Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:06:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tin tức quân sự  (Đọc 501617 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #190 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 06:54:54 pm »

Dự án chế tạo đĩa bay ném bom nguyên tử của Mỹ

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nước Mỹ đã đổ nhiều tỉ USD vào các dự án nghiên cứu phát triển những loại vũ khí “có một không hai” nhằm giành ưu thế quân sự so với Liên bang Xôviết. Loại đĩa bay ném bom siêu âm chiến lược LRV là một trong số những loại vũ khí độc đáo đó.

Sau Thế chiến II, qua khai thác một số kỹ sư hàng không Đức bị bắt làm tù binh, phía Mỹ nắm được thông
tin về một loại máy bay dạng đĩa do Đức Quốc xã nghiên cứu và thử nghiệm tại một căn cứ bí mật ở Bavaria.

Thiết kế dạng cánh tròn giống một chiếc đĩa CD cắt đôi đã tạo cho loại máy bay phản lực này những tính năng vượt trội so với loại máy bay thông thường: Giữ thăng bằng tốt hơn, đặc biệt khi bay với tốc độ thấp, hạn chế được lực cản của không khí và có thêm không gian bên trong để mang nhiều vũ khí hơn...

Thiết kế này thực sự đã thuyết phục được người Mỹ, khiến họ bỏ ra hàng tỉ USD đổ vào 3 chương trình phát triển đĩa bay: Dự án Silver Bug nghiên cứu chế tạo loại máy bay cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng; dự án Pye Wacket phát triển loại tên lửa đối không dạng đĩa và Dự án LRV (Lenticular Re-entry Vehicle) nghiên cứu chế tạo loại đĩa bay ném bom nguyên tử từ không gian.

Người Mỹ đã bí mật đem nhóm kỹ sư tù binh Đức về căn cứ không quân Wringt - Patterson để tham gia vào Dự án LRV. Tài chính cung cấp cho chương trình phát triển vũ khí này được lấy từ "quỹ đen"của Lầu Năm Góc. Công việc chế tạo đĩa bay được thực hiện tại cơ sở đặt tại Los Angeles của Hãng Hàng không North American trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.

Theo những tài liệu mà Bộ Quốc phòng Mỹ đã giải mật tháng 9/1999, đĩa bay LRV có đường kính 12m, nặng 22 tấn do 4 người điều khiển. Nó được đưa lên quỹ đạo cách mặt đất khoảng 450km nhờ một tên lửa đẩy nhiều tầng, tương tự như tên lửa Saturn đã được dùng để phóng tàu vũ trụ Apollo lên mặt trăng năm 1969.
Ở trên không, đĩa bay LRV thay đổi tốc độ và hướng di chuyển nhờ 2 động cơ phản lực kiểu tên lửa. Trước năm 1960, những động cơ này chạy bằng nhiên liệu lỏng hypergolic (hỗn hợp của nitrogen tetroxide và hydrazin). Đây chính là loại nhiên liệu mà người Đức đã dùng cho loại máy bay tiêm kích Messerschmitt Me 163 khét tiếng hồi cuối Thế chiến II.

Sau năm 1960, đĩa bay LVR được trang bị động cơ phản lực hạt nhân do người Mỹ chế tạo và phát triển tại phòng thí nghiệm của họ ở Los Alamos. Cải tiến này giúp tăng thời gian làm việc trên quỹ đạo của đĩa bay lên tới 6 tuần và tránh được nguy cơ gây cháy nổ vì hypergolic. Ngoài ra, đĩa bay LRV còn có một lò phản ứng nhỏ cung cấp điện vận hành toàn bộ hệ thống.

Mỗi chiếc đĩa bay LRV mang theo 4 quả bom nguyên tử để giáng "đòn hạt nhân" từ trên không trung xuống, làm tê liệt hệ thống phòng thủ và tấn công của đối phương khi cuộc "chiến tranh nóng" bùng phát.
Quá trình hạ cánh của đĩa bay tương tự như tàu con thoi. Phi công sẽ khai hỏa động cơ đẩy để con tàu rơi ra khỏi quỹ đạo và tái nhập vào bầu khí quyển của trái đất theo chiều phẳng dẹt của chiếc đĩa. Cũng nhờ hình dạng này, LRV giảm thiểu được lượng nhiệt phát sinh do ma sát của con tàu với không khí.

Trong trường hợp khẩn cấp, khoang điều khiển dạng hình nêm mang theo phi hành đoàn có thể tách ra khỏi phần vỏ đĩa bay, trở về mặt đất một cách độc lập, giảm tốc bằng dù.
 

Bản vẽ mô tả cấu tạo và cách bố trí các khoang chức năng bên trong một đĩa bay LRV.

Đĩa bay LVR được đưa lên bệ phóng sẵn sàng cho lần xuất kích sau bằng khinh khí cầu loại lớn.
Mặc dù không có xác nhận chính thức nào về những chuyến bay thử của LRV trong tài liệu đã được giải mật, nhưng những chi tiết trong bộ hồ sơ cũng góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn xung quanh 2 sự kiện đĩa bay rất nổi tiếng.

Vụ thứ nhất xảy ra năm 1947. Ngày 24/6, phi công Kenneth Arnold báo cáo rằng anh ta đã nhìn thấy đĩa bay ở đỉnh Rainier, bang Washington. Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm báo cáo khác về đĩa bay đã xuất hiện trên báo chí khắp nước Mỹ.

Sau đó, một chủ trang trại tên là William McBrazel đã thông báo cho nhà chức trách rằng ông ta đã nhặt được rất nhiều mảnh vỡ kỳ lạ nằm rải rác trên một khu đất rộng 120km2 nằm gần căn cứ không quân Roswell. Nguồn tin chính thức từ phía quân đội cho biết đấy là những mảnh vụn của đĩa bay khiến cả nước Mỹ chấn động.

Một tài liệu giải mật năm 1997 cho biết ở căn cứ Roswell, không quân Mỹ đã từng dùng khinh khí cầu nâng một "vật thể bay" lên không trung để tiến hành những phép thử khí động học. Mặc dù tài liệu không nói rõ loại khí tài bay đó là gì, nhưng có rất nhiều khả năng "vật thể bay" đó là đĩa LRV, trùng hợp với mô tả của những nhân chứng về một chiếc đĩa màu bạc bay lượn trên không trung rồi mất hút.

Sự kiện thứ hai xảy ra tại phía nam vùng sa mạc Bribane của Australia. Năm 1975, trong một chuyến đi dạo quanh trang trại chăn nuôi của mình, ông Jean Fraser đã tìm thấy một mảnh vỡ lạ kỳ có kết cấu giống với tổ ong. Khi ông hỏi những người dân địa phương, họ cho biết đấy là mảnh vỡ của một chiếc đĩa bay đã bị phát nổ ở khu vực đó vào năm 1966.

Trang trại của ông Fraser nằm gần với khu vực thử nghiệm bí mật của quân đội Anh và Mỹ. Tò mò, ông Jean Fraser đã gửi mảnh vỡ đi phân tích. Kết quả cho thấy nó chứa những khoáng chất tương tự như loại sợi quang vẫn được dùng để chế tạo máy bay hiện đại.

Ngoài ra, trên mảnh vỡ còn có dấu vết của cặn nhiên liệu hypergolic. Cũng theo lời những người dân địa phương, sau khi vụ nổ đĩa bay xảy ra, lực lượng quân đội Australia có trang bị mặt nạ phòng hóa đã đến thu gom những mảnh vỡ, đưa lên máy bay để gửi về Mỹ. Đây có thể là một vụ thử nghiệm không thành công đĩa bay LRV của quân đội Mỹ.

Đáng tiếc là nhiều chi tiết nhạy cảm trong dự án LRV vẫn chưa được công bố vì lý do an ninh quốc gia. Chúng có thể là lời giải đáp cho rất nhiều sự kiện UFO xảy ra trong thế kỷ XX.

Nguồn:  VnMedia (theo ANTG)

Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #191 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 10:14:33 am »

Nga đang thử nghiệm một loại chống tăng mới trên cơ sở RPG-30.

Khác biệt cơ bản là ống phóng có 2 nòng. Khi bắn nòng nhỏ sẽ bắn trước
và hy sinh với lớp bảo vệ tích cực APS. Nòng chính lớn mang đạn 2 lượng
nổ mà lượng nổ nhỏ hơn ở đầu sẽ chọc thủng lớp giáp nổ ngoài. Lượng nổ
chính phá lớp giáp cuối cùng của xe tăng. Trong trường hợp tăng không có
APS đạn từ nòng nhỏ sẽ chọc lớp giáp nổ.

Với cấu hình này đảm bảo tiêu diệt tăng 100% nhưng có lẽ hơi cồng kềnh.







Phân tích đặc điểm giáp thép M1A2






« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 01:32:38 pm gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #192 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2008, 12:28:59 am »

Đây là đoạn video giới thiệu RPG-32, ở đoạn 1:40 có cảnh đồ họa 3D bắn 2 đạn.

http://www.youtube.com/watch?v=8xApaFzrrfU&NR=1
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #193 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:34:14 am »

Cuộc xung đột ngắn ngủi tại Nam Ossetia đã để lại nhiều bài học. Một trong
 những bài học quí giá mà như một tướng Nga
nói: Chỉ có thể nhanh chóng dập tắt mọi cuộc xung đột quân sự bằng
cách nhanh chóng triển khai một lực lượng mạnh, đủ khả năng đè bẹp ngay đối thủ.


Một hệ thống "chỉ huy phối hợp nhóm chiến đấu" cũng
 cho thấy là cần thiết và bước đầu phát huy tác dụng.

Trường hợp của trung sĩ Mylnikov 22 tuổi là một điển
hình cho tinh thần chiến đấu quả cảm của quân đội Nga. Anh là
chỉ huy của một chiếc tăng T-72 trong đội hình đại đội xung kích
 có nhiệm vụ giải vây cho một căn cứ của lính gìn giữ hoà bình
Nga (MC) đang bị quân Gruzia bao vây. Trên đường tiến vào thành
phố Tskhinval, gặp quân Gruzia chặn đường, xe của anh đã bắn
cháy 2 xe bọc thép. Trong trận chiến trên đường phố, xe anh
bắn cháy 2 xe tăng và 3 xe bọc thép nữa nâng tổng số xe bọc
thép mà xe anh tiêu diệt lên con số 7. Khi tiến đến gần căn cứ
MC, gặp lực lượng mạnh của địch, đại đội cơ giới hỗ trợ bị quân
địch chia cắt, một chiếc T-72 trong đội hình bị bắn 4 phát đạn
bắn thẳng vào mặt trước và hỏng hết giáp, có vẻ nó không
thể chịu thêm được phát đạn nào nữa. Tình huống khó khăn
buộc anh phải cho xe tiến lên che chắn cho đồng đội. Bắn hết
đạn pháo anh dùng súng máy trên xe đẩy lui một nhóm quân
Gruzia 20 tên và giữ xe T-72 của anh an toàn đến phút chót.
Cùng đồng đội, anh đã góp phần giải nguy cho 80 người.

Sergey Mylnikov sinh ra trong một gia đình có truyền thống
phục vụ trong quân đội ở Ekaterinburg, ông của anh là y tá
chiến trường trong WWII, bố anh là một phi công. Hành động dũng cảm
của anh đã được vinh dự tặng thưởng danh hiệu Anh hùng
nước Nga và trở thành người trẻ tuổi nhất được tặng thưởng danh hiệu này.





Đại đội trưởng Jury Jakovlev của trung sĩ Mylnikov


Video: The youngest Hero of Russia
http://rutube.ru/tracks/1117404.html?v=61fa6294a4d072e0c795597c254f330e
http://www.youtube.com/watch?v=ZoNL1Y6Xxp8&feature=channel_page

http://www.imperiya.by/news.html?id=19417
http://www.redstar.ru/2008/10/16_10/index.shtml
http://www.redstar.ru/2008/10/16_10/index.shtml
http://www.vpk-news.ru/article.asp?pr_sign=archive.2008.257.articles.army_01

ngắt dòng lại giúp bác SSX
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2009, 08:28:10 pm gửi bởi ChienV » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #194 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 01:34:30 pm »

Cuộc xung đột Israel-Palestin lại đang hết sức căng thẳng. Sau những đợt không kích đẫm máu,
có tin Israel đang tập trung lực lượng bộ binh và thiết giáp để chuẩn bị tấn công vào Gaza.
Chúng ta cùng nhìn nhận lại cuộc xung đột Ly-băng/Israel 2006 trên phương diện xe tăng và
chống tăng và những điểm quan trọng mà tác giả kết luận:

            1. Vũ khí chống tăng nào có thể đối phó với xe tăng hiện đại.
            2. Hướng phát triển các lớp bảo vệ cho xe tăng.
            3. Chiến thuật sử dụng xe tăng và chống tăng để giành thắng lợi.
 
Vũ khí chống tăng Nga-Xe tăng Israel trong cuộc xung đột Li-băng
Mikhail Barabanov

Xung đột quân sự diễn ra từ 12/7 đến 14/8/2006 giữa Israel và Hezbollah, lực lượng quân sự ly khai Li-băng, sau một vài năm QĐ Israel mới giáp mặt với một đội quân được trang bị tốt. Các nhà quan sát quân sự dành nhiều sự quan tâm vào các xe bọc thép của Israel và kết cục chiến trận giữa xe tăng chủ lực chiến trường (MBT) và vũ khí chống tăng Hezbollah.
   
Phía Israel có tất cả 4 sư đoàn, 17 lữ đoàn (6 thiết giáp, 7 bộ binh, 4 không quân) tham gia vào xung đột, mặc dù tất cả không tham gia đầy đủ các mức độ. Trên 30000 lính và 400 MBT tấn công vào đất Li-băng, tất cả các xe tăng là loại Merkava do Israel sản xuất. Trong số 6 lữ thiết giáp, có 2 lữ đoàn trang bị Merkava Mk 2 (số 7 và số 847) 3 lữ trang bị Merkava Mk 3 (số 188, 434, và 673) một lữ trang bị loại hiện đại nhất Merkava Mk 4 (số 401). Trong số 7 lữ đoàn bộ binh thì có 2 được trang bị xe bọc thép chở quân hạng nặng Achzarit chuyển đổi trên khung bệ xe tăng T-55.

Kể từ năm 2000, Hezbollah đã mở rộng hoạt động giữa biên giới Israel và sông Litani thành một tuyến phòng thủ gọi là Nasser. Trên thực tế, mọi khu định cư được củng cố bằng các công trình quân sự tạm thời hay kiên cố (bao gồm boong-ke bê tông, cửa thép...) cùng một số lượng lớn các đường hầm được nguỵ trang. Mặc dù họ có sử dụng các công trình này nhưng không cố định mà thường xuyên di chuyển. Các chiến binh Hezbollah chia thành các nhóm cơ động không quá 20 người và thường là 5 hoặc 6 người trang bị các hệ thống chống tăng. Có vẻ như chiến thuật của họ là làm sao để Israel bộc lộ các đơn vị tấn công, thường là các đơn vị tăng, để bắn tên lửa chống tăng từ khoảng cách khá xa. Họ thường xuyên thay đổi vị trí, sử dụng hệ thống đường hầm và boong-ke.

Hezbollah đã triển khai trên 2500 chiến binh mà nòng cốt là 1000 tay súng “chuyên nghiệp” được huấn luyện và trang bị theo tiêu chuẩn tốt nhất của phương Tây. Không ai có thể nói Israel chiến đấu với đội quân “du kích” trong một cuộc chiến tranh thông thường mà thực sự họ chiến đấu với một quân đội trang bị và tổ chức tốt, thậm chí đã bộc lộ một số phương pháp tiến hành chiến tranh đặc biệt.

Hezbollah đã giành được một số kết quả khi đương đầu với chiến xa bọc thép Israel bằng một số lượng lớn vũ khí chống tăng Xô viết bao gồm tên lửa chống tăng dẫn đường Malyutka AT3/9M14, gồm bản có giấy phép theo phiên bản của Nam-tư và Iran Raad cũng như Raad-2T đầu đạn lõm, hàng nhái, tên lửa AT-4 Fagot, AT-5 Konkurs, gồm cả loại của Iran mang đầu đạn lõm Toophan và hàng nhái Toophan-2,các loại súng chống tăng không giật và một vài loại RPG-7 Xô viết. Iran và Syria là nguồn cung cấp chính những loại vũ khí này, cũng có một số hệ thống phương Tây đến tay người Shiites từ các kho của quân đội Ly-băng.
       
Bên cạnh đó,Hezbollah cũng có một số ít tên lửa chống tăng di động loại 9K115-2 Metis-M (AT-13) và 9K129 Kornet-E (AT-14), và một số súng chống tăng RPG-29 Vampir hàng Nga bán cho Syria 1998-1999. Cả 3 loại này phá vỏ bọc thép tốt hơn hẳn nhờ đầu đạn lõm chống tăng chất lượng cao. Loại tên lửa tầm ngắn Metis-M có tầm bắn đến 1500m trang bị tên lửa 9M131 dẫn đường bằng dây nặng 13.8kg. Loại mạnh hơn Kornet-E 9M133 dẫn đường bằng la-de nặng 29kg, tầm bắn đến 5500m. Hai loại này do Viện Tula chế tạo và trang bị bộ dò nhiệt độ 1PN86V1. Loại súng chống tăng RPG-29 Vampir là một trong những sản phẩm mới nhất của tổ hợp Basalt Mát-xcơ-va. Khối lượng của nó là 11.5kg, đạn nặng 6.2kg tầm bắn đến 500m, trang bị ống ngắm quang học.
             
Hezbollah tổ chức phòng ngự trên cơ sở những vũ khí chống tăng mà họ có này, chúng được dùng với số lượng lớn. Theo ước lượng của Israel, họ đã bắn trên 500 tên lửa chống tăng trong tháng 7, và tổng cộng khoảng 1000 quả trong cả cuộc xung đột. Tuy nhiên số tên lửa này không chỉ dùng để chống xe bọc thép mà còn được dùng để chống cả bộ binh Israel. Các chiến binh thường bắn chúng từ khoảng cách lớn nhất có thể.
 
Nhìn chung cả mức độ sử dụng vũ khí chống tăng và số lượng lớn các vũ khí hiện đại, có khả năng xuyên thủng bọc thép tốt mà họ có đã làm các chỉ huy phía Israel kinh ngạc. Việc đo đếm tổn thất của các xe bọc thép được thực hiện ngay từ đầu cho thấy Israel đã chỉ sử dụng các xe bọc thép hạng nặng khi tấn công vào Ly-băng: APC, xe chở quân trên khung sườn xe tăng Achazarit (loại tăng T-55), Nagmahon, và một số Nemerah (khung sườn tăng Merkava), Puma và Nakpadon (trên cơ sở tăng Anh). Xe chở quân tiêu chuẩn Mỹ M113, thậm chí đã được hiện đại hoá theo hướng siêu tăng cường bọc thép bảo vệ hầu như không được dùng, nó chỉ dùng cho lính kỹ thuật tuyến sau, lính hỗ trợ và các đoàn hậu cần.
           
Theo một số nguồn tin Israel và phương Tây, trong cuộc chiến tranh này, khoảng 46 đến 50 xe tăng chủ lực Merkava trong số 400 xe được triển khai và 14 APC đã bị các vũ khí chống tăng bắn hỏng. Bao gồm 22 chiếc tăng và 5 xe bọc thép APC bị xuyên thủng bọc thép. 6 chiếc tăng khác và ít nhất một chiếc APC bị nổ tung vì trúng mìn IDE.
 
Trong số những xe tăng dính đạn, có 18 chiếc là loại mới nhất Merkava Mk 4 (của lữ 401), 6 chiếc trong số chúng bị xuyên thủng vỏ giáp. Tổ lái của 23 chiếc tăng và 5 chiếc APC bị giết chết. Một số lớn tên lửa chống tăng và RGP bắn trúng xe tăng nhưng trong nhiều trường hợp chỉ gây hư hỏng nhẹ. Có một xe tăng Merkava Mk 4 vẫn sống sót sau khi bị trúng 23 quả tên lửa, trước khi nó bị phá huỷ vì thủng vỏ giáp. Tất cả các xe Merkava, theo nguồn của Israel chỉ bị xuyên thủng vỏ giáp bởi Kornet-E và RPG-29. Nếu như 22 xe thủng vỏ giáp trong số 50 xe bị bắn trúng thì tỉ lệ xuyên thủng giáp là 44% (và chỉ đạt 33% với Merkava Mk 4). Theo con số thống kê của Israel, tỉ lệ xuyên thủng vỏ giáp xe tăng trong chiến tranh Ly-băng 1982 là 47%, chiến tranh Ai cập năm 1973 là 60%. Tỉ lệ thương vong của tổ lái năm 2006 cũng cao hơn và chiếm 50% trong số tăng bị phá huỷ trong khi chiến tranh 1973 là 100%.

Số các xe tăng không sửa được trong số tăng hỏng này, theo nguồn hiện tại công khai của Israel tổng cộng là 5 chiếc, trong đó 2 chiếc (1 Merkava 2 và 1 Merkava 4) bị mìn IDE phá huỷ, 3 chiếc khác bị cháy hoàn toàn sau khi trúng tên lửa chống tăng. Nó chứng minh mức độ bảo vệ cao của xe tăng đời mới nhất Merkava 4, loại này chỉ có thể bị phá huỷ bởi các vũ khí chống tăng mới nhất, mang đạn nổ lõm mạnh mới phá được vỏ giáp.
 
Tỉ lệ trúng đạn thấp và xuyên thủng vỏ giáp thấp cho thấy rõ ràng là phần lớn vũ khí chống tăng, tên lửa đều là loại cũ, dường như hầu hết chúng đều là Malyutka và các bản copy hàng nhái của chúng, có hệ thống dẫn đường kém (điều khiển bằng tay trong loại cũ), không có các bộ dò tìn hiệu hiện đại và đầu nổ tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn hiện đại.
 
Nó cũng cho thấy các tên lửa chống tăng có dẫn đường thế hệ thứ 2 chế tạo trong những năm 1970 như Fagot, Konkurs, MILAN, TOW đã được sử dụng trong trận đánh. Các hệ thống mới có hiệu quả cao hơn nhiều như Kornet-E và Metis-M rõ ràng chỉ được sử dụng ở một số lượng rất nhỏ, nhưng đã gây ra phần lớn tổn thất cho Israel. Nó cũng cho thấy Israel nêu vấn đề Hezbollah sở hữu những vũ khí chống tăng hiện đại của Nga phần lớn là vì lý do chính trị hơn là những nguyên nhân quân sự. Mặt khác, nếu Hezbollah có được một số lượng lớn Kornet-E và Metis-M thì xe tăng Israel tấn công vào Ly-băng có lẽ đã hoàn toàn bị đẩy lùi. Vũ khí chống tăng hiện đại Nga chứng tỏ hoàn toàn có hiệu quả đối với những trang bị hiện đại nhất phương Tây.
 
Những hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển loại cũ cho thấy chúng rất không hiệu quả. Khi mà các lực lượng chống tăng chủ yếu trang bị loại này thì kết quả hiện tại trong cụôc chiến Ly-băng thật đáng báo động, đặt ra nhu cầu phải trang bị những hệ thống chống tăng hiện đại hơn như là Kornet-E.
 
Tuy vậy, từ những kinh nghiệm tại Ly-băng, Israel tự mình kết luận rằng vỏ giáp về nguyên tắc không thể bảo vệ đầy đủ chống lại các hệ thống chống tăng dẫn đường và tất cả các xe tăng của họ cần được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động như là Rafael Trophy và IMI-nắm đấm thép (Iron Fist).

Đầu những năm 1970, Israel đã quyết định cho đến cuối năm 2008 sẽ trang bị cho cả binh chủng tăng Merkava và cũng như APC Nemerah bằng hệ thống bảo vệ chủ động Trophy. Đối phó điện tử thụ động bây giờ cũng rất được quan tâm. Rõ ràng, không chiếc tăng nào có thiết bị đối phó điện tử thụ động bị trúng tên lửa dẫn đường. (Cái này nếu có thực thì chỉ là may mắn, các tên lửa chống tăng dẫn đường kiểu cũ điều khiển bằng dây như Milan, Metis, Konkus... không chịu ảnh hưởng nhiều của nhiễu điện tử). 

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng của giáp thép hạng nặng "thông thường" (kể cả giáp phản ứng nổ) đã được chứng tỏ trong chiến trận, và Israel quyết định tiếp tục chế tạo Merkava 4 MBT, và APC hạng nặng Nemerah trên khung sườn xe tăng Merkava này. 200 chiếc đã được đặt sản xuất.

Cũng qua xung đột Ly-băng, xu hướng phát triển các lớp bảo vệ cho xe tăng của Liên xô và Nga từ những năm 1970 chứng tỏ là rất tốt. Trong những năm 1980, Liên xô đã chế tạo những thiết bị bảo vệ hỗn hợp đầu tiên Shtora và hệ thống bảo vệ chủ động Drozd, Arena, những hệ thống này  cho đến nay vẫn đang được tiếp tục phát triển. Israel và phương Tây bây giờ chỉ mới đang cố gắng đuổi kịp Nga. Trong khi ấy, chúng ta vẫn thấy những chiếc xe tăng phương Tây tốt nhất, kể cả những loại được bảo vệ rất tốt, vỏ thép dày như Merkava bốc cháy khi bị trúng vũ khí chống tăng cùng một kiểu như những cái tăng T-72 cũ ở Chechnya và Iraq. 
   
Nga đã tránh cái mốt thời thượng phương Tây rằng cần vỏ giáp dày và rằng giáp phản ứng nổ là không cần thiết. Nga tiếp tục phát triển một cấu hình cân bằng của vỏ giáp, kể cả loại tháo rời và gắn chìm, đó là một minh chứng. Ly-băng năm 2006 và chiến tranh Iraq một lần  nữa chứng tỏ lập luận MBT không còn cần thiết là ngớ ngẩn. MBT hiện đại với vỏ giáp dày, trọng lượng lớn sẽ tiếp tục làm nòng cốt cho bộ binh một thời gian đáng kể nữa.
   
Một ứng dụng chiến thuật mà Israel áp dụng cho thiết giáp là sử dụng tăng của họ trong những nhóm nhỏ hầu như thiếu sự hỗ trợ kịp thời của bộ binh. Không hiểu sao một đội quân được trang bị tốt và huấn luyện bài bản lại có những quyết định kiểu như vậy trong chiến trận. Những nỗ lực sử dụng thiết giáp để chọc thủng tuyến phòng thủ đối phương mà không có bộ binh hỗ trợ và trinh sát là không tránh khỏi những tổn thất vô ích, như đã xảy ra với tiểu đoàn 401 của một lữ thiết giáp Israel tại Vadi Saluki ngày 9/8.
   
Tiểu đoàn tăng này tấn công lên phía trước mà không có bộ binh hỗ trợ và bị rơi vào bẫy lửa chống tăng, hầu hết là Kornet-E theo như nguồn tin Israel, và bị mất 11 chiếc Merkava 4, 8 tổ lái bị giết chết, kể cả chỉ huy tiểu đoàn. Lực lượng thiết giáp Israel rõ ràng chưa chuẩn bị tốt cách thức đối phó với những vũ khí chống tăng hiện đại.

Về phía Israel, cũng thấy rằng các đơn vị thiết giáp đã thiếu sự chuẩn bị, đặc biệt là các biện pháp chống tấn công như màn khói, hướng phát triển tấn công vào những mục tiêu phức tạp, phương án rút lui khi gặp kháng cự mạnh... Như vậy chất lượng huấn luyện lực lượng thiết giáp và tài năng mưu lược của chỉ huy để kết hợp hiệu quả thiết giáp và các lực lượng khác vẫn là mấu chốt để sử dụng thành công MBT trong chiến trận.

http://mdb.cast.ru/mdb/2-2007/item2/item1/
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2009, 02:45:08 pm gửi bởi SSX » Logged
sniper
Thành viên
*
Bài viết: 94


« Trả lời #195 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 03:27:54 pm »

Xem bài phân tích này xong toát mồ hôi luôn.Xe tăng ngày nay hiện đại quá.Vũ khí chống tăng thế hệ cũ hoàn toàn mất tác dụng rồi.Vậy là vũ khí chống tăng của Việt Nam ta hiện nay không thể nào đe dọa được các loại xe tăng thế hệ mới.Một chiếc Merkava mà bị trúng tới 23 tên lửa mà vẫn còn sống là thật đáng lo. Tongue Tongue
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #196 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 08:09:05 am »

Cây súng chống tăng B40, B41 đã theo chúng ta trong suốt một chặng đường dài.
Nó đã góp phần lập nên những chiến công của chúng ta. Bây giờ nó vẫn còn công
dụng, nhưng trong cuộc chiến tranh hiện đại nó cũng đã bị hạn chế.

Trong những năm gần đây, xu hướng các nước phương Tây chú trọng đến thế hệ tên
lửa chống tăng có điều khiển hiện đại. Tên lửa hạng nhẹ và hạng trung, tầm bắn dưới
2500m được dùng làm vũ khí cá nhân. Tên lửa hạng nặng được trang bị cho các máy
bay diệt tăng như Apache, A10...Cá biệt có Nga vẫn phát triển tiếp những thế hệ sau
của súng chống tăng RPG. Đã có những phiên bản mới như RPG-29, RPG-30, RPG-32 đáp
ứng được nhu cầu diệt tăng hiện đại.

Nước ta cũng đã mua tên lửa chống tăng Kornet-E nhưng có lẽ không nhiều. Đặc điểm
của tên lửa và các thiết bị điện tử nói chung là thời hạn sử dụng không được dài, nếu
để lâu sẽ bị suy giảm tác dụng và phải có các biện pháp bảo quản đặc biệt để tăng tuổi
thọ sử dụng như bảo quản trong nhiệt độ ổn định, để trong các container riêng nạp đầy
khí trơ như Argon.

Về căn bản và lâu dài chúng ta cũng phải lấy những trang bị hiện đại làm chủ lực cho vũ
khí chống tăng. Tự mình nghiên cứu chế tạo sẽ gặp nhiều rủi ro và tốn kém. Cách tốt nhất
là mua licence chế tạo trong nước, qua đó mà học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, hy vọng một
ngày nào đó sẽ tự mình làm được. RPG-32 là điển hình của Jordan trong xu hướng này. Họ
mua bản quyền của Nga và được phép chế tạo, bán cho các nước khác.
   
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2009, 08:57:27 am gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #197 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 08:37:09 am »

Hamas bị lộ tẩy gốc rễ Israel
Israel đang phải trả giá cho việc tạo dựng và nuôi dưỡng Hamas.
Dean Andromidas 2002

Nói ở Jerusalem ngày 20/12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Israel, Daniel Kurtzer nêu mối liên hệ giữa sự phát triển của các nhóm Hồi giáo chính thống Hamas và Jihad, và sự ủng hộ của Israel đối với phong trào Hồi giáo để chống lại phong trào dân tộc Palestine. Ý kiến của Kurtzer rất gần với ý kiến tình báo qua các bằng chứng họ có về vai trò của Israel trong việc thành lập Hamas, và quá trình Israel kiểm soát tổ chức này.

Ông Kurtzer cho rằng, sự phát triển của phong trào Hồi giáo ở các vùng lãnh thổ Palestine trong những thập kỷ gần đây-"có sự hỗ trợ ngầm của Israel" - là "không hoàn toàn không liên quan" đối với sự trỗi dậy của Hamas, một trong những phong trào hồi giáo thánh chiến Jihad và các hoạt động khủng bố chống lại Israel. Ông Kurtzer giải thích rằng trong những năm 1980, khi phong trào Hồi giáo bắt đầu phát triển mạnh ở bờ Tây và dải Gaza, "Israel nhận thấy tốt hơn là để dân Palestin hướng về tôn giáo hơn là dân tộc chủ nghĩa có lý do là vì PLO (Tổ chức Giải phóng Palestine)." Do vậy, họ đã làm rất ít để ngăn chặn nguồn tiền bạc chảy vào việc xây cất các nhà thờ và các cơ sở tôn giáo, hơn là vào các trường học.

Theo nhật báo Israel Haaretz ngày 21/12, Ông Kurtzer nêu bản tuyên bố khác thường này trong một hội thảo về tôn giáo và chính trị được tài trợ bởi Netivot Shalom, một tổ chức Anh-Mỹ lớn thúc đẩy hòa bình giữa Israel và Palestin. Ông Aharon Lichtenstein, lãnh đạo của Har Etzion Yeshiva tại Alon Shvut, một nhà hoạt động vì hoà bình cho khu vực cũng đã phát biểu tương tự. Ông Kurtzer nói, hậu quả của việc phong trào Hồi giáo lớn mạnh sẽ bị trả giá bằng nền giáo dục tín ngưỡng, bây giờ có những người Palestin, đang "bị coi là khủng bố và sử dụng niềm tin tín ngưỡng một cách lầm lạc để lôi kéo số đông dân chúng."

Ông Kurtzer cho rằng, tác động qua lại của văn hóa và tôn giáo là một khả năng tiềm tàng cho việc "xây dựng những cây cầu." Nhưng thay vào đó, "sự sử dụng sai lạc tôn giáo trong khu vực bây giờ đang trở thành một trong những thách thức lớn trong những năm tới." Ông nói rằng không có "thành phần cố hữu" trong Hồi giáo chủ trương bạo lực. Nhưng một trong năm nguyên tắc của đạo Hồi, Hồi giáo thánh chiến-"trong mối liên hệ tôn giáo cổ điển bao hàm niềm tin tín ngưỡng, và sự sả thân hiến dâng, không bạo lực." Nhưng chủ nghĩa cực đoan đã bóp méo ý nghĩa của Hồi giáo thánh chiến, bởi vậy nó bây giờ hàm chứa bạo lực để phục vụ cho các mục đích tôn giáo.

Kẻ thù của kẻ thù là bạn
Báo cáo đặc biệt này cho thấy một thực tế ông Kurtzer là một nhà ngoại giao rất hiểu biết, ông từng là đại sứ tại Ai-cập trước khi sang Tel Aviv. Ông cũng là một tín đồ đạo Do thái chính thống không ngần ngại chỉ trích những quan điểm cực đoan chống Israel và người Do thái ở một số nước Arab. Nhưng Thủ tướng Israel Ariel Sharon hiếm khi thừa nhận đại diện cao nhất của Mỹ tại Israel là người phát ngôn chính thức.

Các ý kiến của ngài đại sứ là một sự thừa nhận những gì mà các nhà quan sát Trung Đông tên tuổi biết: Hamas luôn luôn được xem như là một công cụ để Israel phá hoại phong trào dân tộc Palestin do vị TT Palestin, Yasser Arafat lãnh đạo, tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Những tuyên bố tương tự của ông Arafat luôn luôn bị Israel bác bỏ như là một sự tuyên truyền "kỳ quặc". Trong một cuộc phỏng vấn ngày 11/12 với tờ báo Ý Corriere della Sera, Arafat nói rằng: "Chúng tôi đang làm mọi thứ để ngăn chặn bạo lực. Nhưng Hamas là một tay sai của Israel mà thời kỳ ông Yitzhak Shamir làm thủ tướng Israel (cuối những năm 1980, khi Hamas nổi lên), đã cung cấp tiền bạc và trao cho Hamas hơn 700 cơ sở trong số đó có trường học tôn giáo và nhà thờ. Ngay cả Rabin (cựu thủ tướng Israel) cũng đi đến chỗ thừa nhận việc đó, khi tôi buộc tội ông ta với sự có mặt của TT Ai-cập Mubarak."

Arafat giải thích nguyên nhân Israel hỗ trợ Hamas với tạp chí Ý, L'Espresso: "Hamas được thiết lập với sự hỗ trợ của Israel. Mục đích là để tạo ra một tổ chức đối lập với PLO. Họ đã nhận được tài trợ và đào tạo từ Israel. Họ tiếp tục được hưởng lợi từ sự cho phép và uỷ quyền, trong khi chúng tôi đã bị hạn chế, thậm chí để xây dựng một phân xưởng chế biến cà chua. Rabin đã tự mình nhận ra rằng đó là một sai lầm nghiêm trọng. Một số kẻ cộng tác với Israel đang tham gia vào các vụ tấn công (khủng bố)," "Chúng tôi có bằng chứng, và chúng tôi đang giao cho chính phủ Ý tuỳ ý sử dụng."
 
Trên một mức độ nào đó sự ủng hộ cho phe Hamas, đơn giản chỉ là sự áp dụng của câu nói cổ điển rằng: "Kẻ thù của kẻ thù là bạn." Thật vậy, trong tâm trí của những kẻ siêu dân tộc chủ nghĩa và phát xít Israel như Sharon và vây cánh của ông ta là một trường hợp như vậy. Sharon không quan tâm đến hòa bình và do đó chẳng cần lo lắng rằng bạo lực và những cái chết vô ích của người Israel và Palestin sẽ tiếp tục xảy ra.
(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2009, 09:01:58 am gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #198 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2009, 03:01:19 pm »

Hamas bị lộ tẩy gốc rễ Israel
Dean Andromidas 2002

Trong ngày 3/1, ông Yossi Sarid, Chủ tịch đảng Meretz, viết trên tờ Haaretz, "Không có gì làm Sharon lo sợ... là bất cứ viễn cảnh hay dấu hiệu bình ổn hay sự kiểm duyệt. Nếu tình trạng là bình ổn trở lại và ổn định, Sharon sẽ trở lại bàn đàm phán và, với áp lực yếu ớt từ bên trong và bên ngoài, ông ta sẽ nâng cao các yêu sách thỏa thuận. Thời điểm đó có một sự khiếp sợ Sharon và ông ta muốn trì hoãn nó lâu như ông ta có thể làm được." Ngược lại, Sarid cho rằng, Sharon hiểu được rằng "khủng bố và những kẻ chạy đến tị nạn không phải là kẻ thù thực sự. Thay vào đó, những kẻ thù thực sự lại là những người ôn hoà... Chống khủng bố-đó là hành động dễ được chấp nhận-nhưng phải đối thoại với những người ôn hoà, điều này là rất rắc rối, nó không nguy hiểm nhưng rất khó khăn."
 
Quan trọng hơn cho sự sống còn của không chỉ người dân Palestine, mà còn đặc biệt là chính Israel, là vai trò nguy hiểm của những kẻ tham gia cuộc chơi bên ngoài khu vực, họ đang thao túng cả hai phía trong một trò chơi chết người như là một phần của một kế hoạch riêng ma quỉ của họ để mở rộng ảnh hưởng chính sách "xung đột giữa các nền văn minh." Về vấn đề này, Sharon, và chính sách "Đại Israel" của ông ta, cũng chỉ là một con thiêu thân cũng như người Palestine buộc thuốc nổ trong người và cho nổ tung mình tại một trạm xe bus Israel nào đó.
 
Hai thập kỷ phá hoại Arafat
Với mức độ kiểm soát của các cơ quan tình báo Israel như là Shin Bet và Mossad đã có thể gây ảnh hưởng lên toàn bộ lãnh thổ Palestin mà Israel chiếm đóng suốt 35 năm qua, thì khả năng Israel thao túng và gây ảnh hưởng lên các nhóm vũ trang và các tổ chức bạo lực có liên quan đến Hamas chẳng làm ai phải ngạc nhiên nhất là những người quen thuộc với giới tình báo và thậm chí là hoạt động cảnh sát. Điều này quá hiển nhiên, vì xét đến cùng thì Israel đã thường xuyên tuyển dụng hàng ngàn cộng tác viên và điệp viên trong số các hàng chục ngàn người Palestin thông qua các nhà tù ở Israel trong hơn 35 năm qua trên lãnh thổ bị chiếm đóng  ở Bờ Tây và Dải Gaza.

Điều thuyết phục nhất là so sánh sự phát triển của Hamas, nhóm thánh chiến Hồi giáo và nhóm đối địch với nó trước đó PLO, mà người lãnh đạo không thể tranh cãi của PLO là Arafat.

Hamas là tên tắt của Harafat al-Muqawama Al-Islamiyya, nghĩa tiếng Việt là phong trào kháng chiến Hồi giáo. Lãnh tụ tinh thần của Hamas là Sheikh Ahmed Yassin, người bất chấp có những bài thuyết giáo chống Israel bốc lửa, lại có những quan hệ không bình thường với chính quyền Israel. Năm 1973, Yassin thành lập Liên hiệp Hồi giáo-tại thời điểm mà Israel đang thực thi chính sách mà như ông đại sứ Kurtzer đề cập đến như là khuyến khích các "phong trào Hồi giáo."

Có thể có một câu hỏi: Tại sao Israel khuyến khích phong trào Hồi giáo rồi sau đó lại quay lưng và tấn công nó? Làm thế nào mà tình báo Israel có thể chấp nhận một tổ chức như của Yassin? Bề ngoài thì Israel không thể làm điều đó. Nhưng thực tế thì rất đơn giản bởi chính sách công khai của Hamas chẳng qua chỉ đơn giản là một mặt kia của chính sách Sharon "Đại Israel", nó từ chối sự theo đuổi một thoả hiệp về lãnh thổ. Hiến chương Hamas năm 1988 nói rằng: "Đất đai của người Palestine là kế thừa Hồi giáo qua các thế hệ, và cho đến ngày Phục hưng, không ai có thể từ bỏ nó hay một phần của nó, hay bỏ rơi nó hay một phần của nó... Các sáng kiến hòa bình, cái gọi là các sáng kiến hòa bình, tất cả là trái ngược với đức tin Hamas, từ bỏ bất cứ mảnh đất Palestin nào có nghĩa là từ bỏ một phần tín ngưỡng." Trong cái thuật hùng biện đó, không có bất cứ chỗ dung thân nào cho nhà nước Israel-cũng như không có nhà nước palestin trong cái "Đại Israel" của Sharon.

Quan hệ Israel-Hamas được tăng cường sau khi Liên đoàn Ả Rập, năm 1974, quyết định công nhận Arafat và PLO như là đại diện của người Palestine-mà kết quả là một chính phủ lưu vong.  Năm 1979, nhóm của Yassin đã giành được sự thừa nhận chính thức từ chính phủ của thủ tướng Israel ông Menachem Begin. Điều này trùng với việc ký kết tại trại Đa-vít hiệp ước hòa bình giữa Israel và Ai Cập. Hiệp ước này chi tiết hoá các điều khoản gọi là thành lập một nhà nước Palestine trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, đó là dấu hiệu Israel rút lui và thành lập một nhà nước Palestine. Ariel Sharon đã được bổ nhiệm trong lúc hiệp ước được ký kết, để bảo đảm rằng các điều khoản sẽ không bao giờ được thực hiện. Ông ta đã chọn cách tiến hành chiến tranh với Li-băng và mở rộng các khu định cư Do thái trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Sharon đã được giúp đỡ bởi vụ ám sát TT Ai Cập Anwar Sadat năm 1981 do Anh-Mỹ thực hiện, Ai Cập là căn cứ của các nhóm khủng bố Hồi giáo.
(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2009, 03:05:36 pm gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #199 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 02:12:00 am »

Hamas bị lộ tẩy gốc rễ Israel
Dean Andromidas 2002
 
'Chính sách củng cố các nhóm Hồi giáo'
Chính sách của Israel đỡ đầu cho các phong trào Hồi giáo đã được công khai bằng các tài liệu có nguồn gốc Israel. Năm 1997, trung tâm nghiên cứu chiến lược Jaffee tại trường đại học Tel Aviv, đã cho xuất bản một nghiên cứu có tên "Hamas: tổ chức Hồi giáo cực đoạn trong cuộc đấu tranh dân tộc" của tác giả Anat Kurz và Nahman Tal. Nó dẫn dắt rằng các tổ chức Hồi giáo,  "nền tảng trong đó không có chứa đựng những khái niệm dân tộc chủ nghĩa, giành được sự thừa nhận từ chính quyền dân sự Israel năm 1979 để tiến hành các hoạt động. Sự chấp thuận này rõ ràng là phù hợp với chính sách củng cố các nhóm Hồi giáo làm đối trọng với các nhóm dân tộc chủ nghĩa Palestine."

Sự mở rộng nhanh chóng của phong trào Hồi giáo đã dẫn đến những xung đột trong các trường Đại học Palestine trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng những năm 1980 giữa các sinh viên ủng hộ PLO và những người ủng hộ phong trào Hồi giáo. Sự mở rộng này được trợ giúp bằng cuộc xâm lược Li-băng năm 1982, lúc đó Sharon hy vọng giải quyết "vấn đề Palestine" bằng cách triệt hạ PLO bằng biện pháp quân sự-PLO lúc đó đặt cơ sở tại Li-băng-và bằng cách tiến hành diệt chủng chống lại hàng trăm trong số hàng ngàn người Palestine sống trong cảnh bần cùng tại các trại tị nạn ở Li-băng. Bất chấp sự chỉ đạo của ông ta trong cuộc thảm sát hàng ngàn người Palestine, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại các trại tị nạn Sabra và Chatila. Sharon đã không thành công trong việc loại bỏ Arafat. Tuy nhiên, Arafat và PLO đã phải lánh nạn sang Tunisia, ảnh hưởng của họ bị suy yếu nghiêm trọng.
 
Sheikh Yassin, cùng với các lãnh đạo Hamas, bị bắt năm 1984, sau đó Hamas bị phát hiện vẫn duy trì các nơi cất giấu vũ trang. Tuy nhiên, tổ chức này đã không bị cấm. Trong thực tế, Yassin đã được nhanh chóng thả tự do như là một phần của một thoả thuận trao đổi tù binh chưa từng có giữa Israel và Ahmed Jabril, tổng tư lệnh mặt trận giải phóng Palestine PFLP. Việc này đã tạo ra một trong những vụ bạo lực tồi tệ nhất chống các nhóm PLO lúc ấy, trong khi đó, Mossad đang bận rộn với việc ám sát các lãnh đạo ôn hoà nhất của PLO.

Sau đó, vào năm 1988, phong trào Hồi giáo thành lập Hamas như là một cách trực tiếp  tạo ra trực tiếp để loại bỏ PLO, PLO đã phát động những cuộc nổi loạn trước đó. 1988 cũng là một năm quan trọng của PLO, tại hội nghị của Hội đồng Dân tộc Palestine diễn ra ở Angeria, họ đã chấp nhận nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ năm 1947 mà qua đó thành lập 2 nhà nước trên mảnh đất Palestine, 1 cho người Do thái và 1 cho người Palestine. Họ cũng kêu gọi triệu tập một hội nghị hoà bình quốc tế trên dựa trên Nghị quyết 242 và 338 của LHQ, mà qua đó xác lập nên khái niệm đổi đất lấy hoà bình. Đó là các yếu tố để Arafat và PLO đi đến chỗ công nhận nhà nước Israel. Đến cuối năm 1988, chính quyền Reagan đã mở rộng sự công nhận chính thức đối với PLO như là đại diện chính thức của người Palestine.
 
Khi nhà lãnh đạo Palestine Abu Jihad bắt đầu đàm phán với Hamas, trong một nỗ lực để thuyết phục cơ sở quần chúng về chính sách mới, ông nhanh chóng bị Mossad ám sát.
 
Yassin, cũng như tất cả các lãnh đạo cấp cao của Hamas, là thành viên của cộng đồng Hồi Giáo, tình huynh đệ, tổ chức Hồi giáo quốc tế rộng lớn với các hoạt động trải rộng khắp thế giới Hồi giáo. Trong quá khứ, Anh-Mỹ đã không hề do dự khi thao túng tình huynh đệ của các phe phái Hồi giáo để làm mất sự ổn định của các chế độ Arab thế tục. Khi Zbigniew Brzezinski tiến hành chiến tranh Afghanistan để chống Nga những năm 1980, rất nhiều các chiến binh mujahideen Arab đã được tuyển mộ thông qua mạng lưới liên kết huynh đệ Hồi giáo. Những câu chuyện về tình huynh đệ Hồi giáo là một minh chứng hùng hồn. Điểm quan trọng ở đây là Hamas, một trong số các nhánh Hồi giáo, lại đứng về phía đối lập với phong trào dân tộc thế tục của Arafat, PLO, và các tổ chức ủng hộ chính quyền.
 
Hamas có một cơ cấu tổ chức riêng mà nó tương phản rõ rệt với PLO. Trong khi tại Bờ Tây và Gaza, Hamas tồn tại như một phong trào chính trị rộng rãi, thì nhánh vũ trang của nó  là Izza Din Al-Qassam và Hồi giáo Jihad, lại tách ra khỏi tổ chức và được quản lý riêng biệt. Các tổ chức gần đây, chịu trách nhiệm về các vụ tấn công nằm dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh hoạt động ở nước ngoài. Văn phòng của họ nằm ở London, nơi tờ tạp chí của nhóm có tên Falatin Al Muslimah đặt cơ sở, ở Jordan, Syria, và ở Mỹ, đặc biệt là bang Virginia và bang Texas. Mặc dù Arafat nhiều lần đã cố gắng để đem các cơ sở có tính đại chúng của Hamas vào phục vụ cho lợi ích chung của người dân Palestine, nhưng các thủ lĩnh nhóm vũ trang ở nước ngoài luôn luôn chống đối ông.

Sự ăn khớp của 2 nhánh vũ trang với chiến lược của Sharon tiến hành các vụ tấn công tàn bạo vào các mục tiêu của Hamas, có thể suy ra là để chia đều trách nhiệm độc ác giữa 2 nhánh Hồi giáo Jihad và Izza Din Al-Qassam. Vì vậy, Arafat và các mục tiêu ngoại giao đã bị phá hoại và cuộc nội chiến trong lòng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng đã được khích động.
 
Chiến dịch khủng bố chống hiệp định hoà bình Oslo bắt đầu
Hiệp định hoà bình Oslo mang lại những tia hy vọng hoà bình đầu tiên về một giải pháp cho xung đột ở Trung đông dù chỉ là le lói. Và, kẻ tấn công khủng bố tự sát đầu tiên với mục đích huỷ diệt không phải do phe Hamas hay Hồi giáo Jihad hay các phe phái Palestine nào khác tiến hành. Vụ tấn công tự sát đầu tiên xảy ra ngày 25/2/1994 là do một kẻ tên là Baruch Goldstein, người Israel thực hiện. Hắn ta đột nhập vào thánh đường Hebron cho nổ quả bom mang theo giết chết 50 tín đồ Hồi giáo cùng với mình. Goldstein là một thành viên của tổ chức khủng bố Kach, do Meir Kahane thành lập, kẻ tên Kahane này cũng đồng thời thành lập một tổ chức khủng bố khác tại Mỹ dưới cái tên tổ chức bảo vệ ngôn ngữ Do thái (Jewish Defense League) những năm 1960. nhóm khủng bố Kach có mối liên hệ sâu sắc với Sharon. Kach đã bị Mỹ chính thức đưa vào danh sách các nhóm khủng bố, hồ sơ khủng bố của Jewish Defense League cũng có hàng chồng dầy tại FBI.
   
Các vụ tàn sát chưa hề có đã được tính toán từng bước để tạo sân chơi cho các chiến dịch đánh bom tự sát do Hamas và các nhóm ly khai của Hamas như Hồi giáo Jihad tiến hành suốt những năm sau đó. Trong thực tế, nó gây ra hình thái "vòng xoáy bạo lực" mà không thể có hồi kết. Vụ tấn công Goldstein xảy ra tại một thời điểm chính xác khi mà thủ tướng Israel ông Rabin và Arafat bắt đầu chính thức triển khai thực hiện hiệp ước Oslo mà như mường tượng là sẽ thành lập nhà nước Palestine năm 1998. Các vụ tấn công trả đũa của Hamas không xảy ra cho đến 2 tháng sau, tháng tư năm 1994, khi Rabin và Arafat ký kết thỏa thuận thành lập chính quyền dân tộc Palestine. Thoả thuận này kêu gọi tiến hành một cuộc bầu cử tự do trên khắp các vùng lãnh thổ mà trên thực tế rốt cục sẽ đi đến thiết lập tính hợp pháp quốc tế của chính phủ của ông Arafat.

Nhưng bất chấp chiến dịch khủng bố kéo dài hàng tháng trời nhằm đánh đổ lực lượng an ninh của ông Arafat và sự liên minh Arafat-Rabin, dù bị suy yếu nghiêm trọng vẫn không bị phá vỡ. Liên minh này chỉ vỡ khi ông Rabin bị ám sát ngày 5/11/1995.

Giai đoạn tiếp theo của các cuộc tấn công diễn ra sau vụ "ám sát đối tượng" chế tạo bom của Hamas, Yahya Ayyash ngày 5/1/1996. Mặc dù nó được nói là Hamas "tấn công trả thù", nhưng trên thực tế đó là một phần trong chiến dịch của Hamas nhằm tạo lợi thế cho Benjamin Netanyahu trúng cử thủ tướng Israel. Điều đó đã được Ibraham Ghawshah, người phát ngôn chính thức của Hamas thú nhận. Ông ta nói đó là một phần trong chiến lược của họ để gây ảnh hưởng đến công chúng Israel nhằm phá hoại tiến trình thực thi hiệp ước hoà bình Oslo. Netanyahu được bầu quả thực đáp ứng đầy đủ mọi niềm hy vọng của họ, đặc biệt sau khi ông ta tiến hành những khiêu khích, chúng không chỉ dẫn đến những hành động đáp trả có tính toán của Hamas mà còn một vài lần đưa cả vùng đến bờ vực chiến tranh. 

Chiến dịch "ăn miếng trả miếng" này đã đạt đến đỉnh cao của sự điên rồ dưới thời Netanyahu, dưới sự chỉ đạo của Sharon, ông ta lúc đó là thành viên trong chính phủ, Mossad đã nỗ lực tiến hành ám sát ông Khalid Mishaal, một quan chức của Hamas ở Jordan năm 1997. Không chỉ vụ ám sát thất bại mà nó còn làm cho Israel đồng ý thả lãnh tụ tinh thần của Hamas, ông  Yassin từ nhà tù Israel. Ông ta được phép trở về Gaza để tập hợp Hamas chống lại tiến trình hiệp định Oslo nói chung và Arafat nói riêng.
 
Mô hình này đã tiếp diễn cho đến tận ngày nay. Netanyahu đổ vào năm 1999 dẫn chính phủ ngắn ngủi của Ehud Barak, kẻ có ác cảm với việc đàm phán và đối thoại hay thương lượng, tiến trình thực thi hiệp định Oslo càng trở nên xa vời. Đến cuối hè năm 2000, sân khấu lại do Sharon đạo diễn với sự khiêu khích vô độ, như vụ hành quân chiếm thánh địa Hồi giáo Al-Haram Al-Sharif/Temple ngày 28/9/2000.

Kể từ khi nắm quyền lực, Sharon đã làm mọi thứ để bảo đảm chính quyền Palestine và ông Arafat sụp đổ. Nếu thành công, nó sẽ đưa Hamas lên nắm quyền hoặc dẫn đến xung đột trong lãnh thổ Palestine.
(hết)

nguồn tham khảo

Israeli Roots of Hamas Are Being Exposed
www.larouchepub.com/other/2002/2902isr_hamas.html

Hamas - Wikipedia, the free encyclopedia
en.wikipedia.org/wiki/Hamas

UPI Investigation reveals that Israel funded Hamas for twenty years
freemasonrywatch.org/hamashistory.html

Hamas: Information from Answers.com
www.answers.com/topic/hamas

Hamas - Wikipedia, the free encyclopedia
pt.wikipedia.org/wiki/en:Hamas

Solving the Hamas Predicament
www.voanews.com/english/archive/2006-03/Hamas2006-03-22-voa48.cfm?CFTOKEN=23093703

HAMAS - Beliefs, Activities, Military Activity and Terrorism, Legal ...
encyclopedia.stateuniversity.com/pages/9363/HAMAS.html

Ray Hanania: Sharon and Hamas
www.counterpunch.org/hanania01182003.html

Israel Gave Major Aid to Hamas
freerepublic.com/focus/news/708609/posts

Saudi Arabia - Terrorism
www.jcpa.org/jl/vp504.htm
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2009, 12:28:07 pm gửi bởi SSX » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM