Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:48:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển súng đạn - Buổi sớm mai  (Đọc 238212 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #80 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 02:21:07 pm »

Cối ngáng mà không Cò Hum.
Đây là kiểu cối ngáng được dùng bởi quân Pháp ở Trung Đông, đúc khoảng 1480-1500. Cối này phân biệt với cối Cò Hum ở chỗ, ngáng nằm giữa nòng như pháo, và cũng dễ bắn góc thấp. Loại cò Hùm thì ngáng nằm ở đít nhòng, chuyên dùng bắn góc cao.
Kiểu cối lai pháo nầy còn được dùng nhiều trong các Thế Kỷ 16-17-18. Nó có thể ra đời vào Thế Kỷ 15 biến thể từ loại pháo nòng mỏng ngắn. Loại này rất gần với lựu pháo. Có thể, chúng được đúc với yêu cầu bắn trái phá như lựu pháo, song đạn còn đắt nên vẫn phải thoả mãn yêu cầu bắn góc cao như cối bằng đạn đặc. Bảo tàng gi lại thì khẩu này dùng bắn góc cao đạn đặc công thành.

Cối này có buồng đốt sau bé, và có thể chúng được cải tiến thành lựu pháo.

Khẩu này được đúc bởi đơn đặt hàng của "Các Hiệp sĩ Thánh Giôn ở Jerusalem"-Knights of Saint John of Jerusalem, Huy hiệu của thủ lính đãm này, Pierre d'Aubusson đúc trên súng. Bắn đạn cầu đá nặng 260kg, tầm bắn 100-200 mét, mục tiêu là công thành. Nòng nặng 3,325 kg.
Bảo tàng Musée de l'Armée.

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Bombard-MortarOfTheKnightsOfSaintJohnOfJerusalemRhodes1480-1500.jpg

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2008, 11:45:54 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #81 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 02:25:39 pm »

Cối có ngáng mà không Cò Hum ở bảo tàng trên, Musée de l'armée .
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Invalides-film124jpg.jpg
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Invalides-film123jpg.jpg

Đây là loại cối ngáng đầu tiên và được sử dụng rất rộng rãi, kể cả khi cối Cò Hum phổ biến. Nó có nhược điểm là nòng quá ngắn, nhưng tốc độ bắn nhanh, nhẹ. Loại cối này rất thích hợp để bắn trái phá trong khoảng trước thế kỷ 18. Khi này, yếu cầu tầm bắn chỉ vài trăm mét và đạn trái phá còn rất dễ nổ phá.



« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2008, 02:28:06 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #82 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 02:42:35 pm »

Cối Cò Hum là gì. Đó là loại cối ngáng, nhưng có bộ ngáng ở đít nòng chứ không phải ở giữa nòng. Nhờ ngáng, chỉnh tầm dễ dang hơn nhiều. Cần biết là mỗi khi bắn, góc tầm thay đổi chút, cưa lật cối ra mà đắp đất lại thì rất mất thời gian. Nhờ ngáng cối, chỉ cần thay đỏi con kê để chỉnh góc tầm.

Giữa Thế Kỷ 19, Henri-Joseph Paixhans phát minh ra cách để súng pháo bắn trái phá với sơ tốc lớn, nổi tiếng với loại Hải Pháo mang tên ông. Kỹ thuật này cũng được áp dụng vào cối và được dùng rất nhiều ở Nội Chiến Mỹ. Thật ra, kỹ thuật này trước tiên được áp dụng ở cối, sao mới đến pháo. Lúc này, Anh-Mỹ tụt hậu khá xa về pháo Lục Quân, quan trọng nhát là các Lự pháo dã chiến và trận địa, nên người ta đúc rất nhiều loại cối này để dùng thay cho các loại pháo bắn chính xác. Thật ra, như thế này thì không còn là cối nữa, nó không còn nhẹ, rẻ, bắn diện tích sát thương...
Khẩu Paixhans-Monster là khẩu cối to khủng bố của Thế Kỷ 19, không biết có phải là to nhất không, được dùng trong trận công thành Antwerp năm 1832.

Cối có hai ngáng ở đít nòng, tỷ lệ chiều dài nòng tăng so với cối bụng chửa trên kia, được đóng trên giá gỗ, Cối vẫn được dùng cho đến đầu Thế Kỷ 20, chỉ được người Nga thay thế năm 1904 trong trận đánh Cảng Đại Liên.

Đây là nội chiến Mỹ, Cò Hum tròn 300 tuổi. Anh-Mỹ thiếu trình độ lựu pháo như Nga-Pháp và đúc nhiều cối Cò Hum nòng rất dầy, tỷ lệ chiều dài lớn, bắn xa... để thay thế Howitzer tầm xa. Pháo Mỹ Anh trên bộ chỉ thiên về loại dã chiến nhẹ tầm rất gần, họ thiếu hẳn loại "pháo trận địa", cho đến nay ngôn ngữ của họ cũng vậy.

Có thể so sánh kỹ thuật đúc pháo của Anh, Mỹ lúc đó. Những khẩu cối này được dùng trong nội chiến Mỹ, sau khi những khẩu Howitzer Nga hình thành hình dáng khum khum tròn 100 năm. Thế nhưng, những khẩu cối này vẫn sử dụng cái nòng trùng trục, không hề có ý thay đối chiều dầy nòng theo áp suất bắn và ứng lực khi giật. Những điểm này rất giống pháo sơ khai, làm cho nòng nặng nề quá vô ích. Ví dụ, những khẩu cối như đây nặng đến nhiều tấn những bắn trái phá gần hơn và thiếu chính xác hơn nhiều so với một khẩu lựu pháo. Động năng đầu đạn của chúng chỉ có thể so với lựu pháo khi cưa đoạn nòng mỏng của lựu pháo đi mà thôi.

Suốt Thế Kỷ 19, Anh Mỹ nối tiếp các tham vọng bà chủ trên biển và họ chỉ thiên về loại Thần Cơ, kỹ thuật bắn trái phá tụt hậu hơi bị xa.

Khẩu 13 inch (khoảng 327mm) "Dictator". Nặng 17120 pounds (7772kg), bắn đạn 200lbs (90kg), tầm xa có thể đạt đến 4752yds (4343 mét), liều nhồi 20 pounds (9kg). Nó nặng gấp 5 lần cối gần gần cỡ cối đồng thau Nga kiểu 1805, như dưới đây.
James River, Va. Work party and mortars at "Butler's Crow's Nest"]
Source Library of Congress Prints and Photographs Division Washington, D.C
Date 1865
http://www.old-picture.com/civil-war/Petersburg-Virginia-DICTATOR.htm
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:01817uCROP.jpg



Người ta thường gọi là Cò Hum , nhưng bọn Mẽo thộn đọc ngọng di thành Cò Hom (coehorn).

Đây là điểm vượt sông  Appomattox River, Virginia, Nội Chiến Mỹ. Cối cò Hum vẫn không khác gì 300 năm trước. Lúc này, dùng cối đã rất lạc hậu, ở Nga, cối được thay thế bởi số lượng lớn Lựu Pháo (như đã bốt). Nhưng trình độ súng Mẽo lúc này là thuộc địa  Grin Grin Grin Grin Grin, chíp hôi.
Cối của quân Miền Nam, có vẻ như lạc hậu, mỏng, gần hơn là miền Bắc.
Detail of photograph Broadway Landing, Appomattox River, Virginia. Ordnance showing confederate coehorn mortar.
Source Library of Congress Prints and Photographs Division Washington, D.C.
Date 1865
 
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:CScoehorn.jpg


Đây là một trận địa bảo vệ bờ biển. Cối không mạnh khả năng bắn chính xác, nhất là mục tiêu di động. Tuy nhiên không có chó thì bắt mèo ăn... đồ ăn của lựu pháo  Grin Grin Grin. Morris Island, 1865, 10inch (252mm).
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:10inSeacoastMortars.jpg

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2008, 03:32:23 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #83 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 02:52:57 pm »

Cối đông Âu, lâu đài Malbork , Ba Lan. "Thời đại đồ gang" có cả tiện, cuối Thế Kỷ 19.
Kiểu cối này có ngáng như Cò Hum, nhưng lại có nòng kiểu Nga. Người Nga không dùng nhiều cối, vì Nội Chiến Mỹ dùng cối thay chức năng Lựu Pháo của Nga. Thông cảm, lúc đó Nga đã là siêu cường còn Mỹ mới mở mắt.

Người Nga chỉ dùng cối như ngày nay, súng bắn trái phá tầm rất gần, thường dùng trên pháo đài chống bộ binh. Kiểu nào này rất mỏng, nhẹ so với cỡ đạn trái phá của nó. Nếu cần so tỷ lệ thì nhìn cảnh trên. Nòng kiểu này cũng rất ngắn và có bụng chửa như từ thời cổ. Vả lại, đây mới gọi là cối, chứ cối lai Hải Pháo trên thì còn gì là nhẹ, là nhiều, là cối nữa.

Kiểu này này có sau kiểu "nòng mỏng ngắn buồng đốt bé", cối lai lựu pháo. Hai kiểu nòng tồn tại song song suốt thời cổ và vẫn được Nga dùng cho đến thời đại đồ thép, nửa sau Thế Kỷ 19.

Thật ra, đây mới là phiên bản cối Cò Hum đúng gin, còn kiểu Mỹ trên là cối lai Hải Pháo của  Henri-Joseph Paixhans Thế Kỷ 19. Tuy lai như vậy, nhưng người Mỹ thường nói tắt, mà cái phần bỏ đi lại là phần chính.  Grin Grin Grin Grin (Kiểu như "tầu diệt tầu phòng lôi", các "khu trục hạm", lại là "kẻ hủy diệt", nghe như tầu sát thủ đối hạm ghê lắm).

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Malbork_-_Bombarda.JPG



Đây là nòng cối Cò Hum, kiẻu cổ điển hình. Nòng này được đúc ở "thời đại đồ gang", đầu Thế Kỷ 19, nay ở trên tường thành Akko (Acre), Israel. Cứ hình dung ra đồng thay gang là được khẩu cối Cò Hum cổ.
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Sidsmith.jpg
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2008, 11:32:36 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #84 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 03:05:43 pm »

Trong Thế Kỷ 18-19, Nga vẫn đúc nhiều cối. Tuy nhiên, họ có nhiều lựu pháo, trong đó có những khẩu "lựu pháo vị trí" bắn xa, nên không đúc nhiều  loại cối nòng dầy, dài, bắn xa.

Cối ở Nga chỉ dùng bắn gần, thừa kế cái nỏng mỏng nhẹ cổ điển. Nhờ ưu thế rẻ của nó mà số lượng súng rất lớn, tạo thành hoả lực trái phá mạnh ở chân thành, ven trận địa, chống bộ binh. Cối Nga có thể bắn đạn cháy, đạn trái phá. Cối Nga cũng có loại đạn gang câm, thường là cầu rỗng hay cầu đặc, công thành. Trong khi đó, các cối Cò Hum Bắc Mỹ, Anh... không rẻ là bao so với Lựu Pháo hay Thần Cơ cùng cỡ và có tầm bắn khá xa.

Trông cối Nga rất khác cối các nước khác, nó là cối ngang lai khiên. Cối có đế rộng, người ta đặt vào đấy các con kê, nhờ đó dễ chỉnh tầm và bắn được góc thấp. Do nòng nhẹ nên lực giật của cối Nga rất mạnh và con kê trở thành một thiết bị quan trọng.

Đây là khẩu cối bắn đạn 1/4 pút (mỗi Pút xấp xỉ 16,38 kg). Cối pháo đài, đồng thau, nòng dài 41cm, đường kính 123mm, khối lượng 73kg (chỉ bằng 1/5 lựu pháo cùng thời, bằng 1/10 Thần Cơ pháo cùng thời, 1/30 Thần Cơ pháo đài đầu Thế Kỷ 18), đúc khoảng 1/4 đầu tiên của  Thế Kỷ 19

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:123-%D0%BC%D0%BC_%D0%BE%D0%BF%D1%8B%D1%82%D0%BD%D0%B0%D1%8F_%D0%BC%D0%BE%D1%80%D1%82%D0%B8%D1%80%D0%B0.jpg
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:123-%D0%BC%D0%BC_%D0%BE%D0%BF%D1%8B%D1%82%D0%BD%D0%B0%D1%8F_%D0%BC%D0%BE%D1%80%D1%82%D0%B8%D1%80%D0%B0_%28%D0%BA%D1%80%D1%83%D0%BF%D0%BD%D1%8B%D0%B9_%D0%BF%D0%BB%D0%B0%D0%BD%29.jpg


« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2008, 03:11:13 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2008, 02:47:48 am »

Nòng cối Nga. Bắn đạn 5 pút (1 pút= 16,8kg), kiểu 1805, đồng thau, dài 111cm, nặng 1494kg, đúc năm 1808 tại Quân Xường St. Petersburg. Tầm bắn 2050 mét. 
Đạn từ trái qua phải: hộp đạn ria sỏi cứng (đạn ria đựng trong hộp thép, hộp thép vỡ khi bắn, dùng sỏi grana-sỏi gốc đá cứng "thạch lựu"), tiếp là các hộp đạn ria viên thép, đạn cháy, trái phá sát thương. Mỗi đạn đều cân nặng khoảng 5 pút (80kg)

Nhìn các tham số của cối này thấy được ưu thế của loại súng này. Một khẩu lựu pháo nặng gấp rưỡi gấp đôi thế này cũng chỉ chưởng được đạn 1 pút với tầm bắn tương tự.

Kiểu đế cối Nga có cả ngáng và đế đúc liền này trong hời đại đồng thau cho phép bắn góc ngang và dùng đạn ria. Đây là ưu thế của chúng mà kiểu đế cối Cò Hum không có.

Giá thành thì khỏi bàn rồi, phiên bản đồng thau mà chỉ nặng bằng 1/năm lần rưỡi của "Cối Paixhans" gần cỡ bằng thép. Cối kiểu Nga bắn gần hơn "Cối Paixhans", tuy nhiên, dùng cối để xạ kích tầm xa, chống "công sự di động" như "Cối Paixhans" thì lại là một sai lầm, hiệu quả không đáng kể. Tuy khác hình dáng, nhưng lợi điểm của cối kiểu Nga thế kỷ 18 đến nay vẫn đuợc cối hiện đại thừa kế, đó là súng rẻ đạn rẻ, có một số lượng lớn súng và một trận mưa trái phá sát thương tầm gần, bắn diện tích, không loại súng nào địch nổi ưu thế này, chỉ có tên lửa vượt được nhưng đạn đắt).
 
Som sámh, ví như lựu pháo công thành kiểu muộn hơn, 1838, 192mm, nặng 2199kg, bắn xa 2770 mét.

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:335-%D0%BC%D0%BC_%D0%BC%D0%BE%D1%80%D1%82%D0%B8%D1%80%D0%B0_%D0%BE%D0%B1%D1%80%D0%B0%D0%B7%D1%86%D0%B0_1805_%28%D0%B2%D0%B8%D0%B4_%D1%81%D0%B7%D0%B0%D0%B4%D0%B8%29.jpg

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:335-%D0%BC%D0%BC_%D0%BC%D0%BE%D1%80%D1%82%D0%B8%D1%80%D0%B0_%D0%BE%D0%B1%D1%80%D0%B0%D0%B7%D1%86%D0%B0_1805.jpg

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:335-%D0%BC%D0%BC_%D0%BC%D0%BE%D1%80%D1%82%D0%B8%D1%80%D0%B0_%D0%BE%D0%B1%D1%80%D0%B0%D0%B7%D1%86%D0%B0_1805_%28%D0%B2%D0%B8%D0%B4_%D1%81%D0%B1%D0%BE%D0%BA%D1%83%29.jpg







« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2008, 12:47:39 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2008, 03:05:16 am »

Nửa sau Thế Kỷ 19 là kỷ nghuyên của Thép, một số cối vẫn bằng gang.

Tuy nhiên, dù công nghệ chế tạo có tiến bộ thì ảnh dưới đây vẫn thiếu hoàn toàn cấu tạo. Khẩu cối không hề thay đổi chiều dầy nòng và cực kỳ nặng nề vô ích. Như vậy, ưu thế nòng nhẹ của khẩu này mất hoàn toàn, nó được dùng như "pháo vị trí", hay là lựu pháo tầm xa ngày đấy, tầm bắn 3km, nặng gấp 3 lần khẩu trên kia, mặc dù làm bằng thép.

Ngày nay, người Mỹ hay dùng từ "field gun", dã pháo, chỉ những khẩu lựu pháo hỗ trợ bộ binh, bắn diện tích, ví như khẩu Vua Chiến Trường M107 175mm khi đánh nhau với ta. Thật ra, đây là khẩu "pháo vị trí" điển hình, lựu pháo tầm xa. Tuy nhiên, trong khái niệm pháo binh của người Mỹ đã không có "lựu pháo-howitzer" thật sự vào những thời điểm sinh ra lực lượng pháo binh như thế này. Nội chiến Mỹ, binh sỹ hai bên chỉ có loại "field gun" và cối  để hỗ trợ bộ binh. "Field gun" lúc đó là những khẩu pháo rất nhẹ, bộ binh kéo theo đội hình với tầm bắn chỉ vài trăm mét. Cùng nhiệm vụ với những khẩu "lựu pháo dã chiến" người Nga đúc từ cuối Thế Kỷ 18. Sau này, tất nhiên Mỹ cũng chế tạo "pháo vị trí" hiện đại-tức là lựu pháo tầm xa, nhưng vẫn thừa kế cái tên "field gun" vì vậy.

Thật ra, kiểu cối dưới đây cũng không hoàn toàn là cối Cò Hum, đúng ra, nó là loại cối Cò Hum có sử dụng các nguyên lý bắn trái phá của Henri-Joseph Paixhans, giữa Thế Kỷ 19. Đây là một cải tiến để bắn trái phá thuốc nổ đen tầm xa, mà đạn không nổ trong nòng hay trên mặt mục tiêu. Nhược điểm của loại súng này Huh?? Nó quá tốn vật liệu, lúc đó giá thành chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng vật liệu, do đó, không tạo thành lợi điểm có số lượng súng pháo lớn. Khi ra trận, một trận địa cối như thế này mất nhiều hôm để xây dựng trong thời buổi tầm bắn chỉ 2-3-4km, vì vậy, nó hầu như chỉ để công thành, vượt sông (công cái thành bờ sông  Grin Grin Grin Grin Grin Grin), bảo vệ mục tiêu-chống bộ binh... chứ không thể hành tiến theo đoàn quân như lựu pháo.

So sánh với nòng có hình dáng phức tạp
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21374#msg21374

Nhớ lại một chút về 4 loại pháo phân theo mức độ cơ động
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21291#msg21291

Đây là ảnh chụp mô tả khẩu cối tại Virginia, Petersburg, tháng 10/1864. Dễ thấy nặng như thế nào.

http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Virginia-mortar.gif

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2008, 12:54:42 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #87 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2008, 12:34:06 am »

Henri-Joseph Paixhans là một viên tướng người Pháp.

Henri-Joseph Paixhans tìm ra biện pháp để bắn đạn trái phá thuốc nổ đen với gia tốc lớn mà không bị phát nổ trong nòng, giảm khả năng phát nổ trên mặt mục tiêu. Bí mật công nghệ chỉ là các đệm gỗ trong đạn. Một tiến bộ bượt bậc là Henri-Joseph Paixhans và những người phát triển các kiểu pháo này đã thật sự chuyển từ thời đại đồng thau đúc sang thời đại gang đúc, rồi thời đại nòng thép khoan. Các nỗ lực gang thép này thuận tiện ở Anh từ phần tư tứ 2 Thế Kỷ 19, Nga chỉ sau 1850. Cũng khoảng 185x, ở Bắc Mỹ, cuộc các mạng gang thép cũng chớm nở.

Như trên đã đề cập, ban đầu ông áp dụng kỹ thuật này vào cối. Giờ đây có thể thoải mái nhồi nhiều liều phóng và đúc nòng rất dầy, tầm bắn lên đến 4-5km. Tuy nhiên, khẩi siêu cối công thành của ông năm 1832 bộc lộ nhược điểm cố hữu là nặng như cùm.

Một số đặc điểm lớn
Thực ra, loại cối hay pháo hay đạn cụ thể do Paixhans thiết kế không nhiều, nhưng rất nhiều loại súng pháo đạn tự nhận là Paixhans. Đó là một trào lưu có thể hiểu là "Pháo Cối sắt rất to dầy", sắt ở đây có thể là gang đúc nay thép khoan. Bản thân Paixhans "sịn" chỉ có một vài sáng kiến về đạn.

Guốc. Từ thời đạn đặc, Hồ Nguyên Trừng đã sử dụng đệm gỗ mềm để chống ẩm.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21102#msg21102
Còn Paixhans dùng một cái đệm gỗ y hệt như thế mới mục đích khác. Đệm gỗ nằm phía sau đạn, gắn với đạn bằng đinh tán đồng, biến hình dáng bên ngoài đạn cầu thành đạn trụ, ngòi không bị xoáy đi khi nhồi, ngòi đặt đúng hướng trong buồng thuốc nổ không lệch.
Trước đây, trước khi bắn người ta đóng ngòi gỗ vào trong đạn cầu. Ngòi gỗ thòi ra cái đuôi ở ngoài, chống vào thành nòng để đảm bảo khi nhồi nó không lộn ra đằng trước. Kiểu ngòi gỗ đó yếu không dùng được với đạn to, nên các cỡ pháo lớn chỉ bắn được đạn đặc, vì khi nhồi ngòi gỗ yếu gẫy trước vên đạn quá nặng. Trước đây bắn trái phá lớn chỉ dùng cối.
Đạn có guốc gỗ sau này áp dụng với cả đạn đặc, ở đây, chỉ còn tác dụng như miếng lèn gỗ của Hồ Nguyên Trừng, dùng để bịt kín buồng đốt và lèn chặt đạn không lăn rơi.
Xem lại các viên đạn cối không guốc còn lại.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21627#msg21627

Ngòi. Một nguyên nhân quan trọng làm đạn phát nổ trong nòng là ngòi bị thổi bay, kích nổ đạn sớm. Paixhans bỏ ngòi cháy chậm châm bằng liều đi, và sử dụng loại "ngòi nhoi" sơ khai. Khi đạn đập vào mục tiêu, một quả búa trong đạn sẽ theo quán tính đập hạt nổ.

Hình dáng nòng
Vì bắn được với gia tốc tốt hơn nên pháo cối Paixhans có nòng rất dầy. Nong thường làm bằng gang đúc, một sự ủng hộ cách mạng kỹ thuật sắt thép lúc đó và được các lực lượng "kỹ thuận mới", "công nghệ cao" ủng hộ nhiệt liệt, "kỹ thuật mới" và "công nghệ cao" ở đây là các nhà kinh tế làm sắt thép và các nhà kỹ tuật đang thần tượng gang thép. Sự hoan hô cổ vũ nhiều phần thái quá của các lực lượng này tạo ra một model thời trang "Hải Pháo Paixhans", mặc dù phần lớn trong số đó không liên quan gì đến các sáng kiến của Paixhans cả. Cứ pháo nào gang thép do dầy là Paixhans tuốt tuột.

Hạn chế. Paixhans vẫn chưa chống được đạn phát nổ trong nòng do gia tốc lớn và những khẩi Hải Pháo diệt tầu mạnh nhất vẫn phải dùng đạn gang đặc. Paixhans cũng chưa giải quyết được vấn đề đạn nổ ngay trên mặt mục tiêu.

Vài thông tin khác
Hải Pháo là loại pháo tầu, thử nghiệm đầu tiên năm 1824, đến năm 1840, có đơn đặt hàng đầu tiên súng nòng nặng 5 tấn. Nga là nước đầu tiên sử dụng Hải Pháo trong chiến tranh trên Biển Đen với Thổ. Sau đó loại pháo này được chứng minh ứu thế và dùng rộng rãi. Khỏi phải nói, Anh-Mỹ vụng về về pháo Lục Quân đánh bộ, thiên về tầu chiến, khoái khẩu loại này thế nào.

Do vẫn dùng thuốc nổ đen có tốc độ cháy rất cao, nên nòng pháo chỉ tăng được độ dầy mà không tăng được độ dài. Thế là nòng pháo Henri-Joseph Paixhans có đặc điểm đầu tiên là gù lưng ngắn tũn rất xấu. Ở bảo tàng Quân Đội còn mấy khẩu. Pháo cũng chưa có giá hãm đẩy về... và dùng giá của Thần Cơ cổ, nên nguyên lý giảm giật vẫn là đúc nòng thật nặng và pháo nặng khủng bố. Do nâng hết cỡ sơ tốc nên pháo rất nặng, không như các khẩu lựu pháo Nga nhẹ nhàng. Pháo Paixhans thuận tiện bắn chính xác góc thấp (xạ kích), ưu thế khi chống mục tiêu di động. Tầm bắn của pháo khi bắn góc thấp xạ kích khoảng 1-4km tùy loại. Tuy nhiên, Hải Pháo Paixhans cũng chỉ bắn trúng mục tiêu tầu biển hồi đó với tỷ lệ trúng chấp nhận được chỉ vài trăm mét. Những cỡ pháo 300-400mm có đạn nặng trên 80 km thì một viên có thể làm lập úp tầu buồm. Những loại Hải Pháo Paixhans ngắn mạnh nhất cũng chỉ bắn đạn đặc.

Cối Paixhans thì cực kỳ tồi tệ về thiết kế nòng, còn Hải Pháo Paixhans thì tiến bộ hơn nhiều, đã thay đổi độ dầy nòng theo đồ thị áp lực. Nòng rất dầy và chỉ sử dụng vùng đồ thị áp lực cao, nhồi nhiều, gia tốc đạn mạnh. Khác biệt với lựu pháo Nga có đoạn nòng rất mỏng sử dụng vùng đồ thị áp lực thấp, nhồi ít, gia tốc đạn thấp. Hải Pháo Paixhans thường nặng gấp 2-3 lần lựu pháo Nga bắn đạn cùng cỡ.

Nòng pháo ngắn, đã uốn lượn theo đồ thị áp suất và bỏ cái miệng nòng cơ gờ dầy. Miệng nòng này trước đây truyền lại theo kinh nghiệm, nó có từ thời đại đồng thau nửa trước Thế Kỷ 19, nó như một bộ giáp chốg méo miệng nòng trong chiến đấu, hết sức nguy hiểm, đặc biệt với loại lựu pháo mỏng, cối Nga miệng mỏng.

Đây là loại pháo cuối cùng dùng thuốc nổ đen, loại pháo cổ cuối cùng. Đúng ra, nó là trung gian giữa cổ và tân, giao duyên. Trong suốt quá trình phát triển của nó, người ta đã làm chính tầm, hướng (ngáng-ngõng và khóa), khóa nòng, đạn có vỏ nhồi sau... như một khẩu pháo hiện đại.

Pháo cũng tạo ra loại tầu trung gian giữa thời "Ship of the line" và các "Thiết Giáp Hạm". "Ship of the line" là loại tầu chiến đấu tronmg đội hình, dùng pháo mạn gắn cố định, tầu là giá pháo luôn. "Thiết Giáp Hạm" là loại tầu chiến đấu đơn độc, dùng tháp pháo quay. Trong "Nội chiến Mỹ", quân Miền Nam sử dụng một số tầu chiến lớn kiểu cũ cải tiến, không dùng pháo mạn mà thay bằng Hải Pháo gù Paixhans có ổ quay. Tuy nhiên, các thiết giáp hạm hoàn chỉnh đầu tiên lại là của Miền Bắc, chiếc USS Monitor.

Pháo cũng dược dùng như các loại "pháo pháo đài". Đôi khi, pháo được mô tả như như "pháo vị trí", nhưng thực chất là "pháo pháo đài" được các nhà văn ếch mô tả. Pháo ngoài việc diệt tầu cũng được bố trí trên các pháo hạm, là loại tầu nhiều súng pháo hỗ trợ bộ binh trên bờ.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg21291#msg21291

Ảnh

Đây là bức ảnh một viên trái phá trước thời Henri-Joseph Paixhans.
Đạn rỗng nhồi thuốc nổ, vỏ đạn đúc gang có một lỗ nhồi cái ngòi bằng gỗ, trong cái ngòi bằng gỗ có dây cháy chậm quấn giấy. Kiểu này làm mất thời gian nhồi khi pháo thủ cần hướng chính xác lỗ tra ngòi về phía sau. Cũng nhiều nhược điểm khác như dễ lăn ra ngoài chẳng hạn.


Đây là một cái ngòi gỗ trước thời Paixhans.
Có hai loại ngòi, ẩm và khô.
Ngòi ẩm là thuốc nổ đên trộn với rượu mạnh hoặc cồn, đựng trong ngòi gỗ khoan lỗ rỗng và dán kín lại như đồ hộp, khí bắn, miếng gỗ dán vỡ đốt cháy thuốc. Loại ngòi này có tốc độ cháy rất ổn định, nhưng khó bảo quản.
Ngòi khô khà ngòi dùng dây cháy chậm quá giấy. Nó cháy với tốc độ không ổn định, nhưng dễ bào quản. Tuy nhiên, ngòi này về cơ học yếu và không tin cậy, dễ bị phá hủy khí bắn đạn. Một số cải tiến dùng ốg kim loại nhưng áp dụng ít. Một số cải tiến nữa dùng cả thân ngòi kim loại vặn vào đạn, cũng ít. Ngòi giấy hồi Nội Chiến Mỹ có mầy chỉ thị, vàng là 5 giây, xay lá cây là 7 và xanh da trời là 10.
Ngòi gỗ này sẽ được đóng vào viên đạn cầu gang trước khi bắn.


Một kiểu ngòi Bỉ có núm vặn chỉnh thời gian cháy, quá "sịn". Nó cũng dễ chế tạo nhưng là một bí mật quốc gia được Bỉ giữ trong nhiều năm nên được áp dụng ít ở Mỹ, vặn núm để thay đổi chiều dài ngòi hình khuyên. Trên núm vặn có số chỉ thị số giây cháy. Khoảng những năm 195x ngòi này được công bó rộng nhưng ngày đó công nghệ thay đổi rất chậm (đào tạo công nhân, sắm máy cắt gọt, tìm hợp kim...). Ngòi này có tên là "ngòi Bormann", ở Mỹ có một số hàng nhái như ngòi Baden hoặc Breithaupt, tuy nhiên, vì công nghệ có chậm nên ít được sản xuất. 



Còn đây là viên đạn đã đeo guốc gỗ của Henri-Joseph Paixhans.



Cây gậy châm (linstock ) hồi Nội Chiến Mỹ cũng có cải tiến, có một phễu bảo vệ thừng mồi thay cho kẹp đồng trước đây, đằng sau là đoạn thừng mồi dự trữ, được pháo thủ kéo ra dần trong khi chúng bạn nạp đạn và đẩy pháo.


« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2008, 10:09:19 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #88 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2008, 12:35:42 am »

Carronade, béo nhẹ.
Trước khi có Hải Pháo Paixhans, vũ khí chính để các Ship of the line đá đấu là các thần cơ nòng dài, dầy, nặng bắn đạn đặc. Cũng như đạn dưới cỡ có guốc ngày nay, Thần Cơ bắn đạn tốc độ cao và dường kính nhỏ. Một nhược điểm thường thấy khi bắn đạn này vào tầu gỗ là nó xuyên béng qua gỗ, để lại một lỗ thủng bé có khi tự bịt và... không sao cả. Hải Pháo Paixhans thì khác, trái phá nổ tung trời, kể cả khi bắn đạn đặc thì với kích cỡ lớn của súng đạn, chiếc CSS Alabama cũng nghiêng đi khi trúng. Nếu mà thời đó tầu đúc bằng gang thì chắc không có Carronade.
Carronade là một phát minh của công ty Carron Company, một công ty đúc gang ở Falkirk, Scotland. Pháo được sản xuất trong khoàng những năm 177x đến 186x, thời của pháo đài nổi Ship of the line. Đây là loại pháo có tỷ lệ chiều dài/đường kính rất nhỏ, vỏ mỏng, nhồi ít, bắn đạn rất to, sơ tốc nhỏ. Pháo còn có tên "gasconade" hoặc "melvillade", trông ngắn tũn còn xấu hơn chú gù Hải Pháo Paixhans.
Do cấu tạo như trên mà pháo rất nhẹ và lực giật cũng rất nhẹ. Ví dụ, khẩu 32 pounder carronade, (15kg, khoảng 190mm, đạn cầu đặc gang cứ thế mà nhân chia ra đường kính), nặng dưới 1 tấn, trong khi khẩu Thần Cơ nòng dài bắn đạn cùng cỡ là 3 tấn. Pháo cũng dễ dàng làm bằng gang đúc, thứ đang rẻ đi với tốc độ siêu nhanh như DDR-3 hiện nay nên phát triển khá tốt, nó được dùng rộng rãi cho đến nội chiến Mỹ như pháo phụ, bên cạn pháo chính Paixhans. Nhược điểm thì dĩ nhiên, tầm rất gần.
Pháo cũng thích hợp với không gian tầu chiến, thời nạp đạn miệng nòng, hình dáng ngắn tũn đâm ra ưu thế. Kết hợp với nhẹ và giật nhẹ, pháo hay đặt trên các tần trên cùng của Siêu pháo hạm, pháo đài nổi Ship of the line.
Trong quá trình phát triển, đến khoảng giữa Thế Kỷ 19, chú lùn béo Hải Pháo Carronade đặt trên tầu thường có cấu tạo như sau. Pháo có giá chỉnh tầm vít me vặn vào mấu lồi sau đít nòng. Giá pháo được đặt trên một đế gỗ trượt lên. Lực giật làm pháo trượt lui về sau và không trượt quá đà bởi một chão néo chằng qua một cái tai đúc trên nòng. Pháo thủ nạp đạn rồi lại đẩy pháo lui về trước thò đầu ra bắn. Pháo cũng thường được đặt ở các pháo đài ven biển như Hải Pháo Paixhans.

scanned from Vaisseau de Ligne, Time Life, 1979
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Caronnade-schematics.jpg





Trong suốt quá trình phát triển của mình, từ 1824 cho đến 1903-1905, Hải Pháo Paixhans có nhiều cải tiến như pháo hiện đại. Nhưng phiên bản nguyên thủy vẫn dùng giá của Thần Cơ, đạn cầu, nhồi thuốc rời vào miệng nòng.

Khi Hải Pháo Paixhans ra đời thì công nghệ khoan nòng cũng đã phát triển khá và được ứng dụng nhiều. Nòng khoan chính xác hơn nòng đúc rất nhiều, tạo ưu thế chống mục tiêu di động tầm xa. Tuy nhiên, Hải Pháo Paixhans chỉ hạn chế được phần nào khả năng trái phá phát nổ ở mặt mục tiêu bọc giáp tốt, nên chỉ chống được các tầu mọc thép IronClad trở xuống mà thôi. Thời kỳ Nội Chiến Mỹ thì Nòng Gang Đúc đang thịnh trị, pháo có thể bắn xa 4-5km, nhưng chỉ chiến đấu hiệu quả ở 100-200 mét, thậm chí thấp hơn.

Khẩu 15in (380mm) ở Washington D.C. 1864.
http://www.old-picture.com/civil-war/Cannon.htm
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2008, 09:28:59 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2008, 01:28:57 am »

Nửa đầu Thế Kỷ 20 đặc trưng bởi thứ Thiết Giáp Hạm BattleShip với pháo to dài, giáp dầy, động cơ trọng tải lớn, tầu trung tâm của nhóm tác chiến độc lập. Bắt đầu Thế Kỷ 19 là thời thống trị của Tầu tiền tuyến Ship Of The Line rất nhiều pháo, nhiều tầng, chạy buồm, chiến đấu trong đội hình hàng ngang nhiều tầu như nó. Trong khoảng thời gian trước Nội Chiến Mỹ, có 3 loại tầu trung gian đã hình thành.

Kiểu "Ship Of The Line" cải tiến, vẫn dùng buồm và thân gỗ, nhưng bỏ các tầng pháo mạn, chiến đấu độc lập, sử dụng giá pháo quay trên đặt "Hải Pháo Paixhans", thay cho nhiều pháo nhỏ ở mạnh cố định hướng là 1-2 khẩu pháo lớn ở giữa thân tầu trên giá pháo quay, là loại tầu chiến trung gian trước khi xuất hiện Thiết Giáp Hạm BattleShip. Chúng tồn tại ngắn ngủi vì những nhược điểm của mình. Những nhược điểm lớn nhất Huh?? có lẽ là chạy buồm, động cơ không có hay quá yếu, không bọc giáp, pháo lộ thiên trên boong.

Một thứ giống tầu "Ship Of The Line" hơn về pháo, là các tầu vẫn dùng pháo mạn. Nhưng có giáp dầy, gỗ bọc thép ví như CSS Virginia. Ngoài vỏ dầy có thép và động cơ hơi nước. Nó tồi tệ thế nào về tỷ lệ giá/tính đối kháng không bàn nữa, CSS Virginia rất đắt nhưng chỉ nổi tiếng vì nó là nạn nhân đầu tiên của Thiết Giáp Hạm, trận đầu tiên của chiếc đầu tiên, USS Monitor.

USS MonitorThiết Giáp Hạm, BattleShip đầu tiên, có bọc thép, tháp pháo quay. Nó cũng mở đầu một nhóm các Thiết Giáp Hạm dùng thuốc nổ đen, loại tầu chiến cuối cùng dùng thuốc nổ đen. Riêng chiếc USS Monitor có số phận đen đủi, thiết kế của nó còn nhiều thiếu sót, tuổi thọ ngắn ngủi, 1862-1862  Grin Grin Grin Grin Grin, ngay trận đầu ra quân đã phải tháo lui với súng kẹt đạn và thuyền trưởng mù, nhưng sau đó, đối phương phải hủy vì không sửa được, thật là "đồng quy ư tận". USS Monitor sau đó dễ dàng bị bão đánh chìm!!!! Grin Grin Grin Grin
USS Monitor mở đầu cho thời kỳ "Thiết Giáp Hạm dùng thuốc nổ đen", hay "Thiết giáp hạm dùng Hải Pháo Paixhans" hay là "Tiền Dreadnought". HMS Dreadnought là chiếc Thiết Giáp Hạm "All Big" đầy tiên, dùng pháo bắn đạn xuyên hiện đại, chấm dứt thời kỳ "Hải Pháo Paixhans" vào năm 1905.

Tuy số phận ngắn ngủi, tầu thấp tịt, một cơn giông khẽ cũng chìm...nhưng USS Monitor đã chứng miưnh các ưu thế của thiết kế mới. Công Trình Sư John Ericsson vĩ đại khai sinh ra đế chế Thiết Giáp Hạm thống trị mặt biển cỡ 90 năm là một sỹ quan người Thụy Điển, sau đó ông sang Anh làm việc và di trú sang Mỹ. Ngày nay, bọn Mỹ thộn thường lờ tịt đi chiện này.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2008, 09:43:07 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM