Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:25:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Giăng Sơn Xiti (Junction City Operation)  (Đọc 41107 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 12:07:00 pm »

Tôi chưa thấy những thông tin về chiến dịch này ở đây?

Đề nghị mod kiểm tra lại. Nếu có rồi thì xóa hộ chuyên mục này đi. Nếu chưa có, đề nghị các bạn góp thêm thông tin.
Nếu ai muốn có thêm thông tin từ nước ngoài, tôi sẽ dịch dần các tài liệu sau đây và sẽ upload lên dần dần vậy.

Hôm qua chương trình TV History có giới thiệu về hai trận không vận lớn nhất trong lịch sử chiến tranh từ trước tới nay gồm:

1. Trận Battle of Crete ngày 21 tháng 5 năm 1941.
http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Crete
Đây là trận đổ bộ đường không lớn thứ hai trong lịch sử. Khi đó Đức đã chiếm được toàn bộ châu Âu, Crete là một đảo của Hi Lạp trong Địa Trung Hải. Đức không thể chiếm đảo bằng tầu chiến vì tầu của Anh mạnh hơn. Theo tin tình báo của Đức, trên đảo có khoảng 10,000 quân phòng thủ. Vì vậy Đức quyết định dùng máy bay và tầu lượn đổ 15,000 lính dù xuống chiếm đảo. Không ngờ tin tình báo bị sai. Trên đáo lúc đó có hơn 40,000 lính của Anh và Đồng Minh. Sau một ngày chiến đấu, Đức bị thiệt hại nặng nề. Ngày hôm sau do phía Đồng Minh có những sai lầm trong phối hợp nên đã để quân Đức chiếm mất sân bay Maleme phía tây đảo Crete. Điều này làm cho Đức có cơ hội điều động thêm quân và chiếm ưu thế về số quân. Trận chiến kết thúc sau khoảng 10 ngày. Quân Đức hoàn toàn chiếm đảo.

2. Trận Tây Ninh ngày 22 tháng Giêng năm 1967 (Operation Junction City)
http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Junction_City
Hôm đó Mỹ đổ hơn 25,000 lính dù tại trận và liên tục sau 48 giờ, trực thăng và không vận cung cấp thêm (re-inforcement) nhiều lính, xe chiến đấu, pháo, đạn dược, vv...Tham gia tổng cộng hơn 40,000 lính. Mục đích là bắt gọn bộ tổng tham mưu. Hình như ta đã biết và rút hết qua Campuchia? Chiến dịch này coi như thất bại vì không đạt được mục đích ban đầu.
Đây chính là trận đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử (JUNCTION CITY was to be the largest operation of the Vietnam war to date - http://www.ftrp17cav196.com/jc.htm)
Và It was the largest U.S. airborne operation since Operation Market Garden during World War II
http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Junction_City
Đây là chương trình phim của kênh truyền hình lịch sử
http://www.history.com/this-day-in-history/operation-attleboro-continues-in-tay-ninh-province

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2010, 07:54:16 am gửi bởi Hannoi » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 03:32:41 pm »

Bọn này xếp hạng cũng lạ nhỉ:
- Normandy: cỡ 21.000 quân.
- Market Garden: cỡ 35.000 quân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 03:59:35 pm »

Họ chỉ tính quân dù đổ bộ ngay lập tức thôi. Ví dụ trận Normandy trong đêm rạng sáng ngày 6 tháng 6 Mỹ cũng chỉ đổ bộ có 13,100 lính dù (13,100 paratroopers of the U.S. 82nd Airborne and 101st Airborne Divisions made night parachute drops early on D-Day, June 6)
http://en.wikipedia.org/wiki/American_airborne_landings_in_Normandy

Còn trận Operation Market Garden, ngày 17-27 tháng 9 1944, trong ngày đầu tiên cũng chỉ có gần 10,000 lính dù tham chiến, đổ bộ xuống nhiều điểm tại Hà Lan. Sau đó là khoảng 20,000 lính dù tham chiến (Some 20,000 troops, 511 vehicles, 330 artillery pieces and 590 tons of stores had arrived safely).
http://www.historyofwar.org/articles/battles_arnhem.html

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2010, 04:10:43 pm gửi bởi Hannoi » Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 06:59:00 am »

1. Trận Battle of Crete ngày 21 tháng 5 năm 1941.
http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Crete
Đây là trận đổ bộ đường không lớn thứ hai trong lịch sử. Khi đó Đức đã chiếm được toàn bộ châu Âu, Crete là một đảo của Hi Lạp trong Địa Trung Hải. Đức không thể chiếm đảo bằng tầu chiến vì tầu của Anh mạnh hơn. Theo tin tình báo của Đức, trên đảo có khoảng 10,000 quân phòng thủ. Vì vậy Đức quyết định dùng máy bay và tầu lượn đổ 15,000 lính dù xuống chiếm đảo. Không ngờ tin tình báo bị sai. Trên đáo lúc đó có hơn 40,000 lính của Anh và Đồng Minh. Đức thua trận này và bị thiệt hại nặng nề.

Bác Hannoi nói Đức thua trận này là không đúng. Ngay cái nguồn của bác cũng nói kết quả Đức thắng với tổn thất nặng cơ mà. Số quân Anh chết vẫn còn nhiều hơn số quân Đức chết. Trận này quân Anh phải rút chạy và quân Đức đã chiếm được đảo Crete, nắm quyền kiểm soát trong vùng biển Egée. Vậy là Đức đạt được mục tiêu và thắng lợi rồi còn gì!

Quay lại với trận Junction City, em từng nghe có người nói viên tướng Mỹ chỉ huy chiến dịch lấy tên vợ ông ta để đặt tên cuộc hành quân, không biết có đúng không ạ? Bác nào biết chi tiết chỉ giáo cho em với! Em xin đa tạ trước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 07:56:49 am »

Xin lỗi bạn macbupda vì buổi tối xem phim thấy quân Anh bắn chết bao nhiêu là quân Đức đổ bộ nên tưởng Đức bị thua. Hôm nay kiểm tra lại http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Crete mới biết và đã sửa lại thông tin. Cám ơn bạn macbupda.
Logged
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 02:01:03 pm »

Trận càn Gianxơn Xity trong ký ức của một Anh hùng

Đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Phước Truyền - một chiến sĩ được vinh dự đứng trong đội hình của Trung đoàn 180 hơn 10 năm (1965-1975), tham gia đánh địch trên 25 trận lớn nhỏ; thì những trận đánh trong cuộc chống càn Gianxơn Xity mãi mãi còn in đậm trong ký ức không bao giờ phai.

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, kẻ địch luôn tìm mọi cách đánh phá hòng tiêu diệt cơ quan đầu não Trung ương (TW) Cục miền Nam; cán bộ, chiến sĩ Phòng 180 (tiền thân là Trung đoàn 180), Bộ Tư lệnh cảnh vệ (Bộ Công an) đã chiến đấu trên 413 trận lớn nhỏ, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan TW Cục miền Nam…

Đầu năm 1967 Mỹ mở trận càn Gianxơn Xity với 45.000 quân và hàng trăm máy bay, xe tăng, xe quân sự khác hòng phá hủy căn cứ kháng chiến, tìm diệt cơ quan đầu não TW Cục miền Nam. Đơn vị 180 đã kiên cường dũng cảm làm nòng cốt phối hợp với du kích cơ quan đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt hàng trăm tên, bảo vệ căn cứ an toàn.

Đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Phước Truyền - một chiến sĩ được vinh dự đứng trong đội hình của Trung đoàn 180 hơn 10 năm (1965-1975), tham gia đánh địch trên 25 trận lớn nhỏ; thì những trận đánh trong cuộc chống càn Gianxơn Xity mãi mãi còn in đậm trong ký ức không bao giờ phai. Ngày đó (22/2/1967), quân Mỹ-ngụy và chư hầu ồ ạt đổ quân, với phương tiện chiến tranh hiện đại hùng hổ mở trận càn Gianxơn Xity để phá hủy khu căn cứ kháng chiến Bắc Tây Ninh, tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam...

Trận càn Gianxơn Xity Mỹ đã huy động lực lượng xe tăng, xe bọc thép rất lớn làm "quả đấm thép" cho lực lượng xung kích đánh vào khu căn cứ, nếu ta diệt được xe tăng sẽ làm hạn chế hoặc ngăn chặn được các mũi tấn công đánh phá của địch. Súng B40 là loại súng chống tăng tốt nhất lúc đó, nhưng nhìn thấy quá thô sơ, trong khi xe tăng, xe bọc thép của địch như một khối sắt di động, nên có ý kiến nghi ngờ hiệu quả của loại súng này. Trước tình hình đó, Đoàn 180 phát động phong trào "tiêu diệt xe tăng Mỹ", nhằm rút kinh nghiệm cách đánh và củng cố lòng tin của cán bộ chiến sĩ về loại súng B40. Phong trào thi đua "tiêu diệt xe tăng Mỹ" dấy lên sôi nổi ở các đơn vị, ai cũng muốn là người đầu tiên chứng minh "súng B40 trông rất đơn giản nhưng bắn cháy được các loại xe tăng to lớn và hiện đại của Mỹ".

Như thường ngày, rạng sáng 23/3/1967, Đoàn Phước Truyền với khẩu B40 cùng 4 đồng đội: Cao Ngọc Chinh, Hà Văn Mách, Ngô Doãn Nha và y tá Hà Trường Vũ - mỗi người một khẩu AK 47 nai nịt gọn gàng lên đường "săn xe tăng Mỹ". Khi trời vừa hửng sáng, từ hướng Đông xuất hiện từng tốp máy bay phản lực của Mỹ thay nhau trút bom từ trảng Ba Chân lên trảng Dầu, Lộ Ủi. Theo quy luật hoạt động của quân Mỹ, mỗi lần máy bay ném bom xong, pháo binh bắn cấp tập dọn đường cho xe tăng tiến vào đánh phá khu căn cứ.

Sau khi phán đoán: cánh quân thiết giáp từ trảng Ba Chân sẽ đánh lên hướng cơ quan Ban Kinh tài, Ban Tổ chức TW Cục, cơ quan Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam... Đoàn Phước Truyền và đồng đội lội bộ cắt rừng nhằm hướng "ngã ba quốc tế" để chặn đầu. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng do rừng rậm, cây cối chằng chịt, lại bị bom đạn địch bắn phá cây cối đổ ngổn ngang, nên Đoàn Phước Truyền và đồng đội không thể nào đuổi kịp.

Quyết không bỏ cuộc, Đoàn Phước Truyền và đồng đội quyết định cắt rừng ra hướng Lộ Ủi đón đầu chặn đánh. Khi đến địa điểm định trước (cách Ban Tổ chức TW Cục khoảng 300m), thì đã 2h chiều, Đoàn Phước Truyền và đồng đội vừa triển khai xong đội hình, vừa mới giở nắm cơm ra ăn trưa thì đoàn xe tăng địch hơn 50 chiếc ầm ầm chạy đến; cái đói, cái mệt trong Đoàn Phước Truyền và đồng đội biến mất.

Do rừng cây quá rậm rạp che khuất tầm nhìn không thể chọn vị trí thuận lợi để xạ kích, Đoàn Phước Truyền chỉ kịp chọn con đường mòn nhỏ vào Ban Tổ chức TW Cục cách Lộ Ủi khoảng 7-8 m giương súng lên sẵn sàng nhả đạn. Với khoảng cách quá gần mục tiêu như vậy, Đoàn Phước Truyền thừa biết là rất nguy hiểm cho mình, nhưng xe tăng địch đang đến gần, nếu đứng ra xa (trên 15m) thì bị cây cối che khuất không nhìn thấy không thể bắn được.

Không còn sự chọn lựa thứ hai, Đoàn Phước Truyền quyết định ở đó bắn xe tăng địch, chấp nhận có thể hy sinh; anh chỉ dặn lại đồng đội: "Nếu tôi hy sinh mà lấy xác tôi không được thì các đồng chí cứ để lại, nhưng phải lấy khẩu B40 đem về".

Khi đoàn xe tăng địch ầm ầm chạy tới, chờ chiếc M41 đi đầu lọt vào tầm ngắm, Đoàn Phước Truyền siết cò, một tiếng nổ vang lên, khói đen phủ kín đầu chiếc xe này, nhưng theo quán tính chiếc xe trôi thêm khoảng 5-6m thì bốc cháy dữ dội, đạn pháo trong xe bị cháy nổ ầm ầm.

Chưa kịp mừng vì bắn cháy được xe tăng địch mà mình không hề hấn gì, Đoàn Phước Truyền chỉ kịp ôm súng nhảy vào gò mối gần đó tránh đạn thì các loại súng của địch thi nhau bắn xối xả vào hai bên đường.

Một lúc sau thì chúng xác định được nơi phát ra phát đạn bắn cháy chiếc xe tăng, thế là chúng tập trung hỏa lực của mấy chục chiếc xe tăng bắn như trút đạn. Song phần lớn đạn đều bay qua đầu Đoàn Phước Truyền và các đồng đội vì chúng không ngờ "mục tiêu" lại nằm cách chúng chỉ 7-8m. Những gốc cây, ụ mối phía sau trở thành nơi chúng trút đạn, cây cối đổ ngổn ngang, phủ kín người của Đoàn Phước Truyền và đồng đội.

Thấy làn đạn địch chuyển ra phía sau, Đoàn Phước Truyền ôm khẩu B40 bò ra mặt đường tìm bắn tiếp, nhưng số xe tăng còn lại lủi qua bên kia rừng bắn sang bên này. Tổ của Đoàn Phước Truyền vẫn nằm phục kích tại chỗ đợi xe tăng của chúng tiến lên sẽ bắn tiếp, nhưng do chiếc xe tăng bị bắn cháy cản đường; khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau cả đoàn xe tăng địch ầm ầm theo con đường cũ tháo chạy.

Hơn 5h chiều hôm đó, lúc thấy Đoàn Phước Truyền và 4 đồng đội trở về lành lặn, đồng chí Phan Văn Khi, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 ôm chầm lấy và không giấu được những giọt nước mắt vui mừng vì vừa đánh địch thắng lợi vừa trở về an toàn.


Anh hùng Đoàn Phước Truyền trong Đại hội Thi đua Vì An ninh Tổ quốc lần thứ IV năm 2000.

Từ việc Đoàn Phước Truyền và đồng đội bắn được chiếc xe tăng đầu tiên, Đoàn 180 rút ra kinh nghiệm trang bị cho từng tổ gọn nhẹ, tiếp cận địch thật gần để đánh làm cho chúng không phát huy được lợi thế của binh khí kỹ thuật hiện đại, ta không bị sát thương và bảo toàn được lực lượng. Sau vài ngày tin vui liên tiếp được báo về Đoàn 180; các đồng chí Kềm, Minh, Trường Sơn bắn cháy thêm một số xe tăng của địch. Cũng với cách đánh tương tự, sau đó không lâu Đoàn Phước Truyền và đồng đội còn phục kích bắn cháy một xe bọc thép M118 trên quốc lộ 22.

Sau gần 2 tháng tham gia hàng chục trận chiến đấu chống trận càn Gianxơn Xity, Đoàn Phước Truyền được đồng chí, đồng đội và đơn vị ghi công: bắn cháy 2 xe tăng Mỹ, tiêu diệt 8 lính Mỹ và gài mìn phá hủy 2 chiếc xe tăng khác của địch. Từ thành tích đó, Đoàn Phước Truyền được Bộ Chỉ huy miền tặng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3; danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" và "Dũng sĩ diệt cơ giới".

Một trận đánh khác cũng khắc sâu trong ký ức của Anh hùng Đoàn Phước Truyền. Khoảng 12h ngày 4/7/1966, Đại đội 1 của Đoàn Phước Truyền chia làm 3 mũi tổ chức vận động đánh chặn 1 đại đội biệt kích của địch đang luồn rừng tiến vào các cơ quan của TW Cục. Khi đơn vị vừa triển khai xong đội hình thì cũng là lúc chúng phát hiện và nổ súng trước, trung đội của Đoàn Phước Truyền được lệnh bí mật tiếp cận đánh xuyên vào cánh phải đội hình địch và phải tiêu diệt cho được khẩu đại liên đang điên cuồng nhả đạn.

Khi các đồng chí: Xiêm (Trung đội phó), Hai Quang (Tiểu đội trưởng) và Đoàn Phước truyền còn cách khẩu đại liên địch chưa đến 10m thì địch phát hiện và bắn xối xả. Đứng sau một gốc cây dầu, Đoàn Phước Truyền thấy 2 tên xạ thủ đại liên đang nấp sau một gò mối, anh liền đưa khẩu tiểu liên lên ngắm rồi siết cò, 2 tên này bị tiêu diệt, ổ đại liên của địch tắt ngấm.

Vừa lúc đó, một tên địch lao đến định thay "đồng đội", Đoàn Phước Truyền đưa khẩu tiểu liên lên tiêu diệt luôn tên này. Ôm khẩu tiểu liên, Đoàn Phước Truyền lao lên lấy khẩu đại liên và quay họng súng về phía địch bắn vào phía sườn phải đội hình địch, bị đánh bất ngờ và thiệt hại nặng, bọn địch bỏ chạy để lại trên 20 xác chết tại trận địa.

Trong trận đánh này, Đại đội 1 của Đoàn Phước Truyền tiêu diệt 60 tên biệt kích, thu 20 khẩu súng các loại: 2 khẩu đại liên, 2 khẩu trung liên, 14 khẩu Carbinne, 3 khẩu M79, 2 máy truyền tin PRC25 cùng nhiều đạn dược, quân trang. Riêng Đoàn Phước Truyền tiêu diệt được 3 tên, thu 1 khẩu đại liên và được Đoàn 180 tặng bằng khen.

Tham gia cách mạng từ khi là một thiếu niên tuổi 15 (tháng 6/1962), để lại chiến trường gần hết cánh tay phải sau trận đánh với 1 đại đội biệt kích địch từ căn cứ Thiện Ngôn cắt rừng tiến vào các cơ quan của TW Cục ngày 4/7/1968…

Đến tháng 4/1981, do thương tật nặng (tỷ lệ thương tật 92%), sức khỏe giảm sút, thấy không đủ điều kiện phục vụ lâu dài trong lực lượng vũ trang, Đoàn Phước Truyền xin chuyển công tác về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Hơn 26 năm trên vị trí công tác đó, năm nào Đoàn Phước Truyền cũng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp và cơ quan tặng bằng khen, giấy khen và góp phần xây dựng chi bộ nhiều năm liền đạt trong sạch, vững mạnh. Năm 2000, đồng chí Đoàn Phước Truyền vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Năm 2007, ở tuổi 60 khi đó đang là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Tháp), Anh hùng Đoàn Phước Truyền được nghỉ hưu. Gia đình của Anh hùng Đoàn Phước Truyền có người cha tham gia suốt cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,  2 người anh và 2 người em trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ; mẹ của anh được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở phường 1, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) khi năm 2009 chỉ còn tính từng ngày, Anh hùng Đoàn Phước Truyền tâm sự: "Những trận đánh mà tôi tham gia chỉ là một phần nhỏ bé trong thành tích vẻ vang của lực lượng An ninh vũ trang trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nếu không có đồng chí, đồng đội thì tôi không có được những thành tích để được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"

Công Trường
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/2/126402.cand
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 02:23:49 pm »

Tỷ lệ thương tật 92% mà vẫn lên được Trưởng ban thì ghê quá.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 03:05:54 pm »

Trong cuốn hồi ký của một đại tá Mỹ, sư trưởng sư 1, mà tôi không nhớ tựa sách và tên người vì đọc đã quá lâu, trong đó có đoạn nói về trận càn nầy. Ông ta chua chát xác nhận sự thầt bại của trận càn nầy. Hơn thế, phần kết, ông viết Mỹ thắng trong nhiều trận đánh nhưng Mỹ thua trong cả cuộc chiến.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 05:38:10 pm »

Cedar Falls và Junction City: http://www.history.army.mil/books/Vietnam/90-7/cont.htm
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 07:11:23 pm »

Trong cuốn hồi ký của một đại tá Mỹ, sư trưởng sư 1, mà tôi không nhớ tựa sách và tên người vì đọc đã quá lâu, trong đó có đoạn nói về trận càn nầy. Ông ta chua chát xác nhận sự thầt bại của trận càn nầy.

Sách nguyên bản hay ta dịch hay ai dịch hở bác?  Roll Eyes
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM