Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:44:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Tuy Hòa ba mươi năm kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 52198 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:06:57 am »

Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Tuy Hòa ba mươi năm kháng chiến (1945-1975)
Ban chỉ huy quân sự huyện Tuy Hòa
Năm 1999
Số hóa: macbupda

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN[

ĐẢNG ỦY - BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ
HUYỆN TUY HÒA


Biên soạn: NGUYỄN TUẤN DŨNG

Ban nội dung và tư liệu:
      NGUYỄN DUY LUÂN
      NGUYỄN NGỌC HỘI
      DƯƠNG DỤ
      MAI VĂN KHÁNH
      NGUYỄN QUYỀN
      TRẦN QUANG HIỆU
      PHẠM XUÂN LUÔN
      CAO VĂN KHÁNH
      TRẦN QUANG TUYẾN
      NGUYỄN NGỌC KHÁNH
      HUỲNH XUÂN THÁP
      HUỲNH ĐỨC VINH
      NGÔ VĂN TUẤN
      LÊ QUANG NGỌC
      NGUYỄN THẮNG THỌ
      TRẦN MINH TỪ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:08:25 am »

LỜI NÓI ĐẦU

Hơn 20 năm sau chiến tranh, sức lực và trí tuệ con người tưởng chừng đã hàn gắn được những vết thương của một thời đạn bom ác liệt. Nhưng cón hững điều không thể xóa nhòa trong tâm thức mọi thế hệ đã là niềm kiêu hãnh, tự hào của một dân tộc biết hi sinh chịu đựng, gan góc dũng cảm, mưu trí đến tuyệt vời. Truyền thống đó có từ ngàn xưa ngày càng được nhân lên và trở thành một bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Với quân và dân Tuy Hòa một bộ phận hữu cơ của đất nước Việt Nam càng tự hào hơn khi được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Chấp hành nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về tổng kết chiến tranh va biên soạn lịch sử quân sự, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy, cơ quan quân sự huyện Tuy Hòa triển khai tổ chức biên soạn quyển “Lực lượng vũ trang huyện Tuy Hòa ba mươi năm kháng chiến” nhằm ghi lại những trang sử vẻ vang của quân và dân Tuy Hòa trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, qua đó nâng cao hơn nữa lòng tin tưởng tuyệt đối vào đường lối và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nâng cao lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất chống xâm lược của quê hương, góp phần minh họa đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Do đó việc tái hiện lại lịch sử truyền thống 30 năm xây dựng chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện nhà vừa là yêu cầ bức thiết của quân và dân trong huyện, và là nhiệm vụ quan trọng.

Tái hiện lại lịch sử một cách sinh động, cụ thể chi tiết là một việc không dễ dàng, do hạn chế và nguồn tư liệu, phần mất mát thất lạc, phần thì do một số đồng chí lão thành cách mạng đã mất, năng lực nghiên cứu, biên soạn còn hạn chế nên chúng tôi chỉ mới tập trung phản ánh những nội dung chủ yếu, những sự kiện lịch sử lớn của lực lượng vũ trang huyện nhà.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Phòng khoa học công nghệ môi trường Quân khu 5, Ban khoa học quân sự tỉnh Phú Yên, các đồng chí đã giữ những cương vị lãnh đạo của tỉnh, huyện qua 2 cuộc kháng chiến và cán bộ chỉ huy các đơn vị đã trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường Tuy Hòa và đông đảo cán bộ, đồng bào trong huyện.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong việc thu thập tư liệu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Mong đồng bào, đồng chí và các bạn góp ý, phê bình, bổ sung để lần sau tái bản được tốt hơn.

Nhân dịp cuốn lịch sử “Lực lượng vũ trang huyện Tuy Hòa ba mươi năm chiến tranh giải phóng” được xuất bản chúng tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan và tất cả các đồng chí đồng bào đã nhiệt tình giúp đỡ hoàn thành cuốn sách này.


BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ
HUYỆN TUY HÒA     

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:14:23 am »

CHƯƠNG I

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ
ĐIỆU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
CỦA HUYỆN TUY HÒA

I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Tuy Hòa là một huyện đồng bằng ở phía nam tỉnh Phú Yên nằm ở vị trí 13o đến 13o5’ vĩ độ bắc, 109o đến 109o26’ độ kinh đông(1). Phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Sông Hinh, phía nam giáp huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), phía bắc giáp thị xã Tuy Hòa.

Diện tích tự nhiên toàn huyện 908km2(2), trong đó núi rừng chiếm hơn 2/3 diện tích, đồng bằng chưa tới 1/3.

Cũng như các vùng khác thuyện duyên hải miền Trung, Tuy Hòa nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở đây hằng năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (gtó bấc), gó này mang không khí lạnh và khô, ảnh hưởng của gió làm biển động mạnh, ghe thuyền của ngư dân vùng biển không ra khởi đánh bắt được. Kinh nghiệm đó còn truyền lại qua câu ca dao:

Ghe thuyền ra lộng ra khơi
Hai mươi tháng tám nhớ bơi vào bờ

Mùa mưa ở Tuy Hòa thường dai dẳng, mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11 chiếm 60% lượng mưa cả năm. Mùa khô so với các nơi khác trong tỉnh do ảnh hưởng của địa hình vừa có núi, vừa có đồng bằng, vừa có biển nên khí hậu tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26oC(3). Tuy vậy độ ẩm trong năm khá cao, giờ nắng trong năm chừng 2.400 giờ. Đặc biệt vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch có ngọn gió đông nam (dân địa phương còn gọi là gió Lục Làng) rất mát mẻ, ở địa phương còn truyền tụng câu ca dao:

Cơm ăn mười bữa mười heo
Không bằng ngọn gió trong đèo thổi ra

Ở Tuy Hòa thường hay có bão lụt nhưng ít bão lụt lớn. Trong những năm gần đây chỉ có trận bão lụt năm 1993 là tương đối lớn làm thiệt hại nhiều đến sinh mạng, tài sản của nhân dân và xã hội. Trận bão lụt này theo nhận xét của các cụ già còn lớn hơn cả trận bão năm 1924, nhưng mức độ thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân thì ít hơn do có điều kiện thuận lợi hơn như nhà cửa kiên cố, phương tiện cứu chữa kịp thời.

Núi non: Ở phía tây và phía nam của huyện Tuy Hòa một nhánh núi tách ra và từ dãy Trường Sơn chạy dài ra biển như một bờ tường thành bao bọc che chắn, tạo nên những dãy núi trùng điệp, có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên trong huyện. Trong huyện có các núi tiêu biểu sau:

Dãy núi Đại Lãnh: nằm ở phía đông nam huyện Tuy Hòa phân rạch giữa Phú Yên và Khánh Hòa. Đó là một dãy đồi núi chập trùng chạy từ núi Chúa về phía biển. Nó được coi là một trong những nét tiêu biểu của cảnh vật Phú Yên được khắc vào tuyên đỉnh, trong cửu đỉnh đặt trước sân thế miếu thuộc Đại Nội (Huế). Trong dãy núi này có những hòn núi nổi lên cao hơn so với địa hình của dãy: núi Nhự Phi, núi Đá Bia (cao 706m), núi Chúa (1010m), núi Cục Kịch (Gian Nan), núi Mật Cật (227m), Hòn Chảo (755m), Hòn Ông (1104m), Hòn Dù (1264m), Đá Chồng (604m), Hòn Bà (586m) v.v… Hầu hết các núi trong dãy núi Đại Lãnh đều là núi đất. Ở phía tây là rừng nguyên thủy cây cối xanh tốt, khi xuống phía đông do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết nên cây cối lúp xúp. Đến sát biển do bị bào mòn bởi sóng gió và xói lở nên tạo thành những vách đá lởm chởm những ghềnh, gộp đá nguy hiểm.

Ngoài dãy núi Đại Lãnh ở Tuy Hòa còn có các núi lẻ đứng độc lập một mình. Những dãy núi hay có độ cao trung bình vài chục mét như Hòn Kén (Sơn Thành), Hòn Bà, Hòn Đất, Núi Sặc, Núi Hương (Hòa Phong), Núi Lá (Hòa Mỹ), Núi Một (Hòa Tân), Núi Hiềm (Hòa Xuân), Núi Hóc Chỗ (Hòa Tâm), Núi Một, Núi Dơm, Núi Quéo, Núi Bầu, Núi Lăng (Hòa Hiệp). Cùng có những ngọn núi cao hơn 100m như núi Mái Nhà, Hòn Quạt (Sơn Thành), Núi Chai (Hòa Tân), Núi Sông Ván (Hòa Xuân).

Núi rừng của Tuy Hòa chiếm diện tích không lớn, nhưng do được thiên nhiên ưu đãi nên rừng ở đây có nhiều loại gỗ quý, thảm thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt có nhiều vị thuốc nam rất quý để chữa bệnh. Rừng có nhiều loại động vật cung cấp một phần thực phẩm cho nhân dân.

Trên địa bàn của huyện Tuy Hòa có 2 con sông chính chảy ra Sông Ba: phát nguyên từ Kon Tum chảy theo hướng bắc nam(4)

Từ đập Đồng Cam xuống cửa Bà Diễn (dài 32km) được gọi là sông Đà Rằng. Nó là ranh giới giữa huyện Tuy Hòa ở phía nam và thị xã Tuy Hòa (phía bắc). Sông Ba là con sống quan trọng nhất của huyện Tuy Hòa. Ở gần cửa biển lòng sông rộng nhưng có nhiều cồn cát nên ghe thuyền lớn không vào được. Có nhiều soi cát chia sông thành nhiều lạch nhỏ. Sông mang nhiều phù sa từ Tây Nguyên xuống bồi đắp cho đồng bằng Tuy Hòa ngày càng màu mỡ.


(1) Bản đồ hành chính Phú Yên.
(2) Theo niên giám thống kê 1991-1995 của Cục Thống kê tỉnh Phú Yên xuất bản 8-1996.
(3) Theo niên giám thống kê 1991-1995 của Cục Thống kê tỉnh Phú Yên xuất bản 8-1996.
(4) Theo non nước Phú Yên Nguyễn Đình Tư NXB Tiền Giang 1964
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:15:59 am »

Sông Bàn Thạch: nằm ở phía nam huyện Tuy Hòa, phát nguyên từ 2 nguồn chính. Một nguồn từ núi Hòn Gìu (giáp ranh giữa 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa) chảy ra phía bắc hợp với suối Đá Đen quanh núi Hòn Trông và Mật Cật đến phía tây núi Hòn Chảo, từ đó gọi là sông Bánh Lái rồi chảy sang phía đông. Nguồn thứ hai có nhiều nhánh chằng chịt, phức tạp. Nhánh quan trọng nhất bắt nguồn từ đèo Cục Kịch chảy lên phía bắc gọi là sông Trong, tới thôn Cảnh Tịnh Hòa Thịnh tách ra một nhánh nhỏ, gọi la Bầu Sét, lại nhập vào sông Trong ở cuối thôn Phú Hữu (Hòa Thịnh), rời sông Trong chảy vào suối Thoại. Một nhánh nhỏ khác bắt nguồn từ núi Đá Chồng và núi Hóc Nôm chảy ra Bàu Đá (Hòa Thịnh) giáp sông Trong, chảy vào Suối Thoại nhập vào sông Bánh Lái ở thôn Hội Khánh (Hòa Tân) rồi chảy vào sông Bàn Thạch, sông Bàn Thạch chảy ra biển qua cửa Đá Nòng.

Ngoài các con sông kể trên ở chân núi Đá Bia (Hòa Xuân) còn có Hải Hồ (Biển Hồ). Hồ có diện tích khá lớn, thông với sông Bàn Thạch. Nước hồ không sâu nhưng có lớp bùn rất dày, dân ở địa phương thử đo nhưng chưa bao giờ biết đáy. Ngày xưa hồ có nhiều cá sấu nhưng nay không còn nữa. Hồ có rất nhiều sen và cá nước ngọt một nguồn lợi đáng kể đối với nhân dân ở địa phương.

Bờ biển Tuy Hòa dài hơn 70km, từ cửa Đà Diễn đến cửa Đà Nông bờ biển bằng phẳng. Trên bờ có những bãi cát rộng mênh mông dân cư quần tụ thành từng cụm hình thành những làng xóm lâu đời. Từ Đà Nông đến Vũng Rô vì có núi Đá Bia sát biển nên bờ biển cao và dốc ghềnh đá ngổn ngang. Cảnh quan rất đẹp, có cảng biển tốt, nhiều di tích, có ý nghĩa lịch sử như: Bãi Xép, Bãi Tiên, Hang Vàng, núi Kê Gà, Vũng Rô.

Biển Tuy Hòa có dòng hải lưu nóng từ miền xích đạo chảy đến mang lại sự ấm áp của biển, thích hợp cho việc tập trung và sinh trưởng của nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá ngừ, tôm hùm, cua bể v.v…. Đến vụ cá có nhiều thuyền của ngư dân các tỉnh lân cận đến đây đánh bắt. Biển cung cấp nguồn thực phẩm ngon và quan trọng cho nhân dân.

Dọc các cửa sông gần biển là vùng nước lợ thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sảnh. Tôm sú, cá nước lợ… số đông nhân dân Hoa Hiệp, Hòa Tâm, Hòa Xuân chủ yếu sinh sống bằng đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

Trên vùng biển Tuy Hòa có 2 hòn đảo đáng kể là: Hòn Khô và Hòn Nưa.

Hòn Khô ở ngoài cửa Đà Nông, là một quần đảo nhỏ và mỏm đá lởm chởm, gây khó kăn cho thuyền bè đi lại.

Hòn Nưa nằm ở cửa ngõ phía nam Vũng Rô. Điểm cực nam của đảo này là ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa.

Bán đảo Vũng Rô là dãy núi tiếp nối từ núi Đá Bia gồm từ Mũi Kê Gà, Mũi Mao, Mũi Bà, tới Mũi La, che kín cảng Vũng Rô.

Trên Mũi Kê Gà (Núi Hòn Bà) cao 586m người Pháp gọi là Cap Verela (tên một sĩ quan hải quân Pháp người đầu tiên phát hiện ra mỏm này), nơi vươn mình ra Thái Bình Dương xa nhất của bờ biển Việt Nam có đặt một hải đăng khá mạnh làm tín hiệu cho tàu bè đi lại từ xa. Ngọn hải đăng này là dấu chỉ đường đúng nhất để tàu bè vào Vũng Rô.

Trên địa bàn huyện Tuy Hòa mạng lưới giao thông được hình thành rất sớm và phát triển. Đường bộ có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt. Hệ thống đường ngang có tỉnh lộ 1 (đường 5) từ thị trấn Phú Lâm qua các xã phía tây đi Sông Hinh nối với Mađrắc (Đắc Lắc). Đường liên xã, liên thôn nhiều có thể đi lại dễ dàng bằng xe cơ giới khắp các địa bàn trong huyện.

Ngoài giao thông đường bộ Tuy Hòa còn có sân bay Đông Tác (trước 1975 là sân bay quân sự), có cảng Vũng Rô cận kề đường cơ sở, mực nước sâu, kín gió, tàu 1 vạn tấn có thể ra vào dễ dàng. Hệ thống giao thông này hợp thành một mạng lưới hoàn chỉnh cả trên bộ, trên không, trên biển có ý nghĩa về quốc phòng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ ở huyện Tuy Hòa mà cho cả tỉnh và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Những đặc điểm địa lý tự nhiên như đã nên trên làm cho Tuy Hòa có một vị trí chiến lược quan trọng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Tuy Hòa đã đáp ứng yêu cầu nhân tài, vật lực cho tỉnh và các chiến trường lân cận Đắc Lắc, Khánh Hòa. Tuy Hòa còn giữ vai trò vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến của tỉnh. Hầu hết các xã miền núi từ Bến Đá Dốc Phường đến Rừng Xép Bãi Tiên đều là căn cứ của ta.

Do vị trí chiến lược quan trọng nên kẻ địch trong các thời kỳ đều coi Tuy Hòa là một trọng điểm đánh phá quyết liệt. Trong kháng chiến chống Mĩ địch đã cho xây dựng căn cứ Hòa Hiệp, sân bay Đông Tác, quân cảng Vũng Rô để phục vụ cho việc xâm lược. Chúng biết mất Tuy Hòa là mất thị xã và Phú Yên. Hòa Hiệp, Hòa Thịnh, Hòa Xuân luôn là những điểm nóng, sự giằng co giữa ta và địch vô cùng khốc liệt, nhưng trong mọi cuộc đọ sức với bất cứ kẻ thù nào nhân dân Tuy Hòa vẫn tỏ rõ khí phách hiên ngang xứng danh với tầm vóc của mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:21:18 am »

II - ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI

Huyện Tuy Hòa ngày nay có một thị trấn và 20 xã. Dân số của huyện là 239.730 người(1), phần đông là người Kinh. Cứ dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

Về lịch sử vùng đất này”… nguyên xưa là đất Việt Thường, đời nha Tần thuộc Tượng Quận, đời nhà Hán thuộc quận Nhật Nam. Sau bị Lâm Ấp thôn tính rồi bị Chiêm Thành chiếm lấy làm đất Bà Đài, Bà Lãng…”(2)

Đến năm 1470 (Tân Mão) Hồng Đức nguyên niên đời vua Lê Thánh Tông, vì người Chiêm Thành hay sang quấy nhiễu vùng Hóa Châu nên nhà vua đem 26 vạn quân vào đánh, hạ thành Chà Bàn, bắt vua Chiêm Thành là Trà Toàn. Thừa thắng vua cho quân vượt đèo Cù Mông đến Đèo Cả, ra lệnh cho khắc bia trên núi Đá Bia. Khi quân ta đã rút về, chính quyền ta chỉ thi hành cai quản hành chính đến quận Tuy Viễn (Bình Định) quân Chăm Pa lại kéo ra chiếm cứ. Tuy mốc biên giới đã được khắc ở núi Bia nhưng trong bản đồ thời bấy giờ chỉ đến đèo Cù Mông.

Năm 1578 chúa nguyên giao cho ông Lương Văn Chánh trấn thủ Trấn Biên chiêu mộ “Lưu dân” tổ chức công cuộc khai hoang lập ấp ở Phú Yên. Ông Lương Văn Chánh cùng tướng sĩ và 5.000 lưu dân Thanh, Nghệ, Quảng Ngãi vào đến Cù Mông thấy có thành lũy của Chiêm Thành liền tổ chức đánh hạ Thành Hồ, đuổi quân Chiêm Thành thu hồi phần đất đã bị chiếm. Vùng Trấn Biên lúc bấy giờ được ông chia thành 3 khu vực:

Khu vực 1: Từ đèo Cù Mông đến Đá Bài. Đây là vùng trung du bán sơn địa đổ ra biển, lấy La Hiên (La Hai) làm trung tâm.

Khu vực 2: Từ Bà Đài đến vùng châu thổ sông Cái.

Khu vực 3: Từ Bà Diễn đến Bà Nông đây là khu vực không có dân sinh sống, đất hoang hóa chỉ có lau sậy và muông thú.

Những chủ nhân đầu tiên của Đại Việt sinh sống trên mảnh đất Tuy Hòa là những lưu dân(3) và binh lính. Với bản chất cần cù, chất phát của người nông dân xứ Thanh Nghệ, cùng với sự bản lĩnh, can trường của những người lính nơi địa đầu của Tổ quốc, họ bắt tay vào công cuộc khẩn hoang phục hóa để sản xuất. Với công cụ lao động thô sơ, thường xuyên đối đầu với thú dữ, vừa phải cảnh giác sẵn sàng chống trả mọi sự quấy phá của người Chiêm Thành, qua quá trình lao động đã hun đúc cho họ một tinh thần cần cù, nhẫn nại, kiên trì gan góc. sau hơn 20 năm từ một vùng đất hoang hóa dữ dằn trở thành một vùng quần cư khá trù phú. Từ chỗ ra đi với 2 bàn tay trắng đến bây giờ người dân đã có nhà ở, có đất để sản xuất, có đủ lúa gạo để ăn. Để có được những thành quả đó họ đã đổ lấy không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Họ hiểu được giá trị của những thành quả mà họ làm ra. Mảnh đất xa lạ này trở thành máu thịt của họ không một thế lực nào có thể đánh bật được họ, bởi họ đã trả qua mọi cam go, khốc liệt nhất của cuộc sống. Năm qua tháng lại thế hệ này nối tiếp thế hệ kia truyền thống, kinh nghiệm, bản chất… ăn sâu vào tâm thức của từng cá nhân trong cộng đồng. Với họ quê hương là máu thịt họ ra sức xây dựng để Tuy Hòa ngày càng giàu đẹp.

Đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp thời phong kiến mang đậm tính tự cung tự ấp. Trải qua một thời gian dài với bản tính cần cù lại được thiên nhiên ưu đãi nên nhân dân đã có đủ miếng ăn, và tích trữ. Miếng cơm manh áo không phải là chuyện lo toan hằng ngày như trước, nhu cầu của cá nhân cộng đồng ngày càng đồi hỏi phải nhiều hơn. Những ngành nghề phụ đã giữ vai trò quan trọng, dần dần xuất hiện những ngành nghề truyền thống như: dệt vải, làm đường, đan lát mây tre, dệt chiếu, sản xuất đồ gốm, v.v… Trình độ lao động ngày càng được chuyên môn hóa, đã có sự phân công lao động, từng vùng chuyên làm một hoặc vài loại hàng hóa để trao đổi.

Vinh Ba đan giỏ đan gàu
Phú Diễn chằm nón, xóm Bầu vớt rong
(4)

Thương nghiệp dần dần phát triển để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa. Dân ở dọc miền núi thì gánh chở muối, sắt để đổi chác với dân thượng. Dân ở miền Biển thì đóng thuyền nan, đan lưới đánh cá để buôn bán và trao đổi. Có nhiều chợ và giao dịch trường để buôn bán và trao đổi hàng hóa. Chợ được hình thành ở những vùng bình nguyên dân cư đông đúc, giao dịch trường thì ở miền núi thuận đường giao thông để trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Xưa kia huyện Tuy Hòa có giao dịch trường ở Thạch Thành để mua bán với vùng Thủy Xá và Hòa Xá(5).

Tính đến năm 1920 ở địa bàn Tuy Hòa có 4 chợ:

1. Chợ Vành (xã Hòa Bình ngày nay)

2. Chợ Bàn (Bàn Nham - Hòa Xuân)

3. Chợ Phú (Phú Lâm)

4. Chợ Vinh (Phú Thứ)

Trước năm 1945 công nghiệp ở Tuy Hòa hầu như không có gì. Chỉ có Nhà máy đường Đồng Bò do một nhà tư sản Hà Lan đầu tư xây dựng. Công nhân ở nhà máy phần lớn là nông dân. Họ không được học hỏi khoa học công nghệ, chỉ lao động thủ công đơn giản.

Về tín ngưỡng, tôn giáo: khởi đầu những người dân đến khẩn hoang lập nghiệp, xa nhà, xa quê họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Họ muốn tìm đến một chỗ dựa tinh thần để thờ cúng cầu mong các đấng siêu nhiên cho họ hạnh phúc và nhiều may mắn. Vì đa số là dân đáng ngoài nên đạo phật có một ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tâm linh của họ. Họ làm chùa thờ phật trong từng làng, từng cụm dân cư. Do đó ngày nay hầu hết các xã, các thôn ở Tuy Hòa đều có chùa chiền. Bên cạnh đó do tiếp xúc với một nền văn hóa lạ (văn hóa Chăm Pa) cư dân cũng tổ chức thờ cúng để cầu mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an. Điển hình như cư dân ở Hòa Phong khi phát hiện một tháp cổ đổ nát trong đó có tượng “Bà” một đầu bốn tay với khuôn mặt đôn hậu ở trên đỉnh Núi Bà. Họ nhặt gạch rơi vãi trên đỉnh núi xếp thành một tòa thánh hình vuông bao quanh tượng “Bà” và hằng năm xuân thu nhị kì làng xã tổ chức cúng lễ linh đình.

Việc thờ cúng ông bà tổ tiên cũng được hết sức coi trọng. Mỗi gia đình đều có lập bàn thờ tế để thờ tổ tiên. Đó cũng chính là nét đẹp văn hóa truyền thống mà xuất phát điểm là lòng trung hiếu với cha mẹ ông bà. Sử sách còn ghi lại những tấm gương hiếu nghĩa tiêu biểu của người Tuy Hòa như ông Tô Hi, Lê Văn Trạch khi cha mẹ chết đã thương nhớ và làm nhà bên bả cha mẹ, đợi mãn tang mới về nhà. Ông Lê Văn Trạch được vua Tự Đức ban thưởng danh hiệu người con hiếu nghĩa(6).

Trong kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp ra sức phát triển thiên chúa giáo. Đến thời Mĩ Diệm chúng càng dụ dỗ cưỡng bức nhân dân nhưng Thiên cháu giáo chỉ đóng khung trong mấy xóm đạo cũ ở Hòa Vinh, Hòa Phong.

Phong tục tập quán ở Tuy Hòa cũng giống như các vùng khác thuộc duyên hải miền Trung: chất phác thuần hậu. Việc ma chay, cúng tế rất tốn kém, nhất là khi tổ chức cầu thần hay lễ tạ thì thường bày ra cuộc hát xướng, diễn tuồng, ăn uống nhiều ngày. Đến ngày nay việc tổ chức cúng tế đã giảm đi nhiều, chỉ còn ở các vùng biển, ngư dân tổ chức cúng lăng, cúng lạch hằng năm. Việc cúng tế cũng khá tốn kém trong các lễ cúng này người ta mổ heo, hát lăng, hát lạch diễn tuồng tam quốc… Trong cưới hỏi thường có tục gởi rể, nên dân ngụ cư thường xen với dân chánh quán. Đặc điểm tâm lí chung của người Tuy Hòa là hiếu khách, tình làng nghĩa xóm được coi trọng, người đối xử với nhau thành thật, đoàn kết tương trợ.

Những phong tục tập quán xưa kia đến nay đã thay đổi khá nhiều. Bên cạnh sự tồn tại của những yếu tố tích cực vẫn còn nhiều yếu tố tiêu cực “Phép vua thua lệ làng”. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới ngày nay đang được triển khai sâu rộng xuống vùng nông thôn Tuy Hòa. Những hạn chế trong phong tục tập quán dần dần xóa bỏ, để phát huy những nét đẹp truyền thống vốn có của mình, đó là trọng tình nghĩa, ham học hỏi, cầu tiến, hiếu khách.

Sau hơn 400 năm lịch sử (1578-1997) Tuy Hòa đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa khá đặc sắc, tiêu biểu phong phú và đa dạng về văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Đặc biệt về văn háo tinh thần nhân dân đã tích lũy được một kho tàng phong phú về ca dao, tục ngữ, thơ ca, hò vè, cổ tích dân gian v.v… Đó là những kinh nghiệm sản xuất, dự báo thời tiết, ca ngợi những nét đẹp của cảnh vật con người. Những thành tựu văn hóa đó đã góp phần hun đúc nên con người Tuy Hòa ngày nay: trung thực, thẳng thắn, dũng cảm bất khuất, cần cù nhẫn nại, giàu lòng nhân ái, gắn bó với làng quê.


(1) Theo niên giám thống kê 1991-1995 của Cục Thống kê tỉnh Phú Yên xuất bản 8-1996.
(2) Theo Đại nam nhất thống chí.
(3) Lưu dân: Những người dân nghèo không sản nghiệp đi khẩn hoang cho tới khi thành thục thì mới nạp thuế.
(4) Vinh Ba, Phú Diễn, xóm Bầu thuộc xã Hòa Đồng.
(5) Thủy Xá, Hòa Xá ở phía tây Phú Yên.
(6) Non nước Phú Yên Nguyễn Đình Tư.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:22:52 am »

III - PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG

Sự hình thành dân cư ở Tuy Hòa là quá trình liên tục đấu tranh giữa bao thay đổi, biến động của đất nước. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi và cư dân có truyền thống cần cù chịu thương chịu khó một nắng hai sương, cuộc sống tưởng sẽ mãi đầm ấm hạnh phúc, no đủ, thanh bình. Ấy thế mà năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt nhân dân ta phải làm nô lệ. Năm 1884 thực dân Pháp cùng với chính quyền Nam Triều phong kiến xây dựng bộ máy chính quyền cai trị ở huyện Tuy Hòa ra sức bóc lột nhân dân ta. Thực dân, địa chủ, cường hào câu kết nhau tước đoạt ruộng đất bóc lột nông dân bằng nhiều thủ đoạn: nâng mức tô, đấu giá thay đổi tá điền, thục ruộng v.v… Phần lớn ruộng đất nằm trong tay bọn bóc lột. Những người nông dân bây giờ trở thành “vô sản”, phải đi làm thuê cho địa chủ trên chính mảnh đất của mình. Mảnh đất mà chính họ đã tạo dựng nên bằng xương máu nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn đặt ra hàng trăm thứ thuế: thuế ruộng đất, thuế chợ, thuế đò, thuế thân v.v… Họ đã bị bóc lột và vắt đến tận cùng sức lực. Hằng năm nhân dân còn phải đi phu phen tạp dịch. Hằng ngàn nông dân phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa đi làm “cu li” làm quốc lộ 1, đường sắt, đập Đồng Cam v.v… Bệnh tật, đói khát làm cho hàng trăm người phải bỏ xác ở các công trường hầm Đèo Cả, đường số 6, số 7, đập Đồng Cam. Thân phận của những người làm phu được phản ảnh qua các đoạn thơ, ca, hò, vè:

Đồng Cam khổ tựa như tù
Hai lon gạo mốc 15 xu một ngày.
Áo quần rách rưới thảm thay
Khác nào như kẻ ăn mày ăn xin
Ốm đau không có thuốc men
Chết không hòm chiếu nó đem chôn trần.


Không những đi phu, thực dân Pháp còn bắt nông dân đi làm bia đỡ đạn cho chúng ở các nước thuộc địa và cả chiến trường nước Pháp.

Bị bóc lột đến mức thậm tệ, “Sưu cao, thuế nặng đảo điên cơ hàn” nông dân vẫn còn bị chèn ép trăm bề, quan lại, lí trưởng hạch sách bắt làm mướn không công. Đã thế những sản phẩm họ làm ra như lúa gạo bị mua với giá rẻ như bèo, trong khi đó hàng công nghiệp của Pháp lại được bán với giá cắt cổ (một mét vải săng đầm của Pháp giá bằng 150 kg lúa).

Trước tình trạng “Nước mất, nhà tan, đời nô lệ” nhân dân Tuy Hòa vốn giàu lòng yêu nước đã sớm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

Hưởng ứng phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp, nhân dân Tuy Hòa đã cùng với nhân dân cả tỉnh tham gia cuộc khởi nghĩa của ông Lê Thành Phương (1885-1887), cuộc khởi nghĩa của Võ Trữ, Trần Cao Vân (1898-1900). Các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại nheng nó chứng tỏ được tinh thần yêu nước căm thù giặc của người Phú yên trong đó có Tuy Hòa.

Năm 1908 hưởng ứng phát triển “Duy Tân” chống sưu cao thuế ngặng do các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng phát động, nhân dân Tuy Hòa đã hăng hái tham gia cuộc vận động cắt tóc xin sưu. Hàng ngàn người thuộc các tổng trong phủ Tuy Hòa do ông Nguyễn Hữu Dực tham trấn Hòa Đa cùng các ông Lê Hanh, Nguyễn Chi, Nguyễn Trọng Cầu lãnh đạo kéo đi biểu tình.

Ông Nguyễn Hữu Dực còn có tên là Nguyễn Hữu Khuê sinh năm 1857 tại làng Phú Hiệp tổng Hòa Đa (nay thuộc xã Hòa Hiệp Trung) là một quan lại của tỉiều đình giữ chức tham trấn coi việc quân thứ khắp tổng Hòa Đa. Do vậy nên dân chúng thường gọi ông là: tham trấn Hòa Đa. Năm 1885 hưởng ứng phong trào Cần Vương ông đã cùng nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, ông bị cầm tù. Mãn hạn ông trở về địa phương những vẫn thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc Duy Tân. Năm 1`908, chính ông là người bắt mối đưa phong trào Duy Tân “cắt tóc xin sưu” phát động ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Ông Lê Hanh sinh năm 1874 tại làng Tân Mỹ tổng Hòa Tường (xã Hòa Phong bây giờ). Ông có học hành đỗ đạt nhưng không ra làm quan. Năm 1908 hưởng ứng phong trào cắt tóc xin sưu ông đã tích cực vận động nhân dân tổng Hòa Tường cắt tóc ngắn và biểu tình chống thuế.

Ngày 14 tháng 4 năm âm lịch 1908 (Duy Tân thứ 2) nhân dân 6 tổng thuộc phủ Tuy Hòa lũ lượt kéo diễu hành từ Tuy Hòa ra Sông Cầu. nhưng khi tới trạm Gành (Phú Tân - Tuy An ngày nay) đoàn biểu tình đã bọn lính Pháp bắn xối xả làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có ông Nguyễn Hữu Dực bị chết và ông Lê Hanh bị thương. Đoàn biểu tình không hề nao núng tiếp tục lên đường mang theo xác thủ lĩnh và đồng đội với khí thế sôi sục uất hận. Đến cầu Tam Giang thực dân Pháp lại đàn áp khốc liệt. Đoàn biểu tình tan rã, ông Lê Hanh bị bắt và bị tra tấn dã man. Hơn 10 ngày sau thì ông chết. Mộ chí của ông ở Tân mỹ có khắc dòng chữ “Cách mạng nghĩa sĩ Lê Hanh”.

Quá trình xâm lược và đặt ách cai trị của thực dân Pháp ở Tuy Hòa cũng là quá trình đấu tranh dai dẳng liên tục của nhân dân. Các hình thức đấu tranh nhỏ lẻ tuy chưa giành được thắng lợi căn bả, nhưng nó đã chứng tỏ nhân dân Tuy Hòa đang đòi hỏi một con đường mới và sẵn sàng vùng dậy chống áp bức bạo tàn để giành quyền sống.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:23:51 am »

IV - PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỪ KHI CÓ ĐẢNG ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG - CÁC TỔ CHỨC VŨ TRANG RA ĐỜI (1930-1945).

Đã hơn 2/3 thế kỷ từ ngày thực dân Pháp xâm lược nước ta. Chúng đã thiết lập xong bộ máy cai trị vô cùng hà khắc để đàn áp và bóc lột nhân dân. Không cam chịu sống đời nô lệ, nhân dân khắp cả nước đã đứng lên khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân và nhiều phong trào khởi nghĩa tự phát của nông dân đã nổ ra tuy có gây một ảnh hưởng lớn nhưng cuối cùng đều thất bại. Những cuộc khởi nghĩa ấy do thiếu một tổ chức cách mạng chân chính và chưa có đường lối đúng đắn nên không giành được thắng lợi. Đứng trước tình hình cả nước đang khủng hoảng về đường lối, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Người đã tìm được luận cương của Lê-nin và con đường giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Từ đó Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam để thức tỉnh nhân dân. Tháng 6-1925 Người thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội để tuyên truyền vận động nhân dân. Từ đó tổ chức này lan rộng ra khắp cả nước.

Khoảng giữa năm 1928 theo chủ trương của tổng bộ Tân Việt cách mạng Đảng, Đảng bộ Tân Việt liên tỉnh được thành lập (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) do đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư.

Sự ra đời của 2 tổ chức cách mạng trên đã có tác động đến sự phát triển của phong trào ở các địa phương trong toàn tỉnh. Ở Tuy Hòa tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng phát triển mạnh trong giới học sinh, viên chức và thanh niên ở nông thôn.

Trong lúc phong trào cách mạng phát triển đòi hỏi phải có một chính đảng của giai cấp công nhân đứng ra lãnh đạo cách mạng. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do không tán thành ý kiến nên các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Ngày 3/2/1930 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản triệu tập 3 tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam thống nhất thành một chính đảng đó là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng thoát khỏi thời kì khủng hoảng. Từ đó nhân dân Tuy Hòa cùng với nhân dân cả nước giữ vững niềm tin tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 5/10/1930 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Phú Yên ra đời. Tiếp đó tháng 1 năm 1931 Tỉnh ủy lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Phú Yên được thành lập. Ở Tuy Hòa cho đến ngày 21 tháng 11 năm 1931 mới thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản. Ra đời có phần muộn màng nhưng các đồng chí đảng viên trong chi bộ đã hoạt động tích cực để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Trong suốt thời kỳ 1931-1935 nhân dân Tuy Hòa đã liên tục đấu tranh với nhiều hình thức rải truyền đơn, đòi giảm sưu thuế, đòi giảm ruộng đất mà bọn lí, hương, cường hào tước đoạt, đòi thả tù chính trị v.v… Địch ra sức đàn áp nên phong trào cách mạng tạm lắng xuống.

Những năm 1936-1939 phong trào cách mạng được khôi phục, các tổ chức cơ sở Đảng được phát triển rộng rãi và mạnh mẽ trong toàn huyện. Phong trào đấu tranh của nhân dân liên tục nổ ra ở nhiều thôn, xã. Đặc biệt là công nhân Nhà máy đường Đồng Bò đã liên kết với lực lượng nông dân các thôn lân cận Tân Mỹ, Lương Phước (Hòa Phong) để đấu tranh. Do đó các cuộc đấu tranh này đều đạt kết quả, bọn chúng phải thực hiện các yêu sách của công nhân như tăng lương, giảm giờ làm bọn cai chủ phải trả thêm tiền thuê đất v.v… Bên cạnh đó lực lượng công nhân nhà máy đã biết tự vũ trang, phối hợp chặt chẽ với nông dân để thống nhất hành động. Mặc dù bọn quan lại của phủ Tuy Hòa đưa lính đến đàn áp nhiều lần nhưng phong trào vẫn tồn tại khá vững vàng, các cuộc đấu tranh vẫn liên tục tái diễn với quy mô, hình thức, tổ chức khác nhau.

Tháng 9 năm 1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Ở nước ta bọn thực dân Pháp ra sức đàn áp khủng bố truy tróc bắt bớ đàv, đánh phá cơ sở Đảng. Chúng ra sức bắt lính bắt phu cướp bóc tài sản của nhân dân để xây dựng các công trình quân sự.

Đức trước tình hình đó tháng 11 năm 1939 Hội nghị Trung ương lần thứ 6 quyết định thành lập “Mặt trận thóng nhất dân tộc phản đế Đông dương”. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng các tổ chức quần chúng cách mạng trong toàn huyện như Hội phụ nữ giải phóng, Hội ái hữu nông dân, Đoàn thanh niên dân chủ v.v… được tổ chức và phát triển mạnh mẽ.

1. Đẩy mạnh phong trào cách mạng tổ chức lực lượng vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa (1940-1945):

Năm 1940 nước Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lợi dùng thời cơ nước Pháp bị Đức chiếm đóng, quân phiệt Nhật nhảy vào Đông Dương (tháng 9/1940). Như vậy trong thời gian này nước ta đã bị ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Để phục vụ chiến tranh cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật ra sức thi hành chính sách “Kinh tế thời chiến” vơ vét nhân tài vật lực của nhân dân ta. Không chịu nổi cảnh “1 cổ 2 tròng” nhân dân Tuy Hòa đã cùng với nhân dân trong tỉnh đứng lên cùng nhân dân cả nước chống lại cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật. Phong trào đấu tranh của nhân dân và công nhân Nhà máy đường Đòng Bò diễn ra liên tục và quyết liệt, lực lượng tham gia ngày càng nhiều. Địch ra sức đàn áp nhưng vẫn không dập tắt được “chiếc nôi” của phong trào cách mạng Tuy Hòa.

Cuối năm 1940 sau một thời gian hoạt động ở nước ngoài lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước để lãnh đạo cách mạng. Tháng 5 năm 1941 Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó Cao Bằng, hội nghị đã khẳn định: giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đánh đổ thực dân Pháp phát xít Nhật cùng cùng bọn tay sai. Và hội nghị cũng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh hội (gọi tắt là Việt Nam) thay cho mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp Nhật trước đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:25:34 am »

Sau khi các hội cứu quốc ra đời phong trào đấu tranh của nhân dân Tuy Hòa bước đầu đã sử dụng bạo lực vũ trang để đấu tranh, biểu tình. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy đường Đồng Bò và nông dân các làng lân cận vào tháng 4 năm 1942. Cuộc đấu tranh diễn ra khi bọn chú đã cướp đoạt ruộng đất của nhân dân. Hơn 500 công nhân của Nhà máy đường Đồng Bò và nông dân các làng Mĩ Tân, Phước Thành, Mĩ Thạnh đã tự vũ trang bằng dao, rựa, xẻng. cuốc gậy gộc đánh lại bọn lính bang tá đến chiếm ruộng của dân để làm đường chở mía. Kết quả đã làm cho một số lính bị thương. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân Nhà máy đường Đồng Bò. Nó cũng là tiền đề cho tổ chức vũ trang cách mạng phát triển, chuẩn bị cho việc khởi nghĩa cướp chính quyền.

Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng địch càng ra sức khủng bố đàn áp để tiêu diệt. Giai đoạn 1942-1944 phong trào cách mạng ở Tuy Hòa gặp khó khăn, một số đảng viên bị bắt, một số cơ sở bị dàn áp chưa khôi phục móc nối hoạt động được, nhưng những đồng chí đảng viên trung kiên vẫn tìm các tập hợp quần chúng cách mạng hoạt động bí mật đợi thời cơ. Thanh niên chống lệnh đi tuần canh hoặc chạy lên núi, ra biển để chống bắt lính.Cuối năm 1944 tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất nhanh, có lợi cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Hồng quân Liên Xô đã quét sạch quân phát xít ra khỏi đất nước và tiến như vũ bão giải phóng các nước Đông Âu. Chớp lấy thời cơ đặc biệt Đảng đã quyết định khẩn trương tổ chức các lực lượng vũ trang trên khắp cả nước.

Đêm 9/3/1945 Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng sau khi phân tích đánh giá tình hình thế giới và trong nước, hội nghị quyết định phát động phong trào chống Nhật để làm tiền đề tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Tiếp đó ngày 12/3/1945 Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Ngày 17/4/1945 tại Tuy Hòa binh lính Pháp và chính quyền tay sai đầu hàng Nhật. Nhật đã tăng quân đóng chiếm khu Nhà máy đường Đồng Bò và dọc quốc lộ 1 để sẵn sàng đối phó với lực lượng đồng minh. Trong lúc đó máy bay đồng minh tăng cương đánh phá dữ dội vào các tuyến đường số 1 và đường sắt, các cầu, nhà ga và đánh chìm nhiều tàu chiến của Nhật ở ngoài khơi vùng biển Tuy Hòa. Trước những thất bại dồn dập, phát xít Nhật và tay sai càng tăng cường đàn áp khủng bố quyết liệt, bắt bớ cán bộ đảng viên, cướp bóc trâu bò và tài sản của nhân dân. Một lần nữa phong trào đấu tranh của Tuy Hoa tạm lắng xuống. Nhân dân vô cùng điêu đứng và khổ cực sẵn sàng đứng lên sống mái với quân thù để giành tự do.

Lợi dụng thời cơ Nhật đảo chính Pháp các đồng chí lãnh đạo của Đảng và đảng viên ở các nhà lao được sự hỗ trợ của quần chúng đãp há nhà lao thoát khỏi sự giam cầm của địch trở về địa phương tổ chức lại cơ sở Đảng gây dựng phong trào cách mạng. Ở Tuy Hòa một số đồng chí đảng viên cốt cán từ nhà lao Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Trà Kê (Phú Yên) đã được giải phóng và trở về. Đến tháng 5/1945 các đồng chí đã khôi phục lại được tổ chức cơ sơ Đảng.

Tháng 6 năm 1945 Tỉnh ủy lâm thời của Phú Yên cũng được thành lập lại (lần thứ 3). Tỉnh ủy lâm thời đã ra chỉ thị cụ thể những nhiệm vụ cấp bách:

+ Tuyên truyền giác ngộ quần chúng động viên quần chúng đứng lên đánh đổ phát xít Nhật và bọn tay sai bán nước giành chính quyền về thay nhân dân.

+ Tổ chức những cuộc biểu tình vũ trang thị uy nâng cao khí thế cách mạng của quần chúng.

+ Phát triển các đoàn thể quần chúng.

+ Thành lập Ủy ban Việt Minh và Ủy ban khởi nghĩa các cấp.

+ Tổ chức các đội tự vệ vũ trang, xúc tiến công tác binh vận xây dựng cơ sở cách mạng trong hàng ngũ binh lính địch.

Chấp hành chỉ thị của Tỉnh ủy, ở Tuy Hòa đã xúc tiến khẩn trương những công việc cần kíp. Khí thế cách mạng hào hùng và dâng cao cuồn cuộn. Nhân dân háo hức và phấn khởi. Tại Nhà máy đường Đồng Bò ta tổ chức một trung đội tự vệ 21 người do đồng chí Nguyễn Thái Vinh chỉ huy. Trung đội cử một tổ 5 người do đồng chí Nguyễn Trọng phụ trách cải trang thành lính Nhật lên đồn khố xanh Hà Roi tước 10 khẩu súng trường, 1 khẩu trung liên đem về trang bị cho trung đội. Ngoài ra anh em còn phục bắt được 1 sĩ quan Nhật say rượu thu được 1 súng ngắn.

Tháng 7 năm 1945 ở Hòa Vinh chính thức thành lập lực lượng tự vệ, nòng cốt là các đội thanh niên được thành lập vào tháng 5/1945. Lực lượng tự vệ ở đây được chia làm 2 đội. Đội ở Trường Thịnh do đồng chí Nguyễn Duy chỉ huy. Đội ở Đông Mĩ do đồng chí Đỗ Dung phụ trách. Các đội được trang bị bằng vũ khí như giáo, mác, dao găm, gậy, dây thừng… Hầu hết số vũ khí đều do lực lượng tự vệ vận động các lò rèn trong xã làm ra. Nhà máy đường Đồng Bò, Hòa Vinh có lực lượng tự vệ tương đối mạnh các xã trong huyện đều có 1 đến 2 tiểu đội. Lực lượng tự vệ phát triển mạnh ở các xã Hòa Hiệp, Hòa Thịnh, Hòa Phong các đội tự vệ trên là tiền thân của lực lượng vũ trang Tuy Hòa sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:26:39 am »

2. Nhân dân Tuy Hòa khởi nghĩa thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang, hội nghị toàn quốc của Đảng họp và quyết định: Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngay trong đêm đó ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do tổng bộ Việt Minh thành lập đã ra quân lệnh số 1 cho cả nước vùng dậy giành chính quyền.

Ở Phú Yên mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa nhưng Tỉnh ủy và Ủy ban Việt Minh nhạy bén trước tình hình, nắm vững thời cơ, căn cứ vào chỉ thị của Ban Thường vụ và Trung ương: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nên khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh đã kịp thời chủ trương huy động nhân dân từng xã, tổ chức nhiều cuộc biểu tình vũ trang nhằm hạ uy thế bọn phản động.

Ngày 18 tháng 8 năm 1945 hàng nghìn nhân dân các tổng Hòa Tượng, Hòa Bình, Hòa Mỹ, Hòa Đa liên tục biểu tình vũ trang thị uy. Trống mõ ngày đêm náo động khắp xóm làng. Bọn lí hương cường hào khiếp sợ tìm nơi lẩn trốn. Sáng ngày 19 tháng 8 đoàn biểu tình lúc này đã đông người tham gia hơn kéo đến Chóp Chài dự mít tinh và tuần hành biểu dương lực lượng.

Ngày 28 tháng 8 tại Nhà máy đường Đồng Bò đơn vị tự vệ cùng hàng ngàn công nhân và nông dân quanh vùng liên tiếp tổ chức biểu tình thị uy. Lực lượng khởi nghĩa tước vũ khí của lính bảo an, chiếm nhà bang tá. Tự vệ bao vây quân Nhật chiếm Nhà máy đường và thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Đồng Bò.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945 hơn 5.000 đồng bào trong toàn huyện tiếp tục biểu tình thị uy. Đoàn biểu tình kéo xuống phủ lị (thị xã Tuy Hòa). Ngay tối hôm đó Ủy ban khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Sáng 24 tháng 8 năm 1945 phát lệnh khởi nghĩa trong toàn tỉnh.

Được lệnh khởi nghĩa Tuy Hòa đã nhanh chóng tổ chức và thành lập lực lượng tự vệ do các đồng chí Tuyên, Cấp, Toại chỉ huy.

Rạng sáng ngày 25 tháng 8 năm 1945 lực lượng tự vệ và quần chúng dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh đã đồng loạt khởi nghĩa, chiếm phủ lị chiếm đồn bảo an tước vũ khí, rồi tiếp tục chiếm phủ đường, nhà dây thép.

Ngày 27 tháng 8 năm 1945 các tổng chung quanh khu vực Nhà máy đường Đồng Bò dưới sự lãnh đạo của ban khởi nghĩa khu Đồng Bò đã tổ chức míttinh biểu tình tước vũ khí lính bảo an, chiếm nhà bang tá, bắt giam bọn phản động thân Nhật, sau đó tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.

Cũng trong những ngày này lực lượng tự vệ và đồng bào ở Hòa Xuân đã tự vũ trang bằng giáo mác, gậy gộc chặn xe của Nhật trên quốc lộ 1. Sau đó lực lượng tiến vào ga Hảo Sơn tịch thu kho gạo của Nhật. Ủy ban khởi nghĩa của xã kêu gọi toàn dân vũ trang ai cũng phải có vũ khí để sẵn sàng đối phó với quận giặc.

Ở Hòa Hiệp lực lượng tự vệ dùng dao, kiếm chặn 1 xe Cam Nhông Ray của Nhật chở gạo từ Hảo Sơn ra Tuy Hòa, quân Nhật phải giao 5 tấn gạo cho lực lượng ta và xin xe chạy về Tuy Hòa. Ngày 30 tháng 8 năm 1945 Ủy ban cách mạng xã Hòa hiệp tổ chức 1 đại đội tự vệ quân số khoảng 100 người do ông Dương Kị và ông Lê Khâm phụ trách. Chiều ngày 31 tháng 8 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời phủ Tuy Hòa được thành lập.

Như vậy chỉ trong vòng 10 ngày từ 20 đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, làn sóng cách mạng mạnh mẽ của nhân dân Tuy Hòa quật đổ chính quyền tay sai trên địa bàn của huyện. Chính quyền nhân dân được thành lập khắp từ các xã đến huyện.

Nhân dân Tuy Hòa với những thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương đã góp phần cùng cả tỉnh hoàn thành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại thủ đô Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chấm dứt hàng trăm năm nô lệ.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn huyện cùng với thắng lợi của việc hình thành lực lượng vũ trang tự vệ - mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Tuy Hòa là thắng lợi hết sức quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng lâu dài trên địa bàn huyện. Tuy tổ chức vừa mới phôi thai, vũ khí trang bị hầu như không có gì, trình độ quân sự còn non kém chưa trải qua chiến đấu và thử thách, nhưng nó là con đẻ của phong trào cách mạng của nhân dân.

Thắng lợi của cách mạng tháng 8 còn là thắng lợi của tinh thần cách mạng tiến công, phân tích đánh giá đúng tình hình của địa phương nhạy bén nắm thời cơ hạ quyết tâm kịp thời chính xác, tập trung lực lượng tiến công các cơ quan đầu não của kẻ thù làm tê liệt ý chí phản kháng của địch. Thắng lợi đó làm nổi bật vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam Người tổ chức và lãnh đạo thực hiện mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, vai trò quyết định của nhân dân đoàn kết chặt chẽ làm một khối vững chắc.

Nhân dân Tuy Hòa cùng với nhân dân Phú Yên hiểu hơn ai hết thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám vô cùng vĩ địa chấm dứt cảnh lầm than nô lệ, đem lại cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc. Họ nguyện đem xương máu để gìn giữ thành quả cách mạng của mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 08:28:05 am »

CHƯƠNG II

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HUYỆN TUY HÒA
TRONG CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

I - KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHUẨN BỊ CHO KHÁNG CHIẾN

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền cách mạng các cấp của Tuy Hòa tiếp tục được thành lập và củng cố. Kiếp sống nô lệ, nhọc nhằn bị khinh rẻ, chà đạp bóc lột của nhân dân đã bị triệt tiêu. Nhưng kẻ thù không để cho chúng ta yên ổn, chúng lại mưu toan cướp nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 sáu nghìn lính Pháp được sự hỗ trợ của quân đồng minh Anh đã đánh chiếm Sài Gòn. Cũng thời điểm này trên đất nước ta còn có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Thực hiện lệnh của đế quốc Anh một nửa số quân Nhật cầm súng đánh lại ta để giúp Pháp tái chiếm Đông dương. Ngày 6 tháng 10 năm 145 thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Nha Trang tạo bàn đạp để đánh chiếm 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Tại Tuy Hòa quân Nhật lại có hành động khiêu khích: tước vũ khí của dân quân tự vệ, bắt bớ những cán bộ cốt cán của ta. Quân và dân Tuy Hòa phải tập trung lực lượng để đối phó. Ta đã thành công lực lượng tự vệ và nhân dân vũ trang, biểu tình bao vây trại lính Nhật phản đối đòi chúng chấm dứt ngay những hành động ngang ngược can thiệp một cách thô bạo vào cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp. Những cuộc đấu tranh đã diễn ra khá quyết liệt dẫn đến việc phải nổ súng đánh nhau ở cơ quan quân sự của ta tại Lương Phước. Trong cuộc đọ súng này anh Đoàn Châu một chiến sĩ tự vệ của ta bị hi sinh. Quân Nhật cũng bị thương 2 tên. Căm thù giặc Nhật càng thôi thúc nhân dân đấu tranh quyết liệt hơn. Huyện chủ trương tập trung lực lượng phá đường 5 cắt đứt giao thông, tiến hành bao vây uy hiếp buộc bọn chúng phải rút khỏi khu Nhà máy Đồng Bò.

Trước những diễn biến dồn dập hức tạp của tình hình ở địa phương, việc phát triển lực lượng dân quân tự vệ, các đơn vị vũ trang của huyện càng vô cùng cấp bách. Các tổ chức dân quân tự vệ ở các xã Hòa Vinh, Hòa Hiệp, Hòa Xuân đã thành lập các trung đội, đại đội, các xã còn lại trong huyện cũng khẩn trương tổ chức lực lượng và thành lập các trung đội. Vừa mới được thành lập các trung đội dân quân tự vệ đã đảm nhiệm những nhiệm vụ tuần tra, canh gác, truy lùng bọn tay sai của Pháp, Nhật, diệt tề, trừ gian, bảo vệ chính quyền cách mạng ở thôn xã. Các trung đội tự vệ cũng tranh thủ mọi điều kiện để học quân sự: cách xây dựng các loại vũ khí bắn súng, ném lựu đạn, làm hầm chông, gài mìn, học kĩ thuật chiến đấu cá nhân, học võ… Các đội vũ trang cũng phát triển nhanh chóng đó là lực lượng òng chốt trong việc diệt ác, trừ gian, bảo vệ chính quyền. Ngoài việc học những kiến thức sơ đẳng về quân sự họ còn được học các bài về chiến thuật như tổ 3 người, tiểu đội phục kích chống càn, phòng ngự… Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng từ giữa tháng 9 đến tháng 12 năm 1945 lực lượng dân quân tự vệ, các đội vũ trang trong đó có các đội tự vệ nữ đã trở thành một lực lượng đông đảo và tin cậy.

Tình hình phát triển lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng gặp không ít khó khăn. Vũ khí trang bị hầu như không có gì, lương thực thực phẩm vô cùng thiến thốn, thời gian giành cho huấn luyện học tập rất eo hẹp. Để giải quyết những khó khăn đó Đảng ủy và Mặt trận Việt Minh huyện Tuy Hòa chủ trương phát động phong trào vũ trang nhân dân, ưu tiên tất cả nhân lực, vật lực cho việc phát triển lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền non trẻ của cách mạng. Các lò rèn, khắp các nơi trong huyện ngày đêm tập trung làm dao, kiếm phản bổ sung trang bị cho lực lượng vũ trang và tự vệ. Đồng bào trong huyện tự nguyện nhường cơm xẻ áo cho anh em có cái ăn, cái mặc. Công việc đồng áng, sản xuất mọi người tranh thủ làm ngày làm đêm để các chiến sĩ có điều kiện huấn luyện học tập. Các chiến sĩ dân quân tự vệ, vũ trang hầu hết là con em của nông dân, của thợ thuyền nghèo, từng bị áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, họ sẵn sàng vượt qua mọi hi sinh gian khổ thiếu thốn, tự giác xung phong vào lực lượng vũ trang cách mạng để cùng nhân dân chiến đấu chống thù trong giặc ngoài bảo vệ quê hương, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Hơn bao giờ hết họ hiểu được cái giá của độc lập tự do, những người từ vũng bùn tăm tối “rũ mình đứng dậy sáng lòa” dứt khoát không bao giờ cam chịu thân phận làm nô lệ. Những khó khăn thiếu thốn ban đầu không hề làm cho họ chùn bước, trái lại càng nung nấu cho quyết tâm đoàn kết lại chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Tiếng súng gây hấn của thực dân Pháp đã nổ ra ở Sài Gòn và Nam Bộ. Nhân dân miền Nam anh dũng đứng lên. Cả nước hướng về Nam Bộ. Ngày 25 tháng 11 năm 1945 Trung ương Đảng ra Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”. Bắt đầu từ hôm đó, nhiều chuyến tàu hỏa ngày đêm liên tục chở các chiến sĩ “Nam tiến” từ Hà Nội, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi vào. Một số đơn vị dừng lại ở Phú yên, Khánh Hòa để chặn đánh quân địch ở thành phố Nha Trang và lập phòng tuyến mặt trận Đèo Cả ngăn chặn không cho quân Pháp đánh chiếm Phú Yên. Các đơn vị bộ đội Nam Tiến như Tiểu đoàn Vi Dân, Chi đội 51, Tiểu đoàn Thu sơn, Tiểu đoàn Bắc Bắc phần lớn đứng chân ở huyện Tuy Hòa. Đồng bào đã giành những tình cảm sâu nặng nhất cho anh em chiến sĩ bằng sự ủng hộ lương thực thực phẩm, bằng tấm lòng đùm bọc yêu thương thắm tình cá nước, Nam Bắc một nhà. Những tình cảm đó đã thực sự cổ vũ động viên tạo nên sức mạnh đoàn kết thống nhất ý chí nhân dân một lòng. Các đơn vị bộ đội Nam Tiến cùng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ huyện nhà hăng hái bước vào trận tuyến phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm thực hiện thắng lợi chủ trương của Ủy ban quân chính Nam phần Trung Bộ (tháng 10/1945):

“… Tích cực đánh tiêu hao ngăn chặn địch từng bước, bảo tồn lực lượng ta, cố giữ cho được một vùng tự do để làm căn cứ kháng chiến lâu dài…”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM