Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:57:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tam giác Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia  (Đọc 68559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 01:55:06 pm »

“Chúng tôi ngày càng nhụt chí. Khme đỏ vẫn cứ nhìn cảnh khốn cùng thảm thương của chúng tôi mà chẳng mảy may xúc động. Quần áo chúng tôi nát tã, chất liệu thuốc nhuộm thô sơ lại làm cho quần áo của chúng tôi bươm ra.

Số người chết nhiều đến mức trong số 7 trại ban đầu nay chỉ còn 2. Khi chúng tôi tới, 5 trại đã được dựng lên. Nhưng dần dần chúng bị bỏ hoang vì chẳng còn ai ở nữa. Quá nửa dân số đã bị mất đi, những người còn sống sót kéo tới làm tăng thêm số người ở 2 trại cũ, ít nhiều được dịch bệnh và chứng ngã nước tha mạng. Hai trại này chống lại nạn đói khá nhất: vì trước hết 2 trại đó gồm những người “dân cũ”, được hưởng khẩu phần lương thực kha khá…”(13).


Pin Yathay bị đưa đi vài tháng cùng một đội đánh cá ở Tônglê Sáp. Khi ông trở về:

“Chẳng có gì thay đổi. Mọi người vẫn tiếp tục chết. cả những “dân cũ” cũng đang chết dần. Trong số “dân cũ”, những ai còn tính nhạy cảm – và quan trọng nhất, còn ý thức – chỉ còn biết lắc đầu thể hiện sự hoài nghi, trạng thái mất tinh thần và thái độ nổi dậy. Thảm họa đã nhấn chìm tất cả chúng tôi”(14).

Tình cảnh tuyệt vọng lại một lần nữa làm cho một vài người có tinh thần vững hơn phải tính đến một cuộc nổi dậy. Trong khi cùng làm việc với đội đánh cá, Pin Yathay được nghe những lời đồn đại về đấu tranh vũ trang và cũng nghe thấy âm thanh của những trận đụng độ nhỏ nay đây mai kia quanh vùng hồ, như thể Khme đỏ đang săn lùng một hoặc nhiều nhóm kháng chiến trong vùng. Nhưng ông vẫn khẳng định rằng trong vùng không thể có được khởi nghĩa vũ trang. Việc từng cá nhân tìm đường trốn thoát và họp lại với những người khác ngoài chiến khu cũng chẳng khác vậy là mấy.

“Để ngăn ngừa bất kỳ ý định chạy trốn nào, Khme đỏ đã dựng lên một thứ tổ chức cực kỳ chặt chẽ theo thức bậc. Những làm xã này, cách biệt trong một cánh rừng thù địch, bị quây kín bằng hàng rào. Giữa các khu dân cư với nhau, không thể có nổi sự tiếp xúc thực sự và liên tục… Thậm chí chúng tôi không có cả khả năng vật chất để tham khảo ý kiến của nhau, nói chuyện hay mưu tính với nhau… Chúng tôi không có điều kiện để tiến hành một cuộc nổi dậy.

Quần quật tối ngày, nên có giây phút nào rỗi rãi, chúng tôi đều dành vào việc kiếm thức ăn. Những ý định nổi dậy đều bị dập tắt một cách tàn ác. Một hôm tại Vin Vông, trong một khoảng khắc giận giữ, một thanh niên giết chết một tên cảnh vệ Khme đỏ. Lập tức anh ta bị những tên cảnh vệ khác giết… Không được sự hỗ trợ về hậu cần từ bên ngoài, hoặc không có một cuộc binh biến trong hàng ngũ Khme đỏ, thì mọi ý đồ lật đổ chế độ độc tài của Ăngca đều vô ích”(15).


Giáo sư Keng Vanxắc đã trình bầy một trong những bản phân tích sâu sắc nhất về hệ thống Ăngca trên cơ sở hàng trăm cuộc phỏng vấn những người còn sống sót và việc nghiên cứu những tài liệu của Khme đỏ có thể có được. Dưới đây là lời tóm tắt của ông của ông về một vài trong số những phương châm và giáo lý cốt yếu của Ăngca:

“GIÁO DỤC: Cách mạng, cùng với nhân dân lao động nghèo khổ, không phải ở trong trường học, mà là nhờ Đảng và qua hoạt động mà có. “Trường Đại học thật sự chính là trên cánh đồng, ngoài công trường, trong nhà máy. Cái cốt yếu không phải là kiến thức, không phải bằng cấp, không phải khoa học, không phải kỹ thuật mà là Giác ngộ Vô sản, giác ngộ của những nông dân lao động nghèo khó chiến đấu cho tư tưởng của Đảng. Trên cơ sở có giác ngộ người ta có khả năng làm được mọi thứ, giành được mọi thứ, thành công trong mọi thứ (16).

CUỘC SỐNG: Không phải là cuộc sống cá nhân, mà là cuộc sống “tập thể”, theo đơn vị và theo đúng khẩu hiệu của Đảng, bao hàm nghĩa hoàn toàn phục tùng Ăngca.

GIA ĐÌNH: Bị đảo lộn. Gia đình là một môi trường thuận lợi cho việc tái lập bè cánh và sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Vì thế, cuộc sống gia đình bị thu lại tới biểu hiện đơn giản nhất của nó. Vợ chồng phải chia lìa, chỉ được gặp nhau khi Ăngca cho phép. Cha mẹ và con cái phải tuân thủ những đòi hỏi có tính tập thể chủ nghĩa như nhau.

LAO ĐỘNG: Lao động cưỡng bức, “tập thể” dưới sự giám sát của binh lính vũ trang, cùng với những hồi kèn tuyên truyền ầm ĩ dưới tiêu đề: “tiến công thắng lợi” trên khắp các mặt trận. Đó là vấn đề lao động cưỡng bức dựa trên sức người. Do vậy, đàn ông đàn bà bị đeo ách vào cổ để kéo cày thay cho trân bò. Hàng triệu người bị sử dụng như súc vật, chẳng cần đếm xỉa gì tới năng lực trí thức của họ để làm những việc mà một cỗ máy có thể làm xong trong vài ngày. Khme đỏ quan niệm và tổ chức cung cách làm việc như là một hình phạt chứ không phải là sự giải phóng con người.

HỢP TÁC XÃ: Đây là một đơn vị xã hội và hành chính, một cơ cấu kinh tế và chính trị, “kho hàng” của “tập thể”, là điểm tập trung mọi quyền hành, tập trung của cải và phân phối thực phẩm, do đó là điểm kiểm soát bằng dạ dầy (rất có hiệu quả).

CƯ DÂN: Được chia làm hai loại rõ rệt: Khme đỏ là chủ và nhân dân, như “tù binh chiến tranh”, phải chịu kiếp nô lệ và chết dần chết mòn. Các chủ nhân (cán bộ, ủy viên các ủy ban, đặc biệt bọn Yothea hoặc binh lính có vũ trang) có mọi thứ quyền hành và đặc quyền đặc lợi. Chúng no xôi chán chè và cảm thấy muốn làm gì thì làm. Còn nhân dân không được quyền đụng chạm đến bất cứ cái gì, thậm chí cả với hạt lúa họ trồng ra hay những sản phẩm gia súc gia cầm mà họ nuôi được cũng vậy.

Những người dân di tản thường kể lại một kiểu tình huống hay xảy ra như sau: “vì thiếu đường ghê gớm, một số người kiếm được một ít khúc mía, đem trồng trước túp lều của họ. Khi cây mía mọc cao được chừng một mét, Khme đỏ vũ trang đến. Chúng cẩn thận đếm đi đếm lại số thân cây. Sau đó, chúng treo lên một tấm biển viết: “Tất cả số mía này thuộc về Ăngca, bất cứ ai đụng đến sẽ phải chết”.

CÁCH BIỆT: Mọi người bị lùa vào các trại lao động cưỡng bức. Những trại này được tách ra thành từng khu gồm 10 đơn vị một; mọi người bị cấm đi từ khu này sang khu khác. Những người dân tị nạn từng sống trong cái thế giới trại tập trung này của Khme đỏ sử dụng một hình tượng rất sinh động để kêu than về cảnh không được tự do đi lại này – Vos dei oy doer – có nghĩa là Khme đỏ đi đo từng phần đất mà mỗi người được phép đi lại trong đó.

THƯỜNG XUYÊN LƯU ĐẦY: Việc làm này nhằm triệt tận gốc mọi người về mặt môi trường xã hội – thậm chí về mặt ruộng đất – mà họ đã bắt đầu trở nên quen thân. Mục tiêu là ngăn chặn sự nảy nở của bất kỳ một bản năng nào về của cải, tài sản cũng như việc tái thiết gia đình, phe cánh hoặc tổ nhóm dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa. Sự gắn bó với “tổ ấm” của mình, với vợ chồng con cái cha mẹ của mình - lẽ nào đó chẳng phải là nguồn gốc của mọi thứ ác hại hay sao?

HỌP HÀNH: Việc làm duy nhất được phép thực hiện là những khóa học giáo dục chính trị, do Đảng tổ chức và áp đặt. Tự phê vĩnh cửu! Nhưng cái đáng sợ hơn lại là cuộc “sát hạch tiểu sử”… Mỗi năm hai lần, mọi người lại trở thành “thí sinh” và phải trình bày lịch sử đời mình để mọi người phát giác – dù cho cái giá phải trả là gì chăng nữa – và để tố cáo những “lỗi lầm” mắc phải trước kia, hiện nay và những lỗi lầm dự kiến sẽ mắc phải trong tương lai, trên cơ sở những dự tính và suy nghĩ. Những người tị nạn Khme đỏ đã thề rằng nhiều “thí sinh” đã tự vẫn trước hoặc sau lời tuyên án của Ban Giám khảo. Sau các cuộc “sát hạch tiểu sử”, thường có những khóa tẩy não và nhồi sọ. Chủ đề cơ bản là tính chất không thể sai lầm của Đảng, được hậu thuẫn bởi thái độ sùng bái chủng tộc chủ nghĩa của một “dân tộc nhỏ đã đánh bại đế quốc Mỹ khổng lồ”.

TUYÊN TRUYỀN: Phải tự bằng lòng! Những người Campuchia theo chủ nghĩa Mao là ưu việt! Chúng huênh hoang đã “vượt trước người Liên xô, Trung quốc và Việt nam trong lĩnh vực chủ yếu – lĩnh vực Học thuyết và Thực hành cách mạng”. Đường lối duy nhất đúng đắn, “trong sạch và cứng rắn” là đường lối của riêng chúng. So với chúng, những người cộng sản khác có lẽ như những tên xét lại đáng thương! Dưới con mắt nhìn của chúng, đa số là những bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường. Trong các tác phẩm của mình, viết cho cán bộ và đảng viên của Đảng, bọn Khme đỏ chưa hề bao giờ nhắc tới những “cha đẻ” của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mao; chúng đã ăn cắp tư tưởng và bài bản của những người này để xuất hiện trước mặt những đồng bào dốt nát của chúng như những “á thánh á thần” đã làm nên cuộc cách mạng thực thụ.

XÃ HỘI KHME ĐỎ: Xã hội không có giai cấp này sẽ được hình thành chỉ gồm toàn người Khme đỏ. Xã hội ấy đã và đang thực hiện chức năng của nó mà không cần đến tiền nong, không lương bổng, không chợ búa – do đó cũng không ngân sách, cũng không có vấn đề cán cân thanh toán, thúc đẩy nền kinh tế, không lạm phát, không khủng hoảng kinh tế, chính trị hay xã hội – ít nhất thì chúng cũng tuyên bố như vậy! Và không có tiền nong và thương gia, không có lao động trả công thì sẽ không có cơ sở cho những tệ nạn xã hội như sùng bái lợi nhuận, chủ nghĩa cá nhân, xung đột giành giật địa vị cá nhân, ghen ghét, cạnh tranh, hủ bại, suy đồi.v.v…

Một mặt, sẽ chỉ có lao động nô dịch – để bị giết hoặc bỏ mặc cho chết một khi họ không còn đủ sức lê bước ra đến cánh đồng. Mặt khác, lại sẽ có những tên chó giữ nhà nhăm nhăm súng vào những “nông dân lao động nghèo khổ”, bị bỏ đói tới mức cùng cực nhất. Nhờ có cuộc Cách mạng của những người Campuchia theo chủ nghĩa Mao, cái “xã hội hứa hẹn” này cũng đã từng tồn tại. Nó đang trong quá trình “giải phóng” dân tộc Khme bằng cách áp đặt lên họ một cái chết từ từ nhưng chắc chắn và thảm khốc”(17).

-------------------------------------------------------------------
Chú thích

1. Dít Munty, như tất cả các nhân chứng khác, mô tả những điều kiện phổ biến ở nơi anh sống và lam việc. Thời gian làm việc có hơi khác nhau đôi chút trong tất cả các bản tường thuật mà tôi được nghe, thời gian làm việc trung bình là từ 12 đến 14 giờ một ngày. Khẩu phần gạo tương đối khác nhau. Theo thông tin tôi thu được, khẩu phần 150gr một người một ngày là mức quá cao so với hầu hết các tỉnh khác. Khẩu phần này dường như mỗi nơi một khác tùy theo hứng của bọn trùm Ăngca địa phương.

2. Đây là những người trên đường trở về quê cũ trong những tháng đầu tiên sau khi Khme đỏ bị lật đổ. Xem Chương 14, phần tác giả mô tả họ.

3. Pin Yathay, Cõi không tưởng chết chóc, Paris. Robert Laffont, 1980. Là một trong số những trình bầy chi tiết và có tính xác thực nhất về hai năm đầu cầm quyền của Khme đỏ, cuốn sách này chứa đựng phần lớn lời chứng với tích cách cá nhân vô giá về những gì đã thực sự xảy ra.

4. Sách đã dẫn, tr.222

5. Sách đã dẫn, tr.226

6. Sách đã dẫn, tr.91-92

7. Sách đã dẫn, tr.235-236

8. Sách đã dẫn, tr.237

9. Một số phát biệu của các cán bộ cao cấp Khme đỏ trên đài phát thanh Phnom Penh coi con số “hai triệu” là mức sống sót đáng hài lòng sau khi chịu hy sinh số còn lại để tiêu diệt người Việt nam.

10. P.Yathay, Cõi không tưởng chết chóc, tr.163

11. Sách đã dẫn, tr.250-261

12. Sách đã dẫn, tr.163

13. Sách đã dẫn, tr.250

14. Sách đã dẫn, tr.251

15. Sách đã dẫn, tr.164

16. Đoạn có dấu ngoặc kép trích từ một thông tri của Khme đỏ về công tác giáo dục.

17. Keng Xavắc, Khái quát về cuộc cách mạng của Khme đỏ, tr.11-13, Montmorency, France, ngày 2 tháng 3 năm 1977. Trong phần giới thiệu ngắn về tác phẩm quan trọng này, giáo sư Keng Xavắc lưu ý rằng thuật ngữ PATIVATTANA, do Khme đỏ dùng để chỉ khái niệm Cách mạng trong các văn bản tài liệu chính thức của chúng, thực ra có nghĩa là TRỞ LUI hoặc TRỞ LẠI QUÁ KHỨ. Trong ngôn ngữ Khme bình dân, từ Cách mạng được thể hiện bằng từ BAMBAH – BAMBOR với nửa từ thứ nhất là KHỞI NGHĨA và nửa từ thứ hai nghĩa là TÁI THIẾT.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 02:01:42 pm »

VIII. Làm thế nào để trở thành một người Khme đỏ “tốt”

Một trong những khó khăn trong việc trở thành một người Khme đỏ “tốt” là biết được “đường lối đúng” để thực hiện hoặc phục tùng ở mỗi nơi mỗi lúc. Ban Lãnh đạo Khme đỏ chủ trương càng bị ràng buộc vào giấy tờ ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu (1). Hầu hết những quyết định về chính sách đều được truyền đạt xuống cấp dưới bằng miệng và việc cử xã trưởng thường dựa vào khả năng của họ ghi nhớ những vấn đề và những quyết định về chính sách được phổ biến tại các hội nghị. Vì hầu hết bọn họ đều mù chữ, nên có lẽ cũng chẳng có cách nào khác nữa. Nằm được điều này sẽ giúp ta hiểu được vì sao lại có sự không nhất quán giữa những tài liệu do các nhân chứng trình bày về hoạt động của hệ thống này ở các vùng địa lý khác nhau.

Nội dung các chỉ thị rõ ràng đã bị nhận thức và áp dụng một cách bậy bạ. Khi các viên xã trưởng, huyện trưởng và thậm chí cả tỉnh trưởng nữa, trở về đến cơ sở của mình, các chỉ thị hẳn đã trở nên mờ mờ ảo ảo trong đầu họ và việc áp dụng các chỉ thị ấy cũng bị ảnh hưởng như vậy. Cho nên, khi có thể được, thì người ta ra chỉ thị dưới hình thức các khẩu hiệu, đơn giản: “Tất cả cho nông nghiệp”, “Lúa gạo là tất cả”, “Tự túc là chìa khóa để chiến thắng”, “Làm thủy nông ở mọi tỉnh”… Hầu như không cần nhắc lại khẩu hiệu “Quét sạch kẻ thù giai cấp”, trừ khi cần phải đẩy mạnh quá trình này hoặc cần mở rộng diện nạn nhân.

Một nguyên tắc có tần quan trọng bao trùm đối với mọi người Khme đỏ “tốt” là phải tuân lệnh tuyệt đối và mù quáng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để được sống sót. Thắc mắc đối với mệnh lệnh chính là ngấm ngầm phê phán Ăngca và ngay cả ở cấp cao nhất, thì điều đó có nghĩa là tự sát. “Đồng chí Bò”, một trong những chương sách cay đắng nhất của mình, Pin Yathay không chỉ mô tả phẩm chất lý tưởng của một công dân mà cả của một cán bộ:

“Khme đỏ thường lấy các chuyện ngụ ngôn để lý giải những mệnh lệnh và hành động trái khoáy của chúng. Chúng so sánh người ta với con bò: “Đồng chí trông thấy con bò kéo cày kia chứ. Người ta bảo nó ăn ở đâu thì nó ăn ở đó. Nếu người ta đưa nó đến một cánh đồng khác ít cỏ, thì nó vẫn cứ quen mồm nhai một cái gì đó. Vì bị canh giữ nên nó không thể đi đâu cũng được. Khi người ta bảo nó kéo cày, thì nó kéo. Nó chẳng bao giờ nghĩ đến vợ con cả”. Một sự so sánh ô nhục và điên khùng như vậy đã có lúc làm ta bật cười, nhưng bây giờ những cái cười như vậy hẳn sẽ phải toát ra mồ hôi, nước mắt của chúng ta.

Chính vì dựa trên kiểu lập luận như vậy mà Khme đỏ đã để cho gia đình chúng tôi, con cái chúng tôi phải chết. Con bò, một con vật biết vâng lời đến mức tuyệt hảo, là khuôn mẫu mà chúng tôi phải bắt chước. Trong các cuộc họp, Khme đỏ hay nói về loài trâu bò như nói về người. Chúng thường nói: “Đồng chí Bò”. Con bò có đầy đủ những phẩm chất mà chúng yêu cầu một người đi đày phải có. Chẳng bao giờ con bò lại không chịu làm việc. Nó biết vâng lời, không bao giờ than vãn và chẳng bao giờ vứt bỏ ách cày. Nó phục tùng những chỉ thị của Ăngca một cách mù quáng.

Ai cũng hiểu rõ bài học rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn ấy, thậm chí cả những kẻ nổi loạn, những công dân cứng đầu cứng cổ nhất cũng hiểu như vậy. Chúng tôi không có quyền than thở, cũng chẳng có quyền suy lý. Chúng tôi phải tự ru ngủ cái trí thông minh của mình đi… Một người cách mạng “tốt” phải cư xử như một con vật lễ phép và nô lệ, một con vật đã được thuần hóa. Người ấy không được có khuynh hướng cá nhân, không tình cảm, không tham vọng. Những sáng kiến duy nhất được cho phép là những sáng kiến được tập thể đánh giá là tốt. Những sáng kiến đó nhất nhất phải có tính thực tiễn. Chẳng hạn người lao động phải biết cách chữa một cái cày hỏng như thế nào…”(2).


Thực ra, như Keng Vanxắc và các chuyên gia có uy tín khác đã từng nhấn mạnh, 2.000 năm tồn tại của các nền quân chủ và các chế độ nô lệ kiểu này hay kiểu khác ở Campuchia đã đẻ ra một thái độ khúm núm, quỵ lụy bẩm sinh đối với bất kỳ kẻ nào nắm quyền hành, không thể một sớm một chiều mà xóa sạch được. Thời Sihanuc, biểu tượng của thái độ này là lễ nghi mà theo đó ai đến gặp ông ta, về bất cứ vấn đề gì, cũng đều phải quỳ một đầu gối xuống, hai tay chắp lại, ngón tay để sát cằm, coi đó là sự thể hiện lòng tôn kính đối với nền quân chủ và đạo Phật đối với đấng Điumvirết mà Sihanuc là hiện thân. Thật kỳ cục như tôi đã nhiều lần được thấy, chính Lon Non ở Phnom Penh và Iêng Xary ở Bắc kinh lại là những kẻ khúm núm nhất về phương diện này!
Mù quáng vâng lệnh là một điều hết sức khó khăn đối với những người, như Pin Yathay chẳng hạn, đã từng được đào tạo ở nước ngoài về những bộ môn khoa học chính xác. Khi được lệnh sơ tán khỏi Phnom Penh, anh ra đi với vài ba cuốn sách lấy từ tủ sách của mình. Đó là những cuốn sách liên quan tới chuyên môn của anh – kiến thiết đê, đập và đường xá. Dọc đường anh đi, ở trạm kiểm soát đầu tiên, Ăngca cần “mượn” máy ảnh, đồng hồ, đài bán dẫn và các đồ vật tương tự khác. Đến trạm thứ hai, đến lượt các loại ấn phẩm. Pin Yathay nài nỉ xin được giữ sách theo người; anh cho người ta thấy biểu đồ, bản vẽ để chứng minh rằng nội dung của chúng là có ích cho công việc chung, rằng chúng không có nội dung chính trị. Vô ích! “Những sách này có tư tưởng đế quốc!” Tất cả bị quẳng xuống đường để rồi xe cộ qua lại nghiền nát thành rác bụi.

Điều mỉa mai là, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà anh cùng gia đình được giao là phải làm ngày làm đêm trên một công trình thủy lợi thuộc tỉnh Tà keo. Loại việc này – đào kênh và đắp đập – được giao cho hầu hết những người đi đầy trong những tháng khổ nạn đầu tiên. “Các công trình khổng lồ là nơi tôi luyện tình đoàn kết về tư tưởng”, chúng bảo họ như vậy. Đối với những chuyên gia như Pin Yathay, đây là những bài tập về “quy tắc thực nghiệm” trong tình cảnh tuyệt vọng.

“Mặc dù là những kẻ xây dựng khắt khe, Khme đỏ thường vẫn bất chấp những quy luật của khoa học tự nhiên. Làm sao có thể xác định đúng được độ nghiêng của cánh đồng bằng mắt thường! Thế nhưng Khme đỏ lại đem ra chế giễu sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật, lẽ ra có thể khắc phục được những sai sót của việc ước đoán kia. Người ta thực hiện những công trình rất lớn ngược hẳn lại ngay cả những quy tắc thông thường. Mỗi cán bộ lãnh đạo Khme đỏ đều làm theo ý thích riêng của mình. Đâu có thiếu sức lao động. Hàng ngàn đàn ông đàn bà tuân theo lệnh của các cán bộ dân sự. Kết quả của cái chủ nghĩa tài tử Khme đỏ này thất đáng đau lòng. Kênh mương chảy sai hướng. Đê đập bị hỏng ngay từ trận mưa đầu tiên, phải xây đắp lại, rồi lại bị nước cuốn phăng…Điều bất ngờ là kết quả của tất thảy những công việc này tự nó xem ra chẳng phài là quan trọng! Điều thiết yếu là phải biết cách học cho được những bài học kinh nghiệp. Sau những nỗi bất hạnh như vậy, chúng ta cần phát huy tính chủ động của mình sao cho những nỗi bất hạnh tương tự không bao giờ tái diễn nữa…

Tôi biết rằng người ta không thể đem cái quy tắc thực nghiệm ra để đào kênh mương dài tới 5 km được. Nhưng tôi phải ngậm miệng. Khme đỏ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội dân công của từng xã một. Giống như một bài toán đố, người ta tính rằng các phần việc ấy rồi phải khớp lại với nhau, trong khuôn khổ một công trình lớn duy nhất. Chẳng hạn, làng này làng nọ phải chịu trách nhiệm về phần này của con đường, phải đào phần nọ của con kênh, phải đắp phần kia của con đê…

Khme đỏ không muốn bị các trí thức và chuyên gia làm vướng chân vướng cẳng. Chúng cho rằng bằng cấp chỉ là những mảnh giấy vô dụng… Cái đáng kể chính là công việc cụ thể mà người ta có thể đánh giá và xác nhận được – cày hoặc đào. Đó là công việc cao quý vì người ta có thể trông thấy được, sờ mó được…”.


Pin Yathay miêu tả trời mưa ra sao, rồi những người đàn bà bị đầy ải, trong đó có vợ anh, đã cấy lúa ra sao và nước được đưa vào ruộng ở mức cần thiết ngang mắt cá chân như thế nào để cho mạ phát triển.

“Rủi thay, một tháng sau khi cấy, đồng ruộng khô kiệt. Thiếu một hệ thống tưới nước hợp lý, lúa chết lụi. Không có nước, cả công trình của chúng tôi phá sản. Bị thất bại này làm cho thối chí, Khme đỏ giao cho chúng tôi nhiệm vụ khác, với công dụng khác”.

Điểm chủ yếu mà Pin Yathay muốn nói khi nêu ra những chuyện này là qua vài tháng đầu tiên dưới ách Khme đỏ, anh đã hiểu rằng sự tuân lệnh mù quáng, không thắc mắc, ngay cả trong những vấn đề đi ngược lại chuyên môn và những gì anh đã được đào tạo, chính là yếu tố cốt yếu để thoát chết.

“Tôi tìm ra chìa khóa để thoát chết: giả điếc, giả câm! Không hiểu gì hết! Không nghe thấy gì hết! Tôi cố làm ra ngu dốt và nói thật ít”.

Anh có thể kể ra biết bao ví dụ về những người đã dám mở miệng nói hoặc dám tỏ ra nghi ngờ trí tuệ của Ăngca và vì thế nửa đêm đã bị dẫn đi không bao giờ trở lại nữa.

Sau công trình kể trên, một công trình lớn nữa mà Pin Yathay tham gia làm là công trình xây dựng một con đập khổng lồ ở vùng Vin Vông cuối năm 1975. “Một lần nữa” – anh cho biết – “Khme đỏ lại bất chấp những quy luật về thủy lực học và vật lý học”. Nhưng những tên Khme đỏ ít tuổi “trong sạch và cứng rắn” cứ khăng khăng cho rằng điều quan trọng là “giác ngộ chính trị” kia! Chúng chỉ biết khinh miệt các quy luật của khoa học tư sản và “kiến thức sách vở”. Pin Yathay cho tôi biết rằng khi đó anh hiểu rằng anh đang tham gia vào một việc làm tai hại nhưng anh không dám nói một lời. Tỏ ra nghi ngờ trí tuệ của các phương pháp hoặc chỉ bóng gió nói tới khả năng thất bại, có nghĩa là đã phạm những tội ghê gớm nhất, vì đã hàm ý rằng Ăngca không phải là không có sai lầm! An ninh ngặt nghèo hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên, họ làm việc dưới sự giám sát của cảnh vệ vũ trang. Con đập được xây dựng vào mùa khô, ngang qua một lòng sông tạm thời không có nước.

“Chúng tôi chồng chất tất cả các thứ tạp nham mà chúng tôi đã trở đến đấy trong những sọt tre đan – đất, bùn lẫn với cỏ, lá cây, sỏi cuội, cành cây; tuốt tuột. Chúng tôi đổ tất cả những thứ này xuống thành đập, chẳng cần xem xét đến cấu tạo an toàn, chẳng cần rải đều ra hoặc đầm nén xuống. Tôi không tin rằng con đập làm vội vã cẩu thả này lại có thể tồn tại nổi qua một năm trong mùa nước lên, dù cho kích thước của nó cực kỳ lớn, phải nói là khổng lồ mới đúng.

Hàng ngàn đàn ông, đàn bà ngày đêm bỏ sức ra ở công trường này. Kết quả không thể tránh khỏi là nhiệt tình cách mạng bị sử dụng một cách bừa bãi. Khme đỏ đã mất hết khả năng phê phán đúng sai, mất tất cả ý thức về tỷ lệ cân đối… Một đẳng cấp (mới) gồm các bậc lãnh chúa và cán bộ có quyền ra mọi quyết định. Chúng có quyền sinh quyền sát đối với chúng tôi…”


Đến thời gian cao điểm của mùa lũ, con đập Vin Vông sụp đổ. Dòng sông giận dữ cuốn trôi đi không chỉ mọi dấu tích của con đập mà cả những túp lều lụp sụp ở hai bên bờ sông. Hơn một trăm người bị đầy ải, chủ yếu là người già và trẻ em, bị chết đuối và mất tích. Phía dưới công trình đập chẳng còn gì hết, ngoài sự tàn phá. May mắn cho Pin Yathay, tổ làm việc của anh đang ở một vùng đất cao hơn phía trên con đập.

Người ta có thể tìm thấy trong những hành động quá đáng tồi tệ nhất của cuộc Cách mạng văn hóa Trung quốc, nguồn cổ vũ cho hầu hết những việc làm xuẩn ngốc tội lỗi của Khme đỏ; bọn này đã bắt chước một cách nguyên thủy hơn nhiều. Mặc dù khẩu hiệu ưa thích của Cách mạng Văn hóa cũng là “chính trị là thống soái”, nhưng các lực lượng lao động trong các công xã Trung quốc cũng đã xây dựng được các hệ thống thủy nông tương đối đúng đắn về mặt khoa học và kỹ thuật – kể cả các cống đá phức tạp và các đường hầm xuyên núi. Trong khi ở đỉnh cao của Cách mạng văn hóa, kiến thức sách vở bị chính thức nhạo báng thì khoa học kỹ thuật – và những ai làm chủ được các ngành này – cũng vẫn được xã viên công xã đánh giá cao. Những trí thức thành thị bị Mao Trạch Đông đưa về nông thôn để được “nông dân nghèo giáo dục”, nhưng nhìn chung họ đã được xã viên công xã sử dụng tốt nếu họ bộc lộ được kỹ năng thực hành. Còn dưới ách Khme đỏ, trí thức thành thị bị đưa về nông thôn để bị tiêu diệt: họ phải vận dụng bao trí tuệ để dấu diếm tài năng của mình để nhằm thoát chết.
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 02:02:04 pm »

Vì rằng tuân lệnh Ăngca không chút thắc mắc là một trong những quy tắc hàng đầu đối với một người Khme đỏ “tốt” và đối với những người dưới quyền hắn ta, cần phải có những hình phạt quyết liệt đối với những ai “bất tuân thượng lệnh”. Những hình phạt này không chỉ được áp dụng cho những người dân bị đầy ải, những người này sẽ bị đưa đi đập vỡ sọ giữa đêm khuya, mà còn áp dụng ngay cho cả những kẻ chuyên đập sọ người khác nếu chúng chẳng may buột miệng thắc mắc đối với một chỉ thị nào đó của Ăngca. Ăngca là sự siêu phủ định – sự phân lập các quyền lực của Nhà nước. Nó không chỉ là Đảng, Nhà nước và Chính phủ; nó còn là ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quyết định của nó là sự phán quyết cuối cùng. Tên trùm Khme đỏ ở địa phương là hiện thân của tất cả các quyền lực ấy.

Để đảm bảo rằng “những người nghèo nhất trong số những người nghèo” sẽ trở thành những chủ nhân mới, thường là những kẻ “nghề ngỗng dở dang”, thậm chí theo tiêu chuẩn của công dân nghèo đi nữa – lại được cử làm trùm Ăngca địa phương (Làng xã nào trên thế giới mà lại không có một vài gã “nghề ngỗng dở dang” như thế. Do không thể có nghề nghiệp ổn định, chúng thường sa đà vào con đường rượu chè, rồi được những người bà con thân thích bao dung, vì muốn giữ gìn danh dự họ hàng, cứu chúng khỏi nhà tù hoặc chết đói!) (*-Về phân loại giai cấp, chúng cũng thuộc giai cấp vô sản, nhưng là “vô sản lưu manh”, như Chí Phèo ở Việt nam hay AQ ở Trung quốc; không phải là giai cấp vô sản có tổ chức – giai cấp công nhân, có sứ mệnh làm cách mạng xã hội chủ nghĩa). Khme đỏ ban cho những kẻ “ngoài lề xã hội” nông thôn này quyền sinh quyền sát đối với những ai dưới quyền chúng. Và chúng đã không ngần ngại áp đặt ý chí của chúng, bằng những biện pháp tàn ác nhất, đối với những người “dân mới” hoặc “thanh toán nợ nần” với những người “dân cũ” mà chúng cảm thấy họ có lúc đã từng sỉ nhục chúng trước kia, hoặc kiếm chác bất cứ một thứ của cải vật chất gì có thể cướp đoạt được nhân danh “yêu cầu” của Ăngca. Chúng chỉ phải chịu trách nhiệm và mặc nhiên bị hành quyết – nếu bị bắt quả tang đang ăn cướp một vật gì mà một cán bộ Khme đỏ cấp trên cũng đang thòm thèm!

Một người Khme đỏ “tốt” – giống như trăm ngàn người chồng khác – chỉ được có quan hệ tình dục với vợ mình và cũng chỉ vào thời gian và địa điểm do lãnh đạo địa phương quy định. Nhưng, trong số nhưng người dân bị đầy ải, đâu có ít thiếu nữ, thiếu phụ xinh xắn, tinh tế, nói chung chưa bị ràng buộc gì hoặc bị tách khỏi chồng do các công trình lao động, do đói khát hoặc do chết chóc. Các ông trùm Khme đỏ xuất thân nông dân thô kệch không hề thờ ơ trước vẻ duyên dáng của họ. Và chúng có quyền – mà cũng chẳng cần viện dẫn Ăngca – dồn ép đòi hỏi của chúng. Pin Yathay liên hệ tới một trường hợp điển hình ở công trường Vin Vông:

“Một phụ nữ bị bọn lính bắt quả tang trong khi đang làm tình với một Khme đỏ. Một thời gian dài trước khi xảy ra chuyện này, con trai chị đã bị đầy đến một trại thanh thiếu niên, còn chị buộc phải sống xa chồng… Gã Khme đỏ kia thì chẳng phải hạng xoàng. Hắn là phó chỉ huy Trại 2. Khi bị Khme đỏ hỏi cung, chị khai ra thêm hai tên khác. Đó là Chlốp (nhân viên do thám) và tên bí thư Trại 2. Cả ba tên Khme đỏ dính vào vụ này đều là bọn ác ôn thực sự, đao phủ trăm phần trăm. Lương tâm chúng đã chồng chất nhiều tội ác. Cả 4 người, người thiếu phụ và 3 tên Khme đỏ đều bị đưa vào rừng hành quyết.

Những người “dân mới” coi người thiếu phụ này như một nữ anh hùng chân chính của sự kháng cự thụ động. Chị đã tố cáo tên Chlốp và tên bí thư, những tên cán bộ khát máu nhất trong trại. Không nghi ngờ gì nữa, chị đã trả thù cho chồng chị và cho bạn bè, những người đã bị hai tên quỷ ác này tra tấn và sát hại. Chúng tôi khâm phục hành động của chị… Sự kết hợp giữa những tham vọng của tên trùm trại với chủ nghĩa anh hùng của người thiếu phụ nọ đã giúp chúng tôi thanh toán được mấy phần tử nguy hiểm…”.


Một trong những điều hài hước của cái chế độ do Ăngca đưa ra là, nhân danh thiết lập một xã hội “trong sạch” và không thể bị làm hư hỏng, nó lại tạo ra một giai cấp cai trị mới, theo cách riêng của nó, cụng đồi bại chẳng kém gì các chế độ trước cả. “Quyền lực làm hư hỏng con người” và điều này không bao giờ có thể đúng hơn khi một cán bộ cấp xã hoặc cấp công trường lại có quyền sinh quyền sát đối với những người dưới quyền hắn. Một trong những hình thức hư hỏng phổ biến nhất thời chính quyền Lon Non là việc các sĩ quan cáo cấp rút dollars Mỹ để cấp nuôi các đơn vị lính “ma”. Các sĩ quan cấp dưới cũng kiếm ăn như vậy bằng cách vẫn giữ nguyên nhưng tên đã chết hoặc đào ngũ trong danh sách đơn vị. Tương tự như vậy, các cán bộ Khme đỏ chỉ báo cáo một phần số người chết trong ngày hoặc báo cáo chậm hàng tuần, hàng tháng để giữ lại khầu phần gạo của họ. Mỗi một ống bơ gạo (đơn vị đo lường dùng để cấp phát gạo) có giá trị cụ thể tính theo những lạng vàng, ngọc hay áo quần, giá trị ấy dao động theo quy luật cung cầu của chủ nghĩa tư bản. Nhưng gia đình như gia đình Pin Yathay còn sống sót được và còn cụm lại được như thế là nhờ có những khẩu phần bổ sung mà họ phải mua ngoài chợ đen tuồn từ các kho bí mật của Khme đỏ ra. Tất nhiên, phải làm việc này một cách hết sức thận trọng, vì nó sẽ dẫn đến cái chết ngay tức khắc đối với cả người mua lẫn người bán nếu bị lộ. Việc giao dịch được tiến hành thông qua những người trung gian, tuổi thọ của những người này chẳng kéo dài là mấy. Họ sẽ không tránh khỏi phải giơ đầu chịu báng, vì người ta phát hiện thấy họ có gạo “chợ đen”. Thỉnh thoảng, như người thiếu phụ trong vụ phạm tội trai gái, họ sẽ tố giác những thủ phạm chính trước khi bị giết. Nhưng thường thị họ nín lặng, vì biết rằng nếu khai ra tên Khme đỏ chịu trách nhiệm thì cả gia đình họ sẽ bị giết.

Dối trá và lừa đảo là một phần trong cách cư xử hàng ngày, hàng giờ của một người Khme đỏ “tốt”. Làm sao có thể khác được khi mà bản thân hắn ta liên tục phải thu nhận và truyền đạt những mệnh lệnh dối trá và lừa đảo của cấp trên? Không có một điều kiện nào có thể đem lại đạo đức luân lý cho hắn. Sự nghiệp của Ăngca biện minh cho những điều dối trá tệ hại nhất. Nhân danh Ăngca, hắn giết chóc và trộm cắp. Pin Yathay liên hệ tới vụ Úc Xam Xem, phụ trách cơ quan Thuế vụ Phnom Penh thời Sihanuc. Tháng 1 năm 1976, khi lãnh đạo Ăngca công bố Hiến pháp mới, ông đang sống ở một mình (ông đã bị tách khỏi gia đình) và nổi tiếng là một người làm việc không mệt mỏi. Trong Hiến pháp có một điều khoản nêu rõ rằng công dân được phép giữ tư trang của mình. Thấy các cán bộ hme đỏ bắt đầu đeo đồng hồ, ông cũng đeo theo. Vài ngày sau, một ủy viên Ủy ban Khme đỏ xã nói Ăngca “đề nghị mượn” đồng hồ của ông. Ông trả lời rằng ông cần có đồng hồ để làm việc đúng giờ giấc. Trưởng nhóm đến yêu cầu: “Anh đeo đồng hồ đã nhiều năm rồi. Hãy đưa cho tôi dùng ít lâu”. Tin tưởng một cách ngây thơ vào Hiến pháp – đã có nhiều cuộc “sinh hoạt chính trị” tại đó các cán bộ Khme đỏ ca ngợi nội dung Hiến pháp, đặc biệt đoạn nói về quyền lưu giữ những đồ vật thuộc sở hữu cá nhân – Úc Xam Xem vẫn không nhượng bộ. Mười ngày sau, ông được phái vào rừng và không bao giờ trở về nữa. Một tuần sau khi ông biến mất, chiếc đồng hồ của ông xuất hiện trên cổ tay của một tên Khme đỏ. Pin Yathay nghe thấy tên này khoác lác với các đồng chí của hắn về việc hắn làm thế nào để đoạt được đồng hồ đó “từ tay tên phản bội thường nói thứ tiếng của bọn thực dân Pháp”.

Bản thân bản Hiến pháp ấy dã là một dối trá rồi và các cán bộ Khme đỏ đã sớm biết rõ điều đó. Trừ điều khoản nối về việc thành lập các công xã theo kiểu Trung quốc, còn chẳng có điều khoản nào được thực hiện cả. Tội gì không tiếp tục dối trá trộm cắp nếu không bị trừng phạt? Người duy nhất mà anh chàng Úc Xam Xem xấu số có thể đến đòi hưởng quyền do Hiến pháp quy định là tên trùm Khme đỏ xã – kẻ đã đòi mượn đồng hồ của anh ta.

Các cán bộ Khme đỏ “tốt” phải biết học cách nén tình cảm hay nhân tính, thậm chí với cả vợ con mình, nếu như có vợ con. Lòng trắc ẩn và tình bằng hữu hoặc giúp đỡ những người trong cảnh hoạn nạn, tất cả đều là những dấu hiệu nhơ nhuốc của “khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa”. Đó là những “vết nhơ của một quá khứ tư sản” và phải bị dẹp đi. Nếu một cặp vợ chồng Khme đỏ muốn được coi là “kiểu mẫu” thì họ phải sống mỗi người một nơi và chỉ gặp nhau khi nào được cấp trên trực tiếp đồng ý. Phải dập tắt cuộc sống gia đình, vì nó là hạt nhân của tài sản cá nhân, của chế độ thị tộc, rồi cuối cùng là của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng tình cảm con người bình thường bị coi là những biểu hiện của sự yếu đuối cách mạng và phải bị thanh toán.

Thật thú vị khi thấy rằng bọn Quốc dân đảng Trung quốc đã từng rất cảnh giác trước bất kỳ một dấu hiệu nào của tình cảm nhân đạo trong số các tù nhân của chúng để dựa vào đó mà dò ra ai là đảng viên cộng sản. Bọn nhân viên phục vụ được cài vào các xà lim để theo dõi xem ai đã chia xẻ từng mẩu thức ăn với người khác, chăm nom săn sóc vết thương cho người khác, thầm thì đôi lời an ủi động viên người khác sau những buổi tra tấn hoặc làm bất kỳ việc gì thể hiện tình thương hay tình đoàn kết. Người đó bị đánh dấu là đảng viên cộng sản. Đối với Khme đỏ, người như vậy là một tên phản động.

Ý kiến về một xã hội toàn Khme đỏ - tức là các tổ chức quân sự và dân sự của Ăngca – đã được nhắc đi nhắc lại trong bao lời phát ngôn từ cấp lãnh đạo tối cao xuống tới những kẻ tiến hành các buổi họp nhồi sọ ở cơ sở. Chỉ cần một hoặc hai triệu chiến sĩ “trong sạch và cứng rắn” để xây dựng “xã hội mới” này. Một cán bộ Khme đỏ “tốt” phải nhận thức được điều này và có hành động tương ứng. Nhiệm vụ của những công dân bị nô dịch “mới” – những người khi chết sẽ được những công dân “cũ” thay thế - là tạo ra hạ tầng cơ sở của cải “xã hội mới này cho gai cấp chủ nô hưởng thụ. Khi cả nô lệ “cũ” và “mới” cùng biến mất, thì thay chân họ sẽ là chính những người ‘trong sạch và cứng rắn” – bọn này được trông cậy sẽ phục vụ cho một nhúm ưu tú làm nhiệm vụ suy nghĩ thay cho chúng. Ăngca chính là cái cơ chế hoàn thiện để bồi dưỡng và thực hiện một khái niệm quái đản như vậy. Người ta đã hoạn bỏ về thể xác để chúng dễ bảo và quên lãng số phận của chúng. Còn bọn người “trong sạch và cứng rắn” đã bị hoạn cả về tư tưởng, tinh thần lẫn tâm lí để không có khả năng tư duy độc lập. Với tứ cách là những tên lính gác nghiệt ngã đối với những người nô lệ “cũ” và “mới”, các cán bộ Khme đỏ cũng đang “vững bước” trên con đường trở thành nô lệ.
----------------------------------------------------------
Chú thích
1. Có hai tạp chí chính thức: Cờ Cách mạng – cơ quan của Đảng Cộng sản Campuchia, và Cở Đỏ - cơ quan của tổ chức Thanh niên Cộng sản. Cả hai báo này đều xuất bản một cách thất thường và không được phổ biến trong toàn dân. Còn tin tức thu được là do những người có quyền có máy thu thanh thu được từ Đài Phnom Penh.

2. Pin Yathay, Cõi không tưởng chết chóc, Paris: Robert Laffont, 1980. Những trích dẫn còn lại trong chương này đều từ tác phẩm này.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 02:10:46 pm »

IX. Rèn đúc những người trong sạch cứng rắn

Giả sử Khme đỏ còn nắm được chính quyền thêm vài ba năm nữa thì hoàn toàn có khả năng chỉ còn những cán bộ trẻ “trong sạch và cứng rắn” là sống sót. Những người qua khỏi sự khủng bố của Khme đỏ cũng như các quan sát viên ngoại quốc đều đã có nhận xét rằng cán bộ Khme đỏ thật trẻ, đặc biệt là các “đơn vị tiên phong”(1), và chúng thích thú ra mặt khi được khua dao, búa, rìu và thi nhau nghĩ ra những kỹ thuật giết người có hiệu quả hơn. Những thước phim tư liệu về bọn trẻ tàn quân Khme đỏ trong các trại ở biên giới Thái lan – đang tập lăn lê bò toài và các yếu lĩnh cơ bản – là những bản cáo trạng đối với cái chế độ đã sản sinh ra chúng. Bị tách khỏi những ảnh hưởng xã hội của cuộc sống gia đình và làng xóm, được làm quen với thói khinh thường mọi giá trị tôn giáo, luân lý và triết học (nếu chúng còn biết rằng trên đời này có tồn tại những giá trị ấy!), trên mặt chúng chẳng lộ vẻ gì khác ngoài sự lãnh đạm, nghi ngờ và thù hằn chai đá.

Trong một cuộc nói chuyện tại trường Đại học Columbia ngày 4 tháng 3 năm 1980, Xítny, H.Xchanbớt của tờ Thời báo NewYork – một trong những người đã đưa tin về cuộc tiến quân vào Phnom Penh của Khme đỏ và đã bị giữ lại tại Đại sứ quán Pháp trước khi di tản theo đường bộ sang Thái lan – đã nêu ra câu hỏi về việc nên làm gì với bọn sát nhân còn ở tuổi thiếu niên này. “Không thể để cho cái đội quân gồm những thằng bé mới từ 12 đến 16 tuổi đầu này của Pon Pot nhập vào xã hội bình thường được”. Ông nói: “Chúng sẽ giết hại những người bình thường mất”. Đối với ông, rõ ràng là bọn chúng đã đi quá xa trên con đường vô nhân đạo, đến nỗi không thể cứu vớu chúng được nữa.

Điều này đã có thể xảy ra như thế nào?

Chính người chị em con cô con cậu rất gần gũi với ông Hoàng Sihanuc, bà Lôla, là người đầu tiên đã soi sang vấn đề này cho tôi. Trong thời gian bị đầy ải, bà đã thành công trong việc “thuần hóa” mấy tên thú vật ít tuổi này tới mức chúng đã đôi lần tâm sự với bà (2). Lôla kể rằng bọn lãnh đạo Khme đỏ đã gặt hái “vụ mùa” đầu tiên gồm những tên sát nhân trẻ tuổi tại các căn cứ rừng núi hẻo lánh, nơi xuất phát của cuộc đấu tranh vũ trang của chúng chống Sihanuc trong những năm cuối cùng của chế độ ông ta. Một bảng viết sẵn có tính chuẩn mực để trả lời những câu hỏi liên quan đến mọi chi tiết trong cuộc sống thực sự gian truân và cay đắng của lớp người đáy cùng xã hội, ở những nơi lạc hậu và xa côi nhất này của đất nuớc. “Tại sao các bạn phải làm việc vất vả mà vẫn sống khỏ sở, trong khi những kẻ khác không làm gì mà lại được cưỡi ôtô đi dạo mát?”, “Tại sao có một số người được học hành còn các bạn không được đến trường?”. Có thể đoán trước được những câu trả lời.

Kẻ có tội chính là những người dân thành thị; bọn áp bức bóc lột chính là bọn tư sản thành thị. Nhưng cái khái niệm tư bản, đế quốc, áp bức ấy được gắn cho tất thảy những ai sống ở thành thị. “Ta phải giết chúng, nếu không chúng sẽ tiếp tục áp bức và sau chót sẽ giết “chúng ta”. Vô vàn ví dụ về cách cư xử tàn ác của những người dân thành thị cứ được lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Thuốc độc đã trở nên có công hiệu. Lòng căm thù đã được khơi dậy đối với mọi mặt của cuộc sống thành thị, từ sách vở, học hành, văn hóa đến xe cộ và cả các phòng thí nghiệm khoa học. Làm thế nào mà người ta trở thành một thầy giáo hoặc một giáo sư đại học được? “Bằng cách ăn cắp thành quả lao động của nông dân nghèo khổ”. Bọn người giàu có lấy đâu ra tiền để sắm xe hơi, nhà lầu? “Nhờ lúa gạo, cá và chuối của bạn”.

Keng Vanxắc giải thích rằng thuật ngữ của bọn Khme đỏ dung để chỉ kẻ thù một mất một còn của chúng – giai cấp tư sản – là Xămbôbép, nghĩa đen là một khuynh hướng coi sự tiện nghi, đầy đủ và thịnh vượng là một “lối sống tốt hơn”. Đây là một tội lỗi tột cùng và bất kỳ một ý nghĩa nào theo hướng này đều phải bị đập nát vĩnh viễn cùng những kẻ dám có ý nghĩ lầm lạc theo hướng này hoặc những kẻ nào có những thuộc tính của một Xambôbép.

“Bị xếp vào loại “tư sản” (cần phải thanh toán sạch bọn này), trước hết là những kẻ có nước da trắng, khỏe mạnh, ăn ngon mặc đẹp – bởi lẽ tất cả những cái đó chính là dấu hiệu bề ngoài của một tên Xambôbép. Và trên thực tế Khme đỏ dùng những tiêu chuẩn như vậy để nhận ra “kẻ thù giai cấp” và hành quyết họ thật gọn. Chỉ cần lật long bàn tay là đủ - có chai tay thì sống, không có thì chết…”(3). Khme đỏ theo thuyết của Kinh thánh nói rằng: “Chiên nghèo sẽ thừa hưởng trần gian” và biến hóa nó đi thành lời lẽ thậm chí nghe còn dân dã hơn: “Người nghèo nhất trong số những người nghèo sẽ thừa hưởng cả trái đất – ngay tức khắc”. Nhưng trước hết phải quét sạch kẻ thù giai cấp đã. Đó là nhiệm vụ chủ yếu của các chiến sĩ trẻ “trong sạch và cứng rắn”. Chúng đồng thanh gào lên trả lời các câu hỏi viết sẵn cho tới tận khi phản xạ của chúng trở nên tự động hóa. Khi đó, chúng được nhận súng.

Giao súng cho những kẻ mù chữ sau khi đã nhồi sọ chúng như vậy, Keng Vanxắc kêu lên, có ai còn có thể ngạc nhiên về hậu quả của nó nữa?”.


Ông kể tiếp:

“Đây là những đứa trẻ vốn nhút nhát của vùng rừng núi, trong tay chưa từng có một công cụ gây chết chóc gì ngoài cái súng caosu để bắn chim, hễ thấy bóng người lạ đến làng mình là vội lỉnh đi trốn, hễ thấy mùi quyền lực là hoảng cả lên. Nhưng chỉ qua một đêm, chính chúng đã trở thành quyền lực có súng trong tay để thực thi quyền lực đó và chẳng bao giờ chúng đặt câu hỏi rằng vì sao chúng sử dụng quyền giết choc hoặc sử dụng như thế nào”.

Trong một tiểu luận nhan đề “Niềm say mê tìm kiếm sự trả thù”, Keng Vanxắc lý giải tác dụng của lối nhồi sọ này.

“Cái đáng sợ hơn bản thân Khme đỏ là sự trung thành của chúng đối với sứ mệnh! Ăngca Lơ đã nuôi dưỡng trong chúng quyền hành động như “chủ nhân duy nhất của hành động của mình”. Do đó, chúng cứ tưởng mình là những á thần á thánh thực thụ đang tham gia vào việc cùng sáng tạo của một “con người mới”!

Vốn là những nô lệ, bị hạ xuống ngang với thú vật dưới thời quân chủ của các đấng Vua – Thần rồi lại thành những nô lệ dễ bị thần phục và cam phận hơn bao giờ hết dưới thời quân chủ của các đấng Vua – Phật, luôn bị săn lùng phải ẩn náu trong rừng rậm, bị khép vào tội Lưỡng thứ hư không – cả dưới trần gian lẫn trên các tầng trời – những người đàn ông và đàn bà ấy, những thanh thiếu nhi ấy, vừa bước ra cuộc sống khổ tủi và được giải thoát khỏi cuộc sống hèn hạ kéo dài tới tận lúc đó, trong khoảnh khắc bỗng được thăng tiến thành những chủ nhân, những á thần á thánh! Xin hãy hình dung vẻ tự phụ, vẻ kiêu ngạo về quyền hành của chúng, khi bộc lộ hết mình trước thanh thiên bạch nhật và đòi hỏi sự phục tùng! Trước đây chỉ có các ông hoàng, các bậc tu hành, giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản và người giàu có mới có khả năng ban phát sự sống và cái chết, điều hạnh phúc và nỗi bất hạnh. Còn nay, nhờ có Cách mạng, những người con trai con gái của công, nông dân, người nghèo, người yếu, người cùng khổ đã tới lúc trở thành những người duy nhất quyết định những vấn đề sống chết! Thế là một trong những “lời tiên đoán từ ngàn xưa” (rất gần gũi với tâm lý dân Campuchia – TG) đã trở thành hiện thực: “Giậu mà đổ thì bìm bìm sẽ leo!”. Hơn nữa, Khme đỏ tin tưởng vững chắc rằng chúng hành động nhân danh một hệ tư tưởng chân chính. Không rời Chính đạo – đó là một hằng số trong những niềm tin của người Khme. Xưa nay họ vẫn luôn nhiệt thành gắn bó với đạo thuyết và kinh bổn…

Điều này ít ra cũng giải thích được một phần sự cuồng nhiệt man rợ của chúng khi chúng kiên trì theo đổi cuộc cách mạng của mình trên một mảnh đất đã được chế độ chuyên chế truyền thống chuẩn bị sẵn”(4).


Kết quả là những thanh thiếu niến có súng trong tay vững tin rằng sứ mệnh của chúng là một sứ mệnh chân chính và có tính chất lịch sử. Nhiệm vụ của chúng là săn lùng và giết hết “kẻ thù giai cấp” của đất nước và của bản thân chúng. Được chúng hỗ trợ, Khme đỏ đã thành công trong việc thanh toán những lực lượng của Sihanuc đối lập cũng như những cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng sản Đông dương trước đây. Trên khắp đất nước này, tiếng nói của lẽ phải đã bị dập tắt!

Về sau, quá trình xây dựng phản ứng bằng nhồi sọ như đã mô tả ở trên được áp dụng không chỉ đối với cán bộ mà cả đối với các công dân, bắt đầu từ các em b21. Ở một số vùng chứ không phải là ấtt cả, trẻ em từ 5 – 9 tuổi mỗi ngày được “giáo dục” trong một giờ. Khme đỏ coi trẻ em ở nhóm tuổi này là những tờ giấy trắng, người ta muốn viết gì thì viết. Ở vùng Pin Yathay sống, trẻ em từ 10 tuổi trở lên thôi không đi học nữa. Các em bị tập hợp lại thành các đội, phải làm việc với số giờ tương đương với người lớn. Các em ít tuổu hơn cũng phải làm việc cả ngày, trừ giờ tới lớp học từ 11 – 12 giờ trưa. Tuy nhiên Pin Yathay lưu ý rằng, người ta dùng những phương pháp rất hú họa để xác định tuổi của các em.

“Thực ra, khái niệm về tuổi tác đã biến mất. Chẳng còn đâu những hồ sơ về sinh đẻ, giá thú, chẳng thể nào kiếm nổi một tờ giấy khai sinh. Cứ nhìn một đứa trẻ mà ước lượng tuổi. Khme đỏ tự ý chỉ định xem đứa trẻ nào thuộc vào nhóm từ 5 – 9 tuổi. Những đứa trẻ này được miễn làm việc từ 11 – 12 trưa. Thường thường những đứa trẻ 11 tuổi cứ vờ như mới 9 tuổi, để được học và có một tiếng đồng hồ nghỉ ngơi.

Tại trường học tụi trẻ này được giải lao thật: chúng ngồi yên nghe giảng và học thuộc các bài hát cách mạng chứ không phải cấy lúa hay vỡ đất. Trước khi Phnom Penh thất thủ, đa số trẻ em Campuchia biết đọc biết viết. Các em học đọc, học viết, học đếm ở trường – một việc làm muôn thuở và bắt buộc ở nước chúng tôi. Giống như ở Pháp, chúng tôi có trường tiểu học, trung học và các cơ sở cao học… Thế nhưng những đứa trẻ này đều khai là với Khme đỏ là mù chữ, chỉ để có thêm một giờ nghỉ ngơi”(5).

(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 02:11:21 pm »

Chăn Ven, một giáo sư vật lý, đứng đầu tổ chức kháng chiến chống Lon Non ở tỉnh Công pông Thom, đã mô tả chất lượng của những trường học “mỗi ngày một giờ” này của Khme đỏ như sau:

“Vì những giáo viên có trình độ sư phạm đã bị giết cả rồi, nên thay thế họ là những người gần như chẳng biết đọc biết viết gì cả. Nhiệm vụ hàng đầu của họ là hỏi học trò để thu thập tin tức về lai lịch và hoạt động của cha mẹ các em cũng như của những người dân khác trong hợp tác xã. Bằng cách này, họ có được một mảng thông tin phong phú và xác thực. Trong số những câu hỏi có liên quan đến xử sự của cha mẹ các em ở nhà có câu: “Em có được ăn thêm gì không?”. Tụi trẻ sẽ trả lời thực.

Trẻ em được phân thành lớp theo lứa tuổi chứ không theo trình độ học vấn. Thế mới có thể đưa các em ra lao động được. Các em không có sách bài tập cũng chẳng có phấn. Các em đều phải ngồi bệt xuống đất và một số em, gái cũng như trai, trần như nhộng. Chỉ có vài cuốn sách tập đọc và số học, sách cho các lớp đều như nhau, chẳng còn sách nào khác.

Ngoài phần lao động chân tay – đi nhặt phân và đắp bờ ngoài ruộng lúa – thì cơ sở cho chế độ giáo dục này còn liên quan tới lòng thù hận đối với dân thành thị trước kia, với việc phát hiện và quét sạch những kẻ thù còn lẫn trốn cũng như bất cứ ai đến từ Việt nam tới. Việt nam là kẻ thù truyền kiếp, Bắc kinh là người bạn chân chính của Campuchia Dân chủ, Ăngca là ân nhân của trẻ em…

Hàng ngày, các lớp chỉ học vào khoảng nửa giờ - từ giữa trưa đến 1 giờ chiều. Ngoài giờ học, trẻ em phải chăn trâu bò, nhặt phân trâu bò (mỗi em từ 8 – 10 tuồi phải nhặt mỗi ngày từ 20 – 30Kg phân)…

Phương pháp giáo dục… bao gồm việc ghi nhớ các đoản ngữ và các khẩu hiệu mà các em không thể nào hiểu nổi. Nói cách khác, công tác giáo dục trẻ em chủ yếu gồm việc dậy chúng yêu Ăngca; khinh miệt những mắt xích thiêng liêng gắn bó chúng với cha mẹ chúng và có khả năng tự tay giết cha, giết mẹ và những bà con họ hàng khác, nếu như những người này bị nghi ngờ làm gì đó có thể có hại đến cách mạng. Bọn phản trắc muốn biến con cái chúng ta thành những người máy, chỉ suy nghĩ những gì Ăngca đã khắc váo tâm trí chúng, chỉ hành động theo mệnh lệnh hoặc khẩu hiệu của Ăngca.

Cần lưu ý rằng nếu trẻ em không đạt được những chỉ tiêu được giao, thì các em sẽ bị mất khẩu phần, bị đánh đòn, bị trừng phạt bằng đủ mọi biện pháp ngay trước mặt bạn bè để làm gương”.


Những thanh niên con cái các gia đình “mới” gồm những người thành thị tản cư không được coi là đủ tư cách để trở thành thành viên của giới Khme đỏ “ưu tú” và cũng không được tuyển vào lực lượng vũ trang, ngay dù họ tình nguyện cũng vậy. Lai lịch thành thị, phi cách mạng của họ bị coi là một nguồn gốc làm “hư hỏng” những người “trong sạch và cứng rắn” và số phận của họ là phải tuyệt mệnh do bị tiêu diệt trực tiếp và gián tiếp.

Những đứa trẻ được tuyển vào các lực lượng cách mạng bắt đầu cuộc đời binh nghiệp của chúng từ năm 12 tuổi. Chúng bị tách khỏi gia đình, đưa đi khỏi làng quê để nhồi sọ theo khuôn mẫu Pon Pot. Ngay từ rất sớm, chúng đã được rèn luyện để làm quen với cái mà Sihanuc đã từng định nghĩa là một “thái độ sùng bái đối với sự tàn ác”.

“Pon Pot và Iêng Xary tin rằng, mà tin như vậy là đúng, bằng cách làm cho chúng quen với “trò chơi tàn ác” ngay từ rất sớm, những Yotheas (tên lính) này cuối cùng sẽ vui thú với cảnh tàn sát và với cảnh phát động chiến tranh.

Trong 3 năm bị “quản thúc” tại Phnom Penh, tôi đã thấy bọn Yotheas gác “trại” của tôi nhiều lần vui thú khi chơi “trò chơi tàn ác” lấy súc vật (Chó, mèo, khỉ, tắc kè…) làm vật hy sinh và đồng thời tôi cũng thường nghe thấy chúng phàn nàn không được cử ra mặt trận đập “”bể sọ bọn Việt nam”(8).


Những chi tiết nghe đến ghê người của Sihanuc giúp lý giải cho trạng thái tinh thần của bọn lãnh đạo Khme đỏ và thú tính của những người máy – sát nhân trẻ tuổi của chúng.

“Trong số những biện pháp được tính đến tôi luyện tính cứng rắn cho bọn Yotheas trước hết phải kể đến “trò chơi tàn ác”. Bọn thiếu niên mới nhập ngũ bắt đầu việc “tôi luyện cho cứng rắn trái tim và khối óc” bằng cách dùng gậy và lưỡi lê giết chó, mèo và “các loại súc vật có thể ăn thịt được” ở trong trại. Ngay cả sau chiến thắng ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi không còn người để giết chóc, tra tấn nữa, Khme đỏ vẫn “giữ cho sung sức” bằng cách ném súc vật vào “lửa địa ngục”. Tôi đã được chứng kiến một ví dụ tại Hoàng cung, nơi tôi bị “quản thúc”. Gã Camaphiban – tức chính ủy phụ trách việc cai quản các “tù nhân Hoàng tộc” cùng đơn vị của gã rất khoái trá đối với việc lung bắt chuột, đem nhốt vào lồng rồi châm lửa đốt. Chúng rất hứng thú thưởng thức cảnh chuột chạy tứ phía tìm cách thoát than, rồi đến thảm cảnh những con vật nhỏ bé ấy bị thiêu sống. Đó là cảnh diễn ra hang ngày…

Một “trò chơi” khác là tra tấn khỉ, một loài vật “cũng biết đau khổ như con người”. Bọn chúng dung rìu chặt đuôi khỉ. Chúng xích khỉ lại và bắt khỉ chạy theo chúng; chúng kéo dây mỗi lúc một căng làm cho vòng xích quấn quanh cổ khỉ dần dần thít chặt. Không ai có thể chịu nổi cái cảnh ấy, tiếng thét ấy, vậy mà bọn Yotheas lại cho là hết sức thích thú.

Cách Hoàng cung không xa có một trại nuôi các sấu đặc biệt của một đại đội Yotheas. Chúng lấy khỉ sống để nuôi cá sấu. Ngày ngày, bọn Yotheas ném khỉ xuống hố và vui thú đứng nhìn cảnh những chú khỉ bất hạnh thét lên khủng khiếp và cố trèo ra khỏi hố mà không được, rồi sau đó bị khuất phục, ngây ra trước cái nhìn như thôi mien của những con cá sấu quái đản, rồi bị cá sấu vồ lấy, ăn ngấu nghiến”(7).

Tại phiên tòa xử tội diệt chủng ở Phnom Penh, người ta đã đưa ra bằng chứng về việc trẻ em bị dung làm thức ăn nuôi cá sấu tại một Trung tâm nuôi cá sấu ở Xiêm Riệp. Trong một cuộc viếng thăm nơi đặt cơ sở kinh doanh tàn nhẫn này, chúng tôi đã gặp những nhân chứng kể lại rằng họ đã nghe thấy những tiếng kêu thét khủng khiếp sau khi những xe tải chở đầy trẻ em chạy đến nơi này. Trí óc con người không thể chấp nhận nổi nhiều lời kể như vậy. Bản than tôi cũng không thể tin được câu chuyện về trẻ em và cá sấu này, nếu như tôi không được đọc lời kể của Sihanuc về cái kiểu rèn luyện thú tính mà ông ta đã được chứng kiến. Sau cái đó, mọi sự đều trở nên có thể cả!

Cho đến tận đầu năm 1977, hầu hết các vụ giết người đều được tiến hành bằng cách đang đêm lôi người đi, mỗi lần từ 1 – 2 người. Nhưng từ tháng 4 năm 1977 trở đi, do các cuộc khởi nghĩa vũ trang và nổi dậy lan rộng, lệnh hành quyết hang loạt đã được ban ra. Bọn người máy – sát nhân được đặt đúng môi trường, thực hiện nhiệm vụ mà chúng đã được rèn đúc, với cả nhiệt tình và có lẽ coi đó là điều gần nhất với niềm vui mà chúng có thể cảm nhận được. Chỉ có thể thấy nụ cười trên mặt những tên sát nhân còn ít tuổi này khi chúng đang tàn sát đồng bào của chúng, khi chúng lên gân và thi nhau xem thằng nào có khả năng giết chết người (8) chỉ bằng một cú bổ bằng rìu hay một cú đánh bằng xẻng hoặc cuốc.

Trong số những nơi đã diễn ra nhưng cuộc tàn sát hang loạt hồi năm 1977 và 1978, có nơi gần Chúp, đồn điền caosu lớn nhất của Campuchia, trong một tỉnh cách mạng nhất nước: Công pông Chàm. Các đội điều tra do phiên tòa xử tội ác diệt chủng chỉ định, đã ước tính rằng có khoảng hai vạn người đã bị giết ở ngay vùng phụ cận xã Chia Pô Ri. Man Biên, 26 tuổi, trú quán tại Chia Pô Ri, một trong vô số nhân chứng ở vùng này, đã kể lại như sau:

“Trong số các nạn nhân, một số là công nhân đồn điền Caosu Chúp, một số khác bị đưa từ huyện Cà rách của Côngpông Chàm, số còn lại là binh sĩ của các lực lượng vũ trang Pon Pot và cán bộ khu miền Đông. Họ bị giết từ 4 giờ chiều hôm đó đến sang sớm tinh mơ ngày hôm sau, cứ thế lien tục 10 ngày liền. Họ bị trói tay, bị đẩy lên ôtô tải. Bọn đồ tể bịt mắt họ lại, dẫn từng nhóm ra pháp trường. Chúng dung lê đâm hoặc lấy búa đập chết họ; nhưng người chưa chết hẳn cũng bị đẩy xuống những huyệt đào sẵn. Quanh xã Chiapô Ri có khoảng 40 hố bom do máy bay Mỹ ném xuống năm 1973. Còn những hố khác do các lực lượng Pon Pot đào, có sự hỗ trợ của máy ủi, mỗi hố sâu chừng 2,5m đến 3,6m dài chừng 9m và rộng 4,5m. Cách xa pháp trường 500m, dân làng vẫn có thể nghe rõ tiếng kêu la thảm thiết của các nạn nhân. Từ nơi chăn trâu cách đó 300m tôi đã nghe thấy tiếng thét của họ”.

Một nhân chứng khác nhặt được một chiếc rìu và một chiếc búa ở một trong những bãi pháp trường, nói rằng: khoảng tháng 7, tháng 8 năm 1978, ông đã trông thấy những đoàn xe tải, mỗi chuyến chở chừng 100 người chạy đến vùng phụ cận Chiapô Ri.

“Nạn nhân gồm có đàn ông và đàn bà, hầu hết là công nhân đồn điền caosu, nhưng cũng có cả cán bộ và dân quân của Pon Pot nữa. Còn những người khác, tôi không biết bị đưa từ đâu tới, nhưng đại thể từ hướng xã Ôrang Au. Bọn nhân viên Pon Pot đẩy những người đã bị trói tay này lên xe, chạy đến vùng đồn điền caosu. Từ trên xe bước xuống, họ liền bị bịt mắt. Rồi bọn sát nhân dùng búa và gậy sắt đánh chết họ. Là những đứa trẻ từ 15 – 18 tuổi, bọn đồ tể còn chưa đủ sức đánh một cú chết người, nên chúng phải nện vài ba lần. Trong 5 hố lớn để chôn người tại đồn điền caosu, chúng chôn sống luôn những ai còn ngắc ngoải giẫy chết. năm hố này do những quả bom cực lớn của Mỹ đào nên, mỗi hố sâu chừng 5,5 mét, đường kính 9,3 mét. Bọn đồ tể chất xác người kín các hố này rồi lấy đất phủ lên”.

Có nhiều nhân chứng cho các cuộc thảm sát ở Chúp, cũng như các cuộc thảm sát cùng mức độ xảy ra ở Xvây riêng, Xiêm riệp, Bát tam bang, Puốc xát và các tỉnh khác. Tất cả những người mà tôi đã từng mói chuyện đều nhấn mạnh đến niềm hoan lạc điên cuồng của bạn đao phủ trẻ tuổi khi chúng thực hiện những nhiệm vụ ghê tởm, mệt lử người, vừa tán chuyện với nhau về độ cứng của chiếc xương sọ của một nạn nhân nào đó, vừa tính với nhau xem phải nện bao nhiêu nhát mới đập vỡ được chiếc sọ ấy. Những lời cầu khẩn van nài, đặc biệt của các nữ nạn nhân, chỉ làm nổ ra những trận cười.

Rõ ràng, để đưa tụi trẻ tới trạng thái tâm thần như thế, tất thảy những gì liên quan đến đạo đức, triết lý, tôn giáo, giáo dục và văn hóa con người đều phải bị nén lại và thậm chí, khi có thể, bị triệt hạ. Cũng có một kế hoạch phát triển văn hóa 4 năm đấy. Thế nhưng cũng như lời lẽ dùng để chỉ “Cách mạng” thực ra có nghĩa ngược lại, cái kế hoạch 4 năm này nhằm triệt phá nền văn hóa vốn đã có cho đến khi đó ở Campuchia. “Trong kế hoạch 4 năm 1977 – 1980 về văn hóa, văn học và nghệ thuật”, chỉ thị của Ăngca viết:
“Chúng ta phải tiếp tục thanh toán khỏi nền văn hóa nghệ thuật mọi tàn dư của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phong kiến và tất cả các giai cấp khác trước đây cầm quyền”. Chính trong khuôn khổ của chỉ thị này, mà Nhà thờ lớn đạo Thiên chúa giáo của Phnom Penh đã bị triệt phá từng viên đá một.
(...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:33:20 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 02:11:42 pm »

Phải xóa bỏ những thư viện, trung tâm nghiên cứu, nhà bảo tàng, đền đài – bất cứ cái gì phản ánh sự đóng góp phong phú hàng ngàn năm của Campuchia cho nền văn hóa dân tộc và thế giới. Phải thanh toán những ai tích cực tham gia bất kỳ hình thức nghệ hoạt động nghệ thuật nào, dù là nghệ thuật truyền thống hay nghệ thuật hiện đại. Hãy để cho bọn người máy – sát nhân, bọn không còn một chút tình cảm con người hoặc quan điểm nghệ thuật, mỹ thuật dưới bất kỳ hình thức nào, hãy để cho bọn ấy được sáng tạo ra một nền văn hóa, văn học, nghệ thuật mới theo kiểu Ăngca!

Cho tới tận trước khi những hạt giống hủy diệt được bọn Khme đỏ gieo rắc, thì Campuchia là cả một nhà bảo tồn bảo tàng văn hóa, từ những đền đài cổ kính Ăngco tới những người thợ thủ công truyền thống làm đồ bạc, ngà, gỗ quý và các chất liệu khác, từ điệu vũ Ápsara cổ điển nổi tiếng thế giới cho tới những đội vũ nhạc dân gian ở các làng quê! Mặc dù số liệu là một phương tiện rất không đầy đủ trong việc mô tả những gì đã xảy ra, nhưng ít nhất chúng cũng cho ta biết một phần của sự thật.

Trong số 54 diễn viên đội múa Ápsara Hoàng cung nổi tiếng thế giới, chỉ còn 4 người sống sót.

Trong số 195 điễn viên múa cổ điển của các đội múa truyền thống khác, chỉ 48 người còn sống.

Trong số 199 diễn viên, nhạc công và học viên của đội múa dân gian, chỉ còn 38 diễn viên múa và 9 nhạc công sống sót.

Trong số 196 học sinh môn nghệ thuật tạo hình, chỉ còn 14 người sống sót.

Trong khi trình bày bảng số liệu trên đây tại phiên tòa xử tội diệt chủng, một đại diện của Bộ Văn hóa đã đưa ra báo cáo tóm tắt dưới đây về những gì đã xảy ra đối với ngành văn hóa – nghệ thuật dưới thời Khme đỏ:

“Ngay sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pon Pot – Iêng xary đã ra lệnh phá hủy tất cả nhạc cụ, tất cả trang phục sân khấu truyền thống, tất cả những văn kiện liên quan đến nghệ thuật. Những nơi lao động nghệ thuật của các nghệ sỹ ví dụ như các nhà hát ở Phnom Penh và các tỉnh, trường Đại học Mỹ thuật, rồi khoa Âm nhạc, hầu hết đều bị hủy diệt hoặc tàn phá, chỉ trừ vài ba trường hợp ngoại lệ.

Các nghệ sỹ, dù là nam hay nữ, già hay trẻ đều bị tàn sát một cách hết sức tàn nhẫn, bằng những cú cuốc bổ, gậy tre hay que sắt đập. Họ bị đâm bằng lưỡi lê hoặc thanh sắt nhọn. Nhiều người bị móc mắt, mổ bụng hay bị chôn sống. Những ai ít bất hạnh nhất, nếu có thể nói được như vậy, thì bị chết dần chết mòn trong lao động khổ sai cưỡng bức để đổi lấy chút xíu thức ăn. Cứ thế mà chết...”.


Tiếp đó là một danh sách dài ghi tên một số nam nữ diễn viên, nhạc sĩ, nhạc công, nghệ sĩ múa nổi tiếng nhất cũng như những người xuất sắc khác trên tất cả các lĩnh vực của nền văn hóa Campuchia hiện đại. Không hiểu bọn dã thú ít tuổi này đã cảm thấy chúng có sức mạnh gì khi chỉ bằng một hai nhát cuốc bổ xuống, chúng đã đánh gục một diễn viên nổi tiếng của đoàn Ápsara Hoàng cung? Đến đây thì bọn dân dã sân trại quả là đã chiến thắng được “kẻ thù giai cấp” rồi.

Sau tháng 4 năm 1975, khi Khme đỏ kêu gọi sinh viên, kỹ thuật viên, kỹ sư, bác sĩ, nhà ngoại giao và những người khác trở về để giúp cho công cuộc xây dựng lại đất nước, khoảng 1.000 người đã trở về Campuchia. Thế nhưng chỉ còn 85 người sống sót, chủ yếu họ do đã che dấu được tung tích của mình. Đa số những người còn lại đã bị sát hại tại trung tâm tra tấn – hành quyết Tun Xleng. Thời Sihanuc, Tun Xleng vốn là một ngôi trường, trường Trung học Pônhê Yát. Sau cuộc đảo chính của Lon Non tháng 3 năm 1970, trường được đổi tên thành trường Trung học Tun Xleng. Cuối năm 1975, trường bị Pon Pot biến thành trung tâm tra tấn – hành quyết chủ yếu ở Phnom Penh. Còn có một trung tâm phụ quan trọng đặt tại trường Trung học Đềcáctơ – nơi 3 con tôi theo học trong thời gian 4 năm gia đình tôi sống ở Phnom Penh.

Chăn Ven hiện là Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ Hêng Xomrin, đã trình bày trước phiên tòa xử tội ác diệt chủng một bản báo cáo chi tiết về những điều xảy ra đối với ngành giáo dục dưới ách Ăngca. Dựa trên một tài liệu nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, ông đã đưa ra bảng số liệu dưới đây về số người chết. Những số liện ở cột thứ nhất lấy từ năm 1968, những số liệu ở cột thứ hai lấy theo một cuộc điều tra dân số tiến hành ngày 1 tháng 8 năm 1979.

- Hệ giáo dục cao học 1968/1979:  Giáo sư và giảng viên 725/50;  Sinh viên 11.000/450.

- Hệ giáo dục trung học:  Giáo viên 2.300/207;  Học sinh 106.000/5.3000

- Hệ giáo dục tiểu học:  Giáo viên 21.311/2.793;  Học sinh 991.000/322.379

Đài truyển hình duy nhất của Phnom Penh cùng khoảng 400.000 máy thu hình đã bị phá hủy. Trong số 66 kỹ thuật viên và nhân viên làm việc ở đây, chỉ còn 7 người thoát chết; chỉ có 5 người trong số khoảng 300 nhà báo là còn sống sót.

“Việc lui tới thăm viếng các thư viện và nhà bảo tàng không chỉ bị coi là vô ích mà còn bị coi là lãng phí thời gian, là phi pháp, vì chỉ làm cho người đọc và những khách tham quan phát hiện ra cái đẹp hoặc những tư tưởng mà họ (Khme đỏ) chưa bao giờ coi là chính thống. Chính vì vậy mà hàng trăm ngàn cuốn sách đã được phân loại trong Thư viện Quốc gia Phnom Penh, trong Thư viện Phật học, Thư viện Khme Môn, trong Viện Sư phạm và trong các Học viện khác đã bị lục soát và vứt ngổn ngang bừa bãi ra vườn cũng như ra đường. Phần lớn những người làm công tác thư viện đều bị thủ tiêu – 35 trong số 41 người công tác tại Thư viện Quốc gia đã bị sát hại...

Những đồ cổ, biểu hiện cho nền văn minh rực rỡ của nhân dân Khme, loại bằng vàng bạc bị bè lũ cầm quyền ăn cắp; loại bằng đồng đen, đồng đỏ và những hợp kim khác bị cướp đoạt tới 70%. Tượng gỗ tượng đá cũng phải chịu tình cảnh tương tự. Những bức tượng rất đẹp trong trường Đại học Mỹ thuật, trung tâm đào tạo cán bộ khảo cổ và nghiên cứu khảo cổ học, đã bị phá hoại. Đa số các nhà khảo cổ học, nặn tượng và sinh viên khoa Khảo cổ đều bị giết. Ông Ly Vu Ong, chủ nhiệm khoa kiêm phụ trách nhà Bảo tàng Quốc gia, đã bị giết ở Kiên Xvây ngay sau khi buộc phải rời khỏi Phnom Penh. Ông bị buộc phải đào mồ chôn mình trước khi bị những nhát cuốc chim bổ vào đầu. Người được chứng kiến cảnh này là Phim Nêon, hiện làm việc tại nhà Bảo tàng Quốc gia”(9).


Những kẻ đi đầu của cái “phái tả cách mạng”, bảo vệ chủ trương quét sạch mọi vết tích của văn hóa phong kiến và tư sản, hãy biết điều mà nhớ lại những nhận xét của Lênin đối với những quan điểm tương tự như vậy do Bordanov đưa ra nhân danh “nền văn hóa vô sản” chẳng bao lâu sau cuộc Cách mạng Bonsevich.

“Chủ nghĩa Marx đã có được ý nghĩa lịch sử với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng bởi lẽ, chẳng những không phủ nhận những thành tựu có giá trị nhất của kỷ nguyên tư sản, ngược lại, nó đã đồng hóa và tái tạo tất thảy những gì có giá trị trong suốt hơn hai ngàn năm phát triển của tư duy và văn hóa con người. Chỉ có sự hoạt động hơn nữa trên cơ sở này và theo hướng này, được cổ vũ bởi kinh nghiệm thực tiễn của chế độ chuyên chính vô sản như là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đấu tranh chống lại mọi hình thức bóc lột, mới có thể được công nhận là sự phát triển của một nền văn hóa vô sản chân chính...”(10).

Chẳng cần phải là một người Macxít – Leninít, thì người ta cũng có thể coi nhận định trên đây là một lời tố cáo quyết liệt – từ trước – những kẻ đốt sách, phá hủy bảo tàng thư viện, những bọn dám vứt bỏ những truyền thống và nền văn minh của chính mình, cố tình bắt tay vào việc biến một thế hệ thanh niên thành những tên người máy – sát nhân vô văn hóa, mất hết tính người.

Trong bài phát biểu tổng kết tại Phiên tòa xử tội ác diệt chủng, vị đại diện Bộ Văn hóa đã nêu ra một điểm có ý nghĩa liên quan tới thái độ của Chính phủ mới ở Campuchia đối với cái mà thoạt nhìn tưởng là một bộ phận bỏ đi, không thể cứu vãn nổi, của thế hệ thanh niên Campuchia hiện nay:

“Toàn bộ nền văn hóa phải bị xóa bỏ và thực tế đã bị xóa bỏ trong thời chế độ Pon Pot – Iêng Xari. Hậu quả của tình trạng này thật vô cùng to lớn. Ngoài biết bao nghệ sĩ, nhà khoa học đã chết, ngoài biết bao của cải vật chất bị phá hủy, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng những mất mát về mặt con người là không thể tính nổi. Những trẻ em, những thanh thiếu niên đã từng bị cái “Cách mạng Văn hóa” của Pon Pot – Iêng Xari đầu độc nặng nề phải trở lại làm những người Campuchia với một nền văn hóa Khme thực sự”.

Những hành động biểu hiện một cách độ lượng lòng tin ở bản chất con người và khả năng cứu vớt những gì dường như tuyệt vọng nhất của những “linh hồn đã mất” phải thay thế cho giải pháp đơn giản là giết đi 15.000 thanh thiếu niên đã bị đầu độc dưới thời Pon Pot – Iêng Xari.
----------------------------------------------------------------------
Chú thích
1. Các “đơn vị tiền phong” hay “đội xung kích” bao gồm những thanh niên được tuyển mộ để thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp đặc biệt khó khăn, chẳng hạn như việc xây dựng công sự hay những công trình thủy lợi cấp bách. Những thanh niên này bị bắt phải làm việc tới chết với cường độ nhanh hơn một chút so với lao động khổ sai bình thường và phải phục tùng một chế độ kỷ luật theo kiểu nhà binh, hà khắc hơn.
2. May mắn thay cho Lôla, bà có nước da sẫm mầu (sắc tố da là một trong những tiêu chuẩn để dò ra một tên “tư sản”) và khi bà bắt đầu quá trình “thuần hóa” này, thì tay chân bà đã chai sạn vì công việc ngoài đồng như những công dân “cũ”. Nước da sẫm và tay chân chai sạn là những tiêu chuẩn bề nổi hàng đầu để được hưởng sự tôn trọng có tính giai cấp.
3. Keng Vanxắc, Khái quát về cuộc cách mạng Khme đỏ. Monmerency, Pháp, ngày 2 tháng 3 năm 1977, tr.18
4. Sách đã dẫn, tr.19-20
5. Pin Yathay, Cõi không tưởng chết chóc, Paris, Robert Laffont, 1980, tr.303-304.
6. Norodom Sihanuc, Biên niên sử chiến tranh và hy vọng, Paris, Hachett Stock, 19797, tr.69.
7. Sách đã dẫn, tr.136-137
8. Chắc chắn đã có một cái gì đó có tính biểu tượng trong việc lựa chọn những vũ khí để giết người. Cuốc, xẻng là những dụng cụ của những người nghèo nhất trong nông dân nghèo, một gióng tre cũng vậy. Tôi có nghe kể rằng, trong nhiều trường hợp bị tra tấn trước khi hành quyết, thì dụng cụ tra tấn là dùng lá tranh có cạnh sắc như dao hay là hình răng cưa của những loại cây như cây cọ để cứa cổ nạn nhân. Nỗi đau đớn cực độ của nạn nhân bị kéo dài, niềm vui điên loạn của bọn tra tấn – hành quyết dâng lên và dưới con mắt của Ăngca, những việc tra tấn, giết người bằng loại “dụng cụ tự cung tự cấp” như vậy thật đáng được khen thưởng!
9. Lời khai của nhân chứng tại phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng của tập đoàn Pon Pot – Iêng Xari, Phnom Penh, ngày 17 – 19 tháng 8 năm 1979.
10. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 31, Mátxcơva, Nxb Tiến bộ, 1966, tr.317.

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #26 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 02:14:40 pm »

Phần thứ tư - Những mối quan hệ tam giác

X. Cuộc chiến tranh biên giới


Cuối tháng 3 năm 1964, tôi đang ở Phnom Penh, chờ được gặp Quốc trưởng Hoàng thân Norodom Sihanuc, với những tình cảm xáo trộn. Trước đó vài ngày, tôi đã thực hiện chuyến vượt biên trái phép lần thứ hai trong vòng hai tháng từ vùng giải phóng miền Nam Việt nam vào lãnh thổ Campuchia (chuyến thứ nhất là từ Campuchia sang Việt nam). Sihanuc không thể có cách gì mà chính thức biết được rằng tôi đã ở Campuchia nếu như tôi không ghé thăm Xon Xan, Thủ tướng của ông ta, trước đó vài ngày để cho ông ta xem một tấm bản đồ. Tấm bản đồ này do Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam, Nguyễn Hữu Thọ cho phép tôi giới thiệu với Sihanuc – được tô bằng mầu đỏ ở những vùng dưới sự kiểm soát vững chắc của Mặt trận, mầu xanh da trời ở những vùng do Chính quyền Sài gòn kiểm soát và vùng màu vàng là vùng đang tranh chấp. Hầu hết những vùng dọc biên giới Việt nam với Campuchia được tô mầu đỏ ở diện rộng. Khi đó, Sihanuc đi vắng ít ngày, nhưng Xôn Xan đề nghị tôi cố chờ ông ta trở về. Vì tôi cũng còn một số tài liệu khác mà Sihanuc quan tâm, nên tôi quyết định ở lại.

Mấy hôm sau, bước chân lên những bậc thềm của điện Chamca Môn – nơi ở của Sihanuc, tôi vẫn còn phân vân không hiểu mình sẽ được tiếp đón như thế nào. Sihanuc là người rất nhạy cảm đối với bất kỳ sự vi phạm nào đối với tính chất trung lập của nước ông, mà như vậy thật là đúng. Thật ra, cũng vì để tránh cho ông ta khỏi bị rầy rà nên tôi đã đến đất nước này với một cái tên khác và cũng không xin phép xuất cảnh và tái nhập cảnh. Tôi cảm thấy rằng khi Sài gòn hoặc Mỹ tố cáo ông cho phép “nước Campuchia trung lập” trở thành một căn cứ cho những cuộc vượt biên bí mật vào Nam Việt nam, thì ông ta có thể trả lời bằng cách tống giam tôi hoặc trục xuất tôi với tư cách một người nào đó đã vào Campuchia một cách phi pháp và đã hai lần xâm phạm biên giới Campuchia – Việt nam. Suy nghĩ này đè nặng đầu tôi khi tôi được dẫn lên thềm vào phòng khách. Nhưng kìa, một Sihanuc đang tươi cười tiến lại phía tôi, hai tay nắm lấy tay tôi và nói: “Ông Bớcsét, tôi hiểu là ông đã lập nên một chiến công tuyệt vời. Xin nồng nhiệt chúc mừng ông”. Một người phục vụ xuất hiện với một cái khay và hai cốc Sâmpanh rồi một người thợ ảnh chụp cảnh hai chúng tôi chạm cốc với nhau. “Tôi biết ông có một tấm bản đồ rất thú vị”, Sihanuc nói. Tôi trải tấm bản đồ lên bàn, còn ông ta sửng sốt, tròn mắt vì ngạc nhiên.

- Tôi muốn biết tôi phải thảo luận với ai về vấn đề biên giới – ông ta nói.
- Không phải với Sài gòn mà là với luật sư Nguyễn Hữu Thọ - tôi trả lời.

Một “món quà” nữa mà ông Nguyễn Hữu Thọ nhờ tôi chuyển cho Sihanuc là một loạt tài liệu gồm cả những giáo trình huấn luyện hoạt động lật đổ, gián điệp và phá hoại, do các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam thu được khi đánh chiếm một sở chỉ huy của Khme Srây (Khme Tự do – ND) ở đồng bằng sông Mêkông (bị bắt kèm theo những tài liệu này là 4 tên trung sĩ Mỹ, cố vấn cho các lực lượng Khme Srây do CIA dựng nên, khi đó đang được nuôi dưỡng để lật đổ Sihanuc). Ông Nguyễn Hữu Thọ cũng giao cho tôi nhiệm vụ thông báo với Sihanuc rằng nếu quân Sài gòn tấn công Campuchia trên phạm vi rộng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng sẽ tấn công chúng từ phía sau. Như bản đồ đã chỉ rõ, Mặt trận ở vào vị trí thuận lợi để làm việc này.

Sihanuc hỏi tôi cặn kẽ về những điều tôi đã mắt thấy tai nghe. Ông ta có ấn tượng ra mặt trước những báo cáo của tôi về sức mạnh và tổ chức rộng khắp của “Việt cộng” cũng như việc họ được sự ủng hộ của nhân dân ở những nơi tôi tới, kể cả ở tận vùng ngoại ô Sài gòn. Khi tôi định ngỏ lời xin lỗi vì đã xâm phạm đường biên giới nước ông ta, ông ngắt lời tôi: “Phía bên kia đang hàng ngày xâm phạm biên giới chúng tôi, giết hại nông dân của chúng tôi”.

Tuy vậy, ông ta khuyên tôi sau này nên cho ông ta biết để ông phái một đội lính hộ tống tôi đến điểm vượt biên. Ba cuộc đi sau này, tôi đã tận dụng lời đề nghị đó. Dĩ nhiên, trong chuyến đi đầu tiên của tôi, một trong những khoảnh khắc nguy hiểm nhất là lúc vượt biên trở lại. Tôi ẩn trong một con hào bên lề đường dưới lớp cỏ mọc cao trong khi một đơn vị tuần tra cơ giới Campuchia đi qua, tay súng lăm lăm sẵn sàng nhả đạn, đèn pha từ từ quét đi quét lại theo chiều ngang rộng vài mét giữa con đường và ranh giới nơi tôi ẩn náu. Những tên lính biên phòng này nổi tiếng là “nhanh tay cò súng” nhả đạn vào bất kỳ một gã kẻ cướp nào, mà tôi thì đúng là một gã kẻ cướp rồi còn gì nữa!

Sihanuc cũng thuộc loại “nhanh tay cò súng”. Trong vòng ba tháng kể từ khi chúng tôi gặp nhau (chính xác là vào ngày 20 tháng 6), ông ta gửi cho ông Nguyễn Hữu Thọ một bức thư. Sau này khi bày tỏ sự quan tâm tương xứng với những lời kể của tôi về tình cảm thân hữu mà những lãnh tụ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã giành cho ông ta cũng như thái độ kính trọng của họ đối với việc ông ta đã dũng cảm bảo vệ tính trung lập của nước mình, Sihanuc đã bầy tỏ nguyện vọng được gặp ông Nguyễn Hữu Thọ. Về vấn đề biên giới thì:

“Chúng tôi rút lại mọi tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của mình để đổi lấy một sự công nhận dứt khoát rõ ràng đối với những đường biên giới đang tồn tại và chủ quyền của chúng tôi đối với những hòn đảo ven biển mà chính quyền Sài gòn đã đòi một cách phi pháp…”.

Trong một bức thư tiếp sau, để trả lời thư của ông Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng thân Sihanuc còn trình bày lập trường của ông ta một cách rõ ràng.

Việc trao đổi thư từ giữa Sihanuc với ông Nguyễn Hữu Thọ, với nội dung mà tôi được khẳng định trong một cuộc gặp gỡ với ông Nguyễn Hữu Thọ (khi đó là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam) ở Hà nội hồi tháng 12 năm 1978, được tiếp theo bằng các cuộc gặp gỡ bí mật giữa đại diện của Campuchia và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam ở Bắc kinh tháng 10 rồi tháng 12 năm 1964. Phải nói rằng Sihanuc ngay từ năm 1964 đã tin tưởng rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam sẽ là người chiến thắng ở Nam Việt nam. Nếu không thì bỏ công sức ra thương lượng để làm gì? Ttrong vấn đề này, rõ ràng là ông tá có tầm nhìn xa trông rộng hơn những kẻ có cương vị như ông ta ở Sài gòn và Viêngchăn.

Sihanuc biết tự bảo vệ tài ngoại giao của mình, nhưng ông ta thường không đạt được mục tiêu do đánh giá quá cao giá trị các con bài của mình. Ông ta tin rằng mình có trong tay cây át chủ bài – thậm chí là cây phăngteo – trong cuộc xung đột ở miền Nam Việt nam. Ông ta có thể cung cấp đất thánh cho những du kích đang bị o ép của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, cung cấp bệnh viện và các phương tiện hậu cần kể cả việc cung cấp cảng Sihanucvin để tiếp nhận những chuyến hàng trang thiết bị quân sự chở từ Liên xô và Trung quốc tới, và gạo để chuyển tới biên giới.

Tháng 3 năm 1965, theo sáng kiến của Sihanuc, một hội nghị nhân dân 3 nước Đông dương được triệu tập tại Phnom Penh. Lúc này, Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến tranh không quân chống miền Bắc Việt nam và đang đổ bộ lính chiến đấu vào miền Nam Việt nam. Đoàn đại biểu của Mặt trận Tổ quốc Việt nam từ miền Bắc và đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam từ miền Nam đã dùng hội nghị này để nhắc lại lập trường của mình là “tôn trọng chủ quyền, độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và cam kết tiếp tục làm như vậy, không làm bất kỳ điều gì trái với nguyên tắc này”.

Mỹ đổ lực lượng quân sự vào miền Nam Việt nam ngày càng đông, hoạt động tác chiến với sự tham gia của quân Mỹ gia tăng, và chiến sự đã lan sang cả những làng xóm của Campuchia ở vùng biên giới với Việt nam. Sihanuc đề nghị tổ chức một hội nghị quốc tế bản đảm tính bất khả xâm phạm của biên giới nước ông. Hoa kỳ và các đồng minh phương Tây của họ chẳng coi lới đề nghị này chẳng là cái gì cả.

Tháng 8 năm 1966, tôi tới thăm vùng giải phóng ở miền Nam Việt nam lần thứ 4 và trở lại Phnom Penh vài giờ đồng hồ trước khi Tổng thống Pháp Saclơ Đờ Gôn tới. Trong túi tôi đã có sẵn một bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Hữu Thọ trước đó hai ngày, trong đó ông tuyên bố rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam “công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giới hạn những đường biên giới hiện tại của mình”. Tôi đã gửi cho Sihanuc và Đờ Gôn mỗi người một bản sao bài trả lời phỏng vấn này dưới dạng tài liệu công bố của tôi và Sihanuc thuyết phục Đờ Gôn đưa sự tán thành của Pháp đối với nguyên tắc này vào bài điễn văn nổi tiếng của ông tại Phnom Penh ngày 1 tháng 9 năm 1966(1).

Sau khi Đờ Gôn rời khỏi Campuchia, Sihanuc tổ chức một bữa tiệc trưa dành cho các phóng viên nước ngoài thường trú tại Campuchia và số ít nhà báo đã tháp tùng Tổng thống Pháp nhưng còn ở lại Campuchia thêm vài ngày nữa. Sihanuc tuyên bố rất hài lòng với kết quả của cuộc viếng thăm và đặc biệt với việc chấp nhận công thức về nền độc lập của Campuchia. Ông ta đã tỏ lòng biết ơn ông Nguyễn Hữu Thọ là người đầu tiên nêu ra một công thức hoàn toàn phù hợp với những quan điểm của riêng ông ta; tỏ lòng biết ơn tôi đã nêu ra công thức này trong bài trả lời phỏng vấn. Ông ta cũng trịnh trọng công bố rằng trong tương lai bất kỳ nước nào muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Campuchia đều sẽ phải khẳng định chấp nhận công thức này và bất kỳ nước nào đã có quan hệ ngoại giao rồi, nếu muốn duy trì đại diện ngoại giao ở Phmom Penh, cũng đều phải làm như vậy.

Trong thời gian Đờ Gôn đến thăm Phnom Penh, còn có đoàn đại biểu của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam do ông Trần Bửu Kiếm, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam dẫn đầu, ở Phnom Penh theo lời mời của Sihanuc để thảo luận những vấn đề về biên giới. Một lần nữa, Sihanuc lại tìm cách khai thác lợi thế mà Mặt trận dân tộc Giải phóng đã tạo cho ông ta. Ông ta đã sử dụng công thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng về cơ sở chủ quyền của Campuchia – điều mà ông ta đã mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm – giành được sự chấp thuận của Đờ Gôn. Rồi ông ta lại lấy sự chấp thuận ấy làm một vũ khí để tìm kiếm những nhượng bộ thêm nữa của người Việt nam. Điều này thật khôn khéo về mặt chiến thuật nhưng nghèo nàn về chính trị.

Khoảng 9 tháng sau, ngày 9 tháng 5 năm 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia công bố một văn kiện chính thức kêu gọi tất cả các nước mong muốn thiết lập quan hệ bình thường với Campuchia “công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của campuchia trong giới hạn những đường biên giới đã định trong các bản đồ sử dụng trong năm 1954”. Sau ba tuần, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam đưa ra câu trả lời đầu tiên đối với tuyên bố này của Sihanuc. Câu trả lời đó nói Mặt trận Dân tộc Giải phóng:

1. Khẳng định lại lập trường trước sau như một của mình là công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong khuôn khổ những đường biên giới hiện tại.

2. Công nhận và cam kết tôn trọng những đường biên giới hiện tại giữa Nam Việt nam và Campuchia.


Một tuần lễ sau, Hà nội cũng công bố một văn kiện tương tự, Sihanuc mừng rỡ, lập tức lấy hai tuyên bố này để ép những nước đã có quan hệ ngoại giao với Campuchia cũng làm như vậy. Sau chót, tất cả các nước này đều làm như vậy, một số trong các nước đó rõ ràng phải làm việc này một cách miễn cưỡng. Ngay cả Hoa kỳ, do mong muốn khôi phục lại quan hệ ngoại giao (vốn đã bị cắt đứt theo quyết định của Sihanuc hồi tháng 5 năm 1965) cuối cùng phải dẹp tính tự ái của mình sang một bên mà tán thành công thức này. Nhờ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được khôi phục hồi tháng 6 năm 1969.

Ngoài những lời cam kết “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong khuôn khổ những đường biên giới hiện tại” do Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời đưa ra tại Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông dương hồi tháng 4 năm 1970, vấn đề biên giới vẫn bị bỏ lửng cho tới tận khi các lực lượng Khme đỏ tiếp quản Phnom Penh. Tháng 3 năm 1970, Lon Non lật đổ Sihanuc. Rồi sau đó, Hoa kỳ (2) và Nam Việt nam công khai vi phạm biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia với cớ phá hủy vùng đất thánh và các đường tiếp tế của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Trong suốt thời gian này, Mặt trận Tổ quốc Việt nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã sát cánh cùng Khme đỏ chiến đấu nhằm đánh bại cuộc xâm lăng của Mỹ ở Đông dương.

Cuộc đấu tranh chống Lon Non được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết Dân tộc Campuchia (viết tắt là FUNK) do Sihanuc thành lập ít lâu sau khi ông ta bị lật đổ và được sự liên minh ngay tức khắc của Khme đỏ. Trong cuốn sách của ông ta nhan đề “Biên niên sử chiến tranh và hy vọng” (xuất bản ở Paris sau khi người Trung quốc thuyết phục được Pon Pot và Iêng Xari cho phép ông ta rời khỏi đất nước), Sihanuc đã hết sức đề cao người Việt nam vì đã phải gánh chịu phần nặng nề nhất của cuộc chiến trong những trận đánh quyết định nhất chống Lon Non. Ông ta trút sự khinh bỉ lên đầu Pon Pot và đồng bọn vì âm mưu cướp công Việt nam:

“Với tất cả sự nghiêm túc, Pon Pot, Iêng Xari, Khiêu Xămphon và Nuôn Chia (Chủ tịch Quốc hội) đã quả quyết trên đài phát thanh (lúc đầu đặt trong vùng rừng rú, sau chuyển về Phnom Penh) rằng bằng vũ khí thô sơ, đơn giản, quân của họ đã thành công trong việc quét sạch gần như tất cả các sư đoàn bộ binh, sư đoàn thiết giáp và không quân của địch.

Có tinh thần yêu nước thì có gì là sai trái; nhưng cố tình có một thái độ sôvanh và thiếu trung thực, tới mức không chịu công nhận rằng các chiến hữu và đồng minh Bắc Việt nam đã đóng vai trò hơn hẳn, ít nhất cũng là như vậy, trong việc chặn đứng, rồi sau đó đẩy lùi quân Mỹ và Nam Việt nam xâm lăng trong các năm 1970, 1971 và 1972 thì thái độ đó không chỉ là sự sỉ nhục đối với các đồng minh ấy mà còn là một sự sỉ nhục đối với lịch sử…”.

(...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 03:52:22 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #27 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 03:53:05 pm »

Với việc Sihanuc đưa ra ngày tháng cụ thể để minh họa cho vai trò quyết định của các lực lượng Việt nam, rõ ràng là ông ta ám chỉ tới những hành động, bằng việc chặn đứng cuộc xâm lăng của quân đội Mỹ - ngụy Sài gòn tháng 5 năm 1970 và bằng đập tan các cuộc phản công Chenla 1 và Chenla 2 của Lon Non, đã tạo tạo ra cho các lực lượng của FUNK một vùng giải phóng rộng lớn sạch bóng các lực lượng quân sự và hành chính của Lon Non. Rõ ràng Sihanuc chưa nhận thức được vai trò của các chiến sĩ pháo binh Việt nam trong cuộc tiến công cuối cùng đưa Khme đỏ vào Phnom Penh ngày 17 tháng 4 năm 1975. Nhưng ông ta đã nhắc tới những trận đánh then chốt trong đ8o1 các đơn vị pháo binh, thiết giáp và bộ binh Việt nam đã đóng vai trò quyết định.

“Cho tới tận cuối cuộc chiến hồi tháng 4 năm 1975, các lực lượng vũ trang Khme đỏ cũng vẫn chưa có khả năng thành lập bất kỳ đơn vị thiết giáp hoặc pháo binh nào cho ra hồn cả…”(4).

Sihanuc kể đến nhiều chiến công của bộ đội Việt nam, chẳng hạn các trận đánh của các đơn vị đặc công vào sân bay Pô chen tông, vào các kho chứa dầu ở cảng Công pông Xom – những chiến công mà Khme đỏ đã cướp công. Nhiều lần ông ta đề cập tới những ảo tưởng điên rồ của Pon Pot và bè lũ rằng chính chúng chứ không phải người Việt nam, mới là những người thực sự đánh bại người Mỹ, không chỉ ở Campuchia mà ở toàn cõi Đông dương!

“Thật bất hạnh, Pon Pot đã để cho cái đầu của hắn quay cuồng có phần quá sớm về “những chiến thắng” của hắn tới mức đem ví mình với những danh tướng vĩ đại trong lịch sử thế giới: Alecxandr của Maxêđoan, Xêda của La mã, Napoleon Bonapart và cả gã Quốc xã Hítle….

Tháng 9 năm 1975, lần đầu tiên trở lại đất nước Campuchia đã được “giải phóng” theo lời mời của Ban Lãnh đạo Khme đỏ, tôi kinh ngạc khi thấy Khiêu Xamphon, Xon Xen và những người khác kể cho tôi nghe – với nụ cười rpộng mở và vẻ rất thỏa mãn – rằng binh lính của họ “bất bình” với “Đảng” vì Đảng không “bật đèn xanh” cho họ thu hồi vùng Campuchia Krom và các huyện giáp giới Thái lan…

Theo Xon Xen, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thì “quân đội cách mạng Campuchia” quang vinh của hắn tính rằng đội quân của tướng Giáp chỉ đáng “vừa một miếng nuốt”, còn cái quân đội thảm hại của Kucrít Pramốt và Criăngxắc Chomanan (Thái lan) còn tồi tệ hơn nữa!”(5).


Thực ra, nếu không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của các chiến hữu Việt nam thì còn lâu sau khi người Việt nam giải phóng xong Sài gòn, Khme đỏ vẫn phải chiến đấu trong những cánh rừng rậm của Campuchia. Cuối năm 1974, Pon Pot tới thăm Băc kinh, để lộ ra rằng hắn dự định tiến hành một cuộc phản công quyết thắng dứt điểm và đầu năm 1975. Để làm được việc đó, hắn ta cần có pháo hạng nặng. Đích thân Mao Trạch Đông khuyên hắn nên tiếp tục chiến tranh du kích. Mao nói: “Các đồng chí đã chiến đấu ngót 5 năm rồi. Các đồng chí cần phải tiếp chiến đấu tiếp 5 năm nữa và phải dựa vào lực lượng của chính mình”. Pon Pot rất thất vọng. Trong thời gian quá cảnh ở Việt nam trên đường về nước, hắn đề nghị người Việt nam giúp đỡ. Ban lãnh đạo (Việt nam – ND) nói với hắn: “Chúng tôi sẽ giải phóng Sài gòn, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải phóng Phnom Penh”. Sau đó phía Việt nam đã gủi sang pháo 130 mm và 122 mm cùng các chiến sĩ pháo binh. Khme đỏ chưa hề huấn luyện được một đơn vị pháo nào của họ cả.

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân Khme đỏ chiến thắng tiến vào Phnom Penh. Hai tuần sau, ngày 1 tháng 5 – một ngày sau khi giải phóng Sài gòn và là ngày các lực lượng Việt nam chiến thắng tràn xuống giải phóng toàn bộ vùng đồng bằng sông Mêkông – các lực lượng Khme đỏ tiến hành các cuộc tiến công quy mô nhỏ nhưng ác liệt dọc toàn tuyến biên giới Campuchia tiếp giáp với các tỉnh vùng đồng bằng sông Mêkông của Nam Việt nam, từ tỉnh Hà tiên ở vùng cực nam tới tỉnh Tây ninh nằm ở phía bắc vùng đồng bằng sông Mêkông.

Ngày 5 tháng 5, một số lượng lớn lính Khme đỏ đổ bộ lên đảo Phú quốc. Người ta giải thích một cách lịch sự với chúng rằng chúng đang ở trên lãnh thổ Việt nam, nhưng chúng chẳng cho thất có dấu hiệu nào của sự rút lui cả. “Chúng tôi làm một cuộc biểu dương lực lượng – viên chỉ huy đảo Phú quốc về sau kể lại cho tôi nghe – và thế là chúng rút. Chẳng phải bắn phát đạn nào”.

Sau ngày sau, các lực lượng Khme đỏ từ đất liền và từ đạo Hòn Trốc (Poulo Vai) tiến đánh đảo Thổ Chu (Poulo Panjang) của Việt nam. Ngày 25 tháng 5, Quân đội Nhân dân Việt nam tổ chức phản công, đuổi quân Khme đỏ khỏi đảo Thổ Chu, truy kích chúng tới tận Hòn Trốc. Nhiều người dân ở đảo Thổ Chu đã bị giết và bọn Khme đỏ đã bắt theo chúng 515 người dân của đảo này. Sau khi được đảm bảo rằng sẽ không còn cuộc tấn công nào trong khu vực này nữa, bộ đội Việt nam đã rút khỏi Hòn Trốc, trao trả lại 500 tù binh Khme đỏ bị bắt trong các cuộc tấn công. Nhưng chẳng ai còn gặp lại 515 người Việt nam bị Khme đỏ bắt trên đảo Thổ Chu nữa. Các đơn vị Việt nam đổ bộ không tìm thấy vết tích gì của họ trên đảo Hòn Trốc cả. Điều có nhiều khả năng xảy ra nhất là họ đã bị giết ngay trên những chiếc thuyền bắt họ đi, xác bị ném xuống biển.

Ngày 2 tháng 6, khi gặp ông Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt nam, Pon Pot giải thích rằng nguyên nhân của những sự cố trên đảo (cũng như các sự cố xảy ra dọc biên giới trên bộ) là do quân Khme đỏ “không thông thuộc địa lý địa phương”. Nhưng điều không thể hình dung được là một hành động quan trọng như cuộc đổ bộ lên đảo Phú quốc xảy ra chỉ 17 ngày sau khi “giải phóng” Phnom Penh, lại có thể là kết quả của một quyết định tự phát nào đó. Hiển nhiên, những hành động này đã được tính toán từ trước.

Tai các cuộc trao đổi đầu tiên ở cấp Đảng và Chính phủ nhằm ngăn chặn tình hình đang xấu đi nhanh chóng dọc biên giới, người ta đã thỏa thuận sẽ tổ chức một hội nghị ở cấp cao nhất vào tháng 6 năm 1976. Các cuộc đàm phán trù bị đã được tổ chức ở Phnom Penh từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 5 để ấn định chương trình nghị sự và giải quyết những vấn đề có vẻ dễ dàng. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận về việc chọn đường biên giới trên bộ trên cơ sở bản đồ tỷ lệ xích 1:100.000 của Sở Địa lý Đông dương phù hợp với điều mà Sihanuc đã quy định là “những bản đồ được sử dụng phổ biến trước năm 1954”. Sau đó đoàn đại biểu của Phnom Penh xuất hiện với một tấm bản đồ giả đến vụng về. Một mảnh giấy dán đè lên một phần tấm bản đồ gối thể hiện phần bổ sung chừng vài chục dặm vuông cho phần đất Campuchia dọc biên giới nơi mà Khme đỏ hiển nhiên tin rằng có những mỏ khoáng sản. Để đạt được một giải pháp, phía Việt nam đã nhượng phần đất này. Ngày 8 tháng 5, hai bên đồng ý sử dụng đường Brêviê để xác định phần lãnh thổ trên đất liền của hai bên nhưng không dùng đường này để xác định biên giới trên biển. Phía Việt nam dự định tới phiên họp sau sẽ đưa ra một đề nghị thỏa hiệp, nhưng đoàn đại biểu Khme đỏ đã đột nhiên hoãn đàm phán. Rất nhiều đề nghị của phía Việt nam, nhằm tiếp tục hội đàm, hoặc vẫn ở cấp đó hoặc ở cấp cao hơn như đã đề nghị hồi đầu, đều bị ban lãnh đạo Khme đỏ bác bỏ.

Trước khi kết thúc đàm phán, hai bên đã đạt được một hiệp định 3 điểm. Phần chủ yếu của hiệp định này ghi rõ rằng “mọi xung đột đều phải được giải quyết trên tình thần đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau và các ủy ban liên lạc của hai bên cầu điều tra và gặp nhau để giải quyết những xung đột đó”. Về sau, tôi được ông Huỳnh Văn Luận, một cán bộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây ninh (một trong những tỉnh bị tấn công thường xuyên nhất), kể dcho nghe như sau về tác động của các hiệp nghị giới hạn – tương tự như hiệp định hồi tháng 5 năm 1976 liên quan đến việc hai bên cùng điều tra và giải quyết những vụ đụng độ trên biên giới như sau:

“Tỉnh chúng tôi có 240 km biên giới chung với Campuchia. Một con đường mòn do nông dân của cả hai bên đắp nên chạy suốt từ phía Nam lên phía Bắc, tới một dòng sông đánh dấu nơi biên giới phía đông và cũng là nơi gặp gỡ một con đường mòn được xác định rõ ràng khác. Nhiều thế hệ qua, con đường kia vẫn được coi là đường biên giới. Mối quan hệ giữa những người nông dân ở cả hai bên đều luôn luôn tốt đẹp. Họ nói được ngôn ngữ của nhau, chẳng có vần đề gì cả. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, nạn đói thường xảy ra ở vùng này. Chính quyền Mỹ - Sai gòn cưỡng bức nông dân chúng tôi phải di cư, lùa họ vào các trại tập trung gọi là “ấp chiến lược”. Ngay sau ngày giải phóng, dân làng trở về quê cũ và lại bắt đầu cấy trồng trên mảnh đất của mình. Chiến dịch chống nạn mù chữ được phát động; ai ai cũng đều chỉ nghĩ tới chuyện tái thiết trong hòa bình.

Nhưng dọc theo con đường biên giới phía bên kia, Khme đỏ bắt đầu cho xây dựng các đồn binh. Chúng phái các lực lượng chính quy tới đóng tại các vị trí phòng thủ, đẩy nhân dân Campuchia lùi vào sâu cách biên giới từ 10 – 20 km để tạo thành một vùng đệm và ngăn chặn bất kỳ sự tiếp xúc nào với nhân dân chúng tôi – nhân dân Campuchia rất quan tâm đến sự phát triển của chúng tôi. Sau đó, Khme đỏ bắt đầu đặt mìn và xây dựng những tuyến chông tre theo kiểu “con nhím” ở bên phía chúng tôi…

Từ ngày 17 tháng 4 năm 1975 đến tháng 6 năm 1976, Khme đỏ đã nhiều lần vi phạm lãnh thổ chúng tôi, có lần đã chiếm 302 ha của Đồng phú và còn tiến hành do thám nữa. Trong thời gian đó, chúng tôi đã bắt sống 60 tên thám báo Khme đỏ. Chúng khai chúng có hai nhiệm vụ chủ yếu: (1) Xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Việt nam và nghiên cứu cách bố phòng về quân sự của chúng tôi trên khu vực biên giới cũng như những phương pháp củng cố chính quyền cách mạng của chúng tôi; (2) dần dần mở rộng mạng lưới cơ sở ở Tây ninh và kéo dần xuống phía Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều lần chúng tôi đề nghị tiến hành thương lượng. Từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 6 năm 1976, đã có hai cuộc gặp gỡ ở cấp Ban Chấp hành Trung ương, 2 cuộc gặp ở cấp tỉnh, 5 cuộc gặp ở cấp huyện và hơn hai chục cuộc gặp ở cấp các đồn biên phòng. Ở mỗi cuộc gặp này, các “đồng chí” Khme đỏ đều thừa nhận có thâm nhập, đều hứa sẽ “sửa chữa khuyết điểm”. Chỉ thị ở phía chúng tôi là bằng mọi giá phải giữ được tình hữu nghị và tránh đụng độ hơn nữa, cho tới tận tháng 6 năm 1976 khi Khme đỏ tấn công ấp Tiên thuận, nằm sâu trong lãnh thổ của chúng tôi đến 3 km. Các lực lượng của chúng tôi phản công, đẩy lùi quân Khme đỏ, bắt sống 12 tên. Để chứng minh cho thiện chí của mình, ngay chiều hôm đó, chúng tôi đã thả chúng ra. Tại một gặp gỡ ở cấp tình – giữa Tây ninh và Xvây riêng – Khme đỏ đã nhận “lỗi” và hứa rằng sẽ không mắc phải nữa. Nhưng thực ra, nhưng cuộc tấn công và những vụ thâm nhập vẫn gia tăng.

Sau lời “xin lỗi” đó, Khme đỏ không chịu tiếp xúc thêm với chúng tôi. Để phản đối những cuộc tấn công tiếp theo, chúng tôi chỉ có thể gửi thư sang – tổng số đã có 10 lá thư trước khi chúng tôi chịu không thể tiếp tục được nữa – thông qua các đồn viên phòng. Không có thư trả lời. Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, cố gắng sự dụng những tuyến tiếp xúc mà hai bên đã thỏa thuận với nhau, cũng chẳng có thêm các cuộc tiếp xúc nào nữa, và Khme đỏ đẩy mạnh tấn công”.


Đến đầu năm 1977, Khme đỏ tiến hành các cuộc tấn công thường xuyên, thường là với quy mô lớn – dùng từ 2 – 3 trung đoàn tập trung đánh một điểm trên biên giới. Những cuộc tấn công này nhằm lấn chiếm, cố thủ và sử dụng mỗi điểm đã chiếm được để tiến sâu thêm vào Việt nam. Sau một loạt những cuộc tấn công (của Khme đỏ - ND) vào các tỉnh đồng bằng sông Mêkông (5), Quân đội Nhân dân Việt nam mở một cuộc phản công hạn chế hồi tháng 4 năm 1977, đánh đưởi các lực lượng Pon Pot khỏi Việt nam và đề nghị đàm phán. Trong nhiều tháng liền sau đó, câu trả lời của Khme đỏ là dùng pháo tầm xa bắn phá các làng xóm vùng biên giới. Ngày 7 tháng 6, Hà nội lại đề nghị mở lại đàm phán. Ngày 18 tháng 6, Phnom Penh trả lời bằng cách bác bỏ đề nghị đó với lý do là những cuộc đàm phán như vậy “tuy là cần thiết, nhưng chỉ có thể được tiến hành một khi tình hình trở lại bình thường và không còn xung đột biên giới nữa”. Nói cách khác, chừng nào mà Khme đỏ còn muốn tiếp tục tấn công thì chừng đó chẳng thể nào có chuyện đàm phán!

Tình hình tồi tệ đi một cách nhanh chóng trong nủa cuối năm 1977. Gần như không ngày nào qua đi mà không có tấn công ờ nơi nào đó dọc biên giới Xvâyriêng – Tây ninh. Và từ Tây ninh kéo dài xuống mãi tận Hà tiên giáp vịng Thái lan, tình hình cũng như vậy. Nhiều cuộc tấn công vào Tây ninh đã có sự tham gia của lực lượng cỡ sư đoàn (một sư đoàn quân Campuchia lúc đó có khoảng 10.000 lính). Đến tháng 11 năm 1977, dọc vùng biên giới tỉnh Tây ninh thường xuyên có 3 sư đoàn tác chiến. Theo Huỳnh Văn Luận, không chỉ có các đơn vị quân chính quy thâm nhập, mà còn có cả các đơn vị pháo binh bắn phá ban ngày và các đơn vị thám báo tấn công ban đêm. Chính trong hoàn cảnh ấy, phía Việt nam đã mở cuộc phản công hồi cuối năm 1977, đẩy quân Khme đỏ khỏi Việt nam, lùa chúng trở lại bờ sông MêKông và qua cả sông Mê Kông về các vị trí phòng thủ chung quanh Phnom Penh.
(...)
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #28 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 03:54:47 pm »

Trong một cuộc tọa đàm ở Paris cuối tháng 10 năm 1978, ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (7) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, đã mô tả quá trình tiến triển nhanh chóng của mối quan hệ với Campuchia như sau:

“Thời kỳ 1970 – 1975, Khme đỏ coi Việt nam là người bạn số 1, Bắc Triều tiên là người bạn số 2 và Trung quốc là người bạn số 3. Kẻ thù số 1 là Mỹ - CIA, số 2 là bọn tàn quân của các lực lượng Lon Non; số 3 là ảnh hưởng của Sihanuc. Sau chiến thắng tháng 4 năm 1975, Trung quốc chuyển lên vị trí số 1 trong số các bạn bè, Việt nam tụt xuống hàng thứ 7. Kẻ thù số 1 vẫn là Mỹ - CIA, kẻ thù số 2 là bọn tàn quân Lon Non, Thái lan đã chiếm vị trí của ảnh hưởng của Sihanuc trở thành kẻ thù số 3! Đến tháng 4 năm 1977, kẻ thù số 1 lại là Việt nam, tiếp đến là tàn quân của Lon Non và KGB (Cơ quan an ninh Liên xô – ND) giữ vị trí số 2 và 3. Còn Trung quốc vẫn là số 1 và Bắc Triều tiên là số 2 trong số bạn bè”.

Ông cũng xác nhận rằng, tiếp theo đường lối tuyên truyền hồi tháng 4 năm 1977 của Khme đỏ coi Việt nam là “kẻ thù chủ yếu”, thì tháng 6 năm 1977, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia đã ra một nghị quyết chính thức coi “Việt nam là kẻ thù số 1, kẻ thù vĩnh cửu của chúng ta. Chúng ta phải chuẩn bị tấn công Việt nam”. Theo ông Nguyễn Cơ Thạch, nghị quyết này được gửi cho tất cả các cấp trong các lực lượng vũ trang và từ đó trở đi những cuộc tấn công qua biên giới với quy mô ngày càng tăng.

Vì sao lại không thể có nổi một giải pháp bằng thương lượng để giải quyết những vấn đề giữa hai quốc gia làng giềng, dưới sự lãnh đạo của – cứ giả định như vậy đi – hai Đảng Cộng sản đồng chí với nhau?

Bây giờ thì đã rõ: khi đó Bắc kinh điều hành công việc của Khme đỏ. Chính cái Ban Lãnh đạo Trung quốc đã từng ép Việt nam hồi năm 1967 – 1968 không chấp nhận các cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ, ban lãnh đó không hề tự ngăn mình khi ra lệnh cho Pon Pot phải khước từ bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa nào với Việt nam. Trong lúc Việt nam kiên quyết không chịu bị nhét vào trong chiếc túi của Trung quốc, thì Pon Pot lại tự mình nhảy vào đó. Đã nhiều lần Trung quốc bị tố cáo là muốn đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng và hẳn cũng rất muốn đánh người Việt nam tới người Campuchia cuối cùng.

Nhưng làm thế nào để một nước Campuchia khi đó có 5 – 6 triệu dân dám nghênh chiến với một nước Việt nam đã từng dày dạn chinh chiến có tới hơn 50 triệu dân? Tôi hỏi ông Nguyễn Cơ Thạch, ông ta đặt lại câu hỏi: “Vì sao một nước Itxraen có 3 triệu dân lại dám xâm lăng một nước Aicập có tới 35 triệu dân? Bởi vì Khme đỏ được đảm bảo rằng sau lưng chúng là cả 800 triệu người Trung quốc, cũng như sau lưng Itxraen có cả sức mạnh của Hoa kỳ làm chổ dựa”.

Vào thời gian chúng tôi có cuộc tọa đàm này, các nguồn tình báo phương Tây ước tính có khoảng 7 – 8 ngàn “cố vấn” quân sự Trung quốc ở Campuchia. Ông Nguyễn Cơ Thạch tin rằng con số thực tế còn lớn hơn hai lần con số trên đây và các vị này hoạt động xuống tận cấp trung đội trong các cuộc hành quân chiến đấu. Họ điều khiển pháo binh và các loại vũ khí phức tạp khác – việc làm chủ những vũ khí này vượt quá trình độ học vấn của các cán bộ Khme đỏ.

Trong bản tuyên bố ngày 31 tháng 12 năm 1977, Chính phủ Campuchia Dân chủ (Khme đỏ) lần đầu tiên “đưa ra công khai” vấn đề liên quan đến tình hình chiến sự dọc biên giới Campuchia – Nam Việt nam. Về nhiều khía cạnh, đó là một văn kiện đáng chú ý. Văn bản gốc của bản tuyên bố này dường như là bản bằng tiếng Pháp do Đại sứ quán Campuchia tại Bắc kinh công bố ngày 31 tháng 12. Những đoạn mà tôi vẫn sử dụng là trích từ bản dịch tiếng Anh của Hà nội. Tuy nhiên, các dịch giả đã đưa thêm một đoạn lưu ý dưới đây:

“Nhìn khái quát, bản dịch tiếng Pháp của bản Tuyên bố này trung thành với bản gốc bằng tiếng Khme do Quốc trưởng Khiêu Xamphon công bố cùng ngày trên đài phát thanh Phnom Penh. Tuy nhiên về đoạn 9 (và là đoạn cuối cùng – TG) của tuyên bố này thì bản tiếng Khme và tiếng Pháp hoàn toàn khác nhau. Do đó ở đây chúng tôi gắng dịch một cách trung thành từ bản tiếng Anh”.

Bản thân bản tuyên bố này là một lời đả kích hiểm độc nhất chống lại đất nước, Đảng và dân tộc Việt nam. Nó hô hào nhân dân Campuchia “quét sạch kẻ thù bành chướng và tôn tính lãnh thổ” và tuyên bố sẽ giáng cho họ “những thất bại nhục nhã”. Người Việt nam được gọi bằng những từ có nghĩa xấu: “Duôn” và “Anamít”. Để cổ vũ cho cái nhuệ khí của đám thanh niên đại diện cho một bộ phận ngày càng tăng trong các lực lượng vũ trang Khme đỏ - đặc biệt là lực lượng xung kích – người ta đã đưa ra bản tổng kết dưới đây về tỉ lệ thương vong trong các cuộc xung đột biên giới:

“Năm 1975, cứ 100 tên địch bị giết hoặc bị thương thì bên Campuchia có 5 người hy sinh hoặc bị thương. Chúng ta đã đánh đuổi chúng và không cho chúng chiếm đóng lãnh thổ của ta.

Năm 1976, nếu số bị giết hoặc bị thương của bên địch là 100, thì của ta là 5. Chúng ta hoàn toàn đánh đuổi chúng và không cho chúng xâm phạm mảnh đất Campuchia.

Năm 1977, trong những cuộc tấn công quy mô lớn của chúng từ tháng 1 đến tháng 11, nếu chúng ta giết và làm bị thương 100 tên, thì bên ta có từ 3 – 5 người hy sinh hoặc bị thương. Chúng ta đã bảo vệ trọn vện đất nước ta. Từ đầu tháng 12 năm 1977 cho tới nay, số thương vong của quân thù đã lên tới 100 tên bị giết hoặc bị thương so với bên ta từ 3 – 5 người hy sinh hoặc bị thương. Chúng ta đã bảo vệ toàn vẹn đất nước ta. Chúng ta đang tiếp tục tấn công tiêu diệt chúng và tống cổ chúng khỏi Campuchia…”(8).


Dựa vào sản phẩm này của nhưng bộ óc rõ ràng là điên rồ, Khiêu Xamphon đã đi đến những kết luận sau đây:

“Thứ nhất: Nếu xâm lược nước ta, nhất định chúng sẽ phải chịu thất bại về chính trị và phải chịu những thất bại về chính trị ngày càng trầm trọng hơn.

Thứ hai: Trong mấy năm qua, chúng bị thiếu lương thực nghiêm trọng… Chúng đang thiếu hàng triệu tấn lương thực. Chúng đang phải ăn xin, thậm chí đi xin cả bọn đế quốc lương thực; chúng đã mất hết mọi ý thức về phẩm giá.

Thứ ba: Nhân dân chúng đang chống lại chúng và ở Nam Việt nam không có nơi nào là an toàn cả.

Thứ tư: Bọn Duôn kẻ thù không thể chế tạo được súng ống, xe tăng, đạn dược và máy bay. Chúng chẳng thể sánh với dù là một phần nhỏ của Mỹ. Nếu theo gót Mỹ, chúng sẽ chỉ tự chuốc lấy thảm họa mà thôi. Chính sách của chúng là một chính sách phiêu lưu, mạo hiểm, sẽ dẫn chúng vào một con đường không lối thoát…”(9).


Bản tuyên bố này hẳn là bắn một mũi tên nhắm hai mục tiêu. Một mặt, nó thông báo với thế giới bên ngoài về “những cuộc tấn công xâm lược ăn cướp bất ngờ trên quy mô lớn” của Việt nam, và mặt khác, ở điểm 9 đã được sửa đổi một cách đặc biệt, chứng huyênh hoang khoe với dân chúng rằng Khme đỏ đã “bảo vệ Tổ quốc một cách trọn vẹn” và đang tiếp tục “tấn công tiêu diệt” quân xâm lược. Thực ra, vào thời điểm công bố bản tuyên bố này, Quân đội nhân dân Việt nam đã dùng lực lượng mạnh tấn công, đuổi các lực lượng Pon Pot khỏi các vị trí chúng chiếm đóng bên trong lãnh thổ Việt nam và đang đuổi chúng trở về Niếc lương, phía bên kia sông Mê kông. Về sau, khi bộ đội Việt nam rút hết khỏi lãnhthổ Campuchia, Pon Pot vớ ngay lấy cơ hội này và tuyên bố đã giành được “thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Khme”, rằng chỉ với độ 100 quân Khme đỏ hy sinh, hơn 29.000 quân Việt nam đã bị tiêu diệt!

Trong cuốn sách của mình, Sihanuc đã trích dẫn một bản tin của đài phát thanh Phnom Penh truyền đi ít lậu sau bản Tuyên bố ngày 31 tháng 12 năm 1977, trong đó các nhà lãnh đạo Khme đỏ tuyên bố rằng Campuchia có khả năng tiêu diệt toàn bộ dân Việt nam! Bằng cách nào?

“Với tất cả sự nghiêm túc của mình, các nhà lãnh đạo Khme đỏ đã ra lệnh cho quân và dân của họ tiêu diệt người Việt nam với tỷ lệ 1 người Campuchia diệt 30 người Việt nam. Các nhà lãnh đạo Khme đỏ tính toán như sau: “Chỉ cần hy sinh 2 triệu người Campuchia, chúng ta cũng có thể tiêu diệt 60 triệu người Việt nam và ta vẫn còn 6 triệu người Campuchia để xây dựng và bảo vệ đất nước”(10).

Những chính phủ nào hiện còn đi tiên phong ủng hộ sự nghiệp của Khme đỏ tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác hãy tỏ ra biết điều mà suy nghĩ, cân nhắc về kiểu tội lỗi khùng điên này, rất dễ tìm thấy bằng chứng của nó. Sihanuc, người đảm nhận cái trách nhiệm bảo vệ cái chế độ này ở Liên hợp quốc và lên án Việt nam tham gia lật đổ nó – để đổi lấy tờ giấy phép chạy trốn khỏi đất nước mình – dù sao cũng đã phải nêu ra những đánh giá dưới đây về những hành động khiêu khích không thể tha thứ nổi mà Việt nam đã phải chịu đựng. Do cuốn sách bao gồm lời đánh giá này được ông ta viết vào giữa năm 1979, trong khi ông ta ở Bắc kinh với tư cách là khách mời của Chính phủ Trung quốc, lời lẽ của ông ta càng có trọng lương lớn hơn:

“Ngày 17 tháng 4 năm 1975, cái gọi là Campuchia Dân chủ giành chính quyền… Nó đã xử sự như thế nào đối với nước Việt nam cộng sản, một nước cũng như nó, đã nổi lên như một người chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống Mỹ?

1. Từ năm 1973 trở đi, Khme đỏ đã tàn sát hàng ngàn người Việt nam bị gán cho tội “làm gián điệp” và làm “đội quân thứ năm” cho Việt cộng. Những Việt kiều còn bị đuổi về Việt nam.

2. Chúng át hại một cách ồ ạt những người cộng sản Campuchia thân Việt nam, kể cả những Khme đỏ nào bị nghi là thân Việt nam.

3. Chúng ra lệnh cho người Campuchia không được bán cho người Việt nam bất kỳ cái gì, không được giúp đỡ người Việt nam bằng bất kỳ cách nào. Và điều này xảy ra vào đỉnh cao của “cuộc đấu tranh chung” chống đế quốc Mỹ và tay sai của chúng ở Sài gòn và Phnom Penh.

4. Sau khi ký Hiệp định Paris về Việt nam năm 1973, Khme đỏ đã ra lệnh cho tất cả các lực lượng Việt nam (Bắc Việt và Việt Cộng) đóng ở Campuchia phải triệt thoái các căn cứ và đường vận chuyển của mình, rời khỏi Campuchia. Bằng cách đó, các đơn vị Khme đỏ muốn “trừng phạt” các đơn vị Việt nam vì Chính phủ của họ đã “phản bội sự nghiệp chung”.

5. Sau chiến thắng ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khme đỏ ra sức chiếm lấy những vùng đất trước đây thuộc Khme Krom, phạm những hành động tàn ác khủng khiếp giết hại rất nhiều dân thường Việt nam (kể cả người già, phụ nữ và trẻ em). Các nhà báo phương Tây sau đó đã xác nhận tại chỗ ở Nam Việt nam những hành động này.

6. Chính phủ Pon Pot khước từ mọi đề nghị về một giải pháo hòa bình do Chính phủ Hà nội liên tục nêu ra, đặc biệt đề nghị ngày 5 tháng 2 năm 1978 (khi đó, sau khi loại trừ mối đe dọa trực tiếp của Khme đỏ đối với biên giới của mình, ban Lãnh đạo Hà nội đề nghị rút các lực lượng vũ trang của cả hai bên ra khỏi đường biên giới được hai bên công nhận, với sự giám sát chung hoặc giám sát quốc tế ở khu phi quân sự đã được thiết lập, đồng thời tiến hành các cuộc hội đàm cao cấp ở Phnom Penh, Hà nội hoặc bất kỳ nơi nào khác mà hai bên cùng thỏa thuận, nhằm giải quyết vấn đề biên giới và các vấn đề khác – TG).

7. Chế độ Pon Pot ngoan cố không chịu sử dụng vai trò của Norodom Sihanuc, người mà theo ý kiến của ngay cả Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, có vẻ là người duy nhất có khả năng “trị được người Việt nam” và làm cho họ tôn trọng đường biên giới trên đất liền, trên biển và chủ quyền của Campuchia(11).

8. Chính sách diệt chủng, tàn sát, lao động động khổ sai, nô dịch, trại tập trung, thanh trừng về chính trị do các nhà lãnh đạo Khme đỏ tiến hành chống lại chính dân tộc mình, thậm chí chống lại chính những người đã ủng hộ mình, đã làm cho cả thế giới phải kinh hoàng và ngày càng lam cho “Campuchia dân chủ” bị cô lập tuyệt đối hơn”(12).

(...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2010, 04:33:41 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 03:56:44 pm »

Lúc đầu, thật khó mà tin nổi những bản báo cáo về những hành động tàn bạo không kể xiết của quân Khme đỏ trong các cuộc tấn công của chúng quan biên giới vào Việt nam và Thái lan. Suốt một thời gian dài – thậm chí quá ư là dài – nhà đương cục Việt nam không lên tiếng về những điều đang diễn ra ở vùng biên cương của họ. Nếu như những người khách du lịch có bắt gặp một bằng chứng nào đó – một xóm quê bị đốt trụi, những đoàn xe bò kéo đưa những người nông dân Việt nam rút khỏi làng xóm biên giới của mình vào sâu trong nội địa, những tiếng súng nổ từ nơi xa – thì lời giải thích chính thức thường là một câu nói mập mờ về “những đơn vị quân Khme đỏ địa phương vô kỷ luật” nào đó. Người ta có cảm giác là, vì Ban Lãnh đạo Khme đỏ không kiểm soát chặt chẽ được lính của họ ở một số nơi, nên tình hình xảy ra không phải là chính sách chính thức của Khme đỏ.

Nhà đương cục Thái lan thì không chịu im lặng như vậy. Họ cho công bố đầy đủ mọi chi tiết về những hành động man rợ đối với các làng xóm biên giới của họ và cho phép các nhà báo tới tận nơi để nhìn tận mắt. Bộ Ngoại giao Thái lan đã cho công bố Sách trắng về những sự kiện này và đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Chính phủ Campuchia Dân chủ về một vụ đặc biệt tàn ác xảy ra ngày 28 tháng 1 năm 1977 tại 3 làng biên giới của Thái lan. Trong tài liệu do Phái đoàn Thường trực của Thái lan tại Liên hợp quốc cong bố ngày 3 tháng 2 năm 1977, có những đoạn sau:

1. Ngày 28 tháng 1 năm 1977, vào khoảng 2 giờ sáng, chừng 300 lính Campuchia có vũ trang đã thâm nhập lãnh thổ Thái lan và tấn công các làng Ban Noong Đô, Ban Klôông Kô và Ban Nọi Parai nằm bên trong lãnh thổ Thái lan.

2. Các lực lượng Campuchia, sử dụng những loại vũ khí tàn sát, đã càn quét 3 làng này mà không hề báo trước vào giữa đêm khuya. Tất cả những người chứng kiến hiện trường sau cuộc tấn công đều choáng váng trước mức độ dã man chưa từng có của các lực lượng Khme đỏ tấn công vào những làng xóm Thái lan không hề được vũ trang. Dưới đây là những số liệu ban đầu mới thu thập được thương vong và thiệt hại:

Tại Ban Noong Đô: 21 người Thái bị giết, trong đó có một phụ nữ có thai. Thiếu nhi và trẻ sơ sinh bị chém giết man rợ. Tất cả nhà cửa đều bị đốt trụi.

Tại Ban Klôông Kô: 9 người Thái bị giết, tất cả nhà của đều bị đốt trụi.

Tại Ban Noiparai, toàn bộ 200 dân làng bị buộc phải bỏ nhà và rất nhiều người bị trọng thương.

3. Chính phủ Thái lan xin chuyển tới Chính phủ Campuchia dân chủ sự phản kháng mạnh mẽ đối với những hành động tàn ác dã man trên đây, có đó là một sự vi phạm trắng trợn chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Thái lan, cũng như trái với Thông cáo chung Thái lan – Campuchia ngày 31 tháng 10 năm 1975, mà Thái lan vẫn tôn trọng triệt để. Chính phủ Thái lan cho rằng đây là một hành động vô nhân đạo và là sự vi phạm nghiêm trọng đến luật văn minh quốc tế và luân thường đạo lý…”.


So với tài liệu công bố tại Liên hợp quốc, công hàm phản đối đầy đủ có thêm những chi tiết sau:

“Bọn sát nhân này không chỉ bắn chết bất kỳ người nào mà chúng trông thấy kể cả những phụ nữ không tấc sắt trong tay. Chúng băm nát thân hình, cắt cổ trẻ sơ sinh và thiếu nhi. Trước khi bị đánh đuổi trở lại bên kia biên giới, bọn sát nhân Khme đỏ còn cố gắng đốt trụi hoa màu và giết sạch súc vật đặng làm trọn sứ mệnh khát máu của chúng…”.

Bức công hàm này còn trích dẫn những báo cáo tại chỗ của các phóng viên tờ Thời báo, Tuần tin tức và các báo khác. Dưới đây là đoạn trích trong tờ Tuần báo, dẫn lời kể của một nông dân Thái lan có vợ và 5 con trong số 8 người con bị giết.

“Một tên lính Khme đỏ bắn xuyên qua vai phải vợ tôi, giật thằng bé mới 1 tháng tuổi khỏi tay vợ tôi và cắt cổ nó. Gần như mọi trường hợp, nạn nhân đều bị cắt cổ bằng dao có lưỡi mẻ như lưỡi cưa” (12).

Công hàm trả lời của Khme đỏ đề ngày 11 tháng 2 năm 1977 không phủ nhận những tội ác này. Tuy nhiên, nó tuyên bố rằng 3 làng đó nằm trong lãnh thổ campuchia và rằng lời phản kháng của Thái lan chính là “một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia”, vì Campuchia có “toàn quyền sắp đặt lại công việc nội bộ của mình!”. Sự bất bình chính thức hoàn toàn chính đáng của Thái lan khi đó khác hẳn với chính sách sau này của Thái lan cấu kết và che chở cho bọn tàn quân Khme đỏ chạy trốn tới những vùng biên giới Campuchia – Thái lan và tiếp tục tồn tại nhờ sự che chở của Thái lan và sự ủng hộ về hậu cần của Trung quốc – Thái lan.

Việc chính phủ Thái lan cho rằng, những hành vi tàn bạo đối với những dân làng của mình là đáng kinh hoàng tới mức phải cho công bố một cuốn “Sách trắng” về vấn đề này, tự nó nói lên tất cả. Những những điều đã xảy ra với các làng xóm biên giới Thái lan chỉ là rất nhỏ nếu đem so sánh với những tội ác đối với các làng quê biên giới của Việt nam, mà công chúng thế giới hầu như không biết một tí gì. Sự im lặng chịu đựng kiên trì quá lâu đó đã bị kẻ thù của Việt nam lợi dụng và đã gây nhiều lúng túng cho bạn bè của Việt nam.

Phải tới tận ngày 6 tháng 1 năm 1978, 6 ngày sau khi Ban Lãnh đạo Khme đỏ công bố “Lời tuyên bố gửi bạn bè” nhằm tố cáo điều trong thực tế là một cuộc phản công của Việt nam; Vụ Báo chí của Hà nội thu xếp cho các nhà báo nước ngoài tới thăm hiện trường của một trong những cuộc tàn sát. Nhưng khi đó đã là 4 tháng sau khi có cuộc tấn công! Dẫu sao, những người còn sống sót cũng đã cung cấp cho các nhà báo những cứ liệu chi tiết làm cho họ không thể nghi ngờ về những gì đã xảy ra: những đứa trẻ bị xé đôi, phụ nữ có thai bị mổ bụng, đầu, tay và chân bị chặt rời, gan bị moi ra bị nướng và bị ăn. Những gậy sắt, rìu, dao và gậy gộc, bất kỳ cái gì có thể đập chết người đều được sử dụng. Cuộc tấn công để lại 500 người chết (trong đó có 25 gia đình bị giết sạch), xảy ra ngay lúc nửa đêm ngày 25 tháng 9 năm 1977 tại xã Tân lập huyện Tân biên tỉnh Tây ninh, nằm sâu trong lãnh thổ Việt nam chừng 7 km. Lời kể của những người còn sống sót phù hợp với những chi tiết đã nêu trong “Sách trắng” của Bộ Ngoại giao Thái lan. Cả 5 ấp của xã đều bị đốt trụi. Không có căn cứ quân sự nào ở đó, cũng như ở bất cứ vùng biên giới nào mà tôi đã tới trong các cuộc đi nhiều nơi của tôi. Những điều đã xảy ra ở Tân lập và vô số làng xã khác dọc biên giới Nam Việt nam với Campuchia, nhất là trong các năm 1977 và 1978, là một cuộc truy hoan của bọn ác quỷ khó có gì sánh được trong thời đại ngày nay.

Theo đánh giá của Việt nam, có minh họa bằng bản đồ quân sự thể hiện sơ đồ bố trí các đơn vị quân Khme đỏ, thì vào thời gian xảy ra vụ thảm sát Tân lập, dọc theo biên giới dài 240 km giữa Tây ninh và Xvây riêng luôn có 3 sư đoàn Khme đỏ hoạt động, ở một số nơi chúng thâm nhập vào sâu tới 10 km bên trong lãnh thổ Việt nam. Trong những cuộc tấn công đó, khoảng 1.000 người Việt nam đã bị giết hoặc bị thương và ít nhất bằng ấy người đã bị bắt về phía bên kia biên giới. Khi tôi thăm Tây ninh hồi tháng 12 năm 1978, tôi được ông Huỳnh Văn Luận, cán bộ Ủy ban Nhân dân tỉnh cho biết là từ tháng 9 năm 1977 đến tháng 11 năm 1978, hơn 2.000 người Việt nam đã bị giết trong các cuộc tấn công qua biên giới và 71.000 người đã phải sơ tán khỏi các làng xã biên giới, bỏ lại khoảng 37.000 mẫu Anh đất trồng trọt (1 mẫu Anh bằng khoảng 0,4 ha – ND). Có một lần, khi ông Huỳnh Văn Luận và tôi đang đi dọc theo Quốc lộ số 22 qua huyện Tân biên, chúng tôi bị ăn một trận pháo kích từ phía Campuchia bắn sang. May mắn thay, chúng tôi vừa phanh xe dừng lại theo đề nghị của tôi để phỏng vấn mấy nông dân ở ấp Trà rồng nhỏ bé đã bị bọn biệt kích Khme đốt trụi trước đó vài đêm. Viên đạn pháo đầu tiên nhằm vào chiếc commangca của chúng tôi, rơi xuống mặt đường vào đúng nơi mà đáng ra xe đã đi đến nếu như chúng tôi không đột ngột dừng lại.

Mặc dù bọn ăn cướp ở Trà rồng đã bị dân quân tự vệ địa phương đánh đuổi trước khi chúng có thể gây ra cuộc thảm sát như ở Tân lập, cũng còn có đủ người thoát chết trong những cuộc tấn công trước đó vào tỉnh Tây ninh để mô tả những cuộc truy haon bằng chém giết và những cuộc tàn sát không kém gì ở Tân lập. Người ta kể lại rằng, trong tất cả các vụ tàn sát, bọn sát nhân với dao đâm, rìu chặt, búa bổ, ganh nhau về thao tác kỹ thuật đao phủ, chính là những gã thanh thiếu niên giết người với nụ cười rộng nở trên khuôn mặt. Lời mô tả này phù hợp với ghi nhận của nhiều nhà báo nước ngoài về tuổi đời quá trẻ của bọn lính Pon Pot, đặc biệt là trong các “đơn vị tiên phong”.

Trong số những vụ thảm sát khủng khiếp nhất mà quân Khme đỏ đã gây ra ở Việt nam, có một số xảy ra ở tỉnh Anh Giang thuộc đồng bằng sông Mê Kông (14) từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 4 năm 1978. Sau khi tới thăm vùng này đầu tháng 12 năm 1980, tôi đã có thể hình dung lại những gì đã diễn ra ở thôn Ba Chúc. Ba chúc nằm ở vùng Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang, có biên giới chung với tỉnh Ta keo của Campuchia. Ngày 14 tháng 5 năm 1978, hai sư đoàn Khme đỏ, xuất phát từ căn cứ ở dãy núi Voi (dãy núi này chạy thoai thoải vài km theo đường biên giới Việt nam – Campuchia), đến đánh chiếm vùng này. Chúng bao vây thôn Ba Chúc và tàn sát bất cứ ai mà chúng bắt được. Tôi đã nói chuyện với chị Hà Thị Nga, một phụ nữ có nét mặt bi thảm tới mức không thể tưởng tượng được.

“Vào khoảng nửa đêm, chúng tôi được tin bọn Pon Pot đã kéo đến. Đây chẳng phải là lần đầu tiên, vì thế mọi người chạy trốn tứ phía. Tên chỉ huy Khme đỏ dùng loa phóng thanh ra lệnh cho tất cả mọi người tập hợp tại chùa Phi lai để nghe hắn nói chuyện. Ai không tuân lệnh sẽ bị giết. Nhiều người rời nơi ẩn náu và đến chùa. Hầu hết bị bắn chết ở đó, trẻ em thì bị đập chết. Chồng tôi và 6 đứa con tôi bị giết, còn tôi và một số chi em khác bị đưa đến một nơi khác gần biên giới. Tại đó, tất cả chúng tôi đều bị bắn vào lúc 8 giờ sáng ngày 18. Tôi vờ chết và nằm dưới đống xác người cho tới tận đêm. Trong số khoảng 100 người họ hàng của tôi, chỉ còn 3 anh chị họ tôi là sống sót”.

Tại chùa Phật Phi lai, vị sư sống sót Di Vạn Hạnh với chòm râu thưa và đôi mắt sắc cho biết rằng ông không có mặt ở Ba chúc tuần lễ ấy, nhưng vợ và 3 con ông đểu bị giết rồi. Ông chỉ cho tôi xem những vết máu trên tường nhà chùa và cả nền chùa “đẫm máu” (theo lời ông kể) khi Khme đỏ rút đi. Trên cột, trên tường nhà chùa vẫn còn những dấu tay đẫm máu của những đứa trẻ đã bị sát hại ở đó.

Trong số những người thoát chết một cách kỳ lạ, có một cô gái – cô Nguyễn Thị Ngọc Huệ; khi cuộc tấn công xảy ra, cô mới 21 tuổi. Cô bị bỏ lại, vì bị coi là đã chết, trong một đống xác người, trong đó có cả cha mẹ và 2 chị cô. Cuộc tàn sát này diễn ra vào giữa trưa ngày 16 tháng 4 và chỉ là một trong nhiều cuộc tàn sát có từ 60 – 100 người bị giết mỗi cuộc. Cô kể lại:

“Khi biết tin quân Pon Pot đến, cha tôi chạy vội ra chùa để khấn vái. Nhiều người đã đến đó rồi và đang khấn vái. Quân lính vào chùa, hỏi xem ai là sư trụ trì. Chúng ra lệnh cho cụ gọi tất cả bổn đạo rời khỏi nơi ẩn nấp về xếp hàng ở mấy thửa ruộng gần đó. Một ông già xuống sông uống nước. Chúng đã mạnh vào lưng ông làm ông té xuống sông và chết đuối. Tụi Khme đỏ ồ lên cười. Rồi chúng chia đàn ông, đàn bà và trẻ em thành từng nhóm và bắt đầu bắn. Cha tôi chết ngay tại chỗ. Tôi cũng bị trúng đạn ngã xuống và bị những người khác ngã đè lên (một viên đạn xuyên từ dưới vai phải lên trên ngực phải cô. Một viên khác làm trớt da đầu cô – TG). Tôi chắc chết. Nhưng sau khi mặt trời lặn, tôi tỉnh lại và cùng một chị nữa trầy trật chui ra khỏi đống xác người, rồi đi trốn, cho tới khi quân ta đến và Khme đỏ rút đi”.

Trong số các cán bộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, tôi vui mừng được gặp lại ông Hồ Duy Kế, một người bạn cũ ở huyện Củ chi thuộc Sài gòn mà tôi đã gặp trong chuyến đấu tiên tới thăm vùng giải phóng hồi cuối năm 1963 đầu năm 1964. Cùng đi với ông, có ông Nguyễn Văn Úc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ba Chúc. Các ông cho biết trong số 1,5 triệu dân ở An Giang, có khoảng 75% là người Việt gốc Khme. Mục đích của những cuộc tấn công như cuộc tấn công vào Ba Chúc là thanh toán triệt để người Việt, kích động người gốc Khme vùng lên và tuyên bố An Giang là tỉnh htứ 19 của Campuchia.

Cuộc tấn công vào Ba Chúc tháng 4 năm 1978 chỉ là một trong số nhiều cuộc tấn công nhằm vào tỉnh An Giang, bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 năm 1975. Người ta ước tính rằng, chỉ riêng trong cuộc tấn công vào Ba Chúc, ít nhất cũng có 2.500 người bị giết; khi tôi tới thăm, người ta đã tìm đầu lâu và xương của hơn 2.000 người. Nhưng vùng Bảy Núi có nhiều hang động và dân làng đã chạy vào đó ẩn náu; bọn Khme đỏ đuổi theo và dùng lựu đạn giết sạch. Cha mẹ phải bịt miệng con đến ngạt thở để tiếng khóc của các cháu không làm lộ nơi ẩn náu của nhiều người. Toàn bộ nhiều ấp đã bị giết sạch tới sinh mạng cuối cùng.

Trong cuộc hành quân này, 20.000 người gốc Khme (Khme Krom) đã bị lùa về campuchia. Được biết rằng 4.000 người đã bị giết hoặc bị chết vì đói khát và ốm đau, 2.000 người đã trốn trở lại Việt nam. Không biết số phận những người còn lại ra sao. Một khi đã qua biên giới vào đất Campuchia, những người già cả bị tập trung vào những khu vực đặc biệt với chế độ ăn uống chết đói, không có thuốc men gì cả. Những người còn lại bị chia nhóm tùy theo họ được coi là có khả năng quân sự hay khả năng lao động. Những ai chống lại đều bị giết ngay tức khắc. Những người chạy thoát trong số những người bị bắt qua biên giới cũng như những người sống sót qua vụ thảm sát Ba Chúc, đều nhất trí với nhau khi mô tả niềm hoan lạc của bọn trẻ, hẳn chưa đến tuổi hai mươi, khi thực thi việc chém giết của chúng.
(...)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM