Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:29:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn Bộ binh 1 anh hùng - (R20 - Quảng Đà)  (Đọc 63362 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:21:09 am »

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LỊCH SỬ
TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 1 ANH HÙNG
( R20 – QUẢNG ĐÀ )





NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
05 – 2005

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:29:05 am gửi bởi fantomasft » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:35:20 am »

LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 1 “R20”
ANH HÙNG
--------------


Chỉ đạo nội dung:

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Tổ chức thực hiện:

BAN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

TỔNG KẾT – VIẾT SỬ


Biên soạn bản thảo:

                    Thượng tá: LÊ DUY MINH – Chương 1, 2, 3 và 5

           Thượng tá: NGUYỄN HỮU TÀI – Chương 4


CUNG CẤP TÀI LIỆU


BAN LIÊN LẠC TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 1 “R20”


LẠI NAM DƯƠNG, NGUYỄN XUÂN KHOA, LÊ NGỌC BẢY, PHẠM XUÂN QUÍ, PHẠM NGỌC HUÂN, NGUYỄN VĂN THÔNG, BÙI HỒNG KHANH, NGUYỄN THANH TÙNG, LÊ VĂN THẮNG, LÊ VĨNH AN
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 02:26:57 pm gửi bởi macbupda » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:40:46 am »

Lời giới thiệu

   Ngày 19.05.1965, tại bãi cát thôn Giảng Hòa, xã Lộc Quí (nay là xã Đại Thắng), Vùng B Đại Lộc, Tiểu đoàn bộ binh “R20” bộ đội địa phương tỉnh Quảng Đà được thành lập, trên cơ sở các đại đội độc lập (Đ61, Đ62, Đ63 và Đ64) được hình thành trong phong trào diệt ác, phá kèm, đồng khởi giải phóng miền núi và nông thôn, đồng bằng.

   Ra đời trong giai đoạn cách mạng miền Nam đang trên dà thắng lợi, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy bị phá sản, buộc chúng phải thay đổi bằng chiến lược chiến tranh cục bộ, đưa quân Mỹ và Chư hầu vào xâm lược miền Nam, cứu nguy cho chế độ Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, đẩy cuộc chiến tranh lên một nấc thang mới, nguy hiểm hơn, làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng, do đó, việc thành lập Tiểu đoàn bộ binh R20 đánh dấu một bước trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Đà, đáp ứng yêu cầu chiến đấu đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt và sẵn sàng bước vào giai đoạn đánh Mỹ, thắng Mỹ.

   Trải qua 10 năm xây dựng, chiến đấu (1965 – 1975), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy (sau là Đặc khu ủy Quảng Đà) và Ban chỉ huy Tỉnh đội (sau là Bộ tư lệnh Mặt trận Quảng Đà), sự chi viện, giúp đỡ của các đơn vị, địa phương và sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân trên khắp các địa bàn của tỉnh, Tiểu đoàn R20 đã có những bước trưởng thành vượt bậc, liên tục cơ động chiến đấu lập nhiều chiến công xuất sắc ở Văn Quật, Kiểm Bền, Xuân Diệm, Gò Hà, Bồ Mưng, cầu Ông Nở, cây Da Lý, Xuyên Thanh, Gò Nổi, Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 Ngụy, Non Nước, Vĩnh Điện, Nam Phước, Đức Dục, Đá Đen, Gò Phan…

   Những chiến công đó góp phần đánh bại các âm mưu, thủ đoạn chiến thuật, chiến dịch và chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy, xây dựng truyền thống đơn vị “Cơ động, thọc sâu, đánh nhanh, diệt gọn”, tô đậm truyền thống: “Quảng Nam trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”, với những chiến công đó, Tiểu đoàn được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” tháng 12.1973.

   Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, thống nhất, Tiểu đoàn luôn giữ vững và phát huy mạnh mẽ truyền thống đơn vị anh hùng trong kháng chiến, ra sức xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, không ngừng học tập, huấn luyện, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên những địa bàn được phân công và hai lần chấp hành mệnh lệnh cấp trên đi làm nghĩa vụ Quốc tế ở chiến trường Tây Nam.

   Để ghi lại những chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn bộ binh “R20” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Năm 1990 – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ đã hợp đồng với anh Trần Trúc Tâm thu thập tư liệu, biên soạn tập sử “Tiểu đoàn 1 (R20)”. Nội dung, phương pháp thể hiện mang tính giáo dục tuyên truyền khá tốt.

   Nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.05.1890 – 19.05.2005), 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và 40 năm ngày thành lập Tiểu đoàn (19.05.1965 – 19.05.2005), Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng chỉ đạo thu thập, chỉnh lý tư liệu, biên soạn, tái bản tập “Lịch sử Tiểu đoàn bộ binh R20 Quảng Đà”, nay là Tiểu đoàn bộ binh 1 thuộc Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng.

   Nhân dịp này, Bộ chỉ huy quân sự thành phố chân thành cảm ơn các cơ quan liên quan, các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của Tiểu đoàn qua các thời kỳ.

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:18:18 am gửi bởi fantomasft » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:41:58 am »

CHƯƠNG MỘT

CAO TRÀO ĐỒNG KHỞI GIẢI PHÓNG

NÔNG THÔN, ĐỒNG BẰNG 1962 – 1965

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU ĐOÀN 1 (R20)

TỈNH QUẢNG ĐÀ



TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN, THẾ CÁCH MẠNG

   Ngày 20.07.1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ (Thụy Sĩ) về chấm dứt chiến tranh Việ Nam được ký kết công nhận chủ quyền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

   Theo Hiệp định, một đường giới tuyến quân sự tạm thời được thiết lập ở vĩ tuyến 17, để trong thời hạn 300 ngày, lực lượng của hai bên tập kết về vùng mình kiểm soát: Quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ở phía bắc vĩ tuyến 17, Quân đội Liên hiệp Pháp tập kết ở phía nam vĩ tuyến 17.

   Điểm C (Điều 14 của Hiệp định) ghi: Mỗi bên cam kết không dùng mọi cách để trả thù hoặc đối xử, phân biệt những cá nhân và tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong chiến tranh và cam kết bảo đảm mọi quyền tự do lựa chọn vùng cư trú. Các bên không tham gia một liên minh quân sự nào, không lập thêm căn cứ quân sự, không đưa thêm lực lượng quân sự, vũ khí, đạn dược vào miền Nam. Tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt, giam giữ trong chiến tranh.

   Ngày 21.07.1954, Hội nghị quốc tế về lập lại hòa bình ở Đông dương đã ký tuyên bố chung chứng nhận văn bản Hiệp định Giơ – ne – vơ. Tổ chức kiểm soát, giám sát quốc tế. Chứng nhận tuyên bố của Pháp sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam và xác định 2 năm sau (tức tháng 07.1956) dưới sự kiểm soát quốc tế để thống nhất đất nước Việt Nam.

   Hòa bình, độc lập, tự do trở về với dân tộc ta, thế nhưng Hiệp định ký kết chưa ráo mực, người dân Việt Nam, mà trước hết là nhân dân miền Nam chưa được tận hưởng một ngày hòa bình, lại phải bắt tay vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù mới.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 02:25:30 pm gửi bởi macbupda » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:20:05 am »

   Đế quốc Mỹ, cường quốc của một đất nước cách xa Việt Nam hàng vạn km, lịch sử hình thành mới hơn 200 năm, đã từng giúp Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, nay âm mưu gạt chân Pháp, để độc chiếm miền Nam Việt Nam. “Tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á. Đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ, bàn đạp tiến công miền Bắc, tiền đồn XHCN ở Đông Nam Châu Á” (1). Thực tế, ngay từ đầu, Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ – ne – vơ, ngày 21.07.1954, Ai – Xen – Hao, Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Hoa Kỳ không bị ràng buộc bởi những quyết định của hội nghị Giơ – ne – vơ”. Khi Hiệp định có hiệu lực thì lợi dụng các điều khoản để thực hiện các âm mưu, thủ đoạn từng bước can thiệp và nội bộ nước ta, đó là:

   - Tăng cường cố vấn và viện trợ.

   - Ra sức xây dựng, củng cố chế độ phát xít Ngô Đình Diệm (2) làm cơ sở để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới.

   Ngày 17.11.1954, chính quyền Mỹ cử tướng Cô – lin sang làm Đại sứ và tướng Ô – đa – ni – en sang làm trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ ở miền Nam.

   Đến Sài Gòn, các quan thầy Mỹ đề ra một loạt kế hoạch, chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng bộ máy ngụy quân, ngụy quyền từ Trung ương đến cơ sở. Từ chối Hiệp thương tổng tuyển cử. Thành lập các đảng phái, lực lượng chính trị phản động như: Đảng Cần Lao Nhân Vị, Phong trào cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới…, đế quốc Mỹ đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối SEATO (3).

   Ngày 23.10.1955, Mỹ - Diệm bày trò “Trưng cầu ý dân” nhằm truất phế Bảo Đại, dọn đường cho Diệm lên làm Tổng thống. Ngày 25.04.1956, trước sức ép của Mỹ, chính phủ Pháp tuyên bố giải tán Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp và rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam, chuyển giao các cơ sở quân sự, kinh tế, tài chính, ngân hàng cho Mỹ - Ngụy. Tháng 07.1956, Mỹ - Diệm tuyên bố cự tuyệt Tổng tuyển cử và trắng trợn tuyên bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 của Việt Nam”.


______________________________

1. Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4, tháng 12.1976.

2. Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) quê Lệ Thủy – Quảng Bình, năm 1930 làm Tuần vũ Bình Thuận, năm 1933 Thượng thư bộ lại, năm 1945 bị Việt Minh bắt giam, rồi phóng thích, năm 1950 sang Mỹ, tháng 6.1954 được Mỹ đưa về nước làm Thủ tướng, rồi làm Tổng thống đến tháng 11.1963 bị các thế lực khác do Mỹ dàn dựng, lật đổ và bị giết cùng em là Ngô Đình Nhu.

3. Khối SEATO: Liên minh quân sự của các nước Đông Nam Á với Mỹ - Anh – Pháp – Úc – Pakistan.

Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:34:36 am »


   Đến lúc này, cơ bản Mỹ - Diệm đã phá hoại hoàn toàn Hiệp định Giơ – ne – vơ, gạt Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tiêu diệt và làm tan rã lực lượng các giáo phái đối lập (Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo…) và một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng cộng sản ở những vùng trọng điểm, thiết lập bộ máy ngụy quân, ngụy quyền từ Trung ương đến cơ sở (xã, phường).

   Kết hợp xây dựng bộ máy chính quyền, Mỹ - Diệm ra sức thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng” nhằm tiêu diệt tận gốc các tổ chức cơ sở Đảng, tước đoạt mọi thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta giành được, phương châm thực hiện “tố cộng, diệt cộng” là “lâu dài, từng bước, triệt để”, khẩu hiệu hành động là “diệt cộng là yêu nước”, “giết lầm hơn bỏ sót”, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Mỹ - Ngụy coi đây là “quốc sách” là cuộc đấu tranh về “ý thức hệ”. Kế hoạch thực hiện chia làm nhiều giai đoạn, nhiều đợt, có trọng tâm, trọng điểm, thủ đoạn rất thâm độc, tàn bạo. Chưa hết, chúng còn đưa ra các sắc luật mang tính chất phát xít như Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, chém giết cán bộ, đảng viên không cần xét xử.

   Quảng Nam – Đà Nẵng là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và tay sai, nên Mỹ - Ngụy chọn làm trọng điểm “tố cộng, diệt cộng”, tập trung lực lượng mở các chiến dịch tố cộng “Phan Châu Trinh”, “Trịnh Minh Thế”, “Thanh Minh”, chúng đã gây ra nhiều cuộc tàn sát tập thể, dã man ở chợ Được (Thăng Bình), Hà Mật (Điện Bàn), Cây Cốc (Tiên Phước), Vĩnh Trinh (Duy Xuyên), Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà (Tiên Phước). Hàng ngàn cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng bị giết hại, hàng vạn cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng, gia đình kháng chiến bị tù đày, tra tấn, sám hối, tống tà trong các chiến dịch tố cộng. Trường học, đình làng, nhà chùa cũng trở thành nơi tập trung học tập tố cộng, tra tấn, đánh đập, truy bức những người kháng chiến. Không khí làng xóm, tộc họ, gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, ngờ vực, thiếu tin lẫn nhau. Thực chất đây là hành động trả thù hèn hạ, vi phạm các điều khoản của Hiệp định Giơ – ne – vơ, vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng.

   Quy luật vận động của tự nhiên là “tức nước ắt phải vỡ bờ”, quy luật vận động khách quan của xã hội cũng như thế. “Có áp bức ắt phải có đấu tranh”, thực tiễn là cán bộ, đảng viên và nhân dân bất chấp mọi âm mưu, thủ đoạn phát xít của Mỹ - Diệm, vẫn một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dù phải chịu tù đày, tra tấn, thủ tiêu, nhưng hầu hết không đầu hàng, phản bội, siết chặt quan hệ đoàn kết để đấu tranh chống đàn áp, khủng bố, chống “trưng cầu dân ý”, viết đơn lấy chữ ký gửi Ủy ban kiểm soát đình chiến quốc tế, đòi thi hành Hiệp định, Hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:47:22 am »


   Những tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên chưa bị lộ vẫn kiên trì trụ bám, để lãnh đạo phong trào, xây dựng cơ sở, bảo toàn lực lượng, tạo thời cơ phát động nhân dân đấu tranh, nổi dậy, cơ sở Đảng, gia đình kháng chiến bị địch khủng bố, kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn bí mật che dấu, nuôi dưỡng cán bộ, đảng viên, tạo điều kiện cho các đồng chí có nơi ăn, ở, đi lại hoạt động.

   Thực tế trên đây nói lên trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ, nhưng cán bộ, đảng viên và nhân dân trên khắp địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng vẫn đoàn kết, trung thành với Đảng, kiên định con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra. Đó là tấm lòng của người dân, là thế của cách mạng đối với vận mệnh của đất nước.

   Tháng 01.1959, trước đòi hỏi bức xúc của phong trào cách mạng miền Nam, BCHTƯ Đảng (Khóa II) tiến hành hội nghị lần thứ 15 – Hội nghị đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (4).

   Nghị quyết hội nghị xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực, lấy sức mạnh của nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.

   Nghị quyết 15 của BCHTƯ Đảng ra đời là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cán bộ và nhân dân ta. Sau những năm đấu tranh chống chế độ phát xít Mỹ - Diệm, dù phải trải qua nhiều hy sinh, tổn thất, nhưng vẫn một lòng hướng về Đảng, Hồ Chủ Tịch, tin tưởng sự thắng lợi tất yếu của cách mạng.

   Quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 5, tháng 03.1959 – Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng đề ra một số chủ trương, biện pháp nhằm biến những lý luận cách mạng khoa học mà Nghị quyết 15 đề ra trở thành hiện thực, chỉ ra con đường, lực lượng, phương châm, phương pháp đấu tranh cách mạng. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời trong việc vận dụng nghị quyết 15 vào đặc điểm tình hình cách mạng của Tỉnh.

___________________________

4. Dẫn theo: “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, tập 2, năm 1996, trang 228.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 11:03:25 am »

   Tháng 08.1959, một đoàn cán bộ chính trị do đồng chí Hồ Nghinh dẫn đầu, một đoàn cán bộ quân sự do đồng chí Trần Tốc dẫn đầu, tất cả họ là những người con của quê hương đất Quảng tập kết ra miền Bắc, nay băng rừng, lội suối trở về giải phóng quê hương.

   Đầu năm 1960, tại căn cứ địa cách mạng của tỉnh ở làng A Duân (huyện Hiên), Đảng bộ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tiến hành Đại hội đề ra nghị quyết lãnh đạo phong trào cách mạng. Đây là cái mốc lịch sử trọng đại của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, chấm dứt thời kỳ đấu tranh giữ gìn lực lượng chuyển sang phương châm kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

   Sau Đại hội tỉnh, Đảng bộ, Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban quân sự tỉnh, do đồng chí Trần Thận – Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng ban.

   Để hoàn thành đường lối cách mạng cả nước nói chung, miền Nam nói riêng, tháng 9.1960, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Ngày 20.12.1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

   Đầu tháng 01.1961, Quân ủy Trung ương chỉ thị thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, do Thiếu tướng Trần Lương (tức Trần Nam Trung) - Ủy viên Trung ương Đảng làm Tư lệnh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ cộng hòa miền Nam Việt Nam 1961 – 1975), đây thực chất là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu, giải phóng miền Nam” (5).

   Những sự kiện lịch sử trên đây góp phần to lớn vào việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, ngọn đuốc soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của quân và dân cả nước nói chung, miền Nam nói riêng.

   Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Ban quân sự tỉnh, các huyện miền Núi lần lượt tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền, du kích tập trung để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Sau đó phát triển thành từng tiểu đội, trung đội bộ đội địa phương, lực lượng nòng cốt của phong trào đồng khởi giải phóng miền Núi, đỉnh cao là khởi nghĩa làng Ông Tía (Phước Sơn) tháng 03.1960, tiếp đến là các trận tiến công, tiêu diệt quận lỵ Hiệp Đức, Trà My.

______________________

5. Ở Khu 5: Ngày 27.07.1961 Đảng ủy – Bộ tư lệnh Quân khu 5 được thành lập.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 04:16:29 pm gửi bởi fantomasft » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 12:34:59 pm »

   Ở cánh bắc có các trận tập kích tiêu diệt đồn Ga Lâu, Bót – Xít… Tháng 3.1961, Đại đội H29 phối hợp với lớp đào tạo cán bộ Tiểu đội trưởng, do đồng chí Nguyễn Chơn (6) chỉ huy tổ chức trận địa phục kích ở làng Trao (huyện Hiên) diệt gọn 1 đại đội Bảo an, trong đó diệt 30 tên, bắt sống 60 tên, 4 súng ĐKZ 57, 9 súng đại liên, 80 súng tiểu liên. Sau đó tiến công đồn Rô (nằm trên đường 14) diệt 100 tên, thu 30 súng, miền Núi được hoàn toàn giải phóng. Đây là thắng lợi có ý nghĩa to lớn đối với quá trình kháng chiến của quân và dân ta, đập tan bộ máy kèm kẹp của Mỹ - Ngụy ở miền Núi, giải phóng cho hàng ngàn đồng bào dân tộc Ca – Tu, Ê – đê, H’Mông, xây dựng căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy các cấp đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh, đồng thời còn tạo ra bàn đạp, hành lang tiến xuống giải phóng nông thôn, đồng bằng.

   Căn cứ miền Núi mở ra, nhiều đoàn cán bộ từ miền Bắc tiếp tục trở về làm hạt nhân xây dựng lực lượng cách mạng.

   Cuối năm 1960, Quảng Nam – Đà Nẵng được bổ sung một khung cán bộ đủ để thành lập tiểu đoàn. Tỉnh ủy – Ban quân sự tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các đội vũ trang tuyên truyền ở vùng giáp ranh và đồng bằng vận động lên căn cứ miền Núi tham gia cách mạng. Có nguồn thực lực, Tỉnh ủy quyết định thành lập 5 đại đội bộ đội địa phương của tỉnh. Bao gồm 3 đại đội bộ binh (mật danh H21, H30, H36), 1 đại đội đặc công (mật danh H29), 1 đại đội quân báo – trinh sát (mật danh H32). Quân số mỗi đại đội chỉ mới hơn 30 cán bộ, chiến sĩ, nhưng chất lượng rất cao, đó là tỷ lệ đảng viên, trình độ kỹ, chiến thuật tinh nhuệ. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị bảo đảm cũng được hình thành như: Thông tin liên lạc, vận tải, trạm xưởng quân giới, quân y. Không khí cách mạng ở khắp bản làng miền Tây của tỉnh lại bùng lên, đồng bào các dân tộc rất phấn khởi, tin tưởng. Tuy nhiên, thắng lợi bước đầu gặp không ít khó khăn, đó là nơi ăn, chốn ở, lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí trang bị gần như phải tự lực hoàn toàn, nhưng với đường lối chiến tranh nhân dân: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực, tự cường” và tư tưởng “lấy dân làm gốc, có dân là có tất cả”, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” mà đường lối cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị cùng nhân dân siết chặt quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp để vượt qua thử thách, gian khổ, cầm chắc tay súng chiến đấu, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Ngụy.

______________________

6. Nguyễn Chơn: Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng – Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 04:15:09 pm gửi bởi fantomasft » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 12:46:45 pm »

   Trước sự hồi phục, phát triển của phong trào đồng khởi ở các địa phương trên cả miền Nam, đã buộc Mỹ - Diệm phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, một loại hình chiến tranh xâm lược, mà chính quyền Mỹ coi đây là một phát kiến mới mẻ nhằm đối phó với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, miền Nam Việt Nam là chiến trường đang nóng bỏng, cần phải đưa “chiến tranh đặc biệt” vào thí điểm bằng các chiến dịch, chiến thuật tác chiến, vũ khí, trang bị hiện đại, thông qua đội quân tay sai do cố vấn Mỹ huấn luyện, chỉ huy nhằm tiêu diệt cách mạng miền Nam và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới.

   Mỹ - Diệm lấy kế hoạch Sta – lây – Tây – lo (7) làm nòng cốt để thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt. Cốt lõi của kế hoạch đó là: Gom dân, lập ấp, bình định nông thôn miền Nam trong vòng 18 tháng (từ tháng 07.1961 – 12.1962). Gom dân, lập ấp chiến lược (8 ) là biện pháp hết sức thâm độc, nó như một trại giam trá hình để kèm kẹp, kiểm soát nhân dân, thực hiện “tát nước, bắt cá” để tiêu diệt cơ sở cách mạng.

   Diệm – Nhu còn coi đây là “quốc sách”, là xương sống của “bình định”. Để điều hành kế hoạch bình định, lập ấp, tháng 02.1962, Mỹ chuyển cơ quan viện trợ (MAAG) thành Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ (MACV) do Đại tướng Pôn – Hác – Kin làm Tư lệnh, đồng thời đưa 3000 cố vấn vào miền Nam và 400 lính thuộc lực lượng đặc biệt của C.I.A (Cục tình báo Trung ương Mỹ) vào Nha Trang, Đà Nẵng để xây dựng, huấn luyện biệt kích rừng và người nhái.

   Quảng Nam – Đà Nẵng từng là trọng điểm của “tố cộng, diệt cộng” nay Mỹ - Ngụy cũng chọn làm thí điểm thực hiện “lập ấp, bình định”.

___________________________

7. Sta – lây: Tiến sĩ, Viện nghiên cứu chiến lược Stan – pho Mỹ, Mắc – xoen – Tây – lo: Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

8. Ấp chiến lược được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm được rút ra từ việc xây dựng “khu trù mật”, “khu dinh điền”, “ấp kiểu mẫu”, trước đó nhưng nặng nề về mặt tổ chức hành chính, quân sự, có tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, có cố vấn Mỹ theo sát hướng dẫn, kiểm tra. Mỗi ấp có một ban trị sự, 1 trung đội dân vệ, 1 trung đội nhân dân tự vệ, 1 đoàn bình định, cảnh sát… Cấu trúc mỗi ấp về đại thể, giống như một trại giam trá hình. Dựa vào địa hình, địa thế thôn, xóm, Mỹ - Ngụy bắt dân dồn vào bên trong và đóng góp công sức, tre gỗ rào 3 lớp rào (1 lớp rào tre hình chữ X, 2 lớp rào đơn bằng thép gai). Xen kẽ giữa mỗi hàng rào là 2 giao thông hào có cắm chông dưới lòng hào. Chúng gọi đây là kiểu phòng thủ “2 sông 3 núi”. Nhân dân ra vào hàng ngày chỉ được đi theo cổng chính và chịu sự kiểm soát của lính gác ở cổng.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 04:15:51 pm gửi bởi fantomasft » Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM