1901) là Nguyễn Đình Hiếu, Phan Chu Trinh, Võ Vĩ, Nguyễn Mộng Hoán.
(2) “Tứ hổ” là chỉ bốn người thi đỗ thủ khoa trong 4 khoa thi hương liên tiếp là Phan Liệu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiếu, Võ Hoành.
(3) “Ngũ phụng tề phi” (năm con phượng cùng bay) chỉ năm người thi hội năm Mậu Tuất (1898) thì ba người đỗ tiến sĩ là Phạm Liêu, Phạm Tuấn, Phan Quang và hai người đó phó bảng là Ngô Chuẩn và Dương Hiền Tiến.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:45:44 am »

Quân và dân Quảng Nam đã đánh bại hai cuộc phản công của Mĩ - ngụy trong hai năm 1966 - 1967, tiến tới giành thắng lợi trong Xuân Mậu Thân 1968. Thừa thắng, quân và dân Quảng Nam lại làm nên chiến thắng Nông Sơn - Tuy Phước (1973), Thượng Đức (1974). Năm 1975, lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu tiến công giải phóng Tiên Phước (ngày 10 tháng 3), kết hợp với quần chúng nổi dậy giải phóng Tam Kì (ngày 24 tháng 3), và giải phóng Đà Nẵng ngày 29 tháng 3.

Trong hai cuộc kháng chiến, Quảng Nam có 2/3 sô thôn, xã bị địch cày ủi, đốt sạch, phá sạch; gần 60.000 người tham gia chiến đấu đã hi sinh; 20.248 thương bệnh biên. Quảng Nam là nơi “Ra ngõ gặp anh hùng”. Toàn tỉnh có 249 tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; 6.115 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Lực lượng vũ trang tỉnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 6 tháng 11 năm 1978; tỉnh Quảng Nam được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

Xã Hòa Hải quê tôi thuộc miền duyên hải huyện Hòa Vang. Trong tiến trình lịch sử, Hòa Hải đã có sự phân chia, sáp nhập, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng và đẩy mạnh công cuộc kháng chiến kiến quốc. Trước Cách mạng Tháng Tám, Hòa Hải có các làng: Khái Đông, Trà Khê, Xuân Nhâm, Hải Châu, An Nông, Trà Lộ, Tân Lưu và ấp Sơn Thủy, Đông Hải của làng Khuê Bắc. Từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến tháng 2 năm 1946, các làng cũ vẫn là đơn vị hành chính cơ sở. Sau thắng lợi Tổng tuyển cử (6-1-1946) và bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh (17-2-1946), ta chủ trương hợp nhất các làng cũ thành những xã mới. Xã An Bắc gồm hai làng cũ: Khuê Bắc, Mĩ Thị. Xã An Đông gồm ba làng cũ: Tân Lưu, Trà Lộ, An Nông. Xã An Trung gồm ba làng cũ: Khái Đông, Trà Khê, Xuân Nhâm.

Cuối năm 1947, đầu năm 1948, theo chủ trương mở rộng thành phố Đà Nẵng và tổ chức xã quy mô lớn hơn nên đã hợp nhất ba xã An Bắc, An Đông, An Trung thành xã mới đặt tên là Hòa An. Những thôn ấp: Nước Mặn, Đa Phước, Ba Đa, Vạn Du (thuộc làng Khuê Bắc) và làng Mĩ Thị của xã Mĩ An sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, thôn hải Châu của Điện Ngọc cũng được sáp nhập vào xã Hòa An.

Cuối năm 1949, đầu năm 1950, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Hòa Vang chủ trương sáp nhập các xã đồng bằng thành những xã lớn. Một lần nữa hợp nhất hai xã Hòa Phong và Hòa An thành xã Hòa Quý.

Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để chuẩn bị cho việc thi hành Hiệp định Giơnevơ, tháng 5 năm 1954, xã Hòa Quý tách ra làm ba xã: Hòa Phong, Hòa An và Hòa Quý. Xã Hòa An mới gồm các thôn: Hải Châu, Xuân Nhâm, Trà Khê, Khái Đông, Tân Lưu, Trà Lộ, An Nông và các ấp Sơn Thủy, Đông Hải (thuộc làng cũ Khuê Bắc).

Cuối năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm chia xã Hòa An ra làm hai xã: Hòa Hải và Hòa Long.

Sau ngày Quảng Nam - Đà Nẵng được giải phóng (29-3-1975), để phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất; phù hợp với quy mô của một xã theo quy định mới, Nhà nước chủ trương hợp nhất Hào Hải, Hòa Long (vốn là hai xã của Hòa An trong chiến tranh) lấy tên là xã Hòa Hải.

Hòa Hải là hình ảnh thu nhỏ của huyện Hòa Vang, có biển, có sông, rừng núi và đồng bằng. Bờ biển Hòa Hải chạy từ Điện Ngọc đến Bắc Mĩ An dài 9km. Đồng bằng Hòa Hải tương đối hẹp, từ lâu đã bị bão cát xâm thực, ruộng đất canh tác bị cán lấn dần, diện tích hiện chỉ còn 8km2.

Từ bao đời nay, Hòa Hải có truyền thống yêu nước, anh dũng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, nhân dân Hòa Hải nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng và nhân dân cả nước không ngại gian khổ, hi sinh, kiên quyết vùng lên chống quân xâm lược.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, quân địch tập trung rất đông, trang bị vũ khí đầy đủ và hiện đại, thực hiện âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” hòng chiếm Đà Nẵng, tạo bàn đạp để mở rộng địa bàn ra các tỉnh Khu 5, Bình Trị Thiên và Trung Lào. Phía đông Hòa Vang, quân Pháp đóng đồn bốt dày đặc. Trên diện tích chưa đầy 20km2, địch đã giăng gần chục đồn bốt, lô cốt với hàng trăm quân đồn trú. Mảnh đất Hào Hải hầu như ngày nào cũng có cảnh đầu rơi máu chảy. Ngày 21 tháng 7 âm lịch năm 1947, chúng bắt dân từ Sơn Thủy dồn xuống Tân Lưu, sát hại hơn 30 người. Anh Tư tôi và chú Mai Đăng Tị cùng hai em Đờn và Nhịp đi chăn bò, kiếm cũi cũng bị giặc Pháp sát hại. Ngày 21 tháng 12 năm 1947, giặc Pháp lại cho quân càn quét vào thôn Sơn Thủy từ mờ sáng, giết chết 53 người dân vô tội; có gia đình 4 đến 5 người đều bị chúng hãm hại.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:46:23 am »

Trong kháng chiến chống Mĩ, Hòa Vang là vùng bàn đạp của các đơn vị bộ đội chủ lực đánh vào thành phố. Vì thế, mảnh đất Hòa Vang thường xuyên bị bom đạn Mĩ cày đi xới lại, có vùng không còn một cành cây, ngọn cỏ nguyên vẹn. Nhưng với ý chí quật cường, bất khuất, quân và dân Hòa Vang đã vượt lên, kiên cường bám trụ, sát cánh cùng nhân dân Quảng Nam làm nên phong trào “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mĩ”.

Hòa Hải luôn nhận về mình sứ mệnh lịch sử nặng nề, cao cả trong suốt chiều dài lịch sử chống thực dân đế quốc. Là cửa ngõ phía đông nam Đà Nẵng có vị trí chiến lược cực kì quan trọng, nên đế quốc Mĩ muốn biến nơi đây thành mảnh đất tuyệt đối an toàn, là tấm áo giáp bảo vệ căn cứ hải lục không quân lớn thứ hai ở miền Nam. Mảnh đất này cũng là hành lang, là bàn đạp của các đơn vị quân đội để tân công vào sào huyệt của kẻ thù. Vì lẽ đó, Hòa Hải đã trở thành một trong những tâm điểm của cuộc đụng đầu lịch sử giữa kẻ xâm lược và người chống xâm lược. Trên mảnh đất bé nhỏ này, lúc cao nhất đã có 20 cứ điểm, đồn bốt địch; bình quân, một người dân phải đối chọi với 2 đến 3 tên giặc. Chúng lần lượt tiến hành những thủ đoạn chiến tranh khốc liệt nhất, tàn bạo nhất. Những xóm thôn, rừng cây bị cày đi xới lại nhiều lần. Mồ mả ông cha cũng bị kẻ địch đào bới. Giặc Mĩ và bè lũ tay sai đã đẩy 3.500 người vào khu tập trung, ấp chiến lược, chịu cảnh bấn cùng đói khổ. Chúng bắt bớ, đánh đập, tù đày, tra tấn hơn 1.500 người. Mỗi tấc đất Hòa Hải đều thấm đỏ bởi máu của 1.297 người con quê hương bị giết hại. Số người bị kẻ thù sát hại chiếm 32,5% so với số dân lúc bấy giờ. Có thể nói, không sử sách nào ghi hết tội ác tày trời, không có lời lẽ nào diễn tả hết những thủ đoạn man rợ của bọn thực dân đế quốc và bè lũ tay sai đối với nhân dân Hòa Hải.,

Nhưng với lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, nhân dân Hòa Hải đã ghi nhớ lời dạy của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Huyện ủy Hòa Vang, Đảng bộ Hòa Hải đã lãnh đạo nhân dân “một tấc không đi, một li không rời”, “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch”. Phát động chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh địch vận; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: vùng ta làm chủ, vùng địch tạm thời kiểm soát và trong hang ổ của chúng. Đánh địch với tất cả những gì có trong tay, “lấy súng Mĩ đánh Mĩ”, lập “vành đai đánh Mĩ”; vừa đánh địch vừa bồi dưỡng mình, càng đánh càng mạnh cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Trang sử vàng “Quảng Nam trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mĩ” có những dòng lấp lánh, chói sáng của quân và dân Hòa Hải. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Mĩ - ngụy tập trung đánh phá ác liệt hai thôn Tân Trà và An Nông là căn cứ đứng chân của Đảng ủy Khu 3 Hòa Vàng và Quận ủy quận 3 Đà Nẵng. Nhiều cán bộ, chiến sĩ ta hi sinh hoặc bị địch bắt, một số cơ sở mật phải di chuyển đi nơi khác. Tình thế vô cùng hiểm nghèo. Buổi chiều ngày 30 tháng 3 năm 1969, tại nhà mẹ Chàng ở vùng 5, Đội “quyết tử trụ bám” đã tổ chức lễ tuyên thệ. Mọi người đồng tâm cắt tay mình lấy máu hòa chung viết lên tấm chéo dù trắng mấy lời thề:

1. Sống thì sống trên đất Hòa Hải, chết cũng chết trên đất Hào Hải, trên góc giang sơn mà Đảng giao trụ bám.

2. Khắc sâu mối thù giặc Mĩ và bọn tay sai, quyết đánh đến cùng, mỗi ngày ít nhất phải tấn công chúng một trận.

3. Không sợ ki sinh, không sợ ác liệt, dù gian khổ tra tấn tù đày cũng giữ trọn lòng trung với Đảng, hiếu với dân.

4. Đoàn kết một lòng, sống chết có nhau tình sâu nghĩa nặng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân dân Hòa Hải đã loại khỏi vòng chiến đấu 12.663 tên giặc, trong đó có 7.817 tên Mĩ, phá hủy 108 xe quân sự, bắn rơi 6 máy bay trực thăng, thu hàng trăm súng các loại.

Hòa Hải là điển hình về binh vận của Quân khu 5, là xã đứng đầu về thành tích diệt Mĩ - ngụy của huyện Hòa Vang. Tháng 5 năm 1969, xã Hòa Hải được Ban Đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại miền Trung Trung Bộ tặng cờ “Trung thành vô hạn, kiên cường bất khuất”. Ngày 23 tháng 11 năm 1969, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Man Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho quân và dân Hòa Hải. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, Hòa Hải đã có 888 liệt sĩ, 251 thương binh. Hàng ngàn người dân vô tội đã bị quân giặc giết hại, hàng ngàn người bị bom đạn kẻ thù làm cho tàn phế.

Cảm phục trước khí phách anh hùng của quân và dân Hào Hải, có nhà thơ đã viết như sau:

            Dẫu nơi đây đồn giặc sát bên hè,
            Những đôi mắt tin ngay từ phút đầu gặp gỡ.
            Những em bé khiến kẻ thù run sợ,
            Những tấm lòng trong trẻo tựa pha lê.
            Trăm vết thương sâu nụ cười rạng rỡ,
            Tấp nập anh hùng trên vạn nẻo đường quê…   
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:47:17 am »

*

Dòng tộc Mai Đăng ở Hòa Vang đã có từ rất lâu đời, vào khoảng cuối thế kỉ XV. Gia phả dòng hốc ghi: “Thái Thủy cao tổ Mai Đăng Việt tức Mai Đang Khoa từ xứ Đàng Ngoài vốn là dòng dõi Hắc Đế Mai Thúc Loan vào dừng chân ở thôn Tân Lưu, Hòa Hải, Hòa Vang, Quảng Nam định cư thời Trịnh - Nguyễn”. Do có công khai hoang lập ấp, định cư và phát triển dòng họ, khi qua đời ông được tôn xưng là Tiền Hiền. Tấm bia trên mộ ông có ghi: “Lịch triều tấn phong Tiền Hiền khai thủy Mai Đăng thủy tổ Mai Quý Công chi mộ”.

Từ đường dòng họ Mai Đăng ở Tân Lưu có đôi liễn:

Đôi thứ nhất: Hắc Đế lưu truyền, đại tộc vinh chiêm tam phái thủy;
Tân châu tú dục, bách hoa diễm hưởng vạn niên xuân.

Nghĩa là: Vua Mai Hắc Đế dõi truyền, họ tộc lớn ba phái mở ra sáng chói; bãi đất mới đậm khí thiên, trăm hoa đẹp tô điểm muôn đời tươi vui.

Đôi thứ nhì: Nhứt đường hương hỏa, tinh thần tụ Tam phái vân nhưng, tử tôn hiển.

Nghĩa là: Nhà thờ lửa hương nghi ngút, nên tập hợp được mọi tinh hoa; ba phái lưu truyền rực rỡ, con thảo cháu hiền mãi sum vầy.

Ông cụ cố tôi là Mai Đăng Hậu thuộc đời thứ bảy, pháp danh là Chơn Nguyên. Thời triều Nguyễn, ông làm Phó Tổng Tân Lưu. Bà Trần Thị Mưu, Pháp danh Chơn Trí, người thôn Khuê Bắc. Ông bà Mai Đăng Hậu - Trần Thị Mưu sinh được 10 người con (6 trai, 4 gái). Ông nội tôi Mai Đăng Lưu là con thứ ba trong gia đình. Đến đời ông bà nội tôi Mai Đăng Lưu (Lê Thị Om inh được 10 người con nhưng có tới 9 người đều qua đời khi chưa đến tuổi trưởng thành. Chỉ còn lại cha tôi nên được gia đình nuôi dạy, cho học hành tử tế. Từ lúc tuổi còn nhỏ, cha tôi được ông bà cho đi học chữ Nho, cả chữ Nôm. Cha tôi sáng dạ, lại chăm chỉ, nên học khá nhất nhì trong vùng, được gia tộc nội ngoại và dân làng trọng dụng, nhất là khi càn đến việc giấy tờ.

Cha mẹ tôi là Mai Đăng Nhạc - Phùng Thị Ngân sinh được 10 người co. Người đầu vô danh. Chị gái thứ hai là Mai Thị Trí qua phần khi chưa ra đời. Anh thứ ba là Mai Dăng Dân, anh thứ tư là Mai Đăng Sỏ. Tôi thứ năm, cha mẹ đặt tên là Mai Dăng Do. Em trai là Mai Đăng Hà và bốn em gái: Mai Thị Phò, Mai Thị Ca, Mai Thị Đờn và Mai thị Nhịp. Hai em Đờn và Nhịp bị giặc Pháp sát hại khi đang tuổi thiếu nhi.

Cha tôi người cao lớn, vạm vỡ, da đỏ, săn chắc. Tôi giống cha như đúc từ dáng đi, giọng nói, tính tình. Bà con ruột thịt và người cùng thời ấy nói lại, cha tôi tính hiền lành, lúc nào cũng bình thản, khoan thai. Lần ấy nhà hàng xóm có đám giỗ, ông được mời dự. Trong khi chuyện trò, không hiểu có xích mích gì, người hàng xóm lấy chiếc cốc đánh vào đầu cha tôi. Khi về nhà thấy đầu cha sưng, chúng tôi hỏi cha mới kể. Thấy cha bị xúc phạm, mấy anh em con trai định sang đánh trả. Cha tôi nhìn từng đứa rồi nhẹ nhàng: “Họ lỡ đánh mình rồi thì thôi. Lỗi ấy họ sẽ mang suốt đời”. Lờn can ngăn của cha như những giọt nước làm tắt ngọn lửa hận thù.Thế là không có chuyện đánh nhau xảy ra. Gia đình kia sau đó cũng đã xin lỗi, từ đó chúng tôi lại sống hòa thuận, tối lửa tắt đèn có nhau.

Cha tôi có ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng Nho giáo và đạo Khổng. Những tư tưởng ấy ngấm vào máu, ông trở nên khảng khái, cứng rắn, nhưng lại rất thương người, luôn bênh vực dân nghèo, kẻ yếu thế trong xã hội. Mỗi lần dạy con, ông thường liên hệ với các câu chuyện cổ, những thành ngữ, tục ngữ, đặc biệt là những câu nói nổi tiếng của Khổng Tử, Mạnh Tử. Cha tôi đọc rồi giảng giải cho các con nghe: “Thời của trời chẳng bằng lợi của đất / Lợi của đất chẳng bằng lòng hòa của người”. Cha lại dạy: “Gia bần tri hiếu tử / Quốc loạn thức trung thần”.

Tôi được thừa hưởng từ gia tài tinh thần, tư tưởng của người cha, đặc biệt là tính nhân hậu. Trong quan hệ với mọi người, với làng xóm, cha thường nói: “Một nhịn chín lành”, “San sẻ cho người thì con, ăn một mình thì hết”. Lúc nhỏ chưa ý thức được nhưng khi trưởng thành và nhất là sau này, tôi càng thấm thía. Lời dạy bảo của các bậc sinh thành đã làm nên lòng yêu thương con người của tôi. Tôi luôn tự hào về cha mình.

Cha tôi có cách giáo dục con không giống ai. Ông nói rất nhẹ nhàng, thường là kể một câu chuyện rồi khái quát bằng câu nói của các nhà hiền triết, hoặc bằng dân ca, tục ngữ, thành ngữ. Ngày 30 tết năm ấy, chúng tôi soạn bàn thờ, sắp xếp vàng bạc, các thứ để chuẩn bị cúng tất niên và mấy ngày tết. Trong bếp, mẹ tôi đang nấu nướng chuẩn bị cho cúng tết. Một đứa em vào bếp làm hỏng cái gì đó, trong câu mắng của bà, có đệm từ “ông nội mày”. Đang lau dọn bàn thờ, ông lẳng lặng thu dọn đồ cúng rồi mang ra giữa sân đốt. Ngọn lửa cháy to, gương mặt ông đen sạm, dãi dầu, giờ có thêm giọt nước, lấp lóa bên ánh lửa. Bữa tối đó dĩ nhiên là cả nhà ăn không ngọn. Mùng 2 tết, cậu Trùm Phụ (anh trai của mẹ) đến nhà chúc tết thấy bàn thờ trống trải, không có gì gọi là hương vị tết, ông hỏi, cha tôi nói dằn từng tiếng: “Ông bà mời chưa biết có về hay không. Chưa mời đã chửi thì còn ái dám về mà thờ với cúng”. Thế là mấy ngày tết năm ấy, cha tôi không cúng tết. Nhà có thứ gì cứ nấu ra ăn như ngày thường. Đến bữa, cha tôi đốt mấy nén hương, xin lỗi gia tiên, ông bà. Sau lần ấy, mẹ tôi có thêm bài học về giáo dục con cái.

Lần khác, ba anh em tôi đi mót khoai về để cả nhà ăn thay cơm. Khoai luộc xong, mẹ tôi cho ra chiếc rổ lớn, anh em chúng tôi sào vào xuýt xoa. Tôi và mấy em cứ lật qua lật lại để tìm củ ngon. Cha tôi vừa ăn vừa quan sát. Củ nào anh em tôi loại ra, ông nhặt để riêng một chỗ. Khi rổ khoai đã hết nhưng mấy anh em chúng tôi vẫn chưa no, thò tay vào chỗ khoai cha tôi nhặt ra. Ông ngăn tay anh em chúng tôi lại; “Khoai loại ra rồi còn ăn chi nữa”. Nói vậy nhưng cha tôi bốc khoai cho vào rổ để các con ăn và không quên dặn: “Đến nơi khác mà ăn kiểu này thì người ta cho là con nhà không được giáo dục”. Cha tôi giải thích, khi ăn phải nhường cho người lớn và người nhỏ đáng tuổi em mình. Phải quan sát trước, đặt đũa tới đâu thì lấy tới đó, không được lật qua lật lại, làm như thế người khác sẽ khó chịu.

Câu chuyện ấy làm anh em tôi nhớ mãi.

Mẹ tôi người nhỏ, nhưng rất nhanh nhẹn. Giống như chan, mẹ tôi cũng hiền lành, chất phác và luôn thương người. Do phải trải qua mười lần “vượt cạn” cùng với nghèo túng, cơ hàn quanh năm đã vắt cạn sức khỏe của bà. Công việc hằng ngày của bà làm làm ruộng và đi chợ. Vào buổi chiều, mẹ cắp chiếc rổ ra biển chờ thuyền của cha cập bến. Cha tôi đưa số cá đánh bắt được để mẹ tôi mang ra chợ bán. Hôm nào cha tôi đánh được ít thì mẹ mua gom của các thuyền khác để mong có thêm bát gạo nuôi con. Khi mùa về, mẹ tôi làm rẽ mấy sào ruộng của những gia đình khá giả. Năm được mùa tằn tiện lắm cũng được bữa cơm bữa cháo. Gặp năm mùa màng thất bát, chỉ đủ trả thóc cho chủ ruộng. Một đời mẹ vất vả, lam lũ, không có một bát cơm đầy, không một tấm áo lành lặn. Nhưng thật hạnh phúc, cha mẹ tôi sống với nhau rất tình nghĩa, luôn chăm chút, yêu thương và chia sẻ.

Mấy anh em trong nhà, mẹ thương tôi nhất. Mẹ yêu tôi nhiều vì tôi biết nhường nhịn, biết gánh vác công việc gia đình ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng có lẽ mẹ thương tôi vì tôi không được một ngày cắp sách tới trường, không có tuổi học trò. Nhưng anh em tôi không buồn phiền gì cha mẹ, mà tự nhủ trong lòng về câu nói của cha tôi:

Gia bần tri hiếu tử

Quốc loạn thức trung thần


Tôi luôn tự hào về dòng tộc và gia đình mình - một gia đình cách mạng. Anh trai Mai Đăng Sỏ tham gia đội tự vệ xã đã hi sinh trong một cuộc chống càn giặc Pháp. Hai người em giá đều bị giặc Pháp giết hại trong các cuộc càn quét vào thôn xóm. Anh trai Mai Đăng Dân sinh năm 1924, trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều là cơ sở che giấy cán bộ cách mạng. Em trai Mai Đăng Hà, sinh năm 1932, đã từng tham gia vào đội tự vệ xã, làm công tác xã ủy, bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Đà Nẵng. Sau khi trở về, Mai Đăng Hà tiếp tục hoạt động chống Mĩ cho đến năm 1968 lại bị địch bắt và đày ra Phú Quốc. Đầu năm 1973, Mai Đăng Hà được trao trả, Nhà nước cho ra miền Bắc an dưỡng và sang Trung Quốc chữa bệnh. Năm 1975 trở về quê hương tiếp tục công tác, làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Hải nhiều khóa, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

*

Sinh ra trong gian khó, lớn lên dưới bóng tre làng, trong tiếng sóng biển và lời ru của mẹ, trong tình nghĩa xóm làng, đó chính là dòng sữa ngọt, giáo dưỡng, bồi đắp cho tôi tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Luôn phải sống xa quê hương nhưng dòng tộc, gia đình luôn trong trái tim tôi. Đó là nguồn sức mạnh to lớn, tiếp thêm nghị lực để tôi vượt qua mọi gian lao, thử thách trong suốt dặm đường hơn nửa thế kỉ theo Đảng đi kháng chiến, làm cách mạng.

Quê hương, gia đình là cội rễ, là niềm tự hào, là tình yêu thương thành kích còn mãi trong tôi.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:47:53 am »

2. KHÔNG CÓ TUỔI HỌC TRÒ

Tôi sinh ngày 25 tháng 12 năm Đinh Mão - 1927.

Sống trong đêm trường nô lệ của người dân mất nước và sự áp bức của bọn địa chủ phong kiến nên trong câu hát mẹ ru tôi cũng đẫm nước mắt. Chuyện thường thấy ngày ấy là cảnh đi xâu, đi lính, là đòn roi đánh đập của bọn cường hào gian ác đối với dân lành.

Cũng như bao vùng quê khác dọc biển miền Trung, Hòa Vang quê tôi có tiếng là nghèo khổ. Người dân quê tôi chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Hầu hết nhân dân lao động là dân cày nhưng người dân đa số không có ruộng. Phần lớn ruột đất bị bọn phong kiến, địa chủ cường hào chiếm hữu, một phần nhỏ là của nông dân tự khai hoang. Dải đồng bằng ven biển vốn đã nghèo về độ phì nhiêu nay gặp cảnh sưu cao thuế nặng, cuộc sống người dân ngày càng cực khổ.

Đã thế, nhà tôi lại hai lần bị cháy. Lần cháy thứ nhất mẹ tôi còn ở nhà, phát hiện sớm nên đồ đạc và dụng cụ nghề biển, nghề nông còn mang ra được. Bộ ngựa bốn tấm của ông nội để lại, mà anh em tôi thường cũng cứu được. Còn lần cháy thứ hai thì có ba anh em ở nhà là Mai Đăng Hà, Mai Thị Ca và tôi là lớn hơn.

Chúng tôi đang ngủ, bỗng thấy lửa cháy từ sau nhà. Khi thức dậy thì ngọn lửa đã lan rộng, nóng rát, tôi chỉ kịp dắt các em ra xa rồi vừa khóc vừa kêu la. Mấy người hàng xóm ở gần đó chạy tới thì ngọn lửa đã lan trùm khắp nhà, thiêu rụi căn nhà và toàn bộ tài sản, ngư cụ, nông cụ… Chúng tôi chỉ biết kêu khóc trước sự mất mát lớn lao này. Nguyên nhân cháy nhà có lẽ là do gia đình đi lại, cát chảy lấp ruộng. Chủ rộng đã báo động nhưng cha mẹ tôi không đi chỗ khác được vì chỗ ở nằm dưới trũng, màu gió bấc còn cát cao án ngữ giảm bớt rét lạnh cho gia đình. Có lẽ, người ta đốt nhà là buộc để mình đi nơi khác. Đó cũng chỉ là dự đoán của mấy anh em chúng tôi. Vì cha mẹ tôi ăn ở được lòng hàng xóm, không có mâu thuẫn với ai. Tuy không có của nhưng lại có công, có nghề và có chủ nên ai cần nhờ gì là cha mẹ tôi giúp đỡ tận tình. Nhà cháy lần thứ hai gia tài khánh kiệt, cha mẹ tôi phải vay mượn nhiều nơi và bà bon thân tộc nội ngoại hỗ trợ một phần mới làm được chỗ ở trú mưa nắng cho gia đình và sắm lại ngư cụ, nông cụ và đồ dùng sinh hoạt.

Cảnh túng thiếu của gia đình đến cùng cực khi anh Ba Dân, anh Tư đang học lớp ba, lớp tư cũng phải nghỉ học, cha mẹ cho hai anh đi ở vừa để đỡ được vài miệng trong lúc đói kẽm vừa vay được tiền lo việc nhà. Tôi cũng các em ở nhà giúp cha mẹ việc nhỏ. Mùa gặt thì lượm những bông lúa sót, lúa rời; mùa khoai đậu thì đi mót khoai đậu. Khổ nhất là giáp hạt, ngày ba thắng tám đói rét, thiếu trước hụt sau, bữa ăn phần nhiều là khoai sắn mà cũng không đủ nỏ. Nhà trống, vườn cát trắng, đói cũng không tìm ra được cái gì để ăn. Nhiều lúc đến bữa ăn chờ mẹ đi chợ về, hoặc có hôm chờ mẹ đem cơm cấy về. Quê tôi có thói quen tục lệ là mẹ đi cấy thuê thì trưa được ăn cơm và chủ cho thêm đôi ba bát đem về cho con. Gọi là cơm nhưng thực ra một hạt cơm cõng tới chín mười lát khoai hoặc sắn ngô. Nhưng mỗi lần thấy mẹ đi cấy về, mấy anh em mừng lắm vì có cơm ăn. Mẹ đem cơm về, dặn dò đôi câu rôi đi ngay cho kịp buổi cấy chiều. Chúng tôi đem cơm ra rồi lựa những hạt cơm ít ỏi nhường cho em, còn mấy anh em chia nhau ăn phần còn lại. Cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua.

Cái ăn đã thế, cái mặc còn khó khăn hơn. Tấm áo, manh quần của mấy anh em chúng tôi cha mẹ thay nhau vá nhiều lần mà vẫn chưa kín. Đã thế, đứa nào cũng bị ghẻ lở, chấy rận lúc nhúc. Thỉnh thoảng anh Ba Dân kiếm thuốc về, bọn tôi xuống sông tắm rửa, kì cọ cho nhau, lau khô xức thuốc ghẻ, bắt chấy rận. Chúng tôi quý anh Ba Dân như chị gái.

Đói đã khổ rồi, thêm cái lạnh mùa đông lại càng khổ bội phần. Quần áo đã thiếu, chiếu đắp cũng không đủ. Hai ba anh em ngủ chung, chiếu đắp không kín, đứa kéo qua, đứa kéo lại. Rốt cuộc kín đầu thì hở chân, thế rồi ôm nhau mà ngủ. Sáng dậy cười hòa với nhau.

Nhà tuy nghèo, đông người nhưng lại rất thương nhau. Có lẽ chúng tôi ảnh hưởng nhiều ở cha mẹ tôi. Tôi chưa hề nghe cha mẹ to tiếng, cái vã với nhau, ngược lại từ đường kim mũi chỉ, kể cả nhai cơm cho em, cha cũng làm thay cho mẹ. Bà con xóm làng nhờ việc gì làm được là ba tôi không từ chối.

Sau vụ cháy nhà lần thứ hai, cảnh túng thiếu, cơ hàn của gia đình tôi kéo dài nhiều năm. Mặc dù cha mẹ làm quần quật mà vẫn chưa khôi phục những mất mát sau vụ hỏa hoạn này. Tôi rất thương hai em gái nhỏ là Mai Thị Đờn, Mai Thị Nhịp. Đã 4 - 5 tuổi mà vẫn ở trần chăn bò, lại còn phải đi kiếm củi về đun nấu.

Trước tỉnh cảnh ấy, em ruột ông nội là Mai Đăng Phong ở làng Khuê Nam thấy cha mẹ tôi khổ quá, nói với cha tôi: “Hay để chú nuôi bớt cháu Do giữ con trâu mới mua”. Cha tôi đồng ý ngay và tôi đi luôn cùng với ông. Ở kiếm cơm ăn chứ không có tiền bạc gì, ông bà, chú Ba và các cô con gái của ông: cô Duyên và cô Ngộ đều coi tôi như cháu. Vì vậy, ngoài chăn trâu, tôi không làm thêm việc gì trong nhà nữa. Khi lên 9 - 10 tuổi, cha đưa tôi về thế chân cho anh Ba Dân ở nhà bà Trùn Cơ, để anh Ba về ở cho nhà thầy Ẩn như ba tôi đã hứa trước lúc mượn tiền. Nhà thầy Ẩn làm nghề thuốc bắc. Tôi ở nhà ông chú được 2 năm thì cha tôi đưa về ở cho thầy Ẩn để anh Ba Dân về lao động phụ giúp gia đình. Lúc này anh tôi đã 17 - 18 tuổi. Từ đó, anh Ba là lao động chính trong nhà, cả nghề ruộng và nghề biển. Anh phụ với cha tôi đi cày, thả lưới, buông câu. Anh Ba tôi bơi lặn giỏi, lặn sâu 3 - 4 sải nước. Có thêm lao động chính, nên cũng có thêm đồng tiền bát gạo, giúp cha mẹ trang trải nợ nần. Những nhà mà anh em tôi đi ở đợ đều là bà con phía bà cố tôi - vợ ông Mai Đăng Hậu - Phó Tổng Tân Lưu (về phía ông thì cha tôi phải kêu các ông các bà ấy bằng anh chị, nhưng về phía bà cố vợ của cố tôi thì các chủ nhà ấy lại gọi tôi bằng anh).
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:48:21 am »

Trong các nhà anh em tôi ở đợ, có nhà thầy Đê là cha mẹ tôi nhờ vả nhiều hơn. Trong lúc gia đình khó khăn cũng vay mượn nhiều hơn. Vì vậy, anh Tư ở đó đã 4 - 5 năm vẫn chưa trả hết nợ. Khi anh Tư đã lớn về nhà lao động giúp cha mẹ, tôi phải đến ở thế cho thầy Đê.

Trước khi về ở cho thầy Đê, tôi buồn bã nói với cha: “Sao mà con cứ đi hoài”. Tôi muốn cha cho tôi đi học, được vui chơi với bạn bè. Tuy cùng trang lứa nhưng họ đều được cho đi học và có chữ nghĩa hơn tôi. Tôi không muốn mình mù chữ. Trong khi cha tôi được ông nội cho ăn học đầy đủ chữ Hán, có tinh thông về sách của Khổng Tử, Mạnh Tử. Trước yêu cầu chính đáng, ông ôm tôi, sụt sùi rưng lệ và nói: “Cha mẹ có lỗi với các con. Nhà ta khi có anh Ba về lao động cha mẹ cũng đỡ vất vả một phần nhưng nợ nần vẫn chưa trả xong, các em thi còn quá nhỏ. Sắp cưới vợ cho anh Ba mà nhà vẫn chưa sửa được. Anh Tư lớn rồi muốn con thay để anh Tư về thêm một lao động chính trong nhà. Nhưng thôi, cha nói với anh Tư con ráng ở vài ba năm nữa hết nợ rồi về. Nếu đến trường thì khó quá. Em Hà đang học dở, nếu thêm con đi học nữa thì gia đình rất khó khăn. Để ba gửi con lên chùa Non Nước ở với chú Ba Kí Quờn, chú Yến. Lên đó con vừa có cơm ăn, vừa học được chữ, lại được tụng kinh niệm Phật, ở nhà đi học lúc này cha mẹ không kham nổi”.

Tôi nghe trong bụng cha rất muốn để mình đi học nhưng do gia đình khó khăn nên phải cho lên chùa để đi tu kiếm chữ. Lại cạo trọc đầu, gửi thân vào cửa Phật, cùng chú Ba, chú Yến đi tu suốt đời, như vậy có nên không? Tuy rất kính Phật, tôn trọng nhà chùa và các chú, nhưng đi tu cạo trọc đầu thì tôi không ưng. Đã nhiều lần gặp chú Ba, chú Yến, tôi và bọn chăn trâu, chăn bò hát nhạo báng các chú: Nam mô năm mi cái chi để đó, cái sọ thì tu, cái mu thì chùa. Các chú đã rượt đuổi tôi. Nay làm sao lên ở với các chú được, lại còn phải cạo đầu trọc, đọc kinh sớm tối như các chú tiểu. Tôi nghĩ vậy và bỏ ý định đi học. Tôi lại xin cha cho đi ở thế chân anh Tư. Cha tôi đành chấp nhận.

Tôi đi ở cho nhà thầy Đê lâu nhất và cũng là thời kì để lại ấn tượng sâu đậm. Ngoài chăn bò, cắt cỏ, gánh nước, xay lúa, giã gạo, tát nước, tôi còn đi thả lưới giăng câu với chủ nhà. Nhà thầy Đê làm nghề thuốc bắc nổi tiếng khắp vùng nhưng các con của ông lại hoạt động cách mạng. Ông bà có hai người con trai. Anh con trai lớn tên là Hai Đê, vợ anh là chị Ba Giá. Họ đã có con trai tên là Chẩn, con gái tên là Ti. Chị Ba Giá có trình độ văn hóa cỡ yếu lược (tiểu học), ngoài công việc của dâu con trong nhà, đến mùa lúa, đậu phộng chị đi mua về làm gạo và ép dầu để bán. Anh con trai thứ ba là Trần Văn Chương, khi đi hoạt động cách mạng gọi là Trần Văn Hoa. Vợ anh là chị Chín Đoi cùng ở làng Khuê Đông.

Trước khi khởi nghĩa mấy tháng, tôi được anh Ba Chương tin cậy nhờ đưa thư cho mấy người bạn cùng hoạt động như anh Quyết, tu ở chùa Non Nước. Sau khi cướp chính quyền, anh là xã đội trưởng đầu tiên của xã Hòa Quý. Trong một lần hướng dẫn các đội viên cách sử dụng lựu đạn, anh đã đập nhiều lần, lựu đạn nổ và hi sinh. Tôi còn đưa thư cho anh Thăng, anh Thị ở Mĩ Thị, Bà Đa, anh Trần Văn Chánh ở xóm Sơn Thủy. Sau mỗi chuyến đưa thư từ, tài liệu và được gần cách anh tôi thấy mình trưởng thành, cứng cáp, tự tin hơn. Các chú còn dạy tôi những bài học vỡ lòng về Việt Minh, về Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau Cách mạng Tháng Tám, các anh Quyến, Thăng, đều tham gia trong Ủy ban xã và các ban ngành đoàn thể, riêng anh Cháu sau này tập kết ra Bắc, làm ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, tôi vẫn đi ở đợ, vừa tham gia hoạt động đoàn thể thanh niên, dân quân du kích, Vì vậy, hôm nào đoàn thể thông báo có công việc thì ban ngày tôi phải gửi bò cho bạn bè trông coi về làm hết việc để đêm mới được đi. Thời gian ở nhà thầy Đê, dô tôi lao động tốt, giúp được nhiều việc cho hai chị dâu nên các chị đã dạy tôi học. Hai chị dạy tôi học vần xuôi, vần ngược, cách đánh vần, viết chính tả, làm các phép toán. Những lúc rỗi các chị vẫn đọc thơ, kể chuyện cho tôi nghe. Có những câu chuyện các chị kể đến bây giờ tôi vẫn nhớ. Nhờ lòng tốt của chị Ba Giá và chị Chín Đoi mà tôi biết được chữ, làm cơ sở để mở mang học vấn và văn hóa sau này.

Đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, giặc Pháp ở Đà Nẵng mở rộng phạm vi chiếm đóng. Chúng bắn pháo vào chùa Non Nước, vào thôn Sơn Thủy và cho lính lùng sục, càn quét. Vì vậy, nhà thầy Đê cùng bà con trong làng gồng gánh đi tản cư, vào mãi Duy Xuyên, Đại Lọc. Tôi ở nhà cùng với dân quân bảo vệ xóm làng. Sau đó xã chọn 16 người, trong đó có tôi ra tăng cường cho Tiểu đoàn 102 thuộc Trung đoàn 93 của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đang làm nhiệm vụ trên phòng tuyến phía bắc chùa Non Nước. Tôi mừng quá, bỗng chốc mình được cầm súng, không phải đi ở nữa. Tôi về báo với cha mẹ và các anh. Hai anh không muốn để tôi đi. Tôi thưa lại: một là tôi đã tròn 18 tuổi, hai là tôi đã đi ở thế để hai anh về phụ giúp cha mẹ thì nay cũng phải để tôi đi bộ đội thế hai anh. Hơn nữa, tôi đã được xã chọn vào danh sách 16 người bổ sung cho quân đội. Thế là hai anh và cha mẹ đành phải để tôi đi.

Chí trai của tôi được hun đúc từ ngày ấy.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 08:49:08 am »

LÊN ĐƯỜNG ĐÁNH GIẶC

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, tôi được cầm lá phiếu thực hiện quyền công dân của nước Việt Nam độc lập đi bầu Quốc hội khóa đầu tiên. Với thắng lợi to lớn của cuộc bầu cử Quốc hội và các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, chính quyền cách mạng đã được củng cố. Ủy ban hành chính các cấp do Hội đồng nhân dân bầu ra, thay cho các Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, là cơ quan quyền lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với việc củng cố chính quyền cách mạng, mọi công việc chuẩn bị kháng chiến để bảo vệ chính quyền non trẻ cũng được tiến hành ráo riết. Được chính quyền và Mặt trận Việt Minh huyện Hòa Vang hướng dẫn và tổ chức, các tầng lớp nhân dân sôi nổi thực hiện chủ trương vũ trang toàn dân của Đảng.Từ phố huyện Hòa Vang đến khắp mọi làng xã, các lò rèn ngày đêm nổi lửa rèn mã tấu, dao kiếm. Quê tôi như một công binh xưởng.

Cuối năm 1946, quân Pháp kéo về đóng đồn ở Mĩ Thị. Quê tôi đầy bóng giặc. Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, “tiêu thổ kháng chiến”, mẹ và các em tôi tản cư vào tận Duy Xuyên, Đại Lộc. Thanh niên trong làng người tòng quân, kẻ vào du kích. Mấy anh em tôi vào đội du kích ở lại bám trụ chiến đấu bảo vệ quê hương. Trang bị còn thô sơ nhưng lòng căm thù, ý chí giết giặc của chúng tôi lên rất cao. Tôi được chọn vào đội du kích tham gia mặt trận Non Nước.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có đoạn: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”(1).

Đáp lời kêu gọi của Bác Hồ, toàn dân, toàn quân Việt Nam đã nhất tề đứng lên cầm vũ khi đánh giặc Pháp.

Hòa Hải quê tôi lúc này như một chiến trường. Già trẻ, gái trai say sưa luyện tập quân sự. Các em thiếu niên nhi đồng cũng học bắn súng, múa gươm, tập đánh trận. Tinh thần thượng võ của người dân đất Quảng, nhân dân Hòa Hải được khơi dậy với một chất lượng mới. Tinh thần kiên cường bất khuất và truyền thống chống giặc ngoại xâm của người dân quê tôi như ngọn lửa được thổi bùng lên. Các tiểu đội du kích Hòa Hải hừng hực khí thế sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.

Cuộc đời của tôi không biết sẽ đến đâu nếu không có ngày trọng đại: Gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đó là một ngày đầu tháng 2 năm 1947, khoảng 8 - 9 giờ sáng, cha đưa tôi đến nơi tập trung giao cho đơn vị bộ đội. Đợt nhập ngũ ấy trong xã tôi có 6 anh em. Hôm ấy tôi mặc bộ quần áo ba ba may bằng vải diềm bâu nhuộm nâu. Trong chiếc túi vải nhỏ, còn thêm bộ bà ba và chiếc quần soóc. Nhà nghèo, cha mẹ đã phải vay mượn, sắm cho tôi bộ quần áo để ra đi cho “bằng anh bằng em”. Để khi mít tinh, hội họp, chiến đấu, tăng gia sản xuất tôi sẽ mặc hai bộ quần áo ấy. Nắm tay tôi, ông nói với người chỉ huy đơn vị: “Thằng con tôi còn nhỏ, còn khờ lắm, mong các anh, các chú giúp dỡ cháu”. Nói xong cha tôi khóc. Đôi vai gầy nhô lên hạ xuống theo tiếng nức nở và những giọt nước mắt lên trên gò má sạm đen. Đây là lần đầu tiên tôi thấy cha khóc. Tôi cũng khóc theo, khóc như đứa trẻ bị đánh đòn khi để trâu ăn lúa. Đến lúc có anh bộ đội dỗ tôi mới chịu yên. Cha nắm tay tôi lần nữa rồi ra về. Tôi nhìn theo bóng người cha thân yêu cho đến khi khuất hẳn sau cồn cát trắng.

Bấy giờ Liên khu 5 đã có lực lượng quân sự khá mạnh với 3 đại đoàn quân chủ lực: Đại đoàn 31 đóng ở Đà Nẵng, Đại đoàn 23 đứng chân ở Bình Định và Đại đoàn 27 đảm nhiệm địa bàn tỉnh Phú Yên.

Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Phạm Văn Đồng và Khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu 5, chiến tranh nhân dân ở Quảng Nam - Đà Nẵng có bước phát triển mới. Lực lượng vũ trang của tỉnh có cấp trung đoàn. Nhằm đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh nhân dân, lực lượng vũ trang được hình thành gồm cả tại chỗ và tiếp nhận các đơn vị Nam tiến. Từ cuối năm 1947, do yêu cầu của cuộc kháng chiến nên lực lượng rút lại, chủ yếu là cấp tiểu đoàn và trung đoàn. Trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng lúc này có Trung đoàn 93 chịu trách nhiệm ở vòng ngoài và Trung đoàn 96 chủ lực của khu (do cán bộ, chiến sĩ Nam tiến làm nòng cốt) chịu trách nhiệm chiến đấu ở nội thành.

Chú thích
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM