Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:07:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488996 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #120 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 04:26:36 pm »

Tổ hợp tên lửa phòng không "Pechora-2M"


“Pechora-2M” là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài chính liên quốc gia Nga – Belarus “Các hệ thống phòng thủ”. Trong quá trình hiện đại hóa, trong tổ hợp, các yếu tố cơ bản được thay thế hoàn toàn, được lắp hệ thống quang điện “Ngày – đêm” mới nhất và tổ hợp phòng thủ kỹ thuật vô tuyến điện để đối phó với các loại tên lửa chống ra đa. Thiết bị phóng với hai tên lửa lắp trên gầm xe tải do nhà máy xe máy kéo Minsk sản xuất.

Sự hiện đại hóa nhằm đạt những mục tiêu chính:

- phục hồi tuổi thọ của hệ thống bằng cách thay thế và di chuyển các thiết bị cũ thành các thiết bị hiện đại hơn

- nâng cao khả năng chiến đấu của hệ thống qua việc mở rộng phạm vi tác chiến đối với các phương tiện tấn công đường không trong tình trạng nhiễu đơn giản và phức tạp

- nâng cao sự thuận tiện, rút gọn hình dạng bên ngoài và thời gian triển khai bảo dưỡng kỹ thuật của tổ hợp.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #121 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 04:51:20 pm »

Sự hiện đại hóa dự kiến:


- tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống khỏi các dải nhiễu tích cực và thụ động

- áp dụng hệ thống quang điện truyền hình nhằm phát hiện và tự động theo dõi mục tiêu trong chế độ làm việc thụ động trong điều kiện ban ngày và ban đêm từ máy do xa laze

- mở rộng khu vực tác chiến bằng việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại trong việc xác định tọa độ và các thiết bị vạch tọa độ (UKV), tăng cường độ chính xác khi theo dõi các mục tiêu

- tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ và bay tầm thấp

- áp dụng chỗ làm việc mới cho trắc thủ và sĩ quan điều khiển , được thực hiện trên cơ sở các thiết bị hiện đại với dữ liệu trên bảng thông tin từ kênh vô tuyến và quang điện, thông tin về tham số di chuyển và loại mục tiêu, khu vực hoạt động hiệu quả của tên lửa đối với mục tiêu, sự chuẩn bị cho thiết bị phóng và các thông tin cần thiết khác

- cài đặt thiết bị tập luyện mô phỏng hiện đại hóa nhằm đào tạo trắc thủ

- bảo đảm sự kiểm soát ngầm với sự cung cấp thông tin về sự hư hỏng, trục trặc của tổ hợp, bảo gồm cả những phần tử có thể thay thế lẫn nhau (pin, modul)

- thay mới các thiết bị chính trên cơ sở các yếu tố và công nghệ mới. Sự thay thế bao gồm: cabin – 100%; trạm ăng ten – 80%; thiết bị phóng – 80%

- giảm số phụ tùng thay thế từ 8 đến 10 lần
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #122 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 05:15:38 pm »

Sự hiện đại hóa có thể được thực hiện trong hai phiên bản:

1. Lắp trong ống phóng – với các phương tiện vận tải cho của thiết bị phóng, trạm ăng ten cùng các thiết bị cung cấp điện.
2. Dạng cơ động (không lắp trong ống phóng) – với sự lắp thiết bị phóng, trạm ra đa và cabin điều khiển trên khung gầm ô tô và các thiết bị cung cấp điện tự động
Khi hiện đại hóa cabin điều khiển, các thiết bị cũ bị được thu hồi hoàn toàn. Các thiết bị hiện đại được tiếp nhận; sự biểu hiện và xử lý thông tin, các thiết bị kiểm soát, huấn luyện và chỉnh lý tài liệu trên cơ sở được sử dụng trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại.

Trang bị mới gồm có: chỗ làm việc được tự động hóa của sĩ quan chỉ huy, sĩ quan điều khiển, trắc thủ , máy vi tính điều khiển và kiêm tra, thiết bị trao đổi thông tin, thiết bị ghi chép tham số, thiết bị tập luyện và các trang thiết bị khác. Thiết bị được lắp trong các ống phóng mới hoặc trên gầm xe tải. Cabin có thể có trang bị dành cho việc nâng tên lửa khi lắp trên gầm xe tải và tháo khi bố trí trên trận địa.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 09:39:32 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #123 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 05:36:22 pm »

Khi hiện đại hóa đài ra đa, các thiết bị cũ được thu hồi, tiếp nhận thiết bị máy ngắm vô tuyến quang điện mới. Trang bị mới, được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại và công nghệ rắn: thiết bị thu (bộ phận cao tần và máy tăng áp chính), hệ thống kháng nhiễu, hệ thống số chọn lọc mục tiêu di động (SDTs), thiết bị lập trình chỉ huy điều khiển tên lửa và các hệ thống tọa độ, máy phát điện đồng bộ, máy vi tính điều khiển và kiếm tra, nguồn điện và các trang thiết bị khác. Bộ cảm biến dẫn đường điều khiển mới được lắp đặt, máy ngắm vô tuyến quang điện hiện đại hơn, máy đo xa laze và các yếu tố mới điều khiển sự hoạt động của ăng ten và các thiết bị trao đổi thông tin với cabin.


Trạm ăng ten UVH-2 được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bằng các thiết bị tiếp điện tự động và hệ thống chỉnh ngang tự động. Thiết bị dẫn động thủy lực thực hiện việc nâng và hạ các hệ thống ăng ten. Các ăng ten chống nhiễu và các hệ thống dẫn đường vệ tinh được lắp đặt trên hệ thống ăng ten.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #124 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 05:50:21 pm »

Khi hiện đại hóa thiết bị phóng đã lắp các thiết bị có độ tin cậy cao của hệ thống kiểm tra, điều khiển sự xuất phát, điều khiển sự truyền động, trao đổi thông tin với cabin UHK-2.


Thiết bị phóng được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bởi các thiết bị tiếp điện tự động, thiết bị dẫn đường vệ tinh và hệ thống chỉnh ngang tự động. Việc nạp đạn cho thiết bị phóng được thực hiện bằng sự sử dụng xe vận tải tiếp đạn mới hoặc được hiện đại hóa PR-14-2M.


Sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng khong 5V27D bao gồm sự hiện đại hóa động cơ kỳ thứ nhất, đầu đạn và ngòi nổ vô tuyến, bảo đạm mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả trên tầm xa cực đại – 32km, nâng cao xác suất bắn cháy mục tiêu. Độ cao của ngòi nổ vô tuyến trong chế độ làm việc thường đối với các mục tiêu bay thấp hạ xuống từ 60 đếm 20m. Khả năng bắn hạ mục tiêu trên không được tăng cường bằng việc gia tăng khối lượng thuốc nổ lên 1,6 lần và số mảnh vỡ lên 3,7 lần.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:22:20 pm »

S-75 "Dvina" (bài viết bổ sung)




Năm 1957, trong lực lượng vũ trang Quân đội Liên Xô đã tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không cơ động S-75 của công trình sư Gruskin.

Tổ hợp tên lửa phòng không bao gồm đài ra đa định vị dẫn bắn, các tên lửa hai tầng, sáu thiết bị phóng, xe vận tải – nạp đạn và các thiết bị cung cấp điện.

Một cách rõ ràng, tổ hợp này đã ngăn chặn các chuyến bay do máy bay do thám Mỹ thực hiện trên lãnh thổ Liên Xô. Năm 1957, Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ đã đặt mua cho hãng “Lockhed” máy bay tầm cao U-2. Chúng có thể bay ở độ cao 24 400 mét, được trang bị thiết bị trinh sát không ảnh, không trang bị vũ khí. Từ thời điểm chế tạo đến tháng 5 năm 1960, những máy bay này đã hoạt động một cách tự do trên không phận Liên Xô. Ngày 1 tháng 5 năm 1960, người Mỹ đã quyết định trong thời gian duyệt binh ở Moskva sẽ bay trên Quảng trường Đỏ. Máy bay của Pauers đã bay từ hướng Trung Á. Hệ thống ra đa Phòng không đã phát hiện được. Thông tin về máy bay U-2 đã được báo cáo một cách trực tiếp cho Khơ – rút – sốp. Nhưng đến gần Sverdlovka, U-2 chưa bay qua phạm vi của tổ hợp tên lửa phòng không. Dưới Sverdlovka, để truy đuổi Pauers, hai chiếc Mig-17 do biên đội trưởng – thượng sĩ Vozen Avozyan và phi công – trung sĩ Sergei Safonov đã được huy động.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #126 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:34:37 pm »

Tới cùng thời điểm này, Tiểu đoàn tên lửa của thiếu tá Voronov đã phóng hai tên lửa. Một trong số đó đã bắn trúng chiếc máy bay do thám, tên lửa thứ hai phá hủy cánh đuôi của U-2. Pauers đã bị những người nông dân bắt sống. Phi công này nhận án 8 năm tù giam và được trao đổi năm 1962 với điệp viên Liên Xô Rudolfo Abel.



Thiếu tá Varonov được tặng thưởng Huân chương chiến đấu Cờ đỏ và được thăng quân hàm đại tá trước thời hạn. Người vợ của phi công Safonov đã hy sinh được đưa từ thành phố quân sự tới thành phố khác. Thượng sỹ Avozyan được chuyển tới phục vụ tại Kamchatka.

Trong thời kỳ Breznhev, họ cũng được nhận những phần thưởng cao quý. Người vợ góa của Safonov đã nhận Sao vàng anh hùng thay cho người chồng đã hy sinh anh dũng. Còn trung tá Avozyan – Huân chương Chiến đấu Cờ đỏ.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #127 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:41:12 pm »

Đến ngày 16 tháng 11 năm 1959, S-75 đã qua các thí nghiệm tác chiến, bắn hạ khí cầu gián điệp của Mỹ trên thành phố Stalingrad ở độ cao 28 000 mét. Năm 1962, trên bầu trời Cuba, máy bay do thám U-2 cũng bị bắn hạ lần thứ hai bằng loại tên lửa này.

Nhưng sự thành công rực rỡ của tổ hợp tên lửa phòng không S-75 “Dvina” được gắn liền với Việt Nam. Năm 1965, lần đầu tiên trong lịch sử tên lửa phòng không, trong một ngày, các tiểu đoàn tên lửa S-75 đã bắn rơi ba máy bay F-4 “Fantom”. Còn trong toàn bộ thời gia chiến tranh, những quả đạn từ tổ hợp tên lửa S-75 ở Việt Nam đã làm cho Không quân Hoa Kỳ mất gần 1000 máy bay phản lực.


Tên lửa D-11

Trong năm 1957 – 1961, đã có ba biến thể của hệ thống tên lửa phòng không S-75 trang bị các tên lửa 11D, 12D và 20D.

Hiện nay, hệ thống tên lửa phòng không S-75 đã được đưa ra khỏi biên chế lực lượng vũ trang.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:49:19 pm »

Các thông số kỹ thuật chính:

S-75M “Dvina”



Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1957

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–30km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 3–25km

Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 1100km/h

Thời gian phản ứng: 4-5 phút

Số lượng mục tiêu: 1

Số lượng dẫn bắn đồng thời: 3

Thời gian triển khai/thu gọn: 4-5/5 giờ

Kiểu tên lửa phòng không: V-750B

Khối lượng tầng khởi động: 2300kg

Khối lượng đầu đạn: 130kg

Tốc độ tầng khởi động: 3,1M

Chiều dài tầng phóng: 10,7m

Đường kính tầng thứ nhất: 0,7m

Đường kính tầng thứ hai: 0,5m

Sải cánh: 2,57m
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2011, 11:04:10 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #129 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:02:14 pm »

S-75 “Desna”



Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1959

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–34km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 0,5–27km

Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 1500km/h

Thời gian phản ứng: 4-5 phút

Số lượng mục tiêu: 1

Số lượng dẫn bắn đồng thời: 3

Thời gian triển khai/thu gọn: 4-5/5 giờ

Kiểu tên lửa phòng không: V-750VN

Khối lượng tầng khởi động: 2350kg

Khối lượng đầu đạn: 191kg

Tốc độ tầng khởi động: 3,5M

Chiều dài tầng phóng: 10,7m

Đường kính tầng thứ nhất: 0,7m

Đường kính tầng thứ hai: 0,5m

Sải cánh: 2,57m
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2011, 11:04:39 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM