Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:11:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ 20/11/1953 - 7/5/1954  (Đọc 367129 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #380 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 03:18:17 pm »

Như vậy là theo hồi ký của viên sỹ quan Gờ-rô-oanh này thì rõ ràng Đờ cát và toàn bộ ban tham mưu của hắn bị quân ta bắt sống tại hầm chỉ huy và dẫn giải ra ngoài..

Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #381 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 09:02:55 pm »

Cảm ơn bác Altus đã cung cấp tài liệu quý giá, Vậy là nhà báo Trang Hạ làm cái điều còn tệ hơn cả việc 'nhai lại" nữa  Angry Thật tiếc và buồn cho những gì mà cụ Bảo và nhóm của cụ đã làm vào lúc cuối đời. Thật đáng giận cho những nhà báo thiếu cả tâm lẫn tầm đã góp phần "làm mờ" những trang sử hào hùng của dân tộc.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #382 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2010, 09:30:04 pm »

Cảm ơn bác Altus đã cung cấp tài liệu quý giá, Vậy là nhà báo Trang Hạ làm cái điều còn tệ hơn cả việc 'nhai lại" nữa  Angry Thật tiếc và buồn cho những gì mà cụ Bảo và nhóm của cụ đã làm vào lúc cuối đời. Thật đáng giận cho những nhà báo thiếu cả tâm lẫn tầm đã góp phần "làm mờ" những trang sử hào hùng của dân tộc.

:Thật ra mà nói thì những sự viêc xảy ra trong chiến tranh nhiều khi tìm được một bằng chứng xác đáng để khẳng định chính xác  một vụ việc quả thật là khó vô cùng vì không phải lúc nào cũng có máy ảnh để chụp hay máy ghi âm để ghi lại mà khoảnh khắc lịch sử thì trôi qua rất nhanh không quay lại ,có những nhân chứng lịch sử đôi khi vì cái (tôi ) của mình hoặc là không nắm rõ vụ việc  nên nhiều khi đã đưa ra những thông tin thiếu chính xác ,tuy nhiên cũng không phải là không có những vấn đề mà thế hệ sau khi xem xét vụ việc phải cân nhắc suy nghĩ và phải tự mình đánh giá hoặc là (treo) ở đấy để tìm hiểu thêm như trường hợp của Dphó Bảo thì trước kia rất nhiều người phủ nhận việc Dphó Bảo đã ra lệch cho Ctrưởng Luật dẫn bộ đội vào bắt bộ chỉ huy địch vì cho rằng ông ấy không phải là thủ trưởng trực tiếp của Ctrưởng Luật nhưng trong hồi ký (Điện biên phủ -điểm hẹn của lịch sử )của đại tướng Võ Nguyên Giáp lại có đoạn viết :
(Tại trận địa, đại đội 360 của tiểu đoàn 130, có chính trị viên tiểu đoàn Trần Quải đi cùng, đã có mặt ở cứ điểm 508. Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo cho các lực lượng của 154 tiến sang cứ điểm 509, cứ điểm cuối cùng bảo vệ cầu Mường Thanh, rồi trao đổi với chính trị viên Trần Quải, lệnh cho đại đội 360 tiến vào khu trung tâm, nơi lửa khói của những đám cháy mỗi lúc càng bốc cao.
 Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của nhưng khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân địch hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật cho bộ đội rời giao thông hào đầy âp quân địch, nhảy lên mặt đất, dùng một lính ngụy dẫn theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của Đờ Cát)...
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 06:30:47 am gửi bởi vmt » Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #383 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 05:29:39 pm »

Thật ra mà nói thì những sự viêc xảy ra trong chiến tranh nhiều khi tìm được một bằng chứng xác đáng để khẳng định chính xác  một vụ việc quả thật là khó vô cùng vì không phải lúc nào cũng có máy ảnh để chụp hay máy ghi âm để ghi lại mà khoảnh khắc lịch sử thì trôi qua rất nhanh không quay lại ,có những nhân chứng lịch sử đôi khi vì cái (tôi ) của mình hoặc là không nắm rõ vụ việc  nên nhiều khi đã đưa ra những thông tin thiếu chính xác ,tuy nhiên cũng không phải là không có những vấn đề mà thế hệ sau khi xem xét vụ việc phải cân nhắc suy nghĩ và phải tự mình đánh giá hoặc là (treo) ở đấy để tìm hiểu thêm như trường hợp của Dphó Bảo thì trước kia rất nhiều người phủ nhận việc Dphó Bảo đã ra lệch cho Ctrưởng Luật dẫn bộ đội vào bắt bộ chỉ huy địch vì cho rằng ông ấy không phải là thủ trưởng trực tiếp của Ctrưởng Luật nhưng trong hồi ký (Điện biên phủ -điểm hẹn của lịch sử )của đại tướng Võ Nguyên Giáp lại có đoạn viết :
(Tại trận địa, đại đội 360 của tiểu đoàn 130, có chính trị viên tiểu đoàn Trần Quải đi cùng, đã có mặt ở cứ điểm 508. Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo cho các lực lượng của 154 tiến sang cứ điểm 509, cứ điểm cuối cùng bảo vệ cầu Mường Thanh, rồi trao đổi với chính trị viên Trần Quải, lệnh cho đại đội 360 tiến vào khu trung tâm, nơi lửa khói của những đám cháy mỗi lúc càng bốc cao.
 Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của nhưng khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân địch hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật cho bộ đội rời giao thông hào đầy âp quân địch, nhảy lên mặt đất, dùng một lính ngụy dẫn theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của Đờ Cát)...

Máy ảnh, máy ghi âm thì không nhưng những giờ phút của trận chiến tàn chắc chắn hằn sâu vào ký ức của những kẻ chiến bại. Và với phong cách phương Tây, khó mà có chuyện xuyên tạc tài liệu của đồng đội mình. Bởi thế các tài liệu của phía bên kia cơ bản là giống nhau.
Còn phía ta, một cán bộ trinh sát đã hy sinh tuổi xuân cho đất nước, bỗng nhiên xây dựng những huyền thoại về mình với sự tiếp tay của đám bồi bút. Đau lòng là chỗ đó đấy bác. Còn chuyện cụ Bảo ra lệnh thì có người bác, có người bênh, nói chung là đang tranh cãi và tranh cãi về điều này hoàn toàn hợp lý (Nếu như không lòi truyền thuyết mới về thời điểm đầu hàng của chỉ huy tập đoàn cứ điểm ĐBP)
Chỉ vì một điểm sai sót trong lịch sử mà ngụy tạo một điểm sai sót khác trong lịch sử và buồn thay việc ngụy tạo lại được tung hô như là một hành động đính chính lịch sử. Họ không ngờ là đã làm hủy diệt lòng tin trong giới trẻ vào chính bản thân họ
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #384 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 06:26:35 pm »

Cái kihó là trong một vài chuyện thực thì lẫn vào đó là một số chuyện rất khó xác định ,họ đều là những cựu chiến binh Điện biên thực sự và có đóng góp công lao của mình vào chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ,những chuyện của họ thì kể cả những cơ quan có thẩm quyền với đầy một kho tư liệu cũng phải thận trọng suy xét đúng sai ,còn ta là thế hệ sau đôi khi cũng thấy buồn và chỉ dám tự cảm nhận vụ việc theo cách hiểu của mình  cho riêng mình chờ đến khi có được những thông tin chính xác mà thội...
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #385 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 04:10:59 pm »


Tôi thấy bức ảnh trên được đăng ở nhiều sách với chú thích là ở hang Thẩm Púa (ví dụ cuốn Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2010 hoặc cuốn Chuyện những người làm nên lịch sử). Gần đây đọc được một bài viết xác minh địa điểm bức ảnh trên ở quyển "Những kỉ vật kháng chiến" tập 5, xin giới thiệu lại:

XÁC MINH BỨC ẢNH SỞ CHỈ HUY THỨ HAI
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Bức ảnh được in từ phim của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, kí hiệu P.1109, chú thích: “Tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ năm 1954”. Chú thích trên chưa đúng.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đóng ở 3 địa điểm: địa điểm 1 ở khu vực hang Thẩm Púa, chân dãy núi ở Pú Hồng, xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo tỉnh Lai Châu cũ, từ ngày 7 tháng 12 năm 1953 đến ngày 17 tháng 1 năm 1954. Địa điểm thứ 2 ở “một khu rừng ngang cây số 62 (cũ), gần bản Nà Tấu” từ ngày 18 đén ngày 30 tháng 1 năm 1954. Địa điểm thứ 3 ở khu vực núi Phăng dãy Phu Huốt, xã Mường Phăng huyện Điện Biên, từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 15 tháng 5 năm 1954. Ở địa điểm 1, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ yếu làm việc tại lán và hầm.

Nhìn vào bức ảnh mang kí hiệu P.1109, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch đang làm việc bên bờ suối có những hòn đá rất to. Đầu dòng suối có thác nước trắng xóa. Một chiến sĩ đứng gác trên một hòn đá to ở góc trái ảnh.

Căn cứ Quyết định số 4651/QĐ, ngày 5 tháng 6 năm 2003 của Tổng cục Chính trị, ngày 7 tháng 6 năm 2003, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khảo sát một số điểm di tích Điện Biên Phủ, trong đó có Sở chỉ huy thứ hai của chiến dịch, giúp Ban quản lí dự án di tích. Nhân chứng có Đại tá Nguyễn Huy Văn - nguyên Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn thông tin 303, trực tiếp đảm bảo thông tin hữu tuyến từ Sở chỉ huy xuống các đại đoàn. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có: Thiếu tướng Lê Mã Lương - Giám đốc, Đại tá Hoàng Lâm - Trợ lí giám đốc, Địa úy Đào Duy Nam - Trợ lí bảo tồn di tích, đồng chí Vũ Nam Hải -Phó Ban quản lí dự án di tích Điện Biên Phủ

Từ thành phố Điện Biên Phủ, theo đường Điện Biên - Tuần Giáo (đường 279) ô tô đưa đoàn khảo sát đến bản Nà Tấu cũ. Đại tá Nguyễn Huy Văn ra hiệu dừng lại. Cả đoàn xuống xe. Nhìn không gian bên trái, sông Nậm Rốm xa đường ô tô, cách một cánh đồng mới tới chân núi, Đại tá Huy Văn lắc đầu: không phải, sông và đường phải sát nhau, lội qua sông chỉ rặt là rừng. đại tá Huy Văn ra hiệu lùi xe lại đến cột số 25, tính từ thành phố Điện Biên, Đại tá Huy Văn ra hiệu dừng xe lần hai. Các thành viên xuống xe. Quan sát bên trái: sông Nậm Rốm liền đường, một cầu treo bắc qua sông. Bên kia cầu là núi, có nhiều nhà dân. Chân núi là các thửa ruộng bậc thang. Dưới thấp có dòng suối uốn lượn đổ ra sông Nậm Rốm. Đại tá Huy Văn mời cả đoàn qua cầu treo.

Gặp một người đàn ông khoảng 65 tuổi đang đắp lại bờ ruộng, Đại tá Huy Văn đến gần hỏi thăm:

- Chào bác, bác có biết đường vào đầu con suối có thác nước cao không?

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn đoàn người già có, trẻ có, mặc quân phục có, mặc thường phục có và trả lờ gọng lơ lớ:

- Có biết, nhưng hơi xa đấy - Người đàn ông trả lời.

- Nhờ bác dẫn đường giúp nhá, chúng tôi muốn tới đó - Đại tá Huy Văn nói.

Người đàn ông nhìn chiếc cuốc lưỡng lự.

- Sáng mai làm cũng được, chúng tôi cần tới chỗ có thác nước. Bác đừng ngại, chúng tôi sẽ bồi dưỡng cho bác, Đại tá Huy Văn nói tiếp.

Người đàn ông đồng ý dẫn đường. Khi qua cổng, ông tạt vào nhà lấy con dao quắm có dây, đeo vào người, dặn người con mấy câu bằng tiếng Thái.

Vừa đi, Đại tá Huy Văn vừa hỏi chuyện. Người dẫn đường kể: “Năm 1954, ở đây là rừng rậm, chỉ có lối mòn. Sau ngày giải phóng Điện Biên Phủ, dân bản Nà Tấu sang đây khai phá làm ruộng, dựng nhà, dần dần trở thành bản mới. Ngày trước, sông Nậm Rốm ở đoạn này nước cạn, lội qua dễ dàng. Từ khi có đập Thác Bay, nước dâng cao lội qua không được nữa, địa phương mới làm cầu”.

Đi mên sườn núi khoảng 1km, gặp một đập ngăn suối, đi qua đạp sang bờ bên kia. Đi tiếp khoảng gần 1km, gặp suối, mọi người phải cởi giầy lội qua, đi theo lòng suối rồi lên bờ, luồn rừng. Đi khá xa lại gặp suối. Cặp bờ suối là những thửa ruộng bậc thang, trồng lúa. Qua các thửa ruộng bậc thang lại luồn rừng. Cuối cùng gặp suối ở phía tay trái. Bờ suối khá cao. Lòng suối có nhiều đá cuội. Lội suối một lần nữa sang bờ bên kia. Quãng đường vừa đi dài khoảng 2km, các thành viên trong đoàn trèo lên một mô đất cao quan sát; trước mặt là nương lúa xanh mượt. Ngước nhìn lên núi phía tay phải, một thác nước trắng xóa mơ mộng. “Đây rồi!”. Tôi - tác giả viết bài này khẽ reo lên. Thác nước đúng như bức ảnh mang kí hiệu P.1109 ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cả đoàn đều đã nhìn thấy thác nước, hăm hở men theo bờ uối, đi ngược lên, lội xuống suối. nước trong vắt, lòng suối có những hòn đá to như chiếc bàn, giống hệt các hòn đá rất to, trên đó có hòn trải bản đồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cơ quan Bộ chỉ huy đang chăm chú làm việc trong bức ảnh. Đại tá Huy Văn, Thiếu tướng Lê Mã Lương ngồi lên các tảng đá quan sát dòng suối, nương lúa, nương ngô hai bên bờ mà năm 1954 còn là rừng rậm, dưới tán cây cổ thụ có lán dựng tạm cho Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Phó ban Quản lí Vũ Hải Nam trèo lên khối đá trên cao, gần thác, vị trí đứng gác của chiến sĩ bảo vệ Sở chỉ huy trước đây. Người dẫn đường cho biết: bên kia thác là đất của xã Mường Pồn.

Trở lại mô đất cao bên bờ suối, các thành viên tản ra khảo sát thêm. Qua một khe tụ thủy (nay là ao thả cá của dân), cách hơn 100m, ở quả đồi mé trái có ngôi nhà sàn của một gia đình trẻ tuổi người Thái (lúc đầu là lán trông nương lúa, ngô) ở xóm cầu treo chuyển vào. Hỏi chuyện, chủ nhà cho biết: khu vực bếp hiện nay trước đây là hầm, có nhiều cục pin to. Thiếu tướng Lê Mã Lương nhận xét, vị trí này là nơi đặt cơ quan thông tin Sở chỉ huy. Tôi hỏi người dẫn đường:

- Bác có biết suối này được gọi là suối gì không? Khu vực này có tên là gì?

- Suối này là “Huổi He Hụ” (suối cái). Khu vực này là “Huổi He” - người dẫn đường trả lời.

Quay lại mô đất cũ, các thành iên trong đoàn chụp một số kiểu ảnh và trao đổi thêm. Đại tá Nguyễn Huy Văn xác định:

- Chính xác nơi đây là Sở chỉ huy thứ hai. Tôi nhớ như in từ trạm thông tin “Chiến thắng trung đội tôi rải dây thông tin đến Sở chỉ huy chiến dịch, Sở chỉ huy Đại đoàn bộ binh 312, Đại đoàn công - pháo 351.

Người viết bài này đưa ra thông tin: Sở chỉ huy thứ hai là nơi Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ huy các đơn vị dùng sức người kéo 48 khẩu pháo 105mm và pháo cao xạ 37mm vào vị trí tập kết ở phía Bắc, Đông Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là nơi mà ngày 26 tháng 1 năm 1954, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy chiến dịch quyết định chuyển phương châm từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” “tôi đã thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”; là nơi Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh và chỉ huy kéo pháo ra, chuẩn bị chiến đấu theo phương châm mới.


HOÀNG THU THẢO
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #386 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 04:34:20 pm »

Hay quá! Vậy mà từ trước đến nay em cứ tưởng là ở Thẩm Púa. Và cũng biết thêm là "ngày 7 tháng 12 năm 1953 đến ngày 17 tháng 1 năm 1954. Địa điểm thứ 2 ở “một khu rừng ngang cây số 62 (cũ), gần bản Nà Tấu” , lần tới đi Điện Biên nhất định phải đến đây mới được.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #387 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 01:24:58 pm »

Theo thông tin từ con trai Anh hùng Quân đội Lê Văn Dỵ. Đến nay, Chủ tịch nước đã có quyết định phong tăng danh hiệu Anh hùng quân đội cho hai Cụ nữa, đó là:
1. Lâm Viết Hữu, trước ở c674 sau được chuyển về làm đại trưởng c671 thay một cụ tên là Châu, c671 là chủ công của d251 (Cụ Vũ Đình Hòe là tiểu d trưởng). Cụ Lâm Viết Hữu được phong anh hùng ngày 22/12/2009.
2. Bùi Hữu Hữu, là trung đội phó b1c317d259, d259 có tiểu đoàn trưởng là Cụ Nguyễn Dũng Chi. Cụ Bùi Hữu Hữu được phong anh hùng ngày 23/22010.
d251 và d259 (hay còn gọi là tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 9) là thê đội 1 của trung đoàn 174 cùng hợp công đánh đồi A1.

Như vậy, sau chiến dịch ĐBP, f304 có 1 anh hùng, f308 có 4 anh hùng, f351 có 5 anh hùng, f312 có 8 anh hùng, 316 có 6 anh hùng, 2 anh hùng là ở các đơn vị khác.

Trong 6 anh hùng của Đại đoàn 316, riêng trung đoàn 174 đóng góp 4 người, đó là:
- Bế Văn Đàn     c674d251
- Lâm Viết Hữu  c671d251
- Bùi Hữu Hữu    c317d259
- Hoàng Văn Nô  c925d255

Hai anh hùng khác của 316 là
- Đặng Đức Song tiểu đoàn 2 trung đoàn 98
- Lê Văn Dỵ đại đội 811 tiểu đoàn 888 trung đoàn 176

Khi đọc về ĐBP, nếu đọc kỹ sẽ để ý thấy trung đoàn 176 và các tiểu đoàn 888, 910, 999 của nó không xuất hiện (nghe cái tên cũng đã thấy có điều gì đó không như các đơn vị khác).
Đó là do đây là trung đoàn chưa có nhiều truyền thống, kinh nghiệm chủ yếu là đánh phỉ. Trận công kiên thắng lợi đầu tiên của trung đoàn là của đại đội 811 đánh một trung đội lê dương tháng 10 năm 1953 tại đồn Cò Mạ. Bước vào chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, e174 và e98 đánh địch trên hướng Lai Châu, e176 tiếp tục truy kích địch từ Mường Lầm về ĐBP. Trong chiến dịch ĐBP, tiểu đoàn 888 phối thuộc với các đơn vị của trung đoàn, đại đoàn cũng như các đại đoàn bạn (có lẽ để tích lũy kinh nghiệm), chiến đấu từ mặt bắc, tây, nam và đông ĐBP (hai tiểu đoàn còn lại đợt 3 mới lên).
Điểm sáng rực rỡ của e176 trong chiến dịch ĐBP là đại đội 811 tiểu đoàn 888. Sau khi e98 đánh C1&C2 bị tổn thất phải rút ra củng cố. c881d888e176 được điều tới C1 nằm dưới sự chỉ huy của cụ Vũ Lăng e trưởng e98. Đại đội này do cụ Lê Văn Dỵ chỉ huy đã phòng ngự 20 ngày trên C1, sau đó là chủ công đánh C1 và C2 thắng lợi. Cụ Lê Văn Dỵ được phong anh hùng như đã biết.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 11:41:28 am gửi bởi _new » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #388 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2011, 06:36:18 pm »

Về máy bay Mỹ trên bầu trời ĐBP. Thông tin thì nhiều nguồn đã đăng tải, hôm nay em xin giới thiệu bài viết trên trang: http://www.air-america.org/News/CAT_Pilots_Receive_French_Award.shtml

Khi áp lực của Việt Minh tăng lên vào năm 1953 người Pháp đã nhờ tới sự giúp đỡ về không quân của người Mỹ. Tổng thống Mỹ Eisenhower đã đồng ý, CIA tổ chức "Operation squaw II" nhằm giúp quân Pháp. CIA đã sử dụng CAT/Civil Air Transpost cho nhiệm vụ này.
CAT được CIA thành lập năm 1946 dưới trướng các tướng Claire Chennault Lee và Whiting Willauer để thực hiện các nhiệm vụ ở Châu Á. Tại Việt Nam 1953-1954 nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc cũng can thiệp trực tiếp, các may bay của CAT (chủ yếu là loại C-119) được sơn cờ Pháp khi thực hiện nhiệm vụ. CAT/CIA cũng thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất, đào tạo tổ lái cho Pháp.
Tại ĐBP, CAT thực hiện các phi vụ từ 13/3 đến 6/5 năm 1954 với 37 tổ lái tình nguyện. Tổng cộng, CAT đã thực hiện 682 phi vụ, hai phi công tử trận.
Hai phi công CAT tử trận là James B. McGovern và Wallace Buford vào ngày 6/5/1954 khi thực hiện công tác thả đồ tiếp tế cho Isablelle. Máy bay của họ đã trúng đạn cao xạ 37mm, đã cố bay sang Lào nhưng khi cách sân bay Mường Hét vài trăm mét thì máy bay rơi. Hai lính nhảy dù Pháp là Bataille, Rescorio và một lính dù Malay (?/Malay paratrooper) cũng thiệt mạng trong vụ này. Trung úy Jean Arlaux (người Pháp) là người sống sót duy nhất.

Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #389 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 11:08:07 pm »

Trong trang này có thêm một số ảnh về ĐBP.

http://books.google.com.vn/books?id=IVMEAAAAMBAJ&pg=PA38&lpg=PA38&dq=Dien+Bien+Phu+Magazine&source=bl&ots=PUiqrRlurV&sig=CplLENjgCvI3WM1pIqG18D5XomA&hl=vi&ei=BI4kTYruJ4SycNCnvegB&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=10&ved=0CFkQ6AEwCQ#v=onepage&q&f=true
Bài viết đăng trên tạp chí Life ngày 17/5/1954 có nhan đề "Những bức ảnh cuối cùng từ Điện Biên Phủ sụp đổ" - Những người phòng thủ anh hùng và liều lĩnh thất bại khi cứu pháo đài Đông Dương


Phản công lấy lại đồ tiếp tế bị thả dù ra ngoài phòng tuyến


Lính dù tiến ra nhặt dù trong khi xe tăng bắn pháo kiềm chế đối phương (chỗ có khói bốc lên)





Quân Pháp - Việt tiến lên dưới sự yểm trợ của của pháo binh và xe tăng.




Sau khi pháo binh đánh gục các chướng ngại, quận Pháp tạm thời chiếm được đường hào của đối phương

Những hình ảnh có thể là được chụp tại Hồng Cúm, không rõ ngày.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2011, 11:25:40 pm gửi bởi _new » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM